Thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Chợ Mới giai đoan 2006-2010

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Chợ Mới giai đoan 2006-2010: ... Ebook Thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Chợ Mới giai đoan 2006-2010

pdf97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Chợ Mới giai đoan 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ THANH PHÚ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Long Xuyên, tháng 05/2006 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Võ Thanh Phú Lớp: DH3KN1 Mã số SV: DKN021166 Giáo viên hướng dẫn: Vũ Quang Cảnh CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Long Xuyên, tháng 05/2006 Người hướng dẫn: Vũ Quang Cảnh Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày…....tháng……,năm……. NỘI DUNG TÓM TẮT LỜI CẢM TẠ Chân thành khắc ghi công ơn cha mẹ, người đã sinh tôi, dạy dỗ tôi và nuôi tôi nên người. Xin chân thành biết ơn! Quý thầy cô trường Đại Học An Giang và nhất là các thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, các thầy cô thỉnh giảng từ trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Thầy Vũ Quang Cảnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành biết ơn! Anh Lê Thương và các cô, chú ở Chi Cục Hợp Tác Xã Tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đây; chú Nguyễn Văn Liêm và các anh chị phòng nông nghiệp, Ủy Ban Nhân dân, Phòng Thống Kê, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang cùng với các cô chú ở các Ủy Ban xã, ban quản trị các HTX và bà con nông dân huyện Chợ Mới đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình phỏng vấn, trao đổi thông tin, thu thập số liệu. Sau cùng, xin cám ơn những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. An Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2006. Sinh viên thực hiện Võ Thanh Phú Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước ta. Trong đó phát triển kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu khách quan có tầm quan trọng đặc biệt để từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp Chợ Mới tỉnh An Giang là rất cần thiết. Dựa vào kết quả khảo sát, các thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được, sau đó thông qua tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh. Từ đó thấy rõ hơn thực trạng hoạt động của các HTX.NN. Qua đề tài nghiên cứu sẽ để xuất những phương hướng và giải pháp góp phần hạn chế những tồn tại, yếu kém của các HTX.NN hiện nay, đồng thời đưa kinh tế HTX.NN phát triển phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong nền kinh tế thị trường và điều kiện của huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Sinh viên thực hiện đề tài: Võ Thanh phú Giáo viên hướng dẫn: Vũ Quang Cảnh MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Trang CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................1 1.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................1 1.4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................2 CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC XÃ....................................................................................................................... 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN........................................................................... 3 2.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................. 3 2.1.1.1. Quan điểm của C.Mac, V.I.Lenin và Chủ Tịch Hồ Chí Minh về Kinh tế hợp tác và hợp tác xã..............................................................................................................4 2.1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về phát triển HTX......................................................4 2.1.1.3. Vai trò của nhà nước đối với sự ra đời của HTX.............................................4 2.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................. 8 2.1.2.1. Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở các nước trên thế giới............8 2.1.2.2. Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở Việt Nam.............................10 2.1.2.3. Vị trí vai trò Hợp Tác Xã Nông nghiệp ở An Giang..................................... 12 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI............................................................................................................19 3.1. TIỀN NĂNG THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI........................................................................................... 19 3.1.1. Tiềm năng thiên nhiên.........................................................................................19 3.1.1.1. Vị trí - diện tích..............................................................................................19 3.1.1.2. Thổ nhưỡng - nguồn nước............................................................................. 19 3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn............................................................................................19 3.1.2. Kinh tế - Xã hội....................................................................................................20 3.1.2.1. Kinh tế............................................................................................................20 3.1.2.2. Xã hội.............................................................................................................20 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI............................................................................................................21 3.2.1. Khái quát thực trạng về HTX.NN ở Chợ Mới.................................................. 21 3.2.1.1. Điều kiện thành lập của các hợp tác xã ở Huyện Chợ Mới........................... 22 3.2.1.2. Bộ máy quản lý HTX.....................................................................................26 3.2.1.3. Nguồn vốn hoạt động của HTX.....................................................................28 3.2.1.4. Qui mô và nội dung hoạt động.......................................................................33 3.2.1.5. Hiệu quả hoạt động........................................................................................ 37 3.2.1.6. Phân loại hoạt động.......................................................................................39 3.2.2. Những nhận xét đánh giá về thực trạng phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới.................................................................................................................................. 42 3.2.2.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân..............................................................42 3.2.2.2. Những mặt còn tồn tại....................................................................................44 3.2.2.3. Một số nhận xét từ sự phát triển kinh tế hợp tác ở Huyện Chợ Mới............. 45 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI ĐẾN NĂM 2010...............................................................................46 4.1. Mục tiêu .......................................................................................................................46 4.2. Định hướng phát triển................................................................................................ 46 4.3. Yêu cầu nhiệm vụ........................................................................................................ 47 4.4. Các giải pháp chủ yếu................................................................................................. 48 4.4.1. Công tác tuyên truyền vận động............................................................................ 49 4.4.2. Giải pháp củng cố, phát triển Hợp Tác Xã............................................................ 49 4.4.3. Giải pháp đào tạo cán bộ ...................................................................................... 51 4.4.4. Giải pháp về đất đai............................................................................................... 51 4.4.5. Giải pháp về vốn, tín dụng.....................................................................................52 4.4.6. Một số giải pháp khác...........................................................................................52 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 54 5.1. KẾT LUẬN................................................................................................................... 54 5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo BQ : Bình quân BQT – BKS : Ban quản trị - Ban kiểm soát CB : Cán bộ CB – CNV : Cán bộ - Công nhân viên CB HTX : Cán bộ hợp tác xã CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNH – HĐH NNNT : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn CNXH : Chủ nghĩa xã hội CHLB : Cộng hòa liên bang CT.UB : Chỉ thị.