Xây dựng và phát triển hệ thống các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong cơ chế thị trường định hướng XHCN

Lời mở đầu Gần 17 năm trước khi Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước gần như là rơi đến “đáy” của cuộc khủng khoảng : sản xuất đình đốn, lạm phát đạt đến tốc độ “phi mã” với chỉ số tăng giá bán lẻ năm 1986 là 774,7 %, đời sống của các tầng lớp dân cư hết sức khó khăn, hàng triệu người dân thiếu ăn, lòng dân không yên. Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội Vl của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã nghiê

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khắc tự phê bình về những chủ chương, chính sách sai lầm mang nặng tính giáo điều, chủ quan duy ý chí, đồng thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng khoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Nhưng khi công cuộc đổi mới vừa thực hiện được mấy năm, thì trên thế giới liên tiếp xảy ra những biến động lớn với sự xụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô. Khoảng 80% ttoongr kim ngạch nhập khẩu và 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, cùng nhiều chương trình hợp tác liên doanh với các nước đó hầu như đổ vỡ hoàn toàn. Thêm vào đó, Mỹ vẫn khéo dài chính sách cấm vận về kinh tế và thương mại chống Việt Nam (cho đến đầu năm 1994), gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển bình thường của nước ta. Nhưng chính trong khó khăn, nhiều sáng tạo của nhân dân đã xuất hiện, trí tuệ của những nhà hoặch định chính sách quốc gia và các nhà khoa học đã được khơi dậy. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của quần chúng, đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, Đại hội Vll (6-1991), rồi Đại hội Vlll (6-1996) và đến Đại hội lX của Đảng và những hội nghị ban chấp hành TW giữa các kỳ đại hội đã không ngừng tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội Vl khởi xướng. Các quan điểm của Đảng đã được thể chế hoá thành hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoặch, chương trình, dự án cụ đưa vào cuộc sống. Trong các vấn đề đó có việc phát triển hệ thống doanh nghiệp, đó là vấn đề cho việc tăng trưởng kinh tế cho đất nước, phải kể đến là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đó là điều tất yếu của bất cứ nền kinh tế nào.  Phần 1: Lý do viết bài. ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay quốc gia đang phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Các chính phủ đều rất quan tâm đẩy mạnh phát triển DNVVN thông qua việc đưa ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đối với các DNVVN. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là một nội dung quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Là một quốc gia đang phát triển, nghèo nàn, lạc hậu, hơn 80% dân số sống ở nông thôn,diện tích đất đai bình quân đầu người quá thấp, lao động nhàn rỗi và dư thừa nhiều, thì sự nghiệp công nghiệp hoá phải đi từ khu vực nông thôn và thông qua việc xúc tiến phát triển mạnh các DNVVN. phần 2 : Nội dung vai trò và vị trí của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với việc khắc phục hậu quả của thiên tai, Việt Nam phải lo chống chọi với cơn bão kinh tế-tài chính của châu á và thế giới đó là vấn đề còn lo ngại hơn nhiều. Bài học cay đắng của cuộc khủng khoảng tài chính-tiền tệ khiến cho nhiều nhà kinh tế cảm nhận rõ hơn về tính dễ tổn thương về tài chính và ngân hàng đã phản ánh tình trạng loạn năng của hệ thống ngân hàng sinh sôi nảy nở quá nhiều, bị phì đại và hoại tử, đã tích luỹ lại những khoản tín dụng quá dễ dãi và những giấy nợ không chắc chắn dạt đến một khối lượng khổng lồ, cuộc khủng khoảng đã kéo theo sự sụp đổ của từ 30% đến 60% những đồng tiền quốc gia và chỉ số chứng khoán. Nhưng điều đáng nói hơn là chính cuộc khủng khoảng này ở châu á đã vượt quá những khía cạnh