Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất

Lời mở đầu Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được các chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Mục đích SXKD của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, chính vì thế họ quan tâm đến công tác quản lý chi phí và giá thành là lẽ đương nhiên, họ phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả sản xu

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất thu được cái gì, bao nhiêu... Chính vì vậy, việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất cho thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới là một vấn đề thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, chế độ kế toán ... và đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong các đơn vị cơ sở. Với ý nghĩa nêu trên của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, em đã lựa chọn đề tài: “ Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm hai phần chính: Phần I: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Phần II: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh và sự giúp đỡ của các cô chú trong Phòng Tài vụ của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Phần I Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm thống nhất I. Khái quát chung về công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất hiện nay là doanh nghiệp sản xuất diêm lớn nhất và có chất lượng sản phẩm hàng đầu của ngành Diêm Việt Nam, nằm trên trục đường quốc lộ 1A thuộc Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội. Tiền thân của công ty là nhà máy Diêm Thống Nhất - được khánh thành và đi vào sản xuất ngày 25-6-1956 trên cơ sở máy móc trang thiết bị của Trung Quốc viện trợ và xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là sản xuất diêm hộp phục vụ cho toàn miền Bắc, Tuy nhiên quy mô ban đầu còn nhỏ với 200 cán bộ công nhân viên, thiết bị ban đầu ít và còn lạc hậu, sản lượng thấp với 25,54 triệu bao/năm. Ngày 1-1-1984 Nhà máy Diêm Thống Nhất sáp nhập với Nhà máy Gỗ Cầu Đuống đổi tên thành “ Liên hiệp Gỗ Diêm Cầu Đuống” Ngày 1-1988 Do thay đổi lại cơ cấu tổ chức sản xuất, liên hiệp tách ra như cũ, nhà máy vẫn mang tên Nhà máy Diêm Thống Nhất. Năm 1990 Nhà máy đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất que hoàn chỉnh do Thụy Điển đầu tư tài trợ, thay toàn bộ quy trình công nghệ từ bán thủ công sang thiết bị hiện đại tự động với công suất gần 200 triệu bao/năm. Tháng 4-1993, nhà máy Diêm Thống Nhất đổi tên thành Công ty Diêm Thống Nhất. Phát huy truyền thống tốt đẹp đã có trong 47 năm qua, công ty đã không ngừng cải tiến sản xuất, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Hiện nay, thu nhập bình quân 1 lao động xấp xỉ 1.300.000 đ/tháng, đóng góp cho ngân sách Nhà Nước gần 2 tỷ đồng mỗi năm. Ngày1-1-2002 Công ty Diêm Thống Nhất chuyển sang hoạt động theo lĩnh vực cổ phần và chính thức trở thành Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, với 32% vốn Nhà Nước mà đại diện là Tổng công ty Giấy Việt Nam, 58% vốn của công nhân viên và 10% vốn của các tổ chức cá nhân khác. Đến nay công ty luôn phát huy thế mạnh khơi dậy tiềm năng đẩy mạnh sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, xây dựng chiến lược tiêu thụ phù hợp, phát triển mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc, mở ra một giai đoạn phát triển mới đầy năng động và hiệu quả của công ty. Quá trình phát triển và tình hình kinh doanh của công ty được minh họa qua một vài con số sau: Biểu số 01: Đơn vị tính : Đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.645.400.398 31.014.761.486 29.129.498.225 2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 3 Doanh thu thuần 30.645.400.398 31.014.761.486 29.129.498.225 4 Giá vốn hàng bán 23.853.347.424 22.714.143.945 21.959.259.426 5 Lợi nhuận gộp 6.792.052.974 8.300.617.541 7.170.238.799 6 Thu nhập tài chính 660.394.062 538.279.852 1.274.775.843 7 Chi phí tài chính 501.201.665 538.180.500 574.929.027 8 Chi phí bán hàng 2.685.472.204 2.694.203.430 2.756.649.411 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.848.024.953 3.537.848.961 3.139.235.393 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 417.748.214 2.068.664.502 1.974.200.811 11 Thu nhập khác 126.811.257 120.000.063 170.808.852 12 Chi phí khác 110.326.369 14.814.400 12.532.367 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 434.233.102 2.176.850.165 2.132.477.296 14 Trả lãi tiền mua cổ phiếu theo VB số 7841/TC-TCDN 280.577.436 - - 15 Thuế thu nhập phải nộp 49.169.813 - - 16 Lợi nhuận sau thuế 104.485.853 2.176.850.165 2.132.477.296 17 Các khoản phải nộp ngân sách 2.006.500.760 1.585.941.607 1.679.420.699 18 Nguồn vốn kinh doanh 17.272.245.293 16.415.592.000 17.097.984.000 19 Tổng số công nhân (người) 525 525 450 20 Nhân viên quản lý (người) 55 55 45 21 Tổng quỹ lương 7.860.416.355 7.683.679.778 5.739.763.933 22 Tổng thu nhập 8.906.503.200 8.867.040.000 6.676.560.000 23 Thu nhập bình quân 1.279.670 1.274.000 1.124.000 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2001,2002,2003) 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.1. Tình hình đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ Công nghệ truyền thống của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất có ưu điểm là sử dụng nhiều lao động, ít phải đào tạo. Tuy nhiên, nó có nhiều hạn chế: quy trình công nghệ qua quá nhiều công đoạn (26 công đoạn), lao động bán thủ công là chủ yếu (riêng khâu sản xuất bán thành phẩm: que diêm có đầu thuốc trải qua 10 công đoạn, sản xuất hộp trải qua 8 công đoạn); sản phẩm làm ra chất lượng kém (que gãy nhiều, 2 đầu không đều nhau, có que không có thuốc, độ nhạy kém, sức chống ẩm kém); năng suất lao động thấp (do công cụ thủ công và do tỷ lệ phế phẩm quá cao 28-30%); thiết bị cũ nát và lạc hậu (đặc biệt công đoạn sản xuất que diêm lao động quá nặng nhọc). Quy trình công nghệ mới bao gồm 17 công đoạn, trong đó khâu sản xuất que có đầu thuốc gồm 6 công đoạn, sản xuất hộp diêm gồm 4 công đoạn, trình độ cơ giới hoá cao hơn. Trong khâu xử lý nguyên vật liệu đầu vào quy trình đã sử dụng các loại hoá chất mới (Ca, ZnO, K2Cl2O7, dầu hoả...) thay đổi tỷ lệ pha trộn (giảm bớt các chất độn, định mức xét xử từ 0,134 kg/kiện xuống còn 0,0167 kg/kiện; nghiền tán kỹ nâng cấp độ từ 80 lỗ/cm2 lên 120 lỗ/cm2 ). Do đó chất lượng của đầu thuốc được cải thiện, độ mịn của thuốc diêm cao, độ nhạy cảm cao, sức chống ẩm tốt... Quy trình xử lý gỗ thay đổi về cơ bản được hiện đại hoá. Trước đây gỗ được ngâm nước ao (gỗ bị thối, que diêm gãy vụn, màu đen...), nay gỗ được đưa vào bể chứa, xử lý điện hoá, ngâm tẩm kỹ (gỗ không bị thối, que không gãy, que cháy không rụng tàn). Các khâu được tăng cường vì đã đổi mới thiết bị cơ giới quan trọng là: Máy bóc ván CBK-2 hoàn toàn tự động; máy chặt que DAS điều chỉnh tự động; hệ thống sấy que sử dụng công nghệ sấy điện; máy sàng chọn đánh bóng; máy chấm thuốc liên hoàn KL; bộ sấy, trộn hoá chất. Dây chuyền sản xuất hộp bao và hoàn chỉnh sản phẩm cũng được điều chỉnh và đổi mới; sử dụng máy bỏ bao, quy hoạch lại mặt bằng... đảo bước công nghệ quét phấn lên trước khâu dán nhãn diêm, mỹ quan vỏ bao được cải thiện rõ nét. Quy trình đóng kiện sản phẩm cũng được hoàn thiện đồng bộ với các khâu sản xuất que diêm và vỏ bao: sử dụng hộp carton đóng kiện để diêm có thể vận chuyển xa dễ dàng và đảm bảo chất lượng bao diêm khi đưa ra thị trường bán lẻ. 2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ tại công ty Diêm Thống Nhất Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất là gỗ các loại (gỗ bồ đề, gỗ mỡ...), thuốc đầu diêm, KClO3, thuốc phấn phốt pho, giấy, bột sắn, axit... Trình tự sản xuất như sau: Gỗ được ngâm trong hồ ao để dễ gia công cắt gọt, đồng thời làm tăng khả năng bắt cháy của que diêm, sau đó sẽ được cưa, cắt khúc rồi chuyển sang bộ phận sản xuất, bao gồm 3 xí nghiệp chính: Xí nghiệp Que Diêm, Xí nghiệp Hộp Diêm, Xí nghiệp Bao Gói. - Tại xí nghiệp Que Diêm: có nhiệm vụ sản xuất que mộc xuất khẩu và que có chứa thuốc diêm (que thuốc). Gỗ được đưa vào máy bóc nan dày 1,85 mm rồi được chặt ra từng que dài 43 mm. Que được ngâm tẩm qua dung dịch axit tạo khả năng cho que diêm dễ cháy và không bị rụng tàn sau đó sấy khô, đánh bóng và qua bộ phận lọc que để chọn ra que diêm đủ tiêu chuẩn chất lượng. Đến đây nếu sản xuất que mộc xuất khẩu thì ta thu được thành phẩm nhập kho, nếu sản xuất que diêm thuốc thì tại bộ phận lọc, que được băng chuyền đưa sang máy chấm liên hoàn, đầu que khắc tròn để phân biệt với hàng giả trên thị trường. Que diêm chấm thuốc xong được đưa vào các khay và chuyển sang xí nghiệp Bao gói. - Tại xí nghiệp Hộp Bao (Xí nghiệp Hộp Diêm và Xí nghiệp Bao Gói hợp lại): Xí nghiệp này có nhiệm vụ phong chục, phong cây, phong kiện, tạo thành sản phẩm diêm hộp hoàn chỉnh để đưa đi tiêu thụ. Lao động tại xí nghiệp thực hiện quy trình bỏ diêm vào bao sau đó xếp diêm vào khay, sản phẩm thu được gọi là diêm xanh (chưa quét phấn thuốc). Diêm xanh được chuyển sang bộ phận quét phấn bằng máy. Vỏ bao được quét 2 mặt, sấy khô, dán nhãn mác hiệu công ty và chuyển sang bộ phận phong chục, phong cây, phong kiện. Thành phẩm thu được nhập kho thành phẩm. Trong tổ chức sản xuất của công ty, ngoài 3 xí nghiệp chính còn tổ chức một bộ phận sản xuất phụ trợ - đó là xí nghiệp Cơ Nhiệt - thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, vận hành lò hơi phục vụ sản xuất chung. Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất tại xí nghiệp Que Diêm Gỗ cưa cắt khúc Bóc nan chặt que Ngâm axit sấy điện Đánh bóng chọn que Diêm thuốc Chấm thuốc Que mộc Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất tại xí nghiệp Hộp Diêm Gỗ cưa cắt khúc Bóc nan ống vành đáy Sản xuất ống đáy Hộp diêm Sấy khô Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất tại xí nghiệp Bao Gói Hộp diêm Diêm xanh Quét phấn Dán nhãn Phong chục, cây, kiện Kho thành phẩm Diêm que 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh tại công ty Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất tổ chức sản xuất hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ khép kín từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm. Hai sản phẩm chính của công ty là Diêm hộp nội địa và Que mộc xuất khẩu. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty: Trực thuộc công ty là các xí nghiệp chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc xí nghiệp, quản đốc phân xưởng, trưởng ca sản xuất. Mỗi xí nghiệp có nhiệm vụ khác nhau, chịu sự quản lý của giám đốc công ty. Cơ cấu tổ chức được chia thành 4 xí nghiệp và mỗi xí nghiệp được chia thành tổ sản xuất có nhiệm vụ riêng. - Xí nghiệp Que Diêm có 8 tổ sản xuất: Tổ cưa gỗ, tổ que mộc, tổ đóng thùng que mộc, tổ hoá chất, tổ tinh chế hoá chất, tổ chấm đầu que, tổ xẻ nẹp, tổ văn phòng. - Xí nghiệp Hộp Diêm có 9 tổ sản xuất: Tổ bảo vành, tổ bảo ống, tổ đáy 1,2, tổ đáy thủ công, tổ dán ống, tổ hồ giấy, tổ sửa chữa, tổ văn phòng. - Xí nghiệp Bao Gói gồm 12 tổ sản xuất: Tổ bỏ bao A1; A2; A3; A4; A6, tổ phết bao, tổ dán nhãn 1, 2, tổ vận chuyển tổng hợp, tổ văn phòng. - Xí nghiệp Cơ Nhiệt gồm 3 tổ: Tổ Cơ điện, tổ Lò hơi và tổ sửa chữa, chế tạo sản phẩm. Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức sản xuất của công ty Diêm Thống Nhất Công ty Xí nghiệp Que Diêm Xí nghiệp Hộp Diêm Xí nghiệp Bao Gói Xí nghiệp Cơ Nhiệt Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất 4. Đặc điểm về tổ chức quản lý Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ mà công ty hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất được tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ bao gồm các phòng ban có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu chuyên môn hoá phân cấp một số quyền hạn, trách nhiệm nhất định nhằm bảo đảm chức năng quản lý sản xuất một cách có hiệu quả, tiết kiệm. Tất cả các phòng ban đều chịu sự quản lý chung của Tổng giám đốc. Công ty quản lý theo hai cấp, hình thức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, lãnh đạo cao nhất là Giám đốc. Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất: Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó TGĐ Kế toán trưởng Phó TGĐ Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức lao động Phòng kinh doanh Phòng tài vụ Phòng ĐTXD, y tế, bảo vệ Đại hội đồng cổ đông Trong đó: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định toàn bộ các vấn đề tổ chức nhân sự trong công ty, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát... Đồng thời, qua các báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ở mỗi niên độ kế toán để đề ra các phương pháp phân phối lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty, lập các phương án sản xuất cho các năm tiếp theo, phê chuẩn các quyết định của Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị: Được Đại hội đồng cổ đông thông qua biểu quyết bầu ra. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên tham gia quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. - Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện cho pháp luật của công ty. Đồng thời còn là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng quản trị. - Hai phó tổng giám đốc: Gồm phó tổng giám đốc kỹ thuật và phó tổng giám đốc hành chính giúp việc cho Tổng giám đốc. - Kế toán trưởng: Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của phòng tài vụ, kiểm tra, tổng hợp số liệu gửi cho cấp trên. - Ban kiểm soát: Gồm 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, trong đó có 1 thành viên thành thạo về chuyên môn kế toán. Ban kiểm soát sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính của công ty. - Các phòng ban cụ thể: + Phòng kỹ thuật: ỹ Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất sản phẩm, nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý các vấn đề phát sinh trong sản xuất. ỹ Nghiên cứu đề tài cải tiến chuyển giao công nghệ, tham gia hướng dẫn tay nghề cho công nhân. + Phòng tổ chức lao động: ỹ Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc bố trí tuyển dụng lao động. ỹXây dựng và ban hành các tiêu chuẩn lao động... + Văn phòng công ty: Quản lý và kiểm tra các văn bản tài liệu, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng, quản lý theo dõi công tác đời sống. + Phòng kinh doanh: Thăm dò mở rộng thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. + Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty. + Phòng bảo vệ: Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ, bảo quản, tự vệ ở cấp công ty và các đơn vị thành viên + Phòng đầu tư, xây dựng: Lập kế hoạch tổ chức nghiệm thu, đầu tư, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp, làm mới các công trình của công ty. + Phòng y tế: Tổ chức, theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức chế độ bồi dưỡng độc hại tại công ty. 5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 5.1.1. Phương thức xây dựng bộ máy kế toán tại công ty Căn cứ vào quy mô sản xuất, quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý của công ty phù hợp với trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán (đều có trình độ Đại học trở lên) bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu: bộ máy kế toán được hình thành bởi mối quan hệ trực tuyến, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên phần hành, và mối quan hệ có tính chất tham mưu giữa kế toán trưởng với các kế toán phần hành (quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp) và giữa kế toán trưởng với các bộ phận tham mưu như thanh tra, tin học trong kế toán…Phương thức này thích hợp với đơn vị có quy mô lớn, địa bàn tập trung, bao gồm nhiều mảng, nhiều ngành nghề kinh doanh như Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. 5.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Căn cứ vào khối lượng công tác kế toán nghĩa là căn cứ vào từng giai đoạn của quá trình hạch toán, khối lượng công việc hạch toán tổng hợp và khối lượng công việc hạch toán chi tiết cho các đối tượng hạch toán cụ thể, mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng; căn cứ vào phần hành kế toán, bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung- còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng Tài vụ là phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị tại các xí nghiệp, không mở sổ sách và hình thành bộ máy kế toán riêng; toàn bộ công việc ghi sổ, lập báo cáo kế toán đều thực hiện ở phòng tài vụ; các đơn vị trực thuộc có thể trở thành đơn vị thực hiện hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ. ở các xí nghiệp có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê hạch toán ban đầu kết quả sản xuất, giờ công, chi phí… lập thành báo cáo chuyển về Phòng Tài vụ vào cuối tháng. Để bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá trong hạch toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền & tiêu thụ Kế toán vật tư &TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương tổng hợp Thủ quỹ Các nhân viên kinh tế Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Diêm Thống Nhất Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tác nghiệp Quan hệ báo sổ Trong đó: - Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các phần hành kế toán. Kiểm tra, tổng hợp số liệu kế toán trình cấp trên, giám đốc toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị, tham mưu cho giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Ngoài ra, kế toán trưởng còn phụ giúp người kế toán tổng hợp một số công việc hàng ngày và lập các báo cáo cuối quý nếu cần thiết. - Một kế toán viên vừa làm công việc của người kế toán phần hành, vừa làm công việc của người kế toán tổng hợp, phụ trách về các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu và mảng tiêu thụ- kết quả, phụ trách về vật tư và TSCĐ, phụ trách hạch toán các khoản phải trả với các đối tác của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Nhà Nước, hạch toán tiền lương, tổng hợp số liệu tính giá thành, lập các báo cáo liên quan. - Người thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi lượng tiền mặt hiện có của công ty, thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền, kiểm tra các chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giúp đỡ người kế toán viên trong một số công việc hàng ngày. Các nhân viên kinh tế tại các xí nghiệp thành viên có nhiệm vụ thống kê số liệu ban đầu cung cấp cho Phòng Tài vụ vào cuối tháng. 5.2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: VNĐ - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao tuyến tính - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: đánh giá theo giá thực tế. + Giá vốn thành phẩm xuất kho: do phần mềm kế toán máy chưa hoàn chỉnh, nên kế toán công ty vẫn dùng giá hạch toán để tính giá vốn hàng xuất. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp giá thực tế đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập (Giá bình quân liên hoàn) - Kỳ kế toán của đơn vị: quý - Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm của Công ty thường được tính vào cuối kỳ hạch toán (quý). Do đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháps tổng cộng chi phí. 5.3. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đặc điểm loại hình kinh doanh công ty đã sử dụng các loại chứng từ sau: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng - Tiền ăn giữa ca - Phiếu nhập kho gỗ - Phiếu nhập kho sản phẩm - Phiếu lĩnh vật tư - Biên bản kiểm nghiệm gỗ - Biên bản kiểm nghiệm vật tư - Phiếu xuất vật tư - Phiếu xuất kho gỗ - Thẻ kho - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá - Hoá đơn GTGT - Phiếu thu - Phiếu chi - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tiền tạm ứng - ủy nhiệm thu - ủy nhiệm chi - Bảng kiểm kê quỹ - Biên bản giao nhận TSCĐ - Thẻ TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản đánh giá lại TSCĐ 5.4. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán Căn cứ vào phương pháp hạch toán được doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên và chế độ kế toán hiện hành - được ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính (đã sửa đổi bổ sung), Hệ thống tài khoản của Công ty nhìn chung theo đúng chế độ. Tài khoản 155 được Công ty chi tiết thành hai tài khoản cấp 2 là: 155NĐ và 155XK để phân biệt sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu. Công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho, cho các khoản đầu tư chứng khoán nên không có các tài khoản dự phòng. Là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty không có các TK 151,157, mà xem các khoản hàng mua đang đi đường, và hàng gửi bán như đang nằm trong kho. Công ty hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại bằng cách trừ ngay trên hoá đơn bán hàng nên Công ty Diêm Thống Nhất không sử dụng các tài khoản 521,531,532. Hiện nay, công ty luôn cập nhật các chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành, và đã theo dõi “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên tài khoản 3353 và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Với TSCĐ dưới 10 triệu không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ như trước đây, kế toán đưa vào TK1538 “TSCĐ chuyển thành CCDC”. Đối với hai tài khoản 641, 642: Công ty chi tiết thành các tài khoản cấp 3 đối với các bộ phận sử dụng để tiện cho việc quản lý được nhanh chóng, thuận lợi. Ví dụ: 6418-BV (Chi phí khác bằng tiền của bộ phận bảo vệ), 6418-CTP (công tác phí), 6418-SC (sửa chữa)… Công ty còn sử dụng thêm tài khoản 1382 “Phải thu tiền mua hộ bảo hiểm phẫu thuật nằm viện cho công nhân viên” để hạch toán trong trường hợp thanh toán tiền mua hộ công nhân viên bảo hiểm phẫu thuật nằm viện. Ngoài ra, tuy là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty vẫn có một số loại hàng hoá như giấy ăn, giấy vệ sinh Watersilk… nên trong hệ thống tài khoản của công ty có TK 156. (Hệ thống tài khoản công ty sử dụng xem phụ lục 1) 5.