Ứng dụng nuôi cấy in vitro và kỹ thuật khí canh trong việc nhân nhanh giống cây ớt ngọt F1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- NGUYỄN THỊ NGUYỆT ỨNG DỤNG NUÔI CẤY IN VITRO VÀ KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC NHÂN NHANH GIỐNG CÂY ỚT NGỌT F1 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2934 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng nuôi cấy in vitro và kỹ thuật khí canh trong việc nhân nhanh giống cây ớt ngọt F1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện và giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch, người thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Phương Thảo, các thầy cô giáo Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật – Sinh học phân tử và Vi sinh, Khoa Công nghệ sinh học, Viện đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ và nhân viên phòng Công nghệ sinh học thực vật – Viện sinh học nông nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập và viết luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh Lưu, anh Tuân, anh Liêm, chị Hương, gia đình, người thân đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT α-NAA 1-Naphthaleneaxetic axit BA Benzyl adenin MS Murashige & Skoog, 1962 CT Công thức CTTD Chỉ tiêu theo dõi Đ/C Đối chứng IAA β-indol axetic axid TB Trung bình CNL Cắt ngọn lần CNSH Công nghệ sinh học NXB Nhà xuất bản ppm Nồng độ mg/l NSC Ngày sau cắt MBĐ Mẫu ban đầu TS Tổng số THT Than hoạt tính HSN Hệ số nhân ĐKTB Đường kính trung bình DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Hàm lượng các chất trong ớt ngọt( trong 100g phần ăn được) theo Joshi và Sing, 1975). 9 4.1 Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh cây ớt ngọt từ chồi đỉnh 37 4.2 Ảnh hưởng của tổ hợp BA kết hợp với IAA đến khả năng nhân nhanh của cây ớt ngọt từ chồi đỉnh 39 4.3 Ảnh hưởng của IAA đến tỷ lệ ra rễ của ớt ngọt 41 4.4 Ảnh hưởng của IAA đến số rễ, chiều cao và số lá của chồi 41 4.5 Ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính kết hợp với nồng độ IAA đến khả năng ra rễ của chồi ớt ngọt 43 4.6 Ảnh hưởng của các loại dinh dưỡng sử dụng trong khí canh tới hệ số nhân của cây ớt ngọt 45 4.7 Ảnh hưởng EC, pH đến hệ số nhân của ớt ngọt 47 4.8 Ảnh hưởng của thời vụ đến hệ số nhân của cây ớt ngọt 49 4.9 Ảnh hưởng của α NAA đến khả năng ra rễ của ngọn cắt 51 4.10 Ảnh hưởng của IAA đến tỷ lệ (%) ra rễ của ngọn cắt 52 4.11 Ảnh hưởng của IAA đến số rễ và chiều dài rễ trung bình sau cắt ngọn 10, 15 ngày 53 4.12 Ảnh hưởng của số lá/cây mẹ đến hệ số nhân 54 4.13 Ảnh hưởng của số lá /cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ (%) và tỷ lệ sống (%) của các ngọn cắt 57 4.14 Ảnh hưởng của nguồn cây khác nhau đến hệ số nhân của cây ớt ngọt (sau 2 tháng theo dõi) 58 4.15 Sự tăng trưởng số lá và chiều cao của các nguồn cây khác nhau khi trồng trên địa canh và khí canh 60 4.16 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các nguồn cây giống khác nhau khi trồng trên địa canh (đất) và khí canh 63 4.17 Hàm lượng vitamin C trong ớt ngọt trồng trên khí canh và địa canh 65 4.18 Chi phí/m2 dùng trong thí nghiệm nhân cây 66 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Hệ thống khí canh dùng trong thí nghiệm 29 4.1 Ảnh hưởng của BA + IAA đến số chồi/mẫu 40 4.2 Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân của ớt ngọt 45 4.3 Ảnh hưởng của EC, pH đến hệ số nhân của ngọn cắt 47 4.4 Ảnh hưởng của pH đến chất lượng rễ của ngọn cắt 48 4.5 Ảnh hưởng của thời vụ đến hệ số nhân của cây ớt ngọt 50 4.6 Ảnh hưởng của chất kích thích IAA đến tỷ lệ ra rễ của ngọn cắt 52 4.7 Tỷ lệ ra rễ của ngọn cắt khi xử lý IAA ở các nồng độ khác nhau 53 4.8 Ảnh hưởng của số lá/cây mẹ đến hệ số nhân 55 4.9 Số lá/cây mẹ ảnh hưởng đến hệ số nhân 56 4.10 Ảnh hưởng của nguồn cây khác nhau đến số lần cắt và hệ số nhân ngọn của ớt ngọt (sau 2 tháng) 59 4.11 Cây trồng từ hạt và cây từ in vitro 59 4.12 Cây trồng khí canh và địa canh 62 4.13 Ảnh hưởng của phương thức trồng khác nhau đến năng suất ớt ngọt 64 4.14 Quả được trồng trên địa canh và khí canh 64 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Khí canh là kỹ thuật mới được cải tiến từ hệ thống thuỷ canh khi rễ cây không nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kỳ [12], nhờ vậy mà tiết kiệm được dinh dưỡng và hô hấp của bộ rễ được thuận lợi nhất. Kỹ thuật mới này được Dr.Richard J. Stone ở Đại học Colorado Mỹ lần đầu tiên đưa ra và áp dụng thành công kỹ thuật này để nhân cây trồng bằng cách sử dụng việc phun dinh dưỡng kèm chất kích thích ra rễ ngắt quãng cho phần gốc của cành giâm trong các hộp nhân cây giống. Ngày nay kỹ thuật này ngày càng có ưu thế và có nhiều triển vọng để phát triển vì giờ đây việc ứng dụng khoa học trong nông nghiệp không còn là xa lạ, mà là cần thiết trước một nền nông nghiệp công nghệ cao, đây là một xu thế tất yếu để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao. Việc kết hợp giữa biện pháp nuôi cấy mô với biện pháp nhân giống bằng khí canh đã làm tăng nhanh số lượng cây, đảm bảo độ sạch bệnh và giảm giá thành cây giống…đã được thử nghiệm rất thành công trên cây khoai tây và trên một số đối tượng cây trồng khác như cà chua, dâu tây… đã mở ra một hướng đi hết sức mới mẻ trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, hoa, quả có chất lượng cao trong nền nông nghiệp đang trên đà hội nhập và phát triển của nước ta. Ớt ngọt tuy cùng họ với khoai tây xong nó là cây bụi thân gỗ, đây là loại rau có giá trị về kinh tế, có hàm lượng vitamin C rất cao… Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam việc chủ động nguồn hạt giống chuyên dụng trồng trong nhà lưới hoàn toàn phải phụ thuộc vào các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Isarel, Hà Lan…bởi vậy mà giá thành hạt giống rất cao. Tuy nhiên liệu có thể ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và khí canh để nhân giống cây ớt ngọt được hay không? Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đồng thời bước đầu góp phần chủ động tạo cây giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng nuôi cấy in vitro và kỹ thuật khí canh trong việc nhân nhanh giống cây ớt ngọt F1” 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy mô và khí canh trong việc nhân nhanh cây giống ớt ngọt F1, từ đó đề xuất phương pháp nhân giống mới với hệ số nhân giống cao, cây giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất. 1.2.2 Yêu cầu - Xây dựng qui trình nhân nhanh cây ớt ngọt bằng phương pháp nuôi cấy mô + Xác định loại và nồng độ chất điều tiết sinh trưởng thích hợp cho nuôi cấy mô khởi động, nhân nhanh cụm chồi + Xác định được ảnh hưởng của một số chất bổ sung vào môi trường tạo rễ thích hợp cho chồi in vitro - Xây dựng được qui trình nhân nhanh ớt ngọt bằng phương pháp giâm ngọn trên nền khí canh. + Xác định nguồn vật liệu tốt nhất đưa vào khí canh (hạt giống, chồi in vitro) + Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dinh dưỡng khác nhau đến hệ số nhân cây (EC, pH). + Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn cây mẹ tốt nhất cho nhân khí canh + Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây giống tạo ra từ hệ thống khí canh trên ruộng sản xuất và trên hệ thống khí canh. + Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp nhân nhanh bằng khí canh 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Tìm hiểu được các cơ chế, ảnh hưởng của các tác nhân như auxin, BA, vật liệu nuôi cấy…đến sự cảm ứng tạo chồi và callus cũng như quá trình nhân nhanh chồi từ các vật liệu khác nhau làm cơ sở dữ liệu về nhân giống in vitro về nhân giống cây ớt ngọt và phục vụ công tác nhân giống. - Tìm hiểu được các thông số kỹ thuật của kỹ thuật nhân giống bằng khí canh đến khả năng nhân giống và trồng trọt cây ớt ngọt bao gồm: Dinh dưỡng, ngưỡng EC, độ pH, thời vụ. Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dữ liệu cơ bản về sinh trưởng, phát triển của cây ớt ngọt trồng trong điều kiện khí canh, đồng thời là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp nhân giống mới. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp phương pháp nhân giống mới, nhằm chủ động quá trình cung cấp cây giống thay thế nhập nội hạt F1, đồng thời góp phần làm giảm giá thành sản xuất ớt ngọt. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Ớt ngọt là cây rau ăn quả và được xếp vào loại rau cao cấp, không chỉ về giá trị dinh dưỡng như hàm lượng vitamin C trong ớt rất cao trong 100 g ớt chứa 120mg vitamin C tương đương với 75% lượng vitamin cơ thể cần mỗi ngày [82] mà cả về giá trị kinh tế mà nó đem lại cho người trồng, trên thị trường có những lúc giá 1kg ớt ngọt lên tới 25000 - 30000/kg [87] Trồng ớt ngọt cung cấp cho thị trường là ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế cao [85] Tuy nhiên ớt ngọt là cây khó trồng, vì thế mà đòi hỏi người trồng phải có sự hiểu biết về nó, cũng như có một trình độ kỹ thuật tốt mới mong trồng ớt ngọt cho hiệu quả kinh tế cao. 2.1 Nguồn gốc, phân bố, vị trí địa lý của cây ớt ngọt Cây ớt ngọt (Sweet pepper) có tên khoa học Capsicum annuum L. là cây trồng thuộc họ cà (solanaceae). Có nguồn gốc địa lý từ Mexico, Trung và Nam Mĩ. Safford đã phát hiện ớt khô tại một nghĩa địa cũ ở Peru có 2000 năm tuổi. Nguồn gốc thực vật học của cây ớt là từ một dạng cây ớt cây hoang dại ở nam Mỹ được thuần hoá và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm [3] Tuy nhiên việc gieo trồng ớt ngọt cho mãi tới thế kỷ XVI người Châu Âu mới biết đến cây ớt ngọt và nó được Chrixtop Colombor đưa vào Tây Ban Nha năm 1493 khi ông ghé vào nước này trên hành trình trở về sau chuyến đi vòng quanh Thế giới của ông [4] Ớt được nhập vào Triều Tiên vào khoảng cuối thế kỷ 17... Tuy nhiên chưa có tài liệu thông báo một cách chính xác về việc cây ớt được đưa vào trồng ở nước ta khi nào nhưng theo Mai Thị Phương Anh (2003) [5] thì người Pháp đã có công mang cây ớt sang Việt Nam. 2.2 Phân loại Theo hệ thống phân loại thực vật quốc tế Classification USDA PLANTS cây ớt được phân loại như sau: Giới Plantae -- Thực vật Phân giới Tracheobionta -- Thực vật bậc cao Ngành Magnoliophyta -- Thực vật có hoa Lớp Magnoliopsida -- Thực vật hai lá mầm Phân lớp Asteridae Bộ Solanales Họ Solanaceae -- Họ cà Chi Capsicum L. - Chi ớt Loài Capsicum annuum L. - Giống ớt ngọt Chi ớt bao gồm các loài được trồng chính như sau: Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt tabasco Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero và Scotch bonnet Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau như bell pepper, paprika, cayenne, jalapexnos, và chiltepin Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo bảng phân loại mới nhất thì có 5 loài được trồng trọt chính trong tổng số 30 loài ớt và ớt ngọt thuộc về loài Capsicum annuum. 