Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu 14

Lời mở đầu Trong những năm gần đây, đất nước ta đang chuyển mình hoạt động theo cơ chế mới. Cùng với chính sách mở của của Đảng và Nhà nước bộ mặt của đất nước ta thay đổi từng ngày, từng giờ bước đầu gặt hái được những thành tựu đáng kể. Trong sự thay đổi này, một phần đóng góp không nhỏ phải kể đến sự phấn đấu nỗ lực của nghành công nghiệp then chốt nói chung và nghành giao thông vận tải nói riêng. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đều phải tự chủ và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điểm nổi bật và quan trọng nhất là quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp. Là một doanh nghiệp Nhà nước mang tính chất doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc Tổng công ty XDCT GT1 công ty Cầu 14 đã vững mạnh đi lên cùng bề dày kinh nghiệm và những thành tựu đạt được đặt biệt là trong bước chuyển đổi theo cơ chế thị trường. Công ty đã tồn tại và phát triển trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các thành phần kinh tế khác. Trong quá trình thực tập tại Công ty cầu 14 với sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán đã giúp em tìm hiếu các vấn đề tài chính, tổ chức hạch toán kế toán cũng như là phân tích các hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó em đã lựa chọn đề tài" Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cầu 14" Trong báo cáo thực tập tốt nghiệp em xin trình bày các nội dung sau: Phần I : Tình hình chung về công ty Phần II : cơ sở lý luận và thực trạng công tác tính giá thành của công ty. Phần III : Một số ý kiến hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết luận Phần I Tình hình chung của công ty cầu 14 Từ cơ chế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thực sự được "cởi trói". Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)cùng với các loại hình doanh nghiệp khác đã có được quyền tự chủ về nhiều mặt: tự chịu trách nhiệm về đầu vào và đầu ra trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định về loại hình sản phẩm.... Tuy nhiên cùng với những thuận lợi trong nền kinh tế thị trường, những khó khăn bất lợi cũng đã nảy sinh. Các doanh nghiệp không chỉ có những thời cơ lớn mà còn có những thách thức lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời kỳ đổi mới có nhiều doanh nghiệp bị đánh bạivì không thích ứng được, không có những bước chuyển đổi phù hợp với nền kinh tế mới. Bên cạnh đó cũng có không ít những DNNN đã tìm được phương hướng đúng vượt qua những thử thách khắc nghiệt của kinh tế thị trường đứng vững trên thị trường và có xu hướng ngày càng phát triển mạnh. Công ty cầu 14 là một trong những doanh nghiệp đã làm được điều đó. I.. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm của công tác kế toán Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Quá trình hình thành và phát triển Ra đời vào đúng thời kỳ quyết liệt nhất của chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ theo quyết định số 204/QĐ-TCCB/NĐ ngày 22/5/1972, Công ty cầu 14 đã trải qua nhiều thử thách của từng giai đoạn cách mạng. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty thời kỳ đầu là cứu chữa khôi phục các cầu đường sắt, đường bộ đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống góp phần thực hiện đắc lực cho chi viện chiến trường miền Nam, đảm bảo mạch máu giao thông miền Bắc. Hoà bình lập lại, lực lượng của Công ty lại bắt tay vào khôi phục và xây dựng các công trình giao thông góp phần tái thiết đất nước. Từ những năm 1980 trở lại đây, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới(1986- 2001) Công ty cầu 14 đã chuyển biến mạnh mẽ từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh doanh với phương châm tự trang trải tiến tới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Công ty đã tham gia xây dựng đủ loại kiểu cầu từ đơn giản đến phức tạp nhiều công trình kỹ thuật cao, công nghệ thiết bị hiện đại. Cho đến nay Công ty vẫn chủ trương sản xuất thi công chính là cầu ngoài ra còn mở rộng một số lĩnh vực khác như cảng... để tạo việc làm và tăng thu nhập cho công nhân. Đến năm 2002, Công ty đã tham gia thi công các công trình như cầu Tân Đệ, cầu Phố Mới, cầu Đà Rằng, cầu Phủ Lý.... Với những thành tựu đã đạt được Công ty cầu 14 vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao Động hạng nhất.... và tháng 7/1998 công ty đã được tặng thưởng danh hiệu"Anh hùng lao động" của Chủ tịch nước. . Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty cầu 14. Được thành lập với số vốn điều lệ là 5113 triệu đồng, qua hơn 30 năm hình thành và phát triển Công ty cầu 14 đã không ngừng tìm kiếm đường hướng đúng đắn phát triển sản xuất, đạt được những bước tiến đáng kể về mọi mặt: Năm 2001 giá trị sản lượng thực hiện của Công ty là 137000 triệu đồng. Công ty đặt ra kế hoạch tổng giá trị sản xuất năm 2002 là 172525 triệu đồng. Trong năm 2002 Công ty đã tiến hành thi công 20 công trình với tổng giá trị sản lượng thực hiện là 175000 triệu đồng. Như vậy Công ty đã thực hiện vượt mức kế hoạch giá trị sản lượng năm 2002 là 1,5% và giá trị sản lượng tăng hơn so với năm 2001 là 27,7%... Giá trị sản lượng tăng biểu hiện của việc tăng quy mô sản xuất làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng tăng lên đồng thời Công ty cũng luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cầu 14 được biểu hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản trích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2002 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2002 1. Sản lượng sản phẩm chủ yếu 131.132.996.000 2. Tổng doanh thu 131.132.996.000 3. Tổng chi phí hợp lí 127.127.996.000 4. Tổng lãi(+), lỗ(-) 4.005.000.000 5. Tổng lợi tức sau thuế thu nhập 3.992.093.000 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước: - Nộp ngân sách nhà nước : 250.000.000 - Các khoản thuế phải nộp : 7.714.957.256 - Các khoản thuế đã nộp trong kỳ: 7.464.957.256 Sản xuất kinh doanh của Công ty không những được nâng cao về lượng mà còn nâng cao về chất. Do đó Công ty ngày càng phát triển, đời sống cán bộ trong Công ty ngày càng được cải thiện. Tình hình thu nhập của công nhân viên Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1. Tổng thu nhập 13.974.810.000 15.672.840.000 2. Tổng quỹ lương 12.918.750.000 13.591.104.000 3. Thu nhập khác 1.056.600.000 2.081.736.000 4. Tiền lương bình quân người/ tháng 995.000 1.136.000 5. Thu nhập bình quân người/ tháng 1.035.000 1.310.000 Qua bảng trên ta có thể thấy : Tổng quỹ lương tăng 672.354.000đ, thu nhập khác tăng 1.025.136.000đ làm cho tổng thu nhập của Công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là 1.698.030.000đ( tương ứng tăng 12,2%). Do đó thu nhập bình quân 1 người/ tháng năm 2002 tăng 26,54% so với năm 2001. Tiền lương tăng là yếu tố quan trọng giúp người lao động yên tâm công tác, tin tưởng vào sự phát triển của Công ty từ đó hăng say nhiệt tình, sáng tạo trong lao động, nâng cao năng suất lao động, cải tiến máy móc .... Đạt được những thành quả trên là do Công ty luôn quan tâm đến mọi mặt của quá trình sản xuất: Công ty thực hiện quản lý và xây dựng kế hoạch hoạt động tài chính hàng tháng, hàng quý sát với thực tế, kế hoạch sản xuất luôn kịp thời theo các biến động trong sản xuất kinh doanh, luôn bảo toàn phát triển vốn đảm bảo ổn định tài chính. Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2001: Tổng số vốn của Công ty là 219.443.162.308đ trong đó vốn chủ sở hữu là 22.546.325.738đ. vậy tỉ suất tự tài trợ của Công ty được xác định : Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn 22.546.325.738 = = 0,1 219.443.162.308 Khả năng tự tài trợ của Công ty còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên điều này không chỉ là vấn đề của Công ty cầu 14 mà là vấn đề của tất cả các doanh nghiệp xây lắp bởi tính chất, đặc điểm sản phẩm xây lắp là đơn chiếc, kết cấu kỹ thuật phức tạp và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty cầu 14 nói riêng sử dụng vốn vay là chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Điều đáng chú ý là Công ty đã huy động vốn vay hợp lý, đạt hiệu quả cao, không lạm dụng vốn vay, trả lãi vay đúng quy định, không để khoản vay quá hạn trả do đó Công ty luôn có được sự tín nhiệm của các ngân hàng Đối với vấn đề lao động: Công ty có đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn tương đối cao, công ty luôn có chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ. Công ty còn tiến hành đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công, quản lý chặt chẽ về nguyên vật liệu, kỹ thuật trong thi công, tìm kiếm mở rộng thị trường. Ngoài ra những bước tiến đạt được của Công ty không thể thiếu sự đóng góp của bộ máy quản lý được tổ chức một cách khoa học hợp lý theo mô hình trực tuyến chức năng: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cầu 14 Phó giám đốc nội chính- tổ chức Giám đốc Phòng kỹ thuật- thi công Phòng kế hoạch Phòng máy- thiết bị Phòng tổ chức- lao động Phòng kế toán- tài chính Phòng hành chính - quản trị Khối thi công, xây dựng Đội cầu 3 Đội cầu 4 Đội cầu 5 Đội cầu 6 Đội cầu 2 Đội cầu 1 Đội cầu 7 Khối cơ giới, vận tải, cơ khí Đội thi công cơ giới Đội xe máy Xưởng cơ khí XD Phó giám đốc kế hoạch- kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật thi công Phó giám đốc thiết bị công nghệ Giám đốc : Là người thay mặt cho nhà nước quản lý Công ty đồng thời đại diện cho toàn thể CBCNV Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi mặt hoạt động của Công ty PGĐ kỹ thuật - thi công : Giúp đỡ giám đốc trực tiếp giải quyết các công tác thuộc lĩnh vực sản xuất, chỉ đạo điều hành sản xuất. PGĐ thiết bị- công nghệ : Giúp giám đốc trong việc quản lý các vấn đề về mua sắm,cung ứng, bố trí, sắp xếp máy móc thiết bị, vật tư toàn Công ty. PGĐ nội chính- tổ chức : Phụ trách các vấn đề về đời sống của cán bộ công nhân viên... PGĐ kế hoạch kinh doanh : Được phân công phụ trách giải quyết các vấn đề như lập kế hoạch phương hướng kinh doanh của toàn Công ty, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh... Phòng kỹ thuật- thi công : Lập theo dõi, đánh giá việc thi công của các công trình. Phòng kế hoạch : Tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như của từng công trình, từng đội thi công. Phòng vật tư : Thực hiện việc mua sắm cung ứng và theo dõi việc sử dụng vật tư của các đơn vị. Phòng máy thiết bị : Để ra các biện pháp và thực hiện việc đầu tư sửa chữa máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, công suất của máy... Phòng kế toán- tài chính : Tố chức hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch thu chi,thực hiện nghĩa vụ với ngân sách, xác định giá thành công trình,lập báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh. Phòng hành chính quản trị : Phụ trách các vấn đề về đời sống, nhà ở của CBCNV, tiếp nhận chuyển giao các giấy tờ văn bản... Khối thi công xây dựng : Chịu trách nhiệm trực tiếp thi công các công trình, thực hiên báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình chi thu về Công ty. Khối cơ giới, vận tải, cơ khí : Phục vụ cho quá trình thi công tại các công trình, trực tiếp vận hành máy móc, sản xuất ra các sản phẩm cơ khí. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất của công ty Phương hướng của Công ty: Giữ vững và phát huy nội lực để phát triển kinh doanh, kết hợp hài hoà giữa phát triển sản xuất kinh doanh với giải quyết các vấn đề: thu nhập, nhà ở, đời sống CBCNV, tăng cường quan hệ mở rộng hợp tác liên doanh với các đơn vị trong, ngoài ngành và quốc tế tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường... Nhiệm vụ: Cùng với việc đưa ra các nhiệm vụ chung như kiểm soát, kiểm tra mọi mặt hoạt động, khen thưởng kịp thời với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, nâng cao năng lực của hệ thống điều hành... Công ty còn có các nhiệm vụ hết sức cụ thể thể hiện qua việc thực hiện mục tiêu kinh tế hội từng năm. Mục tiêu kinh tế xã hội năm 2002 Tổng giá trị sản lượng : 187 tỷ đồng Số lượng công trình thực hiện : 21 công trình Số lượng công trình hoàn thành: 6 công trình Tổng doanh thu 144 tỷ đồng = 80% giá trị tổng sản lượng Lợi nhuận trước thuế: 4,2 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế: 3,15 tỷ đồng Hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách, cấp trên và địa phương: - Thuế VAT : 7,2 tỷ đồng - Thuế thu nhập : 1,05 tỷ đồng - Thuế vốn : 0,123 tỷ đồng - BHXH : 1,246 tỷ đồng - BHYT : 0,125 tỷ đồng Bảo đảm việc làm thường xuyên liên tục cho người lao động với mức thu nhập bình quân tăng từ 5 - 8% so với năm trước . Hạch toán kế toán là một trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp, muốn cho việc quản lý doanh nghiệp đạt kết quả cao thì quá trình hạch toán, tổ chức công tác kế toán phải thực sự phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty cầu 14 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán Hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời đầy đủ chính xác mọi thông tin về hoạt động kinh tế tài chính doanh nghiệp. Theo dõi quản lý toàn bộ tài sản, vốn, tham mưu cho giám đốc về việc khai thác sử dụng nguồn tài sản hợp lý nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Cung ứng tiền vốn đầy đủ kịp thời cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính toán, điều tiết sử dụng và huy động vốn phục vụ với hiệu quả kinh tế cao. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động về tiền lương, thưởng,BHXH và các chế độ xã hội khác . Đối chiếu tính toán và triệt để chấp hành các nghiã vụ với NSNN Thực hiện các chế độ báo cáo tài chính theo luật định một cách đầy đủ và kịp thời. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên về số liệu báo cáo. 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán Do đặc điểm nghành nghề sản xuất diễn ra trên địa bàn rộng nên Công ty cầu 14 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung,nghĩa là toàn bộ công tác kế toán của Công ty được làm tập trung trên phòng kế toán từ khâu xử lý chứng từ, ghi sổ sách kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp đến lập báo cáo kế toán và phân tích thông tin kế toán. Bên cạnh đó ở mỗi đơn vị sản xuất được bố trí một nhân viên thống kê với nhiệm vụ: thống kê tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản của đơn vị mình về mặt số lượng để phục vụ cho công tác kế toán và quản lý kinh tế của Công ty, cuối tháng gửi các báo cáo về phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty cầu 14 gồm 9 người và được tổ chức như sau: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty cầu 14 Kế toán trưởng (Trưởng phòng) Phó KTTrưởng kiêm kế toán ngân hàng doanh thu Phó KTTrưởng kiêm kế toán công nợ thanh toán nội bộ Kế toán tổng hợp Kế toán tạm ứng Kế toán lương và BHXH Kế toán NVL, CCDC Kế toán NS, tiền mặt Thủ quỹ Kế toán trưởng : Là người được cấp trên bổ nhiệm, phụ trách chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo công tác tổ chức và hạch toán kế toán, tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu quản lý, phân công công việc cho từng thành viên đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc cấp trên và Nhà nước về thông tin kế toán cung cấp. Phó kế toán trưởng kiêm kế toán ngân hàng doanh thu : theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền vay như vay ngắn hạn, vay dài hạn, lãi suất tiền vay, các khoản vay đến hạn trả...để đảm bảo huy động vốn đầy đủ, kịp thời, theo dõi tính toán các khoản doanh thu nhận được của Công ty, cùng với kế toán trưởng phụ trách các công việc chung của phòng. Phó kế toán trưởng kiêm kế toán công nợ, thanh toán nội bộ : Tham gia việc quản lý, phân công công việc, giám sát công việc của phòng, quản lý về công nợ với khách hàng, thanh toán với nhà cung cấp và người mua công trình. Kế toán tổng hợp : Là người tổng hợp số liệu từ phần hành kế toán chi tiết, tập hợp các chi phí tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Kế toán tạm ứng : Theo dõi các khoản tạm ứng của Công ty cho các đội sản xuất, các khoản giảm trừ nợ cho các đội. Kế toán lương và BHXH: Theo dõi các khoản tính lương, lập bảng tính lương, giám sát việc trả lương cho CBCNV, thực hiện việc trích BHXH, hạch toán lương , BHXH. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ : theo dõi tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ, tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình để làm cơ sở tính giá thành. Kế toán ngân sách và tiền mặt : Thực hiện việc kê khai tính thuế, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của Công ty, tập hợp ghi chép các sổ chi,thu tiền mặt. Thủ quỹ : Trực tiếp giám sát sự biến động của tiền mặt tại két, thực hiện các giao dịch về tiền mặt, tiền thanh toán lương cho CBCNV. Cùng với việc quy định cụ thể phạm vi, trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, kế toán trưởng còn quy định rõ cách ghi chép lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán, trình tự thời gian của từng nội dung công việc, luôn có sự kiểm tra phối hợp lẫn nhau giữa các kế toán phần hành, giữa kế toán trưởng với kế toán viên. 2.3. Hình thức ghi sổ kế toán Công ty cầu 14 áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức nhật kí chung. Mặc dù với hình thức ghi sổ này, khối lượng ghi chép hàng ngày là rất lớn nhưng việc ghi chép lại đơn giản dễ thực hiện. Hơn nữa với việc ghi chép hàng ngày không những giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu được dễ dàng mà còn có nhiều thuận lợi khi sử dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ sách. Sơ đồ ghi sổ theo hình thức sổ kế toán nhật ký chung: Sổ chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Chứng từ các nhật ký chuyên dùng Sổ quỹ Các báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu Phần II Cơ sở lý luận và thực trạng công tác tính giá thành của công ty A- cơ sở lý luận chung của công tác tính giá thành Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: I.1-Khái niệm về chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao độngvật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý,năm) Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có 3 yếu tố cơ bản sau: Tư liệu lao động như nhà cửa máy móc, thiết bị và những TSCĐ khác Đối tượng lao động như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế Lao động của con người. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: tháng,quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo có nghĩa là những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sẽ được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. I.2-Khái niệm về giá thành: Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm ( Công việc lao vụ do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành). Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất hoặc phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động tiền, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế, kế toán mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt đựoc mục đích sản xuất nhiều nhất với chi phí tiết kiệm và hạ giá thành. I.3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành là hai khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau. Nhưng giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, vừa là tiền đề vừa là nguyên nhân kết quả của nhau cụ thể: Chi phí sản xuất: + Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chia ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. + Về bản chất: Chi phí sản xuất kinh doanh là lượng hao phí lao động (lao động sống và lao động vật hoá) chia ra trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. + Về phạm vi: Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm cả chi phí cho sản xuất sản phẩm và cả chi phí cho quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm. + Về mặt lượng: Không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Có chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Có chi phí chờ phân bổ Có chi phí trích trước Là cơ sở để tính thuế Giá thành sản phẩm: + Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm( công việc, lao vụ) nhất định đã hoàn thành. + Về bản chất: Giá thành sản phẩm cũng là lượng hao phí lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm( hay khối lượng sản phẩm) được biểu hiện bằng tiền. + Về phạm vi: giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm( chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung) . + Về mặt lượng: Có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Không có chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chỉ có một phần chi phí chờ phân bổ Là cơ sở để xác định lãi lỗ. Mối quan hệ giữa chúng được biểu hiện qua công thức sau: Giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ+ CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc nghành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất và các loại giá thành II.1 - Phân loại chi phí sản xuất. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất song ta chỉ nghiên cứu các loại chủ yếu sau: II.1.1 - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí (theo yếu tố chi phí) Căn cứ vào tính chất, nội dung chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực, hoạt động nào, ở đâu và mục đích tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác II.1.2 - Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí(Theo khoản mục chi phí) Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm chi phí có cùng mục đích, công dụng. Vì vậy cách phân loại này gọi là cách phân loại theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo cách phân loại này được chia ra các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí về NVL dùng cho sản xuất chung và cho hoạt động sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ hoặc công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Không tính cho khoản mục này tiền công phải trích BHXH,BHYT,KPCĐ của nhân viên sản xuất chung và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu ở trên. Trong chi phí sản xuất chung lại chia ra thành 6 điều khoản: Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Đối với nghành XDCB thì ngoài ba khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC còn có thêm khoản mục CP sử dụng máy thi công. Ngoài hai cách phân loại chi phí sản xuất nêu trên trong thực tế còn có cách phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ và cách phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với đối tượng chịu chi phí ( chi phí trực tiếp và gián tiếp). II.2 - Phân loại giá thành sản phẩm. Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu sau: II.2.1 - Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của DN, là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của DN. Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Việc tính giá thành định mức cũng được tiến hành trước khi quá trình sản xuất. Giá thành định mức là công cụ quản lý của DN, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản, lao động trong sản xuất, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế mà DN đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu, chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ, sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quá trình phấn đấu của DN trong việc tổ chức sử dụng các giải pháp KT- KT để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của DN. II.2.2 - Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SX chung tính cho những sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để ghi sổ nhập kho thành phẩm hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán và xác định lãi gộp. Giá thành toàn bộ: Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng CPBH, CPQLDN tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm, công việc, lao vụ đã được xác định là tiêu thụ. Nếu sản phẩm chưa tiêu thụ thì chưa có giá thành toàn bộ mà chỉ có giá thành sản xuất. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ tính toán xác định lãi trước thuế lợi tức của DN. hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp . III.1 - Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp Xây dựng cơ bản là nghành kinh tế quốc dân đặc biệt thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới các nghành sản xuất khác trong nền kinh tế.Trong doanh nghiệp xây lắp, đặc điểm của loại hình doanh nghiệp về sản phẩm, về tổ chức sản xuất lại chi phối rất lớn đến phương pháp, trình tự và tính chính xác của việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đặc điểm về sản phẩm xây lắp: Sản phẩm xây lắp là những công trình có quy mô lớn, chu kỳ sản xuất và thời gian sử dụng dài, kết cấu phức tạp, sản phẩm đặc chủng, đơn chiếc (sản phẩm không giống nhau và sản xuất địa trà được) Sản phẩm được sản xuất ngay tại nơi tiêu thụ phục vụ công cộng. Sản phẩm xây lắp nói chung được làm theo đơn đặt hàng hoặc được Nhà nước giao nhiệm vụ nên người mua, người bán giá sản phẩm được xác định trước khi sản phẩm sản xuất do đó tính chất sản phẩm không được thể hiện rõ đồng thời giá sản phẩm ít chịu tác động của quy luật cung cầu. Thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài đòi hỏi chất lượng công trình phải đảm bảo. Do đó công tác kế toán phải được tổ chức tốt sao cho chất lượng sản phẩm như dự toán thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc bàn giao công trình ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn . Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như máy móc, vật liệu, lao động phải di chuyển theo địa điểm thi công công trình Đặc điểm tố chức sản xuất: Hoạt động xây lắp được diễn ra dưới điều kiện sản xuất thiếu tính ổn định luôn thay đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công . Quá trình sản xuất diễn ra trong phạm vi hẹp với số luợng công nhân và vật liệu lớn, đòi hỏi công tác tổ chức phải có sự đồng bộ trong phối hợp giữa các bộ phận và các giai đoạn công việc. Hơn nữa sản xuất sản phẩm diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, điều này đòi hỏi quá trình thi công phải theo một tiến độ thích hợp, tránh các thiệt hại có thể xảy ra. Tổ chức bộ máy sản xuất: Trong nghành xây lắp bộ máy sản xuất được tổ chức theo kiểu tổng công ty gồm nhiều công ty trực thuộc được chuyên môn hoá. Dưới các công ty, ngoài các văn phòng công ty còn có các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc có thể là các xí nghiệp hoặc các đội sản xuất. Loại Công ty thành lập các xí nghiệp trực thuộc thường thực hiện chế độ khoán gọn công trình, công ty có các đội sản xuất thường chỉ thực hiện khoán quỹ lương còn Công ty cung cấp toàn bộ máy, vật tư và Công ty quản lý lãi, lỗ. Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay, tổ chức xây lắp ở nước ta phổ biến theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình cho các đội, các xí nghiệp. Việc giao khoán trên sẽ giúp cho cho việc nâng cao trách nhiệm quản lý xây dựng của các đội, xí nghiệp tiét kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Các bước kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp xây lắp rất nhiều, yêu cầu kỹ thuật hết sức chặt chẽ. Mỗi bước công nghệ đều liên quan đến chi phí đòi hỏi việc ghi chép chi phí sản xuất phải đầy đủ, chính xác theo đúng đối tượng thì việc tính giá thành mới dược chính xác. Qua đây ta có thể thấy, so với các ngành sản xuất khác xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng riêng. Những đặc điểm ấy dẫn đến kế toán chi phí tại đơn vị xây lắp có những đặc điểm riêng. Đăc điểm kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp: - Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể. Qua đó thường xuyên so sánh kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá kết quả kinh doanh. - Đối tượng hạch toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng... nên khi lập dự toán chi phí và tính giá thành phải được thực hiện theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạng mục. - Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Do đó, khi nhận thiết bị do đơn vị chủ đầu tư bàn giao để lắp đ._.ặt, giá các thiết bị được ghi vào bên nợ TK 002-“vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công “. - Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu, giá trị vật tư thiết bị kèm theo như: thiết bị vệ sinh, thông gió... Trong quá trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành kế toán phải hiểu được đặc điểm của doanh nghiệp nói chung và đặc điểm kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng để từ đó có được những phương pháp hạch toán hợp lý đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hạch toán. III.2- Yêu cầu, nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong mọi thời điểm, sản phẩm của nghành xây lắp đều đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm xây lắp làm ra không những phải được xã hội chấp nhận về giá, chất lượng, phải đảm bảo đúng tiến độ thi công mà phải đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Để đáp ứng được yêu cầu trên, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp xây lắp đều phải thực hiện tốt công tác của mình thông qua đáp ứng các yêu cầu đặc thù đối với từng bộ phận. ở bộ phận kế toán việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau: + Phải phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất . + Tiến hành phân bổ hợp lý các chi phí sản xuất theo từng khoản mục và các đối tượng tập hợp chi phí. + Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật liệu, lao động, sử dụng máy, kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp, phát hiện kịp thời các khoản mục chi phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch, đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời. + Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí, theo từng hạng mục công trình, vạch ra các khả năng tiềm tàng và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. + Thông qua ghi chép, phản ánh để tính toán đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên. Xuất phát từ những yêu cầu đối với việc hạch toán trên, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện những nhiệm vụ sau: + Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất thích hợp. + Xác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. + Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, quy định trình tự từng công việc, phân bổ chi phí cho từng đối tượng, từng sản phẩm chi tiết. Khi kế toán thực hiện tốt những nhiệm vụ hạch toán đáp ứng các yêu cầu của việc hạch toán chi phí và tính giá thành thì việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ được chính xác. Việc hạch toán chính xác chi phí không chỉ giúp phản ánh thông tin kế toán một cách chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định quản lý đúng và hiệu quả. Do đó, việc hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết. III.3- Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định. Để tập hợp chi phí một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời thì cần thiết phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. III.3.1- Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. III.3.1.1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, loại hình sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như yêu cầu của công tác quản lý giá thành. Bởi thế, đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí, có thể là đối tượng chịu chi phí. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và tổ chức tính giá thành. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xây lắp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, nhiều phân xưởng, tổ đội sản xuất khác nhau. Vì thế, chi phí sản xuất cũng phát sinh ở địa điểm, phân xưởng... Để tiện cho công tác quản lý chi phí, giá thành trong doanh nghiệp xây lắp đối tượng tập hợp chi phí thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình Ngoài ra, đối tượng tập hợp chi phí còn có thể là: đội nhận thầu, đơn đặt hàng . III.3.1.2- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Do đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khác nhau nên đối với mỗi đối tượng phải có một phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp: + Tập hợp chi phí theo sản phẩm, bộ phận sản phẩm ( công trình, hạng mục công trình): trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp là công trình, hạng mục công trình thì các chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình thì các chi phí phát sinh liên quan đến công trình nào, hạng mục công nào thì tập hợp cho công trình hạng mục công trình đó. + Tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng, hợp đồng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đăt hàng thì chi phí phát hàng tháng được tập hợp phân loại theo đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng hợp chi phí được tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là giá thành sản phẩm + Tập hợp chi phí theo đội sản xuất. Trên thực tế có những chi phí phát sinh liên quan đến không phải một mà nhiều đối tượng, do vậy phải có những phương thức phân bổ hợp lý, chính xác cho từng đối tượng chịu chi phí. III.3.1.3- Trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp kế toán và tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành khi tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Trình tự này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sản xuất từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, phụ thuộc vào trình độ công tác quản lý và kế toán. Tuy nhiên, có thể khái quát chung về việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan đến từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất phụ có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm có liên quan. Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ. Như vậy, việc thực hiện đúng trình tự kế toán chi phí sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. III.3.2- Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Hiện nay, theo hệ thống kế toán của doanh nghiệp xây lắp 1864/ 1998/ QĐ/ BTC ban hành ngày 16/12/1998 theo quyết định của Bộ Tài Chính thì ngoài 3 khoản chi phí giống như các doanh nghiệp sản xuất: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Doanh nghiệp xây lắp còn gồm tài khoản: “Chi phí sử dụng máy thi công”. Đây là những tài khoản biểu hiện các chi phí sản xuất được tập hợp để tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình hạch toán còn bao gồm cả các chi phí khác: chi phí phải trả và chi phí trả trước. Trong quá trình hạch toán chi phí, tuỳ vào điều kiện đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp mà phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ sẽ được sử dụng. Với mỗi phương pháp doanh nghiệp lựa chọn sẽ có một hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng kèm theo phù hợp III.3.2.1- Tài khoản sử dụng. - Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên các tài khoản kế toán được doanh nghiệp sử dụng để tập hợp chi phí: + TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + TK 622- chi phí nhân công trực tiếp + TK 623- chi phí sử dụng máy thi công + TK 627- chi phí sản xuất chung + TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ngoài ra còn có TK142 - Chi phí trả trước IV-Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất IV.1- Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621) Chi phí NVL trực tiếp là các chi phí về các NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, VL phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của DN trong các nghành công nghiệp GTVT, bưu chính viễn thông, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm nhất là đối với các nghành công nghiệp, XDCB. Chi phí NVL thường được xây dựng thành các định mức chi phí và quản lý theo các định mức đã xây dựng. Sau khi xác định được kế toán tập hợp chi phí sản xuất kế toán tiến hành xác định chi phí NVL trực tiếp trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Tổng hợp theo từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ NVL làm căn cứ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp . Chi phí thực tế về NVL trực tiếp trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm thường được hạch toán trực tiếp. Đối với NVL xuất dùng một lúc cho nhiều loại sản phẩm thì cần phải phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí NVL trực tiếp thường dựa vào định mức chi phí NVL đã được xây dựng. Riêng đối với chi phí vật liệu phụ thì có thể dựa vào chi phí VLchính để phân bổ. Cũng có thể dựa theo khối lượng sản phẩm hoàn thành để phân bổ chi phí NVL trực tiếp. Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK621 Nội dung kết cấu TK621- Chi phí NVL trực tiếp: Bên nợ: Trị giá thực tế NVL trực tiếp xuất sử dụng cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ trong kỳ Bên có: + Trị giá NVLTT sử dụng không hết nhập lại kho + Trị giá vật liệu thu hồi + Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT sang TK154 để tính giá thành sản phẩm. TK621 không có số dư cuối kỳ. Trình tự hạch toán: - Xuất kho NVLTT để sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ kế toán ghi sổ: Nợ TK621- Chi phí NVLTT Có TK152,153- NVL,công cụ dụng cụ Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ dần thì số chi phí phân bổ cho kỳ này ghi sổ: Nợ TK621- Chi phí NVLTT Có TK142- Chi phí trả trước - Trường hợp mua NVL sử dụng ngay cho sản xuất ( Không qua nhập kho) căn cứ vào các chứng từ liên quan như chứng từ thanh toán hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán, bảng thanh toán tiền tạm ứng kế toán ghi sổ: Nợ TK621-Chi phí NVLTT Nợ TK133- Thuế GTGT được khấu trừ CóTK111,112,331. Trường hợp không có hoá đơn GTGT hoặc thuế GTGT không được khấu trừ hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì ghi vào TK621 sẽ là tổng số tiền có cả thuế. Trường hợp NVL còn lại cuối kỳ sử dụng không hết nhưng không nhập lại kho thì ta căn cứ vào số còn lại đó ghi định khoản bình thường nhưng ghi bằng bút đỏ biểu hiện trừ bớt đi. Nợ TK621 - Chi phí NVLTT Có TK152 - NVL Sang kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí bằng bút toán đen bình thường với đúng số lượng như trên Nợ TK152 - NVL Có TK621 - Chi phí NVLTT Cuối tháng phân bổ chi phí NVLTT cho các đối tượng chịu chi phí : Nợ TK154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK621 - Chi phí NVLTT Chứng từ gốc để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho..... IV.2- Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp(TK622) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí NCTT phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì ta phải tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là chi phí NCTThoặc kế hoạch hoặc giờ công định mức hoặc giờ công thực tế hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cũng cộng chung với tiền lương trực tiếp phải trả để cùng phân bổ chung. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622. Nội dung kết cấu TK622: - Bên nợ: Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ Bên có: Số kết chuyển và phân bổ chi phí NCTT cho các đối tượng chịu chi phí phát sinh trong kỳ. TK622 không có số dư cuối kỳ. Trình tự hạch toán Căn cứ bảng phân bổ tiền lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán ghi sổ: Nợ TK622- Chi phí NCTT Có TK334- Phải trả CNV Có TK338- Phải trả, phải nộp khác Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm, căn cứ vào kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm tính ra chi phí, kế toán ghi sổ: Nợ TK 622- Chi phí NCTT Có TK335- Chi phí phải trả Cuối tháng kế toán tính toán kết chuyển phân bổ chi phí NCTT cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK154- Chi phí SXKD dở dang Có TK622- Chi phí NCTT IV.3- Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công( TK623) Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù của doanh nghiệp xây lắp. Nếu chi phí sử dụng máy thi công liên quan đến nhiều đối tượng thì chi phí này sẽ được tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp, tổng hợp số liệu toàn bộ chi phí này và sử dụng tiêu thức phân bổ để phân bổ cho từng đối tượng sử dụng. Nội dung kết cấu TK623: Bên nợ: Các chi phí có liên quan đến máy thi công như chi phí NVL cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của CNtrực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dướng sửa chữa máy. Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào TK154 TK623 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công ( Theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK111,334 TK623 TK154 Tiền lương phải trả cho CN điều khiển máy thi công K/c TK152 chi phí máy thi công Giá trị thực tế của NVL dùng cho máy thi công TK153 CCDC xuất dùng cho máy thi công TK214 Khấu hao cơ bản của máy thi công TK111,112,141,311,331 Chi phí mua ngoài bằng tiền khác TK133 Thuế GTGT IV.4- Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung(TK627) Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ cho sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục nêu trên, phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất có tính chất chung như chi phí về vật liệu, công cụ, dụngcụ dùng chung ở phân xưởng, đội sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất. Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Chi phí sản xuất chung thường phải được phân bổ cho từng đối tượng sử dụng chi phí.Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý thường là chi phí sản xuất chung định mức, giờ công kế hoạch,giờ công thực tế hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627 Nội dung kết cấuTK627: Bên nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: + Các khoản giảm chi phí sản xuất chung + Số kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí TK 627 không có số dư cuối kỳ. TK627 thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí như đội sản xuất, phân xưởng sản xuất. TK627 được mở cho các tài khoản cấp hai như sau: TK6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng TK6272 : Chi phí vật liệu TK6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ TK6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278 : Chi phí bằng tiền khác. Cuối tháng chi phí sản xuất chung được kết chuyển sang TK154 để tính giá thành sản xuất. Trình tự hạch toán Căn cứ bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, kế toán ghi sổ: Nợ TK 627( 6271)- Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334- Phải trả CNV Có TK338 - Phải trả, phải nộp khác Căn cứ bảng phân bổ vật liệu kế toán ghi sổ: Nợ TK 627( 6272)- Chi phí vật liệu Có TK152- NVL Căn cứ bảng phân bổ CCDC kế toán phản ánh chi phí SX chung đối với số CCDC xuất dùng: Nợ TK627( 6273)- Chi phí dụng cụ sản xuất Có TK153 ( Loại phân bổ 100%) Có TK142( 1421) (Loại phân bổ nhiều lần) Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán phản ánh khấu hao TSCĐ ở phân xưởng, đội sản xuất: Nợ TK 627( 6274)- Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ Đồng thời ghi Nợ TK009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản. Căn cứ các chứng từ gốc có liên quan đến dịch vụ mua ngoài phục vụ cho chi phí quản lý phân xưởng, đội sản xuất, kế toán ghi sổ: Nợ TK627( 6277)- Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK111,112,331 Căn cứ các chứng từ chi tiền mặt, TGNH phục vụ cho sản xuất chung, kế toán ghi sổ: Nợ TK627( 6278)- Chi phí bằng tiền khác Có TK111,112 Cuối tháng tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển sang TK154 Nợ TK154- Chi phí SXKD dở dang Có TK627- Chi phí sản xuất chung IV.5- Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp: Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công và chi phí SX chung cần được tập hợp kết chuyển chi phí toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp kế toán sử dụng TK154- chi phí SXKD dở dang. TK154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đối với đơn vị áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên.TK154 cũng dùng để tập hợp chi phí SXKD phụ, tập hợp chi phí vật tư đưa vào gia công chế biến. Nội dung kết cấu TK154- Chi phí SXKD dở dang: - Bên nợ: + Kết chuyển các chi phí SX phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT,CP máy thi công, CPSX chung) + Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến và các chi phí thuê ngoài chế biến - Bên có: + Giá trị phế liệu thuê ngoài chế biến thu hồi, các khoản giảm giá thành + Giá thành thực tế sản phẩm công việc, lao vụ,dịch vụ hoàn thành sản xuất trong kỳ + Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành Số dư bên nợ: + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang + Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành TK154 không mở TK cấp 2 nhưng được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Các doanh nghiệp sản xuất nghành công nghiệp có thể mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất, từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng.... Đối với doanh nghiệp sản xuất nghành XDCB có thể mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, từng công trình, hạng mục công trình.... Đối với nghành sản xuất nông nghiệp có thể mở chi tiết theo từng nghành trồng trọt chăn nuôi, từng loại cây trồng, từng loại vật nuôi. Trình tự hạch toán: Cuối kỳ căn cứ NVLTT đã tập hợp được bên nợ TK621kết chuyển để tính giá thành sản xuất: Nợ TK154- Chi phí SXKD dở dang Có TK 621- Chi phí NVLTT Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT cho các đối tượng chịu chi phí: Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang Có TK622- Chi phí NCTT Cuối kỳ kết chuyển CP máy thi công cho các đối tượng chịu chi phí: Nợ TK154- Chi phí SXKD dở dang Có TK623- Chi phí máy thi công - Cuối kỳ kết chuyển chi phí SX chung cho các đối tượng chịu chi phí Nợ TK154- Chi phí SXKD dở dang Có TK627- Chi phí SX chung Căn cứ bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành do bộ phận kế toán giá thành cung cấp: Nợ TK155- Thành phẩm( Nếu nhập kho) Nợ TK157- Hàng gửi đi bán Nợ TK632- Giá vốn hàng bán( Bán ngay) Có TK154- Chi phí SXKD dở dang - Trường hợp có phát sinh sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm hình thành trong kỳ, xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường và giá trị thu hồi phế liệu của sản phẩm hỏng Nợ TK138- Phải thu khác Nợ TK152( 1528)- Thu hồi phế liệu sp hỏng Nợ TK821- Chi phí bất thường Có TK154- Chi phí SXKD dở dang IV.6- Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Sản phẩm làm dở của doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đâù tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán xác định chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Để đánh giá sản phẩm làm dở chính xác trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ và xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng chi phí so với khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng công tác xây lắp dở dang, phát hiện tổn thất trong quá trình thi công. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang ảnh hưởng lớn đến tính chính xác trong việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành. Do sản phẩm xây lắp có đặc điểm kết cấu phức tạp nên rất khó để xác định chính xác mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm xây lắp. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Trong sản xuất xây lắp, việc tính giá thành sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu. + Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ đó. + Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo “điểm dừng kỹ thuật hợp lý” (xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được đánh giá theo chi phí thực tế. Giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo dự toán của chúng. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán: + Chi phí thực Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Chi phí khối lượng xây lắp tế khối lượng = x dở dang + dở dang cuối kỳ Chi phí khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ theo dự toán Chi phí khối lượng dở dang cuối kỳ theo dự toán cuối kỳ theo dự toán Ngoài ra, đối với một số công việc: nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn, theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. V-Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Trong nghành XDCB để xây dựng một công trình hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, doanh nghiệp xây lắp phải đầu tư vào quá trình sản xuất thi công một lượng chi phí nhất định. Những chi phí này cấu thành công tác xây lắp hoàn thành của công trình đó. Như vậy giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm CPNVL, CP máy thi công,CPNC,CPSX chung, CPQLDN phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình, hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao và được chấp nhận thanh toán . Trong DN xây lắp giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất đặc thù biểu hiện ở chỗ: mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng. Giá thành sản phẩm xây lắp là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của DN xây lắp bởi nó phản ánh kết quả hoạt động của DN là cơ sở để xác định kết quả tài chính, trong xây dựng khi nhận được thầu một công trình thì giá nhận thầu là giá bán trước khi thi công công trình. Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp, tuỳ loại hình sản xuất cụ thể. Kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau: Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ Phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức Đối tượng tính giá thành: Trong doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành thường phù hợp với đối tượng giá thành tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác hoàn thành bàn giao. Trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp có tổ chức thêm phân xưởng phụ sản xuất NVLthì đối tượng tính giá thành là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm lao vụ cung cấp. Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành là mốc thời gian bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành thực tế cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý khoa học đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của các sản phẩm lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tính hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của kế toán. Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Đối với nghành XDCB kỳ tính giá thành thường là : Đối với các loại sản phẩm đựoc sản xuất liên tục, cung cấp cho các đối tượng khác nhau, chu kỳ ngắn.... thì kỳ tính giá thành thường là tháng. Đối với các loại sản phẩm, đơn đặt hàng có thời gian thi công dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng thì mới tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Với những công trình, hạng mục công trình thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp được coi là hoàn thành có giá trị sử dụng, được nghiệm thu bàn giao thì lúc đó DN tính giá thành thực tế của bộ phận đó. Ngoài ra với những công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp thì kỳ tính giá thànhcủa doanh nghiệp có thể đuợc xác định là hàng quý vào thời điểm cuối quý. Phương pháp tính giá thành: Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Do sản xuất sản phẩm xây lắp đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phải phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi hởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình. Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp trên có sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ đã xác định ta sẽ tính được giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức: Z = C + Dđk - Dck Trong đó : Z là giá thành C là chi phí phát sinh trong kỳ Dđk là chi phí dở dang đầu kỳ Dck là chi phí dở dang cuối kỳ S là sản lượng thành phẩm hoàn thành Vi - Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. VI.1. ý nghĩa của việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, giá thành là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng bởi vì chỉ tiêu này phản ánh chất lượng mọi mặt hoạt động tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất, tình hình tổ chức và sử dụng lực lượng lao động, tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu, thực hiện bàn giao thanh lý hợp đồng nhận thầu xây dựng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng, biểu hiện bằng tiền những chi phí có liên quan đến sản xuất và bàn giao tiêu thụ sản phẩm. Trong sản xuất xây dựng, chỉ tiêu giá thành đặc trưng hạn mức chi phí cho thi công xây lắp công trình. Việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành các công trình nhận thầu là biện pháp chủ yếu không chỉ tạo nên cơ hội và khả năng cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở tăng mức tích luỹ vốn và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, nâng cao phúc lợi cho xã hội. Với ý nghĩa quan trọng của chỉ tiêu giá thành, tiến hành phân tích giá thành công tác xây lắp có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý giá thành tại doanh nghiệp xây dựng, cho phép doanh nghiệp đánh giá được chính xác, toàn diện tình hình thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan tới công tác quản lý tài chính, chế độ khấu hao TSCĐ, tiền lương... đó là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành công trình xây dựng. VI.2. Các bước tiến hành phân tích giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi phí. + So sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán từ đó đánh giá doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hay vượt chi về giá thành. - Giá thành dự toán được lập trên cơ sở xác định các định mức thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành: Zdt = Giá trị dự toán - phần lợi nhuận định mức - Giá thành thực tế ( Ztt ): được xác định trên cơ sở chi phí thực tế liên quan đến từng công trình. - Mức hạ thấp giá thành công trình hoàn thành bàn giao: Mz = Ztt - Zdt - Tỷ lệ hạ giá thành công trình hoàn thành bàn giao: Tz = x 100 Chỉ tiêu Mz có thể nhận được 1 trong 3 kết quả: Mz = 0, Mz 0. Mz < 0: doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành so với dự toán (Tz <1) Mz = 0: doanh nghiệp có mức giá thành công trình hoàn thành thực hiện đúng như mức giá thành dự toán thiết kế. Doanh nghiệp không tiết kiệm được chi phí (Tz =1) Mz > 0: doanh nghiệp đã không thực hiện được kế hoạch giá thành, lãng phí chi phí (Tz >1) + Tính tỷ trọng, số c._. Công ty cầu 14, đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao nên những công trình, hạng mục công trình đã nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán hoặc nghiệm thu chưa ký vào thời điểm cuối kỳ là những sản phẩm dở dang, chi phí đã được tập hợp cho công trình đó là chi phí dở dang cuối kỳ. Cụ thể: Công trình cầu Thoát nước gồm 8 cầu nhỏ JC1, JC2, OC1, OC2, RR1, RR4, T11, T7B đến kỳ tính giá thành đội sẽ căn cứ vào các biên bản nghiệm thu và các biên bản đã được thanh toán để tập hợp khối lượng dở dang theo biểu mẫu sau: Bảng kiểm kê khối lượng dở dang Tên dự án: Dự án Thoát nước Hà Nội Tên công trình: 8 cầu thoát nước Hà Nội Tên CT, hạng mục công việc Đơn vị tính KL hợp đồng KLđã nghiệm thuđến 30/6/02 KLchưa đựoc thanh toán đến 30/6/02 KLđã thực hiện đến 31/12/02 KL DD đến 31/12/02 TổngKLDD chưa được thanh toán đến 31/12/02 Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7= 6 - 4 8 = 5 +7 9 10 = 8 x9 1.Cầu JC1 1.1 Công tác bê tông BTmác300cho dầm ngang m3 2,4 2,4 0,77 2,4 0,77 672..212 517.603 Vữa(1:2) tạo dốc mặt cầu m2 228 218,34 218,34 218,34 11.606 2.534.054 …. Cộng mục 1.1 54.222.435 1..2 Trải đường Lớp đá dăm t=200mm m3 132 132 132 132 125.618 16.581.576 Lớp đá dăm t= 150 mm m3 99 99 99 99 135.978 13.461.822 …. Cộng mục 1..2 95.184.019 ….. Cộng cầu JC1 257.276.376 Cộng cầu JC2 467.156.205 Cộng cầu OC1 235.532.781 Cộng cầu OC2 531.417.933 Cộng cầu RR1 610.730.173 Cộng cầu RR4 509.012.675 Cộng cầu T11 536.016.519 Cộng cầu T7B 226.983.983 Tổng cộng công việc 3.374.126.645 Tương tự đối với cầu Hải Vân và cầu Phủ Lý ta cũng xác định được sản phẩm dở dang cuối kỳ là: Sản phẩm dở dang cuối kỳ cầu Hải Vân là: 4.444.425.304 Sản phẩm dở dang cuối kỳ cầu Phủ Lý là: 2.847.252.590 Tính giá thành: Xuất phát từ đặc điểm của nghành xây dựng là các công trình thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài. Do vậy cũng giống như các công trình xây lắp khác công ty cầu 14 xác định kỳ tính giá thành là 6 tháng 1 lần.Đối tượng tính giá thành là các công trình xây lắp hoàn thành bàn giao hoặc từng hạng mục công trình của toàn bộ công trình xây lắp dở dang. Phương pháp tính giá thành được công ty áp dụng là phương pháp giản đơn. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao là giá thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.Ta tính được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức: Giá thành thực Chi phí thực tế KLXL thực tế Chi phí thực tế tế KLXLhoàn = KLXL dở dang + phát sinh trong - KLXL dở dang thành bàn giao đầu kỳ kỳ cuối kỳ Từ công thức trên ta xác định được giá thành sản phẩm xây lắp hòan thành bàn giao trong kỳ của công trình cầu Thoát nước là: 1.507.560.789 + 3.936.057.152 - 3.374.126.645 = 1.832.547.000 Thẻ tính giá thành công trình cầu Thoát nước K/m chi phí Dư đầu kỳ P/S trong kỳ Dư cuối kỳ Giá thành CPNVLTT 965.391.830 2.003.028.698 1.782.762.619 1.185.657.909 CPNCTT 159.278.761 357.975.424 328.501.844 188.752.341 CP máy TC 321.110.448 1.161.443.462 1.092.221.399 390.332.511 CPSX chung 61.779.750 176.665.272 170.640.783 67.804.239 Tổng cộng 1.507.560.789 3.699.112.856 3.374.126.645 1.832.547.000 Phân tích giá thành công trình cầu THOáT Nước Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, giá thành là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng bởi vì chỉ tiêu này phản ánh chất lượng mọi mặt hoạt động tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất, tình hình tổ chức và sử dụng lực lượng lao động, tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu, thực hiện bàn giao thanh lý hợp đồng nhận thầu xây dựng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng, biểu hiện bằng tiền những chi phí có liên quan đến sản xuất và bàn giao tiêu thụ sản phẩm. Trong sản xuất xây dựng, chỉ tiêu giá thành đặc trưng hạn mức chi phí cho thi công xây lắp công trình. Việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành các công trình nhận thầu là biện pháp chủ yếu không chỉ tạo nên cơ hội và khả năng cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở tăng mức tích luỹ vốn và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, nâng cao phúc lợi cho xã hội. Với ý nghĩa quan trọng của chỉ tiêu giá thành, tiến hành phân tích giá thành công tác xây lắp có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý giá thành tại doanh nghiệp xây dựng, cho phép doanh nghiệp đánh giá được chính xác, toàn diện tình hình thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan tới công tác quản lý tài chính, chế độ khấu hao TSCĐ, tiền lương... đó là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành công trình xây dựng.Ta có bảng phân tích giá thành công trình cầu Thoát nước như sau: Dự toán Thực tế Chênh lệch Khoản mục chi phí Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng CP Vật liệu trực tiếp 1.291.665.566 66,3% 1.185657.909 64,7% -106.007.657 95% CP Nhân công trực tiếp 194.951.808 10% 188.752.341 10,3% -6.199.467 96,8% CP Sử dụng máy 388.390.558 19,9% 390.332.511 21,3% +1.941.953 100,5% CP Sản xuất chung 74.510.153 3,8% 67.804.239 3,7% -6.705.914 91% Tổng cộng 1.949.518.085 100% 1.832.547.000 100% -116.971.085 94% Dựa trên bảng ta có thể thấy: - Giá thành thực tế so với giá thành dự toán giảm đi + Mức hạ giá thành: Mz = Ztt - Zdt Trong đó: Ztt là giá thành thực tế của công trình Zdt là giá thành dự toán của công trình Ta có: Mz = 1.832.547.000 - 1.949.518.085 = -116.971.085 < 0 + Tỷ lệ hạ giá thành: Tz = x 100 Trong đó: : Ztt là giá thành thực tế của công trình Zdt là giá thành dự toán của công trình Ta có 1.832.547.000 Tz = = 94% < 1 1.949.518.085 Như vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành công trình hoàn thành bàn giao nhờ thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp trong tổ chức thi công, tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp ... nên đã sử dụng tốt và hợp lý, tiết kiệm các yếu tố sản xuất : nguyên vật liệu, lao động ... trong xây lắp công trình. Đi sâu phân tích ta nhận thấy việc hạ được giá thành công trình cầu Hải Vân là do ảnh hưởng của: ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong hoạt động sản xuất xây lắp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Do đó giảm chi phí nguyên vật liệu sẽ là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm Xét về số tuyệt đối : So với dự toán chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế giảm: 106.007.657đồng. Xét về số tương đối: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 5% so với chi phí nguyên vật liệu dự toán. Việc giảm được chi phí vật liệu của Công ty được thực hiện khi mức tiêu hao từng loại vật liệu trong thi công được đảm bảo, công trình hoàn thành, nghiệm thu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiết kiệm được chi phí này do sự phối hợp nỗ lực từ nhiều phía của doanh nghiệp: - Giảm giá mua nguyên vật liệu: Đây là nhân tố khách quan (phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ) nhưng nếu doanh nghiệp biết tìm hiểu địa điểm, nhà cung cấp thường xuyên với giá thấp sẽ làm giảm chi phí này. - Giảm chi phí thu mua: chi phí này sẽ giảm nếu doanh nghiệp giảm được chi phí chuyên chở (tìm nơi thu mua gần nơi thi công)... - Mức tiêu hao nguyên vật liệu: thể hiện trình độ sử dụng vật liệu của doanh nghiệp,việc giảm phế liệu... Việc hạn chế sử dụng kho trung chuyển từ đó giảm được chi phí bảo quản, chi phí chuyên chở từ kho Công ty đến công trình, công nhân bảo vệ làm việc với trách nhiệm cao, tránh được tình trạng thất thoát nguyên vật liệu, trong thi công vấn đề kỹ thuật được kiểm tra nghiêm ngặt không để xảy ra việc sản phẩm hỏng phải làm lại. ảnh hưởng của chi phí nhân công trực tiếp: Xét về số tuyệt đối: Chi phí nhân công trực tiếp giảm so với dự toán là 6.199.467 đồng Xét về số tương đối: Chi phí nhân công trực tiếp giảm 3,2% so với dự toán Trong kỳ mức tiền lương của công nhân xây lắp được ổn định. Do đó việc tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp là do doanh nghiệp đã có biện pháp quản lý lao động chặt chẽ: loại trừ những tổn thất do ngừng việc, tổ chức lao động hợp lý, bố trí công việc phù hợp với cấp bậc, trình độ tay nghề của công nhân, đảm bảo số công nhân làm việc tránh việc thuê lao động ngoài, giảm việc làm ca, làm thêm giờ của công nhân. ảnh hưởng của chi phí máy thi công: Xét về số tuyệt đối: Chi phí máy thi công thực tế tăng so với dự toán là 1.941.953 đồng Xét về số tương đối: Chi phí máy thi công tăng 0,5 % so với dự toán Theo số liệu trên bảng ta nhận thấy tỷ trọng chi phí máy thi công trong tổng giá thành thực tế đã được tăng lên so với mức dự toán. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào đầu tư máy móc và đưa máy móc thiết bị vào sản xuất thay thế một phần cho việc sử dụng lao động thủ công (Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chi phí nhân công trực tiếp giảm so với dự toán). Như vậy, việc tăng chi phí sử dụng máy thi công không những không phản ánh tình trạng xấu đi của Công ty mà nó còn cho thấy được hướng phát triển của Công ty, hướng phát triển phù hợp với sự phát triển của khoa học, phát triển theo xu thế chung của xã hội. ảnh hưởng của chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí thường xuyên mang tính tương đối ổn định. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất chung thực tế của Công ty giảm so với dự toán: 6.705.914 (đồng). Việc giảm này là do Công ty đã có sự sắp xếp hợp lý việc quản lý cũng như sản xuất của bộ phận xưởng cơ khí (bộ phận phục vụ cho sản xuất , thi công của Công ty), đồng thời sử dụng các công cụ dụng cụ cũng như vật liệu trong phục vụ sản xuất một cách hiêụ quả, tiết kiệm. Giá thành thực tế hạ so với giá thành dự toán của công trình cầu Thoát nước không chỉ tạo ra cho công ty một khoản lãi là: 116.971.085 (đồng) mà quan trọng hơn nó chỉ ra được tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất và hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đó của Công ty. Từ đó Công ty có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn trong sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Một số biện pháp tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh . Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, để đảm bảo sự tồn tại, phát triển có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì vấn đề tạo ra sản phẩm với giá thấp là rất quan trọng. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải tìm tòi biện pháp hạ thấp chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm xây lắp đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lương sản phẩm. Do vậy, khi đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm trên, em xin đưa ra một số biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm như sau: 1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu (Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ) Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành ( 60 – 70% đó đó việc tiết kiệm nguyên vật liệu , giảm chi phí nguyên vật liệu có tác động rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm và quản lý chặt chẽ hơn khoản mục chi phí này doanh nghiệp cần: Thường xuyên cập nhật giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Để thực hiện tốt nội dung này công ty cần thiết lập một mạng lưới các nhà cung cấp ổn định, thường xuyên đảm bảo đủ vật tư . . . Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản vật tư bằng việc khuyến khích đội sản xuất tìm hiểu về thị trường nguyên vật liệu tại địa phương thi công. Công ty nên tìm kiếm mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng để khi cần có thể mua vật liệu ở gần địa điểm thi công nhất. Hạn chế việc nhập vật tư vào kho công ty sau đó mới chuyển đến các công trình thi công.Như vậy sẽ tránh được tình trạng tồn kho vật liệu quá nhiều hoặc chậm trễ , tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công đồng thời giảm mức chi phí vận chuyển. Sử dụng vật tư tiết kiệm, thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật không để tình trạng khối lượng công việc hoàn thành không được chấp nhận về kỹ thuật phải phá đi làm lại. Tăng cường quản lý chặt chẽ vật liệu ở kho bãi không để tình trạng gây thất thoát vật liệu và cố fắng hạn chế mức hao hụt vật liệu khi bảo quản.Đồng thời có chế độ khen thưởng thoả đáng với CBCNV, tổ sản xuất sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu khai thác nguyên vật liệu thay thế rẻ hơn và có hiệu quả kinh tế cao. 2. Nâng cao năng suất lao động ( Giảm chi phí nhân công ). Trong sản xuất , năng suất lao động càng cao sẽ làm giảm đi chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm. Biểu hiện: Chí phí lao động trên một đơn vị sản phẩm Tổng quỹ tiền lương = Tổng sản phẩm Chí phí lao động trên một đơn vị sản phẩm Tổng quỹ tiền lương / số lao động = Tổng sản phẩm/ Số lao động Chí phí lao động trên một đơn vị sản phẩm Tiền lương bình quân = Năng suất lao động Năng suất lao động tăng công ty có thể thực hiện: - Trước hết để tăng năng suất lao động công ty phải có một đội ngũ lao động được đảm bảo có chất lượng cao, chuyên môn nghiệp vụ cao. Chất lượng công nhân cao phải được đảm bảo ngay từ khâu tuyển dụng lao động. Công ty cần có những quy định cụ thể trong công tác tuyển dụng công nhân, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng công nhân trong quá trình sản xuất bằng cách khuyến khích công nhân nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề qua việc tham dự các lớp học, thường xuyên tạo điều kiện cho công nhân tiếp cận để có những hiểu biết về máy thiết bị hiện đại, công nghệ thi công mới. - Tạo ra một môi trường lao động lành mạnh, vui vẻ cũng là vấn đề cần được quan tâm để nâng cao năng suất lao động bên cạnh những kích thích vật chất ( tiền lương, tiền thưởng hợp lý ) công ty cần phải quan tâm đúng mức đến đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ công nhân viên. Điều này sẽ tạo ra tâm lý phấn khởi trong lao động của công nhân từ đó công nhân làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn. 3. Biện pháp giảm chi phí máy thi công: Công ty nên có biện pháp đầu tư đúng hướng, đúng mức vào mua sắm máy thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Máy thiết bị hiện đại sẽ giảm được chi phí nhân công, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, Công ty cũng phải chú ý trong việc kết hợp sử dụng máy của Công ty với máy thuê ngoài ( Trường hợp máy thuê ngoài rẻ hơn, tiện cho thi công hơn ), kết hợp việc sử dụng máy với sử dụng lao động thủ công. III.4. Biện pháp giảm chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp gồm nhiều loại chi phí khác nhau nên muốn giảm chi phí này hiệu quả thì phải tách biệt từng loại chi phí để thích hợp. Việc giảm chi phí sản xuất chung có thể thực hiện bằng cách: -Tăng cường hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý sản xuất tại các đội, nâng cao năng suất lao động của bộ phận Xưởng cơ khí, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu . . . -Các khoản chi đều phải có chứng từ xác minh, chỉ ký duyệt với những khoản chi hợp lí hợp lệ. Xử phạt nghiêm khẵc với những hanh vi lạm chi, chi sai mục đích . Tuy nhiên với những khoản chi hợp lí thì cần phải giải quyết kịp thời để đảm bảo cho hoạt động sản xuất Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp I/ Đánh giá chung về công tác tổ chức quản lý sản xuất của Công ty Công ty cầu 14 từ khi thành lập đến nay đã trải qua bao thăng trầm, song với nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và đơn vị chủ quản, Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty cầu 14 đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm xây lắp ( những cây cầu ) có chất lượng cao, thẩm mỹ, giá thành hạ. Sự nhạy bén, linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp cho công ty từng bước hoà nhập bước đi của mình với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quan trọng hơn cả là không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên. Đạt được những kết quả trên là do: + Công ty đã tổ chức được bộ máy quản lý khoa học, hợp lý, phù hợp với quy mô, trình độ phát triển của sản xuất. Các bộ phận chức năng luôn thực hiện tốt chức năng của mình đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, hài hoà giữa các bộ phận trong Công ty. Điều này tạo ra thế mạnh cho Công ty. Giúp việc sản xuất được tiến hành trôi chảy, quản lý toàn công ty được chặt chẽ. + Công ty có một đội ngũ CBCNV có chuyên môn, trình độ, có ý thức trách nhiệm cao trong sản xuất. Công ty khuyến khích công nhân viên học tập, nâng cao trình độ, thường xuyên tổ chức thi nâng bậc cho công nhân sản xuất . . . bên cạnh đó Công ty cũng đã rất chú trọng trong việc đầu tư máy thiết bị, khuyến khích việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động . Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất Công ty cần chú trọng hơn đến việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế việc sử dụng vốn vay quá nhiều trong sản xuất bởi việc sử dụng vốn vay nhiều sẽ hạn chế khả năng chủ động trong sản xuất của Công ty. II/ Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cầu 14. Cùng với việc tổ chức bộ máy quản lý khoa học hợp lý hoá sản xuất, nghiên cứu và vận dụng các biện pháp quản lý kinh tế, Công ty đã có nhiều cố gắng trong thực hiện công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, lần đầu tiên làm quen với thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về ưu điểm và những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác kế toán đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 14 như sau: II.1. Ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty. + Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức, xắp xếp hợp lý đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, có năng lực, nhiệt tình công tác. + Hình thức sổ công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung, hình thức này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn rất thuận lợi cho việc sử dụng tin học trong công tác kế toán của Công ty và hiện nay công ty đang sử dụng chương trình kế toán máy giúp cho giảm khối lượng công tác kế toán , việc tính toán các số liệu được thực hiện chính xác, nhanh chóng. Các loại sổ kế toán được công ty tổ chức áp dụng đúng như quy định của chế độ kế toán và phù hợp với hình thức Nhật ký chung. Đồng thời để phục vụ tốt cho quá trình hạch toán công ty áp dụng các mẫu về phân bổ chi phí bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ, bảng phân bố chi phí sử dụng máy, chi phí sản xuất chung . . ., Bảng tập hợp phiếu xuất kho . . Bên cạnh việc sử dụng các loại sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái, sổ quỹ . . . Công ty còn lập ra sổ tổng hợp chi tiết theo dõi các khoản công nợ, thanh toán và tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty. Việc này giúp cho Công ty nắm bắt được một cách thường xuyên về tình hình tài chính. + Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đã được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, công tác quản lý kinh tế . + Phương pháp hạch toán tương đối hợp lý, khoa học đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của công ty và các đối tượng liên quan khác. Việc hạch toán của Công ty được thực hiện gắn với đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty. Về việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty.: + Công tác lập dự toán công trình, hạng mục công trình được tiến hành nhanh gọn, có hiệu quả giúp cho việc xác định kế hoạch giá thành sản phẩm linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất + Kế toán Công ty đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình khá rõ ràng, đơn giản phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu Công ty tiến hành hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình cân đối với chi phí sử dụng máy và chi phí sản xuất chung không hạch toán trực tiếp được công ty tiến hành hạch toán cho toàn bộ công ty sau đó đến cuối kỳ (cuốiquý) phân bổ theo GTSL thực hiện được. Điều này giúp cho việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được đúng, đủ. Những ưu điểm trong quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của công ty có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần phải hoàn thiện. II.2. Những tồn tại của công tác kế toán chi phí sản xuất . II.2.1- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay công ty tiến hành hạch toán các khoản tiền lương và khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ ) của nhân viên quản lý đội : Đội trưởng, nhân viên kỹ thuật, thống kê, thủ kho, bảo vệ . . . vào TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp “ mà không hạch toán vào chi phí sản xuất chung các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất không được Công ty tách ra hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán như vậy làm tăng nhân công trực tiếp và giảm chi phí sản xuất chung, làm cho cơ cấu sản xuất thay đổi dù xét về mặt tổng số chi phí sản xuất và giá thành là không thay đổi. Để khắc phục tồn tại trên, giúp cho việc xác định chi phí sản xuất đúng, đủ cho các đối tượng tập hợp chi phí từ đó định giá thành sản phẩm xây lắp chính xác, cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành có hiệu quả, theo em: + Chi phí nhân công trực tiếp chỉ bao gồm tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất được hạch toán như sau: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334: tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất + Còn lại chi phí tiền lương của nhân viên quản lý đội sản xuất và BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn đội sản xuất được hạch toán vào chi phí sản xuất chung II.2.2- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( phân bổ công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ): Quá trình quản lý vật tư, sử dụng vật tư cũng như hạch toán chi phí nguyên vật liệu của Công ty nhìn chung được thực hiện chặt chẽ, hợp lý. Bên cạnh đó đối với một số công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ ... xuất cho các đội sử dụng Công ty vẫn tiến hành hạch toán vào TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong khi chi phí sản xuất chung (TK 627) lại bị thiếu một khoản. Hạch toán như trên sẽ làm thay đổi tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong giá thành tuy giá thành vẫn được xác định một cách chính xác. Do vậy, theo em đối với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ Công ty có thể hạch toán toàn bộ sang TK 627.3 – Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất. II.2.3. Đối với chi phí sử dụng máy thi công + Cũng như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân công sử dụng máy thi công ( TK623 ) được công ty hạch toán gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sử dụng máy. Theo như chế độ kế toán 1141 và hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp quy định: “ Không hạch toán vào Tk 623 khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công “ Do vậy theo em công ty cũng nên tách các khoản trích đó sang chi phí sản xuất chung và chỉ hạch toán vào TK623 tiền lương của công nhân ở 2 bộ phận: Đội xe máy và Đội máy thi công Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 334: tiền lương công nhân sử dụng máy. + Các nội dung khác trong chi phí máy thi công được công ty hạch toán chính xác và đúng chế độ kế toán quy định. Tuy vậy, tất cả các loại chi phí về máy thi công: Chi phí nguyên vật liệu cho máy, chi phí khấu hao máy, chi phí nhân công sử dụng máy . . . được tập hợp chung vào TK 623, không sử dụng các tài khoản cấp 2. Do đó, để giúp cho việc theo dõi chính xác các loại chi phí được tập hợp vào chi phí sử dụng máy, thấy được sự thay đổi của từng yếu tố chi phí trong từng giai đoạn sản xuất và để việc sử dụng máy hiệu quả, tiết kiệm, Công ty cần theo dõi khoản mục chi phí máy thi công chi tiết theo các tiểu khoản: TK 6231: Chi phí nhân công điều khiển máy: Phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công phục vụ máy thi công. Tk 6232: Chi phí vật liệu: dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công. TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất: đùng để phản ánh công cụ dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe máy. TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công: dùng để phản ánh khấu hao máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp. TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài: Thuê sửa chữa xe, bảo hiểm xe máy. TK 6238: Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe máy Và có thể theo dõi chi phí máy thi công trên sổ chi tiết dưới dạng: Sổ chi tiết tài khoản Tháng năm TK 623 – Chi phí máy thi công Chứng từ TK Chi phí máy thi công SH NT diễn giải ĐƯ TK 6231 TK 6232 TK 6233 TK 6234 TK 6237 TK 6238 Cộng Cộng II.2.4. Chi phí sản xuất chung + Tại công ty TK627 – chi phí sản xuất chung được theo dõi dưới 2 tiểu khoản: TK6272: Chi phí nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ phục vụ thi công TK6278: Chi phí bằng tiền khác: Chi phí bằng tiền phục vụ thi công, chi phí tiền lương các khoản trích theo lương của công nhân xưởng cơ khí, chi phí khấu hao máy thiết bị ở Xưởng cơ khí và tài sản cố định phục vụ cho thi công. Khi công ty hạch toán toàn bộ chi phí sản xuất chung vào 2 tiểu khoản trên chỉ giảm được rất ít khối lượng công tác kế toán, nhưng lại không phản ánh được chính xác tất cả các nội dung kinh tế của các chi phí trên 2 tiểu khoản đó. Vì vậy, đối với tài khoản này, công ty nên theo dõi thêm trên các tiểu khoản 6271, 6273, 6274, 6277. Trên TK 6271: Chi phí nhân công không chỉ có tiền lương và các khoản trích trên lương của công nhân Xưởng cơ khí mà còn có: Tiền lương của nhân viên quản lý đội sản xuất Trích BHXH, BHYT. KPCĐ của toàn đội sản xuất Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận Máy thi công và Xe máy Các khoản này được hạch toán như sau: Nợ TK 6271 Có TK 334: Lương phải trả xưởng cơ khí + Nhân viên quản lý đội sản xuất Có TK 338: BHXH, BHYT, KPCĐ của đội sản xuất, đội Máy thi công, đội Xe máy và Xưởng cơ khí ( 19% ) Đồng thời với việc theo dõi chi phí sản xuất chung theo từng tiểu khoản, Công ty cũng có thể sử dụng mẫu sổ chi tiết cho TK 627 tương tự với mẫu sổ chi tiết của TK 623. Sổ chi tiết tài khoản Tháng năm TK 627 – Chi phí sản xuất chung Chứng từ TK Chi phí sản xuất chung SH NT diễn giải ĐƯ TK 6271 TK 6272 TK 6273 TK 6274 TK 6277 TK 6278 Cộng Cộng II.2.5. Về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. + Kế toán công ty sử dụng TK621, TK622, TK623, TK627 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Cuối tháng kế toán kết chuyển các tài khoản chi phí đó sang bên nợ TK154. Đối với TK621, TK622 kế toán tập hợp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Còn đối với TK623, TK627 kế toán tập hợp chung cho toàn Công ty đến cuối quý thực hiện phận bổ cho từng công trình, hạng mục công trình làm căn cứ lập biểu tính giá thành. Việc tính và phân bổ trên sẽ làm mất tính kịp thời của thông tin kế toán trong tính giá thành công trình hoàn thành, khi công trình được hoàn thành không phải vào thời điểm cuối quý . kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một số công ty chỉ có thể tồn tại, đứng vững khi biết kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và sự cân đối, hạch toán kinh tế . Để làm được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định của ban lãnh đao. Nó gắn liền với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản , vật tư, lao động trong sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ giá thành tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình. Vì thế sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề thực sự cấn thiết, là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để tăng tích luỹ xã hội. Qua thời gian thực tập ở công ty cầu 14, được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, các bác, các cô, các chú, các anh, các chị trong Công ty đặc biệt là phòng Kế toán tài chính đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực tế củng cố và hoàn thiện kiến thức lý luận tiếp thu đựơc trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty, nhất là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Là một sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, nhận xét, đánh giá chung và mạnh dạn đưa ra những mặt còn tồn tại trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty. Trên cơ sở dánh giá những ưu điểm đó đề xuất ra một số ý kiến với nguyện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy vây, do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế, nên trong bài luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Em kính mong nhận được sử đóng góp, chỉ bảo của thầy cố giáo, các bác, các cô, các chú, để em có nhận thức đúng đắn trong thực tiễn cũng như trong lý luận. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty cầu 14, phòng Kế toán tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, nhất là thầy giáo Vũ Đăng Dư đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0430.doc
Tài liệu liên quan