Tình hình phát sinh gây hại của sâu xanh (Helicoverpa Spp) hại thuốc lào (Nicotiana tabacum G) vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Tài liệu Tình hình phát sinh gây hại của sâu xanh (Helicoverpa Spp) hại thuốc lào (Nicotiana tabacum G) vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng: ... Ebook Tình hình phát sinh gây hại của sâu xanh (Helicoverpa Spp) hại thuốc lào (Nicotiana tabacum G) vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình phát sinh gây hại của sâu xanh (Helicoverpa Spp) hại thuốc lào (Nicotiana tabacum G) vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- ĐINH XUÂN THẮNG TÌNH HÌNH PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA SÂU XANH (Helicoverpa spp) HẠI THUỐC LÀO (Nicotiana tabacum G.) VỤ XUÂN 2009 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TẠI VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt M· sè: 60.62.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH CHIẾN Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đinh Xuân Thắng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sát sao chu đáo của PGS.TS. Trần Đình Chiến, tác giả xin gửi tới thầy giáo lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy cô Viện Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện cho tôi nâng cao hiểu biết và hoàn thành luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, lãnh đạo và toàn thể các đồng nghiệp Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Bảo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tác giả tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình và người thân đã khích lệ, động viên trong thời gian học tập và nghiên cứu, cảm ơn những người bạn đã ủng hộ cả về tinh thần và vật chất, để tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó./ Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2009 Tác giả Đinh Xuân Thắng MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CTV Cộng tác viên CT Công thức H. Helicoverpa PTNT Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dan BPPT Biện pháp phòng trừ TB Trung bình Rđ Ré đen Rt Ré trắng M1 Cách bón phân 1 M2 Cách bón phân 2 B1 Biện pháp phòng trừ 1 B2 Biệp pháp phòng trừ 2 B3 Biệp pháp phòng trừ 3 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Thành phần sâu hại thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 31 4.2 Thành phần sâu xanh thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera, hại thuốc lào vụ xuân năm 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 33 4.3 Tỷ lệ của 2 loài sâu xanh trên thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 34 4.4 Diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên 2 giống thuốc lào ré đen và ré trắng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 36 4.5 Diễn biến mật độ sâu xanh H.assulta trên các loại phân bón. 38 4.6 Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên thuốc lào ré đen tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 40 4.7 Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên giống thuốc lào ré trắng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 40 4.8 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ đến diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên giống thuốc lào ré đen vụ xuân năm 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải phòng 42 4.9 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ đến diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên giống thuốc lào ré trắng vụ xuân năm 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải phòng 43 4.10 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu xanh H. assulta 49 4.11 Sức đẻ trứng của sâu xanh H. assulta 50 4.12 Hiệu lực của thuốc hoá học Silsau 3.6EC trừ sâu xanh H. assulta vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 52 4.13 Hiệu lực của thuốc sinh học Emaben 2.0EC trừ sâu xanh H. assulta vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 53 4.14 Năng suất tươi và năng suất khô các công thức thí nghiệm 55 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Ruộng bố trí thí nghiệm 25 4.1 Tỷ lệ của 2 loài sâu xanh trên thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 34 4.2 Diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên 2 giống thuốc lào ré đen và ré trắng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 36 4.3 Ổ trứng sâu xanh H. assulta 36 4.4 Quả trứng mới đẻ 44 4.5 Quả trứng sắp nở 45 4.6 Sâu non 45 4.7 Nhộng 45 4.8 Phần đuôi nhộng 46 4.9 Trưởng thành cái 46 4.10 Trưởng thành đực 46 4.11 Sâu non tuổi lớn đang gây hại lá thuốc lào 48 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Thuốc lào - một loại sản phẩm nhạy cảm do vừa mang tính gây nghiện, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi, vừa là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, là cách gọi truyền thống có từ lâu ở nước ta mô tả cách sử dụng khói thuốc một cách rất riêng biệt: qua điếu cày, điếu bát (và đôi khi qua vấn sâu kèn tự tạo khi không có điếu) hay ăn trực tiếp trong tục ăn trầu. Trong lịch sử thuốc lá, thuốc lào thế giới, người ta thường nhắc đến công phát hiện ra thói quen sử dụng thuộc về Christophe Columbus vào năm 1492, khi ông và thuỷ thủ đoàn phát hiện ra Châu Mỹ. Từ chỗ cho rằng khói thuốc có khả năng chữa bệnh, khói thuốc giúp con người hưng phấn và hiện nay, buôn bán thuốc là nguồn thu lớn của hầu hết tất cả các quốc gia. Kể từ thời điểm đó, cách sử dụng nicotine (một alkaloid đặc trưng của thuốc lào) nhanh chóng lan truyền ra khắp thế giới. Các chứng cứ khảo cổ tại Trung Quốc đã cho thấy từ cách đây 4000 năm, người ta đã biết sử dụng thuốc lào và một bức tranh của người Maya cổ cách đây trên 2000 năm cũng đã minh hoạ cảnh hút thuốc… Về mặt nguồn gốc, tất cả 65 loài đã phát hiện thuộc chi thuốc lá (nicotiana) đều có xuất xứ từ châu Mỹ, châu Phi và điều đặc biệt nữa là cả 2 loài (Nicotiana tabacum và nicotiana rustica) đều không tìm thấy mọc ở dạng hoang dại. Thuốc lào được trồng ở rất nhiều nước với đặc trưng sản phẩm là: hàm lượng nicotin khá cao (5-8%), hàm lượng đường rất thấp (<3%). Thuốc lào thường được sơ chế với quá trình lên men rất mạnh (ở Việt Nam, thuốc lào được rọc cuộng, ủ, thái sợi và phơi nắng) để phân giải phần lớn đường trong lá. Về cách hút, khói thường qua lọc nước để được làm mất và lọc bớt một số chất độc hại có trong khói, trước khi vào phổi người hút. Lợi ích kinh tế cao từ cây thuốc lào đó kích thích nông dân các vùng trồng truyền thống tự sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, từ khi mở cửa nền kinh tế, do hiểu không đúng về chủ trương quản lý và phát triển của nhà nước, cây thuốc lào hầu như không được nghiên cứu và hiện đã bộc lộ nhiều nhược điểm trong quy trình sản xuất: giống lẫn tạp, thoái hoá, năng suất kém và chất lượng không ổn định dẫn tới thu nhập của người trồng không cao. Mặt khác, nhà nước cũng không quản lý được ảnh hưởng của việc hút thuốc lào tới sức khỏe người tiêu dùng. Thuốc lào được trồng và thói quen sử dụng thuốc lào ở nước ta như thế nào cũng như những vấn đề về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội đang rất cần được giải quyết. Mặc dù cho đến nay, còn có nhiều ý kiến về tác hại do hút thuốc lào, nhưng từ bỏ thói quen sử dụng nicotine là một việc không dễ dàng. Thậm chí hút thuốc lào trong nhân dân vẫn còn được coi là một nét văn hoá trong truyền thống Văn hoá dân tộc Việt Nam. Cho đến những năm gần đây, đã có một phần người sử dụng thuốc lào chuyển sang hút thuốc lá điếu, nhưng với điều kiện kinh tế ở nông thôn Việt Nam nói chung, thói quen sử dụng thuốc lào có hàm lượng chất kích thích cao hiện vẫn khá phổ biến. Mặc dù chưa được cơ quan nào chính thức quan tâm giúp đỡ nhưng khi thị trường còn có nhu cầu, nông dân một số vùng vẫn tự phát trồng