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty Căn cứ vào đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, quy mô sản xuất lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, yêu cầu trình độ quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán bậc cử nhân đại học, trang thiết bị vật chất tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán, công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ. Công ty sử dụng hai loại sổ chính là sổ chính và sổ phụ, sổ chính là Nhật ký Chứng từ và Sổ Cái, sổ phụ là các Bảng phân bổ, Bảng kê, Sổ chi tiết. - Sổ tổng hợp bao gồm: Nhật ký chứng từ (số 1,2,5,7,8,10); Bảng kê (số 1,2,4,5,6, 11); Sổ Cái các TK... - Sổ chi tiết (SCT) bao gồm: SCT TSCĐ, SCT khấu hao TSCĐ, SCT vật liệu, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, doanh thu, nợ phải thu, nợ phải trả, tạm ứng... Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty Diêm Thống Nhất được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ7: Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Trong đó: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối quý : Đối chiếu 5.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tiến hành lập các Báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của Công ty được lập theo mẫu mới nhất do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đang sử dụng bốn loại báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN). Ngoài bốn loại báo cáo trên, Công ty còn lập các báo cáo sau: - Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập - Báo cáo quyết toán thuế - Quyết toán thuế TNDN - Quyết toán thuế GTGT Trích dẫn một vài báo cáo tài chính của năm 2003 (Xem phụ lục 2, 3) II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 1.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất trong kỳ của công ty phát sinh thường xuyên, có giá trị lớn và bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên để thuận tiện cho công tác hạch toán, kiểm soát chi phí, chi phí sản xuất trong kỳ ở công ty được phân loại theo công dụng của nó, bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CFNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CFNCTT) và chi phí sản xuất chung (CFSXC). Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi về gỗ, hoá chất, giấy… là những nguyên vật liệu trực tiếp tạo thành sản phẩm que mộc xuất khẩu và diêm hộp nội địa và các vật liệu khác như tem nhãn, keo dán, giấy phong chục… góp phần hoàn thiện sản phẩm sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về lương, các khoản phụ cấp,… các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo chế độ hiện hành. Chi phí sản xuất chung là chi phí bao gồm các khoản chi phí nhân viên, vật liệu, công cụ, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), các chi phí khác phải bỏ ra tại các tổ, các xí nghiệp mang tính chất quản lý và phục vụ sản xuất chung trong công ty. 1.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu của công ty theo kiểu song song nên việc bố trí sản xuất cũng được sắp xếp một cách tương ứng. Xí nghiệp Que Diêm có nhiệm vụ sản xuất que mộc và que thuốc, xí nghiệp Hộp Diêm có nhiệm vụ sản xuất hộp diêm. Sản phẩm que diêm của xí nghiệp Que và sản phẩm hộp diêm của xí nghiệp Hộp Diêm khi kết thúc quy trình công nghệ tại mỗi xí nghiệp sẽ được phong chục, phong kiện tại xí nghiệp Bao Gói. Với đặc thù như vậy, nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ được tập hợp vào từng xí nghiệp liên quan hay nói cách khác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong công ty được xác định là từng xí nghiệp thành viên trong công ty: Xí nghiệp Que Diêm, xí nghiệp Hộp Diêm và xí nghiệp Bao Gói. Việc xác định rõ đối tượng này có ý nghĩa rất lớn cho việc tính giá thành sau này của hai thành phẩm Que mộc xuất khẩu và Diêm hộp nội địa của công ty. 1.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Do doanh nghiệp lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên nên doanh nghiệp tiến hành hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho từng xí nghiệp mà cụ thể là xí nghiệp Que Diêm, Hộp Diêm và Bao Gói. Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp là kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến từng xí nghiệp, hàng quý, tổng hợp chi phí có liên quan đến từng xí nghiệp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty 1.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất trong kỳ đã được tập hợp theo từng khoản mục chi phí chi tiết theo từng xí nghiệp tạo cơ sở và điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Do đặc điểm quy trình công nghệ như đã trình bày ở trên, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu hạch toán quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty cổ phẩn Diêm Thống Nhất xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm nhập kho. Tuy nhiên trong kỳ có một bộ phận nửa thành phẩm của cả quy trình sản xuất lại là thành phẩm (que mộc dùng cho mục đích xuất khẩu) của xí nghiệp Que Diêm. Do đó để tính được giá thành cho hai loại sản phẩm trên thì nhất thiết phải phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã tập hợp tại xí nghiệp Que Diêm cho hai đối tượng tính giá thành: Que mộc xuất khẩu và diêm hộp nội địa. 1.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty Diêm Thống Nhất được bố trí theo kiểu song song, quá trình sản xuất sản phẩm Diêm hộp nội địa phải trải qua từng công đoạn độc lập nhau tại ba xí nghiệp: xí nghiệp Que Diêm, xí nghiệp Hộp Diêm và xí nghiệp Bao Gói, mặt khác thành phẩm Que mộc xuất khẩu nhập kho ngay khi kết thúc quy trình ở xí nghiệp Que Diêm. Bởi vậy giá thành của que mộc xuất khẩu được tính trực tiếp tại xí nghiệp Que trên cơ sở chi phí sản xuất đã phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. Giá thành của diêm hộp nội địa sẽ tổng hợp được sau khi tính giá thành của que thuốc, giá thành của hộp diêm và giá thành khâu bao gói sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm công ty hiện đang sử dụng là phương pháp tổng cộng chi phí. Theo phương pháp này, để tính được giá thành sản phẩm trước hết phải căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp riêng cho từng xí nghiệp, sau đó tính ra giá thành các bộ phận chi tiết của sản phẩm ở các xí nghiệp khác nhau theo phương pháp trực tiếp. Cuối cùng căn cứ vào số sản phẩm đã ._.hoàn thành, lắp ráp ở khâu cuối cùng để tổng cộng chi phí của các bộ phận, chi tiết cấu thành nên thành phẩm ta sẽ tính được giá thành thành phẩm. Công thức: ZTTi = DĐKi + CTKi - DCKi Trong đó: ỹ ZTTi : Tổng giá thành sản xuất thực tế của chi tiết sản phẩm ở từng xí nghiệp (Que mộc, que thuốc, hộp diêm và bao gói) ỹ DĐKi, DCKi : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của chi tiết sản phẩm ở từng xí nghiệp. ỹ CTKi : Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ của từng chi tiết sản phẩm ở từng xí nghiệp. Từ đó ta có: ZTT = SZTTi Trong đó : ZTT : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho (Que mộc xuất khẩu và Diêm hộp nội địa) 1.2.3. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành của công ty thống nhất với kỳ hạch toán được xác định là từng quý. Hai sản phẩm của công ty là que mộc xuất khẩu và diêm hộp nội địa, nên đơn vị tính giá thành tương ứng với hai loại sản phẩm này là: ỹ Với Que mộc xuất khẩu: Đồng/Tấn ỹ Với Diêm hộp nội địa: Đồng/Kiện, Trong đó: 1 Kiện = 1000 Bao 2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Là một doanh nghiệp sản xuất diêm, một sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, nhưng công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, có nhiều mặt hàng thay thế mặt hàng diêm trên thị trường và để có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng cũng phải tìm biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận; bên cạnh đó phải luôn tìm kiếm những sản phẩm thay thế khác để dần thay thế cho sản phẩm diêm hiện nay. Công ty thực hiện hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Quá trình tập hợp chi phí tại công ty được tiến hành theo trình tự như sau: Hàng ngày, hàng tháng khi nhận được các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ xuất vật tư, công cụ dụng cụ cho sản xuất, trích khấu hao TSCĐ, tính lương phải trả công nhân viên, chi tiền cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất… kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu các chứng từ, cập nhật vào máy tính cho các phần hành tương ứng, từ đó máy tính sẽ kết xuất ra sổ chi tiết các tài khoản (ví dụ như sổ chi tiết phân bổ khấu hao), các bảng tổng hợp ( ví dụ như bảng tổng hợp phân bổ khấu hao), các bảng kê (bảng kê 4), nhật ký chứng từ (NKCT số 7), và sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154, 155… Cụ thể như sau: 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty chiếm khoảng 51% trong tổng chi phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu xuất dùng vào sản xuất trực tiếp trong kỳ. Nguyên vật liệu thường sử dụng trong sản xuất ở công ty bao gồm: Vật liệu chính: Gỗ bồ đề... Nguyên liệu chính: Gỗ sản xuất diêm, nan gỗ bóc... Hoá chất: Kalibicrômat, cao lanh, ôxit kẽm, thạch anh, phẩm cánh sen... Vật liệu phụ: Giấy phong chục, nhãn, thùng carton... Phụ tùng: Đồ điện, dây cáp, bu lông, đinh vít, vòng bi... 2.1.1. Tài khoản sử dụng Để phản ánh quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty, kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên: xí nghiệp Que diêm, xí nghiệp Hộp diêm và xí nghiệp Bao gói như sau: TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Que TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Hộp TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Bao 2.1.