cổ điển của những cuộc khủng khoảng thị trường. Đây là một cuộc khủng khoảng kinh tế ngay trong cấu trúc của nó, sâu xắc và nan truyền dần dần ra khắp hành tinh với những hậu quả khác nhau tuỳ theo các khu vực và các quốc gia khác nhau, căn cứ vào việc hội nhập của họ và nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam phải chăng là một điều may mắn, chịu ảnh hưởng ít hơn của cuộc khủng khoảng nói trên so với nhiều nước trong khu vực. Theo David O.Dapice, Viện nghiên cứu phát triển quốc tế Harvard (Mỹ), có thể giải thích điều này theo nhiều cách : đồng tiền của Việt Nam không có khả năng chuyển đổi nên khó có hiện tượng đầu tư tiền tệ theo hướng xấu. Thu nhập bình quân theo đầu người thấp nên có sức đẩy mạnh hơn về phía tăng trưởng. Công nghiệp hoá thay thế hàng hoá nhập khẩu vẫn còn đang ở giai đoạn đầu, không nhạy cảm với biến động về cầu từ bên ngoài, chừng nào vẵn còn nguồn vốn nước ngoài để bù lại mức tiết kiệm thấp trong nước. Tuy vậy David O.Dapice vẫn cảnh báo rằng ảnh hưởng chính của cuộc khủng khoảng châu á không phải đã tránh không đến Việt Nam mà chỉ là đến chậm hơn. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cảm nhận được ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng đó đến Việt Nam rõ nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư của nước ngoài và sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Trong tình hình đó, những yếu kém của nền kinh tế, đặc biệt là năng suất lao động và sức cạnh tranh của hàng hoá, ngày càng bộc nộ. Sự ảnh hưởng đó làm cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng phải tiến hành đổi mới từng bước và phát triển. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được khởi động để cứu đất nước ra khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế-xã hội trầm trọng và kéo dài cuối những năm 70 và đầu những năm 80. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng khoảng đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm, song điều dễ thấy hơn cả là sự sụp đổ của mô hình kế hoặch hoá tập trung và bao cấp của nền kinh tế chỉ chấp nhận hai hình thức sở hữu: tập thể và toàn dân, tự cô lập mình với thế giới năng động và dồn dập biến đổi của khu vực và toàn cầu. Việc chấp nhận cơ chế thị trường của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tức là chấp nhận nhiều hình thức sở hữu, đã thật sự tạo ra động lực của công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ sụp đổ. Chấp nhận nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường, đó chính là điểm nút tháo gỡ tình hình, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong gần 17 năm qua. Cũng từ điểm nút ấy, xoay quanh điểm nút ấy, cuộc đấu tranh cho cái mới phát triển chống lại cái cũ lỗi thời đang làm chậm sự phát triển là một cuộc đấu tranh phức tạp, dai dẳng và đầy thử thách. Vấn đề xác lập vai trò DNVVN trong nền kinh tế cũng không nằm ngoài cuộc đấu tranh phức tạp đó. Trong chiều sâu của lịch sử xã hội Việt Nam, một xã hội nông nghiệp, nhà doanh nghiệp vốn không được coi trọng. Tâm lý trọng nông, ức thương có cội rễ từ trong lòng xã hội nông nghiệp trồng lúa nước. Thương nhân ở vị trí thấp nhất trong bậc thang xã hội: sĩ nông công thương, mặc dù người ta vẫn phải cho rằng “phi thương bất phú”. ấy thế nhưng, trong xã hội tiểu nông, một nền thương nghiệp đích thực chưa đủ điều kiện để khẳng định vị trí của nó. Một khi mà năng xuất của nền canh tác nông nghiệp còn quá thấp, “tay làm hàm nhai”, chưa có hàng hoá thặng dư, thì trong những chặng đường dài của lịch sử,nghề nông, trồng lúa, nghề tiểu thủ công làm ra vật liệu tiêu dùng và sản xuất, nghề buôn bán nhỏ vẫn chỉ quanh quẩn trong cái làng tiểu nông, vươn ra xa hơn chút là cái chợ tổng, chợ huyện họp theo phiên. Với sự chi phối của quan điểm “nông vi bản”, hộ gia đình tiểu nông thường là nông công thương kết hợp, thì