Tiểu luận Công nghệ sau thu hoạch - Chủ đề: Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ca bd TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH CHỦ ĐỀ: QUY TRÌNH THU HOẠCH, BẢO QUẢN HẠT LÚA NHẰM GIẢM TỐI ĐA TỔN THẤT SAU THU HOẠCH Giáo viên hướng dẫn : HOÀNG THỊ TRÚC QUỲNH Nhóm thực hiện: Nhóm 13 Nguyễn Chi Bảo Hân 2005140134 Nguyễn Quốc Bảo 2005140021 Đỗ Như Hiền 2005140156 Phan Chánh Hiệp 2005140164 Phan Trần Anh Huy 2005140215 TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 Năm 2016 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lúa là một tr

doc32 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Công nghệ sau thu hoạch - Chủ đề: Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biểu trưng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo” Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Nước ta không thể đứng đầu thế giới, không phải thiếu diện tích đất trồng mà do không kịp thời nắm bắt khoa học kỹ thuật hiện đại. Cùng với việc sản xuất và bảo quản lúa sau thu hoạch chỉ dựa vào kinh nghiệm của cha ông để lại nên đã gây những tổn thất đáng kể, dẫn đến số lượng và chất lượng không được đảm bảo Với những tài liệu, thông tin trên sách báo và internet, nhóm chúng em đã tổng hợp được “QUY TRÌNH THU HOẠCH, BẢO QUẢN HẠT LÚA NHẰM GIẢM TỐI ĐA TỔN THẤT SAU THU HOẠCH”. Nếu có thiếu sót gì mong cô và các bạn góp ý TỔNG QUAN VỀ HẠT LÚA Họ: Poaceae/Gramineae (Hòa thảo) Phân họ: Oryzoideae Tộc: Oryza Loài: Oryza sativar L Nguồn gốc và lịch sử phát triển Cây lúa là một trong những cây trồng lâu đời nhất trên thế giới. Từ những cây lúa hoang mọc ở các vùng đầm lầy ven song, con người đã dần dần thuần hóa và tạo nên cây lúa trồng ngày nay. Tổn tại rất nhiều những ý kiến, những học thuyết khác nhau về sự xuất hiện khác nhau về nguồn gốc cây lúa. Nhiều ý kiến cho rằng cây lúa có nguồn gốc từ Chấu Á và xuất hiện cách đây khoảng 8000 năm. Người ta tìm thấy dấu vết của giống lúa cổ tại ba địa điểm là Đông Nam Á; vùng Assam(Ấn Độ); vùng biên giới Thái Lan – Myanma và vùng trung du Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy những hạt lúa nguyên thủy cùng các nông cụ cổ có niên đại khoảng 9000 năm. Đầu tiên, lúa được trồng ở Châu Á. Sau đó những người du mục Ả Rập mang chúng đến Hy Lạp cổ đại, từ đây Alexender đại đế mang chúng đến Ấn Độ và bắt đầu đi khắp thế giới. Có một số ý kiến khác về nguồn gốc cây lúa châu Á, xuất từ vùng Assam (Ấn Độ), giống lúa O. sativa dần tiến hóa thành giống O. sativa India thích ứng với khí hậu khô hạn đặc trưng của khí hậu vùng này. Sau này, giống này phát tán dần về phía Đông Bắc qua Nepal, Myanma di chuyển theo bờ biển lên hạ lưu song Dương Tử và tiến hóa thành giống lúa O. sativa Japoinica. Cây lúa trồng phát triền ở Châu Á được phát tán trên khắp thế giới bắng nhiều con đường khác nhau. Lúa O.sativa Indica từ Ấn Độ phát tán trên khắp thế giới qua các nước nước Trung Đông, Bắc Phi và phát triển tại Châu Âu( thời điểm khoảng 1000 năm trước công nguyên). Từ một con đường khác, lúa Châu Á từ Ấn Độ được phát tán đến vùng Đông Phi. Cây lúa trồng ở Tây Phi ngày nay lại không xuất phát từ Châu Á mà lại nhận từ các giống lúa phát triển ở từ Châu Âu. Cây láu đến vùng Nam Mỹ nhờ người Châu Âu, những người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đem các giống lúa ở Châu Âu đến cho người Nam Mỹ. Sau đó, cây láu được du nhập vào nước Mỹ một cách có chọn lọc từ các nước thuộc vùng Nam Á và Đông Á. Ngày nay các nước phát triển trên một bình diện rộng khắp thế giới với khoảng 100 quốc gia trồng lúa. Vùng trong và tiêu thụ lúa chính vẫn là Châu Á, là nơi mà gạo đóng một vai trò không thể thay thế trong đời sống hàng ngày. Ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới là Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam lúa được trồng ở cả ba miền với nhiều giống khác nhau, phổ biến nhất là giống lai năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt. Vùng trồng lúa lớn nhất Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long Cấu tạo của hạt lúa Vỏ lúa Vỏ lúa gồm 2 vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Ở gốc 2 vỏ trấu chổ gắn vào đế hoa có mang hai tiểu dĩnh. Phần vỏ chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa. Hình : Cấu tạo hạt lúa Hạt lúa Bên trong vỏ lúa là hạt gạo. Hạt gạo gồm 2 phần: - Phần phôi hay mầm (embryo): nằm ở góc dưới hạt gạo, chổ đính vào đế hoa, ở về phía trấu lớn. - Phôi nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột (phần gạo chúng ta ăn hàng ngày). Bên ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mỏng chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B. Khi xay xát (giai đoạn chà trắng) lớp nầy tróc ra thành cám mịn. Hình: Cấu tạo hạt lúa Sự nảy mầm của hạt lúa Hạt lúa trong khi bảo quản vẫn còn chứa một lượng nước nhất định từ 12-14% trọng lượng khô. Khi ngâm trong nước, hạt hút nước và trương lên, ẩm độ trong hạt gia tăng đến 25% thì có thể nẩy mầm được. Khi ấy tinh bột trong phôi nhũ bị phân giải thành những chất đơn giản để cung cấp cho mầm phát triển. Thời gian hút nước nhanh hay chậm tùy theo hạt giống cũ hay mới, vỏ trấu mỏng hay dầy, nhiệt độ nước ngâm cao hay thấp. Nói chung, nhiệt độ không khí cao, nước ấm, hạt giống cũ hay vỏ hạt mỏng dễ thấm nước thì hạt hút nước nhanh, mau đạt tới ẩm độ cần thiết. Ngâm quá lâu, hạt hút nhiều nước, các chất dinh dưỡng hòa tan và khuyếch tán ra ngoài môi trường làm tiêu hao chất dự trữ trong phôi nhũ, đồng thời làm cho nước ngâm bị chua, hạt bị thối và nẩy mầm yếu. Hàm lượng nước trong hạt thích hợp cho quá trình nẩy mầm biến thiên từ 30-40% tùy điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho hạt lúa nẩy mầm từ 27-370C. Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn khoảng nhiệt độ này, hạt lúa sẽ nẩy mầm yếu và thời gian nẩy mầm kéo dài. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì mầm lúa sẽ phát triển xuyên qua vỏ trấu và xuất hiện ra ngoài: hạt nẩy mầm (germination). So với nhiều hạt giống khác thì hạt lúa nẩy mầm cần ít oxy hơn. Trong điều kiện bình thường, sau khi mầm hạt phá vở vỏ trấu thì rễ mầm sẽ mọc ra trước, rồi mới đến thân mầm. Tuy nhiên, nếu bị ngập nước (môi trường yếm khí) thì thân mầm sẽ phát triển trước. Khi lá đầu tiên xuất hiện, thì các rễ thứ cấp sẽ bắt đầu xuất hiện để giúp cây lúa bám chặt vào đất, hút nước và dinh dưỡng Hình: Các thời kỳ nảy mầm của hạt lúa Vai trò của hạt lúa Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu á, khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Sản phẩm chính của cây lúa Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo Sản phẩm phụ của cây lúa - Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Aceton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. - Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng. - Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt. - Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giày, các tông xây dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giày dép, hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau. KHÁT QUÁT QUY TRÌNH TRỒNG LÚA Quy trình Chuẩn bị đất • Đối với vụ Đông xuân: - Dọn sạch cỏ. - Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng. • Đối với vụ Hè thu: - Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm. - Phơi ải trong thời gian 1 tháng. - Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo. - Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn, trung bình hoặc nhỏ. Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước. Gieo sạ • Chuẩn bị hạt giống - Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. - Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ. - Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm. - Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%. Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ. • Biện pháp gieo sạ Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo. Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha. Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm. Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều. 3. Bón phân - Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. - Ở giai đoạn để nhánh và làm đòng, sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón. 4. Quản lý nước - Giai đoạn cây con: rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng. - Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày. - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm. - Giai đoạn chín: Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng. 5. Phòng trừ cỏ dại và sâu, bệnh hại Tùy từng giai đoạn thích hợp mà sử dụng các biện pháp hóa học, sinh hoc, để tiêu diệt các loại cỏ dại và sâu bênh hại Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cây lúa Nước Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúa nước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa. Ở nước ta đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập nước, tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn (lúa cạn, lúa nương...) sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước. Lại có những giống lúa chịu được nước sâu, ở vùng Ðồng Tháp Mười những giống lúa cổ truyền có thể chịu ngập sâu đến 3 mét. Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100g lá lúa tươi đem sấy thì lượng lá khô chỉ còn lại 12g (còn 88g là lượng nước bốc hơi), đem phần lá khô đốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5g. Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa. Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa. Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng. Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng khác nhau: - Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm ðạt 25-28%. Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới nảy mầm và mọc được. - Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm. Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ được 3-4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy. - Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự ðẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa. 2. Nhiệt độ Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất ðịnh. Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những giống ngắn ngày cần một lượng tổng tích ôn là 2.500-3.0000C, giống trung ngày từ 3.000-3.5000C, giống dài ngày từ 3.500-4.5000C. Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại. Ðối với vụ chiêm xuân ở nước ta, các giống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn, vì vậy việc dự báo khí tượng trong vụ chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi để bố trí cơ cấu mùa vụ cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét. Với vụ mùa thì điều kiện nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa cấy trong vụ mùa ít thay đổi. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng: - Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30-350C, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và cao nhất là 400C không có lợi cho quá trình cảy mầm và phát triển của mầm. - Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25-300C. Với vụ hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển. Với vụ chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét. Ðể chống rét cho mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilông cho mạ là biện pháp chống rét hữu hiệu nhất. - Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25-320C. Nhiệt độ thấp dưới 160C hay cao hơn 380C đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này. - Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-300C. Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong ðiều kiện cây lúa nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 170C) hoặc quá cao (trên 400C) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao. Thời kỳ làm hạt nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnh hưởng đến năng suất lúa. 3. Ánh sáng Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang). Về cường ðộ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng mà ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa. Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trong năm và thời gian trong ngày. Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng 11-13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời điểm cực đại trong ngày. Trong năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều, riêng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường ðộ ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4-5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi. Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Nếu các cây trồng hàng nãm phân chia làm 3 loại theo đặc tính phản ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánh sáng dài ngày, loại phản ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánh sáng) thì cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa. Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào cụ chiêm xuân lúa sẽ không ra hoa. Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ thì có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm. QUY TRÌNH THU HOẠCH Thông thường trong ruộng lúa, toàn bộ các bông lúa không thể chín hoàn toàn cùng một thời điểm, vì có bông lúa trỗ trước thì chín trước, bông lúa trỗ sau thì chín sau. Thậm chí trong cùng một bông lúa, các hạt ở đầu bông chín trước, các hạt ở cuối bông chín sau. Hạt lúa ở các nhánh gié cấp I chín trước, hạt lúa ở nhánh giéo cấp II chín sau Vì thế, không thể chờ tất cả các hạt lúa của bông lúa và các bông lúa trong ruộng lúa đều chín hoàn toàn mới thu hoạch, mà chỉ cần khoảng 85% số bông lúa có khoảng 80% số hạt chắc trên bông đã chín (màu hạt chín đặc trưng của giống lúa) và hầu hết các hạt chắc ở cổ bông lúa đã chín sáp là có thể thu hoạch được. Thu hoạch lúa có hai phương thức cơ bản là thu thủ công hay thu bằng máy móc. Thu thủ công là phương thức cổ truyền và thích hợp với mọi tình trạng của ruộng lúa như: Lúa đứng, lúa ngã, diện tích ruộng lớn hay nhỏ, nhưng năng suất thu hoạch thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực nhân công thời vụ. Thu hoạch bằng máy thì năng suất lao động cao, nhưng chỉ áp dụng được ở những chân ruộng đất khô hoặc không bị lún... Cho nên, tùy theo điều kiện nơi trồng lúa, tùy theo tình trạng ruộng lúa, chúng ta lựa chọn phương thức thu hoạch lúa cho phù hợp để tăng năng suất lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm Xác định các thời kì chín của lúa Muốn xác định được thời điểm thu hoạch lúa, chúng ta cần tìm hiểu các thời kỳ chín của lúa để có biện pháp theo dõi, đánh giá và kết luận chính xác thời điểm thu hoạch. Người ta chia giai đoạn chín của lúa thành ba thời kỳ nhỏ là chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn như sau: Xác định thời kì chín sữa Sau khi hoa lúa nở 7-10 ngày, những hoa