2.3 Đặc điểm thực vật học + Thân: Ớt ngọt là cây thân bụi 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể gặp các dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5 -1,5m, có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm nhưng thường được gieo trồng là cây hàng năm. + Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, do việc cấy chuyển, rễ cọc chính đứt, một hệ rễ chùm phát triển mạnh, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có hệ rễ chùm. + Lá: Thường ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, trứng ngược, mép lá hình răng cưa. Lông trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi thơm. Lá thường mỏng có kích thước trung bình 1,5 -12cm x 0,5 -7,5cm. + Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng nách lá, chỉ có loài C.chinense thường có 2 - 5 hoa trên một nách lá. Hoa có thể mọc thẳng đứng hoặc buông thõng. Trên hoa cuống thường không có li tầng. Hoa thường có mầu trắng, một số hoa có màu sữa, xanh lam và tía (tím). Hoa có 5 - 7 cánh hoa, có cuống dài khoảng 1,5cm, dài ngắn có dạng chuông 5 -7 răng dài khoảng 2mm bọc lấy quả. Nhụy đơn giản có màu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình đầu. Hoa có 5 - 7 nhị đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tía trong khi ở nhóm C. frutescens và C.chinense có ống phấn màu trắng xanh, còn có thể phân biệt các nhóm ớt theo màu đốm chấm ở gốc của cánh hoa. Kích thước của hoa cũng phụ thuộc vào các loài khác nhau, nhưng nói chung đường kính cánh hoa từ 8 - 15mm.[5] + Quả: Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với nhiều thịt quả nhăn và chia làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ cay (hăng) và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển thành màu vàng, hoặc đỏ. Nhóm ớt ngọt dạng chuông: Quả dày cùi, nhẵn, có 3 - 4 ngăn ô rỗng. Đại bộ phận các giống ớt ngọt này có quả màu xanh khi chưa chín và chuyển màu da cam hoặc đỏ khi chín. Ớt ngọt không cay nhưng ở một số giống hơi có vị cay. Các giống thông dụng: không cay, màu xanh, chuyển đỏ khi chín : Califonia Wonder, Yolo Wonder, Florida VR2... Nhóm ớt ngọt Pimiento: Không cay, quả to, hình tim, xanh, chuyển đỏ khi chín, phẳng, thịt dày. Giống thông dụng: Pimiento Select, Pimiento Perfection… Nhóm ớt ngọt Cheese: Quả thường ngắn, rộng, tròn, thịt quả trung bình hoặc dày, không cay, hơi xanh hoặc vàng đến chín đỏ. Giống phổ biến: Cheese, Yellow cheese, Gambo. Hiện nay ở nước ta thường trồng phổ biến một số giống lai F1 của Trung Quốc có dạng quả hình chuông thịt quả hơi mỏng, quả xanh khi chín quả có màu đỏ và dạng hình tim dài… + Hạt: Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3 - 5mm. Một gam hạt ớt ngọt có khoảng 150 hạt [4] 2.4 Điều kiện ngoại cảnh của cây ớt + Về nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu quả. Nhiệt độ ngày/đêm bằng 25/18 là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất. Ớt ngọt ưa nhiệt độ ôn hòa hơi lạnh khoảng 200 C, thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng ớt là vụ đông xuân, trồng vào vụ xuân hè thường bị thối quả và nám quả, ớt ngọt là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng. + Về ánh sáng: Tuy ớt là cây không mẫm cảm lắm với ánh sáng nhưng nó là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9-10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21-24% và tăng chất lượng quả. Trời âm u sẽ hạn chế sự đậu quả, giảm năng suất. + Về độ ẩm: Ớt rất thích hợp với thời tiết ấm, ẩm nhưng trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích sự chín của quả. Ớt ngọt thích hợp trồng trên những chân đất màu mỡ, cát pha thịt nhẹ, pH 5,5 - 5,7, tưới tiêu chủ động vì nó ưa ẩm và rất mẫm cảm với khô hạn cũng như quá ẩm. 2.5 Phòng trừ sâu bệnh + Bệnh hại: Thán thư (Colletotrium nigrum; Col, glogosporioides hoặc Coll.capsici). Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7). Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây của vụ trước nên trồng ớt phải tuân thủ các biện pháp luân canh nghiêm ngặt. Không nên trồng ớt trên đất đã trồng cây họ cà như khoai tây, cà chua...(Tạ Thu cúc, 1979, giáo trình cây rau). Triệu chứng bệnh: đầu tiên các vết ướt trên quả, sau đó lan rộng ra biến thành màu tối thường có vết vòng, ở giữa trung tâm vết bệnh có màu đen. Khi bệnh xuất hiện không tưới lên cây, vì tưới là hình thức lây bệnh nhân tạo nhanh nhất. Khi thấy bệnh xuất hiện thì dùng Zineb 80% với nồng độ 0,1 - 0,2%. - Bệnh héo xanh do nấm: (Fusarium oxysporum); xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Có thể dùng Fudazol 0,1% phun lên lá và tưới vào gốc cây. Triệu chứng bệnh. Vết bệnh ăn ở phần thân gần gốc, ăn thành mảng có vết nấm đốm trên bề mặt. - Héo xanh do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) nhiệt độ cao và ẩm ướt là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát triển mạnh, thường gây thành dịch. Triệu chứng bệnh: Các lá dưới biến vàng, héo và rụng, cây có thể bị chết. Biện pháp luân canh là tối ưu để phòng dịch bệnh. Ngoài ra còn có các bệnh khác như: Sương mai, bệnh thối xốp vi khuẩn, virut... + Sâu hại: Rệp (Aphid gossypii và Myzus persicae) + Bọ trĩ: (Scirtothrips dorsalis và Thrips palmi) Ngoài ra còn có sâu xám, nhện đỏ ... 2.6 Giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của quả ớt ngọt 2.6.1 Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng Ớt ngọt rất giàu các loại vitamin, thậm chí còn nhiều hơn cà chua, đặc biệt là vitamin A và C. Loại ớt hình chuông đỏ có nhiều loại sắc tố khác nhau như: capsanthin và capsorvbin - 6%, cryptocapsin - 4% và vitaminC khoảng 321mg(Curl, 1962),(Simon, 1960). Bảng 2.1. Hàm lượng các chất trong ớt ngọt( trong 100g phần ăn được) theo Joshi và Sing, 1975). Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng Vitamin B+ B2 0,02 – 0,1 mg Ca 11g Axit folic 1,3 – 2,9mg Vitamin A 870I.U. Axit nicotinic 6 - 10 mg Axit ascorbic 175 Nước 92,4% Thiamin 0,06 mg Calo 29,0 Riboflavin 0,03 mg Protein 1 – 2 g Niaxin 0,55 mg Nhờ chứa một lượng vitamin C có thể nói là cao kỷ lục: cứ 100g ớt có chứa hơn 120mg vitamin C. Ớt ngọt luôn có vai trò quan trọng trong cung cấp vitamin cho món ăn, dù là để sống trộn với salát hay khi đã nấu chín (nấu chín có thể làm mất đi tới 60% lượng vitamin C). Thực tế, cứ 50g ớt ngọt có khoảng 60mg vitamin C, tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Nếu ăn 200g ớt ngọt nấu chín có nghĩa là bạn đã hấp thu được một lượng hơn 200mg vitamin C, đảm bảo đủ vitamin cần thiết hàng ngày cho cơ thể [83] Với cùng một lượng ớt, lượng vitamin A do loại rau này mang lại có thể từ 15 đến 50% tổng lượng nên dùng hàng ngày tùy theo ớt được ăn sống hay nấu chín (caroten trong ớt có thể đạt tới mức 3,5 mg/100g). Vitamin C và vitamin A là những loại vitamin thuộc nhóm vitamin có lợi để chống lại quá trình ôxy hóa, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu công dụng của các loại vitamin này trong chế độ dinh dưỡng về vai trò bảo vệ và phòng bệnh cho cơ thể (chống lại quá trình lão hóa sớm của tế bào, nguy cơ ung thư hoặc mắc các bệnh tim mạch). Loại rau giàu chất xơ, ít calo, ớt ngọt được xếp vào một trong những loại rau nhiều chất xơ nhất, chính vì vậy, có thể dùng như một loại thực phẩm để tăng cường chất xơ cho cơ thể mà không có nguy cơ làm dư thừa lượng calo hấp thụ vào cơ thể [Mỹ Quý dịch theo Le Nouvel Observateur]. 2.6.2 Giá trị về kinh tế Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã chuyển màu đỏ thì sẽ giảm giá trị thương phẩm. Xác định thời gian thu hoạch đối với ớt ngọt rất quan trọng, vì thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu khách hàng. Theo kinh nghiệm thì khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng "pop" là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch (trừ trường hợp sản xuất giống phải thu quả chín đỏ). Năng suất ớt có thể đạt 15 - 20 tấn/ha, ở các ruộng thâm canh, áp dụng các quy trình hướng dẫn có thể cho thu hoạch 22 - 25 tấn/ha. Thời gian thu hoạch ớt ngọt thường chỉ kéo dài trong 6 - 8 tuần [9]. Hiện nay trên thị trường, 1kg ớt ngọt có lúc được bán với giá 25.000 - 30.000 đồng. Trồng ớt ngọt cung cấp cho thị trường là ngành sản xuất có lợi nhuận cao [82]. Ngay cả khi giá ớt chỉ 3.000đ/kg, người trồng ớt cũng đã thu lợi vượt hơn so với trồng các loại rau khác khoảng 20%. Thậm chí nếu trồng 1 sào ớt thu hoạch thấp cũng đạt 500kg, ở mức cao đạt 700kg, bán giá 1.600đ/kg, cho thu nhập 800 ngàn đến hơn 1,1 triệu đồng, cao gấp 2 - 2,5 lần so với cấy lúa, cũng bởi vậy mà xã viên ai cũng mặn mà với ớt hơn (Ngăm Mạc, huyện Gia Bình Bắc Ninh). Trên vùng đất cát pha cằn cỗi, từ hơn 10 năm nay người dân một số xã ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã đưa cây ớt về trồng thay thế cho những cây trồng truyền thống và đã cho giá trị tới trên 200 triệu đồng/ha...  2.7 Các nghiên cứu về nhân nhanh cây ớt ngọt Giống với hầu hết các thành viên khác của họ nhà cà cây ớt có hệ số nhân rất thấp (trừ khoai tây) kể cả nhân bằng đoạn thân, thậm chí một số giống không có phản ứng nhân chồi trong môi trường có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng. Nhưng điều khác biệt với các cây khác của họ cà là cây ớt có kiểu gen bền vững trong tái sinh đó là tiềm năng tái sinh quan