Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nguồn lao động nước ta nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng là khá lớn. Hiện nay dân số của tỉnh Thanh Hoá là 3.726.060 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2.398.470 người ( chiếm 64,37% so với dân số trong tỉnh). Đến cuối năm 2008 có 2.154.218 lao động có việc làm trong các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên lao động chủ yếu vẫn làm trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp là chính (1.357.133 lao động, chiếm 63% so với số lao động đang làm việc) và lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 33,5% so với số lao động đang làm việc ( trong đó lao động qua đào tạo nghề là 22,8%) nên vấn đề cấp bách hiện nay là tạo việc làm cho người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp đang còn cao ở trong tỉnh và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Và xuất khẩu lao động là một giải pháp mang lại hiệu quả cao. Do xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nên xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp nước ta tiếp cận được với các thị trường lớn và phát triển trên thế giới. Do nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng nên công tác xuất khẩu lao động của nước ta nói chung và của Thanh Hoá nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn. Vì vậy cần nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm giúp đỡ người lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho họ. Bối cảnh nghiên cứu Sở Lao Động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh. Những năm qua đã làm cho công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh Thanh Hoá thu được các kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được so với nguồn nhân lực, nhu cầu của người lao động tỉnh nhà. Do vậy, việc đánh giá thực trạng về xuất khẩu lao động và chuyên gia để rút ra những nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường về công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và sự bất ổn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008, để từ đó thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động. Từ đó đưa ra các giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động trong tỉnh. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tìm hiểu các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, công văn và các văn bản liên quan tới công tác xuất khẩu lao động cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng của Đảng và Nhà nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh... Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực tế công tác xuất khẩu lao động của Sở lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá thông qua việc quan sát, học hỏi, tiếp thu quá trình làm việc của các cán bộ chuyên trách về công tác xuất khẩu lao động trong Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá Phạm vi nghiên cứu là nguồn lao động tỉnh Thanh Hoá Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008 Phần thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. Phần thứ ba: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá những năm tiếp theo. Phần thứ nhất Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Ở Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2004 – 2008. 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Xuất khẩu lao động ( XKLĐ) * Xét về mặt kinh tế: Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hành hóa đặc biệt (sức lao động). Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt, đó là hoạt động của con người, tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Giá cả của sức lao động này phụ thuộc vào chất lượng của lao động, trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề được đào tạo, mức độ giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất cá nhân như tính cần cù kĩ năng, tinh xảo, khéo léo… và khả năng hội nhập giao lưu với các nền văn hóa, tôn giáo khác. Giá cả của sức lao động cũng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nước nhập khẩu lao động. * Về khía cạnh chính trị: Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là quá trình hợp tác góp phần hỗ trợ xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của nước nhập khẩu lao động. Khác với các lọai hàng hóa khác, đối với người đi XKLĐ ngoài yếu tố cơ bản về phẩm chất cá nhân, trình độ chuyên môn thì trình độ văn hóa ngoại ngữ, khả năng hòa đồng hết sức quan trọng để đảm bảo phát huy thế mạnh đó, thực sự tôn trọng luật pháp, hòa hợp tốt với cộng đồng dân cư nước sở tại. * Hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta chủ yếu diễn ra theo 2 hình thức sau: - Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm: Đi theo Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nhà nước. Hợp tác lao động và chuyên gia; Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động; Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài. - Xuất khẩu lao động tại chỗ: Là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, tổ chức, cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện…của nước ngoài đặt tại Việt Nam. 1.1.2 Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực của con người. Nguồn nhân lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người. 1.1.3 Lực lượng lao động Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. 1.1.4 Việc làm Việc làm là tất cả những công việc mà người lao động có thể làm, được làm để tạo ra thu nhập nhằm phục vụ những lợi ích của cá nhân và không bị pháp luật ngăn cấm 1.1.5 Tạo việc làm Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. 1.1.6 Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 1.1.7 Hợp đồng cung ứng lao động Hợp đồng cung ứng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 1.1.8 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 1.1.9 Hợp đồng cá nhân Hợp đồng cá nhân là sự thoả thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 1.1.10 Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động. * Các hình thức Xuất khẩu lao động. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây: - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập sinh nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề. - Hợp đồng cá nhân. S¬ ®å 1.1 : Mèi quan hÖ gi÷a c¸c n­íc XKL§ vµ nhËp khÈu L§ Chuyªn gia cao cÊp C¸c n­íc nhËp khÈu lao ®éng C¸c n­íc xuÊt khÈu lao ®éng C¸c n­íc ph¸t triÓn C¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn CNKT lµnh nghÒ §éi ngò CNKT theo ngµnh C¸n bé kü thuËt trung cÊp Lao ®éng kü thuËt ®¬n gi¶n Lao ®éng dÞch vô C¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn C¸c n­íc ph¸t triÓn 1.2 Vai trò của công tác xuất khẩu lao động trong đời sống kinh tế xã hội. *) Một là, Xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận các đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ, thanh niên đến tuổi lao động chưa có việc làm, góp phần thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời nó cũng tạo việc làm cho hàng vạn lao động trong nước có việc làm do các khâu tổ chức, quản lý, dịch vụ... cho số lao động ra nước ngoài làm việc mang lại. Nền kinh tế nước ta đang bước vào cơ chế thị trường do vậy đặt ra cho lao động Việt Nam rất nhiều những thách thức trước mắt, đó là sự loại thải những lao động không có trình độ, khả năng làm việc yếu kém. Vì vậy, để giải quyết việc làm cho những lao động trình độ chuyên môn yếu kém là một vấn đề khó khăn. Chính điều này đã làm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đứng ở mức cao trên thế giới (theo tính toán của Liên Hợp quốc là khoảng 7-8%), trong đó khu vực thành thị khoảng 9 – 11%. Nếu theo đánh giá của thế giới, một nước có tỷ lệ thất nghiệp dưới 3% là bình thường, 4 – 7% là lớn và trên 9% là nguy hiểm thì tỷ lệ thất nghiệp của nước ta là đáng báo động, đặc biệt là khu vực thành thị. Còn khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp cũng không xác định được vì không thể nhận thấy người lao động bị thất nghiệp, họ làm việc rất nhiều, làm theo thời vụ quanh năm và các công việc ở nông thôn thì được tạo ra rất nhiều, nhưng thu nhập của họ thì lại rất ít. Mặt khác, đất nước ta còn khó khăn về kinh tế chưa thể tạo được nhiều chỗ làm trong nước. Do vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách về dân số – lao động - việc làm để giảm bớt gánh nặng thất nghiệp. Trong đó, Xuất khẩu lao động được coi là một trong những giải pháp quan trọng. *) Hai là, Xuất khẩu lao động góp phần tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm ở trong nước. Để có một chỗ làm việc mới cho người lao động có tay nghề cao ở ngành Công nghiệp nặng trong nước cần phải tốn khoảng 100 triệu đồng, cho người có tay nghề trung bình cần khoảng 30-50 triệu đồng; hoặc để tạo một chỗ làm việc cho lao động giản đơn trong tiểu, thủ công nghiệp cũng cần 10-15 triệu đồng. Bình quân trong 7 năm 2002-2008, hàng năm ta đưa đi được hơn 5 trăm ngàn lao động, chiếm khoảng 5% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm, lượng vốn đầu tư tạo việc làm tiết kiệm được tính bình quân khoảng 1.200 tỷ đồng. Với số lượng lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài hiện nay là 508.000 người, cũng ít nhất tiết kiệm được trên 5.000 tỷ đồng đầu tư tạo việc làm trong nước. Còn theo Vụ lao động Văn xã (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) bình quân một chỗ làm việc với trang bị kỹ thuật như hiện nay là 39,3 triệu đồng thì giảm được ít nhất 16.720 tỷ đồng đầu tư tạo việc làm trong nước. *) Ba là, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, quá trình làm việc ở nước ngoài đã giúp cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tiếp thu công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp, kinh nghiệm và trình độ quản lý. Khi trở về nước, người lao động sẽ góp phần cải tạo cơ cấu lao động mất cân đối ở trong nước và từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần hình thành nguồn nhân lực có kỹ thuật cao ở trong nước. Một bộ phận người lao động sau hồi hương sẵn có nguồn vốn, trình độ kỹ thuật, quản lý đã đầu tư mở doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất tạo thêm việc làm cho gia đình, thu hút lao động của xã hội, tạo được nhiều chỗ việc làm mới cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương. *) Bốn là, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài với mức thu nhập cao gửi tiền về cho gia đình sẽ cải thiện nguồn thu nhập và đời sống gia đình họ, đồng thời tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. *) Năm là đất nước đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đóng góp một phần quan trọng trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Xuất khẩu lao động nhằm đem lại lợi ích cho cả hai nước xuất cư và nhập cư lao động, đó là: giải quyết sự dư thừa và thiếu hụt lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, đồng thời tăng thu nhập, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho cá nhân người lao động tham gia hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động và chuyên gia là tính tất yếu trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Những nội dung nêu trên là cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác về xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian tới. Tỷ lệ XKLĐ so với số việc làm được tạo ra trong nước Đơn vị: nghìn người Biểu số 1 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Số lượng (1000 người) Số lượng (1000 người) Số lượng (1000 người) Số lượng (1000 người) Số lượng (1000 người) Tổng số 1.557,5 1.610,6 1.650,8 1.685,0 1.350,0 Trong nước 1.490 1.540 1.572 1.600 1.264 Tỷ lệ (%) (95,66) (95,61) (95,22) (94,96) (93,2) Ngoài nước 67,5 70,6 78,8 85,0 86,0 Tỷ lệ (%) (4,34) (4,39) (4,78) (5,04) (6,8) Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước của Bộ LĐTB&XH Trong năm 2008 thì nước ta đã xuất khẩu được 86.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (bằng 6,8% số việc làm tạo ra trong nước năm 2008) và cao hơn so với năm 2007. Nhìn vào bảng số liệu trên thì ta thấy tỷ lệ xuất khẩu lao động so với số việc làm tạo ra trong nước năm 2008 cao hơn nhiều so với năm 2007, tuy nhiên thực tế thì tỷ lệ đó phản ánh không chính xác nếu so với năm 2007. Vì trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên số việc làm được tạo ra trong nước bị giảm sút so với năm 2007 (giảm 2,1%). Nên mặc dù trong năm 2008 công tác xuất khẩu lao động có tăng cao hơn so với năm 2007 (tăng 1,18%) nhưng tỷ lệ xuất khẩu lao động so với số việc làm tạo ra trong nước năm 2008 lại cao hơn hẳn năm 2007. Trong những năm tiếp theo thì Đảng và Nhà nước ta cần có các chính sách và biện pháp nhằm tạo ra được số việc làm trong nước cao hơn và tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Có như vậy thì tỷ lệ xuất khẩu lao động so với số việc làm tạo ra trong nước mới phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế nước ta. 1.3. Đặc điểm của công tác xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan. Xuất khẩu lao động diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thế giới có sự chênh lệch về kinh tế - xã hội. Những nước giàu có nền kinh tế phát triển mạnh thường có nhiều lao động có tay nghề cao, nhiều chuyên gia giỏi có trình độ cao mà lại thiếu những lao động phổ thông, lao dông cho những công việc vất vả, nặng nhọc, độc hại hoặc những công việc có thu nhập tương đối thấp so với thu nhập chung của xã hội. Điều ngược lại lại diễn ra tại những quốc gia nghèo đang phát triển, nơi mà dân số đông nên rất dồi dào về lao động song do nền kinh tế chậm phát triển nên trình độ lao động còn thấp chủ yếu là lao động giản đơn thủ công là chính công thêm với mức thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu hụt những chuyên gia giỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.Cũng tương tự như quy tắc hai bình thông nhau trong vật lý vậy điều đương nhiên sẽ xảy ra là lao động từ chỗ dư thừa sẽ chảy về chỗ thiếu hụt. Đó cũng chính là nguyên lý chính của quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt. Chắc hẳn rằng trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe qua cụm từ xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu là hoạt động không thể tách rời giữa các quốc gia trên thế giới. Không thể có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu nền kinh tế của họ đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài, bởi vậy xuất nhập khẩu là một hoạt động mang tính chất hết sức quan trọng, nhờ có xuất nhập khẩu mà hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới được lưu thông, trao đổ. Xuất khẩu lao động cũng là một hoạt động như thế, vậy nó cũng là một hoạt động xuất nhập khẩu song là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt. Điểm đặc biệt là ở chỗ thay vì xuất nhập khẩu các loại thực phẩm hàng hóa tiêu dùng... như bình thường thì “hàng hóa” được xuất nhập khẩu ở đây là sức lao động của người lao động. Trong hoạt động xuất khẩu lao động, người lao động sẽ đem “bán” sức lao động của mình cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài và nhận về khoản tiền công là tiền lương được trả. Chính vì sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nên tính chất của xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường, tranh chấp về hàng hoá giữa các nước đã là một việc khó giải quyết bao nhiêu thì tranh chấp và những vi phạm trong việc xuất khẩu lao động giữa các nước lại càng khó giải quyết và xử lý hơn rất nhiều.Bởi đó mà đòi hỏi phải có sự quản lý và quan tâm đặc biệt của Nhà nước. Xuất khẩu lao động mang tính lợi ích cao. Xuất khẩu lao động trước hết mang lại lợi ích cho nước đưa lao động đi xuất khẩu cả về phía nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao động. Đối với quốc gia hoạt động xuất khẩu lao động mang lại một khoản thu cho ngân sách nhà nước nhờ khoản thuế thu từ hoạt động của các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và khoản ngoại tệ người lao động gửi về nước. Hơn nữa, đối với quốc gia xuất khẩu lao động còn giúp giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, thông qua xuất nhập khẩu đẩy nhanh được tiến trình phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Đối với các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động: hoạt động xuất khẩu lao động mang lại lợi nhuận trước hết cho các nhân viên của doanh nghiệp nhờ vào các khoản thu từ chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: phí môi giới, phí đào tạo,...sau đó là mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp nhờ khoản lợi nhuận thu được từ hoạt đông của doanh nghiệp. Đối với các đối tượng đi xuất khẩu lao động và người thân: khoản lợi ích mà họ nhận được chính là khoản tiền lương họ được nhận và gửi về nước cho người thân. Khoản tiền đó còn có thể trở thành khoản vốn đầu tư cho những người lao động sau khi họ trở về nước, giúp họ làm giàu và cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân. Một lợi ích vô hình nữa mà họ nhận được từ việc đi xuất khẩu lao động đó là được nâng cao trình độ tay nghề, ý thức lao động, kỷ luật,… cho bản thân họ điều mà ở trong nước không thể có được. Không chỉ mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu mà đối với các nước tiếp nhận hoạt động này cũng mang lại những lợi ích không nhỏ. Trước tiên là nó bù đắp được một khối lượng lao động đang bị thiếu hụt ở những nước này. Kế đến là khoản tiền lương phải trả cho lao động nước ngoài là tương đối rẻ so với khoản lương phải trả cho lao động trong nước. Xuất khẩu lao động mang tính xã hội cao. Xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là một hoạt động kinh tế đơn thuần mà nó còn mang tính xã hội rất cao. Việc xuất khẩu lao động giúp cho các quốc gia giải quyết được phần nào những hạn chế của thi trường lao động như giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa, giảm thiểu thất nghiệp ở những quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu và giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động ở những nước tiếp nhận.Hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đem sức lao động của người lao động từ nước này sang nước kia mà nó còn đem theo cả một khối lượng dân cư từ nước đưa lao động đi xuất khẩu tới nước tiếp nhận lao động. Biên giới giữa các quốc gia không chỉ là mốc ngăn cách các quốc gia với nhau mà còn ngăn cách cả nền văn hoá, lối sống, tín ngưỡng, ...của các quốc gia đó. Chính vì lẽ đó hoạt động xuất khẩu lao động cũng kèm theo nó là một loạt những xáo trộn cho cả xã hội tại nơi tiếp nhận và nơi lao động được đưa đi. Xuất khẩu lao động cũng góp phần cải thiện đời sống của nhân dân thông qua khoản thu nhập mà người lao động gửi về cho gia đình và người thân. Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Xuất khẩu lao động cũng có tính cạnh tranh. Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất khẩu lao động cũng được đặt trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh đến trước hết là từ phía những người lao động với nhau. Bởi số lượng lao động được chọn đi xuất khẩu lao động sang các nước là có hạn mà dân số đông, nguồn lao động dư thừa lớn nên họ phải cạnh tranh nhau trên con đường đi đến việc có được một xuất đi lao động nước ngoài. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người lao động mà còn giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Họ phải cạnh tranh nhau khi cùng xuất khẩu vào một thị trường, khi cùng hoạt động trên một địa bàn... Sự cạnh tranh cũng không chỉ diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia mà còn vượt ra trên toàn thế giới khi mà có rất nhiều quốc gia cùng cố gắng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động đó là những quốc gia còn đang gặp khó khăn và cùng sử dụng biện pháp xuất khẩu lao động làm bàn đạp cho sự phát triển của nền kinh tế. Ta có thể đơn cử ngay như trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ có Việt Nam mà còn nhiều nước cũng hoạt động xuất khẩu lao động như: Inđônêxia, Philippin,... Xuất khẩu lao động là hoạt động có tính rộng rãi trên toàn thế giới. Nghe nói đến xuất khẩu lao động có thể người ta chỉ nghĩ rằng việc làm đó chỉ dành cho các quốc gia đang và kém phát triển, nơi mà nguồn lao động dồi dào dẫn đến dư thừa, còn các quốc gia phát triển sẽ chỉ là nước tiếp nhận lao động. Song thực tế không phải như vậy, hoạt động xuất khẩu lao động lại diễn ra trên hầu hết các nước kể cả các nước phát triển. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển họ xuất khẩu lao động của mình sang các nước phát triển khác để làm việc hoặc tới các quốc gia đang và kém phát triển thông qua các chương trình, dự án đầu tư. Đặc điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu lao động ở các nước phát triển là lao động xuất khẩu của họ là lao động chất xám có chất lượng cao, trình độ và tay nghề cao còn các nước đang và kém phát triển thì hầu hết là lao động giản đơn, không lành nghề. Xuất khẩu lao động phụ thuộc vào chính sách của các quốc gia. Xuất khẩu lao động là một hoạt động có liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau bởi thế chính sách của mỗi quốc gia có liên quan mật thiết đến hoạt động xuất khẩu lao động. Chính sách, pháp luật của quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước đó là điều đương nhiên rồi vì nó quyết định đến sự khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu của hoạt động xuất khẩu lao động nhưng chính sách, pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động, ví dụ một quốc gia đưa ra chính sách hạn chế lượng người nước ngoài nhập cư thì ngay lập tức sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của những quốc gia có lao động đi làm việc tại nước đó và ngược lại. Xuất khẩu lao động còn có rất nhiều đặc điểm khác song trên đây người viết chỉ đưa ra những đặc điểm nổi bật nhất, đáng chú ý của xuất khẩu lao động để phân tích và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động. 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đặc biệt bởi vậy nó cũng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các nhân tố đó chúng ta có thể nhóm thành các nhóm chính sau: Các yếu tố thuộc về Nhà nước Công tác xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính chất quốc gia vì nó liên quan đến việc đưa lao động ra khỏi biên giới lãnh thổ của một nước để tới một nước khác do vậy yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động này chính là chủ chương chính sách của quốc gia. Bất cứ một chủ trương, chính sách nào liên quan đến hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế, lao động - việc làm,... đều sẽ có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến hoạt động xuất khẩu lao động. Một yếu tố khác thuộc về Nhà nước cũng có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu đó là những quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động trong hoạt động xuất nhập khẩu và quan trọng hơn cả là những quy định của Nhà nước về thủ tục cần thiết khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu lao động. Yếu tố thứ ba thuộc về Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động đó là quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Nếu hai quốc gia có quan hệ lâu đời khăng khít thì lẽ đương nhiên hoạt động xuất khẩu lao động sẽ thuận lợi còn ngược lại nếu quan hệ giữa hai nước đang trong tình trạng căng thẳng, thù địch thì hoạt động xuất khẩu lao động rất khó tiến hành. Yếu tố nữa cũng thuộc về phía Nhà nước nhưng mà là thuộc về nước tiếp nhận lao động đó là môi trường pháp lý của quốc gia đó và luật pháp quốc tế. Một điều có tính chất đương nhiên là khi xuất khẩu lao động sang một quốc gia nào đó thì việc cần làm đó là tìm hiểu kỹ về luật pháp của nước đó xem họ có chính sách đối xử như thế nào với lao động nước ngoài làm việc tại đất nước họ, xem họ cần những thủ tục pháp lý như thế nào khi tiếp nhận lao động của ta,..Và cũng cần xem xét kỹ luật pháp của họ để khi lao động của ta sang nước họ làm việc không bị vi phạm điều gì trong pháp luật của nước sở tại. Việc xem xét và đảm bảo đúng những quy định của luật pháp quốc tế về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng giữ vai trò quan trong trong công tác xuất khẩu lao động vì chỉ cần vi phạm một điều nào đó trong luật pháp quốc tế cũng sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu lao động bị đình trệ thậm chí thất bại. Yếu tố thuộc về các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là một hoạt động đem lại lợi ích rất lớn bởi thế mà hiện nay số lượng những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng tăng lên. Những doanh nghiệp này có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất khẩu lao động bởi nếu họ hoạt động tốt thì sẽ đưa được nhiều lao động đi, mở rộng được thị trường xuất khẩu lao động nhưng ngược lại nếu họ hoạt động kém không những người lao động chịu thiệt thòi mà hoạt động xuất khẩu lao động cũng bị hạn chế. Quyền hạn và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được quy định rõ trong pháp luật của nhà nước ta. Tuy nhiên, tuỳ theo uy tín và khả năng hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao động của họ tốt hơn hay kém hơn, những doanh nghiệp có uy tín, có khả năng lớn thì sẽ tìm được nhiều thị trường hơn, sẽ thu hút được nhiều lao động hơn,...Chất lượng của quá trình đào tạo, của hoạt động marketing của doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển hay bị hạn chế vì quá trình đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động và quy mô của thị trường. Quá trình quản lý của doanh nghiệp đối với lao động đã xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và chất lượng của hoạt động xuất khẩu lao động. Đây là một trong những hình thức quản lý người lao động đã xuất cảnh một cách khá tốt trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Yếu tố thuộc về người lao động. Người lao động là đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động, nếu không có người lao động tham gia thì cũng không thể có được hoạt động xuất khẩu lao động chính vì vậy nhân tố này giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Một yếu tố quan trọng thuộc về bản thân người lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu lao động đó là chất lượng của lao động. Chất lượng lao động ở đây bao gồm có: trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, trình độ học vấn, ý thức kỷ luật,...Nếu chất lượng lao động tốt thì chất lượng của hoạt động xuất khẩu lao động cũng sẽ tốt từ đó tạo uy tín cho quốc gia trên thị trường và có thẻ thu hút được những thị trường khó tính nhưng có thu nhập cao và ngược lại. Chất lượng của lao động cũng có ảnh hưởng đến ý thức của bản thân họ, hiện nay có nhiều trường hợp do lao động có nhận thức kém nên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài tự làm việc,..Nhiều lao động do có trình độ kém nên không đáp ứng được yêu cầu của công việc buộc phải quay về nước. Chính những yếu tố đó đã gây ra những sự kỳ thị đối với lao động nước ta khiến cho hoạt động xuất khẩu lao động bị hạn chế đi rất nhiều. Ngoài ra, các yếu tố khác như: số lượng lao động, việc làm và thu nhập của lao động,… cũng có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động và việc quản lý hoạt động này. Các yếu tố khác. Ngoài những yếu tố trên còn có rất nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xuất khẩu lao động ví dụ như: Các yếu tố thuộc về văn hoá như tôn giáo, tín ngưỡng, lối sống, phong tục tập quán, ... Các yếu tố thuộc về kinh tế như cơ sở hạ tầng, thu nhập bình quân, giá cả thị trường,... Các yếu tố mang tính chất cạnh tranh từ các nước khác,..v..v. 1.5 Nội dung xuất khẩu lao động 1.5.1 Số lượng lao động xuất khẩu Phát huy thành tích đạt được năm 2007, với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động (XKLĐ) và chuyên gia cùng với Ban chỉ đạo XKLĐ của các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp XKLĐ trong việc tuyển và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, từ đó công tác XKLĐ của tỉnh đã thu được các kết quả đáng khích lệ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và của các nước nhập khẩu lao động nước ta nói riêng đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong lịch sử. Năm 2008 toàn tỉnh đã tuyển chọn, đào tạo 10.472 lao động và đưa được 9.479 lao động đi làm việc ở nước ._.ngoài (đạt 94,79% kế hoạch). 