Tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Tài liệu Tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình: ... Ebook Tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

doc109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ------› ¶ š------ luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc T×m hiÓu t×nh h×nh ho¹t ®éng cña Héi Phô n÷ huyÖn trong ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi n«ng th«n huyÖn Vò Th­ tØnh Th¸i B×nh Tên sinh viên : NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Chuyên ngành đào tạo : PTNT & KN Lớp : PTNT & KN - K50 Niên khoá : 2005 - 2009 Giảng viên hướng dẫn : ThS. ĐỖ THỊ THANH HUYỀN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009 Sinh Viên Nguyễn Thị Thanh Huyền LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Phát triển nông thôn, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm qua và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS Đỗ Thị Thanh Huyền, người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan Hội phụ nữ huyện Vũ Thư đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập những số liệu cần thiết và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu tại địa bàn huyện. Cuối cùng con xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, bạn bè và những người thân đã động viên tinh thần cũng như vật chất trong thời gian con thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người! Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009 Sinh Viên Nguyễn Thị Thanh Huyền TÓM TẮT LUẬN VĂN Đất nước đang tiến hành hiện đại hóa nông thôn và phát triển nông thôn là một trong các quá trình đó. Phát triển nông thôn đòi hỏi các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong xã hội nông thôn chung tay xây dựng và Hội PN là một trong các tổ chức đó. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước cũng có sự góp sức của các tổ chức Hội PN. Khi đất nước tiến hành CNH- HĐH đất nước, Hội PN thay mặt Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh những mặt đạt được của Hội PN vẫn còn tồn tại những vướng mắc, xuất phát từ những điều đó chúng tôi tiến hành đề tài “ Tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình” Thông qua việc tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình , từ đó đưa ra những phương hướng và một số giải pháp để Hội phụ nữ phát huy việc thực hiện nhiệm vụ của Hội trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện . Vũ Thư là huyện nằm giữa thành phố Nam Định và thành phố Thái Bình, lại có đường quốc lộ 10 chạy qua với chiều dài gần 10 km cùng hệ thống cầu hoàn chỉnh hiện đại chia huyện thành 2 phần Tây – Tây Bắc và Đông – Đông Nam nên huyện chính là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, là cửa ngõ để thông thương với các tỉnh phía Bắc. Phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân số của toàn huyện vì vậy với vị trí địa lý thuận lợi, Chị em phụ nữ trên địa bàn có điều kiện thuận lợi trong quá trình buôn bán với các tỉnh, thành phố khác và các vùng trong toàn tỉnh, giúp họ tăng thêm thu nhập. Hội phụ nữ huyện Vũ Thư là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Hội đã được quy định tại điều XV chương III điều lệ Hội LHPN VN, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy và hội LHPN tỉnh Thái Bình về hoạt động của tổ chức hội và phong trào phụ nữ trong toàn huyện. Hội phụ nữ xã là cơ sở thực hiện các nội dung mà cơ quan huyện Hội xây dựng và lên kế hoạch thực hiện. Các tổ trưởng và chi trưởng của các chi, tổ phụ nữ là những người đứng đầu các chi, tổ phụ nữ của xã. Các hội viên này giúp cán bộ PN xã tổ chức, điều hành các chi, tổ phụ nữ của các thôn theo quy định của Hội. Qua phương pháp số liệu thứ cấp là những thông tin đã được công bố của các cơ quan trong huyện. Ngoài ra các thông tin này cũng được thu thập qua sách báo, tạp chí, internet…và số liệu sơ cấp từ 3 đối tượng điều tra là các cán bộ huyện Hội, cán bộ cơ sở Hội và người dân bằng phiếu điều tra được thiết kế theo những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL trên cơ sở phân tổ thống kê để tiến hành phân tích số liệu băng các phương pháp đã học như:Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp so sánh, Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ( PRA ) trong đó sử dụng công cụ: Công cụ SWOT , Công cụ biểu đồ VENN để đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư. Hội LHPN huyện Vũ Thư chịu sự chỉ đạo theo 2 ngành dọc và ngang. Cơ cấu tổ chức bộ máy huyện Hội có 2 văn phòng, 214 chi hội và 242 tổ của 30 xã và thị trấn ( Có 8 chi hội mỗi chi hội 2 tổ, 3 chi hội mỗi chi hội có 4 tổ và 203 chi hội mỗi chi hội có 1 tổ ). Hiện nay huyện Hội có 69035 hội viên trong đó phụ nữ từ 18 tuổi trở lên chiếm 75%. Nhiệm kỳ 2007 – 2011 là nhiệm kỳ thực hiện Nghị Quyết ĐHPNTQ lần thứ X là những năm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với nhiều phong trào thi đua yêu nước nhằm đưa Nghị Quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống đã tác động mạnh mẽ và tích cực đến cán bộ , hội viên và hoạt động phong trào phụ nữ trên địa bàn toàn huyện nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội. Cùng với phong trào do TƯ Hội LHPN VN phát động, Hội LHPN huyện đã thực hiện tốt các phong trào của địa phương, hăng hái thi đua lao động sản xuất, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc. 1.Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Vũ Thư cho hội viên hội phụ nữ, gia đình chính sách vay vốn với lãi suất thấp. Thông qua hoạt động nhiều chị em ý thức tiết kiệm, hạch toán sử dụng vốn vay có lãi, đặc biệt là hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. 2. Phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT phục vụ sản xuất. Thông qua các hoạt động trên huyện Hội và các cấp Hội đã góp phần làm chuyển biến nhận thức cho chị em thay đổi tập quán, thói quen canh tác, dùng giống, phân bón chất lượng cao, giá cả phù hợp, cấy giống lúa ngắn ngày và các giống lúa có chất lượng cao, áp dụng công thức thâm canh: xuân muộn – mùa sớm – cây vụ đông. 3.Mở các lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập. Hội phụ nữ huyện đã chỉ đạo các cơ sở hội tiếp tục tuyên truyền, tư vấn, mở các lớp dạy nghề thủ công ngắn hạn ( như các nghề: mây tre đan, làm chổi đót, may công nghiệp, làm bông thú xuất khẩu ), giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Hoạt động đã thu hút được nhiều chị em tham gia. Điển hình Hội phụ nữ xã: Duy Nhất.. 4.Hội phụ nữ huyện chỉ đạo phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”.Thông qua các hoạt động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế các cấp hội đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo, tạo sự gắn bó của hội viên với tổ chức Hội. 5.Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ. Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức cho chị em phụ nữ đã được huyện Hội coi là nền tảng cho các hoạt động xã hội của các cấp cơ sở của hội. Thực hiện tốt công tác này huyện Hội đã giúp cho mỗi cá nhân hội viên hiểu được các vấn đề cơ bản của xã hội và từ đó nâng cao nhậnn thức của mỗi gia đình trước các vấn đề xã hội. Đặc biệt Hội LHPN huyện góp phần tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe – sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình. Trong nhiệm kỳ 2001 – 2006, huyện hội đã vận động được hàng nghìn chị em trong độ tuổi sinh đẻ đi khám phụ khoa và đã chữa trị được 25.157 lượt( tăng so với năm 2001: 16.150 ), giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổ chức Hội xuống 12,1% năm 2006 và giảm tỷ lệ sinh trong toàn huyện xuống còn 1,12%. 6.Tham gia tích cực các công tác xã hội, bảo vệ môi trường để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ huyện. Các hoạt động xã hội, huyện Hội đã giúp các hội viên đoàn kết, gắn bó nhau hơn. Qua đó xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, nâng cao vị trí của Hội trong nhân dân đồng thời góp phần vào việc xây dựng gia đình hạnh phúc và thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn của Hội đã thu được kết quả nhất định trong việc xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia xuống còn 13%, đưa giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 42 triệu đồng trở lên, giá trị sản xuất bình quân đầu người: 9 triệu đồng/năm trở lên. Không những thế hoạt động của Hội còn góp phần trong thành tích cơ cấu kinh tế của huyện .Các hoạt động của Hội có tính sâu, rộng giúp chị em nắm bắt các vấn đề xã hội đang diễn ra. Hoạt động xã hội nông thôn của Hội phụ nữ huyện đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn của huyện như: giảm tỷ lệ sinh tự nhiên của huyện xuống còn 1,12%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 21,87% và các chỉ tiêu cơ bản khác như: 100% cán bộ viên chức, 80% hội viên được tuyên truyền học tập các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Hội và học tập chuyên đề, 70% các bà mẹ được hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo khoa học, 60% nữ thanh niên được giáo dục kiến thức tiền hôn nhân, 90% gia đình cán bộ, 80% gia đình hội viên đạt chuẩn văn hoá, thu hút 78% hội viên tham gia vào Hội, xây dựng 80% hội viên nòng cốt. Hội đã góp phần tích cực vào việc tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn .Tóm lại, tình hình hoạt động của Hội LHPN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn, môi trường huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được Đảng Ủy nhân dân huyện Vũ Thư đánh giá cao và được Tỉnh Hội PN Thái Bình khen tặng trong công tác hoạt động. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Hoạt động của Hội LHPN VN 21 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2006 – 2008 31 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2006 - 2008 34 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư năm 2008 37 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2006 - 2008 39 Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 41 Bảng 3.6 Phương pháp phân tích thông tin 43 Bảng 4.1 Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp 49 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả hoạt động tín chấp vốn vay NHCSXH huyện tháng 5/ 2007 53 Bảng 4.4 Kết quả hoạt động dạy nghề tạo việc làm năm 2006 – 2008 57 Bảng 4.6 Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ năm 2006 – 2008 61 Bảng 4.7 Hội phụ nữ góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số- KHHGĐ nhiệm kỳ 2001 – 2006 63 Bảng 4.8 Mức độ hoạt động được giao 67 Bảng 4.10 Ý kiến đánh giá của người dân về các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn của Hội phụ nữ huyện 72 Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động xã hội, môi trường nông thôn của Hội PN huyện 75 Bảng 4.12 SWOT về hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn 83 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN 25 Sơ đồ 2 Tổ chức của Hội LHPN huyện Vũ Thư 46 Sơ đồ 3 Các hoạt động của Hội phụ nữ huyện 47 Sơ đồ 4 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển kinh tế xã hội môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 48 Sơ đồ 5 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Vũ Thư 74 Sơ đồ 6 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Hội LHPN VN Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam PN Phụ nữ BCH Ban chấp hành ĐHPNTQ Đại hội phụ nữ toàn quốc KHKT Khoa học kỹ thuật NHCSXH Ngân hàng Chính Sách Xã Hội NHNN Ngân hàng Nông Nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm TNXH Tệ nạn xã hội ATGT An toàn giao thông DS-KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình VSTBCPN Vì sự tiến bộ của phụ nữ CS-PL Chính sách-Pháp luật UBND Ủy ban nhân dân CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản PC Phòng chống CN-XDCB Công nghiệp- Xây dựng cơ bản TMDV Thương mại dịch vụ BBPNTE Buôn bán phụ nữ trẻ em MTTQ Mặt trận tổ quốc CLB Câu lạc bộ SX-KD Sản xuất kinh doanh SL Số lượng CC Cơ cấu PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI, đất nước đang từng bước chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Điểm nổi bật rõ nhất đó là một xã hội ngày càng đi lên, mà biểu hiện của nó là các gia đình ngày càng vững mạnh, ấm no, hạnh phúc. Để đạt được điều này phải có sự nỗ lực của các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong xã hội. Hội LHPN VN là một trong các tổ chức đó. Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giành độc lập của đất nước cũng đều có các nhóm, tổ chức phụ nữ đồng hành. Ở mỗi vị trí chiến đấu, chị em phụ nữ đều làm tốt công việc của mình. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ đấu tranh cho độc lập, trên mọi mặt trận cũng có các tổ chức Hội phụ nữ tham gia góp phần quan trọng trong việc mang lại độc lập cho dân tộc. Trên mặt trận tiền tuyến có các đội thanh niên xung phong, các đoàn y, bác sỹ…tham gia chiến đấu. Ở các địa phương, có các đội nữ du kích, đội nữ dân quân tự vệ…Trên mỗi bước đường hành quân của bộ đội đi qua cũng có các lán phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến. Ở hậu phương, các “ đội quân tóc dài” hăng hái thi đua sản xuất để phục vụ kháng chiến, là hậu phương vững chắc nuôi bộ đội đánh giặc, không những thế còn có các nhóm phụ nữ tương tế vừa phục vụ kháng chiến vừa tham gia chiến đấu đã làm nên hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam “ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Khi đất nước giành được độc lập, cả nước chung tay xây dựng, kiến thiết đất nước, dưới ánh sáng của Đảng, Hội LHPN VN cùng các tổ chức Hội phụ nữ trên mọi miền Tổ quốc cũng hoà chung vào công cuộc vĩ đại đó và đã đạt những thành tích to lớn và một trong số đó phải nhắc đến là việc đưa nước ta trở thành cường quốc trong việc xuất khẩu gạo trên thế giới. Khi đất nước tiến hành công cuộc CNH- HĐH đất nước phấn đấu đến năm 2010 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Hội LHPN VN với chức năng và nhiệm vụ của mình đã giúp Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. . Ở các đô thị lớn, Hội tạo điều kiện cho các chị em có khả năng kinh doanh phát huy hết khả năng của mình, động viên, biểu dương để chị em đóng góp tài năng của mình cho đất nước. Bằng các hoạt động thiết thực của tổ chức Hội Phụ nữ đã đem lại hàng nghìn công ăn việc làm cho các chị em phụ nữ, hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo…góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đổi mới đất nước. Hội LHPN huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình đã được thành lập từ lâu.Trong suốt thời gian hoạt động kể từ khi được thành lập Hội Phụ nữ huyện đã trở thành cơ quan ngôn luận của chị em phụ nữ huyện, tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng, phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên toàn huyện. Bên cạnh những thành công nhất định, Hội phụ nữ còn tồn tại những hạn chế vướng mắc . Xuất phát từ những điều đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua việc tìm hiểu hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình , từ đó đưa ra những phương hướng và một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện . 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến Hội Phụ nữ - Tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ trong phát triển nông thôn của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình - Đánh giá tình hình hoạt động của Hội phụ nữ huyện Vũ Thư - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Phụ nữ trong phát triển nông thôn địa phương. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức hội phụ nữ huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, các cán bộ hội phụ nữ cấp huyện và cấp xã và nông dân trên địa bàn huyện. 1.3.2 Phạm vi nội dung Đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động của Hội phụ nữ cấp huyện, cấp xã, các chi, tổ phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu. 1.3.3 Phạm vi về thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2009 đến 20/5/2009 1.3.4 Phạm vi không gian Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Vũ Thư – Thái Bình PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm về Hội phụ nữ Theo Điều lệ của Hội LHPN VN, Hội phụ nữ là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội phụ nữ là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hòa bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. 2.1.2 Tầm quan trọng của Hội phụ nữ Việt Nam - Hội LHPN VN không chỉ hoạt động chính trị, Hội còn là đầu mối quy tụ, tổ chức thực hiện những hoạt động xã hội sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hội LHPN VN luôn quan tâm thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Trong hoạt động phát triển hội viên: Hội quy tụ, tập hợp rộng rãi các đối tượng phụ nữ, không phân biệt tầng lớp giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc…thu hút đa dạng đối tượng hội viên: ngoài đối tượng nữ nông thôn lao động nông nghiệp, phụ nữ lực lượng vũ trang ( quân đội, công an, bộ đội, biên phòng ), phụ nữ công nhân viên chức và lao động, phụ nữ nội trợ, nay còn thêm nhiều đối tượng mới như: nữ trí thức, nữ khoa học, nữ văn nghệ sỹ, nữ doanh nhân, nữ sinh viên…Vận động phụ nữ trong các thành phần kinh tế tập thể, cá nhân, tư nhân, liên doanh, hợp danh… - Hội giúp phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng, Hội LHPN VN là trường học nâng cao năng lực và kiến thức mọi mặt của phụ nữ, giúp cho chị em có cơ hội tiếp cận kiến thức thông tin, từ đó có quyền năng về chính trị, kinh tế, khẳng định vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Những hoạt động này góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới của toàn xã hội. Hội các cấp thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới không chỉ cho hội viên mà còn cho cả nam giới và các nhà hoạch định chính sách ở địa phương. Thực hiện lồng ghép giới vào các chương trình, dự án, nhằm giúp cho phụ nữ được tham gia vào quá trình phát triển. 2.1.3 Khái niệm về Nông thôn và Phát triển nông thôn + Nông thôn nhìn nhận dưới góc độ quản lý có thể hiểu: là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hoá- xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. + Phát triển nông thôn theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (1975 ): Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển. Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính Phủ thì: “Phát triển nông thôn là một quá trình phát triển có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, văn hoá, môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. 2.1.4 Vai trò của Hội phụ nữ trong phát triển nông thôn Đất nước đang tiến hành công cuộc CNH- HĐH đất nước và phát triển nông thôn là một trong các khâu của tiến trình đó. Với phân nửa xã hội là chị em phụ nữ nên phụ nữ có một số lượng đông đảo và đại đa số chị em sống ở khu vực nông thôn nên Hội LHPN VN sẽ có vai trò không nhỏ trong sự nghiệp đưa nông thôn đi lên. Hội LHPN VN không chỉ là hoạt động chính trị. Hội còn là đầu mối quy tụ tổ chức thực hiện những hoạt động sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh tổng lực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, văn minh”. Phụ nữ là một trong các đối tượng xã hội cần được quan tâm và đặc biệt là các phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hội LHPN VN là tổ chức đầu mối giúp Đảng và Nhà nước chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ cũng chính là giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và các vấn đề của phụ nữ nông thôn nói riêng. Hội LHPN VN là cơ quan cấp cao nhất của hệ thống tổ chức cấp Hội. Hội LHPN VN là nơi xây dựng các điều luật, chính sách liên quan đến phụ nữ. Hội LHPN VN còn là nơi xây dựng các nhiệm vụ, phong trào, hoạt động của Hội phụ nữ trên toàn quốc. Hội LHPN Tỉnh là cơ quan chịu sự quản lý trực tiếp của Hội LHPN VN. Hội phụ nữ tỉnh có trách nhiệm triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, phong trào mà Hội LHPN VN đề ra. Ngoài ra tỉnh Hội còn xây dựng các phong trào, hoạt động thi đua trong phù hợp với đièu kiện của từng tỉnh. Hội LHPN huyện là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN. Hội chịu trách nhiệm trước tỉnh Hội và Hội LHPN huyện nhận nhiệm vụ từ tỉnh Hội và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động tới các cấp Hội cơ sở. Hội phụ nữ huyện sẽ kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội phụ nữ trên địa bàn toàn huyện và xây dựng các hoạt động phù hợp với cơ sở Hội xã. Hội phụ nữ xã là cơ sở của Hội PN huyện. Hội PN xã hướng dẫn chi tiết cho các chi, tổ PN của từng xã thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, phong trào của huyện Hội đề ra trong ĐH PN toàn huyện. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Sự hình thành và vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng XHCN ở Việt Nam 2.2.1.1 Sự ra đời của Hội phụ nữ Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp, nên Phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm, là những người lao động trí óc và lao động chân tay cần cù, sáng tạo, thông minh, người nghệ sỹ bảo vệ, giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh văn hóa dân tộc, là người chủ gia đình: dịu hiền, đảm đang, trung hậu, người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là những người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi với cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông du… Vào những năm 1927 – 1930, những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo các tầng lớp như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ: Phụ nữ phản đế, Đồng minh phụ nữ hiệp hội, Hội phụ nữ giải phóng…và hình thành nhiều nhóm phụ nữ… + Năm 1927, nhóm chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích( Bắc Ninh) tham gia thanh niên cách mạng đồng chí hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ chức học nghề đăng ten gồm 30 chị vừa học nghề vừa học chữ. + Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ giải phóng ở Vinh. + Năm 1930 thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An có 6066 chị tham gia phụ nữ giải phóng, ở Hà Tĩnh có 6880 chị cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 200 xã (Nghệ An) và 172 xã( Hà Tĩnh). + Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo của cuộc đấu tranh trên 4000 nông dân ở 2 huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng nghìn phụ nữ tham gia. + Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập – trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “ Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng ( công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy mà vào ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này nói lên quan điểm của Đảng ta đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Qua các thời kỳ cách mạng có các tổ chức phụ nữ: Hội phụ nữ giải phóng ( 1930- 1931), Hội phụ nữ Dân chủ ( 1936 – 1939), Hội phụ nữ Phản đế ( 1939 – 1941), Đoàn phụ nữ cứu quốc(16/06/1941), Hội LHPN Việt Nam( 20/10/1946), Hội LHPN Việt Nam( 06/1976 – khi nước nhà thống nhất). 2.2.1.2 Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng XHCN ở Việt Nam 2.2.1.2.1 Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập ( 3/2/1930 ) phụ nữ Việt Nam có điều kiện phát huy khả năng trên các lĩnh vực, phong trào phụ nữ ngày càng phát triển, góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền ( 1930 – 1945 ). Ngay từ khi được thành lập, Đảng đã tuyên truyền, vận động và tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng. Đảng đã có Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ (20/10/1930 ), sau đó các tổ chức phụ nữ được thành lập ở những nơi có phong trào cách mạng sôi động. Trong cao trào cách mạng ( 1930- 1931 ), phụ nữ là lực lượng đông đảo trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành…đấu tranh đòi giảm sưu thuế và đòi quyền tự do dân chủ. Tại các địa phương có phong trào cách mạng sôi động, phụ nữ đã tập hợp thành tổ chức với các tên gọi như: “Hội phụ nữ giải phóng”, “ Phụ nữ Hiệp hội”. Ở thời kỳ vận động dân chủ 1936 – 1939, phụ nữ tham gia đấu tranh công khai, hợp pháp, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Tổ chức “ Hội phụ nữ dân chủ” đã vận động tập hợp các tầng lớp phụ nữ đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và hòa bình. Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ( 1939 – 1945 ), phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng ngày càng nhiều, góp phần xây dựng lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền “ Hội phụ nữ phản đế”, sau đó là “Đoàn phụ nữ cứu quốc” đã tập hợp, giáo dục phụ nữ tham gia các đội vũ trang tuyên truyền. Qua đấu tranh cách mạng, lực lượng phụ nữ đã từng bước trưởng thành, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bắt đầu một kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đất nước được độc lập, tự do, phụ nữ được giải phóng. 2. Thời kỳ đấu tranh giữ vững chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ). a.Tham gia bảo vệ, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ( 9/1945 – 12/1946 ) b.Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 – 1954 ) Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng vừa được thành lập đã phải đối phó với khó khăn thử thách về chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự, cách mạng ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. “Đoàn phụ nữ cứu quốc” động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền. Chị em tích cực tuyên truyền và thực hiện bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Cả nước hăng hái hưởng ứng phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, tích cực đóng góp trong “Tuần lễ vàng” và tham gia phong trào “Bình dân học vụ”, xoá nạn mù chữ, gia nhập lực lượng dân quân tự vệ, tích cực tham gia đấu tranh với nhiều hình thức làm thất bại âm mưu bạo loạn, giữ vững thành quả cách mạng. Phong trào phụ nữ phát triển sâu rộng khắp cả nước. Ngày 20/10/1946 Hội LHPN VN được thành lập nhằm mở rộng khối đoàn kết, động viên các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng, chuẩn bị các điều kiện cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. b. Phụ nữ tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946- 1954 ) Ngày 19/12/1946, kháng chiến chống Pháp mở rộng trong toàn quốc. Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch, phụ nữ tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở hậu phương, phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong lao động sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu hậu cần tại chỗ, phục vụ quân đội, góp phần chi viện tiền tuyến đánh giặc. Trong vùng tạm chiến, phụ nữ là lực lượng đấu tranh quan trọng, tuyên truyền, vận động nhân dân tin tưởng vào đường lối kháng chiến của Đảng, tạo mọi điều kiện ủng hộ cuộc kháng chiến. Chị em tích cực tham gia các đơn vị quân đội và lực lượng dân quân, du kích, chiến đấu rất dũng cảm mưu trí và lực lượng xung kích trực tiếp phục vụ các chiến dịch. Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp phụ nữ ở hậu phương và tiền tuyến trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. c. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954- 1975 ) Chị em tích cực tham gia đấu tranh với nhiều hình thức: mít tinh, biểu tình, tuần hành… đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống ly khai cách mạng, đòi các quyền tự do, dân chủ, hòa bình. Trong phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1959 phụ nữ là lực lượng tham gia đông đảo, giữ vai trò nòng cốt, xung kích. “ Đội quân tóc dài” được hình thành, kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành “ đồng khởi”, giành quyền làm chủ tại nhiều địa phương. Tiêu biểu là cuộc “ Đồng khởi” ngày 17/1/1960 của phụ nữ và nhân dân Bến Tre. Ngày 8/3/1961, Hội LHPN giải phóng được thành lập, là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong mặt trận đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần đánh bại các chiến lược quân sự của địch. Phong trào đấu t._.ranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang đã phát triển rộng khắp các tỉnh, thành phố trong toàn miền Nam. Ở nông thôn, lực lượng phụ nữ đấu tranh trực diện chống đế quốc Mỹ và tay sai. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn, trung tâm chính trị - quân sự của địch, phụ nữ tham gia các phong trào đấu tranh đòi dân chủ, hòa bình, kêu gọi binh lính phản chiến, đòi quân Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Trong các thành phố lớn, những đội tự vệ, biệt động nữ đã được thành lập, tiến hành tập kích vào các vị trí chiến lược, tiêu hao sinh lực địch. Không những thế, phụ nữ còn tham gia đông đảo trong các phong trào: bảo vệ văn hóa dân tộc, bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ, phụ nữ đòi quyền sống…nhằm mục tiêu chống Mỹ, cứu nước, giành độc lập, hòa bình, thống nhất đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam cũng đều có lực lượng phụ nữ tham gia. Họ đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước, xứng đáng với tám chữ vàng “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. 1.2.1.2.2 Vai trò của Hội Phụ nữ trong việc xây dựng XHCN a. Phụ nữ miền Bắc tham gia cách mạng XHCN, xây dựng CNXH và chống Mỹ, cứu nước ( 1954 – 1975 ). Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH, làm nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn thực hiện nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Từ năm 1961 đến năm 1965, phụ nữ hăng hái hưởng ứng phong trào “thi đua 5 tốt” do Trung ương Hội LHPN VN phát động, thi đua lao động sản xuất, kết hợp nhiệm vụ sản xuất, công tác xã hội với trách nhiệm trong gia đình. Tháng 3/1965, Trung ương Hội LHPN VN phát động phong trào “Ba đảm đang” nhằm động viên phụ nữ tích cực sản xuất và công tác, đảm đang trong gia đình để chồng con lên đường chiến đấu. Phụ nữ các địa phương đã thực hiện “ tay búa, tay súng”, “ tay cày, tay súng” trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu quyết tâm hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhà nước. Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều trong công tác quản lý, lãnh đạo ( từ tổ, đội sản xuất, hợp tác xã, nhà máy và hệ thống quản lý hành chính, chị em không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ). Phong trào “ Ba đảm đang” được thực hiện từ năm 1965 đến 1975 đã động viên kịp thời các tầng lớp phụ nữ hăng hái lao động sản xuất và công tác, chăm lo gia đình, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thiết thực góp phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước. b. Phụ nữ tham gia xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN (1975- 1988) Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, từ năm 1978, Trung ương Hội LHPN VN đã phát động phong trào thi đua “ Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, với khẩu hiệu “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng”. Chị em thi đua lao động sản xuất, công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và tích cực chăm lo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Phong trào đã động viên các tầng lớp phụ nữ phấn đấu nâng cao phẩm chất và năng lực, bồi dưỡng trình độ kiến thức về các lĩnh vực, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Ở các địa phương, Hội LHPN đã cụ thể hóa nội dung của phong trào bằng những cuộc vận động phụ nữ và nhân dân tham gia, hỗ trợ, chăm lo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em như: “ Xây dựng phòng sản, phòng nhi”, góp “ một ngày công vì trẻ thơ”: cuộc vận động giáo dục “ ba triệu bà mẹ” và “ nửa triệu phụ nữ biết cắt may”. Các tầng lớp phụ nữ trong cả nước đã hăng hái thi đua hoàn thành kế hoạch sản xuất và công tác, thực hiện tốt những hoạt động do Hội LHPN Việt Nam phát động như “ áo ấm gửi tặng chiến sỹ biên giới”, xây dựng “ những cánh đồng cao sản”, Hội viên phụ nữ và gia đình “mỗi người nuôi 5 gà, mỗi nhà nuôi 2,3 lợn”. c. Phụ nữ tham gia công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước ( từ năm 1989 đến nay ) Năm 1989, Trung ương Hội LHPN VN đã phát động phụ nữ cả nước hưởng ứng 2 cuộc vận động “ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “ nuôi dạy con tốt, hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”. Chị em đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ trong lao động sản xuất, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, tích cực tham gia trong các lĩnh vực xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và đổi mới đất nước. Năm 1992, Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII đã cụ thể hóa nội dung hoạt động thành “ 5 chương trình trọng tâm”. Phụ nữ cả nước đã tích cực hưởng ứng, được Đảng, chính quyền các cấp đánh giá là thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII ( năm 1997 ) quyết định tiếp tục thực hiện nội dung “ 5 chương trình hoạt động trọng tâm” góp phần trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Năm 2002, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thữ IX đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và “6 chương trình hoạt động trọng tâm” của phong trào phụ nữ giai đoạn 2002 – 2007. Để tăng cường sự phối hợp của toàn xã hội thực hiện tốt chính sách đối với phụ nữ, năm 1993, Chính phủ đã quyết định thành lập “Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam” nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực mọi mặt của phụ nữ, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới. Hiện nay, các tầng lớp phụ nữ trong cả nước đang tích cực thực hiện nghị quyết đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X và chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát triển mạnh mẽ và có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Hội LHPN VN với tư cách là cơ quan phát ngôn của phụ nữ Việt Nam đã có những chương trình, hoạt động nhằm huy động sức mạnh của phụ nữ, tạo điều kiện để phát huy vai trò, khả năng của phụ nữ, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Phát huy truyền thống trong lịch sử, Hội LHPN VN cùng hàng triệu phụ nữ trong cả nước sẽ đóng góp nhiều hơn và xứng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2.2 Hội LHPN VN trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước Góp phần phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của lực lượng phụ nữ, để phụ nữ và phong trào phụ nữ ngày càng có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Ngày 27/ 4/ 2007, Bộ Chính trị khóa X đã ra Nghị quyết 11 – NQ/TW “ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để thực hiện tốt công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 11 Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện đồng bộ 5 nhiệm vụ và giải pháp sau: 1. Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới Muốn đẩy mạnh công tác phụ nữ, trước hết phải làm thay đổi một cách căn bản và sâu sắc nhận thức của toàn Đảng và toàn xã hội đối với vấn đề phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới. + Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tuyên truyền sâu rộng, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng liên quan đến phụ nữ… + Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới thật sự sâu rộng và hiệu quả Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho các tầng lớp nhân dân, xây dựng ý thức trách nhiệm gắn với khơi dậy tình cảm và phát huy các giá trị truyền thống, đạo lý cao đẹp của dân tộc, tôn vinh và học tập những gương phụ nữ điển hình trong các lĩnh vực, tạo dư luận xã hội lên án, phê phán và đấu tranh mạnh mẽ với những hành vi bạo hành, phân biệt đối xử, lạm dụng, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, đấu tranh phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, giáo dục ý thức bảo vệ quyền tự do và nhân phẩm phụ nữ đối với toàn xã hội. + Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cần phấn đấu làm tốt vai trò nòng cốt tham mưu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới. Khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, níu kéo nhau, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên để không ngừng tiến bộ, đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội. - Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ phải chủ động tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, Nghị quyết, luật pháp, chính sách về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, đồng thời chỉ đạo và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. - Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ trong hội viên phụ nữ và toàn dân. 2. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ bằng việc: - Triển khai thực hiện tốt Luật bình đẳng giới. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất – công cụ có hiệu lực mạnh mẽ để đẩy mạnh việc tuyên truyền và thực hiện bình đẳng giới. Trên cơ sở các quy định của Luật bình đẳng giới, các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong các nghị quyết, Chương trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và các nghị định của Chính phủ về công tác phụ nữ, cần tiếp tục xây dựng, sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt trong các lĩnh vực: lao động- việc làm, giáo dục – đào tạo, dạy nghề, doanh nghiệp, quan hệ dân sự, đất đai, bảo hiểm xã hội, hôn nhân- gia đình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ - trẻ em. + Chính phủ và các ngành chức năng nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. Ban hành chính sách hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới.Chính sách khuyến khích đào tạo nghề, phát triển nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho lao động nữ tại địa phương, cơ sở, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và phát huy được thế mạnh của phụ nữ. Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ dôi ra khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, phụ nữ tàn tật. Chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa xóa mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hóa… + Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp,chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Việc kiểm tra giám sát phải trở thành nề nếp thường xuyên, huy động đông đảo người lao động trước hết là phụ nữ tham gia kiểm tra, giám sát có hiệu quả, thiết thực và có tác dụng thúc đẩy mọi người, mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội tự giác thực hiện với lương tâm và trách nhiệm cao. 3. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo,có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. +Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, làm cho mọi người có trách nhiệm với gia đình, xã hội. - Tích cực đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, bạo lực gia đình . - Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh trong từng cơ quan, đơn vị, cộng đồng. - Xây dựng ý thức tôn trọng, lịch sự và quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ trong toàn xã hội. + Coi trọng công tác tư vấn, hòa giải về hôn nhân và gia đình. - Thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng tình làng nghĩa xóm. - Quan tâm, giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn, người cao tuổi cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. - Xây dựng và nhân rộng mô hình truyền thông, dịch vụ gia đình phù hợp với đặc điểm đối tượng, vùng miền. - Phát huy các hình thức tư vấn về hôn nhân – gia đình và Trung tâm hỗ trợ kết hôn, đẩy mạnh phong trào xây dựng “ Gia đình văn hóa “, “ Làng văn hóa”, xây dựng quỹ tình thương, quỹ hỗ trợ, giúp đỡ gia đình khó khăn, hoạn nạn, người tàn tật, khó khăn bất hạnh. + Xây dựng chính sách cơ bản nhằm phát triển gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tiêu chí “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Chú trọng các lĩnh vực: - Dân số, kế hoạch hóa gia đình - Chăm sóc sức khỏe, phòng, chống, dịch bệnh và HIV/AIDS, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phát triển các dịch vụ hỗ trợ gia đình, cải thiện môi trường sống. - Chính sách thai sản đối với phụ nữ nghèo không có chế độ bảo hiểm xã hội - Chính sách phát triển hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo - Nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con cho các bà mẹ. + Nghiên cứu và thực hiện việc giáo dục, xây dựng gia đình “ no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, giáo dục, xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội LHPN Việt Nam cần phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể vận, hướng dẫn phụ nữ phấn đấu, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, lòng nhân hậu. 4. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh,đạo quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ Đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm. + Mục tiêu cần đạt được đến năm 2020 là: Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên Nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. + Về Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm phát triển cán bộ nữ trong nghiên cứa khoa học, trong lãnh đạo, quản lý như: Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ. Có chính sách đặc thù đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đi học có con nhỏ. Hội LHPN các cấp, cán bộ, đảng viên nữ cần chủ động, tích cực tham mưu, giới thiệu, tạo nguồn cán bộ nữ và giới thiệu quần chúng là phụ nữ ưu tú cho Đảng. Khắc phục tư tưởng an phận, tình trạng níu kéo, không ủng hộ nhau trong nội bộ cán bộ phụ nữ. 5. Xây dựng, củng cố Hội LHPN Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ. + Các cấp Hội LHPN Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo phương hướng: - Khắc phục tình trạng “hành chính hóa”, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, khu dân cư, chăm lo thiết thực quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên, không phô trương, hình thức, không chạy theo thành tích. - Phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ, thực hiện tốt các chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng chống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. - Mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, đa dạng hóa các hình thức tập hợp để phát triển hội viên trong các lĩnh vực. +Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, phương pháp vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Thành lập và phát triển Học viện Phụ nữ Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học về công tác phụ nữ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH. 2.2.3 Quá trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam Từ những tổ chức phụ nữ tiền thân trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền ( 1930 – 1945 ), Hội LHPN Việt Nam đã chính thức được thành lập, với “sứ mệnh đoàn kết toàn thể phụ nữ Việt Nam…tự nguyện hết sức ủng hộ nền dân chủ cộng hòa nước Việt Nam”. 20/10/1946 Hội LHPN VN được thành lập. Bảng 2.1 Hoạt động của Hội LHPN VN Thời điểm diễn ra Địa điểm Nội dung 1.Đại hội lần thứ nhất của Hội LHPN Việt Nam ( 14-19/4/1950 ) Thái Nguyên -Hợp nhất đoàn phụ nữ cứu quốc vào Hội LHPN VN thành một tổ chức chính trị,xã hội duy nhất với tên gọi là Hội LHPN VN - xây dựng Tôn chỉ và mục đích của Hội LHPN VN -Xác định nhiệm vụ cụ thể của Hội LHPN VN thực hiện trong nhiệm kỳ: tham gia chiến đấu và ủng hộ chiến đấu chống thực dân Pháp, thi đua tăng gia sản xuất, củng cố và phát triển tổ chức Hội, góp phần xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. 