theo những kinh nghiệm riêng của mình. Tuy nhiên, do kỹ thuật cũ, lại thiếu hiểu biết về những tiến bộ mới, không được đầu tư nghiên cứu cả về chọn tạo giống, cải tiến kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh... thiếu hiểu biết và các vấn đề liên quan đến công nghệ sơ chế, phối chế, thị trường… nên năng suất và hiệu quả kinh tế không ổn định và chưa xứng đáng với công sức của nông dân. Để tiến tới làm chủ sản xuất thuốc lào trong nền kinh tế thị trường, cần phải hiểu biết càng nhiều càng tốt những vấn đề trên cả về khoa học và thực tiễn. Thuốc lào là cây trồng có lịch sử phát triển lâu đời và là cây trồng truyền thống, cây trồng đặc sản của huyện Vĩnh Bảo. Xuất phát từ lợi ích kinh tế cao từ cây thuốc lào đã kích thích nông dân địa phương duy trì và mở rộng diện tích sản xuất trồng thuốc lào, hàng năm diện tích trồng thuốc lào của huyện luôn giữ ổn định 1.000ha. Trong những năm gần đây (từ năm 2001 đến nay) được sự giúp đỡ của Viện kinh tế thuốc lá - Tổng công ty thuốc lá Việt Nam chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong việc phục tráng giống thuốc lào của địa phương và ứng dụng các loại phân bón tiên tiến, thuốc diệt chồi … năng suất, chất lượng thuốc lào của huyện không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, cũng như các loại cây trồng khác, sâu bệnh luôn là mối đe doạ tiềm tàng đến năng suất và phẩm chất thuốc lào. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với cây thuốc lào tuy chưa có số liệu chính xác, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, thiệt hại do sâu bệnh gây ra khoảng 25-30%, trong đó một phần thiệt hại đáng kể do sâu xanh gây hại. Để góp phần hạn chế sự gây hại do sâu xanh gây ra đối với cây thuốc lào phục vụ sản xuất, được sự đồng ý của Bộ môn Côn Trùng, Khoa Nông học- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Đình Chiến, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình phát sinh gây hại của sâu xanh (Helicoverpa Spp) hại thuốc lào (Nicotiana tabacum G) vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng”. 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài Đề tài xác định được thành phần sâu hại, thành phần sâu xanh hại thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đồng thời xác định được ảnh hưởng của giống, thời vụ, phân bón, biện pháp phòng trừ đến diễn biến và mật độ sâu xanh trên thuốc lào. Đề tài cũng là cơ sở lựa chọn giống, thời vụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thích hợp để khuyến cáo nông dân áp dụng trong sản xuất để hạn chế sâu xanh gây hại và tăng năng suất, chất lượng thuốc lào. 1.3 Mục đích, yêu cầu của đề tài * Mục đích Trên cơ sở điều tra, theo dõi sự phát sinh gây hại và diễn biến mật độ, cũng như đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh hại thuốc lào, từ đó đề xuất biện pháp phòng chống đạt hiệu quả kinh tế và môi trường. * Yêu cầu - Điều tra xác định thành phần sâu hại nói chung và thành phần sâu xanh nói riêng hại thuốc lào vụ xuân năm 2009, tại Vĩnh Bảo - Hải Phòng. - Theo dõi diễn biến mật độ của sâu xanh trên 2 giống thuốc lào (Ré đen, Ré trắng) ở 2 loại bón phân khác nhau. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu xanh hại thuốc lào vụ xuân năm 2009. - Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu hoá học và sinh học phòng trừ đối với sâu xanh. 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn việc nghiên cứu tình hình phát sinh gây hại của sâu xanh trên thuốc lào và biện pháp phòng chống Đối với sản xuất nông nghiệp, yếu tố chính làm hạn chế năng suất cây trồng là dịch hại (sâu, bệnh hại, cordaij...). Trong đó, (Wang và cộng sự, 1998) [32], riêng sâu hại đã lấy đi hơn 13% tổng sản lượng, với tổng giá trị ước tính 29,7 tỷ đô la (Cramer, 1997, dẫn theo Hà Quang Hùng, 1998) [3]. Ở Việt Nam (Nguyễn Công Thuật, 1996) [4] cũng xác định nhận mức độ thiệt hại khá lớn do sâu bệnh, với 20% sản lượng cây trồng bị mất. Trong các loại cây trồng, thuốc lá, thuốc lào được xem là cây trồng bị nhiều sâu bệnh hại tấn công, với trên 30 loài gây hại chính. Hàng năm (Jansens và cộng sự, 1995) [25], sâu bệnh hại làm giảm khoảng 25-30% sản lượng, theo đó số lượng lớn các loại thuốc hóa học đã được sử dụng để phòng trừ chúng. Trong các loài sâu hại thuốc lá, thuốc lào, sâu xanh lá đối tượng gây hại nguy hiểm. Tại các nước Châu Mỹ, Châu phi, sản lượng thuốc lá, thuốc lào bị mất do sâu hại là 545 triệu đô la/năm, trong đó phần do sâu xanh chiếm đến 156 triệu đô la (Fitt và cộng sự, 1991) [23]. Ở nước ta, tuy chưa có thống kê cụ thể nào về thiệt hại do sâu xanh gây ra trên thuốc lá, thuốc lào, nhưng ảnh hưởng của chúng đến năng suất thuốc lá, thuốc lào là rất lớn. Trong những năm 90, ước tính chi phí phòng trừ sâu xanh hại thuốc lá, thuốc lào là 20-40% giá thành sản xuất thuốc lá, thuốc lào, làm giảm hiệu quả sản xuất (Nguyễn Văn Biếu, 2002) [11], Nguyễn Xuân Cung, Vũ Minh, 1974) [10]. Trước yêu cầu bức xúc đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp, vấn đề đặt ra là giảm chi phí thuốc trừ dịch hại xuống mức thấp nhất để đảm cho sản xuất có lãi, sản phẩm an toàn (Hà Quang Hùng, 1998) [3] là phải áp dụng phòng trừ tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Ở Hải phòng nói chung, Vĩnh Bảo nói riêng, từ năm 1998 trở lại đây, Viện kinh tế thuốc lá đã tiến hành nghiên cứu, phục tráng một số giống thuốc lào bản địa, tạo ra những giống thuốc lào mới sạch bệnh, hạn chế sâu xanh gây hại như giống ré đen và ré trắng. Nghiên cứu và thực nghiệm một số loại phân bón dùng cho thuốc lá, áp dụng đối với cây thuốc lào như phân K2SO4 và KNO3. Áp dụng kỹ thuật trồng từ hàng đôi trên 1 luống sang trồng hàng đơn, sử dụng thuốc diệt chồi bằng cách chấm vào các lách lá ngay sau khi ngắt ngọn để hạn chế chồi lách... Bước đầu những nghiên cứu và thực nghiệm trên có hiệu quả, hạn chế sâu bệnh gây hại, tăng năng suất, chất lượng thuốc lào. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài, việc nghiên cứu tình hình phát sinh gây hại của sâu xanh hại thuốc lào vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng sẽ góp phần vào việc phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cây thuốc lào. 2.2 Những nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc lào Trong lịch sử thuốc lá, thuốc lào thế giới, người ta thường nhắc đến công phát hiện ra thói quen sử dụng thuốc lá thuốc lào thuộc về Christophe Columbus vào năm 1492, khi ông và thuỷ thủ đoàn phát hiện ra châu Mỹ (Các chứng cứ khảo cổ tại Trung Quốc đã cho thấy từ cách đây 4000 năm, người ta đó biết sử dụng thuốc lào và một bức tranh của người Maya cổ cách đây trên 2000 năm cũng đã minh hoạ cảnh hút thuốc…). Từ chỗ cho rằng khói thuốc có khả năng chữa bệnh, khói thuốc giúp con người hưng phấn và hiện nay, tiêu dùng thuốc lá, thuốc lào đã phổ biến khắp thế giới và buôn bán thuốc đã trở thành nguồn thu lớn của hầu hết tất cả các quốc gia. Khi tìm hiểu về lịch sử hút thuốc của người Việt Nam, tài liệu do một việt kiều tại Mỹ đăng tải trên mạng Internet cho rằng ngay khi người châu Âu đến Việt Nam, họ đã thấy thói quen sử dụng thuốc lào khá phổ biến. Các dẫn liệu đáng tin cậy nhất cho thấy thuốc lào có ở Việt Nam từ năm Canh Tý, tức niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3 (1660) đời vua Lê Thần Tông. Ngay từ thời đó hút thuốc lào đã được tất cả mọi người, từ quan lại cho đến dân thường ưa thích sử dụng. Người ta tranh nhau hút thuốc lào, đến nỗi ngay từ lúc đó đã có câu “Có thể ba ngày không ăn, chứ không thể một giờ không hút thuốc”. Lá thuốc lào thời đó được cho là chữa được nhiều bệnh. * Trên thế giới: Qua trang chủ tìm kiếm trên mạng internet, bằng từ khoá hookah, water-pipe, có thể thấy rằng trồng thuốc lào và thói quen hút thuốc lào không phải chỉ có riêng ở Việt Nam mà có ở khá