Ủy ban CT.TU : Chỉ thị.Tỉnh ủy CV – CV/UB : Công văn –Công văn/Ủy ban CLB : Câu lạc bộ CTr – TU : Chủ trình - Tỉnh Ủy CP/HTX : Chi phí/hợp tác xã HTX : Hợp tác xã HTX.NN : Hợp tác xã nông nghiệp HN : Hà nội HCM : Hồ Chí Minh KH.HU : Kế hoạch.Huyện ủy KTPL : Khen thưởng phúc lợi LNST : Lợi nhuận sau thuế LKSX : Liên kết sản xuất NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQ/HU : Nghị quyết/Huyện ủy NQ - TW : Nghị quyết/Trung ương NXB CT HN : Nhà xuất bản chính trị Hà Nội NXB CT QG : Nhà xuất bản chính trị quốc gia PTSX : Phát triển sản xuất QHSX – XHCN : Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa TBKT : Thiết bị kỹ thuật TB/HTX : Trung bình/Hợp tác xã TT-BTC : Thông tư - Bộ tài chính TT-BKH : Thông tư - Bộ kế hoạch UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả SXKD các HTX..................................................................................... 17 Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại HTX....................................................................................... 18 Bảng 3.1: Danh sách các HTX.NN được khảo sát............................................................... 21 Bảng 3.2: Số lượng xã viên có đất và không có đất ở các HTX.NN Huyện Chợ Mới........ 25 Bảng 3.3: Trình độ quản lý HTX.NN Huyện Chợ Mới....................................................... 26 Bảng 3.4: Chỉ tiêu về trình độ của cán bộ quản lý HTX...................................................... 27 Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn điều lệ thực tế so với vốn điều lệ khi thành lập của các HTX Chợ Mới...................................................................................................................... 29 Bảng 3.6: Phân loại HTX theo quy mô vốn góp.................................................................. 31 Bảng 3.7: Vốn hoạt động của các HTX Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang giai đoạn 2002- 2009......................................................................................................................................31 Bảng 3.8: Tài sản, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu tập thể hợp tác xã.......................32 Bảng 3.9: Diện tích phục vụ của HTX Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang từ năm 2001 – 2005......................................................................................................................................34 Bảng 3.10: Nội dung hoạt động của các HTX.NN Huyện Chợ Mới................................... 34 Bảng 3.11: Kết quả sản xuất kinh doanh các HTX trong thời gian qua...............................37 Bảng 3.12: Tỷ lệ lợi nhuận của các HTX.NN trong Huyện................................................. 38 Bảng 3.13: Các HTX trả nợ năm 2005.................................................................................39 Bảng 3.14: Đánh giá phân loại HTX trên địa bàn Huyện Chợ Mới.....................................40 Bảng 3.15: Đánh giá phân loại các HTX.NN trên địa bàn huyện Chợ Mới và của cả Tỉnh 41 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát những khó khăn thường gặp trong quá trình hoạt động vừa qua của 12 HTX trong huyện Chợ Mới................................................................................44 Bảng 4.1: Các đề xuất kiến nghị của các HTX.NN .............................................................49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ và BẢNG ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Số lượng HTX.NN ở An Giang giai đoạn 2001 – 2005.................................. 15 Biểu đồ 3.1: Số lượng các HTX.NN Huyện Chợ Mới qua các năm.................................... 23 Biểu đồ 3.2: Số lượng các HTX.NN ở các Huyện của tỉnh An Giang tính đến năm 2005..23 Biểu đồ 3.3: Lãi TB/HTX.....................................................................................................38 Bản đồ 3.1: Các xã, TT ở Chợ Mới....................................................................................19 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các biểu bảng Phụ lục 2: Thẻ xã viên Phụ lục 3: Hợp đồng bơm tưới của HTX.NN Trung Phú Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát tình hình phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước ta. Trong đó phát triển kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu khách quan có tầm quan trọng đặc biệt để từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và nhà nước ta luôn luôn chăm lo phát triển kinh tế hợp tác và Hợp tác xã. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phong trào kinh tế hợp tác và hợp tác xã bước đầu có chuyển biến tích cực và thu được một số kết quả. Một số loại hình hợp tác đa dạng về dịch vụ, vốn, lao động được thành lập đã và đang thích ứng với cơ chế mới, tạo đà thúc đẩy sản xuất và tăng thu nhập cao cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, việc phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã hiện nay ở nước ta nói chung và ở An Giang nói riêng còn nhiều mặt hạn chế. Đối với Huyện Chợ Mới, với lợi thế về điều kiện đất đai, nguồn nước có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh đa dạng hóa sản phẩm, mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong những năm qua cũng không ngừng phát triển và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động cơ bản thì vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế. Sắp tới nhằm định hướng và có những giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong nền kinh tế thị trường và điều kiện của Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Việc đánh giá lại thực trạng và định hướng phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp là hết sức cần thiết. Với lý do này, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Huyện Chợ Mới đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp Đại học của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp Huyện Chợ Mới trong thời gian qua, chỉ ra những mặt khó khăn, còn hạn chế để từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp mang tính khả thi góp phần đưa phong trào hợp tác xã nông nghiệp phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế Huyện Chợ Mới phát triển. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA (Participatory Rural Appraisal) - Thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp - Dựa vào phân loại HTX.NN, tiến hành khảo sát 12/22 HTX.NN. Đồng thời chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn 30 xã viên HTX và 30 người dân không phải là xã viên của HTX 1.3.1.1. Dữ liệu thứ cấp Thu từ các nguồn như: Chi cục HTX tỉnh An Giang, Sở NN & PTNT An Giang; Cục thống kê An Giang; Phòng NN & PTNT, Ủy ban nhân dân, phòng thống kê,…huyện Chợ Mới, các báo cáo có liên quan, tập chí và Internet. Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài. 1.3.1.2. Dữ liệu sơ cấp SVTH: Võ Thanh Phú Trang 1 Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 - Tiến hành điều tra, khảo sát 12/22 HTX.NN, phỏng vấn trực tiếp người dân ở trên địa bàn Huyện Chợ Mới - Đối với các đối tượng khác, tác giả ghi nhận hoặc tham khảo những ý kiến đóng góp như: Chi cục HTX, Phòng NN & PTNT huyện Chợ Mới, giảng viên của khoa KT-QTKD trường Đại Học An Giang, những ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn, nhà khoa học. 1.3.2. Phương pháp xử lý Đối với các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý sau: thống kê, so sánh, đối chiếu và phân tích các yếu tố tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp giải quyết 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới. Thời gian: Khảo sát, nghiên cứu các HTX.NN, nông hộ trên địa bàn Huyện Chợ Mới, từ 2001 đến 30/6/2005. Nghiên cứu và thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp từ đầu năm 2006. SVTH: Võ Thanh Phú Trang 2 Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 CHƯƠNG 2 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ SVTH: Võ Thanh Phú 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Quan điểm của C.Mac, V.I. Lenin và Chủ Tịch Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác và hợp tác xã. 2.1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về phát triển HTX 2.1.1.3. Vai trò của nhà nước đối với sự ra đời của HTX 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hợp tác ở các nước trên thế giới 2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hợp tác ở Việt Nam 2.1.2.3. Vị trí vai trò hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1.1. Quan điểm của C.Mac, V.I.Lenin và Chủ Tịch Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác và hợp tác xã Phong trào HTX trên thế giới đã có hơn một trăm năm nay, khi những người sản xuất nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa buộc phải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hoặc ở những nơi thiên tai quá khắc nghiệt Lịch sử ra đời và phát triển của phong trào HTX Quốc Tế cho thấy, kinh tế hợp tác và HTX là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì những người lao động riêng lẻ, các hộ sản xuất cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có yêu cầu liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là một biện pháp để giải quyết mâu thuẫn của sự phát triển từ sản xuất nhỏ, manh mún, hiệu quả thấp lên sản xuất hàng hóa lớn. Trước đây, khi nghiên cứu về phương thức sản xuất TBCN, C. Mác đã khẳng định: “Dù sao thì điều chủ yếu cũng phải làm cho nông dân hiểu rằng chúng ta chỉ có thể cứu vãn và bảo tồn được tài sản của họ bằng cách biến tài sản đó thành tài sản hợp tác xã và thành những doanh nghiệp hợp tác xã. Bởi vì chính nền kinh tế cá thể, kết quả của sở hữu tư nhân, mới làm cho nông dân bị diệt vong. Nếu họ muốn bảo tồn nền kinh tế cá thể, thì tất yếu họ sẽ bị đuổi ra khỏi cơ nghiệp của họ, còn phương thức sản xuất lỗi thời của họ sẽ nhường chỗ cho nền kinh tế TBCN quy mô lớn…” (C.Mác – F.