Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty truyền dẫn Viettel

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty truyền dẫn Viettel: ... Ebook Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty truyền dẫn Viettel

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty truyền dẫn Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong vài năm trở lại đây, viễn thông trở thành một ngành phát triển mạnh mẽ trong đó phải nói đến sự lớn mạnh nhanh chóng của Tổng công ty viễn thông quân đội. Cùng hòa nhập với thị trường viễn thông đầy sôi động, Viettel đang ngày càng tự khẳng định mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Trong thành công của Tổng công ty, không thể không kể đến những đóng góp của công ty truyền dẫn Viettel. Công ty đã thực hiện tốt đồng thời nhiệm vụ quốc phòng và góp phần hiện đại hóa mạng viễn thông của Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty truyền dẫn Viettel, với nhiệm vụ chủ yếu là thực tập về công tác lập dự án đầu tư đã giúp cho em củng cố các kiến thức lý thuyết đã học và nâng cao kỹ năng thực hành về quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Trong một môi trường mà tính cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh luôn biến động, nhiều xu thế mới xuất hiện và khó dự đoán như ngành viễn thông, thì việc xây dựng được các dự án đầu tư có tính hiệu quả vững chắc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác lập dự án đầu tư tại công ty trong những năm vừa qua đã thực hiện khá tốt, thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty, tuy nhiên không phải là không có những thiếu sót, hạn chế. Trong những năm tới, để công ty luôn phát triển vững mạnh góp phần vào sự phát triển của tổng công ty và sự phát triển chung của đất nước, công ty cần có những chiến lược phát triển hợp lý, những giải pháp để không ngừng hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư. Chính vì vậy, sau quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Đề tài đã nhận được sự quan tâm cũng như chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình của cô giáo Th.s Phan Thị Thu Hiền và các cán bộ trong công ty, những người đã trực tiếp hướng dẫn em để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 1. Quá trình hình thành và phát triển Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đặc biệt là ngành thông tin viễn thông ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp trong ngành viễn thông là phải chuyên môn hóa bộ máy tổ chức của mình. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp mới tạo được những bước đột phá, tăng sức mạnh cạnh tranh trong ngành viễn thông. Nhận biết được vấn đề đó, Tổng giám đốc Tổng công ty viễn thông quân đội đã ra quyết định thành lập Công ty truyền dẫn Viettel. Tiền thân của Công ty truyền dẫn Viettel là Trung tâm mạng truyền dẫn. Theo Quyết định số 1251/QĐ – CTĐTVTQĐ của Giám đốc Công ty điện tử viễn thông quân đội và căn cứ giấy phép số 891/2001/GP – TCBĐ ngày 26/10/2001 của Tổng cục Bưu điện về thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thuê kênh đã thành lập Trung tâm mạng truyền dẫn. Từ ngày thành lập đến nay, trung tâm mạng truyền dẫn đã phát triển nhanh chóng và đòi hỏi được mở rộng qui mô hơn nữa. Do đó, đến tháng 7 năm 2005, Trung tâm mạng truyền dẫn được đổi thành Công ty truyền dẫn Viettel. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước ngày 26/12/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; căn cứ Quyết định số 45/QĐ–BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội; căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội và theo Điều 1 của Quyết định số 3819/QĐ – TCTVTQĐ ghi rõ: “Thành lập Công ty truyền dẫn Viettel trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm mạng truyền dẫn”. Sau 5 năm đi vào hoạt động, Công ty truyền dẫn Viettel đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành công đáng kể. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thuê kênh ngày càng tăng đặc biệt là các nhóm khách hàng: các doanh nghiệp viễn thông, các ngân hàng; các tổng công ty, bộ ngành; các doanh nghiệp và các trường đại học. Trong những năm qua, Công ty đã và đang chú trọng mở rộng hơn nữa dung lượng mạng: mạng truyền dẫn trong nước và mạng quốc tế với tốc độ truyền dẫn ngày càng lớn. Đồng thời, Công ty đã lắp đặt mạng lưới truyền dẫn bao phủ 64/64 tỉnh thành. Do đó, doanh thu của Công ty liên tục tăng nhanh, đến năm 2006 công ty đã đạt mức doanh thu là 978 tỷ đồng. Đó là một con số ấn tượng nhưng trong những năm tiếp theo, Công ty truyền dẫn Viettel cần nỗ lực và phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về viễn thông ngày càng tăng hiện nay của Viettel nói chung và của Việt Nam nói riêng. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel Công ty truyền dẫn Viettel là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội có chức năng: Quản lý, điều hành và tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh doanh cho thuê kênh. Tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công ty về việc quy hoạch phát triển mạng, quản lý, khai thác, giám sát, điều hành và bảo đảm quá trình hoạt động của hệ thống Mạng truyền dẫn. Công ty truyền dẫn Viettel là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội do đó nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là nhiệm vụ quốc phòng. Mạng lưới truyền dẫn của Công ty truyền dẫn Viettel sử dụng là mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, là hạ tầng thông tin thứ hai của Quân đội, thực hiện nhiệm vụ vu hồi cho mạng thông tin quân sự trong thời bình và chuyển sang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, công nhân ngành viễn thông phục vụ trong và ngoài quân đội. Nhiệm vụ cụ thể của Công ty truyền dẫn Viettel là: - Về quản lý + Quản lý thiết bị, tài sản của hệ thống mạng truyền dẫn đã được Bộ Quốc phòng chuyển giao cho công ty. + Tổ chức sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo an toàn hệ thống mạng truyền dẫn. - Về khai thác: Tổ chức khai thác có hiệu quả dung lượng của hệ thống mạng truyền dẫn. - Về kinh doanh cho thuê kênh + Tiến hành giải quyết các thủ tục thuê kênh truyền dẫn cho các dịch vụ viễn thông của Tổng Công ty. + Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ thuê kênh đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội. - Về phát triển hệ thống mạng + Tổ chức xây dựng và phát triển mạng truyền dẫn mới tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. + Quan hệ trực tiếp với Bưu điện các tỉnh, thành phố để tổ chức triển khai các dự án trong phạm vi của mạng ngoại vi. 2.2. Các loại hình kinh doanh của Công ty truyền dẫn Viettel Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn nội hạt, nội tỉnh và liên tỉnh trong nước, dịch vụ cho thuê kênh quốc tế qua vệ tinh, cáp quang đất liền với tốc độ từ 64Kbps đến 155Mbps. Dịch vụ truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình Video conferencing, truyền báo. 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC CHÍNH TRỊ PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM GĐ KVI PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM GĐ KVII PHÒNG KẾ HOẠCH HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KINH DOANH QUỐC TẾ PHÒNG KỸ THUẬT BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG BAN GIÁM SÁT Trong Điều 4 của Quyết định 3819/QĐ – TCTVTQĐ đã nêu rõ: tổ chức quản lý của công ty bao gồm: Giám đốc công ty Các phó giám đốc: ç Phó giám đốc chính trị ç Phó giám đốc kinh doanh ç Phó giám đốc kỹ thuật ç Phó giám đốc kiêm GĐ KVI ç Phó giám đốc kiêm GĐ KVII Bộ máy giúp việc gồm: các Phòng ban chuyên môn nghiệp vụ ç Phòng kế hoạch – hành chính ç Phòng tổ chức lao động ç Phòng tài chính ç Phòng kinh doanh ç Phòng kỹ thuật nghiệp vụ ç Phòng quản trị mạng ç Phòng đầu tư ç Ban giám sát ç Phòng kinh doanh quốc tế ç Ban quản lý dự án Các đơn vị trực thuộc: Trung tâm truyền dẫn I, II, III 3.2. Chức năng nhiệm vụ Công ty truyền dẫn Viettel là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội do đó nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nhiệm vụ quốc phòng. Công ty thực hiện nhiệm vụ vu hồi cho mạng thông tin quân sự trong thời bình và chuyển sang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi có chiến tranh. Đồng thời công ty cũng có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng kênh truyền dẫn cho tổng công ty viễn thông quân đội và đóng góp vào doanh thu hàng năm của tổng công ty bằng việc cho thuê kênh truyền dẫn. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau: ² Ban giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Tổng công ty trực tiếp chỉ huy điều hành nhiệm vụ khai thác của Công ty. Ban giám đốc công ty gồm có: Đ/c Nguyễn Thanh Nam: Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách phòng Tài chính, Kế hoạch, Ban Quốc tế, Ban quản lý các dự án. Đ/c Trần Kim Vĩnh: Phó giám đốc chính trị, phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị, công tác đoàn thể, trực tiếp điều hành Phòng tổ chức lao động. Đ/c Lê Đức Hoàng: Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp phụ trách Phòng quản trị mạng, Phòng kỹ thuật nghiệp vụ. Đ/c Lương Ngọc Hải: Phó giám đốc phụ trách trung tâm khu vực II Đ/c Tô Văn Trường: Phó giám đốc kinh doanh, trực tiếp phụ trách Phòng kinh doanh và Phòng đầu tư. ² Các phòng ban Công ty ó Phòng Kế hoạch Hành chính Lập kế hoạch phát triển của Trung tâm để báo cáo lên cấp trên, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Hỗ trợ phòng kinh doanh và kỹ thuật trong việc lên kế hoạch triển khai thiết bị, ứng cứu cho các khách hàng của Công ty. ó Phòng Tổ chức lao động Tổ chức tuyển dụng lao động, thực hiện công tác lao động tiền lương, tiền thưởng, các chế độ, chính sách về lao động tiền lương, bảo hộ lao động, cũng như tổ chức đào tạo, phổ biến các chính sách của Công ty nhằm từng bước nâng cao kiến thức chuyên môn của CBCBV Công ty. Quản lý hồ sơ, sổ sách, văn thư, quản lý các tài sản văn phòng… ó Phòng Tài chính Quản lý tài chính, xây dựng báo cáo kế hoạch tài chính và tổ chức hạch toán theo đúng qui định được phân cấp, giải quyết các thủ tục hành chính, công nợ nội bộ, khách hàng ngoài của Công ty và các đối tác. Đảm bảo tài chính kịp thời cho các hoạt động của Công ty, phối hợp các bộ phận lập hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán công trình. óPhòng Kinh doanh -Giúp ban giám đốc quản lý, điều hành, giám sát và thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty theo kế hoạch đã được phê duyệt. -Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô; đánh giá ưu điểm, nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, đưa ra các chiếm lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trên các lĩnh vực: chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo, chính sách Marketing khách hàng trực tiếp, chính sách chăm sóc khách hàng. - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh. - Thực hiện các công tác Marketing trực tiếp, đàm phán thương thảo các hợp đồng cho khách hàng có nhu cầu thuê kênh; làm các thủ tục về hồ sơ khách hàng, hợp đồng, báo giá, các giấy tờ liên quan đến khách hàng. - Giải quyết các vấn đề khiếu nại về giá cước, thời gian mất liên lạc của khách hàng. - Liên hệ, đàm phán, làm các thủ tục, ký hợp đồng với các đối tác như Bưu điện các tỉnh thành, VTN, VTI để thuê kênh, thuê vị trí đặt thiết bị, đầu nối… - Theo dõi các nhu cầu về thuê kênh, mở mạng của các khách hàng trong nội