Tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8

Phần 1: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học hiện đại. Xuất hiện trên văn đàn từ đầu những năm 20, toả sáng rực rỡ vào những năm 30, cho đến khi từ giã cuộc đời, Nguyễn Công Hoan đã có gần 60 năm cần bút và để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ. Là tác giả của trên 200 truyện ngắn và gần 30 truyện dài, truyện vừa, trong đó có những tác phẩm trở thành tài sản quý báu của văn chương thế kỷ. Tuy nhiên, nói đến tài năng

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5551 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phong cách Nguyễn Công Hoan, trước hết người ta nhớ đến ông như nhớ đến một nhà truyện ngắn bậc thầy. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn mở ra trước mắt người đọc một thế giới mới lạ và hấp dẫn. Các sáng tác truyện ngắn của ông thường mang tính kịch cao. Điều đó đã làm đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước yêu thích, ngưỡng mộ. Khi đi vào khám phá tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan bạn đọc sẽ thấy được tài năng của ông trong việc xây dựng và khắc hoạ hình tượng các nhân vật trọng xã hội đương thời thông qua các tình huống xung đột tạo kịch tính. Các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan không chỉ được các bạn đọc trong nước yêu mến mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng,Trung học phổ thông. Bên cạnh đó, chúng ta biết một tác phẩm văn học đích thực ở bất kỳ thời điểm nào cũng là di sản văn hoá của nhân loại, của thời đại, của dân tộc. Vì vậy đối với những người học tập và nghiên cứu văn học, việc tìm tòi khám phá những giá trị văn học là việc làm cần thiết. Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài: "Tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám" để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề. Trong sự đa dạng và phong phú của giai đoạn Văn học Việt Nam 1930 - 1945, những sáng tác của Nguyễn Công Hoan chiếm một vị trí đặc biệt. Ông là một trong những người viết truyện ngắn thành công nhất đã tạo nên sự mới mẻ cho thể loại văn học này ở nước ta đầu thể kỷ XX. Từ trước đến nay với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Có hàng trăm bài báo viết về tác phẩm của ông, nhiều chuyên khảo nghiên cứu và đánh giá hệ thống về sự nghiệp văn chương của ông và đến nay, đời văn và tác phẩm Nguyễn Công Hoan đã được chọn làm đối tượng khảo sát của nhiều luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học. Viết về Nguyễn Công Hoan, Trúc Hà với bài: "Một ngòi bút mới: ông Nguyễn Công Hoan” ( Đăng trên Nam Phong - 1932) đã tỏ ra khá tinh tế khi nhận ra giọng văn mới mẻ pha chất hài hước của Nguyễn Công Hoan: “Văn ông Hoan có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị". Ngay sau khi tập truyện ngắn Kép Từ Bến (1935) ra đời, Hải Triều đã sắc sảo phát hiện ra ý nghĩa và tác dụng xã hội của tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan. Nhà phê bình tỏ ra rất tinh tế khi cảm thụ nghệ thuật gây cười của nhà văn này: “với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hý hởn, ngộ nghĩnh nhiều khi cục cằn thô bỉ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công Hoan là một nhà kể chuyện rất thật và rất có duyên"( () Hải Triều, Kép Tư Bền - "Một tác phẩm thuộc về các trào lưu nghệ thuật vị nhân sinh" ở nước ta, Tiểu thuyết thứ Bảy, số 62, tháng 8/1935 ) Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại" thì cho rằng: “Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài (….). ở truyện ngắn ông tỏ ra(1) Nguyễn Đăng Mạnh, nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam 1979, tr.121,122,129. một người kể truyện rất có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng”. Còn Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra nhận định chính xác và sâu sắc về tiếng cười Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng: “Phong cách Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo. Ông thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan, vì thế, thường là những đòn đơn giản mà ác liệt (…). Nguyễn Công Hoan là một nhà văn kể chuyện có duyên, có sức hấp dẫn, đối thoại có kịch tính, giọng kể truyện tự nhiên hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm,.... Nhưng về đại thể, bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách thật đột ngột, bất ngờ”. (1) Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung trong lời giới thiệu “truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945”, tập 1, NXB Giáo dục, H., 1990 khẳng định: Nguyễn Công Hoan là "một bậc thầy trong truyện ngắn trước hết là truyện ngắn trào phúng”, “Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa có đến hai lần trong Văn học Việt Nam….” Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đứng trên một góc độ, một phương diện để tìm hiểu, đánh giá chung về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, đi vào nghiên cứu tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan một cách độc lập, riêng rẽ thì chưa có một công trình khoa học nào tương xứng với vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Các nhà nghiên cứu mới chỉ nói đến “tính kịch” như một khía cạnh góp phần tạo nên sự thành công trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi cho rằng: Đây là một đề tài hay và hấp dẫn.Kế thừa ý kiến của những người đi trước, coi đó là những tiền đề quan trọng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thông qua các tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám. Hy vọng khoá luận sẽ có ít nhiều đóng góp để hiểu sâu sắc hơn nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại thể kỷ XX. 3. Phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ của đề tài và giới hạn của một khoá luận, chúng tôi tập chung chủ yếu vào các truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám. Khi cần thiết, sẽ có cái nhìn tổng quát đối với toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và liên hệ, so sánh với các truyện ngắn của các nhà văn khác. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Một số lý luận về kịch và tính kịch. - Tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. 5. ý nghĩa đề tài: ý nghĩa khoa học: Thông qua các vấn đề lý luận về kịch và tính kịch, đề tài đi sâu tìm hiểu đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan về tính kịch, từ đó, chỉ ra đóng góp của nhà văn trong thể loại truyện ngắn, khẳng định vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại. ý nghĩa thực tiễn: Góp phần vào việc giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói riêng trong nhà trường. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp hệ thống. 2. Phương pháp phân tích tác phẩm. 3. Phương pháp thống kê phân loại Phần nội dung Chương 1: Nguyễn Công Hoan - Thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.1. Thời đại Nguyễn Công Hoan sinh trưởng trong gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút nên ông chịu ảnh hưởng khá nặng nền nếp của hệ tư tưởng phong kiến. Từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã nghe và đã thấy đủ thứ chuyện của quan trường. Ông chứng kiến cảnh đất nước dưới sự thống trị của thực dân Pháp, đang biến hình đổi dạng thành một xã hội thực dân với những sinh hoạt tư sản nhố nhăng, phá vỡ mọi luân thường đạo lí nhà Nho. Trong cuốn “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Công Hoan viết: “tôi sinh trưởng trong một gia đình phong kiến suy tàn vì chế độ đổi thay nên bị lép vế. Do đó tôi chịu sự giáo dục hằn học với bọn quan lại ôm chân đế quốc để mưu cầu phú quý trên lưng những người nghèo hèn ((1) Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), Tạp chí văn học, Số 3 - 1977 ). Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Đứng trên lập trường của lớp quan lại lỗi thời, lép vế, Nguyễn Công Hoan đả kích không thương tiếc bọn quan lại hãnh tiến bất chấp lễ nghĩa liêm sỉ, bọn tư sản chạy theo lối sống “Âu hoá” nhố nhăng đồi bại cùng bao chuyện vô đạo, vô luân trong xã hội thực dân thối nát đương thời, tất cả đều như lăng nhục với những giá trị đạo đức cổ truyền. Nguyễn Công Hoan là người có ác cảm sâu sắc và căm ghét đến hằn học đối với bọn có tiền, có quyền và tất cả những gì ông cho là con đẻ của xã hội thời Tây. Vì vậy ngòi bút của ông luôn hướng vào những đối tượng chính là bọn có tiền, có quyền phất nên nhờ chế độ thực dân và bọn thanh niên nam nữ Âu hóa, kẻ thù của luân lý gia đình phụ quyền gia trưởng. Là một trí thức “Tây học” thuộc thế hệ 1930, song do ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống và môi trường văn hoá lúc thiếu thời, do tuổi đời, có thể nói Nguyễn Công Hoan là con đẻ của hai nền Văn Hoá lúc giao thời: “cựu học” “tân học”. Sáng tác của ông là bằng chứng về tính chất quá độ của hai thời đại. Khi Nguyễn Công Hoan bước vào làng văn là lúc nền văn học truyền thống đang chuyển mình sang phạm trù hiện đại và ngòi bút của ông đã góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hoá của nền văn xuôi khi đó, đồng thời, cũng biểu lộ những dấu vết của thời kỳ chuyển biến chưa xong, còn bị chi phối ít nhiều bởi cái cũ. Tuỳ theo diễn biến phát triển của điều kiện xã hội - lịch sử và trong hoàn cảnh riêng của nhà văn quan điểm sáng tác của Nguyễn Công Hoan có sự biến đổi qua các thời kỳ. 1.2. Cuộc đời Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6/3/1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giàng, Tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) trong một gia đình quan lại nhà Nho có nhiều bất mãn với chế độ thực dân. Vì nhà nghèo đông con nên thân sinh của Nguyễn Công Hoan là ông Nguyễn Đạo Khang đã gửi Nguyễn Công Hoan đến ở nhà người anh ruột là ông Phó bảng Nguyễn Đạo Quán. Từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Công Hoan đã nghe trong nhà nói nhiều đến các nhà Nho yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, ông Đề Thám … và rất cảm phục họ. Năm 1926, Nguyễn Công Hoan tốt nghiệp trường Sư phạm, vừa đi dạy vừa viết văn. Gia đình Nguyễn Công Hoan là gia đình cách mạng, các anh em ruột họ hàng, bè bạn của ông nhiều người thoát li làm cách mạng và bị tù đầy. Năm 1928, Nguyễn Công Hoan gia nhập Việt Nam quốc dân Đảng song chưa hoạt động được mấy thì gặp khủng bố. Thời kỳ mặt trận dân chủ, Nguyễn Công Hoan được tiếp xúc với một số chiến sĩ cộng sản ở Nam Định như Lê Đức Thọ, Lê Văn Phúc … được nghe giảng về “thặng dư giá trị”, “ đấu tranh gia cấp”. Thời kỳ này, nhà văn chịu ảnh hưởng rõ rệt của Đảng cộng sản. Thời kỳ đại chiến lần hai ông bị sở kiểm duyệt theo dõi, thường khám nhà và có lần bị truy tố trước toà. Năm 1945, Nguyễn Công Hoan bị Nhật bắt vì hoạt động chính trị và vì gia đình có người làm cách mạng. Cách mạng tháng 8/1945 diễn ra, Nguyễn Công Hoan hào hứng chào đón. Ông được giao làm phó giám đốc sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, làm báo “Vệ quốc quân” rồi giám đốc sở văn hoá quân nhân trung cấp, chủ nhiệm từ "Quân nhân học báo" và được kết nạp vào Đảng cộng sản (1948). 1957 khi Hội nhà văn thành lập, ông được bầu làm chủ tịch Hội khoá chấp hành đầu tiên và uỷ viên thường vụ Hội các khoá tiếp theo. Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội ngày 6/6/1977. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). 1.3. Sự nghiệp sáng tác Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan là một khối lượng lớn, đồ sộ các tác phẩm. Ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Tác phẩm của ông không những được bạn đọc trong nước hâm mộ, yêu mến mà còn có tiếng vang rộng khắp ở nước ngoài. Nhiều truyện của ông được dịch ở Liên Xô, Ba Lan, ấn Độ, Trung Quốc… 1.3.1. Truyện dài. Sự nghiệp sáng tác truyện dài của Nguyễn Công Hoan bắt đầu từ cuốn Tắt lửa lòng (đăng trên báo Nhật Tân, 1933). Tất lửa lòng là một chuyện tình lãng mạng, xong đây là thứ lãng mạng vẫn rất nền nếp “Nho phong” - thứ lãng mạn “tiền Tự lực”. Giá trị của cuốn tiểu thuyết chủ yếu ở mặt phê phán xã hội, trước hết là phê phán bọn quan lại thối nát đương thời. Dưới ngòi bút Nguyễn Công Hoan, bọn quan lại thường được vẽ bằng những nét biếm hoạ già tay, tô đậm cái hình thù ít nhiều quái dị và cái tâm địa độc ác, bỉ ổi, mất cả tính người của chúng. Chúng là tai hoạ đối với người lương thiện. Tuy nhiên, Tắt lửa lòng vẫn chưa phải là một tác phẩm hiện thực. Nhà văn chưa phản ánh hiện thực trên bình diện xã hội mà mới dừng lại ở bình diện đạo đức. Tác giả đã lý tưởng hoá dễ dãi nhân vật của mình để bắt họ trở thành những tấm gương đạo đức. Tất lửa lòng là sự pha trộn nhiều bút pháp khác nhau. Tác phẩm đánh dấu thời kỳ phát triển buổi đầu của tiểu thuyết quốc ngữ lối mới. Cô giáo Minh (1935) là một tiểu thuyết luận đề, trong đó Nguyễn Công Hoan đã chống lại cách giải quyết của Tự Lực Văn Đoàn về vấn đề phụ nữ và vấn đề hôn nhân gia đình. Trong phần đầu của Cô giáo Minh ngòi bút Nguyễn Công Hoan với sự châm biếm sắc sảo, sử dụng phóng đại đã mạnh hơn cả Nhất Linh trong việc miêu tả cái hủ hậu lố lăng đến quái gở của bà mẹ chồng phong kiến. Cảnh cưới chạy tang được miêu tả như một cuộc bắt cóc, thê thảm, mẹ chết cô dâu không được khóc, không được nhìn mẹ lần cuối cùng…. Nhà văn cũng thể hiện mối xung đột mẹ chồng nàng dâu, cũ và mới, hết sức căng thẳng. Sau khi “thắt nút” thật chặt, tác giả đã gỡ ra bằng cách cho cô giáo Minh cứ ở lại nhà chồng, "ăn ở lại với mẹ chồng, với chồng", để cảm hoá họ. Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết thứ 7, 1935). Nhà văn đề cập tới sự đụng độ giai cấp, sự đối lập giàu - nghèo, và đứng hẳn về phía người nghèo bị ức hiếp, xúc phạm. Lập trường xã hội tiến bộ đó của Nguyễn Công Hoa đã khiến ông chiến thắng được tư tưởng bảo thủ phong kiến cố hữu của bản thân để có quan điểm khá tiến bộ trong vấn đề tình yêu và hôn nhân. Ông chủ (tiểu thuyết thứ 7/1935): Là truyện dài đầu tiên đề cập trực diện tới mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn, giữa người nông dân lao động nghèo khổ và bọn địa chủ thống trị. Với cuốn tiểu thuyết có giá trị tố cáo mạnh mẽ này, Nguyễn Công Hoan đã đứng hẳn về phía người nông dân bị áp bức bóc lột và vạch trần bộ mặt tàn ác, dã man của bọn địa chủ, sống trên mồ hôi nước mắt người nghèo lương thiện. Câu chuyện tập trung tố cáo thói dâm ô điểu cáng và tâm địa độc ác của gia đình địa chủ. Nhà văn cũng bước đầu thấy sự bóc lột kinh tế thậm tệ của chúng đối với tá điền. Bà chủ (1935): Dựng nên nhân vật bà chủ đóng vai đức hạnh – Trưởng ban chấn lưng đạo đức - song kì thật rất đĩ thoả, chẳng qua nhờ đồng tiền mà che dấu đời tư nhem nhuốc, lại được xã hội tôn kính. Một công trình vĩ đại (1937) tác giả đả kích thẳng tay bọn quan lại độc ác, nhất là hạng công tử con quan với lối sống ăn chơi dâm ô tàn bạo, đồng thời đả kích phong trào “Âu hoá”, “vui vẻ trẻ trung” có tính chất truỵ lạc đương thời. Tình khuyển mã (1936 - 1937): Đả kích bọn quan lại tàn ác đã đối xử một cách tàn nhẫn với cả bọn tay chân khuyển mã rất mực trung thành với chúng. Cô làm công (1936): Dưới hình thức nhật kí của nhân vật chính, một cô làm công cho một hãng buôn lớn, đã phản ánh khá chân thực đời sống khổ nhục