Thực trạng tình hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Lời nói đầu Một tổ chức hay một doanh nghiệp (DN) là một nhóm người kết hợp cùng nhau để hoàn thành một công việc hay nhiệm vụ nào đó. Người ta cần được kết nối công việc và được động viên hướng tới hoạt động. Tổ chức tồn tại vì một mục đích nào đó như cung cấp dịch vụ, sản xuất sản phẩm, đáp ứng một nhu cầu công cộng; mục đích này kết nối tổ choc với thế giới rộng lớn hơn bên ngoài tổ chức. Trên thực tế, cả hệ thống công việc, lý do tồn tại của tổ chức-hệ thống nhân sự, những con người đến là

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tình hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m việc tại tổ chức… đều tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống rộng lớn hơn. Chính vì thế mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều có nét đặc trưng riêng của mình được gọi là văn hoá tổ chức, văn hoá doanh nghiệp (VHDN). Nhà nghiên cứu Burack tin rằng các giá trị trong văn hoá doanh nghiệp là “thâm căn cố đế, chúng tạo ra tính đồng đều trong khuôn mẫu cư xử và những giá trị cơ bản của các đơn vị trong tổ chức bất chấp những ranh giới địa lý, chức năng hay kinh doanh”1. Khi nghiên cứu văn hoá của một doanh nghiệp (văn hoá tổ chức) cho thấy mỗi doanh nghiệp có văn hoá riêng của mình. Khi các nhà quản trị cấp cao quyết định các giá trị tổ chức của các thành viên thay đổi, các niềm tin và thái độ, quan điểm mới được truyền đạt trong tổ chức. Hơn nữa các giá trị nơi làm việc được truyền từ những thành viên có kinh nghiệm đến những thành viên mới, và chúng có thể phù hợp hoặc không phù hợp với những giá trị mà các nhà quản trị cấp cao mong muốn. Cũng giống như văn hoá cộng đồng nói chung, văn hoá doanh nghiệp cũng có những yếu tố được bảo tồn và di truyền. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải bảo vệ và phát triển những yếu tố đó theo hướng tích cực, đừng để cho nó bị thoái hoá, bởi vì như thế sẽ làm thoái hoá chính doanh nghiệp. ở Việt Nam, cho đến nay, các DN còn đang phải cố gắng và loay hoay để trụ được trong cạnh tranh, nên có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn chưa tạo dựng cho mình sắc thái văn hoá kinh doanh. Phần lớn DN nước ta là những doanh nghiệp nhỏ, khởi sự với đồng vốn tự có hạn hẹp, vay tín dụng khó khăn, cơ sở vật chất-kỹ thuật, công nghệ thiếu và yếu, tìm kiếm thị trường và đối tác buổi đầu không dễ, chủ DN không phải ai cũng qua đào tạo, lực lượng lao động ít…, nên ít có khả năng xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh doanh lâu dài trên thị trường hiện có và thâm nhập thị trường mới, Vẫn biết là như vậy, nhưng kinh tế tthị trường đòi hỏi từng chủ thể kinh tế phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Các DN Việt Nam muốn hội nhập với xã hội và nền kinh tế thế giới không thể không tạo dựng cho mình sắc thái VHDN. Khi hội nhập với thị trường chung của thế giới và khu vực, thực chất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là cạnh tranh về VHDN, về phương thức chiếm lĩnh thông tin, sự thiện cảm của người tiêu dùng một cách có văn hoá. Không như vậy, sẽ bị thải loại trong cạnh tranh. Chính vì thế trong phạm vi đề án này em xin được đề cập đến vấn đề VHDN và xây dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay. Chương I: Cơ sở lý luận Các khái niệm cơ bản Văn hoá. Văn hoá là một đề tài rất rộng, năm 1952 Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, con số định nghĩa này vẫn tiếp tục tăng lên. Dưới đây là một số định nghĩa hay được sử dụng: Edward Tylor: Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bát kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được. Văn hoá là một phức thể bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, tập quán, tất cả những khả năng và tập tụckhác cần thiết cho con người trong một xã hội. E.Heriot: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi- cái đó chính là văn hoá”.(1) “Ai cần một ông chủ?” trong tạp chí Fortune, số ngày 7 tháng5, 1990, trang 50 Hồ Chí Minh: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời Zsống và đòi hỏi của sinh tồn”.(2) Hồ Chí Minh tuyển tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1995, T3, trang 431 Unesco: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, them mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình. Văn hoá theo nghĩa hẹp xác định đặc trưng của một dân tộc, một tộc người, một xã hội hay một tầng lớp xã hội trong mối tương quan với xã hội khác, dân tộc khác, tộc người khác hay tầng lớp xã hội khác. Văn hoá doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có muôn vàn cơ hội kinh doanh, do đó có rất nhiều các doanh nghiệp được hình thành, phát triển, có rất nhiều doanh nghiệp thành công và không ít các doanh nghiệp thất bại. Liệu hỏi chúng ta có cách nào để dự báo tương lai của các doanh nghiệp? Chúng ta có thể nào phán đoán được rằng doanh nghiệp nào sẽ phát triển bền vững và doanh nghiệp nào sẽ phá sản trong vòng 5-10 năm? Một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố, từ cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng, nhà văn phòng, trang thiết bị đến mục tiêu hoạt động, cách thức quản lý tài chính và nhân viên, nghệ thuật lãnh đạo và đIũu hành, cách thức tổ chức nơi làm việc, điều kiện và các chế độ an toàn về lao động, chế đọ phúc lợi xã hội và hưu trí, các tổ chức xã hội trong doanh nghiệp… Thực tiễn đã cho thấy bản sắc văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, sự thành công trong nhièu doanh nghiệp ở các nước châu á phần lớn dựa trên quan hệ cá nhân của người lãnh đạo doanh nghiệp đó, trong lúc đó, tại các nước phương tây, sự thành công của các doanh nghiệp phần lớn dựa trên nhiều yếu tố tổng hợp như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suet làm việc, tính năng động của các nhân viên, lãi suất của công ty, các quy định kích thích cạnh tranh, khả năng hoàn thành kế hoạch, uy tín của công ty… Tất cả các yếu tố kể trên tạo thành những nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, gọi là văn hoá doanh nghiệp Cũng như “văn hoá”, “Văn hoá doanh nghiệp” có rất nhiều định nghĩa.Sau đây là một số định nghĩa: Edward Taylor “Văn hoá là tổng thể các truyền thống của các truyền thống của các cấu trúc và các bí quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử nội tại, gắn bó các thành viên với nhau trong một doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ phương thức tiến hành kinh doanh, quản lý kinh doanh, dàm phán với đối tác, giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện trong quá trình kinh doanh như tổ chức doanh nghiệp, hình thành quan hệ giữa người sử dụng lao độngvới người lao động trong doanh nghiệp”. Akihiko Urata, chuyên viên kinh tế công ty TNHH dịch vụ phát triển Nhật bản “Văn hoá doanh nghiệp có thể dược hiểu như nét đăc trưng của giá trị văn hoá, hành vi ứng xử dựa trên một mục tiêu nào đó mà các thành viên cùng chia sẻ và giữ gìn. Nó có thể được coi như những tiêu chuẩn và cách ứng xử phổ biến của doanh nghiệp đó”.(3)Bài tham luận, Hội thảo Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 2003 Thạc sĩ Phạm Văn Đạt “Văn hoá doanh nghiệp bao gồm: Văn hoá dan tộc (VHDT) + Văn hoá kinh doanh (VHKD) + Văn hoá ngành nghề (VHNN) +Đặc thù của doanh nghiệp (ĐTDN)”.