Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kiên Giang có nhiều tiềm năng cho ngành thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng năm ngành này đã đóng góp vào GDP của Tỉnh một tỷ lệ khá lớn: năm 1994 là 12,53%, năm 1995 10,82%, năm 1996 là 9,69% và năm 1997 là 9,95% [1, 42]. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, những năm qua kinh tế tư nhân phát triển khá mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành thủy sản ở Kiên Giang. Kinh tế tư nhân có nhiều kinh nghiệm

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác, chế biến thủy sản, có khả năng thu hút vốn, công nghệ thông qua thân nhân ở nước ngoài. Mặt khác, kinh tế tư nhân rất linh hoạt, nhạy bén với cơ chế thị trường, phù hợp với nghề cá nhân dân hiện nay. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành thủy sản ở Kiên Giang là những doanh nghiệp mạnh so với các tỉnh trong cả nước, nhưng năm 1997 chỉ đóng góp vào GDP của tỉnh có 2,93%, trong khi đó kinh tế tư nhân đóng góp 9,95% [1, 46]. Tuy vậy, do ảnh hưởng của tư duy cũ nên trong nhận thức một số cán bộ còn xem nhẹ vai trò kinh tế tư nhân, thậm chí còn những ý kiến trái ngược nhau. Trong cơ chế, chính sách còn những mặt bất cập, thiếu đồng bộ, vì thế kinh tế tư nhân chưa phát huy hết vai trò của nó. Đã đến lúc cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân để nhằm hoạch định chính sách phù hợp, phát huy năng lực của nó trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. Chính vì vậy, “Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang" được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nhìn một cách khái quát, phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta được nhiều nhà khoa học quan tâm, đã có nhiều bài viết đăng tải trên nhiều tạp chí, sách, báo. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước nói đến rất nhiều trong đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng tất cả đều nghiên cứu ở góc độ phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung. Trong ngành thủy sản, đã có luận án TS của Nguyễn Thị Hồng Minh về đề tài: “Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. Trong luận án này có đề cập đến thành phần kinh tế tư nhân, nhưng chỉ đi sâu phân tích thành phần kinh tế này trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, chứ chưa nghiên cứu nó trong các lĩnh vực khác của nghề cá. Ngoài ra, Bộ Thủy sản với sự trợ giúp của Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Hà Nội, cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát về các ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam mà trọng tâm là sự ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong ngành thủy sản; và một số bài viết của TS Tạ Quang Ngọc, TS Hồ Xuân Thông, TS Nguyễn Văn Kỷ... Nhưng những đề tài và bài viết này chỉ nghiên cứu năng lực kinh tế tư nhân nói chung đối với nghề cá Việt Nam. Việc nghiên cứu phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang vẫn còn là mảnh đất trống, chưa có đề tài nào nghiên cứu. 3. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN 3.1. Mục đích, nhiệm vụ Luận văn nhằm mục đích: Khẳng định rõ hơn vai trò kinh tế tư nhân, làm luận cứ khoa học cho việc đề xuất những phương hướng giải pháp phát huy năng lực của nó trong phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Kiên Giang. Với mục đích đó đề tài có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang - Đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. Tìm ra những vấn đề cần giải quyết để kinh tế tư nhân phát huy năng lực của nó. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang. 3.2. Giới hạn của luận văn Luận văn lấy đối tượng là kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang từ năm 1996 đến nay chứ không nghiên cứu ở những ngành khác. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN Luận văn vận dụng những lý luận chung vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể, một lĩnh vực và địa bàn cụ thể là làm rõ vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối, quan điểm cùng những tổng kết kinh nghiệm của Đảng về chính sách kinh tế nhiều thành phần; các công trình nghiên cứu khoa học khác có nội dung gần gũi với đề tài làm cơ sở lý luận. Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng những phương pháp chung của bộ môn kinh tế chính trị Mác - Lênin. Đó là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgic với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn, đồng thời khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. 6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, và quản lý của Nhà nước để phát huy vai trò và năng lực của kinh tế tư nhân trong phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang, cũng có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong công tác giảng dạy, học tập ở trường chính trị tỉnh. Chương 1 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG 1.1. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG 1.1.1. Ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Kiên Giang “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các cơ cấu ngành, vùng và các thành phần kinh tế. Trong hệ thống cơ cấu đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất” [16, 522]. Do đó, mỗi địa phương dựa vào thế mạnh, tiềm năng và định hướng phát triển để xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu ngành nhằm tập trung đầu tư, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất ra đời và phát triển dựa trên cơ sở sử dụng khả năng tiềm tàng của giống loài sinh vật sống trong môi trường nước. Con người đã khai thác, nuôi dưỡng các sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học sống ở các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam để chế biến chúng thành thực phẩm cung cấp cho nhân dân, bột cá, thức ăn cho gia súc, gia cầm, nguyên liệu cho nhiều ngành và hàng hóa cho xuất khẩu. Tiềm năng kinh tế biển và nguồn lợi thủy sinh vật phong phú, đa dạng của Kiên Giang đã góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm của cả nước và kinh tế thủy sản là thế mạnh của tỉnh sau sản xuất nông nghiệp. Nên cơ cấu kinh tế của tỉnh là: nông (lâm) ngư, công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, ngư nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vai trò của nó không chỉ được khẳng định trong các chủ trương, đường lối của Đảng và sự đánh giá của các tầng lớp nhân dân mà còn được thể hiện ở sự đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh nhà, trên các mặt: tỷ trọng trong GDP, tỷ lệ huy động vốn kinh doanh (hoặc vốn cố định) và tỷ lệ thu hút lao động (tạo việc làm) [33, 44]. Ngoài ra, có thể dùng thêm các chỉ số khác để đánh giá như tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách. Biểu số 1: Sự đóng góp của ngành theo lao động, GDP và nộp ngân sách Các ngành / năm 1996 1997 1998 1999 1. Tổng lao động đang làm việc một số ngành thế mạnh của tỉnh (ĐVT : ngàn người) + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản + Công nghiệp 493.500 47.339 37.592 510.684 42.326 34.463 518.817 48.076 34.168 528.817 48.500 28.700 2. Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) (theo giá trị thực tế) đơn vị % - Nông, lâm, thủy sản + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản 51,57 44,08 9,69 47,88 41,88 9,95 50,70 37,93 9,55 51,00 39,95 11,05 - Công nghiệp và xây dựng + Công nghiệp + Xây dựng 24,45 21,40 3,05 26,59 22,39 4,20 24,69 21,20 3,49 24,70 20,50 4,20 - Các ngành dịch vụ 23,9 25,53 24,61 24,30 3. Nộp ngân sách: (đơn vị tính: đồng) + Nông, lâm nghiệp + Thủy sản + Công nghiệp xây dựng 13.500.000 47.619.000 16.319.000 5.578.000 35.9000.000 215.256.560.335 141.485.000 27.500.000 25.894.556.289 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản, Báo cáo Cục thuế và Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang qua các năm 1996 - 1999). Biểu số 1 cho ta thấy rằng so với một số ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh thì ngành thủy sản Kiên Giang có sự đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm, tạo sản phẩm cho xã hội và nguồn thu ngân sách Nhà nước. Về lao động: từ năm 1996 - 1999 bình quân ngành nông lâm nghiệp giải quyết được 512.954 người, công nghiệp là 33.730 người và ngành thủy sản là 46.560 người, so với công nghiệp nhiều hơn 12.830 người. Về cơ cấu giá trị tổng sản phẩm (GDP) trên toàn tỉnh theo giá hiện hành thì ngành nông, lâm nghiệp có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng GDP, năm 1996 là 41,08% đến năm 1999 còn 39,95%, trong khi đó ngành thủy sản có xu hướng ngược lại, nếu như tỷ trọng GDP của ngành năm 1996 là 9,69% thì năm 1999 là 11,05%. Qua đó cho ta thấy rằng ngành thủy sản đóng góp ngày càng tăng cho tổng sản phẩm của tỉnh. Ngành công nghiệp và xây dựng có tăng nhưng chậm và hay biến động, năm 1996 là 45%, năm 1997 là 26,59% (tăng 2,14%), năm 1998 còn 24,69% (giảm 1,90%) và năm 1999 nhích hơn năm 1998 là 0,01%. Đối với các ngành dịch vụ của tỉnh cũng không nằm ngoài sự biến động của công nghiệp và xây dựng. Cụ thể năm 1996 là 23,98%, năm 1997 tăng 1,55% và 2 năm 1998 - 1999 giảm liên tục. Mức đóng góp ngân sách Nhà nước nhìn chung các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp và xây dựng đều đóng góp phần lớn vào ngân sách địa phương. Nông, lâm nghiệp năm 1997 là 13.500.000 đồng, năm 1999 đã tăng là 141.485.000 đồng, công nghiệp và xây dựng năm 1997 là 16.319.926.038 đồng, năm 1998 là 256.560.335 đồng, năm 1999 là 25.894.556.289 đồng, ngành thủy sản năm 1997 là 47.619.000 đồng, năm 1998 là 35.900.000 đồng và năm 1999 là 27.500.000 đồng. Như vậy, trong 2 năm 1998 - 1999 mức đóng góp vào ngân sách của ngành giảm liên tục. Nguyên nhân trong 2 năm 1998-1999, Nhà nước có chủ trương miễn giảm thuế đối với ngành thủy sản như: thuế khai thác tài nguyên (từ 4% giảm xuống còn 2%), thuế khai thác xa bờ... Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước, chủ yếu là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản là đơn vị chủ lực của ngành, Kiên Giang thực hiện luật thuế giá trị gia tăng thì đơn vị được khấu trừ đầu vào, đồng thời được miễn thuế đầu ra (thuế xuất khẩu 0%) và diện tích nuôi trồng thủy sản cũng giảm. Nhìn vào tổng số lao động, tỷ trọng GDP và nộp ngân sách Nhà nước của một số ngành thế mạnh của tỉnh để thấy rằng, so với một số ngành thế mạnh khác, ngành thủy sản có bước phát triển ổn định và đang từng bước phát huy tiềm năng của mình để xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy ngành thủy sản so với các ngành kinh tế khác trong tỉnh đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang phải phát huy nội lực vốn có của nó, phải huy động tất cả các loại hình kinh tế, trong đó cần coi trọng phát triển kinh tế tư nhân. 1.1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản (nhằm khai thác tiềm năng hải sản, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động). Để thực hiện chương trình đó cần có sự tham gia của các cấp, các ngành, mọi người và mọi thành phần kinh tế trong ngành thủy sản. Do đặc điểm của ngành này là nghề cá nhân dân và kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng vì có những ưu điểm sau: Một là, kinh tế tư nhân có thể huy động nguồn vốn, lao động, tài năng của ngư dân vào phát triển ngành thủy sản. Thí dụ: chỉ tính riêng trong lĩnh vực khai thác thủy sản năm 1999 đầu tư của tư nhân là 31,909.635 tỷ đồng, trong khi đó đầu tư Nhà nước là 14 tỷ đồng. Còn giải quyết việc làm cũng trong lĩnh vực này thì kinh tế tư nhân là 47.843 lao động, kinh tế Nhà nước là 657 lao động. Như vậy, lượng vốn ban đầu chủ yếu là của tư nhân, và kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể cho giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hai là, kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, tăng thu nhập để cải thiện điều kiện sống cho ngư dân. Trong năm 1999 kinh tế tư nhân đã nộp ngân sách là 15,300 tỷ đồng chiếm 55,63% tổng nộp ngân sách Nhà nước cho toàn ngành. Ba là, kinh tế tư nhân phần lớn gồm các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, dây chuyền thiết bị giản đơn, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, sẵn có mối quan hệ rộng về cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, có tính cha truyền con nối, có kinh nghiệm quản lý, đồng thời mục đích lợi nhuận đã kích thích mọi đơn vị phấn đấu tối ưu hóa phương án kinh doanh. Do đó, bộ máy tổ chức của nó tương đối gọn nhẹ, có ưu điểm nổi bật là rất năng động, linh hoạt, thay đổi nhanh mặt hàng và phương thức kinh doanh, đáp ứng khá nhanh nhạy các nhu cầu phong phú, đa dạng luôn thay đổi của thị trường về hàng thủy sản, góp phần tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế. Đây cũng là một trong những cơ sở tạo ra một nền kinh tế thị trường năng động và có hiệu quả. Bốn là, kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản thúc đẩy cạnh tranh chống lại xu thế độc quyền cản trở sự phát triển của ngành, tạo ra một sức ép lớn buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới. Kết quả là hàng hóa ngày càng phong phú và giá cả cũng linh hoạt hơn nên người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn những hàng hóa có chất lượng cao, giá cả phải chăng, phù hợp với thị hiếu. Các cơ sở kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải cạnh tranh, buộc các chủ thể kinh tế quan tâm hơn đến hiệu quả. Đại hội VI (tháng 12-1986) đánh dấu bước quan trọng về việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và khẳng định sự tồn tại lâu dài của chúng, nhưng trong lĩnh vực sản xuất, còn trong lĩnh vực lưu thông vẫn chủ trương xóa bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân [11, 60 - 61]. Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị (1988) và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa VI) tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đại hội VI và đã bổ sung, cụ thể hóa một bước quan trọng với những nội dung như sau: - Khẳng định chính sách kinh tế nhiều thành phần “có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện dân chủ hóa về kinh tế" [23, 13]. - Xóa bỏ những định kiến, những định hướng độc quyền hoặc phân biệt đối xử, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. - Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa bàn, quy mô trong các ngành nghề pháp luật không cấm. - Khuyến khích kinh tế tư nhân hợp tác với các thành phần kinh tế khác. - Sự lựa chọn ngành nghề và loại hình kinh doanh không phải theo ý chí áp đặt chủ quan mà theo hiệu quả kinh tế: “những ngành nghề, loại hình hoạt động nào mà hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế thì tạo điều kiện cho loại hình kinh tế ấy phát triển”. Nghị quyết đại hội VII của Đảng tiếp tục khẳng định tư tưởng đổi mới của đại hội VI, đồng thời nhấn mạnh: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế, dân sinh” [12, 68]. Nghị quyết đại hội VII cũng đề ra nhiệm vụ cho quản lý Nhà nước với nền kinh tế nhiều thành phần “Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường”. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Hội nghị Trung ương Đảng lần 2 (khóa VII) năm 1992, chuyên đề về kinh tế ngoài quốc doanh đã đưa ra một số chủ trương, biện pháp lớn để phát huy tiềm năng của kinh tế tư nhân, cá thể với những nội dung chính như sau: - Bổ sung sửa đổi thể chế nhằm bảo đảm cho kinh tế tư nhân được phát huy, không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định. - Xóa bỏ những cấm đoán và ràng buộc vô lý, những thủ tục phiền hà gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân. - Cải cách bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế. - Khuyến khích thành lập tất cả các tổ chức kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp tư nhân và cá thể, làm người đại diện cho các thành viên trong việc đối nội, đối ngoại và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đại hội khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân ở nước ta và nhấn mạnh: “Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước. Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế Tư bản nhà nước” [13, 92]. Có thể nói, quá trình đổi mới cũng là quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ và đúng đắn hơn về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Những quyết định, đường lối của Đảng là định hướng chính trị quan trọng được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992 và các luật như: Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật công ty (1990) và các Luật khác. Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quan trọng như: Nghị định 27/HĐBT (1988) quy định về chính sách đối với kinh tế tư nhân, cá thể; Nghị định 66/HĐBT (1992) đối với các cơ sở kinh doanh dưới vốn pháp định. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm khẳng định địa vị pháp lý của kinh tế tư nhân ở nước ta, quyền tự do kinh doanh và bảo hộ sở hữu tư nhân hợp pháp. Quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta thấm nhuần tư tưởng của Lênin trong chính sách kinh tế mới (NEP). Tại đại hội X Đảng cộng sản Liên Xô, Lênin đề xuất phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, giải phóng tối đa lực lượng sản xuất thông qua phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Lênin còn khẳng định rằng nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ. Năm 1918, Lênin đã chỉ ra rằng, nền kinh tế Nga lúc đó có 5 thành phần kinh tế: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, sản xuất hàng hóa nhỏ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, chủ nghĩa xã hội [21, 363]. Ở nước ta, kinh tế tư nhân được xác định là khu vực kinh tế bao gồm các cơ sở kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (hoặc vốn), với các hình thức tổ chức: doanh nghiệp và công ty tư nhân, các cơ sở kinh tế cá thể và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT. Có thể nói, quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta ngày càng phù hợp với thực tế Việt Nam, theo đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước cũng thay đổi căn bản: Chủ đạo không có nghĩa là chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, mà là giữ vai trò mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác, làm lực lượng vật chất để Nhà nước quản lý nền kinh tế, làm đòn bẩy đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Với cách nhìn đó kinh tế tư nhân từng lúc, từng nơi, từng lĩnh vực có thể chiếm tỷ trọng lấn át kinh tế Nhà nước cũng không có nghĩa là kinh tế Nhà nước đã mất vai trò chủ đạo của mình. Nhờ quan điểm đúng đắn đó mà theo đánh giá của Đảng ta, “Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần to lớn giải phóng và phát triển sức sản xuất, đưa đến những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng qua 10 năm đổi mới” [13, 24]. Trong ngành thủy sản Kiên Giang, việc phát triển kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực của nghề cá cũng là một điều hết sức cần thiết. Nghề cá Kiên Giang là nghề cá nhân dân, quy mô nhỏ chiếm ưu thế, thích hợp với nguồn lợi đa loài và phân tán. Vùng ven biển Kiên Giang dài 195 km, chạy dọc theo bờ biển từ Tây Bắc, giáp vương quốc Campuchia xuống phía Nam giáp ranh giới tỉnh Cà Mau với nhiều kênh, rạch chằng chịt, và hải đảo biển Kiên Giang nằm trong Vịnh Thái Lan chiếm khoảng 21,10% diện tích của Vịnh. Thủy sản là vật liệu mau ươn, chóng thối... đòi hỏi việc đánh bắt bảo quản chế biến phải nhanh nhạy, kịp thi, thích nghi linh hoạt với những thay đổi của thị trường nên tổ chức phải gọn nhẹ, vì vậy, sự tồn tại lâu dài của nghề cá tư nhân kết hợp nhiều loại quy mô lớn, vừa và nhỏ đa dạng là thích hợp. Để khẳng định vai trò kinh tế tư nhân cần xem xét hoạt động của các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần, thương mại thủy sản. Trong lĩnh vực khai thác thủy sản: - Trong lĩnh vực này, từ năm 1985 - 1998 chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước (công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang), nhưng hoạt động có xu hướng càng ngày càng thu hẹp. Lượng tàu thuyền giảm dần, năm 1993 có 109 chiếc với tổng cộng 38.447 CV bình quân 352,72 CV/tàu, 1.156 lao động, sản lượng khai thác trong năm đạt 14.700 tấn, bình quân đạt 0,38 tấn/CV đến năm 1998 chỉ còn 59 chiếc tàu với tổng cộng mất 20.650 CV, bình quân 350 CV/tàu. Sản lượng khai thác 34.116 tấn, sản lượng bình quân đạt 1,65 tấn/CV, lượng lao động còn lại 689 người, bình quân 12 người trên mỗi tàu. Đến năm 1999, lượng tàu thuyền còn 50 chiếc với tổng công suất 17.000 CV bình quân 340 CV/chiếc, sản lượng khai thác 37.200 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ do tăng phương tiện đánh bắt xa bờ và mở rộng khai thác ở biển Đông. Như vậy, kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực khai thác hải sản đang có xu hướng thu hẹp về quy mô, mặc dầu công suất máy móc tàu thuyền có tăng, phạm vi địa bàn khai thác được mở rộng. Kinh tế Nhà nước đã góp phần bảo vệ an ninh trên vùng biển, nhưng chưa thật sự đóng vai trò chủ đạo cho nghề cá nhân dân về mặt khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn ngư trường dịch vụ trên biển cũng như thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. - Kinh tế hợp tác: năm 1986 mới có 2 hợp tác xã chủ yếu làm dịch vụ hỗ trợ cho xã viên. Đến năm 1999, thành lập thêm được một hợp tác xã từ vốn vay của Nhà nước. Còn tổ hợp tác năm 1999 thành lập được 9 tổ trên cơ sở để vay vốn của Nhà nước sau cơn bão số 5, hiện nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Như vậy, mặc dù có sự hiện diện của kinh tế hợp tác trong lĩnh vực này nhưng số lượng khiêm tốn, chậm phát triển, thậm chí xu hướng chung là không phát triển, người dân chưa muốn thành lập loại hình kinh tế này trong khai thác, họ cảm nhận hình thức tổ chức quản lý phức tạp hơn nhiều so với kinh tế tư bản tư nhân, tiểu chủ. - Kinh tế tư bản nhà nước: Từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài đến nay, tỉnh có liên doanh với Thái Lan thành lập công ty liên doanh khai thác thủy sản vào năm 1990, nhưng sau hơn 2 năm hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể. Kiên Giang là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng, có nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao nhưng vẫn không đủ sức thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. - Kinh tế tư nhân: Với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và nhóm kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT, kinh tế hộ gia đình, số lượng tàu thuyền không ngừng tăng nhanh từ 1992-1996, bình quân 1 năm tăng 350 tàu với công suất bình quân 1 năm tăng 63.494 CV. Năm 1997 giảm còn 6.919 chiếc (do thiệt hại của cơn bão số 5). Đến năm 1998 số lượng tàu thuyền tăng thêm 52 chiếc, nâng tổng số tàu thuyền hiện có của kinh tế tư nhân lên 6.971 chiếc với tổng