Thực trạng và giải pháp trong chi tiêu tài chính trung hạn ngành giáo dục và đào tạo

Lời mở đầu --------------------- Kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009 có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 mà Đại hội Đảng và Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua. Đây là kế hoạch huy động và đưa vào sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia, đặc biệt là nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển của đất nước trong giai đoạn trung hạn 2007-2009, hướng tới việc h

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp trong chi tiêu tài chính trung hạn ngành giáo dục và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009 được xây dựng trong bối cảnh đất nước chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ nước ta tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa một cách toàn diện và sâu sắc; không những Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế mà còn hòa đồng vào một sân chơi đầy thách thức và cũng nhiều cơ hội. Toàn cầu hóa sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với những nước có trình độ phát triển thấp như nước ta. Hòa nhập với cộng đồng quốc tế, việc xây dựng kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn là yêu cầu khách quan hết sức cần thiết với mục đích cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2007, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia, phân bổ nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên; chủ động hợp tác và tạo ra những điều kiện để tận dụng các cơ hội phát triển. Giáo dục và Đào tạo là một trong bốn Bộ ngành Trung ương ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thực hiện thí điểm kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009. Trong điều kiện nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, trong đó nhu cầu về vốn cho phát triển giáo dục là rất lớn, việc xác định đầy đủ và huy động tối đa các nguồn lực tài chính nhà nước quản lý qua ngân sách cũng như các nguồn lực xã hội có ý nghĩa rất quan trọng tới khả năng thực hiện các mục tiêu của phát triển. Trên cơ sở những dự báo về tăng trưởng kinh tế, những chính sách về kinh tế xã hội trong thời kỳ trung hạn, Kế hoạch chi tiêu trung hạn đưa ra những dự báo về khả năng nguồn lực và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện các chính sách và đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, xác định mức trần chi tiêu làm cơ sở để ngành Giáo dục xây dựng dự toán và sắp xếp các mục tiêu phát triển cho phù hợp. Làm tốt công tác kế hoạch chi tiêu, ngành giáo dục sẽ chủ động trong phân bổ nguồn lực và qua đó tận dụng được mọi nguồn lực của quốc gia cho “phát triển giáo dục_chìa khóa của sự phát triển”. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS NGUYỄN NGỌC SƠN, người đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành bài viết này. Xin được gửi lời cảm ơn tới Vụ Tài Chính – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tới chú LINH, tới anh NGUYỄN THẾ NGHIỆP, cùng toàn thể các anh chị công tác tại Vụ Tài Chính đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian em thực tập tại Cơ quan. Em xin cảm ơn. Nội dung ---------------------- Chương I. Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo 1. Lý luận về phương thức lập kế hoạch theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) 1.1. Nhược điểm của ngân sách truyền thống Cách lập ngân sách truyền thống sau thời gian dài thực hiện đã bộc lộ những khuyết điểm của mình, nó không những không trở thành công cụ hữu hiệu của nhà nước về quản lý ngân sách như mục đích vốn có của mình mà những bất cập do nó tạo ra đã góp phần làm trầm trọng thêm bài toán rắc rối về ngân sách. Những bất cập thể hiện ở chỗ: Thứ nhất là sự tách rời giữa chính sách, việc lập kế hoạch và lập ngân sách. Trong khi Chính phủ tập trung vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch trung hạn 5 năm, và các chính sách do Chính phủ đề ra thường có tác dụng kéo dài nhiều năm thì ngân sách lại chỉ được xây dựng cho từng năm một. Mối liên hệ giữa ngân sách hàng năm với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm là không rõ rang. Vì thế, các mục tiêu kế hoạch trung hạn không được gắn với khả năng nguồn lực sẵn có và cũng không được phản ánh thường xuyên trong ngân sách. Kết quả là, chính sách có thể được tài trợ trong một vài năm nhưng sau đó có thể bị cắt bỏ tùy tiện khi tình hình ngân sách không cho phép. Mối liên hệ giữa ngân sách, chính sách và kế hoạch trung hạn vì thế rất lỏng lẻo. Kết quả tất yếu của điều này là hiệu lực của kế hoạch trung hạn rất kém, khiến nó không trở thành công cụ quản lý vĩ mô đắc lực, mang tình nhìn xa trông rộng của nhà nước được. Thứ hai, không đảm bảo tính kế thừa giữa kế hoạch và ngân sách các năm. Ngay cả khi soạn lập ngân sách có tham chiếu đến các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm hay các chương trình, chiến lược của chính phủ, nhưng kế hoạch trung hạn hiện nay mang tính định kỳ 5 năm, tức là hết thời kỳ 5 năm này thì chuyển qua xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo. Điều này hạn chế tính liên tục của các chính sách. Nếu thay cách lập kế hoạch hay ngân sách này bằng một kế hoạch cuốn chiếu, tức là khi một năm trong khuôn khổ 5 năm đó được thực hiện xong, nó sẽ ra khỏi khuôn khổ trung hạn và một năm kế hoạch mới kế tiếp sẽ được bổ sung thì tại bất cứ thời điểm nào, khuôn khổ trung hạn của kế hoạch trước và kế hoạch sau cũng đều có 4 năm giao thoa với nhau. Rõ rang, tính chất kế thừa liên tục của ngân sách và kế hoạch đã được cải thiện đáng kể. Thứ ba, quá trình lập ngân sách truyền thống thường phát sinh hiện tượng dự toán theo kiểu điều chỉnh tăng dần. Điều đó có nghĩa là, thay vì tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hay nâng cao mức đầu ra có được thì các nhà lập ngân sách lại chỉ hướng tới việc điều chỉnh số liệu dự toán năm sau lên chút ít so với số liệu năm trước, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngành và dự báo về khả năng huy động nguồn thu. Khi dự toán chi vượt tổng mức chi tiêu dự kiến thì việc cắt giảm ngân sách cho các ngành, các vùng diễn ra rất tùy tiện, thiếu hẳn những lý giải rõ ràng về nguyên nhân cắt giảm đối với ngành này hay ngành khác. Do đó, phân bổ chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược không được đảm bảo, và sự dàn trải trong chi tiêu là không thể tránh khỏi. Thứ tư, việc đàm phán ngân sách giữa các bộ ngành và địa phương với Bộ Tài chính thiếu một cơ sở minh bạch, dẫn đến quá trình này chịu sự chi phối rất lớn của những bộ, ngành, địa phương có nhiều ảnh hưởng hoặc sự tùy tiện trong việc điều chỉnh ngân sách của các cơ quan chức năng trung ương. Cũng chính vì thế mà khuôn khổ ngân sách hàng năm đã hạn chế rất nhiều tính tiên liệu. Thứ năm, ngân sách truyền thống tách rời chi thường xuyên và chi đầu tư. Hầu hết các công trình hạ tầng công cộng đều đòi hỏi ngoài những chương trình đầu tư mang tính trung hạn còn phải có những khoản chi để vận hành bảo dưỡng các công trình sau này khi chúng được xây dựng xong. Tuy nhiên, với cách lập ngân sách truyền thống, hai loại chi tiêu này được xây dựng độc lập với nhau. Chẳng hạn, ở cấp trung ương, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý và phân bổ các chương trình chi đầu tư công cộng thì chi thường xuyên lại do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Kết quả là, trong các khoản chi thường xuyên hàng năm thiếu hẳn phần dự toán chi vận hành bảo dưỡng cho các công trình công cộng đã và đang được đưa vào hoạt động. Đây là một sự lãng phí nguồn lực vốn eo hẹp của đất nước, vì các công trình công cộng không thể phát huy tối đa công suất của mình, thậm chí còn xuống cấp rất nhanh chóng ngay sau khi được xây dựng xong. Tất cả những nhược điểm trên đều có thể được khắc phục được nếu chuyển từ cách lập ngân sách truyền thống sang lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn(MTEF). 1.2. Cơ sở lý luận về khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) a. Khái niệm MTEF là một quy trình soạn lập và xây dựng kế hoạch ngân sách minh bạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn được phân bổ từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và đòi hỏi việc xây dựng các dự toán chi phí thực hiện chính sách từ dưới lên, thống nhất với các chính sách chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược. Nói một cách đơn giản, MTEF là quá trình kết hợp giữa việc xác định các hạn mức chi tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế (hay còn gọi là kỷ luật tài khóa tổng thể) ở cấp trung ương với việc phân bổ hạn mức đó cho các ngành, các vùng theo các ưu tiên chiến lược của ngành hoặc vùng đó. Và toàn bộ quá trình phân bổ ngân sách như vậy luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn (thường là ba năm), thay cho bối cảnh hàng năm như cách lập ngân sách truyền thống. b. Quy trình thực hiện MTEF(7 bước) Quy trình này được thực hiện qua bảy bước như mô tả trong sơ đồ dưới đây: Xem xét và phê duyệt dự toán chính thức Hạn mức chi tiêu sơ bộ trung hạn Thảo luận chính sách và xây dựng hạn mức chi tiêu chính thức Khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn TỪ TRÊN XUỐNG: Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ KHĐT và Quốc hội Bước 1 Bước 2 Bước 5 Bước 7 Bước 3 Bước 4 Bước 6 Dự toán và sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động Đánh giá lại các cấp mục tiêu trong chiến lược hoạt động Các ngành Xây dựng các dự toán trung hạn thống nhất Các tỉnh TỪ DƯỚI LÊN (1) Các cơ quan phân bổ ngân sách Trung ương(TW) như Bộ Tài chính hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng các dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thời gian 3 năm, cũng như khả năng huy động các nguồn thu trong và ngoài nước. Từ đó, kết hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như mục tiêu tiết kiệm ngân sách… để xác định tổng nguồn lực có thể sử dụng để chi tiêu trong thời kì trung hạn. (2) Các cơ quan phân bổ ngân sách TW sẽ sơ bộ xác định các hạn mức chi tiêu cho các ngành theo các mục tiêu ưu tiên của chính phủ. Những hạn mức này sẽ được chính phủ thông qua. (3) Các bộ, ngành, địa phương sẽ xác định nhu cầu chi tiêu của mình trong thời kì trung hạn(thường là 3 năm). Muốn làm được như vậy, các bộ ngành, địa phương trước hết phải đánh giá lại chiến lược hoạt động của đơn vị mình, rà soát lại các mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt, các đầu ra dự kiến cũng như các hoạt động dự kiến cần thực hiện để có được đầu ra mong muốn đó. Việc đánh giá này nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương nhận thức rõ ràng mối quan hệ logic giữa những hoạt động của đơn vị mình với viêc thực hiện các đầu ra và các mục tiêu dự kiến. Nó sẽ đảm bảo hoạt động của mỗi đơn vị đều có hướng đích đến một mục tiêu cụ thể nào đó. (4) Trên cơ sở đánh giá lại chiến lược hoạt động, các Bộ ngành địa phương sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu chiến lược và dự toán kinh phí cần thiết để thực hiện chúng. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động rất quan trọng. Nó cho phép các Bộ, ngành, địa phương thấy rõ những công việc nào cần mở rộng giữ nguyên hay thu hẹp. Trong trường hợp tổng hợp nhu cầu chi tiêu từ tất cả các Bộ, ngành, địa phương vượt quá hạn mức chi tiêu cho phép thì các đơn vị buộc phải cắt giảm chi tiêu của mình. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp các đơn vị biết được cần cắt giảm ở những hoạt động nào trước , tránh tình trạng cắt giảm tùy tiện. (5) Đây là giai đoạn các cơ quan phân bổ trung ương và các bộ, ngành, địa phương ngồi lại với nhau để tổng hợp và cân đối giữa tổng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị với hạn mức chi tiêu trần đã được duyệt. Khi tổng nhu cầu chi tiêu vượt quá nguồn lực sẵn có, chính phủ sẽ tiến hành cắt giảm ngân sách và tái phân bổ giữa các ngành. Việc tái phân bổ này căn cứ vào ưu tiên chiến lược của quốc gia, cũng như khả năng giải trình chiến lược của từng ngành hay địa phương. Kết thúc bước này các cơ quan phân bổ trung ương và các đơn vị thụ hưởng ngân sách sẽ thống nhất với nhau về mức ngân sách chính thức phân bổ cho từng đơn vị. (6) Khi đã thống nhất về hạn mức kinh phí chung, các bộ, ngành, địa phương sẽ xây dựng dự toán thống nhất chi tiết cho từng năm trong khuôn khổ 3 năm của mình. (7) Chính phủ sẽ rà soát lại, thảo luận và thông qua dự toán cho từng năm trong khuôn khổ trung hạn của các đơn vị, rồi trình Quốc hội phê duyệt. Mặc dù Quốc hội chỉ phê chuẩn dự toán của năm thứ nhất( chứ không phải toàn bộ 3 năm ), nhưn sự phê chuẩn đó được đặt trong bối cảnh là Quốc hội luôn biết rõ tiếp theo dự toán chi tiêu của năm thứ nhất đó thì chi tiêu của các ngành và địa phương trong ba năm tiếp theo sẽ như thế nào( nếu không có sự thay đổi đột ngột biến trong tình hình kinh tế vĩ mô). MTEF đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia phát triển như Ôxtrâylia, Niu Zilân và bước đầu được áp dụng ở một số quốc gia đang phát triển như Malaysia, Malauy hay Thái Lan. Ở Việt Nam phương pháp này đang được thực hiện thí điểm ở 4 Bộ ngành trung ương là Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông vận tải. Kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009 được mở rộng thí điểm tại 4 tỉnh, thành phố Vĩnh Long, Bình Dương, Hà Tây và Hà Nội, qua đó sẽ hỗ trợ các địa phương này khai thác huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển theo mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đồng thời cải thiện quy trình nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch và ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương. c. Ưu điểm của MTEF so với ngân sách truyền thống Như vậy quy trình MTEF này đã thể hiện những ưu điểm hơn hẳn so với quy trình lập nganh sách truyền thống, thể hiện ở chỗ: Ngân sách hàng năm luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn, do đó khi Quốc hội hay Chính phủ thông qua dự toán hàng năm, họ đều nhận thức được rõ những gì sẽ tiếp tục được chi tiêu một cách nhất quán với kế hoạch trung hạn của ngành và quốc gia trong những năm tiếp theo. Nguồn lực khan hiếm luôn được đảm bảo phân bổ cho những lĩnh vực ưu tiên. Việc tái phân bổ ngân sách cũng được thực hiện một cách minh bạch, có những luận chứng chứ không phải là sự cắt giảm tùy tiện. Các bộ ngành, địa phương chỉ được cấp ngân sách, để thực hiện được các đầu ra hay mục tiêu đã dự kiến. Vì thế, việc quản lý ngân sách sẽ chuyển từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra và kết quả hoạt động của các đơn vị thủ hưởng ngân sách. Điều này còn góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị. Việc phân bổ ngân sách sẽ căn cứ theo chiến lược và mục tiêu hoạt động của các ngành và địa phương, vì vậy khắc phục được nhược điểm tách rời giữa chi thường xuyên và chi đầu tư. Mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa trung ương và địa phương được duy trì thường xuyên. Đồng thời, tính tự chủ của các bộ ngành địa phương trong việc chi tiêu ngân sách cũng được nâng cao. 1.3. Những điều kiện tiền đề để có thể thực hiện thành công MTEF ở Việt Nam Nói chung điều kiện khi thực thi một chính sách mới đó là ý chí quyết tâm của lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, trang thiết bị cho chính sách mới và cuối cùng là điều kiện về mặt pháp lý. Khi chuyển từ lập ngân sách hàng năm sang MTEF tuy không phải là phương thức hoàn toàn mới song công tác lập ngân sách là rất phức tạp và đòi hỏi trình độ cao. Để thực hiện thành công cần có những điều kiện tiền đề quan trọng sau đây: Cần có một nhận thức đúng là MTEF là một quy trình nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực chứ không phải là một sự đảo lộn hay thay đổi hoàn toàn thực tế soạn lập ngân sách hiện hành. Phải có một hệ thống dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn thật tốt. Điều này đòi hỏi phải có sự thu thập, xử lý và công khai hóa thông tin kinh tế vĩ mô. Sở dĩ khuôn khổ trung hạn thường được chọn là 3 năm vì các chuyên gia cho rằng, ngay cả những dự báo kinh tế vĩ mô tốt nhất cũng chỉ đáng tin cậy trong vòng 3 năm trở lại. Phải có sự đồng bộ trong việc triển khai MTEF với hàng loạt các cải cách khác có liên quan. Ví dụ, nếu thực hiện theo MTEF thì trong luật ngân sách cũng cần phải có những sửa đổi thích hợp về những quy định liên quan đến việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. Phải có sự quyết tâm cao từ phía các nhà hoạch định chính sách, bởi vì quy trình mới sẽ đòi hỏi phải có những thay đổi rất lớn trong thông lệ lập và phê duyệt dự toán hàng năm. Điều này không thể thực hiện nếu thiếu sự hậu thuẫn chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa quy trình lập, thực hiện, giám sát, báo cáo và đánh giá ngân sách. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan phân bổ ngân sách trung ương như Bộ Tài chính, Bộ KH và ĐT, và giữa các cơ quan này với các bộ, ngành, địa phương thụ hưởng ngân sách. Phải tăng them quyền chủ động cho các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các chiến lược hoạt động nhằm thực hiện kết quả đầu ra của mình. Phải có một đội ngũ cán bộ hoạch định kế hoạch và ngân sách có trình độ cao từ cấp trung ương tới cấp địa phương. Điều này không thể ngay một lúc mà có được, mà nó đòi hỏi phải có kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ lập ngân sách ngay từ bây giờ, với việc tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp của các chuyên gia quốc tế. Tóm lại, MTEF là một quy trình soạn lập và quản lý ngân sách hiệu quả, nâng cao được tính minh bạch về ngân sách, đảm bảo được kỷ luật tài chính tổng thể và phân bổ được các nguồn lực khan hiếm của ngân sách vào các lĩnh vực được ưu tiên. Thực hiện MTEF đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo và chuyển đổi dần dần từ quy trình soạn lập ngân sách truyền thống hàng năm. Tuy nhiên, với quyết tâm cao từ phía các nhà lãnh đạo, việc chuyển đổi đó là có thể thực hiện được, giống như nhiều quốc gia xung quanh chúng ta đã và đang thử nghiệm. 2. Vai trò của giáo dục với phát triển kinh tế 2.1. Giáo dục và Đào tạo và vai trò quyết định của nó trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế Con người là trung tâm của sự phát triển, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Tuy nhiên, nhân tố con người vốn nằm ở dạng tiềm năng. Ðể nhân tố con người trở thành nguồn lực mạnh mẽ bao gồm những người lao động, có ý thức tốt, trình độ cao, dồi dào tinh thần yêu nước, trách nhiệm với công việc, sống có văn hóa, cầu thị chính là mục tiêu và kết quả của giáo dục - đào tạo. a. Vài nét về vốn con người Thông thường khi nói đến vốn, người ta thường đề cập đến vốn vật chất như: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, dự trữ hàng hoá và nguyên liệu thô. Nhưng “ vốn con người “- năng lực, tri thức và kỹ năng của con người đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất. Ở Mỹ thu nhập dựa trên tri thức và kỹ năng (thông qua lương) gấp 14 lần so với thu nhập dựa trên vốn vật chất (thông qua cổ tức và lợi nhuận công ty không chia). Lao động một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia( theo đầu người hoặc thời gian lao động). Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực. Đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, có thể vận hành những máy móc phức tạp, có sáng kiến và phương pháp mới trong các hoạt động kinh tế. Việc hiểu rõ yếu tố lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong TTKT của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện nay TTKT của các nước ĐPT được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao độn, yếu tố vốn nhân lựccòn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp. TTKT phụ thuộc vào các yếu tố vốn, kỹ thuật – công nghệ, lao động. Ở những nước ĐPT, vốn là thứ mà có thể huy động ở trong nước hoặc nước ngoài. Kỹ thuật- công nghệ là thứ mà ta có thể mua được. Nhưng cả hai yếu tố trên đều có chung những đặc điểm. Một, nếu phải vay hoặc mua ở nước ngoài thì phải trả cả vốn lẫn lãi, thậm chí còn là lãi kép( gồm lãi của bản thân vốn và lãi do tỷ giá tăng). Hai, đều phải qua sự sử dụng của con người mới phát huy được hiệu quả, nếu để lãng phí, thất thoát thì chẳng những TTKT không tương ứng, mà còn làm cho gánh nặng nợ nần gia tăng. Khác với hai yếu tố trên , lao động là thứ mà nước ta sẵn có tức là nội lực. Tuy lao động nước ta rất nhiều nhưng lại thiếu hụt lao động có tay nghề, trình độ cao. Đòi hỏi phải đầu tư cho giáo dục đáp ứng nhu cầu lao động tạo điều kiện thúc đẩy TTKT. Bắt đầu những năm 1990 là sự công nhận một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế toàn cầu: “ nền kinh tế tri thức” hay kinh tế được tri thức thúc đẩy. Sự công nhận này xuất phát từ thực tế là các quốc gia quan tâm phát triển tri thức thông qua đầu tư mạnh vào giáo dục. Hơn nữa, ngày nay các nước nghèo có thể “nhảy vọt “ trong quá trình phát triển của mình với điều kiện có thể tiếp thu các tri thức tiên tiến của toàn cầu và điều chỉnh nó phù hợp với nhu câu phát triển của nền kinh tế nước họ. Lực lượng lao động được đào tạo tốt và có khả năng thích ứng là yếu tố trung tâm để thực hiện mục tiêu này. Hầu hết vốn con người được tạo dựng thông qua giáo dục hoặc đào tạo để giúp tăng năng suất kinh tế của cá nhân- tức là tạo điều kiện cho người đó sản xuất các hàng hoá và dịch vụ ngày càng có giá trị hơn và nhờ đó kiếm được thu nhập cao hơn. Chính vì vậy các Chính phủ, công nhân va các chủ doanh nghiệp đầu tư vào vốn con người thông qua vịêc đầu tư tiền bạc và thời gian vào giáo dục và đào tạo. Chính phủ chi tiêu công quỹ cho giáo dục vì họ tin rằng người dân được đào tạo tốt hơn sẽ đóng góp vào sự phát triển nhanh hơn và bền vững hơn của đất nước. Các ông chủ trả tiền đào tạo cho người lao động vì họ hy vọng sẽ bù đắp chi phí và có thêm lợi nhuận khi năng suất tăng. Các cá nhân thường đầu tư thời gian và tiền bạc vào giáo dục và đào tạo do ở hầu hết các quốc gia những người được đào tạo tốt và có kỹ năng thường kiếm được nhiều tiền hơn. Để tạo ra hiệu suất kinh tế, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng các nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường lao động, đó là giáo dục và đào tạo phải trang bị cho các h ọc viên kiến thức và kỹ năng cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế của một nước. Những nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thường cần nhiều người được đào tạo về kinh tế và quản lý kinh doanh để làm việc trong những lĩnh vực tư nhân mới nổi cũng như trong các lĩnh vực Nhà nước đã cải tổ. Cuộc cách mạng thông tin liên lạc ngày càng đòi hỏi phải có được nhiều người có kỹ năng máy tính hơn, còn quá trình toàn cầu hoá lại thúc đẩy nhu cầu về nhân công có kỹ năng ngoại ngữ. b. Vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích cuối của tăng trưởng là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ và sáng tạo. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của PTKT. Các quốc gia đều đặt trọng tâm chính vào phát triển con người. Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển con người. Giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. TTKT nhanh và bền vững là điều kiện cần thiết nâng cao phúc lợi cho con người. Giáo dục có vai trò rất lớn trong nâng cao chất lượng lao động là: Thứ nhất, giáo dục là cách thức để tăng tích lỹ vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn. Thứ hai, giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vai trò của giáo dục thường được các nhà kinh tế đánh giá bằng chỉ tiêu ”tỷ suất lợi nhuận cho giáo dục”. Về lý thuyết , tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư giáo dục cũng giống lợi nhuận đầu tư vào bất kỳ dự án nào khác. Đó là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận đầu tư ở một mức độ giáo dục nhất định với tổng các chi phí. So sánh chỉ số này giữa các cấp giáo dục có thể giúp cho việc đánh giá lợi ích kinh tế của đầu tư giáo dục ở cấp nào có hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu ở các nước cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào cấp tiểu học là cao hơn các cấp học khác. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận chung của thế giới (đầu thập niên 90) ở cấp tiểu học là 18,4% trung học là 13,1%, Đại học là 10,9%. Các số liệu tương ứng của Việt Nam là 10,8%, 3,8% và 3,0%. Như vậy có thể thấy rằng giáo dục tiểu học và giáo dục cơ bản là có hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Do vậy chính sách giáo dục của các nước đang phát triển cũng tập trung nhiều và ưu tiên nhiểu hơn cho giáo dục tiểu học. Thứ ba, giáo dục giúp cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để người dân đặc biệt là phụ nữ có thể có thể sử dụng những công nghệ nhằm tăng cường sức khoẻ,dinh dương. Chẳng hạn tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống, tỷ lệ dinh dương trẻ em tăng lên cùng với học vấn của cha mẹ, đặc biệt của người mẹ vì biết sinh hoạt về sinh hơn hay biết cách sử dụng những thức ăn giầu dinh dưỡng hơn… Với ý nghĩa trên giáo dục còn góp phần vào việc bổ sung cho các dịch vụ y tế ( giảm nhu cầu về những dịch vu y tế). Như vậy, giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, bên cạnh y tế và tác phong công nghiệp, giáo dục quyết định chất lượng của lực lượng lao động. Một xã hội có chất lượng lao động càng cao thì càng phát triển. 2.2 Thực trạng ngành giáo dục Việt Nam a. Tổng quan HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN Tuổi 24 21 18 18 15 11 6 6 3 Giáo dục không chính quy Thạc sĩ (2 năm) Tiến sĩ ( 2- 4 năm) Đại học ( 4 – 6 năm) Cao đẳng ( 3 năm) TH chuyên nghiệp (3năm) Dạy nghề Dài hạn (1-3 năm) Ngắn hạn (< 1 năm) Trung học phổ thông ( 3 năm ) Trung học cơ sở (4 năm) Tiểu học (5 năm) Mẫu giáo Nhà trẻ (Nguồn: Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nhìn vào sơ đồ có thể thấy rõ hệ thống giáo dục Việt Nam được phân cấp rất rõ ràng từ cấp nhà trẻ cho trẻ em từ 3 tuổi cho đến cấp thạc sỹ, tiến sỹ từ 24 tuổi trở lên sau khi đã tốt nghiệp bậc đại học, cao đẳng. Các bậc giáo dục tăng dần theo cấp học và theo độ tuổi của học viên, và tại từng mỗi cấp học đều có quy định số năm đào tạo cụ thể. Học viên hoàn thành phổ cập giáo dục theo từng cấp và được cấp bằng tương ứng với cấp giáo dục đó theo đúng quy chế. Hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm có 4 cấp cơ bản : giáo dục mầm non(trong độ tuổi từ 3-5 tuổi), giáo dục phổ thông(trong độ tuổi từ 6-15), giáo dục chuyên nghiệp(trong độ tuổi từ 15-18) và giáo dục đại học (từ 15-24 tuổi) và sau đại học(trên 24 tuổi). Tương ứng với các cấp giáo dục và cũng là điều kiện cho việc chuyển từ cấp giáo dục thấp lên cấp giáo dục cao thì cũng có thêm quy định về hệ thống văn bằng chứng chỉ. b. Thành tựu Mặc dù đất nước còn nghèo, thu nhập quốc dân còn thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh nhưng giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. * Hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất, đa dạng hóa được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Không thể phủ nhận chính giáo dục đã chọn lọc và đào tạo nên những nhân tài cho đất nước, đào tạo nên nguồn lao động có tri thức, ham học hỏi đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. * Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực. Cả nước hoàn thành công tác xóa mù chữ, tỷ lệ biết chữ ở Việt Nam tương đối cao (92% dân số), thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích giáo dục cơ sở như miễn học phí tiểu học, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi trả phấn lớn cho các chi tiêu trong giáo dục. Nhà nước cũng trú trọng tới việc phát triển các khu vực vùng sâu vùng xa như có chính sách đãi ngộ đặc biệt với giáo viên (phân nhà, chế độ lương và thưởng đặc biệt…), hay ưu tiên các học sinh sinh viên trong khu vực vùng cao có điều kiện tiếp cận và theo học chương trình giáo dục tại miền xuôi. * Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu. Tỷ trọng kinh phí xã hội đóng góp trong tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng, đạt khoảng 25% vào năm 2000. Đây là xu hướng tất yếu của sự phát triển tuy nhiên cần nhận thức rõ tránh bước đi sai lầm. Xã hội hóa giáo dục là huy động sức mạnh tập thể toàn xã hội vào giáo dục, là mọi người mọi nhà đều làm giáo dục chứ không phải vứt giáo dục cho tư nhân làm để chính phủ rảnh tay làm việc khác. Nhận thức đúng đắn để có con đương đi đúng đắn. * Giáo dục đang có những bước đi đúng hướng, đón đầu trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn mới. Chúng ta vừa gia nhập WTO, trong giai đoạn trước mắt, một số lượng khổng lồ các dự án sẽ được đầu tư ở Việt Nam, bạn bè quốc tế công nhận Việt Nam là điểm đến hấp dẫn và đầy tiềm năng. Việc chuẩn bị lực lượng lao động sẽ là yếu tố quyết định tới việc Việt Nam có trở mình để trở thành một con rồng hay không. Nhận thức rõ điều này, chính phủ và Bộ Giáo dục đã và đang có những chiến lược, kế hoạch phát triển những ngành học phù hợp với xu hướng phát triển trong thời đại mới, cải cách sâu rộng nền giáo dục vốn đã quá nặng nề và lạc hậu của chúng ta. c. Hạn chế - Hạn chế chung Bên cạnh các thành tích đó, hệ thống giáo dục Việt Nam còn nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục còn chưa cao, cơ sở vật chất giáo dục còn thiếu thốn, nghèo nàn lạc hậu, giáo trình thiếu cập nhật, trình độ giáo viên chưa cao và chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả... Đặc biệt hiện vẫn còn hàng triệu trẻ em không được đến trường. Những hạn chế của nền giáo dục Việt Nam bắt nguồn từ những nhược điểm có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam và những hạn chế của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều cuộc cải cách giáo dục đều diễn ra nhưng hầu như đều thất bại do chỉ cải cách trên phương diện lý thuyết. Chương trình giáo dục thiếu tính đa dạng, vẫn nặng lý thuyết, tính ứng dụng thực tế thấp. Bên cạnh đó nặng về thi cử với nhiều kỳ thi kéo dài gây áp lực cho thí sinh, sinh ra tâm lý học đối phó ở một bộ phận học sinh, sinh viên. Và một trong những sai lầm cơ bản của hệ thống giáo dục Việt Nam là coi vai trò của giáo dục đại học cao hơn giáo dục phổ thông. Tư tưởng này trái ngược với hầu hết các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Thêm vào đó, nạn dạy thêm tràn lan, gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục…Tình trạng “hổng kiến thức” ở một bộ phận học sinh sinh viên cũng đáng báo động. Chúng ta thường nghe thấy những lời phàn nàn về chất lượng giáo dục. Trong thời kỳ còn chiến tranh hay trong cơ chế bao cấp, nền giáo dục XHCN của nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, chất lượng giáo dục ở nhiều mặt đã được khẳng định, và chính nguồn nhân lực do ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, như chúng ta đang chứng kiến. Một điều trăn trở là sự phân hóa quá lớn trong chất lượng giáo dục phổ thô._.ng, mà kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 mới chỉ phản ánh một phần. Khi mà chất lượng dạy học (về mặt văn hóa) còn chưa bảo đảm, thì khó có thể nói đến chất lượng giáo dục toàn diện. Ðiều này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ai cũng biêt vai trò quan trọng then chốt của giáo dục đối với tiền đồ dân tộc. Thế nhưng, chúng ta đã để cho giáo dục VN tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chưa bao giờ tình hình giáo dục trở nên bức xúc như hiện nay. HTGD hoạt động chưa khoa học, hiệu quả kém, chất lượng thấp, đang có nguy cơ bị thương mại hoá. Về cả ba phương diện dân trí, nhân lực và nhân tài, những bất cập đều quá rõ: • Dân trí thấp, biểu hịên trên lối sống và suy nghĩ, tập quán, tác phong, tư tưởng, ý thức... Đạo đức bị xói mòn, thói gian dối, thiếu trung thực đang tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội. • Nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu kiến thức, kém kỹ năng thực hành, ít khả năng xoay xở, thiếu đầu óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo, đó là những đặc trưng chất lượng lao động khiến sức cạnh tranh rất thấp. • Nhân tài tuy không đến nỗi quá thiếu nhưng phát hiện và bồi dưỡng kém, thiếu cơ hội và điều kiện phát triển. Chất xám bị lãng phí nghiêm trọng dưới nhiều hình thức khác nhau. HTGD Việt Nam cũng như cơ cấu giáo dục của ta có nhiều hạn chế và bất hợp lý hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là trong GDĐH. Ở đây ta xét nhiều GDĐH vì nó có tác động trực tiếp đến lao động- một nhân tố quan trọng của tăng trưởng. - Hạn chế ở giáo dục phổ thông Mâu thuẫn lớn trong GDPT hiện nay là một mặt ta lên án học vẹt, học vì bằng, luôn hô hào cải tiến phương pháp dạy học, phát huy chủ động của học sinh, học đi đôi với hành,… nhưng mặt khác vẫn duy trì cách thi cử cổ lỗ, vẫn dung túng dạy thêm, học thêm tràn lan. Chính những việc đó, cộng thêm chương trình và sách giáo khoa bất cập, là nguyên nhân trực tiếp gây ra môi trường học đường ngày càng bị ô nhiễm, nền giáo dục của ta ngày càng lạc hậu. - Hạn chế ở giáo dục đại học Trong thời đại cách mạng công nghệ, đại học có vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục của một nước. Nhưng so với thế giới và khu vực, GDĐH của ta còn quá yếu kém, tụt hậu còn xa hơn GDPT. Trước đây ta xây dựng đại học theo mô hình Liên xô cũ, nó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Cụ thể là : Chương trình học ở Việt Nam quá dài. Nên GDĐH Việt nam vẫn còn mang nặng tính sách vở lý thuyết, giảm đáng kể tính sáng tạo áp dụng thực tế của sinh viên. Chương trình học ở Việt nam rất dàn trải, buộc sinh viên phải học rất nhiều môn của nhiều chuyên ngành cùng một lúc, trong khi đó kiến thức cung cấp cho sinh viên không thực sự sâu và có tính sáng tạo. Chương trình ở Việt Nam không trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện, khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật, không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn… Đó là những kiến thức cơ bản rất cần thiết mà rất nhiều sinh viên muốn biết. Đương nhiên, đây không chỉ là vấn đề của giáo dục, mà là vấn đề của toàn xã hội, nhưng trong đó trách nhiệm và vai trò cuả giáo dục rất lớn. Chương II. Quy trình Xây dựng và Nội dung Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009 I. Quy trình xây dựng Kế hoạch chi tiêu trung hạn “Theo MTEF, việc phân bổ ngân sách dựa trên sự thống nhất giữa mức trần chi tiêu ngân sách do cơ quan phân bổ TW xác định và nhu cầu về ngân sách do