(4) Bài tham luận, Hội thảo Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 2003 Tính tất yếu phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp Vai trò của văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất về ý chí hành động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp là những cá thể có những nhân cách, cá tính khác nhau. Mặt khác do có những nhu cầu và mong muốn khác nhau, họ hành động vì những động cơ khác nhau, nhằm vào những mục tiêu khác nhau. Sự thống nhất trong suy nghĩ và hgành động chỉ có thể đạt được khi mọi người thừa nhận và tôn trọng những quan diểm và thang bậc giá trị chung. Văn hoá doanh nghiệp hướng cho mọi thành viên trong doanh nghiệp mình hành động vì những mục tiêu chung, hành động một cách có hiệu quả mà nhà quản trị không cần phải ding quá nhiều đến các mệnh lệnh, chỉ thị. Văn hoá doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là một yếu tố gốp phần tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện thông qua những vấn đề sau đây: -Tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực. Văn hoá doanh nghiệp là sự kết tinh của hệ thông giá trị của doanh nghiệp được đa số thành viên trong doanh nghiệp thừa nhận và ủng hộ, vì vây nó là chất kết dính các thành viên trong doanh nghiệp lại với nhau. ở nơi nào có được một văn hoá doanh gnhiệp tích cực và lành mạnh, coi trọng các giá trị tinh thần, ở nơi đó người ta cảm nhận thấy một bầu không khí làm việc thân thiện, chan hoà, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau. Chính bầu không khí làm việc lành mạnh là tác nhân tạo ra sức mạnh công đồng, là “ thừa số chung” trong phép nhân các trí tuệ cá nhân thành trí tuệ tập thể. Tác phong làm việc của đa số thành viên trong doanh nghiệp cũng mang nặng dấu ấn của văn hoá doanh nghiệp. Sự khẩn trương năng động hay thái độ thờ ơ với công việc và kết quả chung không phải là biểu hiện của một số ít cá nhân, mà là sản phẩm được hình thành sau một thời gian dài bởi “ ý thức hệ” trong doanh gnhiệp. Tác phong làm việc khẩn trương, công nghiệp sẽ là tiền đề quan trọng để tạo ra những sản phẩm hàng hoá cũng như dịch vụ khách hàng có chất lượng cao, phù hợp với tập quán tiêu ding của các tầng lớp dân cư trong thời đại công nghiệp hoá. -Nâng cao đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một phần quan trọng của văn hoá kinh doanh, đồng thời cũng là một yéu tố của văn hoá doanh nghiệp. Trong thời dại hiện nay, chất lượng và giá cả sản phẩm không còn là những “vũ khí đặc chủng” trong cạnh tranh nữa. Khách hàng tìm đến và ở lại với doanh nghiệp nào biết tôn trọng họ, biết quý thời gian và tiền bạc cũng như sức khoẻ của họ như chính của mình. -Làm phong phú dịch vụ cho khách hàng. Khách hàng bây giờ không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả hàng hoá của doanh nghiệp, mà họ quan nhiều đén chất lượng và chi phí tiêu dùng sản phẩm hàng hoá đó. Trong các doanh nghiệp có văn hoá doanh nghiệp sẽ nâng cao bởi chất lượng các dịch vụ trong và sau bán hàng, và chính những dịch vụ đó góp phần làm cho khách hàng tiêu dùng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp về sử dụng có hiệu quả hơn. -Mang lại hình ảnh của doanh nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp ngày nay chủ yếu được phản ánh thông qua thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu sản phẩm là hình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp, nó chứa đựng tất cả những điều mà khách hàng muốn được biết, được thấy, được hiểu về sản phẩm, cách thức kinh doanh và chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu vừa là sức mạnh hữu hình (vì nó có thể được đo bằng tiền-là tài sản có giá trị lớn) vừa là sức mạnh vô hình (thể hiện ở khả năng lôI cuốn người tiêu dùng) của doanh nghiệp. Thương hiệu được coi là một yếu tố hình thành nên văn hoá doanh nghiệp, bởi vì nó không chỉ phản ánh chất lượng sản phẩm, mà còn phản ánh triết lý kinh doanh, quan đIúm phục vụ người tiêu dùng. Chẳng hạn, Bitis “nâng niu bàn chân Việt”, Cà phê Trung Nguyên “khởi nguồn sáng tạo”. Từ những phân tích trên đây cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là văn hoá doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề thiết yếu và có tính chất lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp muốn thành công trên thương trường. Những đòi hỏi khách quan của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Sự đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay của việc tạo lập thị trường văn minh. Sau thời gian ban đầu, những nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, như Việt nam, những yếu tố ngãu nhiên của bước giao thời đã qua đi. Quan đIểm kinh doanh ngắn hạn, gắn với những biện pháp kinh doanh nhất thời không còn chỗ đứng, phải nhường chỗ cho quan điểm kinh doanh có tính chiến lược, dài hạn với nền tảng văn hoá sâu xa. Sự đòi hỏi khách quan của việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Trong kinh tế thị trường, tất cả mọi người thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc mua và tiêu dùng các loại sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) của các doanh nghiệp, và vì vậy, người tiêu dùng là cả xã hội. Lợi ích người tiêu dùng phải được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật và lương tâm, đạo đức của các nhà doanh nghiệp, gắn với văn hoá doanh nghiệp. Ngày 9/5/1985, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số 39/248 về “Các nguyên tắc chỉ đạo để bạo vệ người tiêu dùng”, trong đó công bố những quyền của người tiêu dùng, đó là: - Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản; - Quyền được cung cấp thông tin; - Quyền được lựa chọn; - Quyền được lắng nghe hay quyền được đại diện; - Quyền được giáo dục về tiêu dùng; - Quyền được sống trong một môi trường trong sạch và bền vững. Yêu cầu khách quan của quá trình nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập này đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta, một mặt, phải thể hiện được bản sắc văn hoá của mình, đồng thời thích ứng được với các nền văn hoá khác. Các bộ phận cấu thành của văn hoá doanh nghiệp. Việc xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp trong thực tế đòi hỏi xác định được các bộ phận cấu thành của nó. Văn hoá doanh nghiệp gồm: Triết lý hoạt động của doanh nghiệp. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ suy nghĩ và hoạt động của người lãnh đạo, các bộ phận quản lý và những người lao động trong doanh nghiệp. Thực tế của một số nước (thí dụ Nhật Bản), mà ở đó đã hình thành rõ nét văn hoá doanh nghiệp, cho thấy mỗi doanh nghiệp thường đề ra triết lý kinh doanh riêng của mình. Cách thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể khác nhau, song nhìn chung, triết lý hoạt động của doanh nghiệp có thể bao hàm trong nó: Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững. Định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ khách hàng. Đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh không phải mới được các doanh nghiệp quan tâm mà trước đây các bậc tiền bối đi trước rút ra tử kinh nghiệm của bản thân. Trong suốt quãng đời ẩn danh, mưu sinh bằng nghề buôn, Phạm Lãi đã đúc kết được 16 nguyên tắc kinh doanh được phân chia thành 4 mục. Mục1: là những lời răn cho chính bản thân người kinh doanh, mua bán, gồm 5 quy tắc sau: (1) “Sinh ý yếu cầu khẩn”: - người làm ăn, buôn bán phải luôn luôn siêng năng, tích cực, năng động và nắm được thời cơ. (2) “Dụng đồ yếu tiết kiệm”: - đại ý nói rằng muốn có lãi cao thì chi tiêu phải tiết kiệm, không lãng phí, không xa hoa khi không thật cần thiết. Điều này các nhà kinh doanh của ta chắc là thấm thía, đặc biệt là những DN nhà nước thua lỗ hiện nay. (3) “Dụng nhân yếu phương chính”: - người kinh doanh phải biết chọn người giúp việc cho mình là người ngay thẳng, không có tính tham lam, biết giữ chữ tín làm đầu trong giao dịch