Tiểu luận Miễn dịch và vai trò của bạch cầu đối với quá trình miễn dịch của cơ thể

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TIỂU LUẬN: MIỄN DỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA BẠCH CẦU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ Người thực hiện: Phạm Hữu Trí Buôn Ma Thuột, 2010 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Đây là Tiểu luận của tôi, tôi cam đoan rằng nội dung trình bày trong Tiểu luận là những kiến thức mà tôi đã học từ Đại học, Cao học gần đây và tài liệu tham khảo. Chắc chắn nội dung của Tiểu luận chưa được phong phú, đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đ

doc16 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Miễn dịch và vai trò của bạch cầu đối với quá trình miễn dịch của cơ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng góp của quý Thầy, Cô, bạn bè đồng nghiệp và độc giả để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Phạm Hữu Trí CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH I. KHÁI NIỆM 1.1. Miễn dịch Miễn dịch là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại. Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao: • Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu), đáp ứng tức thì. • Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu), đáp ứng sau vài ngày với đặc điểm là khả năng "ghi nhớ". Ở cấp độ phân tử, cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt (nhận diện) các thành phần của cơ thể, tức cái "ta" với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái "không ta". Miễn dịch đặc hiệu xuất hiện vào thời điểm phân kỳ giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống cách đây 500 triệu năm. Miễn dịch tự nhiên có tính nguyên thủy hơn, cần thiết cho sự sinh tồn của mọi sinh vật. 1.2. Hệ miễn dịch Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đó là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người và vật khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt đế tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống. Ngay cả trước khi khái niệm miễn dịch được hình thành, nhiều thầy thuốc cổ đại đã miêu tả những cơ quan mà về sau người ta chứng minh được là thuộc hệ miễn dịch. Các cơ quan chính của hệ miễn dịch gồm tuyến ức, lách, tủy xương, các mạch lympho, hạch lympho và các mô lympho thứ cấp (như các hạch amidan) và da. Các cơ quan chính tuyến ức và lách đã được nghiên cứu đơn thuần về mặt mô học qua các tử thiết. Ngoài ra, có thể dùng phẫu thuật lấy ra các hạch lympho và một số mô lympho thứ cấp để nghiên cứu khi bệnh súc còn sống. Nhiều tế bào thuộc hệ miễn dịch không liên kết với một cơ quan đặc biệt nào, mà chỉ tập trung hoặc lưu chuyển giữa nhiều mô trong khắp cơ thể. II. CÁC LOẠI MIỄN DỊCH Quá trình đáp ứng miễn dịch là kết quả của sự hợp tác nhiều loại tế bào để nhận diện và phản ứng với kháng nguyên. Trong đó quan trọng nhất là sự hợp tác giữa đại thực bào với các loại quần thể lympho bào và sự hợp tác giữa các quần thể lympho bào với nhau. Lympho bào bao gồm nhiều loại quần thể với các tính chất khác nhau và các chức năng khác nhau, do sự không thuần nhất về tính chất và chức năng của các lympho bào nhưng chúng lại có chung một hình dạng nên người ta dùng một danh từ chung để chỉ tất cả các loại tế bào trên là tế bào dạng lympho. Quá trình đáp ứng miễn dịch có hai kiểu: 2.