Ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Hà Nội

Lời nói đầu Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế thị trường, đang từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhiệm vụ quan trọng là "ổn định ổn định và không ngừng phát triển nền kinh tế đất nước, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế , đưa đất nước tiến nhanh vào hội nhập được với nền kinh tế thế giới". Để hỗ trợ sản xuất trong nước, để bắt kịp và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới, Đảng

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Nhà nước ta đã chú trọng rất nhiều đến kinh tế đối ngoại mà trọng tâm là hoạt động xuất nhập khẩu. Nhận thức được vấn đề này đại hội Đảng lần thứ VI, VII Đảng ta có chủ trương "Mở rộng, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực bên trong". Chính từ hoạt động xuất nhập khẩu đã cung cấp cho nền kinh tế đất nước những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu mà trong nước chưa có hoặc chưa có khả năng đáp ứng để phát triển sản xuất tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời cũng chính nhờ đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho kinh tế đất nước trong đó có nhập khẩu. Do đặc điểm của đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh các đơn vị Việt Nam phải thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế mở. Các Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải tự chủ trong mọi hoạt động của đơn vị, từ tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển thị trường, đến hạch toán kinh tế để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường mà tính cạnh tranh ngày càng gay go, quyết liệt (thương trường như chiến trường), nó đồng nghĩa với việc sẽ có người thắng kẻ thua, người thắng chính là người luôn làm chủ được tình thế nhậy bén với sự thay đổi, biến đổi của thị trường, có bộ óc kinh doanh sáng tạo nắm bắt thông tin kịp thời để điều chỉnh và quản lý hoạt động của công ty sao cho có hiệu quả… Kinh tế thị trường phát triển ngoài việc phát triển về sản xuất xã hội phát triển kinh tế đối ngoại thì sự ra đời của cơ chế quản lý mới (cơ chế hạch toán kinh doanh) cũng là một tất yếu khách quan đòi hỏi chúng ta phải sử dụng tối đa vai trò của hệ thống công cụ quản lý trong đó có kế toán. Ta có thể khẳng định phần lớn các quyết định của các nhà quản lý phụ thuộc vào nguồn số liệu của kế toán là những phân tích của nó… Do vậy, để phát huy vai trò kế toán trong công tác quản lý, để cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý được chính xác, kịp thời đầy đủ, thì việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán là hết sức cần thiết… Thông tin về mọi mặt hoạt động của Doanh nghiệp đều cần thiết song tuỳ từng lĩnh vức sản xuất kinh doanh mà các thông tin có tầm quan trọng khác nhau. Riêng với công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ thì mảng thông tin về hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng. Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn để tài (ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu) cho bài luận văn của mình. Bài luận văn gồm 3 chương Chương I: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ở Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay Chương II: Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ở công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ - Hà nội. Chương III: ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ - Hà nội (Qua nghiên cứu thực tế tại công ty và được sự hướng dẫn chỉ bảo rất tận tình của thầy giáo TS Đỗ Minh Thành, TS Đàm Gia Mạnh và các cô chú trong phòng tài chính kế hoạch của công ty đã giúp em hoàn thành bài luận văn này) Chương I: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay I. Đặc điểm nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và nhiệm vụ kế toán: 1. Đặc điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá: Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá hay dịch vụ (ở đây bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng tạm nhập tái xuất) ra nước ngoài căn cứ vào các hợp đồng đã được ký kết. Chúng ta thường xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của các hàng sản xuất trong nước như: Chè, cà phê, gạo, hàng may mặc, dệt kim, nguyên liệu thô, dầu thô, quặng kim loại, các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ....truyền thống.... Hoạt động kinh doanh sản xuất nhập khẩu được coi là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế với chức năng tổ chức lưu chuyển hàng hoá giữa trong nước và ngoài nước. Xuất khẩu được xem là một trong các trong những nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, là một yếu tố kích thích sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta được thể hiện trên những mặt sau: - Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong một thời gian ngắn cần phải có một số vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển trên thế giới như Nhật, Mỹ, Thái Lan, ấn Độ, Đức, Pháp…Vấn đề đặt ra là nguồn vốn đó có thể lấy từ đâu? Nguồn vốn nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ…tuy quan trọng nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời gian tới. Vì vậy xét cho cùng thì nguồn vốn quan trọng nhất để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là nguồn vốn từ xuất khẩu. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu và cũng chính nhờ có nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật mới hỗ trợ cho nền sản xuất trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu là yếu tố quan trọng quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng thi trường cho sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội phát triển thuận lợi. Xuất khẩu đã tạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hoá trong nước. Xuất khẩu đã tạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hoá trong nước, thúc đẩy mỹ nghệ xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nghề truyền thống về thủ công mỹ nghệ, và các ngành sản xuất nguyên liệu để làm ra chúng như: Trồng cói, ngô, dừa, mây, tre, sản xuất đồ gốm sứ, sản xuất dầy dép xuất khẩu … Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của chúng ta sẽ được lưu thông trên thị trường quốc tế và tham gia cạnh tranh với hàng hoá của các nước về giá cả và chất lượng. Để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước trên thế giới. Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài được đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. - Xuất khẩu có tác động lớn đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập ổn định. Xuất khẩu là mũi nhọn quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, là một trong 3 chương trình kinh tế lớn do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra "Trong toàn bộ hoạt động nền kinh tế, một nhiệm vụ có ý kiến nghĩa lược của toàn Đảng, toàn dân là ra sức xuất khẩu, để nhập khẩu…" Do tầm quan trọng của xuất khẩu mà phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, là chấp nhận xu hướng hợp tác cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đòi hỏi cơ quan quản lý cũng như Doanh nghiệp phải có các định hướng phát triển thị trường xuất khẩu và các biện pháphát triển phù hợp trong việc hoàn thiện các chính sách ngoại thương nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. *Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong 3 trường hợp sau: - Hàng xuất khẩu bán cho các Doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng hoá bán cho khách nước ngoài hoặc Việt kiều, thanh toán bằng ngoại tệ. - Các dịch vụ sửa chữa tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng ký gửi đi hội chợ, triển lãm sau đó bán thu ngoại tệ. - Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Việc xác định đúng đắn thời điểm xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu bán hàng xuất khẩu, giải quyết các nghiệp vụ thanh toán, tranh chấp, khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương. Theo quy định thì hàng hoá được xác định là hàng xuất khẩu, cụ thể: - Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển, hàng xuất khẩu tính ngay từ khi thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng. - Nếu hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường sắt, hàng xuất khẩu được tính từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. - Nếu hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường bộ thì hàng được coi là xuất khẩu tính từ ngày hàng hoá rời khỏi biên giới theo xác nhận của hải quan cửa khẩu biên giới. - Hàng đưa đi hội trợ triển lãm thì hàng được coi là xuất khẩu khi hoàn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ. - Nếu hàng xuất khẩu là các dịch vụ sửa chữa tàu biển, máy bay trên địa phận nước ta thì dịch vụ tính là xuất khẩu khi hoàn thành dịch vụ sửa chữa, thu ngoại tệ hoăc khách hàng chấp nhận thanh toán sau. 2. Các phương thức, hình thức kinh doanh xuất khẩu * Các phương thức kinh doanh xuất khẩu - Kinh doanh xuất khẩu theo nghị định như: Trong quan hệ kinh tế đối ngoại với nước ngoài, nhà nước ta và các nước khác có ký kết văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở nội dung đã ký kết nhà nước xây dựng kế hoạch giao cho một số doanh nghiệp thực hiện. Theo cách này Nhà nước cấp vốn, vật tư và các điều kiện khác để Doanh nghiệp thay mặt Nhà nước ký kết hợp đồng cụ thể, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nguồn hàng và giao cho bạn hàng theo đúng tinh thần của nghị định thư về thời gian, địa điểm, chất lượng, số lượng…Đối với số ngoại tệ thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí bằng ngoại tệ thì các đơn vị phải lập vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của bộ thương mại và bộ thương mại thanh toán bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá quy đổi tính theo từng mặt hàng. Trường hợp xuất khẩu trả nợ cho Nhà nước thì tiền hàng sẽ do Bộ trưởng thương mại trả sau khi nước chủ nợ thông báo đã nhận đủ và chấp nhận lô hàng. - Kinh doanh xuất khẩu tự cân đối: Theo phương thức này các Doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ kinh doanh, tự chủ nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, tự tổ chức các điều kiện cần thiết để ký kết hợp đồng xuất khẩu nhưng phải tuân theo quy định trong chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đối với các hợp đồng này các Doanh nghiệp phải hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện cũng như phân phối kết quả thu được từ các hoạt động đó. Số ngoại tệ thu được đơn vị có thể bán ở thị trường ngoại tệ hoặc ngân hàng. Với phương châm mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước ta đã có những biện pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hoạt động sản xuất, xuất khẩu (những mặt hàng thuộc ưu thế của nước ta). Các Doanh nghiệp thương mại hoặc Doanh nghiệp khác có đủ điều kiện và đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu cho các Doanh nghiệp này. Mặc dù vậy không phải bất kỳ Doanh nghiệp nào có giấy phép đều có thể trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và không có nghĩa là các Doanh nghiệp không có giấy phép là không được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu thường được tiến hành theo các hình thức sau: - Xuất khẩu trực tiếp: Theo hình thức này các Doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, có nguồn tài nguyên, có khả năng sản xuất gia công, mua hàng xuất khẩu được Nhà nước, Bộ thương mại cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài, thanh toán bằng ngoại tệ (chủ yếu là ngoại tệ mạnh). Số tiền ngoại tệ thu được do xuất khẩu hàng hoá và được sử dụng để nhập khẩu các loại hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế địa phương theo chính sách của Nhà nước. - Xuất khẩu uỷ thác: Là hình thức mà các Doanh nghiệp địa phương có nguồn tài nguyên hàng hoá phong phú, có ngoại tệ mạnh nhưng không có điều kiện và chưa được Nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên phải nhờ các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung ương hoặc địa phương xuất nhập khẩu hộ. Đơn vị uỷ thác phải chịu một khoản hoa hồng trả cho đơn vị nhận ủy thác theo hợp đồng thoả thuận. Đơn vị nhận uỷ thác tính doanh thu dựa trên số hoa hồng được hưởng. Ngoài các hình thức xuất khẩu chủ yếu trên thì một số Doanh nghiệp có hình thức xuất khẩu kết hợp của hai hình thức trên có nghĩa là họ vừa xuất khẩu trực tiếp (được Nhà nước cho phép) vừa nhờ các Doanh nghiệp khác xuất khẩu hộ hoặc xuất khẩu hộ các Doanh nghiệp khác. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu này chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế, ngoài ra còn có thể theo hiệp định. 3. Các phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá Phương thức thanh toán là nội dung trọng yếu nhất của hoạt động kinh doang xuất nhập khẩu, nó chỉ việc người bán làm cách nào để thu tiền về và người mua dùng cách nào để trả tiền. Trong giao dich buôn bán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Ngày nay cùng với sự phát triển cuẩ mạng internet thì đã xuất hiện nhiều phương thức thanh toán mới ra đời, thanh toán qua mạng. Mỗi phương thức đều có mỗi ưu nhược điểm riêng, lựa chọn phương thức thanh toán nào đều phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu của người mua là nhận được hàng đảm bảo số lượng, chất lượng và đúng hạn. ở nước ta trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thường áp dụng các phương thức thanh toán sau: * Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó. Có hai loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. - Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua, mà không kèm theo điều kiện gì, ngân hàng không nắm được chứng từ. Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì vậy thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian đơn thuần mà thôi. - Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu và chứng từ gửi hàng) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu đó với điều kiện là người mua phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để họ đi nhận hàng. Tuỳ theo thời hạn trả tiền, phương thức nhằm thu kèm chứng từ được chia làm 2 loại: + Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ: Gọi là nhờ thu trả tiền ngay + Nhờ thu chấp nhận trả tiền để đổi chứng từ: Gọi là nhờ thu trả chậm. Phương thức này có ưu điểm là đảm bảo hơn so với phương thức nhờ thu phiếu trơn, vì theo phương thức này ngân hàng đã thay mặt người bán khống chế bộ chứng từ. Tuy vậy phương thức này vẫn còn một số bất lợi cho người bán: Thời gian thu tiền về chậm, vốn bị ứ đọng mà người mua vẫn có thể từ chối mua hàng mà không chấp nhận thanh toán… *Phương thức chuyển tiền: Là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu …) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Các bên liên quan trong phương thức chuyển tiền: Người trả tiền hay người chuyển tiền: Là người yêu cầu ngân hàng đại diện mình chuyển tiền ra nước ngoài Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền: Là ngân hàng ở nước ngoài trả tiền hoặc chuyển tiền (ngân hàng chuyển tiền) Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. Người hưởng lợi: (Người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư hoặc là người nào đó mà người chuyển tiền chỉ định) Các hình thức chuyển tiền chủ yếu: Hình thức điện báo Hình thức thư chuyển tiền Trong 2 hình thức này thì hình thức điện báo có lợi hơn cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh nên thủ tục điện phí …cao nên bất lợi cho người nhập khẩu *Phương thức tín dụng chứng từ: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong một văn bản gọi là thư tín dụng (viết tắt L/C) Các bên tham gia thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ trong ngoại thương gồm có: + Người xin mở thư tín dụng: Là người mua, người nhập khẩu + Ngân hàng mở thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cấp tín dụng cho người nhập khẩu + Ngươi hưởng L/C: Là người bán, người xuất khẩu hoặc là người khác được người hưởng lợi chỉ định. + Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, do ngân hàng viết ra và cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn phương thức nhờ thu. Đối với người bán (người xuất khẩu) nó đảm bảo rằng việc trả tiền cho người bán chỉ được thực hiện khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó. Trong thanh toán quốc tế người ta thường gặp các loại thư tín dụng thương mại sau: + Thư tín dụng có thể huỷ bỏ + Thư tín dụng không thể huỷ bỏ + Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận + Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy hồi + Thư tín dụng chuyển nhượng + Thư tín dụng tuần hoàn + Thư tín dụng giáp lưng + Thư tín dụng đối ứng + Thư tín dụng dự phòng + Thư tín dụng thanh toán trả dần *Phương pháp đảm bảo trả tiền Đây là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng bên mua theo yêu cầu của bên mua viết cho bên bán 1 thư đảm bảo trả tiền nếu bên bán đã giao hàng xong cho bên mua tại một địa điểm quy định. *Phương thức mở tài khoản: Là phương thức thanh toán trong đó có quy định, người bán (người xuất khẩu) sau khi giao hàng cho người nhập khẩu phải mở một tài khoản để ghi nợ người mua về tài khoản mua hàng hay các khoản chi phí khác có liên quan đến hoạt động mua hàng mà người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu. Đây là phương thức thanh toán đơn giản (chỉ có 2 bên: bên xuất khẩu và bên nhập khẩu tham gia thanh toán) phương thức này có lợi hơn cho người nhập khẩu Khi nói đến thanh toán quốc tế ta còn phải xem xét đến các phương tiện sử dụng trong thanh toán quốc tế. Đây chính là công cụ hỗ trợ và được sử dụng trong các phương thức thanh toán kể trên. ở đây các phương tiện thanh toán thường được sử dụng là hối phiếu và séc Hối phiếu: Là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một khoản tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả tiền cho người khác hoặc người cầm hối phiếu. Một trong những đặc tính quan trọng của hối phiếu là tính lưu thông. Hối phiếu có thể chuyển nhượng 1 lần hay nhiều lần trong thời hạn của nó thông qua hình thức ký hậu hối phiếu. Séc: Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng tính từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc là theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Hiện nay séc được sử dụng rộng rãi trong thanh toán nội bộ và quốc tế, nó có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền. Séc có thể chuyển nhượng cho người kế tiếp bằng phương pháp ký hậu trong thời hạn trên hiệu lực của nó (Nhưng việc ký hậu séc chỉ được thực hiện đối với hai loại séc theo lệnh) 4. Giá cả áp dụng trong hạch toán hàng hoá xuất khẩu Trong thanh toán quốc tế, việc xác định hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu và quy định về giá cả trong mua bán hàng hoá là một vấn đề quan trọng mà cả 2 bên giao dịch đều đặc biệt quan tâm. Đối với hoạt động xuất khẩu, khi đề cập đến giá cả hàng hoá ta thường đề cập đến giá cả của hàng hoá trong các khâu: mua hàng (hoặc thành phẩm) nhập kho, xuất kho hàng hoá để xuất khẩu và giá xuất khẩu (giá bán hàng xuất khẩu) Giá nhập kho: Là giá thực tế bỏ ra để mua hàng (bao gồm giá mua và chi phí mua hàng nếu có….) Giá xuất kho hàng hoá xuất khẩu : Giá xuất kho hàng xuất khẩu có thể được xác định theo một trong những phương pháp như: Giá đích danh, phương pháp giá bình quân gia quyền, phương pháp giá nhập trước xuất trước, và phương pháp giá nhập sau xuất trước. Việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào doang nghiệp. Giá bán hàng xuất khẩu : Là giá được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương và được hai bên thoả thuận. Và tỷ giá chuyển đổi thường sử dụng theo tỷ giá của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, các khoản thoái giá đều được coi là giảm giá hàng bán. Hiện nay trong hoạt động xuất nhập khẩu các doanh nghiệp thường sử dụng các loại giá giao hàng quy định trong Incoteem 90, ở nước ta thường sử dụng các loại giá: FOB, CIF, C&F, C&I… - Giá FOB: Là giá hàng giao được tính từ khi hàng hoá được xếp lên phương tiện tại cảng, ga hoặc biên giới nước người xuất khẩu. Giá FOB bao gồm giá thực tế của hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá lên tàu, người mua phải chịu mọi tổn thất, rủi ro từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng, - Giá CIF: Bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm Theo giá CIF người bán sẽ giao hàng tại cảng, ga, biên giới của người nhập khẩu. Người bán phải chịu chi phí bảo hiểm và vận chuyển, mọi rủi ro tổn thất chi phí vận chuyển bên bán phải chịu mọi trách nhiệm. - Giá C&F: Là giá xuất khẩu bao gồm giá cả thực tế của hàng xuất cho đến khi hàng lên phương tiện vận tải cộng với chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm do người mua chịu. - Giá C&I: Là giá xuất khẩu bao gồm giá FOB cộng với chi phí bảo hiểm trên đường vận chuyển, chi phí vận chuyển do người mua chịu. ở nước ta hiện nay do điều kiện kinh tế cùng với kinh nghiệm còn hạn chế nên các doanh nghiệp thường sử dụng giá FOB trong xuất khẩu và giá CIF khi nhập khẩu. Bên cạnh việc đàm phán, thoả thuận về giá cả thì 2 bên giao dịch còn cần phải đưa ra phương pháp xác định cho hợp đồng, tuỳ theo cách xác định giá mà phân biệt thành các loại giá: Giá cố định: Là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có thoả thuận khác. Thường áp dụng đối với việc mua sắm các thiết bị toàn bộ, hàng bách hoá, hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng hoá có thời gian chế tạo ngắn. Giá có thể điều chỉnh lại: Là giá được xác định ngay khi ký kết hợp đồng nhưng có thể xem xét lại nếu vào lúc giao hàng giá thị trường có biến động lớn. Giá quy định sau: Là giá không được quy định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng theo sự thỏa thuận của 2 bên. Giá di động: Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu có đến những biến động về chi phí trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi xem xét giá cả phải chú ý đến tỷ giá hối đoái và các điều kiện đảm bảo tiền tệ để trị giá lô hàng vẫn được đảm bảo khi đồng tiền dùng trong thanh toán bị mất giá. II. Yêu cầu quản lý nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá: Yêu cầu quản lý nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, nó không giới hạn việc ký kết mua bán trong nước giống như nội thương mà nó hoạt động buôn bán ở phạm vi quốc tế. Do vậy hoạt động xuất khẩu rất phức tạp từ khâu giao dịch đàm phán ký kết đến khâu thực hiện và thanh toán hợp đồng. Nó liên quan nhiều yếu tố trong và ngoài nước mà bản thân các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu khó có thể kiểm soát được một cách chặt chẽ, toàn diện. Các nhà quản lý phải thu nhập thông tin một cách đầy đủ chính xác về tình hình thị trường trong và ngoài nước để làm quy định trong và ngoài nước mà bản thân và đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu khó có thể kiểm soát được một cách chặt chẽ, toàn diện. Các nhà quản lý phải thu thập thông tin một cách đầy đủ chính xác về tình hình thị trường trong và ngoài nước để làm cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn. Việc ký kết hợp đồng phải chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và phải thực hiện tốt hợp đồng. Ngăn chặn và hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Sau đây là những yêu cầu cơ bản đối với từng giai đoạn trong việc kí kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá . - Yêu cầu đầu tiên đối với các nhà quản lý trước khi kí kết hợp đồng là phải nắm chắc, kịp thời những thông tin về thị trường, về tình hình sản xuất trong nước cũng như nhu cầu về tiêu thụ hàng hoá của phía nước ngoài, về quy luật vận động của thị trường và giá cả hàng hoá. Nghiên cứu thị trường cần phải trả lợi được các câu hỏi sau: xuất khẩu mặt hàng gì? Nhu cầu thị trường ở nước nhập khẩu như thế nào? Sự biến động giá cả của mặt hàng này trên thị trường thế giới ra sao…? để đi đến quyết định đúng đắn. - Một yêu cầu tiếp theo là khi ký kết hợp đồng xuất khẩu phải chọn đối tượng để giao dịch và ký kết. Trong hoạt động xuất khẩu bạn hàng và khách hàng là những người có quan hệ với ta nhằm thực hiện đúng hợp đồng về cung ứng hàng hoá. Cần nghiên cứu, xem xét kỹ bạn hàng cũng như xem xét khả năng cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường xuất khẩu, đồng thời cũng phải tìm hiểu kỹ về chinh sách và tập quán thương mại của nước đó. - Yêu cầu đối với nhà quản lý là khi tham gia ký kết hợp đồng phải nắm vững pháp luật về hợp đồng kinh tế, có kiến thức chuyên môn về hợp đồng ngoại thương, nắm vững thông lệ quốc tế và luật thương mại quốc tế. Cụ thể như sau: Nắm vững các điều kiện tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương, tìm hiểu cụ thể rõ ràng về mọi mặt của các bên đối tác như tìm hiểu về tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, uy tín của công ty trên thị trường…các yếu tố này rất quan trọng nó giúp cho việc đảm bảo tính hợp pháp của các bên trong hợp đồng và khả năng thực hiện hợp đồng đó; nghiên cứu nắm vững đối tượng của hợp đồng: các chỉ tiêu chất lượng giá cả hàng hoá, mẫu mã, bao bì hàng hoá, thị hiếu của khách hàng về mặt hàng này… - Công tác quản lý đòi hỏi việc dự thảo và phân tích hợp đồng phải chặt chẽ, chính xác đồng thời đảm bảo các điều khoản của hợp đồng phải đầy đủ, rõ rang, hợp pháp để đảm bảo quyền lợi tối cao cho doanh nghiệp bao gồm cả các điều khoản về: Tên hàng, cơ sở giao hàng, giá cả, thanh toán số lượng, chất lượng tầu trở hàng…Bên cạnh đó để hợp đồng được chặt chẽ, việc thực hiện hợp đồng được trôi chảy thì 2 bên có thể đưa thêm các điều khoản về trọng tài kinh tế khi xét sử tranh chấp, điều khoản về kiểm nghiệm, khiếu nại, điều khoản bất khả kháng…tuỳ theo tính chất hàng hoá, giá trị lô hàng và độ tin cậy lẫn nhau giữa các bên đối tác. Hợp đồng xuất khẩu sau khi được ký kết thì phải được triển khai thực hiện. Do vậy các nhà quản lý phải luôn bám sát các điều khoản của hợp đồng, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng và chấp hành đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng như giao hàng đúng hạn, đúng chất lượng, số lượng, hoàn thành các thủ tục hải quan để có thể hoàn chỉnh bộ chứng từ hàng hoá để bên nhập khẩu có thể thanh toán đúng thời hạn… Nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá Chức năng của kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá là thu nhận và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động xuất khẩu hàng hoá, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động diễn ra ở đơn vị. Trong công tác xuất khẩu hàng hoá , kế toán có các nhiệm vụ sau - Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu mua hàng xuất khẩu và vật tư hàng hoá. Đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong công tác kế toán hoạt động xuất khẩu. Thông qua việc phản ánh của kế toán các nhà quản lý doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch từ đó đề ra các biện pháp hoàn thiện công tác kinh doanh nhằm hoàn thành và vượt đình mức kế hoạch đặt ra đảm bảo thu lợi nhuận cao. - Phản ánh và giám đốc tình hình công nợ. Thông qua ghi chép theo dõi, kế toán thường xuyên đôn đốc việc thu hồi công nợ để tránh xảy ra tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn. Vấn đề đặt ra cho các đơn vị là phải quản lý chặt chẽ tình hình tài chính tiền vốn, hàng hoá của đơn vị mình. Với tư cách là công cụ sắc bén để quản lý kinh tế, là nơi cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và toàn diện nhất cho quản lý nên kế toán phải cung cấp số liệu phản ánh toàn bộ công nợ phát sinh trong kỳ kinh doanh, kiểm tra và giám sát việc thu hồi thanh toán công nợ, tìm ra biện pháp thu hồi công nợ một cách nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của đơn vị mình được liên tục đạt hiệu quả và kinh tế cao nhất. - Xác định chính xác giá vốn thực tế của hàng xuất khẩu, thuế các loại, các khoản chi phí và kết quả của nghiệp vụ xuất khẩu. Xuất phát từ sự đổi mới cơ chế quản lý, các đơn vị kinh doanh thương mại tiến hành thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh và xã hội chủ nghĩa, các đơn vị có quyền tự chủ về tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh của mình trên nguyên tắc đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán chính xác và các khoản chi phí như: giá vốn hàng xuất khẩu, thuế, các khoản chi phí kinh doanh và chi phí khác có liên quan…để bù đắp và phải bảo toàn được vốn kinh doanh. Nếu việc xác định tổng chi phí quá nhỏ so với mức chi thực tế sẽ dẫn đến lãi giả cho các đơn vị, trường hợp này sẽ làm cho vốn kinh doanh không được bảo toàn. Nếu việc xác định tổng chi phí quá lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy việc xác định chính xác các khoản chi phí là hết sức cần thiết, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định chí._.nh xác kết quả kinh doanh của đơn vị, từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. - Xác định kết quả nghiệp vụ xuất khẩu theo từng thương vụ xuất khẩu làm cơ sở cho nhà quản lý hoạch định chiến lược phát triển cho kinh doanh tiếp theo, lựa chọn những bạn hàng có uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu. Xác định kết quả của từng thương vụ giúp cho nhà quản lý lựa chọn được những mặt hàng kinh doanh có khả năng xuất khẩu. - Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động xuất khẩu, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch kỳ sau. Để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch xuất khẩu không chỉ căn cứ vào kết quả hoạt động đó như thế nào mà còn phải xét cả kế hoạch đặt ra xem nó có sát với thực tế không và nó có khả thi không. Muốn kế hoạch đặt ra sát với thực tế thì đòi hỏi người lập kế hoạch phải dựa trên cơ sở các kế hoạch đã đạt được phân tích xem xét kết quả đó đạt được ở mức độ nào, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào tác động. Để việc phân tích được tỷ mỉ, chi tiết có tác dụng cao nhất cho việc lập kế hoạch cho kỳ tới cần phải có nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và toàn diện nhất. Kế toán phải cung cấp thông tin cần thiết để người quản lý có thể xây dựng được kế hoạch cho các kỳ sau, giúp doanh nghiệp phát triển với tốc độ cao. III. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. Chứng từ sử dụng trong hạch toán xuất khẩu hàng hoá Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành thông qua việc lập chứng từ mà kế toán kiểm tra được tính hợp lệ, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ kế toán là căn cứ để kiểm tra việc chấp hành chính sách, nguyên tắc tài chính và là căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất của người chiụ trách nhiệm. Chứng từ kế toán thường xuyên vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác, sự vận động này gọi là luân chuyển chứng từ. Lập chứng từ và luân chuyển chứng từ là hai mặt thống nhất của phương pháp chứng từ. Mỗi loại chứng từ có 1 vị trí khác nhau trong quản lý và có đặc điểm khác nhau. Sự khác nhau đó không chỉ về nội dung mà còn cả về trình tự cũng như thời gian luân chuyển. Điều này còn phụ thuộc vào quy mô đặc điểm của đầu và tổ chức chứng từ khoa học hợp lý. Muốn vậy kế toán trưởng Doanh nghiệp phải là người thông hiểu nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp cũng như những yêu cầu cụ thể của việc quản lý các hoạt động đó để có thể quy định sử dụng những mẫu chứng từ phù hợp. Chế độ chứng từ kế toán gồm 2 hệ thống: + Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc + Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc là hệ thống chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ này Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách mẫu biểu chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các lĩnh vực các thành phần kinh tế. Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn chủ yếu là những chứng từ sử dụng trong nội bộ Doanh nghiệp. Nhà nước chỉ đưa ra các chỉ tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế dựa trên cơ sở đó có thể áp dụng phù hợp theo yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp mình, các đơn vị có thể thêm, bớt một số chỉ tiêu đặc thù, hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu cho thích hợp với việc ghi chép và yêu cầu nội dung phản ánh nhưng phải đảm bảo tính pháp lý cần thiết của chứng từ. Như vậy, ngoài việc quy định mẫu chứng từ được sử dụng ở Doanh nghiệp còn phải quy định và hướng dẫn cụ thể cách ghi chép trong các chứng từ kế toán, quy định trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, tạo điều kiện cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu và phục vụ công tác quản lý. Việc tổ chức sử dụng hệ thống chứng từ còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và nội dung hoạt động của mỗi Doanh nghiệp. Đối với hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá thì ta thường sử dụng các loại chứng từ sau: - Hợp đồng kinh tế (Ecomomec Conrtact): Là văn bản thoả thuận giữa các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán. Nó yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn này thường lập nhiều bản và thường được sử dụng vào nhiều việc khác nhau. Hoá đơn được xuất trình chẳng những được dùng để ngân hàng đòi tiền mà còn dùng cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hoá, cho cơ quan ngoại hối của các nước nhập khẩu cấp ngoại tệ, cho hải quan tính thuế… - Vận đơn (Bill of lading): Là giấy chứng nhận của đơn vị vận tải về loại hàng, số lượng, nơi đi, nơi đến,…đây cũng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá của đơn vị nhập khẩu khi nhận hàng. - Giấy chứng nhận xuất sứ (Certificate of origin): Là chứng từ xác nhận phẩm chất hàng hoá thực giao và chứng minh thực chất hàng hoá là phù hợp với điều khoản của hợp đồng. - Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quality): Là chứng từ xác nhận số lượng hàng hoá thực giao - Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance): Là chứng từ xác nhận một lô hàng nào đó đã được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm dài hạn. - Bảng kê đóng gói (Packing kist): Là bảng kê tất cả hàng hoá đựng trong 1 kiện hàng (Container) - Giấy chứng nhận kiểm dịch: Phụ thuộc vào loại mặt hàng xuất nhập khẩu. Ngoài bộ chứng từ trên thì kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn phải sử dụng các chứng từ như: Phiếu nhập kho (trong trường hợp Doanh nghiệp mua hàng về nhập kho), hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, các chứng từ về vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, giấy báo có, giấy báo nợ, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng cho cán bộ nhận hàng, giao hàng… Các tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá Số lượng tài khoản mà Doanh nghiệp sử dụng phụ thuộc vào quy mô của Doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tính chất ngành nghề và nhu cầu thông tin mà Doanh nghiệp muốn có từ các sổ sách kế toán, trong hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu ở các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường sử dụng một số tài khoản sau: - Tài khoản 157- "Hàng gửi bán" Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá, thành phẩm đã gửi hoăc chuyển đến cho khách hàng. Hàng hoá thành phẩm gửi bán đại lý, ký gửi, giá trị giao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. - Tài khoản 413 - "Chênh lệch tỷ giá" Tài khoản khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ của Doanh nghiệp và tình hình sử lý Doanh nghiệp đó. - Tài khoản 511 - " Doanh thu bán hàng" Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của Doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ sản xuất kinh doanh. Tài khoản 521, 531, 532: "Chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán" - Tài khoản 632 - "Giá vốn hàng bán" Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. - Tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh" Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các hoạt động khác của Doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán Ngoài ra còn có các tài khoản như: TK153 - "Bao bì tính giá riêng", các tài khoản thu, chi (tiền mặt) như TK 111 - "Tiền mặt", TK 112- "Tiền gửi ngân hàng", TK 311 - "Vay ngắn hạn ngân hàng", TK 156 - "Hàng hoá"… Tổ chức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu Đối với nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp - Khi vận chuyển hàng hoá đem đi xuất khẩu + Xuất kho hàng hoá chuyển đi xuất khẩu Nợ TK 157 - Giá xuất kho hàng hoá xuất khẩu Có TK 156 + Mua hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu: Nợ TK157 - Trị giá mua hàng hoá (chưa thuế) để xuất khẩu Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112 - Giá thực tế của hàng xuất khẩu - Khi hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ (đã làm thủ tục giám định, kiểm nhận tại cảng theo hợp đồng và đã làm thủ tục hải quan xếp hàng lên phương tiện vận tải và rời bến) Kế toán ghi các bút toán saua: + Phản ánh doanh thu bán hàng xuất khẩu: Nợ TK112 (112.2), 131 - Giá bán của hàng xuất khẩu (Theo tỷ giá hạch toán) Nợ (Có) TK413 - Chênh lệch tỷ giá Có TK511 - Doanh thu tiêu thụ hàng xuất khẩu (Tỷ giá thực tế) Đồng thời ghi nợ 007: Ngoại tệ thu được (Nếu thu được tiền hàng ngay) + Phản ánh trị giá vốn hàng xuất khẩu Nợ TK 632 - Trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ Có TK157 - Khi Doanh nghiệp nhận được GBC của ngân hàng về thanh toán tiền xuất khẩu kế toán ghi: Nợ TK112 (1122) - Tiền gửi ngân hàng (Theo TGHT) Có TK131 - Phải thu của khách hàng (Theo TGHT) Đồng thời ghi Nợ 007: Ngoại tệ thu được - Khi doanh nghiệp xác định số thuế xác định phải nộp kế toán ghi: Nợ TK511- Số tiền thuế xuất khẩu phải nộp Có TK333 (3333) - Khi doanh nghiệp nộp thuế: Nợ TK333 (3333) Số tiền nộp thuế xuất khẩu Có TK111, 112 - Trường hợp phát sinh trường hợp chiết khấu bán hàng, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: Nợ TK811 Chiết khấu bán hàng cho khách Có TK111, 112 - Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại hoặc giảm hàng bán cho khách Nợ TK531, 532 - Khoản giảm giá, hàng bán trả lại Nợ TK333 (3331) - VAT của các khoản giảm giá, hàng bán trả lại Có TK112 (1122),131 - Tổng giá thanh toán của khoản giảm giá, hàng bán trả lại Phản ánh giá vốn của hàng bị trả lại nhập kho: Nợ TK156 Trị giá hàng bị trả lại Có TK 632 - Phản ánh chi phí bán và chi phí quản lý Doanh nghiệp Nợ TK641, 642 - Các khoản chi phí Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt căn cứ vào quyết định xử lý số chênh lệch tỷ giá được phản ánh trên TK413, kế toán ghi: Nợ TK413 - Chênh lệch tỷ giá Có TK411 - Nguồn vốn kinh doanh Có TK711 - Thu nhập hoạt động tài chính Hoặc Nợ TK811 - Chi phí hoạt động tài chính Có TK413 - Chênh lệch tỷ giá - Cuối kỳ tiến hành kết chuyển như sau: + Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu: Nợ TK511 Có TK521, 531, 532 + Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 Có TK911 + Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ: Nợ TK911 Có TK632 + Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911 Có TK641, 642 + Kết chuyển phần chênh lệch tỷ giá sau khi đã được sử lý và thanh toán phần chiết khấu: Nợ TK911 Có TK811 Hoặc Nợ TK711 Có TK911 + Kết chuyển lãi: Nợ TK911 Có TK421 + Kết chuyển lỗ: Nợ TK421 Có TK 911 - Hàng quý căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo kế hoạch, ghi: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK333 (3334) Thuế thu nhập Doanh nghiệp + Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK333 (3334) Số thuế đã nộp Có TK111, 112 Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ kế toán TK112,131… TK111,112,331… TK156 TK157 TK632 TK911 TK511 TK133 TK641 TK642 TK133 TK111,112 TK532 TK531 TK521 TK3333 TK413 TK421 (1) (1) (4) (8) (7) (1) (1) (5) (3) (6) (6) (6) (2) (10) (10) (9) (9) (1) Xuất kho hàng hoá chuyển đi xuất khẩu (2) Khách hàng ký nhận nợ hoặc thanh toán tiền hàng (3) Thuế xuất khẩu phải nộp (4) Trị số vốn hàng xuất khẩu (5) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp (6) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (7) Kết chuyển doanh thu (8) Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu (9) Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp (10) Kết chuyển lãi, lỗ Đối với nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác *Hạch toán ở đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu: Nhận xuất khẩu uỷ thác trong trường hợp doanh nghiệp có đầy đủ các chức năng và điều kiện để xuất khẩu 1 lô hàng mà doanh nghiệp có đầy đủ các chức năng và điều kiện để xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ nhận được phần hoa hồng xuất khẩu uỷ thác do 2 bên thoả thuận, số tiền đó được ghi vào doanh thu xuất khẩu - Khi nhận tiền của đơn vị uỷ thác xuất, kế toán ghi: Nợ TK003 - Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi Khi nhận tiền của đơn vị uỷ thác ký gửi đến để tiền thuế và chi phí Nợ TK111, 112 - "Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng" Có TK338 (338.8), - Phải trả bên uỷ thác xuất khẩu - Thuế, các khoản chi phí chi hộ cho bên uỷ thác xuất ghi: Nợ TK338 (3388) Có TK111, 112 - Khi hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ (Nếu tính khấu trừ luôn hoa hồng) Nợ TK131 - Số tiền phải thu của khách hàng (Theo tỷ giá hạch toán) Có TK338 (3388) - Số tiền phải trả cho bên giao uỷ thác xuất theo TGHT Có TK511 (5113) - Doanh thu bán hàng theo tỷ giá thực tế Có TK413 - Chênh lệch tỷ giá (TGTT <TGHT) Hoặc Nợ TK413 - Chênh lệch tỷ giá (TGTT>TGHT) Đồng thời ghi: Có TK003 - Hàng ký nhận, ký gửi, nhận bàn bộ - Khi nhận được GBC của ngân hàng về số tiền thanh toán ngân hàng xuất: Nợ TK112 (112.2) Có TK131 Đồng thời Nợ TK007 - Ngoại tệ thu được - Chi phí xuất khẩu do bên nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ được tập hợp vào tài khoản 131 - "Phải thu của khách hàng" Hoặc 138 - "Phải thu khác" Nợ TK131 (Hoặc TK138) Có TK111, 112: Số tiền đã chi Khi chuyển trả số tiền cho bên giao uỷ thác xong mới nhận hoa hồng kế toán ghi: Nợ TK338 (3388) Có TK112 (1122) Đồng thời có TK007 - Ngoại tệ xuất quỹ - Trường hợp thanh toán tiền hàng cho bên giao uỷ thác xong mới nhận hoa hồng kế toán ghi: Nợ TK111, 112 - Hoa hồng uỷ thác (Có thuế) Có TK511 - Hoa hồng uỷ thác xuất khẩu (Chưa thuế) Có TK333 (3331) - VAT đầu ra (Nếu có) Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu TK131,138 TK138 TK511 TK111,112 TK333(3331) TK413 TK111,112 (2) (1) (3) (5) (4) (6) (7) (1) Nộp thú và các khoản chi phí cho bên giao uỷ thác (2) Chuyển tiền trả cho đơn vị uỷ thác xuất (3) Nhận tiền của đơn vị uỷ thác xuất để nộp thuế và các khoản chi phí (4) Chi phí xuất khẩu chi hộ bên giao uỷ thác (5) Số tiền bán hàng thu được (6) Khi hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ (Khấu trừ luôn hoa hồng) (7)Hoa hồng uỷ thác được hưởng sau khi đã thanh toán tiền hàng cho bên giao uỷ thác *Hạch toán ở bên giao uỷ thác: Giao uỷ thác xuất khẩu trong trường hợp Doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế với nước ngoài nên phải giao cho đơn vị khác có chức năng và điều kiện xuất khẩu hộ sản phẩm, hàng hoá của mình. - Khi xuất kho hàng hoá giao cho đơn vị nhận uỷ thác, kế toán ghi: Nợ TK157: Hàng gửi bán Có TK156: Hàng xuất kho - Khi hàng giao uỷ thác xuất khẩu được xác định là tiêu thụ (nếu hạch toán luôn tiền hoa hồng cho bên nhận uỷ thác) Nợ TK112 (1122), 131 - Số tiền bán hàng thu được (theo tỷ giá hạch toán) Nợ TK641 - Hoa hồng giao uỷ thác xuất khẩu (Theo giáTGTT) Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (Nếu TGTT>TGHT) Hoặc Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (Nếu TGTT<TGHT) Có TK511 - Doanh thu bán hàng xuất khẩu theo TGTT Đồng thời kết chuyển giá vốn: Nợ TK632 Trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ Có TK157 Và ghi: Nợ TK007 - Ngoại tệ thu được - Khi hàng giao uỷ thác xuất khẩu được xác định là tiêu thụ, bên nhận uỷ thác thanh toán toàn bộ tiền hàng, sau đó nhận hoa hồng kế toán ghi: Nợ TK112 (1122) - Số