lúa đã được thụ phấn có chất dự trữ bên trong vỏ trấu là dạng lỏng, màu trắng đục giống như sữa. Hình dạng hạt gạo đã hoàn thành, vỏ hạt gạo có màu xanh. Khối lượng hạt tăng nhanh, có thể đạt 70-80 % khối lượng cuối cùng của hạt, đó là thời kỳ chín sữa Hình : Hạt lúa ở giai đoạn chín sữa Toàn thể ruộng lúa lúc này đang ở giai đoạn chín sữa. Thời kỳ chín sữa kết thúc thì lượng chất khô trong hạt là 25%, lượng nước trong hạt là 75% Hình : Ruộng lúa ở giai đoạn chín sữa Xác định thời kì chín sáp Thời kỳ chín sáp kéo dài 7-10 ngày, vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh Hình : Vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh Chất dịch lỏng trong hạt gạo dần dần đặc lại, hạt gạo cứng dần lên, vỏ hạt gạo vẫn có màu xanh, nhưng vỏ ở lưng hạt gạo chuyển sang màu nâu nhạt Hình : Hạt gạo cứng dần lên Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng lên, lượng chất khô trong hạt đạt 50%, lượng nước trong hạt giảm dần còn 50%. Đó là thời kỳ chín sáp Hình : Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng Ruộng lúa ở giai đoạn chín sáp. Cuối giai đoạn chín sáp, các hạt lúa ở đầu bống lúa đã chuyển sang màu chín đặc trưng của giống lúa Hình : Ruộng lúa ở thời kỳ chín sáp Xác định thời kì chín hoàn toàn Thời kỳ này kéo dài 7-10 ngày, vỏ trấu chuyển sang màu vàng sáng hoặc màu sắc chín đặc trưng của giống, chất khô trong hạt tăng đến 75%, lượng nước trong hạt giảm còn 25%. Khối lượng hạt gạo đạt tối đa Hình : Ruộng lúa ở thời kì chin hoàn toàn Xác định độ chín của lúa Để biết được chính xác độ chính của lúa, ta có thể xác định bằng cách quan sát trực tiếp trên đồng ruộng. Sau khi lúa trỗ được 25 ngày thì quan sát trực tiếp thường xuyên hàng ngày trên ruộng lúa. Khi nào trên ruộng lúa có khoảng 85% số bông lúa trong ruộng lúa có khoảng 80% số hạt chắc trên bông đã chín là thu hoạch được. Xác định thời tiết, khí hậu Nếu dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn có mưa, gió lớn đúngngày xác định thu hoạch có thể thu sớm hoặc trễ vài ngày để thu hoạch đỡ gặp phải thời tiết xấu. Thậm chí tránh lũ phải thu sớm cả tuần. Mặc dù năng suất bị giảm, còn hơn bị lũ nhấn chìm. Hoặc trời mưa gió lớn có thể để trễ vài ngày, vẫn hơn là thu đúng ngày mưa sẽ bị thất thoát lớn. Xác định ngày thu hoạch Nếu thu hoạch sau khi hạt lúa đã chín hoàn toàn, thất thoát do tỷ lệ rụng hạt khoảng 4,5%. Nếu thu hoạch sau 20 ngày lúa đã chín hoàn toàn, tỷ lệ rụng hạt lên đến 20%. Tỷ lệ này cũng còn tùy thuộc vào giống. Những giống dễ rụng hạt, tỷ lệ rụng có thể nhiều hơn. Chính vậy phải xác định thời điểm thu hoạch cho phù hợp để giảm tối đa thất thoát sau thu hoạch. Khi xác định ngày thu hoạch, chúng ta nên chọn ngày không mưa. Xác định phương thức thu hoạch Tùy vào tình trạng đồng lúa và điều kiện vùng trồng lúa ta có thể lựa chọn phương thức thu hoạch lúa thích hợp để tránh tổn thất là thấp nhất để góp phần tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Do đó ta có thể quyết định thu hoạch lúa bằng liềm,bằng máy gặ txếp dãy hay máy gặt đập liên hợp Thu hoạch lúa Cắt lúa Là công việc dùng dụng cụ làm tách rời phần trên của cây lúa có mang bông ra khỏi thân (gốc) cây lúa. Những dụng cụ này có thể là liềm (lưỡi hái) hay máy gặt lúa. Cắt lúa bằng liềm Liềm cắt lúa Cắt lúa bằng liềm Lúa cắt xong được để gọn thành từng đống nhỏ. Các đống lúa nhỏ được để nối đuôi nhau thành các hàng. Sau đó tiến hành cắt bông lúa từ những cây lúa đã cắt và để gọn lại thành từng đống lúa Thân cây lúa đã cắt Xén rời bông lúa từ thân cây lúa Ưu: Chi phí thấp, hạn chế thất thoát lúa Nhược: Đòi hỏi nhiều lao động, tốn thời gian, năng suất kém Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy Là dùng dụng cụ có bộ phận cắt lúa