Tổ chức phục vụ nơi làm việc tại xưởng máy công cụ Công ty cơ khí Hà Nội

Lời mở đầu Trong điều kiện sản xuất hiện đại, giữa các nơi làm việc trong xí nghiệp có mối liện hệ với nhau rất chặt chẽ. Nhịp độ sản xuất của từng bộ phận từng phân xưởng hoặc toàn bộ xí nghiệp là do nhịp độ của từng nơi làm việc quyết định. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất tài năng, trí tuệ sáng tạo, nhiệt tình của người lao động, góp phần rèn luyện, giáo dục và đào tạo người lao động. Xuất phát từ vị trí vai trò của nơi làm việc nên muốn nâng cao năng suất lao động, muốn tiến hành sản x

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức phục vụ nơi làm việc tại xưởng máy công cụ Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất với hiệu quả cao, muốn xây dựng đào tạo lớp người lao động mới cho xã hội thì phải tổ chức nơi làm việc. Đồng thời tổ chức tốt nơi làm việc sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, nhịp nhàng, đảm bảo cho những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động đảm bảo những khả năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái. Cho phép áp dụng các phương pháp, thao tác lao động tiên tiến và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. Trong quá trình thực tập tại công ty cơ khí Hà Nội, đặc biệt là những buổi thực tập trực tiếp tại xưởng máy công cụ tại công ty, qua quan sát, tìm hiểu thực tế và đối chiếu với lý thuyết đã học trong trường tôi thấy việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một vấn đề được cơ sở sản xuất quan tâ bởi nếu tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt sẽ làm cho năng suất lao động tăng và đặc biệt là nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của người lao động. Nhưng hiện nay do còn nhiều khó khăn trước mắt các doanh nghiệp còn chưa chú trọng tới công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc, do đó đã làm cho sức khoẻ của người lao động không được đảm bảo và năng suất lao động không đạt được tối ưu. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc tại xưởng máy công cụ công ty cơ khí Hà Nội”. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu 3 vấn đề của công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc là: thiết kế , trang bị và bố trí nơi làm việc. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần I: Tổ chức phục vụ nơi làm việc- một nội dung quan trọng của tổ chức lao động khoa học. Phần II: Thực trạng công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức nơi làm việc của xưởng. Do thời gian thực tập còn ngắn, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những sai sót.Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để đề tài được tốt hơn. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Vân Điềm đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện tốt đề tài này. Hà nội ngày 02 / 05 / 2003 Chưong I. Tổ chức phục vụ nơi làm việc- một nội dung quan trọng của tổ chức lao động khoa học I. Nội dung của tổ chức và phục vụ nơi làm việc. A. Nơi làm việc và phân loại nơi làm việc. Nơi làm việc là phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất với hiệu quả cao. Trong các xí nghiệp, mọi giá trị tiêu dùng đều được sáng tạo ra tại nơi làm việc, đó là nơi diễn ra những biến đổi về mặt vật lý, hoá học hay sinh vật học của đối tượng lao động theo những yêu cầu nhất định của sản xuất. Kết quả cuối cùng của mọi hoạt động về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động đều thể hiện ở nơi làm vệc. Nếu lao động được tổ chức tốt thì hiệu quả thu được ở nơi làm việc sẽ cao, biểu hiện cụ thể là tránh được những lãng phí về thời gian làm việc của công nhân, công suất máy móc thiết bị được sử dụng tối đa, năng suất lao động cao với chi phí thấp nhất. Nơi làm việc là nơi người lao động thể hiện rõ nhất sự nhiệt tình thông qua hoạt động cụ thể của họ trong các phong trào thi đua. Đây cũng là nơi thể hiện tài năng, chí sáng tạo của người lao động. Nó cũng là nơi góp phần