Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp giẩy Bình Minh (nghiệp vụ)

Tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp giẩy Bình Minh (nghiệp vụ): ... Ebook Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp giẩy Bình Minh (nghiệp vụ)

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp giẩy Bình Minh (nghiệp vụ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công ngiệp hoá hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng với nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. trong lĩnh vực kinh tế nhất là chuyển đổi cơ chế mới từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đối với doanh nghiệp nhà nước đã quen với cơ chế quản lý có sự bảo hộ của Nhà Nước . Để đứng vững và phát triển trong cơ chế mới là một khó khăn thử thách lớn. Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế và với xu thể hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới , môi trường kinh doanh của các Doanh nghiệp sẽ được mở rộng với những nhân tố mới , cơ hội sẽ nhiều hơn và thách thức cũng lớn hơn, cạnh tranh cũng sẽ gay gắt hơn. Để đương đầu với môi trường kinh doanh luôn thay đổi , một doanh nghiệp muốn thành công cần phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống. để làm được điều này Doanh nghiệp phải dự báo xu thể thay đổi , biết khai thác những lợi thế, hiểu được những điểm mạnh điểm yếu của công ty và của các đối thủ cạnh tranh. Công ty phải biết được hướng đi của mình ,việc xây dựng chiến lược kịnh doanh sẽ giúp ta trả lời tốt câu hỏi này.Từ đó đưa ra các chiến lược đó để đạt kết quả cao nhất . Trong thời gian học tập ở trường và thực tập tại công ty giấy Bình Minh em nhận thấy việc xây dựng chiến lược kinh doanh có vai trò hết sức to lớn nó là một nhân tố dẫn đến thành công của doanh nghiệp. vì vậy em chọn đề tài: "Xây dựng chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp giẩy Bình Minh”. Kết cấu bài viết của em gồm 3 phần : Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty thực tập. Phần II:Thực trạng dựng chiến lược Phần III: Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Đây là một cách làm, một phương pháp nghiên cứu mới do mới thực hiện lần đầu nên sẽ không tránh khỏi những sai sót kính mong các thầy cô các cô chú và các ban đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Để thực hiện đề tài này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sự hướng dẫn của khoa và sự tận tình của thầy Lê Văn Tâm cùng sự giúp đỡ của các cô chú tại công ty Giấy Bình Minh. Phần I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY BÌNH MINH I>QUÁ TRÌH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY: 1.Sự ra đời và phát triển của công ty: 1.1.Tên công ty: Công ty giấy Bình Minh 1.2.Giám đốc hiện tại của Doanh nghiệp: Nguyễn Đình Bình. 1.3.Địa chỉ: Tam Tảo – xã Phú Lâm - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh 1.4.Công ty giấy Bình Minh được thành lập theo quyết định số 20 QĐ/CT của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ký ngày 20-5-1998 theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép kinh doanh số 071906 ngày 27-5-1998. + Vốn pháp định của Công ty là:200.000.000 (hai trăm triệu đồng VN ). + Vốn điều lệ của Công ty: 40.000.000.000 ( bốn mươi tỷ đồng VN ). 1.5.Chức năng và nhiệm vụ của Doanh nhiệp: * Chức năng của Doanh nghiệp: Là Doanh nghiệp có tư nhân với tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng để giao dịch theo quy định hiện hành của Nhà nước. + Chức năng chính: Sản xuất giấy Kraft, giấy xi măng, giấy in, giấy photo ,giấy ăn…các loại có chất lượng cao. + Chức năng phụ: Dịch vụ vận tải hàng hoá, du lịch. * Nhiệm vụ của công ty: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng và năng lực sản xuất của mình để xây dựng kế hoạch sản xuất. Tổ chức sản xuất theo hợp đồng đã ký Tổ chức khai thác (mua) các loại nguyên vật liệu, phụ liệu để phục vụquá trình sản xuất Tăng cường khai thác năng lực sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, cải tiến quản lý sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức sản xuất, hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp liên doanh . Thực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý kế toán, tài chính của Nhà nước (đóng thuế). Quản lý, chăm lo, làm tốt công tác liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Đảm bảo việc làm, tiền lương ổn định cho cán bộ công nhân viên Hoạch định chiến lược lâu dài từ nay đến 2010 với mục tiêu cải tiến, kỹ thuật tăng năng xuất lao động, đảm bảo tốc độ tăng trưởng từ 8-10%/năm. 2.Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ: Tiền thân của Công ty giấy Bình Minh là xí nghiệp sản xuất giấy Hạ Giang được thành lập từ năm 1988. Ban đầu chỉ có 30 công nhân và một loại sản phẩm giấy dùng cho đệm lót, đóng hộp, tổng sản lượng hàng năm đạt 1200tấn giấy. Đến tháng 6/1996 xí nghiệp giấy Hạ Giang chuyển hành xí nghiệp giấy Bình Minh, xí nghệp đối mới công nghệ, lắp đặt thêm 3 dây chuyền sản xuất giấy Kraft có công suất 10650tấn/năm. Tháng 5 năm 1998 Công ty giấy Bình Minh chính thức được thành lập Thời gian đầu công ty thành lập với tổng số vốn là: 10.890,30 triệu đồng Đến năm 2003 thì tổng số vốn của công ty là: 14.235,106 triệu đồng Năm 2005 tổng số vốn của công ty là:16.935,130 triệu đồng Từ đó đến nay công ty đã phát triển không ngừng, sản xuất giấy với khối lượng lớn để xuất khẩu chát lượng cao với khối lượng giấy hàng năm từ năm 2003 - 2007 trung bình là 1500 tấn giấy/năm, và tổng số vốn lên tới 21.51643 triệu đồng. Sơ đồ tỏ chức bộ máy quản lý công ty GIÁM ĐỐC PGĐ SẢN XUẤT PGĐ KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN HOÀN THÀNH PHÒNG KỸ THUẬT XƯỞNG CƠ ĐIỆN PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GIẤY KRAFT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GIẤY TRẮNG . Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận *Giám đốc Công ty - Là người có quyền lực cao nhất, phụ trách cung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là người đại diện pháp nhân của Công ty, được phep sử dụng con dấu riêng. - Giám đốc là người ra quyết định chiến lược cho Công ty, là người điều hành trực tiếp và phân cấp hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. - Gám đốc Công ty có quyền uỷ quyền cho cấp dưới thay mình điều hành các hoạt động của Công ty trong thời gian Giám đốc đi vắng. *Phó Giám đốc kỹ thuật - Có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc điều hành phòng kỹ thuật, xưởng cơ điện và bộ phận hoàn thành -Chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động cho các bộ phận, lĩnh vực phụ trách - Tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu mẫu sản phẩm, cải tiến thiết kế phù hợp với năng lực công nghệ của Công ty. - Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành - Đề xuất đổi mới cải tiến quy trình công nghê, đề xuất các giải pháp đầu tư kỹ thuật. * Phó Giám đốc sản xuất - phụ trách hoạt động sản xuất của Công ty, như xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất - Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, định kỳ làm báo cáo trình giám đốc - Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ được giao. * Phòng tài chính kế toán - Lập kế hoạch về cơ cấu các bộ phận tài sản của Công ty theo rõi các biến động về tài sản, quản ly stoàn bộ công việc về tài chính như: vốn, thu hồi vốn, huy động vốn. - Tập hợp các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán giá thành sản phẩm qua các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. - Kiểm soát tình hình sử dụng các nguồn vốn, kiến nghị kịp thời việc sử dụng các nguồn vốn cho việc mua sắm tài sản, trang thiết bị. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật. * Phòng kế hoạch - Lập kế hoạch sản xuất và tiêu dùng danh mục, chủng loại mặt hàng của công ty. Theo dõi tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn nhân lực của Công ty. - Theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty, giám sát tình hình bán hàng. Lập kế hoạch phương án sử dụng vốn, đảm bảo các hoạt động thu chi đúng nguyên tắc tài chính và quy định của Công ty. - Hàng tháng lập báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường và dự báo nhu cầu thị trường trình giám đốc. * Phòng hành chính - Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý văn phòng, hội nghị, văn thư lưu tưưx. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu và các điệu kiện cần thiết cho cấp lãnh đạo Công ty tự họp, làm việc với khách hàng. - Trêb cơ sở kế haọch sản xuất kinh danh hàng tháng, yêu cầu của lãnh đạo Công ty và các bộ phận khác, lập lịch công tác hàng tuần, tháng. Thông báo lịch công tác này tới tất cả các bộ phận trong Công ty. - Quản lý đều động xe, trang thiét bị văn phòng. * Phòng vật tư - Có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị cho quá trình sản xuất và sửa chữa của công ty - Lập kế hoạch dữ trữ nguyên vật liệi, thiết bị máy móc để đảm bảo cho quá trình sản xuất. * Phòng kĩ thuật - Xây dựng phương án tổ chức và thu thập thông tin về sản phẩm, công nghệ vật liệu. Nghiên cứu triển khai mẫu mã theo đơn đặt hàng. - Phân tích kiểm tra háo chất, chất lượng sản phẩm. Giám sát quá trình sản xuất, báo cáo lãnh đạo kịp thời các trường hợp vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng. - Xây dựng theo dõi việc thực hiện các mức tiêu dùng các loại nguyên vật liệu cho việc sản xuất sản phẩm. Nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm. * Xưởng cơ điện - Xây dựng và tổ chức việc thực hiện kế họach sửa chữa dự phòng hàng năm, quý, tháng cho toàn bộ trang thiết bị máy móc. Tổ chức nghiêm thu bàn giao máy móc thiết bị mới hoặc sau khi sửa chữa, thực hiện nhanh chóng các sửa chữa bất thường phát sinh như: chập điện, cháy mô tơ… - Trên cơ sở đơn đặt hàng, xưởng cơ điện xây dựng và thực hiện kế hoạch dự trữ phụ tùng, chi tiết máy thay thế theo đúng yêu cầu tiến độ. - Xây dựng ban hành quy chế vận hành và đảm bảo an toàn máy móc thiết bị, tổ chức các đợt tập huấn, phát động phong trào an toàn. Là đầu mối tổ chức kiểm tra an toàn. * Bộ phận hoàn thành - Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm - Hoàn thiện sản phẩm, các bán xhế phẩm, phát hiện sai, hỏng không đúng mẫu mã, định lượng, màu sắc… trình phòng kĩ thuật giải quyết. Như vậy, ta thấy bộ máy của Công ty bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT GIẤY BÌNH MINH Bắc Ninh không có rừng tự nhiên nên tài nguyên rừng của Bắc Ninh rất nhỏ bé, chủ yếu có một số ít trồng rừng không đáp ứng cho khai thác phục vụ công nghiệp chế biến .Với tổng diện tích đất rừng khoảng 660 ha phân bố tập trung ơ 2 huyện Quế Võ và Tiên Du không đáp ứng cho khai thác phục vụ công ngiệp chế biến ngành giấy. Do đó công nghiệp chế biến ngành giấy của tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng như của công ty Bình Minh nói riêng chủ yếu là nguồn giấy tái sinh ,nguồn nguyên liệu thu gom là giấy lề, bìa caston, các loại giấy đã qua sử dụng và nguyên liệu bột giấy xuât khẩu - Giấy phế liệu, giấy Kraft cuộn, giấy xi măng nhập từ Trung Quốc và một số Công ty sản xuất giấy của Việt Nam với số lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn/ năm. - Một số nguyên vật liệu khác: bột tre, nứa, bột gỗ …thì nhập trong nước. - Một số hoá chất thì nhập ở Mĩ, mua ở một số Công ty háo chất nước ta. . Nguồn lao động của Công ty . Công ty thành lập và sản xuất giấy cung cấp cho thị trường trong thời gian khá dài. Vì Công ty được đặt tại nơi đông dân cư khu vực làng xã ở Bắc Ninh nên việc tuyển dụng lao động dễ dàng, nhanh chóng và hầu hết là nguồn lao động ở khu vực đó. Nguồn lao động của Công ty bao gồm đại học, cao đẳng, trung học và lao động phổ thông. Nhưng chủ yếu là lao động phổ thông vì Công ty mở ra tạo công ăn việc làm cho mọi người, chỉ cần đàt tạo một thời gian là có thể làm việc được và trình độ của người dân chủ yếu là phổ thông Nguồn lao động của Công ty . Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Đại học 3 4 4 5 5 Cao đẳng 2 2 2 4 7 Trung học 11 12 14 18 19 Lao động phổ thông 182 180 251 285 313 ( Nguồn tại phòng hành chính) - * Công ty giấy Bình Minh sản xuất hai sản phẩm chính là: Gíây công nghiệp và giấy tiêu dùng(Kraft và giấy trắng ) và mục đích của việc kinh doanh của Công ty là sản xuất sản phẩm ra để bán, xuất khẩu phục vụ nhu cầu của khách hàng chủ yếu là khách hàng trong nước và một phần hướng ra xuất khẩu nước ngoài. Vì vậy, để đáp ứng thị hiếu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời thì Công ty tiến hành sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm:bền, đẹp, trắng, rõ nét, giấy phẳng… Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm ( thị trường ) tiêu thụ và theo thời gian được thể hiện qua bảng số. Thị trường Sản lượng tiêu thụ (Tấn ). 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Ninh 3000 3050 3086 3750 4000 Hà Nội 3400 3985 4000 4500 4500 Đà Nẵng 1580 1800 1965 1968 2000 TPHCM 2500 2800 3430 3871 3500 ( Nguồn tại phòng Marketing). Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm giấy của Công ty qua các năm có xu hướng tăng lên. Riêng ở Bắc Ninh – nơi sản xuất của Công ty thì số lượng tiêu thụ nhiều nhất, còn ở Đà Nẵng và TPHCM thì sản lượng tiêu thụ ít hơn do cách xa nơi sản xuất nên chi phí vận chuyển cao. Về đặc điểm công nghệ: Đối với việc đầu tư, xây dựng mới và các dự án cải tạo mở rộng các cơ sở sản xuất ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du không đáp ứng cho khai thác phục vụ công ngiệp chế biến ngành giấy . Do đó công nghiệp chế biến ngành giấy của tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng như của công ty Bình Minh nói riêng chủ yếu là nguồn giấy tái sinh ,nguồn nguyên liệu thu gom là giấy lề, bìa caston, các loại giấy đã qua sử dụng và nguyên liệu bột giấy xuât khẩu Xuất chủ lực của ngành phải sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến , hiện đại tự động hoá ở mức cao do đó tiết kiệm nguên liệu, nhiên liệu, điện năng và các vật tư sản xuất , bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Việc mua các thiết bị cũ đã qua sử dụng của công ty nhằm thực hiện để nâng cấp, cải tạo các cơ sở hiện có với quy mô sản xuất nhỏ. Đặc điểm của quy mô và công suất các dự án đầu tư: định hướng phát triển lâu dài của ngànhcông nghiệp giấy Bình Minh là tập trung vào các dự án quy mô lớn để đảm bảo sản xuất có hiệu quả trong giai đoạn phát triển trước mắt và có đầu tư các dự án quy mô nhỏ để vận dụng các thế mạnh tại chỗ như nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực … Về đặc điểm bố trí kế hoạch: việc xây dựng cơ sơ sản xuất giấy của công ty đã qua đánh giá về địa điểm và đặc điểm của nguồn nguyên liêu , nhu cầu thị trường ( tại chỗ và trên thị trường cả nước) hoạt động thu mua giấy vụn của công ty : Thực hiện thu mua giấy vụn trong tỉnh với khối lượng lớn theo kế hoạch của kế hoạch vật tư , việc anỳ đã đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đảm bảo được sự an toàn nguyên liệu dự trữ tại kho , phối hợp các bộ phận kế hoachj kinh doanh giải phóng hàng tồn kho khi có nhu cầu. Công ty đã tổ chức hệ thống với 230 khách hàng nàh cung cấp giấy vụn và có đội ngũ kiểm hàng thu mua có kinh nghiệm. Về đặc điểm công tác quản lý cảu công ty: Nhân viên là những người làm nên sự thành công liên tục của công ty. Ban giám đốc luôn quan tâm đến việc quản lý kinh doanh , hành vi ứng sử của nhân viên, khách hàng cộng đồng nhà cung cấp và cổ đông nhằm mục đích tiếp xúc ra bên ngoài . Phần II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẤY BÌNH MINH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜN NGOÀI: 1.Các yếu tố kinh tế : Đối với một doanh nghiệp các yếu tố kinh tế luôn có những tác động hết sức quan trọng trực tiếp và gián tiếp. Những động thái của nền kinh tế luôn tiềm ẩn những cơ hội và đe doạ , đặc biệt trong nền kinh tế thị trường biến động thì các doanh nghiệp càng cần