2. ĐHPNTQ lần thứ II (26 - 31/5/1956) Hà Nội - Tổng kết những thành tích của phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống Pháp. - Đề ra 5 nhiệm vụ hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ: Đoàn kết phụ nữ cả nước để cùng toàn dân phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thực hiện nam nữ bình đẳng, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa cho phụ nữ, mở rộng các hoạt động xã hội để nâng cao đời sống phụ nữ và nhi đồng, đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. 3. ĐHPNTQ lần thứ III (8- 11/3/1961) Hà Nội - Báo cáo đã đánh giá kết quả của đại hội phụ nữ các cấp và thành tích của phong trào phụ nữ, về sự chuyển biến mạnh mẽ của các tầng lớp phụ nữ trong thời gian từ Đại hội II. - NQ đã đề ra 3 nhiệm vụ lớn của phong trào phụ nữ trong giai đoạn mới của cách mạng: Tăng cường đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ hơn nữa các tầng lớp phụ nữ để cùng toàn dân tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng, kiên quyết cùng toàn dân đấu tranh giành hòa bình thống nhất nước nhà, tăng cường đoàn kết hữu nghị với phụ nữ thế giới đấu tranh cho hòa bình,độc lập dân tộc và CNXH. 4. ĐHPNTQ lần thứ IV (4 - 7/3/1974) Hà Nội Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ của phong trào phụ nữ trong cả nước trong nhiệm kỳ: Xây dựng người phụ nữ XHCN làm tốt nghĩa vụ với tổ quốc, xã hội và gia đình, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng CNXH, chăm lo quyền lợi đời sống, sức khỏe phụ nữ, trẻ em, hướng dẫn tổ chức tốt gia đình, làm tròn nghĩa vụ với miền Nam ruột thịt, củng cố tổ chức Hội, đào tạo cán bộ phụ nữ, cải tiến chỉ đạo, chuyển mạnh phương thức hoạt động của Hội. 5. ĐHPNTQ lần thứ V ( 19 - 20/5/1982) Hà Nội Báo cáo và Nghị quyết của đại hội đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 1982 – 1987 nhằm đoàn kết, giáo dục, động viên các tầng lớp phụ nữ phát huy vai trò làm chủ tập thể và ý chí phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng, tiếp tục thực hiện phong trào “ Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 6. ĐHPNTQ lần thứ VI (19 - 20/5/1987) Hà Nội Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và Hội LHPN những năm 1987 – 1992 với nội dung: đoàn kết giáo dục động viên phụ nữ đẩy mạnh phong trào “ người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 7. ĐHPNTQ lần thứ VII ( 19 - 20/5/1992 ) Hà Nội Với chủ đề “ Đổi mới – đoàn kết – dân chủ vì hạnh phúc - bình đẳng – phát triển của phụ nữ Việt Nam “. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 1992 – 1997 và nhất trí cụ thể hóa những nội dung nhiệm vụ thành các chương trình trọng tâm của Hội LHPN VN 8. ĐHPNTQ lần thứ VIII (19 - 20/5/1997) Hà Nội Với chủ đề “ Đoàn kết, đổi mới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của nhiệm kỳ 1997 – 2002 và 5 chương trình hoạt động trọng tâm của Hội LHPN VN trên cơ sở kế thừa và phát triển 5 chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội VII, bổ sung những nội dung mới. 9. ĐHPNTQ lần thứ IX (22 -23/2/2002 ) Hà Nội Với mục tiêu nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt cho phụ nữ, thực hiện phong trào “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện nội dung các chương trình hoạt động trọng tâm của Hội LHPN VN ( gồm 6 chương trình ). 10. ĐHPNTQ lần thứ X (01 - 04/ 10/2007 ) Hà Nội Với khẩu hiệu hành động: “Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước”. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, với tinh thần yêu nước và quyết tâm phấn đấu vươn lên của các thế hệ phụ nữ, trong giai đoạn cách mạng mới, phụ nữ cả nước sẽ có những đóng góp to lớn hơn nữa, toả sáng hơn nữa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 2.2.4 Hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN Hội LHPN VN Hội PN Tỉnh/ Thành phố Hội PN Huyện/Quận Hội PN xã Sơ đồ 1 Hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN Hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN gồm 4 cấp: Trung ương, Tỉnh/ Thành phố, Huyện/ Quận và cấp xã, phường, thị trấn ( gọi là cấp cơ sở ). Đây là hệ thống tổ chức được thành lậptương đương với hệ thống hành chính Nhà nước. Dưới ban chấp hành cơ sở có chi hội và tổ phụ nữ. Chi hội và tổ phụ nữ không phải là một cấp hội. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của các cấp Hội là đại hội toàn thể hoặc đại biểu của cùng cấp đó. Đại hội bầu ra BCH của cấp hội, BCH bầu ra ban thường vụ và chủ tịch hội và phó chủ tịch của cấp hội. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ Hội LHPN VN phải quán triệt nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp hiểu đúng và có sự năng động sáng tạo trong tổ chức thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo đặc thù của từng địa phương. Thực hiện đúng chức năng sẽ giúp cho Hội LHPN các cấp không bị chồng chéo lấn sang việc của cơ quan, đoàn thể khác, đồng thời huy động sự tham gia của toàn xã hội góp phần thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Hội, khẳng định vị trí của Hội trong hệ thống chính trị. 2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội Phụ nữ Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong 79 năm qua Hội LHPN có được nhiều kết quả đáng khen ngợi xứng đáng là cơ quan phát ngôn của phụ nữ. Bên cạnh những thành tựu mà Hội PN đạt được còn tồn tại những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội Phụ nữ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác của Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hội Phụ nữ đề ra. + Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế. Cụ thể là: - Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời. - Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiều cuộc vận động và phong trào lớn của Hội LHPN VN chưa được các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể nhận thức và triển khai thực hiện đầy đủ. Công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân chưa được thường xuyên, sâu rộng. - Bản thân một số bộ phận, đảng viên, kể cả cán bộ, đảng viên là phụ nữ và tổ chức hội các cấp cũng chưa thật sự chủ động, mạnh dạn trong công tác tuyên truyền về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. - Hội chưa tích cực đấu tranh khắc phục nhận thức sai lạc về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới. - Tuyên truyền về bình đẳng giới còn quá ít, chưa tương xứng so với nhiều lĩnh vực khác để mọi người nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Do đó, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nếp nghĩ và thái độ ứng xử của xã hội đối với vấn đề này. + Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ. - Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo và giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới phụ nữ. - Các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp còn thiếu các quy định cụ thể gắn với sự phân tích về giới trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tuyển dụng lao động. - Chủ trương bình đẳng trong công tác cán bộ nữ chưa được quán triệt, thực hiện đầy đủ trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng,bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ. - Chưa có chính sách riêng về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt là chưa có chính sách động viên, khuyến khích cán bộ nữ từ miền xuôi lên công tác ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi và chính sách khuyến khích để tạo nguồn cán bộ nữ dân tộc thiểu số. - Hoạt động của Hội phụ nữ các cấp còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp ngay trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Còn có biểu hiện “ khoán trắng” công tác phụ nữ cho Hội phụ nữ. Do đó, công tác phụ nữ chưa thật sự trở thành công tác của cả hệ thống chính trị, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội làm công tác phụ nữ, phong trào phụ nữ chưa nhận được sự động viên, hỗ trợ rộng lớn của toàn xã hội. + Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ nữ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Chính sách chăm lo, bảo vệ bà mẹ trẻ em còn nhiều bất cập. Việc tổ chức và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ của một số cấp chính quyền còn hạn chế. + Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết hiệu quả một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề xã hội bức xúc liên quan tới phụ nữ. - Chỉ đạo của Hội ở một số nơi chưa chú trọng đúng mức việc lựa chọn vấn đề ưu tiên, còn thiếu các giải pháp cụ thể phù hợp với đặc thù đối tượng, vùng miền. Hoạt động Hội chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của lao động nữ ở các khu công nghiệp, nữ tri thức, nữ thanh niên, nữ cao tuổi. - Hiệu quả của những hoạt động của tổ chức Hội các cấp vào cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ quyền lợi, chống phân biệt đối xử với phụ nữ chưa mạnh, hiệu quả còn hạn chế. - Việc tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ trong từng thời kỳ còn rất hạn chế, còn thiếu những giải pháp có tính đột phá trong giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến phụ nữ. - Việc giám sát thực hiện chính sách và bảo vệ quyền lợi phụ nữ của tổ chức hội các cấp, nhất là ở cơ sở, chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả hạn chế. - Tổ chức Hội ở một số nơi còn có tình trạng “ hành chính hóa “ trong hoạt động. Sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức đoàn thể nhân dân chưa thực sự gắn bó chặt chẽ thường xuyên. Việc sơ kết, tổng kết công tác và phổ biến, nhân rộng những điển hình, những kinh nghiệm hay của các cấp Hội còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ Hội, năng lực tham mưu, đề xuất chưa đáp ứng yêu cầu công tác phụ nữ trong thời kỳ mới, tính chủ động, sáng tạo trong công tác hạn chế, chưa sâu sát cơ sở, chưa gắn bó với hội viên. + Một bộ phận phụ nữ còn tự ty, an phận, chưa chủ động vươn lên. Một bộ phận phụ nữ nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới còn hạn chế, chưa tích cực tham gia tổ chức hội, còn bị ảnh hưởng của những quan niệm, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan. Còn có tình trạng thiếu ủng hộ nhau trong nội bộ phụ nữ. PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Vũ Thư là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Bình có tọa độ 20020’ đến 20032’ vĩ độ Bắc: 10010’ đến 16022’ kinh độ Đông được bao bọc bởi hệ thống sông Hồng và sông Trà Lý. Huyện có gianh giới địa lý: Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương Phía Tây và phía Tây Nam giáp thành phố Nam Định Phía Bắc giáp sông Trà Lý Vì nằm giữa thành phố Nam Định và thành phố Thái Bình, lại