nông vẫn là chủ đạo, tiểu thủ công làm ra vật dụng trong thời gian nông nhàn và thương nghiệp chỉ là nghề “chạy chợ” kiếm thêm thu nhập dành cho phụ nữ. Tuy vậy, chợ quê cũng là nơi thu hút các sản phẩm nông nghiệp và nghề phụ do hộ tiểu nông trực tiếp sản xuất, mang ra chợ để bán và cũng để mua. Trên cái nền kinh tế tiểu nông ấy, những ảnh hưởng của hệ tư tưởng nho giáo đã làm đậm nét thêm tâm lý trọng nông, ức thương, miệt thị thương nhân trong việc đề cao chữ “nghĩa” đối lập với chữ “lợi”, cổ vũ cho thói ham chuộng hư danh mà ít chú tâm vào thực nghiệp. Trói chặt người nông dân vào ruộng đất, vào làng xã để đóng thuế, đi phu, đi lính để phục vụ cho nhà nước phong kiến, việc trọng nông tất yếu dẫn đến ức thương. Bởi vì, trong thực tế, thương nhân là người khó bị trói buộc nhất, cũng là lực lượng để làm xuy yếu giềng mối, kỷ cương của xã hội tiểu nông Để chống lại cái đó hệ tư tưởng của nho giáo đã tìm mọi cách hạ thấp vai trò của họ, coi buôn bán là nghề hèn hạ. Khi Việt Nam bước vào ánh hào quang của chiến thắng ngoại xâm sau năm 1954 và rồi sau năm 1975, vai trò của nhà doanh nghiệp vẫn bị miệt thị. Họ được nhắc đến khá miễn cưỡng trong một số nghĩa cử của một vài người trong “tuần lễ vàng” sau cách mạng tháng tám đã đưa tài sản của họ ra hiến cho công quỹ và cưu mang các cán bộ cách mạng và rồi sự đền bù cho nghĩa cử của họ thì quá khiêm tốn. Điều đơn giản, nhà doanh nghiệp thường được quy thành phần gắn liền với giai cấp tư sản, đối tượng cần đánh đổ trong sự nghiệp cách mạng. Những quá trình “công ty hợp doanh” cải tạo tư sản ở miền Bắc sau năm 1954 và được lắp lại ở miền Nam sau năm 1975 với chủ trương cải tạo công thương nghiệp tư doanh trên lý thuyết cũng như thực tế đã đặt nhà doanh nghiệp vào bên kia chiến tuyến trong thời bình. Mô hình kinh tế theo cơ chế kế hoặch hoá tập trung và bao cấp loại bỏ thị trường đương nhiên không thể có chỗ cho vai trò của nhà doanh nghiệp mà theo một số nhà lý luận và nhà quản lý là “hiện thân của giai cấp tư sản đang cố ngóc đầu dậy”. Cuộc khủng khoảng kinh tế và xã hội tầm trọng và kéo dài báo hiệu sự sụp đổ của mô hình đó, đã dẫn đến việc hình thành đường lối đổi mới của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò và vị trí của DNVVN trong quá công nghiệp hoá-hiện đại hoá(CNH-HĐH) đất nước trong nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam hiện nay, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong tạo công ăn việc làm và thu nhập cho dân cư. Theo thống kê của Bộ Kế hoặch và Đầu tư, hiện nay nước ta có gần 1200000 doanh nghiệp nhà nưởc trong đó DNVVN chiếm 65,9%. Chỉ tính riêng khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là 8796 doanh nghiệp thì DNVVN chiếm 33,6%. Trong 750000 cơ sở kinh doanh đăng ký theo luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân thì 94,6% số công ty TNHH và 99,4% doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ. Tỷ trọng của DNVVN theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoặch và Đầu tư đưa ra trên báo “Xã hội và gia đình” (số ra ngày 10/1/2003) là chiếm từ 29%-30% trong GDP của cả nước. Các hộ kinh doanh cá thể trong công nghiệp và thương mại đã thu hút được trên 8,5 triệu người chiếm khoảng 13% tổng số lao động của khu vực này. ở khu vực nông thôn, các hộ tiểu thủ công nghiệp và các hộ sản xuất nghề phụ đã tạo ra khoảng 5,6-5,7 triệu việc làm cho người lao động. Riêng về kinh tế hợp tác, hình thức này đã tạo ra gần 10 triệu lao động. Như vậy mô hình DNVVN đặc biệt có ý nghĩa trong những ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công … đồng thời đây cũng là mô hình làm ăn có hiệu quả nhờ vào chi phí thấp, đầu tư ban đầu nhỏ. Trong 125 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện-điện tử, DNVVN chiếm tới 75%, chưa kể đến nhiều doanh nghiệp thuộc một số ngành bổ trợ. Ngoài ra các DNVVN có