rèn luyện, giáo dục và đào tạo người lao động. Trong điều kiện sản xuất hiện đại, giữa các nơi làm việc khác nhau trong xí nghiệp có mối quan hệ kỹ thuật rất chặt chẽ, nhịp độ sản xuất chung củabộ phận sản xuất hay của toàn xí nghiệp do nhịp đọ sane xuất riêng của từng nơi làm việc quyết định. Muốn nâng cao năng suất lao động, muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh thì phải tổ chức và phục vụ nơi làn việc đồng thời phải tổ chức một cách đồng bộ. Nhưng để tổ chức tốt nơi làm việc đòi hỏi phải hiểu rõ nơi làm việc và những đặc điểm của nó, từ đó có thể tiến hành phân loại nơi làm việc theo những tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức là một giác độ nhận thức nơi làm việc từ đó giúp ta phân tích đánh giá một cách toàn diện về nơi làm việc và đề ra những biện pháp tốt nhất, đầy đủ nhất để hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Nơi làm việc được phân theo những tiêu thức sau: Theo trình độ cơ khí hoá lao động: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc thủ công, nơi làm việc cơ khí hoá và nơi làm việc tự động hoá. Theo số lượng người làm việc: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc cá nhân và nơi làm việc tập thể(có ít nhất từ 2 người trở lên). Theo số lượng máy móc thiết bị: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc tổng hợp và nơi làm việc chuyên môn hoá. Nơi làm việc tổng hợp là nơi làm việc tại đó công nhân thực hiện được công việc khác nhau, những nơi làm việc này đặc trưng cho loại hình sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ. Nơi làm việc chuyên mon hoá là nơi làm việc tại đó công nhân chỉ thực hiện được một bước công việc nhất định hay một số ít những công việc đồng nhất. Đặc trưng của những nơi làm việc này là cho các loại hình sản xuất hàng loạt và hàng khối. Theo tính chất ổn định về mặt vị trí: nơi làm việc được phân thành nơi làm việc cố định, nơi làm việc di động hoặc nơi làm việc trong nhà và nơi làm việc ngoài trời. Cũng tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà nơi làm việc có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau nữa, như theo nghề nghiệp của công nhân, theo loại hình sản xuất… Trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nặng nhọc, sự mệt mỏi và hứng thú của người lao động. Nơi làm việc càng được tổ chức hợp lý, thuận tiện và được trang bị đầy đủ những thứ cần thiết thì lao động càng đỡ mệt mỏi, khả năng làm việc và năng suất lao động của công nhân càng được nâng cao. Do vây, tổ chức và phục vụ nơi làm việc có một vai trò quan trọng đối với mỗi xí nghiệp. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc tạo điều kiện để giảm chi phí về thời gian lao động và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao, sử dụng tiết kiệm diện tích sản xuất, tạo ra được cac phương pháp làm việc tiên tiến. B. Tổ chức nơi làm việc: Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm tạo ra tại nơi làm việc có tất cả những điều kiện vật chất với hiệu quả cao đồng thời đảm bảo sức khoẻ và khả năng làm viêch của con người. Tổ chức nơi làm việc gồm 3 nội dung chủ yếu là: thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc và bố trí nơi làm việc. 1. Thiết kế nơi làm việc. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ cơ khí hoá ngày càng cao, trong quá trình lao động của công nhân đều có một ưu điểm chung, đó là điều khiển máy móc thiết bị. Điều đó cho phép xoá bỏ dần những khác biệt về nội dung lao động của công nhân. Trên thực tế tổ chức nơi làm việc thể hiện ở việc trang bị công nghệ tổ chức tương đối giống nhau cho các nơi làm việc. Mặt khác, trong thực tế sản xuất thường diễn ra ở những nơi làm việc như nhau lại áp dụng các kiểu tổ chức như nhau và tất nhiên nó sẽ mang lại những kết quả khác nhau làm cản trở khồng ít đến sản xuất, tăng năng suất lao động. Vì vậy, thiết kế nơi làm việc đặc biệt cần thiết đối với công nhân cùng nghề, làm những nghề phổ biến. Để đảm bảo việc tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý thì trước hết phải thiết kế nơi làm việc theo yêu cầu của quá trình sản xuất và quá trình lao động. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải luôn đổi mới để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Quá trình cải tiến kỹ thuật được diễn ra liên tục để cải tiến những sản phẩm cũ, thiết kế những sản phẩm mới… Vì vậy, phải thường xuyên cải tiến và thiết kế lại nơi làm việc cho phù hợp. Đó cũng là quá trình nâng cao dần trình độ tổ chức nơi làm việc và có tác dụng to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động. Việc thiết kế nơi làm việc được thiết kế theo trình tự sau: Chọn các thiết bị chính phù hợp nhất để thực hiện quy trình công nghệ với hiệu suất cao. Chọn các thiết bị phụ, các loại dụng cụ, đồ gá công nghệ, các trang bị tổ chức phù hợp. Chọn các phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho từng nơi làm việc cụ thể. Thiết kế phương pháp và thao tác lao động hợp lý, tạo ra các ưu thế lao động thuận lợi, trên cơ sở đó tính độ dài của quá trình lao động đồng thời xác định mức thời gian cho bước công việc. Xây dựng hệ thống mức theo chức năng. Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc như số lượng công nhân tại nơi làm việc, số lượng sản phẩm được sản xuất ra cho một giờ mức tại nơi làm việc. Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc như tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ… Khi tiến hành thiết kế nơi làm việc cần có các tài liệu về máy móc thiết bị, quy trình công nghê, tiêu chuẩn về vệ sinh phòng bệnh, tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn và bảo vệ lao động, các tiêu chuẩn về định mức lao động và các thiết kế mẫu cho các loại nơi làm việc. 2. Trang bị nơi làm việc. Trang bị nơi làm việc là cung cấp các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc để có thể tiến hành được quá trình sản xuất, quá trình lao động với hiệu suất cao, đồng thời tiết kiệm sức lao động của người công nhân. Trang bị nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất ca về số lượng và chất lượng. Tuỳ theo nội dung khác nhau của quá trình lao động mà nơi làm việc được trang bị khác nhau. Sản xuất càng phát triển, trình độ tổ chức lao động càng cao thì nơi làm việc càng hoàn chỉnh. Vì vậy có thể căn cứ vào trình độ trang bị nơi làm việc để đánh giá trình độ phát triển của sản xuất. Nơi làm việc cần được trang bị các phương tiện vật chất kỹ thuật sau: Các thiết bị chính: là những thiết bị mà người công nhân dùng trực tiếp để tác động lên đối tượng lao động tạo ra các sản phẩm. Với nội dung lao động khác nhau, các thiết bị chính có thể khác nhau. Nó có thể là những tổ hợp máy, các máy công cụ, các bảng điều khiển… Các thiết bị phụ: là các thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện cá quá trình lao động với hiệu quả cao hơn. Đó là các thiết bị bốc xếp, vận chuyển… Đối với các thiết bị chính, thiết bị phụ này phải đáp ứng được yêu cầu tiện lợi trong sử dụng, thuận lợi cho thao tác lao động, tránh cho người công nhân khỏi phải lao động chân tay nặng nhọc, không phát sinh độc hại và đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Máy móc phải phù hợp với tầm vóc của người công nhân đồng thời phải đáp ứng được cả yêu cầu về thẩm mỹ. Các trang thiết bị công nghệ bao gồm các loại dụng cụ kẹp đồ gá, các dụng cụ đo kiểm tra, các dụng cụ cắt, gọt… các trang bị công nghệ là các dụng cụ làm bằng tay như kìm, búa, kéo… vì vậy, cấu trúc của nó phải đảm bảo tính chính xác, sử dụng với lực tác động nhỏ, đồng thời khi sử dụng không gây tiếng ồn, rung động để đảm bảo năng suất lao động cao. Các trang bị tổ chức lao động gồm bàn, ghế, tủ, giá đỡ… với các loại trang bị này thì đòi hỏi phải vững chắc, tiện sử dụng, tiết kiệm được diện tích. Sản xuất đồng thời kết cấu. Kích cỡ phải phù hợp với tầm vóc và tâm sinh lý người lao động. Khi lưạ chọn bàn ghế phải tính toán tư thế, không gian làm việc, lực tác động của công nhân trong quá trình