có đường quốc lộ 10 chạy qua với chiều dài gần 10 km cùng hệ thống cầu hoàn chỉnh hiện đại chia huyện thành 2 phần Tây – Tây Bắc và Đông – Đông Nam nên huyện chính là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, là cửa ngõ để thông thương với các tỉnh phía Bắc. Huyện có 30 xã và một thị trấn với diện tích đất đai là 19513,84 ha, diện tích đất nông nghiệp là 12890,56ha. Phụ nữ lao động chiếm tỷ lệ lớn trong dân số của toàn huyện vì vậy với vị trí địa lý thuận lợi, Chị em phụ nữ trên địa bàn có điều kiện thuận lợi trong quá trình buôn bán với các tỉnh, thành phố khác và các vùng trong toàn tỉnh, giúp họ tăng thêm thu nhập. 3.1.1.2 Cấu trúc địa hình Vũ Thư là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình từ 1-1,5m so với mực nước biển. Địa hình của huyện có dạng sóng lượn, có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tương tự như địa bàn chung của toàn tỉnh, dải đất thấp chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa huyện chạy dọc sông Kiến Giang. Nhìn chung địa hình của huyện ít phức tạp, tuy đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi mương máng nhưng sự chia cắt đó không gây nhiều khó khăn cho sản xuất và chỉ tạo ra sự đa dạng trong thâm canh tăng vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân. 3.1.1.3 Tình hình thời tiết khí hậu thủy văn Khí hậu của tỉnh Thái Bình nói chung và của huyện Vũ Thư nói riêng là khí hậu đặc trưng vùng đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của huyện được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông khô và lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C – 240C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 80C – 100C. Tổng nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 1400mm – 1800mm. Độ ẩm không khí khoảng 85% - 90%. Mùa hè nhiệt độ rất cao, cao nhất 38,50C – 39,50C, những ngày dịu mát nhiệt độ trung bình khoảng 240C – 250C. Nhiệt độ trung bình mùa đông tại huyện là 200C, nhiệt độ thấp nhất không dưới 4,50C. Vũ Thư có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, ngoài 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện còn có nhiều hệ thống sông như: sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Trạch…Cùng hệ thống kênh mương được phân bổ phù hợp cho tưới tiêu phục vụ sản xuất. 3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình 3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2006 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh ( % ) SL (ha ) CC(%) SL (ha ) CC(%) SL (ha ) CC(%._.hí hoạt động ít có 33 cán bộ có ý kiến chiếm 89,19%. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phong trào hoạt động Hội. Các hoạt động về kiến thức tuyên truyền các vấn đề xã hội là các hoạt động chịu ảnh hưởng lớn nhất như kiến thức về tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà Nước, kiến thức về dân số, ATTP...cần tuyên truyền rộng rãi và có các tài liệu hướng dẫn, hình ảnh minh họa do thiếu kinh phí hoạt động nhiều chị em chưa có tài liệu về các hoạt động phong trào Hội. Bên cạnh đó là chế độ lương đối với các cán bộ cơ sở của Hội đặc biệt là các cán bộ cấp xã, thôn lại được hưởng phụ cấp là 100000 đồng/ tháng trong công tác của mình. Điều này đã tác động không nhỏ trong việc giao trách nhiệm cũng như sự nhiệt tình trong công tác của các cán bộ cơ sở viên của Hội. Trình độ cán bộ còn hạn chế có 19 cán bộ chiếm 51,35%. Hoạt động của Hội phụ nữ huyện diễn ra trên nhiều lĩnh vực nên công việc của các cán bộ cơ sở cũng dàn trải trên nhiều lĩnh vực điều này đòi hỏi các cán bộ Hội phải có trình độ để có thể đảm nhiệm được công việc cũng như có thể giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ. Một số cán bộ Hội chưa đáp ứng được phong trào hoạt động Hội có tính sâu rộng nên còn một số cơ sở Hội gặp khó khăn trong công tác Hội. Định kiến giới trong xã hội vẫn còn tồn tại có 22 cán bộ có ý kiến chiếm 59,46%. Đây là vấn đề vẫn còn tồn tại ở các xã hội nông thôn và nhất là các xã ở vùng xa, vẫn còn nhiều chị em có tư tưởng lạc hậu là mọi việc trong gia đình đều phải do nam giới quyết định. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động Hội trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật sản xuất còn ít có 20 cán bộ chiếm 54,05%. Các hoạt động phối hợp với các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong và ngoài tỉnh hỗ trợ chị em phụ nữ phát triển kinh tế, xã hội về kiến thức và kỹ thuật còn hạn chế, chỉ hoạt động theo mùa vụ của nhà nông. Nhiều chị em phụ nữ có khả năng kinh doanh, hay mở rộng sản xuất, nâng cao kỹ thuật về sản xuất chăn nuôi chưa được hỗ trợ, chưa phát huy hết khả năng của chị em phụ nữ. 4.3.2 Đánh giá của người dân về tình hình hoạt động của Hội PN huyện trong phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 4.3.2.1 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong phát triển kinh tế nông thôn Phụ nữ là đối tượng trực tiếp của hoạt động Hội phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn vì thế hơn ai hết họ là người hiểu rõ về chất lượng các hoạt động của Hội. Kết quả điều tra, tổng hợp ý kiến từ 60 hộ nông dân ở 2 xã Tân Lập và Hòa Bình ( mỗi xã 30 hộ ) được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.10 Ý kiến đánh giá của người dân về các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn của Hội phụ nữ huyện ĐVT: Người Tiêu chí Tham gia hoạt động Lý do tham gia Hiệu quả hoạt động Có Không Do cần Lý do khác Tốt Khá Bình thường Kém 1.Vay vốn với lãi suất thấp 13 47 9 4 0 5 8 0 2. Vay NHNN 50 10 40 10 7 31 7 5 3.Chuyển giao KHKT 40 20 30 10 5 17 14 4 4. Mở lớp dạy nghề 45 15 40 5 0 35 10 0 5. Hoạt động các phong trào kinh tế 55 5 10 45 10 35 6 4 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ) Bảng điều tra cho thấy có 21,66% số người dân tham gia phỏng vấn tham gia hoạt động vay vốn với lãi suất thấp của NHCSXH, trong đó có 69,23% tham gia do họ có nhu cầu và 30,77% còn lại vì lý do khác như: vay hộ bạn bè hoặc người thân, tham gia thử một lần… Ý kiến đánh giá về hiệu quả hoạt động với 38,46% mang lại hiệu quả khá, 69,23% cho rằng bình thường và tốt và kém là không có. Theo kết quả điều tra cho thấy đa số những người tham gia hoạt động này là các đối tượng được vay với lãi suất thấp và với số vốn đó họ chủ yếu dùng vào sản xuất và chăn nuôi gia đình. Với vốn vay từ NHNN do điều kiện vay linh hoạt hơn nên có 83,33% chị em tham gia và 16,67% không tham gia. Đối tượng tham gia loại hình này đều là các hộ khá và cận nghèo có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh…chiếm 80%, 20% tham gia vì lý do khác như: vay hộ, nhà có việc gấp..hiệu quả hoạt động: 14% cho rằng tốt, 62% khá, 14% bình thường, 10% kém. Hoạt động chuyển giao KHKT thu hút 80% chị em tham gia với 75% lý do tham gia do cần còn 25% vì lý do khác như tò mò, được tiền..Hiệu quả hoạt động: 12,5% hoạt động này tốt, 42,5% khá, 35% bình thường, 10% kém. Các buổi chuyển giao KHKT thường có nội dung lập lại, nặng về lý thuyết, ít thực hành, trình diễn mô hình, hội viên ngồi nghe một cách thụ động. Đôi khi cách truyền đạt của cán bộ Hội còn khó hiểu, còn tình trạng “giảng chay”. Hoạt động dạy nghề là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Hoạt động thu hút 75% chị em tham gia với 88,89% lý do cần và 11,11% lý do khác. Có 87,5% ý kiến đánh giá hoạt động khá, 25% là bình thường, tốt và kém không có. Ngoài việc mở các lớp dạy nghề truyền thống của địa phương như: thêu, ươm tơ, mây tre đan,…Hội còn phối hợp tổ chức dạy nghề, du nhập nghề mới thông qua dự án vốn khuyến công, vốn địa phương, vốn của chủ cơ sở như: may, móc túi hộp, khâu nói, dệt khăn mặt, làm mi mắt giả…tạo thu nhập thêm bình quân tháng 300 - 500 ngàn đồng. Với các hoạt động làm kinh tế, có 91,67% tham gia với 18,18% lý do cần với những chị em có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo, 81,82% tham gia do lý do khác đa số là hộ cận nghèo, hộ khá các chị em tham gia phong trào để tăng tính tương trợ giữa các hội viên…Hiệu quả hoạt động: 18,18% ý kiến cho là tốt, 63,64% cho là khá, 10,91% bình thường, 7,27% cho là kém. Hội PN huyện UBND NHCSXH và NHNN Đoàn Thanh niên Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Kinh tế nông thôn Hội Người cao tuổi Sơ đồ 5 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Vũ Thư Như vậy các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn của Hội đã thu được kết quả nhất định trong việc xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia xuống còn 13%, đưa giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 42 triệu đồng trở lên, giá trị sản xuất bình quân đầu người: 9 triệu đồng/năm trở lên. Không những thế hoạt động của Hội còn góp phần trong thành tích cơ cấu kinh tế của huyện đạt được : Nông lâm thuỷ sản: 31,6%, CN- XDCB: 42,3%, TM-DV là 26,1%. Với những thành tích đó huyện Hội đã trở thành tổ chức không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển nông thôn của huyện và là một tổ chức góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn. 4.3.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội LHPN huyện trong công tác xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư Phụ nữ chiếm số lượng lớn dân số của huyện. Không những thế, phụ nữ còn là lao động chính ở nông thôn, là người có vai trò quan trọng trong mỗi gia đình. Chính vì vậy công tác xã hội ở nông thôn cho chị em sẽ có một vai trò quan trọng trong hoạt động của Hội cũng như trong nhiệm vụ mà Đại hội phụ nữ toàn huyện đã đề ra. Và bản thân mỗi chị em phụ nữ sẽ là nhân tố đánh giá chất lượng hoạt động của Hội. Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động xã hội, môi trường nông thôn của Hội PN huyện ĐVT: Người Tiêu chí Tham gia hoạt động Lý do tham gia PP truyền đạt Ý kiến đánh giá Có Không Do cần LD khác Dê nhớ Khó nhớ Tốt Khá Bình thường Kém 1.CS-PL 10 50 4 6 5 5 0 0 7 3 2.Kiến thức mọi mặt cho phụ nữ - ATGT 20 40 8 12 12 8 0 4 14 2 -TNXH 35 25 15 20 22 13 5 15 10 5 KHHGĐ 50 10 35 15 35 15 20 9 8 13 -ATTP 15 45 9 6 7 8 0 7 8 0 Nước sạch- VSMT 17 43 7 10 9 8 2 6 9 0 Chăm sóc trẻ em 40 20 35 5 30 10 10 7 23 0 3.Hoạt động xã hội,mt 30 30 10 20 15 15 5 10 15 0 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ) Theo kết quả điều tra cho thấy: Về công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước chỉ có 16,67% số người phỏng vấn có tham gia hoạt động 83,33% không tham gia, đa số chị em không tham gia vì không có thời gian. Có 40% ý kiến tham gia do họ cần và 60% ý kiến tham gia vì lý do khác như: đi được tiền, tham gia cùng mọi người, bắt buộc phải đi…, phương pháp truyền đạt dễ là 50%. 