công suất 475.525 CV, bình quân 68,21 CV/tàu. Tỷ trọng tàu thuyền của khu vực khai thác này chiếm 99,16% trên tổng năng lực tàu thuyền hiện có của toàn tỉnh. Số lượng tàu thuyền tăng mạnh qua các năm, tổng sản lượng khai thác cũng tăng, từ năm 1994-1996 tăng 17.933 tấn, từ 1996 - 1998 tăng 11.571 tấn và năm 1999 tăng 12.296 tấn. Như vậy, kinh tế tư nhân không chỉ tăng thêm về số lượng tàu thuyền mà cả công suất và sản lượng khai thác. Qua các giai đoạn phát triển kinh tế tư nhân thật sự đã đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra nguyên liệu cho ngành thủy sản. Họ tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ mới kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, tìm tòi ngư trường khác, ngày càng phát triển mạnh khai thác xa bờ, linh hoạt trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề phù hợp với ngư trường khai thác theo mùa vụ, tăng tích tụ vốn... Trong lĩnh vực nuôi trồng: - Trong lĩnh vực này có một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập 1987, tồn tại đến năm 1990 thì giải thể do không có hiệu quả, mặc dù có sự hợp tác của Canada. Vậy từ năm 1991 cho đến 1998 kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và tư bản nhà nước vắng bóng trong lĩnh vực này. Đến năm 1999, có thử nghiệm 1 hợp tác xã ở Phú Quốc nhưng sản lượng không đáng kể. - Việc nuôi trồng thủy sản chủ yếu là do các hộ gia đình, cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT. Số hộ nuôi có xu hướng tăng đều qua các năm, từ 1992 - 1999 có 5.280 hộ, diện tích cũng không ngừng được mở rộng: 1992 là 15.883 ha, 1995 là 21.189 ha, 1998 là 27.663 ha và 1999 là 29.319 ha. Như vậy, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nguồn quan trọng cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, ưu thế tuyệt đối thuộc về kinh tế hộ và tiểu chủ dựa trên cơ sở vận dụng lợi thế của điều kiện tự nhiên vùng ven biển sông ngòi, mương vườn để phát triển. Trong lĩnh vực chế biến: - Kinh tế Nhà nước: Xét về số lượng doanh nghiệp thì thu hẹp bởi năm 1985 có 6 đơn vị chế biến thủy sản các loại hình, năm 1995 còn 5 đơn vị và đến năm 1996 do tổ chức lại các đơn vị quốc doanh thuộc lĩnh vực chế biến nên đã sát nhập thành một công ty, nhưng xét về quy mô sản xuất kinh doanh thì phát triển mạnh, qua 3 năm 1996 -1998 với tổng công suất của các nhà máy chế biến hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu hiện nay theo thiết kế là 21.900 tấn/năm. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu: năm 1995: 16.200 tấn, năm 1996: 17.692 tấn, năm 1997: 17.937 tấn và năm 1998: 12.615 tấn và năm 1999 là 19.310 tấn. - Kinh tế hợp tác: từ năm 1985 đến 1988 không có tham gia vào lĩnh vực này. Nhưng đến năm 1999 chỉ có một tổ hợp tác. - Còn kinh tế tư bản nhà nước trong lĩnh vực chế biến không đáng kể, chỉ có 2 công ty chủ yếu chế biến tôm khô, cá khô các loại. - Kinh tế tư nhân: phát triển mạnh mẽ, nhanh về số lượng và đa dạng trong lĩnh vực chế biến nhất là những mặt hàng truyền thống như nước mắm, cá khô, cá muối, tôm khô... và sơ chế những mặt hàng thủy sản tươi ướp đá cung cấp cho các nhà máy. Như vậy, kinh tế Nhà nước chỉ đảm nhận khâu đông lạnh xuất khẩu với quy mô, kỹ thuật ngày càng tăng, còn kinh tế tư nhân hỗ trợ nhau cùng phát triển mạnh trong việc chế biến những mặt hàng hải sản thủ công truyền thống. Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá: - Kinh tế Nhà nước: Hoạt động sản xuất nước đá là chủ yếu, đến năm 1998 sát nhập 9 nhà máy nước đá vào Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang. Ngoài ra, còn có một phân xưởng đóng, sửa chữa tàu thuyền của Quốc doanh đánh cá chủ yếu phục vụ cho kinh tế Nhà nước trong khai thác và chế biến thủy sản. - Còn kinh tế tập thể và kinh tế tư bản nhà nước thì hoàn toàn không tham gia vào đây. - Kinh tế tư nhân: Phát triển đều đặn qua các năm, nhất là trong việc đóng, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước đá cho các tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh, cũng như các tỉnh bạn di chuyển ngư trường đến Kiên Giang. Do nhu cầu đánh bắt xa bờ. Kinh tế tư nhân có xu hướng ngày càng phát triển trong lĩnh vực này. Trong thương mại thủy sản: - Kinh tế Nhà nước: Năm 1985, có 1 đơn vị nhưng đến năm 1995 sát nhập vào Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang, chủ yếu làm nhiệm vụ thu mua hàng phục vụ cho chế biến xuất khẩu là chính, còn thương mại nội địa hầu như bị bỏ ngỏ. - Kinh tế hợp tác: có một đơn vị nhưng trụ được hơn một năm thì giải thể. Kinh tế tư bản nhà nước: thì không tham gia. - Kinh tế tư nhân: hầu như làm chủ thị trường tiêu thụ lượng hải sản khai thác được, nhất là hàng thủy sản tiêu thụ nội địa. Họ có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp các tỉnh thành, chợ búa chằng chịt và cũng rất linh hoạt trong việc tính toán giá cả đầu vào và đầu ra cũng như cách thức mua bán...Vì vậy, thương nghiệp tư nhân có tốc độ tăng nhanh từ năm 1990 - 1998 và có xu hướng ngày càng phát triển. Có thể nói, trong dịch vụ hậu cần cũng như thương mại thủy sản, kinh tế tư nhân hoạt động rộng khắp, rất linh hoạt thích hợp với đặc điểm của nghề cá, mang tính thời vụ, di chuyển theo ngư trường. Sự tồn tại của kinh tế tư nhân còn bắt nguồn từ tính chất nguyên liệu thủy sản là mau chóng ươn thối, nếu chậm trễ trong lưu thông sẽ dẫn đến sự xuống cấp, giảm giá trị sản phẩm. Kinh tế tư nhân tuy mới được khôi phục và phát triển song đã có những đóng góp lớn trong sự phát triển của ngành thủy sản Kiên Giang trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, hậu cần và thương mại, chứng tỏ sự khôi phục và phát triển ấy là một tất yếu khách quan và cần thiết. Tóm lại: Trong ngành thủy sản Kiên Giang có sự tham gia của các thành phần kinh tế nhưng lực lượng chủ yếu là kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nghề cá và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguyên liệu cho ngành thủy sản. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào thành tích chung của tỉnh. Do đó, phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực nghề cá Kiên Giang là một đòi hỏi cấp bách và cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế nhằm phát triển ngành này xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. 1.2.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG 1.2.1. Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang: bao gồm nhiều loại hình phong phú và đa dạng trong mọi lĩnh vực nghề cá, (như công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT, kinh tế hộ gia đình, chủ nậu, vựa). Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh tế bao gồm tất cả các doanh nghiệp mà vốn để sản xuất, kinh doanh thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân, trong đó, sở hữu của từng cá nhân được định rõ giá trị. Hoạt động của các doanh nghi._.ệp này chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu tư nhân hay nhiều chủ sở hữu tư nhân. Cá nhân là những đơn vị kinh tế mà hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của từng hộ là chủ yếu. Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong loại hình kinh tế cá thể và trong khu vực sản xuất nguyên liệu. Kinh tế hộ gia đình là bộ phận cấu thành quan trọng của lực lượng sản xuất thủy sản, đó là một loại hình kinh tế cá nhân mà hoạt động kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của từng hộ là chủ yếu. Tuy là kinh tế cá thể thuộc khu vực kinh tế tư nhân nhưng kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh tế, là một hình thức tự chủ kinh tế, sử dụng nhiều mối quan hệ sở hữu vừa sử dụng lao động chính, tận dụng lao động phụ, vừa thuê mướn thêm lao động như các loại hình kinh tế tư nhân khác. Nhóm kinh doanh theo Nghị định số 66/HĐBT là những cơ sở kinh doanh dưới vốn pháp định (theo Luật công ty). Các chủ nậu, vựa thực chất là những tổ chức manh nha của tầng lớp tư bản thương nghiệp trong nghề cá đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh của nghề cá, tuy nhiên, nếu sự quản lý của Nhà nước không chặt chẽ thì nó dễ dẫn đến độc quyền chi phối các lĩnh vực của nghề cá thông qua hình thức ứng vốn. 1.2.2. Hoạt động của kinh tế tư nhân trong nghề cá ở Kiên giang cũng như cả nước, đã trải qua nhiều biến động thăng trầm, nên đến nay vẫn còn non trẻ. Phần lớn các doanh nghiệp ra đời sau khi có luật doanh nghiệp tư nhân, và Luật công ty (1990). Do đó, chủ doanh nghiệp thường thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh và rất bỡ ngỡ trước thị trường, nhất là thị trường nước ngoài, khả năng tiếp thị kém. Ngành thủy sản từ sau 1975 đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn 1975 - 1980 việc cải tạo quan hệ sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Nam đã loại bỏ kinh tế tư nhân, xóa bỏ nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện quốc doanh hóa, áp dụng cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, do đó đã kìm hãm sự phát triển sản xuất trong ngành thủy sản. Đến giai đoạn 1981 - 1985, sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa IV (1979), Kiên Giang khôi phục lại nghề cá nhân dân, mở rộng xuất nhập khẩu để đáp ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng cho nghề cá, từng bước thực hiện tự cân đối, tự trang trải trong nội bộ. Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế đầu tiên được Nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm mô hình “tự cân đối, tự trang trải”. Tuy vậy, hoạt động của kinh tế ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thủy sản chỉ ở mức độ cầm chừng. Từ 1986, sau Đại hội VI của Đảng, kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản mới phát triển. 1.2.3. Kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, phân tán, hình thức hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn về số lượng và thu hút nhiều lao động trình độ công nghệ thấp, do đó kinh doanh tại chỗ là chủ yếu Trình độ xã hội hóa chưa cao, thể hiện rõ nét nhất là loại hình một chủ chiếm ưu thế, trong đó, hộ kinh tế cá thể chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng cơ sở và giá trị sản lượng. Hình thức công ty, đặc biệt là công ty cổ phần (là hình thức được đánh giá có trình độ xã hội hóa về sở hữu cao nhất) thì hầu như chưa có. Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế tư nhân với nhau và với các khu vực kinh tế khác còn hạn chế. 1.2.4. Kinh tế tư nhân phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá 1.2.5. Quan hệ giữa người lao động với các chủ trong các cơ sở kinh tế tư nhân còn nhiều điều bất bình đẳng, người lao động còn bị thua thiệt rất lớn, nhất là trong quan hệ ăn chia Những điều nói trên sẽ được làm rõ ở phần thực trạng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang đã đóng góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm, tăng sản phẩm cho xã hội và nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình. Để phát huy nội lực của ngành này cần huy động tất cả các thành phần kinh tế, nhất là coi trọng phát triển kinh tế tư nhân. Do đặc điểm của ngành thủy sản, kinh tế tư nhân dễ dàng huy động vốn, lao động, kỹ năng của ngư dân để phát triển khai thác, chế biến thủy sản, làm dịch vụ hậu cần... Kinh tế tư nhân phần lớn gồm các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, dây chuyền thiết bị giản đơn, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, có mối quan hệ rộng về cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức của kinh tế tư nhân gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt, dễ thay đổi nhanh mặt hàng và phương thức kinh doanh, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của thị trường. Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng phát triển kinh tế tư nhân nói chung, kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản nói riêng. Trong thực tế kinh tế tư nhân có mặt trong tất cả các lĩnh vực của nghề cá ở Kiên Giang và đóng vai trò chủ yếu trong việc cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị chế biến thủy sản. Đặc điểm nổi bật của kinh tế tư nhân ở Kiên Giang là bao gồm nhiều loại hình tổ chức phong phú, đa dạng; hoạt động của kinh tế tư nhân trong nghề cá ở Kiên giang cũng như cả nước đã trải qua nhiều bước thăng trầm nên đến nay vẫn còn non trẻ, nhiều mặt yếu kém; kinh tế tư nhân phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, trình độ công nghệ thấp, do đó kinh doanh tại chỗ là chủ yếu; kinh tế tư nhân chủ yếu tập trung vào khai thác và dịch vụ hậu cần; quan hệ giữa chủ các cơ sở kinh tế tư nhân với người làm thuê còn nhiều điểm bất bình đẳng, người lao động làm thuê còn chịu nhiều thua thiệt. Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG 2.1. THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG Như trên đã trình bày, kinh tế tư nhân bao gồm nhiều loại hình hoạt động rất phong phú, đa dạng trong mọi lĩnh vực nghề cá. Loại hình kinh tế này có xu hướng phát triển mạnh về số lượng lẫn quy mô được biểu hiện trên các mặt sau: 2.1.1. Xét về từng loại hình kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang Về số lượng doanh nghiệp tư nhân: Biểu số 2: Số lượng doanh nghiệp tư nhân ngành thủy sản từ 1985-1999 Năm/lĩnh vực 1985 1990 1995 1996 1997 1998 1999 So sánh ± % Ghi chú 98/97 99/98 1. Khai thác TS 2.Nuôi trồng TS 3. Chế biến TS 4. Dịch vụ hậu cần 5. Thương mại TS 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 425 0 50 110 40 511 0 64 117 58 648 0 85 120 57 726 0 89 140 72 827 0 146 79 12,2 04,7 16,67 13,91 0 64 9,72 Chỉ tính thời điểm thực hiện Luật doanh nghiệp tư nhân (1991- nay) Cộng 0 0 625 750 909 1027 1052 12,98 2,43 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm). Biểu số 2 cho thấy, từ 1985 - 1990 không có số liệu doanh nghiệp tư nhân do chưa ban hành luật, nên người dân chưa đăng ký kinh doanh, nhưng trong thực tế loại hình này vẫn tồn tại và hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân phát triển trong lĩnh vực chế biến thủy sản chủ yếu là sơ chế hải sản, xẻ phơi khô, chế biến nước mắm và có hai cơ sở chế biến bột cá. Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, thì chủ yếu đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, gia công sản xuất vật tư thiết bị đóng tàu. Doanh nghiệp tư nhân trong ngành thủy sản phát triển nhanh về số lượng, vào thời điểm 1995 chỉ có 625 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản, đến năm 1996 tăng lên 750 doanh nghiệp (tăng 20%), năm 1997 là 909 doanh nghiệp (tăng 21,20%), năm 1998 là 1027 doanh nghiệp (tăng 21,98%) và đến tháng 9/1999, chưa tính lĩnh vực dịch vụ thủy sản đã có 1.052, so với năm 1998 tăng 2,43%. Công ty trách nhiệm hữu hạn (trách nhiệm hữu hạn): Biểu số 3: Số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn ngành thủy sản từ 1985 - 9/1999 Năm / Lĩnh vực 1985 1990 1995 1996 1997 1998 1999 So sánh ± % Ghi chú 98/97 99/98 1. Khai thác TS 2. Nuôi trồng TS 3. Chế biến TS 4. Dịch vụ hậu cần 5. Thương mại TS 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 5 0 1 2 0 6 0 1 3 0 5 0 1 3 0 4 0 1 4 0 4 0 1 100 0 -20 0 100 Từ khi có Luật công ty (21/02/90) Cộng : 0 0 7 9 9 8 9 -11,11 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm). * Khai thác thủy sản gồm có : 1. Công ty Hải Hưng thành lập 1995. 