lao động và kích thước của con người để cho người công nhân giảm bớt mệt mỏi, thuận tiện khi làm việc. Các thiết bị thông tin liên lạc bao gồm địên thoại, điện tín… những loại trang thiết bị này rất cần thiết trong thời đại ngày nay, vì vậy các trang thiết bị này phải đảm bảo độ tin cậycao, thông tin phải nhanh chóng kịp thời đồng thời nó cũng phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất tại nơi làm việc. Các trang thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp như các loại lưới, tấm chắn bảo vệ, các thiết bị thông gió, chiếu sáng… Hiện nay nền kinh tế nước ta còn lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới, các máy móc thiết bị phần lớn nhập từ nước ngoài về cho nên có một số điểm chưa phù hợp như khả năng làm việc của máy thường cao hơn so với khả năng làm việc của con người. Các dụng cụ, thiết bị có khi không đầy đủ, đồng bộ… Những điều trên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người công nhân, công suất máy móc, thiết bị thường không được tận dụng một cách tối đa. chính vì thế mà các doanh nghiệp khi nhập thiết bị máy móc về phải điều chỉnh sao cho phù hợp với tầm vóc của người Vịêt Nam, đào tạo lại hoặc thi tuyển chọn công nhân để đáp ứng yêu cầu của máy móc thiết bị. 3. Bố trí nơi làm việc. Bố trí nơi làm việc là sự sắp xếp tất cả các trang thiết bị cần có tại nơi làm việc một cách hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo thực hiện quá trình lao động với hiệu suất cao, tiết kiệm được sức lao động của người công nhân và đảm bảo an toàn lao động. Bố trí nơi làm việc bao gồm 3 dạng: Bố trí chung: là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc trong phạm vi của một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hoá của từng nơi làm việc và tính chất công việc, quy trình sản xuất sản phẩm. Bố trí bộ phân: là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí nay tạo ra sự phù hợp giữa những công nhân với cácloại trang thiết bị và sự phù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân trong quá trình lao động. Bố trí riêng biệt: là sắp xếp các loại trang bị công nghệ theo từng yếu tố. Bố trí nơi làm việc là sự vận dụng một cách tổng hợp thành tựu của nhiều ngành khoa học có liên quan đến sản xuất và con người tạo ra những nơi làm việc tối ưu. bố trí nơi làm việc hợp lý sẽ tạo ra được chu kỳ sản xuất ngắn nhất, các đường vận chuyển chi tiết ngắn nhất, thẳng, không chồng chéo và sử dụng tối ưu diện tích nơi làm việc. Hệ số đường thẳng vận chuyển được xác định theo công thức sau: Kđt = Hoặc: Kdt= Trong đó: Kdt: hệ số đường thẳng vận chuyển. Skc: Số hành trình vận chuyển không bị cắt. Lkc: Chiều dài của các hành trình vận chuyển không bị cắt. tổng số hành trình vận chuyển trong bộ phận nghiên cứu. i: Loại hình vận chuyển. Để tính toán diện tích nơi làm việc ta dùng công thức sau: SNLV = (a+b+0.5c)(d+o.5e). Trong đó: a: Chiều dài của thiết bị chính nơi làm việc. b: Khoảng cách từ tường đến cột hoặc từ cột đến máy. c: Bề rộng của đường đi giữa các nơi làm việc. d: Chiều rộng của thiết bị chính. e: Khoảng cách giữa các nơi làm việc theo chiều rộng. Chúng ta có thể sử dụng hệ số sử dụng diện tích để đánh giá sự hợp lý về mặt kinh tế của bố trí nơi làm việc. Ksd = Trong đó: Si: diện tích sản xuất mỗi đơn vị yếu tố trong thiết bị chính, phục chiếm. S: Tổng diện tích của nơi làm việc. i: Loại yếu tố trang thiết bị. n:Số loại yếu tố trang thiết bị. Nơi làm việc được bố trí hợp lý còn được đánh giá dưới giác độ sinh lý và vệ sinh lao động hợp lý. Khi tạo được tư thế lao động hợp lý, người công nhân có thể tự do thay đổi tư thế trong quá trình lao động tránh được tư thế làm việc gò bó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Bố trí nơi làm việc hợp lý về mặt sinh lý có nghĩa là bố trí bộ phận điều khiển, những dụng cụ sử dụng thường xuyên trong vùng làm việc tối ưu. các nơi làm việc trong từng thời điểm cần bố trí những thứ cần thiết cho công việc. Mỗi vật dung phải bố trí ở