nhiều nước trên thế giới. Hàng chục ngàn tài liệu lưu hành thường xuyên trên mạng để giới thiệu thuốc lào, hướng dẫn kỹ thuật, chào bán sản phẩm, dụng cụ... Thậm chí có cả trang WEB để những người hút thuốc lào gặp gỡ và trao đổi. Thuốc lào được trồng phổ biến khắp thế giới như ở Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia theo đạo hồi như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc; Các quốc gia phát triển như Mỹ, Nga, Pháp… và các quốc gia còn lại ở châu Á như Philippin, Malaysia, các quốc gia châu Phi... Có 2 loài thuộc họ thuốc lá (Nicotianae) là N. tabacum và N. rustica được trồng khá phổ biến ở nhiều nước, loài rustica có lá nhỏ hơn, điều kiện trồng khó hơn, hàm lượng nicotine cao hơn... và cho đến nay, chưa tìm thấy sự có mặt của loài này ở Việt Nam. Thuốc lào có cách sử dụng rất phong phú, nhưng cách sử dụng thuốc lào qua dụng cụ hút có lọc nước như điếu cày, điếu bát cũng rất đa dạng. Cũng cần thấy rằng ở nhiều nước trên thế giới, người ta không chia tách thuốc lá và thuốc lào mà chỉ có thuốc lá với các kiểu sơ chế khác nhau, kiểu dụng cụ sử dụng để hút... và từ tobacco luôn được sử dụng để chỉ cả 2 loại này. Do sơ chế và tiêu dùng khá đơn giản, phù hợp với mức sống của những người có thu nhập thấp nên khó quản lý về sản xuất, tiêu dùng và do vậy, khó sử dụng các cơ chế về thuế để điều chỉnh tiêu dùng. Qua internet, có thể thấy thuốc lào ít được các quốc gia quan tâm như một cây trồng riêng. Tuy nhiên, do thấy được tầm quan trọng của thuốc lào nên một số quốc gia cũng đã dành sự quan tâm không nhỏ cho thuốc lào. Chẳng hạn tại Ấn Độ, thuốc lào được Viện nghiên cứu Thuốc lá quốc gia quản lý kỹ thuật, nghiên cứu về giống, xây dựng quy trình sản xuất... chuyển giao đến người sản xuất. *Tại Việt Nam: hiện nay, thuốc lào trồng tập trung tại một số tỉnh như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh... và rải rác trên diện tích nhỏ, không ổn định và mang tính tự cung tự cấp ở nhiều vùng khác. Trong những năm trước, tại huyện Hoóc Môn, ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh cũng có trồng thuốc lào nhưng hiện nay hầu như không còn. Các tỉnh miền trung hiện vẫn trồng rải rác nhưng đề tài chưa có điều kiện khảo sát rộng. * Tại Hải Phòng: từ năm 1998 trở lại đây, nhận biết được giá trị kinh tế của cây thuốc lào, được sự quan tâm của UBND thành phố, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học công nghệ Hải Phòng, UBND huyện Vĩnh Bảo đã phối kết hợp với Viện kinh tế thuốc lá Việt Nam tiến hành các điều tra khảo sát về tình hình sản xuất, các kỹ thuật trồng trọt, sơ chế và đã có một số thành công như: Đánh giá được thực tế nhu cầu tiêu dùng thuốc, chỉ ra được giá trị kinh tế của cây thuốc lào, góp phần bảo đảm sản xuất bền vững trong cơ cấu luân canh, góp phần nâng cao đời sống, an ninh xã hội... Đồng thời Viện đã nghiên cứu phục tráng giống thuốc lào Ré đen, Ré trắng đã bị thoái hoá sau nhiều năm không được quan tâm để lai tạo và chọn lọc ra một số giống thuốc lào mới có năng suất và chất lượng cao, đồng thời kháng được một số bệnh nguy hiểm như bệnh chết rũ, nấm phấn trắng… Viện đã tiến hành điều tra thành phần sâu bệnh, nghiên cứu biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính, tổ chức nhiều buổi chuyển giao kỹ thuật cho các cán bộ và nông dân địa phương như sử dụng giống thuốc lào đã phục tráng, sử dụng phân bón hợp lý, sử dụng thuốc diệt chồi, kỹ thuật canh tác.... để nâng cao năng suất, chất lượng thuốc lào của địa phương. 2.2.2 Thành phần, đặc điểm và mức độ gây hại của các loài sâu hại chính trên thuốc lào Giống như các cây trồng khác, sâu hại luôn là mối đe dọa thường xuyên đến năng suất và phẩm chất thuốc lào. Sâu hại có khả năng phát sinh và gây hại từ hạt giống, cây con vừa mới nẩy mầm cho đến lúc thu hoạch, bảo quản. Thành phần và mức độ gây hại của các loài sâu hại thuốc lào biến động tuỳ năm, tùy nơi... phụ thuộc vào: Vùng trồng hay tổng hợp của nhiều yếu tố như: đất đai, khí hậu... Thời tiết khí hậu của vùng nói chung và từng vụ cụ thể núi riêng. Đặc điểm sinh trưởng và tính kháng của giống sử dụng. Các kỹ thuật canh tác áp dụng: Luống cao hay thấp, mức độ và cách bón phân, kỹ thuật chăm sóc, chế độ luân canh... Cạnh tranh sinh tồn giữa các loài gây hại; giữa các loài sâu bệnh hại với ký sinh thiên địch... Cũng cần lưu ý rằng theo quan điểm sinh thái học hiện đại thì mỗi loài đều có vai trò nhất định trong sinh giới và sự tồn tại của bất kỳ loài nào cũng đều cần thiết cho các loài khác. Tác hại của sâu hại thường dễ dàng nhận thấy, chẳng hạn, có thể nhìn rõ vết cắn của sâu, thậm chí dễ dàng nhìn thấy cả sâu đang gây phá hại. Thiệt hại do sâu gây hại biến động khác nhau tuỳ năm, tùy nơi với mức thiệt hại trung bình trong sản xuất nông nghiệp đến 30 - 40%, mặc dù đã áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính xác nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thiệt hại do các loài sâu đối với thuốc lào là khoảng 25 - 30%. Nhìn chung, trên các vùng trồng thuốc lào thế giới cũng như Việt Nam, biến động số lượng và mức độ gây hại các loài sâu hại có thể khác nhau phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, chế độ canh tác, mùa vụ gieo trồng....Tuy nhiên thành phần sâu hại phổ biến ở các vùng trồng thuốc lá, thuốc lào có thể phân thành 2 nhóm chính là: - Nhóm biến thái hoàn toàn (Homometabolis): có 4 pha trong quá trình phát dục: trứng, sâu non, nhộng, bướm mà đại diện trong nhóm này là sâu xanh (Helicoverpa assulta Gueneé), sâu xám (Agrotis ypsilon Rottenberg), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.)... - Nhóm biến thái không hoàn toàn (Hemimetabolis): chỉ có 3 pha trong quá trình phát dục: trứng, sâu non, trưởng thành mà đại diện trong nhóm này là bọ xít xanh (Nezara virridula. L), châu chấu... Sâu hại ngoài tác hại trực tiếp là phá huỷ sản phẩm, còn gây nên tác hại gián tiếp như làm ô nhiễm sản phẩm, là giảm sức chống đỡ của cây với các loài bệnh hại, tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh hại khác xâm nhập, làm lan truyền các bệnh virus nguy hiểm... Theo nhiều tác giả trong nước và nước ngoài (Lucas, 1975; Gunther, 1989; Phạm Quý Hiệp, 1995; Đường Hồng Dật, 1976) thành phần sâu bệnh hại thuốc lá, thuốc lào có gần 100 loại sâu bệnh gây hại, trong đó các loài sâu gây hại chính, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thuốc lá, thuốc lào là sâu xanh, sâu xám, sâu khoang, rệp, dế mèn... 2.2.2.1 Sâu xanh Helicoverpa assulta Guenee Tên khác là Chlorida assulta G.; Bộ cánh vảy: Lepidoptera; Họ Ngài đêm: Noctuidae). Ngoài ra còn nhiều loài khác như H. obsolata; H. virescens; H. armigera... Đây là loài sâu ăn lá đa thực hại trên 200 loại cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới từ 50o bắc đến 50o nam. Trong số này nhiều cây thường xuyên bị hại nặng như bông, đay, cà chua, hướng dương... * Đặc điểm hình thái: - Trưởng thành dài 15 - 18mm, sải cánh rộng 27 - 35cm, cánh trước có màu vàng nâu, vàng nhạt với 3 đường vân ngang hình gợn sóng, cuối cánh có đốm mầu nâu sẫm. Cánh sau vàng nhạt, 1/3 mép ngoài vào nâu nhạt, sát mép ngoài có vân mầu tro hình bán nguyệt, râu hình lông cứng. Bướm thường vũ hóa về đêm, hoạt động giao phối, đẻ trứng chủ yếu từ chập tối đến nửa đêm. Sau giao phối 2 - 3 ngày, bướm có khả năng đẻ 200 - 3000 trứng (số lượng trứng và thời gian đẻ tuỳ thuộc vào thức ăn thêm) đẻ rải rác trên lá non và chồi, nhưng bướm đẻ tập trung vào ngày 4 - 6 sau khi ghép đôi. Tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ sâu sống rất cao. Bướm ưa mùi chua ngọt và có khả năng sống 10 ngày. - Trứng hình bán cầu có màu trắng sữa, kích thước 0,4 - 0,5mm, sắp nở có mầu nâu. Thời gian trứng khoảng 4 - 6 ngày. - Sâu non thường phổ biến có màu xanh, có 6 tuổi, có nhiều mầu từ hồng nhạt đến