các bộ, ngành, địa phương đề xuất. ” 1.Mức trần chi tiêu ngân sách 1.1.Khái niệm và nguyên tắc xác định mức trần chi tiêu ngân sách Mức trần chi tiêu ngân sách cho một ngành trong tài khóa trung hạn là khả năng cân đối có được của ngân sách nhà nước phân bổ cho ngành đó, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được tính toán và dự báo và dựa vào các nguyên tắc sau đây: Khả năng nguồn thu cân đối ngân sách có được trong năm tài khóa được thể hiện trong bản cân đối tổng thể ngân sách nhà nước hàng năm (năm 2007 đã được quốc hội phê duyệt) và dự báo cho thời kỳ trung hạn 3 năm 2007-2009 trên cơ sở kế hoạch 5 năm 2006-2010. Mục tiêu nhiệm vụ phát triển của các ngành trong tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được hoạch định trong bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách, được thể hiện trong Luật Ngân sách đã được ban hành. Các định mức chi tiêu công, trong đó chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, những nội dung chi tiêu, những danh mục công trình đầu tư. Các chính sách ưu tiên, các ngành ưu tiên và các nội dung chi tiêu ưu tiên được xác định trong kế hoạch nhà nước. 1.2.Khuôn khổ chi tiêu ngân sách trung hạn 2007-2009 cho giáo dục Ta có mức trần trong cân đối ngân sách được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 1: Mức trần trong cân đối ngân sách chi tiêu cho ngành Giáo dục và Đào tạo ( Đơn vị: Tỷ đồng) Khuôn khổ chi Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Dự báo 2008 Dự báo 2009 Tổng chi NS cho ngành giáo dục đào tạo 45.023 51.271 66.103 72.000 81.200 % so với tổng chi NSNN 17% 19,4% 18,5% 18,9% 18,9% Trong đó Chi đầu tư 7.423 10.109 11.530 13.100 15.200 Chi thường xuyên 37.600 41.162 54.573 58.900 66.000 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch tài chính ngành giáo dục 2006-2010) Các ưu tiên của MTEF 2007-2009 cho ngành giáo dục và đào tạo là tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực giáo dục, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động nhiều nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư cho giáo dục đào tạo. Đầu tư cho hệ thống các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở để hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sơ vào năm 2010; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học. Tập trung đầu tư cho các dự án lớn: hai đại học Quốc gia; các trường đại học trọng điểm: các trường Đại học Bách khoa, Sư phạm, Kinh tế, Y, Dược; các trường đại học vùng. Đầu tư giải quyết chỗ ở cho sinh viên từ nhiều nguồn vốn đầu tư trong xã hội. 2. Vốn đề xuất chi tiêu ngân sách của ngành giai đoạn 2007-2009 Ngành giáo dục và đào tạo dựa vào mức trần của kế hoạch ngân sách trung hạn 2007-2009 để xây dựng kế hoạch chi tiêu của ngành. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chi tiêu của ngành, về phần thu ngân sách, các ngành đã tình toán, dự báo khá đầy đủ các nguồn thu ngân sách ngoài cân đối được để lại cho ngành theo cơ chế hiện hành và theo những quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, trong lĩnh vực giáo dục, còn có thêm nguồn vốn trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục… Do vậy, ngành cũng gộp vào nguồn vốn đề xuất chung cho chi tiêu trong ngân sách của mình. Bảng 2: Tổng chi thường xuyên và chi đầu tư cho ngân sách cơ sở và các nhiệm vụ và chính sách mới đề xuất của ngành Giáo dục và Đào tạo. (Đơn vị: Tỷ đồng) Khuôn khổ chi Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Dự báo 2008 Dự báo 2009 Tổng chi NS cho ngành giáo dục đào tạo 45.023 51.271 66.103 72.000 81.200 % so với tổng chi NSNN 17% 19,4% 18,5% 18,9% 18,9% Trong đó Chi đầu tư 7.423 10.109 11.530 13.100 15.200 Chi thường xuyên 37.600 41.162 54.573 58.900 66.000 (Nguồn: Kế hoạch tài chính ngành Giáo dục 2006-2010) 2.1. Vốn đề xuất chi tiêu cho các chính sách và hoạt động hiện hành của ngành Giáo dục trong tài khóa trung hạn 2007-2009 Việc đề xuất chi tiêu cơ sở cho các ngành được căn cứ vào các yếu tố như sau: Mức trần ngân sách trong cân đối được bố trí cho các ngành. Đây là căn cứ đầu tiên quan trọng, một đề xuất quá cao trong bối cảnh nguồn ngân sách eo hẹp là không thực tế và ngược lại một đề xuất quá thấp sẽ là không tận dụng triệt để nguồn lực, thông thường thì các bộ ngành đều đề xuất mức chi tiêu cao hơn so với mức trần ngân sách. Các chi tiêu cơ sở đã và đang thực hiện. Việc đề xuất vốn chi tiêu cho năm mới không thể tách rời năm cơ sở và xu hướng của nó, có thế thì mối liên kết giữa các năm mới được đảm bảo. Các cam kết của chính phủ về chi tiêu thường xuyên và chi tiêu đầu tư đã có nguồn vốn bố trí trong năm cơ sở. Khoảng thu ngân sách, phí, lệ phí và các nguồn thu khác ngoài nguồn cân đối ngân sách nhà nước ở mức trần. Bên cạnh nguồn từ ngân sách, giáo dục cũng có thể tận dụng vốn chi tiêu từ các nguồn thu khác. Theo đó vốn đề xuất chi tiêu cho ngành giáo dục như sau: Bảng 3: Vốn đề xuất của các ngành Giáo dục và Đào tạo cho chi tiêu hiện hành (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2007 2008 2009 Tổng 90.260 99.287 109.215 % so với tổng nhu cầu 85,2 86 86,5 đề xuất chi tiêu của ngành Trong đó Chi thường xuyên 70.626 80.633 91.459 Chi đầu tư 19.673 18.653 17.720 (Nguồn: Kế hoạch tài chính ngành Giáo dục 2006-2010) 2.2.Vốn đề xuất chi tiêu cho các sáng kiến mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong tái khóa trung hạn 2007-2009 Căn cứ vào mục tiêu phát triển của ngành, các cơ chế chính sách mới sẽ đưa vào thực hiện trong thời kỳ trung hạn; ngành giáo dục đã dự báo nhu cầu chi tiêu cho các sáng kiến mới trong MTEF 2007-2009 như sau: Bảng 4: Vốn đề xuất chi tiêu cho các sáng kiến mới của ngành giáo dục. (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2007 2008 2009 Tổng 15.673 15.759 17.043 % so với tổng nhu cầu 14,8 14,0 13,5 đề xuất chi của ngành Trong đó Chi thường xuyên 4.462 4.957 8.197 Chi đầu tư 8.661 3.370 804 (Nguồn: Kế hoạch tài chính ngành Giáo dục 2006-2010) 3. So sánh mức đề xuất chi tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mức trần chi tiêu đặt ra So sánh mức trần trong cân đối ngân sách, việc đề xuất chi tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo tăng khá cao. Bảng dưới đây chứng mình điều đó: Bảng 5: So sánh mức chênh lệch của trần Ngân sách và đề xuất chi tiêu ngành Giáo dục và Đào tạo (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Mức Đề % tăng Mức Đề % tăng Mức Đề % tăng trần xuất so với trần xuất so với trần xuất so với dự toán 2007 trần dự toán 2008 trần dự toán 2009 trần 2007 2007 2008 2008 2009 2009 Tổng 66.103 105.934 59 72.000 115.082 59 81.200 126.529 55,8 ĐT 11.530 28.121 154 13.100 26.921 105 15.200 25.228 66 TX 54.573 77.813 42,5 58.900 88.161 49,4 66.000 101.301 53,0 (Nguồn: Kế hoạch tài chính ngành Giáo dục 2006-2010) Như vậy so với mức trần trong cân đối ngân sách, việc đề xuất chi tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo trung bình vượt mức trần trong cân đối ngân sách hàng năm thời kỳ 2007-2009 khoảng 50%; thiếu hụt so với mức trần trong cân đối ngân sách hàng năm khoảng trên dưới 13.000 tỷ đồng. Nguồn ngân sách cho ngành giáo dục chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm khoảng 75% tổng chi toàn ngành, trong đó khoảng 80% chi thường xuyên là chi lương. Theo tính toán thì nguồn thu ngoài cân đối ngân sách của toàn ngành là khá lớn, chiếm khoảng xấp xỉ 40% mức trần; giúp cho bù đắp các khoản thiếu hụt so với mức trần trong tài khóa. Tuy vậy, khoản thiếu hụt ngân sách chưa có nguồn bù đắp trong các năm trong cả thời kỳ trung hạn vẫn còn cao. Vấn đề đặt ra đối với ngành là phải nhanh chóng thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực hoạt động giáo dục và đào tạo; huy động thêm các nguồn vốn của dan cư, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành ở các bậc học; đa dạng hóa các nguồn vốn để tăng nhanh vốn đầu tư cho ngành. II. Nội dung Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009 1. Xu hướng và các vấn đề của ngành trong giai đoạn 2007-2009 1.1. Các xu hướng và vấn đề có tác động tài khóa giai đoạn 2007-2009 a. Những nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng chi tiêu ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009 Những nhân tố mới . Chính sách tăng cường xã hội hoá giáo dục được Chính phủ khẳng định và triển khai mạnh qua Quyết định 05. . Tăng cường tự chủ cho các trường công lập (thay Nghị định số 10/2002/NĐ-CP bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP) . Tăng lương cơ bản cho cán bộ công chức. Những xu hướng tất yếu . Dưới tác động của chính sách giảm dân số, có thể tập trung đầu tư nhiều hơn cho hệ thống giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, có nhiều cơ hội hơn để đầu tư các khoản chi ngoài lương nhằm cải thiện mạng lưới trường học. . Tỷ lệ sinh cao vào trước năm 1992 đã tạo ra một đội ngũ lao động trẻ để cung cấp cho thị trường nhân lực. Điều này cũng đưa đến định hướng phát triển các trường dạy nghề. . Việc tăng ngân sách giáo dục và đào tạo cũng tạo điều kiện để cung cấp điều kiện tốt hơn cho các cơ sở đào tạovà các trường trọng điểm. Các xu hướng và chiến lược chính được nêu trong bảng sau đây: Bảng 6: Các xu hướng và vấn đề có tác động tài khóa giai đoạn 2007- 2009 Các xu hướng và vấn đề chính Khả năng tác động đến các đơn vị sử dụng ngân sách trong ngành Kinh tế Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang tăng trưởng ổn định với mức tăng GDP bình quân/ năm là 7,5% trong suốt 12 năm qua. Xu hướng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này được dự báo là từ 8,2% đêbs 8,5%. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng nhanh góp phần tích cực trong xóa đói giảm nghèo. Xu hướng chung là dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào giáo dục gia tăng dưới nhiều hình thức. Tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Thu nhập của người tiêu dùng tăng. Kinh tế tăng trưởng ổn định cho phép khả năng tăng chi ngân sách cho giáo dục đạt 18-20% tổng chi tiêu công và 5,5- 6% GDP trong giai đoạn 2007-2009. Các đơn vị giáo dục và đào tạo sử dụng ngân sách có khả năng nhận đầu tư từ nhiều hơn từ ngân sách nhà nước và xã hội. Khả năng phân hóa mạnh trong giáo dục – đào tạo. Ở các vùng nông thôn nghèo, vẫn có nguy cơ trẻ e không có cơ hội đi học đầy đủ và đảm bảo chất lượng do các nguồn lực hạn chế từ cộng đồng và gia đình. Cơ sở giáo dục có cơ hội tiếp cận với chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, nhu cầu tăng cường thiết bị, đổi mới nội dung, chương trình học, tăng chất lượng giáo dục. Tính cạnh tranh theo chuẩn quốc tế tăng. Tính cạnh tranh trong giáo dục tăng. Cơ hội phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tăng cung về giáo dục. Đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng, THCN,THPT. Cơ hội tăng chi tiêu cho giáo dục từ gia đình ở khu vực đô thị, tăng khả năng cho con em đi học ở các đối tượng khó khăn( người nghèo, miền núi)  Môi trường xã hội Tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm trong gia đoạn 2007-2009 Các chỉ tiêu xã hội đều tăng tuổi thọ bình quân từ 64 tuổi năm 2000; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 51,5% xuống còn 33,1%; tỷ suất tử vong của trẻ dưới 5 tuổi giảm gần 50% trong giai đoạn 2001-2010. Cơ sở hạ tầng có chuyển biến tích cực rõ rệt: Có 88% số xã có điện,95% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã. Tỷ lệ dân số nghèo giảm mạnh từ 58% dân trong những năm 90 xuống còn 29% năm 2002. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ hộ nghèo đời sống của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường xảy ra thiên tai còn rất khó khăn. Sự chênh lệch về mức sống ở các vùng/ địa phương là một trở ngại lớn trong thực hiện công bằng về giáo dục. Giảm tỷ lệ tăng dân số, đồng nghĩa với giảm số trẻ em đi học ở bậc tiểu học. Cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản tăng lên với người nghèo, mở rộng phạm vi giáo dục. Có điều kiện phát triển mạng lưới trường học ở các vùng miền núi, mở rộng cơ hội đến trường cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi. Các cơ sở giáo dục vùng khó khăn vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc huy động trẻ trong độ tuổi đi học, thực hiện phổ cập giáo dục do các gia đình nghèo khó khăn trong việc bỏ các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp cho con em đi học. Tăng cơ hội giảm tỷ lệ HS/GV để góp phần tăng hiệu quả chi tiêu công cho giáo dục. Lao động dư thừa nhiều. Số lao động chưa và thiếu việc làm còn thấp. Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, THCN, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.  Công việc của các Bộ khác, các cơ quan khác của chính phủ Các cơ chế chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ chô người nghèo đã được triển khai, song hiệu quả còn chưa cao, chưa tác động mạnh tới cộng đồng nghèo.  Hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học, THCS của trẻ em nghèo, vùng dân tộc…  Các chính sách và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ bao gồm cả các tổ chức viện trợ quốc tế và nhà tài trợ Các tổ chức viện trợ quốc tế, các nhà tài trợ như WB, ADB,… có sự quan tâm lớn đến phát triển giáo dục. Hiện tại có các chương trình, dự án phát triển giáo dục nhằm tham gia thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục.  Nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển giáo dục được hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà tài trợ. Cơ hộ tốt cho cải thiện chất lượng giáo dục, thực hiện công băng trong giáo dục.  Chính sách và quyết định của chính phủ và các quyết định của chính quyền cấp dưới Nghị định số 166 – NĐ/CP của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục. QĐ số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. QĐ số 05 của Chính phủ về tăng cường xã hội hóa giáo dục đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế… NĐ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quy định việc tự quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị công lập. NĐ số 130/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, tài chính đối với cơ quan tài chính. Chính phủ tăng lương cơ bản từ 350000 lên 450000 đồng từ T10/2006 Tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường tự chủ cho các cấp cơ sở. Cơ hội nâng cấp chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, CBBQLGD. Ngành giáo dục và đào tạo có cơ hội tăng các nguồn thu ngoài ngân sách từ chính sách tăng cường xã hội hóa giáo dục, đặc biệt ở các vùng đô thị. Các trường công lập có cơ hội tăng guồn thu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo là ngành có cơ hội điều tiết ngân sách cho các bậc học cơ sở, vùng khó khăn không thực hiện được tự chủ tài chính do điều kiện kinh tế dân cư quá nghèo, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em vùng khó khăn, thiệt thòi. Chi lương của ngành giáo dục tăng.  Khác, bao gồm cả phát triển năng lực và thay đổi về chi phí đầu vào. Khoa học công nghệ trong giáo dục phát triển. Phát triển công nghệ thong tin và ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Tỷ lệ lạm phát ở mức 8%, cao hơn so với mục tiêu chung của Chính phủ khoảng 1,5 – 2%. Tăng nhu cầu đầu tư trang bị khoa học công nghệ hiện đại cho các cơ sở giáo dục đặc biệt là CNTT, đưa tin học vào trường phổ thong Tăng lương danh nghĩa, thu nhập thực tế của giáo viên tăng không đáng kể. Chi phí cho xây dựng trường lớp học và các chi phí khác theo đơn giá cố định không còn đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ công việc do giá cả tăng. b. Các mục tiêu chính của ngành giáo dục Mầm non: Tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đi nhà trẻ: 15% năm 2005 và 18 % năm 2010. Tỉ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo: 58% năm 2005 và 67% năm 2010. Tỉ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo chuẩn bị cho lớp 1: 85% năm 2005 và 95% năm 2010. Giáo dục phổ thông Tới năm 2009, 98% trẻ em trong độ tuổi tham gia tiểu học và 99% năm 2010. Tới năm 2009, 88% trẻ em trong độ tuổi tham gia trung học cơ sở và 95% năm2010. Tới năm 2009, 48 % trẻ em trong độ tuổi tham gia trung học phổ thong, và 50% năm 2010. Dạy nghề: Tới năm 2009, thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường THCN đạt 14% và tỉ lệ này tăng lên 15% năm 2010. Thu hút học sinh sau THCS vào học các trường dạy nghề đạt 14% vào năm 2009 và 15% năm 2010. Thực hiện các chương trình dạy nghề bậc cao, thu hút học sinh sau THPT, THCN đạt 9% năm 2009, 10% năm 2010. Cao đẳng, đại học và sau đại học: Tới năm 2009, đạt tỷ lệ 185 sinh viên trên 10.000 dân, 38 nghìn người theo học chương trình cao học và 15 nghìn người theo học chương trình tiến sĩ. Giáo dục cho trẻ em tàn tật Tới năm 2009, 65 % trẻ em tàn tật được đi học và 70 % năm 2010. c. Những mục tiêu điều kiện trong ngành giáo dục Giáo viên: Tới năm 2009, 40% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm. Tới năm 2009, 100% giáo viên THCS có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, tổ trưởng và tổ phó bộ môn có trình độ đại học. Tới 2009, 10% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ. Cơ sở hạ tầng: Đối với giáo dục cơ bản (từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT: mỗi địa bàn xã, phường ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một trường trung học phổ thông trọng điểm. Củng cố và mở them các trường phổ thong dân tộc nội trú. Tài chính: Tổng chi ngân sách cho giáo dục đạt 6% GDP năm 2005 và 7% năm 2010. 2. Các ưu tiên chiến lược trong giai đoạn 2007-2009 2.1. Chiến lược tài chính cao cấp a. Tăng chi cho giáo dục đạt 20% tổng chi tiêu công vào năm 2010 Chi tiêu công cho giáo dục được chú trọng vào: 1) Xây dựng đủ các phòng học phục vụ học 2 buổi/ngày ở các bậc học cơ bản; 2) Xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, xây dựng kí túc xá sinh viên cho các trường đại học; 3) Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD ở tất cả các cấp học; 4) Đưa CNTT vào các trường phổ thong; 5) Hỗ trợ các trường ngoài công lập (chuyển từ bán công sang tư thục) hoặc các trường công lập tự chủ tài chính; 6) Hỗ trợ học sinh nghèo. Chiến lược tài chính tổng thể nhằm tìm kiếm sự kết hợp giữa các nguồn vốn tiết kiệm từ chính sách hiện hành để nâng cao tính hiệu quả. Sự kết hợp này bao hàm cả lĩnh vực giáo dục tư nhân. Các nguồn vốn tiết kiệm được có thể dùng để nâng cao chất lượng giáo dục và hỗ trợ tiếp cận giáo dục. Điều đó được thể hiện trong biểu đồ sau. Sơ đồ chiến lược tài chính cao cấp của ngành Giáo dục và Đào tạo Tăng tỷ lệ HS/GV cấp tiểu học Chuyển các trường bán công sang trường tự chủ tài chính ở khu vực thành thị. Tăng NSGD chiếm 20% tổng chi NSNN Tăng học phí trong khuôn khổ chính sách xã hội hóa giáo dục Tiết kiệm chi tiêu cho chính sách hiện hành. Các khoản chi phí khác. Sử dụng thêm các nguồn vốn có thể cho lĩnh vực giáo dục. Cải thiện việc tiếp cận các bậc học phổ thông và các bậc học cao hơn. Cải thiện chất lượng dịch vụ. Chất lượng và chuẩn phòng học. Tỷ lệ HS/GV thấp hơn ở bậc học phổ thong và giảm các phòng học 3 ca. Tăng viện trợ nước ngoài (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch Tài chính và Chi tiêu trung hạn 2007-2009) b. Các chiến lược tài chính cho giáo dục Vai trò của giáo dục tư thục Cungcấp các dịch vụ giáo dục chính tại bậc học mầm non. Tăng cường phát triển giáo dục đại học và các cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao. Bảng dưới đây mô tả các chiến lược tài chính được đề xuất. Tất cả những lợi ích do chiến lược mang lại và bản chất của các lợi ích này được miêu tả dưới đây. Bảng 7: Các chiến lược tài chính cho giáo dục Các chiến lược tài chính Các lợi ích do chiến lược mang lại Công cụ thực hiện  Tăng tỷ lệ HS/GV cấp tiểu học. Tiết kiệm được chi lương và các khoản chi thường xuyên khác (các khoản chi thuộc chính sách hiện hành).  Các chính sách, chế độ trợ cấp thôi việc, chính sách giảm biện chế, thuyên chuyển các giáo viên không đủ năng lực sang công việc khác.  Chuyển các trường bán công sang hướng tự chủ tài chính ở khu vực thành thị.  Giảm bớt gánh nặng cho NSNN ở khu vực thành thị để tăng cường cho khu vực miền núi và vùng khó khăn (giảm các khoản chi cho chính sách hiện hành). Các chính sách phân cấp quản lý giáo dục và giao quyền tự chủ cho các đơn vị giáo dục. Các chính sách giáo dục đối với vùng miền núi, khó khăn và người nghèo.  Phấn đấu NSGD chiếm 20% tổng NSNN (bao gồm cả nguồn thu từ xổ số kiến thiết).  Có cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục, tăng nguồn kinh phí phục vụ cho mục đích phát triển chất lượng giáo dục và đa dạng hóa các loại hình giáo dục.  Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phân bổ ngân sách cho giáo dịch, cơ chế của Bộ Tài chính. Các chiến lược tài chính.  Tăng viện trợ nước ngoài.  Có cơ hội tăng cường đầu tư giáo dục ở các khu vực ưu tiên, nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, giúp nền giáo dục Việt Nam hội nhập được với nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong việc kêu gọi các Dự án ODA cho giáo dục. Tăng cường giám sát và đánh giá hiệu quả của các dự án ODA. Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ trong việc đầu tư trực tiếp cho giáo dục ở các địa phương.   Tăng học phí trong khuôn khổ chính sách xã hội hóa giáo dục.  Có thêm nguồn đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục, giảm gánh nặng cho ngân sách. Quyền tự chủ tài chính của các trường, giao quyền cho các trường trong việc tự quyết định học phí, chính sách phân cấp quản lý giáo dục.  2.2. Chiến lược hoạt động tầm trung hạn Các ưu tiên trung hạn giai đoạn 2007-2009: Tập trung vào các mục tiêu chính: . Nâng cao chất lượng giáo dục. . Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản và giáo dục bậc cao. . Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dụ Các ưu tiên cụ thể là: - Nâng cao chất lượng giáo dục . Nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học. Thực hiện chương trình học 2 buổi/ ngày ở các bậc học cơ bản (tới năm 2010 100% học sinh tiểu học và 50% học sinh trung học cơ sở học 2 buổi/ngày). . Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học. Hiện đại hóa các cơ sở đào tạo sau đại học, xây dựng các trường đại học trọng điểm, thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế. - Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản và giáo dục bậc cao. . Tiếp tục giữ vững các thành tựu về phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành phổ cập THCS trong phạm vi toàn quốc vào năm 2010. . Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp bằng cách mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng mới 40 trường dạy nghề chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Chú trọng phát triển các trường dạy nghề ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. . Giáo dục ngoài công lập sẽ được khuyến khích phát triển mạnh ở các bậc mẫu giáo, trung học phổ thông, THCN, dạy nghề và đại học (Chính phủ sẽ có những định hướng cụ thể cho các chiến lược này). - Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục . Đào tạo lại cán bộ quản lý giáo dục, cải cách chương trình quản lý giáo dục. Các chiến lược và chương trình hoạt động chính như sau được nêu trong bảng dưới đây: Bảng 8: Các ưu tiên, chiến lược và hoạt động Ưu tiên Chương trình hoạt động Mục tiêu 1. Nâng cao chất lượng giáo dục.  1.