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể được đại thực bào vây bắt, xử lý rồi trình diện cho lympho bào B hay còn gọi là các lympho bào phụ thuộc vào túi Fabricius. Lympho bào B được biệt hóa trở thành tế bào plasma sản xuất ra kháng thể dịch thể, kháng thể này có trong dịch của cơ thể. Nếu kháng nguyên vào lần sau chúng sẽ kết hợp và làm mất tác dụng của kháng nguyên để kết thúc quá trình đáp ứng miễn dịch. 2.2. Đáp ứng miễn dịch tế bào Cơ thể cũng tiếp nhận kháng nguyên kích thích do đại thực bào chuyển đến biệt hóa lympho bào T hay còn gọi lympho bào phụ thuộc tuyến ức, lympho T được biệt hóa trở thành lympho T mẫn cảm kháng nguyên và chính bản thân chúng là kháng thể tế bào. Kháng thể này có trên bề mặt tế bào để đón đợi kháng nguyên vào lần sau và kết hợp đặc hiệu với chúng để kết thúc quá trình miễn dịch. Như vậy thực chất của quá trình đáp ứng miễn dịch là quá trình hoạt động của hai loại tế bào lympho B và lympho T với sự tham gia của đại thực bào và sự phối hợp điều khiển của các cơ quan dạng lympho. Tùy vào đặc tính của miễn dịch mà người ta chia ra: a. Miễn dịch không đặc hiệu Do cơ thể thường xuyên tiếp xúc với kháng nguyên như phổi, ruột. Những kháng nguyên này thường xuyên tác động lên tế bào miễn dịch không đặc hiệu kích thích tạo ra globulin miễn dịch không đặc hiệu. Những chất miễn dịch trong máu không đặc hiệu bao gồm: properdin, leusosim, ... b. Miễn dịch đặc hiệu Những kháng thể chống lại những kháng nguyên tương ứng, chủ yếu đó là miễn dịch thu nạp, đặc trưng của miễn dịch thu là rất đặc hiệu. Miễn dịch thu nạp là do cơ thể sản sinh ra. Trong quá trình sống của từng cá thể qua ốm khỏi một bệnh tương ứng (ví dụ bệnh đậu) hay qua tiêm phòng vaccin gọi là miễn dịch thu nạp nhân tạo. CHƯƠNG II CÁC TẾ BÀO THAM GIA TRONG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH I. CÁC CO QUAN DẠNG LYMPHO Các cơ quan dạng lympho là nơi sản sinh, duy trì, huấn luyện, biệt hóa và điều khiển sự hoạt động của các tế bào dạng lympho có nhiệm vụ trong quá trình đáp ứng miễn dịch nên chúng được gọi là các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch. Các tế bào dạng lympho có nguồn gốc chung từ tủy xương, chúng tham gia vào cơ chế đáp ứng miễn dịch, là cơ chế chủ yếu bảo vệ cơ thể. Do vậy chúng được gọi là các tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoặc các tế bào mang thông tin miễn dịch. Các cơ quan và các tế bào có thấm quyền miễn dịch hợp lại gọi là hệ thống miễn dịch của cơ thể hay hệ miễn dịch. Các cơ quan dạng lympho chia làm hai loại: Cơ quan dạng lympho trung tâm và cơ quan dạng lympho ngoại vi. II. CÁC TẾ BÀO DẠNG LYMPHO Dựa vào sự khác nhau trong quá trình biệt hóa và sự khác nhau về chức năng, người ta chia ra các tế bào dạng lympho thành hai quần thế chính: - Quần thể lympho B chịu trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, được biệt hóa tại túi Bursa Fabricius. - Quần thể