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các xí nghiệp viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, phòng Kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý và viết “Phiếu lĩnh vật tư”. Phiếu này được lập thành ba liên: Liên 1: Lưu quyển tại phòng Kinh doanh Liên 2: Thủ kho sử dụng để ghi chép vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ. Liên 3: Giao cho đơn vị nhận vật tư làm căn cứ ghi sổ nơi sử dụng Tại kho, khi nhận được Phiếu lĩnh vật tư từ phòng Kinh doanh chuyển xuống, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của Phiếu lĩnh vật tư để tiến hành xuất vật tư. Sau đó, thủ kho ghi số lượng vào cột thực phát, ghi ngày tháng năm và cùng người nhận vật tư ký vào Phiếu lĩnh vật tư (Phiếu lĩnh vật tư sử dụng thay cho cả Phiếu xuất kho). (Trích) Phiếu lĩnh vật tư Số: 187 Ngày 31 tháng 10 năm 2003 - Tên đơn vị lĩnh: Đ/C Trung xí nghiệp Que Diêm - Lý do lĩnh : Phục vụ sản xuất tháng 10/2003 - Người duyệt: Đ/C Tùng Lĩnh tại kho: Hà DĐ vật tư Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Xin lĩnh Thực phát 1 Axit photphoric Kg 210 210 6.890,52 1.447.010 2 Kalibicrômat Kg 100 100 29.500 2.950.000 3 Ôxit kẽm Kg 100 100 7.800 780.000 4 Keo giêlatin Kg 962.4 962.4 32.000 30.796.000 5 Parafin Kg 4.900 4.900 8.900 43.610.000 6 Cao lanh Kg 162.1 162.1 800 129.680 7 Thạch anh Kg 1.198 1.198 913.2 1.094.014 Cộng 80.806.704 ( Cộng thành tiền viết bằng chữ: Tám mươi triệu tám trăm linh sáu nghìn bảy trăm linh tư đồng chẵn ) Phụ trách đơn vị Người nhận Thủ kho Người lập hoá đơn Kế toán vật tư hàng ngày nhận được Phiếu lĩnh vật tư do thủ kho chuyển lên tiến hành cập nhật vào máy tính, máy tính sẽ dựa vào các mã vật liệu để tự động tính giá xuất nguyên vật liệu cho sản xuất theo phương pháp bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập). Công thức tính như sau: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập x Số lượng vật liệu thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Giá trị thực tế vật liệu sau mỗi lần nhập = Cứ mỗi lần xuất kho vật tư, máy tính tự động căn cứ vào số vật tư tồn và nhập vào trước của mỗi lần xuất để tính giá đơn vị bình quân cho từng loại vật tư sau đó áp giá cho từng loại vật tư vào cột đơn giá và cột thành tiền trong Phiếu lĩnh vật tư. Lấy ví dụ cụ thể về việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn như sau: Tính giá xuất kho cho hoá chất làm diêm là ôxit kẽm:(Quý IV năm 2003) (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Số lượng (Kg) Đơn giá Thành tiền Tồn đầu kỳ 800 7.800 6.240.000 Xuất (31/10) 100 7.800 780.000 Xuất (30/11) 50 7.800 390.000 Tồn sau 2 lần xuất 650 7.800 5.070.000 Nhập (12/12) 700 16.670 11.669.000 Xuất (31/12) 75 Giá bình quân ôxit kẽm xuất kho vào ngày 31/12 là: = (5.070.000 + 11.669.000) / (650 + 700) = 12.399,25 (đ/kg) Giá trị ôxít kẽm xuất kho vào ngày 31/12 là : = 75 x 12.399,25 = 929.944 (đ) Sau khi cập nhật các chứng từ xuất vật tư, tự động tính đơn giá bình quân cho từng loại vật tư, áp giá vào cột đơn giá tính ra giá trị vật tư xuất dùng, máy tính sẽ kiết xuất ra các sổ chi tiết vật liệu cho từng loại vật tư, bảng kê tổng hợp chi tiết vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621... Dưới đây là biểu số 2: Sổ chi tiết vật tư: ôxit kẽm quý IV năm 2003 Sổ này cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại vật tư tồn đầu kỳ, nhập vào, xuất ra sử dụng trong kỳ và số tồn cuối kỳ. Từ số liệu của sổ này, máy tính cho ra Bảng kê xuất theo đối tượng (Biểu số 3). Bảng này cung cấp thông tin tổng hợp về số lượng, đơn giá, thành tiền của tất cả các loại vật tư trong một kho nhất định. Ví dụ: Tại kho hóa chất làm diêm, bảng kê cung cấp thông tin về 64 loại vật tư xuất dùng để trực tiếp sản xuất diêm với tổng giá trị xuất là: 512.892.342 đồng. Số liệu trên chứng từ xuất vật tư (Phiếu lĩnh vật tư), chứng từ bán phế liệu thu hồi (HĐGTGT), sau khi cập nhật vào máy tính, tính toán giá trị vật tư xuất dùng cho từng loại vật tư, kế toán lập sổ chi tiết TK 621 chi tiết cho từng xí nghiệp. Biểu số 02: Công ty CP Diêm Thống Nhất Kho: Hoá chất làm diêm Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá Tên vật tư: Ôxit kẽm Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính:Kg, Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT 31/10 31/11 12/12 31/12 PL187 PL213 PN328 PL276 31/10 31/11 12/12 31/12 Tồn đầu kỳ Lĩnh hoá chất Lĩnh hoá chất Nhập hoá chất Lĩnh hoá chất 6211 6211 3311 6211 7.800 7.800 16.670 12.399,25 700 11.669.000 100 50 75 780.000 390.000 929.944 800 700 650 1350 1275 6.240.000 5.460.000 5.070.000 16.739.000 15.809.056 Cộng phát sinh Tồn cuối kỳ 700 11.669.000 225 2.099.944 1275 15.809.056 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 03: Công ty CP Diêm Thống Nhất Kho Hoá chất làm diêm Bảng kê xuất theo đối tượng Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT: Đồng STT Số hiệu Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 ... 64 15210201 15210202 15210203 15210204 15210205 15210206 ... 15210228 Kaliclorat Lưu huỳnh Thạch cao Thạch Anh Cao lanh Ôxit kẽm ... Axit axêtic 14.365 1.553,2 568,7 3.516 3.506 225 ... 30 11.552,69 3.048,98 2.300 906,29 800 9.333,08 ... 10.000 165.954.428 4.735.678 1.308.010 3.186.504 2.804.800 2.099.944 ... 300.000 Tổng giá trị xuất 512.892.342 Chi phí NVLTT trong kỳ Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ Trị giá NVL kỳ trước dùng không hết không nhập lại kho Trị giá NVL còn CK chưa sử dụng hết Giá trị phế liệu thu hồi = + - - Chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho các xí nghiệp được xác định như sau: Vật liệu xuất dùng cho sản xuất nếu không sử dụng hết, công ty không nhập lại kho mà để lại xí nghiệp kỳ sau sử dụng tiếp và hạch toán ghi giảm trên tài khoản 621. Giá trị phế liệu thu hồi bao gồm nan đóm, lõi gỗ..., kế toán công ty chỉ hạch toán ở xí nghiệp Que Diêm, các xí nghiệp khác giá trị phế liệu không đáng kể, và ghi giảm trên TK6211, kế toán định khoản như sau: Nợ TK1311 : 4.954.961 Có TK6211 : 4.504.510 Có TK 3331 : 450.451 Biểu số 04: Công ty CP Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Sổ chi tiết TK 6211 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Que Diêm Tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT:Đồng Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải ĐƯ PSNợ PSCó SPP50 5/10/03 5/10/03 Bán nan đóm PL 1311 1.159.060 PL187 30/10/03 30/10/03 Lĩnh hoá chất 152 80.06.704 PL188 30/10/03 30/10/03 Lĩnh phụ kiện đóng thùng que XK 152 1.481.850 PL189 30/10/03 30/10/03 Lĩnh nan gỗ bóc 152 114.288.006 PL190 30/10/03 30/10/03 Lĩnh hoá chất 152 55.683.480 PL191 31/10/03 31/10/03 Lĩnh hoá chất 152 147.861.578 SPP51 31/11/03 31/11/03 Bán lõi gỗ bồ đề 1311 1.672.725 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/03 31/12/03 Kết chuyển chi phí NVLTT của XN Que Diêm 1541 943.017.303 Tổng cộng 947.521.813 947.521.813 Tại công ty, hàng quý Phòng Kỹ thuật của công ty được phép của tổng giám đốc lập bảng định mức kinh tế kỹ thuật quy định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm. (Xem quyết định ở phụ lục 4) Cuối mỗi quý, kế toán công ty căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm nhân với định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm tại từng xí nghiệp để tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức cho từng loại sản phẩm, từ đó tính ra tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm chiếm trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong quý, kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ngay cho hai loại sản phẩm diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu tại xí nghiệp Que Diêm. Ví dụ: Trong quý IV/2003, với số lượng diêm hộp nội địa hoàn thành là: 34.614 kiện, que mộc xuất khẩu hoàn thành là: 45,2 tấn; kế toán nhân với định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm theo bảng định mức trích dẫn ở phần phụ lục tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức của Que mộc xuất khẩu chiếm 17%, Diêm hộp nội địa chiếm 83% trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ đó tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau: Chi phí NVLTT phân bổ cho sản phẩm Que mộc xuất khẩu là: = 947.521.813 x 17% = 160.078.708 (đ) Chi phí NVLTT phân bổ cho sản phẩm diêm hộp nội địa là: = 947.521.813 x 83% = 786.443.105 (đ) Căn cứ vào số liệu từ sổ chi tiết TK 621 tại từng xí nghiệp và việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm như trên, kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo định khoản như sau với xí nghiệp Que tại quý IV/2003 (đơn vị tính: đồng): Nợ TK6211 : 947.521.813 Có TK152 : 947.521.813 Biểu số 05: Công ty CP Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Bảng phân bổ Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT: Đồng STT TK đối ứng TK 152 TK 153 1 Chi phí NVLTT 2.167.388.232 6211-Xí nghiệp Que Diêm 947.521.813 - Que mộc xuất khẩu 160.078.708 - Diêm hộp nội địa 786.443.105 6212-Xí nghiệp Hộp Diêm 670.493.954 6213-Xí nghiệp Bao Gói 549.372.465 2 Chi phí sản xuất chung 90.831.180 40.152.729 627-Xí nghiệp Que Diêm 39.602.394 17.506.590 - Que mộc xuất khẩu 6.732.407 2.976.120 - Diêm hộp nội địa 32.869.987 14.530.470 627-Xí nghiệp Hộp Diêm 28.157.666 12.447.346 627-Xí nghiệp Bao gói 23.071.120 10.198.793 3 1368-Xí nghiệp Cơ Nhiệt 72.176.741 49.315.526 4 Chi phí bán hàng 41.873.416 32.039.627 5 Chi phí Quản lý doanh nghiệp 18.484.693 21.422.711 Tổng cộng 2.390.754.262 142.930.593 Cuối quý IV/2003, kế toán lấy số cộng cột ghi Có TK 152 ứng với dòng tổng của TK 621 để ghi vào các cột phù hợp trên Bảng kê số 4 (Biểu số 21-Trang 59), từ đó ghi vào Nhật ký chứng từ số 7(Biểu số 22- Trang 60), Sổ Cái TK 621(Biểu số 6). Biểu số 06: Công ty CP Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Sổ Cái Tài khoản 621 Năm 2003 ĐVT: Đồng Số dư đầu năm Nợ Có - - Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này ... Quý IV TK152 2.167.388.232 Cộng phát sinh Nợ Có 2.167.388.232 2.167.388.232 Số dư cuối quý Nợ Có - - 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ của công nhân trực tiếp sản xuất. Do đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty tự động hoá cao, công nhân sản xuất trực tiếp được sử dụng để đóng bao, bốc dỡ và bao gói thành phẩm... với những công đoạn đơn giản nên số lượng công nhân sản xuất trong công ty không cần nhiều, mặt khác công ty đang từng bước giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do mặt hàng của công ty ngày càng có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường, nên chi phí nhân công chỉ chiếm 27% trong tổng số toàn bộ chi phí sản xuất của công ty. 2.2.1. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. TK này được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như sau: TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp Que TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp Hộp TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp Bao 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất hàng tháng được xác định căn cứ vào Bảng chấm công do trưởng ca sản xuất tại các xí nghiệp theo dõi, Phiếu báo sản lượng hoàn thành ở từng xí nghiệp của từng công nhân, từng tổ công nhân do nhân viên kinh tế thống kê gửi lên, Phòng Tổ chức lao động thực hiện hạch toán và xây dựng Bảng định mức đơn giá tiền lương từng công đoạn sản xuất ở từng xí nghiệp trên cơ sở % doanh thu thực tế của công ty trong tháng, % doanh thu này được xác định trên cơ sở đăng ký với cơ quan thuế. ỉ Phương pháp tính lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất nhằm khuyến khích người lao động tích cực thi đua trong lao động, nâng cao hiệu quả công việc của công nhân. Tuy nhiên, đơn giá lương cao hay thấp mỗi tháng lại phụ thuộc vào doanh thu trong tháng đó của công ty, do vậy nếu doanh thu không ổn định thì đơn giá tiền lương cũng biến động theo hàng tháng. Lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau: Công ty tổ chức cho các tổ trưởng của từng xí nghiệp theo dõi sản lượng hàng ngày của từng công nhân hoặc cả tổ công nhân trên “Bảng kê sản lượng hàng ngày”, và căn cứ vào đơn giá tiền lương của từng công đoạn sản xuất do Phòng Tổ chức lập, các nhân viên kinh tế tính ra lương sản phẩm phải trả cho công nhân sản xuất tại từng xí nghiệp như sau: ỹ Với những sản phẩm tính cho từng cá nhân Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm của từng người Đơn giá tiền lương đối với từng công đoạn x ỹ Với những sản phẩm tính cho cả tổ sản xuất Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm của cả tổ Đơn giá tiền lương đối với từng công đoạn x Về tổ , căn cứ vào thâm niên, tay nghề và mức độ độc hại của công việc mà lương sản phẩm của cả tổ được chia cho từng người. Ngoài ra, trong những ngày hội họp, học tập, những ngày không sản xuất do hiệu chỉnh máy móc, nghỉ lễ, nghỉ phép người lao động được hưởng lương thời gian trên cơ sở tính lương sau: Lương thời gian CNSX = Thời gian hưởng lương Hệ số bậc lương x x Mức lương thời gian Tổng lương của công nhân sản xuất: Tổng lương = Lương sản phẩm Lương phép, lương thời gian Các khoản phụ cấp theo lương BHYT,BHXH + + - Thực lĩnh = Tổng lương Kinh phí công đoàn Tạm ứng Khấu trừ truy lĩnh - - - Ví dụ: Lương của Anh Nguyễn Kiên Cường tại bộ phận Cưa khúc của xí nghiệp Que Diêm trong tháng 12 năm 2003 được tính như sau: Trong tháng 12 số sản phẩm anh làm được là 22 sản phẩm, với đơn giá tiền lương do Phòng Tổ chức xây dựng cho bộ phận cưa khúc là 24.454,54 đ. Vậy số tiền lương sản phẩm của Anh Cường sẽ bằng: 22 x 24.454,54 = 538.000 (đồng) Một tháng có 26 ngày công kế hoạch, tiền lương tối thiểu theo quy định để tính lương phép là 290.000 đ; với bậc lương là 3,28; số ngày công là 2 thì lương phép của Anh Cường trong tháng 12 là: 3,28 x 210.000 26 3,28 x 290.000 x 2 2 = 73.000 (đồng) Ngoài ra, anh còn làm nhiệm vụ trưởng ca sản xuất nên được còn được hưởng 60.000 (đồng) tiền phụ cấp khác. Tổng số tiền lương mà anh được nhận (chưa trừ các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ) là: 538.000 + 73.000 + 60.000 = 671.000(đồng) Ngoài ra, công nhân trực tiếp sản xuất còn được hưởng tiền phụ cấp độc hại, tiền ăn ca. Toàn bộ kết quả tính toán được kế toán tập hợp vào Bảng thanh toán tiền lương (Xem Biểu số 07 ). Từ các Bảng thanh toán lương từng tổ sẽ được tổng hợp lập Bảng thanh toán lương cho từng xí nghiệp. Hàng tháng, sau khi hoàn chỉnh số liệu trên Bảng thanh toán lương, nhân viên kinh tế của các xí nghiệp chuyển Bảng thanh toán lương lên Phòng Tổ chức kiểm tra, cân đối xong lại chuyển sang Phòng Tài vụ. Tại Phòng Tài vụ, kế toán tiền lương có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra lại Bảng thanh toán lương, lập Bảng tổng hợp lương toàn doanh nghiệp. Sau đó, kế toán tiến hành trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn trên cơ sở tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế của công nhân sản xuất như sau: BHXH: Trích 15% trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất BHYT: Trích 2% trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất KPCĐ: Trích 2% trên tiền lương thực tế của công nhân sản xuất Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào các Bảng thanh toán lương của từng bộ phận, xí nghiệp tính ra các khoản phải nộp theo lương, tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng xí nghiệp, tập hợp số liệu cuối quý mở sổ chi tiết TK 622. Riêng tại xí nghiệp Que Diêm, trên cùng một dây chuyền công nghệ tạo ra thành phẩm que mộc xuất khẩu và chi tiết sản phẩm que thuốc, nên chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ cho từng loại theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cụ thể trong quý IV/2003, trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã phân bổ cho từng loại sản phẩm như đã trình bày ở trên ta có chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau: Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho que mộc xuất khẩu là: 232.704.144 x 17% = 39.559.704 (đ) Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho diêm hộp nội địa là: 232.704.144 x 83% = 193.144.440 (đ) Cuối quý, căn cứ vào Bảng tổng hợp lương toàn doanh nghiệp của 3 tháng trong quý, số liệu trên sổ chi tiết TK 622 của từng xí nghiệp và việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm như trên, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Xem Biểu số 09 – Trang 42). Từ đó lấy số liệu để lên Bảng kê số 4 (Biểu số 21-Trang 59), vào Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 22-Trang 60) và Sổ Cái TK622 (Biểu số10-Trang 37 ). Biểu số 07: Công ty CP Diêm Thống Nhất Bộ phận Cưa khúc - XN Que Diêm Bảng thanh toán tiền lương (Trích) Tháng 12 năm 2003 ĐVT: Đồng STT Họ và tên Bặc lương Lương SP Lương phép .. Phụ cấp Tổng số Tạm ứng kỳ I Các khoản khấu trừ Kỳ II được lĩnh Số SP Số tiền Số công Số tiền Số tiền ký BHXH BHYT Cộng Số tiền Ký 1 2 3 4 5 6 7 Nguyễn Kiên Cường Lương Văn Quả Nguyễn Tiến Cảnh Nguyễn Thái Đức Nguyễn Trọng Lực Đặng Văn Yên Nguyễn Hữu Văn 3,28 3,28 3,28 3,28 3,28 3,28 2,2 22 18 16 19,5 19 24 21 538.000 452.000 386.000 480.000 467.000 590.000 511.000 2 0,5 1 2 2,5 1,5 1,5 73.000 13.000 26.000 53.000 66.000 39.000 26.000 60.000 671.000 465.000 412.000 533.000 533.000 629.000 537.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 48.000 48.000 48.000 48.000 48.000 48.000 32.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 6.000 58.000 58.000 58.000 58.000 58.000 58.000 38.000 313.000 107.000 54.000 175.000 175.000 271.000 199.000 Cộng 139,5 3.424.000 11 276.000 3.780.000 2.100.000 320.000 66.000 386.000 1.294.000 (Cộng bằng chữ: Ba triệu bảy trăm tám mươi nghìn đồng chẵn) Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu số 08: Công ty CP Diêm Thống Nhất Phòng Tài Vụ Sổ chi tiết TK 6221 Chi phí nhân công trực tiếp tại xí nghiệp Que Diêm Quý IV năm 2003 ĐVT: Đồng Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải ĐƯ Nợ Có BHXH 15% Q4 31/12/03 31/12/03 Phân bổ BHXH 15% lương cơ bản 3383 26.419.436 BHYT 2% Q4 31/12/03 31/12/03 Phân bổ BHYT 2% lương cơ bản 3384 3.522.591 KPCĐ 2% Q4 31/12/03 31/12/03 Trích 2%KPCĐ trên lương thực tế 3382 3.975.728 PBL 622 Q4 31/12/03 31/12/03 Lương phải trả CNSX 334 198.786.389 31/12/03 31/12/03 Kết chuyển chi phí NCTT 1541 232.704.144 Tổng cộng 232.704.144 232.704.144 Biểu số 09: Công ty CP Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (trích) Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT: Đồng TK ĐƯ Ghi Có các TK Đối tượng sử dụng TK334-Phải trả CNV TK 338- Phải trả phải nộp khác Tổng cộng KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Cộng Có TK338 622 Chi phí nhân côngTT 978.158.623 19.563.172 143.754.713 19.167.294 166.897.735 1.145.056.358 1 Xí nghiệp Que Diêm 198.786.389 3.975.728 26.419.436 3.522.591 33.917.755 232.704.144 - Nội địa 164.992.703 3.299.854 21.928.132 2.923.751 28.151.737 193.144.440 - Xuất khẩu 33.793.686 675.874 4.491.304 598.840 5.766.018 39.559.704 2 Xí nghiệp Hộp Diêm 260.967.875 5.219.358 39.289.136 5.238.551 44.527.687 305.495.562 3 Xí nghiệp Bao Gói 518.404.359 10.368.087 78.046.141 10.406.152 88.452.293 606.856.652 627 Chi phí sản xuất chung 46.645.262 932.906 6.199.325 826.577 7.958.808 54.604.070 1 Xí nghiệp Que Diêm 20.337.334 406.747 2.702.906 360.388 3.470.041 23.807.375 - Nội địa 16.879.987 337.600 2.243.412 299122 2.880.134 19.760.121 - Xuất khẩu 3.457.347 69.147 459.494 61.266 589.907 4.047.254 2 Xí nghiệp Hộp Diêm 14.460.031 289.201 1.921.791 256.239 2.467.231 16.927.262 3 Xí nghiệp Bao Gói 11.847.897 236.958 1.574.628 209.950 2.021.536 13.869.433 Ngày 31 Tháng 12 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng Số kết chuyển cuối quý trên Sổ chi tiết TK6221 sẽ được ghi vào cột Tổng cộng đối ứng dòng với TK 622 – xí nghiệp Que Diêm trên Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Tương tự, các số liệu trên Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội sẽ là cơ sở để ghi trên các cột và dòng phù hợp trên Bảng kê 4 (Biểu số 21 – Trang 59), Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 22 – Trang 60). Cuối quý, căn cứ vào các số liệu trên Nhật ký chứng từ số 7 để vào Sổ Cái TK 622. Biểu số 10: Công ty CP Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Sổ Cái Tài khoản 622 Năm 2003 ĐVT: Đồng Số dư đầu năm Nợ Có - - Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này ... Quý IV TK334 TK338 978.158.623 166.897.735 Cộng phát sinh Nợ Có 1.145.056.358 1.145.056.358 Số dư cuối quý Nợ Có - - 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí sản xuất chung trong công ty bao gồm nhiều loại chi phí: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (Chi phí tiền điện sử dụng cho sản xuất..), chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất trong các xí nghiệp... chiếm khoảng 22% tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Tất cả các chi phí này đều được tập hợp chung cho toàn bộ bộ phận sản xuất, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hiện nay, tại công ty chưa tiến hành tách chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, cũng như chưa tiến hành phân bổ chi phí này theo quy định của Bộ Tài chính vì kế toán ở đây nhận thấy tính chưa hợp lý của việc làm này. 2.3.1. Tài khoản sử dụng Chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý được tập hợp vào bên Nợ TK627-Chi phí sản xuất chung theo từng nội dung chi phí. TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272- Chi phí nguyên vật liệu TK 6273- Chi phí công cụ dụng cụ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278- Chi phí bằng tiền khác 2.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất chung a) Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng gồm các khoản phải trả cho nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất tại xí nghiệp như: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của công nhân viên trong các xí nghiệp... Nhân viên quản lý xí nghiệp không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà ở cương vị quản lý về lao động cũng như về vật chất trong đơn vị như: Giám đốc xí nghiệp, thủ kho xí nghiệp, nhân viên kinh tế... Căn cứ vào các tài liệu liên quan, hàng tháng Phòng Tổ chức lao động tính lương cho nhân viên phân xưởng như sau: Lương nhân viên phân xưởng Hệ số lương Lương tối thiểu của công ty Hệ số hoàn thành công việc = x x Trong đó: ỹ Lương tối thiểu là mức lương do công ty điều chỉnh theo doanh thu của công ty từng tháng, nhưng không được thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà Nước. ỹ Hệ số hoàn thành do Giám đốc công ty quy định cho từng bộ phận công việc. Tổng lương và thực lĩnh của nhân viên phân xưởng cũng được tính tương tự như lương của công nhân sản xuất. Cuối quý, căn cứ vào Bảng thanh toán lương của từng bộ phận sản xuất, xí nghiệp và Bảng tổng hợp lương toàn doanh nghiệp hàng tháng, kế toán tiền lương tiến hành định khoản như sau: Với số liệu Quý IV/2003 (ĐVT: đồng) a, Nợ TK 6271 : 54.604.070 Có TK 334 : 46.645.262 Có TK 338 : 7.958.808 - TK 3382 : 932.906 - TK 3383 : 6.199.325 - TK 3384 : 826.577 b, Nợ TK 6271 : 147.573.934 Có TK 1111 : 66.327.869 Có TK 335 : 81.246.065 Kế toán mở sổ chi tiết TK 6271 (Biểu số 11- trang 40). Hiện nay, công ty không lập Bảng kê số 6 để theo dõi TK 335, nên không theo dõi được khoản trích trước tiền ăn ca. Chi phí nhân viên phân xưởng được phân bổ cho từng xí nghiệp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, số liệu cụ thể được thể hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 09 – Trang 36). Từ đây, làm căn cứ ghi vào Bảng kê số 4 (Biểu số 21-trang 59), Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 22-trang 60). Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên Nhật ký chứng từ số 7 để vào Sổ Cái TK 627 (Trang 52). Biểu số 11: Công ty CP Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Sổ chi tiết TK 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng Quý IV năm 2003 ĐVT: Đồng Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải ĐƯ PS Nợ PS Có PC 608 12/11/03 12/11/03 Chi tiền ăn giữa ca của CNV xí nghiệp 1111 66.327.869 BH15%QIV 31/12/03 31/12/03 Phân bổ 15 % BH vào chi phí 3383 6.199.325 BH 2% QIV 31/12/03 31/12/03 Phân bổ 2% BH vào chi phí 3384 826.577 CCA T12 31/12/03 31/12/03 Phân bổ cơm ca tháng 12 335 81.246.065 KPCĐ 2%QIV 31/12/03 13/12/03 Phân bổ 2% KPCĐ vào chi phí 3382 932.906 PBL QIV 31/12/03 31/12/03 Phân bổ tiền lương Quý IV/2003 334 46.645.262 Kết chuyển chi phí nhân viên PX 154 202.178.004 Tổng cộng 202.178.004 202.178.004 b) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu xuất dùng chung tại xí nghiệp như: Vật liệu điện, hộp giấy, măng co, dầu mỡ... Căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư trong kỳ, kế toán thực hiện tổng hợp, phân loại theo thứ, loại vật liệu thực tế xuất dùng theo giá bình quân liên hoàn, tập hợp vào bên Nợ TK 6272. Cuối quý, kế toán tiến hành phân bổ cho từng xí nghiệp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, làm căn cứ lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 05-Trang 28). Kế toán phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo định khoản sau: (Quý IV năm 2003) ĐVT: Đồng Nợ TK6272 : 90.831.180 Có TK152 : 90.831.180 Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi vào Bảng kê số 4 (Biểu số 21-trang 59), Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 22 –trang 60). Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên Nhật ký chứng từ số 7 để vào Sổ Cái TK 627 (Trang 52). c) Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ Tại công ty, dụng cụ xuất dùng chủ yếu là các loại chổi quét, sơn, đá mài, khoá, kẹp sắt, đồ dùng văn phòng có giá trị thấp, kìm, dao, găng tay cao su, mũ vải, giầy vải,... Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng thường có giá trị nhỏ xuất dùng một lần, kế toán hạch toán thẳng vào chi phí mà không thông qua TK 142 – Chi phí trả trước. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho công cụ dụng cụ, kế toán vật tư nhập vào máy tính, máy tự động tính ra đơn giá xuất cho từng loại vật tư theo phương pháp tính giá bình quân liên hoàn. Chi phí công cụ dụng cụ sử dụng chung tại các xí nghiệp p._. được năng lực chuyên môn của các phòng ban, bộ phận chức năng. Bộ máy kế toán của công ty hiện nay gồm 3 người trong đó có một người đảm nhiệm vai trò kế toán trưởng, một người là kế toán viên kiêm nhiều phần hành và một thủ quỹ. Là công ty sản xuất diêm lớn trong nước, quy mô sản xuất lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều thì số lượng nhân viên kế toán như vậy là ít, người kế toán viên phải đảm nhiệm tất cả các phần hành kế toán mặc dù có sự trợ giúp của máy tính điện tử nhưng khối lượng công việc nhiều dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo công việc không đảm bảo tính đối chiếu kiểm tra giữa các phần hành. Mặc dù vậy cho đến nay thì bộ máy kế toán của Công ty vẫn đang hoạt động rất hiệu quả cũng như luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp các Báo cáo tài chính đúng thời hạn. Sở dĩ vậy là vì các kế toán viên của công ty là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc. Doanh nghiệp cũng đã tích cực trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào tổ chức công tác kế toán. Hệ thống máy vi tính được đưa vào sử dụng trong doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2003, mỗi kế toán viên được trang bị một máy. Tuy còn mới nên cũng có nhiều điều chưa hợp lý, phần mềm kế toán là do công ty mua lại, nên chưa bám sát với tình hình thực tế của công ty, còn gặp nhiều khó khăn trong khâu hạch toán phân bổ và kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả, vì vậy trong năm qua công ty vừa thực hiện kế toán thủ công, vừa thực hiện kế toán máy nên rất phức tạp và mất nhiều thời gian. 1.1.2. Về vận dụng chế độ chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán đang được áp dụng tại công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất là đúng với quy định của Bộ Tài chính. Công ty đã sử dụng những chứng từ cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu hết đều có căn cứ rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên trong việc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại doanh nghiệp vẫn còn có một số tồn tại sau: Hiện tại, công ty không lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, đây là một chứng từ quan trọng và rất cần thiết cho việc phản ánh và tập hợp chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ làm căn cứ để vào các sổ tổng hợp. 1.1.3. Về vận dụng chế độ tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản công ty sử dụng tuân thủ đúng theo chế độ các tài khoản cấp 1 và cấp 2, chi tiết thành các tiểu khoản cấp 3, 4 để phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý của công ty. Các loại vật tư, khách hàng, người bán đều được kế toán xây dựng một hệ thống TK đến cấp chi tiết nhất với các mã dễ nhớ đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác kế toán tốt nhất. Bên cạnh đó, công ty luôn cập nhật chế độ kế toán mới và đã sử dụng các tài khoản mới theo chuẩn mực như tài khoản 3353 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm”... Ngoài ra, công ty còn sử dụng tài khoản 1382 để theo dõi khoản phải thu công nhân viên tiền mua hộ bảo hiểm phẫu thuật, nằm viện, TK 1538 để theo dõi tài sản cố định dưới 10 triệu được chuyển từ TK 2111 sang theo quy định mới không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ. 1.1.4. Về vận dụng hệ thống sổ sách kế toán trong công ty. Hệ thống sổ sách công ty sử dụng theo hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ, số lượng sổ sách nhiều, ghi chép vất vả, mặc dù đã có sự hỗ trợ của kế toán máy nhưng do chưa hoàn thiện nên hệ thống sổ sách của doanh nghiệp chưa hoàn thiện, về các sổ tổng hợp nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin để kế toán lập các báo cáo tài chính, tuy nhiên về sổ chi tiết phần mềm kế toán này cung cấp nhiều sổ kế toán chi tiết nhưng chưa thực sự phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Ví dụ, khi kế toán nhập các chứng từ nhập, xuất vật tư, máy tính không kiết xuất ra Bảng kê chi tiết xuất vật tư, đây là một bảng mà theo em nghĩ có thể cung cấp số liệu đầy đủ và chi tiết để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.5. Về vận dụng hệ thống báo cáo kế toán trong công ty. Báo cáo kế toán là những bảng tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, quy mô, tình hình sử dụng và luân chuyển vốn của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, thể hiện được kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh. Tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính, kế toán công ty luôn lập đúng, đủ, chính xác và kịp thời tất cả các báo cáo tài chính, báo cáo thuế bắt buộc, ngoài ra công ty cũng tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo chưa bắt buộc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mặc dù khối lượng công việc kế toán rất nhiều, đó là sự nỗ lực rất lớn của các nhân viên phòng Tài vụ của công ty. Tuy nhiên hiện nay, các báo cáo quản trị của công ty không nhiều, kế toán công ty chỉ lập khi có yêu cầu của Giám đốc. 1.1.6. Về công tác tổ chức hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu. Nhìn chung các phần hành kế toán của công ty được hạch toán đúng theo quy định của Bộ Tài chính, các nhân viên kế toán luôn chịu khó tìm tòi, tiếp thu các quy định mới và áp dụng vào công tác kế toán tương ứng. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: Thứ nhất, khi tiến hành công việc kế toán bằng tay, thường không hạch toán chi tiết đến cùng, chi phí mang tính chất phân bổ nhiều, không có điều kiện để tập hợp chi tiết đến từng sản phẩm cần tính giá thành. Kỳ tính giá thành dài (quý) lập báo cáo theo quý nên tại một thời điểm cần số liệu của một yếu tố chi phí nào đó khó có thể có ngay, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu thì không thể có số liệu chính xác do các bộ phận phải chờ nhau, kế toán chưa thể có số liệu để tập hợp lên các sổ sách liên quan được, hơn nữa sẽ dẫn đến tình trạng các sổ sách nếu ghi sổ chi tiết thì sẽ rất dài, còn nếu ghi sổ tổng hợp thì rất khó đối chiếu, kiểm tra. Thứ hai, trong kinh doanh, để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan làm giảm giá vật tư, hàng hoá, giảm giá các khoản vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, thị trường vốn… hoặc thất thu các khoản nợ phải thu có thể phát sinh, công ty cổ phẩn Diêm Thống Nhất nên thực hiện chính sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư, tài sản, tiền vốn trong kinh doanh. Hơn nữa, việc lập dự phòng sẽ làm tăng chi phí từ đó làm giảm lợi nhuận làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Thứ ba, công ty không sử dụng các tài khoản 521,531,532 để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, mà tiến hành trừ ngay trên hoá đơn các khoản này, theo em công ty nên sử dụng những tài khoản này trong hạch toán để đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý và tiện cho việc theo dõi. Thứ tư, như đã trình bày ở trên, phương pháp tính giá vốn thành phẩm xuất kho công ty đang áp dụng hiện nay là phương pháp giá hạch toán. Theo quyết định 149/2001/BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1). Hiện nay chỉ còn 4 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp tính theo giá đích danh; phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trướcvà phương pháp nhập sau, xuất trước nên việc công ty vẫn áp dụng phương pháp này để xác định giá trị hàng tồn kho là không phù hợp. 1.2. Nhận xét về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán có số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn, gắn liền với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu phần hành này được tổ chức tốt thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao. Như vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tăng cường quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các chi phí phát sinh từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho đến chi phí sản xuất chung đều được kế toán phản ánh và tập hợp đầy đủ vào các TK chi phí cho từng xí nghiệp, từng sản phẩm. Công tác hạch toán nhìn chung phản ánh đúng quy định của Bộ Tài chính, đúng bản chất chi phí và giá thành, phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí là rất phù hợp với tình hình đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm chưa thực sự phù hợp như sau: 1.