Vận dụng Một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội giai đoạn 1995 - 2002

LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, trong việc đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó Hà Nội được xác định là một trong những trọng điểm kinh tế của cả nước. Xác định được tầm quan trọng của mình, trong những năm qua Thành phố Hà Nội cùng cả nước đã ra sức phát triển kinh tế Thủ đô bằng nhiều hoạt động đổi mới, cải cách trong nhiều lĩnh vực. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội việc trước mắt phải có được một hệ thống Cơ sở

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng Một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội giai đoạn 1995 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạ tầng hiện đại và phát triển đồng bộ. Trước thực trạng quá cũ nát và lạc hậu của hệ thống Cơ sở hạ tầng của mình, trong những năm qua Thành phố Hà Nội đã dành một phần vốn rất lớn từ Ngân sách cho việc Đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô. Đó được coi như là bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô trong tương lai. Để có thể phục vụ tốt cho công tác quản lý về vốn đầu tư của thủ đô trong lĩnh vực này, đồng thời có căn cứ để đánh giá, phân tích kết quả của đồng vốn bỏ ra, giúp cho các nhà quản lý Thủ đô có kế hoạch trong việc đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô được tốt, thì việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng trong thời kì đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đất nước. Phấn đấu đưa Hà Nội đến năm 2010 trở thành Thủ đô “hiện đại-văn minh”, xứng đáng là trái tim của cả nước. Do vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002.” Luận văn này ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn bao gồm: Chương I: Lý luận chung về đầu tư và về hạ tầng cơ sở. Chương II: Thực trạng hệ thống Cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội hiện nay. Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002. Với trình độ và năng lực còn có hạn thêm nữa là kinh nghiệm thực tế còn ít, do vậy trong việc nghiên cứu đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các Thầy, cô và bạn đọc gần xa. CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ. Thuật ngữ “Đầu tư” đã xuất hiện từ rất lâu và rất gần gũi với chúng ta, nó xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng để hiểu rõ được nó thì lại rất phức tạp, với khối lượng kiến thức rất lớn. Liên quan đến Đầu tư, cần làm rõ khái niệm và vai trò của: Hoạt động đầu tư nói chung, hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản. Khái niệm và vai trò của Đầu tư. Khái niệm: Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các nguồn lực đó có thể là: tiền, là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ mà thông thường chúng ta gọi đó là Vốn đầu tư. Hiểu theo cách chung nhất: Vốn đầu tư là tích tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được sử dụng vào trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Nguồn gốc hình thành Vốn đầu tư chính là nguồn lực dùng để tái đầu tư sản xuất và nguồn tích luỹ (xuất phát từ tiết kiệm). Tuy nhiên, tất cả các nguồn đó chỉ được gọi là vốn đầu tư khi chúng được dùng để chuẩn bị cho quá trình tái sản xuất, tức là chúng đã đi ra khỏi lĩnh vực tiết kiệm. Vì vậy, để thúc đẩy đầu tư cần thiết phải có chính sách, có môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Sự cần thiết của Đầu tư. Không có một quốc gia nào, không một tổ chức nào ra đời mà không quan tâm đến hoạt động đầu tư, sự khác nhau chỉ là mức độ đầu tư. Mục tiêu cuối cùng của Nhà nước là đem lại sự ấm no cho người dân, đem lại sự hoà bình cho đất nước. Mà muốn có được mục tiêu đó thì trước tiên cần phải đầu tư để có thể tạo ra một hệ thống hạ tầng cơ sở vững mạnh, hiện đại để mở đường cho một nền sản xuất hiện đại, từ đó mọi người có công ăn việc làm, có thu nhập và từ đó nâng cao được mức sống. Hơn thế nữa, để giữ vững được an ninh – quốc phòng thì Nhà nước cần phải duy trì một hệ thống quân sự với những trang thiệt bị hiện đại, muốn vậy phải có một nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ tổ quốc. Đối với các tổ chức, các đơn vị kinh tế khi ra đời và để duy trì sự hoạt động của mình, vì mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận thì cần phải đầu tư cho các trang thiết bị sản xuất cho đầu vào và để duy trì bộ máy điều khiển và quản lý các trang thiết bị đó. Có thể nói, đầu tư là vấn đề sống còn và quyết định trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu sâu, toàn diện để làm sao hoạt động đầu tư có hiệu quả cao nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh nhất. Đặc điểm và vai trò của Đầu tư phát triển. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển và các hình thức đầu tư trong lĩnh vực Hạ tầng cơ sở Thủ đô. Đầu tư phát triển khác với đầu tư nói chung ở chỗ, đã là đầu tư phát triển thì phải tạo ra nguồn lực cho xã hội lớn hơn lúc ban đầu. Xét đầu tư phát triển là xét trên lĩnh vực vĩ mô. Từ đây, hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác như sau: + Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và lằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của Đầu tư phát triển. Điều này thể hiẹn rất rõ trong lĩnh vực đầu tư cho hạ tầng cơ sở như hệ thống đường xá cầu cống, hệ thống cấp thoát nước.... số vốn đầu tư một công trình này có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. + Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động xảy ra. Thời gian thực hiện một công cuộc đầu tư có thể là năm năm, mười năm hay lâu hơn nữa, trong khoảng thời gian này những yếu tố kinh tế – xã hội – chính trị trực tiếp hay gián tiếp tác động đến. Mà bản thân những yếu tố này lại chứa đựng trong nó những yếu tố khác thường xuyên biến động. + Thời gian cần hoạt động cho các dự án đầu tư đòi hỏi để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh thường là lớn và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt (tích cực và tiêu cực) của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế.... Bởi vì với số vốn đầu tư là lớn, thời gian thực hiện lâu dài thì rất khó có thể thu hồi vốn nhanh được. Chẳng hạn như việc đầu tư xây dựng một đường quốc lộ thì việc thu hồi vốn có thể thông qua thu lệ phí đường với nhiều năm liên tục mới có thể hoàn đủ vốn ban đầu. + Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng nghìn năm thậm chí tồn tại vĩnh viễn. Hơn nữa các thành quả này là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng. Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình nơi đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Việc xây dựng các công trình ở nơi địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động sau này, thậm chí cả trong quá trình xây dựng công trình. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đều đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cần phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Cần có sự xem xét kỹ lưỡng, có sự phân tích sâu và đảm bảo tính khách quan các yếu tố về kinh tế – xã hội – chính trị, đưa ra được những dự đoán chính xác tình hình kinh tế – xã hội trong những năm tới và sự tác động của những yếu tố này sẽ như thế nào. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư) có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án đã được soạn thảo với chất lượng tốt . Từ những đặc điểm nghiên cứu ở trên của hoạt động đầu tư phát triển. Vậy làm thế nào để giảm bớt rủi ro và gánh nặng cho Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở thủ đô (HTCS) là một câu hỏi lớn cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở Thủ đô hiện nay. Hoạt động đầu tư được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau, song đầu tư trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng Thủ đô được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp, chủ thể tham gia có thể là sở tại hoặc nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống hạ tầng cơ sở của Thủ đô còn rất lạc hậu, manh mún, cần phải đầu tư xây dựng và hiện đại hoá, nhưng nguồn vốn chủ yếu từ xưa tới nay chủ yếu là vốn ngân sách, vì vậy rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu này. Do vậy hình thức BOT ra đời là giải pháp tốt nhất đặc biệt là trong lĩnh vực Giao thông đô thị, là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư vô cùng lớn. Ngoài ra còn có các hình thức khác như BT, BTO, tuỳ từng điều kiện cụ thể và trong từng lĩnh vực mà chúng ta có thể lựa chọn hình thức đầu tư sao cho đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tốt quốc phòng và an ninh. Vai trò của Đầu tư phát triển đối với Hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội. Đầu tư phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của nền kinh tế, mặc dù có thể nó chưa phát huy ngay được tác dụng trực tiếp nhưng khi xem xét tiềm lực kinh tế của một nước không thể bỏ qua vốn đầu tư cho phát triển. Trong đó có vốn đàu tư cho phát triển Cơ sở hạ tầng. Đầu tư phát triển có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều lĩnh vực, ở đây chủ yếu đề cập đến một số ảnh hưởng của Đầu tư phát triển đến Hạ tầng cơ sở Thủ đô Hà nội. Thứ nhất, Đầu tư phát triển ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế Thủ đô: Đầu tư phát triển CSHT là loại hình đầu tư tài sản vật chất và sức lao động để tạo những tài sản mới cho nền kinh tế. Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được xem xét dưới góc độ vai trò của đầu tư phát triển nói chung. Tất nhiên sự tác động của đầu tư phát triển CSHT đô thị tới nền kinh tế còn phụ thuộc vào quy mô, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực này trong tổng vốn đầu tư xã hội nói chung. Trước hết, đầu tư phát triển CSHT vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu: Đối với tổng cầu: theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và Chính phủ dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ. Mà chi đầu tư phát triển (nằm trong chi tiêu của chính phủ). CSHT đô thị nằm trong tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ và các hãng kinh doanh nên nó trực tiếp tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Như vậy, đầu tư phát triển CSHT đô thị là biện pháp kích cầu có hiệu quả, nó tạo ra nhu cầu lớn về hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu xây dựng các công trình CSHT, kích thích sản xuất của các nhà máy, các hãng kinh doanh, làm tăng tích luỹ cho cả nền kinh tế và cho chính bản thân nền kinh tế Thủ đô. Đối với tổng cung: Tổng cung phụ thuộc vào các yếu tố lao động, tài nguyên, kỹ thuật và các chi phí đầu vào khác. Khi hệ thống CSHT Thủ đô hoàn thành, được đưa vào sử dụng, nó sẽ phát huy tác dụng làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, trực tiếp tác động đến các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, làm tăng sản lượng của nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển hơn nữa. Một số vấn đề quan trọng khác mà đầu tư phát triển CSHT Thủ đô tác động đến là: tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các chuyên gia của ngân hàng thế giới (WB) đã tính được rằng, tăng 1% tổng quỹ cơ sở hạ tầng thì sẽ tăng được 1% GDP. Đối với các đô thị, điều này càng trở lên có ý nghĩa hơn do các đô thị đều là những cơ sở kinh tế sinh động, đặc biệt là với Thủ đô Hà nội. Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là nơi mà các nguồn tài nguyên hiếm hoi được tập trung và kết hợp lại với nhau, nơi sản xuất và tiêu thụ phần lớn các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô lại là động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Ở nước ta hiện nay, khu vực đô thị nói chung chiếm 0,64% diện tích của cả nước, nhưng chiếm tới 24% Dân số và đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, riêng Hà nội chiếm 3,5% Dân số so với cả nước và đóng góp 7,5% GDP của cả nước. Do đó, đầu tư xây dựng hệ thống CSHT Thủ đô nói riêng và các đô thị nói chung là một trong những động lực chủ yếu làm tăng hiệu quả kinh tế Thủ đô và của các đô thị, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển CSHT Thủ đô còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, đó là con đường tất yếu để đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tất nhiên vai trò này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi hệ thống CSHT Thủ đô được xây dựng đồng bộ, phát triển cân đối và phù hợp với điều kiện phát triển của từng đô thị. Thứ hai, vai trò của đầu tư CSHT Thủ đô đối với quá trình đô thị hoá: Ngoài những vai trò chung tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân, còn đối với riêng nền kinh tế của Thủ đô thì đầu tư phát triển CSHT đô thị còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô. Đó là: Đầu tư phát triển CSHT góp phần tạo dựng cơ sở vật chất cho quá trình đô thị hoá. Trong mấy năm gần đây ta thấy rằng tốc độ đô thị hoá ở Thủ đô diễn ra với tốc độ rất nhanh và vẫn còn tiếp tục trong những năm tiếp theo, đó cũng là một phần kết quả của việc đầu tư HTCS Thủ đô trong thời gian qua. Bản chất của đầu tư phát triển CSHT là đầu tư tài sản và sức lao động nhằm cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống HTCS của Thủ đô, quá trình này đã tạo ra những nền tảng cơ sở vật chất cho chính Thủ đô. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phát triển Thủ đô phải có chiến lược lựa chọn đầu tư phát triển CSHT cho Thủ đô nhằm đảm bảo thích ứng được với qúa trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế đô thị, tận dụng và khai thác được thế mạnh của Thủ đô. Ở Thủ đô Hà nội hiện nay vốn đầu tư chỉ đáp ứng được khoảng 40% so với nhu cầu cần thiết, do vậy chiến lược đầu tư hạ tầng đô thị phải đảm bảo thứ tự ưu tiên cho từng lĩnh vực để khai thác tối đa vốn đầu tư cho HTCS Thủ đô và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đầu tư phát triển CSHT cho Thủ đô tạo điều kiện cho chính quyền có thể sửa chữa những khuyết tật của quá trình đô thị hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô và đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế. Quá trình đô thị hoá đã tạo ra động lực phát triển kinh tế đối với những nước đang phát triển, sự yếu kém trong việc kiểm soát quá trình đô thị hoá đã để lại những hậu quả nặng nề. Đó là sự mất cân đối giữa CSHT xã hội và CSHT kỹ thuật, CSHT Thủ đô vừa thiếu, vừa yếu và xuống cấp, đặc biệt là trong lĩnh vực Giao thông đô thị, Cấp thoát nước, gây ra nạn ùn tắc giao thông, tình trạng khan hiếm nước sạch, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, sự thiếu hụt nhà ở, nạn thất nghiệp, dòng người di cư bất hợp pháp từ khu vực nông thôn, sự phân hoá giầu nghèo và các tệ nạn xã hội.... Do vậy, ngoài các biện pháp về quản lý, quy hoạch thì việc đầu tư phát triển CSHT đô thị là một biện pháp quan trọng, góp phần sửa chữa những khuyết tật của quá trình đô thị hoá. Hệ thống hạ tầng cơ sở của Thủ đô được hình thành thiết kế theo quy hoạch hoặc được sửa chữa chống xuống cấp sẽ cung cấp một cách có hiệu quả nhất là các hàng hoá dịch vụ công cộng tại Thủ đô. Từ đó, hạn chế, khắc phục được những mặt trái của quá trình đô thị hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển CSHT Thủ đô đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và một chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, đồng bộ để không làm hạn chế vai trò của đầu tư phát triển CSHT và để lại hậu quả hết sức nặng nề cho quá trình đô thị hoá. Đầu tư phát triển CSHT Thủ đô còn góp phần điều chỉnh được quy mô và nhịp độ phát triển của Thủ đô. Song tại Hà nội hiện nay rất khó có thể thực hiện được điều này do quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh. Do vậy trong thời gian tới cần có sự quan tâm và đầu tư thoả đáng cho việc phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở Thủ đô, phù hợp với yêu cầu chung của đất nước với những tiêu chuẩn ngày càng cao về mọi mặt: sản xuất, đời sống và sinh thái trong sự phát triển bền vững của xã hội hiện đại. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Khái niệm. Đó là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí khảo sát quy hoạch, xây dựng, chi phí cho chuẩn bị đầu tư, chi phí cho thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí khác trong dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dùng để tái sản xuất giản đơn và mở rộng tài sản cố định. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển cơ sở vật chất cho nền kinh tế đất nước. Đầu tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra HTCS, đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật vào xây dựng và cải tiến quy trình công nghệ, từ đó có thể nâng cao năng lực sản xuất và phục vụ. Trong bất kỳ một hoạt động đầu tư nào đều bao gồm: đặc thù riêng, sự phức tạp về kỹ thuật, và sau đó là hiệu quả kinh tế – xã hội do công trình đầu tư mang lại. Do đó mọi hoạt động đầu tư đều đòi hỏi sự chuẩn bị nghiêm túc cẩn thận về mọi mặt, sự chuẩn bị đó thể hiện qua việc soạn thảo các “dự án đầu tư”. Dự án đầu tư. Một dự án đầu tư cần xem xét trên nhiều góc độ: Thứ nhất, về mặt hình thức dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một tập hồ sơ trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu đã định trong tương lai. Thứ hai, trên góc độ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn đầu tư lao động để tạo ra những kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài. Thứ ba, trên góc độ kế hoạch hoá dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Thứ tư, xét về nội dung, dự án đầu tư XDCB là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá, nhằm đạt được những mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian dài thông qua việc sử dụng các nguồn lực. Nội dung vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt: Vốn đầu tư xây lắp là các chi phí để xây dựng mới, mở rộng, lắp đặt máy móc thiết bị và khôi phục các loại nhà cửa, vật kiến trúc có ghi trong dự toán công trình. * Chi phí chuẩn bị xây dựng mặt bằng gồm: + Chi phí dỡ bỏ hoặc phá huỷ công trình kiến trúc, làm sạch mặt bằng xây dựng. + Chi phí nổ mìn khoan thăm dò, lấp đất, san mặt bằng + Chi phí đặt đường ống ngầm và di chuyển các vật nặng * Chi phí xây dựng công trình và hạng mục công trình: xây dựng mới, mở rộng cải tạo và khôi phục các công trình bao gồm cả việc lắp ghép các cấu kiện trên mặt bằng xây dựng các công trình tạm: nhà ở, công sở, cửa hàng và các công trình công ích và công cộng khác. * Chi phí lắp đặt thiết bị cho các công trình gồm việc xây lắp các loại trang thiết bị, vật dụng mà chức năng xây dựng phải hoàn thành. * Chi phí hoàn thiện công trình xây dựng bao gồm chi phí cho các hoạt động có liên quan tới việc hoàn thiện kết thúc công trình. Phần vốn xây dựng và lắp đặt chỉ có tác dụng tạo nên phần vỏ bao che cho công trình, nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội. Cho nên, nhà đầu tư cần tìm mọi phương án làm giảm tối đa phần vốn cho xây lắp này mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Tập trung vốn cho những phần quan trọng như trang thiết bị hoạt động sau này. Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Là toàn bộ chi phí để mua sắm, vận chuyển máy móc thiết bị, các công cụ dùng cho sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thực nghiệm và các công cụ khác được lắp đặt vào công trình theo dự toán, chi phí vận chuyển gia công trước khi lắp đặt. Đây là phần rất quan trọng trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nó quyết định mức độ hiện đại của công nghệ được lắp đặt. Một dự án đầu tư mà có nhà xưởng, vật kiến trúc hiện đại, khang trang, nhưng những trang thiết bị máy móc dùng trong quản lý, trong điều hành và trong sản xuất mà không hiện đại, không phù hợp với sự hiện đại của nơi nó được hoạt động thì không thể nói là cả công trình đó là toàn diện được. Mà phần vốn dành cho công nghệ này thường đòi hỏi số vốn rất lớn với trình độ hiểu biết sâu rộng về công nghệ. Do đó, đòi hỏi nhà đầu tư phải nắm bắt được sự phát triển của công nghệ trong nước và trên thế giới. 3.3.3 Vốn kiến thiết cơ bản khác. Là những phần vốn chi không thuộc chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và được phân theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. Bao gồm: - Nhóm chi phí xác định theo mức tỉ lệ hay giảm giá cụ thể bao gồm chi phí khảo xát xây dựng thiết kế công trình, quản lí dự án, chi phí kiểm tra xét duỵêt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và, thẩm tra và phê duyệt quyết đoán, chi phí bảo hiểm ... - Nhóm chi phí xác định bằng lập dự toán như điều tra, khảo xác thu thập số liệu để lập dự đoán đầu tư, chi phí đào tạo cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí sản xuất, chi phí thuê chuyên gia vận hành và chạy thử nghiệm... - Chi phí để đền bù hoa mầu, giải phóng mặt bằng xây dựng, tư vấn về xây dựng, chi phí nghiệm thu và bàn giao, chi phí khánh thành. Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là căn cứ để xác định tài sản cố định, quy mô và tốc độ của nó quyết định đến quy mô tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quyết định cho việc tăng năng lực sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội. 3.4 Các nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Việc nghiên cứu các nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB là rất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với Việt nam hiện nay cũng như ở Thủ đô Hà Nội. Khi mà nền kinh tế chưa thoát khỏi sự lạc hậu về mọi mặt, nhất là trong lĩnh vực HTCS, chưa đáp ứng được với nhu cầu đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, thêm vào đó là sự hội nhập với thế giới bên ngoài. Những xu hướng đó là khách quan. Hà nội cũng như cả nước, mới bước vào thời kỳ mở cửa được một thời gian ngắn, do vậy nhiều lĩnh vực đầu tư cũng còn rất mới mẻ, dẫn đến các nguồn vốn huy động cho đầu tư chưa được đa dạng hoá. Để đa dạng hoá được các nguồn vốn huy động cho đầu tư XDCB ta đi vào nghiên cứu một số nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư XDCB sau: * Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho XDCB hàng năm. Trong lĩnh vực đầu tư cho XDCB hệ thống CSHT gánh nặng đè nên ngân sách Nhà nước, bởi vì đây là lĩnh vực công cộng phục vụ chung cho toàn xã hội, việc thu hồi vốn rất lâu và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Nhưng với những gì mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện thì việc đầu tư cho XDCB ngày càng được quan tâm và phát triển. Theo số liệu thống kê, ở Hà nội vốn đầu tư XDCB cũng ngày một tăng, cụ thể: năm 1999 chiếm 8,6% trong tổng vốn đầu tư, năm 2001 chiếm 8,7% trong tổng vốn đầu tư. * Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, với chức năng đi vay và cho vay tạo ra thị trường tiền tệ, đưa vốn từ những người có vốn nhàn rỗi đến những người cần vốn. Thủ đô Hà nội với tốc độ tăng tiết kiệm cao (năm 1998 là 24,6%GDP), nguồn vốn do hệ thống ngân hàng huy động trên địa bàn ngày càng tăng (chiếm 19,1% GDP năm 1997, 22,1% GDP năm 1998) nhưng lại thiếu các dự án khả thi nên đang có nguy cơ dư thừa vốn. Ngân hàng thương mại không được phép trực tiếp cho thành phố vay nhưng lại được phép mua trái phiếu đô thị. Đó là phương thức tốt để ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho thành phố xây dựng CSHT. * Nguồn vốn trong dân: Việc huy động vốn cho đầu tư xây dựng CSHT từ trong dân còn rất dè dặt với việc đầu tư cho xây dựng CSHT. Vì vậy nguồn vốn huy động từ thành phần này là còn thấp, chưa đáng kể. Riêng năm 1999, nhân dân thành phố Hà nội cũng tự đóng góp để xây dựng các công trình công cộng (đường làng, ngõ xóm) là khoảng 220 tỷ đồng. Vậy để làm sao, thành phần này ngày càng tích cực đầu tư cho xây dựng CSHT vì mục tiêu phát triển kinh tế chung của Thủ đô là điều hết sức cần thiết và quan trọng. * Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Mở cửa kinh tế có nghĩa là phải giao lưu, thông thương với nước ngoài. Đồng thời cũng có nghĩa là phải tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện các chính sách về đầu tư, nhất là liên quan đến đầu tư nước ngoài, chúng ta đã xây dựng và ban hành được bộ luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, nhằm tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đô và cả nước. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại các nguồn vốn đầu tư nước ngoài sau: Nguồn ODA (nguồn viện trợ phát triển chính thức): Nó bao gồm các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi như lãi suất thấp, thời hạn vay dài và có một khoảng thời gian hoãn trả nợ để các nước tiếp nhận có đủ thời gian để phát huy hiệu quả vốn vay. Nguồn vốn ODA ở nước ta được sử dụng chủ yếu để phát triển Cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng. Nguồn vốn này chủ yếu do Nhà nước đứng ra vay để đầu tư và Nhà nước sẽ điều tiết trả nợ bằng nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn ODA hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng CSHT Thủ đô, chủ yếu từ chính phủ Nhật bản và các nước phát triển, mỗi năm hàng trăm tỷ đồng: Năm 1999 là 420 tỷ đồng chiếm 3,75% trong tổng vốn đầu tư, năm 2000 là 206 tỷ đồng chiếm 1,33% năm 2001 là 325 tỷ đồng chiếm 1,79%. ODA được thực hiện song phương hoặc đa phương, viện trợ song Phương là hình thức diễn ra trực tiếp giữa hai chính phủ, viện trợ đa phương là hình thức viện trợ thông thường thông qua các tổ chức như: ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và các tổ chức phi chính phủ khác (NGOS). - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào nước ngoài (FDI): Là vốn của các Doanh nghiệp và các cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này thường không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ (do người đầu tư đem vào góp vốn và sử dụng), trong đó có cả công nghệ cấm sản xuất theo con đường ngoại thương. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ vốn góp của họ. Do vậy, tầm quan trọng của vốn FDI đối với Thủ đô Hà nội là rất lớn, Thủ đô mà với hệ thống hạ tầng cơ sở đang cần có sự thay da đổi thịt, cần có sự biến đổi về chất để hướng tới một Thủ đô hiện đại, văn minh. Thực tế cho thấy vốn FDI là nguồn tài trợ quốc tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Thành phố những năm qua, đóng vai trò quan trọng bổ xung cho nguồn vốn đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ con số không năm 1990 đã đóng góp 6,5% GDP năm 1995 và 13,3% GDP năm 2000. Tỷ trọng của FDI trong tổng đầu tư xã hội giảm từ 51,5% năm 1996, 55,4% năm 1997 xuống còn 20,8% năm 1999 và 17,2% năm 2000 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư xã hội, mà trực tiếp là khiến quy mô vốn đầu tư xã hội không ổn định những năm gần đây. Trong những năm sắp tới, khả năng gia tăng mạnh trở lại của vốn đầu tư FDI chưa rõ ràng do tính cạnh tranh ngày càng trở lên mạnh mẽ trong thu hút FDI của các nước trong khu vực khi nền kinh tế các nước này phục hồi trở lại sau khủng hoảng, hơn nữa môi trường đầu tư của Việt nam còn chậm được cải thiện để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra với cả nước nói chung và Thủ đô Hà nội nói riêng làm sao thu hút được nguồn vốn cho đầu tư từ lĩnh vực này. II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG Cơ sở hạ tầng của một quốc gia là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định thực hiện đầu tư. Thực tế cho thấy, những địa phương mà có Cơ sở hạ tầng yếu kém rất khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và ngay cả với các nhà đầu tư trong nước. Và một khi đã không thu hút được đầu tư thì lại rất khó cho việc cải tạo Cơ sở hạ tầng, nền kinh tế của địa phương đó cũng rất khó có thể đạt được phát triển cao và bền vững, mức sống của người dân không có điều kiện để nâng cao. Chính cái vòng “luẩn quẩn” này tạo nên thực trạng: Vùng kinh tế đã phát triển lại càng phát triển thêm, những vùng kinh tế kém phát triển thì lại càng tụt hậu. Hơn nữa, không phải cứ có tiền đầu tư cho Cơ sở hạ tầng thì kinh tế của nơi đó phát triển, đó mới chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế. Để đảm bảo được sự phát triển kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nữa, một trong những yếu tố quan trọng đó là phải đầu tư đúng nơi đúng chỗ, có cơ cấu vốn đầu tư thích hợp. Cần phải nghiên cứu kỹ xem nên đầu tư cho lĩnh vực nào trước, lĩnh vực nào sau. Muốn vậy cần phải hiểu được thế nào là HTCS và vai trò của nó như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội Khái niệm về Cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng bảo đảm sự di chuyển của các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính chất phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội. Qua khái niệm trên ta thấy rằng, hệ thống hạ tầng cơ sở bao gồm hai bộ phận: Một là bộ phận Cơ sở hạ tầng của các đơn vị sản xuất kinh doanh mà tại đây chúng đã góp phần tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Nó bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị được lắp đặt bên trong, nó sẽ cùng với các yếu tố đầu vào (nguyên, nhiên vật liệu và sức lao động của con người) để tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, hệ thống CSHT thuộc lĩnh vực này trực tiếp tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của sản xuất. Hai là, bộ phận CSHT thuộc lĩnh vực công cộng, thuộc lĩnh vực này là chịu sự quản lý của nhà nước và ở đó mọi người đều có quyền sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn nó. Bao gồm đường xá cầu cống, sông ngòi và các công trình công cộng khác. Cùng với hệ thống CSHT thuộc lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá sẽ sớm được đưa đến nơi mà người tiêu dùng cần. Như vậy nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lưu thông và phân phối sản phẩm, thúc đẩy giao lưu và hội nhập kinh tế. 2. Vai trò của Cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Cơ sở hạ tầng Thủ đô là điều kiện vật chất cho quá trình hình thàn._.h và phát triển của Thủ đô. Nó là một trong các yếu tố cấu thành đô thị, cung cấp những dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất cho các đô thị và phản ánh trình độ phát triển của đô thị. Có thể nói đây là vai trò quan trọng hàng đầu của hệ thống CSHT Thủ đô. Hệ thống CSHT Thủ đô tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể như: đường giao thông, điểm đỗ xe, nhà máy sản xuất nước sạch, kênh mương thoát nước, khu dân cư, bệnh viện, trường học, công sở, công viên cây xanh.... nên đó là yếu tố cấu thành nên “cơ thể vật chất” của Thủ đô, tạo nên dáng vẻ hình hài của Thành phố. Nếu như tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là điều kiện cần cho quá trình “đô thị hoá” ở các vùng ven đô thì hệ thống HTCS là điều kiện đủ để chuyển một điểm dân cư thành một vùng đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị tác động trực tiếp đến đời sống đô thị và quyết định trình độ văn minh của các đô thị. Chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển CSHT Thủ đô thể hiện trình độ phát triển của các đô thị bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Bình quân m2 nhà ở / người Số lít nước sạch / người Số KW điện / người Số giường bệnh / 1000người Số trẻ em / lớp học Và một số chỉ tiêu khác. Hiện nay, tại một số vùng ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở phát triển theo quy hoạch, nhiều vùng dân cư nông thôn (làng, xã) được chuyển thành các khu đô thị (phường, thị trấn) bằng những quyết định hành chính. Đây là một quá trình phát triển tất yếu và có ý nghĩa tích cực góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Nhưng cuộc sống tại những vùng đô thị mới đó vẫn mang đậm nét làng, xã do chưa thể có ngay được một hệ thống HTCS đạt tiêu chuẩn đô thị như: Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước thải, hệ thống thu gom rác thải, hệ thống điện đường trường trạm còn non yếu và thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Do đó, yêu cầu đặt ra với thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay là CSHT phải đi trước một bước và đồng bộ. - CSHT là công cụ của Chính quyền Thủ đô thực hiện chức năng quản lý, đồng thời thực hiện chức năng quy hoạch và phát triển Thủ đô. Theo quan điểm của các chuyên gia quản lý đô thị ở các nước tiến tiến, trong nền kinh tế thị trường hiện đại chức năng quản lý đô thị có thể bao gồm: + Cung cấp Cơ sở hạ tầng cơ bản. + Bảo đảm các thị trường đô thị ( về đất đai, nhà ở, lao động ) hoạt động hữu hiệu. + Bảo vệ môi trường. Việc cung cấp CSHT cơ bản là một trong những chức năng quan trọng của Chính quyền Thành phố. Có thể nói, về bản chất của CSHT cơ bản là một loại hàng hoá công cộng hoặc gần như hàng hoá công cộng (mức độ biểu hiện mờ nhạt), do vậy việc định suất (tính giá) và loại trừ là rất khó, nếu có thể thì chi phí cũng là rất lớn. Cho nên, trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá và dịch vụ công cộng là những thứ mà thị trường (lĩnh vực tư nhân) có thể không muốn sản xuất, do vậy vấn đề đặt ra bắt buộc là Chính phủ phải đảm nhận. Cũng có một số thứ mà thị trường có thể (vì có thể thu được lợi nhuận từ những hàng hoá, dịch vụ đó như: cung cấp nước sạch, giáo dục y tế...) tuy nhiên sẽ nảy sinh tình trạng: các dịch vụ đó được cung ứng không đủ, không đảm bảo chất lượng và giá cả độc quyền, điều đó sẽ gây tổn thất phúc lợi xã hội. Mà chức năng của Nhà nước là tối đa hoá phúc lợi xã hội. Vì vậy, cung cấp CSHT cơ bản là chức năng tất yếu của Chính quyền Thành phố. Bên cạnh đó, CSHT Thành phố còn tạo ra những nền móng cho Thủ đô phát triển nên nó còn tạo điều kiện để thực hiện các quy hoạch phát triển Thành phố. CSHT Thủ đô tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư để thực hiện CNH – HĐH đất nước. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP của Việt nam mới chỉ đạt 28,2% (trong khi đó vào năm 1990 tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 37% và Singapo là 40%), vì vậy thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết đỗi với nước ta để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nước ta với nước khác về trình độ phát triển. Một trong các điều kiện cơ bản để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là có được một hệ thống CSHT phát triển, hiện đại. Từ sau khi Việt nam thực hiện chính sách mở cửa (năm 1986) lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt nam khá lớn, và chủ yếu tập trung vào các đô thị lớn, giàu tiềm năng. Hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, với 15% dân số cả nước nhưng lại thu hút hơn 70% tổng vốn đầu tư nước ngoài đã cam kết, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh thu hút 26%, Hà Nội thu hút 23%, vì đây là những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Đặc biệt là thành phố Hà Nội, ngoài vai trò là một trong những trọng điểm kinh tế còn là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước, có hệ thống CSHT tương đối đồng bộ và hợp lý hơn các khu vực tỉnh thành phố khác trong cả nước. Những điều kiện thuận lợi cho cả nước những điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại các đô thị cũng tạo môi trường để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển, mặc dù chi phí đất đai và hàng hoá ở đây có thể đắt đỏ hơn. CSHT đô thị tác động đến việc bảo vệ môi trường Thủ đô cũng như của cả nước, và góp phần phát triển bền vững của Thành phố. Việc định hướng phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô do Đảng bộ Thành phố đề ra là hướng tới sự bền vững. Đây cũng là mục tiêu của cả nước, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế bền vững. Sự bền vững ở đây có thể hiểu là không chỉ hướng tới sự tăng trưởng kinh tế cao mà còn cần phải đảm bảo chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao và giữ gìn được các công trình kiến trúc, các danh lam thắng cảnh cho đời sau, bảo đảm được môi trường trong sạch. Vấn đề bảo vệ môi trường có liên quan chặt chẽ đến việc phát triển bền vững của Thủ đô. Hệ thống CSHT của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là CSHT kỹ thuật là một trong những điều kiện cơ bản góp phần bảo vệ môi trường, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế như ngày nay, khi mà hàng ngày Thành phố phải đón nhận một lượng khổng lồ các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt làm môi trường của Thủ đô bị ô nhiễm tới mức báo động. Do vậy, phải có một hệ thống CSHT kỹ thuật theo đúng các tiêu chuẩn cần thiết, phù hợp với quy hoạch phát triển của Thành phố mới cơ thể đảm bảo xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường nói trên. Để phát huy tốt được vai trò của HTCS Thành phố cần có sự ưu tiên phát triển những lĩnh vực chủ chốt, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đồng thời không ngừng nâng cao và mở rộng hiệu quả của CSHT. 3. ý nghĩa của việc nâng cao và mở rộng hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT ở Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động cá nhân, tập thể hay xã hội được đánh giá thông qua chỉ tiêu Hiệu quả. Cá nhân thì quan tâm đến hiệu quả cá nhân, tập thể thì quan tâm đến hiệu quả của từng cá nhân trong tập thể và hiệu quả chung của tập thể. Nói tóm lại bất kỳ một hoạt động kinh tế hay xã hội nào đi chăng nữa thì vấn đề hiệu quả cũng được xuất hiện đằng sau các hoạt động đó. Nó là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của những hoạt động trên. Để hiểu đúng được bản chất của “hiệu quả” thì rất khó, bởi vì cho tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, nhưng chung quy lại ta có thể hiểu như sau: “Hiệu quả là một phạm trù kinh tế quan trọng, nó biểu hiện kết quả thu được từ hoạt động nghiên cứu so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Trong hoạt động đầu tư xây dựng CSHT thì việc xác định hiệu quả cũng tuân theo nguyên tắc lấy kết quả so với chi phí bỏ ra. Nhưng vấn đề rất khó trong việc xác định hiệu quả của việc đầu tư CSHT, chi phí thì có thể tính chính xác được. Bởi vì, đầu tư cho CSHT thì kết quả này thường được phân chia cho một tập thể, một nhóm xã hội chứ không thuộc về riêng ai cả. Hơn nữa hiệu quả của các công trình CSHT này rất lớn và lâu dài tuỳ thuộc vào thời gian tồn tại của chính các công trình đó. Hiệu quả đầu tư hệ thống CSHT của Thủ đô cũng không nằm ngoài những rắc rối trên, những xét chung lại thì có hai loại hiệu quả sau: + Hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả xã hội. 3.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế: Ý nghĩa về mặt kinh tế của việc nâng cao và mở rộng hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT ở Thủ đô Hà Nội hiện nay là rất lớn, nó phản ánh xem những lỗ lực và quyết tâm của Thành phố Hà Nội cho CSHT có đạt được mục đích không. Nâng cao và mở rộng là một phạm trù trong quy luật phát triển không ngừng. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô và áp dụng vào đối với lĩnh vực đầu tư CSHT thể hiện như sau: Khi vốn đầu tư cho CSHT tăng (I) dẫn đến TSCĐ và năng lực sản xuất của Thành phố tăng dẫn đến đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng lên. Tiếp đó, ngân sách Nhà nước tăng thì vốn đầu tư cho CSHT lại tăng lên. Cứ như vậy tạo thành một quá trình khép kín và liên tục phát triển. Sau nữa, là khi hiệu quả đầu tư CSHT được nâng cao và mở rộng sẽ làm cho nền sản xuất của thủ đô được tập trung hoá ngày càng cao. Mà một yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát triển đi lên trong nền kinh tế thị trường là phải tập trung hóa sản xuất, vì tập trung hoá sản xuất là điều kiện để nâng cao và hiện đại hoá công nghệ tạo ra sức cạnh tranh lớn, đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của người tiêu dùng. 3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội: Mong muốn cuối cùng của Đảng và Nhà nước là tạo cho người dân một môi trường sống ổn định, không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Nâng cao hiệu quả của việc đầu tư xây dựng CSHT Thủ đô cũng vì mục tiêu sau cũng là nâng cao thu nhập của người dân và tạo cho người dân một môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Hà Nội trong tình trạng báo động nghiêm trọng về môi trường sống, sức khoẻ của người dân Thủ đô không được bảo đảm chắc chắn. Những dòng người di cư bất hợp pháp từ nông thôn ra thành thị, gây cho công tác quản lý nhân khẩu rất khó khăn, xã hội không ổn định. Các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng và rắc rối hơn. Vấn đề lâu dài và vững chắc cho Thủ đô là phải có một hệ thống CSHT phát triển, hiện đại, có được vấn đề đó thì mọi rắc rối sẽ dần dần khắc phục được, và xã hội Thủ đô sẽ dần đi vào ổn định, trật tự và văn minh hơn. Do đó, việc không ngừng nâng cao hiệu quả xã hội của việc đầu tư xây dựng CSHT Thủ đô có ý nghĩa hết sức to lớn, không những về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội nữa. Hãy tưởng tượng một xã hội mà mọi người ở đó có công ăn việc làm, có thu nhập cao, có một môi trường sống trong sạch, văn minh lành mạnh, đó mới là cái đích cuối cùng của Đảng và Nhà nước ta cũng như của Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hà nội. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CƠ SƠ HẠ TẦNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI I) TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THỦ ĐÔ. 1) Vị trí của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội lằm trong khu vực châu thổ sông hồng với tổng diện tích Thành phố khoảng 920,97 Km2 , dân số là 2872,7 nghìn người tính đến năm 2002 (trong đó khu vực thành thị là 1659,6 nghìn người chiếm 57,8% : nông thôn là 1213,2 nghìn người chiếm 42,2 % ), toàn Thành phố có 220 Phường, xã và 8 Thị trấn. Hà Nội là khu trung tâm của Đồng bằng bắc bộ, được bao bọc xung quanh bởi các đồng bằng phì nhiêu, trù phú . Hà Nội có vị trí địa lý hết sức thuộn lợi, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên: phía Đông và Đông nam giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc . Như vậy có thể nói Hà Nội là trung tâm giao lưu về mọi mặt kinh tế –xã hội của các tỉnh phía Bắc, đây là điều kiện thuộn lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế – xã hội . 2) Thực trạng kinh tế - xã hội. Năm 2002 là năm có ý nghĩa hết sức quang trọng trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng nhiều giải pháp cụ thể trong chỉ đạo của Thành phố cùng vối sự lỗ lực của cán bộ và nhân dân Thủ đô, tình hình kinh tế -xã hội đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. GDP năm 2002 gấp 3,5 lần năm 1990: gấp 2 lần năm 1995 và tăng 10,3 % so với năm 2001, đạt mục tiêu do Nghị quyết Hội đồng Nhân Thành phố đề ra. 2.1) Sản xuất công nghiệp. Cùng với sự đầu tư phát triển mạnh mẽ của Thành phố cho hệ thống Cơ sở hạ tầng, nghành công nghiệp Thành phố cũng ngày càng khẳng định được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế Thủ đô, xác định đây là ngành sản xuất đầu tầu trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Giá trị sản xuất năm 2001 tăng 13,17% so với năm 2000; năm 2002 tăng 10,3% so với năm 2001. 2.2) Sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố chủ yếu được tập trung ở vùng ngoại thành, bao gồm các huyện: Sóc sơn; Thanh trì ; Từ liêm; Đông anh và Gia lâm. Đây là các vùng cung cấp phần lớn lượng rau quả cho sinh hoạt của Thành phố, do có điều kiện tự nhiên và địa lý không được thuận lợi như khu vực nội thành, nên việc đầu tư cho Cơ sở hạ tầng ở những vùng này còn chưa phát triển. Vì vậy sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn còn là ngành chủ yếu. Năm 2001 giá trị sản xuất Ngành nông – Lâm nghiệp tăng 11,17% so với năm 2000; năm 2002 tăng 9,2% so với năm 2001. Trong đó ngành trồng trọt chiếm 54,1% tăng 3,99%; chăn nuôi chiếm tỷ trọng 37% tăng 4,9%. 2.3) Thương mại và dịch vụ. Nền kinh tế được gọi là phát triển thì tỷ trọng ngành dịch vụ phải chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất. Đối với Thành phố Hà Nội hiện nay ngành dịch vụ chiếm khoảng 61,2% trong khi đó công nghiệp và xây dựng chiếm 34%, nông nghiệp chiếm 9,2%. Trong tương lai, ngành dịch vụ còn tăng cao hơn nữa cả về số tương đối và tuyệt đối, đó là sự phù hợp với quy luật phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng. 2.4) Một số vấn đề xã hội. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế các vấn đề xã hội của Thủ đô cũng ngày càng được củng cố và phát triển theo, để đảm bảo sự phát triển cân đối kinh tế – xã hội . 2.4.1) Hiện trạng về dân số. Sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh vào cuối thế kỷ XX ở các nước đang phát triển đã làm các nhà quản lý đất nước phải đau đầu. Nhưng bước sang đầu thế kỷ XXI, Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hà Nội đã giải quyết được rất tốt vấn đề này. Tổng dân số của Thành phố Hà Nội khoảng 2872,7 nghìn người, khu vực nội thành có mật độ dân số rất cao khoảng 17868 người/ km2 , khu vực ngoại thành 1561 người/km2. Nhưng trên thực tế, khu vực nội thành còn cao hơn rất nhiều, do những dòng người di cư bất hợp pháp từ các vùng lân cận chảy về Thành phố với mong muốn tìm kiếm việc và có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, có thể nói rằng Hà Nội là một trong những tỉnh, thành có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước (khoảng 1,27%) cũng dễ hiểu, bởi vì ở đây có dân trí cao nhất nước, được thông tin và tìm hiểu tốt nhất, sớm nhất các chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình. 2.4.2) Hiện trạng lao động và việc làm. Nền kinh tế Thủ đô ngày càng trở nên sôi động hơn với sự thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ, nhiều nhà máy, xí nghiệp, các loại hình kinh doanh đa dạng hơn, đã tạo không ít việc làm cho người dân Thủ đô trong những năm qua. Năm 1999 có 42296 người tìm kiếm việc làm thì có 33936 người được giải quyết việc làm chiếm 80%, tỷ lệ này năm 2001 là 90%. Đó cũng là nỗ lực to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thành phố đã cố gắng trong thời gian qua. Theo kết quả điều tra mức sống năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 4,8% trong khi đó năm 2000 là 7,3%. Mức thu nhập bình quân một người một tháng là 624000, khu vực thành thị là 789000 đồng / người, khu vực nông thôn là 384000 đồng/ người. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2002 còn 15,5%, giảm 1% so với năm 2001. Vấn đề vệ sinh môi trường Thành phố cũng đang từng ngày được khắc phục, do sự quan tâm của Chính quyền Thành phố quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô xanh, sạch, đẹp văn minh và hiện đại. Và trong đó có vấn đề vệ sinh môi trường. Mỗi ngày Thành phố, phải nhận một khối lượng rác thải công nghiệp và sinh hoạt khổng lồ. Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ mà năm 2002 bình quân mỗi ngày Thành phố thu gom, vận chuyển và xử lý khoảng 15000 tấn rác thải. Dự kiến tỷ lệ rác thải được xử lý năm 2002 là 90% ( năm 2001 là 85% ). Nhìn chung đã đảm bảo vệ sinh môi trường trên các tuyến phố nội thành, các khu tập thể, ngõ xóm, cụm dân cư. Tóm lại, để đạt được những kết quả kinh tế – xã hội như trên, phải kể đến những vấn đề Cơ sở hạ tầng Thành phố, chính nhờ sự đầu tư này đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Cùng với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố nhất loạt đều cố gắng, dốc toàn tâm toàn lực vì sự phát triển chung của Thủ đô. II THỰC TRẠNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI. Như các phần trên đã nói nhiều về sự yếu kém và lạc hậu của hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. Nhưng cụ thể sự lạc hậu đó như thế nào, ở lĩnh vực nào thì chưa được đề cập đến. ở phần này sẽ đi cụ thể vào phân tích thực trạng của từng lĩnh vực mà đóng vai trò quan trọng, then chốt trong hệ thống Cơ sở hạ tầng, những gì đã làm được trong thời gian qua và những gì còn tồn tại. 1) Hệ thống Cấp - Thoát nước đô thị. 1.1) Hệ thống cấp nước. Từ tháng 6 năm 1985 trở về trước, tình hình cấp nước của Hà nội vô cùng khó khăn, căng thẳng. Hệ thống cấp nước có 106 giếng nước ngầm, 8 nhà máy nước lớn và khoảng 210 km đường ống công suất cấp nước tính toán trong toàn khu vực nội thành vào khoảng 290000 m3/ngày đêm. Từ tháng 6 năm 1985 đến tháng 6 năm 1995 hợp đồng cải tạo hệ thống cấp nước sạch cho Thủ đô Hà Nội được ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Phần Lan. Phía Phần Lan viện trợ không hoàn lại 80 triệu đô la và cử 250 chuyên gia cùng công ty nước sạch Hà Nội xây dựng được 200 km đường ống phân phối nước, thay thế hoàn toàn công nghệ sản xuất nước sạch cho nhà máy theo tiêu chuổn của Tây Âu (có hệ thống điều khiển từ xa) trang bị hệ thống bằng phương tiện tin học, nâng tổng công suất nên 380000m3/ngày đêm (hiện nay con số nay đã là 450000m3/ngày đêm) cung cấp nước cho khoảng trên 80% dân số Thủ đô. Năm 1996 công ty đã ký kết với Nhật Bản xây dựng quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch cho Hà Nội đến năm 2010, đảm bảo trên 90% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuổn từ 120-140 lít /người một ngày . Mới đây, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký kết vay Ngân hàng Thế giới 33 triệu USD, cùng khoản Nhà nước đầu tư 12 triệu USD tiếp tục xây dựng hai nhà máy nước Cao Đỉnh và Nam Dư , công suất mỗi máy là 30000m3 /ngày đêm , sẽ hoàn thành trong năm nay và xây dựng 100 km đường ống . Toàn Thành phố hiện có 11 trạm nước và 14 nhà máy nước thì nhà máy Yên Phụ là lớn nhất với công suất 80000 m3/ngày đêm. Mấy năm gần đây nhà máy được thay thế nhiều trang thiết bị tân tiến, bổ xung 4 bơm, tăng 13 giếng thay thế giàn mưa, bể lắng thêm một bể chứa 8500m3. Hệ cấp nước từ mặt đất lên cao luân được làm sạch, nhà máy còn có phòng kiểm nghiệm nước sạch với nhiều trang thiết bị hiện đại mà Phần Lan đã chuyển giao cho Việt Nam như máy Nicam 8625 phân tích mẫu nước theo tiêu chuổn Mỹ. Tuy nhiên Hà Nội đã rất cố gắng trong việc cung cấp nước sạch cho người dân phục vụ sinh hoạt và sản xuất nhưng vẫn chưa đảm bảo được nhu cầu sử dụng cuả người dân Thủ đô, đặc biệt là khu phố cổ và những khu phố đông dân, ở những nơi này mật độ dân cư rất dày đặc, vì vậy rất khó trong việc cải tạo và xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc cung cấp nước sạch Việt Nam chỉ mới đáp ứng được 60% dân số khu vực đô thị, trong đó Hà Nội cung cấp được 80% dân số, các chuyên gia còn cho rằng 95% lượng nước được cung ứng qua đường ống nước tại miền Bắc Việt Nam bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm của Hà Nội chứa tỷ lệ asen cao hơn nhiều so với mức độ cho phép . Còn tồn tại những bất cập trên là do: Thứ nhất, là công tác quy hoạch cấp nước của Thành phố còn chậm, chưa đề ra được các mục tiêu ưu tiên cụ thể nhằm tập trung vốn giải quyết dứt điểm từng khu vực, thiếu chủ động trong công tác chuổn bị cho dự án . Thứ hai, là tỷ thất thoát, thất thu của nghành nước còn rất cao, bình quân toàn nước là 45%, còn Thành phố Hà Nội là 57%. Ngoài ra chế độ nước khoán, vòi nước công cộng còn được sử dụng rộng rãi mà ý thức của người dân chưa cao. Tỷ lệ thu ngân thấp do dịch vụ thu ngân chưa gắn với quyền lợi cuả bộ máy thu ngân, mặt khác do dịch vụ cấp nước chưa đạt yêu cầu, dùng nước sai mục đích. Sự đầu tư không đồng bộ giữa nguồn và mạng, đầu tư mới và đầu tư chiều sâu cũng là những yếu tố khiến tỷ lệ thất thoát nước còn cao. Thứ ba, là vấn đề giá nước hiện nay không đảm bảo tính tự chủ về mặt tài chính cho các doanh nghịêp cấp nước, thu không đủ bù đắp chi phí sản xuất, chi phí vận hành và hoàn vốn đối với các dự án sử dụng vốn vay. Điều này đã giảm hiệu quả đầu tư và không đảm bảo tính bền vững của các dự án, ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà tài trợ, chưa khuyến khích và thu hút vốn đầu tư cho ngành dưới các hình thức BOT, BT và BTO. Theo ước tính, từ nay đến năm 2005 ngành cấp nước cần khoảng 1 tỷ USD cho việc xây dựng Cơ sở hạ tầng ngành cấp nước Thủ đô, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu người dân Thủ đô. 1.2) Hệ thống Thoát nước. Hệ thống thoát nước của Thủ đô Hà Nội được xây dựng từ rất lâu, không đảm bảo được vấn đề thoát nước cho khu vực đô thị , thường xuyên gây ra tình trạng ngập úng nhất là về mùa mưa. Lần gần đây nhất là vào năm 2000, nạn ngập úng do mưa liên tục trong nhiều giờ, nhiều khu phố của Thủ đô đã phải sống trong nước mưa. Khu vực nội thành hiện có khoảng 250km đường ống thoát nước, nhưng chỉ có khoảng 150km cống, mật độ cống quá thấp so với mặt bằng xây dựng, nhiều tuyến cống không phát huy được hiệu quả thoát nước vì không được nạo vét một cách thường xuyên làm giảm tốc độ thoát nước. Hơn nữa mật độ cống cũng không đều, khu vực phố cổ là 80km cống /ha phần lớn đã bị rạn nứt. Đây là khu vực rất khó cho vấn đề giải quyết Cấp – Thoát nước, một mặt vừa phải giữ nguyên được cấu trúc nhà ở của khu phố cổ, một mặt lại vừa phải cải cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cho hệ thống thoát nước. Giải quyết đồng thời được hai vấn đề trên thật hóc búa, đòi hỏi cấp chính quyền phải có năng lực trong vấn đề quy hoạch theo hướng hiện đại mà không làm mất đi vẻ đẹp và giá trị truyền thống lâu đời của khu phố cổ, bởi đó là giá trị từ nhiều thế kỷ và trải qua suốt quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Còn các khu phố mới mở rộng thì con số này cũng chỉ là 50m cống/ha tiết diện cống còn nhỏ, loại đường kính từ 400-600mm chiếm tới 60%, điều đó đã giải thích cho vấn đề: ngập úng. Điều này đã gây tác động xấu tới đời sống và sản xuất của người dân Thủ đô. Không những thế còn ảnh hưởng tới sự ô nhiễm môi trường và giao thông đô thị. Không chỉ trong mùa mưa mà cả ngay cả bình thường, các khu dân cư sống cạnh các khu công nghiệp và các nhà máy hoá chất, các bệnh viện và trung tâm y tế ở Thủ đô còn có chung một hệ thống thoát nước. Việc nước thải từ những nơi này ra ngoài môi trường một cách tự do mà chưa được xử lý là một điều rất khó chấp nhận ở một Thủ đô của một đất nước. Hà Nội được mệnh danh là: (Thủ đô của những con sông), các con sông chảy qua nội thành như sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ. Bên cạnh những con sông lớn này còn có những con sông nhỏ khác như sông Kim ngưu, Lừ, Sét và sông Tô lịch đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của miền đất Thăng Long. Nhưng ngày nay vẻ đẹp của những con sông này đâu còn mà thay vào đó là tác dụng như một hệ thống thoát nước cho Thành phố với tổng chiều dài của bốn con sông chảy trong Thành phố khoảng 40km. Hệ thống ao, hồ ở Hà Nội cũng là một nét đặc trưng, nhưng giờ đây nhiều khi nó cũng là nơi thu nhận nước thải từ các khu dân cư xung quanh, mất dần đi vẻ đẹp và sự điều hoà khí hậu cho Thành phố. Trước tình hình của vấn đề thoát nước đô thị hiện nay, chính quyền Thành phố đã có kế hoạch tu bổ, cải tạo và xây dựng lại hệ thống thoát nước cho Thủ đô. Năm 2000, dự án thoát nước giai đoạn I đã đi vào hoạt động. Dự án bao gồm cải tạo và xây dựng lại hệ thống cống thoát nước trong nội thành với mặt cắt lớn đảm bảo thoát nước nhanh. Xây dựng các đập chứa nước thải tại các khu vực ngoại thành, đây sẽ là nơi thu hút toàn bộ lượng nước thải trong khu vực nội thành, được xử lý theo công nghệ hiện đại rồi được sử dụng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cho các huyện ngoại thành . Qua đây, ta có thể thấy được sự xuống cấp của hệ thống thoát nước của Thủ đô Hà Nội hiện nay, đã đến lúc phải có sự thay đổi đồng bộ cả hai lĩnh vực: Cấp – Thoát nước vì sự phát triển kinh tế cuả Thủ đô. 2) Hệ thống Giao thông Thủ đô. Hà Nội với vị trí địa lý quan trọng trong vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, nơi hội tụ của các tuyến đường quốc lộ như: 1A, 2, 3, 5, 6, 32. Hà Nội cũng đồng thời là đầu mối giao thông đường sắt trong đó có các đường sắt quan trọng như: + Tuyến đường sắt Bắc – Nam. + Tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam. + Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Mạng lưới giao thông đô thị vừa là xương cốt quyết định hình hài, quy mô, vừa là hệ tuần hoàn duy trì thúc đẩy nhịp sống của sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của đô thị. Theo kết quả điều tra năm 1995, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1500km đường liên tỉnh và liên huyện với 7,8 triệu m2 đường. Trong đó +Đường dải thảm chiếm 21,2%. +Đường nhựa bán thâm nhập chiếm 39%. +Đường đá chiếm 14%. +Đường đất chiếm 25,8%. Mặc dù vậy, vẫn còn một thực trạng thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường trong khu vực nội thành, đó là sự tắc nghẽn giao thông, gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân Thủ đô. Nổi cộm nên như các nút giao thông: Ngã tư sở; Ngã tư vọng; Ngã tư Chùa bộc... Hiện tượng tắc nghẽn giao thông ngoài những nguyên nhân như do hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu, do tình trạng thiếu ý thức của người dân còn có nguyên nhân quan trọng khác đó là sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện tham gia giao thông. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nội thì: năm 1995 toàn Thành phố có 9190 xe ô tô do địa phương quản lý, trong đó có 4992 xe trở hàng hoá, 2159 xe trở khách, 700 xe thô xơ, 1258 xe lam tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô. Năm 2001 con số này là 9565 xe, trong đó có 6291xe trở hàng hoá, 2720 xe trở khách, 504 xe thô xơ và 50 xe lam. Do nhu cầu đi lại cuả người dân ngày một lớn, việc gia tăng các phương tiện giao thông là điều dễ hiểu. Nhưng trên thực tế số xe mô tô và xe gắn máy một vài năm gần đây tăng với tốc độ quá nhanh, theo tính toán thì mỗi gia đình ở khu vực nội thành là xấp xỉ 2 xe/gia đình, thêm vào đó là số lượng xe ở các tỉnh xung quanh vào Thủ đô là rất lớn, tạo nên dòng người và xe quá mức cho phép. Vấn đề đặt ra cho Thành phố phải nâng cấp, sưả chữa và xây dựng mới các công trình giao thông đường bộ. Hiện nay Thành phố mới chỉ có 2 cầu vượt là tại nút giao thông Ngã tư vọng và nam cầu Chương dương. Trong năm tới,Thành phố Hà Nội sẽ khởi công xây cầu vượt Thanh Trì và cầu vượt tại nút giao thông Ngã tư sở, đặc biệt là công trình cầu vượt Thanh Trì được coi là công trình thế kỷ, cầu có chiều dài khoảng 13000m nối quốc lộ 1A với đường 5 đi Hải Phòng với số vốn đầu tư khoảng 410 triệu USD. Việc xây dựng cầu Thanh Trì có ý nghĩa hết sức to lớn, sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế – xã hội cho các khu dân cư xung quanh. Cùng với việc mở rộng hệ thống giao thông đô thị trong những năm qua nhằm góp phần giảm ắch tắc giao thông thì chính quyền Thành phố cũng đầu tư mạnh mẽ hệ thống giao thông công cộng. Theo số liệu thống kê thì năm 2002 tổng số ô tô chở khách trên địa bàn Thành phố là 853 chiếc trong đó có 412 xe Bus; ngoài ra còn có khoảng 2500 xe Taxi (khoảng 1700 xe có đăng ký) đang hoạt động trong khu vực Thành phố. Riêng xe tải hạng nặng chỉ được phép hoạt động cuối ngày. Với những lỗ lực của Thành phố Hà Nội trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ đã và đang được cải thiện đáng kể, từng bước dứt điểm ùn tắc giao thông . Đối với đường hàng không, toàn Thành phố có 3 sân bay: Sân bay Nội Bài; sân bay Gia Lâm và sân bay Bạch Mai chỉ phục vụ trong nội địa. Trong 3 sân bay trên thì sân bay quốc tế Nội Bài là lớn nhất. Trong mấy năm qua đã đầu tư và xây dựng lại để trở thành sân bay hiện đại trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế. Sân bay Nội Bài có đường băng chính là 3200*45m và 1000m2 nhà ga, công suất bay là 1.000.000 hành khách /năm, còn sân bay Gia Lâm và sân bay Bạch Mai chỉ phục vụ trong nội địa. Qua thực trạng trên ta thấy rằng, hệ thống giao thông đô thị đang biến đổi từng ngày và trở nên văn minh hơn. Nhưng nhìn chung, hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế hiện nay ở Hà Nội, nếu không có sự đột phá và biến đổi về chất trong việc giải quyết giao thông đô thị thì càng ngày chúng ta càng lạc hậu so với khu vực và trên Thế giới. Điều đó được thể hiện thông qua bảng so sánh sau : Bảng 1: So sánh Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội với mức trung bình của nước ngoài: STT Số liệu kỹ thuật(nội thành) Tỷ trọng So với nước ngoài 1 GIAO THÔNG -Số đường bị rạn nứt 35% 20% 2 Cấp nước -Số dân nội thành được cấp nước sạch. -Tiêu chuổn dùng nước sạch bình quôn người. -Tỷ lệ thất thoát nước. 80% 100 lít/ngày đêm 50% 95% 150 lít/ngày đêm 20%-25% 3 Thoát Nước -Số lượng cống so với yêu cầu. -Chiều dài bình quôn ống cống/diện tích xây dựng. 40% 60m/ha 30% 100m/ha Theo số liệu so sánh ta thấy rằng, nhiều chỉ tiêu Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực, như so với Thủ đô Bangkocs của Thái Lan với diện tích khoảng 1500 km2, dân số 10 triệu người. Nhưng có một hệ thống giao thông đô thị rất phát triển, theo quy hoạch, tổng số đường cao tốc là 750 km, tính đến năm 1999 đã thực hiện được 19% đường cao tốc trong nội đô, 36% đường vành đai, 1000km đường đô thị. Nhưng với những gì mà Thủ đô Hà Nội đã làm được, ta hoàn toàn tin tưởng, lạc quan vào sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt trong thời gian sắp tới Hà Nội diễn ra nhiều sự kiện Chính trị-Văn hoá-Thể thao quan trọng trong nước và khu vực, đặc biệt là đại hội TDTD Đông nam á-Sea Games 22, đó sẽ là dịp để giới thiêu với bạn bè quốc tế về Đất nước và con người Việt Nam. 3) Thực trạng Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực Nhà ở . Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của vấn đề dân số, vấn đề nhà ở trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô hiện nay. Bên cạnh việ._.thế bậc Ba là tốt nhất, bởi có SE là nhỏ nhất. 3) Dự đoán Thống kê ngắn hạn. Dự đoán Thống kê ngắn hạn hiểu theo cách chung nhất là đưa ra những thông tin có cơ sở khoa học về mức độ hoặc là trạng thái có thể có ở trong tương lai. Theo lý thuyết thì có nhiều phương pháp để dự đoán Thống kê ngắn hạn như: Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình. Dựa vào tốc độ phát triển trung bình. Dựa vào hàm xu thế... Trên cơ sở các hàm xu thế đã xác định được ở phần trên, ta sẽ đi xác dự đoán lượng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội trong những năm sắp tới dựa vào phương pháp ngoại suy hàm xu thế. Theo kết quả phần trên, ta đã xác định được hàm xu thế bậc Ba là hàm xu thế tốt nhất đối với dãy số trên. Hàm xu thế bậc Ba có dạng: 3.1) Dự đoán cho năm 2003. Với t=1 tại năm 1995. Vậy tại năm 2003 thì t=9. =2172205.714 (Tr.đ) 3.2) Dự đoán cho năm 2004. Tại năm 2004 thì t=10. Ta có: =325989.786 (Tr.đ) Tình hình đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua như đã được trình bày ở các phần trên, phần nào cũng chứng tỏ được sự quan tâm của Chính quyền Hà Nội cho sự nghiệp CNH-HĐH nói chung của Thủ đô. Bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Nhưng cụ thể hơn ta sẽ đi vào đánh giá ở từng lĩnh vực. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC TRONG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ. Mọi hoạt động đầu tư đều phải tính toán đến các chỉ tiêu chi phí bỏ ra và kết quả thu được trong quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình đầu tư thường kéo dài qua nhiều năm với nhiều biến động, trong quá trình thực hiện đầu tư này vốn bị ứ đọng, vì vậy việc đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư là rất quan trọng. Để đánh giá kết quả đầu tư cho Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội trong thời gian qua có thể dùng 2 loại chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu chất lượng + Chỉ tiêu khối lượng. 1) Chỉ tiêu khối lượng: Đó chính là tổng số vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội đã được thực hiện, đã được chuyển hoá từ dạng tài chính sang dạng vất chất. Việc phân tích và đánh giá này đã được thực hiện ở các phần trên, nhưng để phản ánh rõ hơn về kết quả đầu tư ta nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu sau. 2) Chỉ tiêu chất lượng. 2.1) Đánh giá kết quả chung. Kết quả của quá trình thực hiện đầu tư chính là giá trị tài sản mới tăng, năng lực huy động thêm…những kết quả này sẽ trực tiếp phát huy tác dụng trong quá trình sử dụng và vận hành những tài sản này. Những kết của việc đầu tư này sẽ được sử dụng để phục vụ cho toàn dân, mang tính phúc lợi là chủ yếu, do đó việc xác định các chỉ tiêu kết quả mang tính xã hội là rất khó. Hoặc nếu có tính được thì cũng chỉ phản ánh được phần nào chứ không thể phản ánh toàn diện. Một trong những chỉ tiêu biểu hiện kết quả chung đó là chỉ tiêu: giá trị tài sản mới tăng của các công trình hoàn thành bàn giao, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Chỉ tiêu Năm TỔNG VỐN ĐẦU TƯ Cơ sở hạ tầng (tr.đ) GIÁ TRỊ TÀI SẢN MỚI TĂNG (TR.Đ) Hiệu quả đầu tư(%) 1995 205837 200495 97.41 1996 324370 295392 91.07 1997 501011 255621 51.02 1998 703662 155468 22.09 1999 797385 472943 59.31 2000 766417 461869 60.26 2001 802232 518872 64.68 2002 1543808 850327 55.11 Tổng số 5644722 3210987 56.89 Qua bảng 5 ta thấy rằng: giá trị tài sản mới tăng của các công trình hoàn thành bàn giao có xu hướng tăng qua các năm, nhưng hiệu quả đầu tư tính theo trị tài sản thì không đều. Cụ thể, năm 1995 và năm 1996 là 2 năm có hiệu quả đầu tư cao nhất, với số vốn đầu tư là 205837 triệu đồng và giá trị tài sản tăng thêm trong năm là 200495 triệu đồng, hiệu quả đầu tư là 0.9741 triệu đồng/triệu đồng, tức là cứ 1 triệu đồng vốn đầu tư bỏ ra thì thu được 0.9741 triệu đồng giá trị tài sản. Trong giai đoạn này thì năm 1998 có hiệu quả đầu tư thấp nhất (0.2209 triệu đồng). Mức giá trị tài sản đạt cao nhất là năm 2002, điều này cũng dễ hiểu bởi cũng là năm có số vốn đầu tư đạt mức cao nhất trong các năm, với 1543808 triệu đồng vốn đầu tư bỏ ra và thu được 850327 triệu đồng giá trị tài sản, hiệu quả đầu tư là 0.5511 triệu đồng/triệu đồng, xấp xỉ mức hiệu quả trung bình của cả giai đoạn (0.5689 triệu đồng/triệu đồng). Mặc dù vậy, hai chỉ tiêu trên là: chỉ tiêu giá trị tài sản mới tăng và hiệu quả đầu tư Cơ sở hạ tầng chưa phản ánh đúng được kết quả thực tế của hoạt động này mang lại. Bởi vì của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là: ‘’quá trình thực hiện đầu tư có thời gian dài và có độ chễ về mặt thời gian’’. Do vậy chỉ tiêu giá trị tài sản mới tăng của năm nay có một phần kết quả từ việc đầu tư vốn từ những năm trước đó. Ví như giá trị tài sản mới tăng của năm 1995 , 1996…còn có cả vốn đầu tư từ các năm 1993, 1994 hay cả những năm trước đó nữa mà đến giai đoạn này mới bàn giao tài sản. Do đó chỉ tiêu hiệu quả đầu tư như trong bảng 5 cũng không phản ánh đúng thực chất của chỉ tiêu nghiên cứu. Vì vậy, khi xem xét và nghiên cứu chỉ tiêu này chỉ nên dừng lại ở mức độ tham khảo, mức độ tin cậy không cao, cần có các chỉ tiêu khác cụ thể hơn mà vẫn phản ánh đúng kết quả đầu tư đem lại. 2.2) Đánh giá kết quả từng lĩnh vực. Để khắc phục được những hạn chế như ở phần 2.1 trên, ta chỉ sử dụng số liệu của các năm từ 1998 trở lại đây để đánh giá kết quả đầu tư đem lại. Hiệu quả kinh tế vốn đầu tư đem lại là một chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng đồng vốn được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả kinh tế và các chi phí bỏ ra trong khoảng thời gian tương ứng để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng không phải chỉ thu được từ kết quả trực tiếp (TSCĐ), mà còn từ kết quả gián tiếp, kết quả xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư Cơ sở hạ tầng thì hiệu quả gián tiếp, hiệu quả xã hội là chủ yếu và biểu hiện rõ nét nhất, bởi xuất phát từ tác dụng của Cơ sở hạ tầng là mang tính phúc lợi xã hội, phục vụ cho quảng đại quần chúng Nhân dân. Để phản ánh đầy đủ hiệu quả đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội đem lại trong thời gian qua, ta đi sâu vào đánh giá từng lĩnh vực. 2.2.1) Lĩnh vực Cấp- Thoát nước . a) Cấp nước. Kết quả được thể hịên trong bảng sau: Bảng 6: Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 1)Số nhà máy sx nước hiện có. Nhà máy 14 13 13 14 14 2) Đường ống dẫn nước tăng thêm. Km 2.4 - 23.1 10 30 3) Trạm nước tăng áp hiện có. Trạm 12 14 11 11 11 4) Tuyến ống phân phối tăng thêm. Km 29.2 - 44.2 80 80 5) Sản lượng nước bình quân ngày. 1000 m3/ngày 395 398.5 400 430 480 6) Hệ số lãng phí nước. % 35 55.5 50.5 50 45 7) Số giếng nước hiện có. Giếng 127 161 161 135 139 8) Lượng nước bình quân người/ngày. Lít 100 100 110 110 140 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Hà Nội 2000; 2002. Cục thống kê Hà Nội Qua bảng 6 cho thấy, trong năm 1998 toàn Thành phố có 14 nhà máy sản xuất nước sạch với 12 trạm nước tăng áp và 127 giếng nước với công suất là 395000m3/ngày, đến năm 1999 thì số nhà máy nước giảm xuống còn 13 nhà máy và năm 2002 là 14 nhà máy, với 11 trạm nước tăng áp hiện có. Nhưng không vì vậy mà sản lượng nước bình quân ngày giảm, trái lại còn tăng từ 395000 m3/ngày lên 480000 m3/ngày. Đó là kết quả đầu tư của ngành nước đem lại bằng việc thay đổi, cải tạo và cải tạo nâng cấp công suất cấp nước của các nhà máy nước hiện có. Kết quả đầu tư đem lại còn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu khác như: lắp đặt thêm các đường ống dẫn và phân phối nước. Năm 1998 Thành phố đã lắp đặt thêm được 2.4km đường ống dẫn nước và 29.2km đường ống phân phối nước, đến năm 2002 con số này là 30km đường ống dẫn nước và 80km đường ống phân phối nước. Như vậy, nếu tính tổng từ năm 1998-2002 thì trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 65.5km đường ống dẫn và 233.4km đường ống phân phối nước được lắp đặt. Đó quả là một con số có ý nghĩa hết sức to lớn đối với người dân Thủ đô trong việc cung cấp nước sạch. Cũng chính vì vậy mà sản lượng nước bình quân người/ngày cũng được nâng nên rõ rệt. Năm 1998 sản lượng nước bình quân người/ngày là 100lít, đến năm 2002 là 140lít. Mặc dù vậy, bên cạnh những cố gắng của ngành Cấp nước Thủ đô còn có những tồn tại như ở một số