lympho T chịu trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch tế bào được biệt hóa tại tuyến ức (Thymus) và sau đó cư ngụ tại các vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch lâm ba hoặc lách. Quần thể lympho T còn tham gia vào sự điều hòa các đáp ứng miễn dịch. Từ quần thể lớn này lại tiếp tục biệt hóa thành các tiểu quần thể hoạt động chuyển hóa cao hơn trong các chức năng miễn dịch khác nhau. Để phân biệt các lympho B và lympho T hoặc giữa các lympho T với nhau, người ta dựa vào các đặc điểm cấu trúc bề mặt của chúng. Những đặc điểm cấu trúc bề mặt này gọi là các dấu ấn bề mặt. Có hai loại dấu ấn bề mặt: - Kháng nguyên bề mặt (Surface antigen). - Thụ thể bề mặt (Surface receptor). Ngoài ra ngay ở các tế bào lympho B còn có loại thứ ba là các kháng thể bề mặt hay còn gọi là các globulin miễn dịch bề mặt (Surface immunoglobulin). III. QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA ĐỂ TẠO CÁC DÒNG TẾ BÀO Sự tạo thành các tế bào thực bào cũng như các tế bào lympho tham gia trong phản ứng miễn dịch được tóm tắt như sau: Bước 1: Tất cả các dòng tế bào nói trên đều xuất phát từ một tế bào nguồn ở tủy xương hay còn gọi là tế bào gốc hoặc tế bào mầm. Bước 2: Từ tế bào nguồn sẽ biệt hóa thành hai dòng. - Dòng tế bào hệ tạo huyết. - Dòng tế bào dạng lympho. Bước 3: a. Dòng tế bào tạo huyết lại tiếp tục biệt hóa tạo thành ba dòng thuần khác là: Tế bào dòng tủy, tế bào dòng hồng cầu và tế bào dòng khổng lồ. Ba dòng này đi vào hệ mạch máu ngoại vi và tiếp tục biệt hóa thành các tế bào trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào qua trình đáp ứng miễn dịch như sau: - Từ dòng tế bào tủy sẽ tạo thành tế bào đơn nhân rồi thành đại thực bào, cũng từ tế bào dòng tủy sẽ tạo thành tế bào bạch cầu đa nhân (trung tính, toan tính và kiềm tính) và tế bào mast. - Từ tế bào dòng hồng cầu sẽ tạo thành hồng cầu cho hệ máu đỏ góp phần gián tiếp vào đáp ứng miễn dịch. - Từ tế bào dòng khổng lồ sẽ tạo thành các tế bào tiểu cầu. b. Dòng tế bào dạng lympho sẽ chia hai ngả đi vào hai cơ quan đặc biệt đê nhận “thông tin miễn dịch” và tiếp tục quá trình biệt hóa. Bước 4: a. Dòng thứ nhất đi vào tuyến ức (Thymus) được biệt hóa thành các tiền lympho bào rồi sau đó thành các lympho bào T non, các lympho bào T non đi vào hệ máu ngoại vi trở thành các lympho bào T chín và tiếp tục biệt hóa cao hơn tạo thành các tiểu quần thể với các tính chất và chức năng khác nhau: - Lympho T hỗ trợ cho B (THB) - Lympho T ức chế (Ts) - Lympho T gây độc (Tc) - Lympho T gây quá mẫn muộn (TDTH) - Lympho T cảm ứng (Ti) - Lympho T khuếch đại (Ta) - Lympho T điều hòa theo kiểu điều khiển ngược (TFR) - Lympho T hỗ trợ cho T ức chế (THS) b. Dòng thứ hai đi vào một cơ quan đặc biệt đó là túi Bursa Fabricius ở loài gia cầm, còn ở người là một cơ quan lympho tương ứng ở biếu mô ruột, rồi nhận thông tin miễn dịch tại đó. Tại túi Bursa hoặc cơ quan tương ứng, nó được biệt hóa thành các tế bào tiền lympho B, rồi thành lympho B chưa chín, sau đó lympho B chưa chín đi vào mạch máu ngoại vi và biến thành lympho B chín. Từ lympho B chín tiếp tục được biệt hóa thành: - Các tế bào plasma có chức năng tạo thành các kháng thể đặc hiệu. - Các tế bào B nhớ ghi lại các thông tin kháng nguyên để tạo trí nhớ miễn dịch. IV. BẠCH CẦU VÀ LÂM BA CẦU 4.1. Bach cầu Bạch cầu là các tế bào có nhân, hình dáng và kích thước rất khác nhau tùy từng loại. Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể: Bạch huyết, dịch não tủy, hạch bạch huyết, các tố chức liên kết... 4.1.1. Phân loại bạch cầu Về mặt đại thể, với kỹ thuật kinh điển, dựa vào hình dáng, kích thước tế bào, hình dáng nhân, sự bắt màu của hạt trong bào tương. Ngày nay nhờ kỹ thuật hiện đại còn phát hiện được các thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu v.v... Người ta có thể phân loại bạch cầu thành bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân) và bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân). Bạch cầu đa nhân được chia làm 3 loại: Trung tính, ưa axit và ưa kiềm. Bạch cầu đơn nhân được chia làm 2 loại: Monocyt và lymphocyt. Ở người bình thường, tỷ lệ các bạch cầu trong máu ngoại vi như sau: Bạch cầu hạt ưa axit (E): 2,3% Bạch cầu hạt ưa kiềm (B): 0,4% Bạch cầu hạt trung tính (N): 62,0% Bạch cầu monocyt (M): 5,3% Bạch cầu lymphocyt (L): 30,0% 4.1.2. Công thức bạch cầu Là phần trăm của từng loại bạch cầu trong tổng số. Công thức bạch cầu có ý nghĩa rất quan trọng trong chấn đoán phân biệt. Các giá trị bình thường của bạch cầu: Các loại bạch cầu Giá trị tuyệt đối (trong lmm3) Tỷ lệ phần trăm Đa nhân trung tính – NEUTROPHIL 1700 – 7000 60 – 66% Đa nhân ái toan – EOSINOPHIL 50 – 500 2 – 11% Đa nhân ái kiềm – BASOPHIL 10 – 50 0.5 – 1% Mono bào – MONOCYTE 100 – 1000 2 – 2,5% Bạch cầu Lympho – LYMPHOCYTE 1000 – 4000 20 – 25% 4.1.3. Chức năng của bạch cầu Bạch nói chung có những đặt tính như: - Xuyên mạch: Bạch cầu M và N có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên qua vách giữa các tế bào để tới những nơi cần thiết. - Chuyển động theo kiểu amip: Bạch cầu M và N có khả năng chuyển động bằng chân giả (theo kiếu amip) với tốc độ: 40mm/min. - Hóa ứng động và nhiệt ứng động: Có một số chất do mô viêm sản xuất, do vi khuấn tạo ra hoặc những chất hóa học đưa từ ngoài vào cơ thể thu hút bạch cầu tới (hóa ứng động dương tính) hoặc xua đuổi bạch cầu ra xa hơn (hóa ứng động âm tính). Tương tự, với nhiệt cũng như vậy, bạch cầu cũng có nhiệt ứng động dương tính và âm tính. Các đặc tính này chủ yếu là của bạch cầu M và N. - Thực bào: Bạch cầu M và N có khả năng thực bào, ẩm bào. Những điều kiện thuận lợi cho thực bào là: + Bề mặt của vật rộng và xù xì. + Không có vỏ bọc: Các chất tự nhiên trong cơ thể có vỏ bọc là protein, các chất này đẩy tế bào thực bào ra xa nên khó thực bào. Các mô chết, các vật lạ không có vỏ bọc và thường tích điện rất mạnh nên chúng dễ bị thực bào. + Quá trình opsonin hóa: Các kháng thế (được sản xuất trong quá trình miễn dịch) đã gắn vào màng tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn dễ bị thực bào. Quá trình thực bào được thực hiện như sau: Bạch cầu tiếp cận vật lạ, phóng chân giả để bao vây vật lạ, tạo thành một túi kín chứa vật lạ. Túi này xâm nhập vào trong tế bào, tách khỏi màng tế bào tạo ra một túi thực