những nơi nhất định để tránh mất thời gian tìm kiếm. Những vật dùng nào hay dùng thì bố trí ở gần công nhân hơn những vật ít dùng. Hầu hết các vật đều để ở bên tay phải nhưng tất cả các vật đó phải đặt trong vùng với tới của công nhân. Bố trí hợp lý nơi làm việc về mặt an toàn lao động có nghĩa là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người công nhân. đường vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm… phải đủ rộng để phòng tai nạn lao động khi vận chuyển. Các đường vận chuỷển mà cắt nhau thì phải tạo thành một góc vuông không có đường cụt. Các thiết bị nên bố trí vuông góc với đường vận chuyển để khi cần có thể tạo thành hàng rào chắn cho công nhân. cần có đường đi riêng cho công nhân và đường vận chuyển. Ngoài ra, bố trí nơi làm việc còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ trong sane xuất cónghĩa là nơi làm việc phải bố trí đẹp, gọn gàng, sáng sủa. Trang trí màusắc tại nơi làm việc phải trang nhã phù hợp với đặc điểm và nội dung của công việc. Việc bố trí hài hoà, đẹp mắt sẽ tạo cảm xúc lành mạnh và kích thích hưng phấn lao động của người công nhân. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá cụ thể sự hợp lý của tổ chức phục vụ nơi làm việc: a. chỉ tiêu giá trị sản phẩm sản xuất ra trên một đồng giá trị thiết bị chính, phụ và các tài sản khác tại nơi làm việc được tính theo công thức sau: Di = Trong đó: Msl : mức sản lượng ca, chiếc, cái. Gi: giá thành công xưởng. Ci: giá trị ban đầu của thiết bị chính tại nơi làm việc i. Di: giá trị ban đầu của thiết bị phụ nơi làm việc. Đi: giá trị ban đầu của các tài sản khác tại nơi làm việc. b.- Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc là sản phẩm tính bằng tiền(hoặc bằng hiện vật) tính trên một đơn vị sản xuất(m2)hay một đồng giá trị của các loại thiết bị tại nơi làm việc. Lượng sản phẩm bằng hiện vật tính trên 1m2 diện tích tính bằng công thức: Bi = Trong đó: Bi: lượng sản phẩm tính trên 1m2 diện tích sản xuất. Si: diện tích nơi làm việc. i: nơi làm việc loại i. Lượng sản phẩm bằng tiền được xác định như sau: Bi = Trong đó : Bi: lượng sản phẩm tính bằng tiền trên 1m2 diện tích sản xuất. c- chỉ tiêu trình độ cơ khí hoá lao động tại nơi làm việc được xác định theo công thức sau: Yi = Trong đó: Yi : trình độ cơ khí hoá lao động tại nơi làm việc i. Tm thời gian lao dộng được cơ khí hoá hoặc tự động hoá trong bước công việc. Tt-m: thời gian thực hiện các động tác tay trong thời gian máy. Ti: thời gian thực hiện các động tác tay trong bước công việc. C. Phục vụ nơi làm việc. Phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để có thể tiến hành được quá trình sản xuất, quá trình lao động một cách liên tục và có hiệu quả cao. Hệ thống phục vụ phải bao gồm đầy đủ các bộ phận để đáp ứng các nhu cầu của phục vụ. Phục vụ phải đảm bảo sự kết hợp giữa phục vụ tập trung và phục vụ phân tán. Khi thành lập các bộ phận phục vụ phân chia các chức năng phục vụ, phục vụ phải cho phép kiên kết chặt chẽ các chức năng phục vụ. Phải có kế hoạch phân bố thời gian và không gian chặt chẽ để phục vụ kịp thời đồng thoèi thoả mãn nhu cầu tại nơi làm việc một cách nhanh nhất. 1. Nội dung của phục vụ nơi làm việc. Sản xuất là một quá trình phức tạp, nó đồng thời diễn ra tại tất cả các nơi làm việc của xí nghiệp. để nơi làm việc được liên tục chúng ta phải phục vụ tốt. Mỗi một nơi làm việc khác nhau thì có nhu cầu phục khác nhau. Chức năng phục vụ là hoạt động lao động của nhóm công nhân phục vụ có ngành nghề nhất định được phan chia theo tính đồng nhất về công nghệ và chức năng phục vụ chính gồm: Phục vụ chuẩn bị sản xuất: bao gồm các công việc như giao nhiệm vụ sản xuất cho từng nơi làm việc, chuẩn bị các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật, các bản hướng dẫn, tính toán về nhu cầu nguyên vệt liệu, bán thành phẩm…theo yêu cầu sản xuất. Chức năng phục vụ dụng cụ: bao gồm cung cấp cho nơi làm việc những dụng cụ cắt, gọt, dụng cụ đo, dụng cụ công nghệ và đồ gá đồng