Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên thương mại - Dịch vụ và xuất nhập khẩu

1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định như: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Nên tự làm hay mua các bộ phận, các linh kiện phụ tùng? Định giá sản phẩm ra sao? Sử dụng các kênh phân phối như thế nào? Có nên chấp nhân các kênh đặt hàng đặc biệt hay không? ... Để thành công trong việc ra quyết định, các nhà quản lý phải dựa vào các thông tin thích hợp cho từ

doc112 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên thương mại - Dịch vụ và xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tình hình huống ra quyết định. Hệ thống thông tin mà các nhà quản lý thu thập được trong hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các thông tin bên ngoài và thông tin bên trong nội bộ quản lý (thông tin từ các bộ phan của doanh nghiệp, thông tin cung cấp từ các bộ phận quản lý, từ các nhà quản trị...) Trong đó có một loại thông tin giữ vai trò khá quan trọng cho các nhà quản lý về chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy chi phí sản xuất kinh doanh là gi? Nó giữ vai trò như thế nào trong công tác quản lý nói chung và ra quyết định nói riêng? Chi phí bao gồm những loại nào? Quá trình phân tích chi phí diễn ra như thế nào? Với những điều kiện gì? Các nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định lấy từ đâu và lấy như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được làm rõ. Mặt khác, để giúp các nhà quản lý có đầy đủ chứng cứ hợp lý và hợp pháp nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về thông tin nhất là về thông tin trong nội bộ doanh nghiệp một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu quản lý ngày 16/01/2006 Bộ Tài Chính đã ra thông tư 2581/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đây là Thông tư đầu tiên có tính pháp quy về áp dụng kế toán quản trị. Vì vậy nó là cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý tổ chức thu thập, sử dụng thông tin một cách tốt nhất hiệu quả nhất. Đây là những nội dung mới, việc vận dụng nó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài việc phải am hiểu về kiến thức còn đòi hỏi phải có phương pháp... Những vấn đề trên đối với các doanh nghiệp, các nhà quản lý nói chung cũng như công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu nói riêng còn rất nhiều lúng túng, hạn chế. Nhằm làm rõ hơn việc vận dụng một số thông tin trong kế toán quản trị mà trực tiếp là phân tích chi phí để làm cơ sở cho các nhà quản lý ra các quyết định ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, phân tích các chi phí theo mối quan hệ chi phí - khối lượng lợi nhuận trong doanh nghiệp để vận dụng cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận về chi phí và các nội dung cơ bản khi ra quyết định ngắn hạn. - Phân tích một số nội dung cơ bản theo mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của chi phí có liên quan đến việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của công ty. - Vận dụng việc phân tích chi phí trên để ra quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn, đúng hướng có hiệu quả cao cho “Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại chi phí của công ty. - Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp kế toán quản trị để phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và vận dụng kết quả phân tích đó để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí 2.1.1. Khái niệm Chi phí là giá trị một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục tiêu nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả đó có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng... hoặc không có dạng vật chất như: kiến thức, dịch vụ... 2.1.2. Đặc điểm của chi phí Chi phí có đặc điểm sau: - Chi phí là thước đo để đo lường mức tiêu hao của các nguồn lực. - Chi phí được Bảng hiện bằng tiền. - Chi phí có quan hệ đến mục đích. 2.2. Phân loại chi phí 2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu Theo tiêu thức này, chi phí của doanh nghiệp tồn tại dưới các yếu tố sau: a. Chi phí nhân công Bao gồm: - Các khoản tiền lương phải trả cho người lao động. - Các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. b. Chi phí nguyên vật liệu Bao gồm giá mua, chi phí mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Chi phí công cụ dụng cụ Bao gồm giá mua và chi phí mua tất cả các công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. d. Chi phí khấu hao tài sản cố định Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. e. Chi phí dịch vụ mua ngoài Bao gồm giá phí gắn liền với các dịch vụ từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như dịch vụ điện nước, bảo hiểm tài sản, thuê nhà xưởng .... f. Chi phí bằng tiền Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền mà doanh nghiệp thường hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí trong kỳ. 2.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí a. Khái niệm: - ứng xử chi phí: ứng xử của chi phí là chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi mức độ hoạt động. - Mức độ hoạt động: mức độ hoạt động là số lượng hàng hoá bán ra, số lượng sản phẩm sản xuất ra, doanh thu tiêu thụ. b. Căn cứ để phân loại: Căn cứ vào mối quan hệ của sự biến đổi chi phí và sự biến đổi của mức độ hoạt động. Dựa vào cách ứng xử của chi phí theo sự biến đổi của mức độ hoạt động, chi phí của tổ chức được phân loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. c. Chi phí biến đổi (gọi tắt là biến phí) Biến phí là chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi. Quan hệ giữa biến phí và mức độ hoạt động thường là quan hệ tỷ lệ thuận, quan hệ tuyến tính. Biến phí được trình bày bằng phương trình sau: yb = ax yb: Biến phí a: Biến phí đơn vị x: mức độ hoạt động Có hai loại biến phí: + Biến phí thực thụ: biến phí thực thụ là chi phí thay đổi theo tỷ lệ với sự thay đổi mức độ hoạt động. + Biến phí cấp bậc: biến phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều. d. Chi phí cố định (gọi tắt là định phí) Định phí là chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong 1 phạm vi (hoặc thay đổi nhưng không tỷ lệ với mức độ hoạt động thay đổi). Không nên quan niệm là định phí sẽ luôn cố định, mà nó có thể tăng giảm trong tương lai, tuy không ảnh hưởng bởi tăng giảm mức hoạt động. Có hai loại định phí: Định phí bắt buộc: Định phí bắt buộc là chi phí liên quan đến máy móc thiết bị, cấu trúc tổ chức. Đặc điểm của định phí bắt buộc: Có bản chất lâu dài. Không thể giảm đến không (0). Yêu cầu quản lý: Phải thận trọng khi quyết định đầu tư. Tăng cường sử dụng những phương tiện hiện có. Định phí không bắt buộc: Định phí không bắt buộc là chi phí liên quan đến nhu cầu từng kỳ kế toán. Đặc điểm của định phí không bắt buộc: kế hoạch cho định phí không bắt buộc là kế hoạch ngắn hạn. Có thể cắt giảm khi cần thiết. Yêu cầu quản lý: Phải xem xét lại mức chi tiêu cho mỗi kỳ kế hoạch. Định phí được trình bày bằng phương trình yđ = b yđ: định phí b: hằng số e. Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là chi phí gồm có hai yếu tố định phí và biến phí Chi phí hỗn hợp được trình bày bằng phương trình: y = ax + b y: chi phí hỗn hợp a: biến phí đơn vị hoạt động x: số lượng đơn vị hoạt động b: tổng biến phí Phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí (phương pháp cực đại - cực tiểu) Thống kê chi phí ở từng mức hoạt động. Xác định biến phí 1 đơn vị hoạt động: a = Chênh lệch chi phí của mức hoạt động cao nhất và thấp nhất Chênh lệch số lượng hoạt động cao nhất và thấp nhất b = chi phí của mức hoạt động cao nhất - (a * số lượng hoạt động cao nhất) hoặc b = chi phí của mức hoạt động thấp nhất - (a * số lượng hoạt động thấp nhất) g. Công dụng: - Cung cấp thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí. - Nghiên cứu quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích điểm hoà vốn đề ra các quyết định kinh doanh. - Cung cấp thông tin để kiểm soát hiệu quả kinh doanh - lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng hiệu số gộp. Chi phí CP hỗn hợp Biếnphí Định phí BP thực thụ BP cấp bậc ĐP bắt buộc ĐP không bắt buộc Biếnphí Địnhphí Sơ đồ 2.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí - Trong hệ thống kiểm tra quản lý ở các cấp chủ yếu tập trung vào những chi phí có thể kiểm soát ở cấp quản lý thấp và trung gian. - Công dụng: cung cấp thông tin để đánh giá thành quả người quản lý. 2.2.3. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. 2.2.3.1. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được phân loại thành ba khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 2.2.3.2. Chi phí ngoài sản xuất Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí ở ngoài khâu sản xuất. Các chi phí này gọi là chi phí ngoài sản xuất, bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bán hàng, hoa hồng bán hàng. - Chi phí quản lý: Chi phí quản lý là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản lý hành chính và các chi phí liên quan đến các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp mà không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng. Chi phí quản lý bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định (văn phòng và thiết bị làm việc trong văn phòng), chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài, v.v... Tất cả mọi tổ chức (tổ chức kinh doanh hay không kinh doanh) đều có chi phí quản lý. 2.2.4. Chi phí trên các báo cáo tài chính 2.2.4.1. Trên báo cáo kết quả kinh doanh Đối với doanh nghiệp sản xuất: Giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất được tạo thành từ các chi phí sản xuất (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung) kết tinh vào sản phẩm hoàn thành nhập kho. Tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, các chi phí sản phẩm này được ghi nhận là giá vốn hàng bán, là một chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại: Giá vốn hàng bán là chi phí mua hàng hoá (bao gồm giá mua và chi phí thu mua). Hàng hoá mua vào được ghi nhận là hàng tồn kho (là chi phí sản phẩm). Khi hàng hoá được tiêu thụ, chi phí này được ghi nhận là giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp dịch vụ: Tất cả các chi phí của doanh nghiệp dịch vụ đều là chi phí thời kỳ và được ghi nhận là các chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. 