của đám tiểu tư sản nghèo bị xã hội đồng tiến hắt hủi, nhân phẩm bị xúc phạm. Bước đường cùng (1938); Tác phẩm đánh dấu đỉnh cao tư tưởng Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán đương thời. Tác phẩm mang chủ đề xã hội chính trị tiến bộ đó chính là sự hưởng ứng tích cực của nhà văn đối với phong trào mặt trận dân chủ. Bước đường cùng đã trực tiếp phản ánh nông thôn Việt Nam trước cách mạng trên bình diện xung đột giai cấp, đã làm nổi bật bộ mặt tàn bạo thối nát của giai cấp địa chủ phong kiến và sự cùng khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột, bị đẩy tới “bước đường cùng” không cách gì cưỡng nổi. Với 30 chương sách, Bước đường cùng đã cố gắng dựng nên một bức tranh rộng lớn về đời sống nông thôn đương thời. Tác giả có ý thức phản ánh thật đầy đủ những nỗi khổ điển hình của người nông dân, với bao nhiều tai hoạ khác nhau, cứ chồng chất đè nặng lên số phân của họ. Thanh đạm (1942): Tác phẩm dựng nên hình tượng nhân vật quan lại phong kiến chính thống được lý tưởng hoá với tất cả đạo lý, lễ giáo, phong tục phong kiến. Không những thế, nhà văn còn tô vẽ cả cái trật tự xã hội của chế độ phong kiến xưa. Trong tác phẩm, từ vua đến quan, quan trên đến quan dưới - những quan Tuần, quan Bảng, quan Huấn, quan Huyện Văn Lâm, quan huyên Phượng Nhỡn - tất cả đều liền đức cả. Cái làng Tân Thanh của Lê Sĩ Cư được miêu tả như một xã hội mang màu sắc cải lương phong kiến với giấc mơ thái bình Nghiêu - Thuấn. Mà tất cả là nhờ sự giáo hoá, “công đức” của quan Nghè Lê Sĩ Cư! Từ 1954 trở đi Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết đề tài lịch sử Cách mạng: Tranh tối tranh sáng (1956): Nguyễn Công Hoan dựng lại thảm cảnh đầy bi đát và đau đớn của dân tộc, nạn đói 1945, cái nạn đói làm người ta hễ cứ nghĩ đến là rùng mình, rùng mình vì những cái xác khô bên đường, da đen hơn cả chì, dùng mình vì những câu chuyện chỉ có trong truyện ma mới có:(1) Tô Hoài, Người bạn đọc, văn nghệ. Số 2. 10 – 5 - 1963 Chuyện một người đàn bà đã dóc cả thịt con mà ăn cho đỡ đói, chuyện cả nhà chết giữa đường vì ăn phải cái thứ đồ thổ tả của bọn thực dân cho chó ăn, chuyện về cái xác không chỗ chôn….. , làm cho người ta phải đau, phải xót, phải tỉnh ngộ và phải nhận ra thứ đằng sau tấm liếp màu hồng bọn phát xít, thực dân vừa treo lên. Hỗn canh hỗn cư (1961): Viết về vấn đề đấu tranh của nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng chống áp bức bóc lột trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt: Đời sống nhân dân nói chung và nông dân nói riêng hết sức ngột ngạt trong không khí chiến tranh, dưới hai tầng áp bức bóc lột của đế quốc Nhật - Pháp câu kết với bọn địa chủ phong kiến phản động, mâu thuẫn giai cấp hết sức phức tạp và căng thẳng; đồng thời mặt trận Việt Minh đã ra đời và ngày càng phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân với một đường lối chiến lược đúng đắn và những phương châm chiến thuật rõ ràng, với những tổ chức quần chúng rộng rãi và chặt chẽ, hơn nữa với một chiến khu ngày càng rộng lớn bao gồm cải tỉnh Việt Bắc, với những căn cứ du kích ở các nơi trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đống rác cũ (tập 1 - 1963) là một tác phẩm có giá trị hiện thực, một đóng góp không thay thế được của Nguyễn Công Hoan về sự hiểu biết bản chất xã hội cũ. Nhà văn Tô Hoài nhận xét về tác phẩm. Đống rác cũ: “chỉ mới nói riêng về những chương miêu tả gia đình một nhà Nho, một gia đình phong kiến điển hình với những thói tục hủ hậu và gian hãm và hành hạ những người phụ nữ trong ngưỡng cửa của gia đình, người đọc phải sửng sốt trước tài năng của ông. Ông đã phơi bày, đã kết tội chế đô phong kiên, giai cấp bóc lột một cách đặc sắc nhất”.(1) Anh con trai người bạn đọc ấy (viết 1965 in 1976): Tác phẩm đã nói lên rất rõ tấm lòng yêu mến và khâm phục của nhà văn Nguyễn Công Hoan đối với các chiến sĩ cộng sản và nhân dân anh hùng. Nhìn chung truyện dài của Nguyễn Công Hoan không có giá trị cao bằng truyện ngắn. Tuy nhiên khối lượng truyện dài của nhà văn khá lớn, trong đó có những truyện có giá trị đặc sắc, thuộc vào những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán. 1.3.2. Truyện ngắn. Nguyễn Công Hoan có một sức viết rất lớn. Ông sáng tác hầu như song song cả truyện ngắn và truyện dài. Song có thể nói, chính ở truyện ngắn vị trí vẻ vang trong văn học của ông mới thật sự được khẳng định. Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan rất ngắn. Cấu trúc gọn, chặt chẽ, mang đậm tính hài hước. Mỗi câu chuyện là một cảnh đời, một số phận, thế nhưng nó đã khái quát được toàn vẹn bức tranh đời sống thế sự, đặc biệt là những mâu thuẫn xã hội đương thời. Sự nghiệp truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thật sự bắt đầu từ 1929, khi ông ra mắt khá thường xuyên trên mục “xã hội ba đào ký” của An Nam tạp chí do Tản Đà chủ trương. Sau đó, ông viết đều trên báo Nhật Tân rồi Tiểu thuyết thứ 7 và Phổ thông bán nguyệt san của nhà Tân Dân. Trước cách mạng một số truyện ngắn của ông được tập hợp xuất bản thành lập: Hai thằng khốn nạnn (1934), Kép Tư Bền (1935), Đào Kép Mới (1938), Sóng Vũ Môn (1939), Người vỡ lẽ bạn tôi (1939), Ông chủ báo (1940). Quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng có thể chia thành ba thời kỳ khá phù hợp với ba thời kỳ vận động và phát triển của văn học dân tộc và tình hình xã hội. Thời kỳ 1929 - 1935: Trong khi Tự Lực Văn Đoàn với “Tiếng cười phong hoá” và những truyện ngắn, truyện dài lãng mạn đang lôi cuốn công chúng tiểu thư tư sản mạnh mẽ, thì ngay từ khi ra mắt trong mục “Xã hội ba đào ký” trên An Nam tạp chí - Nguyễn Công Hoan tự vạch con đường riêng: Nhìn thẳng vào hiện thực, bằng tiếng cưới trào phúng, phơi ra mặt trái của xã hội đầy bất công thối nát, kẻ giàu sống phè phỡn, vô đạo, còn người nghèo thì bị ức hiếp và đói khổi cùng cực. Tập Kép Tư Bền, xuất bản 1935 gồm 15 truyện ngắn sáng tác trong khoảng 1929 - 1935, đã gây tiếng vang lớn, được Hải Triều biểu dương, coi đó là “cái tác phẩm thuộc về trào lưu tả thực xã hội của nước ta”. Bao gồm các truyện như: Răng con chó của nhà Tư bản; Thằng ăn cắp; Bữa no đòn; Kép Tư Bền; Ngựa người và người ngựa; Mất cái ví; Thế là mợ nó đi Tây; Báo hiếu: trả nghĩa cha; Báo hiếu: trả nghĩa mẹ;Thật là phúc; Cụ chánh bá mất giầy; Thanh dạ!; Cái nạn ôtô … Với Kép Tư Bền Nguyễn Công Hoan là một trong những người mở màn, người cắm ngọn cờ chiến thắng cho khuynh hướng văn học hiên thực của văn học công khai hợp pháp đương thời. Như vậy, khuynh hướng hiện thực, ý thức phê phán xã hội đã được khẳng định rõ rệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trời kỳ này. Tuy vậy, ý nghĩa hiện thực và sức mạnh phê phán của những sáng tác đó còn những hạn chế. Phạm vi phản ánh hiện thực còn hạn hẹp. Chiều sâu của nhận thức và của tình cảm nhân đạo còn nhiều hạn chế. Ông đứng về phía người nghèo khổ để tố cáo, bênh vực họ song chưa thật sâu sắc. Thời kỳ 1936 - 1939: Bước sang thời kỳ cao trào Mặt trận Dân chủ, được tiếp xúc với các chiến sĩ cộng sản và sách báo cách mạng, lại được không khí đấu tranh sôi nổi cổ vũ, ngòi bút Nguyễn Công Hoan xông xáo tung hoành, đứng vững hơn trên lập trường hiện thực để đánh mạnh, đánh trúng hơn trước. Tiếng cười trào phúng của ông càng sảng khoái, hả hê, nhưng lại có ý nghĩa xã hội nghiêm túc, sâu sắc. Với bọn quan lại bên cạnh những truyện ngắn trực tiếp đả kích cay độc thói dâm ô bỉ ổi như: Vẫn còn trịch thượng; Chiếc đèn pin; Nạn râu, Nguyễn Công Hoan còn viết một loạt các truyện khác tập trung vạch trần thói ăn tiền hết sức tệ hại của chúng như: Thịt người