mua bán với khách hàng. (4) “Lâm sự yếu trách nhiệm”: - khi triển khai công việc làm ăn thì phải luôn luôn tích cực, lấy tinh thần trách nhiệm và lòng say mê kinh doanh làm điều căn bản trong mọi vấn đề. (5) “Thủ tâm yếu an ninh”: - người làm nghề kinh doanh phải luôn luôn sáng suốt, bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra. Nói cách khác, nhà kinh doanh phải có “cái đầu lạnh và trái tim nóng”. Không được phiêu lưu, mạo hiểm, không phó mặc cho vận may rủi, mà phải lấy sự chắc chắn, an toàn làm đầu. Mục 2: Củng cố 5 đIũu khi tiếp xúc với khách hàng, khi mua bán, trao đổi hàng hoá: (1) “Tiệp nạp yếu khiêm hoà”: - phải khiêm tốn, hoà nhã khi tiếp khách mua bán với mình, nói cách khác là “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. (2) “Dự khiếm yếu thức nhận”: - người kinh doanh phải học cách xác định từng đối tượng khách hàng, xem ai là loại khách hàng giàu có, ai là khách hàng bình dân, để có phương pháp tiếp thị cho đúng đối tượng. (3) “Mãi mại yếu tuỳ thời”: - việc mua bán phải tuỳ thời đIểm, tuỳ lúc, tuỳ trường hợp để xem lại cái lợi lớn nhất. (4) “Nghị quá yếu đinh ninh”: - mặc cả giá cả hàng hoá phải dứt khoát, rõ ràng và phải thuận mua vừa bán. (5) “Kỳ hạn yếu ước định”: - nhà kinh doanh phải biết tạo ra thói quen đúng hạn khi thanh toán tiền nong, hàng hoá, tạo ra chữ tín với khách hàng. Mục 3: có ba đIều đề cập tới chất lượng hàng hoá: (1) “Hoá sắc yếu diện nghiệm”: - người kinh doanh phải luôn luôn xem rõ tận mắt, khảo sát chất lượng hàng hoá trước khi mua bán. (2) “Ưu biệt yếu phân biệt”: - phải biết cách phân biệt chất lượng hàng hoá, bảo đảm độ chính xác cao, tránh nhầm lẫn. (3) “Hoá vật yếu tu chỉnh”: - hàng hoá phải luôn luôn được nâng cao về mẫu mã, hình thức gọn gàn sắp xếp có thứ tự, khoa học, dễ nhìn, đáp ứng nhu cầu mua bán và thị hiếu khách hàng. Mục cuối cùng: là vấn đề tiền bạc,hàng hoá trong quá tình mua bán,đuợc sách “Chu Công” đề cập với 3 nguyên tắc sau: (1) “Xuất nhập yếu cẩn thận”. (2) “Tiền tài yếu minh phân”. (3) “Trương mục yếu kiết tra”. Buôn bán,kinh doanh cần phải cẩn thận trong khâu thu chi,mua bán,xuất nhập hàng hoá cũng như tiền bạc;đồng thời sổ sách chứng từ,hoá đơn cần được kiểm tra,đối chiếu thường xuyên và cẩn thận,rõ ràng,tránh lẫn lộn,thất lạc. Ngẫm lại,những bài học về quản trị kinh doanh trong thời hiện đại,chúng ta không khỏi khâm phục sự nhận thức sâu sắc, thâm thuý và mạch lạc của một nhà DN cách ta hàng ngàn năm trước. Đạo đức kinh doanh. Từ hàng nghìn năm, người ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức. Sau đây em xin đưa ra định nghĩa đạo đức của tiến sĩ Albert Schweitzer : “Xét về tổng thể, đạo đức là cái tên mà chúng ta đặt cho những hành vi đúng đắn. Chúng ta cảm thấy phải bắt buộc xem xét cái có lợi cho bản thân, mà còn phải xem xét cho những cái có lợi cho người khác và cho cả loài người nói chung”. Theo định nghĩa này, nếu doanh nghiệp hoạt động có lợi cho mình, đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là đạo đức. Có thể nêu lên các mặt cụ thể của đạo đức kinh doanh như sau: Xác định rõ mục tiêu kinh doanh Mọi người đều biết, kinh doanh trước hết là theo đuổi lợi nhuận, nhà kinh doanh làm việc vì lợi ích của mình, để làm giàu. Nhưng đạo đức kinh doanh đòi hỏi rằng kinh doanh không thể chỉ vì lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của người khác, của xã hội. Từ đó có thể khẳng định, mục tiêu của kinh doanh là làm giàu thông qua phục vụ xã hội, chỉ có thể trên cơ sở đóng góp cho xã hội phát triển, thì doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển bền vững. Xác định rõ quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp và của khách hàng Đạo đức kinh doanh đòi hỏi nhà doanh nghiệp và các doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng. Điều này đòi hỏi nhà kinh doanh thay đổi cách suy nghĩ, từ bỏ quan điểm ngắn hạn, quan điểm thiển cận (đôi khi chụp dật) để chấp nhận quan điểm dài hạn, quan điểm mang tính chất chiến lược, mà theo quan điểm này thì doanh nghiệp phải giữ uy tín với khách hàng, vì chính uy tín mới giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong kinh doanh, có rủi ro. Khi gặp trục trặc, phải biết nhận phần thiệt về mình để giữ lấy chữ tín. ở đây tưởng là bị thiệt, nhưng một khi làm ăn có hậu, thì doanh nghiệp sẽ giầu có, giữ được chữ tín, cộng với tài năng, nhất định doanh nghiệp sẽ trụ được và trường tồn. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp và các nhà kinh doanh đảm bảo lợi ích của nhà nước, cụ thể là thực hiện các nghĩa vụ của nhà nước theo luật. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm đảm bảo lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ, tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm đến giải quyết các vấn đề môi trường. Đạo đức kinh doanh cũng khuyến khích các nhà kinh doanh quan tâm đến các vấn đề xã hội, nhân đạo. Đạo đức kinh doanh cũng đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phong cách giao tiếp – ứng xử có văn hoá với công chúng. Vấn đề đạo đức kinh doanh, như một bộ phận cấu thành nền văn hoá doanh nghiệp, không chỉ đang được quan tâm nhiều ở nước ta hiện nay, mà ngay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, sau một loạt các vụ bê bối và tai tiếng về hệ thống kế toán – kiểm toán ở Mỹ vào cuối năm 2001, vấn đề đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành đề tài được quan tâm đặc biệt. Hệ thống sản phẩm. Hệ thống sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường phải trở thành một giá trị văn hoá và một nguồn lợi thế trong cạnh tranh lâu bền. Muốn vậy, hệ thống sản phẩm phảI đạt hai yêu cầu. Phải được đảm bảo bằng thương hiệu, nhãn mác. Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Chẳng hạn, các chuyên gia của công ty kiểm toán VACO (Việt Nam) và Credit Lyonnais, qua tính toán, đã thống nhất xác định thương hiệu của bia HALIDA trị giá là 543.000 USD. Thương hiệu có hai mặt: Thứ nhất, đó là sự cam kết vững chắc của doanh nghiệp đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, tức là đảm bảo chữ tín, uy tín, và thứ hai, khách hàng tin vào sự cam kết của doanh nghiệp. Từ hai đIều đó, người ta mua, tức là doanh nghiệp có nhiều khách hàng, có phần thị trường, mà khách hàng và thị trường là tàI sản vô hình của doanh nghiệp. Thương hiệu gồm ba bộ phận: -Một biểu tượng đặc trưng. -Một dòng chữ đặc trưng. -Một màu sắc đặc trưng. Thương hiệu phải giúp cho tất cả mọi người để nhớ, dễ phân biệt và gây ấn tượng. Phải có các đặc tính sau: -Hiếm: Chỉ có một hoặc vài doanh nghiệp có nguồn lực (sản phẩm dịch vụ đó). -Quý: Nó phải tạo ra cho doanh nghiệp sở hữu có một phương tiện để khai thác một cơ hội hay ngăn ngừa một mối đe doạ, -Không có sự thay thế trên thực tế: Đối thủ cạnh tranh không thể đạt được cùng một kết quả với một nguồn lực khác. -Khó hoặc không thể bị bắt chước: + Vì nó trừu tượng, chắc chắn, cụ thể và khó hiểu hoặc khó hình dung. + Vì nó là sản phẩm của những sự kiện lịch sử có một không hai. Kỹ sư Hà Trọng Dũng với sản phẩm Protec Kỹ sư Hà Trọng Dũng đã đưa ra ý tưởng: Tìm mọi cách để đưa vào cuộc sống một loại sản phẩm mới giúp cho việc hinh thành một hệ thống công dân mới trẻ trung hơn, năng động hơn, đặc biệt cần cho trẻ em Việt Nam hôm nay và trẻ em ở các nước nghèo, nước đang phát triển. ý tưởng thì thật đơn giản bởi lẽ đã có hàng trăm, hàng nghìn xí nghiệp, công ty, hãng sản xuất đồ chơi cho trẻ em, song mỗi lĩnh vực, mỗi chủng loại vẫn có khoảng trống của nó. Vấn đề là ở chỗ tìm ra khoảng trống đó để hoạt động và chính từ kinh nghiệm phong phú qua 30 năm hoạt động