Ăngghen toàn tập, tập 22, NXB CTQG sự thật HN – 2005, trang 738). Chính vì thế ông cho rằng nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông, trước hết phải hướng nền kinh tế cá thể và sở hữu của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, không phải bằng bạo lực, mà bằng tấm gương và bằng sự giúp đỡ của xã hội. Trên cơ sở kế thừa lập trường tư tưởng của C.Mác, căn cứ vào tình hình cụ thể nước Nga thời bấy giờ, trong chính sách kinh tế mới, khi đưa ra chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Lối làm ăn xưa, người nông dân làm việc ở nhà mình, trên mảnh đất nhỏ bé của mình, với gia súc, gà vịt của mình, …lối làm ăn đó, chúng ta đã thấy bao nhiêu năm, hàng bao nhiêu thế kỷ rồi. Dù ở Nga hay ở nơi nào khác, chúng ta đều biết rất rõ rằng cách làm đó chỉ đưa đến cho nông dân sự ngu dốt, sự nghèo khổ, sự thống trị của người giàu đối với người nghèo, vì phân tán thì không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra cho nông nghiệp. Do đó, nhiệm vụ hiện nay của chúng ta là phải chuyển sang lối canh tác tập thể, sang kinh doanh tập thể trên quy mô lớn”. (V.I.Lênin toàn tập, tập 3, NXB CT HN – 1962, trang 390). Đặc biệt, trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”,V.I.Lênin khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển hợp tác xã đối với con người đi lên CNXH, theo ông: “Chuyển từ chế độ hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ lên CNXH là chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất. Nghĩa là một bước quá độ phức tạp hơn, nhưng thiếu thành công, lại có thể bao gồm được những khối quần chúng nhân dân đông đảo hơn, nhỗ được những gốc rể sâu xã hơn và dai dẳng hơn của những quan hệ cũ tiền XHCN, thậm chí tiền TBCN…chính sách hợp tác một khi thành công, sẽ góp phần làm cho nền kinh tế nhỏ phát triển và tạo điều kiện cho kinh tế quá độ - trong một thời hạn không nhất định – lên đại sản xuất trên cơ sở tự nguyện kết hợp”, (V.I.Lênin toàn tập, t143, NXB tiến bộ Mát – xcơ – va, 1978, trang 273). SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn xem hợp tác xã là con đường để phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ giữa kinh tế nông nghiệp với công nghiệp và các ngành kinh tế khác trong xây dựng nền kinh tế XHCN. Bác Hồ khẳng định: “Nước ta là một nước nông nghiệp, phát triển nền kinh tế nói chung phải lấy việc nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra” (HCM: toàn tập, NXB chính trị quốc gia, HN, 1996, tập 10, trang 180) Theo Bác, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đặc điểm nền kinh tế thuần nông và lực lượng lao động nông dân là chủ yếu. Do vậy, mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là lo cho nhân dân cơm no áo ấm, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân lao động, nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có hợp tác xã (HCM: toàn tập, NXB chính trị quốc gia, HN, 1996, tập 10, trang 210) Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước, sự phát triển của kinh tế hợp tác xã đã minh chứng một chân lý là: Kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, nhất là ở các nước đang phát triển, tạo sự ổn định về chính trị xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, ở nhiều nước Chính phủ rất quan tâm và có chính sách ưu đãi, nâng đỡ khu vực kinh tế tập thể, coi sự phát triển của kinh tế tập thể nói chung và HTX nói riêng là một tất yếu khách quan 2.1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về phát triển HTX Ở nước ta, phát triển kinh tế tập thể và HTX là nhu cầu thực tế khách quan, đáp ứng của đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; là tất yếu của nền kinh tế hàng hoá, xét cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn; phát triển HTX xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của kinh tế hộ, là chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ, người lao động riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt . Đảng ta đã khẳng định qua nhiều kỳ đại hội phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN và Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ: “Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật điều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Điều này có nghĩa là trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, trong đó có HTX.NN cùng với kinh tế nhà nước giữ vị trí là nền tảng của nền kinh tế quốc dân định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời HTX.NN còn là nòng cốt trong hệ thống các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, thực hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. 2.1.1.3. Vai trò của nhà nước đối với sự ra đời của HTX Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, muốn cho nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững, nhà nước phải thực hiện vai trò can thiệp của mình vào nền nông nghiệp, trong đó, nỗi bật hơn cả là vai trò của nhà nước đối với sự ra đời và hoạt động của HTX.NN SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010  Ở thế giới - Để cho HTX ra đời và hoạt động, nhà nước thường thực hiện những vấn đề chủ yếu như: + Ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật kinh tế, nhất là luật HTX và các văn bản dưới luật. Ở Canada, luật HTX cũ ban hành năm 1970 và luật HTX ban hành năm 1999. Ở CHLB Đức, luật HTX ban hành năm 1889 và được sữa đổi bổ sung năm 1934. Ở Hàn Quốc, luật HTX.NN ban hành năm 1961 đến nay có 15 lần sửa đổi bổ sung. Ở Malaysia, pháp lệnh HTX được ban hành năm 1922 và luật HTX được ban hành năm 1990. Ở Nhật Bản, luật HTX ban hành năm 1960 và luật HTX mới ban hành 1990. Còn ở Thái Lan, HTX được thành lập năm 1915 và luật HTX được ban hành năm 1968… + Thành lập một tổ chức trực thuộc Chính phủ chuyên lo xây dựng và phát triển HTX trong nước. Những tổ chức như vậy, ở Hàn Quốc có liên đoàn quốc gia HTX.NN được thành lập năm 1961. Ở Brunây có vụ phát triển HTX được thành lập năm 1974 có trách nhiệm giám sát hoạt động các tổ chức HTX trong cả nước và giúp các HTX nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ở Thái Lan có Bộ nông nghiệp và liên minh HTX. Ở Philippin có liên minh HTX quốc gia. Ở Ấn Độ có công ty quốc gia phát triển HTX, những tổ chức này đảm nhiệm điều phối các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm trong các HTX.NN. + Đầu tư ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là giao thông vận tải, thông tin, điện, thủy lợi phục vụ sản xuất kinh doanh cho HTX. + Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật cho các HTX.NN. + Ban hành các chính sách bảo hiểm nông nghiệp, ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ giá nông sản và chính sách thuế đối với HTX. Ở Philippin chính phủ miễn các loại thuế và lệ phí cho HTX trong vòng 05 năm. Còn ở Hàn quốc, các HTX.NN được miễn thuế VAT và thuế chi phí hướng dẫn tư vấn các dịch vụ sản xuất kinh doanh của HTX và trong tiêu thụ nông sản các HTX được phân loại theo mô hình tập đoàn doanh nghiệp chỉ nộp thuế10%, trong khi các doanh nghiệp tư nhân nộp thuế từ 18% - 32%. + Từng bước xây dựng mối liên kết các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giữa các HTX.NN với các nhà khoa học và doanh nghiệp lưu thông nông sản, thúc đẩy HTX.NN phát triển và thu hút nhiều xã viên. Điển hình ở Thái Lan năm 2001 có 3.370 HTX.NN với 4.789.493 xã viên.  Ở Việt Nam Từ khi HTX ở Việt Nam hình thành và phát triển cho đến nay, Nhà nước Việt Nam đã có rất nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo và khuyến khích phát triển kinh tế HTX. - Chính sách đối với hợp tác xã trước khi có luật HTX Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, việc tổ chức nông dân vào HTX.NN là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp tập thể hóa, làm công cụ cho việc chỉ huy thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Chính sách phát triển HTX.NN trong thời kỳ này là: tập thể hóa triệt để về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản khác; tổ chức lao động tập thể và thống nhất phân phối thu nhập trong HTX. Mọi kế hoạch trong HTX đều phải tuân theo kế hoạch từ cấp trên đưa SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 xuống. HTX được coi là một tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của nhà nước. Trong giai đoạn này do các chính sách không phù hợp nên nền nông nghiệp của nước ta đã trì trệ kéo dài dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong nước. Từ năm 1981 đến năm 1988, nước ta bắt đầu thi hành một số chính sách mới, đặc biệt là chính sách khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, đã bước đầu giải phóng một phần lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn. Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế; Nhìn chung, mô hình HTX.NN và nhiều chính sách của Nhà nước chưa được sửa đổi cơ bản. Từ năm 1988, chúng ta đã thực hiện đường lối đổi mới nhằm chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Hàng loạt các chính sách mới trong nông nghiệp đã b._.an hành: NQ 10/NQ-TW, ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, NQ 16, ngày 15/7/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và nhiều chính sách phát huy các thành phần kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm phát huy môi trường pháp lý trong nông nghiệp như: Chính sách đất đai, thuế, cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến khích làm giàu và “Xóa đói, giảm nghèo”,…Mặc dù hệ thống các chính sách trên tuy chưa hoàn chỉnh, song đó là nhân tố chủ yếu tạo ra động lực để nông nghiệp tăng trưởng, phát triển trong một thời gian dài. - Để tạo khuôn khỗ pháp lý cho các HTX đổi mới hoạt động, tháng 3/1996 Quốc hội đã thông qua luật HTX và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 và luật HTX sửa đổi năm 2003 với nội dung chính như sau:  Định nghĩa HTX.NN Định nghĩa HTX theo luật HTX của Việt Nam năm 1996: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Định nghĩa Luật HTX sửa đổi năm 2003: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên), có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước” HTX nông nghiệp được tổ chức dựa trên sở hữu đóng góp cổ phần của các thành viên và sở hữu tập thể kết hợp với sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các xã viên bao gồm thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người có nhiều vốn, cùng góp vốn, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, mỗi xã viên đều có quyền như nhau đối với công việc chung. HTX nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế của những người lao động sản xuất nhỏ, bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và làm dịch vụ nhỏ, cùng làm ăn tập thể. SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010  Các nguyên tắc hoạt động của HTX nông nghiệp  Nguyên tắc 1: Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX.NN Theo nguyên tắc này, tất cả nông dân và những người lao động từ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành điều lệ HTX nông nghiệp điều có thể trở thành xã viên HTX nông nghiệp. Xã viên có quyền ra khỏi HTX theo qui định của điều lệ từng HTX nông nghiệp  Nguyên tắc 2: Dân chủ, bình đẳng và công khai trong quản lý HTX Theo nguyên tắc này, mọi xã viên HTX nông nghiệp điều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX và có quyền ngang nhau và có một phiếu khi biểu quyết để giải quyết công việc của HTX mà không phụ thuộc vào số vốn hoặc công sức của họ đã góp vào HTX.  