Thực trạng & Giải pháp về chế độ Bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam

Lời nói đầu Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi người lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia. Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội ( BHXH ) sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong hệ th

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp về chế độ Bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống BHXH, chế độ hưu trí đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là chế độ bảo hiểm dài hạn, bảo hiểm tuổi già cho người tham gia. Nó chiếm phần quan trọng nhất cả về qui mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia của người lao động trong xã hội. ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong lĩnh vực có ảnh hưởng tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, nó luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu quả nhất. ở Việt Nam, qua 40 năm thực hiện, chế độ hưu trí luôn có vị trí quan trọng đặc biệt đối với người tham gia BHXH. Chế độ hưu cùng với các chế độ BHXH khác đã góp phần rất to lớn vào việc ổn định đời sống của công nhân viên chức, lực lượng vũ trang (CNVC, LLVT) và gia đình họ làm cho họ yên tâm lao động sản xuât, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong thời kỳ vừa qua. Nhờ có chế độ hưu trí mà người lao động sau khi hết tuổi lao động hoặc sau một số năm công tác nhất định đã được nghỉ hưu và được nhận tiền hưu để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chế độ hưu trí thời kỳ bao cấp chưa thể hiện đúng bản chất của mình mà thể hiện tính ưu đãi bao cấp của Nhà nước cho một bộ phận dân cư là CNVC, LLVT. Nhưng trong thời kỳ đó chế độ hưu trí cũng đã góp phần rất lớn vào việc ổn định đời sống cho người lao động. Đến nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường nhu cầu về BHXH đa dạng ngày càng tăng, số lượng người về hưu cũng ngày càng tăng thì đời sống của họ luôn luôn là mối quan tâm lơn của Đảng và nhà nước ta. Do đó đặt ra yêu cầu là thực hiện BHXH đối với người về hưu như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhât, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong thời kỳ đổi mới.. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hưu trí cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, cùng với quá trình thực tập tốt nghiệp tại BHXH Việt Nam, được sự đính hướng và hướng dân nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cao Thường , chú Nguyễn Hùng Cường_phó phòng tổng hợp thuộc Ban quản lý chế độ chính sách của BHXH Việt Nam, em chọn đề tài : “ Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam ”. Mục tiêu chủ yếu của đề tài nhằm : ỉ Làm rõ nội dung của chế độ bảo hiểm hưu trí cũng như vai trò và tác dụng của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. ỉ Tìm hiểu thực trạng của chế độ bảo hiểm hưu trí trong từng giai đoạn phát triển vừa qua ở nước ta. ỉ Đưa ra kiến nghị và định hướng cho việc hoàn thiện và phát triển chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam. Để làm rõ và giải quyết được những vấn đề nêu trên, đề tài được thể hiện cụ thể trong ba chương. ỉ Chương I : Lý luận chung về chế độ bảo hiểm hưu trí. ỉ Chương II : Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXH Việt Nam. ỉ Chương III : Một sô kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí ở nước ta. Đây là một đề tài tương đối khó, hơn nữa do thời gian và kinh nghiệp thực tế có hạn nên bài viết khó có thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý, xây dựng của thầy cô giáo và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội , ngày 9 tháng 5 năm 2002 Sinh viên : Ngô Hoàng Hưng Chương I : Lý luận chung về chế độ bảo hiểm hưu trí I - Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí 1 . Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới. “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm dảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ , góp phần đảm bảo an toàn xã hội ”. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới, BHXH ngày càng trở thành nhu cầu thường xuyên, tự nguyện và chính đáng của người lao động. Ngay từ thế kỷ XVI những người nông dân ở vùng Anper đã nhận thấy để trợ cấp cho trường hợp một số người bị ốm đau hay tai nạn. Họ đã thành lập hội tương hỗ với cách thức mỗi người đều trích ra một phần thu nhập để đóng góp chung vào một quỹ, phòng khi có ai bị đau ốm hay tai nạn thì dùng quỹ đó để giúp đỡ. Hình thức sơ khai này được BHXH phát triển dần nên, phạm vi được mở rộng ra để có thêm nhiều người tham gia, mở thêm các loại trợ cấp bổ sung. Nguyên tắc chung trong hoạt động bảo hiểm này là gắn liền quyền lợi được hưởng với nghĩa vụ đóng góp. Tuy vậy BHXH chỉ thực sự trở thành một lĩnh vực hoạt động mang tính chất và ý nghĩa xã hội sâu sắc từ đầu thế kỷ 19. Quá trình đó gắn liền với sự phát triển sản xuất công nghiệp, của nền kinh tế thị trường và thị trường sức lao động mà trong đó có quan hệ chủ thợ trong lao động được trở nên phổ biến. Một bộ luật đầu tiên về chế độ bảo hiểm trong lịch sử được hình thành ở nước Anh vào năm 1819. Bộ luật này có tên là bộ luật nhà máy. Nội dung cơ bản trong luật này là bảo hiểm cho lao động trong các xưởng thợ. ở một nước công nghiệp khác, nước Đức đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, luật tai nạn lao động năm 1884 và luật bảo hiểm người già và người tàn tật do lao động vào năm 1889. Sự ra đời các bộ luật chính thức đầu tiên đó phản ánh một yêu cầu tất yếu khách quan của BHXH. Sang thế kỷ 20, hầu hết các nước trên thế giới mà trước hết là các nước công nghiệp phát triển ở một trình độ cao đều ban hành và thực hiện điều luật về BHXH đối với người lao động. Với sự phát triển như vậy, BHXH đã trở thành một lĩnh vực mang tính quốc tế rộng lớn. Hiện nay có hơn 160 quốc gio trên thế giới thực hiện BHXH 2 . Cơ sở hình thành chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH : Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Nhưng cùng với thời gian, con người sẽ bị già đi, sức khoẻ của họ bị giảm sút không còn khả năng lao động, không còn khả năng tự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống.Lúc đó khoản thu nhập mà họ có thể sinh sống hoặc là do tích góp trong quá trình lao động hoặc do con cháu nuôi dưỡng... Những nguồn thu nhập này không thường xuyền và phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, nhà nước đã thực hiện chế độ BHXH hưu trí. Vậy bảo hiểm hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động khi hết tuổi lao động. Người lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống chính họ trong quá trình lao động. Quá trình này diễn ra ngay trong các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị kinh tế, hành chính sư nghiệp trong lĩnh vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Trong quá trình đó, họ cống hiến sức lao động để xây dựng đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho cả chính họ nữa. Do đó đến khi họ không còn khả năng lao động nữa thì họ phải được sự quan tâm ngược lại từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng phù hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt quá trình lao động. Nguồn trợ cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan trọng và cần thiết giúp cho người về hưu ổn định về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, tạo cho họ có thêm điều kiện để cống hiến cho xã hội những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lao động sản xuất mà họ đã tích luỹ được nhằm xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh hơn. Bảo hiểm hưu trí bảo đảm quyền lợi cho người lao động giúp họ tự bảo vệ mình khi hết tuổi lao động, tự lo cho chính mình một cách hợp lý nhất nhờ vào việc họ đã cống hiến sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội trước đó. Người lao động chỉ cần trích ra một tỷ lệ % tiền lương tương đối nhỏ khi còn đang làm việc trong một thời gian nhất định. Đến khi hết tuổi lao động phải nghỉ việc họ sẽ có được sự bảo đảm của xã hội làm giảm bớt phần nào khó khăn về mặt tài chính do thu nhập thấp vì không còn lao động được nữa. Như vậy bảo hiểm hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, chế độ bảo hiểm hưu trí lấy đóng góp của thế hệ sau chi trả cho các thế hệ trước. Vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với người trong xã hội . 3 . Vai trò của chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH Trong một hệ thống BHXH thường bao gồm nhiều chế độ khác nhau. Số lượng các chế độ BHXH được xây dựng và thực hiện phụ thuộc vào trình độ phát triển và mục tiêu cụ thể của hệ thống BHXH trong từng thời kỳ của mỗi nước. Tuy nhiên, trong bất cứ hệ thống BHXH nào cũng có những chế độ chính thể hiện đặc trưng những mục tiêu chủ yếu của hệ thống bảo hiểm xã hội. Một trong những chế độ đó là chế độ hưu trí hay chế độ bảo hiểm tuổi già cho người lao động . Có thể khẳng định rằng chế độ hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm được thực hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội. Theo quy định của ILO thì chế độ này là một trong những chế độ bắt buộc, là chế độ chính sách khi mỗi quốc gia muốn xây dựng cho mình một hệ thống bảo hiểm xã hội. Theo thống kê của ILO, trong tổng số 163 nước trên thế giới có hệ thống BHXH (1993) thì có tới 155 nước có thực hiện chế độ hưu trí chiếm tỷ lệ 95,1%. Điều đó chứng tỏ chế độ hưu trí rất được các nước cũng như người lao động quan tâm Trên thực tế, tất cả những người tham gia vào BHXH đều có mong muốn tham gia vào chế độ hưu trí. Trong phần đóng góp phí BHXH nói chung thì phần chủ yếu là đóng cho chế độ này. Đối với hệ thống BHXH thì hoạt động của ngành này tập trung chủ yếu vào chế độ hưu trí cho người lao động. Điều này được thể hiện cụ thể trong các hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn ở Việt Nam, chế độ hưu trí có vị trí đặc biệt quan trọng với người tham gia bảo hiểm xã hội. Chế độ này được quy định và đưa vào thực hiện ngay từ khi hệ thống BHXH mới được thành lập ( 1947). Theo các quy định hiện hành thì tỷ lệ giành cho bảo hiểm hưu trí và các chế độ khác có liên quan tới người về hưu là 75% ( phí bảo hiểm là 20% tổng quỹ tiền lương thì giành tới 15% đóng cho hưu trí ). Do đó thu cho chế độ hưu trí cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu của bảo hiểm xã hội, khoảng từ 60-80%. Tương tự như vậy trong tổng chi của BHXH thì việc chi cho chế độ này cũng rất lớn. Trong những năm gần đây tiền chi cho chế độ hưu trí chiếm khoảng trên 70% tổng chi cho BHXH . Như vậy, hoạt động thu chi của chế độ hưu trí có ảnh hưởng sống còn tới toàn bộ hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định của BHXH nói riêng cũng như cả xã hội nói chung. Một vấn đề nữa đặt ra là xu hướng già hoá của dân số thế giới dẫn đến số lượng người nghỉ hưu ngày càng tăng. Điều đó cho thấy rõ vai trò ngày càng quan trọng của chế độ hưu trí trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hơn nữa, chế độ bảo hiểm hưu trí còn thể hiện được sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước, người sử dụng lao động đối với người lao động, và nó còn thể hiện đạo lý của dân tộc đồng thời còn phản ánh trình độ văn minh của một chế độ xã hội . 