bào trôi tự do trong bào tương. Túi thực bào tiếp cận lysosom và các hạt khác trong bào tương và xuất hiện hiện tượng hòa màng. Các enzym tiêu hóa và các tác nhân giết vi khuẩn được trút vào túi thực bào để xử lý vật lạ. Túi thực bào trở thành túi tiêu hóa. Sau khi tiêu hóa, các sản phẩm cần thiết cho tế bào được giữ lại, các sản phẩm không cần thiết sẽ được đào thải ra khỏi tế bào bằng quá trình xuất bào. Tính thực bào của bạch cầu không phải là vô hạn. Một bạch cầu hạt trung tính có thể thực bào 5 – 25 vi khuẩn thì chết. Đại thực bào có khả năng thực bào mạnh hơn nhiều. Nó có thể thực bào tới 100 vi khuẩn. Khi nghiên cứu chức năng thực bào của bạch cầu, người ta thường sử dụng "chỉ số thực bào" để đánh giá chức năng này. Bạch cầu có mặt ở khắp nơi trong cơ thể cho nên vi khuẩn đột nhập bằng bất kỳ đường nào cũng bị tiêu diệt. Đặc biệt bạch cầu trấn giữ những nơi quan trọng của cơ thể mà vi khuẩn dễ xâm nhập vào như: Da, niêm mạc, các hốc tự nhiên, phổi, đường tiêu hoá, gan, lách. Tuy vậy có một số vi khuẩn bị bạch cầu "nuốt" nhưng không "giết" được như mycobacteria, salmonella, listera ... Những vi khuẩn này ẩn náu rồi nhân lên trong đại thực bào. Bạch cầu N và đại thực bào còn chứa những chất giết vi khuẩn. Một số vi khuẩn không bị tiêu hóa bởi các enzym của lysosom vì chúng có vỏ bọc bảo vệ, hoặc có các yếu tố ngăn chặn tác dụng của các enzym tiêu hóa nhưng lại bị chết bởi các chất giết vi khuẩn. Các chất giết vi khuẩn là các chất oxy hóa mạnh như superoxid (O2-), hydrogenperoxid (H2O2), ion hydroxyl (OH-). Ngoài ra enzym mieloperoxydase của lysosom cũng có khả năng giết vi khuẩn vì nó làm tan màng lipid của vi khuẩn. - Bạch cầu đa nhân ái toan (E): Bạch cầu E có khả năng thực bào và hóa ứng động rất yếu nên không quan trọng trong nhiễm trùng thông thường. Ở những người nhiễm ký sinh trùng (KST), số lượng bạch cầu E tăng cao và chúng tới các ổ nhiễm ký sinh trùng. Bạch cầu E giải phóng ra các chất để giết KST: Men thủy phân từ các hạt của bào tương, oxy nguyên tử, các peptid v.v... Bạch cẩu E cũng tập trung nhiều ở các ổ có phản ứng dị ứng (tiểu phế quản, da v.v...). Trong quá trình tham gia vào phản ứng dị ứng, dưỡng bào và bạch cầu B đã giải phóng ra các chất gây hóa ứng động dương tính với bạch cầu E. Bạch cầu E có tác dụng khử độc là các chất gây viêm do dưỡng bào và bạch cầu B giải phóng ra. Bạch cầu E cũng có thể có tác dụng thực bào để chống quá trình lan rộng của viêm. - Bạch cầu đa nhân ái kiềm (B): Bạch cầu đa nhân ưa base có thể giải phóng heparin, histamin, một ít bradykinin và serotonin. Tại ổ viêm các chất trên cũng được dưỡng bào giải phóng ra trong quá trình viêm. Dưỡng bào và bạch cầu B đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng vì kháng thể IgE gây phản ứng dị ứng có khả năng gắn vào màng dưỡng bào và bạch cầu B. Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu phản ứng với kháng thể làm cho các tế bào này bị vỡ ra và giải phóng heparin, histamin, bradykinin, serotonin, enzym thuỷ phân lysosom và nhiều chất khác. Các chất trên gây ra dị ứng. - Bạch cầu trung tính: Là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể. Vì vậy bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. Đôi khi trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus... 4.2. Lâm ba cầu Trở lại với lâm ba cầu, lâm ba cầu là lympho bào B và lympho bào T như đã sơ lược ở trên. Chúng đều có chung nguồn gốc trong bào thai là các tế bào gốc vạn năng. Các tế bào này sẽ biệt hóa hoặc được "xử lý" để thành các lympho bào trưởng thành. Một số tế bào lympho di trú ở tuyến ức và được "xử lý" ở đây nên gọi là lympho bào T (Thymus). Một số tế bào lympho khác được "xử lý" ở gan (nửa đầu thời kỳ bào thai) và tủy xương (nửa sau thòi kỳ bào thai). Dòng tế bào lympho này được phát hiện lần đầu tiên ở loài chim và chúng được "xử lý" ở Bursa Fabricicus (cấu trúc này không có ở động vật có vú) nên được gọi là lympho bào B (lấy từ chữ Bursa). Sau khi được "xử lý" các lympho bào lưu thông trong máu rồi dự trữ ở mô bạch huyết, rồi lại vào máu v.v... chu kỳ tiếp diễn nhiều lần. Chức năng chính của lympho bào là: Lympho bào B chịu trách nhiệm về miễn dịch dịch thể. Lympho bào T chịu trách nhiệm về miễn dịch tế bào. Hai chức năng của hai loại tế bào này có mối liên quan chặt chẽ với nhau. 4.2.1. Chức năng của ỉympho bào B Trước khi tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu, các clon lympho B ngủ yên trong mô bạch huyết. Khi kháng nguyên xâm nhập vào, các đại thực bào thực bào kháng nguyên và giới thiệu (trình) kháng nguyên cho các lympho bào B và lympho bào T. Các lympho bào T hỗ trợ được hoạt hóa cũng góp phần hoạt hóa lympho bào B. Các lympho bào B đặc hiệu với kháng nguyên được hoạt hóa, ngay lập tức trở thành các nguyên bào lympho. Một số nguyên bào biệt hóa tiếp để thành nguyên tương bào là tiền thân của tương bào plasmocyt. Trong các tế bào này có mạng nội bào tương có hạt tăng sinh. Tế bào phân chia rất nhanh: 9 lần phân chia trong khoảng 10 giờ và trong 4 ngày đầu một nguyên tưong bào sinh ra tới 500 tế bào. Các tương bào sinh kháng thể globulin với tốc độ rất nhanh và mạnh. Mỗi tương bào sản xuất khoảng 2000 kháng thể/1 giây. Các kháng thể vào hệ tuần hoàn. Sự sản xuất kháng thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần cho đến khi tương bào bị chết. Trong quá trình thực hiện chức năng miễn dịch, một số nguyên bào lympho sinh ra một lượng khá lớn tế bào lympho B mới giống như tế bào lympho B gốc của clon và được bổ sung thêm vào số tế bào lympho gốc của clon. Các tế bào này cũng lưu thông trong máu và cũng cư trú trong mô bạch huyết. Khi gặp lại cùng một kháng nguyên chúng sẽ được hoạt hóa một lần nữa, đó là các tế bào nhớ. Sự đáp ứng kháng thể của các tế bào lympho B này diễn ra nhanh và mạnh hơn rất nhiều so với những tế bào lymphpo gốc của clon đặc hiệu. Điều này giải thích tại sao đáp ứng miễn dịch nguyên phát (tiếp xúc kháng nguyên đặc hiệu lần đầu) lại chậm và yếu hơn so với đáp ứng miễn dịch thứ phát (tiếp xúc với cùng một kháng nguyên lần thứ 2). 