1.5.2 Cơ cấu xuất khẩu lao động 1.5.2.1 Xuất khẩu lao động theo thị trường mỗi nước Trong năm 2008 thì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nên nhu cầu nhập khẩu lao động của các nước có xu hướng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lao động nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng về lương cũng như tình hình tài chính của công ty. Nhiều lao động đã phải trở về nước sớm hơn thời hạn. Nhiều thị trường thì công tác tiếp nhận lao động diễn ra chậm do thủ tục làm viza, một số thị trường thì phí, lệ phí tăng ở mức cao không còn phù hợp với khả năng của người lao động đi XKLĐ. Nhưng trong hoàn cảnh đó thì cũng có những thuận lợi nhất định như nhiều thị trường mới được mở ra, thị trường Malaysia đã tương đối ổn định và thu nhập tốt hơn các năm trước, thị trường Trung Đông đang cần lao động với số lượng lớn chủ yếu là lao động có tay nghề xây dựng. Thị trường Đài Loan tiếp tục nhận lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực công xưởng, nhà máy, khán hộ công và lao động giúp việc gia đình đã hoàn thành hợp đồng được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng trực tiếp. Năm 2008 thì số lao động đi làm việc ở các thị trường như sau: Malaysia đi 2.128 người, Đài Loan đi 1.627 người, Hàn Quốc đi 575 người, LB Nga đi 953 lao động, Thái Lan đi 916 lao động, Nhật Bản đi 85 lao động, các nước Trung Đông đi 1.950 lao động, Lào đi 370 lao động và các nước khác là 875 lao động. KÕt qu¶ XKLĐ tØnh Thanh Ho¸ đi c¸c n­íc giai ®o¹n 2004-2008 (§¬n vÞ tÝnh: ng­êi) BiÓu sè 2 STT Nước đến làm việc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng cộng 1 Malaysia 3.017 2.155 4.125 4.320 2.128 15.745 2 Đài Loan 1.147 850 725 980 1.627 5.329 3 Hàn Quốc 150 415 525 450 575 2.115 4 Nhật Bản 25 35 55 67 85 267 5 Trung Đông 0 0 1.832 2.150 1.950 5.932 6 Các nước khác 250 465 918 2.515 3.114 7.262 Tổng cộng 4.589 3.920 8.180 10.482 9.479 32.650 Nguån: Së Lao ®éng-Th­¬ng binh vµ X· héi tØnh Thanh Ho¸ 1.5.2.2 Xuất khẩu lao động theo từng địa phương. Các doanh nghiệp XKLĐ đến tuyển lao động trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều hội nghị tư vấn tuyên truyền về xuất khẩu lao động tại các xã, phường, thị trấn cho trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ, trưởng đoàn thể và người lao động để nhân dân và người lao động tiếp nhận thông tin trực tiếp và nhanh nhất. Đến nay tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đặc biệt một số Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của các huyện tổ chức chỉ đạo tốt phong trào đi xuất khẩu lao động như các huyện: Quảng Xương, Yên Định, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Nga Sơn, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn... Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên trong năm 2008 số lượng xuất khẩu lao động của các địa phương giảm đi so với năm 2007. Vì vậy tổng số lao động đi xuất khẩu của cả tỉnh trong năm 2008 giảm so với năm 2007. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả phát triển kinh tế-xã hội của cả tỉnh năm 2008. Trong những năm tiếp theo UBND tỉnh và các Ban, Ngành cần có các chính sách và biện pháp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tới công tác xuất khẩu lao động nói riêng và của cả nền kinh tế trong tỉnh nói chung để toàn tỉnh thực hiện được những mục tiêu trong những năm tiếp theo. Tæng hîp kÕt qu¶ xuÊt khÈu lao ®éng Thanh Ho¸ giai ®o¹n 2004-2008 §¬n vÞ tÝnh: Ng­êi BiÓu sè 3 STT HuyÖn, thÞ, tp 2004 2005 2006 2007 2008 Tæng céng 1 TP Thanh Ho¸ 181 122 305 373 315 1.296 2 ThÞ x· BØm S¬n 192 158 195 182 172 899 3 ThÞ x· SÇm S¬n 47 82 115 131 121 496 4 HuyÖn Nga S¬n 174 320 518 552 503 2.067 5 Hµ Trung 506 192 395 616 572 2.281 6 HËu Léc 175 292 495 508 475 1.945 7 Ho»ng Ho¸ 357 320 654 560 515 2.406 8 Qu¶ng X­¬ng 349 182 957 421 387 2.296 9 TÜnh Gia 185 175 272 452 425 1.509 10 N«ng Cèng 197 292 636 171 157 1.453 11 §«ng S¬n 302 155 421 195 173 1.246 12 ThiÖu Ho¸ 182 103 258 205 192 940 13 Yªn §Þnh 412 297 395 729 682 2.515 14 VÜnh Léc 179 115 135 442 385 1.256 15 TriÖu S¬n 184 219 302 612 582 1.899 16 Thä Xu©n 215 132 267 912 810 2.336 17 Nh­ Thanh 36 87 121 312 305 861 18 Nh­ Xu©n 10 13 209 735 715 1.682 19 CÈm Thuû 371 185 369 330 295 1.550 20 Th¹ch Thµnh 178 175 186 325 285 1.149 21 Ngäc LÆc 45 145 496 188 165 1.039 22 Th­êng Xu©n 38 81 135 412 302 968 23 Lang Ch¸nh 5 5 55 297 285 647 24 B¸ Th­íc 52 65 175 273 185 750 25 Quan Ho¸ 15 6 75 217 175 488 26 Quan S¬n 2 2 34 234 224 496 27 M­êng L¸t 0 0 5 98 77 180 Céng 4.589 3.920 8.180 10.482 9.479 36.650 Nguån: Së Lao ®éng-Th­¬ng binh vµ X· héi Thanh Ho¸ 1.6 Vài nét về công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008. 1.6.1 Những thành tựu đạt được Trong những năm qua, lĩnh vực XKLĐ của nước ta đã đạt được thành quả to lớn. Năm 2008, VN đã đưa được 86.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay lao động VN làm việc chủ yếu ở các thị trường: Malaysia trên 100.000 người, thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/ tháng, một số nghề thu nhập 5-7 triệu đồng/ tháng; Đài Loan: trên 90.000 người, thu nhập 300-500 USD/ tháng; Hàn Quốc: trên 30.000 người, thu nhập bình quân khoảng 900-1000 USD/ tháng; Nhật Bản: khoảng 19.000 người, thu nhập bình quân trên 1.000 USD/ tháng. Ngoài ra, tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có khoảng 3.000 lao động và tại Quatar là trên 7.000 người. Chúng ta cũng sẽ đang bắt đầu triển khai kế hoạch đưa lao động sang nhiều thị trường mới như Cộng Hòa Séc, úc, Bruney, Macao, Nga, Mỹ… Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước, chúng ta vẫn hình thành được một hệ thống thị trường xuất khẩu lao động phong phú và đa dạng. Ổn định và phát triển, tăng thị phần tại các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Libi…Đặc biệt, tại Hàn Quốc trong năm 2008 chúng ta đã đưa được 12.000 lao động mới và trên 6.000 lao động được tuyển dụng. Tại Nhật Bản, bên cạnh chương trình hợp tác thông qua các doanh nghiệp, với việc mở thêm một chương trình phi lợi nhuận, theo đó người lao động không phải chịu chi phí trước khi đi, nâng tổng số tu nghiệp sinh sang Nhật Bản của năm nay lên trên 6.000 người. Các thị trường như Bruney, Singapore và một số nước khu vực Trung Đông như UAE, Quatar, Oman, Baharain được mở ra. Triển khai thí điểm đưa lao động sang một số thị trường có thu nhập cao như Úc, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Italia và đồng thời đã đưa được lao động sang Liên Bang Nga và các nước SNG cũ như Bungari, Slovakia… Hình thức và ngành nghề xuất khẩu lao động ngày càng đa dạng hơn so với thời kỳ trước đây. Cùng với hình thức cung ứng lao động là chủ yếu, hình thức đưa lao động đi nhận thầu công trình, khoán sản phẩm, hình thức đưa người lao động đi làm việc dưới dạng thực tập tay nghề và người lao động đi làm việc cá nhân cũng đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong lao động xuất khẩu. Công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách và hiệu quả cũng như mô hình tiên tiến về XKLĐ được thường xuyên, liên tục. Xuất khẩu lao động đã được sự quan tâm của dư luận xã hội và tạo được nhận thức sâu rộng và ngày càng cao về ý nghĩa, vai trò của XKLĐ trong đời sống xã hội. Số lượng lao động Việt Nam được đưa đi theo thị trường trọng điểm Năm Tổng Số Nước Tiếp Nhận Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Nước khác 2004 67.447 37.144 2.752 4.779 14.567 8.205 2005 70.594 22.784 2.955 12.102 24.605 8.148 2006 78.855 14.127 5.360 10.577 37.941 10.850 2007 85.020 23.646 5.517 12.187 26.704 16.966 2008 86.000 33.000 5.800 16.000 7.800 23.400 Tổng 387.946 130.701 22.384 55.645 111.617 67.547 Đơn vị: Người Biểu số 4 Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài của Bộ LĐ-TB & XH 1.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 1.6.2.1 Hạn chế Thị trường XKLĐ phát triển chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường lao động nước ngoài. Thị trường XKLĐ hiện nay rất hạn hẹp, đặc biệt là các thị trường có thu nhập cao, việc khai thác các thị trường tiềm năng đang có chiều hướng chững lại. Xuất khẩu lao động phát triển nhưng còn hạn chế so với nhu cầu của người lao động cũng như yêu cầu giải quyết việc làm của đất nước, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường lao động ngoài nước. Hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ chưa đủ mạnh, việc xử lý các sai phạm của doanh nghiệp và người lao động chưa nghiêm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Mô hình liên thông trong XKLĐ bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực, nhưng đã bị một số cơ quan quản lý ở địa phương lợi dụng, gây thủ tục phiền hà làm tăng chi phí của người lao động và doanh nghiệp trong việc tuyển nguồn lao động. Còn nhiều doanh nghiệp chưa mạnh cả về năng lực tài chính và cán bộ. Tồn tại hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc khai thác thị trường, chuẩn bị nguồn lao động, tiền môi giới…Có những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tuyển chọn lao động qua khâu trung gian, nảy sinh tiêu cực, không công khai minh bạch về chi phí mà người lao động phải đóng góp. Việc giải quyết tranh chấp và xử lý những phát sinh ở nước ngoài của doanh nghiệp còn thiếu tính chuyên nghiệp. Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Ở một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao ( khoảng 10-15% ) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động VN. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi XKLĐ vẫn còn khá phổ biến. Tuy chất lượng lao động nước ta đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn tồn tại không ít người lao động còn hạn chế về trình độ, tác phong làm việc, ý thức chấp hành pháp luật của nước sở tại, vi phạm hợp đồng lao động…Những điều này làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài của nước ta. 1.6.2.2 Nguyên nhân Nhận thức về XKLĐ còn chưa thống nhất nên chưa xác định đúng vị trí, vai trò của XKLĐ trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong chiến lược việc làm. Các cơ quan quản lý phối hợp chưa đồng bộ nên việc ban hành và thực hiện các chính sách, quy định và hướng dẫn về XKLĐ còn chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và thế giới. Quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở chưa chặt chẽ, chưa xử lý nghiêm những vi phạm quy định của pháp luật về XKLĐ. Công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm cũng hạn chế. Đầu tư của Nhà nước cho XKLĐ, nhất là đầu tư cho khai thác và phát triển thị trường, đào tạo chuẩn bị nguồn lao động có nghề và ngoại ngữ chưa tương xứng với mục tiêu nhiệm vụ và quy mô XKLĐ. Công tác dự báo thông tin thị trường lao động ngoài nước chưa được sự hỗ trợ đầy đủ của các cơ quan chức năng. Doanh nghiệp XKLĐ chưa đủ mạnh về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ nên năng lực cạnh tranh còn yếu. Một số doanh nghiệp chưa tập trung đầu tư cho các hoạt động XKLĐ và thiếu quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Một số bộ phận người lao động chưa có ý thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ khi đi làm việc ở nước ngoài, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của bản thân, không có ý thức về danh dự và cộng đồng. Nhiều lao động còn thụ động trong việc xác định nghề nghiệp, công việc nước đến làm việc. Cơ sở vật chất, phương pháp và hình thức cũng như tính chuyên nghiệp trong việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách và tình hình XKLĐ còn nhiều hạn chế. 1.7 Thách thức của quá trình XKLĐ ở nước ta trong bối cảnh suy thoái nền kinh tế thế giới Theo dự báo của Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO), trong năm 2009 thì toàn thế giới sẽ cắt giảm khoảng 210 triệu chỗ làm. Đáng chú ý, các lĩnh vực cắt giảm lao động chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất, chế tạo, dịch vụ, những lĩnh vực lâu nay vốn là thế mạnh của lao động xuất khẩu Việt Nam. Nguy cơ nhiều lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn trong năm 2009 là khó tránh khỏi. Nhiều doanh nghiệp cho biết, năm 2008 là một năm khá vất vả đối với công tác xuất khẩu lao động. Nhiều hợp đồng xuất khẩu từ đối tác nước ngoài đã bị thu hẹp về số lượng tuyển dụng. Những thị trường mà số lượng vẫn ổn định thì lại có xu hướng giảm lương. Vì thế sự cạnh tranh giữa các công ty cung ứng lao động cũng trở nên gay gắt hơn. Theo ông Đoàn Đại Thành, Phó giám đốc công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại ( Sona), mới đây nhiều doanh nghiệp tại Malaysia đã thu hẹp sản xuất và kết thúc sớm hợp đồng với lao động Việt Nam. “Vài chục lao động của công ty ông đưa đi được hơn một năm đã phải về nước trước thời hạn vì ít việc làm, thu nhập thấp”. Ông cho biết. Đấy là chưa kể đến việc thị trường truyền thống này đã không còn