trong lĩnh vực văn hoá giáo dục ông cùng các đồng nghiệp đã tìm ra lối thoát. Các sản phẩm của họ đi vào thế giới mơ mộng của trẻ thơ như một yếu tố cấu thành của một môi trường nuôi dạy trẻ mới. Với chủ đề tư tưởng: “PROTEC-2000, công viên trong tầm tay bé” chúng tôi đã tạo nên một thế giới trẻ thơ năng động, giúp trẻ có cơ hội và đIều kiện phát triển toàn diện trí tuệ và thể lực, ở mọi chỗ, mọi nơi, hoàn toàn khồng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, kể cả số trẻ tật nguyền bất hạnh hay đau ốm phải vào viện nhi đIều trị. Hàng trăm cơ sở nuôI dạy trẻ, trong bệnh viện và một số gia đình đã sử dụng sản phẩm của PROTEC-2000, là ví dụ sinh động của sức sống mới trước thềm thế kỷ 21, bắt đầu từ hôm nay và từ Việt Nam. Hoạt động mà chúng tôi đang tiến hành, bản thân nó mang tính văn hoá và nhân văn sâu sắc, bởi họ phục vụ một đối tượng đáng quý, đáng yêu nhất trên đời, là hạnh phúc, niềm vui vô hạn của mỗi gia đình, đó là trẻ em. Hoạt động của họ là văn hoá, là khoa học, bởi lẽ họ đã tạo nên một loại sản phẩm mới, một dòng thiết bị- đồ chơi mới đơn giản, đa năng, phù hợp với năng lực hành động và tâm sinh lý trẻ em… trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và nâng cao các đồ chơi, trò chơi dân gian kết hợp với tư duy lô gích hiện đại, thực sự đã gây bất ngờ cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Căn cứ vào trình độ kinh tế- kỹ thuật hiện nay của Việt Nam họ thiết kế và lựa chọn giảI pháp công nghệ thích hợp nên từ ý tưởng đi vào cuộc sống có khi chỉ trong một sớm một chiều. Yếu tố “văn hoá trong kinh doanh” và “quan niệm kinh doanh có văn hoá” tiềm ẩn trong ý tưởng kinh doanh của họ. Vấn đề phảI giảI quyết tiếp theo là sự đầu tư của cộng đồng để ý tưởng xây dựng những “công viên trong tầm tay bé” sớm được triển khai trên mọi miền đất nước, để con cháu chúng ta có thêm cơ hội và đIều kiện vươn lên cả về trí tuệ và thể lực ngay từ khi mới bước vào đời. Tập trung sức và trí tuệ lo cho sự vươn lên của một thế hệ mới bản thân nó mang nặng bản sắc văn hoá- giáo dục, có tính gia đình, tính quốc gia và tính toàn cầu. Vậy PROTEC-2000 là gì? -Đó là tên viết tắt tiếng Anh của một chương trình hành động nhân đạo vì trẻ em có tên đầy đủ là “chương trình thiết bị-đồ chơI cho trẻ em và trẻ em tàn tật hướng tới năm 2000” đang được triển khai trên thực tế từ Bắc vào Nam. Sản phẩm của PROTEC-2000 có gì mới? Từ ý tưởng đầy tính văn hoá và nhân văn: “Thế giới trẻ em là của trẻ em”, họ đưa ra những giải pháp kỹ thuật để xây dựng một môi trường nuôi dạy trẻ mới được trang bị các thiết bị đồ chơi đa năng, một số mẫu sử dụng không gian ba chiều như thiết bị- đồ chơi bàn xe dao động (ký hiệu HD-IO), hoặc rất tiện cho trẻ vui chơi như mâm quay mini (HD-I2), đu quay mini (HD-II)… Bởi có tính cơ động cao nên các thiết bị- đồ chơi này có thể chuyển tới nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ trong các khu vực đông dân hay miền núi cao, hải đảo. Cái khác giữa dòng đồ chơi dân gian, dòng đồ chơi hiện đại với dòng thiết bị- đồ chơi đa năng của PROTEC-2000 là ở chỗ:Dòng đồ chơi dân gian phần lớn là đơn giản phù hợp cuộc sống nơi xóm làng xưa. Đồ chơi hiện đại của các nước và vùng lãnh thổ như Nhật bản, Hồng kông, Đài loan…thì cái gọi là phức tạp, hiện đại nằm bên trong đồ chơi, người chơi- trẻ em chỉ có một thao tác tắt- mở mà thôi, nên hạn chế phần nào tính năng động sáng tạo ở trẻ… Còn dòng thiết bị-đồ chơi của PROTEC-2000 đã kết hợp hài hoà các đồ chơi, trò chơi dân gian với tư duy lôgic hiện đại, nên chỉ trên một thiết bị đã có hàng chục đồ chơi, cách chơi khác nhau, cứ xoay 90 độ lại có vài một trò chơi mới, qua vui chơi mà trẻ còn phát triển thể lực, hỗ chợ đIều trị cho trẻ em bị đau ốm tật nguyền… Tóm lại, thông qua hoạt động kinh doanh này cùng một lúc PROTEC đạt được nhiều mục đích khác nhau mà cái gốc của sự thành đạt là tính nhân bản, hướng thiện của hoạt động, từ nó toát lên sự hài hoà trong phạm trù “kinh doanh có văn hoá” và tạo được văn hoá trong kinh doanh”. Bằng cách đầu tư công sức, trí tuệ và tiền của, PROTEC đã vươn lên và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Tuy còn mới mẻ và còn nhiều khó khăn, nhưng những thành quả bước đầu tuy còn nhỏ bé song cũng đủ tạo nên một phác thảo đẹp về môi trường văn hoá mới theo chủ đề “PROTEC-2000 công viên trong tầm tay bé” và đang từng bước đi vào thế giới trẻ thơ như một yếu tố cần cho sự phát triển, và nhất là đang thực sự được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Nét nổi bật của văn hoá doanh nghiệp được thể hiện trong phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, mà phương thức này được cụ thể hoá thành các định chế, cơ chế hoạt động. Định chế có thể là hệ thống các chính sách, quy chế, và thủ tục được đưa lên thành một chế độ vận hành trong thực tế, nhằm giải quyết các công việc, vấn đề của doanh nghiệp. Chế độ vận hành này phải được toàn bộ những người lãnh đạo trong doanh nghiệp, từ người lãnh đạo cao nhất đến người lao động thấp nhất, chấp nhận, chia sẻ và đề cao thành nề nếp, thói quen và chuẩn mực làm việc và sinh hoạt trong doanh nghiệp, và từ đó,chúng trở thành bền vững và truyền thống của doanh nghiệp. Chế độ vận hành này phải xuyên suốt: -Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo doanh nghiệp -Toàn bộ các mối quan hệ giữa những con người trong doanh nghiệp. -Phong cách làm việc của tất cả mọi ngươi trong doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo – yếu tố trung tâm của văn hoá doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là nhu cầu khách quan của việc phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp lại là một hoạt động có định hướng bắt đầu từ nhận thức và đòi hỏi sự quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp. Hơn nữa, việc xây dựng thành công văn hoá doanh nghiệp được đảm bảo bằng phong cách lãnh đạo doanh nghiệp. Để trở thành một yếu tố của văn hoá doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo phải trở thành một giá trị truyền thống, chứ không chỉ dừng lại là những cách thức lãnh đạo cụ thể (những người lãnh đạo cụ thể sẽ lần lượt kế tiếp nhau). Với ý nghĩa đó, phong cách lãnh đạo phải gồm những quan điểm và định chế lâu bền, bao quát mọi mặt của hoạt động lãnh đạo doanh nghiệp. Xét về tổng quát, nó có thể bao gồm những định chế sau đây: -Định chế về chế độ tập trung và dân chủ trong lãnh đạo doanh nghiệp. Cụ thể định chế này được thể hiện trong: + Quy trình về thông qua và tổ chức thực hiện các quyết định; + Bộ tiêu chuẩn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận chức năng trong việc thông qua và thực hiện các quyết định. + Các quy định về phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong quá trình thông qua vừa thực hiện các quyết định. + Các quy định về đánh giá quá trình thực hiện các quyết định. -Định chế về kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiêp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của tất cả mọi người. Việc giải quyết không thoả đáng vấn đề lợi ích sẽ là một trong những nguyên nhân sâu xa nhất gây xung đột trong nội bộ, gây mất đoàn kết nội bộ doanh nghiệp, cản trở việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Xét cho cùng, để thực hiện định chế về kết hợp hài hoà các lợi ích trong doanh nghiệp, thì phải có nề nếp về tài chính. Tài chính trong doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở minh bạch, công bằng và tin cậy, đạt tới mức chi tiết, chi ly. Đó có thể là kỷ luật về chấp hành định mức khoán; cách thức tính tiền lương và tiền thưởng; các quy định về tạm ứng, thanh toán, vay