70% ý kiến cho rằng hoạt động có hiệu quả bình thường, 30% là kém và tốt và khá là 0%. Về công tác nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Nhìn chung các kiến thức có sự chênh lệch về số lượng tham gia. Kiến thức thu hút được nhiều chị em tham gia là KHHGĐ, TNXH, Chăm sóc trẻ em trong đó kiến thức về KHHGĐ có 83,33% chị em tham gia với 70% tham gia hoạt động do cần với chị em, 70% cho rằng phương pháp dễ nhớ và 40% ý kiến đánh giá là tốt, 18% là khá, 16% là bình thường và 26% là kém. Kiến thức chăm sóc trẻ em có 66,67% chị em tham gia, 85% tham gia do cần, 75% cho là dễ nhớ và 25% đánh giá tốt, 17,5% đánh giá khá, 57,5% đánh giá bình thường. Kiến thức TNXH có 58,33% chị em tham gia, 42,85% tham gia do cần và 57,15% tham gia vì lý do khác như tham gia có phong trào, tham gia một lần cho biết…và 62,86% cho rằng phương pháp truyền đạt dễ nhớ và 37,32% khó nhớ do các buổi tuyên truyền còn sử dụng hình thức truyền khẩu, các tài liệu và các hình minh hoạ còn ít…do đó 14,29% cho rằng hoạt động tốt, 28,57% cho bình thường, 42,86% cho khá, và 14,28% cho yếu. Những kiến thức về ATGT, ATTP, Nước sạch- VSMT thu hút ít chị em tham gia. Cụ thể là về kiến thức ATGT có 33,33% chị em tham gia với 40% lý do tham gia do cần và 60% lý do khác như muốn xem hoạt động như thế nào, tham gia có phong trào…và 60% ý kiến cho rằng phương pháp dễ nhớ, ý kiến đánh giá về hoạt động có 20% cho là khá, 70% cho bình thường, 10% cho là kém. Về kiến thức ATTP chỉ có 25% chị em tham gia với 60% lý do cần và 46,67% cho ý kiến là dễ nhớ và 53,33% cho là khó nhớ. Với 46,67% đánh giá là khá, 53,33% đánh giá bình thường và tốt và kém là không có. Đây là một nội dung những năm gần đây được Hội chú ý quan tâm, tuy nhiên nhiều chị em chưa hiểu hết tính quan trọng của kiến thức ATTP nên chưa tích cực tham gia. Về kiến thức nước sạch- VSMT có 28,33% chị em tham gia với 41,18% tham gia do cần, và 52,94% cho rằng phương pháp truyền đạt là dễ nhớ và 11,76% cho rằng hoạt động tốt, 35,29% là khá, 52,94% là bình thường và không có hoạt động kém. Về các hoạt động xã hội, môi trường khác thu hút được 50% chị em tham gia, với 33,33% lý do tham gia cần và phương pháp truyền đạt dễ nhớ là 50% và 16,67% cho rằng hoạt động tốt, 33,33% khá, 50% cho rằng bình thường và khong có ý kiến hoạt động kém. NHCSXH và NHNN UBND Đoàn Thanh niên Hội Người cao tuổi Xã hội, môi trường nông thôn Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Hội PN huyện Sơ đồ 6 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư Nhìn chung các công tác hoạt động xã hội nông thôn của Hội đã triển khai trên nhiều lĩnh vực và thu hút được nhiều chị em tham gia. Các hoạt động của Hội có tính sâu, rộng giúp chị em nắm bắt các vấn đề xã hội đang diễn ra. Hoạt động xã hội nông thôn của Hội phụ nữ huyện đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn của huyện như: giảm tỷ lệ sinh tự nhiên của huyện xuống còn 1,12%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 21,87% và các chỉ tiêu cơ bản khác như: 100% cán bộ viên chức, 80% hội viên được tuyên truyền học tập các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Hội và học tập chuyên đề, 70% các bà mẹ được hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo khoa học, 60% nữ thanh niên được giáo dục kiến thức tiền hôn nhân, 90% gia đình cán bộ, 80% gia đình hội viên đạt chuẩn văn hoá, thu hút 78% hội viên tham gia vào Hội, xây dựng 80% hội viên nòng cốt. Hội đã góp phần tích cực vào việc tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn và được Đảng Uỷ huyện đánh giá cao trong công tác hoạt động và được khen tặng của tỉnh Hội phụ nữ đánh giá cao trong công tác Hội. 4.4 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư 4.4.1 Định hướng Năm 2009 là năm các cấp Hội phụ nữ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X. Phát huy những kết quả đạt được của năm 2008, Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở cần năng động, sáng tạo, nâng cao y thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết khắc phục mọi khó khăn, bằng nhiều hình thức và biện pháp để tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên phụ nữ, động viên chị em thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng, phong trào thi đua và công tác trọng tâm của Hội. Các hoạt động cần cụ thể, thiết thực chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, hướng các hoạt động về cơ sở, tập trung về cơ sở còn khó khăn, đa dạng hóa các hình thức thu hút và tập hợp hội viên vào sinh hoạt Hội. Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động đồng đều của tổ chức cơ sở Hội. Phát huy tiềm năng của phụ nữ, chủ động tham gia phát triển kinh tế xã hội cải thiện đời sống vật chất tinh thần và xây dựng người phụ nữ Vũ Thư: “Yêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ. 1.Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, vận động phụ nữ, xây dựng người phụ nữ Vũ Thư: “Yêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang”. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục các chỉ thị, Nghị Quyết của Đảng, chính sách, phấp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội phụ nữ các cấp, chú trọng tuyên truyền luật pháp, chính sách có liên quan nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ, tuyên truyền các Nghị quyết, chương trình và đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2006 – 2010. - Giáo dục truyền thống của Đảng, của dân tộc, của Hội, truyền thống đạo đức phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, kiến thức và kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về giới và bình đẳng giới cho phụ nữ. - Động viên phụ nữ tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, tuyên truyền biểu dương điển hình phụ nữ tiên tiến trên các lĩnh vực hoạt động của Hội. Tiếp tục vận động cán bộ hội viên thực hiện phong trào thi đua: “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và các phong trào thi đua yêu nước hàng năm của địa phương. - Thường xuyên tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Hội, nắm diễn biến tư tưởng và nhu cầu nguyện vọng của các đối tượng phụ nữ để có nội dung hình thức sinh hoạt cho phù hợp. 2. Vận động hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. a, Vận động phụ nữ xóa đói giảm nghèo. - Phát động phong trào phụ nữ giúp nhau vượt nghèo, vận động cán bộ, hội viên tiếp tục thực hiện các nghị quyết của BCH huyện ủy khóa XII về chuyển đổi cơ cấu giống lúa xuân và phát triển chăn nuôi, xây dựng và mở rộng Thị Trấn Vũ Thư và phát triển chợ nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nghề và làng nghề giai đoạn 2006 – 2010 nhằm tao điều kiện để chị em sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng. - Phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao KHKT cho phụ nữ về sản xuất thâm canh và chăn nuôi, kiến thức về sử dụng vốn vay đảm bảo hiệu quả. - Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả các nguồn vốn vay, duy trì hoạt động tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm, tương trợ giúp nhau vốn, giống để hội viên đầu tư phát triển kinh tế. - Nâng cao chất lượng hoạt động của CLB nữ chủ cơ sở SX- KD của huyện, phát triển thành viên CLB, đồng thời tham mưu với các cấp các ngành hỗ trợ chị em nữ chủ doanh nghiệp về vốn, mặt bằng sản xuất, kiến thức quản lý, thị trường tiêu thụ, nguồn lực… - Xây dựng mô hình hoạt động lồng ghép giữa phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo với các chương trình hoạt động khác của Hội để tăng tính hiệu quả và bền vững cho phong trào, đồng thời tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập các mô hình sản xuất, kinh doah giỏi ở trong và ngoài huyện. b, Vận động phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ về kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, giúp chị em thực hiện tốt vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực: “ No ấm – bình đẳng – tiến bộ - hạnh phúc”. - Tổ chức các hoạt động nhằm phối hợp thực hiện tốt chiến lược gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do MTTQ Việt Nam phát động. - Thực hiện tốt công tác CSSKSS – DS/ KHHGĐ, vận động phụ nữ có thai, bà mẹ có con trong độ tuổi đi tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch và cho con đi học đúng độ tuổi không để con em bỏ học. - Tăng cường các hoạt động lồng ghép tuyên truyền kiến thức giới, bình đẳng giới, phòng chống bạo hành trong gia đình, phòng chống BBPNTE, TNXH, lây nhiễm HIV/ AIDS… - Vận động phụ nữ tương thân tương ái, giúp đỡ các gia đình chính sách và gia đình phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vương lên ổn định cuộc sống. 3, Phát triển tổ chức Hội, tham mưu có hiệu quả về công tác cán bộ nữ, cán bộ Hội thực hiện tốt vai trò đại diện của Hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ: a, Phát triển và nâng cao chất lượng của tổ chức hội, đặc biệt là cấp cơ sở. - Thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức hội, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đáp ứng với các yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu nguyện vọng của phụ nữ, xây dựng và nhân rộng mô hình tập hợp hội viên trong các doanh nghiệp, nữ thanh niên, phụ nữ tôn giáo…Nâng cao chất lượng của các chi tổ phụ nữ. - Tăng cường tuyên truyền về phong trào và hoạt động của tổ chức Hội, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ hội viên về quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ, đẩy mạnh việc phát triển hội viên và xây dựng hội viên nòng cốt. - Vận động hội viên tham gia xây dựng quỹ Hội và đóng hội phí theo điều lệ Hội. b, Tham mưu về công tác cán bộ nữ và phát triển Đảng viên nữ. - Làm tốt vai trò tham mưu với Đảng về công tác cán bộ nữ, tích cực phát hiện, giới thiệu những phụ nữ ưu tú để tổ chức Đảng bồi dưỡng, kết nạp, tạo nguồn cán bộ nữ và cán bộ Hội. - Phối hợp vố ban VSTBCPN xây dựng và thực hiện chương trình công tác hàng năm, tham mưu tổng kết kế hoạch hành động VSTBCPN giai đoạn 2006 – 2010. c, Thực hiện tốt vai trò đại diện của Hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ. - Cấp Hội chủ động, tích cực tham gia đóng góp xây dựng luật pháp chính sách và các chương trình phát triển kinh tế xã hội để chăm lo và bảo vệ quyền và lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động để hội viên thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và trong hệ thống Hội vận động hội viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. Phát hiện và đấu tranh với những hành vi lãng phí, tham nhũng và tiêu cực ở địa phương. - Tích cực tham gia công tác hòa giải, lựa chọn chị em có uy tín tham gia tổ hòa giải góp phần hạn chế tình trạng đơn thư khiếu tố vượt cấp có liên quan đến phụ nữ và trẻ em. 4, Tăng cường hoạt động đối ngoại nhân dân, đẩy mạnh các hoạt động tham gia bảo vệ Tổ Quốc. - Các cấp Hội tăng cường các hoạt động xây dựng tình đoàn kết hữu nghị thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình hợp tác và phát triển, đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện công ước Quốc tế có liên quan đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em. - Tăng cường giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, nắm diễn biến tư tưởng của phụ nữ, vận động tuyên truyền để phụ nữ nâng cao cảnh giác chủ động tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. 