sức hấp dẫn. Trước đây, thị trường này đã từng tiếp nhận đến 30.000 lao động/năm thì năm 2008, thị trường này chỉ tiếp nhận hơn 7.800 lao động Thị trường Đài Loan năm nay vươn lên đứng đầu về khả năng tiếp nhận (đã đưa trên 30.000 người), nhưng mấy tháng cuối năm lại có dấu hiệu chững lại. Lý do là nhiều doanh nghiệp sản xuất ngưng trệ, đóng cửa một phần hay toàn bộ công xưởng. Lao động Việt Nam tại đây cũng đang đứng trước nguy cơ mất việc làm. Những hợp đồng được ký kết thì tiến độ đưa người đi rất chậm. Theo nhiều doanh nghiệp, không thông báo chính thức, nhưng phía đối tác nước ngoài bao giờ cũng ưu tiên tuyển người bản địa. “ Cơ quan nhập cư của họ tìm cách gây khó dễ, kéo dài thời gian cấp visa khiến lao động Việt Nam phải chờ đợi rất lâu. Trước chỉ chờ từ 3-5 tháng thì nay có khi phải cả năm”, lãnh đạo một công ty cho biết. Tại một số thị trường truyền thống khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, nhu cầu lao động không nhiều và đang có dấu hiệu tiếp nhận chậm lại do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Lao động đang làm việc tại các quốc gia này thì thu nhập cũng giảm do không có giờ làm thêm. Các thị trường mới mở như Trung Đông đang có nguy cơ bị thu hẹp do các nước này chủ yếu sống nhờ vào dầu mỏ. Nay giá dầu trên thế giới giảm mạnh khiến các công trình đầu tư, nhất là ngành xây dựng vốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, buộc phải giãn tiến độ. Thêm vào đó, Qatar lại đang xem xét không cấp visa cho lao động Việt Nam do một số phát sinh trong lao động như trộm cắp, rượu chè. Những thị trường cao cấp như Australia, Đông Âu vốn đã khó xâm nhập thì nay cánh cửa đưa lao động Việt Nam sang càng trở nên hẹp. Cộng hoà Czech mới đây đã ngừng cấp visa cho lao động Việt Nam khiến hàng nghìn lao động đã nộp tiền cho các doanh nghiệp đang lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười”. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp XKLĐ phải hoạt động cầm cự với những đơn hàng ít ỏi, thậm chí phải chuyển sang các lĩnh vực vốn không phải sở trường như du lịch, đầu tư vào xây dựng, bất động sản... 1.8 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác xuất khẩu lao động Sự nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam bắt đầu vào năm 1980, trong bối cảnh đất nước hết sức khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế kém (khoảng 2,3%/năm), nền kinh tế thiếu vốn sản xuất nhưng dư thừa lao động. Lực lượng lao động thiếu việc làm rất lớn, nhất là công nhân tại các xí nghiệp, thanh niên xung phong, bộ đội xuất ngũ và thanh niên ở khu vực thành thị. Chính vì vậy, ngày 11/02/1980 Chính phủ đã ra Quyết định số 46/CP về việc đưa một bộ phận lao động Việt Nam ra nước ngoài để làm việc có thời hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề nhằm "Giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên ta”, và "thông qua hợp tác lao động nhờ các nước anh em đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nước ta sau này”. Từ năm 1983-1984 Nhà nước chủ trương mở rộng sự hợp tác lao động ra một số nước ngoài XHCN "Cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển ở châu Phi và Trung cận Đông”. Từ năm 1991 tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi. Ở nhiều nước xảy ra khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô (cũ), và Đông Âu, chiến tranh Vùng Vịnh (1991-1992), dẫn đến nhiều xí nghiệp bị phá sản, thiếu việc làm, các nước đã và đang sử dụng lao động Việt Nam thì tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài giảm xuống. Ngày 06/11/1991, Chính phủ ra Nghị định số 370/HĐBT ban hành Quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, xác định hiệu quả kinh tế là mục tiêu cơ bản của xuất khẩu lao động. Chính phủ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, được Bộ Lao động - TBXH cấp giấy phép chuyên doanh, chủ động tìm kiếm thị trường lao động, trực tiếp ký kết hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài, tuyển chọn, đưa lao động đi, và tổ chức quản lý, bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong và sau khi hết hạn hợp đồng lao động theo quy định của luật pháp Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu lao động đã được luật hóa bằng việc ngày 23/06/1994, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Lao động. Các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực xuất khẩu lao động được thống nhất xây dựng, bổ sung, sửa đổi dựa trên những quy định của Bộ Luật này. Để cụ thể hóa Bộ Luật Lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/CP quy định chi tiết việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thay thế Nghị định số 370/CP. Tại Chỉ thị số 41/CT-TW, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định "Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, ...cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá...” Triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TW, ngày 20/9/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/1999/NĐ-CP quy định việc đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Để phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa về kinh tế và di dân quốc tế, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới, năm 2002 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung Bộ Luật Lao động đối với việc xuất khẩu lao động. Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Nghị định này thể hiện một quan điểm phát triển về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, đánh giá cao vai trò của xuất khẩu lao động về mặt kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định “... Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động” . Trước tình hình, tỷ lệ lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn cư trú bất hợp pháp ngày càng cao, ngày 11/11/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài nhằm xử lý đối với người lao động phá hợp đồng ở lại nước ngoài làm ăn, cư trú bất hợp pháp. Quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với người lao động bỏ trốn và nếu cố tình bỏ trốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “ở lại nước ngoài trái phép”. Nhằm thực hiện Nghị định số 141, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan (Ngoại giao, Tư pháp, Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao) ban hành 03 Thông tư hướng dẫn thi hành. Nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian tới, phù hợp với cơ chế thị trường, ngày 29/11/2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. So với Pháp luật hiện hành về xuất khẩu lao động, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những điểm mới như mở rộng loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lao động, các hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chế độ tài chính trong hoạt động xuất khẩu lao động, chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật xuất khẩu lao đông. Chính phủ có Nghị định số 126/2007/NĐ- CP ngày 01/8/2007 và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Thông tư số: 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn một số điều Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/ 8/2007của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Công văn số 1410/NHNo-TD ngày 23/5/2007 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc Hướng dẫn cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. ( Thay thế công văn 2375/NHNo-TD ngày 2/7/2004 NHNo và PTNNVN). Thông tư Liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Quyết định số 61/QĐ-LĐTBXH ngày 12/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang soạn thảo để trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản hướng dẫn sau: Thông tư Liên tịch hướn dẫn việc xem xét xử các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc thành lập ban điều hành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và quy chế của Ban điều hành. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về mức tiền ký quỹ của người lao động. Như vậy, hệ thống các văn bản pháp luật này sẽ điều chỉnh hầu hết các mặt và lĩnh vực của hoạt động xuất khẩu lao động và tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển trong thời kỳ mới. Phần thứ hai Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 2.1 Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá. 2.1.1 Vị trí địa lý Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.107 Km2, là tỉnh có miền núi, vùng cao-biên giới, có đồng bằng-miền biển, xếp thứ 6 về diện tích trong cả nước. Thanh Hoá có phía bắc tiếp giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hùa Phăn của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Đông là vinh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 102Km. Thanh Hoá nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ và Trung Bộ. Thanh Hoá có vị trí rất thuận lợi: có đường sắt, quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua, có cảng biển nước sâu Nghi Sơn đảm bảo cho tàu 10 ngàn tấn trở lên ra vào dễ dàng, là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng: 2.1.1.1 Tài nguyên đất  Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. 2.2.1.2 Tài nguyên rừng Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha .  2.2.1.3 Tài nguyên biển Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2,  với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao,sò…  Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. 2.2.1.4 Tài nguyên khoáng sản Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác. 2.2.2 Đặc điểm kinh tế Thanh Hóa là một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tính đến cuối năm 2008 thì số lao động làm việc trong ngành này là 1.357.133 người (chiếm 63% so với số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh). Thanh Hóa vẫn chưa khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Trong năm 2008 thì số lao động làm việc trong ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng chiếm tỷ trọng thấp so với số lao động trong độ tuổi lao động của cả tỉnh (chiếm 19,5%) nhưng tỉnh cũng đã cố gắng thực hiện việc chuyển đổi kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong năm 2008 toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 52.370 lao động, đạt 104,74% kế hoạch năm 2008 và tăng 9,6% so với năm 2007. Trong tổng số 52.370 lao động được phân bổ theo các ngành sau: Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tạo việc làm cho 22.257 lao động, chiếm 42,49%; dịch vụ- du lịch- thương mại tạo việc làm cho 22.782 lao động, chiếm 43,50%; Nông- lâm- ngư nghiệp tạo việc làm cho 7.331 lao động, chiếm 14,01%. Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4,3% ( năm 2007 là 4,53%; năm 2006 là 4,79%) và giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 7,31% (năm 2007 là 7,52%; năm 2006 là 9,3%). Trong năm 2009 thì tỉnh cũng đặt ra những chỉ tiêu nhằm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ bằng mục tiêu chuyển đổi số lao động đang làm việc trong các ngành này ( giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp xuống còn 60%, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ lên 21,5% và 18,5%). 2.2.3 Đặc điểm dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hoá là một tỉnh có dân số đông, tuy nhiên dân số của Thanh Hoá chủ yếu tập trung ở nông thôn ( chiếm 90% dân số cả tỉnh), ở thành phố chỉ chiếm có 10%. Điều đó cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc phân bổ dân cư của tỉnh, và điều đó cũng làm cho sự phát triển kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng lớn. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm tỷ lệ cao ( chiếm 64,37%), tuy nhiên thì đa phần lại tập trung ở nông thôn (chiếm 87% dân số trong độ tuổi lao động), thành thị chỉ chiếm 13%, điều đó giải thích tại sao Thanh Hoá có nền kinh tế chưa phát triển. Trong năm 2008 thì tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng cao hơn (33,5%) so với năm 2006 và 2007 (31,5% và 29%). Tuy nhiên tốc độ tăng vẫn chưa cao và lao động qua đào tạo nghề chiếm 22,8%. Điều đó cho thấy chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Trong những năm tiếp theo thì tỉnh cần có những biện pháp để đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Trước tốc độ gia tăng dân số của tỉnh trong các năm trước thì dân số của tỉnh trong năm 2009 sẽ được dự đoán là 3.752.140 người, trong đó lao động trong độ tuổi lao động là 2.441.520 người (chiếm 65,07% dân số cả tỉnh) cao hơn so với tỷ lệ năm 2008 (năm 2008 tỷ lệ này là 64,37%). Như vậy bước sang năm 2009 thì tỉnh sẽ phải đối mặt với số người trong độ tuổi lao động cao hơn năm 2008, điều đó đặt ra cho các Ban, ngành những nhiệm vụ hết sức khó khăn nếu như muốn đạt được những mục tiêu về việc tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (mục tiêu năm 2009 là 36,5%), giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao tỷ lệ có việc làm ở nông thôn ( năm 2009 thì tỉnh đặt tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4,2%, còn tỷ lệ có việc làm ở nông thôn được nâng cao lên 92,8%). Dân số- Lao động- Việc làm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 Biểu số 5 STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Dự báo 2009 Dự báo 2010 1 Dân số T.đó: +Thành thị +Nông thôn Người Người Người 3.682.087 367.515 3.314.572 3.697.227 373.207 3.324.020 3.726.060 381.543 3.344.517 3.752.140 399.340 3.352.800 3.781.000 406.470 3.374.530 2 Lao động trong độ tuổi (Tỷ lệ so với dân số) T.đó:+Thành thị +Nông thôn Người % Người Người 2.308.245 (62,69) 265.448 2.042.796 2.350.327 (63,57) 282.039 2068.287 2.398.470 (64,37) 299.820 2.098.650 2.441.520 (65,07) 319.85._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21551.doc
Tài liệu liên quan