Tổ chức công tác Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Liên hiệp thực phẩm Hà Tây

Lời nói đầu K ết thúc ba kỳ học chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, chúng ta ai cũng phải trải qua chặng cuối cùng đó là kỳ thực tập. Vậy chúng ta hiểu thực tập như thế nào? Theo tôi thực tập không chỉ gói gọn trong một thời gian cụ thể, với những nhận xét, điểm số mang nặng tính hình thức mà nó là những kiến thức trải dài suốt hai năm còn là học sinh ngồi trên ghế trường trung học kinh tế Hà Tây. Đó là sự kết hợp giữa kiến thức đã được thầy cô hết lòng truyền đạt với thực tế công việc đòi hỏi ngư

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Liên hiệp thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời làm công tác kế toán cần có. Thông qua thực tập giúp em củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học trong trường đồng thời cũng là cơ hội để em có được những kinh nghiệm thực tế, điều mà em vốn thiếu. Trong hai năm học ở trường, tôi khó có cơ hội để thấy hình bóng mình ngày mai, chỉ đến khi đi thực tập tôi mới biết mình phải chuẩn bị thêm những gì mà công việc và thị trường đòi hỏi. Cơ hội vốn không nhiều và luôn phải vận dụng tối đa nó có thể nói thực tập là cơ hội tốt cho không chỉ riêng tôi mà cho tất cả các bạn. Vì chỉ trong hai tháng đó thôi nếu tôi thực hiện tốt thì nó có giá trị bằng cả một quá trình đã học. Kết quả thực tập không chỉ làm phong phú thêm hồ sơ học tập của tôi mà nó còn là bằng chứng trước các nhà tuyển dụng chứng tỏ rằng mình đã qua "thử lửa" và quan trọng hơn đó là khi tôi đã hiểu được thực chất nghề mình đang theo đuổi, biết mình muốn gì cần gì cho công việc. Như chúng ta đã biết, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người không ngừng đôỉ mới là hoạt động tự giác của con người. Vì vậy từ thời thượng cổ người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì phát triển đời sống của mình, của xã hội phải tiến hành sản xuất ra vật dùng, thức ăn, đồ mặc, nhà cửa để ở phải có rư liệu sản xuất như thế nào? kết quả sản xuất sẽ phân phối ra sao?... Tất cả điều đó con người hết sức quan tâm từ đó đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lý sản xuất. Xã hội càng phát triển thì mức độ quan tâm của họ đến sản xuất càng cao điều đó có nghĩa là phải quan tâm và tăng cường công tác quản lý sản xuất. Để quản lý được hoạt động kinh tế đòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, đo lường, tính toán. Vì vậy hạch toán kế toán trở thành nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội và là công cụ quan trọng phục vụ quản lý kinh tế. Bước sang thềm thế niên kỷ mới, thế kỷ của khoa học tri thức của công nghệ ứng dụng kéo theo nó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì việc tổ chức công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiềp nói chung và công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây nói riên là một vấn đề cấp bách mang tính chất thời sự. Trong mọi giai đoạn phát triển khác với thời kỳ bao cấp, các doanh nghiềp hiện nay đa phần là những đơn vị sản xuất kinh doanh tương đối độc lập nên tất yếu cũng phải thực hiện việc tự cấp phát, tự trang trải và phải có lợi nhuận. Đây là yêu cầu có tính chất bắt buộc đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiềp. Yêu cầu cơ bản này là lấy thu nhập bù đắp đủ chi phí và phải có lợi nhuận. Do vậy việc chú trọng tới công tác quản lý chi phí đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu là nhiệm vụ cần thiết đối với mọi doanh nghiềp. