Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm (FDR) thuộc Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT thời kỳ 1997-2001

Mục lục Lời nói đầu ChươngI. Một số vấn đề lý luận chung về kết qủa hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp. I . Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế . 1.Khái niệm về doanh nghiệp. 2. Vai trò của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế . II. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường . III . Những khái niệm cơ bản có liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1 . Khái

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm (FDR) thuộc Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT thời kỳ 1997-2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 2. Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3 . Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4 . Nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Tác dụng của phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp . ChươngII. Xác định hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh. I.Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh . 1. Những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê . 2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê . 3. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh . 3. 1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh tính bằng đơn vị hiện vật. 3.2.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh tính bằng đơn vị giá trị. 3.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh . II. Một số phương pháp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 1.Phương pháp phân tổ 2.Phương pháp dãy số thời gian . 3.Phương pháp chỉ số . 4.Phương pháp dự đoán . ChươngIII. Vận dụng một số phương pháp thông kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm FDR thuộc Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT thời kỳ 1997-2001 . I . Khái quát chung về trung tâm phân phối sản phẩm tin học FDR 1 . Quá trình hình thành và phát triển trung tâm. 2 . Chức năng , nhiệm vụ , cơ cấu tổ chức bộ máy 3 . Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm FDR trong những năm gần đây. II . Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm FDR thuộc Công ty FPT. Phân tích quy mô, cơ cấu số lượng sản phẩm . 2. Phân tích dãy số thời gian. 3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu . 4. Phân tích lợi nhuận 5.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh . III . Dự đoán số lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm tin học của trung tâm FDR. 1 . Dự đoán lượng tiêu thụ sản phẩm . 2 . Dự đoán doanh thu tiêu thụ sản phẩm . VI . Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của FDR. Kết luận. Lời nói đầu Nhìn chung, một doanh nghiệp dù thuộc loại hình nào , dù lớn hay nhỏ , dù kinh doanh mặt hàng nào đi nữa đều đòi hỏi phải có lợi ích và lợi nhuận nhất định thì mới có thể tồn tại và phát triển được .Nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới , cũng rất nhiều thử thách mới , từ chỗ mọi hoạt động đầu vào – sản xuất - đầu ra đều được thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước , đến nay về cơ bản các doanh nghiệp đều phải tự mình tổ chức thực hiện các hoạt động đó . Trong điều kiện kinh tế thị trường thì buộc các doanh nghiệp phải vận động trong một môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt để có thể xây dựng và thực hiện được những chiến lược kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao nhất .Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.Do đó phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một việc làm hết sức cần đối với các nhà kinh doanh và các doanh nghiệp . Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này , trong thời gian thực tập tại Trung tâm phân phối sản phẩm tin học FDR thuộc Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT em chọn đề tài : “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm (FDR) thuộc Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT thời kỳ 1997-2001 “.để viết luận văn tốt nghiệp. Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương : Chương I :Một số vấn đề lý luận chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chương II : Xác định hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chương III . Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đã đề xuất để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm tin học của Trung tâm FDR thuộc Công ty dầu tư phát triển công nghệ FPT thời kỳ 1997-2001. Chương I một số vấn đề lý luận chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp I . Doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường . 1.Khái niệm về doanh nghiệp . Theo định nghĩa về doanh nghiệp của viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia của Pháp (INSEE) thì : “Doanh nghiệp là một tác nhân kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra sản phẩm vật chất hoặc các sản phẩm dịch vụ dùng để bán ”. Định nghĩa trên cho thấy doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân . Bởi doanh nghiệp là nơi tạo ra các sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu xã hội .Chính vì thế mà một đất nước có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hay không yếu tố quyết định là dựa vào quy mô và trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp thì : “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng , có trụ sở giao dịch ổn định , được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích nào thực hiện các hoạt động kinh tế “ . 2 . Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế quốc dân thì doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng ,biểu hiện là : Doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ cho xã hội và cũng đồng thời tiêu thụ những sản vật chất -dịch vụ đó . Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất tạo công ăn ,việc làm , giải quyết các vấn đề thất nghiệp và lạm phát ,phát triển kinh tế xã hội , phát triển khoa học kỹ thuật ,mở rộng giao lưu hàng hoá , tạo ra phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sâu sắc tới từng ngành nghề , tạo ra các cân bằng cơ cấu kinh tế xã hội .Bên cạnh đó các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng là cơ sở để thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển .Tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu sự tác động của môi trường vĩ mô và môi trường ngành tới hoạt động sản xuất kinh doanh .Vì thế để tồn tại và phát triển tất yếu các doanh nghiệp phải luôn điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh . Bên cạnh đó môi trường kinh doanh lại là một nhân tố động , có nghĩa là nó luôn luôn biến động , do đó doanh nghiệp phải luôn nhận biết và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với những thay đổi của môi trường . Trong điều kiện các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì doanh nghiệp ghóp phần to lớn cho ngân sách nhà nước bằng những mức thuế nộp theo quy định.Ngược lại thuế cũng là một công cụ để nhà nước có thể điều chỉnh và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . II .Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . Trong lịch sử nền kinh tế quốc dân thì mỗi một nền kinh tế đều mang trong mình những đặc điểm riêng của nền kinh tế đó .Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nào thì chịu ảnh hưởng của nền kinh tế đó.Hiện nay chúng ta đang ở trong nền kinh tế thị trường mà ở đó các doanh nghiệp luôn phải tự hoàn thiện và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa .Để có được điều này, doanh nghiệp phải giải quyết được mối quan hệ giữa cung và cầu ,giữa chi phí – chất lượng và giá cả , giữa các đối thủ cạnh tranh của mình và hoạt động của doanh nghiệp có những đặc điểm cụ thể sau : -Doanh nghiệp phải tự định hướng sản xuất kinh doanh bằng việc lựa chọn những mặt hàng kinh doanh , chủng loại và số lượng mặt hàng , trừ những mặt hàng bị cấm . -Doanh nghiệp phải tự hạch toán lỗ lãi sao cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang là mang lại lợi nhuận tối đa , với giá thành bán ra là thấp nhất , điều đó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách để giảm được chi phí đến mức thấp nhất . -Trong cơ chế thị trường để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp luôn luôn phải tự hoàn thiện , phải tự đổi mới .Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm phù hợp để doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh .Đổi mới doanh nghiệp nói riêng và đổi mới kinh tế xã hội nói chung là cuộc cách mạng toàn diện sâu sắc cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất .Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường được chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh ,tự chủ về tài chính , tuyển chọn sắp sếp lao động ; giao dịch với khách hàng trong nước và ngoài nước, lựa chọn hình thức liên kết , liên doanh với các đơn vị kinh tế khác , không bị giới hạn bởi địa giới hành chính . - Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với quyết định kinh doanh của chính doanh nghiệp mình .Cùng với việc sản xuất ngày càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội càng cao , sự hợp tác và liên kết trong sản xuất ngày càng mở rộng ,nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay ,thời đại của máy tính điện tử , chuyên môn hoá sâu sắc tới từng ngành nghề đòi mỗi doanh nghiệp phải tự làm chủ được mình và chịu trách nhiệm đối với các quyết định kinh doanh Dẫn tới các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh hết sức quyết liệt -Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Trong cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức hoạt động các sản xuất kinh doanh , tự do hợp tác , liên doanh liên kết trong sản xuất không chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh tế , các ngành , các địa phương trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi thế giới.Trong bối cảnh đó sự can thiệp điều tiết của nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết , nhất là trên bình diện vĩ mô , để hướng cho các doanh nghiệp được hoạt động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước .Tuy nhiên ,hiện nay doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng gặp không ít khó khăn ..Do vậy vốn đầu tư cho nó thường là lớn nhưng thiết bị lại thường không phù hợp , trang bị không đồng bộ , giá trị sử dụng thấp .Khi chuyển sang cơ chế thị trường , nói chung hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh chưa được quan tâm đúng mức . -Các doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng thuế . Hàng năm thì các doanh nghiệp đóng góp một phần lớn trong ngân sách nhà nước bằng những khoản thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp .Thuế cũng là một công cụ để Nhà nước có thể điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . III . Những khái niệm cơ bản có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu . Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận. Theo khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác với hoạt động tự túc phi kinh doanh ở động cơ hoạt động .Sản xuất ra sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh không phải để tự tiêu dùng mà làm cho người khác tiêu dùng .Mục đích và động cơ làm ra sản phẩm để phục vụ và thu lợi nhuận .Sản xuất tự túc phi kinh doanh là nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính ngươi sản xuất hoặc cộng đồng . Sản xuất tự cấp tự túc, tuy có bỏ vốn nhưng không hạch toán chi phí sản xuất, không tính lỗ lãi .Còn hoạt động kinh doanh phải tính được chi phí sản xuất , giá trị kết quả sản xuất và hạch toán được lãi lỗ trong kinh doanh . Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh ( dù là sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ ) có thể cân đo , đong , đếm được , đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường , thông tin về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường , thông tin kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm , về các chính sách kinh tế tài chính, phát luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội . Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy , mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất , phát triển kinh tế xã hội , phát triển khoa học kỹ thuật , mở rộng giao lưu văn hàng hoá , tạo ra phân công lao động xã hội và các cân bằng cơ cấu kinh tế xã hội .Hoạt động tự túc phi kinh doanh luôn tự thoả mãn các nhu cầu bản thân người sản xuất , sản xuất kém phát triển không có thị trường trao đổi , không quan tâm nhiều đến thông tin kinh tế , khoa học kỹ thuật tôn sùng kinh nghiệm . Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ .Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn hoá của người tiêu dùng.Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. Khái niệm cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thoả mãn các yêu cầu sau : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải do doanh nghiệp tạo ra , có đủ tiêu chuẩn chất lượng pháp lý , theo yêu cầu sử dụng và hưởng thụ của người tiêu dùng . Đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng xã hội ,cụ thể của cá nhân và xã hội .Do vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng . Đến lượt mình , sản phẩm lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế , khoa học kỹ thuật và công nghệ . Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp .Do đó , chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế và người tiêu dùng và doanh nghiệp chấp nhận được .Lợi ích của doanh nghiệp ở chi phí sản xuất sản phẩm không vượt quá gía thành sản xuất kinh doanh của sản phẩm trên thị trường .Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm . Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội .Mức tiết kiệm ( lợi ích kinh tế chung ) biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận , bằng tiết kiệm chi phí tiền của , thời gian sử dụng sản phẩm , bằng giảm thiệt hại cho môi trường , môi sinh của xã hội . Sản phẩm vật chất do các nghành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân làm ra như sản phẩm công nghiệp , nông nghiệp … những sản phẩm này góp phần làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội . Sản phẩm dịch vụ không biểu hiện thành một loại sản phẩm có thể cân , đo , đong , đếm được . Những sản phẩm này chỉ có thể đếm được theo thang đo định danh.Quá trình sản xuất và tiêu dùng được thực hiện trước khi tiêu dùng .Sản phẩm dịch vụ xảy ra đồng thời .Do đó việc lựa chọn tiêu dùng được thực hiện trước khi tiêu dùng .Sản phẩm đang ghóp phần làm đời sống vật chất và tinh thần của xã hội . 3.Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất , các đơn vị dùng để đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở thang đo định danh như :đơn vị hiện vật , đơn vị hiện vật kép , và đơn vị giá trị . Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ , để biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ cũng dùng hai loại đơn vị đo lường là đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị . a.Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất. Đơn vị hiện vật ,đơn vị hiện vật kép đều bao hàm một lượng giá trị sử dụng của một sản phẩm . Lượng giá trị sử dụng này được đo bằng một đơn vị hiện vật thông thường như mét , lít , chiếc , cái …và đơn vị hiện vật kép như tấn /giờ .Mỗi đơn vị đo sản phẩm là một khái niệm về sử dụng sản phẩm trong tiêu dùng .Bên cạnh đơn vị , phải dựa trên cơ sở giá trị cả của sản phẩm tính theo một đồng tiền của một quốc gia nào , ví dụ đồng ngân hàng Việt Nam , đồng đô la Mỹ . Đối với luồng sản phẩm đơn vị giá trị có thể sử dụng các loại giá khác nhau : Giá so sánh ( giá cố định ), giá trị hiện hành (thực tế ) ,giá cơ bản (xuất xưởng ) , giá sử dụng. Mỗi loại giá được dùng để tính cho một chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể . b.Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng dùng hai loại đơn vị đo lường là hiện vật và giá trị. Đơn vị hiện vật căn cứ theo thang đo định danh đơn giản , kết quả kinh doanh dịch vụ được tính theo số lần , số vụ , số ca , số người được phục vụ . Những đơn vị hiện vật này chưa nói lên mức độ giá trị sử dụng của dịch vụ , vì đặc điểm của kết qủa dịch vụ ở mỗi lần , mỗi vụ , mỗi ca lại có mức độ quan trọng , hay chất lượng khác nhau .Tuy cũng là một công việc theo một tên gọi nhưng chi phí để hoàn thành chúng lại rất khác nhau . Đơn vị giá trị kết quả kinh doanh dịch vụ theo giá trị tương đối gần sát với tính chất quan trọng của mỗi dịch vụ , mỗi ca phục vụ cụ thể mà dịch vụ đáp ứng .Vì không có giá nhất định nên khi tính bằng tiền phải tính theo giá mà bên thuê sẽ nhận phục vụ đã thoả thuận theo mỗi ca , mỗi vụ cụ thể . Đối với kết quả kinh doanh của các ngành vận tải , bưu điện ..Tính theo bảng giá công bố trong ký báo cáo. 4. Nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phải là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ . Không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những kết quả thuê bên ngoài làm như vận tải hoặc làm đất thuê ngoài. Ngược lại , doanh nghiệp được tính kết quả kinh doanh của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài . Chỉ tính vào kết quả sản xuất kinh doanh những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu chuẩn Việt Nam . Do vậy , chỉ tính những sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ báo cáo đã qua kiểm tra chất lượng qui định hoặc sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận . Những gía trị thu hồi từ phế liệu , phế phẩm không được coi là sản phẩm của doanh nghiệp , nhưng lại được xem là một nội dung thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo . Những sản phẩm đã bán cho khách hàng bị trả lại vì chất lượng kém , chi phí sửa chữa đền bù sản phẩm hỏng còn trong thời hạn bảo hành,nếu phát sinh trong kỳ báo cáo phải trừ vào kết quả của kỳ báo cáo và ghi vào thiệt hại sản phẩm hỏng trong kỳ . 5. ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp . Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là nêu lên một cách tổng hợp ,cụ thể bản chất và tính quy luật hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian và địa điểm cụ thể qua biểu hiện bằng con số . Nhiệm vụ của phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh là phải nêu rõ được bản chất cụ thể , quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội .Trên cơ sở giả định rằng hiện tượng xã hội sẽ tồn tại phát triển như nó đã tồn tại và phát triển . Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thống kê , nó biểu hiện tập trung nhất của quá trình nghiên cứu .Trên thực tế phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ có ý nghĩa nhận thức hiện tượng kinh tế xã hội mà trong chừng mực nhất định còn ghóp phần cải tạo hiện tượng kinh tế -xã hội . Thống kê là một công cụ sắc bén trong phân tích hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng trong việc quản lý của doanh nghiệp .Đặc điểm của phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh là từ phân tích định lượng để rút ra các kết luận định tính .Khi phân tích kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải sử dụng các phương pháp thống kê .Trong hệ thống quản lý doanh nghiệp , kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều chỉ tiêu , mỗi chỉ tiêu có một đặc trưng riêng .Phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ghóp phần vào việc đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp .Xác định xu thế phát triển của doanh nghiệp trước mắt cũng như lâu dài . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan cũng như nhân tố khách quan , nhân tố vô hình cũng như nhân tố hữu hình .Mỗi một nhân tố có sự tác động khác nhau đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .Vì vậy , xác định rõ nguyên nhân gây ra biến động là vấn đề mà nhà quản lý nào cũng mong muốn . Dự đoán khả năng sản xuất , đáp ứng mục tiêu xây dựng kế hoạch n, đưa ra các quyết định quản lý có tính chiến lược .Các kết quả dự đoán ngắn hạn là căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất , đánh giá năng lực sản xuất hiện có để thay đổi đáp ứng nhu cầu sản xuất . Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vai trò của thông tin thống kê là vô cùng quan trọng , đánh giá trình độ phát triển của đất nước được thể hiện qua các chỉ tiêu thống kê và để đảm bảo tính chất so sánh được các chỉ tiêu ngành thống kê Việt Nam đang dần hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích để đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước cũng như quốc tế . Bộ phận thống kê của doanh nghiệp có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng , thu thập và phân tích số liệu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó làm căn cứ cho các nhà quản lý của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , đảm bảo phản ánh đúng kết quả , hiệu quả của trình tái sản xuất . Chương II I .xác định hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 1.Yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu thống được xây dựng phải đảm bảo mang tính khoa học và hợp lý , phải phản ánh được nội dung thông tin trong hệ thống chỉ tiêu thống kê .Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống , mà quan trọng là phải đảm bảo có thể thu nhập được nguồn thông tin để tính toán được các chỉ tiêu một cách đầy đủ .Đối với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh thì phải đáp ứng những yêu cầu sau đây : -Phản ánh tính quy luật , xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể . Về thời gian : là toàn bộ quãng thời gian nghiên cứu cần thiết để phản ánh sự biến động của chỉ tiêu thống kê . Về địa điểm : là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên quan tới doanh nghiệp trong những đơn vị thời gian là tháng , quý , năm , hoặc thời kỳ nhiều năm để phản ánh chính xác được tính quy luật , tính hệ thống của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . -Đã đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đổi mới phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng , yêu cầu so sánh thống kê và mở rộng hợp tác quốc tế , yêu cầu lưu trữ số liệu thống kê . -Số liệu đựơc thu thập được qua hệ thống chỉ tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân tích toàn diện , sâu sát tình hình và quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh , cho phép dự đoán xu thế phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh . Đảm bảo hiện đại nhu cầu thông tin trong việc quản lý và xử lý thông tin phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê . Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường xác định bằng khái niệm cơ bản , trong đó các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng được phản ánh sắc nét và điển hình .Chỉ cần nói đến khái niệm cơ bản của hiện tượng , người ta đã hình dung được các đường nét cơ bản của hiện tượng đó .Tuy nhiên , chỉ những tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện tượng ta mới có ngay các chỉ tiêu thống kê (về cơ bản là các chỉ tiêu số lượng) và lúc này ta xó ngay sự mô tả trực tiếp hiện tượng nghiên cứu .Đối với những tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thì phải trải qua các bước cụ thể hoá dần mới đi đến các chỉ tiêu thống kê , chẳng hạn như hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp , sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, trình độ thành thạo của lao động . Các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thường được trước hết bằng khái niệm cơ bản sau đó người ta chia nhỏ khái niệm cơ bản thành các khái niệm thành phần . Mỗi khái niệm này lại chia tiếp thành các khái niệm cụ thể dần cho đến lúc chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản .Quá trình này được gọi là thao tác hoá khái niệm , trong đó các khái niệm được cụ thể hoá cho đến lúc hình thành các chỉ tiêu cụ thể . Nhìn chung các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu đều rất phức tạp .Để phản ánh chính xác cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thông kê với các chỉ tiêu . -Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu: -Những hiện tượng phức tạp ( nhất là các hiện tượng trừu tượng) số lượng chỉ tiêu cần nhiều hơn với các hiện tượng đơn giản. -Để thực hiện thu thập thông tin chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẵn có ở cơ sở nhưng cần hình dung số chỉ tiêu sẽ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích , dự báo ở các bước sau . Xác định đủ số chỉ tiêu cần thiết cho mục đích nghiên cứu để không chỉ tiêu nào thừa trong hệ thống . 3. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tính bằng đơn vị hiện vật . -Đối với hoạt động sản xuất thì chỉ tiêu này được phản ánh bằng : Lượng sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ gồm thành phẩm , nửa thành phẩm , sản phẩm quy ước. Trong đó : Thành phẩm được hiểu là những thành phẩm đã kết thúc chu kỳ sản xuất trong doanh nghiệp hợp với quy cách phẩm chất , tiêu chuẩn kỹ thuật và có thể đưa vào lưu thông .Nói cách khác thành phẩm là những sản phẩm không đòi hỏi phải tiếp tục chế biến thêm trong phạm vi của doanh nghiệp . Nửa thành phẩm (bán thành phẩm) là những sản phẩm mới kết thúc ở một giai đoạn sản xuất nào đó thuộc chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp trừ giai đoạn cuối cùng và còn phải tiếp tục chế biến thêm trong phạm vi doanh nghiệp . Sản phẩm quy ước là những sản phẩm có công dụng giống nhau nhưng khác nhau về quy cách theo đơn vị chuẩn .Chẳng hạn các loại sản phẩm lương thực tính theo đơn vị chuẩn là thóc … -Đối với hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu này được phản ánh bằng : Lượng hàng hóa lưu chuyển là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng , số lượng hàng hoá được mua ,bán và chỉ được xác định cho từng loại hàng hoá . -Lượng hàng hoá mua vào (qm) +Lượng hàng hoá thu mua +Lượng hàng hoá nhập khẩu -Lượng hàng hoá bán ra (qb) +Lượng hàng hóa bán buôn +Lượng hàng hoá bán lẻ +Lượng hàng xuất khẩu Lượng các loại dịch vụ là tổng số dịch vụ mà khách hàng tiêu dùng trong kỳ nghiên cứu . 3.2.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tính bằng đơn giá trị . a.Doanh thu -Khái niệm Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ hoặc cung cấp các dịch vụ và thu tiền về trong kỳ báo cáo . -Nội dung kinh tế doanh thu của doanh nghiệp . +Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành , đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo +Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã bàn giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo. Dựa vào chỉ tiêu doanh thu ta có thể tính được chỉ tiêu doanh thu bán hàng thuần (DTT)là chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (t) DTT = DT – Các khoản giảm trừ (t) Các khoản giảm trừ gồm : Chiết khấu thương nghiệp. Giảm giá hàng bán . Giá trị hàng bán bị trả lại Thuế sản xuất : Bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất khẩu (nếu có) b . Tổng giá trị sản xuất ( GO) . *Khái niệm : Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của doanh nghiệp ra trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm . -Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ . Nó được tính theo giá thị trường (giá sản xuất hoặc giá mua): *Giá trị sản xuất được tính theo phương pháp doanh nghiệp , có nghĩa là chỉ tính vào giá trị sản xuất các kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp không tính đến các kết quả trung gian (chu chuyển nội bộ doanh nghiệp ). *Nội dung :tổng giá trị sản xuất bao gồm : Giá trị những sản phẩm vật chất . Giá trị những sản phẩm dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực .Vì vậy để tính tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp , thống kê cần phải tính ra giá trị sản xuất của từng loại hoạt động của doanh nghiệp , sau đó tổng hợp lại mới có được chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp . * Công thức tính: -Xét về giá trị Giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành GO=C+V+M= C1+C2+V+M Trong đó C : Chi phí vật chất và dịch vụ :bao gồm 2 bộ phận C1 và C2 C1: Khấu hao tài sản cố định C2: Chi phí trung gian V: Thu nhập của người lao động (Tiền lương , tiền thưởng phát minh sáng kiến , trích bảo hiểm xã hội ..) M: Lãi gộp của doanh nghiệp -Đứng về mặt kết quả sản xuất , giá trị sản xuất bao gồm : GO=(Giá trị thành phẩm +Giá trị nửa thành phẩm +Giá trị chênh lệch sản phẩm dở dang ) Đối với công ty FPT giá trị sản xuất được tính theo công thức sau : Đối với hoạt động sản xuất thì GO được tính theo phương pháp doanh nghiệp , có nghĩa là chỉ tính vào giá trị sản xuất công nghiệp các kết quả hoạt động cuối cùng của các doanh nghiệp đó không tính kết quả trung gian tức là không tính kết quả lưu chuyển Theo yếu tố : Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu .Nó bao gồm toàn bộ thành quả lao động hữu ích của doanh nghiệp sản xuất ra . GOcông nghiệp = Giá Giá trị sửa Giá trị công việc trị + chữa lớn máy + có tính chất công sản phẩm móc thiết bị (Bản nghiệp làm cho vật chất thân nghiệp và bên ngoài) bên ngoài Theo mức độ hoàn thành: GOcông nghiệp= Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị chênh thành phẩm nửa TP chênh lệch lệch cuối kỳ – SXbằng NVL + bán ra + cuối kỳ -đầu + đầu kỳ của của XN hoặc của ngoài kỳ của nửa sản phẩm người đặt hàng (nếu có) TP tồ._.n kho dở dang Đối với hoạt động thương