bộ công ty như: TT Điện thoại đường dài, TT Điện thoại di động, TT Điện thoại cố định, TT Công nghệ thông tin để kết hợp với phòng Khai thác, Phát triển mạng của Công ty lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu đó. ó Phòng kinh doanh quốc tế: Phòng này thực hiện các công việc đàm phán với các đối tác (CNCI, China Telecom, Intelsat, Sprint, Reach, Teleglobal…) để giải quyết các yêu cầu thuê kênh quốc tế cho khách hàng nội bộ và các khách hàng ngoài công ty. ó Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ - Xây dựng cơ sở dữ liệu của Công ty trong lĩnh vực quản lý điều hành khai thác mạng truyền dẫn. Xây dựng các quy định, quy chế điều hành, các quy trình khai thác, triển khai ứng dụng, các quy phạm kỹ thuật bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn và tham gia tư vấn xây dựng các chương trình phần mềm quản lý các hệ thống truyền dẫn. - Thực hiện các kế hoạch khai thác, phương án duy trì, phát triển các hệ thống truyền dẫn mạng viễn thông. - Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các qui phạm khai thác bảo dưỡng, các yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật cho các hệ thống truyền dẫn, xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh số, đặt tên kênh phạm vi toàn quốc phù hợp với yêu cầu thực tế. - Nghiên cứu triển khai, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ điều hành viễn thông tiên tiến vào công tác quản lý khai thác mạng truyền dẫn, đề xuất hoặc tham gia nghiên cứu KHKT về quản lý vận hành khai thác và bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu thông tin trong mạng liên kết, đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. ó Phòng quản trị mạng - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược tổng thể phát triển mạng truyền dẫn. - Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển các hệ thống truyền dẫn mạng viễn thông của Công ty. - Thẩm định các dự án phát triển kỹ thuật truyền dẫn của Công ty, đảm bảo tính đồng nhất và tương thích giữa các thiết bị của các hãng khác nhau tạo thuận lợi cho việc quản lý, khai thác… ó Ban quản lý dự án - Lên phương án tổ chức thi công dự án, lựa chọn các đối tác thi công. - Theo dõi tiến độ triển khai các hạng mục công trình. - Quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng và số lượng các loại thiết bị, vật tư. - Đảm bảo tài chính kịp thời cho mọi hoạt động của dự án. - Kiểm tra tính pháp lý của dự án. - Phối hợp với các đơn vị thi công và bộ phận đi giám sát lập hồ sơ hoàn công. - Quyết toán các hạng mục công trình với đơn vị thi công. - Quyết toán tổng chi phí của dự án với Tổng công ty. - Hợp tác với các đơn vị bên ngoài cùng phát triển chung cơ sở hạ tầng mạng liên quan đến dự án. - Theo dõi, giám sát việc triển khai, hợp tác phát triển hạ tầng trong dự án. ó Phòng đầu tư công ty - Phối hợp cùng các phòng, ban Công ty xây dựng chiến lược, phương án, kế hoạch và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. - Lập dự án: + Thu thập, nghiên cứu công nghệ, tài chính, phát triển các thông tin để xây dựng các dự án đầu tư mạng lưới và kinh doanh dịch vụ của công ty. + Lập báo cáo và thu thập các tư liệu liên quan đến dự án để trình bày cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Mua sắm thiết bị, vật tư, xây lắp: + Phối hợp cùng ban mua sắm, trang bị tài sản của Công ty lựa chọn công nghệ và đối tác cho dự án. + Thực hiện việc tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, mua trực tiếp. Đàm phán hợp đồng mua bán thiết bị, vật tư, các đơn vị xây lắp phục vụ cho các dự án. + Theo dõi việc thanh toán các hợp đồng mua sắm thiết bị, vật tư, xây lắp. + Theo dõi việc sử dụng các thiết bị, vật tư đối với các hợp đồng mua sắm của Công ty. - Hợp tác với các đơn vị ngoài sử dụng chung cơ sở hạ tầng, lập dự án ngầm hoá mạng cáp quang để phát triển hạ tầng của công ty. Đề xuất với ban Giám đốc Công ty các đối tác để lựa chọn hợp tác kinh doanh. Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho Công ty. Đề xuất với BGĐ Công ty các đối tác để lựa chọn hợp tác kinh doanh. Phối hợp với Phòng đầu tư - Tổng công ty và các Phòng trong Công ty xây dựng quy chế đầu tư. Tổ chức quản lý lưu giữ các loại hồ sơ liên quan đến các dự án đầu tư và hồ sơ mua sắm thiết bị, vật tư của Công ty. Là cơ quan thẩm định về tính pháp lý các loại hợp đồng của Công ty. ó Ban giám sát Công ty Tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, BGĐ Công ty biện pháp quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động của Công ty đúng cơ chế vận hành có hiệu quả. Kiểm tra, giám sát chất lượng thiết kế các hạng mục công trình. Kiểm tra, giám sát chất lượng thi công các công trình, xây dựng tuyến cáp, lắp đặt thiết bị. Thay mặt BGĐ Công ty kiểm tra, chấn chỉnh nề nếp hành chính, chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị của các Phòng, ban, trung tập khu vực. Kiểm tra việc thực hiện các qui trình, qui định liên quan đến chỉ tiêu chất lượng. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của BGĐ. ² Các đơn vị trực thuộc Trung tâm Mạng truyền dẫn khu vực I Đại diện cho Công ty thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại khu vực miền Bắc. Trung tâm mạng truyền dẫn khu vực II Đại diện cho Công ty thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại khu vực miền Nam. Trung tâm mạng truyền dẫn khu vực III Đại diện cho Công ty thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại khu vực miền Trung. 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2006 4.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty a. Sản phẩm dịch vụ thuê kênh truyền dẫn Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn là một loại dịch vụ viễn thông, là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai điểm cố định khác nhau. Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng. Dịch vụ thuê kênh riêng bao gồm các dịch vụ Leased Line, dịch vụ X25, Frame Relay, NGN, ATM và dịch vụ truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình. Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn thường được các doanh nghiệp cung cấp theo dịch vụ thuê kênh riêng trong nước; dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế; dịch vụ truyền báo, truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình. Dịch vụ thuê kênh riêng trong nước là dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin trực tiếp, cố định giữa trụ sở, chi nhánh của khách hàng theo phương thức nối điểm - điểm. Trong đó, kênh thuê riêng trong nước bao gồm kênh thuê riêng nội hạt, kênh thuê riêng nội tỉnh và kênh thuê riêng liên tỉnh. Dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế là dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin trực tiếp, cố định giữa trụ sở, chi nhánh của khách hàng đóng tại Việt Nam với trụ sở, chi nhánh của khách hàng ở nước ngoài theo phương thức nối điểm - điểm. Cả hai hoạt động trên đều được thực hiện theo phương thức truyền dẫn giữa các chi nhánh trong nước với trụ sở, chi nhánh của khách hàng tại nước ngoài qua vệ tinh, VSAT, cáp quang. Khách hàng có thể truyền tải nhiều loại dịch vụ khác nhau như: điện thoại, truyền số liệu, fax... Dịch vụ truyền báo, truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình Dịch vụ này là sự kết hợp đường truyền qua vệ tinh, cáp quang, VSAT để thu phát tín hiệu truyền thanh, truyền hình trong nước và quốc tế phù hợp với các chương trình truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình. Bên cạnh đó, dịch vụ còn cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ các quốc gia khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau (qua màn hình TV) như giữa họ không hề có khoảng cách. Nếu khách hàng không thể tham dự một cuộc họp quan trọng thì dịch vụ này sẽ giúp khách hàng rút ngắn khoảng cách như thể là khách hàng đang có mặt ở đó, cùng mọi người giải quyết công việc. Ngoài ra, dịch vụ này còn là một công cụ hữu ích trong việc phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo hoặc trợ giúp y tế từ xa. b. Khách hàng của dịch vụ thuê kênh truyền dẫn Hiện nay, số lượng khách hàng trên thị trường viễn thông có nhu cầu thuê kênh riêng là lớn và đa dạng. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuê kênh truyền dẫn có thể phân chia tổng thể khách hàng theo các nhóm cụ thể sau: Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như: SPT, FPT, Netnam, Viễn thông hàng hải… tuy nhiên họ đòi hỏi chất lượng và độ tin cậy của kênh thuê cao. Đây là nhóm khách hàng lớn và thường có nhu cầu tăng thêm kênh. Các kênh thuê thường có dung lượng lớn, đòi hỏi chất lượng ổn định. Các Bộ ngành, cơ quan Đảng, Chính phủ, Tổng công ty, doanh nghiệp lớn: những khách hàng này thường có nhu cầu truyền số liệu thường xuyên, tuy nhiên dung lượng yêu cầu thay đổi tuỳ theo thời điểm và tuỳ theo nội dung thông tin cần truyền. Họ có mạng dùng riêng, nhu cầu thuê kênh trên phạm vi rộng lớn, là khách hàng tương đối tiềm năng, nhu cầu thuê kênh còn tăng. Các khu công nghiệp, khu dân cư: đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và các văn phòng của các Công ty nước ngoài, nhu cầu truyền số liệu và thông tin giữa các chi nhánh rất lớn.Các doanh nghiệp này thường sử dụng dịch vụ thuê kênh quốc tế là chủ yếu. Các Đài truyền hình trung ương và địa phương: nhu cầu của đối tượng này không thường xuyên mà tuỳ thuộc vào từng thời điểm và thời lượng phát sóng trực tiếp. Khi sử dụng, lượng băng thông cần dùng sẽ rất lớn (để có kênh truyền hình chất lượng cao, băng thông cần dùng là 34Mbit/s – tương đương với 21 luồng E1). Các khách hàng khác: các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, ngân hàng… Các ngân hàng thường sử dụng các tuyến đường dài, còn lại chủ yếu là kênh nội hạt nhằm kết nối các máy ATM. c. Đối thủ cạnh tranh Cho đến cuối năm 2006 bộ bưu chính viễn thông đó cấp giấy phép cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn cho 8 doanh nghiệp: VNPT, EVN Telecom, VIETTEL, Sai Gon Postel, Hà Nội Telecom,… Điều đó đồng nghĩa với việc Viettel sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong việc kinh doanh loại hình dịch vụ này. Đặc biệt, Viettel phải cạnh tranh với VNPT, một đơn vị rất lớn với hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp cả nước, có được lượng khách hàng và đối tác đông đảo, chiếm phần lớn thị phần thuê kênh riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, Viettel có một số thuận lợi sau: - Viettel tham gia vào thị trường viễn thông trong thời điểm nhà nước đang có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh, phá vỡ thế độc tôn của VNPT trên thị trường viễn thông nhằm đẩy mạnh sự phát triển công nghệ thông tin trong nước. - Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Viettel có được sự hỗ trợ lớn từ phía Bộ Quốc Phòng và Chính phủ về mặt chính sách cũng như nguồn vốn và mạng lưới. - Công ty là đơn vị trực thuộc Quân đội nên được phép sử dụng phần dung lượng nhàn rỗi của mạng viễn thông quân đội phục vụ hoạt động kinh doanh. 