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất cũng như trong giá thành. Giảm được chi phí này có nghĩa là doanh nghiềp đã hạ được giá thành từ đó tăng lợi nhuận. Để có được điều đó, doanh nghiềp phải tăng cường công tác quản lý và hạch toán chi tiết vật liệu từ khâu thu mua đến khâu dự trữ bảo quản và đưa vào sử dụng sao cho tiết kiệm, có hiệu quả đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời và đồng bộ cho nhu cầu sản xuất, đảm bảo định mức dự trữ, định mức tiêu hao ngăn chăn hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiềp từ đó mới đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đựơc tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ nói riêng tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp với chuyên đề mà thầy cô giáo cho là: "Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng ở công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây" Sau đây tôi xin trình bầy những kết quả thu được sau thời gian thực tập tại công ty. Báo cáo tốt nghiệp của em gồm 3 phần: Phần I: Giới thiệu những nét cơ bản về công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của công ty liên hiệp thực phẩm. Phần II: Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây. Phần III: Nhận xét đánh giá và kết luận Với những kiến thức đã được trang bị ở trường và thời gian thực tập tại công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây cộng với sự giúp đỡ tận tình của phòng kế toán tài vụ, các phòng ban khác của công ty và sự hướng dẫn hết lòng của thầy cô tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn chưa cao nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ chân thành của thầy cô giáo trong bộ môn chuyên ngành kế toán của trường, của ban lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán của công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây. Phần I: Giới thiệu những nét cơ bản về công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây. I . Quá trình hình thành và phát triển của công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây. Công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở Công nghiệp tỉnh Hà tây đóng trên địa bàn phường Quang Trung - Thị xã Hà đông, nằm sát quốc lộ 6a cách trung tâm thủ đô khoảng 8 km - Điện thoại: 034.824230 - 034.824974 - Fax : 034.827836 - Tài khoản: 710a - 00005 tại ngân hàng công thương tỉnh Hà tây 1. Sự hình thành và phát triển của công ty Vào năm 1971 khi đất nước ta còn bị chia cắt làm 2 miền, Miền Bắc giải phóng tiến lên CNXH, còn Miền Nam vẫn chịu sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, để đi lên thống nhất đất nước, Miền Bắc phải xây dựng làm hậu phương vững chắc cho miền Nam và đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong thời kỳ bao cấp. Hoà chung không khí của cả nước UB hành chính Hà tây, (nay thuộc UBND tỉnh) căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp, nghị định 388 - HĐBT, Nhà máy được chính thức thành lập theo quyết định số 467 ngày 28/10/1971 với tên gọi ban đầu là "Nhà máy bánh mỳ Ba lan" hoạt động dưới sự quản lý của sở công nghiệp Hà tây. Nhà máy ra đời là sản phẩm của tình hữu nghị giữa Việt nam - Liên Xô, Việt nam - Ba lan, Việt nam - Rumani với 3 phân xưởng sản xuất quy mô lớn được 3 nước giúp đỡ - Phân xưởng sản xuất bánh mỳ. Công xuất 2000 tấn/năm máy móc thiết bị do Ba lan giúp đỡ. - Phân xưởng sản xuất mỳ sợi. Công suất 6000 tấn/năm máy móc thiết bị do Liên xô giúp đỡ. - Phân xưởng sản xuất bánh quy. Công suất 20.000 tấn/năm máy móc thiết bị do Rumani giúp đỡ. Trong những năm đầu nhiệm vụ chủ yếu của công ty là chế biến lương thực, sản xuất bánh mỳ, bánh quy với nguồn nguyên liệu nhập ngoại là chính và có các chuyên gia Liên Xô, Ba lan ở lại trực tiếp giúp đỡ. Hoạt động của nhà máy trong thời kỳ này được coi là nhà máy công nghiệp đứng đầu tỉnh. Đến năm 1974 được sự cho phép của UBND tỉnh cùng với sở Công Nghiệp Hà tây chỉ đạo. Công ty sát nhập phân xưởng bánh mỳ và phân xưởng kẹo của công ty ăn uống thuộc sở công nghiệp vào Nhà máy và đổi tên là "Nhà máy liên hiệp thực phẩm Hà tây". Cùng