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hiện nay, công ty đang sử dụng các chỉ tiêu về định mức kế hoạch, định mức thực hiện và chênh lệch để theo dõi tình hình biến động và tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Việc đánh giá được tiến hành 6 tháng một lần và tính theo cách bù trừ giữa phần tiết kiệm và phần lãng phí để tính ra mức thưởng, phạt. Theo em, cách tiến hành bù trừ khi đánh giá tình hình thực hiện không phản ánh thông tin kịp thời và chính xác nội dung và bản chất của sự việc. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu được kế toán tiến hành đúng quy định và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm tăng lên so với kỳ trước làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên làm cho tổng giá thành tăng lên. Tại xí nghiệp Que Diêm, phế liệu thu hồi còn nhiều, doanh nghiệp cần có biện pháp tiết kiệm hơn. Trong khi đó tại xí nghiệp Hộp và Bao phế liệu thu hồi lại không đáng kể, như vậy là chưa hợp lý. 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Phương pháp tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất có điểm chưa hợp lý. Đó là việc xác định đơn giá tiền lương dựa vào doanh thu hàng tháng. Hàng tháng, Phòng Tổ chức lao động căn cứ vào tổng quỹ lương đã đăng ký với cơ quan thuế là chiếm bao nhiêu % doanh thu, căn cứ vào số lượng lao động, tính phức tạp của công đoạn sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất, nhân viên Phòng Tổ chức lao động lập ra bảng đơn giá tiền lương, và hàng tháng các nhân viên kinh tế căn cứ vào đó để tính ra tiền lương của từng người công nhân, chuyển lên Phòng Tài vụ để kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương. Việc tính lương như thế này có ưu điểm là: Chi phí ít nhiều biến động cùng với doanh thu, đảm bảo mức lãi ít biến động. Khi doanh thu tăng, đơn giá tiền lương của công nhân cao làm cho chi phí nhân công cao, ngược lại khi doanh thu giảm lại làm cho chi phí nhân công giảm. Nhưng việc làm này cũng có nhược điểm là: Lương hàng tháng phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất thường không ổn định nếu tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn, doanh thu thấp công nhân phải gánh chịu, trong khi đó họ đã phải gánh chịu áp lực của khối lượng công việc sản xuất, tạo nên tâm lý không yên tâm cho người công nhân, vì vậy nếu tình hình kinh doanh của công ty ổn định thì việc làm này là rất hợp lý. 1.2.3. Chi phí sản xuất chung Hiện nay, kế toán công ty hạch toán tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất như sau: Nợ TK 6271 Có TK 111 (Trả trực tiếp bằng tiền) Có TK 335 (Nếu là tiền ăn ca của T10 nhưng đến T12 mới trả). Việc hạch toán này có ưu điểm là cho phép phân biệt trong tổng quỹ lương phải trả công viên không có tiền ăn ca, mà tiền ăn ca chỉ là một khoản phụ cấp ngoài lương, một khoản thu khác ngoài lương mà công nhân viên được hưởng và trả trực tiếp cho công nhân viên bằng tiền mặt hoặc được kế toán hạch toán vào tài khoản “Chi phí phải trả” trong trường hợp đấy là tiền ăn ca của tháng 10 nhưng đến tháng 12 mới trả. Nhưng việc hạch toán như thế này cũng có nhược điểm là thực chất tiền ăn ca là của công nhân trực tiếp sản xuất, mọi chi phí phát sinh thuộc về công nhân trực tiếp sản xuất phải tiến hành tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp. Như vậy mới phản ánh đúng và đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp. Mặt khác, tiền ăn ca cũng là một khoản phải trả cho công nhân viên, mà bản chất của TK 334 là “Phải trả công nhân viên”, bên Có TK 334 bao gồm các khoản phải trả cho công nhân viên như: Lương phải trả công nhân viên (lương sản phẩm, lương thời gian); Các khoản phải trả khác cho công nhân viên ngoài lương (ví dụ: tiền thưởng, BHXH phải trả công nhân viên, tiền ăn ca, phụ cấp khác..). 1.2.4. Các chi phí khác Thứ nhất, công cụ dụng cụ là những loại vật liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ nên mặc dù chúng có những đặc điểm như TSCĐ nhưng lại được hạch toán và quản lý như nguyên vật liệu. Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, trong quá trình sử dụng, công cụ hao mòn dần và chuyển từng phần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Vì thế, kế toán phải tiến hành phân bổ vào chi phí. Đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ kế toán có thể sử dụng phương pháp phân bổ một lần còn đối với những công cụ dụng cụ có giá trị tương đối lớn, kế toán phải tiến hành phân bổ nhiều lần. Hiện nay, công ty không sử dụng TK 142, TK 242 để tập hợp chi phí phân bổ nhiều lần cho công cụ có dụng cụ có giá trị lớn. Cách làm này đơn giản nhưng sẽ gây ra biến động chi phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến chỉ tiêu về chi phí, giá thành. Thứ hai, chi phí phải trả là những khoản chi phí trong kế hoạch của công ty, cần phải tiến hành trích trước để tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ đảm bảo không có sự đột biến lớn trong giá thành sản phẩm khi các chi phí này phát sinh. Các chi phí phải trả bao gồm: tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch, lãi tiền vay chưa đến hạn trả, chi phí dịch vụ mua ngoài... Tuy nhiên, hiện tại công ty chỉ sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả” để theo dõi khoản trích trước tiền ăn ca. Hiện nay, công ty cũng không lập bảng kê số 6 để theo dõi khoản trích trước tiền ăn ca. Thứ ba, chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa chi hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Các chi phí trả trước bao gồm: giá trị công cụ dụng cụ nhỏ, giá trị sữa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, tiền thuê phương tiện kinh doanh trả trước, giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, dịch vụ mua ngoài trả trước...Tuy nhiên, hiện nay công ty không sử dụng TK 142, 242. Thứ tư, sản phẩm hỏng là một tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Đối với các sản phẩm sai hỏng tại công ty hoặc các doanh nghiệp tự sửa chữa ngay trong sản xuất hoặc tận dụng đốt lò hơi, xí nghiệp không hạch toán. Thứ năm, ngừng sản xuất để sữa chữa máy móc, do nhu cầu thị trường không cao... là những điều có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất và gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nhưng cũng không được tính đến trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất của công ty. Thứ sáu, đối với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên chi phí này chỉ chiếm khoảng 51% tổng chi phí sản xuất trong kỳ, do vậy sản phẩm dở dang mới phản ánh được 51% lượng chi phí kết tinh trong đó còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã tham gia sản xuất tính cả cho sản phẩm hoàn thành. 2. Những kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 2.1. Về tổ chức bộ máy và thiết lập hệ thống sổ kế toán quản trị. Do yêu cầu của công tác kế toán, bộ máy kế toán doanh nghiệp nên được tổ chức một cách chặt chẽ, một nhân viên kế toán không nên kiêm nhiệm nhiều phần hành như hiện nay, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của việc đối chiếu số liệu giữa các phần hành kế toán khác nhau, tạo ra sự chồng chéo trong công việc, ghi chép sổ sách kế toán không đầy đủ. Sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp có vai trò rất lớn. Kế toán quản trị sẽ phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rút ra những nguyên nhân tạo nên sự phát triển hay suy yếu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Từ đó, kế toán sẽ đưa ra những hướng phát triển cho phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới để doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt nhất. 2.2. Về sử dụng chứng từ kế toán Như đã nêu trong phần trên, hiện nay, doanh nghiệp không lập bảng tính và phân bổ khấu hao. Ưu điểm của việc làm này là giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán vì chỉ cần căn cứ vào sổ chi tiết phân bổ khấu hao, bảng tổng hợp phân bổ khấu hao, kế toán cũng đã có đủ số liệu để lập bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 và sổ Cái các TK liên quan. Tuy nhiên việc làm này cũng có nhược điểm là kế toán sẽ không có số liệu cụ thể về mức khấu hao trích cho từng bộ phận sử dụng trong kỳ trước, tăng, giảm trong kỳ này, do đó, người quản lý không so sánh được mức độ biến động về mức khấu hao của tài sản cố định trong kỳ. Do đó, kiến nghị công ty nên sử dụng mẫu sổ của Bộ Tài chính như sau: Bộ, tổng cục:.... Đơn vị: ... Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý ... Năm ... (ĐVT: đồng) STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH hoặc TGSD Nơi SD Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 136 ... NG TSCĐ Số KH XN Que XN Hộp XN Bao 1 2 3 4 I- Số KH đã trích kỳ trước II-Số KH TSCĐ tăng trong kỳ III-Số KHTSCĐ giảm trong kỳ IV- Số KH phải trích kỳ này (I + II – III) Ngày ... tháng ... năm... Người lập bảng Kế toán trưởng 2.3. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Khi có quy định mới của Bộ Tài chính về việc chuyển những TSCĐ có giá trị dưới 10 triệu thành công cụ dụng cụ, doanh nghiệp đã sử dụng TK 1538 để theo dõi công cụ dụng cụ này, nhưng theo em để gọn nhẹ tiện lợi trong quá trình hạch toán, kế toán công ty có thể hạch toán trực tiếp vào TK 1531 “Công cụ, dụng cụ” là đúng bản chất. 2.4. Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, trong thời gian tới công ty có thể áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để giảm bớt số lượng hệ thống sổ sách kế toán và quy trình hạch toán đơn giản hơn. Kế toán nên lập Bảng kê chi tiết xuất vật tư để đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ chính xác và tiện lợi hơn theo mẫu như sau: Bảng kê chi tiết xuất vật tư Loại vật tư: Nguyên vật liệu chính Quý ... Năm ... ĐVT: Đồng Số TT Chứng từ TK đối ứng Nội dung Số tiền Ngày Số hiệu ... ... ... ... Tổng cộng Mặc dù khoản trích trước tiền ăn ca là không nhiều, nhưng kế toán cũng nên lập Bảng kê số 6 để theo dõi khoản trích trước tiền ăn ca làm cơ sở để vào Nhật ký chứng từ số 7 theo mẫu như sau: Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Bảng kê số 6 Tập hợp: - Chi phí trả trước (TK 142, TK 242) - Chi phí phải trả (TK 335) Quý IV năm 2003 ĐVT: Đồng Số TT Diễn giải SDĐK Ghi Nợ TK 335, Ghi Có các TK Ghi Có TK 335, ghi Nợ các TK SDCK Nợ Có ... Cộng Nợ TK 627 Cộng Có Nợ Có 1 Trích trước tiền ăn ca T12 81.246.065 81.246.065 Cộng 81.246.065 81.246.065 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.5. Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Công ty cần lập thêm nhiều báo cáo kế toán quản trị sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp như báo cáo chi tiết tình hình bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, Báo cáo giá thành, báo cáo chi tiết nợ phải thu... đảm bảo việc cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. 