mại , giá trị sản xuất được tính theo giá thị trường bằng công thức : GOtm =Doanh số bán ra theo giá bán – Giá vốn của hàng bán ra Chi phí vận tải thuê ngoài (nếu có) (1) = Chi phí lưu thông –Chi phí vận tải thuê ngoài lãi,lỗ kinh doanh thương mại+ Thuế sản xuất (2) Trong đó : n’ là tỷ suất chi phí lưu thông . ý nghĩa : Tổng giá trị sản xuất phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất mà doanh nghiệp tạo ra trong kỳ .Tổng giá trị sản xuất con là chỉ tiêu được sử dụng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác như năng suất lao động , giá trị tăng thêm … c . Giá trị gia tăng (hoặc giá trị tăng thêm –VA) *Khái niệm: Giá trị gia tăng là một bộ phận của ( GO) còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian , phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường tính cho một năm ) ,bao gồm giá trị mới được tạo ra và khấu hao tài sản cố định (C1) . Quy mô giá trị tăng thêm là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ , được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành , so sánh và cố định) *Xét theo nội dung của VA bao gồm : -Thu nhập của người lao động (thường goị là thu nhập lần đầu của người lao động ) gồm các khoản sau: +Tiền lương , tiền công +Tiền thưởng có liên quan đến sản xuất kinh doanh :thưởng tiết kiệm vật tư , phát minh sáng kiến , thưởng năng suất hoặc chất lượng) +Phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú +Các khoản trích nộp BHXH,BHYT -Khấu hao tài sản cố định (C1) -Lãi gộp của doanh nghiệp (M) *Phương pháp tính giá trị tăng thêm Giá trị tăng thêm được xác định theo hai phương pháp : phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối . -Theo phương pháp sản xuất ta có : VAsản xuất=GO-IC (C2) Thực chất của phương pháp này là tính VA ở giai đoạn sản xuất . Trong đó chi phí trung gian (IC) là một bộ phận của chi phí sản xuất.Đó là chi phí sản phẩm các ngành để sản xuất sản phẩm của một ngành nào đó .Trong cấu thành của chi phí trung gian không có khấu hao tài sản cố định(C1) và chi phí thù lao lao động (V).Chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí trung gian là giá trị tăng thêm VA , còn chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất là lợi nhuận . +Đối với hoạt động sản xuất chi phí trung gian bao gồm : Toàn bộ chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Các chi phí vật chất như : Chi phí nguyên vật liệu chính –phụ , bán thành phẩm , nhiên liệu ,động lực , giá trị những công cụ lao động rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm :quần áo , dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong thời gian làm việc , sửa chữa nhỏ nhà xưởng máy móc , thiệt hại tài sản lưu động trong định mức của doanh nghiệp , chi phí vật chất khác Các chi phí dịch vụ như: Cước phí vận tải bưu điện , chi phí tuyên truyền quảng cáo , phí dịch vụ trả ngân hàng , tín dụng bảo hiểm , công tác phí (không kể phụ cấp đi đường , lưu trú) ,chi phí đào tạo , tập huấn nghiệp vụ chuyên gia , chi tiếp khách , chi phí cho các dịch vụ khác +Đối với hoạt động kinh doanh chi phí trung gian là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mua –bán hàng hoá trên thị trường .Chi phí này bao gồm : Chi phí thu mua hàng hoá Chi phí cho quá trình lưu thông –trao đổi hàng hoá Chi phí kho tàng ,dự trữ , bến bãi cho hàng hoá trong kỳ Chi phí sửa chữa nhỏ nhà kho , văn phòng, máy móc thiết bị . Chi phí quảng cáo , khuyến mãi , giảm giá . Chi phí cho việc chào hàng , tiếp khách … Các chi phí vật chất và dịch vụ khác . -Theo phương pháp phân phối ta có : VA=TN1 của ngưòi lao động , của doanh nghiệp ,của nhà nước Trong đó TN1là thu nhập lần đầu nhờ sản xuất mà có bao gồm cả thu nhập nhân tố sản xuất của doanh nghiệp +Thu nhập lần đầu của người lao động (V) bao gồm các khoản : Tiền lương , các khoản có tính chất lương hoặc thu nhập theo ngày công (tiền phụ cấp , ca ba ,tiền ăn trưa , chi lương cho ngày nghỉ việc, tiền thưởng cho phát minh sáng chế , tiền chi cho học tập , bồi dưỡng nghiệp vụ mà đơn vị chi trả trực tiếp cho người lao động ) Phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú Trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế Khoản phụ cấp khi đi công tác +Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp bao gồm : C1: khấu hao tài sản cố định M: Lãi gộp của doanh nghiệp hay số dư kinh doanh là khoản thu nhập của doanh nghiệp mà trước khi tham gia vào phân phối lại bao gồm : trả lợi tức tiền vay ngân hàng , trả lợi tức cổ phần , trả lợi tức các nhân tố sản xuất , nộp kinh phí cho cấp trên , nộp thuế sản xuất thực hiện (thuế doanh thu , thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất khẩu ) +Thu nhập lần đầu của nhà nước bao gồm Thuế gián thu gồm: Thuế sản xuất và hàng hoá gồm thuế doanh thu , thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất nhập khẩu , thuế sản xuất khác , thuế nhà đất , thuế tài nguyên , thuế vốn… Khấu hao tài sản cố định nộp ngân sách * ý nghĩa Giá trị gia tăng là một trong những chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm ) .Đó là nguồn gốc mọi khoản thu nhập .Đó cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà cả tái sản xuất theo chiều rộng , là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác . d.Lợi nhuận -Khái niệm : Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp .Lợi nhuận là phần còn lại mà doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm trừ đi chi phí sản xuất của doanh nghiệp Công thức tính : Đối với hoạt động sản xuất : Lợi nhuận (L) = Doanh thu (DT) – Chi phí sản xuất (F) hoặc có thể tính chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp bằng việc xác định một số các chỉ tiêu sau : +Lãi gộp (LG ) : Là chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). + Lợi nhuận thuần trước thuế ( LT ) : Là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tiếp đi các khoản chi phí tiêu thụ. + Tổng lợi nhuận thuần sau thuế ( LS) còn gọi là lợi nhuận , thực lãi thuần , lãi ròng là chỉ tiêu sau khi đã trừ tiếp đi thuế thu nhập của doanh nghiệp . -Phương pháp tính . + LG = DT - S giá vốn hàng bán Nếu ký hiệu Z là giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm . + LT = LG - S chi phí tiêu thụ sản phẩm LT : lợi nhuận thuần trước thuế tính trên một đơn vị sản phẩm + LN = LT - S thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước . Đối với hoạt động kinh doanh . Lợi nhuận (LN)= Doanh thu (DT) –Chi phí lưu thông toàn bộ (CF) -ý nghĩa : Lợi nhuận là chỉ tiêu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng . Là cơ sở để doanh nghiệp lập ra các quỹ ( như quỹ khen thưởng , quỹ phúc lợi ) . 3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh . Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh theo yếu tố đầu vào Kết quả kinh doanh (đầu ra) Hiệu quả kinh doanh (đầu vào ) = Chi phí (đầu vào) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh theo yếu tố đầu vào Chi phí (đầu vào) Hiệu quả kinh doanh (đầu ra ) = Kết quả kinh doanh (đầu ra) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh đầu ra : Số lượng sản phẩm , doanh thu , giá trị sản xuất , giá trị gia tăng , lợi nhuận. Các chỉ tiêu chi phí kinh doanh đầu vào : Chi phí lao động, vốn , tài sản cố định , chi phí trung gian , chi phí toàn bộ , khấu hao tài tản cố định… II. Lựa chọn một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 1.Phương pháp phân tổ a.Khái niệm Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (hoặc các tiểu tổ )có tính chất khác nhau. Như vậy để phân tổ thống kê trước hết chúng ta phải thu thập được hàng loạt thông tin sau khi điều tra thống kê .Khi thông tin được sắp xếp theo một dạng thích hợp người quản lý có thể sử dụng chúng để đưa ra những quyết định đúng đắn . b.ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê Phân tổ thống kê có ý nghĩa nhiều mặt trong nghiên cứu thống kê :Ví dụ điều tra doanh thu , điều tra mức sống dân cư .. Phân thông tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê .Tính chất phức tạp của hiện tượng đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ , từng bộ phận .Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng phân tích thống kê và là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê là phân chia các các loại hình kinh tế -xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức 2.Phương pháp dãy số thời gian : 2.1.Khái niệm : Dãy số thời gian là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian b.Đặc điểm . -Thời gian có thể là ngày , tuần , tháng , quý ,năm. -Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu là các trị số có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối , số tương đối hoặc số trung bình Trị số của chỉ tiêu được gọi là mức độ của dãy số thời gian , khi thời gian thay đổi , các mức độ của dãy số cũng thay đổi theo . Nếu xét theo đặc điểm tồn tại về quy mô ta có thể phân dãy số thời gian thành 2 loại: Dãy số thời kỳ :Các mức độ của dãy số là những số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian nhất định như nêu ở trên. Dãy số thời điểm : là những số mà các mức độ của dãy số phản ánh quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định Yêu cầu quan trọng khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính so sánh được giữa các mức độ trong dãy số.Để đảm bảo được yêu cầu này thì phương pháp và phạm vi tính toán phải thống nhất , các khoảng cách trong dãy số thời gian nên bằng nhau . 2.2.Các chỉ tiêu phân tích a.Mức độ trung bình qua thời gian Chỉ tiêu này nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu .Đối với dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm thì chỉ tiêu nay tính toán khác nhau . -Đối với dãy số thời kỳ : Trong đó yi (i=) là các mức độ của dãy số thời kỳ - Đối với dãy số thời điểm + Khoảng cách thời gian bằng nhau +Khoảng cách thời gian không bằng nhau b.Lượng tăng hoặc (giảm) tuyệt đối : - Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn phản ánh sự thay đổi quy mô của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau Công thức tính như sau :di=yi –yi-1 (i=) Trong đó : di là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn . - Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc phản ánh sự thay đổi quy mô của hiện tượng trong thời gian dài Di = y1- y0 (i=) Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối trung bình đó là mức độ đại diện cảu các lượng tăng (hoặc giảm )tuyệt đối từng kỳ . == c. Tốc độ phát triển - Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng hai thời gian liền nhau .Công thức tính như sau : ti = (i= ) - Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài .Công thức tính như sau. Ti = (i = ) -Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn . d. Tốc độ tăng ( hoặc giảm) Phản ánh biến động của hiện tượng qua thời gian là tăng (hoặc giảm)bao nhiêu lần hoặc (%) - Tốc độ tăng( hoặc giảm) liên hoàn ai = ai==ti –1 Nếu tính ti bằng % thì : ai (%) = ti(%) –100 -Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) định Ai= (i= ) Hay Ai = =Ti-1 Hoặc Ai(%) =Ti(%) –100 -Tốc độ tăng (hoặc giảm ) trung bình Hoặc (%) = (%) –100 -Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( hoặc giảm ) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu .Nếu kí hiệu g i (i=) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( hoặc giảm) thì : g= 2.3.Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng . Dãy số thời gian có ưu điểm là phản ánh mức độ cụ thể , thực tế của hiện tượng trong suốt quá trình biến động .Tuy nhiên , nó lại bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên khách quan ,nên thông thường dãy số không vạch rõ được xu hướng , tính quy luật của bản thân hiện tượng .Người ta phải điều chỉnh dãy sô sao cho có thể xoá bỏ đến mức cao nhất ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên nói trên , để cho xu hướng quy luật được bộc lộ một cách rõ ràng ta có thể sử dụng một số phương pháp điều chỉnh sau đây. a. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Được áp dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian quá ngắn. b. Phương pháp tính trung bình trượt Đó là trung bình cộng của một nhóm nhất định của các mức độ của dãy số , tính được bằng cách thay thế các mức độ đầu bằng mức độ tiếp theo . c. Phương pháp hồi quy theo thời gian Trên cơ sở dãy số thời gian , người ta tìm một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: Trong đó : : Mức độ lý thuyết ao , a1,…an : Các tham số t : thứ tự thời gian Các tham số a i (i=) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất . Tức là : 2 =min Một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng : Phương trình tuyến tính các tham số được xác định như sau Phương trình parabol bậc 2 Phương trình parabol bậc 2 được sử dụng khi các sai phân bậc 2 ( tức sai phân của bậc 1) xấp xỉ bằng nhau Các tham số ao , a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây : -Phương trình hàm mũ : Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau Các tham số ao và a1được xác định bởi hệ thống phương trình sau đây: Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế xã hội thường có tính thời vụ , nghĩa là hàng năm trong từng thời gian nhất định, sự biến động thường được lặp đi lặp lại .Nguyên nhân xảy ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như thời tiết ,khí hậu , thời tiết …và phong tục tập quán của dân cư .Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất lúc thì bận rộn ,lúc lại nhàn rỗi . Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định , không có hiện tượng tăng ( hoặc giảm ) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây. Ii= Trong đó : Ii : chỉ số thời vụ của thời gian i : Số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i : Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm có sự tăng ( hoặc giảm ) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây : Ii = Trong đó : : Mức độ thực tế ở thời gian i của năm j : Mức độ tính toán ( có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm j ) 3. Phương pháp chỉ số a. Khái niêm: Phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu sự biến động theo thời gian của bất kỳ chỉ tiêu tổng hợp nào được nghiên cứu qua số liệu các quý hay các tháng . b.Nhiệm vụ Phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu biến động của từng chỉ tiêu tổng hợp dễ nhận ra một cách trực quan bằng cách dựng đồ thị theo số liệu thực tế của các thời kỳ hoặc theo các chỉ số định gốc .Ngoài ra phương pháp chỉ số còn giúp cho việc phân tích ảnh hưởng riêng biệt của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích như doanh thu , giá trị sản xuất , lợi nhuận Gọi t là ký hiệu cho từng kỳ 1 đến n và 0 là kỳ gốc , có thể lập công thức phân tích như sau : a.Mức tăng giảm tương đối Trong từng kỳ : I b.Mức tăng giảm tuyệt đối . Trong từng kỳ : 4.Phương pháp dự đoán . 