2.2.4.2. Trên bảng cân đối kế toán Đối với doanh nghiệp sản xuất: Hàng tồn kho của một doanh nghiệp sản xuất thường bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Chúng được gọi chung là chi phí tồn kho, được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán khi kết thúc kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp thương mại: Hàng tồn kho của một doanh nghiệp thương mại chủ yếu là hàng hoá vào lưu kho để bán. Nó được xem là chi phí sản phẩm, được ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán khi hàng hoá chưa được tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp dịch vụ: Doanh nghiệp dịch vụ khác doanh nghiệp sản xuất và thương mại ở chổ doanh nghiệp dịch vụ cung cấp các dịch vụ, là loại sản phẩm “vô hình” cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp thường không có chi phí tồn kho vào cuối kỳ kế toán. Tất cả các chi phí của doanh nghiệp dịch vụ phát sinh trong kỳ đều được ghi nhận là chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. 2.2.5. Chi phí chênh lệch Trong quá trình ra quyết định, nhà quản lý thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau. Tất nhiên, sẽ phát sinh các chi phí gắn liền với phương án đó. Các nhà quản lý thường so sánh các chi phí phát sinh trong các phương án khác nhau để đi đến quyết định là chọn hay không chọn một phương án. Có những khoản chi phí hiện diện trong phương án này nhưng lại không hiện diện hoặc chỉ hiện diện một phần trong phương án khác. Những chi phí này được gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch có hai loại là: Chi phí chênh lệch tăng, trường hợp chi phí trong phương án này lớn hơn chi phí trong phương án kia, trong trường hợp ngược lại là chi phí chênh lệch giảm. 2.2.6. Chi phí chìm Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh do quyết định trong quá khứ. Doanh nghiệp phải chịu chi phí này cho dù bất kỳ phương án nào được chọn. Vì vậy, trong việc lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí này không được đưa vào xem xét, nó không thích hợp cho việc ra quyết định. - Công dụng: Cung cấp thông tin để người quản lý ra quyết định. 2.3. ý nghĩa của chi phí đối với quản lý Đối với nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được chi phí. Việc nhận diện và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là điều mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Vấn đề quan trọng ở đây là các cách phân loại và khái niệm chi phí khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. Hiểu được các khái niệm và các cách phân loại này giúp nhân viên kế toán quản trị có thể cung cấp số liệu chi phí thích hợp cho đúng những nhà quản trị cần chúng. 2.4. Quyết định ngắn hạn 2.4.1. Khái niệm và quyết định ngắn hạn Quá trình ra quyết định ngắn hạn của doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán nhất là thông tin về chi phí nhằm đạt được các lợi ích kinh tế. Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án. Đặc điểm của quyết định là gắn liền với các hành động tương lai và không thể làm cho có hiệu lực ngược trở lại. Xét về mặt thời gian, một quyết định được xem xét là ngắn hạn nếu nó chỉ liên quan đến một thời kỳ hoặc ngắn hơn, nghĩa là kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ kế toán. Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định không đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài hạn và mục tiêu của quyết định ngắn hạn là nhằm phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn. 2.4.2. Tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn Tiêu chuẩn về mặt kinh tế của việc chọn quyết định ngắn hạn đơn giản là: chọn hành động được dự tính là sẽ mang lại thu nhập cao nhất (hoặc chi phí thấp nhất) cho doanh nghiệp. Để có quyết định đúng đắn ngoài nguyên tắc cơ bản trên các nhà quản lý khi ra quyết định còn phải tính đến hai nguyên tắc hỗ trợ sau: - Các khoản thu và chi phí duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định là các khoản thu và chi phí ước tính khác với các khoản thu và chi phí có trong các phương án sẵn có khác. Những khoản này được gọi là khoản chênh lệch thu, chi phí. - Các khoản thu đã kiếm được hoặc các khoản chi phí đã chi không thích hợp cho việc xem xét quyết định. Cách sử dụng duy nhất đối với các khoản này là căn cứ trên đó để dự toán các khoản thu và chi trong tương lai. 2.4.3. Quá trình ra quyết định Quá trình ra quyết định bao gồm sáu bước công việc, có thể được minh họa qua sơ đồ 2.6 như sau: 1. Xác định vấn đề ra quyết định 2. Lựa chọn tiêu chuẩn 3. Xác định các phương án 4. Xây dựng mô hình ra quyết định 5. Thu nhập dữ liệu 6. Ra quyết định Phân tích định tính Phân tích định lượng Sơ đồ 2.6. Quá trình ra quyết định Bước 1: Làm rõ vấn đề ra quyết định Có khi vấn đề ra quyết định đã rõ ràng, tuy nhiên, nhiều trường hợp vấn đề ra quyết định chưa rõ ràng và khá mơ hồ, chẳng hạn như: Vì vậy trước khi ra quyết định hành động, nhà quản lý cần làm rõ bài toán ra quyết định là gì? Từ đó mới có những giải pháp, hành động đúng đắn để giải quyết. Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn. Khi bài toán ra quyết định đã được xác định, nhà quản lý cần xác định, lựa chọn tiêu chuẩn ra quyết định. Điều cần lưu ý là có khi các tiêu chuẩn ra quyết định có thể xung đột nhau, chẳng hạn như chi phí sản xuất cần được cắt giảm trong khi chất lượng sản phẩm cần phải được duy trì. Trong những trường hợp này, một tiêu chuẩn sẽ được chọn làm mục tiêu và tiêu chuẩn kia sẽ là ràng buộc. Bước 3: Xác định các phương án ra quyết định. Ra quyết định là việc lựa chọn một trong nhiều phương án khác nhau. Đây là bước quan trọng trong quá trình ra quyết định. Bước 4: Xây dựng mô hình ra quyết định. Mô hình ra quyết định là một hình thức thể hiện đơn giản hoá bài toán ra quyết định, nó sẽ liên kết các yếu tố được liệt kê ở trên: tiêu chuẩn ra quyết định, các ràng buộc, và các phương án ra quyết định. Bước 5: Thu thập số liệu. Việc thu thập số liệu để phục vụ cho việc phân tích và ra quyết định của nhà quản lý là một trong những vai trò quan trọng nhất của nhân viên kế toán quản trị. Bước 6: Ra quyết định. Mỗi khi bài toán ra quyết định đã được xác định, các tiêu chuẩn được lựa chọn, các phương án so sánh được nhận diện và các số liệu liên quan đến việc ra quyết định được thu thập, nhà quản lý sẽ tiến hành phân tích và lựa chọn một phương án khả thi nhất. Việc này gọi là ra quyết định. 2.5. Phân tích chi phí 2.5.1. Dòng vận động của chi phí trong doanh nghiệp a. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại Đối với những doanh nghiệp thương mại, sự chuyển hoá của chi phí sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ giá mua, chi phí mua hàng hoá thành giá trị hàng hoá chờ bán. Khi hàng hoá được tiêu thụ, giá vốn hàng chờ bán sẽ chuyển sang giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đồng thời, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi nhận vào một khoản chi phí giảm lợi nhuận trong kỳ phát sinh. CHI PHÍ MUA HÀNG HOÁ GIÁ MUA HÀNG HOÁ DOANH THU BÁN HÀNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN LỢI NHUẬN GỘP = CHI PHÍ BÁN HÀNG CHI PHÍ QUẢN Lí DOANH NGHIỆP = LỢI NHUẬN THUẦN TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CHI PHÍ THỜI KỲ CHI PHÍ SẢN PHẨM Sơ đồ 2.3. Sơ đồ luân chuyển chi phí trong doanh nghiệp thương mại Cỏc khoản thanh toỏn tiền hàng Hàng hoỏ Chi phớ mua hàng và thu mua Hàng được chuyển đi khi quỏ trỡnh mua hàng hoỏ hoàn thành Giỏ vốn hàng bỏn Xỏc định kết quả Chi phớ được kết chuyển vào Tài khoản xỏc định kết quả cuối kỳ kế toỏn Sơ đồ 2.4. Dòng vận động của chi phí qua các tài khoản sản xuất kinh doanh b. Đối với doanh nghiệp sản xuất Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Phương pháp tính chi phí sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất bao gồm một số tài khoản sản xuất. Khi tiến hành quá trình sản xuất, tất cả chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” bằng một bút toán ghi Nợ cho tài khoản này. Khi sản phẩm hoàn thành, chi phí sản xuất của chúng được chuyển từ tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” qua tài khoản “Thành phẩm” bằng một bút toán ghi Nợ cho tài khoản “Thành phẩm” và ghi Có cho tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Trong kỳ sản phẩm được bán, chi phí sản phẩm của thành phẩm tồn kho đem bán được chuyển từ tài khoản “Thành phẩm” qua tài khoản “Giá vốn hàng bán” trở thành chi phí của kỳ đó. Đến cuối kỳ, số dư trên tài khoản “Giá vốn háng bán” được kết chuyển qua tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” cùng với các khoản chi phí và doanh thu của kỳ. CHI PHÍ SẢN PHẨM CHI PHÍ NGUYấN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CHI PHÍ NHÂN CễNG TRỰC TIẾP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHI PHÍ SẢN PHẨM DỞ DANG CHI PHÍ THÀNH PHẨM CHỜ BÁN DOANH THU BÁN HÀNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN LỢI NHUẬN GỘP = CHI PHÍ BÁN HÀNG CHI PHÍ QUẢN Lí DOANH NGHIỆP CHI PHÍ THỜI KỲ = LỢI NHUẬN THUẦN TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Sơ đồ 2.5. Sơ đồ luõn chuyển, chi phớ trong doanh nghiệp sản xuất 2.5.2. Phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) 2.5.2.1. Khái niệm Phân tích CVP (Cost - Volumn - Profit Analysis). Phân tích CVP nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp lên chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Phân tích này còn xem xét sự thay đổi của giá bán, chi phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu sản phẩm lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích CVP là một trong cá công cụ phân tích cơ bản nhất của các nhà quản lý sử dụng trong việc lập kế hoạch và các tình huống ra quyết định. 2.5.2.2. Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong phân tích CVP a. Doanh thu - Doanh thu là dòng tài sản thu được (hiện tại hoặc trong tương lai) từ việc tiêu thụ (cung cấp sản phẩm) hoặc dịch vụ cho khách hàng. - Căn cứ điều khiển sự phát sinh của doanh thu: là một nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tạo ra. Ví dụ về các căn cứ này bao gồm: số lượng sản phẩm bán ra, giá bán, chi phí tiếp thị. b. Chi phí Chi phí như là một nguồn lực mất đi để đạt được một mục đích cụ thể. Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong phân tích CVP, chi phí được phân loại theo cách ứng xử, tức phân loại thành định phí và biến phí. Tổng chi phí = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định c. Lợi nhuận - Lợi nhuận hoạt động: được tính bằng tổng doanh thu trừ cho tổng chi phí (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp) trong hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. - Lợi nhuận ròng: được tính bằng lợi nhuận hoạt động, cộng cho các doanh thu tài chính, doanh thu khác trừ cho chi phí tài chính và chi phí khác. Để đơn giản cho việc nghiên cứu trong phân tích CVP, chúng ta giả thiết rằng các doanh thu tài chính, doanh thu khác và các chi phí tài chính và chi phí khác bằng 0. Như vậy lợi nhuận ròng sẽ được tính như sau: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động - Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.5.2.3. Hiệu số gộp - Hiệu số gộp là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng biến phí. Nó là một chỉ tiêu đo lường khả năng trang trải định phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Nếu hiệu số gộp không trang trải đủ định phí công ty sẽ bị lỗ, nếu trang trải vừa đủ các định phí thì công ty sẽ hoà vốn. Khi hiệu số gộp lớn hơn tổng các định phí, có nghĩa rằng công ty hoạt động có lợi nhuận. Lợi nhuận được tính bằng cách lấy hiệu số gộp trừ cho định phí. - Hiệu số gộp đơn vị là hiệu số gộp tính cho một đơn vị, được tính bằng giá bán trừ cho biến phí đơn vị hoặc tổng hiệu số gộp chia cho số lượng đơn vị sản phẩm. Hiệu số gộp đơn vị = g - a hoặc = Hiệu số gộp Số lượng đơn vị sản phẩm Trong đó: a- Biến phí đơn vị g - Đơn giá bán - Tỷ lệ hiệu số gộp là tỷ số gữa hiệu số gộp và doanh thu, hoặc là tỷ số giữa hiệu số gộp đơn vị và giá bán Tỷ lệ hiệu số gộp = (g - a) . X . 100 = (g - a) . 100 g . X g Trong đó: X - Sản lượng tiêu thụ g - Đơn giá bán a - Biến phí đơn vị 2.5.3. Phân tích điểm hoà vốn 2.5.3.1. Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động (đo lường bằng sản lượng hoặc doanh thu) tại đó doanh thu và chi phí của doanh nghiệp cân bằng nhau. Tại điểm hoà vốn, doanh nghiệp không lãi, cũng không lỗ hay nói một cách ngắn gọn là doanh nghiệp hoà vốn. 2.5.3.2. Xác định điểm hoà vốn Việc xác định điểm hoà vốn là rất quan trọng đối với nhà quản lý. Hai phương pháp có thể sử dụng để xác định điểm hoà vốn là phương pháp hiệu số gộp và phương pháp sử dụng phương trình lợi nhuận. a. Phương pháp hiệu số gộp Ta có: Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng không nên: Doanh thu = Biến phí + Định phí Sản lượng hoà vốn = Định phí Hiệu số gộp đơn vị Chúng ta có thể xác định trực tiếp doanh thu hoà vốn mà không cần phải xác định sản lượng hoà vốn bằng cách sử dụng tỷ lệ hiệu số gộp: Doanh thu hoà vốn = Định phí Tỷ lệ hiệu số gộp b. Phương pháp phương trình Một phương pháp khác để xác định sản lượng hoà vốn là dựa theo phương trình lợi nhuận. Lợi nhuận bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí NTP = g . X - a . X - b NTP = g . X - a - b NTP = X . (g - a) - b Trong đó: b - Định phí Tại điểm hoà vốn, lợi nhuận bằng không (0), từ phương trình chúng ta xác định được sản lượng hoà vốn như sau: X . (g - a) - b = 0 X = b g - a 2.5.3.3. Đồ thị hoà vốn Việc xác định điểm hoà vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà quản lý. Tuy nhiên, nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào theo mức hoạt động. Để thấy được điều này, các nhà quản lý thường sử dụng đồ thị Bảng diễn mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận, còn gọi là đồ thị hoà vốn. Đồ thị hoà vốn như sau: Đường tổng doanh thu Điểm hũa vốn LÃI LỖ Đường tổng chi phớ Sản lượng DT Hình 2.6. Đồ thị CVP - Điểm hoà vốn: Giao điểm giữa đường tổng doanh thu và tổng chi phí. Hoành độ giao điểm là sản lượng hoà vốn tung độ giao điểm doanh thu hoà vốn. - Vùng lãi, vùng lỗ: Trên đồ thị CVP, nhà quản lý dễ dàng thấy được ảnh hưởng của sự thay đổi mức hoạt động lên lợi nhuận. Khoảng cách từ đường tổng doanh thu đến đường chi phí tại một mức sản lượng là mức lãi hoặc lỗ tại mức sản lượng đó. 2.5.4. Phân tích lợi nhuận mục tiêu Một trong những quyết định quan trọng và thường xuyên của các nhà quản lý là “cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong muốn”. 2.5.4.1. Phương pháp số dư đảm phí Sản lượng để đạt lợi nhuận mục tiêu = Tổng định phí + Lợi nhuận mục tiêu Hiệu số gộp đơn vị Chúng ta có thể xác định mức doanh thu này một cách trực tiếp bằng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hiệu số gộp và công thức sau: Doanh thu để đạt lợi nhuận mục tiêu = Tổng định phí + Lợi nhuận mục tiêu Tỷ lệ hiệu số gộp 2.5.4.2. Phương pháp phương trình Phương pháp này xác định sản lượng để đạt được lợi nhuận mục tiêu từ phương trình CVP: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí NTP = g . X - a . X - b NTP = g . X - a - b NTP = X . (g - a) - b 2.5.4.3. Phân tích ảnh hưởng của thuế thu nhâp doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được xác định bằng lợi nhuận trước thuế trừ cho thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp Từ số liệu các công thức trên ta tính được Doanh thu cần thiết để đạt được lợi nhuận mục tiêu sau thuế = Định phí + Lợi nhuận sau thuế 1 - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ lệ hiệu số gộp 2.5.5. Kết cấu chi phí đòn bẩy kinh doanh 2.5.5.1. Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí của một tổ chức là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa biến phí và định phí trong một tổ chức, doanh nghiệp. Kết cấu chi phí giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp là khác nhau. Kết cấu chi phí của một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nhạy cảm của lợi nhuận khi sản lượng thay đổi. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu chi phí trong đó định phí chiếm tỷ trọng lớn thì lợi nhuận của công ty sẽ thay đổi nhiều khi sản lượng/doanh thu của doanh nghiệp thay đổi, nghĩa là lợi nhuận nhạy cảm với sự biến động của sản lượng/doanh thu. 2.5.5.2. Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh là khái niệm đề cập đến mức độ sử dụng định phí của một doanh nghiệp. ở những doanh nghiệp có tỷ trọng định phí lớn và tỷ trọng biến phí thấp thì đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn, dẫn đến tỷ lệ hiệu số gộp của doanh nghiệp cao. Đối với nhà quản lý, đòn bẩy kinh doanh đề cập đến khả năng của doanh nghiệp tạo ra sự gia tăng lợi nhuận khi doanh thu tăng. Có thể đo lường đòn bẩy kinh doanh bằng việc tính toán hệ số đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu nhất định: Hệ số đòn bẩy kinh doanh = Hiệu số gộp Lợi nhuận trước thuế Một cách tổng quát, dựa vào hệ số đòn bẩy kinh doanh, sự biến động của lợi nhuận theo sự biến động của doanh thu được xác định bằng công thức: % thay đổi lợi nhuận = % thay đổi doanh thu x hệ số đòn bẩy kinh doanh 2.5.6. Số dư an toàn Số dư an toàn của một doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu dự toán và doanh thu hoà vốn. Số dư an toàn cung cấp cho nhà quản lý một đại lượng đo lường mức độ doanh thu thực tế có thể giảm xuống thấp hơn doanh thu dự toán trước khi công ty đạt hoà vốn. Số dư an toàn của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng an toàn trong kinh doanh. 2.6. Phân tích thông tin thích hợp 2.6.1. Thông tin thích hợp Các quyết định thường liên quan đến tương lai. Vì vậy, để thích hợp cho việc ra quyết định, các thông tin về chi phí và thu nhập phải liên quan đến sự kiện trong tương lai. Thông tin quá khứ ít khi thích hợp cho việc ra quyết định. Ra quyết định là việc so sánh giữa các phương án. Do vậy, thông tin thích hợp cho việc ra quyết định phải là thông tin có sự khác biệt giữa các phương án so sánh. Tóm lại, thông tin thích hợp cho việc ra quyết định phải khác nhau giữa các phương án so sánh và liên quan đến tương lai. 2.6.2. Xác định thông tin thích hợp Những thông tin nào là thích hợp cho việc ra quyết định? Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định thoả mãn hai tiêu chuẩn: - Chúng ảnh hưởng đến tương lai. - Chúng khác nhau giữa các phương án so sánh. Nói chung, tất cả các thông tin thoả mãn hai tiêu chuẩn nêu trên đều thích hợp cho việc so sánh giữa các phương án và ra quyết định. Vậy thì những thông tin nào là không thích hợp cho việc ra quyết định? Những chi phí chìm là chi phí không thích hợp vì chúng không ảnh hưởng đến tương lai. Những chi phí phí và thu nhập giống nhau giữa các phương án so sánh là không thích hợp. Chúng có thể bị bỏ qua khi so sánh giữa các phương án ra quyết định. 2.6.2.1. Các chi phí chìm không phải là những chi phí thích hợp Chi phí chìm là chi phí đã phát sinh trong quá khứ. Chi phí chìm là không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn phương án nào. Như vậy, các chi phí chìm không thích hợp với các sự kiện tương lai và phải được loại bỏ trong quá trình ra quyết định. 2.6.2.2. Các chi phí, thu nhập không chênh lệch không phải là chi phí ._.thích hợp Mọi chi phí và thu nhập không chênh lệch giữa các phương án trong một tình huống ra quyết định không phải là chi phí thích hợp. Chỉ có các khoản chênh lệch của các chi phí và thu nhập giữa các phương án so sánh mới là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. Việc tách riêng các chi phí thích hợp là nên làm vì những lý do sau đây: Thứ nhất, việc thu nhập nhiều thông tin sẽ tốn kém (thời gian, công sức, và chi phí). Thứ hai, việc sử dụng các thông tin không thích hợp lẫn lộn với các thông tin thích hợp có thể làm cho người quản lý không thấy được những sự việc thực sự chủ yếu của vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, việc phân tích các chi phí thích hợp sẽ giúp chúng ta đi đến một quyết định nhanh hơn do quá trình tính toán bao gồm ít khoản mục hơn và đơn giản hơn. Tóm lại, trong quá trình so sánh các phương án để ra quyết định, những thông tin nào không có sự chênh lệch giữa các phương án nên được loại bỏ. 2.6.3. Phân tích thông tin thích hợp Quá trình phân tích thông tin thích hợp đối với việc ra quyết định gồm 4 bước sau: Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan với những phương án đầu tư đang được xem xét. Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí không thể tránh được ở mọi phương án đầu tư đang xem xét. Bước 3: Loại bỏ các khoản thu và chi như nhau ở các phương án đầu tư đang xem xét. Bước 4: Những khoản thu và chi còn lại là các thông tin thích hợp cho việc chọn lựa quyết định đầu tư ngắn hạn và cả chi phí cơ hội nếu có. ở đây cần ghi nhận một điều quan trọng là những thông tin thích hợp trong một tình huống quyết định này không nhất thiết sẽ thích hợp trong tình huống khác. Nhận định này xuất phát từ quan điểm những mục đích khác nhau cần các thông tin khác nhau. Đối với một mục đích thì nhóm thông tin này thích hợp, nhưng đối với mục đích kia lại cần những thông tin khác. 3. Khái quát về công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu - phương pháp nghiên cứu - Tên công ty bằng tiếng việt: Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu. - Tên công ty bằng tiếng Anh: EXPORT IMPORT AND SERVICE COMMERCIAL. Ltd. Co. - Tên công ty viết tắt: EXSECO (Từ đây về sau xin được gọi là EXSECO) - Trụ sở chính: Ngõ 149 Giảng Võ - Phường Cát Linh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 04.8464944 Fax: 04.7337800 - Email: exsecocty@yahoo.com 3.