mặt trong nhiều lĩnh vực công, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ khác như sửa chữa ô tô, sản xuất phụ tùng thay thế cho cơ khí nông nghiệp, máy xây dựng, phụ tùng xe hai bánh, hàng may mặc, đồ nội thất, hoá nhựa… hiện trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại các DNVVN các cán bộ quản trị doanh nghiệp đều trưởng thành từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm từ bạn hàng, chỉ một lượng nhỏ được đào tạo qua các trường lớp chính quy về quản trị doanh nghiệp và quản lý kinh tế. Đứng trước tình hình thực tế như vậy, lực lượng quản lý tại các doanh nghiệp này có nhu cầu lớn về đào tạo. Chưa kể lực lượng lao động của các doanh nghiệp này hầu như không đào tạo gắn hạn ra làm thợ tình trạng này đã gây không ít khó khăn cho các DNVVN hiện nay. Trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và thị trường là những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nhưng DNVVN khó có khả năng đầu tư công nghệ hiện đại đồng thời việc tái đầu tư vào nâng cao công nghệ lại càng khó khăn. Do vậy mà chất lượng sản phẩm thấp, tính cạnh tranh của sản phẩm không cao dẫn đến thị trường tiêu thụ chỉ bó hẹp trong địa bàn chật hẹp sức mua thấp. Chính các nguyên nhân này mà DNVVN không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, một số DNVVN vẫn có khả năng vươn lên và có khả năng tham gia xuất khẩu, nhưng thực tế họ đã không tự mình tìm được khách hàng, kết quả là sản phẩm của họ hiện được xuất khẩu sang nhiều nước song đều phải qua các công ty thương mại nước ngoài. Do vậy tình trạng bị ép giá là không thể tránh khỏi, điềy này gây thiệt hại đáng kể cho loại hình doanh nghiệp này. Thực tế trong những năm qua cho thấy một số các sản phẩm xuất khẩu theo hạn ngạch các công ty tư nhân đã được tham gia đấu thầu hạn ngạch song các DNVVN với số vốn ít và chưa nhiều kinh nghiệm nên khó có khả năng thắng thầu, mà ngay cả khi có khách hàng nhập khẩu các DNVVN vẫn khó khăn trong việc tìm nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Tình trạng thiếu vốn là nghiêm trọng và đáng lo ngại, nếu như vốn lưu động của DNVVN chỉ đạt 20% so với nhu cầu, thì vốn đăng ký của hàng vạn DNVVN chỉ vẻn vẹn 17 tỷ đồng. Đa số các DNVVN hiện không có đủ điều kiện thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng để vay vốn, tỷ trọng vốn ngân hàng của DNVVN chỉ chiếm 20% nhu cầu vốn hoạt động. Nhìn chung các DNVVN đều dựa vào nguồn vốn tự có là chính hoặc huy động vốn từ người thân, người quen… việc các DNVVN không sử dụng được nguồn vốn tín dụng là hạn chế lớn nhất với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Trình độ công nghệ, trang thiết bị máy vừa cũ, vừa lạc hậu không đồng bộ đã hạn chế lớn khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ở nước ta. Lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề được đào tạo còn quá ít, hạn chế cả về trình độ hiểu biết lại biến động nên việc quản lý và sử dụng lao động ở các DNVVN vô cùng khó khăn, cộng với đội ngũ cán bộ thiếu kỹ năng quản lý dẫn đến hiệu quả hoạt động của do DNVVN không cao, năng suất lao động thấp, thu nhập không ổn định. Các chính sách vĩ mô và vi mô nhằm hỗ trợ các DNVVN còn hạn chế, nặng về hình thức, thiếu hướng dẫn cụ thể như chính sách đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. chính sách vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Các hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn về mặt hàng, khách hàng, thị trường, công nghệ, thiết bị, luật pháp, thông lệ quốc tế về kinh doanh…hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu của các DNVVN. Những khó khăn phiền toái đối với các DNVVN xung quanh các thủ tục về thuế, hải quan, nhà đất… vẫn còn là lỗi lo lắng, băn khoăn của các doanh nghiệp hiện nay. Còn một trở ngại đáng kể cho các DNVVN đó là các doanh nghiệp này chưa có đủ các kiến thức và