Nguyên tắc 3: tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi Theo nguyên tắc này, HTX tự chịu trách nhiệm về lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và địa bàn hoạt; Tự chiụ trách nhiệm về kết quả và hiệu quả của các phương án đó theo tinh thần “Lời ăn, lỗ chịu”. Tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp của xã viên và vốn điều lệ của các HTX. Tự quyết định về phân phối thu nhập, kết hợp hài hòa giữa các lơi ích: xã viên, HTX, nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần xây dựng cộng đồng dân cư, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi.  Nguyên tắc 4: Hợp tác và phát triển cộng đồng Vận dụng nguyên tắc này, HTX phải bù đắp các khoản lỗ năm trước (nếu có), sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, số còn lại một phần trích lập các quỹ của HTX, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX và do đại hội xã viên quyết định theo nguyên tắc biểu quyết đa số.  Nguyên tắc 5: Hợp tác và phát triển cộng đồng Thực hiện nguyên tắc này, các xã viên phải phát huy và nâng cao ý thức hợp tác trong các HTX và trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các HTX với nhau trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật. Trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả, HTX góp phần xây dựng các công trình công cộng, công trính phúc lợi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và góp phần thực hiện các chính sách xã hội khác trong cộng đồng dân cư. Sau khi có luật Hợp tác xã, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đối với các HTX: Nghị định của chính phủ số 15-CP ngày 21/2/1997: về chính sách khuyến khích phát triển HTX, gồm những chính sách: chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách tín dụng, đầu tư, chính sách đào tạo, thông tin khoa học-công nghệ, chính sách xuất, nhập khẩu và liên doanh, liên kết kinh tế, chính sách bảo hiểm xã hội; NĐ số 43 CP ngày 29/4/1997 ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp; Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26/4/1999 của bộ tài chính hướng dẫn về ưu đãi đối với hợp tác xã,…Đến năm 2002, sau gần 5 năm thực hiện luật HTX, mặc dù kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX đã đạt được nhiều thành quả, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Vì vậy, để tiếp tục đưa kinh tế tập thể phát triển ngày 18/3/2002 SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 Ban chấp hành TW khóa IX đã ra Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Sau khi luật HTX được sửa đổi năm 2003, hàng loạt các chính sách hỗ trợ phát triển HTX khác được ban hành: NĐ số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hợp tác xã năm 2003; NĐ số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã; Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày 28/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung Ương 5 (Khóa IX) về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ hướng dẫn về đăng ký kinh doanh hợp tác xã; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản; Mới đây nhất là Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX.  Ở An Giang: ngoài việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn ban hành nhiều chủ trương, chính sách riêng nhằm đẩy mạnh kinh tế hợp tác: chương trình hành hành động số 02/CTr-TU ngày 27/7/1996 thực hiện Chỉ thị 68 của Bí thư, ngày 01/7/1998 UBND tỉnh An Giang lại ra chỉ thị về tập trung phát triển HTX gắn với công tác xóa đói giảm nghèo; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2002 của Tỉnh ủy An Giang về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Chỉ thị số 35/200//CT- UB ngày 25/12/2003 của UBND Tỉnh An Giang về việc đẩy mạnh xây dựng các hợp tác xã và trang trại nông lâm ngư nghiệp và thủy sản. 2.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1.2.1. Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở các nước trên thế giới Đại hội liên minh hợp tác xã Quốc Tế lần thứ 31 họp tại Manchester (Anh) ngày 19- 23/09/1995 định nghĩa: “Hợp tác xã là những hiệp hội tự chủ của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chung của họ về văn hóa, xã hội, kinh tế thông qua một tổ chức do chính các thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ” Còn theo tổ chức lao động Quốc Tế - ILO định nghĩa: “HTX là sự liên kết của những người gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”. HTX là doanh nghiệp tập thể phỗ biến trên thế giới, một hình thức tổ chức của kinh tế tập thể, được thành lập tổ chức hoạt động theo qui định của pháp luật, nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, trên tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Ngày nay, phần lớn các nước trên thế giới đều ban hành luật HTX để điều chỉnh loại hình doanh nghiệp tập thể này trong đó đều định nghĩa một cách cụ thể về HTX. Chẳng hạn, luật HTX Liên Ban Nga năm 1996 địng nghĩa: “HTX là sự liên kết tự nguyện của các công dân trên cơ sở tư cách thành viên để hợp tác sản xuất và các hoạt động kinh tế khác, dựa trên SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 sức lao động của họ và những đóng góp phần vốn tài sản. Sự tham gia vào hoạt động của HTX của các pháp nhân có thể được xem xét bởi điều lệ thành lập HTX. HTX có tư cách pháp nhân là một tổ chức kinh doanh”. HTX nói chung, HTX.NN nói riêng đã ra đời và phát triển ở nhiều quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ và từng bước phát triển sang các quốc gia Châu Á. Chúng ta biết, vào cuối thế kỷ XIX, kinh tế thị trường TBCN đang bắt đầu phát triển ở một số nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra ồ ạt, nông dân bị tước đoạt ruộng đất và bị vô sản hóa trở thành giai cấp công nhân làm thuê. Những người sản xuất nhỏ bị dồn ép bởi sự cạnh tranh “Cá lớn nuốt cá bé” của các tầng lớp tư bản. Nông dân và những người lao động nhận ra ưu thế của mình là nếu như họ hợp tác với nhau thông qua việc lập ra các HTX ở các lĩnh vực khác nhau. Các loại hình HTX xuất hiện đầu tiên trên thế giới năm 1844 là HTX tiêu dùng ở Anh, năm 1849 là HTX tín dụng ở Đức, năm 1887 là HTX cung ứng vật tư nông nghiệp ở Hà Lan và sau đó xuất hiện các loại hình HTX chế biến và HTX tiêu thụ nông sản ở nhiều nước. Ở Pháp, các HTX tiêu thụ đã bán 75% khối lượng thị trường ngũ cốc trong nước và xuất khẩu. Ở Mỹ 3620 HTX tiêu thụ đã chiếm 90% thị trường quả có múi, 70% sữa, 40% ngũ cốc và 7500 HTX thủy nông đã cung cấp nước cho 25% diện tích ruộng nước có tưới, 1275 HTX cải tiến giống bò sữa, 600 HTX sử dụng chung đồng cỏ và dịch vụ nông thôn, 900 HTX khí hóa nông thôn, với 5,7 triệu xã viên. Còn ở Hà Lan, HTX chế biến tiêu thụ nông sản đã chiếm lĩnh 87% thị trường sữa, 94% thị trường bơ và 94% thị trường hoa của nước này. Ở Châu Á, đầu thế kỷ XX, HTX ra đời và phát triển ở nhiều nước. Ở Nhật Bản, các HTX.NN đã cung cấp cho nông dân xã viên 89% phân hóa học, 75% thuốc trừ sâu, 54% thức ăn gia súc, 44% máy nông nghiệp và tiêu thụ 95% thị trường lúa gạo, 25% thị trường rau, 16% thị trường thịt của Nhật. Còn ở Ấn Độ, các HTX chế biến tiêu thụ đã đảm nhận việc chế biến và tiêu thụ hàng năm với khối lượng 35 triệu tấn sữa của 6 triệu hộ nông dân nuôi trâu, bò sữa của nước này. Ở các nước Liên Xô (cũ), Đông Âu, Trung Quốc, HTX.NN ra đời và phát triển mạnh từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Ở Liên Xô (cũ), từ sau Cách Mạng Tháng Mười năm 1917 đến năm 1928, có 65.000 HTX cung tiêu với 37,5% hộ nông dân tham gia và 33.400 HTX dich vụ kỹ thuật dùng chung máy nông nghiệp do nông dân tự nguyện tổ chức ra. Còn ở các nước Đông Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, đều có mạng lưới HTX.NN. Năm 1944, ở Bungary có 4114 HTX, trong đó có 3156 HTX nông thôn với 1,6 triệu xã viên hoạt động ở các lĩnh vực như tín dụng, cung tiêu hoa hồng, rượu nho, thuốc lá, củ cải đường, dâu tằm, thủy lợi, vận chuyển. Ở Trung Quốc, từ năm 1949 – 1957 đã tổ chức được 740.000 HTX.NN theo mô hình tập thể hóa, tập hợp gần 120 triệu hộ nông dân vào làm ăn tập thể. Năm 1992 ở Trung Quốc có 60.000 HTX tín dụng nông thôn, tổng doanh số mạng lưới HTX tín dụng là 119 tỷ nhân dân tệ, đáp ứng khoảng 60 – 70% nhu cầu tín dụng cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, ở Liên Xô (cũ) và một số nước XHCN, các mô hình HTX tập thể hóa hình thành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung phụ thuộc vào nhà nước, khác với bản chất HTX của nền kinh tế thị trường, đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã lâm vào khủng hoảng và tan rã hàng loạt nhường chỗ cho HTX kiểu mới ra đời phù hợp cơ chế thị trường và nguyện vọng của các nông, ngư dân. SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 2.1.2.2. Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở Việt Nam Ở Việt Nam, HTX chủ yếu là HTX.NN được bắt đầu xây dụng từ tháng 8/1955, tức sau khi Nghị quyết TW lần thứ 14 (khóa II) ra đời, Nghị quyết này chủ trương xây dựng thí điểm các HTX từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt Nam có thể chia ra làm 02 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1: Từ năm 1955 đến năm 1986 Ở giai đoạn này, nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, mà nòng cốt là HTX, Nghị quyết TW lần thứ 14 (khóa II) tháng 11/1958 Đảng ta xác định: Phong trào HTX ở nước ta mới xây dựng; vì vậy, phải đi từ thấp đến cao, từ tổ vần công, đổi công đến HTX bậc thấp, rồi HTX bậc cao. Quan điểm này thể hiện rõ trong tư tưởng của Bác Hồ về hợp tác hóa nông nghiệp và được đăng tải ở nhiều tác phẩm trong Hồ Chí Minh toàn tập. Trong hai thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng HTX ở miền Bắc nước ta trở nên rầm rộ, đã đóp góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng ở miền Nam. Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, ở miền Nam bắt tay vào xây dựng HTX. Trong thời kỳ này do QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nên mô hình HTX chưa phát huy tác dụng, thậm chí làm cho sản xuất nông nghiệp chậm phát triển. - Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến nay Sau khi có nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) về việc đề ra đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; Nghị quyết 10/NQ- TW, ngày 05/04/1988 của Bộ Chính Trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp; Nghị quyết 16, ngày 15/07/1988 của Bộ Chính Trị về đổi mới quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hiến pháp năm 1992; Bộ Luật dân sự năm 1995; luật HTX năm 1996; các điều lệ mẫu của các loại hình HTX năm 1997 và luật HTX sửa đổi năm 2003. Đặc biệt từ khi luật HTX ban hành năm 1996 và có hiệu lực thi hành 01/01/1997, phong trào HTX ở Việt Nam mới thực sự có thay đổi về chất mà người ta thường gọi là HTX kiểu mới. Thực tế, trong những năm qua cho thấy tổ hợp tác phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và tín dụng nhỏ. Tuy mức độ liên kết còn chưa chặt chẽ, chỉ mang tính thời vụ, song tổ hợp tác đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Cơ cấu ngành nghề trong số HTX thành lập mới có xu hướng tăng về lĩnh vực phi nông nghiệp - chiếm 68,2% tổng số HTX được thành lập mới. Các HTX dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã viên. Xu thế hợp tác, liên kết giữa các HTX với cơ quan nghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế khác tiếp tục được mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển và dần đi vào ổn định. ở nhiều nơi HTX đóng vai trò đầu mối trong việc tham gia các chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa. Kết quả cụ thể như sau: • Tổ hợp tác Trong những năm qua, tổ hợp tác tiếp tục phát triển hầu khắp trên cả vùng miền cả nước. Năm 2004, cả nước có trên 100.000 tổ hợp tác, tăng gần 10.000 tổ so với năm 2002 (tăng bình quân 5%/năm). Từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ và điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa bàn nên tổ hợp tác được thành lập với hình thức tổ chức, quy mô và nội dung hoạt động rất đa dạng và phong phú. Hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu là giúp đỡ, tương trợ nhau trong SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 sản xuất và đời sống như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về bơm nước, làm đất, giống mới, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kinh mương, bờ bao chống lũ, cải tạo đất ruộng…Nét nổi bật của tổ hợp tác những năm qua là: + Tổ chức quản lý của hợp tác xã từng bước được hoàn thiện và chặt chẽ hơn . + Nội dung hoạt động được mở rộng hơn, bám sát các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị thu được trên đơn vị diện tích tăng thu nhập cho thành viên. + Tổ hợp tác đã khắc phục được một số mặt yếu kém của kinh tế hộ, và đáp ứng nhu cầu về vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; tăng sức mạnh cạnh tranh thị trường, hạn chế thao túng và chèn ép của tư thương, tăng thêm vị thế của kinh tế hộ của nông dân, phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống , góp phần xoá đói giảm nghèo; đồng thời còn là cầu nối giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương với nông dân trong công tác tuyên truyền , phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước . • Hợp tác xã + Các HTX cũ cơ bản đã chuyển đổi xong, giải thể HTX hình thức; HTX mới thành lập ngày một tăng, dần đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nông sản của xã viên, hộ nông dân. Đến 31/3/2005 cả nước có 8.595 HTX nông nghiệp (chiếm khoảng 50% tổng số HTX). Trong đó có 6.115 HTX cũ chuyển đổi (71,2%), 2.196 HTX thành lập mới(25,5%) và còn 284 HTX chưa chuyển đổi(3,3%). Năm 2003 và 2004 đã có trên 800 HTX giải thể. Ba năm qua, đã thành lập mới 524 HTX. Số HTX thành lập mới, ngoài việc cung cấp một số dịch vụ cung cấp cho xã viên, phần lớn được tổ chức và hoạt động nhằm tiêu thụ nông sản hiện đang là nhu cầu bức xúc của xã viên. + Xã viên HTX nông nghiệp không chỉ bao gồm hộ nông dân, mà còn có các chủ trang trại, tư thương, đặc biệt là các thành phần kinh tế khác tham gia vào HTX. Ngoài xã viên là hộ nông dân được tổ chức theo đơn vị hành chính trên địa bàn, đã có một số HTX có cả xã viên ở các nơi khác tham gia; xã viên không chỉ là những hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ, mà gồm cả chủ trang trại, nhà khoa học, tư thương, doanh nghiệp. + Hoạt động của HTX từ phổ biến là dịch vụ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đã mở rộng sang dịch vụ tổng hợp, phát triển ngành nghề, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu đa dạng của xã viên. Năm 2002, số HTX làm dịch vụ kỹ thuật sản xuất chiếm tới trên 80%, năm 2005 đã giảm còn 70% tổng số HTX nông nghiệp. Số HTX làm dịch vụ tổng hợp (kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) đã chiếm 25% và số HTX phát triển ngành nghề (dịch vụ tổng hợp cho xã viên và trực tiếp tổ chức ngành nghề) chiếm khoảng 5%. + Kết quả hoạt động của HTX đã khắc phục cơ bản tình trạng thua lỗ kéo đài trước đây, một số HTX đạt mức lãi cao, có tích lũy để đầu tư phát triển. Cùng với việc mở rộng hoạt động dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tổng hợp, phát triển ngành nghề, các HTX trên cơ sở hoạch toán, đã rà soát lại các định mức kinh tế - kỹ thuật, củng cố tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn, nên hạn chế kết quả bị thua lỗ. Số HTX có lãi ngày càng tăng. Năm 2004, có 3.015 HTX hoạt động có lãi chiếm tỷ lệ 70% tổng số HTX có báo SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 cáo, tăng 8% so với năm 2002, lãi bình quân là 26,3 triệu đồng/HTX; số HTX bị lỗ giảm, chỉ chiếm 9% HTX có báo cáo. + Đẩy mạnh liên kết kinh tế, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp nhà nước, nhiều hợp tác xã không chỉ là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, công nhân với nông dân, xã viên, mà còn mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. + HTX bước đầu thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Cùng với phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm, hầu hết các HTX nông nghiệp, nhất là ở phía Bắc và miền Trung là đơn vị chủ yếu tổ chức thực hiện quy hoạch, phân vùng, bố trí sản xuất. Thông qua hoạt động dịch vụ kỹ thuật như: hướng dẫn xã viên áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao; tổ chức tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y…  Bên cạnh những kết quả đạt được thì phong trào phát triển kinh tế hợp tác và HTX trong những năm qua cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém cần được khắc phục để phát triển. + Tổ hợp tác phát triển vẫn mang tính tự phát, đa số chưa đăng ký hoạt động với chính quyền. + Tổ hợp tác hiện chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và không có nghĩa vụ nộp thuế, nên nhiều tổ hợp tác không muốn chuyển lên HTX. Đây là một hạn chế lớn cho việc phát triển HTX từ tổ hợp tác, cần được nghiên cứu tháo gỡ + Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, năng lực và chưa ổn định + Nhiều HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, nhưng chưa được khắc phục để đảm bảo hoạt động theo luật hợp tác xã + Công nợ của nhiều HTX chưa được xử lý dứt điểm, tài chính không lành mạnh, đã hạn chế rất lớn đến phát triển HTX. 2.1.2.3. Vị trí và vai trò Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở An Giang  Tóm tắt tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2005 Quán triệt Nghị quyết của Đảng; Tỉnh Ủy; UBND Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, cùng các giải pháp để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển và gần đây Tỉnh ủy An Giang đã có Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/6/2002, về đẩy nhanh công CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ (2001-2010). Nhờ đó nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang phát triển khá toàn diện và đạt được những kết quả sau:  Kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn - Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đều tăng và đến cuối năm 2005 đạt trên 572 ngàn ha, tăng 11,5% so năm 2000 (+66 ngàn ha) và tăng 49% so năm 2004 (+8 ngàn ha), trong đó diện tích gieo trồng lúa đạt trên: 528 ngàn ha, hoa màu các loại: 44 ngàn ha. Nâng hệ số sử dụng đất từ 1.98 lần (năm 2000) lên 2,24 lần (năm 2005). SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 - Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, công tác khuyến nông được đầy mạnh thực hiện góp phần làm tăng đáng kể năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Sản lượng lương thực hàng năm đều tăng và đến năm 2005 đạt 3,14 triệu tấn, tăng 27% so năm 2000. Bình quân lương thực đầu người từ 1.131 kg (2000) và đến năm 2005 đạt trên 1.310kg/người/năm. Kinh tế tập thể và kinh tế trang trại được quan tâm củng cố và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. - Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có chiều hướng phát triển mạnh, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa với quy mô vừa và lớn theo mô hình kinh tế trang trại; Tính đến cuối năm 2005, tổng đàn heo tăng 37,24% so năm 2000; Tổng đàn trâu, bò nhất là đàn bò trong những năm gần đây phục hồi và phát triển nhanh, tăng 66,35% so năm 2000; đàn gia cầm biến động tăng giảm theo nhu cầu tiêu thụ của thị trường hàng năm và ổn định ở mức từ 2,5 – 2,8 triệu con. Nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và đến cuối năm 2005 đạt tổng sản lượng nuôi trên 172 ngàn tấn, tăng 2,12 lần so năm 2000, với tổng lồng bè nuôi cá hiện có: 3.647 cái và 1.802 nuôi trồng, trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 463 ha. - Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh có bước chuyển đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 41,57% xuống còn 37,80%, tăng khu vực công nghiệp – xây dựng từ 11,17% lên 12,1%, khu vực dịch vụ thương mại từ 47,26% lên 50,33%. - Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 83,51% xuống 82,16%, tăng tỷ trộng thủy sản 15,45% lên 16,92%, lâm nghiệp phát triển giảm từ 1,04% còn 0,92%. - Nghành nông nghiệp phát triển nhanh và khá toàn diện, không chỉ tập trung sản xuất hai vụ chính/năm mà còn khai thác triệt để lợi thế mùa nước nỗi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế chung của Tỉnh phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn tỉnh giai đoạn (2001-2005) đạt 9,1%. Trong đó, tăng trưởng khu vực nông nghiệp bình quân đạt 5,23%. - Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng lương thực, thủy sản cũng không ngừng tăng, từ 107 triệu (năm 2000) đến năm 2005 đạt gần 310 triệu USD. - Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất canh tác tăng nhanh, từ 23,6 triệu đồng/ha (năm 2000) và đến năm 2005 đạt 38,06 triệu đồng/ha. Trong đó, huyện Chợ Mới là huyện đầu tiên trong tỉnh đạt giá trị sản xuất bình quân 62,5 triệu đồng/ha (năm 2004). - Thu nhập GDP bình quân đầu người, từ 4,6 triệu (năm 2000) lên 8,53 triệu đồng/người/năm, tương đương 512 USD (bình quân cả nước 600 USD). Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, từ 8,76% đến năm 2004 còn 4,36% so tổng số dân.  Những mặt còn hạn chế, khó khăn trong những năm qua Bên cạnh những thành quả đạt được trong 5 năm qua, sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế hợp tác và HTX nói riêng của tỉnh An Giang vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục để vươn lên, đảm bảo hội nhập và phát triển bền vững: - Nền kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa bền vững, sản xuất nông nghiệp còn chi phối lớn, phát triển kinh tế ở các lĩnh vực còn hạn chế chưa tương xứng với phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, quản lý nhà nước về quy hoạch, đầu tư, đất đai còn nhiều bất cập, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, SVTH: Võ Thanh Phú Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 không đảm bảo hoàn thành một số công trình theo kế hoạch có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của tỉnh… - Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, ngoài sản phẩm lúa, cá có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm còn lại giá thành sản xuất còn cao, chất lượng còn thấp, sức sản xuất hàng hoá nông sản kém - Hệ thống kho chứa, gạo và kho lạnh dự trữ sản phẩm thuỷ sản còn thiếu; nên khả năng tồn trữ chờ giá, chế biến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và cũng là nguyên nhân làm cho hợp đồng kinh tế không hoạt động được - Chuyển dịch sản xuất hoa màu gặp nhiều khó khăn, do đầu ra của thị trường không ổn định, cũng như đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ năng cao. - Sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, còn phụ thuộc vào yếu tố thị trường và rủi ro xảy ra là không thể tránh khỏi và có những khó khăn cơ bản sau: + Thông tin thị trường chưa tổ chức có hệ thống, liên tục; dự báo thị trường đôi lúc thiếu chính xác, chưa kịp thời; hoạt động xúc tiến thương mại còn giới hạn; sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến chưa chặt chẽ, mối quan hệ lợi ích giữa các bên chưa xác định rõ, hiệu lực pháp lý của hợp đồng kinh tế chưa cao. + Hoạt động của các HTX, trang trại trong thời gian qua chưa thật sự làm nòng cốt trong việc thực hiện CNH, HĐH NNNT. Mặt khác cấp uỷ, chính quyền địa phương một số nơi chưa quan tâm; có nơi can thiệp quá sâu, có nơi thì buông lỏng quản lý. + Trình độ dân trí khu vực nông thôn còn thấp, là một thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn - Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện, nhưng ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc mức sống người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, còn nhiều lao động ở nông thôn thiếu việc làm.  Sự cần thiết khách quan phát triển mô hình HTX ở An Giang Ở nước ta nói chung và ở An Giang nói riêng, phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã là nhu cầu thực tế khách quan, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; là tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, xét cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn; phát triển hợp tác xã là xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của kinh tế hộ, là chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ, người lao động riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hơn nữa nước ta đang tham gia vào AFTA, thi hành Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và sẽ tham gia WTO. Do đó, nhiều vấn đề mới đặt ra trong cạnh tranh Quốc Tế ngày càng gay gắt và thách thức lớn. Đặc biệt, trong nông nghiệp vẫn là nền sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, đòi hỏi phải vươn lên trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế Quốc Tế. Thực tế thời gian qua cho thấy, tuy gặp nhiều khó khăn trong bước chuyển mình sang cơ chế mới, nhưng các hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang đã từng bước phát huy vai trò không thể thiếu được của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong việc làm tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nói chung, góp phần thúc đẩy phát t._.ộng, xây dựng cho mình một hướng đi đúng đắn phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống xã viên, nhân dân tại địa phương, giúp HTX từng bước củng cố, nâng cao vai trò của mình đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương. 5.2. KIẾN NGHỊ Để quá trình phát triển các HTX.NN trên địa bàn Huyện Chợ Mới đạt kết quả tốt trong thời gian tới, tôi xin có một số kiến nghị sau: - Chính quyền địa phương nên nghiên cứu, xem xét để hỗ trợ tạo điều kiện cho các HTX có mặt bằng, trụ sở làm việc. - UBND Huyện, Chi Điện Lực Huyện Chợ Mới hỗ trợ cho HTX xây dựng thêm một số trạm bơm điện nhằm thay thế máy dầu cũ kỹ và đối phó với giá xăng dầu tăng hiện nay. - UBND và các ban ngành đoàn thể xã phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý, hỗ trợ cho các HTX vươn lên. SVTH: Võ Thanh Phú Trang 54 Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 - UBND Tỉnh, Trường Đảng Tôn Đức Thắng An Giang tổ chức lớp tập huấn cho các chức danh chủ chốt của ngành Huyện và các xã, thị trấn về các chủ trương chính sách phát triển HTX. - Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ cho HTX tiếp cận được nguồn vốn phát triển HTX. Đồng thời, tổ chức lớp trung cấp cho kế toán HTX hiện làm việc đang làm việc cho HTX đang trình độ sơ cấp. - Chi Cục HTX và trang trại Tỉnh tư vấn cho các HTX, nhất là các HTX trung bình và yếu kém có những cơ hội, hoạch định kế hoạch và phương hướng sản xuất đồng thời giúp các HTX nắm được những thông tin, những kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành công việc của HTX và có những giải pháp để củng cố vươn lên. SVTH: Võ Thanh Phú Trang 55 Thực trạng và giải pháp phát triển GVHD: Vũ Quang Cảnh các HTX.NN Huyện Chợ Mới đến năm 2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Võ Thanh Phú Trang 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Vũ Trọng Khải. 2002. Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2. GS Lê Xuân Tùng, GS Lê Văn Sùng. 1999. Chế độ kinh tế hợp tác xã, những vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 3. PGS.PTS Vũ Trọng Khải. Tháng 3 năm 2004. Bài giới thiệu Nghị định về "Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp". 4. PGS.PTS Vũ Trọng Khải. 1997. Tài liệu huấn luật hợp tác xã và các nghị định của chính phủ qui định việc thi hành trong nông nghiệp. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản nông nghiệp. 5. GS.TS Lê Xuân Quí, GS.PTS Nguyễn Thế Nhã. 1999. Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp và nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp. 6. ThS Võ Thị Nên. 2003. Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện Thoại Sơn. 7. TS Đặng Phong Vũ, Kết quả và giải pháp thực hiện đề án phát triển hợp tác xã nông nghiệp của UBND tỉnh An Giang trên địa bàn huyện Tân Châu giai đoạn 2004 – 2005, tháng 02/2004 8. Luật hợp tác xã năm 2003 (2005), Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội. 9. Bộ NN & PTNT. 2003. Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 10. GS.TS Võ Tòng Xuân. 2005. Để nông dân giàu lên. Nhà xuất bản trẻ, thời báo kinh tế sài gòn. 11. Ban chấp hành Trung ương. Tháng 8/2005. Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa IX) về kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Hà Nội. 12. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 2005. Báo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2005 và kế hoạch năm 2006. 13. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 2005. Báo cáo sơ kết thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ (1990 – 2004) Tỉnh An Giang. 14. Ủy ban nhân dân Huyện Chợ Mới. 2005. báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2005 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006. 15. Sở NN & PTNT An Giang. Tháng 12/2005. Báo cáo kết quả thực hiện đề án phát triển hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006 - 2010 Tỉnh An Giang. 16. Sở NN & PTNT An Giang. Ngày 9/8/2005. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 13- NQ/TW Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX "về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" của tỉnh An Giang. 17. Sở NN & PTNT An Giang. Tháng 10/2005. Báo cáo tình hình tiếp nhận sinh viên Đại học An Giang về công tác tại Hợp tác xã. 18. Sở NN & PTNT An Giang. Tháng 02/2005. Báo cáo sơ kết thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn thời kỳ (1990 – 2004) tỉnh An Giang. 19. Huyện Ủy Chợ Mới. 2001. Báo cáo tổng kết năm thực hiện luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới (1997 – 2001) 20. Phòng NN & PTNT huyện Chợ Mới. Tháng 6/2005. Báo cáo sơ kết tình hình hoạt động HTX.NN huyện Chợ Mới từ 31/12/2004 đến 30/6/2005. Chợ Mới. Website: http//www.angiang.gov.vn Website: http//www.sonongnghiep.angiang.gov.vn PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng biểu Bảng 1: Vốn hoạt động của các HTX.NN tỉnh An Giang ĐVT: Triệu đồng Vốn HTX Trước khi có đề án Sau khi có đề án So sánh 2005/2001 8/2001 10/2004 6/2005 Mức tăng/Giảm Tỉ lệ tăng Số HTX 91 112 103 12 13% Tổng vốn hoạt động 11.915 46.001 65.781 19.780 4,52 lần Vốn cố định 9.056 36.810 37.828 28.772 3,18 lần Vốn lưu động 2.859 9.190 27.953 + 25.094 8,78 lần Tổng vốn BQ/HTX 172,7 410,7 638,6 + 465.9 2,7 lần Vốn cố định/HTX 131,2 328,6 367,2 236 1,8 lần Nguồn: Báo cáo Sở NN – PTNT tỉnh An Giang Phụ lục 2: Sổ theo dõi xã viênXÃ KIẾN THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HTX.NN THUẬN QUỚI Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc THẺ THEO DÕI GÓP VỐN VÀ CHIA LÃI CỦA HỘ XÃ VIÊN Họ và tên hộ xã viên:.................................................................................... Địa chỉ:......................................................................................................... I/ THEO DÕI GÓP VÓP VÀ HOÀN TRẢ VỐN Mức góp Năm:………. Năm:………. Năm:………. Tối thiểu Tối đa Ngày Tháng Năm Chứng từ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Số tiền Đã đóng Đã trả Xác nhận của HTX II/ THEO DÕI CHIA LÃI Ngày Tháng Năm Chứng Từ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Chia lãi Theo vốn góp Theo mức độ sử dụng dịch vụ Xác nhận của HTX Người ghi sổ ………,ngày ……tháng ……, năm 200… Chủ nhiệm Phụ lục 2: Hợp đồng bơm tưới của HTX.NN Trung Phú. Phụ lục 4: BẢNG CÂU HỎI PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI Kính chào quý Ông/Bà. Tôi tên: Võ Thanh Phú, sinh viên năm cuối Khoa Kinh Tế - QTKD.- Trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang làm luận văn: “Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX của Huyện Chợ Mới đến năm 2010”. Để giúp đỡ tôi có số liệu hoàn thành luận văn, xin quí Ông/Bà dành ít thời gian trả lời phỏng vấn bảng câu hỏi này về các thông tin của HTX. Các thông tin cung cấp của quí Ông/Bà sẽ được giữ kín. Chân thành cám ơn! * THÔNG TIN VỀ HỢP TÁC XÃ - Tên Hợp tác xã:............................................................................................................................... - Địa chỉ: ấp(khóm)………………………., Xã (phường, thị trấn)……………………………..…, Huyện(Thị xã, Thành Phố)………………………………………………………..……....................... - Họ và tên chủ nhiệm HTX: ............................................................................................................. - Họ và tên người phỏng vấn:............................................................................................................ - Số điện thoại:............................ .., Số Fax:................................. , Email:....................................... 1. Xin Ông/Bà cho biết HTX thành lập vào năm nào? Phát triển lên từ đâu: ( Gạch chéo vào ô tương ứng) Phát triển từ tổ liên kết sản xuất Vận động hộ nông dân không thuộc tổ, nhóm tham gia HTX Hình thức khác:……………………………………………… 2. Số xã viên tham gia HTX: Khi thành lập:…………xã viên. Hiện nay:………….Xã viên.Tăng(giảm)…………………XV Nguyên nhân tăng(giảm): + Nếu là tăng: Mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh Phát triển ngành nghề, dịch vụ mới Thu hút thêm vốn góp cổ phần Khác:……………………………...... + Nếu là giảm: Người dân chưa tin tưởng HTX hoạt động không hiệu quả Thu hẹp quy mô hoạt động Khác:……………………………….. 3. Ông/Bà cho biết các đối tượng xã viên tham gia HTX - Số xã viên có đất sản xuất:..............XV, Chiếm:........................ % - Số xã viên không có đất sản xuất:...XV, Chiếm:........................ % Trong đó: số xã viên là pháp nhân + Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:...………Xã viên + Xã viên là thương lái, bạn hàng xáo: ………………....Xã viên - Số xã viên là cán bộ CNVC:...........XV, Chiếm:........................ % - Số xã viên là hộ nghèo:...................XV, Chiếm:........................ % - Khác:…………………:..................XV, Chiếm:........................ % 4. Diện tích HTX hoạt động dịch vụ: - Khi thành lập:……………ha. Hiện nay:……………….ha.Tăng(giảm)…………………ha Nguyên nhân tăng(giảm): * Tăng: Mở rộng diện tích phục vụ Phát triển thêm dịch vụ mới Khác: …………………….. * Giảm Thu hẹp diện tích phục vụ Hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả Người dân không tin tưởng Khác:………………………………………….. - Trong đó diện tích đất sản xuất của nông dân là xã viên của HTX là: Khi thành lập:…………….ha. Hiện nay:……………….ha. Tăng(giảm)……………ha 5. Ông/Bà cho biết vốn điều lệ và mệnh giá cổ phần của HTX - Vốn điều lệ khi thành lập:………………đồng . Hiện nay: ……………..đồng - Vốn huy động cổ phần khi thành lập: ……………đồng. Hiện nay:…………………..đồng - Tổng số cổ phần khi thành lập:...…………..cổ phần. Hiện nay:………………………đồng - Mệnh giá cổ phần khi thành lập:..………..đồng/ cổ phần. Hiện nay:………..đồng/cổ phần 6. Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin về nguồn vốn hoạt động của HTX: Tổng vốn hoạt động của HTX: khi thành lập:…………….đồng. Hiện nay:.………….đồng Trong đó: - Vốn điều lệ huy động được:.................................................. đồng - Vốn vay tín dụng, ngân hàng:................................................đồng - Vốn công trợ nhà nước:......................................................... đồng - Nguồn khác:...........................................................................đồng 7. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết bộ máy quản lý HTX bao gồm bao nhiêu người: ĐVT: Người Chức danh Số lượng Ghi chú - Ban quản trị: + Chủ nhiệm + Phó chủ nhiệm - Ban kiểm soát: + Trưởng ban + Thành viên - Bộ phận kế toán - Thủ quỹ 8. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trình độ học vấn, chuyên môn của Cán Bộ chủ chốt của HTX? Chức danh Số lượn g Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị Đã thông qua tập huấn CB HTX Cấp I Cấp II Cấp III Sơ cấp Trun g cấp, CĐ CĐ, Đại học Sơ cấp Trun g cấp CĐ, Đại học Tỉn h Các trường TW Chủ nhiệm Phó chủ nhiệm Trưởng ban kiểm soát Kế toán 9. Xin Ông/Bà cho biết hoạt động dịch vụ của HTX bao gồm những khâu nào: (Đánh dấu chéo vào ô thích hợp) Bơm tưới Làm đất Suốt lúa Cày xới Xấy lúa Vận chuyển nông sản Tiêu thụ sản phẩm Cung ứng vật tư nông nghiệp Dịch vụ sản xuất giống Tín dụng nội bộ Khác:………………………. 10. Xin Ông/Bà cho biết các loại máy móc, thiết bị của HTX hiện có là: ĐVT: Ngàn đồng STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng ĐVT Nguyên giá Giá trị còn lại 1 Trụ sở làm việc 2 Nhà xưởng 3 Kho chứa 4 Trạm bơm điện 5 Máy cày, máy kéo 6 Ghe, tàu, thuyền, vận tải cơ giới 7 Máy phát điện 8 Máy gặt 9 Máy tuốt lúa 10 Lò, máy xấy lúa 11 Máy xay xát 12 Môtô các loại 13 Máy vi tính 14 Động cơ Diessel 15 Khác 11. Ông/Bà cho biết kết quả hoạt động của mỗi khâu cụ thể của HTX trong thời gian qua như thế nào ? ĐVT: Ngàn đồng 12. Ông/Bà cho biết kết quả hoạt động SXKD của HTX trong những năm qua ĐVT: Ngàn đồng Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Nộp thuế Lãi/Lỗ Chia lãi theo tỷ lệ vốn góp (%/tháng) 2001 2002 2003 2004 2005 * Nếu lỗ, nêu rõ nguyên nhân: Làm ăn không hiệu quả Trình độ quản lý còn hạn chế Sản phẩm giá thấp trong khi đầu tư chi phí cao Đầu ra không ổn định Thiếu khách hàng tiêu thụ Thu hẹp qui mô, diện tích sản xuất Khác:…………………………….. 13. Vấn đề phân phối lợi nhuận được HTX thực hiện như thế nào? - Chi trả cho bộ phận gián tiếp:…………………………..% - Trích lập các quỹ của HTX:…………………………….% - Chia lãi theo tỷ lệ vốn góp:……………………………..% 14. Xin Ông/Bà cho biết tình hình nguồn ngân quỹ của HTX Nguồn quỹ của HTX: Khi thành lập:……………đồng. Hiện nay:…….………đồng. Trong đó: ĐVT: đồng Các quỹ Khi thành lập Hiện nay Năm Khâu Doanh thu Chi phí Lãi/lỗ 2004 1) 2) 3) 4) 5) 6) 2005 1) 2) 3) 4) 5) 6) - Quỹ PTSX - Quỹ dự phòng - Quỹ phúc lợi xã hội, khen thưởng 15. Xin Ông/Bà cho biết tình hình công nợ của HTX trong thời gian qua như thế nào? ĐVT: Ngàn đồng Các khoản phải thu Số tiền Không có khả năng thu Các khoản phải trả Số tiền Không có khả năng trả - - Nợ ngân hàng - - Nợ mua TSCĐ - - - - - Phải trả khác: + + + * Nguyên nhân: - Không khả năng thu: Nông dân không trả Nông dân nghèo, không có tiền trả HTX phục vụ chưa tốt Khác:…………………….............. - Không có khả năng trả: HTX không đủ tiền trả HTX làm ăn không hiệu quả Khác:……………………… ……………@................... PHIẾU PHỎNG VẤN HTX 1. Xin Ông/Bà cho biết vốn hoạt động SXKD của HTX hiện nay so với nhu cầu đủ hay thiếu? a. Đủ b. Thiếu - Nếu thiếu, HTX của Ông/Bà thường khắc phục vốn bằng cách nào: Vay người quen Vay tín dụng ngân hàng Xin hổ trợ vốn từ các tổ chức Bán tài sản hiện có Ứng trước của khách hàng Khác: 2. Ông/Bà cho biết số cổ phần của các xã viên? Tiêu chí Xã viên mua nhiều cổ phần (CP) nhất Xã viên mua ít CP nhất Số lượng CP trung bình của mỗi xã viên Số cổ phần 3. Theo Ông/Bà với đội ngũ cán bộ hiện nay của HTX thì có đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động của HTX chưa? a. Đáp ứng tốt b. Tạm chấp nhận được c. Chưa đáp ứng Nếu trả lời (c), nêu biện pháp khắc phục: Tăng cường thêm cán bộ chuyên môn cho HTX Đưa cán bộ hiện tại của HTX đi học và bồi dưỡng thêm Khác:…………………………………………………… 4. Trong quá trình hoạt động, các cán bộ quản lý HTX có thường xuống cơ sở để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng cũng như tiếp thu ý kiến của các hộ xã viên không? Thường xuyên Không thường xuyên Không 5. Trong thời gian tới, HTX có dự định mở rộng hoặc tăng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh nào nữa không? Có Tùy tình hình Không Nếu có, nêu cụ thể hoạt động:.......................................................................................................... 6. Ông/Bà vui lòng cho biết trong thời gian qua HTX có tham gia liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh với chủ thể nào không? Có Không Nếu có: - Xin cho biết chủ thể và nội dung tham gia: Chủ thể Nội dung tham gia - Hội nông dân - Trang trại - Doanh nghiệp - Cơ quan nhà nước - Khác: - Cho biết thuận lợi, khó khăn khi liên kết:.......................................................................... ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. 7. Từ khi thành lập đến nay, HTX có nhận được sự đầu tư, hỗ trợ và giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nào không? Có Không Nếu có, xin cho biết cụ thể cơ quan, đơn vị nào và nội dung là gì? Chủ thể Nội dung tham gia -- 8. Ông/Bà vui lòng cho biết trong quá trình hoạt động vừa qua, HTX có nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, cũng như hướng dẫn chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 9. Ông/Bà cho biết số lao động được HTX giải quyết việc làm trong năm qua là: Lao động Số lượng Mức thu nhập - Tổng số lao động + Lao động là xã viên + Lao động không xã viên + Lao động thuộc diện nghèo - Lao động thường xuyên - Lao động không thường xuyên 10. Trong thời gian hoạt động vừa qua Ông/Bà cho biết HTX có đóng góp vào hoạt động xã hội nào không? Có Không Nếu có, cho biết cụ thể:.......................