chết; Ngựa người và người ngựa; Gánh khoai lang;Chính sách thân dân; Sáu mạng người; Quyền chủ; Phành phạch; Hai cái bụng; Lại chuyện con mèo; tấm giấy 100…. Khi viết về người nghèo, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan thể hiện thấm thía, sâu sắc hơn trước. Họ không chỉ là phu xe, gái điếm, ăn mày, ăn cắp … mà còn có nông dân, công nhân và cách nhìn của nhà văn đối với họ cũng tri âm, trân trọng hơn. Các sáng tác như: Chiếc quan tài (I); Được chuyến khách; Sáng, chị phu mỏ; Tinh thần thể dục (I)(II); Đào kép mới; Tôi cũng không hiểu tại sao (I, II)… Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thời kỳ này có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt, nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn, chất lượng tư tưởng và tính chiến đấu cao hơn. Cao trào cách mạng thời kỳ Mặt trận Dân chủ đã có ảnh hưởng tích cực đến Nguyễn Công Hoan, phát huy mạnh mẽ những nhân tố tiến bộ trong tư tưởng và tài năng của nhà văn. Thời kỳ 1940 - 1945: Thời kỳ này, cách mạng bị đàn áp, xã hội Việt Nam thuộc địa trở nên hết sức đen tối, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan có sự sa sút rõ rệt. Nhưng ông vẫn cho đăng nhiều truyện ngắn tiếp tục mạch hiện thực trào phúng có giá trị như: Công dụng của cái miệng; Người thứ ba; Con ve; Chuộc cụ;Hồi còi báo động; Êu êu Mê đo; … Tuy nhiên trong thời kỳ này chính quyền thực dân ra mật lệnh cho sở kiểm duyệt không cho in tất cả những gì Nguyễn Công Hoan sáng tác và sự nghiệp viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng kết thúc. Với thánh tựu xuất sắc đã đạt được trước cách mạng tháng tám (hơn 200 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài), Nguyễn Công Hoan xứng đáng là một nhà văn lớn, tiêu biểu cho nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam. 1.3.3: Hoạt động văn hoá của Nguyễn Công Hoan sau cách mạng. Sau cách mạng, hoạt động văn học của Nguyễn Công Hoan mở rộng nhiều mặt hơn trước. Ngoài truyện ngắn, truyện dài, ông còn viết ký sự, hồi ký, trong đó Những này tháng Tám ở Côn Đảo và Người cập rằng xay lúa năm 1930 ( viết 1960 kể lại những ngày ở Công Đảo của chủ tịch Tôn Đức Thắng). Đặc biệt là tập hồi ký về cuộc đời cầm bút của nhà văn: Đời viết văn của tôi (1971) không chỉ có giá trị ở chỗ đã kể lại trung thực, sinh động quá trình hoạt động văn học của tác giả, một nhà văn lớn, mà còn dựng lại diện mạo, không khí của đời sống văn học khu vực hợp pháp Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng, một thời kỳ văn học sôi động, phức tạp, lý thú. Bằng sức sáng tạo dẻo dai, dồi dào, bằng một tài năng xuất sắc, độc đáo, thấm đẫm bản sắc dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt của văn xuôi dân tộc thời kỳ đang hiện đại hoá hết sức khẩn trương. Tô Hoài đã viết: “nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bỗng trầm khóc đứng khóc ngồi. Đến thời kỳ văn chương sạch sẽ kiểu Tự lực thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn, truyện dài, Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ vượt qua hai thời kỳ tiến vào Cách mạng tháng 8…." ((1) Tô Hoài. Người bạn đọc ấy, Văn nghệ số 2, ngày 10 – 05 – 1963 ) Chương 2: Tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng tám 2.1: Một số vấn đề lí luận - Theo từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giáo dục - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên. ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của Văn học (Kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói. Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những mâu thuẫn muôn thủa mang tính toàn nhân loại (như giữa thiện với ác, cao cả với thấp hèn, ước mơ và hiện thực, ...) Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật. Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật. Tuy nhiên, cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng. Trong kịch những lời phát biểu của các nhân vật (trong đối thoại hoặc độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu và nhiều khi không cần đến. Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Tính kịch trong một vở kịch được thể hiện qua các yếu tố sau: 2.1.1: Xung đột kịch Lí luận chỉ ra xung đột là đặc điểm về đề tài và chủ đề của kịch bản văn học. Tác phẩm văn học thông qua việc phản ánh hiện thực, nêu lên một vấn đề trước mắt công chúng, không thể không trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những mâu thuẫn trong cuộc sống. Những mâu thuẫn này mặc dù có những dạng thái, mức độ và tính chất khác nhau, nhưng đều tồn tại trong hiện thực. Và đến một giai đoạn phát triển nhất định, thì những mâu thuẫn mới trở thành những xung đột đối lập và bộc lộ rõ bản chất của hiện thực. Vì không bị hạn chế về mặt thời gian và không gian cho nên Văn học có thể phản ánh cả những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách tỉ mỉ, sâu rộng. Còn kịch bản văn học chủ yếu là để diễn trên sân khấu, phải chịu những hạn chế về không gian và thời gian. Mặc dù mong muốn phản ánh cuộc sống bản chất đến mức tối đa có thể được nhưng các kịch gia vẫn buộc phải hướng vào những mâu thuẫn đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Xung đột, do đó là đặc điểm cơ bản của kịch. Hêghen nói: "Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch". Xung đột có thể có nhiều cấp độ và phạm vi: Xung đột trong nội tâm, xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh... - Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Xung đột là sự đối lập, mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật. Xung đột là cơ sở và động lực thúc đẩy của hành động, xung đột quy định những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm (cao trào), kết thúc (mở nút). Các xung đột thường xuất hiện dưới dạng những va chạm, tức là những đụng độ trức tiếp, sự chống đối giữa các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm: Giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau, giữa các phương tiện khác nhau của một tính cách... 2.1.2: Hành động và cốt truyện kịch 2.1.2.1: Hành động kịch Kịch diễn trên sân khấu là phải thông qua hành động - hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan hệ của diễn viên. Hành động kịch là phương tiện biểu đạt chủ yếu của kịch dựa trên cơ sở một chuỗi biến cố, xung đột phát sinh và kết thúc theo quy luật nhân quả của các quan hệ xã hội, tâm lí. Hành động kịch gắn với các mâu thuẫn xã hội và tính cách, thể hiện thành các hành động, biến cố của nhân vật, tạo thành cơ sở của cốt truyện kịch. Trong một vở kịch có nhiều hành động lớn nhỏ, bao gồm từ lời phát biểu, cử chỉ, điệu bộ đến những hành vi, hoạt động của nhân vật, song tất cả đều mang tính chất chế định lẫn nhau để tạo thành hành động duy nhất (còn gọi là hành động xuyên suốt). Arixtôt cho rằng kịch "Là sự bắt chước của một hành động quan trọng và hoàn chỉnh ... sự bắt chước hành động là (nhờ vào) cốt truyện". 2.1.2.2: Cốt truyện Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. Cốt truyện trong kịch phải thật dồn nén, chỉ chứa đựng những tình tiết thật sự tiêu biểu và cần thiết, có ý nghĩa tượng ._.trưng khái quát cao. Mọi cốt truyện đều phải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: Trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Tuy nhiên, không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy. Cần tránh thái độ máy móc khi phân tích thành phần của cốt truyện. 2.1.2.3: Mối quan hệ giữa hành động và cốt truyện kịch Cốt truyện và hành động kịch phải thống nhất tập trung, đòi hỏi chi tiết, tính tiết, sự kiện không những phải cô đúc, gãy gọn, mà còn phải liên đới nhau một cách chặt chẽ, lôgic, tự nhiên. Letxing nói: "Nhà viết kịch chân chính cố suy tính tính cách của các nhân vật sao cho các sự việc thúc đẩy nhân vật hoạt động, được diễn ra từ sự việc này dẫn tới sự việc kia một cách tất yếu" Mối liên hệ chặt chẽ ở đây theo đúng quy luật nhân quả. 2.1.3: Nhân vật kịch Không có nhận vật - hiểu theo nghĩa đối tượng - vẫn có thể có thơ. Tiểu thuyết dĩ nhiên phải có, nhưng không phải chí có nhân vật. Chỉ trong kịch bản văn học là chỉ có nhân vật mà thôi. Gorki nói: "Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con người được tác giả miêu tả hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ... Kịch bản không cho phép tác giả được tự do can thiệp như vậy, kịch bản loại trừ việc tác giả mách nước cho độc giả". Hêghen nói: "Các nhân vật kịch phần đông đều đơn giản về mặt trong hơn so với các hình tượng tự sự". Timôfêep còn giải thích thêm: "Hình tượng kịch phản ánh những mâu thuẫn của cuộc sống đã chín mùi gay gắt nhất và đã được xác định, chính vì vậy nó được xây dựng trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con người sự cảm xúc phiến diện do các mâu thuẫn trên quy định". Nhân vật trong kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Dĩ nhiên nhân vật trong các thể loại văn học khác cũng vậy, nhưng trong kịch phổ biến hơn. Bởi vì đặc trưng của sự chiếm lĩnh nghệ thuật đối với hiện thực của kịch là hướng về xung đột. 2.1.4: Ngôn ngữ kịch Trong kịch không có nhân vật kể chuyện cho nên không có ngôn ngữ của người kể chuyện. Tuy nhiên vẫn có những lời chú thích trực tiếp của tác giả nhằm nêu rõ thời gian, địa điểm, bối cảnh của câu chuyện, hoặc để nói rõ những hành động không lời của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật có 3 dạng: Đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đối thoại là nói với nhau. Biêlinxki nói: "Tính kịch không phải là do có nói qua lại mà tạo nên được, nó phải do hành động giao lưu sinh động giữa hai người mà tạo thành. Nếu cả hai bên tranh luận đều muốn đè bẹp đối phương, đều muốn cải biến một phương diện nào đó trong hành động của đối phương hoặc tấn công vào nhược điểm nào đó trong tâm tư của đối phương, nếu thông qua cuộc tranh luận đó đưa hai người tới một quan hệ mới, thì lúc đó mới là kịch". Độc thoại là nói với chính mình. Trong cuộc sống, có những nỗi xúc động mãnh liệt trong lòng mà chưa thể hoặc không thể nói với ai được, người ta thường trò chuyện với chính mình. Trong kịch thường dùng biện pháp này để bộc lộ nội tâm của nhân vật. Trong những trường hợp nội tâm phức tạp, dằn vặt, thì độc thoại chính là cuộc đối thoại giữa con tim và khối óc của bản thân. Bàng thoại là lời nói riêng với khán giả. Loại này rất hiếm chỉ thấy trong loại kịch tự sự hay những lời giáo điều trong tuồng chèo ở ta. Ngôn ngữ trong kịch phải có tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc, tính tổng hợp và phải phù hợp với tính cách nhân vật. Ngôn ngữ có tính hành động trong kịch phải mang tính chất khơi gợi và phối hợp chặt chẽ với các hành động hình thể. Muốn thế, bản thân nó cũng phải có đầy đủ tính chất của bất kỳ hành động nào. Do ý chí chỉ đạo nhằm tác động đến một đối tượng nào đó. Vì tính cách nhân vật trong kịch rõ nét, nổi bật. Nó là phương tiện quan trọng nhất để bộc lộ tính cách nhân vật, ngôn ngữ trong kịch, do đó, phải được tính cách hoá. Nhân vật nào phải theo đúng lời ăn tiếng nói của nhân vật ấy. Ngôn ngữ văn học nói chung đã có tính hàm súc "ý toại ngôn ngoại". Nhưng do xung đột kịch căng thẳng, cốt truyện kịch tập trung, hành động kịch tiến triển nhanh, ngôn ngữ kịch càng phải thật ngắn ngọn súc tích. Mặc dù kịch chỉ có nhân vật, nhưng nhân vật cũng có thể qua độc thoại và đối thoại, đóng vai chủ thể trữ tình và trần thuật ở một mức độ nhất định. Ngôn ngữ kịch, do đó có tính chất tổng hợp, nghĩa là mang cả những yếu tố trữ tình và tự sự. 2.2: Tính kịch trong các thể loại văn học khác Trong phần cơ sở lí luận chúng ta đã thấy tính kịch được coi là đặc trưng cơ bản hàng đầu của kịch. Tuy nhiên trong các thể loại văn học khác, tính kịch vẫn xuất hiện mặc dù nó không được thể hiện một cách trực tiếp như trong kịch. Trong thơ trữ tình ta thấy tính kịch được thể hiện qua việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Trong truyện(1) Nguyễn Công Hoan, Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, H.,1971,tr. 367,295 tính kịch được thể hiện thông qua việc đặt nhân vật vào các mối quan hệ phức tạp với các nhân vật khác trong truyện hay đặt nhân vật vào các tình huống nguy hiểm. Trong truyện ngắn tính kịch thường thể hiện rõ nét hơn bởi dung lượng tác phẩm ngắn nên đòi hỏi người viết phải giải quyết mâu thuẫn, xung đột ngay. Còn trong truyện dài hay tiểu thuyết tính kịch thường mờ nhạt hơn bởi không bị hạn chế về mặt thời gian và dung lượng nên các mâu thuẫn, xung đột không được giải quyết ngay mà phải trải qua một quá trình phát triển xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, khi các mâu thuẫn, xung đột đó được đẩy lên cao trào thì mới "cởi nút" chính vì thế tính kịch thường diễn ra không gay gắt và quyết liệt như trong truyện ngắn. Như thế ta có thể khẳng định tính kịch không chỉ là đặc trưng riêng của kịch mà còn là đặc trưng của các thể loại văn học khác. Hiểu được điều này nên kết luận dưới đây đi sâu nhiên cứu "Tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng tám" 2.3: Tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng tám Từ trong quan niệm, Nguyễn Công Hoan coi cuộc đời "là một sân khấu hài kịch", là "cả một thế giới làm trò, cái gì cũng giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài ..." (1) . Cách nhìn cuộc đời như vậy tạo nên chất kịch rất đậm nét trong truyện ngắn của ông. "Kịch hoá" thực sự trở thành cảm hứng, thành phương thức xây dựng tác phẩm, chi phối trực tiếp cấu trúc cùng các thành tố cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. "Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (1) Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 186,187 (2) Nguyễn Công Hoan, Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, H.,1971,tr. 367,295 hiện ta trước mắt chúng ta với những lớp lang và đối thoại như trong một màn kịch" (1). Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, trước mắt người đọc luôn hiện ra những cảnh đời nhốn nháo, đầy mâu thuẫn, xung đột với đầy đủ các cung bậc bi hài của nó. Tiếp xúc với chúng, người đọc không chỉ được nghe kể lại mà như đang được trực tiếp chứng kiến cuộc đời diễn ra với những mối quan hệ cực kì phức tạp và sống động như thực của nó. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trở thành điển hình cho khuynh hướng "Truyện ngắn - kịch", một loại truyện ngắn rất nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Có thể nói chất kịch của bản thân cuộc sống hiện đại đã chi phối một cách "không tự giác quá trình xây dựng tác phẩm của nhà văn. Và đặc tính của một nền văn học dân tộc vốn thiên về truyện kể, thiên về "hướng ngoại" cũng liên quan mật thiết đến tính kịch của các sáng tác. Vì thế ở Việt Nam, các sáng tác đậm tính kịch thường thiên về phản ánh trực diện các mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội nổi lên trên bề mặt của cuộc sống với toàn bộ sự phong phú, phức tạp của nó". ở thể loại truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thực sự tạo ra những truyện ngắn hiện đại đầu tiên - những truyện ngắn mang đầy đủ tính kịch của cuộc sống hiện đại. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên tính kịch trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. 