thông tin cần thiết về ký hợp đồng và giao dịch theo thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, điều này dẫn đến các DNVVN phải mất chi phí cao cho các chuyên gia hoặc cho các nhà tư vấn nước ngoài, và những khoản chi phí này chắc chắn lại cộng vào chi phí xuất khẩu. Xét về mặt hiệu quả kinh tế. Phát triển các DNVVN cùng với các doanh nghiệp hiện đại quy mô lớn là một trong nhiều phương sách tốt nhằm nâng cao hơn việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất, do đó nâng cao sản lượng, thu nhập thực tế và mức sống. Tuy nhiên cần thấy rằng trong thực tế, phần lớn các DNVVN ở nước ta không đạt được mức hiệu quả kinh tế xét theo tiêu chuẩn của công nghiệp hiện đại. Khi hoạt động dưới dạng thủ công và gia đình, các DNVVN này thường chỉ sử dụng những kỹ thuật lạc hậu và sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, khó cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay. Ngược lại có một số DNVVN hoạt động có hiệu quả. Do lợi thế quy mô nhỏ và vừa nên chúng rất linh động trong hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, có mối quan hệ gắn bó với người lao động và với khách hàng, cũng như không cần đến một bộ máy tổ choc cồng kềnh, không đòi hỏi phải có các nhà quản trị được huấn luyện chuyên môn cao, do đó cắt giảm đáng kể các khoản chi phí chung Điều này cho thấy các DNVVN có thể đạt hiệu quả hoạt động cao, nếu chúng ta giải quyết được các lực cản ở cả hai mặt vi mô và vĩ mô. ở tầm vĩ mô, các DNVVN cần lựa chọn đúng sản phẩm và quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Về mặt quản lý vĩ mô, nhà nước cần xây dựng các định chế dịch vụ hỗ trợ các DNVVN về vốn tín dụng, về thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội thị trường cho các DNVVN đang hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, nhà nước cần thực hiện bước chuyển đổi rất cơ bản đối với các doanh nghiệp này. Thay vì là người cạnh tranh đầy thua thiệt với các doanh nghiệp lớn, nhà nước cần có các chính sách biến chúng trở thành người trợ thu, thành các xí nghiệp vệ tinh hay nhà cung cấp các dịch vụ hiện đại cho các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế. Liên kết giữa các DNVVN với doanh nghiệp lớn nhằm nâng cao hiệu xuất của hệ thống công nghiệp. Thực tiễn phát triển kinh tế của các nước cho thấy rằng một nền kinh tế sản xuất hiện đại sẽ không hoàn chỉnh và không hiệu quả, nếu chúng không có các doanh nghiệp lớn lẫn những DNVVN. Trong cơ cấu sản xuất của mình, các doanh nghiệp lớn ở nước ta thường hay đảm đương hay tiến hành luôn những hoạt động phụ thuộc. Chẳng hạn thành lập đội vận tải, đội xây dựng cơ bản … các hoạt động này làm tăng chi phí cố định, do đó làm giảm hiệu quả kinh tế so với các doanh nghiệp tương tửơ các nước phát triển. ở các nước phát triển, các doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng dịch vụ do các DNVVN mang lại. Ngoài ra các DNVVN sẽ có thể cung cấp các chi tiết hay phụ tùng với giá rẻ hơn là doanh nghiệp lớn tự làm. Mối liên kết này diễn ra theo hai chiều, theo hướng là, những doanh nghiệp lớn cung cấp nguyên liệu, nguyên liệu sơ chế, thành phẩm để phân phối và lặp đặt, máy móc, công cụ, các loại thiết bị. Các DNVVN có thể thầu xây dựng các cơ sở sản xuất và trang bị, cung cấp thiết bị, chế tạo các bộ phận đơn giản hay chế tạo các thiết bị gắn sẵn trong các sản phẩm công nghiệp, cung cấp các dịch vụ côngt nghiệp như lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và các dịch vụ khác hoặc cùng nhau hợp tác sản xuất : các doanh nghiệp lớn sản xuất hàng tiêu dùng hay tư liệu sản xuất đến một công đoạn nào đó, các công đoạn còn lại sẽ dành cho các DNVVN(khâu hoàn thiện sản phẩm, dị biến hoá sản phẩm theo yêu cầu riêng…) hay doinh nghiệp lớn tập trung vào sản xuất hàng loạt giống nhau, còn các DNVVN nhằm vào việc cá biệt hoá sản phẩm đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của những phần khúc thị trường nhỏ. Khi hoạt động tích cực, lành mạnh, một trong những đóng góp quan trọng của khu vực DNVVN là phát triển nhân tố con người. Các DNVVN chẳng những cung cấp sản phẩm cho nền kinh tế, mà còn tác động như một vườn ươm tài năng kinh doanh và tài năng quản trị, một yếu tố đang thiếu thốn nghiêm trọng nơi các nước đang phát triển, đặc biệt là ở nước ta. Một khi nhà nước thiết lập được các khung định chế hỗ trợ hữu hiệu tư vấn kỹ thuật, vốn tín dụng, kỹ năng quản trị… để giúp các DNVVN phát triển vững chắc, và một khi tạo lập được sân chơi cạnh tranh bình đẳng, khu vực DNVVN sẽ là nơi sản sinh ra các nhà doanh nghiệp và nhà quản lý tài năng, như lịch sử phát triển kinh tế các nước đã chứng tỏ. Các chủ DNVVN sẽ trở thành những chủ doanh nghiệp hay nhà công nghiệp lớn và sẽ đảm đương những vị trí xã hội quan trọng. Họ đã được tôi luyện theo một trình tự từ giản đơn đến phức tạp, từ thủ công hay bán thủ công sang hiện đại, từ thị trường trong nước đên thị trường nước ngoài, do đó kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh của họ là vốn quý chop nền kinh tế nói chung. Cố nhiên, trong thời hiện đại, có những ngành phải khởi đầu ngay bằng quy mô lớn, như luyện thép, xi măng, đóng tàu… nhưng các nhà kinh doanh năng động và các nhà quản trị nhiều tài năng của DNVVN vẫn là những nhân tố bổ sung cực kỳ quan trọng cho toàn cảnh của bức tranh công nghiệp hoá và sự phát triển đất nước. DNVVN và vấn đề cấu tạo vốn. Trong khu vực các DNVVN hoạt động mạnh mẽ từng bước hiện đại hoá, và tăng trưởng ta không nên xem nhẹ yếu tố cấu tạo vốn con người. Đây là trường học tinh thần kinh doanh, giúp sản sinh ra những con người suy nghĩ cách đầu tư vốn sao cho có hiệu quả nhất. Các DNVVN có thể cung cấp kinh nghiệm vừa học vừa làm cho nhiều người hơn, thuộc nhiều tầng lớp xã hội hơn là các doanh nghiệp lớn. Do đó một trong những điểm quan trọng của chính sách hỗ trợ DNVVN là tạo cho các nhà DNVVN có cơ hội học tập. Ngoài ra các DNVVN cũng góp phần hình thành nguồn vốn vật chất. Nguồn vốn này có thể là quỹ riêng của chủ doanh nghiệp, các khoản thu nhập được dành để tái đầu tư, hay các khoản vay mượn từ người thân, bạn bè. Phần lớn vốn của các DNVVN không phải là vốn huy động thông qua các định chế tiết kiệm truyền thống, mà là những khoản tiết kiệm trực tiếp được chủ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp. Nếu không có động lực kích thích đối với chủ DNVVN nguồn vốn này không bao giờ biến thành nguồn vốn sản xuất. Nơi các quốc gia có các định chế trung gian về tài chính, tiền tệ phát triển ở mức cao. Vai trò của nguồn vốn này có thể nhỏ bé. Nhưng nơi những quốc gia mà các định chế này đang còn non trẻ và yếu kém, như ở nước ta nguồn vốn vật chất này cực kỳ quan trọng. DNVVN trong vấn đề tiết kiệm vốn, trong các nước đang phát triển, vốn là nguồn lực khan hiếm nghiêm trọng. Do đó yêu cầu tiết kiệm vốn là một trong những yêu cầu hàng đầu. Trong quá trình góp phần tiến lên công nghiệp hoá đất nước, các DNVVN có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình với việc tiết kiệm vốn, nghĩa là phát triển lên. sản xuất được nhiều hàng hoá hơn, và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Không phải tất cả các DNVVN đều tiết kiệm được vốn. Một số DNVVN sử dụng nhiều lao động đồng thời lại trang bị nhiều máy móc do việc sản xuất sản phẩm và quy trình kỹ thuật bắt buộc, do đó không tiết kiệm được vốn. Một số doanh nghiệp khác trang bị những máy móc thiết bị không hoạt động đồng đều, không hiệu quả, kiến cho chi phí về máy móc trong giá thành sản phẩm cao, cũng không phải là doanh nghiệp tiết kiệm được vốn. Ngược lại những DNVVN có những nhà máy nhỏ, có thời gian hoạt động gắn hơn những doanh nghiệp lớn, có thể đưa vào sản xuất sớm hơn, không để xảy ra tình trạng máy móc thiết bị