với việc duy trì các sản phẩm trước đây hàng năm công ty sản xuất thêm bánh kẹo khoảng 200 tấn/năm. Đến năm 1980 nền kinh tế trong nước có nhiều thay đổi, nguồn nguyên liệu nhập ngoại về sản xuất bánh mỳ và mỳ sợi trở nên khan hiếm. Khi đó nhà máy thu hẹp và đi đến dừng hẳn sản xuất bánh mỳ và mỳ sợi. Đồng thời chuyển sang mặt hàng mới: Bánh phồng tôm, với nguyên liệu chính là tinh bột sắn. Mặt hàng này của nhà máy có thể xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu như Liên Xô, Ba lan. Quá trình xuất khẩu đã tạo điều kiện cho nhà máy mở rộng và phát triển sản xuất thêm các mặt hàng như: Lạc bọc đường và bánh phở khô xuất khẩu đi Ba lan, Mông cổ, Đức... trong những năm 1987 - 1988 Năm 1989 các nước Đông Âu có nhiều biến động, ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, do vậy các mặt hàng phở khô và bánh phồng tôm của nhà máy không xuất khẩu được, bị thu hẹp dần và dừng hẳn vào giữa năm 1989. Điều này buộc nhà máy phải tìm mọi giải pháp cho ổn định sản xuất đảm bảo đời sống người lao động. Vì vậy lãnh đạo nhà máy đã chuyển hướng sản xuất đúng đắn, tiếp tục đầu tư lắp ráp hoàn chỉnh một dây chuyền sản xuất bia hơi, trong điều kiện tận dụng phân xưởng phồng tôm, bánh phở và một dây chuyền nước giải khát ra đời với công suất 500.000 lít/năm. Năm 1991 nhà máy đầu tư nâng công suất sản xuất bia lên 1.000.000 lít/năm, và đến năm 1993 do nhu cầu của người tiêu dùng tăng. Nhà máy đã sản xuất lên 5.000.000 lít/năm, nước giải khát cũng tăng từ 500.000 lít/năm lên 1.000.000 lít/năm. Tháng 7/1993 nhà máy vay vốn đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo cứng của Ba Lan với công suất 600 kg/giờ. Năm 1995 công ty lại đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất bánh quy với công suất 1.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất bánh kẹo các loại với công suất 2000 tấn/năm Kể từ khi chuyển đổi cơ chế nhà máy đã nhanh chóng tìm được hướng đi mới hoạt động thích nghi với cơ chế thị trường nhà máy luôn luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhũng thành tựu khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Đến năm 1997 được sự đồng ý của cấp trên nhà máy quyết định đổi tên từ "Nhà máy liên hiệp thực phẩm" thành "Công ty liên hiệp thực phẩm" để phù hợp với quy mô sản xuất và xu hướng phát triển hiện nay với những sản phẩm sản xuất như bia, rượu, nước giải khát, bánh kẹo mứt các loại... luôn được thị trường chấp nhận đồng thời được UBND tỉnh Hà tây phê duyệt dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bánh nak với công suất 130 kg/giờ 2 . Các chỉ tiêu kinh tế, các thành tích mà công ty đã đạt được Ngay những ngày đầy mới thành lập với cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ cán bộ còn non trẻ nên gặp nhiều khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, sở công nghiệp ngân hàng và nhất là lòng say mê nhiệt tình với công việc luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ trong nhà máy vì vậy từ chỗ hầu như không có gì nhà máy ngày càng lớn mạnh, có uy tín vững chắc, đội ngũ cán bộ công nhân viên giầu kinh nghiệm, năng động tận tuỵ với công việc, trình độ chuyên môn cao: 1/3 cán bộ có trình độ đại học và trung cấp còn lại đều qua trường lớp công nhân kỹ thuật lành nghề có bậc thợ từ 5 trở lên với đội ngũ CBCN như vậy đã đem lại cho nhà máy kết quả khả quan nhất là trong những năm gần đây thể hiện qua một số chỉ tiều kinh tế cơ bản sau: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1996 - 2000 Chỉ tiêu ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 1 1 Giá trị tổng sản lượng Tr.đồng 24.556 23.351 24.555 23.579 30.966 2 Doanh thu Tr.đồng 25.836 24.215 25.961 24.215 25.902 3 Lợi nhuận Tr.đồng 85 74 86 72 51 4 Thu nhập bình quân 1CNV Tr.