trắng vàng, trắng xanh và thậm chí nâu xám tuỳ thuộc vào loài và nguồn thức ăn, thường có 12 nốt đen 2 bên thân, mỗi đốt có 1 lông cứng. Tuổi 1, 2 thường gặm thịt lá làm cho lá bị mất phần diệp lục. Từ tuổi 3, sâu thường ăn búp chồi làm cho lá bị thủng, khuyết lá khi lớn và thậm chí sâu ăn mất ngọn làm cho chồi nách phát triển. - Trước khi hóa nhộng, sâu thường chui xuống đất, nhào đất làm kén và hóa nhộng trong đó. Nhộng có màu nâu vàng hay mầu cánh dán, cuối đuôi có đôi gai nhỏ, kích thước nhộng khoảng 16 - 23 cm. Thời gian nhộng khoảng 8 ngày. Sau đó hóa bướm và chui lên theo đường sâu chui xuống. * Đặc điểm phát sinh và gây hại: Sâu thường có 2 - 3 lứa/ vụ và qua đông ở dạng nhộng. Sau khi di chuyển từ ký chủ khác đến thuốc lào, bướm thường vũ hoá về đêm và đẻ trứng rải rác vào chồi, lá non. Sau 3 - 5 ngày, trứng nở, sâu non thường ẩn nấp trong búp chồi và gây hại lá, chồi, hoa và quả. Khi tuổi lớn sâu cắn phá cả lá phía dưới, thậm chí cả lá chỉ còn lại gân cuộng. Sâu phát triển tốt khi nhiệt độ từ 22 - 24oC, ẩm độ 80 - 90%. Sâu ngừng phát triển khi nhiệt độ trên 30oC. * Biện pháp phòng trừ: - Diệt bỏ nguồn thức ăn trước vụ (cỏ dại...) của sâu. Phá huỷ sớm thân, rễ cây sau khi thu hoạch. - Cày phơi ải để diệt nhộng nếu có thể. - Trồng gọn thời vụ, không bón quá đạm. - Bấm ngọn, bẻ chồi triệt để có tác dụng giảm hấp dẫn bướm đến đẻ trứng và diệt bỏ luôn sâu non trốn trong đó. - Khi mật độ thấp, có thể bắt diệt bằng tay. Khi tỷ lệ cây có sâu trên 10% (trước khi bấm chồi) thì có thể phun bằng các loại thuốc hóa học như Ofatox 0,1 - 0,2 %, Padan 0,1 - 0,2 %, Suprathion 0,1 %... thuốc trừ sâu vi sinh BT chấm vào chồi hoặc phun vào sáng sớm hay chiều tối khi trời dâm mát (lúc chồi mở) để thuốc có điều kiện tiếp xúc tốt với sâu. Hiệu lực thuốc khi chấm có thể đạt khoảng 90% và khi phun chỉ đạt 70 %. Cần lưu ý bảo vệ các loại thiên địch của sâu xanh như Bọ xít mù (1 con có thể ăn tới 80 trứng sâu) và ong ký sinh (có khả năng ký sinh 70 - 80 % số sâu)... 2.2.2.2 Sâu xám Agrotis (Scotia) ipsilon (Hufnagel) Bộ cánh vảy: Lepidoptera; Họ ngài đêm: Noctuidae Sâu xám là một loại sâu đa thực có phổ kí chủ rộng, ngoài thuốc lào, sâu cũng gây hại nhiều loại cây khác rau, ngô... * Đặc điểm hình thái: - Bướm có mầu tối và nhiều lông che phủ, râu hình răng lược kép, nhọn, dài gần bằng 1/2 thân, trán có lớp lông mầu đen hình nửa gọng kính. Bướm dài khoảng 16 - 23mm với sải cánh dài 42 - 54cm, trên cánh có nhiều lông phủ và có màu nâu tối, có 3 vệt đen ở cuối cánh và thường có 2 đốm hình hạt đậu (hay hình quả thận) với vệt đen nhọn ở chỗ lõm, miệng có vòi hút cuộn tròn, chân có nhiều gai nhỏ với 1 đôi gai dài ở đốt chuyển chân giữa và 2 đôi ở đốt chuyển chân sau, phíaa dưới có giác bám và 2 gai nhỏ, bụng có nhiều lông. Bướm có khả năng đẻ 200 - 2000 trứng rải rác trên lá sát mặt đất hoặc dưới đất. - Trứng: hình bán cầu với đường kính 0,5 - 0,6mm, ban đầu có màu trắng sữa, sau đó hồng rồi tối sẫm, đỉnh quả có núm lồi. - Sâu non: có màu nâu xám hay đen, có 5 - 6 tuổi và thường có tập tính giả chết cuộn tròn lại khi bị động. Sâu không chịu nước, hiếu chiến, chịu đói khoẻ, thời gian 10 - 14 ngày/tuổi - Nhộng: thường ở trong đất và có màu nâu sẫm, dài 18 - 24mm và có thể ở trong đất 2 - 3 tuần đến 2 tháng tùy thuộc vào thời tiết, thức ăn. * Đặc điểm phát sinh và gây hại: Sâu xám có 1 - 5 lứa/năm, qua đông ở dạng sâu non và thường xuất hiện ngay sau khi trồng thuốc lào. Sâu non thường chui lên gây hại bằng cách cắn ngang gốc thân cây vào ban đêm và ẩn nấp dưới đất vào ban ngày, do vậy làm cho ruộng bị mất cây phải trồng dặm, ảnh hưởng đến độ đồng đều khi thuốc lào chín. Sâu tuổi 1 thường ăn vỏ trứng. Sâu tuổi 1, 2 có thể hại bằng cách cắn biểu bì lá làm cho lá thủng lỗ chỗ. Sâu tuổi lớn có thể cắn 3 - 4 cây/đêm. Sâu thường làm tổ hóa nhộng trong đất, trưởng thành đẻ trứng rải rác trên lá gần mặt đất hoặc kẽ đất, trên cỏ dại. Vòng đời khoảng 35 - 60 ngày. * Biện pháp phòng trừ: - Làm sạch cỏ dại, nguồn cư trú trước vụ trồng thuốc lào cả trong vườn ươm, ruộng trồng và xung quanh. Đây thường được coi là biện pháp phòng rất quan trọng đối với sâu xám. - Cày bừa kỹ, phơi ải hoặc ngâm nước (nơi chủ động tưới tiêu) để diệt nguồn sâu trong đất trước khi trồng. - Trồng tập trung, gọn thời vụ. - Ở những vùng thường xuyên bị sâu xám gây hại, nên phòng bằng cách đổ 20 - 30cc nước thuốc Lannat 0,1 - 0,2 %, Dipterex 0,1 - 0,2 %, Padan 0,1 - 0,2 %... vào hốc trước khi trồng. - Có thể bắt sâu bằng tay vào chập tối hay sáng sớm hoặc phun thuốc vào gốc khi tỷ lệ cây bị hại trên 5% (3 tuần sau trồng) bằng Lannat 0,1- 0,2%, Dipterex 0,1 - 0,2%, Padan 0,1 - 0,2%... - Làm bả chua ngọt để diệt bướm bằng hỗn hợp 4 dấm + 4 đường + 1 rượu + 1 nước pha thuốc (Padan 0,2 - 0,3%) tẩm vào búi rơm rạ cắm rải rác ngoài ruộng. 2.2.2.3 Sâu khoang (Prodenia (Spodoptera) litura Fabricius, Bộ cánh vảy: Lepidoptera. Đây cũng là loài sâu đa thực phá hoại gần 300 loài cây thuộc 99 họ thực vật, trong đó có thuốc lào, bông, đay, su hào, bắp cải, đậu đỗ... * Đặc điểm hình thái: - Toàn thân bướm có mầu xám bạc hay nâu đỏ, cánh trước có nhiều đường hình phức tạp, mép có đường vân ngang rộng mầu trắng xám, cánh trong xám trắng, râu hình lông cứng, đùi 2 chân trước có lớp lông dầy, miệng dạng vòi hút cuộn tròn vào trong, các đốt chuyển 2 chân sau đều có 2 gai (1 ngắn và 1 dài), toàn thân có lông che phủ, cánh ngoài có nửa gốc cánh mầu sẫm đen, giữa có vệt trắng lớn, nửa sau cánh mầu vàng nhạt, thân dài 16 - 21 cm, sải cánh 35 - 42 cm, hoạt động mạnh về chiều tối đến đêm. Bướm thường ẩn nấp ban ngày trong bờ bụi, dưới tán lá, chiều tối bay ra tìm thức ăn, giao phối, đẻ trứng. Bướm thường giao phối vài giờ sau vũ hóa và đẻ trứng ngay, thời gian đẻ trứng 19 - 24 giờ. Trứng đẻ thành ổ từ vài chục đến 600 quả phía dưới mặt lá. Khả năng đẻ tối đa tới 2000 quả. - Trứng có hình bán cầu, đường kính mỗi quả 0,5 cm màu trắng vàng, sau đó tím nhạt, bên ngoài có phủ lớp lông vàng, trong trứng có các đường gân khía dọc chạy vòng tròn đan nhau. Thời gian trứng khoảng 2 - 4 ngày. - Sâu non tuổi 1 thường sống tập trung, tuổi 3 mới tách phân tán đi tìm thức ăn. Sâu có mầu nâu đen, đỉnh đầu có hình chữ V mầu trắng, đốt bụng thứ nhất thường có một vệt đen to bao quanh và có 3 sọc vàng nhạt trên lưng, sâu thường có 5 - 6 tuổi và có kích thước 1 - 2 đến 38 - 51 mm. - Nhộng làm tổ ở trong đất có mầu nâu tươi, cuối đuôi có đôi gai ngắn. kích thước 15 - 20 mm. * Đặc điểm phát sinh phát triển: Loài này là loài đa thực và thường có 2 - 5 lứa/năm. Qua đông ở dạng sâu non trong đất hoặc cỏ dại, sâu non tuổi nhỏ thường tập trung thành ổ và ăn biểu bì để lại mành gân cuộng. Sâu tuổi lớn thường phân tán, ăn khuyết lá về đêm và hay trốn trong đất. 2.2.2.4 Rệp hại thuốc lào: Myzus persicae Sulzer Họ rệp muội Aphidae; bộ cánh đều Homopter. Rệp là loại sâu hại phổ biến trên thuốc lào ở tất cả các vùng trồng thuốc trên thế giới và trên rất nhiều loại cây trồng (>200 loài) như bông, đay, rau... và phân bố rộng từ 60o nam đến 40o bắc. Rệp gây hại bằng cách chích hút dịch cây ở cả lá non, búp, chồi, hoa...làm giảm khả năng phát triển của cây nhưng nghiêm trọng hơn, phần lớn các loài rệp đều có khả năng truyền nhiều loại bệnh virus rất nguy hiểm cho thuốc lào như CMV, LCV, Tobacco ringspot virus, Etch... Rệp có khả năng di chuyển rất xa tới 1400 Km theo gió. Hiện nay đây là đối tượng gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng thuốc lào ở nước ta. * Đặc điểm hình thái: Rệp có 2 dạng hình: có cánh (để di chuyển) và không có cánh - Rệp không cánh thường có hình quả trứng nhỏ như hạt tấm, có nhiều màu xanh, vàng, đỏ và có kích thước khoảng 2 mm. Râu thường dài bằng 2/3 thân, đốt gốc phình to, phần lưng cuối bụng có đôi ống bụng hình tròn. - Rệp có cánh