4.2. Các nguồn lực của công ty a. Cơ sở hạ tầng truyền dẫn - Kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước Mạng truyền dẫn của Công ty sử dụng công nghệ SDH được bố trí thành 3 lớp: mạng trục Backbone Bắc-Nam, mạng liên tỉnh và nội hạt tại các tỉnh. ç Mạng đường trục Backbone Bắc-Nam, Viettel hiện có hai đường trục cáp quang Bắc Nam 1A và 1B với cấu trúc vòng Ring, sử dụng công nghệ SDH tiên tiến, tốc độ 2,5Gbit/s cho đường 1A và tốc độ 10Gbit/s tuyến cáp quang được triển khai theo dọc hành lang đường sắt Bắc Nam (1B). Với hai vòng Ring 1A – 1B trên sẽ tạo độ dự phòng cao cho các kênh truyền dẫn trên các tuyến đường trục. çĐường trục 1A hiện tại có hơn 20 trạm trục STM – 16 (2,5Gbit/s) sử dụng công nghệ tiên tiến ghép bước sóng WDM với độ phủ tất cả các tỉnh từ Hà Nội tới Tp Hồ Chí Minh. ç Đường trục 1B sử dụng thiết bị thế hệ mới XDM- STM64 (10Gbit/s) đã được hoàn thành với số lượng các trạm rộng hơn, độ phủ rộng hơn qua đó mạng truyền dẫn của Công ty đã phủ đến tất cả các tỉnh mà đường trục đi qua từ Hà Nội vào đến Tp Hồ Chí Minh. ç Đường trục 1C tốc độ 40Gbit/s đang xây dựng. Mạng liên tỉnh ç Cùng với Bộ Quốc phòng, Công ty đã triển khai các tuyến truyền dẫn bằng cáp quang sử dụng công nghệ SDH tốc độ 2,5Gbit/s đến 64 tỉnh thành trên cả nước tạo thành vòng Ring hoàn chỉnh, dự phòng hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo độ an toàn cho các kênh truyền dẫn trên các tuyến. ç Đầu năm 2004, Công ty đã cùng với Tổng công ty Điện lực trao đổi cơ sở hạ tầng hiện có (các tuyến cáp quang) và cùng phối hợp triển khai các tuyến truyền dẫn cáp quang khác. Hiện tại các tuyến truyền dẫn quang sử dụng công nghệ SDH và Viba đã cơ bản phủ đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Mạng nội hạt các tỉnh thành Ngoài việc mở rộng các tuyến liên tỉnh, Công ty đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các vòng Ring cáp quang nội hạt sử dụng công nghệ SDH tại các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp và khu đô thị mới. - Kênh truyền dẫn quốc tế ç Truyền dẫn qua vệ tinh Hiện nay, Viettel đã xây dựng trạm vệ tinh tại Sơn Tây kết nối với vệ tinh Intelsat IS802@174E với dung lượng lên tới 2 x 155bp/s cho thoại, truyền số liệu và Internet. Vùng phủ của vệ tinh IS802@174E là hầu hết các quốc gia tại khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Âu. Viettel Transmission đã kết nối với các nhà cung cấp khác như AT&T, Sprint, Teleglobe,… để dự phòng cho thoại Internet và kênh thuê riêng. ç Truyền dẫn qua cáp quang đất liền: Ngoài Trạm vệ tinh mặt đất tại Sơn Tây, Viettel Transmission đã kết nối đường cáp quang đất liền biên giới sang Trung Quốc qua hai tỉnh Quảng Ninh (thị xã Móng Cái) và Lạng Sơn, kết nối sang Hồng Kông và các quốc gia khác trên toàn thế giới. Tính chất của mạng cáp quang đất liền có ổn định cao. Hiện nay, Công ty truyền dẫn Viettel đã xây dựng Trạm STM – 4 (mỗi trạm STM – 1 tương đương với 155Mbp/s) để triển khai sang Trung Quốc và các quốc gia khác trên toàn thế giới (Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Châu Á,...). Viettel Transmission kết nối với các nhà cung cấp lớn như China Netcom, China Telecom, Hutchinson, PCCW, MCI, T-system, Singtel, Teleglobe… ç Truyền dẫn qua cáp quang biển: Năm 2006, Viettel Transmission xây dựng tuyến cáp quang biển với dung lượng 40Gbit, kết nối các HUB quốc tế tại Hồng Kông, Singapore, Thái Lan. ç Truyền dẫn sử dụng hệ thống VSAT Là dịch vụ thông tin liên lạc trực tiếp qua vệ tinh với các Trạm có qui mô và có ăng ten nhỏ so với Trạm vệ tinh mặt đất. Hệ thống VSAT có khả năng đáp ứng đa dịch vụ như: thoại, truyền dữ liệu, video trong khoảng thời gian ngắn với độ tin cậy cao, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Hiện tại, Công ty truyền dẫn Viettel cung cấp dịch vụ VSAT tại hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam đi ra quốc tế. b.Nguồn nhân lực Hiện nay tổng số lao động của công ty truyền dẫn Viettel gồm có 228 người, trong đó đa phần là lao động có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ lao động của công ty truyền dẫn Viettel thường xuyên được bồi dưỡng trau dồi nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc được giao. Trong năm 2005, công ty đã tổ chức cho 82 lượt nhân viên kỹ thuật tham gia các khoá học: kỹ thuật thi công cáp ADSS, thiết bị Huawei, đồng hồ đồng bộ GPS, máy hàn cáp quang, máy đo OTDR, nguồn điện; tổ chức cho 26 lượt cán bộ quản lý tham gia các khoá học: xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, nâng cao nghiệp vụ tài chính, kế hoạch, kinh doanh, hội thảo pháp luật cạnh tranh, luật dân sự, luật thương mại, bồi dưỡng kiến thức QTKD; cử 8 cán bộ công nhân viên đi đào tạo về thiết bị tại Trung Quốc. Biểu 1: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty truyền dẫn Viettel năm 2005 Cơ cấu lao động Công ty truyền dẫn Viettel năm 2005 Nguồn: phòng tổ chức lao động 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2001-2006 Kể từ khi thành lập năm 2001 đến nay, công ty truyền dẫn Viettel đã không những thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng được giao mà còn không ngừng phát triển vượt bậc. Công ty truyền dẫn Viettel đã góp phần xây dựng thương hiệu Viettel, đóng góp doanh thu không nhỏ trong tổng doanh thu của Tổng công ty viễn thông quân đội. Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm TT Chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2003 TH 2004 TH 2005 TH 2006 1 Doanh thu Đồng 38.654.263.324 130.934.564.265 382.463.231.546 978.235.206.405 2 Chi phí Đồng 29.657.328.290 64.987.465.435 178.390.807.652 310.435.700.963 3 Tích lũy phát triển Đồng 8.996.935.034 65.947.098.830 204.072.423.894 667.799.505.442 4 Lao động Người 62 110 214 228 5 Tiền lương bình quân Đồng/ng/th 1.568.000 1.873.000 2.030.000 2.978.000 6 Thu nhập bình quân Đồng/ng/th 1.780.000 2.127.000 2.319.000 3.145.000 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn2003-2006 Doanh thu của công ty liên tục tăng nhanh qua các năm: Năm 2004 doanh thu tăng 92,28 tỷ đồng (238,7%), năm 2005 tăng 251,53 tỷ đồng (192,1%), năm 2006 doanh thu tăng kỉ lục 595,77 tỷ đồng (tăng 155,7%). Doanh thu của công ty luôn có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty rất có hiệu quả và đang có nhiều thuận lợi. Tích lũy phát triển của công ty cũng gia tăng mạnh mẽ. Nếu như năm 2003 con số này mới chỉ là 8,99 tỷ đồng thì đến năm 2006 nó đã đạt mức 667,8 tỷ đồng (gấp 74 lần). Điều này chứng tỏ công ty có nhiều điều kiện để đầu tư phát triển dịch vụ cho thuê kênh của mình. Biểu 2: Đồ thị thể hiện sự tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn2003-2006 Nhờ vào kết quả hoạt động kinh doanh tốt của công ty, thu nhập của cán bộ công nhân viên công ty cũng ngày càng được tăng cao. Nếu như năm 2003 tổng số lao động của công ty mới là 62 người thì đến năm 2006 con số này đã tăng gần 4 lần (228 người). Không những tăng về số lượng mà tiền lương và thu nhập bình quân đầu người của công ty cũng không ngừng gia tăng qua các năm. Đến năm 2006 tiền lương bình quân của công ty đã đạt mức 2.978.000 đồng/người/tháng và thu nhập bình quân đã đạt mức 3.145.000 đồng/ người/tháng, một con số khá cao trong các doanh nghiệp nhà nước. Biểu 3: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng thu nhập bình quân của công ty qua các năm Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn2003-2006 Trong doanh thu của công ty thì doanh thu kênh nội bộ chiếm tỷ trọng lớn. Đó là do sự phát triển mạnh mẽ của tổng công ty Viettel với các công ty di động, công ty điện thoại đường dài, công ty Internet… đòi hỏi nhu cầu thuê kênh lớn. Với việc cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn đối với các công ty trong tổng công ty, công ty truyền dẫn Viettel đã góp phần tạo ra những bước phát triển vượt bậc của tổng công ty viễn thông quân đội Viettel trong thời gian qua, đồng thời cũng thu được con số doanh thu khổng lồ đóng góp vào ngân sách nhà nước và nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên của công ty. Bảng 2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2003-2006 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu 38,654,263,324 130,934,564,265 382,463,231,546 978,235,206,405 Doanh thu nội bộ 27,964,502,955 94,311,548,645 330,078,909,372 841,914,300,172 Doanh thu khách hàng ngoài 10,689,760,369 36,623,015,620 52,384,322,174 136,320,906,233 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn2003-2006 Bảng 4: Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty qua các năm Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn2003-2006 Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy doanh thu kênh nội bộ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2003 tỷ lệ này là 72,3%, năm 2004 là 72%, đến năm 2005 và 2006 con số này đã là trên 86% do sự bùng nổ thuê bao dịch vụ di động Viettel đòi hỏi nhu cầu thuê kênh ngày càng lớn. Trong 2 năm gần đây, doanh thu cho thuê kênh từ nhóm khách hàng ngoài đã giảm tỷ trọng một cách đáng kể do đợt giảm giá cước thuê kênh trong nước và quốc tế và do tiến độ triển._. khai lắp đặt các thiết bị của công ty còn chậm. Tuy mới thành lập được hơn 5 năm nhưng những bước phát triển của công ty truyền dẫn Viettel là rất đáng ghi nhận. Điều đó thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu của công ty liên tục tăng, năm sau tăng nhiều hơn năm trước, năm nào cũng hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã đề ra, đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần vào sự phát triển vượt bậc của tổng công ty Viettel trong những năm gần đây. II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 1. Vốn, nguồn vốn đầu tư Công ty truyền dẫn Viettel là công ty hạch toán phụ thuộc do đó không được trực tiếp quản lý nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư của công ty chủ yếu do Tổng công ty viễn thông quân đội cấp và quản lý, ngoài ra còn có một phần nguồn vốn do công ty trích từ lợi nhuận kinh doanh để thực hiện các dự án phục vụ cho mục tiêu phát triển của mình. Bảng 3: Quy mô và tốc độ tăng tổng vốn đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel giai đoạn 2002-2006 Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng VĐT Tỷ VNĐ 125 157 269 183 221 Tốc độ tăng định gốc % --- 25,6 115,2 46,4 76,8 Tốc độ tăng liên hoàn % ---- 25,6 71,3 -32 20,7 Nguồn: phòng Đầu tư Có thể thấy quy mô vốn đầu tư của công ty truyền dẫn Viettel có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2004 cùng với sự bùng nổ của dịch vụ di động và sự ra đời của Viettel Mobile , nhu cầu thuê kênh tăng đột biến vì vậy lượng vốn đầu tư năm 2004 là cao nhất trong giai đoạn này để đảm bảo nhu cầu thuê kênh của các khách hàng nội bộ cũng như khách hàng ngoài. Cơ cấu vốn đầu tư của công ty trong giai đoạn này được chia làm 3 phần: vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư khác Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel giai đoạn 2002-2006 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng VĐT 125 157 269 183 221 ĐTXDCB 107.5 135.02 231.34 157.38 190.06 ĐTNLực 3.75 4.71 8.07 10.98 11.05 ĐT khác 13.75 17.27 29.59 14.64 19.89 Nguồn: phòng đầu tư Qua bảng trên có thể thấy tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty luôn chiếm trên 85% trong tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng ngày càng tăng thể hiện công ty ngày càng chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực và điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 2. Các dự án tại công ty Từ khi thành lập năm 2001 đến nay, công ty đã thực hiện lập dự án hàng chục dự án lớn nhỏ. Trong số các dự án công ty đảm nhận, phần lớn đã hoàn thành (chiếm 84%), số còn lại một phần đang trong giai đoạn lập, một phần đang trong giai đoạn thực hiện. Nhìn chung công tác lập dự án của công ty trong thời gian qua đã phát huy vai trò tích cực, giúp công ty đạt được những mục tiên trong chiến lược phát triển của mình. Bảng 5 : Số dự