4.1. Dự đoán thống kê ngắn hạn theo thời gian a.Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuỵệt đối trung bình Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân : Mô hình dự đoán. b.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình . Tốc độ phát triển trung bình : Mô hình dự đoán. : 4.2..Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp với biến động thời vụ Các thành phần của dãy số thời gian có thể được giả thiết gồm ba thành phần Xu thế phản ánh xu thế phát triển của hiện tượng Biến động thời vụ có tính chất lặp đi lặp lại trong thời gian nhất định của năm Ngẫu nhiên xuất hiện ở những thời gian khác nhau với những mức độ khác nhau để sự vật hiện tượng lệch khỏi xu hướng của nó. Xét mô hình tuyến tính Hàm dự đoán tổng quát Yt=f.t + Cj , hay Yt=a + bt +Cj Và thành phần biểu diễn tuyến tính là (a+bt) thành phần biểu diễn thời vụ là (Cj) .Các tham số a,b,Cj được tính thông qua các công thức sau: a = b= Cj= Trong đó n là số năm nghiên cứu m là số tháng hoặc quý trong năm Tj , Ti được ghi trong bảng số liệu J biểu hiện cho quý , i biểu hiện cho năm(i= ChươngIII. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm FDR thuộc Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT thời kỳ 1997-2001 . I . Khái quát chung về trung tâm phân phối sản phẩm tin học FDR. 1 . Quá trình hình thành và phát triển trung tâm . Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân , hạch toán kinh tế độc lập , được mở tài khoản tại ngân hàng , được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước .Công ty chịu sự quản lý của Bộ khoa học công nghệ và môi trường và các cục , sở , ban nghành chức năng quản lý nhà nước có liên quan .Công ty hoạt động theo điều lệ công ty do Bộ khoa học công nghệ và môi trường phê duyệt . Tên công ty : Công Ty Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT Tên giao dịch quốc tế : The Coporation For Financing And Promoting Technology. Tên gọi tắt : FPT Trụ sở giao dịch : 37 Láng Hạ - Hà Nội Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh: 96 Nguyễn thị Minh Khai , Quận 3. Công ty phát triển đầu tư công nghệ được thành lập theo quyết định số 80 – 88 QĐ/VCN ngày 13-9 –1988 trên nền tảng là nhóm “ nghiên cứu trao đổi nhiệt chất ” thuộc Viện Khoa Học Việt Nam .Ban đầu công ty lấy tên là Công Ty Công nghệ chế biến thực phẩm gọi tắt là Công ty Công nghệ Thực phẩm . Có thể hình dung quá trình hình thành và phát triển của công ty qua hai thời kỳ : thời kỳ lấy tên Công Ty Công nghệ chế biến Thực phẩm FPT ( 1988-1900) và thời kỳ Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT ( 1990 đến nay ). Ngày 27-10-1990 , Công ty đổi tên thành Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT .Theo đó là Trung tâm FDR cũng được thành lập để giúp cho công ty về các hoạt động kinh doanh sản phẩm tin học vì FPT là một trong các công ty Tin Học đầu Tiên ra đời và Phát triển trong công cuộc đổi mới của đất nước , kinh doanh các mặt hàng chủ yếu trong lĩnh vực tin học và CNTT . Công ty bao gồm nhiều trung tâm , mỗi trung tâm đảm nhiệm những lĩnh vực chuyên biệt .Giám đốc các trung tâm chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ của trung tâm mình Các trung tâm đó là 1.FIS (FPT information system)-Trung Tâm hệ thống thông tin . 2.FSS ( FPT software solution )-Xí nghiệp giải pháp phần mềm. 3FSM ( FPT Service Maintenance )- Trung tâm dịch vụ và bảo hành 4.FSI (FPT system intgration ) – Trung tâm tích hợp hệ thống . 5.FOX –(Trung tâm Internet FPT ) 6.FIT ( FPT Technology transfer )-Trung tâm chuyển giao công nghệ. 7. FMB (FPT Mobilphone ) –Trung tâm thông tin di động 8 FET (PFPT Environment technology ) –Trung tâm môi trường ,. 9.FPT .-Aptech. Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế . 10.FPT –Fsoft .Trung tâm tài năng trẻ 11.FDR (FPT distribution )bao gồm 2 bộ phận Trung tâm FDR bao gồm 2 bộ phận : FCD (FPT computer distribution ) –Trung tâm phân phối thiết bị tin học . FCO (FPT computer office equipment )-Trung tâm máy tính thiết bị văn phòng . 2.Chức năng,nhiệm vụ,cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm FDR 2.1 chức năng, nhiệm vụ của trung tâm FDR. Chức năng: FDRlà một trung tâm thương mại và chuyển giao công nghệ Trung tâm có chức năng nghiên cứu triển khai , chuyển giao sản phẩm tin học , lắp đặt các thiết bị văn phòng , làm đại lý cho các cơ quan trong và ngoài nước Là một đơn vị hạch toán độc lập ,trung tâm thực hiện các chức năng chủ yếu của mình thông qua các kế hoạch đặt hàng , các hợp đồng lắp đặt các sản phẩm tin học . Trong quá trình hoạt động ,trung tâm có thể thực hiện liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để tạo dựng vốn , mở rộng thị trường . Trung tâm còn có các chức năng tham gia vào việc đầu tư chiều sâu để phát triển các hoạt động đưa công nghệ tin học tiên tiến vào phục vụ đời sống xã hội và các hoạt động xã hội khác . -Nhiệm vụ +Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về nghiên cứu trao đổi , xuất nhập khẩu các sản phẩm tin học và chuyển giao công nghệ tin học để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong các ngành theo đúng mục đích kinh doanh mà công ty đề ra cho trung tâm. +Tổ chức nghiên cứu thị trường , tìm hiểu và phát hiện các nhu cầu tiềm ẩn .Xây dựng các phương án để hoạt động kinh doanh sản phẩm tin học thực hiện tốt các kế hoạch và mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra . +Bảo toàn và phát triển vốn công ty giao cho .Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước ,tổ chức dịch vụ để đầu tư và phát triển công nghệ tin học -Các hình thức hoạt động . Các hoạt động kinh doanh chính của trung tâm : FDRcó hai hoạt động chủ đạo là phân phối thiết bị tin học và phân phối máy tính thiết bị văn phòng .Trong đó phân phối máy tính chiếm phần chính trong hoạt động kinh doanh của trung tâm . Hiện nay,trung tâm đã cung cấp các thiết bị dịch vụ công nghệ cao cho nhiều nhà máy, xí nghiệp, cung cấp , lắp đặt và hỗ trợ vận hành trên 1000 máy tính góp phần trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội thông tin tại Việt nam .Trung tâm thành công tại nhiều ngân hàng lớn trong và ngoài nước Bên cạnh đó hoạt động phân phối thiết bị tin học và thiết bị văn phòng cũng góp phần quan trọng không kém hoạt động kinh doanh máy tính của trung tâm .Các sản phẩm tin học này trung tâm nhập khẩu máy vi tính và các linh kiện kèm theo…từ các quốc gia có nền công nghệ tin học tiên tiến như Mỹ , Nhật ,Singapore ,Đức , ý… Hiện nay trong lĩnh vực máy tính trung tâm đang chú trọng vào việc kinh doanh máy tính xách tay và đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy . 2.2.1.Về mặt nhân sự của công ty . Cho đến nay trung tâm có tổng số 23 nhân viên .Trong đó , các nhân viên đều có trình độ từ đại học trở lên , .tuổi đời trung bình của nhân viên trung tâm rất trẻ , khoảng 26-27 tuổi . Các thành viên của trung tâm đều có thể giao dịch bằng tiếng Anh và sử dụng thành thạo máy vi tính .Thu nhập bình quân đầu người của nhân viên trong trung tâm là 180 USD / tháng . 