vốn, nguyên tắc trách nhiệm tài chính v.v… -Định chế về sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Định chế này coi yếu tố con người đóng vai trò quyết định, coi trọng các giá trị của mỗi con người riêng lẻ trong sự nghiệp phát triển bền vững doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp làm cho yếu tố con người có chất lượng, liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị riêng lẻ của mỗi người và làm cho nó trở t._.hành nguồn lực (tài sản) vô tận của chính doanh nghiệp. Định chế về sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể bao gồm các quy tắc giải quyết vấn đề nhân sự trong nội bộ: + Tiêu chuẩn hoá công việc , trình độ đào tạo tay nghề và kinh nghiệm phù hợp; + Các quy định để đảm bảo “nhân hoà” trong doanh nghiệp để mọi người có được niềm tin, được tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, tự giác, làm chủ thực sự nhằm tạo môi trường khuyến khích đổi mới, sáng kiến… + Các quy định về cơ hội học tập, nâng cao trình độ thường xuyên, và từ đó, mọi người trong doanh nghiệp có cơ hội thăng tiến. + Các quy định về nguyên tắc và hình thức tuyên dương, khen thưởng. -Định chế về cung cách tổ chức trong doanh nghiệp. -Hệ thống tập quán, nề nếp, thói quen, thái độ và chuẩn mực hành vi ứng xử hàng ngày trong làm việc và sinh hoạt của mọi thành viên, tạo thành các nguyên tắc rất cụ thể, rõ ràng, mà chúng được các thành viên của doanh nghiệp chấp nhận thành nếp sống tự thân của mình. Phong cách làm việc của tất cả mọi người lao động trong doanh nghiệp. Đó là sự cẩn thận, cần mẫn, tận tụy, chi ly và tự giác trong làm việc. Đó cũng là sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm kỹ thuật và công nghệ. Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội. Một nét đặc sắc của văn hoá doanh nghiệp là phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội (công chúng, khách hàng v.v…) Nét văn hoá doanh nghiệp này giúp cho doanh nghiệp lôi cuốn và thu hút khách hàng về với sản phẩm và dịch vụ của mình và nhận được sự chấp nhận của xã hội. Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội gồm hai bộ phận: Giao tiếp thông qua lời nói: Đó là sự giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) của những con người thuộc doanh nghiệp với xã hội như người bán hàng, người tiếp khách, người trực điện thoại, người gác cổngv.v… Những người này được đào tạo để có được văn hoá giao tiếp. Giao tiếp thông qua lời nói của doanh nghiệp với xã hội. Đó là tất cả các yếu tố để doanh nghiệp thể hiện mình là một thể chế văn hoá với thế giới bên ngoài. Nhờ các yếu tố này, xã hội cảm nhận được các giá trị văn hoá của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp được ăn sâu vào tâm trí mọi người, và tứ đó, họ chấp nhận mua hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố cụ thể sau: -Quảng cảnh chung của doanh nghiệp: từ biển ghi tên doanh nghiệp: từ biển ghi tên doanh nghiệp đến khung cảnh chung bên ngoài của doanh nghiệp. -Hệ thống các ký hiệu biểu trưng cho doanh nghiệp, như cờ của doanh nghiệp, biểu tượng của thương hiệu, ngày truyền thống của doanh nghiệp. -Hệ thống các kiểu mẫu, quy cách thống nhất, mang nét đặc trưng của doanh nghiệp, từ đồng phục, biển tên từng người, cho đến phong bì, giấy viết, công văn, thư từ, phong bao để phát lương hoặc các thiết bị đặc biệt khác. Nói chung, ngay từ yếu tố hình thức bệ ngoài cũng phải theo mẫu quy định và được sử dụng rộng rãi, liên tục, không thay đổi, tạo thành ấn tượng xã hôi; thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp và cả gia đình họ từ đời này qua đời khác. kinh nghiệm của nước ngoài Nhật bản với doanh nghiệp Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công và sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật bản là truyền thống và bản sắc van hoá của doanh nghiệp. Theo ông Akihio Urata, chuyên viên kinh tế thuộc công ty TNHH Dịch vụ phát triển Nhật bản, văn hoá truyền thống của Nhật bản do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật bản đều có tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ được ra theo các quyết định của tập thể, các hoạt động đặc trưng đó có tên là Ringi. Văn hoá DN kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những việc riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con… cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo đIều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hoá doanh nghiệp Nhật bản. Tại Mỹ và Phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận một DN là các cổ đông. Người quản lý DN và và vốn của DN tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý. Còn người Nhật lại quan điểm rằng DN tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi người trong Cty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung, một chủ thể thống nhất. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn dến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao. Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao. Bản thân chế độ tuyển dụng người lao động làm việc cả đời cũng làm cho các nhân viên phải cố gắng làm cho công ty của họ tăng trưởng nhanh để nâng cao thu nhập. Hệ thống trả công theo thâm niên làm cho mọi người càng nỗ lực cống hiến cho doanh nghiệp thì càng có thu nhập cao. Chương trình đào tạo nhân viên của công ty không bị lãng phí, tình trạng học xong rồi đi làm ở nơi khác cũng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, những nhân viên trẻ vẫn có thể được thăng tiến nhờ vào thành tích mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, những thành tích đó sẽ được đánh giá theo một quá trình lâu dài. Các cán bộ quản lý cao cấp trong công ty sẽ được đề bạt bắt đầu từ các chức vụ nhỏ nhất và sau nhiều năm làm việc- thong thường những người 50 tuổi sẽ có chức vụ quản lý cấp trung bình và từ 50 –60 tuổi mới đựơc đề bạt cấp cao hơn. Mức lương của những người có thâm niên được tăng dần phù hợp với nhu cầu của cuộc sống. Các Công đoàn trong doanh nghiệp được thành lập mang tính chất tự nguyện và hoạt động tương đối độc lập. Lãnh đạo cấp cao nhất của công ty đều phải kinh qua công tác lãnh đạo công đoàn, vì chỉ có như vậy, họ mới hiểu và thông cảm với công nhân. Công đoàn có hệ thống tư vấn lao động trong công ty, giúp quản lý các mối quan hệ có ích hơn. Công đoàn bàn bạc các vấn đề liên quan đến quản lý trong sản xuất, chính sách quản lý, các vấn đề tài chính, số giờ làm việc, số ngày nghỉ lễ trong năm, cũng như chính sách đãi ngộ với các nhân viên cao tuổi, giúp giải quyết các vấn đề nảy sinh. Về quyết định trong công ty, có thể nhìn thấy trong văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản sự ra quyết định tập thể. Hệ thống này gọi là Ringi. Theo đó các nhân viên cập thấp sẽ tự làm văn bản ra quyết định liên quan đến vấn đề mà họ phụ trách, sau đó trình lên cấp cao hơn. Cấp này lại trình lên cấp cao hơn nữa, cho đến người có thẩm quyền phê duyệt. Tuy có vẻ hơi nhiêu khê nhưng lại có tính trách nhiệm cao và dễ quy trách nhiệm. Hiện nay ở Nhật Bản còn có một hệ thống khác là Raigi, cũng gần với Ringi nhưng các quyết định tập thể được đưa ra từ các cuộc họp. Tinh thần cơ bản của văn hoá doanh nghiệp Nhật chính là sự đổi mới không ngừng hay cồn gọi là Kaizen. Sự đổi mới này cho năng suất, chất lượng, hiệu quả và các mối quan hệ của doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Để có một Kaizen hoàn thiện, các doanh nhân Nhật Bản đã phát huy tối đa các sáng kiến của nhân viên từ các nhóm nhỏ rồi mở rộng dần ra. Cách thức quản lý là quản lý chất lượng tổng hợp. Tuy nhiên, cần hiểu Kaizen như một khái