2. Công ty Hải Minh thành lập 1992 đến 1996 giải thể. 3. Công ty Như Ý thành lập 1997. 4. Công ty Thắng Lợi thành lập 1999 * Chế biến thủy sản có : 1. Công ty Bình Minh thành lập 1996. 2. Công ty Vĩnh Lợi thành lập 1993. 3. Công ty Đông Phú thành lập 1993. 4. Công ty Thanh Hà thành lập 1993. 5. Công ty Hồng Hải thành lập 1994. 6. Công ty Thạnh Phát thành lập 1996 (giải thể năm 1998). * Thương mại thủy sản: Công ty Hồng Vân : thành lập 1993. Như vậy, sự phát triển của loại hình kinh tế này còn rất khiêm tốn, từ năm 1995 đến năm 1999 chỉ có 9 công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến, thương mại nhưng trong thực tế một đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực của nghề cá và có cơ sở hoạt động gần như khép kín. Cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT: Biểu số 4: Số lượng cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT Năm / Lĩnh vực 1985 1990 1995 1996 1997 1998 So sánh ± % Ghi chú 98/97 1. Khai thác TS 2. Nuôi trồng TS 3. Chế biến TS 4. Dịch vụ hậu cần 5. Thương mại TS 0 0 0 0 0 0 0 10 110 250 0 1 15 110 331 4 4 20 114 191 5 78 25 120 462 5 9 29 124 489 12,2 04,7 16,67 Số liệu tính từ ngày có Nghị định 66/HĐBT (2-3-92) 0 370 457 533 619 656 05,8 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm). Từ bản thống kê trên ta thấy cá nhân và nhóm kinh doanh theo NĐ 66/HĐBT có mặt hầu hết trên các lĩnh vực thuộc ngành thủy sản Kiên Giang, số lượng cũng tăng đều đặn qua các năm, năm 1990 chỉ có 370 cơ sở thì đến năm 1997 là 619, năm 1998 là 656 cơ sở. Hộ gia đình: Biểu số 5: Số lượng kinh tế hộ Năm / Lĩnh vực 1985 1990 1995 1996 1997 1998 So sánh ± % Ghi chú 98/97 99/98 1. Khai thác TS 2. Nuôi trồng TS 3. Chế biến TS 4.Dịch vụ hậu cần 5. Thương mại TS 0 1407 0 - - 0 2653 0 - - 0 4110 0 - - 0 4710 0 - - 0 5217 0 - - 0 5250 0 - - 0,63 1407 2653 4110 4710 5217 5250 0,63 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm). Như vậy hộ gia đình chủ yếu phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và phát triển một cách tự phát nhanh chóng dựa trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên của Kiên Giang. Nếu năm 1985 số hộ nuôi trồng thủy sản là 1.407 thì năm 1995 tăng lên là 4.110 hộ, năm 1998 là 5250, đến năm 1995 sau 10 năm phát triển số hộ nuôi trồng thủy sản tăng 192,11%, chỉ tính riêng từ năm 1995 - 1998, sau 3 năm thì tăng 27,73%. Nuôi trồng thủy sản là một ngành đang có xu hướng phát triển mạnh ở Kiên Giang. Những con số thống kê trên, cho ta thấy kinh tế tư nhân có số lượng rất lớn và có mặt trên tất cả các lĩnh vực trong ngành thủy sản ở Kiên Giang và ngày càng có xu hướng không ngừng gia tăng về số lượng. 2.1.2. Năng lực của kinh tế tư nhân trên các lĩnh vực của ngành thủy sản ở Kiên Giang Lĩnh vực khai thác: Biểu số 6: Kết quả năng lực của kinh tế tư nhân trong khai thác từ 1992-1999 Chỉ tiêu Năm Năng lực tàu thuyền Sản lượng khai thác Sản lượng bình quân Lao động Chiếc Công suất (CV) Bình quân CV/chiếc 1992 5622 129479 23,03 97300 0,75 33732 1993 6428 151309 23,54 123000 0,81 38568 1994 6650 222927 33,52 139500 0,63 39900 1995 6775 306278 45,20 150200 0,49 40656 1996 7019 383454 54,63 157433 0,41 42114 1997 6384 370865 58,09 167535 0,45 41514 1998 6971 475525 68,21 169004 0,35 41826 1999 6993 552445 79,00 181300 0,53 43560 (Nguồn: Báo cáo Sở thủy sản Kiên Giang qua các năm). Số lượng tàu thuyền không ngừng tăng nhanh từ 1992 - 1996, bình quân mỗi năm tăng 350 tàu với công suất bình quân một năm tăng 63.494 CV. Năm 1997 số lượng tàu giảm xuống do thiệt hại trong bão số 05. Đến năm 1999, số lượng tàu thuyền tăng 252 chiếc với tổng công suất 475.525 CV, bình quân 68,21 CV/tàu. Tỷ trọng tàu thuyền của kinh tế tư nhân chiếm 99,16% tổng số năng lực tàu thuyền hiện có của toàn tỉnh. Tuy số lượng tàu thuyền tăng nhanh qua các năm nhưng tổng sản lượng khai thác bình quân trên 1 CV thì có chiều hướng ngược lại, vào năm 1992 sản lượng bình quân trên một CV là 0,75 tấn, thì năm 1994 là 0,63 tấn, năm 1996 còn 0,41 tấn, năm 1998 0,31 tấn và năm 1999 là: 0,33 tấn, chỉ có năm 1997 sản lượng bình quân tăng lên đôi chút do đầu tư tàu lớn, đánh bắt xa bờ. Điều đó nói lên rằng, nguồn lợi thủy sản đang trên đà cạn kiệt và mức thu nhập của người lao động trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản đang bị giảm sút. Kinh tế tư nhân đầu tư trong khai thác thủy sản nhiều nhất là từ năm 1995 đến nay. Nếu tính mức đầu tư cho tàu đánh cá (bao gồm đóng mới, lắp đặt hoàn chỉnh máy) là 4.500.000 đ/CV của giai đoạn năm 1996-2000 thì thời điểm 1996 so với 1995 tăng 77.176 CV, tăng 347,29 tỷ đồng và từ năm 1996 đến năm 1999 tăng 709103 CV, tăng 3.190,9635 tỷ đồng. Đầu tư trong lĩnh vực này của kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng vì ngoài nguồn vốn tự có còn nguồn vốn cho vay ưu đãi theo chủ trương, khuyến khích đóng tàu đánh bắt cá xa bờ (chỉ tiêu Nhà nước phân bổ cho Kiên Giang vay năm 1998 là 53 tỷ đồng và năm 1999 là 14 tỷ đồng). Do đó, chỉ trong năm 1999, tàu thuyền đóng mới là 289 chiếc với 81.787 CV, bình quân 283 CV/chiếc, tăng 10,79 CV/chiếc so với năm 1998, nghĩa là tăng không chỉ về số lượng mà cả về công suất và qua đó cũng chứng minh một điều là chủ trương đánh bắt xa bờ được ngư dân hưởng ứng và năm 1999 là năm có mức tăng tàu thuyền cao nhất từ khi giải phóng đến nay. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Biểu số 7: Năng lực nuôi trồng thủy sản của kinh tế tư nhân từ năm 1992 - 1999 Chỉ tiêu Năm Năng lực nuôi trồng Sản lượng nuôi trồng Sản lượng bình quân Lao động Số lượng hộ Diện tích nuôi (ha) Bình quân hộ/ha 1992 3238 15833 4,91 7784 0,49 4047 1993 3498 17262 4,93 8947 0,54 4540 1994 3798 21387 5,63 11260 0,53 4747 1995 4110 21198 5,16 7969 0,38 5130 1996 4710 19306 4,10 7466 0,38 5920 1997 5217 25139 4,82 8324 0,33 6734 1998 5250 27663 5,27 8947 0,32 6784 1999 5280 29319 5,55 6387 0,21 6820 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm). Nuôi trồng thủy sản là một nghề rất phổ biến trong các hộ gia đình ở Kiên Giang, chiếm 99,83%, nó được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên. Từ năm 1992 - 1998 kinh tế hộ gia đình tăng mạnh trong lĩnh vực này và đến cuối 1998 tổng số là 5.250 hộ. Trong đó số hộ nuôi trồng có đất trên 5 ha là 19 hộ (chiếm 0,36%), trên một ha là 1.515 hộ (chiếm 28,86%) và nhỏ hơn 1 ha là 3.716 hộ, chiếm 70,87%. Số hộ nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng đều qua các năm, diện tích nuôi trồng không ngừng được mở rộng, năm 1992 với diện tích là 15.883 ha, năm 1995 là 21.189 ha, năm 1998 là 27.663 ha và năm 1999 là 29.319 ha. Ở nuôi trồng thủy sản cũng gặp tình cảnh số lượng hộ tăng nhưng sản lượng thu hoạch thì có xu hướng giảm rõ rệt, từ 0,53 tấn/ha năm 1994 đến năm 1996 còn 0,39 tấn/ha, năm 1998 chỉ đạt 0,32 tấn/ha và năm 1999 chỉ còn 0,21 tấn/ha. Nguyên nhân của việc giảm mạnh do diện tích nuôi sò giảm vì nước ngọt từ các kênh xả lũ biển gây ảnh hưởng đến môi trường sinh sản của sò giống. Vừa qua chỉ mới tập trung chủ yếu vào nuôi tôm nước lợ, nuôi sò huyết, cá ao, mương vườn, nuôi cá ruộng lúa... nên quy mô nuôi còn nhỏ, chưa tập trung. Chủ lực trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là hộ gia đình, hiệu quả kinh tế quá thấp, thậm chí bị mất mùa nên việc tích tụ vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất không lớn, mức đầu tư năm 1995 là 12,5 tỷ trên tổng diện tích là 21.189 ha, bình quân mức đầu tư là 3.041.362 đồng trên một ha. Đến năm 1998 tổng mức đầu tư là 14 tỷ đồng trên tổng diện tích 27.662 ha, bình quân mức đầu tư là 506.091 đồng trên 1 ha và bình quân một hộ đầu tư là 2.666.000 