2.2.2. Về tổ chức bộ máy : Giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc trước Tổng giám đốc ,trước tập thể cán bộ trung tâm . Các nhân viên trong trung tâm làm việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc và chịu trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao phó . Sơ đồ tổ chức FDR Trưởng nhóm Nhóm kinh doanh linh kiện Showroom Giám đốc trung tâm FDR Nhân viên bán buôn Nhóm kinh doanh phần mềm Nhân viên bán buôn Trưởng nhóm Kế toán công nợ Thủ kho Hỗ trợ kỹ thuật Triển khai Kế toán Thư ký Nhóm kinh doanh máy tính Trưởng nhóm Nhân viên bán buôn Nhóm Hỗ trợ Nhân viên kỹ thuật Nhân viên bán lẻ Trưởng Showroom Một số kết quả hoạt động và định hướng phát triển của trung tâm trong những năm gần đây. Thời gian mới thành lập hoạt động kinh doanh chủ yếu của trung tâm lúc này chủ yếu dựa vào các hợp đồng sẵn có .Hợp đồng quan trọng là hợp đồng cung cấp máy tính cho Liên Xô cũ đã tạo ra sự đột biến về tiềm lực kinh tế của trung tâm . Theo “ Báo cáo tổng hợp kết quả 10 năm hoạt động của trung tâm phân phối sản phẩm tin học FDR“ Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của hàng năm của trung tâm 30%, doanh thu năm 2001 đạt 10.984.000(USD) ,năm 2000 là 8972381 (USD).Năm 2000 được đánh giá chung là một năm đầy ấn tượng và theo đánh giá của giám đốc Tô Minh Tuấn thì năm 200 là năm kinh doanh tốt nhất của FDR từ trước tới nay với tốc độ tăng trưởng tới gần 60% và hiệu quả kinh doanh cao và đây cũng là lần đầu tiên FDR hoàn thành kế hoạch từ quý III với doanh thu đặt ra là phải vượt qua ngưỡng 7(Triệu USD )và đã thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực.Vì sớm nhận thức được điều đó , trung tâm đã định hướng lại sự hoạt động ngay từ cuối năm 1997 . Năm 1998 FDR vẫn hoàn thành kế hoạch doanh số , tăng 12% trong khi đó chi phí giảm 16% so với cùng kỳ năm 1997. Trong hoàn cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước bị chững lại và chính các đối tác nước ngoài như IBM, Compaq, HP … cũng không còn hỗ trợ bạn hàng được mạnh mẽ như trước nữa, thì kết quả mà trung tâm FDR đạt được trong năm 1998 thật đáng trân trọng. Trong suốt thời kỳ 5 năm 1997-2001 doanh thu trung bình hàng năm của FDR chiếm trên 12%trong tổng doanh thu của FPT. Bảng1: Tỷ trọng doanh thu của FDR trong tổng doanh thu của FPT thời kỳ 1997-2001. Chỉ tiêu Năm Tổng doanh thu (USD) Trong đó Trung tâm FDR Trung tâm khác Doanh thu USD % Doanh thu USD % 1997 35.306.884 4.021.058 11.39 31.285.826 88.61 1998 39.519.811 4.503.586 11.40 35.016.225 88.60 1999 43.471.792 5.629.482 12.95 37.842.310 87.05 2000 64.297.761 8.972.381 13.95 55.325.380 86.05 2001 93.568.329 10.984.000 11.74 82.584.329 88.26 276.164.577 34.110.507 12.35 242.054.070 87.65 Doanh thu của công ty FPT hàng năm tăng lên do những nguyên nhân chính sau đây : Thứ nhất công ty đã tuyển chọn và sử dụng được một đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ và năng lực , thực hiện tốt chiến lược đề ra với đường lối kinh doanh hiệu quả , công ty tạo được một mạng lưới phân phối và bán lẻ rộng khắp không chỉ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh khác . Thứ hai là sự tăng trưởng của nghành công nghệ thông tin nói chung và tin học nói riêng cũng tạo đà cho sự tăng trưởng về doanh số của công ty .Theo khảo sát của công ty thì thị trường tin học Việt Nam tăng trưởng từ 15đến 20% một năm. Tuy nhiên có thể thấy rằng mức tăng trưởng của năm 1998 so với mức tăng trưởng doanh thu năm 1997 giảm đáng kể , điều này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 1997.Nhưng nhìn vào kết quả năm 2001 thì đây quả thật là một kết quả đáng mừng cho nền công nghệ Việt Nam trong một năm đầy ấn tượng . Bên cạnh sự gia tăng doanh thu của toàn công ty thì doanh thu sản phẩm gia tăng đều đặn và chiếm trung bình khoảng trên 12%trong tổng doanh thu của toàn công ty . Một số định hướng phát triển trong thời gian tới Phát triển mạng lưới kinh doanh trên khắp cả nước Sắp xếp tổ chức khoa học để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất Phát triển các dịch vụ lắp đặt thiết bị máy tính , thiết bị văn phòng Phát triển đội ngũ chuyên viên kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Hợp tác chặt chẽ với các bộ , ban, ngành và các doanh nghiệp trong việc đổi mới và hiện đại hoá các hệ thống thông tin Hợp tác với các khách hàng trong quá trình phát triển các công nghệ tin học cho các tổ chức Thương mại , Tài chính, Ngân hàng… Hợp tác chặt chẽ với các công ty công nghệ thông tin khác trên thế giới.. II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm FDR thuộc Công ty FPT Phân tích quy mô , cơ cấu . a.Phân tích quy mô số lượng sản phẩm . Phân tích quy mô là phân tích chỉ tiêu biểu hiện quy mô hàng hoá mua vào bán ra trên thị trường .Quy mô số lượng sản phẩm là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ có thể tính theo đơn vị giá trị hoặc đơn vị hiện vật. Bảng 2: Lượng sản phẩm mua vào ,bán ra của FDR thời kỳ 1997-2001 Chỉ tiêu Năm Sản phẩm muavào (chiếc) Sản phẩm bán ra (chiếc) Sản phẩm thừa(+) thiếu(-) Sản phẩm tồn kho (chiếc) % Sản phẩm bán ra so mua vào 1997 35515 33739 +1776 2819 95 1998 41158 35396 +5762 8581 86 1999 42776 44915 -2139 6442 105 2000 42031 45814 -3783 2659 109 2001 51423 50395 +1028 3687 98 Nhìn vào quy mô số lượng sản phẩm mua vào và bán ra ta nhận thấy :Trong thời kỳ 1997-2001 % sản phẩm bán ra thấp nhất so với mua vào là 86%(năm1998)và % sản phẩm bán ra cao nhất so với mua vào là 109%(năm 2000).Như vậy ở năm 1998 lượng sản phẩm thừa do mua vào và không bán ra hết là 5762(chiếc) làm cho lượng tồn kho của năm này lên tới 8581chiếc) .Tuy nhiên con số này bao gồm cả sản phẩm tồn kho năm1997 do không bán hết lượng sản phẩm mua vào là 2819(chiếc).Năm 2000 lượng sản phẩm mua vào đã bán hết và bán thêm hàng tồn kho từ những năm trước là 3783 (chiếc ) và năm 2000 cũng là năm có lượng sản phẩm tồn kho ít nhất là 2659.Tuy nhiên đến năm 2001 thì lượng sản phẩm tồn kho lại tăng lên do lượng lượng sản phẩm mua vào năm này còn thừa mặc dù đây là năm có số sản phẩm bán ra cao nhất trong các năm thời kỳ 1997-2001 Qua phân tích quy mô số lượng sản phẩm ta có nhận xét sau : Cần phải lập kế hoạch cho lượng sản phẩm mua vào sát thực hơn để tránh một lượng sản phẩm tồn kho lớn , làm ứ đọng vốn Thúc đẩy các hoạt động kinh doanh để lượng hàng bán ra mạnh nhất . b.Phân tích cơ cấu số lượng sản phẩm Phân tích cơ cấu là phân tích một chỉ tiêu nào đó trong kết quả kinh doanh .Chỉ tiêu này được tạo bởi một số các chỉ tiêu nhỏ khác .Phân tích cơ cấu là phân tích xem các chỉ tiêu nhỏ chiếm bao nhiêu % trăm hay bao nhiêu lẩn trong đó. b.1.Cơ cấu sản phẩm mua vào Đây là chỉ tiêu phân tích lượng sản phẩm mua vào từ các hãng chiếm bao nhiêu % hay bao nhiêu lần trong tổng số sản phẩm mua vào từ các hãng khác nhau . Bảng 3: Cơ cấu lượng sản phẩm mua vào của FDR từ các hãng thời kỳ 1997-2001. Hãng Năm Comqap IBM Oliveti Các hãng khác Tổng (chiếc) SL chiếc % SL chiếc % SL chiếc % SL chiếc % 1997 19437 54,73 10328 29,08 1744 4,91 4006 11,28 35515 1998 22299 54,18 6244 15,17 6762 16,43 5857 14,22 41158 1999 24750 57,86 6891 16,11 3636 8,50 7499 17,53 42776 2000 24685 58,73 8057 19,17 - - 9289 22,10 42031 2001 29347 57,07 37179 7,23 - - 18358 35,70 51423 Xác định mặt hàng chủ yếu là máy hiệu nên công ty đac thiết lập mối quan hệ đối tác với hàng loạt các công ty tin học hàng đầu thế giới : Năm 1994 ,FPT ký hợp đồng làm đại lý phân phối cho IBM về sản phẩm máy tính để bàn , phần mền, thiết bị mạng , máy chủ AS/400, RS6000 . Năm 1995,FPT trở thành đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33964.doc
Tài liệu liên quan