4. Tác dụng và đặc trưng của bảo hiểm hưu trí : 4.1 Tác dụng của bảo hiểm hưu trí : bảo hiểm hưu trí giúp đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ về hưu do đó giúp cho xã hội ổn định và gắn bó. Ngày nay, tỷ lệ người già trong dân số càng tăng do đó ổn định đời sống cho bộ phận này là rất quan trọng. Mặt khác, khi nghỉ hưu người lao động được sống thoải mái hơn và an nhàn hơn. Đối với người có trình độ có khả năng họ lại tiếp tục cống hiến, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau. Người lao động trong quá trình lao động họ có được sự bảo đảm chắc chắn về phần thu nhập khi họ nghỉ hưu, làm cho họ yên tâm chú ý, không lo nghĩ về điều kiện sống khi nghỉ hưu do đó có thể làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Giúp người lao động tiết kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình lao động để bảo đảm đời sống khi nghỉ hưu, giảm bớt phần nào gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội . 4.2 Đặc trưng của chế độ bảo hiểm hưu trí : bảo hiểm hưu trí là một chế độ BHXH dài hạn nằm ngoài qúa trình lao động. Đặc trưng này thể hiện cả trong quá trình đóng và hưởng bảo hiểm hưu trí. Người lao động tham gia đóng phí BHXH trong một thời gian khá dài. Thời gian đó liên tục đủ lớn theo quy định thì sẽ đủ một trong những điều kiện để được hưởng bảo hiểm hưu trí. Khi đã đủ các điều kiện thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí trong khoảng thời gian tính từ lúc về hưu cho đến khi người lao động chết. Quá trình hưởng này dài ngắn bao nhiêu tuỳ thuộc vào tuổi thọ của từng người và những người hưởng bảo hiểm hưu trí là những người đã kết thúc quá trình làm việc của mình mà theo quy định được nghỉ ở nhà và hưởng lương hưu. Trong chế độ hưu trí có sự tách biệt giữa đóng và hưởng. Vì đây là một chế độ nằm ngoài quá trình lao động, cho nên để được hưởng chế độ hưu trí khi về hưu thì người lao động phải tham gia đóng phí ngày trong quá trình lao động. Trong suốt quá trình lao động, số tiền người lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí dùng để chi trả lương hưu ( trợ cấp tuổi già ) cho thế hệ trước. Như vậy có sự kế thừa giữa các thế hệ lao động trong việc hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí, qua đó thể hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít của bảo hiểm . Phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ với nhau. Người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh thì ngoài việc đầu tư cho thiết bị máy móc hiện đại ,còn phải chăm lo tới đời sống người lao động mà mình đang sử dụng, tạo cho họ việc làm, đảm bảo cuộc sống cho họ khi hết tuổi lao động bằng việc đóng BHXH cho người lao động. Từ những tác dụng và đặc trưng trên, quỹ bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong quỹ bảo hiểm hưu trí. Do đó bộ phận quản lý quỹ có thể sử dụng phần quỹ bảo hiểm hưu trí nhàn rỗi để đầu tư sinh lời nhằm ổn định, bảo đảm cân bằng và tăng trưởng quỹ. Từ đó góp phần thúc đẩy đầu tư tăng trưởng vào nền kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần hạn chế nạn thất nghiệp hiện nay. II. Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí Hưu trí là một chế độ nhằm bảo đảm thực hiện quyền lợi hợp pháp của công dân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội. Chế độ này nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ đã hết tuổi lao động( không còn khả năng lao động ) về nghỉ hưu an dưỡng lúc tuổi già. Như vậy, chế độ hưu trí là một chế độ có liên quan đến rất nhiều mặt trong quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu để đi đến xác lập một chế độ bảo hiểm hưu trí. Sau đây là một số nội dung cơ bản: 1 . Điều kiện để hưởng bảo hiểm hưu trí. Độ tuổi hưởng chế độ BHXH dài hạn nói chung và chế độ hưu trí nói riên đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí của hệ thống chế độ. Tuổi hưởng chế độ hưu trí có thể được ấn định theo một loạt các cân nhắc như: - Khả năng làm việc tổng thể của người cao tuổi - Vị thế của người cao tuổi trong thị trường lao động - Khả năng kinh tế của chế độ hưu trí Điều quan trọng là phải cân đối từ giác độ mức hưởng thoả mãn đóng và chi phí liên quan đến tuổi thọ bình quân của người cao tuổi. Mặc khác, khi quy định tuổi về hưu còn phải dựa vào quy luật sinh -lão - tử và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước. Ngoài ra, tuổi nghỉ hưu còn được quy định hạ thấp so với độ tuổi bình quân đối với những người làm những công việc trong điều kiện lao động và môi trường nặng nhọc, nguy hiểm đã có ảnh hưởng nhất định làm suy giảm một phần khả năng lao động so với bình thường hay những người có thể chất yếu không đủ sức đảm đương công việc . 2 .Thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ hưu trí Thời gian đóng bảo hiểm hưu trí là tổng số đơn vị thời gian có đóng phí bảo hiểm để được hưởng chế độ này. Việc quy định thời gian đóng phí BHXH nhằm xác định sự cống hiến về mặt lao động của mỗi người với xã hội nói chung và phần đóng góp và BHXH nói riêng. Thời gian đóng BHXH là một trong những căn cứ để đãi ngộ ( chi trả ) đối với người lao động như theo luật định nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội, thực hiện một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH . Việc xác định thời gian đóng phí BHXH được dựa trên căn cứ: độ tuổi về hưu, tỷ lệ đóng góp , tuổi thọ của những người về hưu, mức được hưởng... tóm lại tuỳ thuộc vào khả năng tài chính về chế độ hưu trí nói riêng và BHXH nói chung... Về nguyên tắc nếu xuất phát từ việc đóng BHXH để hình thành quỹ sử dụng cho chế độ hưu trí thì phải tính đến tổng số thời gian đóng phí BHXH thực tế. Còn trong trường hợp người lao động làm việc trong những trường hợp đặc biệt như người lao động làm việc ở nơi độc hại, vùng sâu, vùng xa... được pháp luật BHXH quy định số thời gian này được làm căn cứ để giảm tuổi đời khi nghỉ hưu. Trong các chế độ BHXH bắt buộc, đối với chế độ hưu trí hầu hết các nước đều quy định điều kiện để được hưởng chế độ phụ thuộc hai yếu tố đó là độ tuổi xác định và số năm đóng BHXH . 3 . Phí bảo hiểm hưu trí Cũng như tất cả các chế độ bảo hiểm khác, chế độ hưu trí liên quan đến mức phí thu cho chế độ này. Trong thực tế có mức thu cho chế độ này được xác định riêng theo một tỷ lệ nào đó so với thu nhập hay tiền lương dùng để tính BHXH và bảo hiểm hưu trí. Đối với người lao động làm công ăn lương thì thu nhập này thường là tiền lương. Trong một số trường hợp mức thu cho chế độ hưu trí không xác định riêng mà được gộp chung vào một mức thu gọi là thu BHXH nói chung. ở Việt Nam hiện nay thực hiện thu chung một mức phí BHXH cho tất cả các chế độ BHXH đang được thực hiện mặc dù trong đó có định lượng phần giành cho các chế độ bảo hiểm dài hạn bảo hiểm hưu trí. Trong trường hợp như vậy phí hưu trí được xác lập riêng thì phí được xác định theo công thức sau đây: P = T * TBH * L Trong đó : P : Mức phí đóng cho chế độ hưu trí TBH : Tỷ lệ thu BHXH tính theo thu nhập hay tiền lương L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính phí BHXH và chế độ hưu trí T : Tỷ lệ % đóng BHXH hưu trí nói chung Việc xác định phí nộp cho chế độ hưu trí riêng ra hay gộp chung như nói ở trên tuỳ thuộc điều kiện và mô hình hay phương thức tổ chức hoạt động ở từng nước. Nếu phí cho chế độ hưu trí được xác định riêng thì sẽ tạo thuận lợi cho việc tính toán và quản lý cho chế độ này, nhất là khi nó được mở rộng ra những khu vực khác nhau mà người lao động ở đó có hình thức thu nhập không đồng nhất như thu nhập bằng tiền. Tách riêng như vậy cũng tạo ra sự linh hoạt hơn cho người tham gia chế độ này. Tuy nhiên, nếu tách riêng như vậy cũng có nghĩa là các chế độ khác cũng được tách riêng ra điều này làm cho hoạt động quản lý BHXH nói chung phải phức tạp hơn. Còn trong trường hợp không xác định riêng mức thu phí cho từng chế độ thì có thể công việc quản lý ít phức tạp hơn nhưng lại phức tạp khi phải xác định phí đóng cho bảo hiểm khi áp dụng cho người lao động có các hình thức thu nhập khác nhau. 4 . Mức hưởng hay tiền lương hưu Mức hưởng là số tiền mà một người về hưu nhận được hàng tháng kể từ khi nghỉ hưu. Hiện nay đang có những quan điểm khác nhau về mức hưởng. Về cơ bản có hai quan điểmm chính. Quan điểm thứ nhất cho rằng tiền lương hưu là để bảo đảm mức sống tối thiểu của người nghỉ hưu theo tiêu chuẩn sống của quốc gia. Còn theo quan điểm thứ hai thì lại là tiền lương hưu phải có giá trị bảo đảm cho người về hưu có mức sống cao, thậm chí trên mức trung bình của xã hội. Sự khác nhau này tất nhiên sẽ dẫn đến mức đóng tương ứng trước khi được hưởng cũng khác nhau. Trong thực tế, khuynh hướng nào cũng có lý khi giải thích những nếu xét về mức sống của người về hưu và đặt trong quan hệ với sự phát triển và ý nghĩa về sự hấp dẫn của BHXH đối với người lao động thì khuynh hướng thứ hai có sức thuyết phục hơn. Những dù là mức hưởng được xác định theo quan điểm nào thì vẫn phải đảm bảo yêu cầu có tính nguyên tắc là tiền lương hưu phải thấp hơn tiền lương khi làm việc. Tiền lương được tính theo công thức sau: LH = T * L Trong đó: LH : Tiền lương hưu được hưởng T : Tỷ lệ % dùng để tính lương hưu L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính lương hưu Ngoài ra, tuỳ theo luật pháp của từng nước về chế độ này mà người nghỉ hưu được hưởng thêm các quyền lợi như trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, hay đối với những người lao động nghỉ việc chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu hàng tháng cũng nhận được trợ cấp một lần và ngoài lương hưu hàng tháng, người nghỉ hưu còn được bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đài thọ , khi chết gia đình được hưởng chế độ tử tuất. 5 . Thời gian hưởng chế độ hưu trí Thời gian hưởng chế độ hưu trí được hiểu là thời gian kể từ khi nghỉ hưu cho đến khi qua đời. Với mỗi người thì thời gian hưởng lương hưu thông thường là có khác nhau vì tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ không giống nhau. Và do một trong những vấn đề có tính xã hội, tính bù trừ ... trong BHXH nên trong quản lý thường lấy số bình quân chung thời gian hưởng tiền lương hưu của người nghỉ hưu trong cùng một hệ thống BHXH để tính toán cho các chỉ tiêu khác. Thời gian hưởng tiền hưu phải ngắn hơn thời gian đóng BHXH cho chế độ hưu trí. Tuy vậy, thời gian nghỉ hưu để hưởng tiền lương hưu có thể khác nhau trong khi thực hiện chế độ bảo hiểm này.Điều đó phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi đời khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, tuổi thọ bình quân của người nghỉ hưu. Những yếu tố này lại phụ thuộc vào chính sách lao động và BHXH trong từng giai đoạn, vào mức sống và điều kiện sống của dân cư. Trong thực tế, tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thường ổn định trong một thời gian dài và nếu có thay đổi thì cũng ở trong khoảng từ 55 đến 60 tuổi đối với người lao động bình thường trong xã hội. Trong trường hợp đặc biệt có thể có những điều chỉnh nhưng cũng dựa trên những độ tuổi đó. Khi tuổi thọ bình quân ngày càng tăng lên thì thời gian hưởng chế độ hưu trí cũng có xu hướng tăng lên. Vấn đề có tính quy luật này buộc các nhà nghiên cứu các chế độ chính sách về lao động và BHXH phải tính đến để điều chỉnh tuổi về hưu cho phù hợp. 6 . Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí . BHXH nói chung cũng như chế độ hưu trí nói riêng là những phạm trù kinh tế tổng hợp, phản ánh rất nhiều mặt trong đời sống xã hội. Do vậy, việc hình thanh hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là hoàn toàn không đơn giản vì khó có thể có được một hệ thống chỉ tiêu phản ánh đầy đủ tất cả các khía cạnh của lĩnh vực này. Tuy nhiên việc xây dựng các chỉ tiêu này thực sự cần thiết và đó là cơ sở cho việc đánh giá trình độ phát triển và kết quả của BHXH trong đời sống xã hội. Thông thường việc đánh giá kết quả hay hiệu quả của mỗi hoạt động nào đó chúng ta phải so sánh với định hướng, mục tiêu đề ra. Tính hiệu quả do vậy phản ánh trong mức độ đạt được so với các mục tiêu đặt ra đó Trong BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng , mục tiêu cao nhất là đạt được sự phát triển của ngành BHXH và bảo đảm đời sống người về hưi trên cơ sở của tiền lương hưu trí ( còn gọi là thu nhập thay thế ) mà người lao động nhận được từ quỹ bảo hiểm xã hội. Góp phần bảo đảm an sinh và ổn định xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng phải xoay quanh mục tiêu này. Trong chế độ hưu trí, do tính phức tạp của chế độ này mà hệ thống các chỉ tiêu phải bao gồmất cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng Theo quan điểm về hiệu quả như trên ta thấy có thể có ba nhóm chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động BHXH đó là : Nhóm 1: Các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động bảo hiểm hưu trí Nhóm 2 : Các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển của bảo hiểm hưu trí Nhóm 3 : Các chỉ tiêu đảm bảo lợi ích về kinh tế xã hội của người về hưu Sau đây là sự xác định cụ thể trong từng nhóm chỉ tiêu 6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động của bảo hiểm hưu trí BHXH tập trung vào ba hoạt động chính đó là thu BHXH, quản lý quỹ BHXH và chi trả BHXH. Trong mỗi hoạt động đó có các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ hiệu quả cụ thể: ơ Thu bảo hiểm hưu trí Thu bảo hiểm hưu trí là một chỉ tiêu tổng hợp và hiệu quả của nó được đánh giá trên các mặt chủ yếu sau: - Tỉ lệ về số người đóng BHXH Số người đóng Tỉ lệ % người đóng = * 100 Số người phải đóng. Thực chất là thực hiện thu đúng và đủ số người đóng bảo hiểm hưu trí. Thu đúng ở đây chủ yếu là thu đúng đối tượng phải thu. Số đối tượng phải thu hiện nay là số người lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, đăng kí tham gia đóng bảo hiểm hưu trí. Họ phải đóng BHXH trong đó có chế độ hưu trí. Số người này thường thay đổi do có sự thay đổi của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanhà nước, nhất là số người lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Việc thu đúng thu đủ là rất cần thiết để BHXH vừa đảm bảo lợi ích cho người lao động, vừa đảm bảo có những tác dụng tích cực với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như với nền kinh tế nói chung. Mục tiêu thu ở đây là đảm bảo thu 100% đối tượng thuộc diện phải đóng BHXH và hưu trí. Chỉ tiêu này có thể áp dụng mở rộng ra cho tất cả số người lao động có nhu cầu tham gia bảo hiểm hưu trí, và rộng hơn nữa là toàn bộ số người lao động trong xã hội. Thu đủ số tiền theo quy định cho chế độ hưu trí. Số tiền thu được Tỷ lệ % tiền thu được = * 100 Số tiền phải thu Số tiền thu được này phụ thuộc vào mức thu theo luật định và số lượng người mà các cơ quan BHXH đã thu được, hay số người trực tiếp đóng bảo hiểm xã hội. Thu đủ là rất quan trọng không chỉ vì như đã đề cập ở trên mà đó còn là bảo đảm một sự chủ động về nguồn tài chính, làm cho nguồn quỹ BHXH được ổn định, giúp duy trì các hoạt động bình thường và ngày cáng phát triển của chế độ hưu trí - Thu đúng thời gian : Đó là thời gian mà các đơn vị và cá nhân phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu không thu đúng thời gian sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính trực tiếp của chế độ hưu trí. Nhất là trong điều kiện chế độ hưu trí áp dụng theo cơ chế thu của người đóng trả cho người hưởng. Còn trong chế độ hưu trí theo cơ chế của đầu tư ứng trước thì thu kịp thời là một điều kiện quan trọng để ổn định và phát triển quỹ hưu trí trong tương lai trên cơ sở các kế hoạch sử dụng quỹ để đầu tư sinh lời ơ Chi trả BHXH Trong hoạt động chi trả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây: - Chi trả đúng đối tượng Đảm bảo tiền hưu phải đến đúng người được hưởng.Đó phải là những người hội đủ được điều kiện ràng buộc để được hưởng chế độ hưu trí. Điều này có liên quan đến công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Khác với người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, sự di chuyển hay thay đổi nơi ở của từng người về hưu phụ thuộc vào khả năng và điều kiện sống mà họ lựa chọn. Khi đó công tác quản lý phải có sự linh hoạt tốt để không chỉ quản lý tốt mà còn được thực hiện chi trả thuận lợi đúng đối tượng được hưởng chế độ này. - Chi trả đủ về số lượng Chỉ tiêu chi trả đủ về số lượng phản ánh về số tiền chi trả đủ cho mọi đối tượng được hưởng hưu trí theo quy định. Đây là yêu cầu pháp lý, được luật định thành các mức tiền hưu được hưởng. Chi trả đủ cho người về hưu phải được đảm bảo trên cơ sở số tiền mà quỹ hưu trí có được dùn để thanh toán và sự an toàn của số tiền này trong quá trình chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí - Chi trả kịp thời gian Chi trả kịp thời gian chính là việc bảo đảm người về hưu phải được nhận lương hưu đúng theo thời gian quy định. Đây là điều rất quan trọng vì tiền hưu là một loại thu nhập thường xuyên của người về hưu. Đối với các đối tượng này việc nhận lương hưu đúng hạn sẽ giúp cho họ có thể ổn định được đời sống. Đối với các cơ quan bảo hiểm điều này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý nói chung và thanh quyết toán cho chế độ hưu trí nói riêng. Các chỉ tiêu rất quan trọng trong quản lý quá trình thực hiện BHXH ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay khi mà BHXH đang còn có nhiều thay đổi cho phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội ở nước ta. ơ Quản lý quỹ hưu trí Chỉ tiêu của hoạt động này phản ánh qua quản lý số lượng tiền hay quy mô quỹ bảo hiểm hưu trí nhằm bảo toàn giá trị của quỹ hưu trí cả về giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế. Đồng thời đó còn là việc sử dụng quỹ này vào các hoạt động khác nhau, làm phát triển không ngừng và nâng cao khả năng thanh toán của quỹ hưu trí. Đó chính là sự tăng cường nguồn lực tài chính của chế độ hưu trí. ở đây có nhiều chỉ tiêu cụ thể: - Bảo toàn giá trị của quỹ bảo hiểm hưu trí Chỉ tiêu về bảo toàn giá trị của quỹ bảo hiểm hưu trí là bảo toàn giá trị thực tế của quỹ hưu trí trong các thời kỳ quyết toán tránh được những tác động làm cho giá trị của quỹ này giảm đi. Trong quá trình quản lý quỹ, có thể có các trường hợp làm cho quỹ hưu trí giảm đi như: + Tiền quỹ bị tổn thất, mất mát + Tiền quỹ bị mất giá do lạm phát + Tiền quỹ đầu tư không thu hồi được + Tiền quỹ không thu hồi được ( nợ, nộp chậm... ) + Các thất thoát khác... - Mức và tỷ lệ tăng của quỹ hưu trí qua các thời kỳ Mức và tỷ lệ tăng của quỹ hưu trí qua các thời ký là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí hiện nay. Để bảo đảm cho một tiềm lực tài chính ổn định và vững mạnh, quỹ hưu trí phải tăng lên không ngừng. Sự tăng lên này chủ yếu từ hai nguồn là : + Tăng thêm số người tham gia vào chế độ hưu trí + Sử dụng quỹ hưu trí đầu tư vào các hoạt động mang lại lợi nhuận một cách an toàn Tốc độ tăng thực tế của quỹ hưu trí như vậy phải cao hơn tốc độ tăng của số người tham gia vào chế độ hưu trí và tất nhiên phải tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của chi trả cho chế độ này. Có như vậy mới tạo được sự vững chắc, ổn định và phát triển không ngừng của chế độ hưu trí - Khả năng cân đối thu chi của quỹ BHXH Chỉ tiêu khả năng cân đối thu chi quỹ bảo hiểm hưu trí phản ánh độ an toàn của quỹ hưu trí nói riêng và sự tồn tại chế độ hưu trí nói chung. Để bảo đảm tránh những rủi ro, thì quỹ tiền hưu phải đủ đảm bảo chi trả các khoản chi của chế độ này chủ yếu bao gồm chi tiền lương hưu cho người nghỉ hưu và chi cho hoạt động quản lý. Đây là điều kiện cần thiết bất kể áp dụng phương pháp._. cụ thể nào để tạo lập quỹ Tổng thu thực tế > Tổng chi Tổng thu và tổng chi trong biểu thức điều kiện trên được xác định và so sánh tại một thời điểm tính toán. Tổng thu và tổng chi có thể được xác định khác nhau tuỳ theo phương pháp tạo quỹ được áp dụng trong hệ thống hưu trí. Vì theo các phương pháp khác nhau có thể cơ cấu thu và chi cũng sẽ khác nhau 6.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của chế độ hưu trí ơ Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí Chỉ tiêu mở rộng phạm vi đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí được tính qua tỷ lệ người lao động trong xã hội thực hiện vào chế độ hưu trí trong tổng số lao động nói chung. Đây là chi tiêu phản ánh kết quả thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của chế độ hưu trí. Trong điều kiện ở các nước có nền kinh tế kém phát triển, số người tham gia vào chế độ hưu trí không nhiều thì chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá quy mô và sự phát triển của chế độ hưu trí qua các thời kỳ. Theo đuổi mục tiêu mọi người đều có quyền và được tham gia vào BHXH để hưởng chế độ hưu trí nên trong quá trình phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động số người tham gia vào chế độ này phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn lao động xã hội. Tỷ lệ tăng số lượng người tham gia chế độ hưu trí được xác định trên cơ sở mục tiêu mở rộng của chế độ này. ở đây có thể lượng hoá chỉ tiêu này qua tỷ lệ phần trăm số người tham gia vào chế độ bảo hiểm hưu trí và tốc độ tăng của tỷ lệ này qua các năm. Ngoài ra, cũng có thể tính thêm chỉ tiêu tỷ lệ tăng tương đối so với tỷ lệ tăng lao động xã hội . ơ Mở rộng các hình thức tham gia chế độ hưu trí Mở rộng các hình thức tham gia chế độ hưu trí là chỉ tiêu chủ yếu phản ánh sự tăng thêm các hình thức mới trong việc đóng phí bảo hiểm và hưởng chế độ hưu. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển về tổ chức hệ thống và các hoạt động của chế độ hưu trí, qua đó tăng cơ hội và khả năng để mọi người có thể tham gia vào chế độ này. Hiện nay ở Việt Nam chúng ta mới áp dụng một hình thức đóng để hưởng chế độ hưu trí trong đó dựa chủ yếu vào thời gian đóng và tuổi đời khi nghỉ hưu. Tuy nhiên sự khống chế về số năm đóng tối thiểu như luật định hiện nay là 15 năm kèm với điều kiện tuổi đời chỉ thích hợp với người có công việc làm và thu nhập ổn định để đóng bảo hiểm xã hội, nhất là lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước Việc linh hoạt về thời gian đóng BHXH làm cho nhiều người có nhu cầu có thêm cơ hội để tham gia vào chế độ này . Xét trên một góc độ khác, mức đóng cố định chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập hay tiền lương để tính BHXH cũng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của chế độ này khi nhiều người muốn đóng thêm trên mức bình thường để sau đó được hưởng mức tiền cao hơn . 