2.3.1: Xung đột - chất liệu kịch Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất tập trung, cô đọng, cảm hứng đi liền một mạch từ đầu đến cuối: "Ngắn (là hình thức) và thanh giản (là tinh thần), đó là hai đức tính cơ bản của truyện ngắn" (2). Mỗi truyện chỉ mô tả một việc, một cảnh, một nỗi lòng. Và mỗi truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một xung đột trào phúng mang đậm chất kịch. ở đó, xung đột tồn tại với tư cách là sự đối lập, sự mâu thuận được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng. (ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan dường như không có loại xung đột giữa những phương diện khác nhau của tính cách). Là người có trí tuệ sắc sảo, Nguyễn Công Hoan rất nhạy cảm trong việc nhận ra những mâu thuẫn trái tự nhiên vốn đầy rẫy trong xã hội đương thời. Dưới con mắt nhà trào phúng, con người luôn tồn tại dưới dạng tương phản giữa tốt và xấu, chân thật và giả dối, đạo đức và vô đạo, tử tế và đểu giả, có lương tâm và bất lương, công lý và bất công... Đối với Nguyễn Công Hoan, con người luôn được nhìn nhận ở hai bình diện lủng củng, xung khắc nhau: con và người, bản năng thân xác và trí tuệ lý tưởng, nói và làm, thực sự sống như thế nào và lẽ ra phải sống như thế nào. Tác phẩm của ông là sự nắm bắt con người ở xung đột giữa sự thuyết giáo và lối sống thực tại, giữa sự rao giảng đạo đức và hành động thực tiễn xấu xa, giữa lời nói trống rỗng và việc làm bậy bạ... Trên nền tảng tư tưởng như đã nói ở trên, Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo ra hai loại xung đột cơ bản: Loại thứ nhất là xung đột bên ngoài giữa nhân vật này và nhân vật khác. Loại thứ hai là xung đột bên trong nội tâm của nhân vật. ở loại thứ nhất, xung đột được thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau có khi là xung đột giữa hình thức và nội dung, có khi là xung đột giữa phúc và hoạ, cũng có khi là xung đột giữa nguyên nhân nhỏ nhặt, kết quả to tát nghiêm trọng. Chẳng hạn ở truyện Xuất giá tòng phu, xung đột giữa hình thức và nội dung được thể hiện dưới dạng ngôn từ rất đạo đức của người chồng ("Là vợ mà chồng bảo không nghe. Luân lý để đâu? Giáo dục để đâu?") nhưng lại để đạt mục đích vô luôn là "tết" quan trên bằng tấm thân của vợ mình. ở truyện Đồng hào có ma thì xung đột giữa hình thức và nội dung lại thể hiện ở dạng bề ngoài oai nghiệm sang trọng nhưng thực chất là ăn cắp một cách rất ti tiện của viên quan tri huyện. Cũng như thế trong Thịt người chết xung đột giữa nội dung và hình thức cũng được thể hiện ở dạng bề ngoài uy nghiệm, lạnh lùng của một ông quan huyện tự pháp với việc làm ti tiện cố tình dây dưa dạo dẫm không cho chôn ngay cái xác người chết đã trương thối để kiếm chác thêm ít tiền bỏ túi. Trong truyện Đào kép mới xung đột giữa hình thức và nội dung thể hiện ở dạng: Hình thức bên ngoài có vẻ mới của gánh hát An Lạc quảng cáo rùm beng là có tích hát mới, rạp mới chấn chỉnh, đào kép mới nhưng thực chất bên trong là nội dung cũ: vẫn tích hát cũ, bọn đào kép cũ đổi vai cho nhau. ở truyện Cái ví ấy của ai và Mất cái ví là một dạng thức khác của xung đột nội dung và hình thức. Đó là vẻ bề ngoài lịch sự, sang trọng của những người có học, có quyền nhưng thực chất lại xỏ xiên, bần tiện và nhỏ nhặt. ở truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha và Báo hiếu: trả nghĩa mẹ là xung đột giữa hình thức đại hiếu, thực chất lại đại bất hiếu. Trong Báo hiếu: trả nghiã cha, nhân vật ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ôtô "Con cọp" có bộ dạng của con người chí hiếu (làm giỗ cha linh đình, mời toàn người giàu có sang trọng. Khách đến, "Ông chủ" tiếp đón toàn bằng lời lẽ của con nhà "nền nếp"; "gia giáo"). Nhưng thực chất đó là một kẻ đại bất hiếu (ngay trong ngày giỗ cha ấy, mẹ đẻ ở quê ra "ông chủ" mắng nhiếc thậm tệ, vứt cho hai hào, rồi gọi bồi đuổi ra ngay. Không những thế ông chủ còn ra lệnh cấm "Không đứa nào được kéo bà ấy cả! cho mà đi bộ để bận sau chừa") Còn trong Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, vợ chồng ông chủ hàng xe Ôtô Con cọp hiện lên là những người con hiếu chủ vì đã làm đám tang cho mẹ hết sức linh đình, khóc thương mẹ thảm thiết, rồi ngất đi, "cứ lăn ra đường, những muốn đi theo mẹ, còn hơn phải bơ vơ như chim mất tổ "nhưng thực chất lại là những đứa con đại bất hiếu, vì không muốn nuôi mẹ nên đã đầu độc cho mẹ chết. ở truyện Thế là mợ nó đi Tây và Oẳn tà rroằn lại là dạng bề ngoài tiết hạnh, thuỷ chung nhưng thực chất dối trá, hư hỏng. Như vậy có thể thấy xung đột giữa nội dung và hình thức chiếm đại bộ phận trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Ngoài kiểu chủ yếu này, ông còn sáng tạo ra hai kiểu xung đột khác, tuy xét đến cùng, về bản chất nó cũng là xung đột giữa hình thức và nội dung. Đó là xung đột giữa phúc và hoạ và xung đột giữa nguyên nhân nhỏ nhặt bình thường nhưng kết quả lại to tát nghiệm trọng. Truyện ngắn Hé! Hé! Hé! là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu xung đột giữa phúc và hoạ. Bà Chánh Tiền vợ Chánh Tổng Đồng Quân gặp vợ cụ lớn đầu tỉnh, được cụ vồn vã chào mời thân mật như chị em thân thiện, lại được cụ lớn mời vào nhà chơi và nhờ vả chuyện đong thóc. Thế là gặp phúc vì có cơ hội làm thân với "vợ một cụ lớn đầu tỉnh" ("Trời ơi ai được thế mà chẳng thọ thêm mười năm"). Nhưng cuộc làm thân ấy hoá ra lại là một tai hoạ vì cụ lớn bà đong thóc của bà Chánh Tiền nhưng không đưa tiền, tức đong chịu và còn gửi ngay ở nhà bà Chánh nhờ giữ hộ để đến lúc thóc lên giá cao, cụ Tuần bà đưa thư xuống nhờ bà Chánh Tiền bán giúp, khi ấy cụ mới trả tiền đong thóc và thu về khoản tiền lãi 500 đồng. Còn truyện Thằng ăn cắp là ví dụ tiêu biểu cho kiểu xung đột giữa nguyên nhân nhỏ nhặt bình thường nhưng kết quả lại to tát nghiêm trọng. Trong truyện ngắn này, tác giả mô tả một thằng ăn cắp bị mọi người đuổi bắt và đánh đập một cách dã man (kết quả to tát, nghiêm trọng) chỉ vì nó ăn hai xu bún riêu của bà hàng bùn rồi bỏ chạy, tức nó ăn quỵt tiền để bà bán bún riêu hô hoán ầm ĩ lên là "thằng ăn cắp" (nguyên nhân nhỏ nhặt). ở loại thứ hai xung đột bên trong nội tâm của nhân vật. Chẳng hạn, trong truyện Kép Tư Bền, xung đột có tình trào phúng diễn ra trong nội tâm anh Kép hát Tư Bền là phải cười (phải diễn những trò hề mua cười cho khán giả trên sân khấu) trong khi trong lòng muốn khóc (bố ở nhà ốm nặng, sắp chết). ở đây con người không được làm chủ, kể cả làm chủ tiếng cười tiếng khóc của mình. ở truyện Ngựa người và người ngựa, xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật anh phu xe là hy vọng càng cao (kéo thêm giờ đưa cô gái giang hồ đi kiếm được khách để được trả tiền công) thì thất vọng càng lớn (đến tận lúc qua giao thừa đón xuân, cô gái giang hồ không tìm được khách, tính kế chuồn mất, anh phu xe trở về tay không). Như vậy trong các tác phẩm trào phúng nói chung xung đột trào phúng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể nói, không có xung đột trào phúng thì không có tiếng cười. Nhưng tiếng cười chỉ có thể bật ra khi những xung đột trào phúng kia được bộc lộ trong những tình huống trào phúng nào đó. Tình huống trào phúng là cách tổ chức tình tiết làm nổi bật xung đột trào phúng, Trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, xung đột trào phúng và tình huống trào phúng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhà văn rất có ý thức. Và trong thực tế, rất tài nghệ trong việc sắp xếp , tổ chức các tình tiết tạo tình huống làm bộc lộ xung đột trào phúng. 