Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Lời mở đầu Thế kỉ XX đã qua với những dấu ấn kinh tế đầy ấn tượng của quá trình toàn cầu hoá lực lượng sản xuất ,quá trình này được biểu hiện rõ nét ở sự sát nhập của những công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới như Boing ,Mecedess,Nissan…và dặc biệt ở sự xuất hiện của các tổ chức kinh tế và thương mại mang tính khu vực,và toàn cầu như WTO,APEC,ASEAN,…Dưới sức ép của toàn cầu hoá,nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng có sự biến chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng.Quá trình này mở ra những triển vọng t

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lớn của việc thúc đẩy tăng trưởng ở mỗi quốc gia ,nhưng đồng thời trên phương diện quản lý,cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với các chính phủ. Với tiến trình hội nhập AFTA ,APEC và WTO vào nền kinh tế thế giới hoàn toàn là quá trình cải cách thể chế toàn bộ nền kinh tế ,xuất phát từ đòi hỏi của bản thân nền kinh tế nội địa. Cuộc cải cách này sẽ giúp cho Việt Nam huy động được các nguồn lực nội sinh, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên chính thị trường nội địa,tạo tiền đề cho cạnh tranh quốc tế.Hội nhập vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức ,những trở ngại nảy sinh do bản thân tiến trình cải cách,cùng với sức ép của khủng hoản kinh tế và tài chính khu vực ,đang có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng và đặt ra trách nhiệm nặng nề cho bộ máy quản Nhà Nước cũng như cho toàn thể chế xã hội .Do vậy,có thể nói rằng hiện nay Việt Nam thực sự đang ở trong thời điểm bước ngoặt của việc đánh giá lại toàn bộ các nguồn lực phát triển ,và nhất là các quan điểm và định hướng phát triển dất nước sao cho phù hợp với sự phát triển chung của thế giới ,mà trong đó hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển . Nội dung I. Sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam . 1. Những xu thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới. 1.1 Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Nhân loại đang bước vào giai đoạn sôi động của một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ,một cuộc cách mạng mà sự tác động của nó làm biến đổi sâu sắc trên cả các mặt lực lượng sản xuất ,quan hệ sản xuất ,chính trị và xã hội trong hầu hết các nhóm nước trên thế giới đưa tới sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế ,gây ra sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia,và đưa xã hội loài người bước sang một một nền văn minh mới –nền văn minh trí tuệ.Khác với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đây,cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay đặc trưng bởi những phát minh khoa học làm thay đổi về chất caqchs thức sản xuất chứ không chỉ đơn thuần về mặt công cụ sản xuất .Nền văn minh mới vừa tạo ra cơ sở mới cho phát triển ,vừa đặt ra thách thức mới cho các quốc gia chậm phát triển .Hệ quả của xu thế này là nó đặt ra con đường phát triển mới cho mỗi quốc gia và đưa tới quan niệm mới về yếu tố và nguồn lực của sự phát triển ;đó không phải là khoáng sản,đất đai hay tài nguyên rừng,biển…mà là chất xám nằm trong bộ não của con người .Điều này quyết định sự lựa chọn chiến lược và chính sách phát triển mới cho mỗi quốc gia. 1.2 Quá trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn . Trong thời đại ngày nay,mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước.Nó diễn ra với tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới như buôn bán,tổ chức sản xuất ,văn hoá,lối sống…Điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở trở thành một chỉnh thể thống nhất,trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận,giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau.Quá trình quốc tế hoá nàdiễn ra ở những cấp độ khác nhau với những xu hướng toàn cầu hoá đi đôi với xu hướng khu vực hoá.Xu thế khu vực hoá thể hiện ở việc hình thành các liên kết kinh tế khu vực với các hình thức đa dạng : EU,NAFTA,APEC…xu thế quốc tế hoá đặt ra một yêu cầu tất yếu: Môĩ quốc gia phải mở cửa ra thị trưởng thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế ,tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực để có được các khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển . 1.3 Thế giới chuyển tử đối đẩu sang đối thoại,từ biệt lập sang hợp tác. Các quốc gia ngày càng ưu tiên cho sự phát triển kinh tế với sự gia tăng các hình thức hợp tác quốc tế như trao đổi thương mại,hợp tác đầu tư…Sự dung hoà lợi ích ,sự vận dụng các biện phấp kinh tế để giả quyết các tranh chấp ,hợp tác với nhau để có lợi nhiều hơn là phương châm phổ biến trong giải quyết các vấn đề quốc tế .Tuy nhiên sự cạnh tranh kinh tế cũng phát triển cả về chiều rộng và chiều xâu,hình thành khái niệm “chiến tranh kinh tế”.chiến tranh kinh tế có nhiều mục đích khác nhau,nhiều phương thức khác nhau với sự đan xen về không gian thời gian.Các quyền lợi ở lãnh hải,các quần đảo ,thềm lục địa sẽ trở thành đối tượng tranh giành chủ yếu trong tương lai.Mâu thuẫn giữa các cường quốc,các trung tâm kinh tế ,các tập đoàn xuyên quốc gia ngày càng trỏ nên gay gắt. 2. Vị trí và lợi thế so sánh của nền kinh tế Việt Nam . 2.1 Vị trí của nền kinh tế Việt Nam . Nước Việt Nam đã trải qua 4000 năm lịch sử,sau cuộc chiến chống Mỹ cứu nước,Việt Nam được thống nhất và bước vào thời kỳ xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên phải đến tháng 12/1986 với nghị quyết đại Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thú VI về việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa ,nền kinh tế Việt Nam mới thực sự được khởi sắc và bước đầu đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng .Tuy vậy do những nguyên nhân lịch sử để lại,đến nay quy mô của nền kinh tế Việt Nam còn rất nhỏ bé cả về chỉ tiêu GDP cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu sô với nền kinh tế thế giới .Cơ cấu kinh tế vẫn mang tính chất lạc hậu ,trình độ công nghệ thấp ,vẫn là một nền kinh tế đang ở giai đoạn khai thác tài nguyên và sức lao động là chính,hàm lượng KH-CN và vốn trong sp còn thấp ,hệ thống cơ sở hạ tần yếu kém gây khó khăn cho việc phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế . Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục thực hiện quá trình đổi mới ,nhưng để đạt được một cơ sở phát triển lâu dài và bền vững còn phải giải quyết những vấn đề kinh tế phức tạp,thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng động và có hiệu quả.Việt Nam có khả năng mở rộng quan hệ buôn bán và hợp tác kinh tế với những thị trường lớn và những cường quốc về kinh tế cũng như công nghệ trên thế giới;đa phương hoá quan hệ thị trường và đối tượng hợp tác,phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại với tốc độ cao. 2.2 Lợi thế so sánh của nền kinh tế Việt Nam . Nguồn nhân lực và con người Việt Nam : Đến năm 1999 dân số nước ta có trên 76 triệu người với gần 40 triệu người trong độ tuổi lao động ,trong đó còn hàng triệu người chưa có việc làm.Cơ cấu dân số Việt Nam tương đối trẻ nên tỷ trọng người trong độ tuổi lao động cao.Người Việt Nam có mặt amnhj là thông minh sáng tạo,có khả năng nắm bắt nhanh chóng KHCN mới,có khả năng thích ứng được với những tình huống phức tạp.Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù,một nền văn hoá lâu đời và một nền phổ cập giáo dục rộng rãi.Giá nhân công thấp cũng là một lợi thế trong phân công lao động quốc tế .Nhưng người Việt Nam cũng có những mặt hạn chế như tác phong công nghiệp còn kém,tính tự do,thể lực,kiến thức,kinh nghiệm quản lý … Xét vấn đề trên quan điểm toàn diện,nguồn nhân lực và con người Việt Nam là nguồn lực quan trọng nhất và lợi thế lớn nhất của nước ta trong sự trao đổi và phân công lao động quốc tế .Nhưng để khai thác hết tiểm năng đó thì phải phát huy những mặt mạnh đồng thời khắc phục những mặt yếu thì nguồn nhân lực và yếu tố con người mới trở thành thế mạnh trong kinh tế đối ngoại.Đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất và gia công hàng xuất khẩu,sự phát triển các sản phẩm công nghệ cao và các dịch vụ là những lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao thì càng cần thiết phải phát triển sự hợp tác kinh tế và KHCN với nước ngoài -Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Thiên nhiên cho đát nước ta những tài nguyên đa dạng và phong phú(đất đai,rừng,biển…)tạo cho nước ta một lợi thế khách quan trong các mối quan hệ kinh tế –thương mại quốc tế .Đó là những tài nguyên vô giá ,có ý nghĩa quan trọng không những về kinh tế mà còn về văn hoá ,chính trị,mang lại một nguồn ngoại tệ đáng kể,đồng thời góp phần củng cố quan hệ giữa nhân dân ta với nhân dân các nước . -Vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam á ,trong khu vực châu á thái bình dương ,một khu vực có nền kinh tế phát triển với tôc sđộ cao trong những năm vừa qua.Nằm ở ven bờ biển Thái Bình Dương,với 3200 Km bờ biển,trải dài tren 15 vĩ tuyến với những cảng quốc tế trên những tuyến hàng hải quan trọng.Nằm chắn ngang đường hàng không từ tây sang đông,từ nam sang bắc,với những sân bay quốc tế quan trọng đã tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế ,thu hút đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi còn co những khó khăn về nguồn lực để xác định rõ những điều kiện cần có khi sử dụng và khai thác . 3. Toàn cầu hoá : xu thế phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới trong thời đại mới. Công cuộc đổi mới kinh tế ,công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Việt Nam diễn ra trong lúc toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trỏ thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế .Khu vực hoá và toàn cầu hoá có tác dụng hỗ trợ cho nhau,trong đó các quốc gia trêm thế giới đều đang tích cực đan xen và phối hợp các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan nhằm tạo thuận lợi và tiến tới tự do hoá thương mại .Trước đây nền kinh tế các nước tuy có liên hệ và giao lưu nhưng chưa hội thành một chỉnh thể toàn cầu .Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX việc quốc tế hoá đời sống kinh tế đã bước vào một giai đoạn mới.Nền kinh tế các nước không chỉ giao lưu liên hệ với nhau nó chung mà còn đan dệt vào nhau để hình thành một nền kinh tế toàn cầu trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và vai trò then chốt trong các hoạt động kinh tế quốc tế của các công ty xuyên quốc gia (TNC).Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nửa cuối thế kỷ XX đã làm cho khoa học trỏ thành lực lượng sản xuất trực tiếp .Cơ sở vật chất kỹ thuật của các quốc gia ,đặc biệt là các quốc gia công nghịêp phát triển đã có sự thay đổi về chất ,nền sản xuất đẵ đạt được năng suất lao động cao chưa từng thấy và tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ với hàm lượng tri thức cao.Khoa học kỹ thuật đã đóng góp tới 50-60% vào tăng trưởng kinh tế ,trong đó 5/5 là tăng năng suất lao động trên cơ sở những thành tựu của khoa học kỹ thuật .Nó góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế các nước theo xu hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.Tỷ trọng của các ngành công nghệ cao lấy công nghệ thông tin là chính – trong các nền kinh tế đang tăng lên nhanh chóng,góp phần đưa nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế tri thức làm thay đổi cơ cấu ngành nghề cơ cấu việc làm tri thức hoá lực lượng lao động .Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô cũng dần được cải thiện. Hoạt động kinh tế quốc tế đương đại về cơ bản là do các TNC tiến hành,đang là động lực chính của qúa trình phát triển kinh tế và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới .Hiện nay,thương mại bên trong các TNC và giũa các TNC với nhau chiếm khoản 2/3 thương mại quốc tế ,thị truờng lao động hầu như bị các TNC khống chế;4/5 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới là do các TNC tiến hành.Đièu đó dẫ thúc đẩy nền sản xuất và thương mại thế giới phát triển .Hiện nay kim ngạch xuất khẩu chiếm khoản 1/3 tổng sản phẩm của thế giới .Cơ cấu hàng hoá thương mại thế giới đã chuyển dẩn từ công nghiệp truyền thống,sơ chế sang những sản phẩm kỹ thuật cao,giá trị trao đổi vô hình ngày càng tăng.