6.3. Các chỉ tiêu bảo đảm quyền lợi kinh tế và xã hội của người về hưu Quyền lợi về kinh tế xã hội cho người về hưu phải được phản ánh trong thực tế đời sống kinh tế xã hội . Có thể dùng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá : ơ Mức bảo đảm các tiêu chuẩn sống của người về hưu Chỉ tiêu này phản ánh qua mức lương của người về hưu nhận được và mức bảo đảm thực tế cho cuộc sống của người về hưu qua tiền hưu. Khi tính toán cụ thể , mức bảo đảm của tiền lương hưu phải được tính đến các mặt như : - Mức tiền lương : mức tiền lương phải bảo đảm đầy đủ duy trì cuộc sống của người hưởng lương hưu. ở đây vừa phải bảo đảm giá trị tiền lương danh nghĩa vừa bảo đảm cả giá trị thực tế là sức mua của tiền lương. Nghĩa là khi có những tác động làm mất giá trị của tiền lương hưu như tác động của lạm phát thì cần phải được điều chỉnh kịp thời . - Tiền lương hưu hợp lý: Tiền lương hưu hợp lý muốn nói đến tương quan so sánh giữa lương hưa với các loại lương khác trong xã hội. Về nguyên tắc thì tiền lương hưu không thể cao hơn tiền của người về hưu khi đang còn làm việc, trừ trường hợp người về hưu tham gia thêm hình thức bảo hiểm tuổi già khác ngoài các hình thức và chế độ hưu trí thông thường. Nhưng tiền lương hưu không thể thấp hơn tiên lương tối thiểu. Sự so sánh đó nhằm đánh giá tương quan về mức sống giữa những người về hưu với các tầng lớp khác trong xã hội . ơ Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người nghỉ hưu Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người nghỉ hưu phải được so sánh đánh giá giữa đóng góp và hưởng thụ, theo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Khác với các chế độ bảo hiểm ngắn hạn, điều này rất cần đối với chế độ hưu trí vì việc đóng phí và hưởng trong chế độ hưu trí liên quan đến những khoản tiền rất lớn trong thu và chi trả. Và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các đối tượng tham gia cả trong khi đóng và hưởng theo chế độ này. Sự công bằng cũng có nghĩa tham gia chế độ hưu trí như nhau thì quyền lợi được hưởng cũng phải như nhau . ơ Tăng sự tác động tích cực của chế độ hưu trí đến phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội Sự tác động tích cực của chế độ bảo hiểm hưu trí đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội là một chỉ tiêu mang tính định tính khó lượng hoá. Nhưng đây là một chỉ tiêu rất quan trọng vì có tác dụng trực tiếp đến không chỉ người về hưu mà bản thân người lao động đang làm việc đã và có thể sẽ tham gia vào chế độ hưu trí. Chế độ hưu trí phải góp phần ổn định kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động đang làm việc trong xã hội. Chẳng hạn một chế độ hưu trí tốt làm cho lao động trong xã hội được điều hoà hợp lý, cân đối hơn giữa các khu vực và thành phần kinh tế, qua đó nguồn lực lao động được khai thác và huy động đúng mục đích. Việc sử dụng lực lượng lao động sẽ hiệu quả hơn. Đảm bảo tái sản xuất sức lao động xã hội, an toàn xã hội ... III - Kinh nghiệm xây dựng các chế độ BHXH đối với người nghỉ hưu. 1. Về điều kiện tuổi đời ở các nước khác nhau, tuỳ theo các nhân tố dân số và kinh tế xã hội mà có sự quy định tuỏi đời khác nhau giữa các nhóm nước và khác nhau giữa nam và nữ trong cùng một nước. Có thể có một số nước quy định độ tuổi nam và nữ như nhâu nhưng có một số nước khác lại quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam. Xác định tuổi nghỉ hưu phụ thuộc rất nhiều yếu tố kể cả phụ thuộc vào nước có dân số già hay trẻ. Đối với nước có dân dố già, số người nghỉ hưu lớn, vì vậy họ phai nâng tuổi nghỉ hưu thường cao hơn so với các nước đang phát triển. Theo số liệu của văn phòng lao động quốc tế trong 24 nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế và trong 40 nước đang phát triển thì tuổi nghỉ hưu đối với nam nữ như sau : Bảng 1: Cơ cấu tuổi nghỉ hưu ở một số nước Độ tuổi nghỉ hưu OCDE Nước dang phát triển Số nước % Số nước % 50 0 - 1 25 55 1 417 13 325 57 0 - 1 25 60 3 125 18 45 65 16 6667 7 175 67 4 166 0 - Tổng 24 100 40 100 ( Nguồn: BHXH Việt Nam ) Ngoài ra các nước còn quy định hạ tuổi nghỉ hưu so với tuỏi nghỉ hưu bình thường đối những người làm những ngành nghề công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... Điều kiện về tuổi đời ở một số nước được thể hiện : - Nhóm Tây Âu và Bắc Mỹ. + Mỹ, Canada : 65 tuổi ( chung cho cả hai giới ). + Anh : 65 tuổi (nam) và 60 tuổi (nữ). + Pháp : 60 tuổi ( tối đa là 65 tuổi). + Đức : 65 tuổi (nam) và 63 tuổi (nữ). - Nhóm các nước Châu á ( Ngoài ASEAN ). + Trung Quốc : 60 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ). + Nhật Bản : 60 tuổi(nam) và 55 tuổi (nữ) + ấn độ : 55 tuổi(chung cho cả hai giới). - Nhóm các nước ASEAN. + Indonesia: 55 tuổi (cho cả hai giới). + Malaysia : 55 tuổi(cho cả hai giới). + Xingapo : 55 tuổi (cho cả hai giới). + Philipin : 60 tuổi (cho cả hai giới). Như vậy có thể thấy tuổi nghỉ hưu của các nước giao động trong khoảng từ 55 đến 65 tuổi và có phân biệt giới tính. Qua thống kê cho thấy chỉ có 34.62% số nước có quy định tuổi nghỉ hưu ở cả nam và nữ là như nhau. Đa số các nước ASEAN quy định tuổi nghỉ hưu chung cả nam và nữ là 55 tuổi. 2 . Về việc xác định số năm đóng góp BHXH Số năm dóng góp BHXH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công việc xác lập chế độ hưu trí. Vì vậy số thời gian đóng BHXH là một trong các điều kiện để được hưởng trợ cấp hưu. ở nhiều nước có quy định phải có một số năm đóng tối thiểu. Qua thống kê cho thấy số năm đóng BHXH dao động từ 15 đến 45 năm. Một nguyên tắc đặt ra trong chế độ hưu là độ tuổi được hưởng chế độ hưu xác định cao thì đòi hỏi số năm bắt buộc phải đóng BHXH phải cao. Số năm đóng BHXH thấp (nhưng không được thấp hơn số năm tối thiểu) thì mức trợ cấp thấp hơn. Quy định thời gian đóng BHXH (tối thiểu) của một số nước như sau : Mỹ, Anh : Đóng góp 52 tuần liên tục cộng với 9/10 tổng số năm làm việc. Pháp : người tham gia BHXH phải đóng góp 150 quỹ. Đức : 15 năm đến 35 năm. Liên Xô : Nam(20 năm), Nữ(20 năm). Ba Lan : Nam(20 năm), Nữ(15 năm). Hungari : 20 năm(cho cả hai giới) ấn độ : 15 năm. Trung quốc : 10 năm liên tục. Nhật : 20 năm. Philipin : 120 tháng liên tục. ở một số nước ở Đông Nam á không quy định cụ thể thời gian đóng phí BHXH. 3 . Về mức trợ cấp hưu trí. Có rất nhiều cách xác định mức trợ cấp hưu trí. Một số nước xác định mức đồng đều, coi là mức tối thiểu thích hợp với mặt bằng chung của quốc gia. Nhiều nước xác định mức trợ cấp theo thu nhập đã từng có của ngưoiừ lao động khi nghỉ hưu. Một số nhóm nước khác kết hợp cả hai cách. Trong phần trợ cấp có phần nền(cơ bản) là một mức đồng nhất cộng thêm phần tỷ lệ thu nhập. Tuy nhiên xu hướng chung là trợ cấp theo mức thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu, phù hợp với đa ssố trường hợp là đóng góp BHXH theo thu nhập. Mức trợ cấp hưu của một số nước: Mỹ : Mức trợ cấp hưu đồng nhất, tối đa là 11280USD/tháng, tính trên thu nhập được bảo hiểm cho tới khi nghỉ hưu. Anh : 32.85 Bảng/tuần cộng 12% thu nhập được bảo hiểm trong nước. Pháp : 50% thu nhập bình quân trong vòng 10 năm cao nhất. Lương được tính theo các lần thay đổi lương. - Đức : 1,5% “lương ước tính” là tỷ lệ giữa thu nhập của người lao động so với múc lương trung bình của cả nước nhân với “cơ sở tính toán chung” hiện thời. Ba lan : 100% thu nhập bình quân của mức dưới 3000 ZLOTY một tháng của 12 tháng gần nhất cộng với 55% của phần còn lại và tăng 4% trợ cấp tính theo trợ cấp cơ bản cho mỗi năm công tác trên 20 năm. Trung quốc : 60 đến 90% thu nhập trong tháng cuối, phụ thuộc vào thời gian công tác. ấn độ: Trả một lần tương ứng với số đóng góp của chủ và thợ đã trả cộng với 7.58& lãi. Indonexia : Người nghỉ hưu được nhận một khoản trợ cấp một lần tương đương với mức mà người sử dụng lao động và người lao động đã đóng góp trong suốt quá trình tham gia BHXH, cộng với khoản tiền lãi tăng thêm. Malaysia : Tương tự như INDONEXIA. Philipines : 1.5% lương bình quân của 120 tháng cuối cộng với từ 42 đến 102% của tiền lương bình quân của 10 tháng lương. 4 . Về mức đóng góp Mức đóng góp cho chế độ hưu cũng có sự khác nhau giữa các nhóm nước. Tuy nhiên ở hầu hết các nước đều có sự phân chia đóng góp giữa giới chủ và giới thợ và đóng riêng cho chế độ hưu chứ không gộp vào các chế độ khác chẳng hạn: Mỹ: Người lao động đóng 6.2% tiền lương ( nếu là lao động độc lập phải đóng 12.4% ), người sử dụng lao động đóng 6.2 % tổng quỹ lương. Tiền lương cao nhất được dùng làm căn cứ để đóng BHXH là 57000 USD/ năm . Anh : Người lao động đóng 2 % của 54 Bảng / tuần đầu tiên cộng thêm 9% lương tuần của tiền lương từ 54 đến 405 Bảng. Người sử dụng lao động đóng từ 4.6 % đến 10.4 % . pháp : Người lao động đóng 6.54 % trong thu nhập được tính BHXH của mình, người sử dụng lao động đóng 8.2 % tiền lương tối đa để đóng BHXH là 12360 FRANCS một tháng . Đức : Người lao động đóng 8.75 % tiền lương, nếu người lao động có thu nhập dưới 610 DM / tháng thì không phải đóng BHXH. Người lao động độc lập phải đóng 15.7%. Người sử dụng lao động đóng 8.75 % quỹ lương và đóng 7.5% nếu trong doanh nghiệp có người lao động có thu nhập thấp hơn 610 DM / tháng . 5. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giới. Qua nghiên cứu về quá trình tổ chức và thực hiện hệ thống hưu trí của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Trong tất cả nước, vai trò của nhà nước của chính phủ trong hệ thống hưu trí là rất quan trọng. Nhà nước với tư cách là người đề ra định hướng cho sự hoạt động hưu trí và là một sự bảo trợ rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống này. Đặc biệt là bảo trợ về tài chính ở các mức độ và hình thức khác nhau . - Xu hướng đa dạng hoá về tổ chức thực hiện, về nội dung và phương thức tiến hành trong chế độ hưu trí là phổ biến. Mặc dù vai trò của nhà nước là rất quan trọng như đã nêu ở trên nhưng tham gia hoạt động trong hệ thống hưu trí không chỉ có các tổ chức của nhà nước, các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước cũng có thể tham gia với điều kiện tuân thủ đúng những quy định trong luật BHXH và hưu trí. Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để mọi thành viên trong xã hội có nhu cầu đều có thể tham gia vào chế độ hưu trí . - BHXH cũng như bảo hiểm hưu trí là vấn đề của con người nói chung và đều tuân thủ những nguyên tắc phổ biến của lĩnh vực này. Tuy nhiên mỗi nước có những đặc trưng riêng về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình dân số và lao động mà có những vận dụng cụ thể vào xây dựng cho mình một hệ thống hưu trí phù hợp về nội dung và hình thức thực hiện. Các yếu tố quan trọng để xác lập chế độ hưu trí ở các nước khác nhau cũng khác nhau chẳng hạn tuổi đời, mức sống, mức đóng góp... Trong đó phải đảm bảo được lợi ích chính đáng của người tham gia chế độ hưu trí và duy trì sự ổn định, đảm bảo cho hệ thống hưu trí phát triển . - Trong tất cả các nước, hệ thống hưu trí là cốt lõi của hệ thống BHXH nói chung. Trong khi các hệ thống BHXH khác có thể thực hiện bởi các tổ chức bảo hiểm khác nhau, (như bảo hiểm thương mại về con người ) thì bảo hiểm hưu trí chỉ có thể được thực hiện trong hệ thống BHXH. Cải cách hệ thống BHXH chủ yếu và thực chất là cải cách chế độ hưu trí. Hệ thống hưu trí theo phương pháp PAYGO đã từng được thực hiện trên hầu hết các nước có hệ thông BHXH nhưng đến nay hệ thóng này bộc lộ nhiều nhược điểm và cần phải được thay thế bằng hệ thống khác. Hệ thóng mới nà các nước thực hiện nay đang chuyển sang thực hiện là hệ thống hưu trí thực hiện theo phương pháp đầu tư ứng trước. Nhưng đó là quá trình chuyển đổi trong một thời gian dài. Trước khi hệ thống cũ được thay thế hoàn toàn bằng hệ thống mới thì có tồn tại sự song song hoạt động của hai hệ thống trong thời kỳ quá độ. Như vậy có thể nói BHXH và chế độ hưu trí đang là một trong những vấn đề xã hội quan tâm rất lớn, có ý nghĩa kinh tế và chính trị rất quan trọng. Nhận thức đúng về bản chất chức năng của BHXH và chế độ hưu trí đang còn là một quá trình. Chế độ hưu trí đã được thực hiện từ rất lâu và có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội nhưng quá trình phát triển cũng là quá trình tiếp tục nghiên cứu và đổi mới, hoàn thiện không ngừng . Để có được một chế độ hưu trí thì nhận thức đúng bản chất của chế dộ này là điều rất quan trọng . Cùng với đó phải hiểu và vận dụng đúng những nguyên tắc của chế độ này trong quá trình thiết kế những nội dung của chế độ và tổ chức hệ thống hoạt động . Trong đó có các yếu tố cơ bản như mức phí đóng bảo hiểm, thời gian đóng cần thiết, tuổi đời khi nghỉ hưu, các mức lương... phải được nghiên cứu có căn cứ khoa học mới có thể đảm bảo cho chế độ này phát triển được. Một hệ thống hưu trí phát triển phải đảm bảo lợi ích của các bên tham gia trước hết là người lao động với tư cách là đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm hưu trí, sau đó là các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn xã hội trong đó có Nhà nước. Chương II : Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXH Việt Nam I . Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí Chế độ hưu trí là một chế đọ có vai trò to lớn trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia , bởi lẽ chế độ hưu trí có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời những người tham gia BHXH . Chế độ hưu trí cũng là một phương tiện có thể ổn định được phần nào đời sống người về hưu , đặc biệt trong số đó là hưu cô đơn không nơi lương tựa hoặc những người đã có những đóng góp đặc biệt cho xã hội. Thực hiện tốt chế độ hưu trí trong hệ thống BHXH sẽ góp phần nâng cao đời sống xã hội giảm bớt khó khăn cho người về hưu cũng như khó khăn chung cho bộ phận dân cư khác, nâng cao uy tín của BHXH và các chế độ khác. Có thể nói trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ hưu trí là chế độ quan trọng hàng đầu. Nó đã, đang và sẽ là một chế độ BHXH có quy mô hoạt động to lớn về cả số lượng và chất lượng. Chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng khi áp dụng ở nước ta đã có vai trò rất to lớn nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm qua các thời kỳ. 1. Giai đoạn trước năm 1995. ơ Điều lệ tạm thời về BHXH năm 1961 Ngay sau cách mạng tháng tám năm 1945 , nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lúc đó là nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thực hiện các chế độ BHXH cho công nhân viên chức. Điều đó được thể hiện qua việc ban hành sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm hưu trí .Cùng với sắc lệnh 29/SL, một số sắc lệnh khác như sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 cũng được ban hành sau đó, nhằm thực hiện tốt hơn các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Các chế độ này được thực hiện đối với những người làm việc trong các cơ quan của chính phủ và chính quyền các cấp trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Song các chế độ này vãn còn nhiều hạn chế , một phần do thực hiện trong thời kỳ kháng chiến , điều kiện kinh tế còn khó khăn thiếu thốn , tất cả mọi người chưa quan tam đến việc hưởng chế độ , ttất cả phải lo cho tình hình kháng chiến . Sau này khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, các chế độ đó mới chỉ đáp ứng cục bộ những đòi hỏi trong từng giai đoạn và từng ngành hoạt động , chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu trước mắt nên chưa đồng bộ , toàn diện và lâu dài . Trước tình hình kinh tế , chính trị có những bước phát triển nhất định cùng với việc thay đổi lại chế độ tiền lương . Quán triệt dần nguyên tắc “ phân phối theo lao động ~ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về “ Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH thống nhất trong cả nước ~ . Các chế độ này được chính thức thi hành từ ngày 1/1/1962 trên cơ sở hình thành và sử dụng quỹ BHXH tập trung, do sự đóng góp của các nhà máy, xí nghiệp và các cơ quan Nhà nước. Quỹ BHXH được quản lý và sử dụng vì lợi ích của công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước. Việc quản lý BHXH do hai cơ quan quản lý đó là: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý 3 chế độ ngắn hạn là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, còn Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội quản lý 3 chế độ dài hạn là hưu trí, tử tuất, mất sức lao động. Điều lệ này thực hiện 6 chế độ BHXH cho người lao động trong đó có quy định cụ thể về chế độ hưu trí . Trong điều lệ, từ điều 42 đến điều 53 có quy định cụ thể về chế độ hưu trí như quy định về thời gian công tác, tuổi đời và điều kiện lao động của công nhân viên chức Nhà nước. Cụ thể : Quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Số năm công tác quy định chung là 25 năm, đối với những người lao động làm việc ở những ngành nghề độc hại nguy hiểm thì giảm 5 năm so với quy định . Những người làm việc trong điều kiện làm việc đặc biệt, hoặc ở trong quân ngũ thì thời gian công tác của họ được quy đổi theo hệ số. Chế độ hưu trí trong giai đoạn này chỉ được thực hiện cho cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước và quân nhân trong lực lượng vũ trang. Qua đó ta có thể thấy : việc ban hành nghị định 218/CP kèm theo điều lệ tạm thời về BHXH là một bước ngoặc lớn trong sự nghiệp BHXH ở nước ta. Lần đầu tiên quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được quy định cụ thể trong chế độ hưu trí. Từ đây, bảo hiểm hưu trí được thống nhất và có đầy đủ tính pháp lý. Điều lệ đã giải quyết được vấn đề tính toán thời gian của người lao động cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó đánh giá đúng mức đóng góp của người lao động cho xã hội và đưa ra các mức lương tương ứng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm tồn tại: Thời gian công tác nói chung là tất cả thời gian mà người công nhân viên chức làm việc lấy lương hay sinh hoạt phí. Nếu thời gian công tác nói chung đối với nam là 25 năm và với nữ là 20 năm mà không có thời gian công tác liên tục trong 5 năm thì họ không được hưu trí trợ cấp hưu trí. Như vậy thì rất thiệt thòi cho người lao động. Đối với lao động nữ khi đủ 5 năm công tác liên tục và có thời gian công tác nói chung nhiều hơn 25 năm nhưng họ cũng chỉ được hưởng 45% lương chính. Ngoài ra, do việc quy đổi hệ số thời gian công tác lên đã dẫn đến tình trạng số người về hưu có độ tuổi về hưu thực tế thấp hơn nhiều so với quy định. Thậm chí có người số năm công tác quy đổi gần bằng tuổi đời. Điều lệ này vẫn còn nhiều hạn chế trong chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Như trong quy định về thu chi thì điều lệ không gắn thu với chi. Thu chi đều do quy ước không có quỹ BHXH riêng mà chỉ có quỹ BHXH “ độc lập “ trong ngân sách. Trên thực tế khi bắt đầu thực hiện điều lệ này, cơ quan chủ quản về BHXH đã phải tiến hành chi ngay cho chế độ hưu trí đối với nhiều người từ trước năm 1962. Do đó ngân sách dành cho chi lại càng cao. Chính vì vậy, điều lệ năm 1961 cần được sửa đổi, bổ sung nhiều . ư Nghị định 236/HĐBT và chế độ hưu trí đối với người lao động. Sau nhiều năm thực hiện chính sách BHXH trên cơ sở điều lệ tạm thời về BHXH , Đảng và Nhà nước đã nhận thấy rõ những điểm tồn tại và hạn chế của điều lệ . Đồng thời trong hoàn cảnh đó tình hình kinh tế xã hội nước ta có nhiều thay đỏi quan trọng , đất nước đã thống nhất , nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mới theo xu hướng nhieeuf thành phần giảm bớt tập trung và bao cấp . Cuộc sống của người la động có nhiều biến đổi đặc biệt là cải cách tiền lương kéo theo đó là đời sống của người nông dân và dân cư nói chung đặc biệt là đời sống của người lao động ngày càng caovà các nhu cầu về đảm bảo xã hội cũng tăng lên . Trước tình hình thực tế đó , trên cơ sở kế thừa các ưu việt trong điều lệ tạm thời về BHXH ban hành kèm theo NĐ 218/CP , Nhà nước đã ban hành NĐ 236/HĐBT ngày 18/9/1985 với nội dung như sau : Về tuổi đời: Nghị định quy định nam công nhân viên chức đủ 60 tuổi( nếu là quân nhân thì đủ 55 tuổi ) và có đủ 30 năm quy đổi, nữ công nhân viên chức có đủ 55 tuổi ( nếu là quân nhân thì đủ 50 tuổi ) và có đủ 25 năm công tác quy đổi thì được hưởng chế độ hưu trí. Tuỳ theo điều kiện lao động, chiến đấu, thời gian công tác mà có hệ số quy đổi khác nhau, người về hưu được hai khoản là: trợ cấp một lần đầu tiền và tiền lương hàng tháng. Cơ sở để tính lương hưu hàng tháng là lương chính và phụ cấp thâm niên( nếu có ) ở tháng cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Trong trường hợp sức khoẻ giảm sút hoặc do yêu cầu công tác phải chuyển sang công tác khác hoặc hưởng lương thấp hơn mức cũ thì lấy mức lương cao nhất trong 10 năm trước khi nghỉ hưu. Về mức trợ cấp một lần trước khi nghỉ hưu tính trên tiền lương chính cộng với tất cả các khoản trợ cấp đang hưởng của công nhân viên chức và quân nhân sau thời gian nghỉ nguyên lương. Cụ thể là : + Có đủ 25 năm công tác được hưởng trợ cấp 2 tháng lương + Có đủ 30 năm công tác được hưởng trợ cấp 3 tháng lương + Có đủ 35 năm công tác được hưởng trợ cấp 4 tháng lương Lương hưu hàng tháng đối với nam có đủ 30 năm công tác, nữ có đủ 25 năm công tác thì được tính bằng 75% lương chính và phụ cấp thâm niên ( nếu có ) ngoài ta cứ thêm 1 năm công tác được tính thêm 1% nhưng tối đa không quá 95% lương chính và phụ cấp thâm niên. Như vậy, việc thực hiện chế độ hưu trí theo nghị định này về cơ bản cũng giống như giai đoạn trước đó là còn nhiều hạn chế về tuổi đời, hệ số, phạm vi thực hiện. Cụ thể là : Phương pháp tính thời gian quy đổi tuy có nhiều điểm chặt chẽ song đã gây ra một số vướng mắc cho người lao động trong việc dò tìm hồ sơ khi về nghỉ hưu. Việc tính thời gian quy đổi đôi khi gây ra sự mất cân đối. Trong thực tế, tuổi nghỉ hưu trung bình vẫn còn thấp do được cộng cả hệ số ưu đãi xã hội về thời gian và năm làm việc thực tế thành số năm được nhận lương hưu. Mặt khác lại còn chế độ ưu đãi với những đối tượng có sức khoẻ giảm sút từ 18% trở lên. Phạm vi thực hiện chế độ vẫn còn hạn hẹp, chỉ áp dụng đối vói công nhân viên chức Nhà nước, chiếm xấp xỉ 12% tổng số lao động của cả nước nhưng lại rất tràn lan. Chế độ bị lẫn lộn giữa bảo hiểm và ưu đãi. Cơ quan quản lý không thống nhất bao gồm cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ y tế phụ trách việc giám định khả năng lao động. Còn xét một cách tổng hợp để cho công nhân viên chức về nghỉ mất sức lao động hoặc về hưu, do các cơ quan xí nghiệp, các bộ ngành, các đoàn thể các cơ quan đảng đoàn thể chính quyền và các cấp ra quyết định cơ quan phụ trách theo dõi lại không ký quyết định cho nghỉ hưu là điều bất hợp lý. Mặt khác giữa thu với chi không gắn liền với nhau, phân tán, nhiều chỗ gây ra tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết cho người lao động về hưu đúng chế độ chính sách hiện hành. Tỷ lệ trợ cấp hưu so với lương cơ sở có mức cao nhất là 95% là một mức quá cao, không thực tế. Trên cơ sở cân bằng thu chi, ở cùng một thời điểm, tiền thu BHXH là từ những người đang đóng BHXH phải đáp ứng được việc chi trả cho những người đang hưởng trợ cấp hưu trí trong cùng thời gian đó . Song số người lao động chỉ bằng hơn 4 lần số người đang hưởng trợ cấp trong cùng thời gian. Tỷ lệ nộp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động là 20% vậy nếu xét về tổng số, số tiền thu BHXH không đủ để chi cho tỷ lệ trợ cấp 95% lương của chế độ hưu trí không kể còn phải chi trả một số chế độ khác như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Do vậy, ngân sách nhà nước luôn phải bù thiếu, chính vì lẽ đó mà cần phải hạ thấp tỷ lệ trợ cấp đối với những người về hưu . Điều kiện hưởng chế độ hưu trí còn lệ thuộc quá nhiều vào yêu cầu chính trị của từng thời kỳ, còn bị chi phối bởi chủ trương tinh giảm biên chế... Cho nên số người về hưu trước tuổi còn rất cao ( trên 80% ) thậm chí có người về hưu ở độ tuổi 40, khi về hưu có thời gian hưởng lương hưu rất dài, có thể có thời gian hưởng nhiều hơn cả thời gian công tác. Trong khi đó tiền đóng BHXH là 5% chỉ bằng một phần nhỏ trong tỷ lệ trợ cấp hưu trí không kể trong quá trình công tác được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... và