4.4.2 Giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyệnVũ Thư Một thực tế là đội ngũ cán bộ Hội tuy có trình độ văn hóa và chuyên môn không thấp nhưng chưa có ai được đào tạo một cách bài bản về công tác hoạt động của mình nên hoạt động của các cơ sở Hội chưa đồng đều dẫn tới vai trò của Hội phụ nữ còn yếu trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Để nâng cao hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn, chúng tôi sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác hoạt động của Hội từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp và hiệu quả. Bảng 4.12 SWOT về hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn Điểm mạnh ( S ) Cơ hội ( O) -Tổ chức Hội có tính hệ thống từ TƯ đến cơ sở - Đội ngũ cán bộ Hội còn trẻ, khả năng tiếp thu kiến thức tốt - Hội phụ nữ tạo được uy tín trong nhân dân - Hoạt động của Hội trên nhiều lĩnh vực - Sự đầu tư quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền - Sự phát triển của KHKT - Trình độ dân trí ngày càng cao - Tiếp tục nâng cao xây dựng tổ chức Hội vững mạnh - Khuyến khích động viên những hội viên có uy tín - Nhân rộng các phong trào, hoạt động có kết quả cao làm cơ sở để nâng cao vai trò hoạt động Hội trong dân -Xây dựng các phong trào thiết thực dựa trên đặc điểm của từng địa phương -Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Hội Điểm yếu ( W ) Thách thức ( T ) -Lực lượng cán bộ Hội tại các địa phương còn mỏng, trình độ cán bộ cơ sở không đồng đều - Chưa được đào tạo theo hệ thống về công tác hoạt động Hội - Chương trình, nội dung hoạt động theo chỉ thị từ trên xuống - Kinh phí hoạt động còn thấp - Nhận thức của xã hội về giới vẫn còn hạn chế, định kiến giới vẫn còn tồn tại - Ban VSTBCPN ở một số cơ sở hoạt động còn hình thức chưa hỗ trợ cho Hội phụ nữ hoạt động hiệu quả - Chính sách đãi ngộ với cán bộ Hội còn chưa hợp lý đặc biệt là các cán bộ cơ sở Hội - Yêu cầu của chị em ngày càng cao -Xã hội ngày một đi lên cùng với các tệ nạn ngày một tinh vi - Xây dựng tổ chức Hội ngày một vững mạnh, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc - Phát động các phong trào phù hợp với mỗi giai đoạn yêu cầu của nhiệm vụ Qua phân tích SWOT ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể sau: Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ với nội dung đa dạng phong phú phù hợp với từng đối tượng, chú trọng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: Sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, hội thảo nhóm…phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội hoá hoạt động công tác tuyên truyền của hội, lồng ghép các nội dung tuyên truyền để đạt hiệu quả cao. - Tăng cường tài liệu cho công tác tuyên truyền sinh hoạt hội viên ở chi hội, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của hội, phát hiện gương điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức hội - BCH Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở xây dựng quy chế hoạt động và thực hiện nghiêm túc quy chế đã đề ra, đổi mới lề lối, tác phong làm việc của BCH, phát huy vai trò của Uỷ viên BCH cơ cấu trong việc lồng ghép thực hiện nhiệm vụ của Hội. - Thường xuyên kiện toàn bộ máy cán bộ Hội nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Hội để đảm bảo tính kế thừa và chuẩn hoá công tác cán bộ Hội. - Chăm lo xây dựng củng cố cơ sở Hội trọng tâm và nâng cao chất lượng hoạt động của BCH và sinh hoạt hhội viên, xây dựng hội viên nòng cốt, quan tâm đến cơ sở Hội khó khăn, cơ sở phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. - Đa dạng hoá các hình thức xây dựng quỹ Hội để tạo nguồn kinh phí hoạt động cho phong trào, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện công tác thu, chi hội phí theo Điều lệ hội quy định. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chỉ đạo kịp thời rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. 3. Tăng cường hoạt động phối hợp và khai thác nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chủ trương công tác Hội. - Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH- ANQP ở địa phương và nhiệm vụ công tác của Hội. - Chủ động phối hợp với các ngành, các cơ quan có liên quan để tranh thủ nguồn lực cho các hoạt động của Hội và nâng cao kiến thức cho cán bộ hội viên, vận động chị em tham gia đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày một vững mạnh. 4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động, các chương trình và phong trào thi đua của Hội - Hàng năm tổ chức cho cán bộ Hội, hội viên học tập, đăng ký và bình xét 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sang tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” biểu dương những cán bộ, hội viên có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua và các chương trình hoạt động của Hội. - Phối hợp thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực: “No ấm- Bình đẳng- Tiến bộ- Hạnh phúc”. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Tóm lại, tình hình hoạt động của Hội LHPN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được Đảng Ủy nhân dân huyện Vũ Thư đánh giá cao và được Tỉnh Hội PN Thái Bình khen tặng trong công tác hoạt động. Qua nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau: + Hội PN là mắc xích quan trọng trong hệ thống thực hiện công tác dân vạn và công tác hoạt động Hội phụ nữ và vậy cần tăng cường năng lực và chất lượng hoạt động Hội là rất cần thiết. + Hội phụ nữ huyện là tổ chức quan trọng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn như: xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ sinh đẻ,… + Hoạt động Hội mang tính sâu rộng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực vì vậy cần được hỗ trợ về kinh phí hoạt động cũng như công tác bồi dưỡng cán bộ. + Đối tượng trực tiếp của hoạt động Hội là phụ nữ trên toàn huyện nhưng thực tế các hoạt động về nâng cao chất lượng mọi mặt cho chị em phụ nữ là chưa thật đồng đều nên chú tâm các hoạt động chưa mạnh và phát triển các phong trào hoạt động thiết thực nhằm thu hút đông đảo hội viên tham gia, tăng cường tính tương trợ giữa các hội viên để nâng cao hơn nữa vai trò của Hội phụ nữ không chỉ đối với phụ nữ trong toàn huyện mà còn nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong việc phát triển nông thôn. Vấn đề cơ bản nhất của phụ nữ huyện Vũ Thư là thiếu kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường nông thôn và tổ chức, chăm sóc gia đình. Vì vậy nhu cầu được nâng cao kiến thức, hiểu biết của họ là rất lớn. Để đẩy mạnh công tác hoạt dộng Hội trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn của huyện cần tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có chế độ đãi ngộ với cán bộ phong trào và cán bộ Hội. Xây dựng các lớp đào tạo về công tác nghiệp vụ Hội phụ nữ. Gắn các buổi tập huấn với các buổi trình diễn. Dành một phần kinh phí cho hoạt động cho tài liệu tuyên truyền của hoạt động Hội và kinh phí cho hoạt động tăng cường công tác trao đổi nghiệp vụ giữa cac cán bộ, hội viên giỏi trong và ngoài tỉnh. Nâng cao chất lượng các hoạt động của Hội và xây dựng các nhiệm vụ, phong trào phù hợp với từng địa phương và xã hội. 5.2 Khuyến nghị Để nâng cao hơn nữa tình hình hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn, tôi có một số kiến nghị sau: * Đối với Nhà nước - Cần có chính sách hợp lý cho cán bộ hoạt động phong trào và cán bộ Hội cơ sở. - Cần xây dựng một hệ thống đào tạo cán bộ chuyên về hoạt động Hội phụ nữ. * Đối với tổ chức Hội - Cần củng cố , xây dựng Hội vững mạnh, xây dựng hội viên nòng cốt. - Những cơ sở Hội gặp khó khăn cần tập trung khắc phục. - Biểu dương, khen thưởng kịp thời những cơ sở, các hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội. - Đẩy mạnh các hoạt động Hội bằng nhiều hình thức: tuyên truyền, vận động, viết bài… - Mở rộng quan hệ, phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong và ngoài huyện tham gia xây dựng các phong trào. - Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động phong trào một cách linh hoạt và hợp lý. - Nhân rộng các phong trào hoạt động tốt để nâng cao tính đoàn kết trong Hội. * Đối với cán bộ Hội - Nâng cao năng lực bản thân và trách nhiệm với công việc. - Nhân rộng tính tương trợ giữa các hội viên. - Quan tâm tới các hội viên có hoàn cảnh khó khăn để từ đó đề xuất với tổ chức Hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Hội đồng nhân dân huyện Vũ Thư tháng 6/ 2008 2. Báo cáo của Hội LHPN huyện năm 2008 và nhiệm kỳ 2001 – 2006 3. Cẩm nang nghiệp vụ công tác phụ nữ thời kỳ gia nhập WTO – Nhà xuất bản thông tin năm 2007 4. GS.BS Đặng Phương Kiệt (2006). Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động 5. Giới thiệu Hội LHPN VN, Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X, ngày truy cập 20/2/2009 6. Vượt khó tạo việc làm cho nhiều lao động - Theo báo Thái Bình, ngày truy cập 20/2/2009 7. Tài liệu tập huấn nghị quyết ĐHĐB PN toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2007 – 2012, Hội LHPN VN, BTV Hội LHPN tỉnh Thái Bình, tháng 3/2008 8. TS. Mai Thanh Cúc, ThS. Nguyễn Trọng Đắc (2005), “Bộ công cụ PLA” trong sách “Giáo trình Phát triển nông thôn” TS. Mai Thanh Cúc, TS. Quyền Đình Hà đồng chủ biên – Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 123-149. 9. ThS Lê Thị Linh Trang “Vị trí vai trò vủa phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước” , ngày truy cập 15/03/2009 Bảng hỏi về tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong về phát triển kinh tế xã hội nông thôn đối với người dân 1/ Bác /cô có tham gia vào hội phụ nữ không? a. Có b. Không Nếu không xin bác cho ý kiến:………… 2/ Bác có được tuyên truyền về các hoạt động của Hội phụ nữ không? Có Không 3/ Bác có tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ không? Có Không Nếu có bác cho biết tên các phong trào STT Tên hoạt động 4/ Bác có nắm rõ nội dung của hoạt động không? Rõ Bình thường Không rõ 5/ Thông tin mà bác nhận được từ Hội phụ nữ có cần thiết đối với bác không? Có Không Bình thường 6/ Trong những thông tin nhận được bác có những vấn đề nào chưa hiểu ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 7/ Hoạt động của hội có ảnh hưởng tới hoạt động của bác không? Có Không Bình thường 8/ Khi được vay vốn bác sử dụng vào việc gì? Làm kinh tế Đầu tư cho con đi học Mua sắm cho gia đình 9/ Khi vay vốn bác có thấy phức tạp không? Phức tạp Không phức tạp Bình thường 10/ Theo bác có cần thiết có tổ chức Hội phụ nữ không? Có Không ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2decủa huyềnkn.doc
Tài liệu liên quan