thời thực hiện việc bảo quản, theo dõi tình hình sử dụng, kiểm tra chất lượng dụng cụ sữa chữa khi cần thiết. Phục vụ vận chuyển bốc dỡ: bao gồm việc chở đến nơi làm việc nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Sắp xếp lại nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng đồng thời sau đó chuyển khỏi nơi làm việc những dụng cụ đã sử dụng, các loại phế liệu, phế phẩm… Chức năng phục vụ năng lượng bao gồm: đảm bảo cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu về năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu… đmả bảo sản xuất một cách liên tục. Phục vụ điều chỉnh sữa chữa thiết bị bao gồm các công việc như hiệu chỉnh, điều chỉnh, sữa chữa nhỏ và lớn các thiết bị nhằm đảm bảo tình trạng thiết bị tốt và hoạt động được chất xám đồng thời khôi phục được khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị. Phục vụ kiểm tra bao gồm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm… trước khi đưa xuống nơi làm việc và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các yêu cầu kỹ thuật. Chức năng phục vụ kho tàng bao gồm việc kiểm kê, phân loại, bảo quản nguyên vật liệu kho tàng. Phục vụ và sữa chữa nơi làm việc như chữa các phòng sản xuất, nơi làm việc, các loại đồ gỗ như bàn, ghế … ở các nơi làm việc. Phục vụ sinh hoạt văn hóa tại nơi làm việc như giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, dọn các phế liệu, phế phẩm. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là điều kiện không thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản xuất nào là vì quá trình sản xuất, quá trình lao động là qúa trình tiêu thụ và trong quá trình đó các phương tiện vật chất đều chuyển từng phần hoặc toàn phần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Quá trình đó diễn ra liên tục và không ngừng ở tất cả các nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc chính là cung cấp và nuôi dưỡng quá trình đó, đồng thờitổ chức phục vụ nơi làm việc cho phép sử dụng tốt thời gian lao động của công nhân, công suất máy móc thiết bị và củng cố thiết bị lao động. 2. Các nguyên tắc phục vụ nơi làm việc. Muốn phục vụ nơi làm việc một cách đồng bộ và có hiệu quả cần thực hịên theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc phục vụ theo chức năng có nghĩa là khi xây dựng hệ thống phục vụ nơi làm việc phải căn cứ vào nhu cầu snả xuất vào số lượng, chất lượng, tính quy luật của từng chức năng. Phục vụ theo kế hoạch tức là phải dựa trên kế hoạch sản xuất để xây dựng kế hoạch phục vụ sao cho phù hợp với tình hình sản xuất, sử dụng lao động và thiết bị có hiệu quả, tránh lãng phí thời gian lao động. Nguyên tắc phục vụ mang tính dự phòng tức là mỗi nơi làm việc khác nhau thì có nhu cầu phục vụ khác nhau vì vậy phải có sự két hợp đồng bộ giữa các chức năng phục vụ khác nhau trong toàn xí nghiệp. Phục vụ mang tính linh hoạt nghĩa là phục vụ phải nhanh chóng loại trừ hỏng hóc của máy móc thiết bị để cho sản xuất được liên tục. Phục vụ mang tính kinh tế có nghĩa là phục vụ sản xuất sao cho chi phí về lao động và tiền vốn là nhỏ nhất. 3. Các hình thức và chế độ nơi làm việc. Các hình thức phục vụ nơi làm việc. Tuỳ theo đặc điểm của loại hình sản xuất, theo số lượng nhu cầu phục vụ và tính ổn định của nó mà trong xí nghiệp có thể áp dụng các hình thức tổ chức phục vụ nơi làm việc như sau: Hình thức phục vụ tập trung: Hình thức này áp dụng với loại hình sản xuất hàng loạt lớn vag hàng khối, trong đó tất cả nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do những trung tâm phục vụ đáp ứng. Hình thức phục vụ này cho phép sử dụng một cách có hiệu quả lao động và thiết bị phục vụ, áp dụng các phương pháp phục vụ tiên tiến. đồng thời hình thức này cũng cho phep tiến hành tự động hoá, cơ giới hoá các khâu phục vụ để nâng cao chất lượng phục vụ. đây là hình thức phục vụ nơi làm việc có hiệu quả nhất. Hình thức phục vụ phân tán: là hình thức các phân xưởng, bộ phận sản xuất tự phục vụ mình chứ không tập trung tai trung