niệm bao trùm lên mọi khái niệm khác trong một doanh nghiệp Nhật Bản, góp phần tạo nên sự “thần kỳ Nhật Bản”. Trong thời đại toàn cầu hoá và tin học, các nhà nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp Nhật cho rằng cần phải có những thay đổi. Sự thay đổi quan trọng nhất sẽ bắt nguồn từ sự coi trọng tinh thần và sự cộng sinh. Vì theo họ, người Nhật nhận thức được sự cộng sinh từ những nền văn hoá khác nhau, tạo ra nền văn hoá doanh nghiệp mới. Một số thí dụ về văn hoá doanh nghiệp của Nhật. Cửa hàng 100 Yên ở Nhật Bản Mấy năm vừa qua, ngành bán lẻ của Nhật bản đã bị thiệt hại nặng nề do sự sụt giá: nhiều sản phẩm giảm giá tèư 20-30% hoặc nhiều hơn nữa. Cửa hàng 100 Yên là một phần của xu hướng này. Mọi thứ trong cửa hàng đều có giá 100 yên. Nhiều người đổ xô nhau đi mua sắm ở đó. Hãng Daiso đã châm ngòi cho cơn sốt này. Daiso là một tổ hợp lớn có hơn 2 nghìn cửa hiệu trên toàn quốc, có tên là “Cửa hàng Daiso 100 yên”. Doanh số công ty này là 23,3 tỷ yên trong năm 1995 và lên tới con số choáng ngợp 200 tỷ yên trong năm 2000. Như thế là tăng hơn 850% trong chỉ có 6 năm. Daiso vẫn đang khai chương thêm nhiều cửa hàng mới, trung bình 40 cửa hàng một tháng. Chuyện bán mọi thứ trong cửa hàng đều với giá 100 yên đã xuất hiệ cách đây 30 năm. Nhưng đến bây giờ ý tưởng này mới thu hút được thái độ đáp ứng tích cực ở khách hàng, có lẽ bởi chất lượng của các mặt hàng 100 yên rất cao cho dẫu chúng có giá vô cùng rẻ. Trong quá khứ, những người bán lẻ có nếp suy nghĩ như thế này: trong một nhà hàng ăn, một tách cà phê rẻ tiền chừng trên dưới 180 yên, thế cho nên nếu chủ nhà hàngmuốn bán tách cà phê đó với giá 100 yên mà vẫn có lãi thì họ phải dùng một nhãn hiệu cà phê rẻ tiền hơn chỉ tốn cho họ chừng 70 yên thôi. Nhưng theo quan đIểm của Daiso, người ta có thể bán một món hàng với giá 100 yên cho dẫu nó có giá trị nhiều hơn thế. Chiến lược thực hiện là làm cho giá rẻ đi theo tỷ lệ nghịch với số lượng. Lấy ví dụ, nếu một nhà bán lẻ có thể mua được 1 nghìn món hàng của một nhà sản xuất với giá mỗi món là 1 nghìn yên, thì mánh khoé là đặt hàng trăm ngàn món hàng ấy để giảm giá mua xuống. Theo nguyên lý này, thì người ta cứ tăng lượng đặt hàng lên cho đến khi giá thành mỗi món hạ xuống dưới 100 yên. Thế là người ta có thể bán nó với giá 100 yên, cho dẫu bình thường ở nơi khác nó tốn cỡ 500 hoặc thậm chí 600 yên. Quan niệm này đã lan truyền khắp ngành bán lẻ,và kết quả cuối cùng là chất lượng sản phẩm đã được cải tiến so với giá. Ngoài chất lượng ra, các cửa hàng 100 yên còn đưa ra một lợi thế khác nữa – họ bán đủ thứ mặt hàng,đIều này cũng giải thích lý do người ta ưa chuộng nó. Nếu cửa tiệm đủ rộng,nó sẽ chứa được hàng trăm ngàn món hàng, kể cả đủ loại hàng linh tinh dành cho cuộc sống hàng ngày, có lẽ ngay cả những món hàng thủ công mỹ nghệ, từ điển và đĩa CD. Người ta sẽ thấy có tới hai tá loại kéo, hàng trăm cặp đựng hồ sơ khác nhau, hàng nghìn loại mỹ phẩm khác nhau…, có nhiều thứ tha hồ mà lựa chọn đến nỗi khó mà quyết định chọn món nào. Người đến mua hàng cảm thấy vui lòng vì họ được lựa chọn những thứ giá trị cao hơn 100 yên. Thành công của hãng Daiso đang kích thích các nhà kinh doanh khác, phong trào bùng nổ chưa thấy có dấu hiệu suy yếu. Các cửa hàng giá rẻ cũng đã lan toả ra khỏi biên giới Nhật Bản, nở rộ ở Thái Lan cùng một số quốc gia châu á khác. Có lẽ xu hướng “mua nhiều để bán rẻ”không bao lâu nữa từ Nhật Bản sẽ lan truyền ra trên khắp thế giới. Văn hoá doanh nghiệp của công ty Hitachi. Văn hoá doanh nghiệp ở công ty Hitachi dựa trên các triết lý sau đây của người sáng lập: (1) – Sự hài hoà. (2) – Sự chân thành. (3) – Tinh thần tiên phong. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp của Hitachi tiếp tục phát triển các khái niệm: Sự hài hoà, sự chân thành và tinh thần tiên phong, bồi dưỡng niềm tự hào là thành viên của Hitachi được đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động của công ty bao gồm việc phát triển công nghệ và các sản phẩm tiên tiến. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc rằng mỗi doanh nghiệp là một thành viên trong xã hội, Hitachi cố gắng là một công dân tốt hướng tới một xã hội phồn thịnh, tiến hành các hoạt động trong công ty trên cơ sở công bằng và rộng mở, hài hoà với môi trường tự nhiên, và tham gia tích cực vì sự tiến bộ xã hội. Sự hài hoà, chân thành và tinh thần tiên phong tạo nên nhân tố tinh thần cơ bản xuyên suốt trong những nỗ lực của công ty và tạo nên sự khác biệt, thể hiện qua các từ công nghệ, tính tin cậy, thế giới và tương lai. Ba khái niệm cơ bản này được rút ra từ triết lý của người sáng lập Hitachi Namihei Odaira. Sự hài hoà Mong muốn tôn trọng ý kiến của người khác và thảo luận các vấn đề trên tinh thần cởi mở và rõ ràng nhưng công bằng và vô tư. Khi đã thống nhất được với nhau thì cùng nhau hợp tác và làm việc để đạt được mục đích chung. Sự chân thành Nhằm tiếp cận vấn đề một cách cởi mở và thành thật không lôi ra những khác biệt của nhau. Hitachi ngày nay là kết quả của những nỗ lực liên tục trong toàn bộ hoạt dộng quản lý của công ty bao gồm hoạt động phát triển công nghệ và bán hàng. Sự chân thành khơi dậy niềm tin rằng xã hội đang đặt lên vai chúng ta niềm tin. Tinh thần tiên phong Cách tiếp cận có mục đích đối với mỗi công việc đều dựa trên sáng kiến cá nhân nhằm tạo ra những cơ hội kinh doanh mới bằng cách theo đuổi các mục đích mới và đầy thử thách. Tinh thần này được thể hiện trong nỗ lực trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và mục tiêu của công ty đạt được bằng cách phát huy khả năng hữu hạn của mỗi thành viên của Hitachi. Chương ii: Thực trạng tình hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay. Khái quát thành tựu. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. ở nước ta, nếu chỉ tính trong 100 năm qua, thì trong những năm đất nước bị đô hộ, nhiều doanh nhân đã khởi xướng các ý tưởng rất mới trong việc phát triển công thương nghiệp, hình thành những nền móng đầu tiên của văn hoá doanh nghiệp nước ta, đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh, dũng cảm cạnh tranh với tư bản Pháp, Hoa lúc đó đang làm chủ trên thị trường. Lịch sử đã ghi lại tên tuổi những doanh nhân-thời đó gọi là những “tư sản dân tộc” như Bạch Thái Bưởi, được gọi là “Vua vận tải Bắc Việt đầu thế kỷ”, “bậc anh hùng trong kinh tế nước nhà”, như Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn Resistanco dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đương thời, như Trần Chánh Chiếu, đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh và ra báo, là một trong những nhân vật chủ chốt của phong trào MinhTân đất Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ XX, như Trương Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng cả nước. Thời đó, phong trào Duy tân dấy lên rầm rộ từ miền Trung đến miền Bắc, ngoài việc khuyến khích nâng cao dân trí, canh tân đất nước, đã kích thích nhiều doanh nhân người Việt lập ra các hội buôn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Như vậy, có thể khẳng định là: trên khắp đất nước ta, trong những năm bị đế quốc thống trị, đã không ít doanh nhân ý thức được nỗi đau mất nước, luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh- một nội dung cơ bản của văn hoá doanh nghiệp. Trong những năm thực hiện kế hoạch hoá tập trung, do thị trường và các quy luật của thị trường không được công nhận, các doanh nghiệp nước ta tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh được ban hành từ trên, sản phẩm làm ra được giao nộp lên trên, không tính đến những nhu cầu thị trường, không hạch toán đúng