án được lập tại công ty giai đoạn 2002-2006 STT Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư (đồng) VĐT bình quân/1 dự án (đồng) 1 2002 13 289,342,567,394 22,257,120,569 2 2003 11 253,340,676,423 23,030,970,584 3 2004 16 369,056,674,231 23,066,042,139 4 2005 13 372,453,322,789 28,650,255,599 5 2006 15 456,658,098,096 30,443,873,206 Nguồn: Phòng đầu tư Số dự án được lập tại công ty không nhiều, nhưng số vốn đầu tư của mỗi dự án thường rất lớn, từ vài chục tỉ đến hàng trăm tỷ đồng như dự án xây dựng tuyến cáp quang 1B (195 tỷ đồng) hay dự án xây dựng tuyến cáp quang 1C (248 tỷ đồng). Bên cạnh các dự án lớn, công ty còn thực hiện lập các dự án nhỏ và các dự án con trong các dự án lớn đó. Năm 2004 là năm có nhiều dự án được lập nhất do sự bùng nổ của dịch vụ di động với sự ra đời của Viettel Mobile, vì vậy nhu cầu thuê kênh tăng đột biến do đó công ty phải lập nhiều dự án nhỏ xây dựng lắp đặt các trạm BTS phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2001-2006 1. Phương pháp lập dự án Do đặc thù kinh doanh của công ty truyền dẫn Viettel là về lĩnh vực viễn thông, một lĩnh vực rất nhạy cảm hiện nay, với đặc điểm công nghệ thường xuyên thay đổi, các yếu tố trên thị trường nhạy bén với các thay đổi nhỏ. Vì vậy trong công tác lập dự án của công ty sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp dự báo, dự đoán: Theo phương pháp này tất các yếu tố bất định đều được xem xét. Như: dự báo các yếu tố đầu vào về quy mô, các nguồn cung ứng, tiến độ cung ứng; các yếu tố về thị trường sản phảm đầu ra giá cả, nhu cầu cần cung ứng (cầu thị trường) dự báo trong hiện tại và những biến động có thể trong tương lai. Với dự đoán chính xác sẽ cho chúng ta những kết quả thuận lợi trong thực hiện cũng như trong vận hành dự án. Trong vận hành dự án việc huy động nguồn lực sẽ phối hợp hợp lý hơn với tiến độ thực hiện cũng như vận hành, sản phẩm được cung ứng ra kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường đem lại hiệu quả cho dự án. - Phương pháp nghiên cứu thị trường: có hai phương pháp chủ yếu. (1) Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Trong phương pháp này đòi hỏi các nguồn thông tin được thu thập cũng như thông tin được cung cấp từ thực tế thị trường như qua phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, lấy thông tin trực tiếp qua các bảng thống kê đưa đến tận tay người tiêu dùng. (2) Phương pháp nghiên cứu sau: Theo phương pháp này việc nghiên cứu được thực hiện thông qua các thông tin cứng không trực tiếp như các thông tin trên sách báo, tài liệu tham khảo. Các nguồn thông tin trên đã ít nhiều thay đổi, và còn được gọi là thông tin thứ cấp. 2. Công tác tổ chức lập dự án 2.1. Quy trình lập dự án QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL BỘ PHẬN LƯU TRỮ PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG ĐẦU TƯ GIÁM ĐỐC PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG ĐẦU TƯ TCT PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG ĐẦU TƯ TCT PHÒNG KẾ HOẠCH NHẬN NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN, THU THẬP TÀI LIỆU CẦN THIẾT. LẬP ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN LẬP DỰ ÁN KIỂM TRA VIỆC LẬP DỰ ÁN IN, ĐÓNG QUYỂN, KÝ ĐÓNG DẤU. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐƯỢC LẬP BÀN GIAO TÀI LIỆU LƯU HỒ SƠ PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG Công ty truyền dẫn Viettel là công ty hạch toán phụ thuộc vì vậy không được trực tiếp quản lý nguồn vốn. Vì vậy các dự án muốn đi vào triển khai hoạt động cần phải có sự phê duyệt của tổng công ty. Trong quá trình lập dự án và quản lý dự án luôn có sự phối hợp hoạt động của phòng đầu tư công ty và phòng đầu tư của tổng công ty. Quy trình lập dự án gồm các bước sau: - Nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án: Căn cứ vào kế hoạch năm đã được tổng giám đốc phê duyệt, căn cứ vào phương hướng đầu tư của tổng công ty Viettel và công ty truyền dẫn Viettel, căn cứ vào nhu cầu thị trường và tình hình kinh doanh thực tế của công ty, phòng kế hoạch công ty sẽ nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và lập kế hoạch dự án. - Nghiên cứu kế hoạch và các tài liệu liên quan, thu thập tài liệu cần thiết: dựa vào kế hoạch lập dự án, phòng đầu tư sẽ phân công công việc cụ thể cho các chuyên viên soạn thảo để thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ cho công tác lập dự án. Việc thu thập các tài liệu cần thiết sẽ được thực hiện với sự phối hợp của các phòng kinh doanh, phòng tài chính, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức lao động. - Lập đề cương: do phòng đầu tư thực hiện. Đề cương sẽ gồm những nội dung cơ bản của dự án, được thực hiện theo hai bước: đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết. Trong giai đoạn này cũng phải thực hiện dự trù kinh phí cho công tác soạn thảo dự án. Thông thường chi phí này được trích một tỉ lệ nhất định trong tổng mức đầu tư của dự án. - Phê duyệt đề cương: đề cương sẽ được trình lên giám đốc công ty truyền dẫn Viettel để phê duyệt - Thực hiện lập dự án: do nhóm soạn thảo dự án thuộc phòng đầu tư thực hiện - Kiểm tra việc lập dự án: do phòng đầu tư tổng công ty thực hiện - In, đóng quyển, kí đóng dấu: do phòng đầu tư thực hiện - Thẩm định dự án được lập: do phòng đầu tư tổng công ty thực hiện - Bàn giao tài liệu : do phòng kế hoạch thực hiện - Lưu hồ sơ: do bộ phận lưu trữ thực hiện 2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trong công tác lập dự án Các dự án của công ty truyền dẫn Viettel lập chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông, vì vậy các cán bộ phụ trách việc lập dự án đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế cũng như phải nắm bắt được các đặc điểm của dự án. Thông thường phòng đầu tư sẽ đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình lập dự án, tuy nhiên trong thực tế, do những dự án về viễn thông đòi hỏi mức độ kĩ thuật khá cao nên khi lập dự án, phòng đầu tư phải thực hiện phối hợp với các phòng, bộ phận chuyên môn khác trong công ty như: phòng kĩ thuật, ban quản lý dự án, các trung tâm… Các bước tiến hành lập dự án đầu tư được khái quát qua bảng sau: Giai đoạn Nội dung công việc Phân công công việc - Nghiên cứu cơ hội đầu tư - Nghiên cứu chiến lược phát triển của ngành, của tổng công ty cũng như chiến lược phát triển KT-XH nói chung - Nghiên cứu nhu cầu của thị trường - Nghiên cứu những nguồn lực hiện có của công ty, tiềm năng của công ty - Đề xuất ý tưởng đầu tư - Phòng đầu tư - Phòng kinh doanh - Phòng đầu tư - Phòng đầu tư - Nghiên cứu tiền khả thi - Nghiên cứu tình hình KT-XH, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án - Nghiên cứu thị trường: phân tích, dự báo - Nghiên cứu kỹ thuật - Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý nhân sự - Nghiên cứu khía cạnh tài chính: dự tính tổng mức vốn, nguồn vốn, điều kiện huy động vốn, dự tính các chỉ tiêu tài chính - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và trình duyệt lên ban giám đốc - Phòng đầu tư - Phòng kinh doanh - Phòng đầu tư phối hợp với phòng kỹ thuật - Phòng tổ chức lao động - Phòng đầu tư phối hợp với phòng tài chính - Phòng đầu tư - Nghiên cứu khả thi - Các bước nghiên cứu cũng giống như ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi tuy nhiên ở mức sâu hơn. Các tài liệu và các tính toán thực hiện chi tiết hơn. - Thực hiện soạn thảo dự án đầu tư - Kiểm tra giám sát việc lập dự án - Phòng đầu tư phối hợp thực hiện với các phòng ban khác - Phòng đầu tư - Ban giám sát, ban dự án 3. Nội dung soạn thảo dự án Quá trình lập dự án của công ty truyền dẫn Viettel gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn1. Hình thành ý tưởng đầu tư. Trong giai đoạn này, ban lãnh đạo công ty kết hợp các chuyên viên nghiên cứu kế hoạch và chiến lược phát triển của công ty sẽ xây dựng ý tưởng đầu tư, đề xuất đầu tư , sự cần thiết phải đầu tư. Các ý tưởng, đề xuất được chuyển xuống phòng đầu tư. Trên cơ sở ý tưởng, đề xuất của ban lãnh đạo và thực tế phát triển của cơ sở phòng đầu tư tiến hành lựa chọn nghiên cứu và nêu lên tính vững chắc của cơ hội đầu tư, sau đó trình lên ban lãnh đạo cho phép thực hiện bước tiếp theo với cơ hội đầu tư đã lực chọn. Với cơ hội đầu tư đã lựa chọn phòng đầu tư xem xét nên hay không thực hiện giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Các cơ hội đầu tư lựa chọn mà tính vững chắc chưa cao còn nhiều nghi vấn cần làm rõ, phòng đầu tư sẽ phân công nhiệm vụ tới từng chuyên viên trong phòng tiến hành nghiên cứu tiền khả thi. Giai đoạn 2: nghiên cứu tiền khả thi. Trong giai đoạn này, các thành viên trong phòng đầu tư sẽ tiến hành tổng hợp số liệu, thông tin trên các tài liệu, phương tiện thông tin để nghiên cứu phân tích các khía cạnh có liên quan đến dự án. Tuy nhiên kết quả phân tích của giai đoạn này cũng chỉ vừa đủ để chưng minh cơ hội đầu tư có triển vọng chắc chắn để tiếp tục chuyển sang nghiên cứu bước tiếp theo. Giai đoạn 3: nghiên cứu khả thi. Đây là giai đoạn mà dù là lý thuyết hay thực tiễn với một dự án bất kỳ nào cũng phải trải qua. Khi được phép chuyển sang nghiên cứu khả thi, phòng đầu tư sẽ phối hợp với các phòng trong công ty: phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng tài chính tiến hành đi vào nghiên cứu phân tích từng nội dung có liên quan đến dự án cần lập. Kết quả cuối cùng là báo cáo khả thi trình ban lãnh đạo công ty và tổng công ty. Nội dung cụ thể của một báo cáo nghiên cứu khả thi gồm những phần sau: Sự cần thiết phải đầu tư Các dự án mà công ty thực hiện công tác lập dự án thường là các dự án xây dựng, lắp đặt các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động cho thuê kênh truyền dẫn của công ty. Là những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, thì việc chứng minh được sự cần thiết phải đầu tư là hết sức quan trọng. Trong phần này công ty sẽ xem xét, phân tích các khía cạnh sau: - Tình hình thị trường thuê kênh truyền dẫn nói chung - Khái quát nhu cầu thuê kênh trong thời gian tới của tổng công ty Viettel cũng như của các khách hàng - Các cơ sở hạ tầng hiện có của công ty chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu của thị trường - Những lợi ích nếu dự án được thực hiện… Tùy thuộc vào từng dự án xây dựng mới, lắp đặt máy móc thiết bị hay cải tạo, nâng cấp mà trong phần này sẽ đề cập thêm một số nội dung cụ thể nữa, nhưng nhìn chung thường bao gồm các nội dung trên. Cơ sở lập dự án Trong phần này sẽ đưa ra các căn cứ pháp lý để lập dự án và đưa dự án đi vào hoạt động, gồm có: - Căn cứ pháp lý về tư cách pháp nhân của Viettel - Các văn bản giao nhiệm vụ hoặc cho phép nghiên cứu dự án của các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước. - Các thỏa thuận với các đối tác của dự án Ngoài ra còn có các căn cứ: - Nhu cầu của Nhà nước, quân đội, Viettel… - Khả năng lực lượng, phương tiện và nguồn vốn của Viettel . - Các qui định, hướng dẫn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về công tác quản lí đầu tư xây dựng công trình. Mục tiêu của dự án Trong phần này sẽ nêu lên những mục tiêu chính của dự án khi được đưa vào thực hiện: - Tạo nên hạ tầng truyền dẫn vững chắc đảm bảo cung cấp đủ dung lượng cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của Viettel, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Những mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội tại các vùng, địa phương mà dự án được triển khai - Những mục tiêu về kinh doanh của tổng công ty Viettel và công ty truyền dẫn