đồng 5,940 7,776 7,33 7,91 8,21 5 Lao động toàn doanh nghiệp Người 210 216 405 385 426 6 Thuế các loại đã nộp Tr.đồng 5.023 5.957 5.850 6.216 Với số vốn ban đầu có hạn chế, không đủ đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất đến nay nhà máy đã có đủ vốn, với cơ cấu vốn hiện nay là. Vốn cố định: 2.119.000.000 đồng Vốn Lưu động:600.000.000đồng Từ những chỉ tiêu đã đạt được trong những năm qua công ty đã được đánh giá là đơn vị lá cờ đầu ngành công nghiệp của ngành được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III vào các năm 1993 - 1995 - 1997; Từ những kết quả đã đạt được công ty đã duy trì và đứng vững trong nền kinh tế theo cơ chế mới. Kết quả sản xuất năm sau cao hơn năm trước, mức tích luỹ đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Đồng thời cán bộ công nhân viên ngày được cải thiện. II . Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây. 1 . Tổ chức bộ máy sản xuất Công tác tổ chức quản lý sản xuất của công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty giúp cho giám đốc là 2 phó giám đốc và 7 phòng ban chức năng a . Ban giám đốc: Do UBND tỉnh bổ nhiệm có quyền cao nhất trong công ty. Nhiệm vụ của giám đốc là bố trí sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch, chủ động sử dụng các loại vốn, tổ chức chỉ huy sản xuất thống nhất toàn công ty và theo dõi chỉ đạo phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch tổng hợp, tổ chức lao động - tiền lương. - Một phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật có nhiệm vụ chỉ đạo cho việc chuẩn bị sản xuất, chỉ huy kiểm tra các quá trình sản xuất, xây dựng quản lý trên quy trình kỹ thuật, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm 3 phân xưởng, chỉ đạo trực tiệp phòng kỹ thuật KCS. - Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh hành chính đời sống cung ứng và quản lý vật tư kỹ thuật, chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch về đời sống vật chất cho công nhân viên chức. b . Các phòng ban: - Phòng tổ chức lao động - tiền lương: Thực hiện chức năng về tuyển dụng lao động, trả lương, nâng lương, tổ chức lao động, bảo hộ và an toàn lao động, đào tạo bồi dưỡng công nhân viên chức kỷ luật khen thưởng. Với nhiệm vụ quản lý lao động trong toàn công ty, quản lý quỹ lương tham mưu giúp đỡ giám đốc để kiểm tra công tác quản lý nhân sự. - Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng làm công tác ghi chép ban đầu và thông tin kinh tế báo cáo kế toán thống kê các loại vốn tài sản. Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ có hiệu quả, giúp giám đốc đưa ra đường lối đúng đắn đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, ngăn chặn và sử lý sử dụng lãng phí mất mát, thướng xuyên kiểm tra tài chính và kiểm tra tài sản theo định kỳ. - Phòng kế hoạch tổng hợp: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch cho sản xuất kinh doanh phù hợp với các phòng ban khác, lập các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn. Tham mưu giúp việc cho giám đốc kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổng hợp kết quả kinh doanh theo quý, năm, làm công tác đối ngoại. - Phòng vật tư tiêu thụ sản phẩm: Xét duyệt cấp phát vật tư, bảo quản kho tàng. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tiếp thị chính sách sản phẩm, tìm tòi nghiên cứu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty. Làm công tác khuyến mại, marketing, tổ chức mạng lưới bán hàng. - Phòng hành chính y tế: Quản lý chế độ tiếp nhận gửi đi, bảo quản công văn quản lý con dấu quản lý công trình phúc lợi, các chế độ hội họp sinh hoạt. Có nhiệm vụ giải quyết vấn đề trong nhà máy như y tế, vệ sinh, du lịch, dịch vụ... - Phòng kinh doanh dịch vụ đời sống: Bán hàng cho các đại lý kho các đơn vị khác, bán lẻ và giới thiệu sản phẩm của công ty. - Phòng kỹ thuật KCS: quản lý các thiết bị dụng cụ đo lường