thường xuất hiện khi thiếu thức ăn để di chuyển đến nơi mới có sẵn thức ăn và tiếp tục gây hại. - Rệp non có màu đỏ, vàng nhạt hoặc trắng có 3 tuổi, nhỏ, mềm kích thước 2 - 4mm. Thời gian rệp non khoảng 7 - 10 ngày. Râu thường dài bằng 2/3 thân, đốt gốc phình to. Phần lưng cuối bụng thường mang đôi ống bụng hình ống, mầu đen, hai mắt kép lồi ra. Nơi cư trú trước khi trồng thuốc lào là cỏ dại. Sau khi trồng thuốc, rệp có cánh di chuyển đến và sinh ra rệp không cánh. Ban đầ._.u khi mật độ thấp, rệp thường tập trung lại ở ngọn và lá non hút dịch dinh dưỡng của cây, làm cho lá bị biến dạng, nhạt màu, cây không phát triển được, năng suất giảm. Khi mật độ cao rệp phân tán gây hại cả các lá phía dưới. Dịch bài tiết của rệp thường có hàm lượng đường cao thuận lợi cho nấm mốc đen phát triển góp phần làm giảm chất lượng thuốc lào (Fumago vagans Pers.; Hyphomycetes; Moniliales, Moniliaceae). Đây cũng là dấu hiệu giúp phát hiện nhanh các ruộng có rệp gây hại. Theo nhiều tài liệu mới nhất hiện nay của Mỹ, Zimbabuê, để thích ứng với cây thuốc lào, trong giống Myzus đã hình thành loài mới là M. nicotianae. Rệp có mầu đỏ và có sức sống, sức sinh sản cao hơn rất nhiều loài rệp đào M. percicae. Phần lớn rệp ở ruộng là rệp cái và có khả năng đẻ 30 - 90con sau 6 ngày, phổ biến sau 8 - 12 ngày với số con đẻ 6 - 10 con/ngày mà không cần rệp đực, do vậy phôi của rệp cháu đã hình thành ngay từ khi rệp mẹ còn trong bụng bà và như vậy có thể tính được về mặt lý thuyết ngay trong 1 con rệp đã tiềm ẩn 900 - 9000 rệp. Rệp đỏ có khả năng đẻ nhiều hơn và rệp con phát dục nhanh hơn. Vòng đời trung bình của rệp là 7 - 8 ngày. * Điều kiện phát sinh phát triển: Rệp thường xuất hiện ngay từ thời kỳ vườn ươm. Rệp phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tương đối cao (nhiệt độ từ 19 - 24oC, ẩm độ 84 - 88%). Trong điều kiện thuận lợi, chỉ cần 2,2 ngày mật độ rệp đã tăng lên gấp đôi (Nghĩa là sau 22 ngày từ 1 con rệp đã tăng đến 1024 con). Do đó cần theo dõi thường xuyên đồng ruộng và phun phòng trừ rệp ngay khi cần thiết (Ngưỡng kinh tế là 10% cây có 50 rệp ở bất kỳ lá trên nào). * Biện pháp phòng trừ: - Làm sạch cỏ dại, nơi cư trú trước vụ để hạn chế mật độ ban đầu của rệp. - Bấm ngọn bẻ chồi triệt để để làm mất nguồn thức ăn ưa thích của rệp và loại bỏ 1 phần rệp tập trung ở búp chồi, giảm hấp dẫn rệp có cánh bay đến. - Không bón thừa đạm. - Sử dụng cây trồng bẫy để thu hút rệp. - Phá huỷ vườn ươm và ruộng trồng sau khi thu hoạch xong. - Kiểm tra thường xuyên đồng ruộng và phun thuốc BVTV kịp thời khi tỷ lệ cây bị rệp hại trên 10% bằng các loại thuốc trừ sâu như: Lannate 0,1%, Padan, Bi - 58 0,1%.... Cần lưu ý do khả năng đẻ của rệp rất lớn nên dễ xuất hiện loại rệp kháng thuốc. Do vậy sau 3 ngày kiểm tra lại vẫn thấy rệp phát triển thì phải thay thuốc ®Ó phßng trõ. 2.2.3 Đặc điểm, phạm vi và mức độ gây hại của sâu xanh Helicoverpa assulta Guenee hại thuốc lào Sâu xanh (Helicoverpa assulta Guenee) thuộc họ ngài đêm (Nictuidae), bộ cáy vảy (Lepidoptera), đây là loài sâu đa thực, gây hại trên nhiều loại thực vật. Số lượng các đối tượng bị hại biến động tuỳ thuộc vào từng vùng và từng quốc gia khác nhau. Về tập tính gây hại của sâu xanh trên thuốc lá, thuốc lào (Jayaraj, 1982) [26] cho biết sâu non mới nở thường ăn một phần hoặc toàn bộ vỏ trứng. Sau đó chúng di chuyển tìm ăn các bộ phận lá, nụ, hoa và quả của cây. Trên cây thuốc lào sâu non tuổi nhỏ hiếm khi đục quả, ngược lại sâu tuổi lớn thích ăn nụ và quả non. Thời gian phát dục của sâu dài hay ngắn phụ thuộc vào loài cây ký chủ. Tại Ấn Độ, thời gian phát dục của các pha sâu non trên cây thuốc lào là 18,3 ngày và trên cây ngô là 18 ngày (Singh, 1975) [31]. Mặt khác với từng loài ký chủ, thời gian phát dục còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Chẳng hạn trên cây thuốc lào vào giai đoạn hoa rộ thời gian phát dục kéo dài 18 ngày ở nhiệt độ 21-27oC. Còn trên cây ngô, thời gian này là 12,8 ngày ở nhiệt độ 27,2oC (Reed, 1965) [29]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu (Nguyễn Thị Toàn, 1985) [9] và Vũ Quang Côn, 1994) [15], sâu non sâu xanh có 6 tuổi trong điều kiện tại miền Bắc Việt Nam. Trong khi đó tại Miền Nam (Nguyễn Minh Tuyên, 2000) [14] cho biết chúng trải qua 4 lần lột xác và 5 tuổi, với thời gian phát dục của pha sâu non là 16,6 ngày trong điều kiện nhiệt độ 29,6oC. Như vậy, thời gian phát dục của pha sâu non sâu xanh ở mềm Bắc chậm hơn 1 tuổi (Nguyễn Thị Hai, 1996 [8]. Cũng trong điều kiện tại Ninh Thuận, ở nhiệt độ 28,4-28,9oC, ẩm độ 76,4-84,1%, sâu xanh qua giai đoạn nhộng là 10,6 ngày (Nguyễn Minh Tuyên, 2000) [14]. Thống kê (Matthewa, M., 1987) [28] cho thấy sâu xanh Helicoverpa assulta gây hại trên 63 loài cây trồng thuộc 27 họ thực vật. ở ấn Độ, chỉ riêng tại Patancheru, Andhra Pradesh (Bhatnagar và Davies, 1978) [21] ghi nhận có đến 50 loài cây trồng và 48 loài hoang dại khác bị sâu Helicoverpa assulta gây hại; còn ở các vùng khác, số lượng này lên đến 96 loài cây trồng và 61 loài cây cỏ khác. Trong sản xuất nông nghiệp, sâu xanh gây hại trên nhiều loại cây trồng chính như thuốc lá, thuốc lào, bông, đậu đỗ, cà chua, khoai tây, lạc... Trên cây thuốc lào, sâu xanh là loài gây hại nghiêm trọng và phổ biến nhất, chúng thường làm giảm sản lượng và tăng chi phí phòng trừ. Trên thế giới, thiệt hại hàng năm do sâu xanh gây ra rất lớn. Tính riêng ở Mỹ, mức thiệt hại có thể lên đến hàng trăm triệu đôla/năm (Reed, 1982) [30]. Mặt khác, chi phí sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu xanh hại thuốc lá, thuốc lào ước tính khoảng 50 triệu đôla hàng năm (Ignoffo, 1973) [24]. Ở bang Queensland thuộc úc, chi phí này khoảng hơn 16 triệu đôla/năm, chưa kể thiệt hại do giảm năng suất (Alcock và CTV, 1980) [18]. 2.2.4 Thiên địch của sâu xanh Helicoverpa assulta G trên thuốc lào Trên thế giới nhiều nước đã thành công trong việc sử dụng các loài côn trùng thiên địch để tiêu diệt sâu hại. Những nước trồng nhiều thuèc l¸, thuèc lµo bông... đã sử dụng hiệu quả các loài ong ký sinh như ong mắt đỏ Trichogramma, Habrabracon... để tiêu diệt sâu hại bông. Ở Việt Nam việc nghiên cứu ong ký sinh đã được tiến hành từ năm 1970 tại một số trường đại học và viện nghiên cứu như: Đại học Nông nghiệp I, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Tuy nhiên việc nuôi nhân và sử dụng chúng để tiêu diệt sâu hại mãi đến năm 1974 mới bắt đầu với 2 loài ong mắt đỏ là Trichogramma japonicum và T.chilonis. Đối với ong màu đen T.japonicum chủ yếu dùng trên sinh quần ruộng lúa, còn ong màu vàng dùng để tiêu diệt sâu hại thuốc lá, thuốc lào, bông, đay, ngô, rau....(Phạm Hữu Nhượng, 1996) [17]. Năm 1974-1978, Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự đã tiến hành và nuôi nhân thả ong T.chinolis trên sinh quần thuốc lá, đay bông. Diện tích sử dụng ong mắt đỏ T.chilonis để tiêu diệt trứng sâu do xanh gây hại, lúc đầu là 1.000m2, sau này dần lên 100.000m2 (1978). Hiệu quả tiêu diệt trứng cũng được nâng cao lên từ 57,03% (năm 1974) lên 93,90% (năm 1978). Vào các năm 1979, 1980, 1981, 1982 đã tiến hành nuôi nhân ong T.chilonis tại địa phương để tiêu diệt sâu xanh Helicoverpa assulta trên diện tích là 150 ha ở một số vùng trồng thuốc lá. Số lượng ong được thả trên 1 ha là 500 đến 550 nghìn ong, và được chia làm 3 đợt. Nói chung số lượng ong thả đợt 1 và 2 lớn hơn đợt 3. Ong được thả vào giai đoạn sâu bắt đầu lứa 4, là lứa nguy hiểm nhất vì chúng thường xuyên gây dịch lớn. Nhìn chung hiệu quả phòng trừ khá cao, đạt 73,04% vào năm 1979, 72,93% năm 1980, 48,92% năm 1981 và 71,92% vào năm 1992. Chất lượng và năng suất của thuốc lá sau khi thu hoạch tại các nơi thả ong và nơi phun thuốc hóa học 2-3 lần vụ bằng hoặc hơn không đáng kể. Điều quan trọng nhất cho thấy vai trò và khả năng sử dụng ong T.chilonis