4.2.2. Chức năng của lympho bào T Khi tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu do đại thực bào giới thiệu, các tế bào lympho T của mô bạch hyết tăng sinh và đưa nhiều tế bào lympho T hoạt hóa vào bạch huyết rồi vào máu. Chúng đi khắp cơ thể qua mao mạch vào dịch kẽ rồi trở lại bạch huyết để vào máu một lần nữa. Chu kỳ cứ tiếp diễn như vậy hàng tháng hoặc hàng năm. Tế bào nhớ của lympho bào T cũng đựơc hình thành như tế bào nhớ của lympho bào B. Đáp ứng miễn dịch tế bào thứ phát là tạo ra lympho bào T hoạt hóa mạnh hơn, nhanh hơn đáp ứng miễn dịch tế bào nguyên phát. Trên bề mặt của một lympho bào T có hàng trăm ngàn vị trí receptor. Các kháng nguyên gắn vào receptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào lympho T cũng giống như gắn với kháng thể đặc hiệu do lympho bào B sản xuất ra. Các lympho bào T được chia thành lympho bào T hỗ trợ, lympho bào T gây độc và lympho bào T trấn áp. Tế bào lympho T hỗ trợ chiếm 3/4 tổng số tế bào lympho T và có chức năng điều hòa hệ thống miễn dịch. Sự điều hòa này thông qua lymphokin mà quan trọng nhất là interleukin. Nếu thiếu lymphokin của lympho bào T thì hệ thống miễn dịch sẽ bị tê liệt. Interleukin 2, 3, 4, 5, 6 có tác dụng kích thích tạo cụm bạch cầu hạt, bạch cầu M và làm tăng chức năng thực bào của các tế bào này. Interleukin 2, 4, 5 kích thích tăng sinh, tăng trưởng tế bào lympho T gây độc tế bào và lympho bào T trấn áp. Các interleukin, đặc biệt là interleukin 4, 5, 6 kích thích rất mạnh tế bào lympho B và làm tăng cường chức năng miễn dịch dịch thể. Ngoài ra, interleukin 2 còn có vai trò điều hòa ngược dương tính đối với tế bào lympho T hỗ trợ làm cho đáp ứng miễn dịch mạnh lên gấp bội. Lympho bào T gây độc tế bào có khả năng tấn công trực tiếp các tế bào, có khả năng giết chết vi khuẩn, đôi khi giết cả chính bản thân cơ thể mình. Do đó có người gọi nó là tế bào giết tự nhiên (Native Kill cell, thường viết tắt là NK). Các receptor trên bề mặt tế bào giết có khả năng gắn chặt vào vi khuẩn hoặc tế bào có chứa các kháng nguyên đặc hiệu. Tế bào giết giải phóng perforin (bản chất là một protein) để tạo ra nhiều lỗ trên màng tế bào bị tấn công. Qua lỗ này, các chất gây độc tế bào được bơm từ tế bào giết sang tế bào bị tấn công, làm cho tế bào bị giết tan ra. Tế bào giết có thể giết liên tiếp nhiều tế bào khác mà vẫn có khả năng tồn tại hàng tháng. Tế bào giết có tác dụng đặc biệt lên các tế bào có chứa virus. Vì tính kháng nguyên của virus trong tế bào rất hấp dẫn tế bào giết. Tế bào giết cũng có vai trò quan trọng trong sự phá hủy tế bào ung thư, nhất là tế bào các mô ghép. Lympho bào T trấn áp có khả năng trấn áp tế bào lympho T hỗ trợ và tế bào lympho T gây độc tế bào. Chức năng này là để điều hòa hoạt động của tế bào, duy trì sự đáp ứng miễn dịch không quá mức, vì đáp ứng miễn dịch quá mức sẽ gây tác hại cho cơ thể. Vì vậy tế bào lympho T trấn áp và tế bào lympho T hỗ trợ được gọi là tế bào lympho điều hòa. Cơ chế điều hòa của tế bào lympho T trấn áp đối với tế bào lympho T hỗ trợ là cơ chế điều hòa ngược âm tính. Lympho bào T trấn áp cũng có khả năng ức chế tác dụng của hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào các mô cơ thể (hiện tượng dung nạp miễn dịch).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_mien_dich_va_vai_tro_cua_bach_cau_doi_voi_qua_trin.doc
Tài liệu liên quan