Viettel khi dự án được đưa vào hoạt động - Đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn cho thị trường. Phân tích và dự đoán nhu cầu Đây là phần khá quan trọng trong khâu chuẩn bị đầu tư vì có dự đoán chính xác thì mới đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn và đem lại hiệu quả cao nhất. Trong phần này sẽ đưa ra những phân tích về thị trường cho thuê kênh trong một vài năm trở lại và đưa ra những dự đoán về nhu cầu thuê kênh truyền dẫn trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tổng công ty viễn thông quân đội, nhu cầu về kênh truyền dẫn của Viettel ngày một tăng, ngoài ra các dự án của công ty truyền dẫn Viettel cũng phải xem xét đến nhu cầu của các khách hàng ngoài Viettel vốn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong doanh thu của công ty, và cũng phải phục vụ cho nhu cầu thông tin quân sự của Bộ quốc phòng. Phân tích khía cạnh kỹ thuật Các công trình viễn thông đòi hỏi về mặt kỹ thuật rất cao. Đây cũng là phần được Công ty tập trung phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, phần này thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các dự án mà công ty lập. Một số nội dung chủ yếu trong phân tích khía cạnh kỹ thuật mà Công ty xem xét : - Đặc điểm về mặt kỹ thuật của dự án - Công nghệ được sử dụng - Cách thức lắp đặt, thiết kế các loại thiết bị kỹ thuật… - Địa điểm, mặt bằng xây dựng - Quy mô, hình thức đầu tư và nguồn vốn - Hình thức quản lý, thực hiện dự án - Kế hoạch triển khai dự án Ngoài ra tùy theo từng dự án mà khía cạnh kỹ thuật của dự án còn có thêm một số phần khác. Hiệu quả tài chính của dự án Trong phần này sẽ tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án như giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thu hồi vốn T… Lợi ích quốc phòng và kinh tế xã hội Nêu lên những lợi ích của dự án khi được đưa vào hoạt động đối với hệ thống thông tin quốc phòng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu có chiến tranh xảy ra. Dự án cũng sẽ tạo ra những tác động tích cực khác về mặt xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đến các vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện và môi trường thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội tại những vùng, địa phương mà dự án được triển khai; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và phát triển công nghệ thông tin theo các định hướng của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, khi dự án đưa vào khai thác và sử dụng cũng sẽ là cơ hội tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ viễn thông của Viettel và tạo thêm nhiều khả năng lựa chọn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ. Kết luận và kiến nghị Khẳng định sự cần thiết của dự án và đề nghị Ban Giám đốc sớm xem xét, phê duyệt dự án. Có cơ chế phê duyệt được nhanh các hạng mục thành phần để đảm bảo tiến độ thi công dự án và hoàn thành kế hoạch theo thời gian qui định của dự án IV. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CỤ THỂ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI “XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC TRUYỀN DẪN CÁP QUANG BẮC NAM – IC” TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL Để đánh giá công tác lập dự án tại công ty truyền dẫn Viettel chúng ta sẽ xem xét một dự án điển hình được lập tại công ty trong thời gian qua, dự án “xây dựng đường trục truyền dẫn cáp quang bắc nam – 1c”. Dự án gồm những phần sau: 1. Sự cần thiết phải đầu tư Tại Quyết định số 996/QĐ-QP ngày 31/7/1997 và Quyết định số 1146/QĐ-BQP ngày 12 tháng 5 năm 2000, Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã phê duyệt Dự án khả thi và dự án điều chỉnh, bổ sung xây dựng đường trục thông tin quân sự Bắc - Nam (đường trục này dựa trên cơ sở dùng 02 sợi quang trên đường dây 500KV Bắc-Nam gọi tắt là đường trục 1A). Năm 2001, đường trục này đã đi vào hoạt động. Sau đó, ngày 11/03/2003, tại quyết định số 331/QĐ-BQP, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án đường trục cáp quang quân sự thứ 2 (đường trục 1B) do Bộ TLTTLL làm chủ đầu tư, chạy dọc theo tuyến đường sắt Bắc – Nam. Kể từ khi đường trục 1B đi vào hoạt động (năm 2004), đường trục 1A (dung lượng 5GB/s) trở thành đường dự phòng cho đường trục mới (dung lượng 10GB/s) để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt kể cả trong trường hợp đứt tuyến vật lý. Viettel được Chính phủ cho phép sử dụng một phần của hai đường trục này để kinh doanh. Khách hàng chủ yếu vẫn là khách hàng nội bộ: các dịch vụ di động, PSTN, VoIP, Internet … Dự kiến trong 2 năm tới, mạng di động sẽ phát triển bùng nổ (phủ sóng đến cấp huyện, nâng cấp lên 2,5G và 3G), mạng PSTN, VoIP và Internet băng rộng cũng phủ 64/64 tỉnh thành phố. Các doanh nghiệp viễn thông mới như HanoiTelecom, Vishipel, VP Telecom … cũng đẩy mạnh triển khai mạng (đó là chưa kể hàng loạt các ISP mới được cấp phép). Nhu cầu dung lượng đường truyền sẽ tăng lên rất nhanh. Phương án dự phòng như hiện nay trở nên mạo hiểm do hai đường trục hiện tại có nhiều điểm sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, tuyến cáp trên đường 500KV bắt đầu xuống cấp, chất lượng thông tin không ổn định, phải bảo dưỡng thường xuyên không đảm bảo vu hồi cho thông tin quân sự và thông tin của Viettel. Đó là cơ sở hình thành ý tưởng về một đường trục thông tin mới của Viettel, kết hợp khai thác kinh doanh và phục vụ an ninh quốc phòng, theo đúng chiến lược phát triển của công ty. Mặt khác, do yêu cầu phát triển, Viettel phải đi nhanh vào công nghệ hiện đại. Công nghệ NGN ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Mạng truyền dẫn là xương sống của công nghệ này. Các đường trục cũ có thể ứng dụng WDM để tăng dung lượng, nhưng sẽ không đồng bộ cho phát triển NGN. Viettel có nhiều thuận lợi nếu triển khai đường trục mới này (gọi tắt là đường trục 1C). Theo thỏa thuận giữa Viettel và đối tác truyền thống là EVN, hai bên sẽ cùng san sẻ chi phí đầu tư và sử dụng chung tuyến cáp. Viettel sẽ thi công tuyến cáp từ Hà Nội đến Huế, còn từ Huế vào đến TP. Hồ Chí Minh là trách nhiệm của EVN. Thi công cáp treo trên cột điện lực cũng giúp Viettel tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư so với các hình thức kéo cáp khác. Theo thiết kế sơ bộ, đường trục 1C sẽ đảm bảo vùng phủ truyền dẫn cho địa bàn Tây Nguyên, vốn là địa bàn phức tạp trải rộng từ Tây sang Đông. Đây cũng là địa bàn nhạy cảm về chính trị – quân sự, mà 1A và 1B dù cố gắng cũng chưa thể đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo sự thông suốt và an ninh thông tin cho khu vực. Được sự phê duyệt về mặt chủ trương đầu tư của Giám đốc tại Tờ trình ngày … /11/2004, Trung tâm Mạng truyền dẫn đã tiến hành nghiên cứu và lập Dự án xây dựng đường trục mới 1C trình Ban giám đốc phê duyệt. 2. Cơ sở lập dự án - Quyết định số 522/QĐQP ngày 19/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội - Giấy phép số 891/2001/GP-TCBĐ ngày 26/10/2001 của TCBĐ cho phép Viettel được thiết lập hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt, đường dài trong nước để cung cấp dịch vụ thuê kênh; - Căn cứ Quyết định số 262/2003/QĐ-BQP ngày 28/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đổi tên và xác định lại ngành nghề Công ty Viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng thông tin liên lạc; - Căn cứ Quyết định số 51/2004/QĐ-BQP ngày 27/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng Thông tin Liên lạc về trực thuộc Bộ Quốc phòng; - Thỏa thuận hợp tác về sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn giữa VIETTEL – EVN ngày 02/10/2004 - Nhu cầu của Quân đội và Cty Viettel về vu hồi và phát triển thông tin. - Khả năng lực lượng, phương tiện và nguồn vốn của Viettel . - Các qui định, hướng dẫn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về công tác quản lí đầu tư xây dựng công trình. 3. Mục tiêu của dự án Dự án xây dựng đường trục cáp quang Bắc - Nam (1C) nhằm các mục tiêu sau: - Tạo nên hạ tầng truyền dẫn vững chắc đảm bảo cung cấp đủ dung lượng cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của Viettel, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Tăng độ an toàn cho mạng lưới. Để đạt được mục tiêu này đường trục 1C được xây dựng độc lập hoàn toàn với 1A và 1B cả về tuyến cáp quang cũng như nhà trạm. - Kết nối, hạ kênh tại những nơi đường trục 1A và 1B chưa đáp ứng đủ nhu cầu (cả về thông tin quân sự và kinh doanh), nhất là khu vực Tây Nguyên. - Vu hồi cho các đường trục cáp quang quân sự Bắc Nam (1A, 1B) khi cần thiết, tạo nên một cơ sở hạ tầng truyền dẫn vững chắc cho hệ thống thông tin quân sự. - Sẵn sàng kết nối với các đường trục truyền dẫn khác sẽ được xây dựng trong tương lai như: đường trục cáp quang chạy dọc theo đường Hồ Chí Mính, đường trục cáp quang ven biển... - Dự án ứng dụng các công nghệ mới về truyền dẫn quang (NGN có ghép bước sóng), tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kĩ thuật trong Công ty tiếp cận và từng bước làm chủ công nghệ viễn thông tiên tiến trên thế giới. 4. Phân tích và dự đoán nhu cầu 4.1. Nhu cầu của Viettel Năm 2004 là năm chứng kiến sự bùng nổ của thị trường viễn thông và CNTT. Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán rằng sự bùng nổ này sẽ tiếp tục thậm chí mạnh hơn trong 1-2 năm nữa. Cả nước có thêm 2,6 triệu thuê bao (năm 2002 chỉ tăng được khoảng 1 triệu thuê bao), trong đó 1,6 triệu thuê bao di động. Bộ Bưu chính Viễn thông dự báo năm 2005 sẽ có thêm 4-5 triệu thuê bao, trong đó 3-4 triệu thuê bao di động. Số lượng thuê bao Internet quy đổi tháng 9/2004 tăng gấp 3 lần so với thời điểm tháng 6 năm 2003 (theo VNNIC). Lưu lượng tất cả các dịch vụ đều tăng sau hàng loạt điều chỉnh về giá cước. Trong bức tranh chung đó, Viettel được đánh giá là tên tuổi nổi trội nhất, hết quý III năm 2005 phấn đấu 64/64 tỉnh thành phố có truyền dẫn quang, ring hoá 60/64 tỉnh thành phố. Mạng di động được triển khai ngay tại 64/64 tỉnh thành phố và dự kiến đạt 1,5-1,8 triệu thuê bao vào cuối năm 2005. Mạng cố định tăng trưởng vượt dự kiến, nhất là tại TP.Hồ Chí Minh với số lượng 4000 – 5000 thuê bao/tháng, chiếm tới gần 20% thị phần thuê bao tăng thêm và dự kiến sẽ phát trển và mở rộng ít nhất 40 tỉnh thành phố vào cuối năm 2005. Đến cuối năm 2005 sẽ hoàn thành mạng ADSL trên tất cả các tỉnh, thành phố có truyền dẫn của Viettel. Cước thuê kênh giảm trên 100% so với cách đây 2 năm nên nhu cầu của khách hàng ngoài Viettel cũng tăng. Dự kiến bằng khoảng 20% nhu cầu của bản thân Viettel. Theo các kế hoạch và dự báo phát triển các loại hình dịch vụ của Vietel trong tương lai, nhu cầu truyền dẫn cần đáp ứng được tính toán cụ thể. Dưới đây là dự báo tổng nhu cầu truyền dẫn của Viettel trong giai đoạn 2006-2011. Nhu cầu này bao gồm các loại kênh ở các cự li khác nhau, thông thường bao gồm kênh hướng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và các kênh từ các tỉnh lị kết nối về 3 trung tâm lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (kênh cự li ngắn). Nhu cầu truyền dẫn của Viettel giai đoạn 2006-2011 Đơn vị tính: Luồng 2Mb/s Dịch vụ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 VoIP và STD 289 434 608 790 968 1131 ISP và IXP 225 338 473 615 753 880 Di động 335 503 704 915 1121 1310 Truyền dẫn 170 255 357 464 568 664 Tổng 1019 1529 2141 2783 3409 3984 Qui đổi ra luồng hướng HNI-HCM 545 795 1202 1550 2002 2343 Dung lượng của đường trục 1A là 5Gb/s, của 1B là 10Gb/s. Có nghĩa là Viettel và BTL TTLL có 5Gb/s đường trục Bắc – Nam (tương