Để thúc dẩy sự tăng truởng của thương mại thế giới ,hiện đã hình thành hơn 60 tổ chức kinh tế khu vực và nhiều tổ chức kinh tế toàn cầu.Trong đó phi kể đến tổ chức thương mại thế giới WTO với 134 thành viên ,chiếm hơn 90% giá trị thương mại thế giới ,đang là tổ chức thúc đẩy các quốc gia phối hợp các chính sách kinh tế ,thực hiện tự do hoá thương mại ,dịch vụ,đầu tư tài chính tiền tệ để tăng cường thương mại quốc tế ,tăng cường các quan hệ kinh tế quốc tế. 4.Xu huớng toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta thời gian qua. Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang tăng lên,các quốc gia tren thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều phụ thuộc lẫn nhau,có quan hệ qua lại với nhau.Vì thế nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại với xu thế của thời đạivà khó tránh khỏ lạc hậu.Trái lại,mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ,tuy phải trả giá ở mức nhất định sông đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển của mỗi đất nước.Nhận thức được điều đó,tại Đại Hội VI của Đảng (12-1986) đã quyết định tieens hành đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Phải trải qua gẩn năm năm đổi mới , kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mới bắt đầu vận hành có hiệu quả và đến Đại Hội VII của Đảng(6-1991) tiến hành thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế rộng rãi và cho đến nay đã không ngừng được mở rộng,bước đầu đưa lại những lợi ích đáng kể cho đát nước. 4.1 Thông qua các hiệp ước song phương và đa phương,nứoc ta đã có quan hệ thương mại với các nước ở khắp các châu lục . Kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã tăng từ 677,8 RUP/USD năm 1986 lên 14,3 tỷ USD năm 2000.Trong cùng thời gian,kim ngạch nhập khẩu cũng tăng tương ững từ 1,83 tỷ RUP/USD lên 15,2 tỷ USD.Từ chỗ nhập siêu tương đối lón vào cuối những năm 80 đến nay cán cân xuất nhập khẩu gần đặt cân bằng.Từ chỗ có rắt ít mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD đén cuối những năm 90 ,nước ta đã có những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như dầu thô,hàng dệt may,giày dép …Nhìn về tương lai,nếu chúng ta thực hiện đày đủ các cam kết của AFTA ,tức là giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% vào năm 2006 ,thì lúc đó hàng hoá của Việt Nam cũng có thể tiêu thụ khắp thị trường ASEAN với dân số khoảng 500 tr ngườivà GDP trên 700 tỷ USD.Từ năm 2010,hàn rào thuế quan của các nước phát triển thuộc APEC (hiện có 21 thành viên chiếm 60% GDP và 45% thương mại quốc tế )sẽ bãi bỏ,nước ta cũng có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá Việt Nam tại các nước đó.Đối với các nước EU cũng vậy,tiềm năng mở rộng thị trường tại các nước đó rát lớn.Nhưng chúng ta có bán được hàng hoá ra bên ngoài hay không còn phụ thuộc vào chát lượng,giá cả…tức là sức cạnh tranh ra sao. 4.2 Đi đôi với mở rộng thị trường ra thế giới ,Việt Nam đã tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Kể từ khi luật đầu tư nước ngoài được chính thức ban hành năm 1998,đén cuối năm 2000 đã có trên 700 công ty thuộc 62 nước đã đẩu tư trực tiếp vào Việt Nam với hơn 3000 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD,trong đó vốn đã đi vào thực hiện là khoảng 17 tỷ USD.Mặc dù trong những năm gần đay,do ảnh hưởng của cuộc khủng hoản tài chính tiền tệ và cũng do chúng ta chậm tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách,số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh so với giữa những năm 90,song sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn có xu hướng gia tăng:tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã lần lượt tăng lên từ 6,3% năm 1995;7,4% năm 1996 ;9,1% năm 1997;9,8% năm 1998;10% năm 1999 và trên 10% năm 2000.Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,tăng thêm kim ngạch xuất khẩu ,các dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn tạo ra trên 35 vạn việc làm trực tiếp và hàng chục vạn việc làm gián tiếp . Cùng với các dòng vốn đầu tư trực tiếp,nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cũng được đưa vào nước ta.Trong những dự án liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài ,các công nghệ được chuyển giao là tương đối hiện đại.Ngoài việc thu hút vốn đầu tự trực tiếp vốn của nước ngoài để tạo cơ hội tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,Việt Nam vẫn có thể dùng ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu để nhập công nghệ mới về phục vụ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh.Song vì chúng ta còn nghèo,dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp,kinh nghiệm tiếp cận thị trường bên ngoài chưa nhiều,trình độ thẩm định công nghệ lại kếm và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh với công nghệ cao còn yếu,nên con đường thích hợp hơn với nước ta hiện nay là tiếp tục đổi mới cơ chế và chính sách,tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để lấy lại nhịp độ gia tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp như những năm trước,qua đó mà tiếp nhận chuyển giao và sử dụng công nghệ tiên tiến có hiệu quả hơn. 5. Những thành tựu về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam A. Sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ,Việt Nam bị Mỹ cấm vận kinh tế ,đất nước lâm vào tình trạng khó khăn :mất nguồn viện trợ từ các nước XHCN,mất hẳn thị trường xuất khẩu truyền thống.Chính sách mở cửa và hợp tác với bên ngoài,tập trung vào hợp tác trong khu vực gần kề về địa lý(Đông Nam á,Bắc á) để tận dụng lợi thế địa lý – kinh tế (khu vực đã tăng trưởng và có tốc độ tăng trưởng cao nhất và năng động nhất thế giới ) đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hồi phục và nhanh chóng có những chuyển biến tích cực. 5.1 Do mở rộng hợp tác kinh tế ,dòng FDI từ Đông Nam A và ASEAN đổ vào Việt Nam rất nhanh. Trên thực tế là tăng nhanh nhát và đóng vai trò là nguồn chủ đạo cùng với dồng ODA .Vốn đầu tư là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,tăng sản lượng của các ngành công nghiệp và tăng kim ngạch xuất khẩu .Nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng:nếu không có FDI tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khó có thể vượt qua 5% năm,ngay cả trong thời kỳ tăng trưởng cao nhất là giai đoạn 1994-1997,khi tăng trưởng GDP bình quân đặt 8,2% năm.Vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giúp cho công nghiệp nước ta nâng cao năng lực sản xuất ,nâng cao chất lượng sản phẩm ,tạo tốc độ tăng trưởng cao qua các năm.Liên tục trong nhiều năm,để nhận thấy một xu hướng nổi bật trong công nghiệp là lĩnh vực đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế ;trong đó khu vực có tốc độ tăng trưởng vượt trội là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(khu vực FDI).Vốn FDI của Việt Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoản kinh tế khu vực vừa qua.Ngay tại thời điểm nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng thì sản lưọng của khu vực FDI vẫn tăng thậm chí còn cao hơn năm trước đó.Nhờ vậy,tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng sản lượng công ngiệp cũng gia tăng nhanh.Đầu tư nước ngoài cũng góp phần quan trọng làm tăng kim ngach xuất khẩu của nước ta. 5.2 Hoạt động thương mại và đầu tư tạo được nhiều việc làm mới. Nhờ nguồn vốn đầu tư của khu vực ,nhiều cơ sở sản xuất được thành lập thu hút khoảng hơn 40 vạn lao động trực tiếp vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .Đó là chưa kể đến số việc làm mà sự phát triển của ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài gián tiếp đã tạo ra.Tăng trưởng và phát triển thương mại và đầu tư nước ngoài cũng góp phần đáng kể vào việc nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người cũng nhưu mức sống của một bộ phận không nhỏ dân cư.Nó tạo ra nhiều cơ hội mới cho dân cư thuộc các vùng,các địa phương tiếp cận đến quỹ đạo phát triển kinh tế và xã hội hiện đại.FDI còn có tác động tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Đây là điều dễ nhận thấy trong sự chuyển dịch trong bản thân cơ cấu công nghiệp hay cơ cấu phát triển kinh tế của các địa phương. 