đắn giá cả, cộng với tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp không gắn với kết quả sản xuất… Thể chế kế hoạch hoá tập trung cũng không bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp. Tình trạng đó đã làm sai lệch bản chất của kinh doanh, cũng có thể gọi đó là “sản xuất mà không kinh doanh”. Tuy vậy, cũng trong thời kỳ này, có những cán bộ quản lý doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, tạo ra một số mô hình kinh doanh có hiệu quả. Những mô hình này đã nêu lên một số nét đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp thời kỳ đó: tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Truyền thống văn hoá đó đã có ảnh hưởng tốt đối với thế hệ kinh doanh ngày nay. Công cuộc đổi mới được khẳng định từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) và thể chế kinh tế thị trường được công nhận đã mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những đIều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bước hình thành văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội nước ta, đó là văn hoá doanh nghiệp. Công cuộc đổi mới đã đem lại sự giảI phóng các lực lượng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mọi công dân trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đó cũng là phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho công cuộc chấn hứng đất nước; mọi người được tự do phát huy tàI nưng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước, như Đại hội IX của Đảng đã quyết định. Có thể nói đây là sự thể hiện nổi bật nhất của vănhoá lãnh đạo, văn hoá quản lý: là sự lãnh đạo phù hợp quy luật phát triển của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của cả dân tộc, một dân tộc đã gan góc chống ngoại xâm trong hàng thế kỷ, nay không cam tâm chịu mãi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Chính công cuộc đổi mới đã mở đường cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp dân doanh và đội ngũ doanh nhân mới mở đường cho sư hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và giao tiếp. Không những bánh phồng tôm Sa Giang, cá kho tộ, kẹo dừa Bến Tre, chè Tân Cương và chè Tuyết Sơn đã chiếm lĩnh thị trường mà món phở, tranh sơn mài, đồ gốm Bát Tràng và chiếc áo dài Việt Nam đã được xuất khẩu ưa chuộng trên thế giới. Cà phê Trung Nguyên mở ra ở Tôkyô do một doanh nhân Nhật Bản làm chủ đã trở thành một trung tâm văn hoá Việt Nam với âm nhạc Trịnh Công Sơn, tranh thêu và sơn mài Việt Nam đem lại hương vị văn hoá Việt Nam. Hãng hàng không Việt Nam, du lịch Việt nam đã có những thành công trong giữ gìn và quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài. Đó là những thành công ban đầu rất đáng trân trọng. Đã có doanh nghiệp Việt nam học được cách muối dưa chuột, ớt, gừng, tỏi để xuất khẩu sang Nhật bản theo đúng quy trình và khẩu vị người Nhật bản. Dưới đây em xin đưa ra một số doanh nghiệp điển hình đã có những thành công trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Công ty taxi Mai Linh Truyền thống của Mai Linh là hình ảnh bộ đội cụ Hồ giản dị, trung thực, dũng cảm, dám làm, dám chịu trách nhiệm – lấy cái chung làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển – cá nhân là mũi xung kích đi đầu trong mọi lúc, mọi nơi. Với chính sách chất lượng mà Công ty Mai Linh cam kết với khách hàng và cộng đồng xã hội: “luôn luôn ân cần phục vụ bà con cô bác” luôn tôn trọng khách hàng, yêu quý khách hàng như người thân bà con của mình: (1) với khách hàng : tôn trọng lễ phép (2) với đồng nghiệp : thân tình giúp đỡ (3) với công việc : tận tụy sáng tạo (4) với gia đình : thương yêu tránh nhiệm (5) với công ty : tuyệt đối trung thành Những điều cam kết trên mang tính nhân văn – mang nặng nghĩa tình và tăng thêm trách nhiệm bằng khẩu hiệu: “An toàn, chất lượng, mọi lúc, mọi nơi” Đó là những gì mà Mai Linh trưởng thành và tâm niệm tự giác thực hiện đầy đủ và không hề đòi hỏi ai bất cứ gì hơn, chỉ mong sao có sự công bằng xã hội, cạnh tranh lành mạnh đúng luật pháp. Mỗi thành viên Mai Linh làm việc với tình cảm chân thành, trái tim trung thực và hơn nữa làm việc theo nhu cầu cuộc sống văn hoà cao hơn. “Thắng không kiêu – Bại không nản” để phấn đấu vươn lên. Đầu tầu – gương mẫu – mọi lúc mọi nơi: vui là vui chung tập thể gia đình Mai Linh – nói điều hay, làm việc tốt cho Gia đình, bản thân, Công ty và cộng đồng xã hội. Với nhận thức như: Mai Linh là mái nhà chung của mỗi thành viên. Mai Linh là ngày mai của nhiều thế hệ con cháu của mình. Mai Linh là niềm tự hào của mỗi chúng ta hôm nay và ngày mai. Mai Linh là Người Việt Nam biết vận dụng tinh thần tự lực, tự cường, phát huy nội lực, noi gương sáng bộ đội cụ Hồ… Mỗi chúng ta hãy làm một điều gì tốt đẹp cho Mai Linh như cho chính bản thân, Gia đình mình. Với lái xe: yêu xe Công ty như xe nhà mình, quý tình đồng nghiệp như anh chị em ruột thịt cuả mình, sẵn sàng nhường nhịn cho nhau, bảo vệ nhau mọi lúc mọi nơi. Không hút thuốc lá, nghiện… không uống rượu bia trong giờ làm việc… Mai Linh trung thực dễ thương là nét văn hoá đặc trưng của người lái xe Mai Linh và mọi thành viên gia đình Mai Linh cũng sẽ thấm nhuần nét văn hoá này và là thành viên đặc trưng của Mai Linh – Tinh thần – Trí tuệ Mai Linh. ISO 9002: 1994 – Uy tín – Chất lượng - An toàn – Nhanh chóng – Mọi lúc – Mọi nơi. Là phương châm trong chính sách chất lượng của công ty Mai Linh, là cơ sở để xây dựng văn hoá doanh nghiệp theo ISO hay nói cách khác là văn minh chất lượng. Trả lại tài sản cho khách hàng tại văn phòng – nơi giao dịch và đi xe taxi là một cử chỉ trung thực của người nhân viên, cán bộ, lái xe khi kinh doanh bán vé máy bay, xe cho thuê, du lịch – thương mại và taxi. Trong lĩnh vực lái xe taxi hiện nay, khi điều này thành thói quen sẽ trở thành một nét văn hoá trong kinh doanh taxi – du lịch- thương mại – dạy nghề. Chú trọng giáo dục, đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cần được biến thành thói quen trong doanh nghiệp, là văn hoá trong khi làm việc – xử sự hài lòng khách hàng và phù hợp với ngành nghề kinh doanh Mai Linh. Thăm dò ý kiến khách hàng để thoả mãn họ là một nét văn hoá trong chất lượng dịch vụ thời kỳ kinh doanh hoà nhập thị trường thế giới. Trong tương lai không thể thiếu nét văn hoá này, điều này giúp cho mối quan hệ trong doanh nghiệp ngày càng thân mật và vui vẻ tạo hưng phấn cho người lao động nâng cao năng suất. Bắt đầu của văn minh chất lượng là được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Không để khách hàng quên tài sản trên xe taxi là nét văn hoá trong dịch vụ taxi mà chúng ta đã và đang theo đuổi. Thoả mãn nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng Du lịch – Thương mại – Bảo dưỡng sửa chữa – Taxi (Nhận biết khách hàng, nhận xét đánh gia khách hàng, biến họ thành khách hàng trung thành và thường xuyên). Đào tạo và phát huy được khả năng chuyên môn của nhân viên cần trở thành nét văn hoá của cán bộ quản lý. Không có kỷ luật những vi phạm trong quan hệ đã chứng minh nhận thức của cán bộ nhân viên trong tổ chức đã được nâng lên do đào tạo tốt. SA 8000:2001 Hệ thống trách nhiệm xã hội làm thoả mãn những yêu cầu thiết yếu ngày càng tăng lên của người lao động. ISO 14000: Hệ thống quản lý môi trường giúp cho môi trường sống và làm việc ngày càng tốt hơn cũng góp phần nâng cao năng suất lao động. OHSAS 18001: Hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp Quá trình hình thành một số nét văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh 1.Quá trình hình thành 1.1ý tưởng ban đầu của người sáng lập công ty -Tạo công ăn việc làm cho người lao động -Ưu