Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta

Mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. cơ sở lý luận về kinh tế tư nhân 2 1.1. kinh tế tư nhân và tính tất yếu phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 2 1.1.1. quan niệm về kinh tế tư nhân và các quan niệm có liên quan 2 1.1.2. đặc điểm của kinh tế tư nhân 3 1.1.3. Tính tất yếu phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 5 1.1.4. Nội dung phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 6 1.2. Quan điểm của Đảng về khu vực kinh tế tư nhân 8 II. Thực trạng và các chính s

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách, giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 9 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 9 2.1.1. Tổng quan về kinh tế tư nhân ở nước ta 9 2.1.2. Đánh giá về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta thời gian qua…………...12 2.2. Các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta………...20 2.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng………………………………………...20 2.2.2. Các chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta………………….21 2.2.3. Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta kết luận Lời mở đầu Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay nước ta vẫn là một nước đang phát triển và đang chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liên bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, trước bối cảnh lịch sử mới chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Vì vậy, ta cần phát huy sức mạnh toàn dân tộc có nghĩa là huy động các nguồn nội lực của tất cả các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, không phân biệt đối xử, coi các thành phần kinh tế kinh doanh bình đẳng theo pháp luật đều là các bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiện vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao nội lực đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đang được toàn xã hội quan tâm. Nhận thức được sự cấp thiết của vấn đề, theo mong muốn của bản thân em đã chọn đề tài: “ Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài, do kiến thức của bản thân còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn thiếu…Nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp tư thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! nội dung I. Cơ sở lý luận về kinh tế tư nhân 1.1. Kinh tế tư nhân và tính tất yếu phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 1.1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân và các quan niệm có liên quan Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Trong lịch sử phát triển kinh tế, kinh tế tư nhân ra đời từ rất sớm gắn liền với sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá và ngược lại sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá lệ thuộc vào sự phát triển của kinh tế tư nhân. Sự phát triển của kinh tế tư nhân(KTTN) trong lịch sử được thể hiện dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau. ở nước ta hiện nay kinh tế tư nhân được hình thành và phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự nghiệp đổi mới. KTTN không là một thành phần kinh tế mà là khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Như vậy, “ KTTN gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước”. Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khẳ năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân gia đình. Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân - Kinh tế tư nhân có một số đặc trưng cơ bản sau: Một là: KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân- một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Một là, Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay đã cho ta thấy lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển. Điều quan trọng là phải tạo ra và sử dụng động lực đó phù hợp, phúc vụ lợi ích của toàn xã hội. Trong thời kf chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với việc tôn trọng lợi ích kinh tế cá nhân, đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã chứng minh điều đó. Sự hồi sinh và phát triển kinh tế tư nhân trong những năm chính là sự kết hợp đúng lợi ích xã hội trong quá trình sản xuất, do đó đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do gắn liền với lợi ích cá nhân nền kinh tế tư nhân có sức sống mãnh liệt. Quá trình quốc hữu hoá và tập trung hoá cao độ trong nền kinh tế mệnh lệnh trước đây đã bằng mọi cách xoá bỏ kinh tế tư nhân. Trong môi trường khắc nghiệt ddos kinh tế tư nhân vẫn len lỏi tồn tại. Hai là, Kinh tế tư nhân, mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động sản xuất trao đổi hàng hoá ra đời gắn liền với phân công lao động xã hội. Hình tức tổ chức sản xuất doanh nghiệp là sản phẩm của nền sản xuất xã hội hoá. Nó được phát triển trên cùng với sự xác lập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và gắn liền với nền đại công nghiệp. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao cảu kinh tế hàng hoá đã thực sự thay đổi về chất, gắn liền với sản xuất lớn, hiện đại. Trong đó, cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến nay, mô hình tổ chức doanh nghiệp có hiệu quả nhất, phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại. Ba là, kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là một cách tốt nhất và duy nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả cao, là phương tiện để đạt nền sản xuất lớn và hiện đại. Kinh tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, bất cứ nền kinh tế nào hoạt động theo kinh tế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến khích mô hình tổ chức doanh nghiệp này. ở Việt Nam muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải phát triển kinh tế tư nhân nói chung và mô hình doanh nghiệp nói riêng. Sự tham gia của kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. -Đặc điểm KTTN ở nuớc ta: KTTN ở nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau: Một là, kinh tế tư nhân mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hai là, KTTN hình thành và phát triển trong điều kiện có nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản. Ba là, KTTN ở nước tar a đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bốn là, KTTN ở nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh thực hiện Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá, giả phóng sức sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm trong điều kiện đó. 1.1.3 Tính tất yếu phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất đã tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu các hình thức kinh tế . Trong đó hình thức KTTN đã và sẽ đóng góp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. KTTN như một động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại nền kinh tế thị trường chính là môi trường hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có KTTN. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như hơn 70 năm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó. Sau mấy trăm năm phát triển, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vẫn chủ yếu là nền kinh tế tư nhân, còn sau hơn 70 năm thử xây dựng một nền kinh tế gồm hai thành phần chi phối là nhà nước và tập thể, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã phải trở lại với KTTN. Thực tế cho thấy chưa có nước nào thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường lại thiếu khu vực kinh tế tư nhân. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở nước ta, cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đã hết sức coi trọng sự phát triển của khu vực KTTN. Điều này đã được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng cũng như những chủ trương chính sách của Nhà nước. “Chỉ với nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong chính sách đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp, trao lại quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho kinh tế hộ nông dân đã đủ sức gây nên một sự đột biến kỳ diệu là Việt Nam từ một nước thiếu lương thực luôn phải nhập khẩu chỉ hơn một năm đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. 1.1.4 Nội dung phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta - Đổi mới trong nhận thức và thống nhất chỉ đạo phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. -Trước năm 80 khu vực kinh tế tư nhân không được khuyến khích phát triển và là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa theo kiểu mệnh lệnh hành chính. Xuất phát từ quan niệm cho rằng KTTN gắn liền với bóc lột, quy mô kinh tế nhỏ thì bóc lột ít, quy mô kinh tế lớn thì bóc lột nhiều nên một thời KTTN không được khuyến khích phát triển, là đối tượng của cải tạo xã hội chủ nghĩa để từng bước thu hẹp và xoá bỏ khu vực kinh tế này. Kể từ khi thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế, nhất là sau đại hội đại biểu toàn quốc lần tứ VI của Đảng, KTTN đã được hồi sinh trở lại và mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động khá nhanh chóng. Cùng với quá trình đổi mới các chính sách đối với KTTN đã thay đổi căn bản: kinh tế hộ gia đình và kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển, kinh tế tư bản tư nhân mặc dù đã tuyên bố được phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác song trong nhận thức lý luận của cấp hoạch