để tiêu diệt sâu hại là hiện thực, nó mở ra hướng đi mới trong công tác bảo vệ thực vật của Việt Nam. Nó đáp ứng được việc đòi hỏi của xã hội là cần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Việc sử dụng ong T.chilonis để tiêu diệt sâu xanh, sâu đo xanh, sâu loang và các loài sâu khác đã được thử nghiệm và đạt hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn ở giai đoạn thăm dò. Để có thể triển khai chúng trên diện tích rộng, cần được sự quan tâm nhiều của các ngành, các cấp và của Nhà nước... về các mặt: cán bộ khoa học có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị nghiên cứu cũng như sản xuất, cấp kinh phí nghiên cứu và có chính sách thích hợp. Ngoài ong ký sinh là thiên địch chính của sâu xanh gây hại trên cây thuốc lá, thuốc lào còn có loài bọ xít mù xanh Cyrohinus lividipennis, Họ: Miridae, Bộ: Hemiptera. Bọ xít mù xanh là một loài thuộc nhóm ăn thực vật, thứ yếu mới là thiên địch, thích ăn trứng và sâu non của sâu xanh. Con trưởng thành màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên ruộng có sâu xanh phá hại, cả trên ruộng nước lẫn ruộng khô. 2.2.5 Phòng trừ sâu xanh Helicoverpa assulta G trên thuốc lào Sản phẩm của cây thuốc lào là lấy lá và qua chế biến để sử dụng hút khói thuốc vào cơ thể con người. Theo tài liệu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và phòng trừ sâu bệnh (Nguyễn Văn Biếu, Tào Ngọc Tuấn, 2004) [12]. Để hạn chế tới mức tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm và hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí bảo vệ thực vật mà vẫn duy trì được năng suất, chất lượng nguyên liệu, bảo đảm lợi ích kinh tế, việc áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ là rất cần thiết để: Hạn chế nguồn sâu bệnh ban đầu (Phòng trừ sâu bệnh triệt để ở vườn ươm; sử dụng nguồn hạt giống, cây giống sạch sâu bệnh; diệt nguồn sâu bệnh trong đất bằng cách đốt hay khử trùng bằng các loại thuốc hóa học; cầy bừa, làm sạch cỏ dại là nơi cư trú của sâu bệnh hại; phá huỷ sớm vườn ươm, tàn dư thân rễ sau thu hoạch; áp dụng triệt để các biện pháp kiểm dịch, luân canh, xen canh... Ngăn cản con đường lây lan và phát triển của sâu bệnh (Sử dụng giống kháng, chỉ tưới cây bằng nước sạch, không tưới tràn khi không cần thiết, không dùng giống bị bệnh, không di chuyển đất qua cây con, dụng cụ; bón phân cân đối để tăng cường khả năng đề kháng, bố trí thời vụ hợp lý, trồng đúng mật độ...). Phát huy khả năng hạn chế sâu bệnh của ký sinh thiên địch và chỉ sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi cần thiết để tiêu diệt sâu bệnh hạn chế tối đa thiệt hại do chúng gây ra mà vẫn duy trì được năng suất, chất lượng nguyên liệu, bảo đảm lợi ích kinh tế. - Biện pháp canh tác: phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp như cày, bừa, làm sạch cỏ dại, thời vụ hợp lý, bón phân cân đối... - Biện pháp giống: sử dụng giống có khả năng kháng, chống chịu hay miễn dịch với sâu bệnh hại... - Biện pháp cơ giới: bắt sâu bằng tay... - Biện pháp vật lý: sử dụng bẫy ánh sáng, nhiệt, thay đổi chế độ ẩm... - Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, thuốc dẫn dụ,... - Biện pháp sinh học: sử dụng và phát huy khả năng diệt sâu bệnh hại bằng các kẻ thù tự nhiên như các loại ký sinh thiên địch, các chế phẩm nấm đối kháng... 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Vụ xuân 2009 (tháng 1-6 năm 2009). - Địa điểm: Vĩnh Bảo, Hải Phòng. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Sâu xanh hại cây thuốc lào. 3.3 Vật liệu nghiên cứu - 02 giống thuốc lào: Ré đen và Ré trắng. - Các thuốc trừ sâu xanh dùng trong thí nghiệm (Silsau 3.6EC và Emaben 2.0EC) - Ống nghiệm, hộp petri, kính lúp, vợt côn trùng, lồng nuôi sâu, ống hút… dùng trong phòng thí nghiệm. 3.4 Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần sâu hại nói cung và sâu xanh hại thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. - Theo dõi diễn biến mật độ của sâu xanh dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống, phân bón). - Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoá học, sinh học đến sâu xanh hại thuốc lào. - Nghiên cứư đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu xanh Helicoverpa assulta Guenee. 3.5 Phương pháp nghiên cứu 3.5.1 Ngoài đồng ruộng Thí nghiệm trên 2 giống thuốc lào, 2 loại bón phân khác nhau, 3 biện pháp phòng trừ, 12 công thức: * 2 giống thuốc lào: Ré đen (Rđ) và Ré trắng (Rt) * 2 loại bón phân hoá học khác nhau, trên cùng nền phân chuồng 14 tấn/ha. + Loại 1 (theo phương pháp bón phân hoá học chung của đa số nông dân trong huyện Vĩnh Bảo, bón cho 1ha): 695kg đạm urê + 695 kg lân lâm thao (M1) + Loại 2: (theo phương pháp bón phân hóa học của Viện kinh tế thuốc lá Việt Nam chuyển giao tại Vĩnh Bảo, bón cho 1ha): 695kg đạm urê + 280 kg K2SO4 + 280kg KNO3 (M2). * 3 biện pháp phòng trừ: + Biện pháp 1: Không sử dụng các BPPT (đối chứng) (B1) + Biện pháp 2: Áp dụng BPPT sâu xanh theo đa số nông dân (B2) + Biện pháp 3: Áp dụng BPPT sâu xanh theo thí nghiệm (B3) 1m Dải bảo vệ: 1 m 1. 1 S= 30m2 9. 2 0,5 m 6. 3 1m Rãnh giưa 2 luống: 0,3 m 3. 1 8. 2 10. 3 6. 1 5. 2 12. 3 4. 1 1. 2 11. 3 10. 1 12. 2 9. 3 2. 1 7. 2 4. 3 8. 1 11. 2 3. 3 7. 1 6. 2 1. 3 9. 1 10. 2 8. 3 5. 1 3. 2 2. 3 12. 1 4. 2 7. 3 11. 1 2. 2 5. 3 1 m Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Ghi chú: 1: công thức 1 (M1RđB1) 2: công thức 2 (M1RđB2) 3: công thức 3 (M1RđB3) 4: công thức 4 (M1RtB1) 5: công thức 5 (M1RtB2) 6: công thức 6 (M1RtB3) 7: công thức 7 (M2RđB1) 8: công thức 8 ( M2RđB2) 9: công thức 9 ( M2RđB3) 10: công thức 10 (M2RtB1) 11: công thức 11 (M2RtB2 ) 12: công thức 12 (M2RtB3) 1.1; 1.2; 1.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 1 2.1; 2.2; 2.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 2 3.1; 3.2; 3.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 3 4.1; 4.2; 4.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 4 5.1; 5.2; 5.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 5 6.1; 6.2; 6.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 6 7.1; 7.2; 7.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 7 8.1; 8.2; 8.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 8 9.1; 9.2; 9.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 9 10.1; 10.2; 10.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 10 11.1; 11.2; 11.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 11 12.1; 12.2; 12.3: các lần nhắc lại 1, 2, 3 của công thức 12 Địa điểm và cách bố trí thí nghiệm: - Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. - Bố trí thí nghiệm, tổng số 36 ô thí nghiệm, mỗi ô thí nghiệm 30m2, tổng diện tích làm thí nghiệm là: 1.080m2, thí nghiệm bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại theo sơ đồ thiết kế nêu trên. - Dải bảo vệ xung quang ruộng thí nghiệm 1m, khoảng cách giữa các ô thí nghiệm 0,5m, khoảng cách rãnh giữa 2 luống là 0,3m. Hình 3.1. Ruộng bố trí thí nghiệm * Thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc - Ngày trồng thuốc lào: 5/01/2009. - Cây con giống thuốc lào khi trồng trung bình từ 4-5 lá. - Mật độ trồng: 2,5 cây/m2, 25.000 cây/1ha, trồng 2 hàng trên 1 luống, hàng cách hàng 0,7m, cây cách cây 0,4m. - Trồng 2 giống thuốc lào Ré đen (Rđ), Ré trắng (Rt). - Áp dụng 2 loại bón phân hoá học khác nhau, trên cùng nền phân chuồng 14 tấn/ha. Loại bón phân 1: (theo cách bón phân hoá học chung của đa số nông dân): 695kg đạm urê + 695 kg lân lâm thao cho 1ha (M1). Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân, đánh rạch giữa luống thuốc lào và trải đều phân vào giữa rạch sau đó lấp đất san phẳng đều mặt luống. + Bón thúc lần 1 (sau trồng 7 ngày): 28kg đạm urê, chia đều, hoà loãng vào nước, tưới xung quanh gốc. + Bón thúc lần 2 (sau trồng 14 ngày): 83kg đạm, chia đều, hoà với nước tưới đều vào gốc cây. + Bón thúc lần 3 (sau trồng 21 ngày): 140kg đạm, chia đều, hoà với nước, tưới đều vào gốc cây. + Bón thúc lần 4 (sau trồng 30 ngày): 167kg đạm, chia đều, hoà với nước, tưới đều vào gốc cây, kết hợp với vun nhẹ đất vào gốc cây. + Bón thúc lần 5 (sau trồng 45 ngày): khi cây thuốc lào có số lá phủ kín mặt luống: bón toàn bộ số phân đạm còn lại, chia đều, rắc vào xung quanh gốc cây thuốc lào, kết hợp với xới, vun cao luống. Loại bón phân 2: (theo phương pháp bón của Viện kinh tế thuốc lá Việt Nam chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại Vĩnh Bảo): 695kg đạm urê + 280 kg K2SO4 + 280kg KNO3 cho 1ha (M2). Cách bón phân: + Bón lót toàn bộ phân chuồng vào rạch giữa. + Các lần bón thúc về lượng phân đạm như đối với loại bón phân 1, còn đối với 2 loại phân K2SO4 và KNO3, bón lượng 50% cùng với lần bón thúc 5, kết hợp vun cao luống và 50% lượng còn lại bón khi ngắt ngọn bằng biện pháp chia đều hoà nước tưới đều xung quanh gốc cây thuốc lào. * Chăm sóc thuốc lào: - Tưới nước lã bằng gáo, ngày 2 lần vào buối sáng sớm và chiều mát vào xung quanh gốc cây thuốc lào, đảm bảo đủ ẩm quanh gốc thuốc lào trong 5 ngày đầu, sau đó giảm dần ngày tưới 1 lần vào buổi chiều mát cho đến khi cây thuốc lào bén rễ hồi xanh bắt đầu phát triển ra lá mới (sau trồng 15-20 ngày). - Bón phân, kết hợp dặm tỉa, làm cỏ, xới xáo, vun gốc, ngắt bỏ lá bệnh, lá dưới gốc tạo thông thoáng cho ruộng thuốc lào. - Ngắt ngọn (sau trồng 80 ngày), khi cây thuốc lào có tốc độ ra lá chậm lại, ngọn thót lại và đạt đủ số lá cần thiết trên cây, thường ngắt ngọn sâu tính từ trên xuống khoảng 3-5 lá, sao cho số lá trên cây còn lại sau khi ngắt ngọn là 19-20 lá. - Sau thời gian ngắt ngọn 5-7 ngày/lần kiểm tra và ngắt bỏ các chồi nách ở các cuống lá để cây thuốc lào tập trung dinh dưỡng nuôi lá. * Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu xanh vụ xuân 2009 * Biện pháp phòng trừ 1: Không sử dụng các BPPT (đối chứng) (B1) - Biện pháp phòng trừ 2: Áp dụng BPPT sâu xanh theo đa số nông dân (B2). + Thời điểm tiến hành phòng trừ: ngày 22/3/2009. + Sử dụng thuốc trừ sâu hoá học Silsau 3.6EC của Công ty trách nhiệm hữu hạn ADC. + Liều lượng và cách sử dụng: pha 195ml thuốc với 450 lít nước phun cho 1ha (pha 1 gói thuốc 7ml vào bình bơm sâu tay 16 lít nước, khuấy đều, phun cho 360m2), phun thuốc ướt đều mặt trên và dưới lá thuốc, phun thuốc vào buổi chiều mát. - Biện pháp phòng trừ 3: Áp dụng các BPPT sâu xanh theo thí nghiệm (B3). + Thời điểm tiến hành phòng trừ: ngày 22/3/2009. + Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Emaben 2.0EC của Công ty cổ phần BMC. + Liều lượng và cách sử dụng: pha 220ml thuốc với 450 lít nước phun cho 1ha (pha 1 gói thuốc 8ml vào bình bơm sâu tay 16 lít nước, khuấy đều, phun cho 360m2), phun thuốc ướt đều mặt trên và dưới lá thuốc, phun thuốc vào buổi chiều mát. * Phương pháp điều tra: - Điều tra thành phần sâu hại, sinh trưởng của cây thuốc lào và diễn biến mật độ sâu xanh trong ruộng thí nghiệm. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, bắt đầu khi cây thuốc lào được 15 ngày tuổi. Mỗi ô thí nghiệm điều tra 9 cây được chia làm 3 điểm, mỗi điểm điều tra 3 cây, theo phương pháp điều tra (Cục BVTV, 1995) [2] . - Điều tra tự do 3 điểm trồng thuốc lào có thời vụ trồng khác nhau về mật độ sâu xanh tại 3 xã Vĩnh Bảo, Hải Phòng. 3.5.2 Trong phòng thí nghiệm - Nguồn vật liệu nuôi sâu: Sử dụng quy trình nuôi sau xanh của bộ môn Côn trùng - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Thu thập sâu non (tuổi 1 và 2) nuôi trong từng hộp nhựa nhỏ có nắp đạy (hộp nhựa có đường kính 7cm, cao 10cm) và đục một số lỗ nhỏ trên nắp đạy để tạo không khí trong hộp. Hàng ngày thay thức ăn cho sâu xanh H. assulta bằng lá thuốc lào vừa thành thục không già. Đến khi sâu non đẫy sức chuẩn bị hoá nhộng dùng đất bột nhỏ cho vào đáy hộp, với độ dày lớp đất 3-4cm để sâu hoá nhộng trong đất. Trưởng thành vũ hóa từ nhộng được tiếp tục chuyển nuôi trong lồng nuôi sâu, ghép đôi cho sinh sản. - Các chỉ tiêu theo dõi. + Đặc điểm hình thái và tập tính sống của từng pha sâu xanh. + Thời gian phát dục của từng pha sâu xanh (trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành). + Khả năng đẻ trứng, vòng đời của sâu xanh. - Chụp, ghi lại hình ảnh từng pha phát dục của sâu xanh (ảnh do tác giả luận văn chụp). 3.6 Xử lý và bảo quản mẫu vật. - Mẫu sâu non và nhộng ngâm trong dung dịch cồn 70% hoặc foocmon 5% - Mẫu trưởng thành cánh vảy ép trong đệm bông. - Mẫu côn trùng được giám định dựa theo tài liệu phân loại Nhật Bản côn trùng chí, 1997 và tài liệu phân loại 1953 của Trung Quốc. 3.7 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu - Áp dụng các phương pháp tính toán: Tổng lá bị hại + Mật độ sâu (con/m2) = Tổng lá điều tra Tổng lá bị hại + Tỷ lệ hại (%) = Tổng lá điều tra X1 + X2 + X3+...Xn + Khả năng đẻ trứng X = n Trong đó: X là số trứng đẻ trung bình của mỗi cá thể X1, X2, X3...Xn là số trứng đẻ của từng cá thể n là số cá thể theo dõi. + Hiệu quả thuốc trừ sâu xanh ngoài đồng ruộng được hiệu đính theo công thức Henderson-Tiltơn. E (%) = (1 - Ta x Cb ) x 100 Tb x Ca Trong đó: E%: hiệu quả của thuốc. Tb: mật độ sâu sống trước khi xử lý thuốc. Ta: mật độ sâu sống sau khi xử lý thuốc. Cb: mật độ sâu sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý. Ca: mật độ sâu sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý. - Tính toán, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, 2006 và chương trình xử lý thống kê IRRISTAT 4.0. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần sâu hại thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Cây thuốc lào cũng giống như các cây trồng khác có nhiều nhiều đối tượng sâu gây hại làm giảm nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng nếu không được điều tra, phát hiện để phòng trừ chúng kịp thời. Để tìm hiểu về các loại sâu gây hại trên cây thuốc lào, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập, phân loại sâu hại thuốc lào trong vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng, kết quả được thể hiện ở bảng 4.1. Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy thành phần sâu hại thuốc lào có 16 loài, thuộc 5 bộ khác nhau, trong đ ó: - Bộ cánh cứng Coleoptera có 3 loài ít phổ biến, chỉ bắt gặp và thường ở đầu vụ từ khi bắt đầu trồng cho tới giai đoạn cây thuốc lào có 10-12 lá. - Bộ cánh nửa (Hemiptera) có 2 loài, trong đó bọ xít xanh xuất hiện từ khi cây thuốc lào bén rễ hồi xanh (sau trồng 15 ngày) đến khi ngắt ngọn (sau trồng 75 ngày. Loài bọ xít gai nâu chỉ thấy ở thời kỳ cây thuốc lào chuẩn bị ngắt ngọn. - Bộ cánh đều Homoptera có 2 loài, trong đó thường bắt gặp là loài rệp đào Myzus persicae Sulzer từ khi trồng cho tới khi thu hoạch và xuất hiện với mật độ cao ở thời kỳ cây thuốc lào có từ 15 lá (sau trồng 30 ngày) đến khi ngắt ngọn (sau trồng 80 ngày). Loài rệp bông chỉ thấy ở thời kỳ cây thuốc lào chuẩn bị ngắt ngọn. Bảng 4.1. Thành phần sâu hại thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Vị trí gây hại Mức độ phổ biến I Bộ cánh cứng Coleoptera 1 Bọ lá 4 chấm trắng Monolepta signata Oliver. Chrysomelidae Hại lá + 2 Bọ hung nâu nhỏ Malodera sp. Scarabaeidae Hại rễ + 3 Ban miêu khoang vàng Mylabris phalerata Pallas Meloidae Hại lá + III Bộ cánh nửa Hemiptera 4 Bọ xít xanh Nezara virridula L. Pentatomidae Hại lá + 5 Bọ xít gai nâu Cletus punctiger Dallas. Coreidae Hại lá - IV Bộ cánh đều Homoptera 6 Rệp muội Myzus persicae Sulzer Aphididae Chích hút lá +++ 7 Rệp bông Aphis gossypii Glover Aphididae Chích hút lá + V Bộ cánh vảy Lepidoptera 8 Sâu róm nâu Amsacta lactinea Cramer. Arctiidae Hại lá - 9 Sâu đo xanh Plusia eriosoma Doubleday Noctuidae Hại lá ++ 10 Sâu khoang Spodoptera litura Fabr. Noctuidae Hại lá ++ 11 Sâu keo da láng