tiền bán hàng thu được (Theo TGTT) Nợ TK413 - Chênh lệch tỷ giá (Nếu TGTT>TGHT) Hoặc Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (Nếu TGTT<TGHT) Có TK511 - Doanh thu bán hàng xuất khẩu (Theo TGTT) Đồng thời ghi: Nợ TK007 - Ngoại tệ thu được Và trả hoa hồng cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu Nợ TK641 - Hoa hồng uỷ thác xuất khẩu Nợ TK122 - Thuế GTGT đầu vào Có TK111, 112 - Giá thanh toán của hoa hồng Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng uỷ thác xuất khẩu: Nợ TK632 Trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ Có TK157 - Khi chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ thuế xuất khẩu Nợ TK131: Số tiền chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác - Khi tích thuế xuất khẩu phải nộp của hàng hoá đã tiêu thụ: Nợ TK511 Thuế xuất khẩu phải nộp Có TK333 (3333) - Khi nhận được thông báo của bên nhận uỷ thác đã nộp hộ thuế xuất khẩu, Nợ TK333 (3333) Số tiền đã nộp hộ thuế xuất khẩu Có TK131 - Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu uỷ thác: Nợ TK911 Có TK632 - Kết chuyển doanh thu thuần của hàng hoá xuất khẩu uỷ thác: Ta có doanh thu thuần được xác định như sau: Doanh thu thuần bằng doanh thu thực tế - Hoa hồng - Thuế xuất khẩu Nợ TK511 Có TK911 Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác tại đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu TK156 TK157 TK632 TK911 TK511 TK641 TK111,112 TK112(1122) TK3333 TK131 TK413 (4) (6) (5) (2) (1) (8) (7) (3) TGTT>TGHT TGTT<TGHT (1) Chuyển hàng đến cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu (2) Trị giá hàng xuất khẩu đã bán (3) Doanh thu bán hàng xuất khẩu (Để trừ hoa hồng) (4) Chuyển tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ thuế xuất khẩu (5)Số thuế xuất khẩu phải nộp (6) Số thuế xuất khẩu phải đã nộp (7) Kết chuyển doanh thu thuần (8) Kết chuyển giá vốn hàng bán 4. Sổ sách kế toán trong hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá Công tác kế toán của đơn vị bao giờ cũng xuất phát từ các chứng từ gốc và kết thúc bằng hệ thống báo cáo định kỳ thông qua quá trình ghi chép, theo dõi tính toán để xử lý số liệu trong hệ thống sổ kế toán cần thiết. Sổ kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh vào các chứng từ kế toán một cách rời rạc và không có hệ thống chỉ được tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế. Có thể biểu hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh được ghi chép một cách liên tục vào những tờ sổ theo phương thức nhất định nào đó gọi là sổ kế toán. Sổ kế toán chính là cầu nối liên hệ giữa chứng từ và báo cáo kế toán. Việc quy định mở những loại sổ nào để phản ánh các đối tượng kế toán, kết cấu của từng loại sổ, trình tự phương pháp ghi sổ và mối liên hệ giữa các loại sổ nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế toán, được gọi là hình thức kế toán. Hiện nay có 4 hình thức kế toán mà các Doanh nghiệp thường áp dụng: - Hình thức kế toán nhật ký chung - Hình thức kế toán nhật ký chứng từ - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Việc áp dụng hình thức kế toán nào là tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các doanh nghiệp. Nhưng ở đây khi áp dụng hình thức kế toán nào thì phải tuân theo quy định của hình thức đó, không được chắp vá tuỳ tiện, làm theo ý riêng của mình hoặc tự sáng tạo ra (đặc biệt đối với các loại sổ tổng hợp bắt buộc) Đối với hình thức nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ nhật ký chung để ghi vào các sổ cái để theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Với kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá thường sử dụng các loại sổ sách kế toán sau: - Sổ nhật ký chung: Dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong kỳ, theo trật tự thời gian. - Đối với một số nghiệp vụ xảy ra thường xuyên, liên tục, một số tài khoản có số phát sinh liên tục trong ngày ta sử dụng một số sổ nhật ký đặc biệt như: Nhật ký thu tiền, nhật ký bán hàng, sổ nhật ký tài khoản 1122… - Đối với nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác ta sử dụng sổ chi tiết hàng hoá nhận bán hộ, trong hoạt động xuất nhập khẩu ta còn sử dụng sổ chi tiết ngoại tệ, sổ chi tiết công nợ. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ: Nhật ký chứng từ là hình thức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo bên có của các tài khoản đối ứng. Đồng thời việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với việc ghi phân loại các nghiệp vụ kinh tế cùng loại để ghi vào một loại sổ kế toán tổng hợp là các sổ nhật ký chứng từ. Với hoạt động xuất khẩu hàng hoá dịch vụ…thường sử dụng các loại sổ kế toán sau để phản ánh: - Sổ nhật ký chứng từ sổ 8: Ghi có TK157, 511, 632,711, 811, 911…ghi nợ các tài khoản 111, 112, 131… - Sổ nhật ký chứng từ sổ 2: Ghi có TK 112.2 - "Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ" - Bảng kê số 2: - Ghi nợ TK112.2 - "Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ" - Bảng kê số 10 - Ghi nợ TK157 - "hàng gửi đi bán" - Bảng kê số 11 - Ghi nợ TK131 - "Phải thu của khách hàng" - Các sổ chi tiết 3 - Theo dõi TK511, 632, 911; sổ chi tiết số 4 - Theo dõi TK131 Hình thức sổ nhật ký, sổ cái Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký - Sổ cái là kết hợp giữa trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với trình tự ghi theo trật tự thời gian vào một sổ tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái, tách biệt giữa ghi chép kế toán tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết. Với hoạt động xuất khẩu, kế toán thường sử dụng các loại sổ sau: - Sổ Nhật ký - Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Sổ này mở cho từng viên độ kế toán và khoá sổ hàng tháng - Sổ chi tiết hàng tồn kho, sổ chi tiết hàng gửi bán: Dùng để theo dõi hàng hoá trong kho và theo dõi hàng hoá gửi bán của đơn vị trong kỳ. - Sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ: Dùng để theo dõi quá trình thanh toán của người nhập khẩu theo từng hợp đồng cụ thể, từng khách hàng cụ thể. - Sổ chi tiết thanh toán với người mua Hình thức thanh toán chứng từ ghi sổ: Là hình thức kế toán tổng hợp giữa ghi theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dụng kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ trên cơ sở kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ gốc được đánh số liên tục theo từng tháng hoặc cả năm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Với kế toán xuất khẩu hàng hoá, thường sử dụng các sổ: + Sổ cái các tài khoản : 157, 1122, 511, 131… + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Bảng cân đối số phát sinh + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Chương II: Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ở công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - atexport - hà nội I. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức kế toán tại công ty xuất nhập khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ - Atexport Hà Nội 1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 1.1 Lịch sử hoàn thành, phát triển của công ty Công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ tên đối ngoại là artex port - Hà Nội Trụ sở chính của công ty đặt tại 31 - 33 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội Telx: 41159. Artex VT Fax: 84 - 42 - 59275 Được thành lập theo quyết định số 617 - Bộ Ngoại thương (Nay là Bộ Thương Mại) Công ty được thành lập từ 2 phòng nghiệp vụ là: Phòng Thủ Công và phòng Mỹ Nghệ thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP Công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế tự chủ về tài chính, hạch toán kinh doanh độc lập theo giấy phép kinh doanh số 108474 ngày 14/05/1993 do trọng tài kinh tế Nhà nước cấp, có tài khoản tiền gửi Việt Nam và tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ANZ Bank, ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng Pháp Vốn pháp định của công ty là: 30.000.000.000 Đồng Trong đó vốn cố định: 10.000.000.000 Đồng Vốn lưu động: 20.000.000.000 Trong quá trình hơn 30 năm hoạt động và phát triển công ty đã không những bảo toàn được vốn mà còn phát triển nguồn vốn ngày càng lớn Thời kỳ 1964-1989 gắn với thời kỳ bao cấp do có chính sách khuyến khích xuất khẩu (thiết lập nhiều chế độ thưởng phạt, bán hoặc cấp vật tư nhập khẩu cho đơn vị giao hàng xuất khẩu) do đó công ty có nhiều hàng xuất khẩu và đảm bảo thực hiện kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và ổn định Từ 1989 đến nay cùng với sự xoá bỏ bao cấp xuất khẩu không theo nghị định thư, tình hình Liên Xô cũ và các nước Đông Âu biến động, kinh tế nước bạn có nhiều khó khăn nên chỉ nập những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống. Nước bạn đơn phương giảm và huỷ số lượng hàng của các hợp đồng nên kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm xuống. Bước sang nền kinh tế thị trường công ty đã chủ động tích cực tìm kiếm và phát triển thị trường mới và duy trì thị trường sẵn có để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu và đây là nhiệm vụ hàng đầu của công ty. Phương thức kinh doanh từ thời điểm này trở đi cũng được thay đổi linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường và giữ vững khách hàng. Từ một đơn vị chuyên kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ như: Cói, ngô, đừa, thêu ren, gốm, gỗ mỹ nghệ, mây tre…sang kinh doanh tổng hợp theo cơ chế thị trường, trong điều kiện kinh doanh có nhiều thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xuất nhập khẩu, do đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước lẫn nước ngoài. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, hiện nay công ty có những khó khăn nhất định như: Bộ máy và việc tổ chức cán bộ do lịch sử để lại quá cồng kênh và chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa sáng tạo trong xây dựng, cung kính kinh doanh mới, thị trường mới, hậu quả của thị trường bao cấp để lại quá nặng nề, hàng hoá nguyên vật liệu tồn đọng quá lớn, công nợ dây dưa khó đòi nhiều. Để khắc phục những khó khăn mà đơn vị gặp phải, được sự chỉ đạo của Bộ và nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân trong công ty từng bước công ty đã giải quyết những khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tăng cường đầu tư phát triển kinh tế đất nước, bảo toàn và phát triển vốn trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiện nay công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh trong nước và quốc tế. Công ty ở 3 chi nhánh: + Tại Hải Phòng: Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hải Phòng. Địa chỉ: 23 - Phố Đà Nẵng - Thành phố Hải Phòng. + Tại Đà Nẵng: Công ty xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ Đà Nẵng. Địa chỉ: 74 Phố Trưng Nữ Vương - Thành phố Đà Nẵng. + Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện công ty xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 31 - Trần Quốc Thảo - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Chức năng: Công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh xuât nhập khẩu theo chỉ tiêu kim ngạch do bộ thương mại giao cho. Chức năng chính của công ty là thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ liên doanh đầu tư trong nước và nước nhoài theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nhiệm vụ: Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình, công ty có quyền chủ động trong giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác về hợp tác liên doanh, liên kết đã ký với khách hàng trong nước và nước ngoài, do vậy mà các nhiệm vụ chủ yếu đặt ra đối với công ty như sau: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục đích và nội dung hoạt động cuả công ty bao gồm: . Tổ chức sản xuất, chế biến và thu mua hàng thủ công công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác theo quy định hiện hành của bộ Thương Mại và của Nhà nước. . Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất và kinh doanh theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà nước. . Được uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà nước cho phép như: hoá chất, hàng tiêu dùng và phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước như nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh. + Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà nước các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. + Tuân thủ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của công ty. + Công ty có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. + Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất nhằm tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. + Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty được chủ động sản xuất kinh doanh theo quy chế và pháp luật hiện hành của Nhà nước và của Bộ Thương Mại. 2. Về cơ cấu tổ chức bô máy của công ty 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Qua thời gian hoạt động khá dài, cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh có nhiều thay đổi về số lượng nhân viên, về cơ cấu cũng như về phạm vi quản lý. Cho đến nay công ty đã có được một bộ máy hoàn thiện, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Theo quyết định số 685 TM/TCCB ngày 8/6/1993 của Bộ Thương Mại quy định về bộ máy tổ chức của công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ như sau: - Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và bộ chủ quản về hoạt động của công ty theo pháp luật hiện hành. - Các phòng trực tiếp sản xuất kinh doanh (gọi tắt là các đơn vị) tổ chức hạch toán nội bộ, được quyền chủ động hạch toán kinh doanh trên cơ sở các phương án được giám đốc duyệt, đảm bảo trọng tải chi phí và kinh doanh có lãi. - Công tác quản lý tài chính chuyển từ hình thức tập trung sang hình thức phân cấp quản lý tài chính từng phần cho các đơn vị có sự kiểm tra, giám sát của công ty. - Cấp trưởng của đơn vị thuộc công ty là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc chấp hành pháp luật. - Công tác hạch toán, kế toán chuyển sang hình thức tập trung, vừa phân tán. Một số đơn vị thực hiện báo sổ cho phòng tài chính kế toán của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty ngày càng hoàn thiện và phù hợp với đặc điểm hoạt động cuả công ty, vừa đảm bảo cho giám đốc theo dõi được sự hoạt động của các bộ phận nhằm phát huy hiệu quả năng lực của mỗi cá nhân, đơn vị trong công ty. Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ được thể hiện qua sơ đồ sau: Tổ chức bộ máy n._.g Đơn vị: 1.000 đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ nhật ký chung Số hiệu tài khoản Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Ngày… tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sổ cái tài khoản 112 - tiền gửi ngân hàng Đơn vị: 1.000 đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ nhật ký chung Số hiệu tài khoản Số phát sinh Số Ngày Nợ Có (-) (-) (-) (-) (-) Ngày… tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) tài khoản 333 thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Đơn vị: 1.000 đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ nhật ký chung Số hiệu tài khoản Số phát sinh Số Ngày Nợ Có (-) (-) (-) (-) (-) Ngày…tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) III- Phân tích bài toán : Sau khi đặt bài toán dựa vào chứng từ gốc ta phải tổ chức thiết kế hệ thống sổ sách chứng từ theo yêu cầu và mục tiêu của bài toán. Sau đó tiến hành phân tích các quá trình xử lý tính toán với các dữ liệu của chứng từ gốc qua các bước trung gian. Với hình thức nhật ký chung, ta sử dụng sổ nhật ký chung cho tất cả các tài khoản. Đối với những tài khoản đặc biệt(tuỳ theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh) thì ta có sổ nhật ký riêng để theo dõi (như sổ nhật biên TK 112 -để theo dõi cho TK 112). Hệ thống sổ cái đối với các tài khoản là giống nhau nếu doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu tài khoản thì có bấy nhiêu sổ cái tương ứng, nhưng ở đây với bài toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá thì ta chỉ đề cập đến một sổ cái thường sử dụng như: sổ cái TK 157, TK 112, TK 131... Để theo dõi hàng uỷ thác xuất khẩu ta dùng sổ nhật biên hàng uỷ thác xuất khẩu và dùng sổ chi tiết TK 157 để theo dõi hàng gửi đi xuất khẩu. Hệ thống các sổ của chương trình như sau: - Sổ nhật ký chung - Sổ nhật biên tài khoản 112 - Sổ nhật biên hàng uỷ thác xuất khẩu - Sổ chi tiết tài khoản 157 - Sổ cái các tài khoản: 112,157,131 Trong đó bốn sổ đầu sẽ được tạo trực tiếp và sổ cái là sổ được tạo thông qua các chương trình dựng sổ cái. Để in ra được các sổ trên thì ta phải xây dựng và thực hiện được các chương trình sau: - Chương trình vào sổ nhật ký chung: VNKC1. DBF - Chương trình vào sổ nhật biên TK 112: VNBTK112.DBF - Chương trình vào sổ nhật biên uỷ thác xuất khẩu: VNBUTXK .DBF - Chương trình vào sổ chi tiết tài khoản 157: VSCTTK157.DBF - Chương trình dựng sổ cái TK 112: DSCTK112.DBF - Chương trình dựng sổ cái các tài khoản 157,131: DSCAI .DBF - Chương trình in sổ nhật ký chung: INNKC.DBF - Chương trình in sổ nhật biên tài khoản 112: INNBTK112.DBF - Chương trình in sổ nhật biên uỷ thác xuất khẩu: INNBUTXK .DBF - Chương trình in sổ chi tiết tài khoản 157: INSCT .DBF - Chương trình in sổ cái các tài khoản: INSCAI .DBF Ngoài ra còn chương trình MENU và chương trình DCHAM9 để thực hiện các chương trình đã nêu ở trên. Sơ đồ biến đổi dữ liệu của bài toán: Chứng từ gốc VNKC1 vnbutxk VNBtk112 VSCTTK157 SCAI112 SCAI157 SCAI131 INNKC INNBUTXK INNB112 INSCT157 INSCAI IV/ Tổ chức thực hiện: Để thực hiện bài tóan kế tóan xuất khẩu trên máy vi tính ta phải tạo hệ thống sổ phù hợp với yêu cầu của bài tóan trong đó công việc của tạo sổ là khai báo cấu trúc sổ. 1. Tạo các sổ: a.Sổ nhật ký chung: + Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Số liệu trên sổ nhật ký chung làm căn cứ để ghi vào sổ cái. + Tên sổ: SNKC .DBF + Cấu trúc sổ: Field Field name Type Width Descreption 1 Ntgs Date 8 Ngày tháng ghi sổ 2 Sct Numeric 3 Số chứng từ 3 Nt Date 8 Ngày tháng 4 Dgiai Characte 30 Diễn giải 5 Dgsc Characte 5 Đã ghi sổ cái 6 Shtk Nameric 4 Số hiệu tài khoản 7 Spsno Nameric 9 Số phát sinh nợ 8 Spsco Nameric 9 Số phát sinh có 9 gchu Characte 20 Ghi chú b.Sổ nhật ký tài khoản 112.2 + Tên sổ: SNKTK112.2 DBF + Cấu trúc: Field Field name Type Width Descreption 1 Ntgs Date 8 Ngày tháng ghi sổ 2 Sct Numeric 3 Số chứng từ 3 Nt Date 8 Ngày tháng 4 Dgiai Characte 30 Diễn giải 5 shtk Nameric 4 Số hiệu tài khoản 6 Spsno vnđ Nameric 9 Số hiệu tài khoản 7 Spsco vnđ Nameric 9 Số phát sinh nợ 8 Spsno usd Nameric 6 Số phát sinh có 9 Spsco usd Nameric 6 Ghi chú Sổ cái các tài khoản: *Sổ cái tài khoản 112.2: + Tên sổ: S.Cái tk112. Dbf + Cấu trúc: Field Field name Type Width Descreption 1 Ntgs Date 8 Ngày tháng ghi sổ 2 Sct Numeric 3 Số chứng từ 3 Nt Date 8 Ngày tháng 4 Dgiai Characte 30 Diễn giải 5 tsnkc Nameric 10 Trang sổ nhật ký chung 6 shtk usd Nameric 4 Số hiệu tài khoản 7 Spsno usd Nameric 9 Số phát sinh nợ 8 Spsno vnđ Nameric 9 Số phát sinh có 9 Spsco vnđ Nameric 9 Số phát sinh có VNĐ *Sổ cái các Sổ cái tài khoản 157: + Tên sổ: S.Cái tk157. Dbf + Cấu trúc: Field Field name Type Width Descreption 1 Ntgs Date 8 Ngày tháng ghi sổ 2 Sct Numeric 3 Số chứng từ 3 Nt Date 8 Ngày tháng 4 Dgiai Characte 30 Diễn giải 5 tsnkc Nameric 4 Trang sổ nhật ký chung 6 shtk usd Nameric 9 Số hiệu tài khoản 7 Spsno usd Nameric 9 Số phát sinh nợ 8 Spsno vnđ Nameric 6 Số phát sinh có 9 Spsco vnđ Nameric 6 Ghi chú *Sổ cái tài khoản 131: + Tên sổ: S.Cái tk131. Dbf + Cấu trúc: Field Field name Type Width Descreption 1 Ntgs Date 8 Ngày tháng ghi sổ 2 Sct Numeric 3 Số chứng từ 3 Nt Date 8 Ngày tháng chứng từ 4 Dgiai Characte 30 Diễn giải 5 tsnkc Nameric 4 Ngày tháng 6 shtk usd Nameric 9 Diễn giải 7 Spsno usd Nameric 9 Số phát sinh nợ 8 Spsno vnđ Nameric 6 Số phát sinh có 9 Spsco vnđ Nameric 6 Ghi chú *Sổ cái tài khoản 333: + Tên sổ: S.Cái tk333. Dbf + Cấu trúc: Field Field name Type Width Descreption 1 Ntgs Date 8 Ngày tháng ghi sổ 2 Sct Numeric 3 Số chứng từ 3 Nt Date 8 Ngày tháng 4 Dgiai Characte 30 Diễn giải 5 tsnkc Nameric 4 Trang sổ nhật ký chung 6 shtk usd Nameric 9 Số hiệu tài khoản 7 Spsno usd Nameric 9 Số phát sinh nợ 8 Spsno vnđ Nameric 6 Số phát sinh có 9 Spsco vnđ Nameric 6 Ghi chú d.Sổ tên: + Dùng để quản lý số hiệu tài khoản và tên tài khoản + Tên sổ: STENTK. BDF + Cấu trúc: Field Field name Type Width Descreption 1 SHTK Mameric 4 Số hiệu tài khoản 2 TSNTK Characte 30 Tên tài khoản 2. Vào số liệu cơ sở cho các sổ: a. Sổ nhật ký chung: Từ các chứng từ gốc kế tóan vào: ngày tháng ghi sổ, số chứng từ,ngày tháng chứng từ , nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sổ hiệu các tài khỏan, số phát sinh nợ, số phát sinh có cho các cột: NTGS, SCT, NT, DGIAI, SHTK, SPSNO, SPSCO. b. Sổ nhật biên tài khỏan 112: Với các chứng từ liên quan đến tiền gửi ngân hàng: GBN, GBC, phiếu thu, phiếu chi ... Căn cứ vào các số liệu trên chứng từ kế tóan tiến hành vào số liệu: ngày tháng ghi sổ, số chứng từ, ngày tháng chứng từ, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tài khỏan đối ứng, số phát sinh nợ VND, số phát sinh có VND, số phát sinh nợ USD, số phát sinh có USD ... cho các cột: NTGS, SCT, NT, DGIAI, TKDU, SPSNOVND, SPSCOVND, SPSNOUSD, SPSCOUSD ... c. Sổ nhật biên hàng ủy thác xuất khẩu: Căn cứ vào các hợp đồng ủy thác xuất khẩu, các hóa đơn chứng từ liên quan của quá trình nhận ủy thác xuất khẩu kế tóan vào: số hợp đồng, ngày ký hợp đồng, tên khách hàng giao ủy thác xuất khẩu, tên mặt hàng giao ủy thác xuất khẩu, trị giá xuất khẩu ngọai tệ, ngày nhận báo có, số tiền ghi trên báo có bằng ngọai tệ, số tiền báo có VND, phần chênh lệch tỷ giá, số chi phí trả hộ bên giao ủy thác xuất khẩu, số tiền phải trả bên ủy thác, số chứng thanh tóan cho bên giao ủy thác, ngày tháng của chứng từ thanh tóan, số tiền thanh tóan ... cho các cột tương ứng : SHD, NHD, TKHANG, TENHANG, TGXKNT, NTBC, TGBCNT, TGBCVND, CLECH, CPTH, STPTBUT, SCTTT, NCTTT, STTTBUT ... d. Sổ chi tiết tài khỏan 157: Từ các chứng từ liên quan đến hàng gửi đi xuất khẩu, kế tóan vào: chứng từ, số chứng từ, ngày tháng chứng từ, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tài khoản đối ứng, số phát sinh nợ, số phát sinh có cho các cột: CTU, SCT, NGAY, DGIAI, TKDU, SPSNO, SPSCO . 