phải phân tích một cách khoa học để thích ứng nhạy bén với môi trường bên ngoài và có tầm nhìn chiến lược . Các yếu tố kinh tế quốc tế: Một đặc điểm nền kinh tế thế giới vừa bước qua là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ Châu Á và lan ra toàn cầu , cuộc khủng hoảng này làm ra nhiều nước rơi vào sự suy thoái trong 2 năm 1997, 1998 thậm chí dư âm cuả nó con theo đuổi trong năm sau đó . điều này đã có tác động xấu đến sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Danh mục 96 97 98 99 Tổng mức đầu tư nước ngoài triệu USD 1.897,3 4.462,5 4.058,63 1.534,76 (nguồn : thời báo đầu tư Việt Nam số 429) Qua đây ta thấy tác động cuả cuộc khủng hoảng rất rõ mặc dù chính sách mở cửa kêu gọi người nước ngoài vào Việt Nam càng thuận lợi nhưng đầu tư nước ngoài vẫn giảm mạnh trong các năm 1997,1998.1999 so với năm 1996. Tuy nhiên thời điểm đó đã qua, nền kinh tế thế giới đã hồi phục sau cơn khủng hoảng, một số nước đầu tư vào Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể. Xu thế phát triển khu vực hoá toàn cầu hoá với sự hiện diện của các khối , các hiệp hội thực sự là một nhân tố quan trọng tác động đến hoạtđộng và phát triển không những của một công ty, một ngành mà còn tác động đến cả một quốc gia. Do đó nền kinh tê Việt Nam sẽ thực sự chiu tác động mạnh mẽ khi ra nhập AFTA và WTO. Việc ra nhập AFTA là một bước phát triển tất yếu , để tránh sự tụt hậu ở Việt Nam. Như ta đã biết ngành công nghiệp giấyđã được nhà nước bảo hộ sau khi nước ta trở thành thành viên WTO thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng giấy đều giảm khá mạnh điều đó tất yếu buộc gíấy trong nước phải cạch tranh sòng phẳng với giấy ngoại có nhiều ưu thế hơn sản xuất trong nước. Trong khi đó nhiều loại vật tư cho sản xuất giấy liên tục tăng giá làm cho giá thành sản phẩm lên cao. Thấy trước điều đó năm 2006 công ty đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề vừa mang tính thời sự vừa có tính chiến lược . * Các yếu tố trong nước : Trạng thái phát triển của nền kinh tế quốc dân việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá để vực nền kinh tế ra khỏi dấu ấn của nền kinh tế bao cấp đi lên CNXH. Vì thế trong nhiều năm qua cùng với sự nỗ lực của các nước Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể mặc dù tình hình kinh tế thế giới làm khủng hoảng Chính sách của nhà nwớc một thuận lợi hết sức to lớn của ngành và một số ngành liên quan đến ngành . chính phủ rất quan tâm tới ngành giấy vì nó là ngành được coi là quan trọng trong thời kỳ đổi mới . Một nhân tố nữa cũng đóng vai trò quan trọng là tỷ lệ lạm phát , trong vài năm qua tỷ lệ lạm phát của nước ta đã ổn định và tương đối thấp góp phần vào sự phát triển của đất nước và làm tăng nhu cầu của ngành giấy. 2.Các nhân tố chính trị pháp luật; hiện nay mặ dù đã có nhiều cố gắng nhưng những nhân tố chính trị pháp luật của nước ta vẫn đang có sự tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau.Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá để tạo tiền đề cơ sơ vật chất kỹ thuật tiến lên CNXH . vì vậy nhà nước ta coi ngành giấy là một trong những ngành để phát triển đất nước . việc quản lý chất lượng sản phẩm. một số công ty không đảm bảo chất lượng do đó đã làm ảnh hưởng đến tín hiệu của ngành. 3.Các nhân tố tự nhiên Việt Nam vốn là một nước có nhiểu tiềm năng về các loại tài nguyên khoáng sản và rừng. đây là một nhân tố cóýy nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành giấy các ngành đó đều là yếu tố đầu vào cho ngành giấy. Bên cạnh đó Việt Nam cũng là một nước đông dân trên thế giới và vào loại nhất nhì trong khu vực do đó nguồn lao động của nước ta tương đối rẻ so với những nước phát triển nhưng với những tố chất thông minh, cần cù chịu khó là một lợi thế để ngành sản xuất giấy trong việc tuyênr trọn nhân lực. 4.Các nhân tố kỹ thuật công nghệ: các nhân tố kỹ thuật công nghệ là những nhân tố có sự cách biệt lớn giữa Việt Nam và thế giới và Việ Nam , có nhiều