6. Mười năm hợp tác Việt Nam –Liên hiệp châu Âu (EU) , thương mại tăng 10 lần. Kể từ tháng 11/1990 khi Việt Nam là EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ,đến nay mối quan hệ này càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực.Trong đó quan hệ hợp tác kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh sau khi hai bên ký hiệp định hợp tác năm 1995 .Về thương mại ,hai bên dành cho nhau những ưu đãi tối huệ quốc,cam kết mở rộng thị trường hàng hoá tới mức tối đa có tính đến đặc thù của mỗi bên,EU cũng dành cho hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập(GSP).Chính cơ sở phấp ký trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khai thác được lợi thế so sánh để xuất khẩu sang EU.Theo số liệu của trung tâm thống kê EUROSTAT (thuộc EU),nếu năm 1991 tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên chỉ đạt 393 triệu USD (trong đó Việt Nam xuất khẩu 193 triệu,nhập 200 triệu)thì đến năm 1999,con số đó đã đạt 3,9 tỷ USD(Việt Nam xuất khẩu 2,9 tỷ,nhập1 tỷ),với tỷ lệ hàng chê biến ngày càng tăng.Đến nay,cả EU và Việt Nam đều xem nhau là đối tác quan trọng.Mới đay,EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường ,nhờ đó hàng hoá Việt Nam không còn bị bất lợi với hàng hoá của các nước khác trên thị trường EU khi điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá.Những thuận lợi này càng tạo thêm các cơ hội mới cho cả hai bên mở rộng các quan hệ kinh tế ,thương mại và đầu tư trong thời gian tới.Về những mặt hang cụ thể,khả năng thâm nhập thị trường EU của các sản phẩm truyền thống của Việt Nam như giày dép,quần áo…vẫn tăng do do đang được giảm miễn thuế theo GSP.Trong khi đó nhiều nhóm hàng của các nước có khả năg cạnh tranh rất mạnh trên thị trường EU đã bị loại khỏi diện được hưởng GSP.Mặt khác với việc EU công nhận 40 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU ,là diều kiện thuận lợi để đảm bảo xuất khẩu ổn định.Ngoài ra điều này còn giúp nân cao uy tín về chất lượng của hàng thuỷ sản Việt Nam trên các thị trường khác,tăng khả năng thâm nhập thị trường của nhóm hàng hoá này.Đặc biệt trong những năm gần đây,hàng điện tử xuất khẩu sang EU đang tăng nhanh,đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 60 triệu USD.Sản phẩm thủ công mý nghệ cũng đang được người tiêu dùng EU ưa thích. Nếu sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng mùa vụ,đảm bảo chất lượng,mẫu mã và thời gian giao hàng thì chắc chắn khả năg thâm nhập thị trường EU sẽ lớn.Đây là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và nên hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp EU để nắm bắt được thông tin thị trường . 7. Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là một tất yếu khách quan và một nhu cầu của sự phát triển . 7.1 Xu thế đa nguyên và đa dạng hoá các trung tâm kinh tế . Thế giới ngày nay không còn do một số ít cường quốc kinh tế chi phối.Tuy Mỹ vẫn là một cường quốc kinh tế lớn nhưng vai trò đã giảm mạnh.Nhiều trung tâm kinh tế đã nổi lênchia sẻ quyền lực với Mỹ và Nhật Bản như EU,Trung Quốc …thế giới và khu vực đang vvạn động theo xu hướng đa cực,bao hàm cả đa cực trong một cực.Giũa các khối ,các khu vực ,các trung tâm kinh tế vừa có sự hợp tác ,vừa có sự cạnh tranhvà không loại trừ khả năng gây xung đột,ảnh hưởng lớn đén kinh tế khu vực và toàn cầu.Như vậy ,tự do hoá thương mại toàn cầu đi đoi với xu hưóng bảo vệ lợi ích quốc gia,hợp tác đi đoi với cạnh tranh là nội dung xuyên suốt trong các quan hệ kinh tế song phương và đa phương. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế thế giới ,Việt Nam có cơ hội để trao đổi hàng hoá ,vốn ,công nghệ,thông tin với các quốc gia trên thế giới tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế .Nừu biết tận dụng thời cơ,vượt qua các nguy cơ,chuẩn bị điều kiện để khai thác lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của đất nước ;nến biết phối hợp với các nước khác để bảo vệ quyền lợi của mình trên các diễn đàn quốc tế .Vì vậy,việc tiếp tục đổi mới kinh tế ,đổi mới thể chế và chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế cần được xem là một biện phấp cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách hiệu quả vào nền kinh tế thế giới . 7.2 Quốc tế hoá sản xuất tiếp tục phát triển . Sự phân công lao động và phân công sản xuất quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều xâu,vừa làm tăng khả năg và cơ hội tăng trưởng cho mõi nước và cho toàn bộ nền kinh tế thế giới ,vừa sự phu thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước và các khu vực ,các vùng khác nhau.Vai trò của các công ty đa quốc gia ngày càng mạnh mẽ và chi phối sự vận động của nền kinh tế thế giới .Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại thế giới không thể xây dựng cơ cấu kinh tế hàon chỉnh theo quan niệm trước đây,thời kỳ kế hoach hoá tập trung.nghĩa là Việt Nam phải xây dựng đủ các ngành công nghiệp nặng và phải bảo hộ chung.Mà trong tương lai,Việt Nam phải biết tận dụng cơ cấu kinh tế thế giới ,khu vực để có thể toàn cầu hoá nền kinh tế của mình.Cách mạng khoa học kỹ thuật với tư cách là động lực của quốc tế hoá và tự do hoá nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều xâu với đặc trưng là tốc độ thương mại hóa các thành quả khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng.Hơn lúc nào hết,chúng ta phải thấy rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa thương mại và khoa học kỹ thuật cũng như quy mô tác động của nó,cần có chiến lược thúc đảy tăng tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài,nhất là các công ty lớn để đổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới . 7.3 Trên cơ sở dự báo xu hướng của nền chính trị thế giới là hoà bình ổn định Mặc dù có thể có những biến động và xung đột cục bộ ,xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và khu vực về cơ bản có triển vọng ,tạo cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian dài sẽ có .Kinh tế thế giới đang phục hồi và tăng trưởng ở mức cao,Việt Nam nằm ở khu vực châu A ,khu vực dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng và Việt Nam tiến hành trao đổi mậu dịch chủ yếu với khu vực này.Do vậy đây là cơ hội cho Việt Nam hội nhập lt thế giới và khu vực nến biết tận dụng khả năng và lợi thế từ đổi mới kinh tế trong mười năm qua để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài sắp tới.Xét cho cùng,để có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ,trước hết phải biết khai thác tiềm lực trong nước,phải có con người và các tổ chức trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp có khả nănghội nhập với thế giới .Bởi lẽ,có phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước thì mới có khả năng hội nhập kinh tế thế giới thành công. 8. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu đối với sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá của Việt Nam . Qúa trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình điều chỉnh chính sách kinh tế ,xây dựng một nền kinh tế thị trường mạnh để thực hiện tự do hoá trên các lĩnh vực ,đông thưòi sẵn sàng tận dụng các ưu đãi của các thành viên khác đem lại để phát triển sản xuất ,mở rộng thị trường hàng hoá và đầu tư ra nưúơc ngoài,Do vậy,tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đang là một đòi hỏi cấp thiết đối với các nước đang phát triển ,đặc biệt là một nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưu Việt Nam . 8.1 Xu hướng khu vực hoá,toàn cầu hoá trên cơ sở lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế của các bên tham gia đã trỏ thành nhân tố góp phần giữ gìn hoà bình,ổn định trong khu vực và Việt Nam cắt giảm các khoản chi về an ninh quốc phòng,tập trung các nguồn lực trong nước cho phát triển kinh tế ,cho sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước .Đồng thời sự ổn định về kinh tế ,chính trị xã hội chính là điều kiện kiên quyết để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâmđầu tư.Điều đó sẽ giúp chúng ta thu hút dược nguồn nhân lực,nguồn vật chất và tài chính cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước khác trên thế giới phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng nhanh nền kinh tế quôc dân của mình. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là một nhân tố quan trọng buộc các doanh nghiệp Việt Nam chấn chỉnh tổ chức quản lý sản xuất ,đổi mới công nghệ,nắm bắt thông tin,tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá để đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước.Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện mở rộng thị trường thương mại hàng hoá dịch vụ và đầu tư do được hưởng nhưũng ưu đãi cho các nưứoc chậm phát triển hoặc đang phát triển của các nước đối tác. 8.2 Tạo ra những mối quan hệ kinh tế – chính trị đa dạng ,đan xen Khi hội nhập kinh tế quốc tế ,các nước phụ thuộc lẫn nhau ,góp phần nâng cao vị trí quốc tế và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia bình đẳng trong các giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế ,tránh tình trạng bị cô lập ,bị chèn ép trong các quan hệ song phương.Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế rộng lớn,tự do và bình đẳng,ngày càng giảm dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ tạo cơ hội không chỉ cho các công ty lớn,các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các công ty nhỏ,các nền kinh tế nhỏ tham gia bình đẳng,rộng rãi vào qúa trình vận hành của guồng máy kinh tế thế giới mang tính toàn cầu .Với mối giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng,Việt Nam có thể học hỏi,rút kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của các nước đi trước ,tránh được những sai sót,tìm ra các biện pháp rút ngắn thời gian cần thiết để thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước .Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện để Việt Nam dần điều chỉnh các chính sách kinh tế kèm theo các chuẩn mực của các tổ chức và các định chế kinh tế quốc tế ,tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút vốn ,kỹ thuật, công nghệ nhằm rút ngắn thời gian và khoản cách,đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới . 9. Vai trò ,vị trí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn đón vai trì quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Chính vì vậy,loại hình doanh nghiệp này nhận được sự quan tâm ,hỗ trợ hết sức đặc biệt từ phía chính phủ và tất nhiên đón góp chung cho nền kinh tế cũng ngày càng gia tăng.Thông thường nó chiếm trên 90% số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế ,tạo côn ăn việc làm cho gần một nửa thậm chí 2/3 lực lượng lao động quốc gia .Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 90% tổng số các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ,đóng góp khoản 25% GDP ,giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động ,chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước,đóng gốp khoảng 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp .Hơn nữa,mỗi doanh nghiệp được xem là tế bào của nền kinh tế quốc gia .Trong đó các doang nghiệp vừa và nhỏ chính là cái rễ nhỏ bám vào đất giúp cho thân cây đứng vưãng hơn.Đất nước đang phát triển với nguồn lực hạn chế nhưng chúng ta lại có ợi thế của “người đi sau” trong việc phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này hết sức quan trọng ,bởi lẽ bên cạnh việc phát huy nội lực của quốc gia ,đặc biệt là tạo một số lượng lớn công việc với chi phí không quá cao,nó còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế mà lại không quá phụ thuộc vào bên ngoài. 10. Những kết quả tích cực của thuế xuất nhập khẩu . Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và khu vực ,nước ta đã và đang từng bước hoà mình để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại.Việc buôn bán ,trao đổi hàng hoá v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0118.doc
Tài liệu liên quan