tâm. Hình thức này được áp dụng cho các loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc khi các nhu cầu phục vụ không lớn và trong điều kiện thiếu ổn định. Hình thức phục vụ hỗn hợp: là hình thức kết hợp cả phục vụ tập trung và hình thức phục vụ phân tán. vì vậy khi áp dụng hình thức này thì phải kết hợp một cách hợp lý và phân chia các chức năng một cách rõ ràng. Chế độ phục vụ nơi làm việc. Các xí nghiệp gồm có 3 loại chế độ phục vụ, đó là: phục vụ trực nhật, phục vụ theo chế độ dự phòng và chế độ theo tiêu chuẩn. Chế độ phục vụ trực nhật: là đảm bảo cho các nơi làm việc khi có nhu cầu phục vụ hoặc theo những nhiệm vụ sản xuất trong ca và trong ngày làm việc. Chế độ phục vụ này đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nó thường gây ra những lãng phí về công suất máy móc thiết bị do chờ đợi phục vụ. Cho nên chế độ phục vụ này áp dụng cho sản xuất hàng loạt nhỏ, đơn chiếc. Chế độ phục vụ theo kế hoạch đơn chiếc dự phòng: đáp ứng nhu cầu phục vụ theo một kế hoạch cho trước. Trong chế độ phục vụ nơi làm việc này việc cung cấp cho nơi làm việc tất cả những thứ cần thiết, kiểm tra, sữa chữa… đều thuộc một biểu đồ thời gian. Việc kiểm tra, sửa chữa phải hoàn thành trong thời gian quy định. Vì vậy chế độ phục vụ mang tính chất dự phòng đảm bảo cho sản xúât được nhịp nhàng, liên tục, giảm bớt thời gian lãng phí của công nhân chính và công suất máy móc thiết bị. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn. Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: là chế độ phục vụ hoàn thiện nhất, mọi nhu cầu phục vụ đều được tiêu chuẩn hoá và được phục vụ theo một kế hoạch chặt chẽ. Chế độ phục vụ này loại trừ các lãng phí thời gian nơi làm việc và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Chế độ này được áp dụng cho sản xuất hàng khối với điều kiện sản xuất được liên tục và ổn định. II. ý nghĩa của tổ chức phục vụ nơi làm việc trong các xí nghiệp. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố đó là: lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. Ngày nay, dưới sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì những thành tựucủa nó luôn được áp dụng nhanh nhất vào sản xuất. Thực tế cho thấy đất nước chúng ta còn rất lạc hậu so với nền văn minh thế giới, sản xuất mang tính chất thủ công là chủ yếu, máy móc thiết bị lạc hậu. Hơn nữa, chúng ta vừa chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh té thị trường. Chính vì vậy mà các biện pháp tổ chưc lao động khoa học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, nó cho phép nâng cao được năng suất lao động và tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có ngay cả khi có cơ sở vật chất bình thường. Có thể đạt được hiệu quả cao đó là nhờ áp dụng những phương pháp và thao tác lao động hợp lý, sắp xếp, lựa chọn, bố trí các loại máy móc thiết bị phù hợp với tình hình sản xuất. Về mặt xã hội góp phần nâng cao tay nghề, sức khỏe cho người lao động, bố trí lao động thực hiện những công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một nội dung không thể thiếu được của tổ chức lao động khoa học. đối với mỗi xí nghiệp, trình đọ tổ chứcphục vụ nơi làm việc còn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nặng nhọc, sự mệt mỏi và hưởng thụ lao động. Nơi làm việc được tổ chức càng hợp lý,càng thuận tiện, được trang bị những thứ thiết bị cần thiết càng đầy đủ thì lao động càng đỡ mệt mỏi, khả năng và năng suất lao động của công nhân càng được nâng cao. Chương II. Thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc tại xưởng máy công cụ- công ty cơ khí Hà Nội. Đặc điểm quá trình phát triển của xưởng máy công cụ. Quá trình hình thành và phát triển. Xưởng máy công cụ là một phân xưởng lớn của công ty cơ khí Hà Nội. Nó ra đời cùng với sự ra đời của công ty, nên quá trình hình thành và phát triển của xưởng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của công ty. Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành đến nay công ty cơ khí HN đã trải qua những thăng trầm, biến đổi của lịch sử kinh tế chính trị của đất nước, có thể chia quá trình đó ra những giai đoạn biến đổi sau: a.Những bước đi ban đầu và kế hoạch 3 năm, 5 năm lần thứ nhất( 1958/1965) Trong giai đoạn này nhà máy có nhiệm vụ sản xuất các loại máy móc có độ chính xác cấp hai, để trang bị cho ngành cơ khí non trẻ Việt Nam, đáp ứng được các yêu cầu khôi phục của đất nước rên cơ sở đó để công ty cơ khí HN phát huy vai trò của nhà máy trong nền kinh tế quốc dân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. ở thời kỳ này đội ngũ cán bộ công nhân viên chỉ vỏn vẹn có khoảng 600 người và hầu hết là cán bộ, công nhân chuyển từ ngành khác sang, tay nghề còn non kém do vậy việc sản xuất còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với lòng lao động hăng say nhiệt tình, toàn nhà máy đã thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm, 5 năm lần thứ nhất. đạt được một số thành tựu đáng kể như: đã xuất xưởng 600 đến 800 máy công cụ các loại có độ chính xác cấp II, giá trị tổng sản lượng tăng lên gấp 8 lần so với năm 1988, tăng 122% năng lực sản xuất máy công cụ so với thiết kế ban đầu va bước đầu nghiên cứu chế tạo đưa vào sản xuất như:T260, T603002… do có những thành tích đó nên ngày 30/08/1958 công ty được vinh dự đón Bác Hồ về thăm hỏi chúc mừng và căn dặn toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy cố gắng hơn nữa trong lao động sản xuất góp phần thúc đẩy sự phát triển cua ngành công nghiệp non trẻ của đất nước, đây là sự quan tâm kịp thời của đảng và Bác Hồ đối với công ty làm cho không khí hăng say, hào hứng trong lao động lên cao để đưa nhà máy sang những giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn sản xuất và chiến đấu(1966/1976). Trong thời kỳ này Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền bắc và đàn áp dã man ở miền Nam, đảng ta chủ trương chuyển sang quản lý cho phù hợp với tình hình hiện tại là sơ tán nhỏ các nhà máy, xí nghiệp xa các thành phố lớn để tiếp tục sản xuất. Trong điều kiện khó khăn chung của nhà nước, nhà máy cũng phải sơ tán hơn 30 địa điểm khác nhau để tránh thiệt hại do bom mỹ. Trong hoàn cảnh như vậy để chỉ đạo sản xuất là vô cùng khó khăn nhưng nhà máy vẫn giữ vững nhiệm vụ truyền thống của là sản xuất máy công cụ, bên cạnh đó để nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam nhà máy đã sản xuất va cung cấp cho quốc phòng hàng ngàn tấn phụ tùng các loại cho xe đạp, xe vận tải, ống phóng hoả… Mặt khác nhà máy đã tiễn hàng ngàn cán bộ công nhân viên lên đường đánh Mỹ góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. c. Công ty cùng cả nước xây dựng CNXH Hoà bình thống nhất mà chúng ta đã dành được trong cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc thật là hào hùng, vẻ vang song những tổn thất thiệt hại không phải là nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Với tinh thần khẩn trương hào hứng cùng cả nước bước vào công cuộc xây dựng kinh tế sau chiến tranh, đi lên xây dựng CNXH trong cả nước nhà máy cơ khí HN đã tập trung lại và đi vào khôi phục sản xuất. Sau năm 1975 nhà máy mở rộng mặt bằng sản xuất tăng gấp 2.6 lần, trang thiết bị tăng gấp 2.7 lần so với ban đầu. Bằng việc thực hiện kế hoạch 5 năm, các hoạt động sản xuất của nhà máy đã hoàn thành kế hoạch toàn diện và vượt mức chỉ tiêu. Đến năm 1980 nhà máy đã đổi tên thành nhà máy chế tạo công cụ số một với những thành tích đạt được trong giai đoạn này nhà máy đã được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương huy chương và đặc biệt được phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng. d. Giai đoạn từ 1987 đến nay. Thời kỳ đổi mới kinh tế đảng ta quyết định xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp sang có chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do chưa thích ứng với cơ chế mới nên nhà máy gặp không ít những khó khăn tưởng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3591.doc
Tài liệu liên quan