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 1.2 Phát triển và đào tạo giáo viên tiểu học ở các tỉnh ưu tiên được lựa chọn và mở rộng tới tất cả các tỉnh. 1.3 Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học, dạy nghề có chất lượng cao. 1.4 Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục. (bắt đầu ở lớp 1 năm học 2002 – 2003). Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc THPT. 1.5 Xóa các lớp học 2, 3 ca, phòng học tranh tre lá bằng cách khai thác mọi nguồn lực: vốn vay ODA, công trái giáo dục, ngân sách và nguồn vốn cộng đồng. 1.6 Nâng cao chất lượng môi trường và kết quả học tập. Thực hiện học 2 buổi / ngày ở tiểu học và THCS. 1.7 Thực hiện chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, đưa tin học vào trường học, nâng cao chất lượng THPT. 1.8 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất các trường / cơ sở dạy nghề. 1.9 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường đại học và nghiên cứu khoa học. 1.10 Phát triển hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, hợp tác đào tạo với các trường đại học quốc tế chất lượng cao. Xây dựng trường đảng cấp quốc tế. 1.11 Tăng cường CSVC, thiết bị, xây dựng kí túc xá các trường đại học. 1.12 Đổi mới đánh giá giáo dục. Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục.  Tới 2009: Đảm bảo 90% giáo viên mầm non có trình độ trung học về giáo dục mầm non. 38% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm; 100% giáo viên THCS có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, tổ trưởng và tổ phó bộ môn có trình độ đại học. Thay thế các giáo viên không đạt chuẩn từ bậc THCS. 9% giáo viên THPT có trình độ sau đại học. - Tăng số lượng các giáo viên chuyên môn trong âm nhạc, xã hội nhân văn, dạy nghề ở các bậc tiểu học và THCS. Tới năm 2009, đảm bảo 100% các phòng học kiên cố cho bậc tiểu học và THCS. Tới năm 2009 đạt 80% học sinh tiểu học và 60% học sinh THCS học 2 buổi/ngày. Tới năm 2009, các trường Trung học phổ thông có thư viện nhà trường và trường được nối mạng internet. Xây dựng 40 trường dạy nghề. Hiện đại hóa một số trường và ngành nghề đào tạo trọng điểm, xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm chung cho các trường đại học. Xây dựng 14 trường đại học trọng điểm đến năm 2010 cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 đầu tư xây dựng2 đại học quốc gia và 2 trường đại học sư phạm trọng điểm. Khởi động việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế. Áp dụng tiêu chí của các nước phát triển để đánh giá chất lượng đào tạo ở một số lĩnh vực cụ thể; chuẩn bị điều kiện để tham gia vào hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế.  2. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản và giáo dục bậc cao  2.1 Đẩy mạnh phát triển giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và vùng khó khăn. Xây dựng 2500 cơ sở mầm non cho các vùng đặc biệt khó khăn. Chi hỗ trợ cá nhân cho giáo viên mầm non. 2.2 Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trong phạm vi toàn quốc. 2.3 Phát triển các trường trung học phổ thong ngòai công lập. 2.4 Thực hiện các chương trình dạy nghề bậc cao, thu hút học sinh sau THPT, THCN. 2.5 Đa dạng hóa các loại hình đào tạo đại học.  Tăng tỷ lệ trẻ đi học mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Tỉ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đi nhà trẻ đạt 12,45% năm 2009. Tỉ lệ trẻ từ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 69,35% năm 2009. Tỉ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo chuẩn bị cho lớp 1 đạt 96% năm 2009. Thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; hoàn thành phổ cập trung học ._.à Đào tạo 1. Những mục tiêu cụ thể ngành Giáo dục và Đào tạo 2008-2009 1.1. Giáo dục mầm non - Thực hiện quyết định 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án Phát triên giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 của Thủ tướng chính phủ. Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp Mầm non. - Phấn đấu huy động ít nhất 15% trẻ trong nhóm tuổi 0-2 ra học ở nhà trẻ, ở những vùng khó khăn phấn đấu đạt ít nhất 10%. Học sinh nhà trẻ là 616.947 cháu (tăng 10,4% so với 2007). - Phấn đấu huy động ít nhất 67% trẻ trong nhóm tuổi 3-5 ra học mẫu giáo, ở những vùng khó khăn phấn đấu đạt ít nhất 55%. Học sinh nhà Mẫu giáo là 2.717.825 cháu (tăng 4,4% so với 2007). - Phấn đấu huy động ít nhất 95% trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chuẩn bị tốt nghiệp cho Tiểu học. - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 12%. - Đảm bảo tỷ lệ trẻ khuyết tật được giáo dục mẫu giáo đạt 30% ở vùng khó khăn, 40% ở vùng trung bình và 60% ở vùng thuận lợi. - Tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia đạt 15%. - Phấn đấu 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 8% đạt trình độ trên chuẩn. 1.2. Giáo dục phổ thông - Tiểu học: Huy động 99% dân số thuộc nhóm tuổi 6-10 đến trường tiểu học, phấn đấu 50% số trường học đạt chuẩn quốc gia, bố trí tối đa để học sinh TH ở những nơi có điều kiện được học 2 buổi/ngày. Phấn đấu tối thiểu 40% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi được hưởng 1 năm giáo dục trước khi vào lớp 1 và nhập học TH. Phấn đấu thêm 5 tỉnh PCGDTH đúng độ tuổi. Chỉ tiêu học sinh tiểu học là 7.070.040 (giảm 1,1% so với 2007). - Trung học cơ sở: Huy động 90% dân số thuộc nhóm tuổi 11-14 đến trường THCS; 99% học sinh học xong lớp 5 tiếp tục theo học THCS, thực hiện phân luồng sau THCS. Phấn đấu thêm 6 tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia phổ cập GDTHCS. Phấn đấu tối thiểu 30% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi nhập học THCS. Học sinh THCS: 6.269.740 (giảm 2,1% so 2007). - Trung học phổ thông: Thực hiện phân ban ở tất cả các trường trong phạm vi toàn quốc; thực hiện hướng nghiệp, phân luồng sau khi tốt nghiệp THPT. Phấn đấu tối thiểu 20% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi nhập học THPT. Học sinh THPT: 3.349.748 (tăng 5,2% so với 2007). 1.3. Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp - Tuyển mới chính quy là 382.000 chỉ tiêu (tăng 18% so với 2007) - Vừa học vừa làm là 70.000 chỉ tiêu ( tăng 7% so với 2007). - Tăng 18% chỉ tiêu tuyển sinh, thu hút ít nhất 12% học sinh lớp 9 theo học TCCN. Phấn đấu tỷ lệ học sinh trên một giáo viên ở TCCN là 20 và có ít nhất 50% các trường TCNN được kiểm định chất lượng đào tạo. - Đổi mới và thống nhất các trình độ đào tạo, đa dạng hóa các hình thức và phương thức đào tạo trong TCNN. Tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển ở bậc TCCN. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý theo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. - Xây dựng và ban hành 20 chương trình khung giáo dục TCNN. 1.4. Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học - Cao đẳng, đại học: Phấn đấu tăng khoảng 12% chỉ tiêu tuyển sinh, phấn đấu đưa tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt 180. Khoảng 50% sinh viên theo học chương trình nghề nghiệp - ứng dụng. Có ít nhất 20% sinh viên học tập theo phương thức giáo dục từ xa. Khoảng 14,5% sinh viên theo học ở các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Tăng 10% quy mô tuyển mới hệ dự bị, cử tuyển để tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các DTTS; dành 2% số chỉ tiêu tuyển mới hệ chính quy để đào tạo theo địa chỉ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh thuộc ĐBSCL. - Tuyển mới chính quy ĐH, CĐ là 392,000 chỉ tiêu (tăng 12% so với 2007) - Vừa học vừa làm, liên thông là 265.000 chỉ tiêu (tăng 15,3% so với 2007). - Cử tuyển ĐH, CĐ 3.500 chỉ tiêu (tăng 16,2% so với 2007). - Sau đại học: Đào tạo thạc sĩ là 24.000 chỉ tiêu, tăng 18% để tạo nguồn đào tạo tiến sĩ. Đào tạo tiến sỹ là 1.800 chỉ tiêu, tăng 10%; triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2007-2020. Bác sĩ chuyên khoa là 2.100 chỉ tiêu, tăng 2% so với 2007. - Đào tạo ở nước ngoài: Tăng chỉ tiêu tuyển mới đào tạo nước ngoài đạt ít nhất 600 người trong đó 50% là đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, và 10%thực tập khoa học từ các nguồn NSNN, Hiệp định, các dự án. 1.5. Giáo dục thường xuyên - Phấn đấu ít nhất 95% người lớn trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ. - 100% cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có TTGDTX cấp tỉnh. - 90% quận huyện có TTGDTX cấp huyện. - 60% xã, phường, thị trấn trong cả nước xây dựng được các TTHTCĐ. 1.6. Kế hoạch ngân sách Căn cứ vào thực hiện 2007 và khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước toàn ngành năm 2008 như sau: Ước tổng chi NSNN năm 2008 là 381.000 tỷ đồng, trong đó ước chi NSNN cho GD-ĐT là 76.200 tỷ đồng (bằng 20% tổng chi NSNN). Trong đó: - Chi thường xuyên: 58.997 tỷ đồng (tăng 13,8%) - Chi CTMTQG giáo dục và đào tạo: 3.868 tỷ đồng (tăng 14,4%) - Chi đầu tư: 13.335 tỷ đồng (tăng 16%) a. Về kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán năm 2007 và nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT năm 2008 là 3.868 tỷ đồng. Với các cơ cấu vốn được bố trí cụ thể cho từng dự án như sau: (1) Dự án duy trì PCGD tiểu học, thực hiện PCGDTHCS: 150 tỷ đồng (giảm 12%). Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho 6 tỉnh Hỗ trợ cho công tác phổ cập giáo dục THPT ở các tỉnh có điều kiện. (2) Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào trong nhà trường: 280 tỷ đồng (tăng 87%). Thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin (CNTT) tới năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004. Tiếp tục đầu tư tăng cường trang thiết bị cho các Khoa CNTT của các trường Đại học vùng, đại học trọng điểm phục vụ đào tạo cán bộ tin học. Xây dựng và tuyển chọn phần mềm, phục vụ giảng dạy và ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục. Hỗ trợ mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy tin học, kết nối mạng INTERNET ở các trường phổ thông. Thực hiện mục tiêu 100% trường THPT trong tòan quốc có ít nhất một phòng máy tính (gồm 25 máy). (3) Dự án đổi mới chương trình nội dung SGK và tài liệu giảng dạy: 260 tỷ đồng (giảm 54%). Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới GDPT, thay sách theo đúng tiến độ (năm học 2008-2009 thay sách đại trà lớp 12). Hỗ trợ mua sắm bổ sung sách giáo khoa, đồ dùng dạy học các lớp đã thay sách đại trà những năm trước. Hỗ trợ xây dựng chương trình khung TCCN, Đại học, Cao đẳng. Xây dựng hệ thống giáo trình điện tử. Xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho một số dân tộc ít người. Xây dựng và hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa giảng dạy tin học, ngoại ngữ. (4) Dự án đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường SP: 380 tỷ đồng (giảm 5%). Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tiến hành ra soát số giáo viên, CBQLGD còn chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo được sắp xếp lại, được bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc giải quyết chế độ chính sách. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên cho tất cả các trường (khoa) sư phạm, trường CBQLGD để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40% giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường sư phạm, trường QLCBGD, trong đó ưu tiên các trường (khoa) sư phạm mới thành lập, các tỉnh mới chia tách. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giảng dạy cho các trường sư phạm ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng Đồng bằng sông Cửu long, Tây bắc để đào tạo, bổ sung giáo viên một số bộ môn còn thiếu. (5) Dự án hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng khó khăn: 638 tỷ đồng (tăng 28%). Tiếp tục đầu tư tăng cường CSVC cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh (trường PTTH) theo hướng chuẩn hóa về trường lớp (đủ nhà học, KTX, nhà ăn tập thể, nhà đa năng…). Tăng cường thiết bị, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp. Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú (trước đây gọi là trường bán trú dân nuôi), Hỗ trợ tiền ăn và học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho những tỉnh mới thành lập, cơ sở giáo dục đào tạo còn thiếu (Điện Biên, Đắc Nông, Hậu Giang). (6) Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học : 1.360 tỷ đồng (tăng 53%). Về khối đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp: . Cùng với ngân sách chi thường xuyên và vốn xây dựng cơ bản tập trung, kinh phí của dự án hỗ trợ các cơ sở đào tạo chống xuống cấp các giảng đường, ký túc xá, nhà ăn sinh viên và các công trình phụ trợ khác. . Tiếp tục tăng cường trang thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu khoa học ở mức tối thiểu. Từng bước đầu tư thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo hướng hiện đại hóa cho một số trường Đại học, cao đẳng và TCCN đầu ngành. Ưu tiên đầu tư cho phòng thí nghiệm trung tâm để dùng chung cho các khoa trong một trường đại học hoặc liên kết sử dụng trong một cụm trường đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. . Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ xây dựng 14 trường đại học trọng điểm quốc gia theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1269/CP-KG ngày 6/9/2004, trong đó ưu tiên trước hết việc xây dựng và bố trí đủ phòng làm việc cho giáo sư, giảng viên. Đối với giáo dục địa phương; . Nâng cấp và xây dựng thêm phòng học đáp ứng các yêu cầu chất lượng tối thiểu của trường học, tăng dần tỷ lệ học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở được học 2 buổi/ngày. . Nâng cấp và xây dựng mới các công trình kiến trúc khác ngoài phòng học (phòng thí nghiệm, thư viện, phòng để đồ dùng dạy học, nhà làm việc, nhà đa chức năng, công trình vệ sinh…) theo hướng xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia và hỗ trợ xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. . Ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho tỉnh Phú Thọ tổ chức hội khỏe Phù Đổng 2008. . Tùy theo mức độ khó khăn về cơ sở vật chất trường học của các địa phương, kinh phí dự án này cùng các nguồn vốn khác của địa phương sẽ đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. (7) Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề : 800 tỷ đồng (tăng 14%). b. Về kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản Kế hoạch chi đầu tư XDCB toàn ngành giáo dục đào tạo anưm 2008 dự kiến là 13.335 tỷ đồng, tăng 16,0% so với 2007, dự kiến phân bổ: - Chi đầu tư XDCB của GD&ĐT các địa phương là: 7.181 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2007. Nguồn vốn này được tập trung ưu tiên xây dựng thêm phong học cho giáo dục mầm non và phổ thông để xóa phòng học tạm thời, thay thế phòng học nhờ, phòng học tạm thời, phòng học xuống cấp không đảm bảo an toàn cho học sinh; Xây mới các phòng học bộ môn, thí nghiệm đảm bảo diện tích theo yêu cầu để có thể sử dụng đúng chức năng và giải quyết dứt điểm việc để thiết bị ở ngòai hành lang trường học ở một số tỉnh ở bậc học THCS và THPT; Bổ sung phòng thư viện, nhà công vụ giáo viên và nhà nội trú dành cho học sinh… ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu long, Tây Nguyên, trung du va miền núi phía Bắc và Trung Bộ; Tăng thêm đầu tư cho các trường đại học và cao đẳng công lập do địa phương quản lý; Tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng một số trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương. - Chi đầu tư XDCB của các Bộ, ngành Trung ương là 6.154 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2007. Nguồn vốn XDCB của các Bộ, ngành Trung ương được tập trung ưu tiên cho các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Tây Bắc, trung du và miền núi phía Bắc và Trung bộ, các trường đại học trọng điểm, xây dựng ký túc xá sinh viên; khu dịch vụ dùng chung cho các trường đại học; trung tâm giáo dục quốc phòng; và công trình dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. 2. Những thuận lợi và thách thức chung khi thực thi kế hoạch Tuy rằng trong quá trình tính toán để hình thành khuôn khổ chi tiêu trung hạn 2007-2009, ngành Giáo dục và Đào tạo đã dự báo được một số vấn đề chung có tác động trực tiếp đến việc điều hành và thực hiện bảng cân đối tài khóa chi tiêu trung hạn; nhưng vẫn còn có những hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu và cập nhật để xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn các chu kỳ tiếp theo. Một số tác động ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu trung hạn cần chú ý: Tác động cơ cấu chi tiêu ngân sách trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Đây là nét nổi bật trong những chu kỳ kế hoạch chi tiêu trung hạn sắp đến do Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, thay đổi bổ sung một số cơ chế chính sách kể cả thu ngân sách qua thuế và chi tiêu ngân sách để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và theo nguyên tắc đã cam kết với WTO. Cơ hội thu hút nguồn vốn nước ngoài cả ODA và FDI sẽ tốt hơn. Các xu hướng đó sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu chi tiêu chi tiêu của từng ngành. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa tiếp tục tăng nhanh làm phân bổ dan cư giữa các khu vực có những dịch chuyển trong từng vùng, từng miền làm cho thu nhập và chi tiêu cũng có những thay đổi. Đây là vấn đề cần được cập nhật, phân tích thêm để có những chính sách hợp lý, góp phần tăng thêm tính bền vững trong chính sách tài khóa trung hạn của mỗi ngành. Mối quan hệ cân đối nguồn lực giữa các ngành ở Trung ương với địa phương có tác động rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược quốc gia. Đặc biệt trong ngành Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động dịch vụ. Bởi lẽ các ngành này thực hiện chủ yếu tại địa phương. Các dự toán kế hoạch chi tiêu trung hạn của ngành đã tính tới tác động của mối quan hệ này; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do sự hạn chế nguồn lực ở địa phương, nhất là ở địa phương còn khó khăn. Điều này cho thấy cần thiết tiếp tục tìm hiểu về tác động của các chính sách phân bổ nguồn lực của ngành từ trung ương tới địa phương, đến việc thực hiện chiến lược phát triển ngành. Tác động của các chương trình đầu tư đối với chi tiêu thường xuyên trong tương lai. Với cách bố trí cơ cấu đầu tư hiện nay cho từng chương trình đầu tư, khó có thể giữ mức cân đối hiệu quả giữa chi thường xuyên và chi đầu tư: ví dụ, giữa chi phí hình thành tài sản mới và duy tu bảo dưỡng tài sản đã được hình thành. Quy trình lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn có mục tiêu hỗ trợ đạt được mức cân đối hiệu quả; nói một cách khác là phải bố trí hợp lý chi đầu tư hình thành tài sản mới và chi thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tài sản đó. Hiện đã có dấu hiệu tốt là các ngành thí điểm bắt đầu xác định ra những chi tiêu thường xuyên liên quan tới chi đầu tư. Tuy nhiên, công việc hiện nay rõ ràng mới chỉ trong giai đoạn đầu và còn nhiều việc phải làm để đảm bảo mối quan hệ này được hiểu rõ và các công cụ đánh giá nhu cầu ngân sách được cải thiện. Tác động của việc bố trí chi tiêu hiện hành và chi tiêu sáng kiến mới trong năm tài khóa. Mức vốn đề xuất cho chi tiêu cơ sở của các ngành thí điểm chiếm trung bình khoảng 65-70% tổng vốn đề xuất chi tiêu của ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do bố trí quá phân tán trong chi tiêu hiện hành, nhất là chi tiêu cho đầu tư. Các ngành chưa mạnh dạn xắp xếp chọn lựa để dứt điểm các dự án đầu tư theo đúng kế hoạch; điều này đã làm hạn chế chi tiêu cho việc thực hiện các sáng kiến mới – một khoản chi tiêu rất cần thiết hương tới tương lai. Vì vậy, việc cân đối với tỷ lệ thế nào giữa chi tiêu hiện hành và chi tiêu sáng kiến mới cần phải được xem xét, tính toán kĩ trong từng ngành, từng địa phương. Tác động của mục tiêu phát triển của các ngành với năng lực ngân sách triển khai yêu cầu. Trong số bốn ngành thí điểm, chỉ tính riêng về chi đầu tư đề xuất cho năm 2007 cao hơn mức đầu tư thực tế năm 2006 trên 70%. Mức trung bình chi ngân sách (cả thường xuyên và đầu tư) trong giai đoạn 2007-2009 cao hơn mức năm 2006 là 70%. Như vậy rõ ràng là mục tiêu phát triển của ngành đã vượt quá khả năng cân đối của ngân sách. Trong quá trình tính toán, nhiều ngành đề xuất sử dụng vốn ngoài cân đối ngân sách( nguồn thu để lại, các loại phí, lệ phí, nguồn trái phiếu, công trái, nguồn xã hội hóa, …) nhưng vẫn còn cao so với khả năng thực hiện. các đề xuất này có thể bản thân nó hợp lý nhưng về tổng thể sẽ có tác động tới khả năng bền vững trong cân đối ngân sách chi tiêu và những rủi ro trong quản lý tài chính công. Việc sử dụng các phương án ngoài ngân sách sẽ được đưa vào khuôn khổ tài khóa thế nào cho phù hợp cần được cân nhắc thêm. Điều này đòi hỏi các ngành tiếp tục đành giá tác động của những đề xuất trong các dự toán chi tiêu của ngành nhằm sử dụng vốn ngoài ngân sách, vốn của các thành phần kinh tế khác, … để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành trong các chu kỳ xây dựng MTEF tiếp theo. 3. Giải pháp để thực hiện kế hoạch 3.1. Các giải pháp về phía huy động vốn cho ngành a. Thực trạng các nguồn vốn tập trung cho ngành Nguồn vốn đầu tư công cộng dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục được ưu tiên. Nguồn vốn NSNN tiếp tục tăng, đảm bảo chi cho giáo dục và đào tạo (bao gồm cả chi thường xuyên) đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước trước năm 2008 (sớm hơn nghị quyết đề ra 2 năm). Tiếp tục phát hành công trái giáo dục để đầu tư kiên cố hóa hệ thống trường lớp phổ thông; đầu tư bổ sung phòng học cho các trường tiểu học để tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Căn cứ vào tình hình đầu tư, dự kiến trung bình giai đoạn 2008-2009 đầu tư công cộng cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt khoảng 19,2 nghìn tỷ, tăng gấp 3,1 lần so với giai đoạn 2001-2005 và 1,3 lần so với năm 2007, chiếm 6,6% tổng nguồn vốn đầu tư công cộng. Nguồn vốn đầu tư công cộng được huy động từ các nguồn sau: Bảng 15: Vốn đầu tư công cộng lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng STT Nguồn vốn TH 2006 TH 2007 DB 2008 DB 2009 BD 2010 TỔNG SỐ 10,5 14,7 18,2 20,2 23,4 1 Ngân sách nhà nước 8,6 11,3 13,9 15,6 18,3 2 Tín dụng chính sách 0,09 0,09 0,09 0,01 0,01 3 Doanh nghiệp nhà nước 0,6 0,6 0,8 0,09 1,1 4 Công trái giáo dục 0,5 1,0 1,0 1,0 5 Nguồn khác (đầu tư từ thu xổ số kiến thiết) 1,2 2,2 2,4 2,6 2,9 (Nguồn: chương trình đầu tư công cộng giai đoạn 2006-2010) Nguồn vốn NSNN dự kiến 2 năm trung bình khoảng 14,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần so với giai đoạn 2001-2005 và gấp 1,3 lần so với năm 2007, chiếm