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu (sau đây viết tắt là EXSECO) tiền thân là trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp được thành lập ngày 13/09/1995 theo Quyết định số 678/HĐTW-QĐ của Chủ tịch Hội đồng trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam (nay là Liên minh hợp tác xã Việt Nam), với chức năng chủ yếu là kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà nghỉ .... Sau quá trình hoạt động để đáp ứng đòi hỏi về sự phát triển của trung tâm và tạo điều kiện cho trung tâm có điều kiện mở rộng tự chủ kinh doanh ngày 28/04/1997 Chủ tịch Hội đồng trung ương Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã có quyết định số 234/HĐTW chuyển trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp thành Công ty thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu, hoạt động theo cơ chế là các tổ chức đơn vị của các đoàn thể theo văn bản 283/CN ngày 16/01/1993 của Chính phủ. Với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, đại lý ký gửi hàng hoá, kinh doanh khách sạn, ăn uống giải khát. Thực hiện luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999, Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 14/09/2001 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành Công ty TNHH một thành viên. Ngày 22/11/2005 Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam có Quyết định số 1267/QĐ-LMHTXVN về việc chuyển đổi Công ty thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu trực thuộc Liên minh hợp tác xã Việt Nam, đang hoạt động theo Công văn số 283/CN ngày 16/01/1993 của Văn phòng Chính phủ thành Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu do Liên minh hợp tác xã Việt Nam làm chủ sở hữu. 3.2. Ngành nghề kinh doanh Theo giấy đăng ký kinh doanh số 0104000262 cấp ngày 14/12/2005 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Công ty EXSECO được phép kinh doanh các nghề: kinh doanh hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, kinh doanh khách sạn, ăn uống giải khát, kinh doanh nguyên - nhiên vật liệu phục vụ sản xuất công nông nghiệp, xuất - nhập khẩu các mặt hàng được kinh doanh, sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, kinh doanh lương thực, phân bón, con giống ... 3.3. Tình hình tài sản và tiền vốn của công ty 3.3.1. Vốn điều lệ Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 2,5 tỷ đồng, số vốn này do Liên minh hợp tác xã Việt Nam đầu tư 100%. 3.3.2. Tài sản cố định Đến ngày 31/12/2007 tổng nguyên giá tài sản cố định của công ty là: 7.059.541.986 đ. Trong đó: tài sản cố định hữu hình là: 2.835.933.038 đ. 3.3.3. Tài sản lưu động Đến ngày 31/12/2007 giá trị tài sản lưu động của công ty là: 11.081.502.638 đ. Trong đó: - Tiền và các khoản tương đương: 325.515.898 đ. - Các khoản phải thu: 4.219.792.541 đ. - Hàng tồn kho: 6.099.898.821 đ. - Tài sản ngắn hạn: 436.295.378 đ. (Có bảng cân đối kế toán kèm theo phụ lục 01) 3.3.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 - Doanh thu bán hàng: 79.910.179.925 đ. - Giá vốn hàng bán: 72.005.450.009 đ. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: 3.248.505.478 đ. - Lợi nhuận trước thuế: 3.831.557.438 đ. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.072.836.083 đ. - Lợi nhuận sau thuế: 2.788.721.355 đ. (Có báo cáo kết quả kinh doanh kèm theo phụ lục 02) 3.4. Tình hình lao động của công ty Bảng 3.1. Tình hình lao động của công ty Chỉ tiêu Năm 2007 I. Trình độ học vấn 1. Đại học 20 2. Cao đẳng 15 3. Trung cấp 06 4. Lao động khác 04 II. Cơ cấu lao động 1. Bộ phận quản lý 17 2. Bộ phận trực tiếp kinh doanh 28 Tổng lao động 45 3.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau Chủ tịch cụng ty Tổng giỏm đốc Phú Tổng giỏm đốc Phú Tổng giỏm đốc Phũng Tổ chức Hành chớnh Phũng Kinh doanh Phũng Tài chớnh kế toỏn Phũng Xuất nhập khẩu Dịch vụ khỏch sạn Trung tõm phõn phối sản phẩm Cửa hàng kinh doanh số 1 Cửa hàng kinh doanh số 2 Cửa hàng kinh doanh số 3 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty EXSECO Trong sơ đồ này Chủ tịch công ty do Liên minh hợp tác xã Việt Nam bổ nhiệm có thời hạn 5 năm. Chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu được giao. - Chủ tịch công ty có thể kiêm Tổng giám đốc công ty hoặc bổ nhiệm một người khác làm Tổng giám đốc. Tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước chủ tịch công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty, Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty. - Các phó tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc của công ty. 3.6. Tổ chức bộ máy tài chính - kế toán của Công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu Với đặc điểm về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu về tổ chức quản lý tài chính công ty đã thành lập phòng Tài chính - kế toán. Chức năng chính của phòng Tài chính - Kế toán là tham mưu giúp việc cho Chủ tịch, Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác quản lý tài chính, theo dõi tình hình thu - chi và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với Nhà nước. Thu thập thông tin và xử lý kịp thời, chính xác bằng các phương tiện khoa học của mình, trên cơ sở đó cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định về phương án kinh doanh tối ưu. Tổ chức công tác Tài chính - Kế toán của công ty được thực hiện theo nguyên tắc: kế toán công ty ghi sổ tổng hợp, chịu trách nhiệm thanh toán, thu chi các khoản tiền và tập hợp các chi phí cho hoạt động chung. Các trung tâm, Cửa hàng, khách sạn theo dõi chi tiết hàng hoá, tài sản của đơn vị mình. Kế toỏn trưởng Kế toỏn tổng hợp Kế toỏn thanh toỏn Kế toỏn hàng húa, vật tư, tài sản Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu * Quá trình hạch toán của công ty Kế toán công ty tổ chức ghi sổ theo 2 loại sổ: - Sổ tổng hợp: mở theo dõi theo tài khoản. - Sổ chi tiết: được mở theo dõi chi tiết cho từng khoản mục, từng loại doanh thu, chi phí cho từng bộ phận. Như vậy với cách tổ chức Tài chính - Kế toán như trên công ty hiện nay chỉ tổ chức ghi sổ theo kế toán tài chính mà chưa có phần kế toán quản trị riêng. Vì vậy muốn có số liệu cho kế toán quản trị phải căn cứ vào chứng từ ban đầu, các sổ kế toán chi tiết để tiến hành phân loại, ghi chép lại theo yêu cầu của kế toán quản trị. 3.7. Phương pháp nghiên cứu 3.7.1. Tập hợp và phân bổ chi phí Các thông tin thu thập được tiến hành phân loại theo mục tiêu, nội dung nghiên cứu. 3.7.1.1. Nhận diện chi phí theo ứng xử Do công ty chưa thực hiện kế toán quản trị nên trong quá trình nghiên cứu dựa vào số liệu trên các tài khoản kế toán tài chính và cách phân loại chi phí theo ứng xử để phân biệt định phí và biến phí. Bảng 3.4. Nhận diện chi phí theo ứng xử Khoản mục chi phớ Tài khoản Biến phớ Định phớ Chi phớ hỗn hợp Ghi chỳ 1. Giỏ vốn hàng bỏn 632 x - - 2. Chi phớ NVL trực tiếp 621 x - - 3. Chi phớ NC trực tiếp 622 x - - 4. Chi phớ sản xuất chung 627 - - x - Chi phớ nhõn viờn phõn xưởng 6271 - x - - Chi phớ vật liệu 6272 - - x (1) - Chi phớ dụng cụ sản xuất 6273 - - x (2) - Chi phớ KHTSCĐ 6274 - x - - Chi phớ mua ngoài 6277 - - x - Chi phớ bằng tiền khỏc 6278 - x - (3) 5. Chi phớ bỏn hàng 641 - x - - Chi phớ nhõn viờn bỏn hàng 6411 - x - - Chi phớ vật liệu bao bỡ 6412 - - x (4) - Chi phớ dụng cụ đồ dựng 6413 - x - - Chi phớ KHTSCĐ 6414 - x - - Chi phớ dịch vụ mua ngoài 6417 - - x (3) - Chi phớ bằng tiền khỏc 6418 - x - 6. Chi phớ quản lý doanh nghiệp 642 - - x - Chi phớ nhõn viờn quản lý 6421 - x - - Chi phớ vật liệu quản lý 6422 - x - - Chi phớ đồ dựng văn phũng 6423 - x - - Chi phớ KHTSCĐ 6424 - x - - Thuế, phớ, lệ phớ 6425 - - x (5) - Chi phớ dự phũng 6426 - x - - Chi phớ bằng tiền khỏc 6428 - x - - Chi phớ dịch vụ mua ngoài 6427 - - x (3) (1) Chi phí vật liệu - Phần nguyên vật liệu gián tiếp dùng cho sản xuất vì chúng có giá trị nhỏ không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm .... Các chi phí này được coi là biến phí. - Phần vật liệu dùng cho sửa chửa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí. (2) Chi phí dụng cụ sản xuất - Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất tạo ra sản phẩm. - Là biến phí: Nếu một khuôn mẫu đúc sử dụng có định lượng số sản phẩm sản xuất, vượt quá số sản phẩm này phải thay khuôn. - Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng một mẫu, khuôn để thay mà không quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất của một khuôn mẫu. (3) Chi phí thuê dịch vụ ngoài Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tuỳ theo phương thức trong hợp đồng thuê, có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp. (4) Chi phí vật liệu bao bì của chi phí bán hàng: là chi phí hỗn hợp. Là biến phí: thay đổi theo lượng hàng hoá tiêu thụ như: vật liệu bao bì dùng đóng gói hàng hóa tiêu thụ. Là định phí: vật liệu dùng sữa chữa tài sản cố định. (5) Thuế và lệ phí của chi phí chìm: Gồm nhiều loại thuế và chi phí khác nhau. Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh. Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất. 3.7.1.2. Tập hợp chi phí Việc thu thập số liệu chi phí theo một cách có tổ chức thông qua hệ thống kế toán. Ví dụ, chi phí được tập hợp theo cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. 