sau này còn chế độ tử tuất. Trong khi đó những người về hưu đủ tuổi, có thời gian công tác lâu dài lại được hưởng hưu ngắn hơn do có thể họ chết sớm. Tất cả những điều đó làm giảm ý nghĩa kinh tế cũng như xã hội chế độ hưu trí. Do vậy làm cho thiếu công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ Mức chi trả trợ cấp hưu trí nói chung là thấp, bình quân là 52.600đ /tháng/ người, tiền lương hưu thấp nhất là 52.000 đ/tháng / người ( chưa kể bù giá). Nếu so với năm 1985 tiền lương hưu danh nghĩa cuối năm 1991 tăng 209,75 lần trong khi chỉ số giá cả tăng 536,8 lần cho nên tiên lương hưu thực tế chỉ còn dưới 38% so với tháng 9/1985. Ngoài ra đối tượng tham gia đóng BHXH theo NĐ 236/HĐBT vẫn chỉ bao gồm công nhân viên chức Nhà nước mà không có một phần đông đảo người lao động ở các đơn vị kinh tế khác. Trong khi các đơn vị kinh tế phi Nhà nước đang ngày càng phát triển như: Công ty liên doanh, công ty TNHH, tư nhân... Đây là đối tượng rất lớn mà BHXH cần phải khai thác. Như vậy, trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1993 chính sách và hệ thống BHXH được tổ chức thực hiện dựa trên các quy định trong nghị định 218/CP và NĐ 236/HĐBT và một số quyết định khác của Nhà nước.Thời gian này do ảnh hưởng của hệ thống chính sách bao cấp cũ nên đã bộc lộ những mặt hạn chế như: phạm vi đối tượng hẹp, sử dụng thời gian quy đổi quá lạm dụng, quỹ BHXH không phát huy được vai trò là xương sống của cả hệ thống, mức trợ cấp hưu trí không bảo đảm ổn định cuộc sống cho các đối tượng, chưa có quan hệ đóng BHXH với hưởng BHXH mà chỉ có quan hệ hưởng BHXH với tiền lương. Chế độ hưu trí bị chi phối bởi nhiều chính sách xã hội khác và tổ chức quản lý sự nghiệp BHXH phân tán, hành chính quan liêu... Như vậy, các chính sách chế độ BHXH hiện tại không còn phù hợp nữa, nó mang trong mình rất nhiều nhược điểm, gây ra nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý và sử dụng lao động, đặc biệt không đáp ứng được yêu cầu của cơ chế kinh tế nhiều thành phần và không bảo đảm được quyền lợi của người lao động, sức lao động trong cơ chế thị trường đã trở thành hàng hoá. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện hệ thống BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng là một đòi hỏi tất yếu khách quan và cần phải làm ngay cho phù hợp với tình hình thực tế hiện tại. ư Nghị định 43/CP và chế độ hưu trí Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cơ chế hoạt động của BHXH cũ không còn phù hợp nữa , đòi hỏi phải có sự đổi mới . trong bối cảnh xĩ nghiệp quốc doanh gắn với thị trường hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn đưọc giao , đồng thời tự trang trải tự phát triển và nộp nghĩa vụ với NSNN thì bảo hiểm hưu trí cũng phải tự tách khỏi sự bao cấp của Nhà nước , hoạt dộng độc lập , tự hạch toán lấy thu bù chi , sự hỗ trợ của NSNN chỉ là một phần nhỏ . Với việc phát triển nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần , các loại hình doanh nghiệp ngày càng được mở rộng ; sự chuyển dịch lao động và quan hệ lao động cũng có những thay đổi . Chính vì vậy , cùng với đội ngũ CNVC Nhà nước còn có hàng chục triệu người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc danh . Vì vậy , bảo hiểm cho mọi người lao động cần được mở rộng , thống nhất bình đẳng , đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng , đóng ở mức nào hưởng ở mức đó , gảim bớt gánh nặng cho NSNN . Trước những vấn đề bức thiết đặt ra trong công cuộc đổi mới này để BHXH trở thành một chính sách rộng rãi thì cần phải có những đổi mới và hoàn thiện là việc làm hết sức cấp thiết , theo các phương hướng sau: Đổi mới phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng đối với mọi người lao động tham gia đóng BHXH có ý nghĩa là đối tượng tham gia đáng BHXH phải được mở rộng, không ._. xem xét. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế xã hội của thế giơi và nước ta, tuổi nghỉ hưu cần được nâng dần lên do tuổi thọ và điều kiện sống, điều kiện lao động nâng cao hơn trước. Nhà nước cần đưa ra tuổi nghỉ hưu chuẩn, độ tuổi này có thể là “mốc” để trên cơ sở đó qui định các độ tuổi nghỉ hưu khác nhau. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ngang bằng với nam giới, nhưng qua thực tế thực hiện chỉ có 34,62% số nước qui định như vậy. Vì vậy, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần được cân nhắc cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sinh lý của ngươì lao động. Nên có qui định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho nhóm lao động khác nhau để phù hợp với sức khoẻ, khả năng và điều kiện lao động, tránh sự lãng phí lao động. Đối với những lao động làm việc trong các ngành nghề đặc biệt hoặc các công việc nặng nhọc độc hại thì tuổi nghỉ hưu có thể giảm từ 5-7 năm theo tuổi chuẩn. Vì sức khoẻ và khả năng làm việc suy giảm, tuổi thọ của những lao động trong hệ thống này thấp hơn so với lao động bình thường. Ngược lại, đối với một số lao động trong khối hành chính sự nghiệp hay lao động trí óc... tuổi nghỉ hưu nên được nâng lên khoảng 60-68 tuổi. Nên có qui định tuổi nghỉ hưu “mềm” đối với người lao động, nghĩa là qui định khoảng tuổi nghỉ hưu (ví dụ 55-66 tuổi, 60-65 tuổi...). Như vậy, người lao động, nhất là lao động nữ tuỳ theo điều kiện công việc và hoàn cảnh cuộc sống của mình có thể chọn thời điểm nghỉ hưu thích hợp trong “khoảng” độ tuổi qui định đó. Tóm lại, việc điều chỉnh lại độ tuổi nghỉ hưu là rất cần thiết nhưng việc thay đổi không nên thực hiện ngay một lúc mà cần làm từ từ không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và tâm lý người lao động. Chẳng hạn, ta nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 60 lên tới 65 nhưng không nên thực hiện từ lấc 60 lên tới lấc 65 ngày, mà mỗi năm nâng lên 1/2 tuổi nghĩa là sau 10 năm tuổi nghỉ hưu sẽ là 65 tuổi. Việc làm này sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà còn đạt được mục tiêu của BHXH. 4. Kiến nghị về mức hưởng và cách tính trợ cấp. Một là, những lao động chưa đủ tuổi qui định về nghỉ hưu được hưởng trợ cấp 1 lần đưa vào chế độ hưu trí là không hợp lý, vì họ chưa đủ độ tuổi gọi là già và không đủ tích luỹ cần thiết để hưởng trợ cấp trong chế độ hưu trí. Đây thực chất là trả lại một phần số tiền cho người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nưã do qui BHXH đảm nhận, nhưng khong nằm trong chế độ hưu. Hai là, vấn đề hưởng một lần đối với người có trên 30 năm đóng góp BHXH thì năm thứ 31, mỗi năm đóng thêm được hưởng 1 lần bằng 1/2 tháng lương nhưng không quá 5 tháng. Quy định như vậy về mặt công bằng giữa đóng và hưởng BHXH là không đảm bảo, không khuyến khích người lao động tham gia BHXH nhiều năm. Hơn nữa, không chỉ người lao động cũng đóng cho khoảng 30 năm sau cho người lao động. Nên chăng, nên xoá bỏ trợ cấp 1 lần với nhóm đối tượng này mà nên tính toán vào tiền trợ cấp hàng tháng. Như vậy, mức trợ cấp được nâng lên một cách rõ rệt nhằm đảm bảo cuộc sống của họ khi về già và đảm bảo được tính công bằng giữa đóng và hưởng, khuyến khích người lao động tham gia tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Ba là, về cách tính trợ cấp. Trợ cấp hưu trí phải dựa trên cơ sở đảm bảo đời sống, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người nghỉ hưu. Ngoài ra, mức lương hưu phải được trả trên cơ sở mức đóng góp của người lao động trong quá trình làm việc của họ. Ai đóng nhiều hưởng nhiều, ai đóng ít hưởng ít. Vì vậy, khi xây dựng trợ cấp hưu nên xem xét đến những nhu cầu tối thiểu của người nghỉ hưu để đề ra mức trợ cấp tối thiểu và không nên khống chế mức trợ cấp quốc tối đa. Hiện nay, khống chế mức tối đa 75% tương ứng với 30 năm đóng BHXH là chưa hợp lý, bời có rất nhiều người tham gia 40 năm nhưng cũng chỉ hưởng tối đa 75% và trợ cấp 1 lần không quá 5 tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, không khuyến khích được người tham gia. Một bất hợp lý nữa là việc tính tháng lẻ : theo qui định hiện nay, người lao động vền hưu trước tuổi bị trừ 1%, mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Do vậy, đối với những người đóng BHXH chưa đủ 12 tháng vẫn không được tính ở đây nên có sự linh hoạt để tạo điều kiện cho người lao động được trợ cấp thêm thu nhập. 5 . Nâng tiền lương cho người về hưu. Với mức tiền lương hưu hay trợ cấp hưu trí như hiện nay, thì người về hưu đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một số có tiền hưu cao nhưng số này không nhiều. Nếu so sánh những đóng góp của họ trước đây với phần trợ cấp được hưởng theo chế độ hưu trí hiện nay thì họ còn bị thiệt nhiều. Do vậy, việc nâng cao mức sống mà chủ yếu thông qua tiền trợ cấp hưu trí là rất cần thiết, góp phần và bảo đảm sự công bằng xã hội. Xét trên góc độ vì mục tiên và bản chất của BHXH thì đó là sự đôi hỏi chính đáng và cũng là cần thiết để nâng cao gia trị, ý nghĩa và tính hấp dẫn của BHXH. Biện pháp quan trọng là tiếp tục cải cách tiền lương để có được các chế độ tiền lương hợp lý bao gồm cả tiền lương trong quá trình làm việc và tiền lương hưu. Đây là giải pháp đồng bộ trong đó BHXH phải đi liền các vấn đề kinh tế xã hội khác, tiền lương hưu phải đặt trong quan hệ với tiền lương nói chung trong xã hội. Tiền lương trong qua trình làm việc lầ cơ sở kinh tế cho việc tính toán trợ cấp của chế độ hưu trí. Hiện nay, tiền lương lấy làm cơ sở để đóng BHXH không phải là tiền lương hay thu nhập thực tế mà chỉ là tiền lương cơ bản trong các thang bảng lương của người lao động đang làm việc. So với tiền lương hay thu nhập thực tế thì tiền lương trong các thang bảng thấp hơn nhiều. Tiền lương thấp dẫn đến đóng và hưởng BHXH cũng thấp, trợ cấp tiền hưu không đủ trang trải cho những nhu cầu sống tối thiểu của người về hưu. Điều đó đã gây ra những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống của người về hưu. Trong trường hợp như vậy, tiền lương của người về hưu trở thành một trong những yếu tố rất được xã hội quan tâm. Đây là một vấn đề nhạy cảm. Một chế độ tiền lương hợp lý sẽ tác động tốt đến chế độ hưu trí trên mọi mặt. 6 . Điều chỉnh lại tiền lương hưu để đảm bảo công bằng giữa những người về hưu. Cùng với việc nâng cao tiền lương cho ngời về hưu, việc điều chỉnh tiền lương hưu trong số những người nghỉ hưu là vấn đề cấp bách đảm bảo sự công bằng giữa những người về hưu. Trong cùng một hệ thống hưu trí khổng thể có những khác biệt do thay đổi chính sách tạo ra như đã phân tích ở phần trên. Để làm được điều này cần phải xác định được số người về hưu theo NĐ 236/HĐBT có tiền lương hưu chênh lệch mà cụ thể là thấp quá mức 5% so với người về hưu theo NĐ 12/CP và NĐ 45/CP nhưng có cùng các điều kiện ( lương, tuổi đời, số năm công tác...). Trên cơ sở điều chỉnh tiền lương hưu của những đối tượng này sao cho tiền lương hưu tương đương với người về hưu theo NĐ 12/CP, NĐ 45/CP và luật lao động. Đây là một công việc quan trọng và rất càn thiết, có liên quan đến đời sống của hàng triệu người về hưu ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở này mới có thể giải quyết được những hậu quả xấu của sự không công bằng đang tồn tại hiện nay. II . Kiến nghị về tổ chức thực hiện chế độ hưu trí. 1. Hoàn thiện bộ máy hoạt động của BHXH. Bộ máy BHXH hiện nay có thể nói là còn khá mới mẻ trong hoạt động chuyên ngành về bảo hiểm. Việc kiện toàn bộ máy hoạt động và củng cố hệ thống quản lý cơ quan BHXH ở các cấp là cấp thiêt. Trong BHXH, cần hình thành một bộ phận chức năng riêng chuyên thực hiện và theo dõi quản lý hoạt động của chế độ hưu trí và quá trình chi trả cho các đối tượng về hưu ở các cấp nhất là cấp huyện. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ quan trọng này. Trong thực tế hoạt động chi trả có tác động rất lớn tới người hưởng các chế độ bảo hiểm, và sau đó là những người tham gia, làm công tác này tốt sẽ nâng cao uy tín của BHXH, một trong những điều kiện cần cho sự phát triển bản thân BHXH. Việc hình thành bộ phận chuyên môn như vậy không đơn thuần chỉ là thêm một chức năng mà đó là một vấn đề cần được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu đầy đủ về khối lượng công việc, tiêu chuẩn và định mức công việc, yêu cầu trình độ chuyên môn và tổ chức hợp lý có như vậy mới tránh được tình trạng tăng biên chế bất hợp lý, lãng phí lao động và tài sản, hiệu quả lao động thấp... Trong tương lai khi BHXH đã phát triển đến một mức nhất định, nhất là về trình độ tổ chức và quản lý, nên tách riêng các nội dung quản lý cho từng nhóm chế độ BHXH, như vác chế độ dài han, các chế độ ngắn hạn. Sau đó, tiến tới tách riêng từng chế độ. Việc tách như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý từng chế độ, làm cho bản thân hệ thống BHXH hoạt động linh hoạt hơn, dễ thu hút mọi đối tượng tham gia vào BHXH. Để làm được như vậy, ngay từ bầy giờ các cơ quan chuyên môn có liên quan cần nghiên cứu các nội dung cần thiết, các quy chế và hình thức thực hiện cho từng chế độ và cơ chế quản lý chung trong điều kiện các chế độ được quản lý và theo dõi một cách độc lập. Trong quá trình tiến tới thực hiện quản lý theo từng chế độ BHXH, trong thời gian tới nên tách hưu trí thành một chế độ được quản lý riêng. Đó là do tính chất quan trọng và quy mô của chế độ này trong hệ thống BHXH và trong xã hội nói chung. Sau đó có thể từng bước thực hiện quản lý riêng các chế độ còn lại. Một trong những nội dung trong đề nghị về hoàn thiện bộ máy nữa là tiếp tục hoàn thiện đội ngũ những người và các cơ quan chính quyền cơ sở cấp phường xã tham gia công tác, hợp tác với các cơ quan bảo hiểm trong thực hiện chi trả cho chế độ hưu trí. Làm tốt mặt này không chỉ thực hiện chi trả nhanh chóng mà còn có thể quản lý chặt chẽ hơn những biến động các đối tượng hưởng chế độ hưu trí ở mỗi địa phương. 2. Nâng cao năng lực hoạt động của ngành BHXH. Trước tiên là nâng cao trình độ nghiệp vụ và tác phong làm việc tích cực, hiệu suất cao của các cán bộ chuyên môn. Khả năng làm việc và hiệu quả của người lao động trong ngành và của những người làm công việc cộng tác với các cơ quan BHXH có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý các đối tượng tham gia BHXH. Để có thể thực hiện có hiệu quả vấn đề này, trên phạm vi toàn ngành cần tiến hành rà soát và đánh giá lại mức độ phức tạp của công việc à yêu cầu về trình độ chuyên môn tương ứng cho từng lĩnh vực, từng công việc trong ngành. Qua đó, xác độ mức thừa thiếu và nhu cầu đào tạo mới, đào tạo bổ sung và đào tạo lại. Công việc này phải được tiến hành ở mọi cấp nhưng trước mắt đề nghị tập trung vào cấp huyện. Vì cấp này không chỉ là cấp trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn cụ thể mà còn là cấp tổ chức quản lý đội ngũ cộng tác viên, đại lý hoạt động ở cấp xã phường. Cũng trong đào tạo ngành phải xác định được các hình thức và nội dung đào tạo thích hợp trong đó nội dung nên tập trung vào nghiệp vụ BHXH và kỹ năng, năng lực quản lý cho từng người làm công tác BHXH. Đây là điều rất cần thiết cho những người làm việc trong một ngành có những đặc thù như ngành BHXH hiện nay. Cùng với nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là tăng cường trang thiết bị hiện đại trong hoạt động, nhất là trong chuyên môn. BHXH là một ngành mới được tách ra lại đang thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, BHXH Việt Nam cũng đang nhận được sự giúp đỡ trên nhiều mặt của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới như ILO...Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển trên nhiều mặt. Ngành BHXH nên tận dụng lợi thế này để phát triển hiện đại hoá các hoạt động BHXH. Trong đó, áp dụng công nghệ tin học vào quản lý các hoạt động đóng vai trò rất quan trọng. Việc áp dụng như vậy không chỉ nâng cao năng suất hoạt động mà còn đáp ứng được yêu cầu mở rộng phạm vi hoạt động của ngành mà không bị hạn chế về nguồn nhân lực. Để nâng cao năng lực làm việc còn một vấn đề hết sức quan trọng là phải có những biện pháp để khuyến khích người lao động trong ngành làm việc tốt hơn. Trong điều kiện tương đối chủ động về quản lý tài chính mà BHXH Việt Nam đang hoạt động như hiện nay ngành có thể làm được. Bằng các hình thức khuyến khích thích hợp, chẳng hạn trên cơ sở một tỉ lệ định mức chi phí quản lý của ngành ( 4% tổng thu BHXH ) hợp lý hoá quá trình hoạt động để tiết kiệm các chi phí hành chính khác, tăng tiền lương cho lao động trong ngành. Qua đó người lao động làm việc tích cực hơn, chủ động và sáng tạo hơn vì sự phát triển của ngành, đó là một trong những nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển của BHXH trong tương lai. 3 . ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Đây là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu, đã và đang được các nhà quản lý quan tâm. thuy nhiên đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nghiệp vụ BHXH của hệ thống BHXH Viẹt Nam mới bắt đầu, các công việc thuộc nghiệp vụ chủ yếu vẫn làm thủ công là chính, máy vi tính trang bị còn ít, các công nghệ phần mềm đang còn trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm chưa được áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ có lợi ích giảm chi phí, mà còn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị, dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách khoa học trong làm việc, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia quan hệ BHXH...từ đó nâng cao chất lượng phục vụ. Trong thời gian tới, để có thể ứng dụng rộng rãi CNTT vào sự nghiệp quản lý BHXH, cần quan tâm đến một số vấn đề sau: Coi trọng hơn nữa quan hệ giữa các yếu tố, cần thống nhất trong nghiệp vụ thu_chi, kế toán, chế độ chính sách. Từ đó cùng với những đổi mới về kỹ thuật, công nghệ xây dựng được hệ thống xử lý số liệu BHXH có chất lượng, hiệu quả. Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương, giưac các cơ quan BHXH tỉnh thành phố với nhau. Để có một mạng máy tính mạnh cho hệ thống BHXH song song với việc xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin thì chúng ta phải mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại bằng việc quan tâm đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho toàn hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yếu cầu. Điều quan trong và cần làm trước hết là xây dựng cho được hệ thống các tiêu chuẩn trong các nghiệp vụ BHXH, chẳng hạn : chuẩn hoá các mã quản lý, danh mục các báo biểu, các chỉ tiêu thống kê... Ngoài ra, còn phải đầu tư cho việc nghiên cứu phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu tự động hoá có khả năng thích ứng với sự thay đổi về chế độ chính sách. Trong tương lai gần, hệ thống thông tin BHXH Việt Nam cần được nối mạng toàn ngành, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các ngành khác. 4. Hoàn thiện cơ chế thu - chi BHXH. Nội dung chủ yếu của công tác thu chi BHXH Việt Nam hiện nay là vấn đề hoàn thiện mức thu , chống lợ đọng phí và hoàn thiện cơ chế quản lý chi BHXH . Trong tình trạng mà quỹ BHXH vẫn luôn dư thừa, nếu chúng ta chỉ nhìn vào con số thuần tuý , bỏ qua việc xâu dựng chương trình dự báo tính toán, nhìn vào tình hình quỹ trong tương lai thì thật sự chúng ta đã phạm phải một sai lầm lớn. Tuy rằng , quỹ BHXH đang còn số dư tương đối lớn, song thực tế đó bắt nguồn từ yếu tố sâu xa là trong những năm qua BHXH Việt Nam mới chủ yếu thực hiện công tác thu, số đối tượngtham gia tương đối lớn và ngày càng tăng . Công tác chi của BHXH Việt Nam chỉ mới thực hiện với một số nhỏ trong số đối tượng này, phần lớn số đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH là những đối tượng được hưởng trợ cấp từ trước năm 1995 , số này thực tế vẫn do NSNN chi trả qua hệ thống BHXH , tuy nhiên trong thời gian tới số đối tượng này sẽ giảm đi , số đối tượng mới đang tăng lên đồng thời thời gian hưởng mà họ cũng dài tương ứng với tuổi thọ tăng cao. Theo tính toán mà chúng ta cứ dữ nguyên mức thu tỷ lệ hưởng như hiện nay thì đền năm 2030 Việt Nam hoàn toàn mất khả năng chi trả. Như vậy phải chăng cần có một sự cải thiện mới về mức đóng và cách tính toán mức hưởng, điều kiện hưởng vần đề này không phải là mới, nó đã được các nhà chuyên môn , các chuyên gia bàn luận rất nhiều song vẫn chưa dem lại lời guải thiét thực . Bởi vì, thực tế mớc sống của người dân VN là thấp thậm chí nhiều đối tượng không giám tham gia bảo hiểm xã hội , nếu chúng ta lâng mức đóng lên thì lương của họ không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Nên chăng chúng ta thực hiện nâng cao một cách dần dần theo từng thang một. Như thế vẫn đảm bảo khả năng chi trả tạm thờicủa quĩ , đồng thời nó cũng phù hợp khả năng của người tham gia . Ngoài ra , để quĩ BHXH không còn hiện tượng nợ đọng cũng là một biện pháp cấp bách của BHXH . Không lâu nữa luật BHXH ra đời sẽ có những điều chỉnh thích hợp đối với những đối tượng chậm lộp BHXH , nợ đọng quỹ quá lâu, những đối tượng này cần có những thiết chế đối xử công bằng như thêm phần lãi và chịu phạt theo phần trăm số quĩ còn nợ. 5 . Xây dựng và hoàn thiện phương án thu để hình thành quĩ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí trong chế độ hưu trí . Hiện nay với việc thu BHXH và từ tổng số thu đó trích trong đó phần dùng để chi trả cho chế độ hưu trí và các chế độ khác liên quan tới người về hưu theo mô hình PAYGO đang dẫn dến nguy cơ thâm hụt nghiêm trọng quỹ BHXH , do vậy phải xây dựmg một phương án mới về tạo giữ quỹ hưu trí. Phương án mới đối với chế độ hưu trí trong tương lai phải chuyển dẫn theo hướng đầu tư ứng trước. Những điều kiện cơ bản để có thể chuyển chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay từ phương pháp PAYGO sang phương pháp đầu tư ứng trước đó là: - Hệ thống kinh tế phải được tự do hoá ở một trình độ nhất định, tự do hoá thương mại và dần tiến tới xoá bỏ hàng vào thếu quan. - Bỏ chế độ bao cấp và các ưu đãi khác nhau mang tính phân biệt giữa các doanh nghiệp nhất là ưu đãi tín dụng. - Tăng cường cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính tiền tệ, phát triển và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. - Đẩy nhanh qua trình cổ phần hoá và phát triển kinh tế tư nhân. Có như vậy mới có thể đẩy mạnh được các hoạt động kinh doanh, tăng nhu cầu vốn đàu tư và quĩ hưu trí mới được đầu tư có hiệu quả. Tuy nhiên, đó phải là chuyển dần từng bước cho thích ứng, tránh những sáo trộn quá lơn và gây ra những phức tạp trong sử lý các quan hệ và tương quan hợp lý trong thực hiện chế độ hưu trí. Trong phương án này cần tính toán lại các thông số có liên quan trực tiếp đến sự hình thành của quĩ đó là : - Tỉ lệ đóng góp - Số năm tham gia đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí. - Tuổi nghỉ hưu hoặc số năm hưởng chế độ hưu trí. - Lương hưu. 6. Nâng cao hiệu quả đầu tư quĩ nhàn rỗi. Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc thu trước chi sau, nên cơ quan BHXH phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn và phát triển giữ trong một cơ chế luật pháp ít rủi ro nhất. Với tư cách là quĩ của người lao động, quĩ tài chíh tập trung, một tổ chức tài chính vô vị lợi, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, để nâng cao hiệu quả đầu tư quĩ thì trong thời gian tới nguồn vốn của quĩ cần được hoà vào dòng chảy chung của ngân quĩ Quốc gia, tham gia tích cực có chon lọc vào thị trường tài chính cụ thể : - Trước hết, cần tạo lập những qui định mang tính pháp lý và cơ ché tài chính để ngân quĩ của BHXH có thể tham gia đầu tư tài chính theo phương thức an toàn, ít rủi ro nhất và trong thị trườn có sự bảo đảm, đặc biệt là việc duy trì và kềm chế lạm phát ở mức thấp nhằm tránh hiện tượng số tiền đầu tư từ ngân quĩ nhàn rỗi lại nhận được mức lãi suất thấp hơn mức lạm phát hàng năm. cần phân biệt đầu tư tài chính của BHXH với đầu tư tài chính của BHTN. Lợi nhuận thu được từ đầu tư ngân quĩ BHXH hoàn toàn không mang tính lợi nhuận thương mại và được dùng để bảo tồn phát triển quĩ, không phải là đối tượng chịu thuế. BHXH có thể mua bảo hiểm để bảo hiểm, bù đắp vào chia sẻ rủi ro trong đầu tư tài chính. - Thứ hai, cần tính toán có căn cứ khoa học số ngân quĩ tối đa có thể dùng để đầu tư tài chính, thời hạon cần thiét và an toàn cho đầu tư. Số dư của ngân quĩ cần đảm bảo khả năng chi trả của toàn hệ thống trong mọi thời điểm với mức đọ cao nhất. Đây là viẹclàm khó nhưng hoàn toàn có thể làm được và phải tính toán thận trọng bằng phươn pháp nghiệp vụ và thống kê kinh nghiệm. - Cuối cùng, cần xác định rõ trách nhiệm lựa chọn phương thức, lĩnh vực đẩu tư, thời hạn đầu tư. Tuyệt đối không phân quyền, phân cấp trong hoạt động đàu tư tài chính, không chia sẻ nhiệm vụ và quyền hạn đầu tư cho BHXH các cấp, cũng không dừng lại ở các hình thức đầu tư như hiện nay mà cơ quan BHXH Việt Nam cần có những kiến nghị với Chính phủ trong việc mở rộng thêm các hình thức đầu tư mới nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư (liên doanh góp vốn cổ phần vào các ngành đang có lãi cao và thu hồi vốn nhanh như điện tử viễn thông, khai thác chế biến dầu khí...). Tuy vậy, đối với các dự ạn mới luôn cần có sự thẩm định kỹ lưỡng về hình thức liện doanh, góp vốn và khả năng thu hồi vốn của dự án. III . Một số kiên nghị khác. 1. Vai trò của Nhà nước Với chức năng bảo đảm xã hội, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho quĩ BHXH bảo toàn và tăng trưởng nhanh thì mới có khả năng cân đối thu - chi. Trong trường hợp BHXH gặp khó khăn thì NSNN phải tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Liên quan đến sự hỗ trợ của NSNN cho BHXH có một vấn đề rất lớn rất ccàn phải giải quyết là vấn đề tiền lương. Hiện nay, với mức lương và thu nhập hàng tháng tương đối thấp, không đủ để người lao động đóng góp BHXH với tỉ lệ cao hơn. Do đó, Nhà nước cần phải tiếp tục cải cách tiền lương và thu nhập vừa để cho người lao động có khả năng tái tạo sức lao động, vừa có khả năng đóng BHXH, đồng thời vừa có thể cắt giảm sự bao cấp của Nhà nước trên cơ sở đóng góp ngày càng cao của người lao động. 2 . Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí. Luôn luôn xác định công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước đối với người lao động là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, vì vậy phải được làm tốt cùng với các mặt công tác khác. Trong thời gian vừa qua, công tác thông tin tuyên truyền đã được chú ý đẩy mạnh, tuy nhiên công tác này chưa thật thường xuyên, nội dung chưa thật phong phú, chưa đủ liều lượng để người lao động và chủ sử dụng lao động nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của chế độ chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng trong thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thiết nghĩ, đây không chỉ là một công việc của ngành BHXH mà còn là nhiệm vụ chung của nhiều ngành, nhiều cấp của toàn xã hội. Nó bao gồm những nội dung sau: Trước hết, đó là việc phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. Phải tuyên truyền, giải thích về bản chất, nội dung của chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Từ đố, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của BHXH, chế độ hưu trí, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa BHXH và các loại hình BHXH khác. Mặt khác, cũng phải tuyên truyền, giới thiệu cho họ về nội dung các chế độ BHXH mà người lao động tham gia BHXH được hưởng. Đặc biệt, cần phải nhấn mạnh nội dung “ tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động”. Ngoài ra, việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư nguyện vọng, các kiến nghị BHXH cũng hết sức cần thiết và bổ ích. Những nội dung nói trên cần phải được thể hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp thì mới đạt được hiệu quả cao. Đối tượng tuyên truyền về BHXH là người lao động và chủ sử dụng lao động nên phải sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau (như: truyền hình, tạp chí BHXH, sách hỏi đáp về BHXH, các loại ấn phẩm tuyên truyền...) mới có thể phù hợp với nhận thức, tâm lý trình độ của họ. Đặc biệt, các nội dung tuyên truyền cần được biên tập cô đọng, dễ hiểu, hấp dẫn, các ấn phẩm tuyên truyền cần được phổ cập một cách rộng rãi đến tận người lao động và các đơn vị sử dung lao động. 3. Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH. Với đặc thù là hoạt động mang tính xã hội và nhân đạo sâu sắc nên việc hợp tác với các tổ chức trong nước quốc tế về BHXH là hết sức cần thiết đối với cơ quan BHXH. Trong điều kiện ngành BHXH Việt Nam mới được thành lập nên sự hỗ trợ từ NSNN cho quĩ BHXH còn rất lớn. Chính vì vậy, cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế có quan tâm đến BHXH và đẩy mạnh hơn nữa các mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể trong nước tạo điều kiện thực hiện các hoạt động BHXH được tốt hơn. Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam cần tiếp tục xúc tiến việc thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước, nhằm sớm hội nhập với hệ thống BHXH các nước, trước mắt là các nước Đông Nam á. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH cần được tiến hành trên các mặt: Trao đổi kinh nghiệm quản lý. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc và quản lý. Gia nhập các Hiệp hội nhằm hỗ trợ cho nhau trong lĩnh vực cùng quan tâm.  Kết luận Vai trò, tác dụng của bảo hiểm nói chung và chế độ bảo hiểm hưu trí nói riêng đã trở thành vấn đề không còn gì bàn cãi nữa. Nhưng làm sao để bảo hiểm hưu trí phát huy tối đa tầm quan trọng của nó là vấn đề mà Đảng và Nhà nước cũng như nhiều người khác có cùng mối quan tâm đang nghiên cứu nhằm đưa ra những đóng góp quí báu cho ngành BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Sau thời gian thực tập tại BHXH Việt Nam với sự giúp đỡ của chú Nguyễn Hùng Cường phó phòng tổng hợp thuộc Ban quản lý chế độ chính sách cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cao Thưòng em đã hoàn thành đề tài : “ Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam ”. Qua bài viết em đã tìm hiểu cũng như đánh giá thực trạng của chế độ hưu trí trong quá trình thực hiện vừa qua và đưa ra một vài kiến nghị đóng góp cho ngành BHXH cũng như chế độ hưu trí. Mong rằng những kiến nghị đó là có ích cho việc hoàn thiện chế độ hưu trí trong thời gian tới . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cao Thường , chú Nguyễn Hùng Cường_phó phòng tổng hợp thuộc Ban chế độ chính sách - BHXH Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Hà nội , ngày 9 tháng 5 năm 2002 Sinh viên : Ngô Hoàng Hưng Danh mục tài liệu tham khảo 1 . Giáo trình bảo hiểm Chủ biên PGS . TS Hồ Sĩ Sà 2 . Giào trình quản trị kinh doanh bảo hiểm Chủ biên PGS . TS Nguyễn Cao Thường 3 . ĐIều lệ BHXH năm 1995 4 . Văn bản hướng dãn thực hiện chế độ hưu trí và BHXH cho CB CNV trong các doanh nghiệp 5 . TàI liệu của ILO về BHXH và an sinh xã hội 6 . Một số vấn đề về chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay 7 . Các vấn đề mang tính chính sách và thực hiện của việc cảI tổ các hệ thống lương hưu của E. Philip Davís 8 . Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành 9 . Dự thảo luật BHXH 10. Tạp chí BHXH các năm 1998,1999,2000,2001,2002 Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Lý luận chung vế chế độ bảo hiểm hưu trí 3 I . Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí 3 1. Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới 3 2. Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống BHXH 4 3. Vai trò của chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH 5 4. Tác dụng và đặc trưng của bảo hiểm hưu trí 6 4.1 .Tác dụng của bảo hiểm hưu trí 6 4.2 .Đặc trưng của chế độ bảo hiểm hưu trí 6 II Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm hưu trí 7 Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí 7 Thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí 8 Phí bảo hiểm hưu trí 8 Mức hưởng 9 Thời gian hưởng chế độ hưu trí 10 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí 11 Các chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động của chế độ bảo hiểm hưu trí 12 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của chế độ bảo hiểm hưu trí 15 Các chỉ tiêu đảm bảo quyền lợi kinh tế và xã hội của người về hưu 16 III. Kinh nghiệm xây dung các chế độ bảo hiểm hưu trí ở một số nước trên thế giới 17 1. Về điều kiện tuổi đời 17 2. Về xác định số năm đóng góp BHXH 19 3. Vế mức trợ cấp hưu trí 19 4. Mức đóng góp 20 5. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giới 21 Chương II. Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXHVN 23 I. Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí 23 1. Giai đoạn trước năm 1995 23 2. Giai đoạn từ 1995 đến nay 34 II. Thực trạng về thực hiện chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay 39 1. Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí 39 1.1. Mức thu 39 1.2. Số đối tượng tham gia đóng BHXH 40 1.3. Công tác quản lý thu 43 2. Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí 43 2.1. Số người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam 43 2.2. Nguồn , quy mô và tổng chi cho chế độ hưu trí 47 2.3. Quản lý đối tượng và mô hình chi trả lương hưu 50 2.4. Tổ chức bộ máy chi trả 51 3. Quản lý quỹ hưu trí 51 3.1. Nguyên tắc hình thành và cân đối quỹ 51 3.2. Sử dụng quy BHXH nhàn rỗi 53 3.3. Quan hệ thu chi trong quỹ hưu trí 53 4. Bộ máy quản lý chế độ hưu trí 54 III. Một vài nét về thực trạng đời sống của người nghỉ hưu qua việc thực hiện chế độ chính sách BHXH đối với người về hưu 55 IV. Những đánh giá về thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của chế độ bảo hiểm hưu trí 56 1. Thuận lợi 56 2. Khó khăn 57 Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam 58 I. Kiến nghị về chế độ chính sách 58 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH 58 2. Mở rộng đối tượng tham gia 56 3. Kiến nghị về tuổi vế hưu 59 4. Kiến nghị vế mức hưởng và cách tính trợ cấp 60 5. Nâng tiền lương cho người về hưu 61 6. Điều chỉnh lại tiền lương hưu để đảm bảo công bằng giữa những người về hưu 61 II. Kiến nghị về tổ chức thực hiện chế độ hưu trí 62 1. Hoàn thiện bộ máy hoạt động của BHXH 62 2. Nâng cao năng lục hoạt động của ngành BHXH 63 3. ứng dụng CNTT vào công tác quản lý 64 4. Hoàn thiện cơ chế thu chi BHXH 65 5. Xây dung và hoàn thiện phương án thu để hình thành quỹ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí trong chế độ hưu trí 65 6. Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi 66 III. Một số kiến nghị klhác 67 1. Vai trò nhà nước 67 2. Tăng cường công tác thông tin tuyen truyền vè BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí 67 3. Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH 68 Kết luận 69 Danh mục tài liệu tham khảo 70 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0049.doc
Tài liệu liên quan