2.6. Về công tác tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu Thứ nhất, doanh nghiệp nên thay đổi kỳ kế toán từ hạch toán theo quý về hạch toán theo tháng, tuy công việc vất vả hơn nhưng đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác hơn. Thứ hai, để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, kế toán công ty nên tiến hành lập dự phòng cho hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu khó đòi. Thứ ba, để có được những thông tin đầy đủ về các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán nên sử dụng các TK 521, 531, 532 để hạch toán. Thứ tư, công ty có thể sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ thay cho phương pháp giá hạch toán đang sử dụng để tính giá thành phẩm xuất kho hiện nay cho phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. 2.7. Về hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.7.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Thứ nhất, công ty có thể rút ngắn thời gian đánh giá định mức nguyên vật liệu. Việc đánh giá nên được tiến hành hàng tháng hoặc tối thiểu là từng quý, song song với việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bằng cách này công ty vừa có thể kịp thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch vừa có thể điều chỉnh kịp thời các định mức cho phù hợp. Thứ hai, công ty cần có biện pháp sản xuất, quản lý nguyên vật liệu để tránh tình trạng phế liệu thu hồi tại xí nghiệp Que là quá nhiều. Phòng kỹ thuật cần có biện pháp đánh giá lại mức tiêu hao nguyên vật liệu, giảm trọng lượng tinh của sản phẩm, giảm phế liệu thu hồi, giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng. Thứ ba, Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Que Diêm bao gồm cả chi phí về gỗ, nan để sản xuất que mộc, parafin để đánh bóng que, các hoá chất đầu diêm khác và vật liệu phụ để đóng thùng que xuất khẩu vì thế khi doanh nghiệp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho hai loại sản phẩm theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo bảng định mức KTKT như trên thì chưa chính xác tuyệt đối được. Vì trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có những loại nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất diêm hộp nội địa mà không dùng để sản xuất que mộc xuất khẩu và ngược lại. Vì vậy, để chính xác hơn, kế toán công ty có thể tập hợp riêng chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm đối với những nguyên vật liệu sử dụng riêng cho từng loại sản phẩm, còn những vật liệu sử dụng chung cho cả hai loại sản phẩm kế toán có thể phẩn bổ theo định mức như trên. 2.7.2. Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Doanh nghiệp cần có phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương ổn định hơn, tạo niềm tin cho người lao động yên tâm sản xuất. Tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất, như đã trình bày ưu, nhược điểm ở trên, theo em công ty nên hạch toán là: Nợ TK 622 Có TK 334 2.7.3. Về các chi phí khác Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, để phát triển quy mô sản xuất trong tương lai Công ty phải đầu tư rất nhiều cho TSCĐ (mua sắm thiết bị máy móc, đầu tư cho dây chuyền công nghệ...) vì vậy việc hạch toán các khoản trích trước hay trả trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là một việc làm nên được tiến hành ngay từ bây giờ. Ngoài ra, công ty cũng nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất để tạo ra sự ổn định chi phí giữa các kỳ kế toán khi có biến động xảy ra. Công ty cũng có thể gặp phải những nguyên nhân khách quan hay chủ quan như: thiên tai, thiếu nguyên vật liệu, máy móc hỏng đột xuất... làm ngừng sản xuất. Để ổn định chi phí giữa các kỳ sản xuất, đối với các khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi trên tài khoản 335-chi phí phải trả; còn đối với những trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này không được chấp nhận, nên kế toán theo dõi trên tài khoản 142 (hoặc TK 242). Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được xử lý trên cơ sở xem xét nguyên nhân gây thiệt hại. 2.7.4. Về đánh giá sản phẩm dở dang Để tính đúng và đủ giá thành, công ty nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Số lượng sản phẩm tương đương Số lượng sản phẩm dở dang Mức độ hoàn thành của sản phẩm = x Phòng kỹ thuật sẽ xây dựng ước tính để quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành theo công thức sau: Sau đó kế toán tiến hành phân bổ chi phí theo từng khoản mục cho sản phẩm dở dang. CFNVL chính TT phân bổ cho SPDD = CFNVL chính trực tiếp Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng SPDD không quy đổi + x Số lượng SPDD không quy đổi CFNVL phụ TT phân bổ cho SPDD = CFNVL phụ trực tiếp Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm tương đương + x Số lượng sản phẩm tương đương CFNCTT phân bổ cho SPDD = CFNC trực tiếp Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm tương đương + x Số lượng sản phẩm tương đương CFSX chung phân bổ cho SPDD = CF sản xuất chung Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm tương đương + x Số lượng sản phẩm tương đương Tập hợp chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm dở dang theo khoản mục là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.8. Về tổ chức lập dự toán chi phí sản xuất và phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Chi phí mà các doanh nghiệp chi ra bao gồm rất nhiều loại mỗi loại có nội dung kinh tế, mục đích công dụng riêng đối với quá trình hoạt động SXKD do vậy để quản lý chặt chẽ từng loại chi phí trong quá trình hoạt động SXKD nhằm mục đích hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm để đạt lợi nhuận tối đa, cần thiết phải lập dự toán chi phí và kiểm tra việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí. Lập dự toán chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong quản lý doanh nghiệp. Dự toán sản phẩm sản xuất cung cấp cho nhà quản trị thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các quá trình trong toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các quá trình trong toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Qua đó, giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời, lập kế hoạch cho tương lai và xây dựng các mục tiêu cần đạt được. Dự toán chi phí sản xuất còn là cơ sở và căn cứ để phân tích biến động chi phí kinh doanh trong từng kỳ thực hiện để xác định những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của sự biến đổi chi phí, có tác dụng tích cực cho quá trình lập dự toán sau. Thấy được ý nghĩa của việc lập dự toán chi phí sản xuất và việc phân tích chi phí, giá thành, do vậy kế toán nên tiến hành lập dự toán và phân tích chi phí, giá thành và nên làm công việc này một cách đều đặn để hoạt động sản xuất kinh doanh có kết quả cao hơn. Trên đây là một số những đánh giá và kiến nghị của em về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất. Em tin rằng với sự nỗ lực của bộ máy kế toán của doanh nghiệp, trong thời gian gần nhất, công tác tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện hơn, cung cấp được những thông tin quan trọng cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kết luận Kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đang giữ vai trò là công cụ có hiệu lực nhất trong công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp. Đóng vai trò là “Ngôn ngữ kinh doanh”, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có quan hệ trực tiếp đến lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và Nhà Nước. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, trên cơ sở đó tính toán một vài chỉ tiêu phân tích, rút ra những nhận xét chủ quan, mạnh dạn đưa ra những kiến nghị với mong muốn góp một phần nhỏ trong quá trình không ngừng đổi mới, hoàn thiện của công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, đã cho em cái nhìn thực tế hơn về những vấn đề lý thuyết được học tại trường, qua đó thấy được tính đa dạng và phong phú của thực tiễn, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm thực tế bổ ích. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề tổng hợp, đòi hỏi một sự tìm tòi, nghiên cứu lâu dài, nghiêm túc... Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như nhận thức của bản thân còn ít ỏi lại đứng trước sự khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo cùng các bạn đọc. Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh cùng các cô chú trong Phòng Tài vụ của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan – NXB Giáo dục năm 2001 2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp Vụ chế độ kế toán – NXB Tài chính năm 1995. 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh NXB Thống Kê năm 2001 4. Giáo trình kế toán quản trị Chủ biên: PGS.TS.Nguyễn Minh Phương–NXB lao động- XH năm 2001 5. Tạp chí kế toán. 6. Các Quyết định, Thông tư của Bộ Tài chính. 7. Các tài liệu của Phòng Tài vụ – Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Phụ lục 4 Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 19 DTN/KT Độc lập – tự do – hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2003 Quyết định ban hành định mức KTKT Quý IV/2003. Tổng giám đốc công ty cổ phần Diêm Thống Nhất - Căn cứ vào quyết định số 1130/TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển DNNN công ty Diêm Thống Nhất thành công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. - Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đã được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua ngày 5/12/2001. - Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế. - Theo đề nghị của đồng chí trưởng phòng kỹ thuật sản xuất. Quyết định Điều 1: Nay ban hành định mức KTKT quý IV năm 2003 cho các sản phẩm diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu. (có phụ lục kèm theo) Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2003. Điều 3: Các đơn vị và cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh thi hành quyết định này, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình. Nơi gửi: Tổng giám đốc - Phó TGĐ kỹ thuật - KTSX, KD, TV, TCLĐ, Mar - XN Que, XN Hộp, XN Bao Phụ lục kèm theo quyết định số 19/DTN/KT STT Tên vật tư ĐVT Định mức I. Diêm hộp nội địa 1 Gỗ sản xuất que M3/kiện 0,0153 2 A1- KCLO3 Kg/kiện 0,318 3 A2- Lưu huỳnh Kg/kiện 0,0355 4 A3- Thạch cao Kg/kiện 0,0131 5 A5- Cát bãi bùng Kg/kiện 0,075 6 A6- Đất sét Kg/kiện 0,0812 7 A8- Zêlatin Kg/kiện 0,071 8 A14- Parafin chấm Kg/kiện 0,342 9 A15 – K2Gr2O7 Kg/kiện 0,00482 10 A16- Phẩm cánh sen Kg/kiện 0,000975 11 A18- Dầu hoả Lít/kiện 0,0065 12 Gố sản xuất ống M3/kiện 0,0108 13 Gỗ sản xuất đáy M3/kiện 0,005 14 Gỗ TDSX đáy M3/kiện 0,007 15 Giấy sản xuất ống Kg/kiện 0,25 16 Giấy sản xuất đáy máy Kg/kiện 0,35 17 Giấy đáy thủ công Kg/kiện 0,3 18 B1- Phốt pho Kg/kiện 0,0162 19 B2- Sunfua ăngtimo Kg/kiện 0,00713 ... ... ... ... II. Que mộc xuất khẩu 40 Nan sản xuất que Tấn/tấn 2,16 41 Gỗ sản xuất que M3/tấn 4,56 42 A14 Kg/tấn 1,84 43 A17 Kg/tấn 9,5 44 Đai nẹp nhựa Kg/tấn 5,6 45 Kẹp sắt Kg/tấn 0,56 ... ... ... ... Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0441.doc
Tài liệu liên quan