Spodoptera exigua Hubner. Noctuidae Hại lá + 12 Sâu xám Agrotis ypsilon Rott Noctuidae Hại lá, thân ++ 13 Sâu xanh Helicoverpa assulta Guenee Noctuidae Hại lá, nụ, hoa, quả +++ 14 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner Noctuidae Hại lá, nụ, hoa, quả ++ IV Bộ cánh thẳng Orthoptera 15 Dế mèn lớn Brachytrupes portentosus Lich. Gryllidae Hại lá - 16 Dế dũi Gryllotalpa orientalis Burm. Gryllotalpidae Hại rễ + Ghi chú: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 – 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); - : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%). - Bộ cánh vảy Lepidoptera có nhiều loài nhất, với 7 loài, trong đó có loài sâu róm nâu ít xuất hiện, chỉ thấy ở ngay đầu vụ khi trồng thuốc lào được 15 ngày và sau đó không thấy xuất hiện. Sâu đo xanh Plusia eriosoma chỉ thấy trên cây thuốc lào sau trồng 30 ngày 60 ngày (cây thuốc lào có 26-30 lá). Loài sâu xanh Helicoverpa assulta thường thấy trên cây thuốc lào từ sau khi trồng 30 ngày cho tới cuối vụ và đặc biệt xuất hiện với mật độ cao khi cây thuốc lào ở giao đoạn chuẩn bị ra hoa (sau trồng 80 ngày) và giao đoạn cây thuốc lào có hoa, quả (sau trồng 110 ngày). Đối với các loài khác xuất hiện phổ biến từ khi trồng cho tới khi cây thuốc lào chuẩn bị ra hoa, trong đó loài sâu xám, sâu khoang có mật độ cao và gây hại từ khi bắt đầu trồng cho đến khi cây thuốc lào bén rễ hồi xanh ra lá mới (sau trồng 15-20 ngày). - Bộ cánh thẳng (Orthoptera) có 2 loài là dế mèn lớn và dế dũi thường thấy ở thời kỳ bắt đầu trồng cho đến khi cây thuốc lào bén rễ hồi xanh ra lá mới (sau trồng 15-20 ngày). Kết quả về thành phần sâu hại thuốc lào nêu trên phù hợp với kết quả nghiên cứu (Lukefahr, M, J. And Martin, D.F., 1996) [27]; (Vũ Triệu Mân, 1995) [16] trên cây thuốc lá. So với kết quả nghiên cứu (Nguyễn Văn Biếu, Tào Ngọc Tuấn và cộng sự, 2004) [12] trên cây thuốc lào chúng tôi phát hiện thêm được số loài là Bọ hung nâu đỏ (Malodera sp), bọ xít gai nâu (Cletus punctiger Dallas). 4.2 Thành phần sâu xanh thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera hại thuốc lào vụ xuân năm 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Thành phần sâu hại thuốc lào phong phú, đa dạng, song chúng tôi đặc biệt quan tâm đến loài sâu xanh, đây là loài sâu có mức độ rất phổ biến. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguồn sâu xanh chúng tiến hành điều tra, phân loại sâu xanh trên cây thuốc lào vụ xuân năm 2009 tại huyện Vĩnh Bảo, Hải phòng, kết quả được thể hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Thành phần sâu xanh thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera, hại thuốc lào vụ xuân năm 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Vị trí gây hại Mức độ phổ biến 1 Sâu xanh Helicoverpa assulta Guenee Noctuidae Hại lá, nụ, hoa, quả +++ 2 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner Noctuidae Hại lá, nụ, hoa, quả + Kết quả bảng 4.2 cho thấy thành phần sâu xanh hại thuốc lào vụ xuân năm 2009 tại Vĩnh Bảo có 2 loài thuộc họ Noctuidae là Helicoverpa assulta Guenee và Helicoverpa armigera Hubner. Trong đó loài H. assulta thấy trên cây thuốc lào từ sau khi trồng 30 ngày (cây thuốc lào có 12 lá) cho tới cuối vụ và đặc biệt xuất hiện với mật độ cao, khi cây thuốc lào ở giao đoạn chuẩn bị ra hoa (sau trồng 80 ngày) và giao đoạn cây thuốc lào có hoa, quả (sau trồng 110 ngày). Loài H. armigera thấy trên cây thuốc lào với mật độ rất thấp từ sau trồng 60 ngày đến 80 ngày (cây thuốc lào có 30 lá đến khi chuẩn bị ra hoa) và ở giai đoạn cây thuốc lào có hoa, quả. Tỷ lệ của 2 loài sâu xanh trên thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Kết quả điều tra, phân loại về thành phần sâu xanh hại thuốc lào có 2 loài H. assulta và H. armigera, song để biết được loài nào có mật độ cao, gây hại chính, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ sâu xanh, kết quả (bảng 4.3). Bảng 4.3. Tỷ lệ của 2 loài sâu xanh trên thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Ngày điều tra Tổng số sâu (con/m2) H. assulta H. armigera Số lượng (con/m2) Tỷ lệ (%) Số lượng (con/m2) Tỷ lệ (%) 25/1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1/2 0,00 0,00 0,00 0,00, 0,00 8/2 0,58 0,58 100,00 0,00 0,00 15/2 1,02 0,92 90,00 0,100 10,00 22/2 0,35 0,35 100,00 0,00 0,00 1/3 0,12 0,12 100,00 0,00 0,00 8/3 0,05 0,05 100,00 0,00 0,00 15/3 1,52 1,50 98,00 0,02 2,00 22/3 7,80 7,20 91,00 0,60 9,00 29/3 5,90 5,50 93,00 0,40 7,00 5/4 3,25 3,25 100,00 0,00 0,00 12/4 0,65 0,65 100,00 0,00 0,00 19/4 0,20 0,20 100,00 0,00 0,00 26/4 1,90 1,70 90,00 0,20 10,00 3/5 4,95 4,65 94,00 0,30 6,00 10/5 7,00 6,50 93,00 0,50 7,00 17/5 3,10 3,10 100,00 0,00 0,00 Hình 4.1. Tỷ lệ của 2 loài sâu xanh trên thuốc lào vụ xuân 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Kết quả bảng 4.3 cho thấy: - Sâu xanh H. assulta qua các lần điều tra và quan các lứa xuất hiện trên cây thuốc lào là phổ biến chiến trên 90% tổng số sâu xanh, với mật độ sâu nêu trên khả năng gây thiệt hại về sâu xanh chủ yếu do sâu H. assulta gây ra. - Sâu xanh H. armigera có tỷ lệ rất thấp, lần suất hiện cao nhất chỉ chiếm 10%, do vậy với tỷ lệ và mật độ nêu trên cơ bản không có khả năng gây thiệt hại đối với cây thuốc lào. Từ đó cho thấy rằng nguồn sâu xanh gây hại trên cây thuốc lào chủ yếu là do sâu xanh H. assulta gây hại và chúng tôi đã tiến hành đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, phát sinh, phát triển, khả năng gây hại của sâu xanh H. assulta. 4.4 Diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên 2 giống thuốc lào ré đen và ré trắng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Sau khi đã xác định được loài sâu xanh H. assulta là loài có mật độ cao, gây hại trên cây thuốc lào, song để biết được trên các giống thuốc lào khác nhau có ảnh hưởng đến diễn biến mật độ sâu xanh hay không, chúng tôi tiến hành điều tra về diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên 2 giống thuốc lào ré đen và ré trắng, kết quả (bảng 4.4). Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy: diễn biến của sâu xanh H. assulta xuất hiện gây hại trên cây thuốc lào qua thời gian sinh trưởng, phát dục trên 2 giống thuốc lào là tương đối giống nhau, song về mật độ trên giống thuốc lào ré trắng có mật độ luôn cao hơn so với giống thuốc lào ré trắng, đặc biệt là ở đỉnh cao lứa 2, kết quả điều tra ngày 22/3/2009 cho thấy mật độ ở giống thuốc lào ré đen là 6,7 con/m2, ở giống thuốc lào ré trắng là 7,0 con/m2, sâu chủ yếu ở tuổi 1 và tuổi 2, trùng với thời điểm cây thuốc lào đang ở giai đoạn sinh trưởng, phát triển đến số lá tối đa, cây thuốc lào ở giai đoạn này mặc dù vẫn tiếp tục ra lá, song tốc độ ra lá chậm và lá thuốc lào nhỏ, mỏng, giai đoạn này người nông dân chuẩn bị tiến hành bấm ngọn để cố định và để lại số lá nhất định trên cây thuốc lào cho phù hợp để thu được năng suất và chất lượng tốt nhất. Bảng 4.4. Diễn biến mật độ sâu xanh H. assulta trên 2 giống thuốc lào ré đen và ré trắng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Ngày điều tra Giống ré đen Giống ré trắng Số lá/cây Mật độ (con/m2) Số lá/cây Mật độ (con/m2) 25/1 7,60 0,00 7,50 0,00 1/2 9,00 0,00 9,00 0,00 8/2 12,00 0,58 11,80 0,65 15/2 16,80 0,92 16,50 0,90 22/2 21,60 0,35 21,20 0,50 1/3 26,60 0,12 26,20 0,30 8/3 30,80 0,05 30,50 0,10 15/3 34,80 1,50 34,40 1,80 22/3 39,50 6,70 39,20 7,00 29/3 19,40 5,50 19,60 5,75 5/4 19,40 3,25 19,60 3,80 12/4 19,40 0,65 19,60 0,85 19/4 19,40 0,20 19,60 0,50 26/4 19,40 1,70 19,60 2,15 3/5 19,40 4,65 19,60 4,55 10/5 19,40 6,50 19,60 6,85 17/5 19,40 3,10 19,60 3,70 Hình 4._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDINH XUAN THANG (NTV).doc
  • docBAO CAO TOT NGHIEP- DE TAI THAC SY- Sua lai - Lan 2.doc
  • docPhan sua them BC DE TAI.doc
Tài liệu liên quan