đương 2500E1) được dự phòng an toàn đúng tiêu chuẩn 1+1. Nhu cầu quân sự dự kiến chiếm khoảng 1/2 dung lượng này. Như vậy, chưa kể đến chất lượng không tốt, đường trục 1A không đảm bảo được dung lượng dự phòng an toàn cho nhu cầu thông tin của Viettel trong 3 năm tới. Và Viettel cần có 1 đường trục bảo đảm dự phòng cho cả 1A và 1B, tức phải có dung lượng từ 10 – 15 Gb/s 4.2. Nhu cầu của thông tin quân sự Hiện tại thông tin quân sự đang sử dụng 3 luồng STM-1 (155 Mb/s). Theo phân tích, tính toán dự đoán về sự phát triển của thông tin quân sự trong 5 năm tới thì nhu cầu về dung lượng sẽ tăng thêm khoảng 5 luồng STM-1. Như vậy, dung lượng của các đường trục 1A và 1B sẽ vẫn đủ để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của thông tin quân sự, kể cả dự phòng. Tuy nhiên, đường trục 1C sẽ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc sự cố đặc biệt nghiêm trọng làm đứt cả 2 tuyến cáp hay phá hủy các vị trí quân sự nối 2 đường trục. Đường trục 1C có 5 điểm hạ rẽ kênh tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Đăk Lăk, TP. Hồ Chí Minh để kết nối với đường trục 1B và từ đó kết nối với tổng đài của các quân khu, quân đoàn, các BCHQS tỉnh thành, các đơn vị quân đội. 5. Cấu trúc đường trục và công nghệ 5.1. Cấu trúc Đường trục Theo thỏa thuận giữa Viettel và EVN, EVN sẽ bàn giao 2 sợi quang trên đường dây chống sét OPGW thuộc tuyến đường dây 500KV Bắc – Nam mạch 2 từ trạm 500KV Phú Lâm đến trạm 220 KV Huế. Viettel tiếp tục triển khai tuyến cáp quang ADSS trên hệ thống cột 110KV, 35KV và 22KV từ trạm 220KV Huế đến Hà Nội. Như vậy, đường trục cáp quang 1C là cơ sở hạ tầng chung của hai doanh nghiệp, sẽ được xây dựng dọc theo tuyến cột cao thế và trung thế từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh với chiều dài khoảng 2000 km (trong đó, Viettel phụ trách thi công khoảng 817 km). Để bảo vệ (vu hồi) giữa các đường trục 1A, 1B và 1C, đường trục 1C sẽ kết nối với 1B tại 5 điểm tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Đăk Lăk và TP HCM. Giữa 2 đường trục 1B và 1C sẽ tạo nên 4 vòng Ring. Việc tạo nên 4 vòng Ring nhỏ có ưu điểm so với việc chỉ tạo một vòng Ring lớn Hà Nội - TP HCM: - Trong trường hợp đứt cáp quang cả 2 tuyến nhưng các điểm đứt nằm ở các vòng Ring khác nhau thì thông tin vẫn được bảo vệ. - Các thông tin đều được bảo vệ theo các vòng Ring nhỏ, do đó các luồng thông tin bảo vệ không chiếm mất lưu lượng của vòng Ring lớn. Tuy nhiên nếu tạo thêm nhiều vòng Ring con nữa (> 4 vòng Ring) thì sẽ làm cho cấu trúc mạng trở lên phức tạp, thiết bị nhiều tốn kém, việc tạo cơ cấu bảo vệ cũng sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Căn cứ vào nhu cầu hạ kênh của mạng thông tin quân sự và kinh doanh của Viettel, cũng như kết quả khảo sát tuyến sơ bộ, tổng số trạm trên đường trục 1C được xác định là 20 trạm. Các trạm được thiết kế để có thể sẵn sàng hạ kênh. Tên các trạm và địa danh các trạm như trong bảng V.1. BẢNG V.1 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC TRẠM CÁP QUANG ĐƯỜNG TRỤC 1C TT Trạm Địa danh 1 VT01 Giang Văn Minh - Hà Nội 2 VT02 BCH QS Ninh Bình 3 VT03 Thanh Hóa 4 VT04 BCH QS Quỳnh Lưu 5 VT05 TP Vinh (TD80 QK4) 6 VT06 BCHQS Kỳ Anh 7 VT07 Quảng Bình 8 VT08 Quảng Trị 9 VT09 Trạm 220KV TT – Huế 10 VT10 MSC Đà Nẵng 11 VT11 Dung Quất (Quảng Ngãi) 12 VT12 KonTum 13 VT13 Gia Lai 1 14 VT14 Gia Lai 2 15 VT15 Đăk Lăk 16 VT15-1 Trạm lặp 17 VT16 Di Linh – Lâm Đồng 18 VT17 Định Quán – Đồng Nai 19 VT17-1 Trạm lặp 20 VT18 MSC HCM Để đảm bảo dự phòng an toàn và tránh tuyệt đối rủi ro hệ thống cho cơ sở hạ tầng truyền dẫn, toàn bộ nhà trạm được xây dựng mới và độc lập với các đường trục 1A và 1B. * Vị trí được lựa chọn để đặt trạm phải đảm bảo các yêu cầu: - Khoảng cách giữa các trạm không quá 130 km - Nằm trong khu vực có nhu cầu rẽ hạ kênh - Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho xây dựng trạm: thổ nhưỡng, điện, nước …. 5.2. Thiết kế cáp sợi quang Đường trục 1C sử dụng 2 loại cáp quang treo: cáp ADSS (treo trên cột 110KV hoặc 35KV ) và cáp số 8 trong đó cáp ADSS là chủ yếu. Cáp sợi quang được thiết kế để đảm bảo hai yêu cầu: - Yêu cầu về sợi quang đảm bảo truyền dẫn tốc độ cao, suy hao thấp, có khả năng ghép bước sóng với khoảng lặp xa đến 130 - 150 km - Yêu cầu cáp quang: là loại ống độn rời có vỏ bảo vệ, đảm bảo khả năng bảo vệ cáp bao gồm khả năng chịu lực ép, lực kéo, chống gặm nhấm, chống mối, chống thấm nước, chống sét, chịu được độ ẩm cao và dải thay đổi nhiệt độ rộng Để truyền được các tốc độ 10 Gb/s trở lên cần thiết phải sử dụng sợi quang loại Dịch tán sắc khác không (NZDF). Sợi quang NZDF có hệ số tán sắc từ 4 đến 8 ps/nm.km nên có thể nâng khoảng cách truyền dẫn lên đến 125 - 200 Km mà không cần bù tán sắc. Ngoài ra sợi quang NZDF cũng sẵn sàng cho các ứng dụng ghép bước sóng DWDM với số bước sóng ghép lên đến 160 bước sóng trong băng S, C và L. Như vậy nếu mỗi bước sóng có tốc độ là 10 Gb/s thì sợi quang trên có thể truyền tải được dung lượng đạt đến 1,6 Tbit/s. Trên tuyến mà Viettel thi công dự kiến sẽ sử dụng ít nhất 6 sợi NZDF. Cáp ADSS Sử dụng cáp 24 sợi để treo trên tuyến cột 35KV và 110KV của Tổng Công ty Điện lực Việt nam (EVN). Cấu kiện chịu lực trung tâm có chức năng cung cấp cho cáp đặc tính chịu kéo và chịu căng để ngăn ngừa các sợi quang khỏi bị căng trong quá trình lắp đặt, trong khi làm việc và trong suốt quá trình hoạt động và bảo dưỡng. Cấ._.g đến chất lượng của dự án được lập. Cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng của công tác lập dự án song sự phân công công việc vẫn còn thiếu sự hợp lý dẫn tới gây khó khăn trong công tác lập dự án. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2006-2010 1. Phương hướng phát triển 1.1. Vị thế Hiện nay công ty truyền dẫn Viettel đã chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường cho thuê kênh truyền dẫn ở Việt Nam, tuy nhiên truyền dẫn Viettel mới chỉ là nhà cung cấp dịch vụ số 2 trên thị trường sau VNPT. Vì thế trong kế hoạch phát triển đến năm 2010, công ty sẽ phấn đấu để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê kênh truyền dẫn ở Việt Nam. Để làm được điều này công ty cần phải cố gắng nỗ lực rất nhiều vì hiện nay thị trường cho thuê kênh truyền dẫn không chỉ còn là sân chơi của 3 doanh nghiệp VNPT, Viettel và EVN nữa, mà trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp được cấp phép cung cấp loại hình dịch vụ này. 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong những năm vừa qua tổng công ty Viettel là một trong số các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vượt bậc không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều đó không thể không nhắc tới những đóng góp của công ty truyền dẫn Viettel. Ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kênh đối với các khách hàng ngoài, công ty còn cung cấp dịch vụ cho các đơn vị nội bộ tổng công ty: công ty điện thoại đường dài, công ty Internet, công ty điện thoại di động, góp phần làm tăng doanh thu của tổng công ty. Trong thời gian tới công ty sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể từ nay đến năm 2010 công ty sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu mức tăng doanh thu hàng năm 15%. 1.3. Hướng tới thị trường nước ngoài Hiện nay công ty truyền dẫn Viettel không chỉ chú trọng đến thị trường trong nước mà đã bắt đầu hướng ra thị trường nước ngoài. Hiện tại công ty đang triển khai đầu tư sang Campuchia, và trong thời gian tới sẽ đầu tư sang Lào. Trong kế hoạch phát triển đến năm 2010, công ty sẽ mở rộng hoạt động cho thuê kênh ra các nước trong khu vực và châu Á 1.4. Phát triển nguồn nhân lực Đây là một chỉ tiêu quan trọng của công ty trong kế hoạch phát triển lâu dài. Để nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thời gian tới, công ty sẽ chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, công ty sẽ tăng cường tổ chức các khoá học trau dồi kiến thức cho các cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý của công ty. Đồng thời công ty cũng sẽ tuyển dụng những nhân viên có trình độ cao để có thể tiếp nhận và vận hành những công nghệ mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. 1.5. Nâng cao thu nhập cho người lao động Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động cũng là một mục tiêu quan trọng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty tới cán bộ công nhân viên. Hiện nay mức thu nhập bình quân của công ty là 3.145.000 đồng/người/tháng. Công ty sẽ phấn đấu đến năm 2010 mức thu nhập bình quân sẽ đạt mức 5 triệu đồng/người/tháng tính theo chỉ số giá cả hiện tại 2. Định hướng cho công tác lập dự án 2.1.Trong cơ cấu tổ chức của bộ phận lập dự án: - Thiết lập một cơ cấu tổ chức của bộ phận lập dự án hợp lý với các dự án đặc thù của công ty. Điều đó được hiểu là tổ chức phòng ban có liên quan đến công tác lập dự án với các chức năng thích hợp sao cho khi tiến hành lập dự án đầu tư thì các phòng ban này có sự phối hợp thực hiên không để chồng chéo công việc - Bố trí nhân sự có sự phù hợp giữa năng lực, chuyên môn và vị trí công tác .Điều này có nghĩa là khi tuyển nhân sự vào bất kỳ vị trí nào trong các bộ phận có liên quan đến công tác lập dự án cũng phải có sự tuyển chọn và xắp xếp phù hợp giữa trình độ chuyên môn với vị trí công tác cụ thể. - Thiết lập một mô hình tổ chức thực hiện dự án sao cho có sự thống nhất trong việc ra quyết đinh và thực hiện quyết định của trên xuống trong công tác lập dự án. 2.2.Về trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia lập dự án. - Chuyên nghiệp hoá đội ngũ tham gia công tác lập dự án. Để làm được điều này công ty cần mở các lớp đào tạo nghiệp vụ đầu tư cho toàn bộ đội ngũ tham gia lập dự án tại công ty. - Thực hiện tuyển chọn người vào bộ phận lập dự án có sự phù hợp giữa chuyên môn của người được tuyển chọn với đặc thù của ngành. - Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác lập dự án với mức độ hiện đại theo kịp công nghệ của thời đại. 2.3. Nội dung và quy trình lập. - Thường xuyên nắm bắt thông tin về lập dự án để không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự án được lập về sau. - Nâng cao chất lượng dự án được lập là mục tiêu hàng đầu của mọi hoạt động trong công tác lập dự án. - Luôn hướng tới phương pháp, nội dung lập dự án phù hợp với các dự án đặc thù mà công ty được giao II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 1. Về phương pháp lập dự án Cùng với các phương pháp mà công ty đang sử dụng để thực hiện công tác lập dự án, công ty nên áp dụng các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có sự tác động của các yếu tố khách quan, gồm có phương pháp phân tích độ nhạy của dự án và phương pháp toán xác suất. Theo phương pháp phân tích độ nhạy của dự án, tất cả các yếu tố bất định đều được phân tích, nghiên cứu, xem xét trong một giới hạn an toàn xác định. Khi tiến hành phân tích các yếu tố xem xét cần phải nằm trong giới hạn cho phép dự án mới đảm bảo tính khả thi. Phương pháp này giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với những yếu tố nào, hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả, xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những phương án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Phương pháp toán xác suất được sử dụng trong phân tích đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hóa được những biến cố ở tương lai trong điều kiện bất định của biến cố, đặc biệt là trong trường hợp sự xuất hiện của một biến cố nào đó sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất cứ biến cố nào khác. Bằng việc tính kì vọng toán của các biến cố người đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể có. Ngoài các phương án trên, trong các thời kì mà giá cả thị trường biến động mạnh, công ty cũng cần phải sử dụng phương pháp phân tích trong trường hợp có trượt giá và lạm phát. 2. Về công tác tổ chức lập dự án Trước hết công ty cần phải hoàn thiện quy trình lập dự án. Quy trình lập dự án mà công ty đang áp dụng là khá đầy đủ, tuy nhiên trong một số dự án vẫn còn thực hiện chưa được tốt, do không thực hiện đầy đủ ba bước : nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi. Trong một số dự án lớn, khi tiến hành lập dự án công ty đã có phần đánh giá chủ quan nên bỏ qua bước nghiên cứu tiền khả thi, việc bỏ qua giai đoạn nghiên cứu này sẽ gây thiệt hại chi phí lớn nếu giai đoạn nghiên cứu tiếp theo cho kết quả không đạt yêu cầu. Vì vậy, với mỗi giai đoạn nghiên cứu cần tăng cường công tác giám sát đánh giá của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập dự án, được đào tạo chính quy, có khả năng nhận xét mang tính khách quan. Đối với công tác phân công công việc, khi thực hiện lập một dự án lớn, công ty nên lập ra nhóm soạn thảo dự án và cử ra chủ nhiệm dự án. Chủ nhiệm dự án phải là người có trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức nhất định. Các nhân viên trong nhóm soạn thảo được huy động từ các phòng ban là những người có chuyên môn sâu về từng khía cạnh nội dung của dự án như: nghiên cứu thị trường, kỹ thuật, tổ chức và quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế xã hội đáp ứng được nội dung và yêu cầu của việc soạn thảo dự án. Với việc lập ra nhóm soạn thảo dự án sẽ tránh được việc các chuyên viên soạn thảo dự án phải ôm đồm nhiều công việc khác nhau để tập trung vào nâng cao chất lượng của dự án và giúp cho dự án có tính thống nhất giữa các khía cạnh trong nội dung. Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo dự án, công ty cũng nên đề ra một lịch trình cụ thể, chi tiết hóa thời gian thực hiện các phần công việc của quá trình soạn thảo. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho từng thành viên hoàn tất phần việc của mình theo thời gian quy định, đồng thời tạo điều kiện cho chủ nhiệm dự án điều phối tốt hoạt động của nhóm soạn thảo để hoàn thành việc soạn thảo dự án đúng mục đích và yêu cầu đặt ra. 3. Về nội dung lập dự án Tuy các nội dung phân tích trong các dự án mà công ty đã lập là khá đầy đủ, nhưng có nhiều nội dung phân tích chưa sâu, thậm chí chưa thực sự được quan tâm, trong đó đáng chú ý là vấn để phân tích tình hình thị trường và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, kinh tế xã hội. Vì thế, công ty cần có sự đổi mới nhằm hoàn thiện hơn nữa những khía cạnh phân tích này. Về phân tích thị trường: Trong công tác lập dự án cần phải phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh, trong đó tập hợp các chuyên gia về kinh tế chuyên ngành marketing để trực tiếp khảo sát thị trường. Khi phân tích thị trường cần đưa ra các số liệu về tình hình cung cầu về sản phẩm dịch vụ mà dự án phục vụ trên thị trường trong quá khứ, hiện tại và dự báo cung - cầu tương lai của các sản phẩm, dịch vụ đó. Từ đó rút ra đánh giá về khả năng chiếm lĩnh thị trường, về khả năng tiêu thụ, và tính khả thi khi kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đó. Ngoài ra, phải phân tích về tình hình cạnh tranh trên thị trường, nghiên cứu phát hiện những đối thủ cạnh tranh hiện có và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của dự án để đưa ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Bên cạnh đó còn cần phải nghiên cứu các phương án mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ cho dự án: các nhà cung cấp, giá cả, phương thức mua sắm, vận chuyển, lắp đặt… Ngoài ra cũng phải dự kiến những rủi ro có thể xảy ra về việc cung cấp các loại máy móc thiết bị này, từ đó đề ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất. Về phân tích tài chính Trước hết, với những bảng biểu mà công ty hiện tại đã sử dụng cần được tách bạch riêng biệt, không nên ghép chung lại với nhau. Qua phân tích và xem xét các bảng biểu trong báo cáo nghiên cứu khả thi mà công ty đã lập, tôi đề nghị lập bảng cân đối thu chi theo mẫu sau: TT Năm Chỉ tiêu 0 1 2 … n I Dòng tiền vào 1 Vốn tự có 2 Vốn vay (chi tiết) 3 Doanh thu thuần 4 Giá trị còn lại 5 Thu khác II Dòng tiền ra 1 Chi phí sản xuất (không kể khấu hao và lãi vay) 2 Trả lãi vốn vay 3 Trả gốc vốn vay 4 Thuế phải nộp (Chi tiết) 5 Vốn cố định 6 Vốn lưu động 7 Chi khác III Cân đối dòng tiền của dự án IV Tỷ suất chiết khấu V Dòng tiền chiết khấu VI Dòng tiền cộng dồn (luỹ kế) VII Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh mặt tài chính của dự án (Chi tiết) Về phân tích kinh tế xã hội Về nội dung này phần lớn các dự án công ty lập và thực hiện là không có hay chỉ một vài đánh giá khái quát, sơ qua không được quan tâm nhiều trong khi đây là yếu tố quan trọng đem lại sự phát triển của đất nước, nâng cao mức sống của dân, tăng thu cho ngân sách. Vậy trong thời gian tới Liên hiệp cần phải hoàn thiện và phân tích cụ thể trên cả hai góc độ. Góc độ vi mô và góc độ vĩ mô. Trên giác độ vi mô gồm một số chỉ tiêu sau: + Mức đóng góp cho ngân sách + Số chỗ làm việc tăng thêm + Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án + Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động. + Mức nâng cao trình độ quản lý. + Các tác động đến môi trường sinh thái… Trên giác độ vĩ mô có thể tính một số chỉ tiêu sau: + Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) + Số lao động có việc làm do thực hiện dự án. 4. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên lập dự án Năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của những người tham gia luôn là yếu tố quyết định chất lượng của công tác soạn thảo dự án đầu tư hay của bất kỳ một hoạt động nào khác. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác lập dự án ở công ty, công ty cần chú trọng đến vấn đề này. Muốn nâng cao năng lực của các chuyên viên soạn thảo, công ty cần: Đào tạo hoặc tuyển dụng những chuyên gia về kinh tế để đảm nhiệm việc phân tích các mặt kinh tế tài chính, kinh tế xã hội và nghiên cứu thị trường của dự án. Để đào tạo cho chuyên viên soạn thảo về kỹ năng lập dự án công ty có thể mời các chuyên gia ở các trường đại học (chẳng hạn như Đại học kinh tế quốc dân), viện nghiên cứu (như Viện nghiên cứu kinh tế)…đến nói chuyện, trao đổi với tổ soạn thảo về công tác soạn thảo dự án, cũng có thể cấp tiền cho các thành viên trong tổ soạn thảo để họ có thể tham gia vào các khoá đào tạo ngắn hạn về công tác lập dự án đầu tư. Nếu tuyển dụng thêm nhân viên để phục vụ cho công tác soạn thảo dự án thì công ty nên tuyển dụng thêm các nhân viên chuyên ngành kinh tế, am hiểu về marketing, thị trường về việc đánh giá phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án. Công ty có thể đến các trường đại học trong khối kinh tế, trực tiếp liên hệ với nhà trường tuyển những sinh viên sắp tốt nghiệp, có trình độ; hoặc cũng có thể tổ chức thi tuyển tại công ty sau khi công bố thông tin thi tuyển rộng khắp trên báo,… Không chỉ chú trọng đào tạo về chuyên môn cho các cán bộ trong nhóm soạn thảo, công ty còn phải đào tạo cho họ về các kỹ năng sử dụng tin học đặc biệt là sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng, sử dụng tốt và biết khai thác thông tin trên Internet để phục vụ cho việc soạn thảo dự án như AutoCad, Excel, Winproject,…và đào tạo thêm về ngoại ngữ (Tiếng Anh) cho họ để họ có thể thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho công việc của mình. Ngoài ra cần đào tạo các cán bộ quản lý có năng lực để họ có thể lựa chọn và dùng đúng người trong công tác soạn thảo dự án. Việc đào tạo nói trên cần phải có kinh phí, vì thế công ty cần trích lập một quỹ riêng phục vụ cho công tác đào tạo này. Công ty cần xem xét đúng vai trò quan trọng của công tác lập dự án từ đó trích ra một tỉ lệ nhất định chi phí lập dự án khi một dự án ra đời. 5. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách khích lệ tinh thần làm việc của các chuyên viên trong công ty. Thực tế thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm thể hiện trong công việc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chỉ có năng lực chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật của các chuyên viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào một số yếu tố khác như các chế độ thưởng phạt hợp lý, các chế độ ưu tiên và các điều kiện ưu tiên. Thực tế cho thấy lợi ích kinh tế là động lực lớn thúc đẩy cho mọi người hăng say làm việc. Hiện tại mức thu nhập trung bình tháng của các chuyên viên trong công ty là tương đối cao so với phần lớn các chuyên viên ở các tổ chức hay công ty khác. Để tránh việc ỷ lại trong công việc, thiếu cán bộ giỏi… công ty cần có những chính sách hợp lý trong thu nhập, đề ra mức thu nhập công bằng tương xứng với năng lực và công sức mà các chuyên viên đẫ bỏ ra, từ đó sẽ khích lệ họ làm việc với thái độ nhiệt tình, hăng say, ý thức tổ chức kỷ luật cao. Đối với công tác lập dự án, các công việc đòi hỏi phải tiến hành chu đáo, kiên trì trong công việc, chất lượng nhưng cũng phải đảm bảo về mặt thời gian, công ty cần tăng cường khuyến khích hơn nữa các thành viên trong bộ phận lập dự án. Những lúc công việc căng thẳng hoặc phải làm thêm giờ công ty cần có chế độ bồi dưỡng hợp lý cho các chuyên viên của công ty. Đồng thời cũng phải đề ra các quy chế, quy tắc và những hình thức kỷ luật với những chuyên viên nào không chấp hành tốt quy định của công ty và vô trách nhiệm trong công việc. KẾT LUẬN Qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, công ty truyền dẫn Viettel đã góp phần rất lớn đến sự phát triển của tổng công ty Viễn thông quân đội cũng như ngành viễn thông ở Việt Nam. Công ty đã có những bước thành công nhất định trong việc phục vụ nhu cầu thuê kênh truyền dẫn của các khách hàng trong và ngoài tổng công ty cũng như góp phần phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam. Đối với công tác lập dự án đầu tư, công ty luôn chú trọng và coi đây là một khâu quan trọng trong quá trình đầu tư. Công ty đang cố gắng hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư để thực hiện những mục tiêu đầu tư đã đề ra. Để làm được điều này trong thời gian tới công ty cần phải nỗ lực và quan tâm tới công tác lập dự án đầu tư hơn nữa. Trên đây là một số giải pháp chính em đã mạnh dạn đưa ra sau quá trình thực tập tại công ty. Tuy chưa thật đầy đủ song phần nào cũng có vai trò tích cực phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại công ty trong những năm tới. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo cũng như các cán bộ trong công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Phan Thị Thu Hiền và các cán bộ công ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản để em hoàn thành Chuyên đề này ! PHỤ LỤC CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC TRUYỀN DẪN CÁP QUANG BẮC NAM – 1C A. BẢNG KHÁI TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TU Danh mục Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền (USD) Thành tiền (triệu VND) (USD) (triệu VND) I Cáp và thiết bị 1 Thiết bị NGN có ghép bớc sóng (đến 40GB) + Bộ khuyếch đại bộ 270,000.0 20 5,400,000.0 85,320.00 Thiết bị ghép hạ kênh bộ 200,000.0 18 3,600,000.0 56,880.00 Hệ điều hành bộ 500,000.0 1 500,000.0 7,900.00 Nguồn bộ 10,000.0 20 200,000.0 3,160.00 Thiết bị phụ trợ cho nhà trạm bộ 223.0 20 4,460.00 Cộng thiết bị 9,700,000.0 157,720.00 2 Cáp Cáp ADSS 24FO khoảng vợt > 300m km 2,501.73 50.0 125,087 1,976.37 Cáp ADSS 24FO khoảng vợt < 300m km 1,801.80 770.0 1,387,386 21,920.70 Cáp treo 12 sợi hình số 8 km 739.20 220.0 162,624 2,569.46 Cộng cáp 1,675,097 26,466.52 3 Phụ kiện quang ODF quang 24 FO bộ 180.0 46 8,280.0 130.82 Măngsông hộp 253.0 300 75,913.2 1,199.43 Dây tách cáp cái 12.7 864 10,977.1 173.44 Bộ néo 2 hớng cáp ADSS bộ 78.2 900 70,400.9 1,112.33 Bộ treo cáp bộ 43.6 6,280 273,556.8 4,322.20 Chống rung hộp 10.6 670 7,075.2 111.79 Kẹp cáp chuyên dụng hộp 17.5 1,000 17,503.2 276.55 Tổng (3) 463,706.4 7,326.56 Tổng (I) 11,838,802.9 191,513.09 II Xây lắp * 1 Thi công tuyến cáp ADSS km 8.0 820.0 6,560.00 2 Thi công tuyến cáp 12 sợi hình số 8 7.0 220 1,540.00 2 Trồng cột mới cột 1.0 600 600.00 3 Xây dựng nhà trạm Phần xây lắp trạm 600.0 20 12,000.00 4 Lắp đặt thiết bị trạm 5.0 20 100.00 Tổng giá trị xây lắp (II) 20,800.00 III Chi phí đất đai 1 Mua đất m2 5.0 3,000 15,000.00 Tổng chi phí đất đai (III) 15,000.00 IV Chi phí khác 1 Lập báo cáo khả thi 0.12% 256.52 2 Phí thẩm định dự án 0.01% 26.25 3 Đấu thầu, xét thầu xây lắp 0.14% 25.66 4 Giám sát thi công xây dựng 0.77% 145.36 5 Đấu thầu, xét thầu thiết bị 0.05% 80.41 7 Khảo sát thiết kế xây dựng 0.51% 1,074.64 8 Thiết kế 0.51% 1,074.64 9 Thẩm định thiết kế kỹ thuật & tổng DT 0.04% 90.70 11 Chi phí quản lý dự án 0.13% 225.71 12 Chi phí bảo hiểm công trình 3.00% 6,369.39 13 Chi phí dự phòng 5.00% 11,365.65 Tổng chi phí khác (III) 20,734.94 Tổng mức đầu tư 11,838,802.9 248,048.02 Ghi chú * Riêng 7,5 km qua Đèo Ngang tính chi phí trồng cột và thi công tuyến cáp gấp ba các tuyến khác Tỷ giá qui đổi 15,800 VND/USD Ko phải thi công Đèo Ngang 118.8 Phải đầu t ODF, mangsong,dây nhảy cho ĐL 385.0 B. DỰ KIẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HẠNG MỤC MỨC ĐẦU TƯ VỐN TỰ CÓ VỐN VAY GHI CHÚ (ngàn đồng) (ngàn đồng) (ngàn đồng) A. THIẾT BỊ VÀ CÁP Vay tín dụng trung và dài hạn Thiết bị 157,720 - 157,720 Cáp và phụ kiện quang 33,793 33,793 - B. XÂY LẮP 20,800 20,800 - C. ĐẦU TƯ ĐẤT ĐAI 15,000 15,000 - D. CHI PHÍ KHÁC 20,735 20,735 - TỔNG CỘNG 248,048 90,328 157,720 TỶ TRỌNG 100% 36% 64% C. SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU Lưu ý Dự án này không thay thế cho Dự án đường trục 1B đã triển khai. Do vậy, kết quả kinh doanh và hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở. không tính phần dung lượng được dự báo và đáp ứng bởi đường trục 1B. I. Dự đoán sản lượng Nhu cầu thuê kênh bao gồm hai loại đối tượng: phục vụ nhu cầu công ty và các đối tượng khách hàng bên ngoài (đã được trình bày trong phần phân tích và dự đoán nhu cầu) Số kênh thuê đường dài (E1) cung cấp trung bình qui đổi ra luồng Bắc - Nam Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhu cầu của công ty 454 662 1,001 1,291 1,668 1,952 Ch.lệch so với dự kiến Dự án 1B 227 382 708 945 945 945 Nhu cầu khách hàng 91 133 201 259 334 391 Ch.lệch so với dự kiến Dự án 1B 10 29 83 113 113 113 Sản lượng Dự án 545 795 1,202 1,550 2,002 2,343 II. Giá thuê kênh Giá bán kênh qui về giá bán kênh tốc độ 2 Mb/s hướng Bắc - Nam Giá bán kênh giảm từ 10-15%/năm theo lộ trình giảm cước của ngành viễn thông Việt nam Giá bán kênh cho các trung tâm thuộc công ty sử dụng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh bằng 50% giá bán cho các đối tượng khách hàng ngoài công ty Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá bán kênh cho KH (tr.đ) 40 34 30 26 24 21 Giá bán trong nội bộ CT (tr.đ) 20 17 15 13 12 11 III. Doanh thu từ hoạt động cho thuê kênh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu từ k/ hàng 4,800 11,832 29,462 35,698 32,128 28,916 Doanh thu từ nội bộ CTy 54,480 77,928 125,656 149,270 134,343 120,908 Tổng doanh thu 59,280 89,760 155,118 184,968 166,471 149,824 D. CÁC CHI PHÍ KHAI THÁC 1. Nhân sự và tiền lương Tại mỗi trạm add/drop sẽ có 3 nhân viên: 01 phụ trách chung và kỹ thuật, 01 nhân viên Marketing, 01 nhân viên khai thác. Giả thiết lương (bao gồm cả bảo hiểm, công đoàn...) trung bình cho một nhân viên là 3.000.000 đồng/tháng/người, tăng 7%/năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số nhân viên 60 60 60 60 60 60 Lương tháng/người (triệu đ) 3.00 3.21 3.43 3.68 3.93 4.21 Chi phí lương hàng năm (tr.đ) 2,160.00 2,311.20 2,472.98 2,646.09 2,831.32 3,029.51 2. Chi phí điện năng cho thiết bị Giả thiết điện năng cho thiết bị bao gồm điện năng quản lý (tính trên đầu nhân viên) và điện năng cho thiết bị Các định mức được tính như sau: Điện năng cho quản lý trung bình 2kw/người/h, mỗi người làm việc 8h/ngày trong 260 ngày Giả thiết điện năng trung bình cho một trạm là 9 kw/h, sử dụng 24/24 giờ. Giá điện là 1410 đ/KWh, tăng 5% năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá điện (đồng) 1,410 1,481 1,555 1,632 1,714 1,800 CP điện năng cho quản lý (tr.đ) 352 370 388 407 428 449 CP điện năng cho thiết bị (tr.đ) 2,223 2,334 2,451 2,574 2,702 2,838 Tổng chi phí điện năng 2,575 2,704 2,839 2,981 3,130 3,287 3. Chi phí dịch vụ mua ngoài Tính trên số nhân viên Chi phí dịch vụ mua ngoài là 300.000/nhân viên/tháng, tăng 10%/năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CP dịch vụ mua ngoài 216.00 237.60 261.36 287.50 316.25 347.87 4. Chi phí quản lý Chi phí quản lý bằng 70% chi phí lương Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chi phí quản lý 1,512.00 1,617.84 1,731.09 1,852.27 1,981.92 2,120.66 5. Chi phí khấu hao Thời gian khấu hao trung bình cho cả thiết bị và đường trục là 6 năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Khấu hao cho thiết bị 31,918.85 31,918.85 31,918.85 31,918.85 31,918.85 31,918.85 Khấu hao xây dựng ĐT 3,466.67 3,466.67 3,466.67 3,466.67 3,466.67 3,466.67 Tổng KH hàng năm 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 6. Chi phí bảo dưỡng thiết bị Chi phí bảo dưỡng thiết bị và sửa chữa lớn bằng 3% tổng giá trị tài sản Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 CF bảo dưỡng 6,369 6,369 6,369 6,369 6,369 6,369 7. Chi phí thuê bảo vệ đường trục Chi phí thuê bảo vệ trung bình cho tuyến cáp là 100,000đ/km/tháng, tăng 10% năm Chiều dài tuyến (km) 1,040.00 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CF trung bình/km/tháng (đồng) 100,000 110,000 121,000 133,100 146,410 161,051 CF thuê bảo vệ (tr.đ) 1,248.00 1,372.80 1,510.08 1,661.09 1,827.20 2,009.92 8. Chi phí lãi vay Lãi suất: 6%/năm (mệnh giá USD) Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lãi vay để đầu tư của Vietel 9,195.60 9,844.81 8,761.04 6,629.19 4,019.70 1,159.56 9. Chi phí cho khách hàng Giả định chi phí ban đầu cho 1 khách hàng (1 kênh E1) là 150 triệu đồng (NTU, kéo cáp …) và tỷ lệ hủy hợp đồng hàng năm là 10% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Sản lượng KH ngoài Viettel 10 29 83.00 113 113 113 trong đó: - duy trì năm trước 0 9 26 75 102 102 - tăng mới trong năm 10 20 57 38 11 11 Chi phí cho khách hàng 1,500 3,150 8,978 5,985 1,733 1,733 10. Chi phí Marketing Giả thiết chiếm 3% tổng các chi phí khác 11. Nợ khó đòi Dự kiến chiếm khoảng 3% doanh thu khách hàng ngoài công ty Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 D.Thu khách hàng ngoài Cty 4,800 11,832 29,462 35,698 32,128 28,916 Nợ khó đòi 144 355 884 1,071 964 867 12. Chi phí vật tư Vật tư cho một trạm dự kiến như trong Bảng A.1. Giả định các vật tư này 2 năm thay 1 lần. Chi phí vật tư phân bổ mỗi năm cho 20 trạm là 2,679 triệu đồng E. CHI PHÍ THƯỜNG XUYÊN Hạng mục chi phí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng chi phí 75,157.05 78,284.36 73,920.24 69,461.04 62,964.66 60,651.36 F. KẾT QUẢ KINH DOANH Đ.V: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu 59,280 89,760 155,118 184,968 166,471 149,824 Khách hàng nội bộ 54,480.00 77,928.00 125,655.84 149,269.55 134,342.60 120,908.34 Khách hàng bên ngoài 4,800.00 11,832.00 29,461.68 35,698.33 32,128.49 28,915.65 Tổng doanh thu 59,280.00 89,760.00 155,117.52 184,967.88 166,471.09 149,823.98 Chi phí Chi phí lương 2,160.00 2,311.20 2,472.98 2,646.09 2,831.32 3,029.51 Chi phí điện năng 2,575.22 2,703.99 2,839.18 2,981.14 3,130.20 3,286.71 Chi phí dịch vụ mua ngoài 216.00 237.60 261.36 287.50 316.25 347.87 Chi phí quản lý 1,512.00 1,617.84 1,731.09 1,852.27 1,981.92 2,120.66 Chi phí khấu hao 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 Chi phí bảo dưỡng t. bị và đường trục 6,369.39 6,369.39 6,369.39 6,369.39 6,369.39 6,369.39 Chi phí thuê bảo vệ đường trục 1,248.00 1,372.80 1,510.08 1,661.09 1,827.20 2,009.92 Chi phí lãi vay 9,195.60 9,844.81 8,761.04 6,629.19 4,019.70 1,159.56 Chi phí cho khách hàng 1,500.00 3,150.00 8,977.50 5,985.00 1,732.50 1,732.50 Chi phí Marketing 1,804.85 1,889.79 2,049.24 1,913.92 1,727.82 1,663.25 Nợ khó đòi (3% doanh thu) 144.00 354.96 883.85 1,070.95 963.85 867.47 Chi phí vật tư 2,679.00 2,679.00 2,679.00 2,679.00 2,679.00 2,679.00 Phân bổ chi phí chuẩn bị đầu tư 10,367.47 10,367.47 Tổng chi phí 75,157.05 78,284.36 73,920.24 69,461.04 62,964.66 60,651.36 Lãi trước thuế (15,877.05) 11,475.64 81,197.28 115,506.84 103,506.43 89,172.63 Thuế thu nhập (28%) - 3,213.18 22,735.24 32,341.91 28,981.80 24,968.34 Lãi ròng (15,877.05) 8,262.46 58,462.04 83,164.92 74,524.63 64,204.29 G. BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 19,508.46 43,647.97 93,847.55 118,550.44 109,910.14 99,589.81 Doanh thu 59,280.00 89,760.00 155,117.52 184,967.88 166,471.09 149,823.98 Chi phí trừ khấu hao 39,771.54 42,898.85 38,534.73 34,075.53 27,579.15 25,265.84 Thuế thu nhập - 3,213.18 22,735.24 32,341.91 28,981.80 24,968.34 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (248,048.02) 0 0 0 0 0 0 Thiết bị, cáp quang, phụ kiện (191,513.09) 0 0 0 0 0 0 Xây lắp (20,800.00) 0 0 0 0 0 0 Đất đai (15,000.00) 0 0 0 0 0 0 Chi phí khác (20,734.94) 0 0 0 0 0 0 Giá trị còn lại của tài sản 0 Giá trị đất thu hồi 15,000.00 Tổng dòng tiền (248,048.02) 19,508.46 43,647.97 93,847.55 118,550.44 109,910.14 114,589.81 Tổng dòng tiền cộng dồn (248,048.02) (228,539.56) (184,891.59) (91,044.03) 27,506.40 137,416.55 252,006.35 PV (10%) (248,048.02) 17,734.97 36,072.70 70,509.06 80,971.54 68,245.55 64,682.96 NPV (10%) (248,048.02) (230,313.06) (194,240.35) (123,731.30) (42,759.75) 25,485.80 90,168.76 Thời gian hoàn vốn 4.63 năm IRR 19.05 % H. KHẢ NĂNG TRẢ NỢ Vay hàng năm (USD) Dư nợ đầu năm (USD) Lãi phải trả (USD) Nguồn trả nợ Trả nợ gốc (USD) Dư nợ cuối năm (USD) Khấu hao TSCĐ 15% lợi nhuận Tổng (tr.VND) Tổng (USD) Năm 2005 9,700,000 9,700,000 582,000 0 0 0 0 0 10,282,000 Năm 2006 0 10,282,000 616,920 19,508 0 19,508 1,222,488 1,222,488 9,059,512 Năm 2007 0 9,059,512 543,571 35,386 1,239 36,625 2,272,356 2,272,356 6,787,156 Năm 2008 0 6,787,156 407,229 35,386 8,769 44,155 2,712,420 2,712,420 4,074,736 Năm 2009 0 4,074,736 244,484 35,386 12,475 47,860 2,910,934 2,910,934 1,163,802 Năm 2010 0 1,163,802 69,828 35,386 11,179 46,564 2,804,066 2,804,066 -1,640,265 Trong năm 2010, Dự án sẽ trả hết nợ Tỷ lệ trích lợi nhuận 15% Lãi vay 6.00% DT 59,280 89,760 155,118 184,968 166,471 149,824 CF 75,157 78,284 73,920 69,461 62,965 60,651 LN trc thuế -15,877 11,476 81,197 115,507 103,506 89,173 KH 35,386 35,386 35,386 35,386 35,386 35,386 Thực trích 19508.46322 35385.5143 35,386 35,386 35,386 35,386 19,508 66,370 182,952 333,845 472,737 597,295 MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4892.doc
Tài liệu liên quan