nhàn rỗi. Ngoài ra những DNVVN có thể sử dụng máy móc thiết bị không đồng bộ, hay mua lại máy móc đã qua sử dụng, do đó chúng có khả năng tiết kiệm vốn. Thêm vào đó nếu các DNVVN có lỡ ra quyết định sai lầm về mục đích sản xuất, thời điểm và địa điểm sản xuất, phương thức sản xuất thì sai lầm này cũng không trả giá đắt như các doanh nghiệp lớn. Một doanh nghiệp lớn quyết định sai lầm tronng các lĩnh vực trên có thể dẫn đến lãng phí hàng trăm tỉ, thậm trí hàng nghìn tỉ đồng vốn. Trong khi đó các DNVVN do chỉ đầu tư vốn tăng dần từng bước, nên dễ phát hiện sớm các sai lầm, không phải trả giá đắt. DNVVN trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm. trong thập niên vừa qua, các số thống kê của nước ta cho thấy các doanh nghiệp lớn đã không thu hút thêm được lao động, do hậu quả của việc giải thể, xác nhập của quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Chỉ khu vực tư nhân (tuyệt đại đa số là các DNVVN) đã thu hút thêm lao động xã hội, góp phần giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao ở nước ta. Phân bố quá trình phát triển công nghiệp rộng khắp về mặt địa lý. Các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố giữa các vùng với nhau, cũng như bên trong vùng. Tuy nhiên các DNVVN chỉ là một trong những thành tố chiến lược phân bố công nghiệp theo địa bàn, lãnh thổ, và thường chúng không phải là thành tố quan trọng. Trong quá trình phát triển công nghiệp hoá nông thôn của nước ta sẽ là thoát ly thực tế nếu chỉ nhấn mạnh đến những địa bàn thuần tuý nông thôn để bắt đầu xây dựng các DNVVN vì ở đấy chưa đủ các điều kiện cơ bản về hạ tầng cơ sở. Do đó trong điều kiện hiện tại của nước ta, nên chú ý phân bố các DNVVN ở các khu thị trấn nằm ở vị trí trung gian giữa các khu đô thị lớn và các khu nông nghiệp kém phát triển, sau đó theo thời gian mới phát triển loang dần sang các khu nông thôn và vùng sâu vùng xa. Sự cần thiết khách quan phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá ở việt nam. Các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ có những lợi thế. Chúng gắn liền với các công nghệ trung gian, là cầu lối giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Qui mô nhỏ có tính năng động, linh hoạt, tự do sáng tạo trong kinh doanh. Các DNVVN dễ dàng và nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Chỉ cần lượng vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh. DNVVN có tỷ suất vốn đầu tư trên lao động thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn, cho nen chúng có hiệu suất lao động cao hơn. hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNVVN gọn nhẹ, linh hoạt, công tác điều hành mang tính trực tiếp. Quan hệ giữa những người lao độngvà người quản lý trong các DNVVN khá chặt chẽ, sự đình trễ, thua lỗ, phá sản của các DNVVN có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây lên khủng khoảng kinh tế-xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng khoảng kinh tế dây chuyền. Bên cạnh những lợi thế quan trọng, DNVVN cũng có những bất lợi so với doanh nghiệp lớn, như nguồn vốn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc hậu. Khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thị của các DNVVN bị hạn chế rất nhiều, trình độ quản lý bị hạn chế. Các DNVVN có năng suất lao động và sức cạnh tranh kinh tế thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Vai trò và tác động kinh tế-xã hội của DNVVN rất lớn. Có vị trí quan trọng ở chỗ, chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. ở hầu hết các nước, số lượng các DNVVN chiếm khoảng trên dưới 90% tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng số lượng các DNVVN nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê về số lượng các doanh nghiệp Việt Nam một cách chính thức, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, các DNVVN Việt Nam cũng chiếm khoảng 80-90% tổng