định chính sách trên thực tế còn nhiều quan điểm chư nhất quán. Một điều cần chú ý ở đây là khi nhà nước xã hội chủ nghĩa điều hành đất nưởc trong đó có điều hành nền kinh tế ở mức phù hợp thì nhà tư bản và người lao động làm thuê không phải là nhà tư bản và người làm thuê thuần tuý như trong xã hội tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là không có sự bóc lột. Đổi mới tổ chức quản lý kinh tế tư nhân theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế qua việc định rõ tiêu chuẩn doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế; định hướng rõ hơn chính sách ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng. Tuyệt đại bộ phận kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay là các hộ cá thể, tiểu chủ( có thể coi là các doanh nghiệp nhỏ). Theo thống kê quốc tế phổ biến, các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ luôn hỗ trợ trong nước và quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá hướng tới sự phát triển của mỗi quốc gia. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bao giờ cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước có nền kinh tế nhỏ mới chuyển đổi khỏi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì cơ hội tiếp cận các thành tựu của thế giới để phát huy lợi thế riêng của mình là rất lớn nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với một thị trường toàn cầu rộng lớn, tăng khẳ năng thu hút vốn, tiếp cận chuyển giao công nghệ và nguồn tri thức, tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế còn đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nhiều thách thức. Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ với các biện pháp ứng phó tốt để vượt qua khó khăn và phát triển bền vững thì nguy cơ “ thua ngay trên sân nhà” của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không xa sẽ thành sự thực. 1.1.5. Mục tiêu cụ thể của kinh tế tư nhân ở nước ta Phát triển mạnh mẽ các hộ kinh doanh cá thể ở những lĩnh vực phù hợp. Tăng thêm vốn và trình độ của những hộ kinh doanh nhỏ. Một bộ phận không ít các hộ sản xuất, kinh doanh sẽ phát triển chuyển thành doanh nghịêp. Khi chuyển thành doanh nghiệp sẽ khắc phục được tính phi chính thức và có điều kiện thuận lợi hơn về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển với quy mô lớn hơn, làm ăn lâu dài hơn. Mục tiêu phát triển trang trại trong thời gian tới là kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến và kinh doanh tổng hợp. Vì vậy, sẽ có những trang trại có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh đa ngành. Tăng nhanh số lượng doanh nghịêp mới, mở rộng và phát triển theo chiều sâu những doanh nghiệp hiện có. Hình thành cho được một số doanh nghiệp của tư nhân có năng lực cạnh tranh cao, tham gia các tập đoàn kinh tế mạnh do doanh nghiệp Nhà nước làm nòng cốt. Đến năm 2010 sẽ có 50 vạn doanh nghiệp của tư nhân được đăng kí. Đến thời điểm đó, các doanh nghiệp của tư nhân sẽ trở thành nòng cốt của kinh tế tư nhân, trở thành động lực cho phát triển kinh tế- xã hội. Tăng tỷ trọng doanh nghiệp của tư nhân hoạt động trong các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến. Khuyến khích họ tham gia những dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tăng cường sự tham gia vào các hoạt động công ích. Từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài. 1.2. Quan điểm của Đảng về khu vực kinh tế tư nhân Trước năm 80, khu vực kinh tế tư nhân không được khuyến khích phát triển và là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa theo kiểu mệnh lệnh hành chính. Xuất phát từ quan niệm cho rằng kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột, quy mô kinh tế nhỏ thì bóc lột ít, quy mô lớn thì bóc lột nhiều nên một thời kinh tế tư nhân không được khuyến khích phát triển, là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa để từng bước thu hẹp và xoá bỏ khu vực kinh tế này. Kể từ khi thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế, nhất là từ sau Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VI của Đảng kinh tế tư nhân đã được hồi sinh trở lại và mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động khá nhanh chóng. Cùng với quá trình đổi mới, các chính sách đối với kinh tế tư nhân đã thay đổi căn bản: kinh tế hộ gia đình và kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển, kinh tế tư bản tư nhân mặc dù đã tuyên bố là được phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác song trong nhận thức lý luận của các cấp hoạch định chính sách trên thực tế còn nhiều quan điểm chưa nhất quán, một điểm cần chú ý ở đây là khi Nhà nước xã hội chủ nghĩa điều hành đất nước trong đó có điều hành nền