khu dân cư sống trên những nền đất cao thì nước còn chưa được cung cấp một cách đầy đủ và đều đặn. Mới chỉ có khoảng 75-80% dân cư được cung cấp nước sạch đầy đủ. Hơn nữa, việc sử dụng nước trong sinh hoạt một cách lãng phí là hiện tượng ở đây. Năm 1998, hệ số lãng phí nước ở Hà Nội là 55.5%, năm 2002 có giảm (45%) nhưng vẫn cao hơn định mức (25%). Thiết nghĩ rằng, nếu chỉ cần giải quyết được sự lãng phí nước như hiện nay thì việc với sản lượng nước 480000m3/ngày cũng đã đủ cung ứng cho người dân Thủ đô. Vấn đề đặt ra cho ngành nước Hà Nội cần giảm thiểu hệ số lãng phí nước như hiện nay, nhưng chỉ với sự cố gắng của ngành nước không thì chưa đủ mà đối với từng người dân cần có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất. b) Ngành Thoát nước : Bảng 7: Năm Chỉ tiêu đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 1) Kênh mương Thoát nước Km 38.6 38.6 38.6 36.8 36.8 2) Sông Thoát nước Km 37.8 36.8 36.8 38.6 38.6 3) Hệ thống thoát nước ngầm Km 182 184 195 208 208 4) Hệ thống xử lý nước thảI ha 600 600 600 600 600 5) Giải quyết điểm úng cục bộ Điểm 3 16 6 5 12 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2001, 2002. Cục thống kê Hà Nội. . Như phân tích ở trên đã thấy được lượng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng ngành Thoát nước đô thị những năm gần đây tăng nhanh chóng, nhất là từ khi dự án thoát nước giai đoạn I đi vào hoạt động, và dự án nạo vét các con sông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Năm 1995, lượng vốn đầu tư cho ngành Thoát nước đô thị là 16248 triệu đồng, đạt đến mức cao trong năm 1998 là 422999 triệu đồng và năm 1999 là 448600 triệu đồng, các năm sau ổn định. Đã chứng tỏ sự quan tâm của Thành phố cho ngành Cấp-Thoát nước. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung nâng cao công suất thoát nước của hệ thống thoát nước thông qua các hoạt động: nạo vét cống ngầm và xây dựng thêm. Năm 1998 toàn Thành phố có 182km cống ngầm, nhờ việc đầu tư mạnh trong giai đoạn này mà đến năm 2002 đã có 208km, tăng hơn so với năm 1998 là 33km. Cùng với hệ thống thoát nước ngầm này thì Thành phố với 4 con sông (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu) cũng là chức năng thoát nước cho khu vực nội thị, với tổng chiều dài khoảng 38.6km vòng vèo chảy trong lòng Thành phố. Nhưng tình trạng của các con sông này đến năm 1997 trở nên rất nghiêm trọng, lượng rác thải từ các khu dân cư ven sông ngày càng đổ xuống đây nhiều, làm ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước và suy thoái môi trường sống. Trước tình trạng đó Thành phố đã có kế hoạch đầu tư mỗi năm hàng trăm tỷ đồng để cải tạo các con sông này. Hiện nay đã thực hiện được 80% công việc và góp phần thoát nước cho Thành phố. Vì vậy, trong năm 1998 Thành phố đã giải quyết được 3 điểm úng cục bộ, năm 1999 cao nhất với 16 đỉêm đến năm 2002 là 12 điểm. Về cơ bản Hà Nội đã giải quyết được vấn đề ngập úng cục bộ. Tuy vậy, thoát nước Hà Nội vẫn còn những tồn tại lớn sau: + Sự chắp vá trong vấn đề xây lắp, hiện tượng xây rồi lại đào lấp vẫn còn xảy ra thường xuyên. + Hệ thống nước thải ra từ sinh hoạt, sản xuất, từ các bệnh viện…chưa qua xử lý mà tự do chảy ra các con sông. + Chưa tính được lệ phí cho những người có nước thải ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố. + Tại các khu vực ngoại thành chưa có hệ thống thoát nước riêng. 2.2.2) Đối với lĩnh vực Giao thông đô thị. Kết quả được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 8: Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 1) Đường xây dựng mới. Km 10.98 15.3 10.5 3.6 15.5 2) Đường rải thảm mới. 1000m2 250.4 39.2 250 420 450 3) Diện tích vỉa hè nát mới. 1000m2 45.5 284.8 320.6 320 370 Với những gì mà ngành Giao thông đã đạt được trong thời gian qua là hết sức to lớn, từ năm 1998 đến nay đường rải thảm mới được là 1409600m2 và xây dựng mới được 55.88km đường, thêm vào đó là 1340880m2 diện tích vỉa hè được nát mới. Là do trong thời gian này, Thành phố đã xây dựng và cải tạo một loạt các tuyến đường mới. Tuy vậy, vấn đề giao thông đô thị vẫn là vấn đề còn nhiều rắc rối chưa được khắc phục, cụ thể: + Thiếu vốn đầu tư cho các cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. + Công tác quản lý mặt bằng còn nhiều bấp bênh, dự án xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị nhiều khi còn chưa đảm bảo đúng tiến độ. + Tình trạng người dân thường xuyên đào lấp đường gây cản trở giao thông. 2.2.3) Đối với lĩnh vực nhà ở. Kết quả đầu tư trong lĩnh vực Nhà ở được thể hiện thông qua chỉ tiêu: diện tích nhà ở xây dựng mới trong năm. Kết quả cụ thể được phản ánh qua bảng sau: Bảng 9: Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1) Trung ương xây dựng. 35350 36098 82128 155217 335417 2) Địa phương xây dựng: -Ngân sách trung ương -Ngân sách địa phương -Vốn khác -Nhân dân tự xây dựng -Vốn nhận thầu -Vốn xây nhà để bán và Liên doanh. 303841 6638 14284 - 253600 - 29319 380413 - 3024 15000 236349 - 76040 515382 - - - 410405 - 104977 688223 - 84547 - 425855 - 177821 601406 - 11342 - 415000 - 176064 Tổng số 339191 416511 597510 843440 936883 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2001, 2002. Cục thống kê Hà Nội. Vấn đề nhà ở hiện nay cũng là một trong những ưu tiên trong chiến lược phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô trong những năm qua và trong những năm tiếp theo. Năm 1998, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực nhà ở là 33135 triệu đồng thì đã tạo được 339191m2 nhà ở, đến năm 2001 với số vốn đầu tư là 73204 triệu đồng tạo được 843440m2 diện tích nhà ở. Năm 2002, với số vốn đầu tư cao nhất (198066 triệu đồng) số diện tích nhà ở xây dựng được là 936883m2 tăng 10.79% so với năm 2001. Với sự gia tăng vốn đầu tư liên tục qua các năm thì vấn đề nhà ở đối với người dân đô thị ngày càng được cung cấp đầy đủ hơn, góp phần giải quyết được vấn đề giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các chiến lược phát triển Cơ sở hạ tầng đô thị. 2.2.4) Đối với lĩnh vực VH-NT. Kết quả của việc đầu tư Cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật được thể hiện qua bảng sau: Bảng 10: Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 I. Văn Hoá 1)Tổng số sách XB. -Sách -bản 2) Thư viện -Số thư viện -Số sách hiện có 3) Chiếu bóng - Lượt người xem - Doanh thu đầu sách 1000bản thư viện 1000bản 1000lượt triệu đồng - 230 1119 - 14 480 - 497 733 - 274 1267 - 14 484 - 439 489 - 260 1060 - 11 333 - 606 1553 - 270 1242 - 11 350 - 667 3137 - 240 1501 - 11 370 - 579 3549 II. Nghệ Thuật 1) Lượt người xem. 2) Doanh thu 1000lượt triệu đồng - 2048 5304 - 153 6474 - 706 7041 - 650 6360 - 672 6720 Nguồn số liêu: Niên giám thống kê 2001,2002. Cục thống kê Hà Nội. Qua bảng trên cho thấy, lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội cũng tăng qua các năm, thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu doanh thu của lĩnh vực này. Doanh thu đối với ngành Văn hoá năm 1998 là 1042 triệu đồng, đến năm 2001 là 3137 triệu đồng và năm 2002 là 3549 triệu đồng tăng 13.13% so với năm 2001. Đối với ngành Nghệ thuật, năm 1998 đạt doanh thu là 3370 triệu đồng, năm 2000 là 7041 triệu đồng và năm 2002 giảm xuống còn 6720 triệu đồng. Mặc dù vậy, trong lĩnh vực Văn hoá-Nghệ thuật thì sự phát triển còn chưa theo hướng tích cực, các giá trị truyền thống của dân tộc còn chưa được phát huy mà có nguy cơ bị mai một dần. Trong điều kiện mở cửa như hiện nay, cùng với việc phát triển kinh tế phải đống nghĩa với việc chấp nhận những luồng văn hoá từ nước ngoài vào, mà hơn ai hết là tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên là những người dễ tiếp thu nhất. Vì vậy, cần phải có định hướng phát triển kinh tế nhưng vẫn phải giữ được những truyền thống của Nhân dân ta Như vậy kết quả đầu tư phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô trong những năm qua là hết sức to lớn và có ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội, kinh tế – xã hội không ngừng được phát triển, thu nhập người dân tăng dần qua các năm, đời sống Nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều đó cũng thể hiện được phần nào những kết quả từ việc đầu tư đem lại trong việc hiện đại hoá Nền kinh tế Thủ đô, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. IV. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 1. Định hướng đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng 1.1) Định hướng chung: Như đã phân tích ở trên cho thấy Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm qua, nhưng điêù đó vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển kinh tế – xã hội thủ đô trong tương lai. Do vây, trong những năm tiếp theo này cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cho Cơ sở hạ tầng với mục tiêu tổng quát là đưa Hà Nội đến năm 2010 trở thành Thủ đô hiện đại- văn minh. Muốn vậy thì Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Cụ thể: + Ưu tiên đầu tư, phát triển cho lĩnh vực: Giao thông và Cấp-Thoát nước trước tiên. + Đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng phải đồng bộ theo quy hoạch tổng thể ban đầu. + Trong điều kiện hạn chế về vốn thì phải hoàn thành từng phần, chánh tình trạng đầu tư manh mún gây thất thoát, lãng phí… + Các công trình của hệ thống Cơ sở hạ tầng này sau khi đưa vào sử dụng phải được bảo vệ, tu bổ và cải tạo một cách thường xuyên để nâng cao thời gian sử dụng hiệu quả đầu tư. 1.2) Định hướng cụ thể từng lĩnh vực. Trên cơ sở định hướng chung đó cần có những định hướng cụ thể cho từng lĩnh vực. 1.2.1) Cấp nước đô thị. Đối với lĩnh vực cấp nước đô thị phải từng bước cải tạo để nâng cao cả về số lượng và chất lượng, để làm được điều này thì cần phải làm được những công việc cụ thể sau: + Đối với các nhà máy cấp nước thì tiến hành hịên đại hoá những nhà máy hiện có nhằm phát huy tối đa công suất của các nhà máy này đồng thời xây dựng thêm một số nhà máy mới ở các khu vực ngoại thành. +Phấn đấu tới năm 2005 sao cho 95% dân số Hà Nội được cấp và sử dụng nước sạch, với sản lượng nước bình quân khoảng 200-210 lít/người. +Bên cạnh việc nâng cao sản lượng nước bình quân thì việc giảm hệ số lãng phí nước cũng rất cần thiết và quan trọng, hệ số lãng phí nước ở Hà Nội hiện nay là rất cao khoảng 50%, do vậy mục tiêu là đến năm 2005 giảm tỷ lệ này xuống còn khoảng 30-35%, Và đến 2010 đạt mức chuổn cho phép là 25%. +Ngành cấp nước cần phải hướng tới việc tự hoạch thu, chi cho mình, hiện nay việc thu không đủ bù đắp chi phí do giá nước còn thấp và lượng nước thất thoát còn rất cao, vì vậy phải xây dựng được bảng giá nước sao cho phù hợp. 1.2.2) Thoát nước. Tiến hành đánh giá và rà soát lại toàn bộ hệ thống thoát nước của khu vực nội thành, trên cơ sở đó có kế hoạch tu bổ, cải tạo và xây dựng thêm mới. Đối với các khu vực đô thị mới cần tách riêng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa. Tiếp tục xây dựng các đập chứa nước thải và nước mưa tại các khu ngoại thành, tại đây được xử lý rồi đưa đi tưới tiêu cho khu vực sản xuất nông nghiệp xung quanh. Xây dựng các trạm bơm có công suất lớn tại những đập chứa nước này để đảm bảo thoát nước nhanh khi các đập này quá tải. Cần nhanh chóng hoàn thiện dự án cải tạo các con sông trong khu vực nội thành vào năm 2005 để giải quyết dứt điểm hiện tượng nước trong mùa mưa đối với khu vực ngoại thành chưa có hệ thống thoát nước, khi mà quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì việc có một hệ thống thoát nước ở đây là không thể không có. Do vậy ngay từ bây giờ thành phố cần nghiên cứu và khảo sát cho hệ thống thoát nước ở khu vực này. 1.2.3) Hệ thống giao thông đô thị. Các kết cấu hạ tầng giao thông đi qua các đô thị phải được bố trí quy hoạch hợp lý, đường sắt, đường cao tốc qua các đô thị lớn không được giao cắt đồng mức, đồng thời phải đảm bảo lộ giới, hành lang an toàn giao thông theo quy định. Cần nhanh chóng quy hoạch lại hệ thống đường bộ đường cao tốc tại các vành đai bao quanh thành phố như: tuyến đường vành đai 2 và 3 nhằm khếp kín cả khu vực bắc nam sông Hồng; mở rộng các tuyến đường ngoài bãi sông Hồng Nhật Tân- Yên Phụ… Phấn đấu đến năm 2002 tại các nút giao thông quan trọng và các ngã tư có đường sắt đi qua đều có cầu vượt, mà trước mắt trong năm 2003 này sẽ khởi công xây dựng cầu vượt tại Ngã tư sở và cầu vượt Thanh Trì, đây là hai công trình lớn và quan trọng trong năm. Hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông cho các khu đô thị mới quy hoạch theo hướng hiện đại, đảm bảo mức độ thông thoáng và cảnh quan đô thị. Trên cơ sở quy hoạch lại hệ thống đường phải sắp xếp các bến, bãi đỗ xe cho hợp lý với định mức 4-7% diện tích xây dựng. 1.2.3) Một số lĩnh vực khác. Đối với một số lĩnh vực như: Nhà ở, Văn hoá-Nghệ thuật, Y tế- TDTT…đối với những lĩnh vực này có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào đây. Do vậy ở những lĩnh vực này thành phố nên giảm bớt gánh nặng cho mình bằng cách tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư cho những lĩnh vực này. Nhưng cần phải có định hướng từ phía nhà nước để vừa phát triển Cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực này mà vẫn theo định hướng của mình. 2. Những giải pháp cho việc phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng thủ đô. Căn cứ vào thực trạng của đầu tư Cơ sở hạ tầng thủ đô trong những năm qua thấy rằng khó khăn lớn nhất mà thành phố đang phải đối mặt là vốn đầu tư và chất lượng các công trình. Mà để có được hệ thống Cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ thì trước hết phải có một lượng vốn lớn trong một thời gian dài. Do vậy, để phát triển hơn nữa Cơ sở hạ tầng cần phải có những giải pháp cho việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. 2.1) Giải pháp về vốn cho đầu tư Cơ sở hạ tầng thủ đô. Như đã phân tích ở các phần trên thấy rằng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Hà Nội hiện nay chủ yếu được cấp từ Ngân sách của thành phố, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực này có nhưng không đáng kể. Do vậy, với một ngân sách hạn hẹp lại phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực thì không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để được mà cần phải có thêm các nguồn khác hỗ trợ, bổ xung cho Ngân sách. Theo ‘’định hướng quy hoạch tổng thể phát triển Hà Nội đến năm 2010’’ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì hướng đầu tư trong giai đoạn đầu (2000-2005) là: ưu tiên phát triển, hiện đại hoá Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thủ đô, là bước đi đầu tiên cho việc phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao mức sống cho người dân Thủ đô. Từ định hướng trên, các các chuyên gia phát triển đô thị cho rằng: giai đoạn đầu Hà Nội cần khoảng 1.2 tỷ USD cho các công trình kỹ thuật hạ tầng. Cụ thể ngành Cấp nước cần khoảng 378 triệu USD, Thoát nước cần khoảng 100 triệu USD, Giao thông đô thị cần khoảng 500 triệu USD… với số vốn lớn như vậy thì Ngân sách thành phố chỉ đáp ứng được từ 20-25% so với yêu cầu trong thời gian tới thành phố cần phải huy động từ nhiều nguồn, và tuỳ vào từng lĩnh vực cụ thể mà có giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phù hợp. Đối với lĩnh vực Giao thông đô thị và Cấp- Thoát nước đô thị, đây là những lĩnh vực chủ yếu mang tính công ích, mang tính toàn dân. Do vậy cần tập trung Ngân sách cho các lĩnh vực này. Đồng thời có thể kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài cho lĩnh vực này dưới các hình thức BOT, BTO, BT…trong việc sử dụng nguồn vốn ODA phải tính được khả năng thanh toán và luôn chủ động trong vấn đề giải ngân. Hơn nữa, nhà nước có thu hút vốn đầu tư thông qua hình thức phát hành trái phiếu đô thị, đây là hình thức còn rất mới mẻ ở nước ta. Nhưng nếu thúc đẩy được hình thức huy động vốn này thì sẽ tạo được nguồn vốn rất lớn và có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay đối với Hà Nội khi mà Ngân sách không đủ để phân bổ cho nhiều lĩnh vực khác nhau . Ngoài ra cần tăng cường các hoạt động đối ngoại, thu hút vốn đầu tư của các tài chính, tiền tệ nước ngoài như: UECF, ADB, WB…để đầu tư, cải tạo, xây dựng Cơ sở hạ tầng Thủ đô. 2.2) Giải pháp về xây dựng Cơ sở hạ tầng Thủ đô. Phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng phải lấy mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và vì lợi ích phục vụ Nhân dân làm chính + Phát triển một hệ thống Cơ sở hạ tầng phải đồng bộ, đủ sức thích ứng với các hoạt động kinh tế – xã hội. +Thực hiện chế độ khoán thầu trong xây dựng Cơ sở hạ tầng, phải luôn lấy lợi ích toàn dân làm mục tiêu cuối cùng. +Nhà nước và toàn dân phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đầu tư phát triển và bảo vệ các công trình hạ tâng cơ sở, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Tóm lại: Với tầm quan trọng là trung tâm kinh tế- chính trị-văn hoá của cả nước, việc đầu tư phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng cho Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc này đòi hỏi không chỉ riêng đối với chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội mà còn với cả nước. Vì vậy mọi người đều phải thấy được trách nhiệm của mình đối với Thủ đô, trái tim của cả nước. KẾT LUẬN Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho Thủ đô Hà Nội là việc làm có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước cũng như trong quá trình phát triển kinh tế Thủ đô. Nó là yếu tố quyết định đến hình thái Nền kinh tế Thủ đô, tạo ra cơ sở vững chắc cho mọi hoạt động kinh tế xã hội, đưa Hà Nội phát triển đi lên để trở thành Thủ đô Hiện đại-Văn minh, có tầm cỡ trong khu vực và trên Thế giới, xứng đáng là trái tim của cả nước. Hiện nay, việc huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của Thủ đô và việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn này, từ đó nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư là yêu cầu cấp bách đối với Thành phố Hà Nội và đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng. Để có thể làm tốt được điều này, đặt ra cho ngành Thống kê phải làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các nguồn thông tin có liên quan một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các cấp, các ngành có liên quan. Trong thời gian tới cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thủ đô, thì việc đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn. Nhận thức được vai trò quan trọng của Cơ sở hạ tầng đối với cả nước nói chung và với Thủ đô Hà Nội nói riêng. Từ đó đánh giá đúng thực trạng của hệ thống Cơ sở hạ tầng, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng. Cuối cùng tôi xin cám ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Thống kê, các bạn bè đã giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt, em thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS Trần Ngọc Phác, là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều trong suốt thời gian thực tập và cả trong qúa trình nghiên cứu Luận văn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thanh Bình: Nghiên cứu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. NXB Thống kê 1995. Bộ xây dựng: Định hướng quy hoạch tập tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. NXB Xây dựng 1999. Trường ĐHKTQD Hà Nội: Giáo trình kinh tế đầu tư. Trường ĐHKTQD Hà Nội: Giáo trình lý thuyết thống kê. Trường ĐHKTQD Hà Nội: Giáo trình thống kê kinh tế. Tạp chí Kinh tế đầu tư. Tạp chí Giao thông vận tải - xây dựng. Tạp chí Kinh tế phát triển. Các văn bản pháp luật có liên quan. LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 3 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ. 3 1. Khái niệm và vai trò của Đầu tư. 3 1.1. Khái niệm: 3 1.2. Sự cần thiết của Đầu tư. 4 2. Đặc điểm và vai trò của Đầu tư phát triển. 4 2.1. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển và các hình thức đầu tư trong lĩnh vực Hạ tầng cơ sở Thủ đô. 6 2.2. Vai trò của Đầu tư phát triển đối với Hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội. 6 3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 9 3.1. Khái niệm. 9 3.2. Dự án đầu tư. 9 3.3. Nội dung vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 10 3.4 Các nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 12 II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 15 1. Khái niệm về Cơ sở hạ tầng. 15 2. Vai trò của Cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. 16 3. Ý nghĩa của việc nâng cao và mở rộng hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT ở Thủ đô Hà Nội 19 3.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế: 20 3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội: 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ SƠ HẠ TẦNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 22 I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THỦ ĐÔ. 22 1. Vị trí của Thủ đô Hà Nội. 22 2. Thực trạng kinh tế - xã hội. 22 2.1. Sản xuất công nghiệp. 22 2.2. Sản xuất nông nghiệp. 23 2.3. Thương mại và dịch vụ. 23 2.4. Một số vấn đề xã hội. 23 II THỰC TRẠNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 25 1. Hệ thống Cấp - Thoát nước đô thị. 25 1.1. Hệ thống cấp nước. 25 1.2. Hệ thống Thoát nước. 27 2. Hệ thống Giao thông Thủ đô. 28 3. Thực trạng Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực Nhà ở . 31 4. Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực Văn hoá - Nghệ thuật . 31 5. Lĩnh vực Y tế-Thể dục thể thao. 32 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CSHT CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 33 I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1995-2002. 33 1. Tình hình đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội trong thời gian qua. 33 2 . Đánh giá tình hình đầu tư phát triển một số lĩnh vực quan trọng trong hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô giai đoạn 1995-2002. 38 2.1. Lĩnh vực Giao thông, vận tải. 38 2.2. Lĩnh vực Cấp - thoát nước đô thị. 41 2.3. Đối với lĩnh vực Nhà ở. 45 2.4. Đối với lĩnh vực VH-NH. 46 2.5. Lĩnh vực Ytế-TDTT. 48 II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 1995-2002. 49 1. Tình hình biến động chung của vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội thời gian qua. 49 2. Phân tích một số xu hướng biến động cơ bản của tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. 52 2.1. Hàm xu thế Tuyến tính. 53 2.2. Hàm xu thế dạng Mũ. 55 2.3. Hàm xu thế Parabol. 56 2.4. Hàm xu thế bậc Ba. 57 3. Dự đoán Thống kê ngắn hạn. 58 3.1. Dự đoán cho năm 2003. 58 3.2. Dự đoán cho năm 2004. 58 III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC TRONG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ. 59 1. Chỉ tiêu khối lượng: 59 2. Chỉ tiêu chất lượng. 59 2.1. Đánh giá kết quả chung. 59 2.2. Đánh giá kết quả từng lĩnh vực. 61 IV. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 69 1. Định hướng đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng 69 1.1. Định hướng chung: 69 1.2. Định hướng cụ thể từng lĩnh vực. 69 2. Những giải pháp cho việc phát triển hệ thống Cơ sở hạ tầng thủ đô. 71 2.1. Giải pháp về vốn cho đầu tư Cơ sở hạ tầng thủ đô. 71 2.2. Giải pháp về xây dựng Cơ sở hạ tầng Thủ đô. 72 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0018.doc
Tài liệu liên quan