số doanh nghiệp. Các DNVVN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng trên dưới 50% GDP ở mỗi nước, ở Việt Nam, theo đánh giá của viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, thì hiện nay, khu vực DNVVN của cả nước chiếm khoảng 29-30% GDP. Tác động lớn nhất đến kinh tế-xã hội của các DNVVN là giải quyết một số lượng lớn chỗ việc làm cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, thì khu vực này vượt trội hơn hẳn các khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. ở hầu hết các nước, DNVVN tạo việc làm cho khoảng từ 70-80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt trong nhiều thời kỳ, các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thi khu vực DNVVN lại thu hút thêm lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. ở Việt Nam, cũng theo đánh giá của viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, thì số lao động của các DNVVN trong các lĩnh vực phi nông nghiệp hiện có khoảng hơn 9 triệu người, chiếm tới khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động trong cả nước. DNVVN góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Do lợi thế của qui mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mền dẻo, hoà nhịp với đòi hỏi uyển chuyển của nền kinh tế thị trường, cho nên các DNVVN có vai trò to lớn góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Khu vực DNVVN thu hút được khá nhiều vốn ở trong dân, do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào các ngõ ngách, bản làng và yêu cầu vốn ban đầu số lượng không nhiều, cho nên các DNVVN có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh và hình thành khu vực “mồi” cho việc thực hiện có kết quả vấn đề huy động vốn của dân cư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Các DNVVN có vai trò to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại-dịch vụ phát triển. Sự phát triển của các DNVVN ở thành thị cũng góp phần làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Các DNVVN góp phần đáng kể vào việc thực hiện đô thị hoá phi tập trung và thực hiện được phương châm “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn sẽ thu hút những người lao động thiếu hoặc chưa có việc làm và có thể thu hút số lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoặt động sản xuất kinh doanh, rút dần lực lượng lao động làm nông nghiệp chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ, nhưng vẫn sống ngay tại quê hương bản quán, không phải di chuyển đi xa, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Đồng hành với nó là diễn ra xu hướng hình thành những khu vực khá tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ nhỏ ngay ở nông thôn, tiến dần lên hình thành những thị tứ, thị trấn, là hình thành các đô thị nhỏ đan xen giữa những làng quê, là quá trình đô thị hoá phi tập trung. Các DNVVN là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo rèn luyện các nhà doanh nghiệp. Kinh doanh qui mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu kinh doanh từ qui mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh qui mô vừa và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp sẽ trưởng thành lên thành các nhà doanh nghiệp lớn tài ba, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển. Các tài năng kinh doanh sẽ được ươm mầm từ trong các DNVVN. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của DNVVN. Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn lièn với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Giai đoạn tiền sử (C.Mác gọi là sản xuất hàng hoá giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ. Người sản xuất hàng hoá vừa là người chủ sở hữu các tư liệu sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người điều khiển công việc, vừa là người trực tiếp mang sản phẩm c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34607.doc