kinh tế ở mức phù hợp hơn thì nhà tư bản và người lao động làm thuê không phải là nhà tư bản và người làm thuê thuần tuý như trong xã hội tư bản chủ nghĩa có nghĩa là hoàn toàn không có sự bóc lột. II. Thực trạng và các giải pháp phát triển KTTN ở nước ta 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 2.1.1. Tổng quan về kinh tế tư nhân ở nước ta Trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta kể từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, kinh tế tư nhân trong nhiều thời kỳ đã được coi là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Quá trình phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam có thể được hệ thống hoá và trình bày khái quát theo các giai đoạn chủ yếu sau: - Thời kỳ 1945-1954: Trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục duy trì và phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một bộ phận để xây dựng nền kinh tế kháng chiến. - Thời kỳ 1954-1986: Sau năm 1954, kết thúc 9 năm kháng chiến, miền bắc gặp muôn vàn khó khăn, vì vậy khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. trong thời kỳ khôi phục kinh tế (1955-1957). Thời kỳ này lực lượng kinh tế quốc doanh còn nhỏ, kinh tế hợp tác chưa phát triển, tham gia lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu là kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể. Cùng với những chính sách đúng đắn, sau ba năm khôi phục và phát triển, các ngành và các lĩnh vực kinh tế – xã hội Miền Bắc đều đạt được những kết quả quan trọng. giá tổng sản lượng nông nghiệp năm 1957 tăng 16,7% so với năm 1955. Sản lượng quy thóc từ 3759 nghìn tấn năm 1955 lên 4293 nghìn tấn năm 1957. Công nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân năm là 64,1%. Từ năm 1958. Miền bắc bắt đầu bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, theo đó kinh tế tư nhân bị hạn chế cải tạo và dần dần bị xoá bỏ. Đến năm 1960, kinh tế tư nhân cơ bản đã bị xoá bỏ. Từ cuối năm 1960 trở đi, kết cấu nền kinh tế xã hội Miền bắc đã hoàn toàn thay đổi. Từ một nền kinh tế nhiều thành phần thành một nền kinh tế có một thành phần cơ bản: kinh tế xã hội chủ yếu dưới hai hình thức: quốc doanh và tập thể. Sau năm 1975, với thắng lợi của cuốc kháng chiến chống Mỹ, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới . Mô hình kinh tế kế hoạch hó tập trung ở Miền bắc được áp dụng vào Miền nam. Hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, xây dựng kinh tế quốc doanh. Đến giữa những năm 1980 nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, thực tiễn cho thấy chủ trương xoá bỏ kinh tế tư nhân trong một nền kinh tế lạc hậu, phát triển chậm là không thích hợp. Trước tình hình đó công cuộc đổi mới được khởi xướng, trong đó nhận thức về kinh tế tư nhân cũng từng bước được đổi mới. Trong công nghiệp năm 1985 vẫn có 59,3 vạn người sản xuất cá thể. Số lao động hoạt động trong kinh tế tư nhân hàng năm vẫn thêm trên 20% tổng số lao động ngành công nghịêp (năm 1986: 23,2%). Giá trị sản lượng công nghiệp do khu vực kinh tế tư nhân tạo ra hàng năm chiếm trên dưới 19% giá trị toàn ngành công nghịêp. Số người kinh doanh thương nghiệp những năm 1986 ở mức 96,8 vạn Thời kỳ 1986 đến nay. Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với đường lối đổi mới toàn diện đã mở ra bước ngoặt mới đối với nền kinh tế nước ta. Bước đột phá của Đại hội VI là chấp nhận và vận dụng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhằm khai thác mọi khẳ năng của các thành phần kinh tế. Đại hội VI đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của KTTN bao gồm kinh tế tiểu sản xuất- hàng hoá, tiểu thương, tư sản nhỏ Tháng 12 năm 1987, Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chính thức chấp nhận hoạt động kinh doanh của tư bản nước ngoài ở nước ta. Luật công ty và luật doanh nghịêp tư nhân có hiệu quả từ ngày 15 tháng 4 năm 1991 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn hoạt động. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiếp tục khẳng định phát triển kinh tế nhiều thành phần là cần thiết để giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sản xuất. Đại hội VIII của Đảng năm 1996 đã khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có vị trí quan trọng lâu dài, kinh tế tư bản tư nhân có khẳ năng góp phần xây dựng đất nước, do đó đòi hỏi Nhà nước vừa phải khuyến khích phát triển, vừa phải tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn hợp pháp. Đại hội IX của Đảng (tháng 4 năm 2001): đã khẳng định : “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh:…kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài …khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rông dãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm”. Từ quan điểm và đường lối của đảng đối với kinh tế tư nhân, Nhà nước đã có những đổi mới cơ chế đối với kinh tế tư nhân. Như vậy, chính sách kinh tế nhiều thành phần ngày càng được nhận thức rõ hơn, có nhiều chủ trương khuyến khích phát triển và các chính sách hỗ trợ. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. 2.1.2. Đánh giá về phát triển kinh tế tư nhân ở Nước ta thời gian qua *Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta thời gian qua Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, kinh tế tư nhân ở nước ta đã thực sự được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, phạm vi và lĩnh vực hoạt động: - Sự phát triển về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ. Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2003 cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130 000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nếu tính ở thời điểm năm 2000, thì số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%, giao thông vận tải chiếm 11,63%, xây dựng chiếm 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,64%. - Về doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân: Năm 1991 cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 có 5 189 doanh nghiệp, năm 1995 có 15276 daonh nghiệp, năm 1999 có 28700 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1991-1999 bình quân mỗi năm tăng 5000 doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Sau gần bốn năm thực thi luật doanh nghiệp, đến cuối năm 2003 đã có gần 73 nghìn doanh nghiệp mới đăng kí, đưa tổng số doanh nghiệp đăng kí lên gần 120 nghìn doanh nghiệp. Được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 1: Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1992- 2004 Trong số các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì loại hình doanh nghịêp tư nhân chiếm khoảng 70%, tiếp đó là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. - Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân cho đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư xã hội. Vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tổng vốn đầu tư phát triển các hộ kinh doanh cá thể năm 2000 là 29.267 tỷ đồng, tăng 12,93% so với năm 1999. Vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể năm 2000 chiếm 81,54% trong tổng số vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và chiếm 19,82% vốn đầu tư toàn xã hội, tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là 63668 tỷ đồng. Tổng vốn đăng kí của các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần từ năm 1991 đến hết tháng 9 năm 2001 đạt 50795 tỷ đồng, tăng 87,9 lần. Trong đó công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất 57,22%. Bình quân vốn đăng kí của một doanh nghiệp mới cũng không ngừng tăng lên, từ 900 triệu đồng năm 2000 lên 1500 triệu đồng năm 2002. Tổng vốn thực tế sử dụng của doanh nghiệp cũng tăng nhanh đến năm 2000 đạt 110071 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp tư nhân tăng cả về số lượng vốn và tỷ trọng( năm 2000 tăng 17,7% so với năm 1999, tỷ trọng trong khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 17,84% lên 18,46%). Trong đó phi nông nghiệp chiếm phần lớn. Biểu đồ 2: Số vốn đăng kí hàng năm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. - Về lao động của khu vực kinh tế tư nhân So với tổng số lao động toàn xã hội thì khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng 11% qua các năm. Năm 2000 lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là 21017326 người chiếm 96,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước. Trong đó lao động khu vực kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có 16373482 người chiếm 63,9% tổng số lao động nông nghiệp toàn quốc; trong các ngành phi nông nghiệp lao động trong công nghiệp chiếm ty trọng cao nhất, chiếm 45,67% tính từ năm 1996 đến nay, lao động trong công nghiệp tăng nhiều hơn ngành thương mại, dịch vụ. Lao đông công nghiệp ở doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh hơn ở hộ kinh doanh cá thể (114,02% so với 6,4%: năm 2000) - Tăng trưởng sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế tư nhân Tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 1996 GDP khu vực kinh tế tư nhân đạt 68518 tỷ đồng, đến năm 2000 lên 86929 tỷ đồng, tăng bình quân 7,7%/năm. Tương ứng GDP của hộ kinh doanh cá thể từ 52169 tỷ đồng năm 1996 lên 66,142 tỷ đồng năm 2000, tăng bình quân 7%/ năm; của doanh nghiệp từ 14785 tỷ đồng lên 20787 tỷ đồng, tăng bình quân 7,1%/năm. Năm 2000 khu vực kinh tế tư nhân chiếm 42,3% GDP cả nước, trong đó GDP khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp bằng 26,87%, khu vực nông nghiệp chiếm 15,4%. Trong đó kinh tế hộ gia đình chiếm 9,8% GDP kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Như vậy, khu vực kinh tế tự nhiên đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta. - Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực kinh tế tư nhân là tạo công ăn việc làm. trong điều kiện ở nước ta, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách. khu vực kinh tế tự nhiên chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội. các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội với khoảng hơn 6 triệu người trong 3 năm ( 2000 – 2002 ), các doanh nghiệp dân doanh và hộ cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1,5 triệu chỗ làm việc mới. Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn lao động nông nghiệp đã được thu hút vào các doanh nghiệp và thích ứng với phương thức sản xuất công nghiệp.sự phát triển của kinh tế tư nhân không chỉ góp phần tạo việc làm, mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang rất mất cân đối ở nước ta hiện nay. - Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tính đến năm 2003, king tế tư nhân góp khoảng 8% GDP. Tuy nhiên theo các nhà kinh tế thì con số thực tế còn lớn hơn nhiều. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong bốn năm( 2000-2003), tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp đạt mức 20%/năm. Trong nông nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể, trồng trọt, chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến, xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại, đến năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. -Kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghịêp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng. ở một số địa phương, kinh tế tư nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu( Hà Giang: 60%, Bình Thuận: 45%, Quange Ngãi: 34%). - Đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh vào ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng nhanh, từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Ngoài ra khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách như thuế ngôn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phí khác. ở một số địa phương, đóng góp của doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách. Chẳng hạn ở TP Hồ Chí Minh khoảng 15%, Tiền Giang 24%,ĐồngTháp 16%, Gia Lai 22%, Quảng Nam 22%, Bình Định 33%... - Khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội.tính đến năm 2003, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân chiếm 27% tổng đầu tư xã hội của Việt Nam, ( khoảng 10 tỷ USD), cao hơn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. - Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xóa đói giảm nghèo. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ dần thế độc quỳên của một số doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế kinh tế thị trường ngày càng thích ứng hon với cơ chế kinh tế mới. Các loại thị trường bắt đầu hình thành và phát triển. quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta sẽ không thể thực hiện nếu không có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. * Những khó khăn, hạn chế cơ bản trong phát triển kinh tế tư nhân thời gian qua - Những khó khăn: Kinh doanh trong điều kiện nước ta còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Bởi lẽ, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thuận lợi, khó tiếp cận nguồn lực, thủ tục hành chính phức tạp và tâm lý xã hội chưa thuận lợi. Hệ thống pháp luật về quyền tài sản về hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng chưa thật phát triển và rất khó thực thi. Môi trường đầu tư chưa thuận lợi. Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu chiếm đa số. Quá trình phân chia lại đất đai của hợp tác xã ở miền bắc tạo nên tình trạng vốn đã manh mún lại càng manh mún hơn, gây khó khăn cho cơ giới hoá khâu làm đất và thuỷ lợi ở nhiều nơi. Thiếu mặt bằng sản xuất đang là trở ngại đối với các cơ sở kinh tế tư nhân. Hầu hết các hộ phải sử dụng nhà ở , đất ở của gia đình trong khu dân cư làm mặt bằng sản xuất kinh doanh nên chật hẹp, làm ô nhiễm môi trường, khó mở rộng sản xuất kinh doanh. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp phải đi thuê lại đất, nhà xưởng của các đơn vị khác với giá cao hơn với giá quy định của nhà nước. Vì vậy họ không giám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng máy móc thiết bị. Việc kiếm đủ vốn đầu tư vẫn là thức lớn với doanh nghiệp tư nhân, cả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35869.doc
Tài liệu liên quan