khoảng 77,9% tổng nguồn vốn đầu tư công cộng của ngành. Một số công trình dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2008-2009 là: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Cần Thơ; Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Nông nghiệpI; Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Tây Bắc; Đại học Thủy Sản Kiên Giang; Đại học Đà Nẵng; Đại học An Giang; Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Hồng Đức; Đại học Hùng Vương; Đại học Huế; Đại học Kiến Trúc Hà Nội; Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Phạm Văn Đồng; Đại học Phú Yên; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đại học sư phạm Hải Phòng; Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học Sư phạm Thủ Đức; Đại học sân khấu Điện ảnh; Đại học Thái Nguyên; Đại học Tiền Giang; Đại học Y dược Cần Thơ; Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Y Hà Nội;…: chương trình giải quyết chỗ ở cho học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng; Đào tạo giáo viên trung học và giáo viên chuyên nghiệp; Đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam; Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; Dự án giáo dục trung học phổ thông; Dự án giáo dục trung học cơ sở; Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị đại học Tây Nam Hà Nội; Trung tâm đào tạo Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội; Xây dựng 40 trường dạy nghề trọng điểm; Xây dựng các trung tâm giáo dục quốc phòng cho học sinh sinh viên; Xây dựng trường trẻ khuyết tật Thành phố Cần Thơ; Đại học Hồng Đức; Đại học Hùng Vương; … Nguồn vốn tín dụng chính sách trung bình khoảng 0,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ sơ với tổng vốn đầu tư công cộng của ngành. Tuy nhiên nguồn vốn này có tác động xã hội rất lớn, hỗ trợ cho các trẻ em nghèo được vay vốn đi học. Nguồn vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước dự kiến trung bình khoảng 0,85 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này các doanh nghiệp sử dụng đầu tư xây dựng cơ sở tập huấn đào tạo ngành, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, … Nguồn công trái giáo dục dự kiến 2008 tiếp tục phát hành đầu tư kiên cố hóa hệ thống trường lớp học phổ thông; đầu tư bổ sung phòng học cho các trường tiểu học để tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Dự kiến giai đoạn 2007-2010 giải ngân được khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng. Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết cho lĩnh vực này dự kiến giai đoạn 2008-2009 đạt 5 nghìn tỷ đồng. Nguồn thu này được các địa phương chủ động đầu tư xây mới, nâng cấp và trang thiết bị dạy học các cơ sở giáo dục tại địa phương. b. Những nhận định và giải pháp thu hút vốn cho ngành Trên cơ sở tính toán nhu cầu chi tiêu MTEF ngành GD & ĐT giai đoạn 2007- 2009, vấn đề quan trọng cần làm rõ và dành thời gian để xác định một cách cụ thể, chính xác là nguồn vốn ngoài ngân sách cho giáo dục. Các mức chi tiêu hiện tại tương đối phù hợp với trần khuôn khổ tài khóa do Bộ Tài chính dự báo. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các sang kiến mới, thực hiện được các mục tiêu ưu tiên thì không thể chỉ dựa vào NSNN mà phải đề xuất các chính sách khai thác các nguồn thu phù hợp với yeu cầu nâng cao chất lượng đào tạo (đặc biệt ở bậc đại học). Kinh phí dành cho sang kiến mới có thể dựa trên nguồn thu này. Ngân sách nhà nước nên dành cho các khu vực ưu tiên về cơ hội tiếp cận giáo dục (khu vực miền núi, người nghèo…) Theo nghị quyết số 37/2004/ NQ-QH của Quốc hội, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục – đào tạo sẽ ở mức 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước vào năm 2010 và sẽ cố gắng đạt tỷ lệ này năm 2008. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính thì ngân sách nhà nước dành cho giáo dục năm 2008 chỉ đạt ở mức 18,9%, để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra trên đây và đảm bảo thực hiện được các sáng kiến mới theo kế hoạch, Bộ giáo dục và Đào tạo đề xuất một số biện pháp để tìm vốn bù đắp như sau: Phát hành công trái giáo dục. Khuyến khích them nhiều trường tự chủ tài chính. Dưới đây là đề xuất nhằm giảm sự thiếu hụt về chi thường xuyên: Phát triển các chiến lược tăng nguồn thu từ các trường đại học. Dưới đây là các đề xuất nhằm giảm sự thiếu hụt về chi đầu tư Phát triển chiến lược sử dụng các nguồn ngoài ngân sách nhà nước để chi đầu tư (tiết kiệm chi đầu tư, các nguồn xã hội hóa giáo dục). Nghiên cứu các giải pháp phát hành công trái giáo dục. Sử dụng nguồn vốn ODA. 3.2. Các giải pháp về phía sử dụng vốn của ngành Giáo dục và Đào tạo Khi nói đến giải pháp về việc sử dụng vốn của ngành chúng ta có thể nghĩ tới hai vấn đề là kết quả hoạt động của ngành có đạt được như trong Kế hoạch hay không và hiệu quả của những hoạt động này. Tuy nhiên, việc xác định hiệu quả của các hoạt động là rất khó khăn, trong khuôn khổ bài viết em chỉ xin đề cập tới các giải pháp để các hoạt động của ngành đạt được chỉ tiêu đề ra. Trước hết chúng ta cần xác định có những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới kết quả của Kế hoạch chi tiêu, đó là: Những tác động của điều kiện khách quan bên ngoài . Điển hình nhất là hiện tượng tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Cơn bão giá đang hoành hành trên toàn thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Xăng dầu, xi măng, sắt, thép… là những mặt hàng tăng giá khá mạnh và chúng cũng là những nguyên liệu đầu vào thường xuyên của ngành giáo dục do đó việc bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Sự thiếu đồng bộ giữa các bên tham gia dự án mà bắt nguồn sâu xa là từ hệ thống chính sách, luật định chưa hoàn chỉnh. Sự thiếu đồng bộ giữa các bên tham gia gây lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc của dự án, cũng chính sự chậm trễ này khiến cho ảnh hưởng của tăng giá càng có tác động mạnh, có những dự án từ lúc TW cấp kinh phí về tới cấp sở, mất vài năm mà vẫn chưa được triển khai mà nguyên nhân là do chưa tổ chức đấu thầu thành công, chưa thành lập bộ phận có chức năng này,… Sự phát sinh những điều kiện tự nhiên khách quan khác như bão lụt gây hư hỏng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập giảng dạy. Việt Nam cũng là một quốc gia phải gánh chịu nhiều thiên tai, miền Bắc mưa đá, miền Trung lũ lụt liên miên, miền Nam nắng hạn cháy rừng. Chúng ta vẫn tự hào đất nước chúng ta có thiên nhiên tươi đẹp, bốn mùa xuân hạ thu đông, nhưng đất nước giàu đẹp của chúng ta một năm cũng phải chịu mười mấy cơn bão lớn, thiệt hại về người và của không hề nhỏ. Nhất là sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang có tác động rất xấu tới khí hậu Việt Nam, khiến khí hậu chúng ta ngày càng khắc nghiệt. Điều kiện chủ quan Thiếu năng lực Thiếu năng lực ở đây có thể được hiểu theo hai chiều: sự thiếu năng lực có thể xuất phát từ những người điều hành, không hoàn thành được kế hoạch đề ra, song sự thiếu năng lực cũng có thể xuất phát từ những người lập kế hoạch, xuất phát từ bản kế hoạch, xác định không đúng tình hình và đưa ra những chỉ tiêu không thực tế. Giải pháp được đưa ra là đào tạo lại, nâng cao năng lực cho những cán bộ có khả năng, thanh lọc đội ngũ cán bộ thiếu năng lực và thu hút những người có trình độ từ bên ngoài. Do tiêu cực Đây là vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội chứ không riêng gì ngành giáo dục. Tiêu cực có rất nhiều hình dạng, từ nhắm mắt làm ngơ cho cấp dưới thực hiện hành vi tiêu cực, cố tình sai phạm chính sách để tư lợi, lách luật, chạy chức chạy quyền,… từ xưa tới nay, bài toán tiêu cực dường như vẫn là bài toán khó chưa có phương pháp giải triệt để. Trong hai năm qua công tác chống tiêu cực trong ngành giáo dục cũng như toàn xã hội được đẩy mạnh và đã có những dấu hiệu khả quan, tuy nhiên để đẩy lùi được nạn tiêu cực thì đó không chỉ là công việc trong một vài năm mà nó đòi hỏi phải được thực hiện liên tục, song song với sự phát triển đất nước. Do thiếu trách nhiệm Thuật ngữ thiếu trách nhiệm ngày nay được dùng khá rộng rãi, hàm chỉ những người có trách nhiệm trong lĩnh vực nào đó không hiểu vì lý do gì sao nhãng trách nhiệm của mình dẫn tới những hậu quả nhất định. Theo em đó chỉ là cách dùng từ, nó là biến thể của tiêu cực và thiếu năng lực. Không thể phủ nhận ở những vị trí cao người lãnh đạo phải chịu rất nhiều trách nhiệm, rất nhiều áp lực song không thể lấy lý do này bào chữa cho hành động thiếu trách nhiệm của mình bởi lẽ người lãnh đạo là người hiểu rõ trách nhiệm của mình nhất và người lãnh đạo có năng lực và trung thực thì sẽ không thể để tình huống thiếu trách nhiệm xảy ra. Từ những nguyên nhân bên trên, các giải pháp được đưa ra để thực hiện các chỉ tiêu mà ngành giáo dục xác định là: Nâng cao năng lực người cán bộ từ trung ương tới địa phương. Đây là biện pháp quan trọng có tính chất lâu dài, người cán bộ phải không ngừng nỗ lực rèn luyện nâng cao năng lực bản thân. Nên có chế độ khen thưởng cũng như kỷ luật cụ thể nhằm kích thích năng lực của từng cán bộ, tránh tình trạng bằng lòng, chán nản. Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể khoa học hợp lý . Những chỉ tiêu ngành đặt ra phải có cơ sở hợp lý, có dự án cụ thể, phân công phân nhiệm rõ ràng. Các dự án đưa ra phải được kiểm tra tính thực tế kèm theo là sự chi tiết trong cách làm, phải thống nhất giữa trung ương với địa phương về thời gian xúc tiến, đội ngũ cán bộ thực hiện để không xảy ra tình trạng lãng phí nguồn ngân sách nhà nước như vẫn đang xảy ra. Giai đoạn gần đây chúng ta nghe nói nhiều tới dự án đưa các giờ học thực hành vào trong chương trình học tập, nhà nước cung cấp trang thiết bị thí nghiệm, ra chỉ tiêu về số giờ thực hành cho các trường lớp song không đả động gì tới phòng chứa dụng cụ thí nghiệm, tình trạng để dụng cụ ở ngoài hành lang diễn ra ở rất nhiều nơi, các dụng cụ nhanh chóng xuống cấp, có trường hợp còn cháy nổ gây nguy hiểm, đó là sự lãng phí mà nguyên nhân là sự không đồng bộ, không có kế hoạch cụ thể. Hoàn thiện hệ thống luật, đặc biệt là các luật định ràng buộc, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của cán bộ tham gia dự án. Đây là giải pháp mang tính cưỡng chế, tình trạng mập mờ trong quyền hạn trách nhiệm cần ngay lập tức loại bỏ vì nó sẽ triệt tiêu động lực làm việc của các bên tham gia cũng như có tác động xấu dễ phát sinh tiêu cực. Dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước đã được Thủ tướng công bố và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Chuẩn bị cơ chế giám sát và đánh giá kết quả của các hoạt động. Theo Ông Trần Văn Truyền (Tổng thanh tra Chính phủ): Muốn đồng tiền nhà nước được chi tiêu có hiệu quả đòi hỏi phải thực thi cơ chế giám sát và thanh tra chặt chẽ ngay từ khi dự án bắt đầu. Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc thường xuyên kiểm tra giám sát dự án và việc quản lý theo đầu ra, lấy chất lượng là thước đo hiệu quả làm việc. Giải pháp về con mắt nhìn dài hạn. Các dự án phải được đặt trong bối cảnh dài hạn, từ đó có những sự đầu tư hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể. Kết luận ---------------------- Trên đây là một số phân tích về nội dung và những giải pháp để thực hiện kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô. Xin được cảm ơn Thầy giáo TS NGUYỄN NGỌC SƠN đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em xin cảm ơn! MỤC LỤC Danh mục tài liệu tham khảo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28550.doc
Tài liệu liên quan