tiên cho những người lính trở về -Cùng lớn mạnh và phát triển trong sự phát triển của đất nước 1.2 xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên -Thành lập trung tâm dạy nghề Mai Linh -Chú trọng công tác huấn luyện cho đội ngũ kế cận -Trang bị đồng phục cho cán bộ nhân viên -Các chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ nhân viên như tặng cổ phiếu ưu đãi 1.3 hệ thống phương tiện kinh doanh đồng nhất -Màu sắc trên phương tiện kinh doanh -Trang bị đầy đủ thiết bị kinh doanh theo quy định của nhà nước -Chú trọng nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu Mai Linh trên thương trường 1.4 ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh -Thống nhất ngôn ngữ trong giao tiếp với khách hàng -Sử dụng ngôn ngữ văn minh lịch sự trong giao tiếp nội bộ và giao tiếp với khách hàng 1.5 nghiệp vụ kinh doanh chuyên nghiệp -Xây dựng phong cách bán hàng hiện đại -Xây dựng hệ thống quản lý theo ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, 5S và đã được tổ chức BVQI của Anh cấp chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002:1994 ngày 01/06/2001 và sẽ chuyển đổi phiên bản ISO 9001:2000 vào tháng 6/2003. 1.6 giáo dục văn hoá truyền thống trong kinh doanh -Huấn luyện văn hoá truyền thống cho cán bộ nhân viên. Đã mở hai đợt huấn luyện văn hoá doanh nghiệp cho khoảng 400 cán bộ quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2002 và tại Hà nội tháng 10/2002 -Huấn luyện văn hoá giao tiếp trong kinh doanh cho cán bộ nhân viên -Phát huy chủ đề “Nụ cười Mai Linh” trong toàn hệ thống Mai Linh 1.7 thành lập các tổ chức xã hội trong công ty -Thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động -Thành lập hội cựu chiến binh để phát triển bản chất bộ đội cụ Hồ -Thành lập chi bộ đảng để chỉ đạo công ty đi đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. -Thành lập hội chữ thập đỏ để tham gia công tác xã hội từ thiện một cách có tổ chức. -Thành lập đoàn thanh niên để xây dựng đội ngũ kế cận của Đảng trong công ty 2.một số kết quả thể hiện văn hoá trong kinh doanh 2.1những gương sáng giữa đời thường -Anh Dương Mạnh Đồng, lái xe trả lại 18800 USD và 49.5 triệu đồng cho khách hàng Mỹ để quên trên xe tháng 3/2002. -Anh Trịnh Văn Bảy, lái xe, trả lại 10000 USD và 2 triệu đồng cho khách để quên trên xe ngày 13/9/2002. -Anh Hùng Kiệt, lái xe, trả lại 75000 USD cho khách Đài Loan ngày 2/6/1999. -Anh Bùi Văn Hà, lái xe, trả lại 10000 USD cho chị Ngô Thị Lê Mai nhân viên quỹ tài trợ FORD ngày 20/01/1998. -Anh Võ Tam Bình, lái xe HTX 30, trả lại cho khách Hàn quốc 6000 USD, khách hàng tặng 60 USD anh đã gửi tặng lại gia đình cựu chiến binh có con gái duy nhất đã chết trong vụ hoả hoạn cháy toà nhà ITC ngày 15/11/2002. -Anh Nguyễn Văn Quang, lái xe xí nghiệp CLTX lao theo đánh cướp bảo vệ khách hàng và cùng công an bắt được thủ phạm trao trả lại tài sản cho chị Nguyễn Thị Tâm tháng 6/2000. -Anh Nguyễn Văn Dũng, lái xe GDTX ép xe bọn cướp bảo vệ tài sản của dân ngày 24/03/1998. -Anh Lê Chí Công, lái xe CLTX đuổi bắt cướp đã giật giỏ xách của người đi đường ngày 13/06/1999. -Ang Nguyễn Phi Long, lái xe công ty Mai Linh dùng xe taxi húc vào xe honđa của tên cướp và bắt được tên cướp giao cho công an. 2.2 tôn vinh người lao động -Ngày 19/4/2003 công ty cổ phần Mai Linh đã tổ chức lễ hội: “Gia đình Mai Linh” nhằm tuyên dương người lao động, trong đó có tổ chức tặng anh Dương Mạnh Đồng một chiếc xe taxi trị giá 70 triệu đồng, là chiếc xe mà anh đã dùng kinh doanh và trả lại cho khách hàng Mỹ trên 340 triệu đồng. 2.3 nghĩa vụ đối với nhà nước -Năm 2002 công ty Mai Linh đã được tổng cục thuế tặng bằng khen hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. -Từ năm 1993-2002 công ty Mai Linh đã nộp cho nhà nước 22.936.851.874 triệu đồng Việt Nam. 2.4 chấp hành tốt luật lệ giao thông -Tỷ lệ va quẹt so với số chuyến taxi năm 2002 là 0.83% (3200 lần va quẹt/3.5 triệu chuyến trong năm) là tỉ lệ rất thấp so với số liệu va quẹt tai nạn của phòng CSGT thành phố Hồ Chí Minh. -Mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu trong chính sách chất lượng của Mai Linh. 2.5 xây dựng nhà, cầu tình nghĩa, tình thương -Trong gần 10 năm qua đã xây dựng 10 căn nhà tình nghĩa, tình thương trị giá gần 100 triệu đồng, cầu Ong Rô cho bà con ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh trị giá 40 triệu đồng. -Tham gia quỹ xóa đói giảm nghèo:trên 100 triệu cho các loại quỹ xoá đói giảm nghèo và học bổng. -Tham gia hỗ trợ đồng bào bị thiên tai hoả hoạn, lũ lụt khoảng 100 triệu đồng. 2.6hình thành tập quán tốt đẹp trong doanh nghiệp Mai Linh -Lái xe Mai Linh trung thực dễ thương là nhận xét của hầu hết khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh. -Luôn ân cần phục vụ bà con cô bác trở thành truyền thống phục vụ khách hàng trong tất cả các sản phẩm dịch vụ của Mai Linh. -Trong thời gian tới, việc chuyên nghiệp hoá trong kinh doanh sẽ được chú trọng. Trên nền tảng của hệ thống quản lý theo ISO 9000 công ty sẽ quyết tẫm xây dựng phong cách văn hoá Mai Linh mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 2.7thành tích nổi bật -Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm 2001. -Thủ tướng tặng cở thi đua năm 2002. Công ty Traphaco a.Một doanh nghiệp có văn hoá khi các thành viên của doanh nghiệp là những người có văn hoá: -Các thành viên trong công ty cổ phần Traphaco đều tôn trọng các truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt Nam. Thông qua cách ứng xử giao tiếp, thông qua các tiêu chí về đạo đức, quan niệm về lẽ sống, về tình yêu, tình bạn, về hạnh phúc gia đình, đoàn kết, tôn trọng các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc: tương thân tương ái, kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng những giá trị lao động chân chính, những giá trị tinh thần, tình cảm lành mạnh trong sáng; -Mỗi một thành viên trong công ty Traphaco luôn hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của nhà nước, lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong ngành y tế. -Traphaco tôn trọng những thành viên có hiểu biết về sứ mệnh của công ty, say mê sáng tạo, không thoả mãn với các thành quả hiện tại, luôn vươn tới cái mới tốt đẹp hơn tạo cho doanh nghiệp luôn có sự độc đáo, có các sản phẩm có chất lượng cao với các dịch vụ ngày càng hoàn thiện, tăng trưởng không ngừng về chất lượng. -Đoàn kết là sự gắn kết suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên vì mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp và vì sự phát triển của mỗi thành viên, doanh nghiệp luôn đề cao và khích lệ các thành viên thiết lập tinh thần cộng đồng, hợp tác và chia sẻ vì mục tiêu chung không phân biệt xuất xứ, tuổi tác, trình độ, người cũ, người mới. -Để có thể gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, công ty luôn tổ chức các hoạt động tập thể: văn nghệ, TDTT, viết và học hát các ca khúc về doanh nghiệp, diễn đàn giao lưu giáo dục truyền thống doanh nghiệp, tổ chức câu lạc bộ như câu lạc bộ tri thức trẻ. Qua đó mọi người xây dựng được những niềm tin, niềm tự hào và tình yêu với công ty. b.Bất cứ thành viên nào trong doanh nghiệp luôn luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng thương hiệu công ty. Với những cố gắng nỗ lực trong nhiều lĩnh vực: Đảm bảo chất lượng, xây dựng uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp bằng việc cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. -Quảng bá thương hiệu bằng nhiều kỹ thuật marketing hiện đại lấy nhu cầu thị trường làm đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0060.doc
Tài liệu liên quan