trọng (Liu và cộng sự,1990) [59]. Kiểu gen ảnh hưởng mạnh trong quá trình tái sinh của cây trồng theo (Ochoa - Alejo và cộng sự 1990, [67] Hy và cộng sự 1996) [57] điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc vi nhân chồi từ các giống khác nhau, mặt khác nuôi cấy mô và in vitro có thể là nguyên nhân gây ra sự biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể. Tuy nhiên kiểu gen của cây ớt khá bền vững và có khả năng phản ứng khá tốt. Sự tập trung cao hàm lượng cytokinin trong môi trường không làm xáo trộn sự giảm phân và thay đổi độ bội của cây khi tái sinh cây từ các bộ phận khác nhau của cây trừ callus (Magdalenna Tomaszewska - Sowa và cộng sự, (2002) [61]. Tương tự như vậy Christophr và Rajam (1996) [47], sử dụng các giống ớt đỏ (C.praetermissum, C.ackatum và C.annium) để tái sinh cây con. Trong nghiên cứu in vitro chồi tái sinh từ các bộ phận khác nhau của cây con đã được nghiên cứu thành công từ các giống ớt cay (Christophr và Rajam, (1994) [47], Christophr và Rajam, (1996) [48]. Tuy nhiên việc tái sinh chồi từ các chồi đỉnh chỉ có một số ít tài liệu công bố và chủ yếu là tái sinh chồi nách từ phương cắt ngọn là phổ biến (Agrawwal và cộng sự, (1989) [41]; Christopher và Rajam, (1994) [47]. Nghiên cứu của magdelena Tomaszewska -Sowa và cộng sự, (2002) [62] chỉ ra rằng BAP có hiệu quả trong việc nhân nhanh chồi đỉnh và được sử dụng ở ngưỡng nồng độ là 9mg/l nhưng chỉ có hiệu quả với giống Meitimorok trong khi nồng độ BAP xuống thấp 4,5mg/l thì lại thích hợp với giống Haomorok và tái sinh chồi từ chồi nách sử dụng IAA có hiệu quả tốt nhất với nồng độ 2,85µM hoặc IBA với nồng độ 2,46µM. Một số tài liệu khác lại nghiên cứu so sánh hiệu quả của các chất thuộc nhóm Cytokinin trong việc phát sinh hình thái của các kiểu gen in vitro BAP (0,5mg/l, 2ip(2,5mg/l), ZEATIN (2,5mg/l), TDZ (1,5mg/l) trên 3 giống là ATZ, TAM Santanola F1 không chỉ hiệu quả tốt trong việc phát sinh chồi từ cây con, tuy nhiên trong các chất thuộc nhóm TDZ được chú ý tới các cytokinin khác là khả năng làm dài chồi ở tất cả các kiểu gen. Và theo nghiên cứu ở một số loài thực vật khác thì TDZ cũng tỏ ra có ưu thế hơn ở các nồng độ khác nhau. 2.8 Các nghiên cứu về tái sinh cây ớt ngọt Ớt ngọt cũng là cây thuộc họ cà (Solanacea) nên rất mẫm cảm với nhiều loại bệnh như virut, vi khuẩn, nấm (nhất là bệnh thán thư là gây thối quả hàng loạt). Hầu hết các tác nhân gây bệnh đều là nguyên nhân phá hoại mùa màng, theo Martinnele and Quacquarelli (1983) [63], caranta (1995) [46]. Do đó trồng trọt có hiệu quả chọn lọc ra các dạng cây có sức đề kháng trên đồng ruộng. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây nhiều chương trình đã được thiết lập để chuyển gen kháng bệnh vào cây trồng bằng kỹ thuật di truyền làm giảm thời gian chọn lọc các dạng kháng và tổ hợp được sức đề kháng với nhiều loại bệnh. Vì vậy sử dụng cây chuyển gen là một biện pháp làm tăng sức đề kháng với bệnh tật, tránh được các điều chỉnh bằng chất hóa học, phương pháp này là quan trọng trong thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ và rất cần thiết cho con người. Mặt khác công nghệ chuyển gen thành công và tạo ra cây hữu thụ là rất cần thiết (William và cộng sự (1998) [79]. Chồi tái sinh từ các bộ phận khác nhau của cây con đã được miêu tả trong báo cáo của (Gunay và Rao (1978) [59], Philip and Hubstenberger (1985) [69], Sripichitt và cộng sự (1987) [74], Szasz và cộng sự (1995) [75], Valera -Montero [76] và Ochoa - Alero,(1990) [67]. Phôi soma được tái sinh từ bao phấn và noãn chưa thành thục được nghiên cứu bởi Binzel at al (1996a) [43]. Ngoài ra chồi tái sinh được cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng việc nhân nhanh cây ớt ngọt bởi vì hệ số nhân từ chồi đỉnh và chồi nách là rất thấp. Tuy nhiên với mỗi giống ớt khác nhau thì có sự phản ứng khác nhau trong tái sinh.Và có những kiểu gen không tái sinh thành cây bình thường được. Mô trẻ và non có phản ứng tốt nhất trong in vitro và nó đã thành công bởi nhiều tác giả khi nghiên cứu về cây ớt như: Binzel et al (1996a) [42], [43] Kết quả sau nuôi cấy thu được các chồi khoẻ mạnh phụ thuộc vào lượng BAP bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Thành phần BAP này quyết định đến định hướng mô nuôi cấy (Phillip và Hubstenbeigr, (1985) [69]; Binzel et al,(1996b) [43] tuy nhiên khi cộng BAP vào thì việc tạo chồi từ phôi của các loài có thành công không giống nhau. Các kết quả tương tự của Simeompva, 1992; Agrawalso (1989) [41], [43] giải thích sự khác nhau của chồi được tạo thành khi nuôi cấy. Ngoài ra một số tác giả khác tìm ra rằng việc tổ hợp giữa BAP cộng với αNAA (S.Arous và cộng sự (2001) [71] cho hiệu quả tốt nhất khi tái sinh chồi. Một số tác giả Binzel et al (1996a) [42], Gunay và Rao (1978) [59], [67], [48] lại cho rằng bổ sung 2,4-D và IAA là hiệu quả trên mô ớt. Trong khi đó một số tài liệu khác lại tìm ra rằng việc tổ hợp BA cộng với IAA cho hiệu quả tốt trong tái sinh chồi từ chồi đỉnh, trụ hạ diệp và lá non Manoharan và cộng sự (1998) [61]. Ngoài ra trong các nghiên cứu về phát sinh hình thái của cây in vitro từ lá mầm, chồi đỉnh, lá non tạo ra các dạng cấu trúc lá hoặc các dạng chồi có cấu trúc lớn hơn nhưng không có khả năng tái sinh phát triển thành các chồi bình thường được theo (Arroyo và Revilla, 1991 Ebida và Hu 1993, Ochoa - Alero (1996) [67] và một số bộ phận khác như bộ phận gần trụ hạ bì và rễ mầm được Miklos Fari and Maria Crako (1981) [66]. Ứng dụng phương pháp này để hình thành chồi từ các bộ phận trên, sau đó làm chồi dài ra bao gồm các chồi và cây phát triển trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ phận trong thời gian ngắn. Một điều đáng chú ý ở đây là việc làm dài chồi để đỉnh sinh trưởng có thể bật lên sau khi nuôi cấy tạo chồi từ các bộ phận của cây non thì GA3 tỏ ra có hiệu quả rõ rệt trong việc làm chồi in vitro tiếp tục phát triển. Hiệu quả của việc làm dài chồi này được nghiên cứu bởi Szasz et al (1995) [75], Christopher và Rajam, (1996) [48], [65], Vinod Kumar và cộng sự (2005) [77]….Sau đây là một số nghiên cứu thành công về tái sinh cây ớt trong những năm gần đây: Miklós Fári and Mária Czakó (1981) [66] nghiên cứu sự phát sinh hình thái chồi khác nhau của trụ hạ diệp của giống Capsicum annuum T. Hatvani. Trụ hạ diệp (tính từ rễ mầm đến lá mầm) của cây con ba tuần tuổi được chia làm sáu phần đem nuôi cấy trên môi trường MS + 2mg/l BAP +1mg/l IAA để tạo cây con. Các đoạn mẫu cấy phản ứng khác nhau trên môi trường nuôi cấy. Chỉ có đoạn gần lá mầm cho chồi, đoạn giữa hầu hết chỉ cho rễ còn đoạn đầu gần với rễ phát triển mạnh thành callus, không có chồi được tái sinh từ các đoạn này. Chồi chỉ hình thành từ đoạn gần lá mầm được cho ra rễ và phát triển thành cây con bình thường. Cây con sau in vitro được trồng ra ngoài đồng có khả năng phát triển và thành thục bình thường [47] sử dụng các giống ớt ngọt F1 dùng trụ hạ diệp lá mầm và lá non nuôi cấy trong môi trường có bổ sung 5,7 µM IAA + 22 µM BA cho tái sinh tốt nhất, sau đó chồi được tái sinh cho ra rễ trong môi trường có chứa 5,7 µM IAA +13,3 µM BA. Cây con chuyển ra đất với tỷ lệ sống đạt 60 -70 %. Manoharan, Sree Vidya and Lakshmi Sita (1997) [61] nghiên cứu sự tái sinh tiền chồi và chuyển gen vào giống ớt cay Capsicum annuum L. var. Pusa jwala. Chồi tái sinh cao từ lá mầm trong môi trường MS + 0,5 mg/l TDZ, chồi được làm dài ra và tạo rễ trong môi trường có chứa MS + 0,5mg/l IAA. Trong nghiên cứu của các tác giả Frank- Duchenne M và cộng sự (1998) [52] nghiên cứu tái sinh chồi ớt ngọt từ các bộ phận cho kết quả tốt trong môi trường có chứa 24 - epi-brassinolide (EBR) 0,1µM aplant steroid lactone và trong môi trường có chứa 9,1 mM Zeatin + 5,2mM GA3 làm cho chồi dài ra hiệu quả hơn. Môi trường cho ra rễ thích hợp là 0,5 µM αNAA (0,1mg/l) sau sau đó chuyển cây ra đất hoặc nhà kính. Andrzej Borychowskil và cộng sự (2001) [40] nghiên cứu tiềm năng phát sinh hình thái của trụ hạ diệp và lá mầm của ba giống ớt Balan là Kujawianka, Passat and Zorza. Các tác giả đã nghiên cứu về sự tái sinh cây từ tiền chồi lấy từ 8 - 15 tổ hợp phát triển tốt để sử dụng trong hai bước nuôi cấy. Bước một là nuôi cấy tạo tiền chồi, bước hai là tạo chồi từ tiền chồi tốt nhất trong môi trường là MS+ 5mg/l BAP + 1mg/l IAA. Môi trường có TDZ và IAA không tốt bằng môi trường có chứa BA và IAA. Trụ hạ diệp phát sinh tiền chồi nhiều hơn ở lá mầm và tốt nhất ở giống Passat (40%). S.Arous, Boussaid và Marrakchi (2001) [71] nghiên cứu tái sinh chồi từ phôi sôma trên giống ớt ngọt Tunisian. Kết quả thông tin chồi được tạo ra tốt nhất trong môi trường MS + 6mg/l BAP + 1 mg/l αNAA. Sau đó chồi được làm dài trong môi trường MS có chứa 1mg/l BAP + 0,5 mg/l GA3. Sau đó chồi được ra rễ trong môi trường có chứa MS + 0,5mg/l IAA. Cây con sau in vitro được trồng ra ngoài đồng có khả năng phát triển thành thục bình thường. Husain, Jain và Kothari (2004) [73] nghiên cứu hiệu quả tái sinh chồi từ lá mầm theo hai bước: Bước một tái sinh dạng tiền chồi trong môi trường có chứa 5 hoặc 7 mg/l BA + 20 mg/l PAA. Bước hai chồi tiếp tục được làm dài ra trong môi trường có chứa 2 hoặc 5 mg/l BA + 2mg/l PAA. Trong bước hai chồi tiếp tục được làm dài ra và tăng thêm về số lượng. 