gắn vào động cơ, người ta điều khiển máy gặt cắt lúa đã chín, cắt tới đâu lúa ngả ra thành từng dãy (hàng) tới đó Hình: Máy gặt lúa xếp dãy Ưu điểm: Năng suất lao động cao Nhược điểm: - Cần có kỹ thuật cao - Cần có máy móc - Cần ruộng lúa lúc chín không đổ ngã và chân ruộng khô, không bị lún Diện tích ruộng phải đủ để máy hoạt động Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp Khi thực hiện, người ta điều khiển máy gặt đập liên hợp để vừa cắt lúa,vừa tuốt hạt luôn, lúa hạt được chứa vào các bao và xếp ngay trên máy. Khi các bao chứa lúa đã xếp đầy chỗ xếp ở trên máy thì đưa các bao lúa lên bờ ruộng Hình: Máy gặt đập liên hợp Ưu điểm: Năng suất nhân công cao, giảm bớt cả công tuốt lúa Nhược điểm: - Cần có kỹ thuật cao - Cần có máy móc - Lúc lúa chín bắt buốc chân ruộng lúa phải khô, không bị lún - Diện tích ruộng phải đủ để cho máy hoạt động 2. Gom lúa bông Là động tác gom gọn lúa bông đã được cắt để mang đi nơi khác tuốt hạt hay gom để tuốt hạt ngay tại ruộng 3. Tuốt lúa Tuốt lúa bằng phương pháp thủ công: Có nhiều cách tuốt hạt lúa ra khỏi bông lúa như đập bằng tay, vò bằng chân, dùng các dụng cụ tuốt lúa đơn giản Người ta gọi là tuốt lúa bằng phương pháp thủ công. Tuốt lúa bằng máy Đến nay thì các phương tiện tuốt lúa thủ công đã giảm rất nhiều, chỉ còn dùng ở những điều kiện bắt buộc. Thay vào đó đã dùng máy để tuốt lúa, máy này được gọi là máy tuốt lúa. Ở các địa phương khác nhau thì cũng có tên gọi khác nhau như máy suốt lúa, máy phụt, máy nhai, đưa lúa bông vào thùng tuốt còn gọi là cho ăn Để tuốt lúa bằng máy, cần đem đống lúa đã xếp tới nơi có máy để tuốt lúa Khi tuốt lúa, hạt lúa được rời khỏi bông lúa và theo đường dẫn đi ra ngoài. Người hứng lúa phải để dụng cụ (thau, thúng, bao) vào cửa của đường dẫn đó. Cứ khi đầy dụng cụ hứng thì kéo ra và thay dụng cụ hứng khác vào, tiếp tục như vậy cho đến khi tuốt lúa xong Vận chuyển về sân để phơi hay máy sấy Tùy vào điều kiện địa lý của đồng ruộng và khoảng cách tới nơi phơi lúa mà ta có thể linh động vận chuyển lúa với nhiều cách khác nhau Sử dụng sức kéo trâu, bò Bẳng thuyền, ghe Vác bằng sức người ( đối với khu vực gần) Bằng xe tải hay máy kéo BẢO QUẢN THÓC SAU THU HOẠCH Mục đích của việc bảo quản lúa, thóc: - Giảm mức tổn thất của lúa, thóc về mức thấp nhất sau thời gian bảo quản. - Đảm bảo được tính chất sinh, lí, hóa của lúa, thóc sau thời gian bảo quản (đảm bảo chất lượng của lúa, thóc). - Đảm bảo được lượng lúa thóc cho quá trình chế biến hoặc an ninh lương thực. Nguyên tắt bảo quản lúa, thóc: - Đưa độ ẩm, nhiệt độ, của lúa, thóc đến mức nhất định à giảm hoạt tính sinh học của lúa thóc (giảm tác nhân bên trong của hạt) - Hạn chế sự tiếp xúc của hạt với các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo quản lúa thóc (tránh tác nhân bên ngoài: độ ẩm môi trường, nhiệt độ, hóa chất, sinh vật, vi sinh vật, ) Yêu cầu đối với việc bảo quản lúa, thóc ở các dạng bảo quản. Đóng bao - Độ ẩm của các bao nằm ngoài rìa đống khi bảo quản từ 13,5% – 14% - Nhiệt độ của kho thóc (đo ở miệng giếng thông gió hoặc cửa gió): 35oC - Mật độ của các loài côn trùng gây hại chính ở mức thấp, tùy từng loại lúa, thóc mà yêu cầu khác nhau. Lúa, thóc đổ rời - Độ ẩm ở lớp mặt (0,5m từ lớp bề mặt đi xuống): 13,5% - Độ ẩm tương đối của môi trường 75% - Nhiệt độ tương đối ở mức 25oC ở mùa lạnh và 35oC ở mùa nóng, và còn tùy thuộc vào dạng kho bảo quản và khu vực bảo quản. - Không phát hiện thấy nấm mốc - Mật độ của các loài côn trùng gây hại chủ yếu ở mức thấp: khoản 5 con/kg, và còn tùy thuộc vào loại lúa, thóc bảo quản. I. Bảo quản bằng phương pháp làm khô Các phương pháp làm khô chủ yếu được sử dụng để bảo quản lúa, thóc sau thu hoạch: - Phơi nắng tự nhiên tại sang