lĩnh vực với sự lạc hậu của nước ta so với thế giới phải đến 20 đến 30 năm Trình độ công nghệ trang thiết bị của ngành giấy hiện nay đang rất cũ kỹ lạc hậu ý thực được sự lạc hậu của ngành mình và nguy cơ cạnh tranh trong tương lai nên hiện nay ngành giấy đang tích cực chuẩn bị sự lột xác thay thế công nghệ lạc hậu và công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến trên thế giới năms bắt được lợi thế của người đi sau. Điều này cũng phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới chuyển gíao công nghệ của nhà nước. chính sách này đã tạo điều kiện để các công ty tiếp cận với các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trên thế giới . Đối với việc đầu tư, xây dựng mới và các dự án cải tạo mở rộng các cơ sở sản r2 huyện Quế Võ và Tiên Du không đáp ứng cho khai tha phục vụ công ngiệp chế biến ngành giấy . Do đó công nghiệp chế biến ngành giấy của tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng như của công ty Bình Minh nói riêng chủ yếu là nguồn giấy tái sinh, nguồn nguyên liệu thu gom là giấy lề, bìa caston, các loại giấy đã qua sử dụng và nguyên liệu bột giấy xuât khẩu Xuất chủ lực của ngành phải sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại tự động hoá ở mức cao do đó tiết kiệm nguên liệu, nhiên liệu, điện năng và các vật tư snr xuất , bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Việc mua các thiết bị cũ đã qua sử dụng của công ty nhằm thực hiện để năng cấp, cải tạo các cơ sở hiện có với quy mô sản xuất nhỏ. Quy mô và công suất các dự án đầu tư: Định hướng phát triển lâu dài của ngànhcông nghiệp giấy Bình Minh là tập trung vào các dự án quy mô lớn để đảm bảo sản xuất có hiệu quả trong giai đoạn phát triển trước mắt và có đầu tư các dự án quy mô nhỏ để vận dụng các thế mạnh tại chỗ như nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực … 5.Các nhân tố văn hóa xã hội : Do nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước cũng nhu trên thế giới làm cho nhu cầu sử dung giấy ngày càng nhiều nhằm đáp ứng việc năng cao mức sốngcủa nhân dân. Hơn nữa với truyền thống yêu nước từ bao đời nay cũng được thể hiện trên thị trường chẳng hạn như một số hàng VN chất lượng cao đã chiếm được sự tin yêu của khách hàng chính vì vậy cũng phải coi trọng chất lượng . điểm yếu của ngành giấy: Trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam dưới mức trung bình của thế giới, nên chất lượng trung bình thấp. Cung cách quản lý ở cơ sở lớn vẫn mang dáng dấp kế hoạch hoá, còn ở cơ sở nhỏ mang tính chất gia đình. Do lệ thuộc vào bột nhập khẩu nên sức cạnh tranh của ngành giấy yếu. Dây chuyền bột giấy lớn nhật hiện nay chỉ đạt công suất 61.000 tấn/ năm. hợp tác trong nội bộ ngành cũng yếu kém. tại xa Phong Khê , huyện Yên Phong ,tỉnh Bắc Ninh có những gia đình 3 dây chuyền sản xuất giấy, nhưng cả 3 dây chuyền cùng mua một hãng , cùng công suất. Phương thức mua chịu bán chịu là chủ yếu.Rất ít cơ sở chịu công kkhai giá mua, bán nguyên vật liệu mà che dấu rất kỹ. Hầu hết các doanh nghiệp đều mua nguyên liệu nhỏ lẻ , không theo kế hoạch , chưa bao giờ ký hợp đông kỳ hạn mua bột giấy cho dù kế hoạch đã được xá định. Như vậy luôn chịu giá cao và luôn luôn bị biến động. II.Phân tích môi trường ngành Chúng ta sẽ áp dụng 5 mô hình áp lực cạnh tranh của M.portan để phân tích môi trường ngành qua đó cho ta thấy những cơ hội và nguy cơ thách thức mà công ty gặp phải . lập luận của M.portan là mỗi mô hình 5 áp lực này ngày càng tăng càng lớn mạnh của những lực đó có thể coi là một sự đe doạ khi mà nó làm giảm lợi nhuận .Một tác động cạnh tranh nếu có thể coi là cơ hội khi nó cho phép công ty kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Cường độ của 5 tác động này thường biến đổi theo thời gian đòi hỏi các nhà quản lý chiến lược phải nhận biết được cơ hội và những đe doạ khi chúng xuất hiện và phải đưa ra các chiến lược phù hợp. 1. Khách hàng : Công ty giấy Bình Minh cung lúc sản xuất 2 loại giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng do vậy khách hàng tiêu thụ sản phẩm này là tới công ty sẽ tăng cường thêm một số nhãn hàng mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Nếu so sánh giữa 2 mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng thì tốc độ tăng trưởng song song nhau. Trở ngại lớn nhất trong việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng : đối với giấy công nghiệp thì việc phân phối theo đơn đặt hàng của đối tác khá đơn giản, còn giấy tiêu dùng thì việc phân phối phức tạp hơn , do loại giấy này cồng kềnh nên tốn kếm nhiều chi phí cho công tác vận chuyển . cũng chính vì lý do này mà các tập đoàn nước ngoài đã bỏ qua thị trường giấy tiêu dùng ở Việt Nam họ chủ yếu sản xuất giấy công nghệ cao để thu được lợi nhuận nhiều hơn. thật ra điểm yếu của người tiêu dùng Việt Nam có tính “vọng ngoại” trong những năm gần đây việc kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đa diễn ra nhưng vẫn chưa triệt để. trước đây vào thời kỳ bao cấp chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm nhiều . tuy nhiên trong những năm vừa qua hàng Việt Nam có những cải thiển rất đáng kể song người tiêu dùng gần gũi hơn do doanh nghiệp trong nước sản xuất. 2. Người cung ứng Nơi cung cấp giấy nguyên liệu chính lớn nhất hiện nay là các khu làng nghề ở Bắc Ninh, chủ yếu tái chế từ nguồn giấy phế liệu, nguồn giấy trong nước ngày càng mất đi độ khan hiếm ngày càng cao. Nguyên nhân do Việt Nam là nước xuất khẩu . nguyên liệu cho sản xuất ít ỏi nhập khẩu khó khăn cho nên phế liệu bây giờ cũng đắt đỏ và tranh giành nhau để mua. Điều đáng lo là giá giấy tăng nhưng không có hàng để mà mua khó khăn và khan hiếm nguồn cung cấp nguyên liệu đang là tình trạng chung của nhiều nước và công ty giấy Bình Minh cũng vậy giá hiện đã lên cao nhưng muốn mua nguyên liệu cũng không có. Các nước ASEAN khi nhận được đặt hàng đều không đáp ứng do nhu cầu trong nước họ tưng cao và chính sách hạn chế xuát khẩu để bảo vệ môi trường. Trong khi đó nguồn nhập khẩu từ nhật là nhiều nhưng thuế nhập khẩu quá cao đến 25% , nguồn hàng trong nước hiện nay không đủ cung cấp do đó cũng ảnh hưởng đến công ty. Trước đây máy móc thiết bị của công ty chủ yếu do Nga , ucraina cung cấp song hiện nay đã mở rộng nguồn cung cấp sang Phần Lan, Nhật ,Trung Quốc . Do công ty mua với số lượng không đáng kể , mặc dù có nhiều nhà cung cấp tương đối nhiều và số lượng mua của công ty khá lớn tạo cơ hội tăng khả năng lựa chọn tránh được sức ép gía từ phía nhà cung cấp. 3 Đối thủ cạnh tranh: Hạn chế cạnh tranh lớn nhất của nhà máy giấy hiện nay là công suất đầu tư quá lớn nhưng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại và giá thành cao. Ngành giấy đang phải đối đầu với tình trạng thiếu bột giấy nghiêm trọng, kéo dài suốt gần 4 năm qua nhất là bột hoá tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp. Các nhà máy giấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 150.000 tấn bọt giấy trong khi đó nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước để sản xuất bột giấy chưa khai thác là bao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành giấy đã mất cơ hội đầu tư các nhà máy sản xuất bột giấy quy mô lớn trong vòng 8 năm qua, nhất là bột hoá tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp mà nguyên nhân chính là sự trì trệ trong chính sách đầu tư và báo cáo khả thi của nhiều dự án bột giấy không có tính khả thi, ngân hàng không cho vay tiền Biện pháp khắc phục : Chúng ta cần tiết kiệm chi phí để đảm bảo giá thành cạnh tranh và tăng khả năng thu hồi vốn . biện pháp thứ 2 là ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư vào vùng nguyên liệu giấy, nhanh chóng triển khai những dự án đầu tư vào sản xuất bột giấy để chủ động nguồn bột giấy nguyên liệu để giảm dần phụ thuộc bột nhập khẩu Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức hay cá nhân có khả năng thoả mãn nhu cầu của các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tăng