3.7.1.3. Phân bổ chi phí Việc phân bổ chi phí tập hợp được cho các đối tượng chịu chi phí. Việc phân phối chi phí có thể bao gồm: việc tính trực tiếp chi phí cho các đối tượng chịu chi phí (áp dụng cho các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) hoặc phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí (áp dụng cho các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý). Nguyên tắc phân bổ chi phí: - Phải chọn tiêu thức phân bổ đảm bảo được chính xác và căn cứ đó nên tồn tại trong thời gian nhất định. Các căn cứ để phân bổ thường là: số giờ lao động, số lượng khách hàng, số lượng cung cấp, số lượng nhân viên, doanh thu... - Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Chi phí có thể tách thành biến phí và định phí để phân bổ riêng thì sẽ hợp lý hơn. + Phân bổ biến phí: biến phí phát sinh tỷ lệ với mức độ dịch vụ thực hiện, phân bổ biến phí nên căn cứ vào số lượng cung cấp cho bộ phận đó. + Phân bổ định phí: định phí thường ổn định nên phân bổ định phí cho các bộ phận khác căn cứ theo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ dự tính sử dụng ban đầu. - Phân bổ chi phí lẫn nhau giữa các bộ phận: Việc phân bổ bằng các phương pháp như phân bổ chi phí theo kế hoạch (định mức), phương pháp đại số ... - Trường hợp chi phí không tách được thành biến phí và định phí: thì phải chọn một căn cứ sao cho chi phí tính cho các bộ phận được hợp lý. - Trong một số trường hợp có thể sử dụng doanh thu làm căn cứ phân bổ. Biến phí phát sinh có tỷ lệ doanh thu nên căn cứ doanh thu để phân bổ vẫn hợp lý. - Định phí thì ổn định, không biến động theo doanh thu nên căn cứ doanh thu để phân bổ thì không hợp lý. - Sử dụng doanh thu làm căn cứ phân bổ trong trường hợp doanh thu các bộ phận hoạt động có quan hệ là nguyên nhân với chi phí của bộ phận phục vụ. 3.7.2. Phương pháp so sánh - Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, có cùng nội dung kinh tế, đơn vị do lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. Trong phương pháp so sánh có phương pháp số tuyệt đối và phương pháp số tương đối. + Phương pháp số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân phân tích và chỉ tiêu gốc. + Phương pháp số tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu cơ sở gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất = Chất lượng của nhân tố hiệu suất x Giá trị nhân tố quy mô của kỳ thực hiện 3.7.3. Phương pháp cân đối Phương pháp cân đối là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. 3.7.4. Phương pháp tổ chức thu thập số liệu và phân bổ chi phí cho từng bộ phận tại công ty EXSECO 3.7.4.1. Tình hình theo dõi doanh thu và chi phí của công ty Công ty EXSECO mở các sổ sách kế toán để theo dõi tổng hợp cho từng loại tài khoản và đồng thời mở các sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng chịu chi phí doanh thu. * Đối với doanh thu: - Công ty mở sổ theo dõi tổng hợp doanh thu toàn Công ty trên sổ cái tài khoản 511, 512 và sổ tổng hợp doanh thu. - ở các quầy hàng, bộ phận mở sổ theo dõi doanh thu cho từng bộ phận, trung tâm, Cửa hàng, dịch vụ khách sạn. * Đối với chi phí: Công ty mở các sổ theo dõi từng loại chi phí cho các bộ phận như sau: - Đối với nghiệp vụ khách sạn: + Sổ chi phí dịch vụ khách sạn TK 627: mở chi tiết cho từng tháng với các nội dung chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, phân bổ công cụ dụng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, chi phí tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước. + Sổ theo dõi công cụ dụng cụ. + Sổ theo dõi tài sản cố định. - Đối với các Cửa hàng và Trung tâm phân phối sản phẩm: mỗi Cửa hàng có từng loại sổ theo dõi riêng: + Sổ theo dõi giá vốn hàng bán TK632. + Sổ chi phí bán hàng TK641 + Thẻ kho. + Sổ theo dõi công cụ dụng cụ. - Đối với văn phòng Công ty: + Sổ chi phí quản lý doanh nghiệp TK642: mở theo dõi hàng tháng cho toàn công ty. + Bảng tính và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. + Bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định cho toàn công ty và các bộ phận có liên quan. + Sổ chi tiết công cụ dụng cụ. 3.7.4.2. Phân loại chi phí theo ứng xử Dựa vào số liệu trên các sổ kế toán trên tác giả tiến hành phân ra định phí và biến phí của từng bộ phận Cửa hàng như sau: * Đối với nghiệp vụ khách sạn: - Định phí bao gồm các khoản chi phí sau: + Tiền lương của 2 cán bộ quản lý hưởng theo lương thời gian (căn cứ vào số liệu trên bảng tính lương hàng tháng). + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính tỷ lệ 19% trên tiền lương tương ứng. + Toàn bộ chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho từng tháng (lấy trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ). + Toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định (lấy trên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định). + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm tiền điện, bảo vệ, tiền điện thoại, thuê bao tiền mua văn phòng phẩm dựa vào phân loại chi tiết ghi sổ hàng ngày. + Các khoản chi phí khác phát sinh nhưng không phụ thuộc vào doanh thu hay số lượng khách ở như chi phí sửa chữa nhỏ thường xuyên ... - Biến phí bao gồm: + Tiền lương của nhân viên hưởng theo tỷ lệ trên doanh thu (căn cứ vào bảng tính lương). + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (căn cứ vào lương cơ bản trong số lương của từng nhân viên hiện hưởng x 19%) của những nhân viên tương ứng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: những chi phí chịu ảnh hưởng trực tiếp của số lượng khách hàng như tiền mua nguyên vật liệu, tiền điện, tiền nước, tiền cước phí điện thoại (ngoài phân thuê bao) phục vụ cho từng phòng. + Chi phí khác: chi phí đồ dùng phục vụ cho khách hàng như: xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng ... dùng một lần. * Đối với Trung tâm phân phối sản phẩm và các Cửa hàng: - Định phí bao gồm: + Toàn bộ chi phí công cụ dụng cụ căn cứ vào bảng tính và phân bổ công cụ dụng cụ đang sử dụng. + Khấu hao tài sản cố định và tiền thuê nhà: căn cứ vào số khấu hao tài sản cố định và chi phí thuê nhà do công ty phân bổ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí quảng cáo, in ấn, cước phí điện thoại thuê bao, tiền điện, tiền nước, chi phí hội họp .... Căn cứ các khoản mục chi phí trên sổ chi phí để lấy số liệu. - Biến phí bao gồm: + Giá vốn hàng bán: căn cứ vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán TK632 được mở và theo dõi cho từng Cửa hàng. + Tiền lương: bao gồm lương khoán theo tỷ lệ trên doanh thu, tiền thưởng năng suất: lấy số liệu trên bảng lương và các khoản thưởng. + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn với tỷ lệ là 19% trên tiền lương cấp bậc. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền xăng xe ô tô vận tải, tiền thuê đóng gói, chuẩn bị hàng để bán ra ... lấy số liệu trên các mục trong sổ chi phí. + Phí vận chuyển: tiền vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ ngoài theo số lượng lấy số liệu các mục trên sổ chi phí. * Đối với văn phòng công ty: Toàn bộ chi phí được tính là định phí trừ một số chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền xăng xe, chi phí phục vụ cho hoạt động của ô tô, tiền điện được tính là biến phí. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Khái quát về các loại chi phí của công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu 4.1.1. Thực trạng theo dõi chi phí hiện nay của công ty Qua thu thập số liệu của công ty năm 2007 và sử dụng các phương pháp phân loại đã trình bày ở phần 3. Kết quả thu được về tình hình chi phí của công ty năm 2007 được thể hiện trong bảng 4.1. Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy năm 2007 công ty Exseco đạt doanh thu 79.910.179.000 đ với tổng chi phí là 76.903.288.000 đ và công ty có lãi trước thuế là 3.831.557.438.000 đ. Qua số liệu trên chưa cho chúng ta biết: đạt được kết quả đó là do những yếu tố nào, kết cấu chi phí của toàn công ty và từng bộ phận, khả năng sinh lời cũng như rủi ro, mức độ doanh thu an toàn cũng như tỷ lệ doanh thu an toàn ra sao và trong trong thời gian tới nên tập trung đầu tư vào bộ phận nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Để giải quyết những vấn đề trên đòi hỏi chúng tôi phải tiến hành phân loại chi phí của công ty theo ứng xử để tiến hành phân tích giải quyết các vấn đề đó. Bảng 4.1. Bảng tổng hợp chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ mục cf DV K. Sạn TTPPSP CH1 ch2 ch3 Văn phòng Tổng 1. Chi phí nhân công 276.980 228.526 149.250 184.153 114.890 459.058 1.412.856 2. Chi phí CCDC 4.252 1.520 956 739 846 1.450 9.763 3. Chi phí KHTSCĐ 43.560 10.753 4.500 3.600 5.850 19.540 87.803 4. Chi phí dịch vụ thuê ngoài 475.163 800.557 182.963 280.741 171.413 468.798 2.379.635 5. Chi phí bằng tiền khác 24.711 29.225 19.093 19.759 8.343 81.982 183,113 6.Cộng(1-5) 824.666 1.070,581 356.762 488.992 301.342 1.030.828 4.073.172 7. Giá vốn hàng bán 18.293.379 16.805.755 20.709.750 16.196.566 72.005.450 8. Tổng chi phí (6 + 7) 824.666 19.363.960 17.162.517 21.198.742 16.497.908 1.030.828 76.078.622 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mục DV K. Sạn TTPPSP CH1 ch2 ch3 Tổng Tổng doanh thu 1.025.590 19.756.850 18.486.325 22.987.156 17.654.258 79.910.179 Giỏ vốn hàng bỏn 18.293.379 16.805.755 20.709.750 16.196.566 72.005.450 4.1.2. Phân loại chi phí theo ứng xử cho công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu Theo mối quan hệ ứng xử toàn bộ chi phí của công ty được phân thành định phí và biến phí như sau: Bảng 4.3. Bảng phân loại chi phí theo ứng xử năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ mục cf DV K. Sạn TTPPSP CH1 ch2 ch3 Văn phòng Tổng 1. Chi phí nhân công 276.980 228.526 149.250 184.153 114.890 459.058 1.412.856 - Định phí 64.060 0 0 0 114.890 459.058 638.008 - Biến phí 212.921 228.526 149.250 184.153 0 0 774.850 2. Chi phí CCDC 4.252 1.520 956 739 846 1.450 9.763 - Định phí 4.252 1.520 956 739 846 1.450 9.763 - Biến phí 0 0 0 0 0 0 0 3. Chi phí KHTSCĐ 43.560 10.753 4.500 3.600 5.850 19.540 87.803 - Định phí 43.560 10.753 4.500 3.600 5.850 19.540 87.803 - Biến phí 0 0 0 0 0 0 0 4. Chi phí dịch vụ thuê ngoài 475.163 800.557 182.963 280.741 171.413 468.798 2.379.635 - Định phí 59.806 389.685 46.069 92.161 36.237 349.597 973.555 - Biến phí 415.357 410.872 136.894 188.580 135.176 119.201 1.406.080 5. Chi phí bằng tiền khác 24.711 29.225 19.093 19.759 8.343 81.982 183.113 - Định phí 24.711 29.225 19.093 19.759 8.343 81.982 183.113 - Biến phí 0 0 0 0 0 0 0 6. Giá vốn hàng bán 18.293.379 16.805.755 20.709.750 16.196.566 - 72.005.450 - Định phí - Biến phí 18.293.379 16.805.755 20.709.750 16.196.566 - 72.005.450 7. Tổng định phí 196.389 431.183 70.618 116.259 166.166 911.627 1.892.242 8. Tổng biến phí 628.278 18.932.777 17.091.899 21.082.483 16.331.742 119.201 74.186.380 Tổng chi phí (7 + 8) 824.666 19.363.960 17.162.517 21.198.742 16.447.908 1.030.828 76.078.622 a. Phân bổ định phí, biến phí của bộ phận quản lý cho các bộ phận Căn cứ để phân bổ là doanh thu các bộ phận trong năm 2007. Định phí (biến phí) quản lý công ty phân bổ cho bộ phận Tổng định phí (biến phí) quản lý Tổng doanh thu Doanh thu của bộ phận phân bổ = x - Phân bổ định phí, biến phí quản lý công ty cho các bộ phận. Từ các số liệu công