với diện tích lớn. - Sấy trên các dàng sấy diện tích lớn, có máy che. 1. Phơi nắng tự nhiên - Sau khi thu hoạch, lúa, thóc được chuyển đến sân (thường là các khoản đất hoặc bề mặt trống, có thiết kế nhô lên ở giữa và thoải dần sang hai bên mép, ngoài cùng là một số rãnh khoét sâu để thoán nước khi có mưa), tại đây, lúa, thóc được cho ra khỏi dụng cụ chứa (thường là bao), chất thành đống phù hợp với kích thước sân và tiến hành phơi bằng ánh sáng mặt trời cũng như làm sạch. Hình: Phơi lúa, thóc dưới nắng - Với cách này, lúa, thóc sẽ được phơi dưới ánh nắng mặt trời, với nhiệt độ của nền đất ở khoản 40OC nếu nền xi-măng thì khoản 50 – 60OC (còn tùy thuộc vào nhiệt độ của ánh nắng). Lúa, thóc được phơi trực tiếp dưới ánh nắng, và được đảo trộn liên tục để được độ ẩm yêu cầu (thông thường độ ẩm sau khi thu hoạch từ 20 – 27%, độ ẩm yêu cầu để bảo quản từ 12 – 13% để bảo quản từ 2 – 3 tháng; do một vụ lúa thường kéo dài từ 2 – 3 tháng, và lúa, thóc được dự trữ để sử dụng trong thời gian này). Kết hợp với việc phơi và đảo trộn thì việc làm sạch lúa cũng rất quan trọng, vừa tang tính cảm quan cho vựa lúa, thóc, vừa tăng chất lượng sau khi chà xác. - Kết thúc quá trình phơi ta được vựa lúa với độ ẩm phù hợp với nhu cầu bảo quản lâu hoặc nhu cầu chà xác để sử dụng cho các mục đích khác. - Ưu, nhược điểm Ưu: phương pháp này là phương pháp được sử dụng rộng rãi, tận dụng nguồn lợi từ thiên nhiên cũng như diện tích ruộng lúa vừa thu hoạch để sử dụng. Dễ vận chuyển tới nơi phơi cũng như dễ cho thương lái vào thu mua lúa, thóc. Không cần phải đầu tư cho hệ thống làm giảm độ ẩm cũng như chi phí cho các quá trình tương tự. Nhược: vì tận dụng nguồn ánh sáng mặt trời nên rất phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Hiệu quả giảm rõ rệt khi không có ánh nắng đủ, hoặc trong các ngày mưa dầm. Hạt lúa, thóc dễ bị gãy, vỡ khi chà xác, tạo ra nhiều tấm hơn. Nếu bị ướt trong quá trình phơi, màu sắc sẽ bị xỉ, dẫn đến cảm quan cũng như chất lượng bị giảm sút. Độ ẩm không được kiểm soát, vì là phương pháp đại trà và quy mô gia đình nên người dân dựa vào kinh nghiệm cũng như màu sắt của hạt lúa, thóc để xác định độ ẩm, độ đồng đều không cao do không có sự đảo trộn hoàn toàn. 2. Sử dụng phương pháp sấy - Tương tự như phương pháp phơi nắng tư nhiên, lúa, thóc sau khi được làm sạch được chuyển vào các lò sấy. Ở đây, lúa, thóc được chuyển lên các dàng sấy, dưới tác dụng nhiệt sẽ làm hơi ẩm thoát ra, đến mức độ phù hợp sẽ tiếp tục đóng gói, và vận chuyển, tùy thuộc vào mục đích là sử dụng ngay hay bảo quản lâu dài mà độ ẩm sẽ được tính toán trong quá trình sấy. - Dựa vào phương pháp gia nhiệt có thể chia ra các loại sau Phương pháp sấy đối lưu Phương pháp sấy bức xạ Phương pháp sấy tiếp xúc Phương pháp sấy bằng điện trường dòng cao tầng Phương pháp sấy thăng hoa Phương pháp sấy hồng ngoại ngoại tầng hẹp - Yêu cầu kỹ thuật: Nhiệt độ sấy tối đa phụ thuộc vào mục đích sử dụng của hạt: Hạt làm thức ăn gia súc: t0max là 740C Hạt để người tiêu thụ: t0max là 570C Hạt làm giống: t0max là 430C Để đạt được nhiệt độ sấy hạt nhỏ hơn 430C, trong quá trình sấy cần phải điều chỉnh nhiệt độ tác nhân sấy phù hợp Khi bắt đầu quá trình sấy, độ ẩm của thóc khoảng 22-26%, nên giữ nhiệt độ tác nhân sấy là 490C ngay từ đầu quá trình sấy Khi độ ẩm đạt 16%, giảm nhiệt độ tác nhân sấy tới 450C Khi độ ẩm đạt 14%, giảm nhiệt độ tác nhân sấy đến 430C và giữ nhiệt độ này đến khi kết thúc Độ ẩm kết thúc quá trình sấy là 13-13,5% - Ưu, nhược điểm Ưu: sử dụng biện pháp nhân tạo, dựa trên nguyên lí giảm độ ẩm, nhưng phương pháp sấy được thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_cong_nghe_sau_thu_hoach_chu_de_quy_trinh_thu_hoach.doc
Tài liệu liên quan