3. Xây dựng các chương trình: a. Chương trình vào sổ nhật ký chung: - Tên chương trình: VNKC1. DBF - Nội dung chương trình : *CHUONG TRINH VAO SO NHAT KY CHUNG SET DEVI TO SCRE SET TALK OFF SET SAFE OFF SET DATE ITAL CLEA ALL ClEA @ 2,1 SAY PADC('VAO SO NHAT KY CHUNG',78) @ 3,1 SAY PADC('====================',78) INPU PADC('VAO DAU KY (AN 1),VAO TIEP THANG (AN 0) ? ',78) TO X USE SNKC IF X=1 ZAP ENDI DO WHIL .T. APPE BLAN @ 4,1 TO 24,79 CLEA @ 5,1 SAY PADC('VAO CHUNG TU MOI :',78) @ 6,1 SAY PADC('------------------',78) @ 8,20 SAY 'SO CHUNG TU : ' GET SCT READ IF SCT=0 EXIT ENDI @ 9,20 SAY 'NGAY THANG GHI SO :' GET NTGS @ 10,20 SAY 'NGAY THANG CHUNG TU :' GET NT @ 11,20 SAY 'DIEN GIAI :' GET DGIAI @ 12,20 SAY 'TAI KHOAN KIEM TRA:' GET TKKT @ 13,20 SAY 'SO HIEU TAI KHOAN NO :' GET SHTK @ 14,20 SAY 'SO TIEN PHAT SINH NO :' GET SPSNO READ Y=SPSNO APPE BLAN @ 15,20 SAY 'SO HIEU TAI KHOAN CO' GET SHTK @ 16,20 SAY 'TRANG SO NKC:' GET TRANG READ REPL SPSCO WITH Y ENDD DELE FOR SPSNO=0 .AND. SPSCO=0 PACK CLEA ALL CLEA SET SAFE ON SET TALK ON RETU b. Chương trình vào sổ nhật biên tài khỏan 112: - Tên chương trình: VSNTK112. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH VAO SO NHAT BIEN TK112 SET DEVI TO SCRE SET SAFE OFF SET TALK OFF SET DATE ITAL CLEA ALL CLEA @ 2,1 SAY PADC(' VAO SO NHAT BIEN TAI KHOAN 112',78) @ 3,1 SAY PADC('================================',78) INPU PADC( 'VAO DAU KY (AN 1),VAO TIEP THANG (AN 0)?',78) TO X USE SNBTK112 IF X=1 ZAP ENDI DO WHIL .T. APPE BLAN @ 4,1 TO 24,79 CLEA @ 5,1 SAY PADC('VAO CHUNG TU MOI :',78) @ 6,1 SAY PADC('------------------',78) @ 8,20 SAY 'SO CHUNG TU:' GET SCT READ IF SCT=0 EXIT ENDI @ 9,20 SAY 'NGAY THANG GHI SO:' GET NTGS @ 10,20 SAY 'NGAY THANG CHUNG TU:' GET NT @ 11,20 SAY 'DIEN GIAI:' GET DGIAI @ 12,20 SAY 'SO HIEU TAI KHOAN:' TO SHTK SET DEVI TO SCRE SET SAFE OFF SET TALK OFF SET DATE ITAL CLEA ALL U TAI KHOAN:' GET TKDU @ 13,20 SAY 'SO PHAT SINH NO VND:' GET SPSNOVND @ 14,20 SAY 'SO PHAT SINH CO VND:' GET SPSCOVND @ 15,20 SAY 'SO PHAT SINH NO USD:' GET SPSNOUSD @ 16,20 SAY 'SO PHAT SINH CO USD:' GET SPSCOUSD READ ENDD DELE FOR SPSNOVND=0.AND.SPSCOVND=0 PACK CLEA ALL RETU c.Chương trình vào sổ nhật biên ủy thác xuất khẩu: - Tên chương trình: VNBUTXK. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH VAO SO NHAT BIEN THEO DOI HANG UY THAC XUAT KHAU SET DEVI TO SCRE SET TALK OFF SET SAFE OFF SET DATE ITAL CLEA ALL CLEA @ 2,1 SAY PADC('VAO SO NHAT BIEN HANG UY THAC XUAT KHAU ',78) @ 3,1 SAY PADC('=======================================',78) INPU PADC( 'VAO DAU THANG (AN 1),VAO TIEP THANG(AN 0)?',78) TO X USE SNBUTXK IF X=1 ZAP ENDI DO WHIL .T. APPE BLAN @ 4,1 TO 24,79 CLEA @ 5,1 SAY PADC('VAO CHUNG TU MOI: ',78) @ 6,1 SAY PADC('----------------- ',78) @ 8,20 SAY 'SO HOP DONG:' GET SHD READ IF SHD=0 EXIT ENDI @ 9,20 SAY 'NGAY HOP DONG UY THAC XUAT KHAU:' GET NHD @ 10,20 SAY 'TEN KHACH HANG GIAO UY THAC XUAT KHAU:' GET TKHANG @ 11,20 SAY 'TEN HANG UY THAC XUAT KHAU:' GET TENHANG @ 12,20 SAY 'TRI GIA XUAT KHAU NGOAI TE:' GET TGXKNT @ 13,20 SAY 'NGAY THANG BAO CO:' GET NTBC @ 14,20 SAY 'TRI GIA NGOAI TE BAO CO:' GET TGBCNT @ 15,20 SAY 'TRI GIA BAO CO QUI RA VIET NAM DONG:' GET TGBCVND @ 16,20 SAY 'CHENH LECH TY GIA:' GET CLECH @ 17,20 SAY ' CHI PHI BEN GIAO UY THAC CHIU:' GET CPTH @ 18,20 SAY 'SO TIEN PHAI TRA BEN GIAO UY THAC:' GET STPTBUT @ 19,20 SAY 'SO CHUNG TU THANH TOAN CHO BEN GIAO UY THAC:' GET SCTTT @ 20,20 SAY 'NGAY THANG CHUNG TU THANH TOAN:' GET NTCTTT @ 21,20 SAY 'SO TIEN THANH TOAN CHO BEN UY THAC:' GET STTTBUT READ ENDD CLEA ALL SET SAFE ON SET TALK ON RETU d. Chương trình vào sổ chi tiết TK 157: - Tên chương trình: VSCTTK157. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH VAO SO CHI TIET TAI KHOAN 157 SET DEVI TO SCRE SET TALK OFF SET SAFE OFF SET DATE ITAL CLEA ALL CLEA @ 2,1 SAY PADC('VAO SO CHI TIET TAI KHOAN 157',78) @ 3,1 SAY PADC('==============================',78) INPU PADC( 'VAO DAU KY (AN1), VAO TIEP THANG(AN 0)?',78) TO X USE SCTTK157 IF X=1 ZAP ENDI DO WHIL .T. APPE BLAN @ 4,1 TO 24,79 CLEA @ 5,1 SAY PADC( 'VAO CHUNG TU MOI: ',78) @ 6,1 SAY PADC('------------------',78) @ 8,20 SAY 'SO CHUNG TU :' GET SCT READ IF SCT=0 EXIT ENDI @ 9,20 SAY 'CHUNG TU:' GET CTU @ 10,20 SAY 'NGAY THANG CHUNG TU:' GET NGAY @ 11,20 SAY 'DIEN GIAI:' GET DGIAI @ 12,20 SAY 'TAI KHOAN DOI UNG:' GET TKDU @ 13,20 SAY 'SO TIEN PHAT SINH NO:' GET SPSNO @ 14,20 SAY 'SO TIEN PHAT SINH CO:' GET SPSCO READ ENDD DELE FOR SPSNO=0.AND.SPSCO=0 PACK CLEA ALL SET SAFE ON SET TALK ON RETU e. Chương trình dựng sổ cái tài khỏan 112: - Tên chương trình: DSCTK112. DBF - Nội dung chương trình: *DAY LA CHUONG TRINH DUNG SO CAI TK112 SET TALK OFF CLEA CLEA ALL DIME X(4) SELE 1 USE SCAI112 ZAP SELE 2 USE SNBTK112 GO 1 DO WHIL .NOT.EOF() FOR I=1 TO 4 TC=FIEL(I) X(I)=&TC ENDFOR Y5=TKDU Y6=SPSNOVND Y7=SPSCOVND SELE 1 APPE BLAN FOR I=1 TO 4 TC=FIEL(I) REPL &TC WITH X(I) ENDFOR REPL SHTK WITH Y5,SPSNO WITH Y6,SPSCO WITH Y7 SELE 2 SKIP ENDDO CLEA ALL CLEA SET TALK ON RETU f. Chương trình dựng sổ cái các tài khỏan 157,131: - Tên chương trình: DSCAI. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH DUNG SO CAI CAC TAI KHOAN 157,131 SET TALK OFF SET SAFE OFF CLEA CLEA ALL USE SNKC COPY TO TG1 FOR TKKT=157 COPY TO TG2 FOR TKKT=131 FOR I=1 TO 2 TS2='TG'+STR(I,1) TS1='SCAI'+IIF(I=1,'157','131') SELE 1 USE &TS1 ZAP SELE 2 USE &TS2 IF RECC()#0 GO 1 DO WHIL .NOT.EOF() X1=NTGS X2=SCT X3=NT X4=DGIAI X6=SPSNO X7=SPSCO X5=TRANG SKIP X8=SHTK X9=SPSNO X10=SPSCO SELE 1 APPE BLAN REPL NTGS WITH X1,SCT WITH X2,NT WITH X3, DGIAI WITH X4,SHTK WITH X8,SPSNO WITH X6,SPSCO WITH X10,TSNKC WITH X5 SELE 2 ENDD ENDIF ENDF CLEA ALL USE SNBTK112 COPY TO TG1 FOR TKDU=157 COPY TO TG2 FOR TKDU=131 FOR I=1 TO 2 TS2='TG'+STR(I,1) TS1='SCAI'+IIF(I=1,'157','131') SELE 1 USE &TS1 SELE 2 USE &TS2 IF RECC()#0 GO 1 DO WHIL .NOT.EOF() X1=NTGS X2=SCT X3=NT X4=DGIAI X5=TKDU X6=SPSNOVND X7=SPSCOVND SELE 1 APPE BLAN REPL NTGS WITH X1,SCT WITH X2,NT WITH X3, DGIAI WITH X4,SHTK WITH 112,SPSNO WITH X6,SPSCO WITH X7 SELE 2 SKIP ENDD ENDIF ENDF CLEA CLEA ALL SET SAFE ON SET TALK ON RETU g. Chương trình điền dấu chấm: - Tên chương trình:DCHAM9. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH DIEN DAU CHAM PARA X PRIV ALL Z=STR(X,9) Z1=LEFT(Z,3) Z2=SUBS(Z,4,3) Z3=RIGHT(Z,3) KQ=Z1+IIF(Z1#SPAC(3),'.',' ')+Z2+IIF(Z2#SPAC(3),'.',' ')+Z3 RETU KQ h. Chương trình in sổ nhật ký chung : - Tên chương trình: INNKC. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH IN SO NHAT KY CHUNG SET TALK OFF SET SAFE OFF CLEA ALL CLEA SET DEVI TO PRIN SET PRIN TO FILE KQ1.TXT USE SNKC TH=MONT(NT) NA=YEAR(NT) NG='HA NOI NGAY '+IIF(TH=2,'28',IIF(TH=4.OR.TH=6.OR.TH=9. OR.TH=11,'30','31'))+'THANG '+STR(TH,2)+' NAM 20'+ RIGH(STR(NA,4),2) TD1='! NTGS !SCT! N/THANG! DIEN GIAI ! DGSC!SHTK! SO P/S NO ! SO P/S CO ! GHI CHU !' DRB=LEN(TD1) TD2='CONG TY ARTEXPORT' TD21='SO NHAT KY CHUNG' TD3='HA NOI' TD31='THANG '+STR(TH,2)+' NAM 20'+RIGH(STR(NA,4),2) TD4=REPL('-',DRB) TD5=SPAC(DRB-25)+'DON VI:1000 DONG' @PROW()+1,1 SAY TD2+SPAC(INT((DRB-LEN(TD21))/2)-LEN(TD2))+TD21 @ PROW()+1,1 SAY SPAC(INT((LEN(TD2)-LEN(TD3))/2))+TD3+SPAC(INT((DRB-LEN(TD31))/2)-LEN(TD3)-INT((LEN(TD2)-LEN(TD3))/2))+TD31 @ PROW()+1,1 SAY TD5 @ PROW()+1,1 SAY TD4 @ PROW()+1,1 SAY TD1 @ PROW()+1,1 SAY TD4 SCAN @ PROW()+1,1 SAY '!'+DTOC(NTGS)+'!' +STR(SCT,3)+'!'+DTOC(NT)+'!'+DGIAI+'!'+DGSC+'!'+STR(SHTK,4)+'!'+DCHAM9(SPSNO)+'!'+DCHAM9(SPSCO)+'!'+GCHU+'!' ENDS @ PROW()+1,1 SAY TD4 SUM SPSNO,SPSCO TO X1,X2 @ PROW()+1,1 SAY '!'+SPAC(22)+PADC('CONG',30) +SPAC(11) + '!'+DCHAM9(X1)+'!'+DCHAM9(X2)+'!'+SPAC(20)+'!' @ PROW()+1,1 SAY TD4 @ PROW()+1,DRB-36 SAY NG @ PROW()+1,15 SAY 'NGUOI GHI SO'+SPAC(22)+'KE TOAN TRUONG' +SPAC(22)+'GIAM DOC' EJEC SET DEVI TO SCRE SET PRIN TO MODI COMM KQ1.TXT CLEA ALL CLEA RETU i. Chương trình in sổ nhật biên tài khỏan 112 - Tên chương trình: INNB112. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH IN SO NHAT BIEN TAI KHOAN 112 SET TALK OFF SET SAFE OFF CLEA ALL CLEA SET DEVI TO PRIN SET PRIN TO FILE KQ2.TXT USE SNBTK112 TH= MONT(NT) NA=YEAR(NT) NG='HA NOI,NGAY '+IIF (TH=2,'28' ,IIF(TH=4.OR.TH=6.OR.TH=9.OR.TH=11,'30','31'))+' THANG '+STR(TH,2)+' NAM 20'+RIGHT(STR(NA,4),2) TD1='! NTGS !SCT! N/THANG! DIEN GIAI !TKDU!SPSNO (USD)!SPSCO (USD)!SPSNO (VND)!SPSCO (VND)!' TD2=LEN(TD1) TD3='CONG TY ARTEXPORT'+SPAC(20)+'SO NHAT BIEN TAI KHOAN 112' TD4=SPAC(4)+'HA NOI'+SPAC(30)+'THANG '+STR(TH,2)+' NAM 20'+RIGHT(STR(NA,4),2) TD5=REPL('-',TD2) TD6=SPAC(TD2-25)+'DON VI: 1000 DONG' @ PROW()+1,1 SAY TD3 @ PROW()+1,1 SAY TD4 @ PROW()+1,1 SAY TD6 @ PROW()+1,1 SAY TD5 @ PROW()+1,1 SAY TD1 @ PROW()+1,1 SAY TD5 SCAN @ PROW()+1,1 SAY '!'+DTOC(NTGS)+'!'+STR(SCT,3) + '!'+DTOC(NT)+ '!'+DGIAI+' !'+STR(TKDU,4)+'!'+DCHAM9(SPSNOUSD)+ '!'+DCHAM9 (SPSCOUSD) +'!'+DCHAM9(SPSNOVND)+'!'+DCHAM9(SPSCOVND)+'!' ENDS @ PROW()+1,1 SAY TD5 SUM SPSNOUSD,SPSCOUSD,SPSNOVND,SPSCOVND TO X1,X2,X3,X4 @ PROW()+1,1 SAY '!'+SPAC(8)+'!'+SPAC(3)+'!' +SPAC(8) +'!' +SPAC(12)+'CONG'+SPAC(14)+'!'+SPAC(4)+'!'+DCHAM9(X1)+'!'+ DCHAM9(X2)+'!'+DCHAM9(X3)+'!'+DCHAM9(X4)+'!' @ PROW()+1,1 SAY TD5 @ PROW()+1,TD2-36 SAY NG @ PROW()+1,1 SAY SPAC(TD2) @ PROW()+1,17 SAY 'NGUOI GHI SO'+SPAC(20)+'KE TOAN TRUONG' +SPAC(20)+'GIAM DOC' EJEC SET DEVI TO SCRE SET PRIN TO MODI COMM KQ2.TXT CLEA ALL CLEA RETU j. Chương trình in sổ nhật biên ủy thác xuất khẩu - Tên chương trình: INNBUTXK. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH IN SO NHAT BIEN THEO DOI HANG UY THAC XUAT KHAU SET TALK OFF SET SAFE OFF SET DEVI TO PRIN SET PRIN TO FILE KQ3.TXT CLEA ALL CLEA USE SNBUTXK TH=MONT(NHD) NA=YEAR(NHD) NG='HA NOI,NGAY '+ IIF(TH=2,'28', IIF(TH=4.OR.TH=6.OR.TH=9.OR.TH=11,'30' , '31')) ' THANG'+STR(TH,2)+' NAM 20'+RIGHT(STR(NA,4),2) TD1='! SHD ! NHD ! TEN KHACH HANG ! TEN HANG ! TGXKNT ! NTBC ! TGBCNT ! TGBCVND ! CLECH ! CPTH ! STPTBUT !SCTTT! NTCTTT ! STTTBUT !' DRB=LEN(TD1) TD2=REPL('-',DRB) TD3='CONG TY ARTEXPORT'+PADC('SO NHAT BIEN THEO DOI HANG UY THAC XUAT KHAU',DRB-17) TD4=SPAC(5)+'HA NOI'+SPAC(6)+PADC(' THANG '+STR(TH,2)+' NAM 20'+RIGHT(STR(NA,4),2),DRB-17) TD5=SPAC(DRB-25)+'DON VI: 1000 DONG,USD' @ PROW(),1 SAY TD3 @ PROW()+1,1 SAY TD4 @ PROW()+1,1 SAY TD5 @ PROW()+1,1 SAY TD2 @ PROW()+1,1 SAY TD1 @ PROW()+1,1 SAY TD2 SCAN @ PROW()+1,1 SAY '!'+STR(SHD,7)+'!'+DTOC(NHD) +'!'+ TKHANG +'!'+TENHANG+'!'+DCHAM9(TGXKNT)+'!'+DTOC(NTBC)+'!'+DCHAM9(TGBCNT)+'!'+DCHAM9(TGBCVND)+'!'+DCHAM9(CLECH)+'!'+DCHAM9(CPTH)+'!'+DCHAM9(STPTBUT)+'!'+STR(SCTTT,5)+'!'+DTOC(NTCTTT)+'!'+DCHAM9(STTTBUT)+'!' ENDS @ PROW()+1,1 SAY TD2 SUM TGXKNT,TGBCNT,TGBCVND,CLECH,CPTH,STPTBUT,STTTBUT TO X1,X2,X3,X4,X5,X6,X7 @ PROW()+1,1 SAY '!'+PADC('CONG',53)+'!' DCHAM9(X1) +'!'+ SPAC(8)+'!'+DCHAM9(X2)+'!'+DCHAM9(X3)+'!'