thức trên ta tính được: 911.627.000 79.910.179.000 Định phí quản lý công ty phân bổ cho dịch vụ khách sạn = 11.770.080 1.025.590.000 x = Tính tương tự cho biến phí và các bộ phận khác. Bảng 4.4. Bảng tổng hợp định phí của các bộ phận sau khi đã phân bổ cho định phí quản lý năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mục Dv k. Sạn TTPPSP CH1 ch2 ch3 Tổng Định phớ bỏn hàng 196.389  431.183 70.618 116.259 166.166 980.615 Định phớ quản lý 11.700 225.389 210.894 262.242 201.402 911.627 Tổng định phớ 208.089 656.572 281.512 378.501 367.568 1.892.242 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp biến phí của các bộ phận sau khi phân bổ biến phí quản lý năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mục DV k. Sạn TTPPSP CH1 ch2 ch3 Tổng Giỏ vốn hàng bỏn 18.293.379 16.805.755 20.709.750 16.196.566 72.005.450 Biến phớ bỏn hàng (BP) 628.278  639.398 286.144 372.733 135.176 2.061.729 Biến phớ quản lý 1.529 29.472 27.576 34.289 26.335 119.201 Tổng biến phớ 629.807 18.962.249 17.119.475 21.116.772 16.358.077 74.186.380 Bảng 4.6. Bảng tổng hợp chi phí của các bộ phận sau khi phân bổ chi phí quản lý năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mục biến phí định phí Tổng chi phí - Tổng 741.186.380 1.892.242 76.078.622 - Dịch vụ khách sạn 629.807 208.089 837.896 - TTPPSP 18.962.249 656.572 19.618.821 - Cửa hàng số 1 17.119.475 281.512 17.400.987 - Cửa hàng số 2 21.116.772 378.501 21.495.273 - Cửa hàng số 3 16.358.077 367.568 16.725.645 b. Định phí, biến phí đơn vị Căn cứ vào định phí, biến phí của từng bộ phận tính định phí, biến phí cho từng đơn vị sản phẩm: - Đối với khách sạn: Định phí đơn vị (1 phòng khách sạn) = Tổng định phí dịch vụ khách sạn Số phòng khách sạn - Đối với bộ phận kinh doanh thương mại: do quá trình kinh doanh thương mại ở các Cửa hàng, trung tâm rất nhiều hàng hoá khác nhau, mỗi loại hàng hoá lại rất nhiều chủng loại khác nhau, có giá trị khác nhau vì vậy việc phân định phí, biến phí cho từng chủng loại hàng hoá là rất khó khăn và số liệu sẽ không chính xác. Vì vậy ở đây xác định định phí và biến phí cho 1 triệu đồng doanh thu. Định phí cho 1 triệu đồng doanh thu = Tổng định phí bộ phận Doanh thu bộ phận (Đơn vị tính: 1.000.000đ) Bảng 4.7. Bảng tổng hợp chi phí đơn vị Đơn vị tính: 1.000 đ Định phớ Biến phớ Chi phớ 1 đơn vị Chi phớ cho 1 phũng K/sạn 1 năm 8.323.560 25.192.280 33.515.840 Chi phớ cho 1 triệu đồng doanh thu TTPPSP 33.232 959.781 993.014 CH1 15.228 926.061 941.209 CH2 16.465 918.633 935.099 CH3 20.820 926.579 947.402 4.1.3. Phân loại chi phí theo ứng xử cho từng mặt hàng Do đặc điểm công ty Exseco là công ty kinh doanh thương mại, tổ chức kinh doanh cho hàng trăm mặt hàng khác nhau. Vì vậy việc phân loại chi phí theo ứng xử cho tất cả các mặt hàng là một khối lượng công việc rất lớn. Nên trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi xin phép được phân loại chi phí theo ứng xử cho một bộ phận của công ty là Trung tâm phân phối sản phẩm, với hoạt động hiện nay là bán buôn, phân phối hàng hoá cho các siêu thị và các đơn vị kinh doanh thương mại khác. Do mặt hàng kinh doanh hết sức đa dạng việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cũng như các chi phí tiền lương, tiền công, chi phí quản lý không rạch ròi cho từng mặt hàng, loại hàng mà đều phục vụ cho tất cả các hoạt động của trung tâm vì vậy việc chọn cá tiêu thức như tiền lương, tiền công, mức độ sử dụng vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ... là hết sức khó khăn. Vì vậy ở trong báo cáo này chúng tôi chọn tiêu thức phân bổ là: Doanh thu hoặc tỷ trọng doanh thu của các loại hàng, mặt hàng để tính phân bổ biến phí cho từng loại hàng, mặt hàng. Bảng 4.8. Bảng tổng hợp ứng xử của chi phí theo từng mặt hàng năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Số lượng Giá bán Doanh thu Tổng biến phí Tổng ĐF ĐF bán hg ĐF quản lý Chi phí 1ĐV I. Rượu 14.242 1.264.454 1.222.354 42.021 27.596 14.425 1. Vang đỏ Passion 750 ml 2.938 67,27 197.639 189.572 7.767 5.097 2.664 67,21 2. Vang trắng Passion 750 ml 1.974 50,00 132.791 128.348 5.215 3.424 1.790 54,03 3. Vang Passion Clasis 750 ml 1.295 186,36 241.340 238.725 3.421 2.247 1.174 157,64 4. Brandy Gran Matador 700 ml 1.075 63,64 68.409 65.504 2.840 1.865 975 52,64 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 1.204 65,46 78.808 75.536 3.180 2.840 1.092 63,72 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 1.516 65,46 99.230 95.239 4.005 2.630 1.375 65,46 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 1.250 130,91 163.636 160.256 3.302 2.168 1.134 117,64 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 1.196 68,18 81.546 77.740 3.159 2.075 1.085 67,64 9. Antonov Vodka 700 ml 1.794 68,10 122.319 117.399 4.739 3.112 1.627 68,08 10. Khác 78.736 73.732  4.949 2.138 2.811 - Cơ sở để tính toán phân bổ: + Theo số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan của Trung tâm phân phối sản phẩm để tính được số lượng, doanh thu, giá vốn của từng mặt hàng. + Số liệu trên bảng phân bổ chi phí năm 2007 của Công ty. + Các công thức và cách tính đã trình bày ở phần II và III của báo cáo này. Từ phương pháp trên chúng tôi đã tính toán và có số liệu doanh thu, biến phí, định phí cho từng mặt hàng của Trung tâm phân phối sản phẩm năm 2007. Riêng định phí được tiến hành phân bổ như sau: - Căn cứ vào tỷ trọng doanh thu của từng loại hàng để phân bổ định phí cho từng loại hàng hoá. - Do các loại hàng có các đơn vị là tương đối tương đồng (có chênh lệch một số mặt hàng nhưng không ảnh hưởng lớn đến kết quả) vì vậy chọn tiêu thức phân bổ cho từng mặt hàng là số lượng sản phẩm tiêu thụ. Từ phương pháp trên và các số liệu tổng hợp được theo sổ sách kế toán của Trung tâm phân phối sản phẩm chúng tôi tính toán được các số liệu như sau: (phụ lục số 03) ._.n Được - Đặng Kim Cương (2007) “Kế toán quản trị” nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. Hồ Phan Minh Đức (2008) Cách ứng xử chi phí và ước lượng chi phí: http//elearning.hueuni.edu.vn/file.php/62/ketoanquantri. Nguyễn Phúc Giang (2005) “Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh” nhà xuất bản Tài chính Hà Nội. Lê Thị Hoài (2007) “Kế toán quản trị” nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. JOSETTE PEYRARD (2003) Phân tích tài chính doanh nghiệp (Đỗ Văn Thận dịch) nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Quang Khải (2006) Hệ thống quản lý chi phí: http//www.tapchiketoan.com/index2.php?option = com_conten = view & id = 30. Quang Khải (2007) Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính và kế toán quản trị: http//www.tapchiketoan.com.vn/ modules.php?name=New&file2 printosid=429. Kiểm toán (2007) Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với Kế toán tài chính, Kế toán tổng hợp và Kế toán chi tiết: http//www.kiemtoan.com.vn. Nguyễn Minh Kiều (2007) - Tài chính doanh nghiệp nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội. Nguyễn Minh Kiều (2007) Tài chính công ty hiện đại nhà xuất bản Thống kê. Quốc hội (2003) Luật kế toán (luật số 03/2003/QH1 - Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khoá 11 - Kỳ họp thứ 3). Quang khải (2006) Một số mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung trong kế toán quản trị: http//www.tapchiketoan.com/index2.php?option.com Mối quan hệ giữa doanh thu - chi phí - khối lượng và đo lường rũi ro của doanh nghiệp (2006): http//www.tapchiketoan.com/index2.php?option = com = contem = view = 148. Nguyễn Thị Nhung và Phan Đức Dũng (2006) “Phân tích hoạt động kinh doanh” nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. Ray H.Garrison (1993) Khoa kế toán - Tài chính ngân hàng - Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh dịch - nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chính Minh. Tập thể tác giả Khoa kế toán - Kiểm toán - Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006) “Kế toán quản trị” nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội. Tập thể tác giả Khoa kế toán - Kiểm toán (2004) “Kế toán quản trị” nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội. Bùi Văn Trường (2007) “Kế toán quản trị - Lý thuyết bài tập” nhà xuất bản Lao động xã hội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ lục 01 Bảng Cân Đối Kế Toán Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Tài sản Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1 2 3 4 5 A. Tài sản ngắn hạn 100 11.081.502.638 10.352.733.736 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 325.515.898 126.003.642 1. Tiền 111 V.01 325.515.898 126.003.642 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 4.219.792.541 3.021.435.589 1. Phải thu khách hàng 131 3.091.176.239 1.849.920.114 2. Trả trước cho người bán 132 4.938.000 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 1.068.224.462 1.141.721.345 4. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng XD 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 55.453.840 29.794.130 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 6.099.898.821 6.739.309.048 1. Hàng tồn kho 141 V.04 6.099.898.821 6.739.309.048 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 436.295.378 465.985.457 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 204.296.579 170.179.260 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 20.707.454 246.193.267 3. Thuế, các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 4.214.848 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 207.076.497 49.612.930 B. Tài sản dài hạn 200 7.059.541.986 6.891.631.353 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4. phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 7.059.541.986 6.891.631.353 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 2.835.933.038 2.910.131.500 - Nguyên giá 222 4.616.290.001 4.616.290.001 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (1.780.356.963) (1.706.158.501) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 4.223.608.948 3.981.499.853 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn lũy kế 242 VI. Các khoản đầu tư TC dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào Cty liên kết, liên doanh 252 2.1. Đầu tư vào công ty liên doanh 2521 2.2. Đầu tư vào công ty liên kết 2522 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư TC dài hạn 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng tài sản 270 18.141.044.625 17.244.365.089 Nguồn vốn Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1 2 3 4 5 A. Nợ ngắn hạn 300 10.474.871.429 10.061.290.171 I. Nợ ngắn hạn 310 9.458.090.581 9.061.290.171 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 6.486.495.290 7.846.935.301 2. Phải trả người bán 312 1.602.740.495 59.984.390 3. Người mua trả tiền trước 313 5.866.519 4. Thuế, các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 42.017.479 5. Phải trả người lao động 315 13.802.330 12.649.135 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7. Phải trả nội bộ 317 1.301.050.912 1.141.721.345 8. Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng XD 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 319 V.18 6.117.556 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1.016.780.848 1.000.000.000 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 1.000.000.000 1.000.000.000 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 16.780.848 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. Vốn chủ sở hữu 400 7.666.173.196 7.183.074.918 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 7.471.431.862 7.183.074.918 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 4.037.708.299 3.847.457.957 1.1. Vốn cố định 4111 1.2. Vốn lưu động 4112 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 3.000.000.000 3.000.000.000 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 334.903.164 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 84.556.678 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 14.263.721 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 335.616.961 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 194.741.334 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 194.741.334 1.1. Quỹ khen thưởng 4311 120.318.409 1.2. Quỹ phúc lợi 4312 74.422.925 1.3. Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 4313 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Tổng cộng nguồn vốn 440 18.141.044.625 17.244.365.089 Phụ lục 02 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm trước Năm nay 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 66.086.941825 79.910.179.925 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 71.933.069 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 66.015.008.756 79.910.179.925 4. Giá vốn hàng ban 11 VI.27 59.935.084.229 72.830.117.009 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 6.079.924.527 7.080.062.916 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 1.987.534.242 2.217.677.352 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.025.365.631 1.030.828.126 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.067.024.654 3.831.557.438 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuế 50 3.067.024.654 3.831.557.438 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.29 858.766.903 1.072.836.083 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 2.208.257.751 2.758.721.355 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Hà Nôi, Ngày 21 tháng 01 năm 2008 Phụ lục 03 Bảng tổng hợp doanh thu chi phí theo mặt hàng năm 2007 Đơn vị tính: đồng Số lượng Giá bán Doanh thu Tổng biến phí Tổng ĐF ĐF bán hg Đ/F quản lý Chi phí 1ĐV I. Hoá phẩm 30.683 792.481 760.608 26.336 17.295 9.041 1. Bình thông cống Doctor Drain 5.917 22,73 134.476 129.856 3.670 2.410 1.260 22,43 2. Viên tẩy, khử mùi bồn vệ sinh 7.439 20,00 148.780 143.123 4.614 3.030 1.584 19,82 3. Nước tẩy trắng quần áo 500ml 6.529 8,68 56.691 54.411 4.049 2.659 1.390 8,95 4. Nước tẩy trắng quần áo 1000ml 8.414 13,64 114.733 107.103 5.219 3.427 1.791 13,35 5. Mút đánh giày 980 13,18 12.918 12.399 608 399 209 13,27 6. Xi nước màu đen 1.058 14,55 15.389 14.270 656 431 225 14,11 7. Xi nước màu nâu 972 14,55 14.138 13.569 603 396 207 14,58 8. Xi sáp màu đen 981 6,82 6.688 6.119 608 400 209 6,86 9. Xi sáp màu nâu 763 6,82 5.202 4.393 473 311 162 6,38 10. Bột khử mùi tủ lạnh 1.029 18,18 18.709 17.257 638 419 219 17,39 11. Màng bọc thực phẩm 828 18,18 15.055 14.449 514 337 176 18,07 12. Giấy bạc dùng nướng, gói bánh 956 17,27 16.513 15.849 593 389 204 17,20 13. Giấy chống dính 734 18,18 13.346 12.209 455 299 156 17,25 14. Khác 219.843 219.401 - - II. Rượu 14.242 67,27 1.264.454 1.222.354 42.021 27.596 14.425 1. Vang đỏ Passion 750 ml 2.938 67,27 197.639 189.572 7.767 5.097 2.664 67,21 2. Vang trắng Passion 750 ml 1.974 50,00 132.791 128.348 5.215 3.424 1.790 54,03 3. Vang Passion Clasis 750 ml 1.295 186,36 241.340 238.725 3.421 2.247 1.174 157,64 4. Brandy Gran Matador 700 ml 1.075 63,64 68.409 65.504 2.840 1.865 975 52,64 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 1.204 65,46 78.808 75.536 3.180 2.840 1.092 63,72 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 1.516 65,46 99.230 95.239 4.005 2.630 1.375 65,46 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 1.250 130,91 163.636 160.256 3.302 2.168 1.134 117,64 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 1.196 68,18 81.546 77.740 3.159 2.075 1.085 67,64 9. Antonov Vodka 700 ml 1.794 68,10 122.319 117.399 4.739 3.112 1.627 68,08 10. Khác 1.120,00 132.381 129.875 2.138 III. Mực in HP 4.262 844,00 7.282.340 6.982.451 242.011 158.933 83.078 1. LJ 5P/5MP, 6P/6MP 809 1.556,40 906.080 867.638 34.435 22.614 11.821 1.117,52 2. LJ 5L/6L/3100/3150 printer series 902 1.600,00 1.443.200 1.397.670 38.394 25.214 13.180 852,62 3. LJ 2300/2250 printer series 245 916,36 224.508 210.731 10.429 6.849 3.580 883,31 4. LJ 2400/2420 printer series 182 930,91 169.425 159.488 7.747 5.088 2.659 808,98 5. LJ 1010, 1012, 1020, 3015 …3055 Printer 329 1.294,55 425.905 407.860 14.004 9.197 4.807 922,07 6. LJ 1150 printer series 218 1.672,73 364.654 349.776 9.279 6.094 3.185 1.394,75 7. LJ 4000/4050 printer series 204 2.123,64 433.222 402.466 8.683 5.703 2.981 1.285,05 8. LJ P3005/0327 - 3025 MFP printer series 191 2.472,73 472.291 458.641 8.130 5.339 2.791 1.648,02 9. LJ 5000/5100 printer series 147 1.294,55 190.298 181.619 6.257 4.109 2.148 1.257,66 10. LJ 8100/8150 printer series 128 1.367,27 175.011 167.779 5.448 3.578 1.870 1.322,09 11. LJ 2100/2200 printer series 127 814,55 103.447 98.795 5.406 3.550 1.856 820,48 12. LJ 4/4M/4 plus,5/5M/5N 203 2.356,36 478.342 466.393 8.641 5.675 2.966 1.354,85 13. LJ 1006 Printer 286 2.632,73 752.960 736.591 12.174 7.995 4.179 2.222,95 14. LJ 5200 Printer series 140 2.543,12 356.037 346.623 5.959 3.913 2.046 2.304,16 15. LJ 4300 Printer series 151 38,20 5.768 5.123 6.427 4.221 2.206 2.569,41 16. Khác 45,70 1.823.415 186.079 - - #DIV/0! IV. Văn phòng phẩm 513.338 80,50 5.458.780 5.239.233 181.410 119.135 62.275 1. Giâý Bãi Bằng A4 ĐL 70gm, ĐT 84 3.648 84,30 307.526 303.349 908 596 312 64,32 2. Giấy Bãi Bằng A4 XK ĐL 80gm, ĐT 90 5.290 51,50 272.435 268.030 1.317 865 452 44,11 3. Giấy Bãi Bằng A3 ĐL 70gm, ĐT 84 2.129 44,10 93.889 90.492 530 348 182 39,94 4. Giấy Bãi Bằng A3 XK ĐL 80gm, ĐT 90 2.381 12,10 28.810 27.646 593 389 204 9,76 5. Giấy Double A4 – Thailand ĐL 80gm, ĐT 90 4.582 14,60 66.897 65.482 1.141 749 392 12,58 6. Giấy Perfect print A4 – Indo ĐL 70, ĐT 90 4.819 9,50 45.781 43.971 1.200 788 412 9,37 7. Giấy Fax khổ A4 (210 x 216) Sahaka/Mimosa 2.037 10,90 22.203 22.656 507 333 174 11,86 8. Giấy Fax khổ A4 (210 x 216) Sunbird 2.484 23,80 59.119 57.808 618 406 212 14,26 9. Giấy Note 07047 3 x 4 Pronoti 3.016 41,60 125.466 124.500 751 493 258 35,89 10. Giáy giao việc 3 màu 5670/89 10.054 227,50 2.287.285 2.280.214 2.503 1.644 859 217,99 11. Giấy than cửu long A4 xanh (Việt Nam) 4.201 197,80 830.958 825.963 1.046 687 359 189,72 12. Giấy than Horse A4 (Thái Lan) 5.097 32,40 165.143 163.507 1.269 833 436 30,37 13. Giấy Film đen trắng 3M (USA) 2.071 16,80 34.793 34.203 516 339 177 15,80 14. Giấy can ảnh A4 53gm – 500sheet 1.925 0,95 1.829 1.598 479 315 165 1,08 15. Bìa đóng sổ Indo A4 (100 tờ/tập) 8.102 1,40 11.343 9.361 2.017 1.325 692 1,43 16. Sổ name card 80 chiếc 3.042 3,80 11.560 10.245 757 497 260 3,29 17. Bút bi Thiên long 08/034/035 192.385 10,60 2.039.281 1.987.542 47.899 31.456 16.443 84,33 18. Bút bi Bến Nghé 156.720 0,80 125.376 96.286 39.019 25.625 13.395 0,93 19. Bút dạ kính Zebra 2 đầu nhật 97.518 11,00 1.072.698 1.045.451 24.280 15.945 8.335 1.007,71 20. Máy tính Casio 122L/JS120L 1.837 629,09 1.155.638 1.148.651 457 300 157 537,97 21. Khác 135,00 1.612.914 1.608.044 - - #DIV/0! V. Đồ gia dụng 5.806 1.150,45 4.958.795 4.757.605 164.794 108.223 56.571 1. Lò vi sóng SANYO 219 2.250,00 492.750 485.210 2.428 1.595 834 1.751,78 2. Nồi cơm điện PHILIPS 426 650,00 276.900 267.214 4.724 3.102 1.622 614,88 3. ấm siêu tốcHommox 518 309,10 160.114 153.117 5.744 3.772 1.972 275,79 4. Máy hút bụi Elextrolux 304 1.045,50 317.832 311.072 3.371 2.214 1.157 950,80 5. Bộ nồi Niken (4 chiếc) 481 4.160,00 2.000.960 1.990.567 5.334 3.503 1.831 3.825,16 6. Bộ dao KiWi (Thailand) 2.086 1.555,00 3.243.730 3.216.105 23.130 15.190 7.940 1.017,85 7. Nồi áp suất Supor 692 309,20 213.966 204.756 7.673 5.039 2.634 298,31 8. Bếp gas Rinnai 287 1.759,00 504.833 498.090 3.182 2.090 1.092 1.558,09 9. Bình lọc nước 15 lít 428 160,00 54.750 49.726 4.746 3.117 1.629 117,92 10. Bếp nồi từ Fusbib 365 548,00 200.020 193.456 4.047 2.658 1.389 464,39 11. Khác 3.022.894 2.918.246 - - Tổng 19.756.850 18.962.249 656.572 431.183 225.389 Phụ lục 04 Bảng tính các chỉ tiêu CVP theo từng mặt hàng năm 2007 Đơn vị tính: đồng Doanh thu Tổng biến phí HSG Tổng ĐF Lãi thuần %BF/TCF Độ lớn ĐBKD % HSG DT hoà vốn DT an toàn %DT an toàn I. Hoá phẩm 792.481 760.608 31.873 26.336 5.536 96,65 5,76 4,02 654.815 137.666 17,37 1.Bình thông cống Doctor Drain 134.476 129.856 4.620 3.670 950 97,25 4,86 3,44 106.832 27.644 20,56 2. Viên tẩy, khử mùi bồn vệ sinh 148.780 143.123 5.657 4.614 1.043 96,88 5,42 3,80 121.349 27.431 18,44 3. Nước tẩy trắng quần áo 500ml 56.691 54.411 2.280 3.886 -1.606 93,33 (1,42) 4,02 96.620 (39.929) (70,43) 4. Nước tẩy trắng quần áo 1000ml 114.733 107.103 7.630 5.219 2.412 95,35 3,16 6,65 78.474 36.259 31,60 5. Mút đánh giày 12.918 12.399 520 608 -88 95,33 (5,90) 4,02 15.117 (2.199) (17,02) 6. Xi nớc màu đen 15.389 14.270 1.119 656 463 95,60 2,42 7,27 9.022 6.367 41,37 7. Xi nớc màu nâu 14.138 13.569 569 603 -34 95,75 (16,72) 4,02 14.993 (855) (6,05) 8. Xi sáp màu đen 6.688 6.119 569 608 -39 90,96 (14,59) 8,51 7.146 (458) (6,85) 9. Xi sáp màu nâu 5.202 4.393 809 473 336 90,28 2,41 15,56 3.041 2.161 41,55 10. Bột khử mùi tủ lạnh 18.709 17.257 1.452 638 814 96,43 1,78 7,76 8.218 10.491 56,07 11. Màng bọc thực phẩm 15.055 14.449 605 514 92 