chất lượng kiểm tra các bán thành phẩm, nhập xuất kho các phế liệu phế phẩm và xử lý các sản phẩm hỏng có chức năng tham mưu giúp việc cho phó giám đốc về kỹ thuật công nghệ quy trình tổ chức chế tạo sản phẩm. Nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất giúp giám đốc chỉ đạo quản lý chất lượng hàng hoá. Lập quy định về quy định hàng hoá, làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm ra các văn bản định mức sử dụng và đơn giá sản phẩm chuẩn bị đưa vào sản xuất. c . Các cán bộ sản xuất kinh doanh: Để phù hợp với yêu cầu sản xuất nhà máy được chia ra làm 3 phân xưởng sản xuất trong đó 2 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng phụ. - Phân xưởng bánh mứt kẹo chịu trách nhiệm sản xuất bánh bích quy, mứt tết, bánh dẻo (Trung thu) bánh kẹo - Phân xưởng bia và nước giải khát chủ yếu sản xuất bia. - Phân xưởng phụ trợ sản xuất chính cơ điện: chủ yếu phục vụ cho 2 phân xưởng sản xuất được tiến hành liên tục phân xưởng này chịu trách nhiệm về điện nước phục vụ sản xuất và các bộ phận cơ khí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. Sơ đồ khái quát bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của công ty. Giám đốc công ty Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phòng kỹ thuật KCS Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng vật tư tiêu thụ sản phẩm Phòng hành chính y tế Phòng kinh doanh dịch vụ đời sống Phân xưởng Bia nước giải khát Phân xưởng bánh mứt kẹo Phân xưởng cơ điện 2 . Một số vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1 . Quy trình công nghệ sản xuất. Công ty liên hiệp thực phẩm Hà tây sản xuất được nhiều loại sản phẩm nhưng chỉ tổ chức làm 2 phân xưởng chính đó là phân xưởng sản xuất bia nước giải khát và phân xưởng sản xuất bánh kẹo. a . Phân xưởng sản xuất bia nước giải khát. a.1 . Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng Đường kính H2O Thành phẩm nhập kho Kiểm tra Dán nhãn Triết nước khoáng và đóng dập nút chai Triết hỗn hợp hương liệu vào chai Hương liệu trộn vào Xi Rô Bình bão hoà CO2 Bình làm lạnh Máy vi lọc Nước khoáng thiên nhiên a.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia Kiểm tra Kiểm tra Cặn bã Làm nguội lắng trong Bã hoa Lọc hoa Malt, gạo Nước nóng CO2 Nhập kho Thanh trùng Xác men Cặn xác men Bã Tạp phẩm Nước ngưng Đóng chai Lọc trong Bia hơi Giống men Lên men Nước lửa Hoá hơi Nước Nước hơi Dịch đường Làm sạch Lọc bã Nấu Đun hoa Nghiền nhỏ b. Phân xưởng sản xuất bánh kẹo b1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất kẹo Bột cà phê, tinh dầu các loại Bột cà phê, tinh dầu các loại Hoà trộn đường Thành phẩm Kiểm tra Đóng gói Gói kẹo Làm nguội Cô độc đường Định hình b.2 - Sơ đồ công nghệ sản xuất bánh quy Bột mỳ tinh bột Thành phẩm Nướng bánh Kiểm tra Đóng gói Phun dầu thực vật Rắc đường, vừng Nhào trộn Định hình NL Bơ sữa trứng, dầu thơm 2.2 . Các sản phẩm hàng hoá công ty sản xuất kinh doanhcông ty liên hiệp thực phẩm Hà tây được phép sản xuất kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng: Công ty đang sản xuất các sản phẩm như: Bia hơi và bia chai (là sản phẩm chính của công ty) chiếm khoản 70% tổng số sản phẩm hàng năm: Nước khoản giải khát, các loại rượu nhẹ, các loại mứt. Bánh bích quy, bánh trung thu, bánh kem xốp, kẹo hoa quả. Các sản phẩm này rất đa dạng và phong phú về chủng loại, bao bì nhãn mác, có thể đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Ví dụ như bia chai gồm bia đóng chai loại 0,33 lít, 0,5 lít và 0,65 lít đựng vào két gỗ, két nhựa, thùng giấy cát tông. Các sản phẩm này chủ yếu tiêu thu theo mùa vụ, sản phẩm bia và nước khoáng chủ yếu tiêu thụ vào mùa hè, còn các loại kẹo, bánh tiêu thụ mạnh vào mùa rét, dịp tết. 2.3. Phạm vi hoạt động Do tính đa dạng về sản phẩm cùng với ưu thế cạnh tranh về mặt giá cả, các sản phẩm phục