+DCHAM9(X4)+'!'+DCHAM9(X5)+'!'+DCHAM9(X6)+'!'+SPAC(5)+'!'+SPAC(8)+'!'+ DCHAM9(X7)+'!' @ PROW()+1,1 SAY TD2 @ PROW()+1,DRB-50 SAY NG @ PROW()+1,1 SAY SPAC(DRB) @ PROW()+1,22 SAY 'NGUOI GHI SO' +SPAC(35)+'KE TOAN TRUONG'+SPAC(35)+'GIAM DOC' EJEC SET DEVI TO SCRE SET PRIN TO MODI COMM KQ3.TXT CLEA ALL CLEA RETU k. Chương trình in sổ chi tiết tài khoản 157: - Tên chương trình: INSCT157.DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH IN SO CHI TIET TAI KHOAN 157 SET TALK OFF SET SAFE OFF SET DATE ITAL SET DEVI TO PRIN SET PRIN TO FILE KQ4.TXT CLEA CLEA ALL USE SCTTK157 TH=MONT(NGAY) NA=YEAR(NGAY) NG='HA NOI,NGAY '+ IIF(TH=2,'28',IIF(TH=4.OR.TH=6.OR.TH=9.OR.TH=11,'30','31'))+' THANG'+STR(TH,2)+' NAM 20'+ RIGHT(STR(NA,4),2) TD1='! CTU !SCT! NGAY ! DIEN GIAI !TKDU! SPSNO ! SPSCO !' DRB=LEN(TD1) TD2='CONG TY ARTEXPORT'+PADC('SO CHI TIET TAI KHOAN 157',DRB-17) TD3=SPAC(5)+'HA NOI'+SPAC(6) +PADC('THANG'+STR(TH,2)+' NAM 20'+ RIGHT(STR(NA,4),2),DRB-17) TD4=REPL('-',DRB) TD5=SPAC(DRB-25)+'DON VI: 1000 DONG' @ PROW(),1 SAY TD2 @ PROW()+1,1 SAY TD3 @ PROW()+1,1 SAY TD5 @ PROW()+1,1 SAY TD4 @ PROW()+1,1 SAY TD1 @ PROW()+1,1 SAY TD4 SCAN @ PROW()+1,1 SAY '!'+CTU+'!'+ STR(SCT,3)+ '!'+ DTOC(NGAY)+'!'+DGIAI+'!'+STR(TKDU,4)+'!'+ DCHAM9(SPSNO)+'!'+DCHAM9(SPSCO)+'!' ENDS @ PROW()+1,1 SAY TD4 SUM SPSNO,SPSCO TO X1,X2 @ PROW()+1,1 SAY '!'+SPAC(5)+'!'+ SPAC(3)+' !'+ SPAC(8)+'!'+SPAC(13)+'CONG'+SPAC(13)+'!'+SPAC(4)+ '!'+DCHAM9(X1)+'!'+DCHAM9(X2)+'!' @ PROW()+1,1 SAY TD4 @ PROW()+1,DRB-35 SAY NG @ PROW()+1,1 SAY SPAC(DRB) @ PROW()+1,12 SAY 'NGUOI GHI SO'+SPAC(12)+'KE TOAN TRUONG'+SPAC(12)+'GIAM DOC' EJEC SET DEVI TO SCRE SET PRIN TO MODI COMM KQ4.TXT CLEA CLEA ALL RETU l.Chương trình in sổ cái cho các tài khỏan: - Tên chương trình: INSCAI. DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH IN SO CAI CHO CAC TAI KHOAN 112,157,131 SET TALK OFF SET SAFE OFF CLEA ALL SET DEVI TO PRIN SET PRIN TO FILE KQ5.TXT T=1 DO WHIL T=1 CLEA INPU'IN CHO TK (112/131/157) ? ' TO TK USE STENTK LOCA FOR TK=SHTK TEN =TENTK TS='SCAI'+ALLT(STR(TK,4)) USE &TS TH=MONT(NT) NA=YEAR(NT) NG='HA NOI,NGAY '+IIF(TH=2,'28' ,IIF(TH=4.OR.TH=6.OR.TH=9.OR.TH=11,'30','31'))+' THANG'+STR(TH,2)+' NAM 20'+RIGHT(STR(NA,4),2) TD1='! NTGS !SCT! NT ! DIEN GIAI !TSNKC!SHTK! SPSNO ! SPSCO !' DRB=LEN(TD1) TD2='CONG TY ARTEXPORT'+PADC('SO CAI',DRB-17) TD3=SPAC(5)+'HA NOI'+SPAC(6)+PADC('TAI KHOAN'+ STR(TK,4)+'- '+TEN,DRB-17) TD4=SPAC(DRB-25)+'DON VI: 1000 DONG' TD5=REPL('-',DRB) @ PROW()+1,1 SAY TD2 @ PROW()+1,1 SAY TD3 @ PROW()+1,1 SAY TD4 @ PROW()+1,1 SAY TD5 @ PROW()+1,1 SAY TD1 @ PROW()+1,1 SAY TD5 SCAN @ PROW()+1,1 SAY '!'+DTOC(NTGS)+ '!'+STR(SCT,3)+ '!'+DTOC(NT)+'!'+DGIAI+'!'+STR(TSNKC,5)+'!'+ STR(SHTK,4)+'!'+DCHAM9(SPSNO)+'!'+DCHAM9(SPSCO)+'! ENDS @ PROW()+1,1 SAY TD5 SUM SPSNO,SPSCO TO X1,X2 @ PROW()+1,1 SAY '!'+PADC('CONG',58) +'!' +SPAC(4)+'!'+DCHAM9(X1)+'!'+DCHAM9(X2)+'!' @ PROW()+1,1 SAY TD5 @ PROW()+1,DRB-36 SAY NG @ PROW()+1,1 SAY SPAC(DRB) @ PROW()+1,14 SAY 'NGUOI GHI SO' +SPAC(15)+'KE TOAN TRUONG' +SPAC(15)+'GIAM DOC' EJEC CLEA INPU'CO IN TIEP CHO TAI KHOAN KHAC KHONG ? (CO:1/KHONG:0)' TO T ENDD CLEA ALL CLEA SET DEVI TO SCRE SET PRIN TO MODI COMM KQ5.TXT RETU m.Chương trình thực đơn: - Tên chương trình: MENU.DBF - Nội dung chương trình: *CHUONG TRINH THUC DON SET TALK OFF SET DEVI TO SCRE CLEA ALL CLEA DO WHIL .T. @ 6,15 SAY PADC('DIEN TOAN KE TOAN XUAT KHAU HANG HOA',70) @ 5,14 TO 7,75 DOUB @ 9,20 PROM PADC('1.VAO SO NHAT KI CHUNG,70') @ 10,20 PROM PADC('2.VAO SO NHAT BIEN TAI KHOAN 112',70) @ 11,20 PROM PADC('3.VAO SO NHAT BIEN UY THAC XUAT KHAU’,70) @ 12,20 PROM PADC('4.VAO SO CHI TIET TAI KHOAN 157’,70) @ 13,20 PROM PADC('5.DUNG SO CAI TAI KHOAN 112’,70) @ 14,20 PROM PADC('6.DUNG SO CAI TAI KHOAN157,131,333’,70) @ 15,20 PROM PADC('7.IN SO NHAT KY CHUNG’,70) @ 16,20 PROM PADC('8.IN SO NHAT BIEN TAI KHOAN 112,70) @ 17,20 PROM PADC('9.IN SO NHAT BIEN THEO DOI HANG UY THAC XUAT KHAU’,70) @ 18,20 PROM PADC('10.IN SO CHI TIET TAI KHOAN 157’,70) @ 19,20 PROM PADC('11.IN SO CAI CAC TAI KHOAN’,70) @ 20,20 PROM PADC('12.KET THUC’,70) @ 8,14 TO 60,75 DOUB MENU TO X DO CASE CASE X=1 DO VNKC1 CASE X=2 DO VSNB112 CASE X=3 DO VSNBUTXK CASE =4 DO VSCTTK157 CASE CV=5 DO VKHTSCD CASE X=6 DO DSCAI CASE X=7 DO INNKC CASE X=8 DO INSNB112 CASE X=9 DO INNBUTXK CASE X=10 DO INSCT157 CASE X=11 DO INSCAI OTHE EXIT ENDC ENDD CLEA ALL SET TALK ON RETU 4. Khai thác và sử dụng chương trình: Hệ thống chương trình của bài toán ứng dụng máy vi tính trong kế tóan xuất khẩu được khai thác sử dụng thông qua MENU làm việc. Để sử dụng hệ thống chương trình ta chỉ cần đưa vào lệnh: DO MENU thì một bảng chọn sẽ hiện ra màn hình có dạng như sau: Điện tóan kế tóan xuất khẩu hàng hóa 1.VAO SO NHAT KI CHUNG 2.VAO SO NHAT BIEN TAI KHOAN 112 3.VAO SO NHAT BIEN THEO DOI HANG UY THAC XUAT KHAU 4.VAO SO CHI TIET TAI KHOAN 157 5.DUNG SO CAI TAI KHOAN 112 6.DUNG SO CAI TAI KHOAN 157,131,333 7.IN SO NHAT KY CHUNG 8.IN SO NHAT BIEN TAI KHOAN 112 9.IN SO NHAT BIEN THEO DOI HANG UY THAC XUAT KHAU 10.IN SO CHI TIET TAI KHOAN 157 11.IN SO CAI CAC TAI KHOAN 12.KET THUC Muốn thực hiện chựơng trình nào ta bấm con chỏ vào chương trình đó máy sẽ lần lượt thực hiện các lệnh của chương trình nếu phải vào dữ liệu thì máy sẽ hiện lên màn hình các yêu cầu để người sử dụng vào dữ liệu. 5. Phụ lục về hệ thống chương trình: Dưới đây là ví dụ về việc thực hiện chương trình trên số liệu của một số tháng trong năm 2001 tại công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ - Hà Nội kết luận Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tế về hoạt động xuất khẩu tại công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ - Hà Nội. Em nhận thấy việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá là rất hợp lý, thuận tiện. Nhờ đó có thể giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên kế toán, giảm bớt một số yếu kém trong công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, ví như việc ghi chép còn trùng lắp, hệ thống chứng từ không hợp lý, sai sót về số liệu ban đầu, việc cung cấp thông tin và tốc độ công việc kế toán còn chậm chạp, khối lượng công việc còn nhiều, phức tạp…Qua nghiên cứu ta thấy việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán rất thuận tiện và có nhiều ưu điểm, khi đó ta có thể làm việc với nhiều sổ kế toán cùng lúc, việc đối chiếu số liệu giữa các sổ sẽ đơn giản hơn, các số liệu đưa ra được phân tích kịp thời, chính xác và toàn diện, phản ánh được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của toàn Doanh nghiệp và đặc biệt là các chứng từ đưa vào sẽ được máy tính tự luân chuyển nhờ hệ thống các chương trình đã được xây dựng và cài đặt, đồng thời lại có MENU chương trình để kế toán có thể lựa chọn luôn chương trình cần sử dụng ngay. Khi áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, chuyển từ công tác kế toán thủ công sang hình thức kế toán bằng máy, khối lượng công việc sẽ được giảm bớt đi rất nhiều do vậy sẽ góp phần tổ chức bộ máy kế toán của công ty tiết kiệm được những chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo được tính chính xác kế toán của những báo cáo kế toán … Nhận thức được vấn đề này, trong bài luận văn của mình em đã đưa ra một hệ thống chương trình điện toán kế toán trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá nhưng do kiến thức thực tế chưa nhiều, thời gian thực tập ngắn, đề tài còn mới mẻ nên luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu xót, em rất mong được thày cô và các bạn góp ý để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Kết hợp với kiến thức đã học ở trường và qua quá trình thực tập tại công ty, đặc biệt là sự giúp đỡ rất tận tình của thày Đỗ Minh Thành và thày Đàm Gia Mạnh em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đây cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Thành, thầy Mạnh cùng các thày cô giáo trong khoa tài chính kế toán thày cô giáo bộ môn tin học và các cô chú trong trong phòng tài chính kế hoạch của công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ - Hà nội. Tài liệu tham khảo 1.Visual Foxpro for windows version 3.0 Nguyễn Quang Tấn-Nhà xuất bản Thống kê 2. Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại Trường Đại học Thương Mại 3. Thanh toán tín dụng quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương 4. Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán Nguyễn Văn nhiệm 5. Kế toán tài chính Trường Đại học Kinh Tế Thành phố HCM 6.Kỹ thuật Thương mại quốc tế Trường Đại học Thương Mại 7. Tạp chí kế toán 8. Tạp chí tài chính Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I. Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay 1 I. Đặc điểm nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và nhiệm vụ kế toán 1 1. Đặc điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 1 2. Các phương thức, hình thức kinh doanh xuất khẩu 3 3. Các phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá 5 4. Giá cả áp dụng trong hạch toán hàng hoá xuất khẩu 8 II. Yêu cầu quản lý nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá 10 1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 10 2. Nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá 12 III. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 13 1. Chứng từ sử dụng trong hạch toán xuất khẩu hàng hoá 13 2. Các tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 15 3. Tổ chức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu 16 4. Sổ sách kế toán trong hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 25 Chương II: Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ở công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - ARTEXPORT - Hà Nội 29 I. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức kế toán tại công ty xuất nhập khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ - Artexport Hà Nội 29 1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 29 2. Về cơ cấu tổ chức bô máy của công ty 32 3. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty 37 II. Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ 41 1. Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu 42 2. Tài khoản vận dụng 43 3. Trình tự hạch toán 46 4. Sổ sách kế toán 56 5. Nhận xét, đánh giá chung tình hình hoạt động và công tác kế toán của Công ty 63 Chương III: ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Hà Nội 69 I. Máy vi tính và công tác kế toán 69 1. Tình hình ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán ở Việt Nam 69 2. Tình hình ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán tại công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Hà Nội 70 II. Đặt bài toán 71 III. Phân tích bài toán 74 IV. Tổ chức thực hiện 76 1. Tạo các sổ 76 2. Vào số liệu cơ sở cho các sổ 79 3. Xây dựng các chương trình 80 4. Khai thác và sử dụng chương trình 94 5. Phụ lục về hệ thống chương trình 95 Kết luận 96 Tài liệu tham khảo 97 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29786.doc
Tài liệu liên quan