lên vì khi một hay nhiều doanh nghiệp nhận thấy có cơ hội đẻ củng cố vị thế của mình trên thương trường hay chịu áp lực kinh doanh của các doanh nghiệp. Công ty giấy Bình Minh chịu áp lực cạnh tranh của các Công ty giấy khác như: giấy Bãi Bằng, giấy Hồng Hà… 4 Cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là các doanh nghiệp mới ra nhập ngành và trong điều kiện hiện nay họ có trình độ, kỹ thuật công nghệ hiện đại … thì các đối thủ này có cơ hội lớn trên thương trường.Tuy nhiên, điểm yếu của nó là kinh nghiệm, hình ảnh, uy tín, thị phần … chưa lớn 5 Sản phẩm thay thế. Những sản phẩm thay thế có xu hướng thay thế hoàn toàn sản phẩm của Công ty đang sản xuất khi Công ty có nguy cơ bị phá sản.Vì vậy, việc liên kết giữa các Công ty cùng sản xuất sản phẩm giấy với nhau là một tất yếu để chống lại sự đe doạ của toàn ngành Sau khi phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp có thể tóm tắt kết quả trong ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài như sau: MA TRẬN EFE CỦA CÔNG TY GIẤY BÌNH MINH: Các yếu tố môi trường ngoài chủ yếu Trọng số Điểm phân loại Điểm trọng số 1.Sự phục hồi của nền kinh tế 0,08 3 0,24 2.Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp tăng 0,11 2 0,22 3. Sự điều chỉnh lãi suất của NHTM 0,07 1 0,07 4. Chính phủ có sự bảo hộ hàng hoá trong nước 0,12 1 0,12 5. Thuận lợi của các quan hệ hợp tác với nước ngoài 0,07 2 0,14 6. Thị trường chưa khai thác hết 0,09 3 0,27 7. Xu hướng dùng các sản phẩm khác thay thế giấy 0,07 2 0,14 8. Năm 2003 AFTA có hiệu lực 0,07 3 0,21 9 Tâm lý chuộng đồ ngoại 0,1 4 0,4 10. Đối thủ cạnh tranh có sản phẩm chất lượng cao 0,12 3 0,36 Tổng số 1 2.17 Nhìn vào biểu đồ ta thấy “ yếu tố chính phủ bảo hộ hàng hoá trong nước “ và đối thủ cạnh tranh có sản phẩm chât lượng cao” là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty ( với mức độ quan trọng là 0,12). Trong thời gian tới, công ty cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với công ty sản xuất giấy lớn hơn như công ty giấy Hồng Hà và Hải Tiến… xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp tăng” có thể coi là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển những mặt hàng mới cao cấp hơn với mức độ quan trọng là 0,11 . nhân tố quan trọng tiếp theo là “ tâm lý chuộng đồ ngoại “ với mức độ quan trọng là 0,1 là một khó khăn lớn đối với công ty. Nhân tố thị trường chưa khai thác hết va “ sự phục hồi của nền kinh tế “ làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng làm cho doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục mở rộng địa bàn tiêu thụ với mức độ quan trọng là 0,09 và 0,08 . tổng số điểm trọng số là 2,17 cho thấy công ty ở dưới mức trung bình cho việc thay đổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và tránh các mối đe doạ từ bên ngoài . tuy nhiên công ty cũng cần tìm ra nhiều chiến lược mới để phát triển sản phẩm và nâng cao hơn nưa sức cạnh tranh trên thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm cao cấp. 3. Phân tích đánh giá các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp: Phân tích hoạt động bên trong doanh nghiệp nhằm xác định điểm mạnh và điểm yêú của công ty. Tất cả các công ty đều có điểm mạnh và điểm yếu trong kinh doanh không công ty nào mạnh hay yếu đều nhau mọi mặt. Chiến lược xây dựng trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của công ty là dựa trên sự so sánh với công ty khác trong ngành và dựa vào kết quả hoạt động của công ty. Các công ty cần xác định được điểm mạnh của mình để đưa ra quyết định của mình về việc sử dụng năng lực và khả năng của mình. mặt khác, nếu không phân tích thường xuyên những điểm yếu của mình công ty không thể đương đầu với những đe doạ của môi trường một cách có hiệu quà. Để phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty ta phân tích, đánh giá các mặt chủ yếu sau đây: 1 Nguồn lực của doanh nghiệp:. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7808.doc
Tài liệu liên quan