vụ chủ yếu cho các đối tượng có thu nhập trung bình nên các sản phẩm của công ty như rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo … đặc biệt được ưa thích đối với người lao động và ở thị trường nông thôn Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như: Hà Tây, Ninh Bình, Hoà Bình, Hà Nội, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Yên Bái, Lào Cai, Ngệ An, Thanh Hoá. Trong đó sản phẩm bia tiêu thụ ở địa phương (Hà Tây) 70% sản lượng, còn lại tiêu thụ ở các tỉnh khác; sản phẩm Bánh kẹo chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Bắc Thái, Yên bái, Ninh Bình. Ngoài ra công ty còn có hàng trăm các cửa hàng tư nhân ở khắp các tỉnh. Chính sự đa dạng về mặt hàng sản xuất kinh doanh như vậy nên nguồn cung ứng vật liệu cho sản xuất các sản phẩm đó cũng được nhập từ nhiều nơi khác nhau, có thể mua từ các cơ quan Nhà nước như: Tổng công ty VINANIMEX cung cấp cao hoa và giấy lọc Công ty lương thực 63 Lò Sũ Hà Nội cung cấp đường Công ty bao bì 27/7 Hà Nội và công ty bao bì nhựa Tân Tiến thành phó Hồ Chí Minh cung cấp bao bì, giấy gói, túi các loại. Công ty nhập khẩu súc sản - gia cầm cung cấp men bia Hoặc có thể mua ngoài, mua trực tiếp từ các hộ gia đình. III. đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở xí nghiệp xây lắp điện. 1. hình thức tổ chức bộ máy kế toán và cơ cấu bộ máy kế toán ở xí nghiệp xây lắp điện. a. hình thức tổ chức bộ máy kế toán ở xí nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt đọng sản xuất tập trung tại một cơ sở, các phân xưởng liền kề nhau và cùng trên một mặt bằng tổ chức quản lý thống nhất tập trung theo tuyến dọc từ trên xuống nên công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Công việc hạch toán kế toán được tập trung tại phòng kế toán củaxí nghiệp, ở các phân xưởng hông có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên ghi chép, làm nhiệm vụ thống kê, ghi sổ sách theo dõi nghiệp vụ phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất của ngày tại phân xưởng đó, lập các báo cáo nghiệm thu nội bộ và chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý hạch toán kế toán. Phòng kế toán chịu trách nhiệm toàn bộ về phản ánh và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tronh quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Vào sổ sách kế toán một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời trên cơ sở các chứng từ ban đầu phát sinh hợp lý, hợp pháp được kiểm tra phân loại xử lý tổng hợp nhằm xác định chính xác và cung cấp đầy đủ các thông tin kịp thời có ý nghĩa đáp ứng cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời phòng kế toán có trách nhiệm hướng dẫn tất cả các bộ phận nghiệp vụ trong toàn công ty. Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, phản ánh đúng đắn nghiệp vụ kinh tề phát sinh theo pháp lệnh thống kê của Nhà nước quy định. Phòng kế toán thông qua số liệu giúp lãnh đạo công ty biết được tình hình sử dụng các loại tài sản, vật tư , tiền vốn, tình hình chi phí và kết quả hoạt động của từng thời kỳ và cũng qua đó kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, kiểm tra việc thực hiện các quy định yêu cầu của các ngành chức năng như : Cơ quan tài chính, cục quản lý vốn... b. Cơ cấu bộ máy kế toán: Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tập chung tại một nơi nên phòng kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Hiện nay phòng gồm 7 người: 6 bộ nhân viên kế toán dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự lãnh đạo sát xao của lãnh đạoxí nghiệp. Ngoài ra tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung còn thuận tiện trong việc phân công và chuyển hoá công việc đối với kế toán cũng như việc trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán xử lý thông tin. Các nhân viên kế toán đều đã qua