2.3.2: Tình huống - cơ sở tạo xung đột trào phúng Trong các sáng tác truyện ngắn của mình , Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo ra những tình huống truyện nhằm lật tẩy, bóc trần cái mặt nạ trò hề của nhận vật. Nhận vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường được đặt vào những tình huống oái oăm, bất ngờ, trái lẽ thường, có khi được đẩy đến mức phi lý để tự phơi trần mặt trái đầy xấu xa thuộc bản chất tính cách nhân vật. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường chỉ có một tình huống. Tình huống có thể mang sắc thái hài kịch, cũng có thể mang sắc thái bi hài kịch. Về tình huống hài kịch, loại tình huống này thường xuất hiện ở những truyện nhận vật chính là những kẻ có quyền và có tiền. Trong tình huống hài kịch, nhận vật chính là phản diện thường chủ động diễn trò và tự bộc lộ bản chất xấu xa của nó. Trong truyện Xuất giá tòng phu tác giả xây dựng một tình huống hết sức oái oăm. Thông thường chiều 30 tết mọi người thường lo sắm sửa làm mâm cơm trang trọng cúng gia tiên, và cả gia đình cùng nhau sum vầy. Nhưng nhận vật " Ngài" ở trong tác phẩm này thì không chịu để cho vợ làm gì cả: " Không cần! chả cúng bây giờ, chín giờ, mười giờ đêm, lúc nào mợ về hẵng hay. Mà chẳng có thì tôi cứ trầu nước mời các cụ về là được, chứ đã sao?..." Rồi ngài một mực , từ dỗ dành, doạ nạt đến chửi rủa, đánh đập bằng mọi cách bắt vợ phải đi "tết" "ông ấy" (quan trên của ngài). Điều đặc biệt hơn, ngược đời hơn nữa là ngài "tết quan trên không phải là những đồ lễ bình thường mà bằng chính cái tấm thân của vợ ngài". Như vậy, thông qua tình huống truyện nhân vật "Ngài" hiện lên như một kẻ vô học. Mọi giá trị luân thường đạo lí trong xã hội đã bị Ngài "lộn trái", nhân cách ngài đã bị giá trị của quyền lực quy phục. Trong truyện Mất cái ví, Nguyễn Công Hoan đã tạo ra tình huống trái với lẽ thường. Thông thường trong quan niệm của những người có tuổi ở nhà quê "Cậu cũng như mẹ". Chính vì thế khi cậu ở quê ra chơi con cháu phải tiếp đón, cung dưỡng như mẹ. Nhưng trái với lẽ thường đó, người cháu quý hoá ở trong truyện vì sợ "tốn kém lắm" nên đã diễn trò mất ví tiền để xua ông cậu ruột ra khỏi nhà của mình một cách tinh vi mà không sợ bị vi phạm điều khoản trong khế ước xã hội "cung dưỡng các bậc thân cựu". Hành động đó cho thấy Tham tuy có học nhưng lại cư xử như một người vô học, vô luân. Mọi giá trị đạo đức trong con người ông ta đã bị đồng tiền làm cho tha hoá. Còn trong Đồng hào có ma, tác giả xây dựng tình huống truyện thật bất ngờ. Quan huyện Hinh với dáng vẻ uy nghiệm, oai vệ khiến mọi người đến trình quan phải run sợ không ngờ lại có hành động của một thằng ăn cắp vặt "Cúi xuống nhặt đồng hào đôi sáng loáng của mụ Nuôi đánh rơi rồi bỏ tọt vào túi thản nhiên như không có chuyện gì". Đúng là bản chất của một tên quan "ăn bẩn". Về tình huống bi hài kịch, tình huống này thường xuất hiện ở những truyện nhân vật chính là những người nghèo khổ lép vế. Trong tình huống bi hài kịch, nhân vật chính là chính diện (nạn nhân của xã hội thực dân tư sản) thường làm trò một cách bất đắc dĩ, tức diễn trò ngoài ý muốn. Có thể coi truyện ngắn Kép Tư Bền là một trong những truyện có tình huống giàu kịch tính nhất. Đây là dạng tác phẩm "kịch lồng trong kịch" nên kịch tính của nó được tăng cấp lên đáng kể bằng thủ pháp tăng cấp. Lúc đầu khi anh Tư Bền ở nhà đi đến rạp để diễn kịch thì bố anh đã "nguy lắm rồi"; trong khi đang diễn trò hề ở cảnh đầu, anh nhận được tin cha anh đã "cấm khẩu rồi"; diễn song cảnh thứ hai lại nhận được tin báo "cha anh đã mê đặc, chân tay lạnh cả rồi"; diễn xong cảnh cuối cùng tưởng như về ngay với cha thì anh lại phải diễn lại theo yêu cầu của khán giả và ông chủ rạp hát. Xong buổi diễn, trước khi rời kịch trường về với cha thì anh được tin cha anh đã "hỏng từ ban nãy rồi" Như vậy, các tinh tiết của truyện đã được tác giả huy động nhằm đẩy tình huống truyện phát triển theo lối tăng cấp. Có thể nói nhân vật Kép Tư Bền đã bị đẩy vào tinh thế cực kỳ oái oăm nghiệt ngã mà không được quyền lựa chọn: Trong khi người cha thân yêu của anh ở vào phút lâm chung thì anh buộc phải ra sân khấu làm trò cười cho thiên hạ. Chính vì thế khi truyện kết thúc tiếng cười chua chát đầy tính bi hài đã bật ra cùng với những giọt nước mắt cảm thương cho thân phận người nghệ sĩ nghèo. Còn trong truyện Ngựa người và người ngựa Tác giả tạo dựng tình huống giữa anh phu xe và cô gái đi "ăn sương", đồng thời phóng đại tình huống đó lên theo lối tăng cấp: Anh phu xe cố đón thêm chuyến khách để kiếm gạo về cho gia đình ăn tết. Nhưng mãi không có khách. Đến lúc có khách lại gặp một cô gái đi "ăn sương" cô này thuê anh chạy theo giờ để kiếm khách làng chơi. Đi hết một giờ vẫn không gặp khách nào. Đi thêm một giờ nữa cũng vậy. Cô gái còn vay anh xe hai hào để mua thuốc lá hút và hạt dưa cắn chơi. Đi thêm giờ thứ ba vẫn không gặp rai. Pháo đã nổ báo giao thừa. Sắp hết ba giờ anh xe đã hy vọng sắp có tiền về ăn tết cùng vợ con. mười hai giờ đêm, cô gái định gán khăn, áo, đồng hồ cho anh xe vì không có tiến. Anh xe không nhận và đành kéo thêm giờ với hy vọng cô gái có khách. Nhưng đế hai giờ sáng vẫn không gặp được người khách làng chơi nào. Cô gái tính chuyện gán thân mình cho anh xe. Anh phải "lạy", "van" cô gái và đành kéo cô về nhà cô, hy vọng "có cái gì thì ta lấy, còn hơn về không". Đi qua một nhà săm, cô gái vào "vay tiền". Anh xe lại chờ đợi hy vọng. Nhưng chờ mãi không thấy cô gái ra vì cô đã chuồn cửa sau mất tăm. Anh xe "choáng người, nghe như một tiếng sét đánh". Truyện kể cứ như "bịa" những đây là "chuyện bịa có thật" bởi mọi chi tiết, tình tiết, được tác giả sắp xếp, dẫn dắt theo một mạch kể hợp lôgíc. Tất cả đều tham gia vào việc tăng cấp cho tình huống truyện. Và khi truyện kết thúc đột ngột, bất ngời là khi cô gái giang hồ chuồn mất còn anh phu xe ra về tay trắng thì tiếng cười đã bật ra. Nhưng đó là tiếng cười đau xót cho kiếp "Ngựa người và người ngựa", tiếng cười hoà nước mắt. Đọc truyện ngắn này Nguyễn Khắc Hiếu đã phải thốt lên: "Được đến chỗ đau đớn của người đời, truyện bịa chơi mà trò đời thường có" (Thanh Nghệ Tĩnh tuần báo số 2, ngày 10.8.1934 dân theo Lê Thị Đức Hạnh, 8, trang. 136). Như vậy, với cách thức xây dựng tình huống linh hoạt và sáng tạo như trên, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã tạo được một dấu ấn rất riêng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.3.3: Cốt truyện - vai trò quan trọng của kết cấu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Cùng với việc xây dựng tình huống truyện và cách thức tạo ra các kiểu xung đột thì cốt truyện cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, chỉ một tuyến tình tiết đơn giản. Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất gần với kết cấu truyện kể dân gian, trong đó cốt truyện có vai trò quan trọng hàng đầu. Đó là kiểu cốt truyện có tính kịch, có thắt nút, cởi nút. Trong truyện Kép Tư Bền, chủ đề của truyện xoay quanh việc đi hát của Kép hát Tư Bền và chuyện bố anh ốm nặng ở nhà không có người chăm sóc. Truyện mở đầu bằng mâu thuẫn "đã hơn một tháng nay, anh ta không diễn ở đâu cả. Vì đã hơn một tháng nay, cha anh ta ốm ... anh phải đi vay trước của ông chủ rạp hát ít nhiều ..." Đây chính là màn "khai đoạn" của "vở bi – hài kịch" này. Nó báo trước chiều hướng phát triển của cốt truyện, của những mâu thuẫn xung đột. Cốt truyện đi đến thắt nút khi ông chủ rạp hát "đến nhà anh chơi"! Cuộc viếng thăm này cũng đã là một màn kịch đặc sắc, trong đó ông chủ sắm vai chính rất đạt: lúc thì ông ta "nghiêm sắc mặt" nhắc khéo đến món nợ, lúc thì ông "ngọt ngào dỗ " và "gãi tình cảm"... Và cuối cùng, khi không còn cách nào khác, Kép Tư Bền phải trả lời "vâng" thì dường như chỉ chờ có thế, lập tức "bắt anh phải làm giấy giao kèo". Từ đây Kép Tư Bền trở thành nô lệ, thành con rối dưới bàn tay điều khiển của kẻ có tiền, của kẻ nắm quyền lực. Từ điểm nút này, xung đột lần lượt phát triển theo diễn biến của vở diễn mà Kép Tư Bền phải sắm vai chính. Có vẻ như đó là xung đột giữa một bên là lòng ngưỡng mộ đặc biệt của khán giả và bên kia là tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng của người cha Kép Tư Bền. Xung đột lên đến "đỉnh điểm" khi anh phải diễn lại đoạn cuối, theo yêu cầu của những khán giả "ở hàng ghế hạng nhất", và "cởi nút" cùng câu nói của bạn anh ở cuối tác phẩm: "Mau mà về, anh Tư! Hỏng từ ban nãy mất rồi! khốn nạn thân anh quá!". Còn trong Ngựa người và người ngựa chủ đề của truyện lại xoay quanh chuyện thuê xe tay của cô gái đi "ăn sương" và anh phu xe. Truyện mở đầu bằng việc anh xe không có khách và mâu thuẫn bắt đầu bằng việc anh xe nhận kéo xe cho cô gái đi "ăn sương" theo giờ với giá hai hào. Đây chính là sự kiện mở màn cho vở kịch này. Nó dường như báo trước cho người đọc thấy chiều hướng phát triển của cốt truyện, những mâu thuẫn, xung đột dần được tăng cấp. Và cốt truyện đi đến "thắt nút" ở chi tiết cô gái muốn đi thêm giờ (vì tìm khắp các phố mà vẫn chưa có khách nào). Lúc đầu anh xe còn lưỡng lự nhưng nghe thấy cô gái nói bùi tai quá nên bằng lòng. tâm trạng anh xe lúc này rất vui vì nghĩ rằng chỉ một lúc nữa thôi mình sẽ có chín hào về ăn tết cùng vợ con, năm mới đã phát tài. Và xung đột lên đến "đỉnh điểm" khi anh phu xe xin tiền để về với gia đình còn cô gái thì không có tiến trả định tính chuyện gán thân mình cho anh xe. Anh phải "lạy, van" cô gái và đành kéo cô về nhà cô, hy vọng "có cái gì lấy còn hơn về không". Kết thúc truyện tác giả mở nút bằng chi tiết giữa đường cô gái xin anh dừng lại để(1) ý kiến về truyện ngắn của A.Tônxtôi. Trong mục tư liệu – Văn học. Văn nghệ. Số 33 (774), 2 – 4 - 1978 vào nhà săm "vay tiền" rồi chuồn mất tăm ở cửa sau để anh phu xe ở ngoài chờ đợi trong vô vọng. Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn rất biết cách tạo dựng cốt truyện đặc biệt là những cốt truyện rất ngắn đôi khi xảy ra trong khoảnh khắc nhất định giống như "một thứ thuốc đậm đặc" có khả năng khiến cho những tư tưởng, những quan sát và những hiểu biết đang chồng chất hỗn loạn bỗng hiện ra thành có lớp lang rành mạch. Về điều này A.Tônxtôi đã nói: "Những cốt truyện đó giống như một thứ giai thoại truyền miệng còn "ướt át", sống sít và run rẩy sự sống. Nhưng chính vì thế nó trở thành dễ hiểu, nó là một thứ chìa khoá giúp ta lột trần các mâu thuẫn xã hội".(`1) Trong truyện Đồng hào có ma, các tình tiết trong truyện diễn ra rất nhanh chỉ trong phạm vi căn buồng giấy của quan tri huyện. Câu chuyện xoay quanh việc tìm đồng hào đôi bị đánh rơi trong buồng quan của mụ Nuôi. Toàn bộ cốt truyện được tác giả miêu tả trong một màn kịch rất ngắn bắt đầu bằng việc mụ Nuôi đến cửa quan trình đơn kiện và được quan gọi vào buồng giấy. Nhưng do vẻ bề ngoài của quan uy nghiệm và oai vệ quá nên mụ Nuôi run sợ, lóng ngóng và đánh rơi năm đồng hào đôi xuống sàn nhà tứ tung. Và câu chuyện thắt nút bằng việc mụ Nuôi không thể tìm thấy đồng hào đôi thứ năm trong căn phòng chỉ có hai người (quan tri huyện và mụ Nuôi). Điều này đưa xung đột phát triển lên tới đỉnh điểm và được tác giả giải quyết bằng cách cho nhân vật quan huyện Hinh "mở nút" màn kịch bằng chính hành động tự lột mặt nạ của y: "ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi khuất, ông mới đưa mắt nhìn xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi từng hạt cát nhỏ ở giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi". Trong truyện Mất cái ví, Nguyễn Công Hoan rất tài trong việc sắp xếp các tình tiết sao cho chúng diễn ra nhanh, dồn dập xoay quanh vụ điều tra của ông Tham truy tìm thủ phạm ăn cắp cái ví. Mở màn tấm kịch là những câu nói thớ lớ của ông Tham trong cuộc điều tra tại chỗ: "Chúng bay làm gì mà to mồm thế, nói khẽ cho cụ ngủ"; "ấy mợ nói khẽ để ông ngủ"... khiến ông cậu thực thà đang nằm ngủ bán tin bán nghi về tâm địa người cháu ruột. Mâu thuẫn bắt đầu khi ông Tham dùng phép loại trừ: Thằng xe, thằng bếp, con vú, vợ mình và chính mình không phải thủ phạm suy ra người còn sót lại là ông cậu. Cứ thế xung đột phát triển dần qua lời hỏi cung của Ông Tham với những người giúp việc và truyện được thắt nút ở chi tiết Ông Tham mượn lời của bọn người giúp việc gián tiếp kết luận ông cậu là người "ăn cắp": "Thế thì chúng bay bảo tao ngờ cho cụ à? à, quân này láo thật". Lúc này xung đột của truyện được đẩy lên đỉnh điểm. Ông cụ bị động đến lòng tự trọng đã ngồi nhổm dậy đối chất cùng thằng cháu. Ông Tham chỉ nhân có thế đợi đến lúc ông cậu nói: "Chính anh nghi cho tôi" thì chụp ngay lấy câu nói đó mà vỗ tuột được tội vu oan giá hoạ ""Tự ông đổ cho ông đấy?". Và truyện được mở nút bằng chi tiết "Ông cụ thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng mày nữa. Ông cụ hầm hầm cắp ô đi và cút thẳng". Như vậy, với cách sắp xếp các tình tiết hợp lý mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là một cốt truyện độc đáo không lặp lại. Chính điều này đã góp phần tạo nên sự thành công cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. 2.3.4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Công Hoan thường chỉ nêu lên một nét tính cách cơ bản, bộc lộ qua hành động, ngôn ngữ, tình huống nào đó. Ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Công Hoan ít đi sâu vào thăm dò thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Tâm lí nhân vật quả ông thường giản đơn, một chiều, cốt truyện thường lấn át tính cách, hành động lấn át tâm lý. Nhân vật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chưa có bề sâu tâm lý. Song không vì vậy mà chúng không chân thực, không sinh động. Có thể nói trái lại chỉ bằng vài nét, nhà văn đã phác hoạ ra được một bộ mặt, một tư thế, một chân dung khá sinh động với nét tâm lý chủ yếu nổi bật rất phù hợp với bản chất xã hội nhân vật. Song nhà văn chỉ khắc hoạ một nét tâm lý nổi bật chứ không đi vào xây dựng một tính cách đa dạng, đầy đặn. Nguyễn Công Hoan rất có ý thức "dùng cử chỉ thái độ bên ngoài có khi rất tinh vi, nghiêm ngặt, mà có thể nói được những chuyển biến nội tâm, nhiều khi đột ngột, kì thú" (() Nguyễn Công Hoan, Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, Hà Nội, 1971, tr 80 ) Chính điều này góp phần tạo nên tính kịch trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Mỗi truyện ngắn cũng giống như một cơ thể sống, nếu người viết chỉ đặt được vấn đề, tìm ra tư tưởng chủ đề hoặc tạo được tình huống hấp dẫn mà cách thể hiện không đạt thì truyện dễ nhạt nhẽo, không sâu. Cho nên, việc xây dựng truyện là điều hết sức quan trọng. Nhà văn sau khi đã tìm được vấn đề, thì việc quan trọng là phải xây dựng được những tính cách và nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng không phải là ngoại lệ. Nguyễn Công Hoan vốn hiểu biết nhiều loại người, từ lời ăn tiếng nói đến hành vi cử chỉ, bụng dạ tâm tình của họ. Mặc dù hay dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại nhưng truyện của ông lại rất hiện thực. Cũng nhờ thế ông đã xây dựng thành công nhiều nhân vật điển hình phản diện. Lắm khi chỉ mấy nét phác thảo, nhưng đã gợi lên được một cách sống động, đậm chất trào phúng về những nhân vật mà ông miêu tả. Có khi chỉ là một nét nào đó, nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5924.doc
Tài liệu liên quan