96,56 6,58 4,02 12.780 2.275 15,11 12. Giấy bạc dùng nớng, gói bánh 16.513 15.849 664 593 71 96,39 9,35 4,02 14.744 1.769 10,71 13. Giấy chống dính 13.346 12.209 1.137 455 681 96,41 1,67 8,52 5.342 8.004 59,97 14. Khác 219.843 219.401 442 - 442 1,00 0,20 II. Rượu 1.264.454 1.222.353 42.101 42.021 80 96,68 526,26 3,33 1.262.049 2.405 0,19 1. Vang đỏ Passion 750 ml 197.639 189.872 7.767 7.761 6 96,07 1.294,54 3,93 197.481 158 0,08 2. Vang trắng Passion 750 ml 132.791 128.348 4.443 5.215 -772 96,10 (5,75) 3,35 155.874 (23.083) (17,38) 3. Vang Passion Clasis 750 ml 241.340 238.725 2.615 3.421 -806 98,59 (3,24) 1,08 315.717 (74.377) (30,82) 4. Brandy Gran Matador 700 ml 68.409 65.504 2.905 2.840 65 95,84 44,69 4,25 66.885 1.524 2,23 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 78.808 75.536 3.272 3.180 91 95,96 35.95 4,15 76.602 2.206 2,80 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 99.230 95.239 3.991 4.005 -14 95,96 (285,07) 4,02 99.580 (350) (0,35) 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 163.636 160.256 3.380 3.302 78 97,98 43,34 2,07 159.848 3.788 2,31 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 81.546 77.740 3.806 3.159 646 96,10 5,89 4,67 67.689 13.857 16,99 9. Antonov Vodka 700 ml 122.319 117.399 4.920 4.739 181 96,12 27,18 4,02 117.830 4.489 3,67 10. Khác 132.381 131.857 524 - 524 1,00 0,40 III. Mực in HP 7.282.340 6.982.451 299.889 242.011 57.878 96,65 5,18 4,12 5.876.872 1.405.468 19,30 1. LJ 5P/5MP, 6P/6MP 906.080 867.638 38.442 34.435 4.006 96,18 9,60 4,24 811.642 94.438 10,42 2. LJ 5L/6L/3100/3150 printer series 1.443.200 1.397.670 45.530 38.394 7.136 97,33 6,38 3,15 1.216.998 226.202 15,67 3. LJ 2300/2250 printer series 224.508 210.731 13.777 10.429 3.349 95,28 4,11 6,14 169.944 54.564 24,30 4. LJ 2400/2420 printer series 169.425 159.488 9.937 7.747 2.190 95,37 4,54 5,87 132.083 37.342 22,04 5. LJ 1010, 1012, 1020, 3015 …3055 Printer 425.905 407.860 18.045 14.004 4.041 96,68 4,47 4,24 330.524 95.381 22,39 6. LJ 1150 printer series 364.654 349.776 14.878 9.279 5.599 97,42 2,66 4,08 227.420 137.234 37,63 7. LJ 4000/4050 printer series 433.222 420.466 12.756 8.683 4.073 97,98 3,13 2,94 294.896 138.326 31,93 8. LJ P3005/0327 - 3025 MFP printer series 472.291 458.641 13.650 8.130 5.520 98,26 2,47 2,89 281.307 190.984 40,44 9. LJ 5000/5100 printer series 190.298 181.619 8.679 6.257 2.422 96,67 3,58 4,56 137.193 53.105 27,91 10. LJ 8100/8150 printer series 175.011 167.779 7.231 5.448 1.783 96,85 4,06 4,13 131.849 43.162 24,66 11. LJ 2100/2200 printer series 103.447 98.795 4.652 5.406 -753 94,81 (6,18) 4,50 120.203 (16.756) (16,20) 12. LJ 4/4M/4 plus,5/5M/5N 478.342 466.393 11.949 8.641 3.308 98,18 3,61 2,50 345.930 132.412 27,68 13. LJ 1006 Printer 752.960 736.591 16.369 12.174 4.196 98,37 3,90 2,17 559.977 192.983 25,63 14. LJ 5200 Printer series 356.037 346.623 9.414 5.959 3.455 98,31 2,72 2,64 225.372 130.665 36,70 15. LJ 4300 Printer series 5.768 5.123 645 427 218 92,31 2,96 11,19 3.817 1.951 33,82 16. Khác 1.823.415 1.816.079 7.336 - 7.336 1,00 0,40 IV. Văn phòng phẩm 5.458.780 5.239.233 219.547 181.410 38.137 96,65 5,76 4,02 4.510.553 948.227 17,37 1. Giâý Bãi Bằng A4 ĐL 70gm, ĐT 84 307.526 303.349 4.177 908 3.269 99,70 1,28 1,36 66.843 240.683 78,26 2. Giấy Bãi Bằng A4 XK ĐL 80gm, ĐT 90 272.435 268.030 4.405 1.317 3.088 99,51 1,43 1,62 81.451 190.984 70,10 3. Giấy Bãi Bằng A3 ĐL 70gm, ĐT 84 93.889 90.492 3.397 530 2.867 99,42 1,18 3,62 14.647 79.242 84,40 4. Giấy Bãi Bằng A3 XK ĐL 70gm, ĐT 90 28.810 27.646 1.164 593 572 97,90 2,04 4,04 14.671 14.139 49,08 5. Giấy Double A4 – Thailand ĐL 80gm, ĐT 90 66.897 65.482 1.415 1.141 274 98,29 5,16 2,11 53.951 12.946 19,35 6. Giấy Perfect print A4 – Indo ĐL 70, ĐT 90 45.781 43.971 1.810 1.200 610 97,34 2,97 3,95 30.354 15.427 33,70 7. Giấy Fax khổ A4 (210x216) Sahaka/Mimosa 22.203 22.656 (453) 507 -960 97,81 0,47 (2,04) (24.845) 47.048 211,90 8. Giấy Fax khổ A4 (210x216) Sunbird 59.119 57.808 1.311 618 693 98,94 1,89 2,22 27.860 31.259 52,87 9. Giấy note 07047 3x4 Pronoti 125.466 124.500 966 751 215 99,40 4,49 0,77 97.545 27.921 22,25 10. Giấy giao việc 3 màu 5670/89 2.287.285 2.280.214 7.071 2.503 4.568 99,89 1,55 0,31 809.656 1.477.629 64,60 11. Giấy than cửu long A4 xanh (Việt Nam) 830.958 825.963 4.995 1.046 3.949 99,87 1,26 0,60 174.002 656.956 79,06 12. Giấy than Horse A4 (Thái Lan) 165.143 163.507 1.635 1.269 366 99,23 4,47 0,99 128.140 37.003 22,41 13. Giấy Film đen trắng 3M (USA) 34.793 34.203 590 516 74 98,51 7,97 1,69 30.450 4.343 12,48 14. Giấy can ảnh A4 53gm - 500sheet 1.829 1.598 231 479 -249 76,94 (0,93) 12,62 3.797 (1.968) (107,58) 15. Bìa đóng sổ Indo A4 (100 tờ/tập) 11.343 9.361 1.982 2.017 -35 82,27 (56,62) 17,47 11.544 (201) (1,78) 16. Sổ name card 80 chiếc 11.560 10.245 1.315 757 557 93,12 2,36 11,37 6.657 4.903 42,42 17. Bút bi Thiên Long 08/034/035 2.039.281 1.987.542 51.739 47.899 3.840 97,65 13,47 2,54 1.887.910 151.371 7,42 18. Bút bi Bến Nghé 125.376 96.286 29.090 28.019 1.071 77,46 27,16 23,20 120.760 4.616 3,68 19. Bút dạ kính Zebra 2 đầu nhật 1.072.698 1.045.451 27.247 24.280 2.967 97,73 9,18 2,54 955.898 116.800 10,89 20. Máy tính Casio 122L/JS120L 1.155.638 1.148.651 6.987 1.457 5.530 99,87 1,26 0,60 240.974 914.664 79,15 21. Khác 1.612.914 1.608.044 4.870 - 4.870 1,00 0,30 V. Đồ gia dụng 4.958.795 4.757.605 201.191 164.794 36.397 96,65 5,53 4,06 4.061.714 897.081 18,09 1. Lò vi sóng SANYO 492.750 485.210 7.540 2.428 5.111 99,50 1,48 1,53 158.678 334.072 67,80 2. Nồi cơm điện PHILIPS 276.900 267.214 9.686 4.724 4.962 98,26 1,95 3,50 135.047 141.853 51,23 3. ấm siêu tốc Hommox 160.114 153.117 6.996 5.744 1.253 96,38 5,58 4,37 131.454 28.660 17,90 4. Máy hút bụi Elextrolux 317.832 311.072 6.760 3.371 3.389 98,93 1,99 2,13 158.491 159.341 50,13 5. Bộ nồi Niken (4 chiếc) 2.000.960 1.990.567 10.393 5.334 5.059 99,73 2,05 0,52 1.026.953 974.007 48,68 6. Bộ dao KiWi (Thailand) 3.243.730 3.216.105 27.625 23.130 4.494 99,29 6,15 0,85 2.715.942 527.788 16,27 7. Nồi áp suất Supor 213.966 204.756 9.210 7.673 1.537 96,39 5,99 4,30 178.251 35.715 16,69 8. Bếp gas Rinnai 504.833 498.090 6.743 3.182 3.560 99,37 1,89 1,34 238.245 266.588 52,81 9. Bình lọc nớc 15 lít 54.750 49.726 5.024 4.746 278 91,29 18,07 9,18 51.718 3.032 5,54 10. Bếp nồi từ Fusbib 200.020 193.456 6.564 4.047 2.517 97,95 2,61 3,28 123.321 76.699 38,35 11. Khác 3.022.894 2.918.246 104.649 100.414 4.235 96,67 24,71 3,46 2.900.566 122.328 4,05 Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội ---------------  phạm hanh Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn văn song   Hà nội - 2008 Lời cam đoan Tôi: Phạm Hanh Học viên lớp cao học kinh tế nông nghiệp 15A - Khóa học 2006 - 2008 Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ nông nghiệp - ngành Kinh tế nông nghiệp với đề tài “Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 09 năm 2008 Tác giả luận văn Phạm Hanh Lời cảm ơn Sau một thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ nông nghiệp ngành Kinh tế nông nghiệp với đề tài: “Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS - Tiến Sỹ Nguyễn Thị Tâm giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa kế toán quản trị kinh doanh, khoa sau đại học, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Ban giám đốc và phòng kế toán công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng những kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ đóng góp một phần nhỏ và giới hạn trong phạm vi hoạt động của công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu. Luận văn chắc còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn nhằm không ngừng phát triển và hoàn thiện công tác sử dụng kế toán quản trị trong việc phân tích chi phí sử dụng cho việc ra quyết định ngắn hạn của các nhà quản trị. Tác giả mong muốn và luôn trân trọng đón nhận những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn bản luận văn này. Hà Nội, tháng 09 năm 2008 Phạm Hanh mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt + TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. + CVP : Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận. + EXSECO : Công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu. + TSCĐ : Tài sản cố định. + KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định. + CCDC : Công cụ dụng cụ. + CF : Chi phí. + ĐF : Định phí. + BF : Biến phí. + DV K.S : Dịch vụ khách sạn. + CH 1 : Cửa hàng số 1. + CH 2 : Cửa hàng số 2. + CH 3 : Cửa hàng số 3. + TTPPSP : Trung tâm phân phối sản phẩm. + TCF : Tổng chi phí. + NXB : Nhà xuất bản. + HSG : Hiệu số gộp. + DT : Doanh thu. + ĐBKD : Đòn bẩy kinh doanh. danh mục bảng STT Tên Bảng Trang 3.1. Tình hình lao động của công ty 29 3.4. Nhận diện chi phí theo ứng xử 33 4.1. Tổng hợp chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu năm 2007 41 4.2. Tổng hợp doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2007 41 4.3. Phân loại chi phí theo ứng xử năm 2007 42 4.4. Tổng hợp định phí của các bộ phận sau khi đã phân bổ cho định phí quản lý năm 2007 43 4.5. Tổng hợp biến phí của các bộ phận sau khi phân bổ biến phí quản lý năm 2007 43 4.6. Tổng hợp chi phí của các bộ phận sau khi phân bổ chi phí quản lý năm 2007 44 4.7. Tổng hợp chi phí đơn vị 45 4.8. Tổng hợp ứng xử của chi phí theo từng mặt hàng năm 2007 46 4.9. Tính hiệu số gộp năm 2007 48 4.10. Báo cáo thu nhập theo hiệu số gộp năm 2007 50 4.11. Báo cáo thu nhập theo hiệu số gộp theo mặt hàng năm 2007 51 4.12. Tính tỷ lệ hiệu số gộp năm 2007 53 4.13. Tính cơ cấu chi phí năm 2007 54 4.14. Tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh năm 2007 57 4.15. Tính doanh thu hòa vốn năm 2007 59 4.16. Tính số dư an toàn năm 2007 62 4.17. Tính doanh thu cần thiết để đạt lợi nhuận mục tiêu 68 4.18. Tính lợi nhuận năm 2008 khi doanh thu 2008 tăng 10% so với năm 2007 69 4.19 So sánh kết quả 2 phương án 70 4.20. Tính hiệu số gộp năm 2008 của dịch vụ khách sạn 72 4.21. So sánh các phương án kinh doanh 73 4.22. So sánh các phương án trả lương 75 4.23. Dự tính kết quả kinh doanh năm 2008 theo phương án 1 77 4.24. Tính hiệu quả sau khi loại trừ các mặt hàng bị lỗ 77 4.25. Tính hiệu số gộp theo phương án 2 78 4.26. Tổng hợp các thông số của dàn máy lạnh 79 4.27. So sánh chi phí sử dụng dàn máy lạnh cũ và dàn máy lạnh mới 80 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van pham hanh16.9.doc
  • docpham hanh (nop).doc
Tài liệu liên quan