trường lớp đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao nên có thể đảm nhận những phần việc nặng nề đòi hỏi mỗi người đều phải cố gắng và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Sơ đồ khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty như sau: Phó phòng kế toán theo dõi tiền mặt thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Kế toán viết hoá đơn bán hàng và theo dõi công nợ với người mua Kế toán trưởng theo dõi TSCĐ và nguồn vốn Kế toán theo dõi vật liệu công cụ dụng cụ và công nợ với người bán Kế toán về tiền vay và dịch vụ đời sống Kế toán TGNH, tiền lương, BHXH tập hợp chi phí và lập báo cáo kế toán Thủ quỹ kiêm đánh máy hành chính c. Nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xây lắp phục vụ nhu cầu xã hội, để phù hợp với quy mô sản xuất thì mỗi nhân viên kế toán đều có chức năng và nhiệm vụ nhất định. Đi sâu vào chức năng và nhiệm vụ của từng người để hiểu rõ hoạt động của mỗi kế toán viên tronh bbộ máy kế toán: Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức công tác và điều hành hạch toán kế toán của bộ máy kế toán trong công ty. Đảm bảo luôn phù hợp và đáp ứng yêu cầu của quá trình chỉ đạo và thực hiện sản xuất kinh doanh cuả xí nghiệp. Tổ chức kiểm tra thực hiện ghi chếp ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán của bộ tài chính quy định.Ngoài việc chịu trách nhiệm chung kế toán trưởng còn phụ trách kế toán tài sản cố định và nguồn vốn của xí nghiệp. Phó phòng kế toán theo dõi tiền mặt, thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả. Kế toán chuyên viết hoá đơn bán hàng và theo dõi công nợ với người mua. Kế toán theo dõi vật liệu, công cụ dụng cụ đồng thời theo dõi công nợ với người bán. Kế toán tiền vay và theo dõi, kế toán dịch vụ đời sống,quản lý các sổ chi phí. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kiểm tra tổng hợp và lập báo cáo tài chính của công ty. Kế toán tiền gửi, theo dõi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ kiêm hành chính giúp kế toán trưởng tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán. 2. Hình thức kế toán hiện nay của xí nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện hành, hiện nay có 4 hình thức kế toán đó là: Nhật ký sổ cái Nhật ký chứng từ Nhật ký chung Chứng từ ghi sổ Nhưng để phù hợp với thực tiễn của công ty thì công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Theo hình thức kế toán này thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở chứng từ gốc trước khi ghi vào sổ cái đều được tổng hợp phân loại theo cùng nội dung kinh tế, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ, cơ sở để ghi sổ là các chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được khái quát bằng sơ đồ sau: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Số, thẻ kế toán chi tiết Đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Hàng ngày hoặc định kỳ ngắn hạn căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, phân loại chứng từ cùng loại, lập chứng từ ghi sổ. Riêng những trứng từ liên quan đến tiền mặt, hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, sau đó chuyển cho kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã được lập ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản. Những chứng từ nào liên quan đến đói tượng cần hạch toán chi tiết thì đòng thời được ghi vào sổ chi tiết liên quan. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh. Dối chiếu số liệu giũa bảng cân đói số phát sinh với sổ quỹ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu, kiểm tra, căn cứ vào bảng cân đối số phất sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo các tài chính. Theo chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho đó là hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Nhưng xét thấy để phù hợp với công tác quản lý và quy mô sản suất của công ty thì công ty đã chọn phương pháp kê khai thường xuyên và hiện đang áp dụng. 3. Hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ sổ sách kế toán xí nghiệp đang áp dụng. Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán và chứng từ sổ sách kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng bộ Tài chính và thông tư 10/CĐKT của chính phủ. a. Hệ thống tài khoản kế toán công ty đang sử dụng bao gồm những tài khoản sau: Tài khoản 111 “Tiền mặt” Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng” Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” Tài khoản 133 “thuế GTGT được khấu trừ” Tài khoản 138 “Phải thu khác” Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” Tài khoản 141 “Tạm ứng” Tài khoản 142 “Chi phí trả trước” Tài khoản 152 “Nguyên liệu, Vật liệu” Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ” Tài khoản 154 “Thành phẩm” Tài khoản 211 “Tài sản cố định” Tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố định” Tài khoản 221 “Đầu tư chứng khoán dài hạn” Tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” Tài khoản 331 “Phải trả người bán” Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” Tài khoản 335 “Chi phí trả trước” Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” Tài khoản 342 “Nợ dài hạn” Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởnh phúc lợi” Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” Tài khoản 532 “Giảm giá háng bán” Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Tài khoản 711 “Thu nhập hoạt đọng tài chính” Tài khoản 811 “Chi phí bất thường” Tài khoản 821 “Chi phí bất thường” Tài khoản 911 “Xác định kết quả” Ngoài ra công ty còn mở thêm một số tài khoản cấp II và cấp III để việc theo dõi và hạch toán được thuận tiện dễ dàng đó là các tài khoản sau: Tài khoản 1331.1 “Thuế đầu vào được khấu trừ” Tài khoản 1331.2 “thuế đầu vào phân bổ” Tài khoản 334.1 “Tiền lương” Tài khoản 334.2 “Ăn trưa” Tài khoản 334.3 “K3 độc hại” Tài khoản 338.1 “20% BHXH trích nộp cấp trên” Tài khoản 338.2 “BHXH 2chế độ (chi óm đẻ)” Tài khoản 338.3 “Lãi vay cán bộ công nhân viên” Tài khoản 338.4 “kinh phí công đo” b. Các loại sổ sách, chứng từ sử dụng trong hình thức chứng từ ghi sổ mà công ty đang áp dụng đó là: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, phiếu tạm ứng... Các loại sổ sách kế toán gồm có sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Sổ chi tiết bao gồm: Sổ chi tiết tiền gửi, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thánh phẩm, sổ quỹ, thẻ kho. Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản Phần II: Kế toán vật liệu Công cụ dụng cụ tại Công Ty Liên Hiệp Thực Phẩm Hà Tây I. vật liệu, công cụ dụng cụ và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xây lắp điện 1. Vật liệu, công cụ dụng cụ và danh mục các loại vật liệu công cụ dụng cụ của xí nghiệp xây lắp điện. Vật liệu trong xí nghiệp zây lắp điện là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và bị tiêu hao toàn bộ. Giá trị của chúng được chuyển dịch một lần vào chu kì sản xuất kinh doanh trong kỳ hình thành nên giá thành sản phẩm. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của xí nghiệp xây lắp điện đó là các nguyên vật liệu như dây điện ,que hàn... Đó là những nguyên, nhiên vật liệu,công cụ dụng cụ không thể thiếu trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm ở xí nghiệp xây lắp điện 2. Vai trò vật liệu, công cụ dụng cụ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xây lắp điện Như chúng ta đã biết, trong sản xuất kinh doanh vật liệu là yếu tố không thể thiếu được. Chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn thường từ 65% đến 70% trong toàn bộ chi phí sản x._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0585.doc
Tài liệu liên quan