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 11. Xin Ông/Bà cho biết trong thời gian qua HTX thường gặp những khó khăn gì? ( Đánh dấu chéo vào ô thích hợp) Thiếu vốn Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực Thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý Thiếu sự hổ trợ, giúp đỡ của nhà nước Thiếu thông tin thị trường Chưa tạo được uy tín đối với các hộ xã viên Tiêu thụ sản phẩm khó khăn Thiếu phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả Các loại máy móc, thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu Chưa được tiếp cận chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật Đầu vào và đầu ra các nguyên vật liệu, sản phẩm chưa ổn định Khác:............................................................................................ 12. Để HTX trong thời gian tới hoạt động có hiệu quả, Ông/Bà có những đề xuất kiến nghị gì? (Đánh chéo vào ô thích hợp) Được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi Nhà nước giúp đỡ đào tạo cán bộ cho HTX Tạo điều kiện chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Cung cấp thông tin thị trường Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho HTX Giúp đỡ HTX xây dựng phương án SXKD hiệu quả Đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng Chính quyền địa phương kịp thời hướng dẫn và chỉ đạo HTX phát triển Được cung cấp những kiến thức liên quan đến quản lý và điều hành HTX Khác:……………………………………………………………………….. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN NHỮNG THÔNG TIN QUÝ BÁU CỦA ÔNG/BÀ! ………………,Ngày tháng , năm 2006 Phỏng vấn viên Người trả lời phỏng vấn ( Ký, ghi rõ họ tên) Võ Thanh Phú PHIẾU KHẢO SÁT HỘ XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI Kính chào quý Ông/Bà. Tôi tên: Võ Thanh Phú, sinh viên năm cuối khoa Kinh Tế - QTKD.- Trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang làm luận văn: “Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX của Huyện Chợ Mới đến năm 2010”. Để giúp đỡ tôi có số liệu hoàn thành luận văn, xin quí Ông/Bà dành ít thời gian trả lời phỏng vấn bảng câu hỏi này. Các thông tin cung cấp của quí Ông/Bà sẽ được bảo mật. Chân thành cám ơn! * THÔNG TIN VỀ XÃ VIÊN - Họ và tên xã viên:............................................. , Tuổi:.................................................................... - Thành phần:..................................................................................................................................... - Địa chỉ: ........................................................................................................................................... 4. Xin ông (bà) vui lòng cho biết hộ gia đình tham gia HTX năm nào? 5. Tên HTX mà Ông (bà) tham gia là gì ?................................................................................. 6. Ông/Bà tham gia vào HTX dựa trên cơ sở nào: ( Đánh dấu vào ô tương ứng ) Tự nguyện, tự giác Chính quyền địa phương vận động Bị bắt buộc, bị lôi kéo 4. Số vốn góp cổ phần của Ông/Bà trong HTX là bao nhiêu:............................................ đồng. 5. Mức lãi Ông/Bà nhận được qua các năm là: ĐVT: Đồng Năm Số tiền Lãi/cổ phần/năm 2001 2002 2003 2004 2005 5. HTX cung cấp dịch vụ nào cho Ông/Bà?:............................................................................... 6. Ông/Bà có hài lòng với kết quả hoạt động của HTX không? a) Rất hài lòng b) Chưa hài lòng lắm c) Không hài lòng Nếu chọn phương án b,c thì cho biết nguyên nhân tại sao?............................................................... ............................................................................................................................................................ 7. Thời gian qua có được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong quá trình hoạt động SXKD của HTX không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 8. Theo Ông/Bà những khâu trong HTX đang hoạt động thì có thật sự đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của hộ xã viên chưa? a) Đáp ứng tốt b) Đáp ứng một phần c) Chưa đáp ứng Nếu chọn phương án b, c thì cho biết tại sao?................................................................................. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 9. Thời gian tới nếu như HTX mở rộng lĩnh vực hoạt động. Ông ( Bà ) có đồng ý bổ sung thêm vốn của mình vào HTX không? a) Đồng ý b) Tùy tình hình c) Không đồng ý 10. Trong số các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX hộ của Ông (Bà) có tham gia thực hiện khâu hay lĩnh vực nào không? Có Không Nếu có xin cho biết cụ thể tham gia những công việc gì?................................................................. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 11. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về năng lực tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý HTX hiện nay? Tốt Khá Trung bình Yếu kém 12. Theo Ông/ Bà hoạt động tài chính của HTX có công khai minh bạch chưa? Có Chưa Không biết 13. Theo Ông/Bà trong quá trình hoạt động vừa qua HTX có nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đắc lực của chính quyền địa phương chưa? Có Chưa Làm lấy có Không biết 14. Xin cho biết từ khi tham gia HTX đến nay hộ của Ông/Bà được hưởng những lợi ích thiết thực gì? (Đánh dấu chéo vào ô thích hợp) Được chia lãi Giảm được chi phí sản xuất Được vay vốn ngân hàng Được tiếp cận về các thành tựu khoa học kỹ thuật Được cung cấp giống cây con có giá trị kinh tế cao Được hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, tập huấn nghiệp vụ quản lý Được HTX hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Được hướng dẫn các mô hình làm ăn có hiệu quả Khác:……………………………………………………… 15. Là xã viên Ông/Bà mong được điều gì tốt nhất ở HTX? Tại sao? ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 16. Xin cho biết với tư cách cá nhân Ông/Bà có ủng hộ, cổ vũ cho phong trào phát triển HTX không? a) Rất ủng hộ b) Có cũng được, không có cũng được c) Không ủng hộ Nếu trả lời b,c thì xin cho biết thêm là tại sao?................................................................................. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 17. Theo Ông/Bà, hoạt động của HTX trong thời gian qua còn những khó khăn, tồn tại yếu kém nào, cần được khắc phục? ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 18. Để hoạt động của HTX hoạt động tốt hơn, trong thời gian tới Ông/Bà có những đề xuất, khuyến nghị gì? a) Đối với HTX: ................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ b) Đối với chính quyền địa phương:.................................................................................................. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ c) Các nghành cơ quan chức năng khác:............................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG/BÀ ĐÃ TRAO ĐỔI THÔNG TIN! ……………., Ngày tháng , năm 2006 Phỏng vấn viên Người trả lời phỏng vấn ( Ký, ghi rõ họ tên) Võ Thanh Phú PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỘ CHƯA THAM GIA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI Kính chào quý Ông/Bà.Tôi tên: Võ Thanh Phú, sinh viên năm cuối khoa Kinh Tế - QTKD.- Trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang làm luận văn: “Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX của Huyện Chợ Mới đến năm 2010”. Để giúp đỡ tôi có số liệu hoàn thành luận văn, xin quí Ông/Bà dành ít thời gian trả lời phỏng vấn bảng câu hỏi này. Các thông tin cung cấp của quí Ông/Bà sẽ được bảo mật. Chân thành cám ơn! * THÔNG TIN VỀ HỘ XÃ VIÊN - Họ và tên chủ hộ:.............................................. , Tuổi:.................................................................... - Thành phần:..................................................................................................................................... - Địa chỉ: ........................................................................................................................................... 1. Xin Ông /Bà vui lòng cho biết việc phát triển các HTX.NN kiểu mới trong giai đoạn hiện nay có thật sự cần thiết không ? Rất cần thiết Không cần thiết Không biết Có hay không cũng được Vì sao?........................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ 2. Thời gian qua Ông/Bà có được chính quyền địa phương, cũng như ban chủ nhiệm HTX tuyên truyền, vận động tham gia HTX không? Có Không 3. Ông/Bà có nắm bắt thông tin gì về cách thức tổ chức và hoạt động của HTX.NN ở địa phương mình không? Không biết gì Biết rất ít Biết rõ 4. Hoạt động của HTX thời gian qua có mang lại lợi ích thiết thực gì cho hộ của Ông/Bà không? Có Không Nếu có, xin cho biết cụ thể:............................................................................................................. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 5. Ông/Bà vui lòng cho biết lý do vì sao hộ của Ông/Bà chưa tham gia HTX? Do chưa hiểu rã HTX Tâm lý còn e ngại Do HTX chưa vận động tham gia HTX không cho vào nữa Khác:…………………………… 6. Theo quan điểm của cá nhân Ông/Bà thì việc tham gia HTX ở địa phương mình sẽ tốt hơn hay là không tham gia HTX sẽ tốt hơn? Tham gia sẽ tốt hơn Không tham gia sẽ tốt hơn Vì sao?............................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 7. Hiện tại, hộ cuủa Ông/Bà có ý định tham gia HTX không ? Có Không Vì sao?............................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 8. Nếu trường hợp được tham gia HTX, Ông/Bà sẽ mong đợi điều gì? Được chia lợi nhuận Được vay vốn với lãi xuất ưu đãi Được cung cấp các giống cây con có giá trị kinh tế cao Được hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Được tham gia tập huấn về kỹ thuật, quản lý, kỹ năng lao động Khác:…………………………………………………………… XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG/BÀ ĐÃ TRAO ĐỔI! ……………..,Ngày tháng , năm 2006 Phỏng vấn viên Người trả lời phỏng vấn ( Ký, ghi rõ họ tên) Võ Thanh Phú ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1154.pdf
Tài liệu liên quan