100% mẫu đã hình thành chồi ở bước hai đều được làm dài ra. Sau đó chồi được ra rễ trong môi trường có chứa 1mg/l NAA, rồi chuyển ra cánh đồng. Các cây đều sinh trưởng, phát triển và cho quả bình thường. Trong khi đó dạng chồi phát triển từ lá mầm trong môi trường nuôi cấy có chứa 5 hoặc 7 mg/l BAP riêng rẽ hoặc tổ hợp với IAA (0,2 - 2 mg/l) thì dạng chồi tạo thành bị dị dạng và hầu hết chúng đều không phát triển thành chồi bình thường được Golegaonkar và Kaltharajah (2005) thì nghiên cứu về tái sinh cũng sử dụng lá mầm và lá non trong môi trường có chứa BA riêng rẽ hoặc BAP + NAA. Thì kết quả cho thấy dạng cấu trúc chồi phát triển tốt nhất ở lá non trong môi trường BA riêng rẽ. Nhưng dạng cấu trúc chồi đó tái sinh được thành cây trong môi trường có bổ sung GA3 .Cây con được ra rễ trong môi trường có chứa 2,9 µM IAA. Vinod Kumar, Gururaj, Narasimha Prasad, Giridhar and Ravishankar (2005) [77] Nghiên cứu tạo chồi trực tiếp từ chồi của cây con giống Ấn Độ (Capsic._.um annuum cv. Arka Abhir (AA) and Arka Lohit (AL)) đã thành công trên môi trường MS + 2 ethanesulphonic(MES) + 26,3 µM BA + 2,28µM IAA + 10µM Silver nitrat. Kết quả thu được 25 chồi tái sinh được từ các bộ phận của cây ban đầu, chồi này được làm dài ra trong môi trường có chứa MS + 28 µM GA3 + 10 µM Silver nitrat. Sau đó cây con có thể được chuyển ra cho ra rễ hoặc dùng tiền chồi làm vật liệu cho chuyển gen. Jinbo Shen và cộng sự (2006) [53] đã nghiên cứu về việc callus và cây con được tái sinh và phát triển bởi các dạng lá, thân và mắt ngủ của cây ớt. Callus tái sinh đạt cao nhất 87,2% từ mô lá trên môi trường MS + 2,4 D + 2,0 mg/l BA và 71,6% của số callus tạo thành phát sinh chồi (4 chồi /mẫu mô lá ban đầu) trên môi trường có chứa 0,5 mg/l αNAA + 1mg/l BA là tốt nhất. Và môi trường có chứa 0,5 mg/l αNAA + 1 mg/l BA cũng là tốt nhất cho sự tái sinh chồi từ đoạn thân. Joshi1 and Kothari1 (2006) nghiên cứu hiệu quả của nồng độ CuSO4 khác nhau và làm dài chồi từ chồi tái sinh bởi lá mầm của giống Capsicum annuum L. cv X-235 tạo chồi trên môi trường có chứa 22,2 µM BAP + 14,7µM PAA. Các chồi được làm dài trong môi trường có chứa 13,3 mM BAP + 0,58µM GA3 . Cả hai bước tạo chồi và làm dài chồi đều có chứa CuSO4 (0 - 5mM). Tất cả các nồng độ của CuSO4 đều có hiệu quả cao trong việc tạo chồi và làm dài chồi, thêm vào đó chất lượng chồi được cải thiện đáng kể. Khi có CuSO4 số lượng chồi được tăng lên gấp 30 lần so với môi trường MS. Cây con được ra rễ trong môi trường có chứa 5,7µM IAA sau đó chuyển ra cánh đồng. Venkataiah Peddaboina, Christopher Thamidala and Subhash Karampuri, (2006) [78] nghiên cứu vi nhân giống sử dụng Meristem (0,5cm) của bốn giống ớt là Capsicum annuum cv CA960, C. baccatum, C. frutescens and C. praetermissum trên môi trường MS có chứa nhiều loại cytokinin bao gồm adenine, BA, Kinetin, Zeatin và TDZ. TDZ cho chồi tái sinh với số lượng lớn nhất (4,2 – 22,2). Chồi được làm dài trong môi trường có chứa 0,22 - 1 µM BA + 0,48 - 1µM IAA và ra rễ trong môi trường có chứa 5,7 Mµ IAA. Có 72 - 94% chồi ra rễ từ môi trường có chứa TDZ phát triển thành chồi bình thường, 8 - 22% chồi không dài ra được. Cây con trồng trong điều kiện nhà kính đạt tỉ lệ sống sót 68 - 84% và có khả năng phát triển thành thục bình thường. 2.9 Công nghệ khí canh (Aeroponics technology) 2.9.1 Đặc điểm hệ thống khí canh, ưu nhược điểm của hệ thống này Khí canh “là hệ thống mà rễ cây được đặt trong môi trường bão hoà với các giọt dinh dưỡng liên tục hay gián đoạn dưới dạng sương mù hoặc phun” John Hanson (1980) [54] (Steiner đã định nghĩa tại Hội nghị ISOSC). Ở hệ thống này, cây được trồng trong những lỗ ở các tấm polystyrene xốp hoặc vật liệu khác, nhưng rễ cây chỉ được treo lơ lửng trong môi trường không khí phía dưới tấm đỡ. Trong hộp có hệ thống phun mù, hộp được che kín sao cho rễ nằm trong hộp được phun định kỳ vài phút một lần. Hộp phun mù được đậy kín để rễ nằm trong bóng tối (tránh tảo sinh trưởng). Như vậy rễ luôn được giữ ẩm và dinh dưỡng được thông khí. Dung dịch dinh dưỡng này được sử dụng tuần hoàn nhờ các đường ống được mắc sao cho một đầu ở trên nắp hộp còn đầu kia ở dưới. Như thế phần lớn bộ rễ nằm trong bóng tối, tạo điều kiện cho sự hình thành rễ. Với hệ thống này không phải dùng giá thể trơ, dinh dưỡng được phun trực tiếp đến rễ oxygen được cung cấp đầy đủ ([86] Công nghệ này được nghiên cứu và phát triển lần đầu tiên tại trường đại học Pia của Italy bởi tiến sĩ Franco Massantini. Hệ thống này bao gồm các ống phun dinh dưỡng đặt trong các thùng xốp nuôi cây. Tiếp nối công trình này các nhà khoa học Isarel đã cải tiến và cho ra đời hệ thống Ein Geidi System (EGS), hệ thống này có sự kết hợp gữa kỹ thuật NFT và kỹ thuật khí canh, rễ cây vẫn nhúng trong dung dịch dinh dưỡng nhưng được làm hảo khí thường xuyên. Tiếp sau đó có hàng loạt các hệ thống tương tự ra đời như hệ thống Rainforet của Mỹ; Hệ thống Schwalbach của Úc. Hệ thống Aero - Gro System (AGS) được xem là hệ thống cải tiến gần nhất có sử dụng kỹ thuật siêu âm để tạo các thể bụi dinh dưỡng cung cấp cho rễ cây. Kỹ thuật này được các nhà nghiên cứu Singapore tiếp tục phát triển thành thiết bị Aero Green Techonology được cấp phát minh của mạng lưới nông nghiệp đô thị Liên hiệp quốc vào năm 2000. NASA đã lắp đặt tổ hợp thiết bị bao gồm hệ thống khí canh và công nghệ màng dinh dưỡng để trồng cây trong không gian (www.biocontrols. Com) [ 81] Đặc điểm chung của hệ thống khí canh: Có chế độ xen kẽ giữa phun dinh dưỡng và ngừng phun, mức nước có thể điều chỉnh, toàn bộ hệ thống được điều khiển tự động, chương trình hóa đặt theo phần mềm chuyên dụng: * Ưu điểm - Môi trường hoàn toàn sạch bệnh không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật. Chu trình khép kín từ trồng đến thu hoạch, tiết kiệm nước và dinh dưỡng, cây sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao, điều khiển được môi trường nuôi trồng. Bên cạnh đó còn có những lợi ích: Giảm chi phí về nước 98%, giảm chi phí về phân bón 95%, giảm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật 99%, tăng năng suất cây trồng lên 45% đến 75%. - Giảm bớt công lao động do không phải làm đất , xới xáo và làm sạch cỏ dại trong quá trình canh tác. - Không phải tưới nước, dễ thanh trùng và kiểm soát dịch bệnh. - Có thể ứng dụng sản xuất gieo ươm cây giống sạch bệnh trồng trong nhà kính, nhà lưới hiện đại. - Thúc đẩy trình độ sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. * Nhược điểm - Đầu tư ban đầu lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao là nguyên nhân các nước nghèo khó có điều kiện để triển khai kỹ thuật mới này, đồng thời người tiêu dùng ở những nước này cũng ít có cơ hội sử dụng những tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. - Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao về công nghệ sản xuất cũng như việc phải hiểu biết đầy đủ về đặc tính sinh vật, hóa học của cây trồng, phân bón, hóa chất …cho cây. - Sự lan truyền bệnh nhanh: Khi mầm bệnh đã xuất hiện thì trong thời gian ngắn chúng sẽ lan truyền và có mặt ở toàn bộ hệ thống. Đặc biệt trong các hệ thống kín dung dịch có hồi lưu [64]. Do đó đòi hỏi nguồn nước tưới phải được đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định và trước khi đưa vào canh tác cần phải khử trùng cẩn thận. 2.9.2 Cơ sở khoa học của hệ thống khí canh Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh vật. Nước là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của sự sống. Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Trần Văn Phẩm (2000) [25] thì nước là một trong những thành phần cấu tạo nên keo nguyên sinh chất. Mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể đều cần có nước tham gia. Nước là môi trường vận chuyển của các chất và tham gia vào phản ứng hoá sinh để tạo chất khử mang năng lượng lớn dùng để khử CO2 trong cơ thể thực vật. Bên cạnh đó nước còn ảnh hưởng gián tiếp đến quang hợp như làm giảm nhiệt độ trên bề mặt lá, đóng mở khí khổng. Cùng với nước thì các chất khoáng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cây. Khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây từ năm 1849 đến 1856 Salm - Horstamr đã chứng minh được cây lúa mạch muốn sinh trưởng phát triển được bình thường phải cần đến những nguyên tố như N, P, S, K, Ca, Mg, Si, Fe, Mn.. Đến năm 1938 hai nhà sinh lý học người Đức là Snack và Knop đã phát hiện rằng để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường cần phải có 16 nguyên tố cơ bản là C, H, O, N, P, S, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Mo, Zn, Bo, Cl. Từ đó các ông đề xuất phương pháp trồng cây trong dung dịch. Như vậy cơ sở khoa học của khí canh chính là dựa vào bản chất của sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng là phụ thuộc vào các yếu tố như nước, dinh dưỡng cần thiết cũng như các yếu tố ngoại cảnh mà không cần đất. 2.9.3 Một số nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng và kỹ thuật thủy canh, khí canh Sự quan trọng của dung dịch dinh dưỡng đối với cây trồng đã được Liebig và Karl Sprengel, Wiegmann và Polstoff chỉ ra vào năm 1942 sau đó được Sarch khẳng định lại trong khi nghiên cứu kỹ thuật thủy canh. Ông cũng cho biết lông hút có vai trò quan trọng đối với việc hấp thụ chất dinh dưỡng [58]. Theo Midmore [64] thì việc nghiên cứu để hoàn thiện dung dịch dinh dưỡng cho một loài theo từng mùa vụ là tối cần thiết. Theo ông các loại rau khác nhau có yêu cầu chế độ nước và dinh dưỡng khác nhau. Một nghiên cứu khác của Midmore đề cập đến vấn đề nhiệt độ. Ông cho rằng nhiệt độ thích hợp sẽ giúp cho enzim hoạt động tốt, nếu nhiệt độ cao >400C sẽ làm biến tính phần lớn các enzim. Dung dịch dinh dưỡng đầu tiên để cây trồng phát triển do Knop sản xuất vào giữa thế kỷ 19 nó có thành phần đơn giản chỉ có 6 loại muối vô cơ trong đó chứa các nguyên tố đa lượng và trung lượng, không có các nguyên tố vi lượng. Sau đó có hàng loạt các dung dịch dinh dưỡng được đề xuất. Từ những dung dịch dinh dưỡng đơn giản nhất như dung dịch Hoagland - Amon chỉ gồm 4 loại hợp chất muối vô cơ cho đến những dung dịch phức tạp gồm hàng chục loại muối vô cơ khác nhau như dung dịch của Amon, Olsen, Sinsadze ...Grodzinxki A.M. & Grodzinxki D.M, (1981), sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật [10]. Các loại cây trồng khác nhau có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là N, P, K. Wlises Ourny (1982) công bố rằng lượng N còn lại trong các loại rau quả thấp hơn so với loại rau ăn lá N =140 ppm, rau ăn quả N = 80 - 90ppm. Theo Wood ward [68] cây trồng trong dung dịch thiếu sắt sau khi ra được 3 - 4 lá, lá cây có màu trắng. Khi quan sát bằng kính hiển vi, các hạt diệp lục nằm ngoài nguyên sinh chất và sau khi thêm muối sắt hòa tan vào dung dịch thì lá xanh trở lại. Theo Yu (1983) [80], Asao (1998) [39] thêm than hoạt tính vào dung dịch dinh dưỡng đã làm tăng đáng kể hàm lượng chất khô và năng suất quả cà chua, dưa chuột. Tác giả Ho và Adam [55] cho thấy rằng năng suất cà chua trồng trong thủy canh tăng nhiều so với trồng địa canh và chất lượng cũng được cải thiện. Carbonell và cộng sự (1994) [44] nhận xét có asen trong dung dịch dinh dưỡng làm tăng sự hấp thụ sắt (Fe) và làm giảm sự hấp thụ Bo, Cu, Mn, Zn. Trong dung dịch thủy canh, pH là một số đo của nồng độ ion H + , dựa vào pH ta có thể xác định dung dịch có tính kiềm hay axit. Mỗi loại cây có một ngưỡng pH nhất định cho quá trình sinh trưởng. Ngưỡng pH trung bình cho cây sinh trưởng, phát triển trong phạm vi 6 - 7,5. nếu pH quá thấp (4,5) hoặc quá cao (>9) có thể gây hại trực tiếp đến rễ cây, ngoài ra pH cao sẽ gây kết tủa Fe2+ , Mn2+, PO43-, Ca2+, Mg2+. Nếu thiếu một trong các nguyên tố trên sẽ gây lên triệu chứng thiếu chất cho cây và cây có thể chết. Ngoài ra, một số nhà khoa học (Victo 1973; Sehwart 1968) đã sử dụng nước mặn để làm dung dịch trồng cây. Schwart đã sử dụng nước mặn có 3000 ppm muối tổng số để làm dung dịch trồng thử nghiệm và ông đã kết luận rằng năng suất cà chua và rau diếp giảm 10 - 15 %, dưa chuột giảm 20 - 25 %. Nhưng ông cũng cho rằng nước mặn có một số ảnh hưởng khá thú vị đến vị ngọt của cà chua và dưa chuột so với trồng trong nước ngọt (Homward M. Resh, Ph.D, (1991) [58] Sử dụng các dạng đạm và tỷ lệ khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng thủy canh. Theo Sandoval và cộng sự (1994) [72] kết luận rằng năng suất chất khô và hạt lúa mì giảm khi sử dụng đạm amon thay thế đạm nitrat. Elia và cộng sự (1997) [50] kết luận dung dịch trồng cà tím cần tỷ lệ NH4+/NO3- là 3/7 cho kết quả tốt nhất. Theo He (1999) [55] thì ở vụ đông khi tăng NO3- trong dung dịch dinh dưỡng không làm tăng sự hút NO3- của cây. 2.9.4 Ứng dụng công nghệ khí canh trong việc nhân giống cây trồng Theo tài liệu của Trung tâm thông tin nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm trồng trọt không dùng đất trong nghề làm vườn (1992) [36]. Trên thế giới xuất hiện nhiều kết quả nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật trồng cây không dùng đất trên các đối tượng rau ăn lá, rau ăn quả. Sau khi hệ thống thủy canh trong nước sâu của Gericke được đề xuất vào năm 1930, hàng loại các cơ sở trồng cây thương mại đã ra đời. Cơ sở trồng cây Hydroponics của Mỹ ở (Nhật) trước kia đã sử dụng kỹ thuật trồng cây trên giá thể trơ có dung dịch dinh dưỡng hồi lưu để sản xuất rau xanh. Năm 1989, ở Ashby Massachuchetts (Hoa Kỳ) có cơ sở Hydro Harvert sản xuất rau quanh năm với diện tích 3400m, trong đó có 69% diện tích trồng rau diếp, 13% trồng cải xoong, 13% trồng hoa cắt, và 5% dùng vào các mục đích thí nghiệm khác. Năm 1994, ở Mỹ có khoảng 220 ha rau trồng trong nhà kính, trong đó 75% trồng không dùng đất và trồng trong dung dịch với các loại rau như cà chua, rau diếp, dưa chuột … Cơ sở trồng cây ở Hà Lan đã sử dụng len đá để trồng rau và hoa trong nhà kính [36]. Dekreij và Vander Hoeven (1997) [49] cho biết hiệu quả của giá thể hữu cơ (humic substance) không rõ rệt bằng khí canh trong thí nghiệm trồng hoa các ở Hà Lan. Năm 1991, chỉ riêng Bắc Âu có hơn 4000 ha rau trồng trong dung dịch theo Lê Đình Lương (1995) [11] Hà Lan có tới 3600 ha, Nam Phi có 400 ha, Pháp, Anh, Italia mỗi nước có hàng trăm ha trồng cây trong dung dịch. Tại Đài Loan kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được ứng dụng rộng rãi và phổ biến để trồng các loại rau và các loại dưa. Chủ yếu là sử dụng hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn của AVRDC. Theo các tác giả Hideo Imai (1986) [56] cho biết ớt ngọt, cà chua khi trồng trong hệ thống của AVRDC cho quả to và dưa chuột có thể trồng trong dung dịch vào mùa hè. Hiện nay trên thế giới có nhiều nước sử dụng hệ thống trồng cây không dùng đất, bằng nhiều kỹ thuật và dung dịch khác nhau. Có cả dung dịch vô cơ và dung dịch hữu cơ đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Theo thông tin giới thiệu của hãng Grotek Canada [45] thì sản phẩm, thiết bị cho nông nghiệp của hãng này được sử dụng nhiều bởi các nước thuộc khối phát triển G8 . Phân bón có nguồn gốc 100% hữu cơ, ở dạng dung dịch có thể dùng cho trồng cây thủy canh, khí canh, bón qua lá, bón đất. Mỗi một loại cây trồng có những loại phân riêng với các công thức sử dụng khác nhau. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thủy canh vào nhân giống cây trồng đã được D.R Hoagland và Arnon ở trường đại học California tiến hành đầu tiên vào năm 1983, bằng kỹ thuật này họ đã điều khiển cho cây ra rễ và sinh trưởng hoàn toàn trong dung dịch dinh dưỡng. Tuy nhiên do những điều kiện kỹ thuật phức tạp (thông khí, kiểm soát hấp thu dinh dưỡng, pH của dung dịch…) công nghệ này có nhiều nhược điểm nên không được áp dụng. Tiếp nối các công trình của L. J. Klotz (1944) M. C. Vyvyan; G.F. Trowell (1952) F. W. Went (1957) đã tiến hành nghiên cứu trên cây có múi, cà phê, táo, cà chua và phát hiện sự ra rễ của chúng rất thuận lợi và sạch bệnh khi trồng trong điều kiện phun mù dinh dưỡng cho bộ phận dưới mặt đất. F. W. Went (1957) đã đưa ra thuật ngữ khí canh (Aeroponics) để chỉ các quá trình sinh trưởng của bộ rễ trong không khí. Đến năm 1970, với công nghệ nhà kính đã phát triển, các công ty hướng tới việc ứng dụng công nghệ khí canh để nhân giống cây trồng phục vụ mục đích thương mại. Năm 1983, Dr. Richard J. Stoner ở đại học Colorado Mỹ lần đầu tiên đã đưa ra và áp dụng thành công công nghệ khí canh để nhân giống cây trồng bằng cách sử dụng việc phun dinh dưỡng, kèm chất kích thích ra rễ ngắt quãng cho phần gốc của cành giâm trong các hộp nhân giống 20 lần/giờ (Dr. Richard J. Stoner 1983) [70]. Công nghệ đã được tác giả liên tục nghiên cứu hoàn thiện cho phép đưa ra một công nghệ mới gọi là công nghệ RPB (Rapid Propagation Biotechnology). Công nghệ này được xem như là bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống cây trồng. Các nhà nhân giống in vitro gọi kỹ thuật này là thế hệ mới của công nghệ nhân giống và cho rằng đây sẽ là phương pháp nhân giống vô tính quan trọng của thế kỷ 21. Kỹ thuật này có thể thay thế phương pháp nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào do có lắp đặt hệ thống lọc khí canh khử trùng dung dịch và không khí buồng trồng. Toàn bộ các khâu điều khiển pH, EC, nhiệt độ của dung dịch và môi trường đều được tự động hóa bằng các phần mềm chuyên dụng. Công nghệ này là sự phối hợp giữa công nghệ sinh học, công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa. Công nghệ này cho phép nhân được nhiều loại cây trồng, chu kỳ nhân giống nhanh hơn, nhiều hơn, công suất tăng 30 lần so với kỹ thuật truyền thống, loại bỏ khâu khử trùng (môi trường mẫu vật) rất phức tạp trong nuôi cấy mô, tiết kiệm lao động, giảm giá thành vật liệu. Hàng trăm loại cây trồng đã được nghiên cứu nhân giống và thương mại hóa bằng phương pháp trên. Công nghệ này cũng rất hiệu quả với những cây có khả năng ra rễ kém.. Việc sản xuất cây giống và cà chua thương phẩm khi áp dụng công nghệ này đã rút ngắn thời gian tạo cây giống (từ 28 ngày xuống còn 10 ngày) thời gian cho thu hoạch lần đầu (từ 68 ngày xuống còn 30 ngày). Qua đó làm tăng số vụ trồng/1năm, trồng trong nhà kính từ 3,4 lên 7,7 lần [Aeroponics international 1996 - 2004….] [81] 2.9.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng rau Ở Việt Nam, kỹ thuật này mới được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1993 nhờ sự hợp tác giữa đại học quốc gia Hà Nội với tổ chức R&D Hồng Kông (Hồng Kông and Development) đã đề xuất việc nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật thuỷ canh vào nước ta, phương pháp thuỷ canh tĩnh của AVRDC được du nhập nước ta với mục đích sản xuất rau an toàn. Tháng 4 năm 1995, các thử nghiệm đầu tiên trên một số loại cây trồng bắt đầu được triển khai, chủ yếu tiến hành thử nghiệm là Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội. Từ đấy việc nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thuỷ canh cũng được nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất tiến hành. Ở Hà Nội công ty phân bón Sông Gianh đã sản xuất dung dịch dinh dưỡng thuỷ canh Thăng long. Tác giả Nguyễn Thị Dần (1998) [6] đã khảo nghiệm dung dịch này và kết luận dung dịch dinh dưỡng Thăng Long không thua kém so với dung dịch dinh dưỡng của Đài Loan đối với các loại rau ăn lá, ăn hoa và ăn quả. Đặc biệt, ớt ngọt trồng trong dung dịch này cho năng suất cao hơn 72,8% so với trồng trong dung dịch Đài Loan. Cũng trong thời gian này, một số nghiên cứu kỹ thuật trồng cây trong dung dịch đối với các loại rau cũng được tiến hành nghiên cứu. Các tác giả Lê Đình Lương, Nguyễn Quang Thạch (1995) [11] [Nguyễn Quang Thạch (1993) [27], một số biện pháp khắc phục sự thoái hoá giống khoai tây…] , Võ Kim Oanh (1996, 2000, 2001) [16], [17], [18], Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996) [22], Nguyễn Thị Lý Anh (1998) [28], Vũ Quang Sáng (2000) [19], [20] đã nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật này. Các nghiên cứu bao gồm các nội dung: Xác định đối tượng rau trồng thích hợp, xác định các loại dung dịch thích hợp, ảnh hưởng của mật độ, thời vụ đến năng suất cây trồng. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều khẳng định có thể ứng dụng kỹ thuật này vào việc sản xuất rau an toàn ở Việt Nam cho năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn. Tuy nhiên phạm vi ứng dụng của kỹ thuật này còn rất hẹp, chủ yếu dùng trong các hộ gia đình mang tính sản xuất nhỏ, không thể công nghiệp hoá. Khắc phục nhược điểm này, đề tài cấp Nhà nước KC.07 - 20 do PGS.TS Hồ Hữu An (2005) [1] làm chủ nhiệm đã xây dựng mô hình sản xuất rau công nghiệp có ứng dựng công nghệ thuỷ canh. Tuy nhiên việc nhân rộng mô hình này trong sản xuất còn đang được xem xét về mặt hiệu quả kinh tế. Đáng chú ý, các tác giả ở trường ĐHNNHN đã đề xuất và đi theo một hướng ứng dụng kỹ thuật khác của kỹ thuật này, đó là ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh như là một kỹ thuật chủ yếu phục vụ giai đoạn vườn ươm của cây nuôi cấy mô để sản xuất cây giống. Các công trình nghiên cứu theo hướng này của Nguyễn Quang Thạch [26], [27] và các cộng sự: Nguyễn Thị Nhẫn (1995) [13] , Triệu Thị Nghiệp (1998) [15], Lê Hoàng Anh (1996) [2], Đặng thị Vân (1997) [35], Nguyễn Khắc Thái Sơn (2000, 2002) [23], [24] đã nghiên cứu thành công việc ra cây cấy mô trên một số đối tượng cây trồng như dứa, khoai tây chuối đều có chung nhận xét là: Các cây nuôi cấy mô ở giai đoạn vườn ươm đều có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh, rút ngắn giai đoạn vườn ươm ở tất cả các đối tượng thí nghiệm và kỹ thuật trồng cây trong dung dịch là một bước không thể thiếu sau nuôi cấy mô. Tuy nhiên các nghiên cứu đó mới chỉ áp dụng kỹ thuật thuỷ canh. Còn với kỹ thuật khí canh, ở nước ta đang còn là điều mới mẻ. Gần đây với chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, một số nơi như công ty đầu tư và phát triển Hà Nội, Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng …đã nhu nhập hệ thống nhà trồng cây từ Isarel để trồng rau, hoa theo kiểu công nghiệp, hàng năm mỗi cơ sở sẽ cung cấp cho thị trường 2,5 đến 2,6 triệu cây giống rau, hoa, quả có chất lượng cao, 4 đến 5 tấn hạt giống rau. Năm 2005 tại Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng đã triển khai gieo ươm một số loại giống cây trồng: Cà chua, dưa chuột, cải thảo, súplơ xanh, cải bắp… kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm của các hạt giống đạt từ 95% đến 98%, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, do đó rút ngắn được thời gian trong vườn ươm từ 5 đến 7 ngày so với phương pháp gieo ươm trên giá thể trồng cây của Đài Loan. Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Sơn (2006) [21] trên đối tượng rau ăn lá: Cây cải xanh và cây xà lách cho thấy khi gieo ươm bằng phương pháp khí canh cây con có khả năng sinh trưởng nhanh về chiều cao thân lá, cho năng suất cao, rút ngắn được thời gian trong vườn ươm hơn so với khi gieo trên nền đất. Đặc biệt, gần đây các tác giả Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự Viện Sinh học Nông nghiệp - Hà Nội đã hoàn thiện kỹ thuật này và đưa vào qui trình sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bắt nguồn từ nuôi cấy mô được Bộ Nông nghiệp cho áp dụng và với việc thực hiện đề tài KHCN cấp nhà nước: “Nghiên cứu làm chủ công nghệ và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau, hoa sạch bệnh’’, bước đầu đã có kết luận phương thức trồng cây trong khí canh cho thấy tỉ lệ sống ở tất cả các công thức thí nghiệm đều đạt 100% sau 6 ngày trồng. Trồng cây trong khí canh không chỉ cho tỷ lệ sống cao nhất mà khả năng ra rễ mới của các giống cũng rất cao và chỉ sau 4 ngày đạt từ 72,76% - 83,35%, sau 1 tuần đạt 95% - 100%. Không những vậy mà khả năng ra rễ của cành giâm còn rút ngắn được 1 nửa thời gian so với trồng trong giá thể đất phù sa + trấu hun với tỷ lệ (1:1), nếu trong đất phù sa + trấu hun sau 10 ngày khả năng ra rễ của cành giâm là 100% thì trong khí canh chỉ cần 5 ngày sau khi cắt ngọn. Điều này cho thấy chỉ cần 10 ngày sau khi cắt ngọn, chúng ta đã có cây giống có chất lượng cao đem đi trồng để sản xuất củ siêu nguyên chủng [28], [29], [30], [31], [32]. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu, địa điểm nghiên cứu + Giống ớt ngọt Funky nhập từ Isarel là giống chuyên dụng trồng trong nhà lưới. Đặc điểm của giống này quả có màu xanh khi còn non, khi chín chuyển sang màu đỏ, quả có hình chuông thuôn dài, chia làm nhiều múi. + Đề tài sử dụng hệ thống khí canh được cải tiến từ hệ thống khí canh của trường Đại học Colorado (mỹ) cho phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Thiết bị này được hoạt động theo nguyên tắc: Dung dịch dinh dưỡng được phun thẳng vào rễ cây dưới dạng sương mù theo chế độ ngắt quãng, khoảng cách giữa 2 lần và thời gian phun phụ thuộc vào từng giai đoạn của cây. Thời gian này được thiết lập như một chu trình hoá. Hệ thống khí canh tự thiết kế bao gồm có: - Một thùng đựng dung dịch dinh dưỡng (khoảng 28 lít) - Một máy bơm loại nhỏ. Bơm được nối với một rơle tự động bật tắt theo chu kỳ định sẵn - Một thùng xốp đường kính 40 x 120cm được phủ bằng nilon đen. Thùng có đục lỗ lắp đặt đường ống để dung dịch hoàn lưu lại thùng chứa phía dưới. Dung dịch thùng chứa nếu có hao hụt sẽ được bổ sung. - Sử dụng các dung dịch dinh dưỡng do Viện sinh học nông nghiệp tự pha chế được đánh số thứ tự I, II, III Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Viện Sinh học Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Nội dung 1: Nhân nhanh ớt ngọt bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào 3.2.1.1: Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh cây ớt ngọt từ chồi đỉnh Công thức 1: Đối chứng (môi trường MS) Công thức 2: MS + 1,0 mg/l BA Công thức 3: MS + 3,0 mg/l BA Công thức 4: MS + 5,0 mg/l BA Công thức 5: MS + 7,0 mg/l BA 3.2.1.2: Ảnh hưởng của tổ hợp BA kết hợp với IAA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng nhân nhanh của cây ớt ngọt từ chồi đỉnh sử dụng nồng độ BA tốt nhất ở thí nghiệm 1 Công thức 1: Đối chứng (môi trường MS) Công thức 2: MS + 5,0 mg/l BA + 0,5 mg/l IAA Công thức 3: MS + 5,0 mg/l BA + 1,0 mg/l IAA Công thức 4: MS + 5,0 mg/l BA + 1,5 mg/l IAA Công thức 5: MS + 5,0 mg/l BA + 2,0 mg/l IAA 3.2.1.3: Nghiên cứu ảnh hưởng của auxin (IAA) đến khả năng tạo rễ cho chồi của cây ớt ngọt Công thức 1: Đối chứng (môi trường MS) Công thức 2: MS + 0,5 mg/l IAA Công thức 3: MS + 1,0 mg/l IAA Công thức 4: MS + 1,5 mg/l IAA Công thức 5: MS + 2,0 mg/l AA 3.2.1.4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IAA kết hợp với nồng độ than hoạt tính sử dụng nồng độ IAA tốt nhất ở thí nghiệm 3 Công thức 1: Đối chứng (môi trường MS) Công thức 2: MS + 1,0mg/l IAA + 0,1 gam than hoạt tính Công thức 3: MS + 1,0 mg/l IAA + 0,5 gam than hoạt tính Công thức 4: MS + 1,0 mg/l IAA + 1,0 gam than hoạt tính 3.2.2 Nội dung 2: Nhân nhanh của cây giống ớt ngọt F1 bằng phương pháp giâm ngọn trên nền khí canh 3.2.2.1 : Ảnh hưởng của các dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến hệ số nhân của ớt ngọt Bố trí thí nghiệm như sau: Công thức 1: Dinh dưỡng I Công thức 2: Dinh dưỡng II Công thức 3: Dinh dưỡng III 3.2.2.2 Ảnh hưởng của ngưỡng EC, độ pH của dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân: Thí nghiệm được bố trí như sau: Công thức 1: pH1 – EC1 Công thức 2: pH2 – EC1 Công thức 3: pH1 – EC2 Công thức 4: pH2 – EC2 Với pH1 = 5,5 pH2 = 6,5 EC1 = 500 (µs/cm) EC2= 1000 (µs/cm) 3.2.2.3: Ảnh hưởng của thời vụ nhân cây đến khả năng nhân giống của cây ớt ngọt cho nhân khí canh Công thức 1: Nhân cây ở vụ thu (Tháng 10 – 11) Công thức 2: Nhân cây ở vụ đông (Tháng 12 – 1) Công thức 3: Nhân cây vào vụ xuân (Tháng 2 – 3) 3.2.2.4 Xác định tiêu chuẩn cây mẹ thích hợp cho nhân khí canh (cây trồng từ hạt) Công thức 1: Khi cây mẹ có 2 lá thật Công thức 2: Khi cây mẹ có 3 lá thật Công thức 3: Khi cây mẹ có 4 lá thật Công thức 4: Khi cây mẹ có 5 lá thật Công thức 5: Khi cây mẹ có 6 lá thật 3.2.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra rễ của cành giâm (sử dụng α NAA, IAA) Công thức 1: Đối chứng Công thức 2: 500 ppm Công thức 3: 1000 ppm Công thức 4: 1500 ppm Công thức 5: 2000 ppm 3.2.2.6 Ảnh hưởng của nguồn cây giống khác nhau đến hệ số nhân của cây ớt ngọt bằng phương pháp giâm ngọn trên nền khí canh Thí nghiệm được bố trí trên 2 nguồn cây khác nhau. Cây trồng từ hạt Cây trồng từ in vitro 3.2.2.7: Tiến hành đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của các ngọn cắt được giâm trên nền khí canh đem trồng địa canh và trên hệ thống khí canh. Thí nghiệm được tiến hành trồng ở 5 lần cắt ngọn, mỗi lần trồng đều có đối chứng là cây trồng từ hạt và cây trồng từ nuôi cấy mô. 3.2.2.8: Đánh giá chất lượng quả thu được của các lần cắt khác nhau trên 2 phương thức trồng khác nhau. Địa canh (đất) và khí canh 3.2.2.9 Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp nhân nhanh trên khí canh 3.3 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng trong thí nghiệm; Phương pháp nuôi cấy mô, kỹ thuật khí canh tự tạo. 3.3.1 Cách bố trí thí nghiệm * Trong nuôi cấy mô tế bào Để có được các chồi đỉnh ớt ngọt thì chúng tôi tiến hành vào mẫu trực tiếp bằng hạt và tiến hành khử trùng hạt bằng nước Giavel 3%, trong thời gian 30 phút đây là công thức khử trùng tốt nhất đã được tìm ra ở các báo cáo trước đó. Sau khoảng 25 – 30 ngày hạt phát triển thành cây hoàn chỉnh thì tiến hành cắt ngọn để tiến hành bố trí các thí nghiệm nhân cây. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 3 lần nhắc lại, mỗi lần 5 bình, mỗi bình 5 cây. Tất cả các thí nghiệm đều lấy đối chứng là môi trường MS. Các thí nghiệm được bố trí từ tháng 7/2008 - tháng 10/2008. * Ngoài khí canh Các thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), mỗi công thức đều được lặp lại 3 lần (số lượng cây được bố trí tùy từng thí nghiệm). Với các thí nghiệm nhân cây bố trí 30 – 60 cây/công thức tùy từng thí nghiệm. Với các thí nghiệm trồng cây bố trí 5 cây/m2, 3 lần lặp lại, mỗi lần 3m2 Các thí nghiệm được tiến hành từ tháng 9/2008 - tháng 4/2009. * Phương pháp chuẩn bị chồi cho thí nghiệm ra rễ trong nuôi cấy mô tế bào Các chồi thu được sau các lần cấy chuyển, mỗi lần cấy chuyển 3 - 4 tuần, có chất lượng tốt thân mập, lá xanh tốt, có chiều dài 1,5 - 2 cm được cắt ngọn để chuẩn bị cho thí nghiệm. * Phương pháp ra cây ngoài vườn ươm: Cây ớt ngọt cấy mô sau 25 ngày cấy chuyển thì tiến hành ra cây. Tiêu chuẩn cây có chiều cao từ 5 - 7cm; có từ 4 - 5 lá thật, cây khỏe mạnh, có đầy đủ rễ Phương pháp ra cây. Cây từ trong bình nuôi cấy được lấy ra bằng panh, sau đó dùng nước sạch để rửa thật sạch môi trường nuôi cấy (Agar, đường…) bám vào rễ nhằm tránh vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển gây hại cho cây. Sau đó cắm vào khay đặt trong bồn khí canh. Với cây trồng bằng hạt không qua cấy mô thì tiến hành gieo hạt vào lọ thủy tinh có đặt trong lọ một ít lấy mềm làm ẩm giấy rồi cho hạt vào đó. Sau khoảng 25 đến 30 ngày khi cây nảy mầm hết thì mang cây ra ngoài trồng. Tiêu chuẩn cây. Cây cao khoảng 3 - 4cm có 2 lá mầm xòe rộng, bắt đầu có lá thật, có đủ rễ. Phương pháp ra cây. Dùng panh rút nhẹ nhàng cây ra khỏi lọ thủy tinh rồi rửa sạch, sau đó cắm cây vào các khay đặt trong bồn khí canh. * Phương pháp cắt ngọn Khi cây có 2 lá đến 3 lá thật tiến hành cắt ngọn (tùy theo từng thí nghiệm). Thao tác cắt đúng kỹ thuật, khử trùng dụng cụ trước mỗi lần cắt bằng cồn 700C và được hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn, dụng cụ cắt là lưỡi dao lam hoặc dao cắt chuyên dụng trong nuôi cấy mô, ngọn cắt khoảng 1,7 - 2cm, có 1 lá, sau đó cắm ngọn cắt vào các khay đặt trong bồn khí canh. + Phương pháp chuẩn EC và pH của dung dịch dinh dưỡng Với cây ra từ nuôi cấy mô và từ hạt trong ngày đầu ra cây trồng trên khí canh thì tiến hành cho chạy nước lã để cây thích ứng với điều kiện thường. Sau đó pha dinh dưỡng với các ngưỡng EC, pH khác nh._.