đồng. Như vậy tính từ 1995-1998, mức đầu tư bình quân theo hộ thì tăng nhưng theo diện tích thì giảm. Lĩnh vực chế biến thủy sản: Kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là chế biến nước mắm, mực khô, sơ chế mực, cá khô, tôm khô, ngân chỉ... đặc biệt có nước mắm chiếm 67%. Với phương pháp chế biến thủ công và dựa vào kinh nghiệm gia truyền là chính. Qua các năm công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển chậm, thậm chí có xu hướng giảm, còn doanh nghiệp tư nhân cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT thì phát triển đều đặn, mức đầu tư phát triển vừa, ổn định, năm 1995 mức đầu tư đạt 12,5 tỷ đồng đến năm 1997 mức đầu tư tăng thêm 7,1 tỷ đồng. Trong đó có một doanh nghiệp tư nhân đầu tư 6,3 tỷ đổi mới dây chuyền chế biến cá bột, và năm 1999 có 2 doanh nghiệp tư nhân ở Phú Quốc đã xuất khẩu sang Pháp 260.000 lít nước mắm đạt 650.000 USD Trong lĩnh vực này, kinh tế tư nhân đã thu hút hàng ngàn lao động. Dịch vụ hậu cần: Kinh tế tư nhân phát triển chủ yếu trong dịch vụ đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước đá cho lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản. Xu hướng này ngày càng phát triển do nhu cầu đánh bắt xa bờ. - Mức đầu tư của kinh tế tư nhân trong khu vực cơ khí và sửa chữa tàu thuyền đạt qua các năm như sau: Năm 1995 là 12 tỷ đồng, năm 1997 là 14,4 tỷ đồng tăng gấp 1,2 lần so với năm 1995, đến năm 1998 là 34 tỷ đồng. - Còn trong chế biến nước đá với 67 nhà máy sản lượng sản xuất 17.448.000 cây, mức đầu tư 1998 là 54,205 tỷ đồng. Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, so với kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước đầu tư rất mạnh, nhất là vào xây dựng cảng cá. Có hơn 68 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu phục vụ cho khai thác thủy sản, trong đó có một cơ sở của công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang, còn lại kinh tế tư nhân có khả năng đóng mới 200-300 tàu/năm và phục vụ sửa chữa hàng ngàn tàu thuyền các loại, đủ sức đóng và sửa chữa tàu thuyền có công suất từ 600 CV trở xuống. Vận chuyển hàng thủy sản trên bộ ưu thế thuộc về kinh tế tư nhân, đáp ứng được yêu cần vận chuyển hàng hải sản ngày càng cao. Kinh tế tư nhân cũng nắm phần lớn cơ khí sản xuất, vật tư trang thiết bị cho nghề cá. Thương mại thủy sản: Trong lĩnh vực này kinh tế tư nhân phát triển với tốc độ nhanh, từ năm 1990 - 1999 hầu như chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiêu thụ khối lượng lớn hải sản khai thác được. Điều này được chứng minh qua bản thống kê sau. Biểu số 8: Tình hình thu mua tiêu thụ hải sản qua các năm 1990 - 1999 Năm Tổng Sản lượng khai thác (tấn) Kinh tế Nhà nước thu mua chế biến XK Kinh tế tư nhân thu mua đưa vào lưu thông Tỷ lệ % sản lượng thu mua Kinh tế Nhà nước Kinh tế tư nhân 1990 93000 24000 69000 25,80 74,20 1991 102500 40000 62500 39,02 60,98 1992 112000 47196 64804 42,14 57,86 1993 140000 50500 89500 36,07 63,93 1994 155000 48600 106400 31,35 68,65 1995 170200 80050 90150 47,03 52,97 1996 190756 121000 69765 63,42 36,58 1997 196535 117923 78612 60,00 40,00 1998 210100 104577 105523 49,77 50,23 1999 218500 103650 114850 47,40 52,60 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm). Những năm đầu của thập kỷ 90 kinh tế tư nhân chiếm ưu thế trong lĩnh vực thu mua nguồn hàng, từ những năm 1995 trở về sau tỷ trọng của kinh tế Nhà nước không ngừng gia tăng, từ 47,03% năm 1995 lên 63,42% của năm 1996, sau đó thì có dấu hiệu giảm xuống, năm 1997 còn 60%, năm 1998 còn 49,77% và 1999 là 47,4%. Tỷ lệ thu mua và tiêu thụ như vậy, nhưng thực tế kinh tế Nhà nước chỉ cung cấp tôm đông, cá đông, mực đông, hải sản khác có giá trị kinh tế để xuất khẩu và phần lớn là sản lượng cá xô để đưa vào chế biến bột cá làm thức ăn gia súc, còn lượng thủy sản dùng làm thực phẩm tươi, khô vẫn do tư nhân nắm phần chủ động điều phối thị trường trong tỉnh. 2.1.3. Sự đóng góp của kinh tế tư nhân đối với tỉnh Số liệu thực hiện những chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế tư nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành thủy sản cho thấy: Về sản lượng: năm 1998 kinh tế tư nhân khai thác được 169.004 tấn chiếm 79,30% tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh và năm 1999 đạt 181.300 tấn chiếm 82,97%, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Vị chế biến: Trong tổng sản lượng chế biến của toàn ngành thủy sản năm 1998 là 38.514 tấn, bao gồm các mặt hàng: cá đông, tôm đông, mực đông, cá fillet, ghẹ đông, bột cá, cá hộp, hải sản đông lạnh khác và cá khô, tôm khô các loại, nước mắm, trong đó kinh tế tư nhân đạt 18.232 tấn, chiếm 47,35% và năm 1999 chiếm 52,6%. Tuy tỷ lệ chế biến của kinh tế tư nhân cao hơn kinh tế Nhà nước, nhưng xét giá trị sản lượng chế biến, kinh tế Nhà nước đạt cao hơn nhiều vì chủ yếu doanh nghiệp Nhà nước chế biến các mặt hàng dùng cho xuất khẩu như tôm đông, cá đông, mực đông, ghẹ đông, cá fillet, cá hộp,... còn kinh tế tư nhân chủ yếu là sản phẩm chế biến cho tiêu thụ nội địa như cá, mực, tôm dạng khô và nước mắm, một số ít sản lượng nước mắm xuất khẩu. Về nuôi trồng: năm 1998 tổng sản lượng là 8.947 tấn, và năm 1999 là 6387 tấn, trong đó kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế hộ gia đình chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Về doanh thu: các thành phần kinh tế trong năm 1998 đạt 1.540,167 tỷ đồng trong đó kinh tế tư nhân thực hiện 1.132,00 tỷ đồng chiếm 73,50%. Về vốn: các thành phần kinh tế trong năm 1998 đầu tư 2.280,145tỷ đồng: Trong đó kinh tế tư nhân đầu tư 2.191,520 tỷ đồng, chiếm 96,115%, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực khai thác; năm 1999 chỉ trong lĩnh vực khai thác tư nhân đã đầu tư là 31.909,635 tỷ đồng. Chứng tỏ sức huy động vốn của dân vào lĩnh vực kinh tế thủy sản rất cao. Về lao động: số lượng lao động bình quân trong ngành thủy sản Kiên Giang năm 1998 là 48.076 người, trực tiếp vào hoạt động nghề cá, kinh tế tư nhân : 45.619 người, chiếm 94,89%. Bên cạnh đó còn tạo ra hàng ngàn việc làm khác, như vá lưới, vận chuyển... Về lương bình quân: năm 1998 lương bình quân trong kinh tế Nhà nước là 806.000 đồng/tháng/người; lương bình quân trong kinh tế tập thể là 600.000 đồng; lương bình quân trong kinh tế tư bản nhà nước là 900.000 đồng; lương bình quân trong kinh tế tư nhân là 500.000 đồng. Trên thực tế thành phần tư bản nhà nước tại Kiên Giang kinh doanh trong năm 1996-1997 lỗ và năm 1998 chỉ lời có 410 triệu đồng (theo số liệu báo cáo tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp), sở dĩ lương bình quân cao do doanh nghiệp được miễn thuế lợi tức trong các năm đầu theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công nhân làm việc được trả lương theo công việc hợp đồng và giờ giấc khắt khe. Ngoài ra họ không đảm bảo đúng một số chế độ cho người lao động. Từ cuối năm 1998 đến nay thì không còn kinh tế tư bản nhà nước trong ngành này vì làm ăn thua lỗ, đã giải thể. Người lao động trong kinh tế tư nhân có mức thu nhập thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác trong ngành(500.000đ/tháng), nhưng giờ công lao động thì tương đối thoáng, chẳng hạn như trong lĩnh vực khai thác tuy doanh thu chiếm tỷ trọng cao, nhưng thời gian lao động chỉ có 9 tháng là tối đa; trong nuôi trồng, chế biến, hệ số ngày giờ trong lao động cũng chỉ chiếm trên dưới 70%. Về nộp ngân sách: trong năm 1998 đạt 35,900 tỷ đồng trong đó kinh tế Nhà nước nộp 15,500 tỷ đồng, kinh tế tư nhân nộp 20,400 tỷ, chiếm 56,82%. So tỷ lệ nộp ngân sách trên doanh thu thì kinh tế Nhà nước: 15,500 tỷ/ 373,6 tỷ = 0,0414 (4,14%); kinh tế tư nhân: 20,900 tỷ/1.132tỷ = 0,01846 (1,846%). Mặc dù số liệu chưa thật chuẩn xác, nhưng cũng cho thấy mức thu ngân sách chênh lệch nhau khá nhiều, vì thành phần kinh tế tư nhân chủ yếu áp dụng mức thuế khoán nên còn thất thu. Năm 1999, kinh tế tư nhân nộp ngân sách là 15,3 tỷ đồng chiếm 55,63% tổng nộp ngân sách của toàn ngành. Về lợi nhuận: ngành thủy sản của tỉnh trong năm 1998 thu được khoảng 87,874 tỷ đồng, trong đó kinh tế Nhà nước: 13,5 tỷ, chiếm 15,362%; kinh tế tư nhân: 73,580 ty, chiếm 83,736%. Xem xét tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cho thấy kinh tế Nhà nước: 13,5/373,6 = 0,0361 (3,613%); kinh tế tư nhân: 73,580/1.132 = 0,065 (6,5%). Con số này một phần nói lên hiệu quả kinh doanh, một phần chỉ rõ yếu tố thất thu thuế, nhờ đó kinh tế tư nhân có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn hẳn kinh tế Nhà nước trong ngành. Từ sự phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế tư nhân so với các loại hình kinh tế khác hoạt động trong ngành thủy sản, từ năm 1998 đến 1999, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng cho ta một cách nhìn tổng quát về sự đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân cho sự phát triển của ngành, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu thập cho người lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách của tỉnh, và càng khẳng định thêm sự cần thiết tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở ngành này. 2.1.4. Về cơ chế hoạt động Chủ doanh nghiệp tư nhân là người trực tiếp sở hữu vốn, nên có chủ đích thực và các quan hệ liên quan tới tài sản như thế chấp, thuê mướn, kế thừa... rõ ràng, sòng phẳng. Lợi ích cá nhân gắn với sở hữu tư nhân là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, và quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi gắn chặt với nhau, do đó, các cơ sở kinh tế tư nhân có tính chủ động cao, năng động ứng xử trước những biến động thị trường, bộ máy quản lý doanh nghiệp thường đơn giản, gọn, nhẹ. Quan hệ kinh tế tư nhân với quản lý Nhà nước có phần đơn giản hơn. Nhà nước không cần đầu tư trực tiếp lớn cho khu vực kinh tế này mà chỉ cần có chiến lược, chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển và hỗ trợ khi cần. Mục đích hoạt động của kinh tế tư nhân thường rõ ràng và đơn giản là thu lợi nhuận tối đa, không bị các mục tiêu kinh tế - xã hội khác chi phối như đối với doanh nghiệp Nhà nước; đây là phương thức tối ưu hóa cục bộ hiệu quả kinh tế. Các chủ doanh nghiệp có thể chủ động, nhanh nhạy chớp thời cơ kinh doanh. 2.1.5. Hạn chế của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang Thông qua sự xem xét kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản ở Kiên Giang ta thấy nổi lên những hạn chế như sau: Khai thác: Nguồn thủy sản vùng ven bờ đang có dấu hiệu ngày càng cạn kiệt, cụ thể sản lượng khai thác bình quân /CV/năm có xu hướng giảm dần xuống qua các năm; trong cơ cấu sản lượng khai thác được thì các loại thủy sản có giá trị kinh tế thấp tăng. Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ còn quá lớn, hiện nay những tàu thuyền có công suất dưới 29 CV chiếm đến 53,55% tổng số tàu thuyền của tỉnh, loại tàu này chủ yếu khai thác ven bờ. Sản lượng hải sản khai thác tại Kiên Giang cho đến nay đã vượt quá khả năng cho phép, với trữ lượng các loại hải sản được xác định (qua điều tra khảo sát) là 464.660 tấn, khả năng cho phép khai thác dưới 40% trữ lượng, bằng 208400 tấn/năm, trên thực tế sản lượng khai thác qua các năm như sau: Năm 1992 là 112.000 tấn đạt 53,74% sản lượng cho phép; chỉ tiêu tương ứng năm 1993 là 140.000 tấn và 68,17%; 1994 là 155.000 tấn và 74,38%; 1995 là 170.200 tấn và 81,67%; 1996 là 190.765 tấn và 91,54%; 1997 là 196.535 tấn và 94,31%; 1998 là 210.100 tấn và 100,81%; 1999 là 218.500 tấn và 104,85%. Số liệu trên chưa gồm sản lượng hải sản mà tàu thuyền các tỉnh bạn đến ngư trường Kiên Giang khai thác. Như vậy, chỉ với lượng khai thác hải sản của tàu thuyền trong tỉnh thì năm 1999 đã vượt 4,85% sản lượng cho phép khai thác. Điều này đòi hỏi phải tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản đối với các loại hình kinh tế tham gia vào đây để tránh tình trạng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Loại hình doanh nghiệp tư nhân trong khai thác thực tế vẫn chưa đăng ký đầy đủ số lượng hoạt động theo Luật doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là đối với loại tàu thuyền có công suất từ 20 CV trở xuống. Nuôi trồng thủy sản: Do kinh tế hộ gia đình và tiểu chủ dựa trên cơ sở lợi thế của điều kiện tự nhiên vùng ven biển, sông ngòi, mương vườn để phát triển nghề nuôi trồng nên việc tổ chức nuôi trồng còn phân tán, quy mô nhỏ, tích lũy thấp, thiếu vốn, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn là điều mới mẻ, phần lớn da vào kinh nghiệm tích lũy được qua thực tế là chính. Việc tổ chức sản xuất theo kiểu chuyên canh, thâm canh còn quá ít so với khả năng và nguồn lợi. Đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực này còn quá mỏng, do đó không đủ lực để khai thác thế mạnh và hiệu quả nuôi trồng không cao, từ đó hạn chế việc tích lũy vốn để tái đầu tư. Chế biến: Mặc dù kinh tế tư nhân phát triển mạnh về số lượng nhưng quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, họ chỉ đa dạng những mặt hàng truyền thống và sơ chế những mặt hàng tươi ướp đá cung cấp cho đơn vị chế biến xuất khẩu của Nhà nước. Các cơ sở chế biến hàng tươi sống của kinh tế tư nhân đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng do các chất thải không được xử lý. Dịch vụ hậu cần nghề cá: Tuy ngành đóng tàu và sửa chữa tàu đủ sức phục vụ cho nghề khai thác thủy sản trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh nhưng kỹ thuật chủ yếu là thủ công và bán thủ công, phần lớn dựa vào kinh nghiệm của những người cao tuổi, hàng chục cơ sở đóng tàu nằm rải rác phân tán ở các huyện, thị trong tỉnh. Như vậy dịch vụ đóng, sửa tàu chỉ mới phát triển theo chiều rộng chưa đi vào chiều sâu. Vận tải tuy đã đáp ứng cho nhu cầu lưu thông nhưng kỹ thuật bảo quản hàng thủy sản vận chuyển còn hạn chế, nhất là vận tải thủy, chỉ mới dùng phương pháp ướp đá nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức kinh doanh các dịch vụ hậu cần còn mang tính phiến diện, chưa đồng bộ, thiếu cân đối, nhiều khâu còn bỏ trống, như sản xuất ngư lưới cụ, bao bì thủy sản, trong khi đó nước đá lại có xu hướng sản xuất thừa (cung lớn hơn cầu). Thương mại: Kinh tế tư nhân trong khâu lưu thông hàng thủy sản một mặt làm sôi động thị trường, mặt khác gây ra tình trạng tranh mua tranh bán, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm mất trật tự trong lĩnh vực này. Về mặt phân tích, chúng ta chia ra từng lĩnh vực, nhưng trong thực tế hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nghề cá, tạo nên sự khép kín đan xen nhau, nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng ngày càng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Về cơ chế chính sách: Phát triển tàu có công suất lớn để khai thác xa bờ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đang được triển khai rầm rộ, nhưng thực hiện chưa có trọng tâm, trọng điểm, mà theo kiểu rải mành, chưa kết hợp với công nghiệp hóa ngành khai thác của tỉnh. Chính sách đầu tư vào nghề cá trên các lĩnh vực chưa được cân đối đồng bộ, đã ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực, nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên và nuôi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTS82.DOC
  • docBAIBAO.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
Tài liệu liên quan