------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 1.00000 2 3 3.16667 3 3 3.26667 4 3 3.63333 5 3 3.10000 SE(N= 3) 0.632456E-01 5%LSD 10DF 0.199289 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 7 10/ 8/** 8:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 anh huong cua BA den he so nhan choi F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 15 2.8333 0.97223 0.10954 3.9 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 7 10/ 8/** 8:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 anh huong cua BA + IAA den he so nhan choi VARIATE V003 VAR03 hsn LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 4 20.1373 5.03433 629.29 0.000 2 * RESIDUAL 10 .799998E-01 .799998E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 20.2173 1.44410 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 7 10/ 8/** 8:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 anh huong cua BA + IAA den he so nhan choi MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 1.00000 2 3 3.23333 3 3 4.03333 4 3 4.26667 5 3 3.40000 SE(N= 3) 0.516397E-01 5%LSD 10DF 0.162719 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 7 10/ 8/** 8:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 anh huong cua BA + IAA den he so nhan choi F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 15 3.1867 1.2017 0.89443E-01 2.8 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE NG1 8/ 7/** 10:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ẢNH HƯỞNG BA ĐẾN CHIỀU CAO CHỒI (CM) VARIATE V003 VAR03 chieu cao choi LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 4 10.1001 2.52502 238.96 0.000 2 * RESIDUAL 10 .105668 .105668E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 10.2057 .728981 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NG1 8/ 7/** 10:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ẢNH HƯỞNG BA ĐẾN CHIỀU CAO CHỒI (CM) MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------ VAR02 NOS VAR03 1 3 4.66000 2 3 2.09000 3 3 3.37667 4 3 3.66000 5 3 3.38000 SE(N= 3) 0.593487E-01 5%LSD 10DF 0.187010 ----------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NG1 8/ 7/** 10:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ẢNH HƯỞNG BA ĐẾN CHIỀU CAO CHỒI (CM) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 15 3.4333 0.85380 0.10279 3.0 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 7 22/ 8/** 9:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANH HUONG CUA BA + IAA DEN CHIEU CAO CHOI (CM) VARIATE V003 VAR03 CHIEU CAO CHOI LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 4 9.87967 2.46992 205.94 0.000 2 * RESIDUAL 10 .119934 .119934E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 9.99960 .714257 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 7 22/ 8/** 9:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ANH HUONG CUA BA + IAA DEN CHIEU CAO CHOI (CM) MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 4.66000 2 3 2.62000 3 3 2.73000 4 3 2.60667 5 3 2.58333 SE(N= 3) 0.632281E-01 5%LSD 10DF 0.199234 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 7 22/ 8/** 9:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ANH HUONG CUA BA + IAA DEN CHIEU CAO CHOI (CM) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 15 3.0400 0.84514 0.10951 3.6 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 2 8/ 7/** 22:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA ĐẾN SỐ LÁ (SỐ LÁ) VARIATE V003 VAR03 so la LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 4 6.32543 1.58136 27.52 0.000 2 * RESIDUAL 10 .574534 .574534E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 6.89996 .492854 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 2 8/ 7/** 22:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA ĐẾN SỐ LÁ (SỐ LÁ) MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 4.89000 2 3 6.72000 3 3 5.52667 4 3 5.58333 5 3 5.00000 SE(N= 3) 0.138388 5%LSD 10DF 0.436064 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 2 8/ 7/** 22:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA ĐẾN SỐ LÁ (SỐ LÁ) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 15 5.5440 0.70204 0.23969 4.3 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 2 8/ 7/** 22:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA ĐẾN SỐ RỄ (RỄ) VARIATE V003 VAR03 so re LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 4 256.309 64.0771 954.66 0.000 2 * RESIDUAL 10 .671204 .671204E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 256.980 18.3557 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 2 8/ 7/** 22:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA ĐẾN SỐ RỄ (RỄ) MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------ VAR02 NOS VAR03 1 3 6.72000 2 3 16.5533 3 3 18.0267 4 3 17.0000 5 3 16.1667 SE(N= 3) 0.149578 5%LSD 10DF 0.471325 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 2 8/ 7/** 22:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA ĐẾN SỐ RỄ (RỄ) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 15 14.893 4.2844 0.25908 1.7 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 2 8/ 7/** 22:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA + THANH HOẠT TÍNH ĐẾN CHIỀU DÀI RỄ (RỄ) VARIATE V003 VAR03 so re LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 3 245.861 81.9536 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .397483 .496854E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 246.258 22.3871 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 2 8/ 7/** 23: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA + THANH HOẠT TÍNH ĐẾN DÀI RỄ (CM) VARIATE V003 VAR03 chieu dai re LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 3 2.22878 .742928 234.74 0.000 2 * RESIDUAL 8 .253188E-01 .316484E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.25410 .204918 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 2 8/ 7/** 23: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA + THANH HOẠT TÍNH ĐẾN DÀI RỄ (CM) MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------ VAR02 NOS VAR03 1 3 1.19700 2 3 1.17233 3 3 2.01000 4 3 2.08000 SE(N= 3) 0.324800E-01 5%LSD 8DF 0.105914 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 2 8/ 7/** 23: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ẢNH HƯỞNG CỦA IAA + THANH HOẠT TÍNH ĐẾN DÀI RỄ (CM) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 12 1.6148 0.45268 0.56257E-01 3.5 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 7 22/ 8/** 10:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANH HUONG CUA IAA + THAN HOAT TINH DEN SO RE/CAY VARIATE V003 VAR03 SO RE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR02 3 247.011 82.3371 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .636742 .795928E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 247.648 22.5135 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 7 22/ 8/** 10:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ANH HUONG CUA IAA + THAN HOAT TINH DEN SO RE/CAY MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 6.72000 2 3 16.5567 3 3 18.7500 4 3 13.4433 SE(N= 3) 0.162883 5%LSD 8DF 0.531146 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 7 22/ 8/** 10:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ANH HUONG CUA IAA + THAN HOAT TINH DEN SO RE/CAY F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR02 | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | VAR03 12 13.867 4.7448 0.28212 2.0 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 5 15/ 8/** 22:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANH HUONG CUA DINH DUONG DEN HE SO NHAN VARIATE V003 VAR03 HSN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 2 .155556E-01 .777779E-02 1.00 0.446 3 2 VAR02 2 9.76889 4.88444 627.97 0.000 3 * RESIDUAL 4 .311126E-01 .777816E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 9.81556 1.22694 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 5 15/ 8/** 22:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ANH HUONG CUA DINH DUONG DEN HE SO NHAN MEANS FOR EFFECT VAR01 ------------------------------------------------------------------------------- VAR01 NOS VAR03 1 3 6.63333 2 3 6.66667 3 3 6.73333 SE(N= 3) 0.509188E-01 5%LSD 4DF 0.199591 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 5.63333 2 3 8.10000 3 3 6.30000 SE(N= 3) 0.509188E-01 5%LSD 4DF 0.199591 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 5 15/ 8/** 22:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ANH HUONG CUA DINH DUONG DEN HE SO NHAN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 9 6.6778 1.1077 0.88194E-01 1.3 0.4459 0.0002 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR04 FILE NGUYET 4 30/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANH HUONG CUA EC, pH DEN HE SO NHAN TREN DINH DUONG II VARIATE V004 VAR04 HE SO NHAN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 2 .666665E-02 .333333E-02 0.20 0.825 5 2 VAR02 1 1.61333 1.61333 96.80 0.000 5 3 VAR03 1 .653333 .653333 39.20 0.001 5 4 VAR02*VAR03 1 .133333E-01 .133333E-01 0.80 0.409 5 * RESIDUAL 6 .100000 .166667E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.38667 .216970 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGUYET 4 30/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ANH HUONG CUA EC, pH DEN HE SO NHAN TREN DINH DUONG II MEANS FOR EFFECT VAR01 ------------------------------------------------------------------------------- VAR01 NOS VAR04 1 4 6.65000 2 4 6.65000 3 4 6.60000 SE(N= 4) 0.645498E-01 5%LSD 6DF 0.223288 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR02 VAR02 NOS VAR04 1 6 6.26667 2 6 7.00000 SE(N= 6) 0.527047E-01 5%LSD 6DF 0.182314 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR03 ------------------------------------------------------------------------------- VAR03 NOS VAR04 1 6 6.40000 2 6 6.86667 SE(N= 6) 0.527047E-01 5%LSD 6DF 0.182314 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR02*VAR03 VAR02 VAR03 NOS VAR04 1 1 3 6.06667 1 2 3 6.46667 2 1 3 6.73333 2 2 3 7.26667 SE(N= 3) 0.745357E-01 5%LSD 6DF 0.257831 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGUYET 4 30/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ANH HUONG CUA EC, pH DEN HE SO NHAN TREN DINH DUONG II F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 |VAR03 |VAR02*VAR03 (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR04 12 6.6333 0.46580 0.12910 1.9 0.8245 0.0001 0.00100.4089 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 8 22/ 8/** 21:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 CHIEU CAO CAY TRONG DIA CANH (CM) VARIATE V003 VAR03 chieu cao (cm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 2 .303521E-01 .151761E-01 0.39 0.689 3 2 VAR02 6 113.127 18.8545 486.03 0.000 3 * RESIDUAL 12 .465510 .387925E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 113.623 5.68114 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 8 22/ 8/** 21:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 CHIEU CAO CAY TRONG DIA CANH (CM) MEANS FOR EFFECT VAR01 ------------------------------------------------------------------------------- VAR01 NOS VAR03 1 7 20.8000 2 7 20.8657 3 7 20.7757 SE(N= 7) 0.744432E-01 5%LSD 12DF 0.229385 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 25.5000 2 3 22.7000 3 3 20.9533 4 3 19.8100 5 3 19.3333 6 3 18.8333 7 3 18.5667 SE(N= 3) 0.113714 5%LSD 12DF 0.350391 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 8 22/ 8/** 21:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 CHIEU CAO CAY TRONG DIA CANH (CM) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 21 20.814 2.3835 0.19696 0.9 0.6886 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 8 22/ 8/** 21:34 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 SO LA TREN CAY TRONG TREN DIA CANH (LA) VARIATE V003 VAR03 so la (la) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 2 .380953 .190476 0.53 0.604 3 2 VAR02 6 74.5714 12.4286 34.80 0.000 3 * RESIDUAL 12 4.28572 .357143 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 79.2381 3.96190 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 8 22/ 8/** 21:34 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 SO LA TREN CAY TRONG TREN DIA CANH (LA) MEANS FOR EFFECT VAR01 ------------------------------------------------------------------------------- VAR01 NOS VAR03 1 7 40.5714 2 7 40.5714 3 7 40.2857 SE(N= 7) 0.225877 5%LSD 12DF 0.696004 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 42.6667 2 3 43.3333 3 3 41.6667 4 3 39.3333 5 3 39.3333 6 3 38.3333 7 3 38.6667 SE(N= 3) 0.345033 5%LSD 12DF 1.06316 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 8 22/ 8/** 21:34 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 SO LA TREN CAY TRONG TREN DIA CANH (LA) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 21 40.476 1.9905 0.59761 1.5 0.6044 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 8 22/ 8/** 21:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 chieu cao cua cay trong khi canh (cm) VARIATE V003 VAR03 chieu cao (cm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 2 .362857 .181429 3.18 0.077 3 2 VAR02 6 78.4248 13.0708 229.37 0.000 3 * RESIDUAL 12 .683816 .569846E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 79.4714 3.97357 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 8 22/ 8/** 21:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 chieu cao cua cay trong khi canh (cm) MEANS FOR EFFECT VAR01 ------------------------------------------------------------------------------- VAR01 NOS VAR03 1 7 21.2571 2 7 21.5286 3 7 21.2429 SE(N= 7) 0.902256E-01 5%LSD 12DF 0.278016 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 24.6667 2 3 23.6667 3 3 21.1000 4 3 20.8333 5 3 20.4333 6 3 19.9000 7 3 18.8000 SE(N= 3) 0.137822 5%LSD 12DF 0.424676 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 8 22/ 8/** 21:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 chieu cao cua cay trong khi canh (cm) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 21 21.343 1.9934 0.23871 1.1 0.0767 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 8 22/ 8/** 21:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 so la tren cay trong khi canh (la) VARIATE V003 VAR03 so la (la) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 2 .285714 .142857 0.30 0.749 3 2 VAR02 6 121.143 20.1905 42.40 0.000 3 * RESIDUAL 12 5.71429 .476191 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 127.143 6.35714 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 8 22/ 8/** 21:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 so la tren cay trong khi canh (la) MEANS FOR EFFECT VAR01 ------------------------------------------------------------------------------- VAR01 NOS VAR03 1 7 41.7143 2 7 41.5714 3 7 41.4286 SE(N= 7) 0.260820 5%LSD 12DF 0.803676 -------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT VAR02 8VAR02 NOS VAR03 1 3 44.3333 2 3 45.3333 3 3 42.0000 4 3 41.6667 5 3 40.3333 6 3 38.6667 7 3 38.6667 SE(N= 3) 0.398410 5%LSD 12DF 1.22764 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 8 22/ 8/** 21:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 so la tren cay trong khi canh (la) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 21 41.571 2.5213 0.69007 1.7 0.7493 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE BEO 1 30/ 11/** 7:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 NANG SUAT OT NGOT TRONG KHI CANH (KG) VARIATE V003 VAR03 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 6 .171257 .285429E-01 1.72 0.199 3 2 VAR02 2 .379143E-01 .189572E-01 1.14 0.352 3 * RESIDUAL 12 .198886 .165738E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 .408057 .204029E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BEO 1 30/ 1/** 7:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 NANG SUAT OT NGOT TRONG KHI CANH (KG) MEANS FOR EFFECT VAR01 VAR01 NOS VAR03 1 3 4.75000 2 3 4.75000 3 3 4.77000 4 3 4.68000 5 3 4.65000 6 3 4.54000 7 3 4.54000 SE(N= 3) 0.743277E-01 5%LSD 12DF 0.229029 MEANS FOR EFFECT VAR02 VAR02 NOS VAR03 1 7 4.63571 2 7 4.64143 3 7 4.72857 SE(N= 7) 0.486589E-01 5%LSD 12DF 0.149935 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BEO 1 30/ 11/** 7:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 NANG SUAT OT NGOT TRONG KHI CANH (KG) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 21 4.6686 0.14284 0.12874 2.8 0.1987 0.3522 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE BEO 1 30/ 11/** 7:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 nang suat ot ngot trong dia canh (kg) VARIATE V003 VAR03 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 VAR01 6 .236571E-01 .394286E-02 0.82 0.574 3 2 VAR02 2 .245429E-01 .122714E-01 2.56 0.117 3 * RESIDUAL 12 .574571E-01 .478810E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 .105657 .528286E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BEO 1 30/ 11/** 7:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 nang suat ot ngot trong dia canh (kg) MEANS FOR EFFECT VAR01 VAR01 NOS VAR03 1 3 3.98000 2 3 3.98000 3 3 3.97000 4 3 3.99000 5 3 3.92000 6 3 3.91000 7 3 3.91000 SE(N= 3) 0.399504E-01 5%LSD 12DF 0.123101 MEANS FOR EFFECT VAR02 VAR02 NOS VAR03 1 7 3.99857 2 7 3.93714 3 7 3.91857 SE(N= 7) 0.261537E-01 5%LSD 12DF 0.805883E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BEO 1 30/ 11/** 7:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 nang suat ot ngot trong dia canh (kg) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 21 3.9514 0.72683E-010.69196E-01 1.8 0.5739 0.1171 BALANCED ANOVA FOR VARIATE VAR03 FILE GA 9 29/ 8/** 9:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANH HUONG CUA NGUON CAY KHAC NHAU DEN HE SO NHAN VARIATE V003 VAR03 HSN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 VAR01 2 .999999E-02 .499999E-02 0.33 0.750 3 2 VAR02 1 5.41500 5.41500 360.99 0.002 3 * RESIDUAL 2 .300009E-01 .150005E-01 * TOTAL (CORRECTED) 5 5.45500 1.09100 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GA 9 29/ 8/** 9:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ANH HUONG CUA NGUON CAY KHAC NHAU DEN HE SO NHAN MEANS FOR EFFECT VAR01 VAR01 NOS VAR03 1 2 6.60000 2 2 6.50000 3 2 6.55000 SE(N= 2) 0.866039E-01 5%LSD 2DF 0.519686 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT VAR02 ------------------------------------------------------------------------------- VAR02 NOS VAR03 1 3 5.60000 2 3 7.50000 SE(N= 3) 0.707118E-01 5%LSD 2DF 0.424322 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GA 9 29/ 8/** 9:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ANH HUONG CUA NGUON CAY KHAC NHAU DEN HE SO NHAN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |VAR01 |VAR02 | (N= 6) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | VAR03 6 6.5500 1.0445 0.12248 1.9 0.7496 0.0017 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan