Xây dựng Website quản lý công việc tại Trung tâm VASC E-CS thuộc Công ty phát triển phần mềm VASC

LỜI NÓI ĐẦU Sau thời gian thực tập tại Trung tâm VASC E-CS thuộc Công ty phát triển phần mềm VASC em đã thu được nhiều kiến thức thực tế, bổ sung cho vốn kiến thức của bản thân đã tiếp thu trong học tập. Đặc biệt các cán bộ và nhân viên của Trung tâm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em áp dụng những kiến thức đã học áp dụng vào hoạt động thực tiễn của Trung tâm. Qua tìm hiểu thực tế hoạt động của Trung tâm, yêu cầu của cán bộ phụ trách Trung tâm và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, em đã nghiên

doc118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng Website quản lý công việc tại Trung tâm VASC E-CS thuộc Công ty phát triển phần mềm VASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu và thực hiện đề tài: Xây dựng Website Quản lý công việc tại Trung tâm VASC E-CS. Đề tài được triển khai dựa trên công nghệ xây dựng trang web động ASP.Net, sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual C#, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000. Hệ thống thông tin Quản lý công việc được xây dựng có ý nghĩa thực tế đối với Trung tâm VASC E-CS, nhằm trợ giúp cấp lãnh đạo trong việc đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên Trung tâm, giảm thời gian cho việc lập báo cáo công tác hàng tuần của cán bộ, nhân viên Trung tâm so với khi chưa có hệ thống. Đối với các nhân viên, hệ thống trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch công tác, ghi nhật ký công việc và lập báo cáo công việc hàng tuần cũng như tự theo dõi, đánh giá năng lực bản thân để tự nghiên cứu học hỏi nâng cao trình độ. Đối với người quản lý, hệ thống sẽ trợ giúp họ trong việc quản lý, nắm bắt và đánh giá tình hình thực hiện công việc của các nhân viên, từ đó trợ giúp người quản lý ra những quyết định tác nghiệp đúng đắn đối với người lao động như: khen thưởng, kỉ luật, tăng lương hay thuyên chuyển vị trí công tác... Cấu trúc chuyên đề thực tập gồm có 3 chương: Chương I: Trình bày các vấn đề tổng quan về Trung tâm VASC E-CS, về đề tài nghiên cứu, các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài. Chương II: Trình bày phương pháp luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài:giới thiệu về dịch vụ World Wide Web, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000, công nghệ Microsoft .NET, ASP.NET và ngôn ngữ lập trình Visual C#.NET. Chương III: Trình bày các kết quả: phân tích hệ thống, thiết kế lô gíc, thiết kế vật lý và các kết quả thử nghiệm. Cuối cùng em xin cảm ơn TS. Cao Đình Thi giáo viên hướng dẫn, kĩ sư Phạm Ngọc Minh, kĩ sư Hoàng Minh cán bộ Trung tâm VASC E-CS và các cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Hà Nội - 2003 Sinh viên Nguyễn Trung Kiên. Mục Lục Trang CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VASC E-CS. Công ty Phát triển phần mềm VASC là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (Vietnam Posts and Telecommunications Corp – VNPT), tiền thân là Trung tâm dịch vụ gia tăng giá trị, thành lập ngày 19/12/19997. Hiện nay, bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty gồm có : Trung tâm phát triển hệ thống thông tin, Trung tâm VASC Orient, Trung tâm VASC E-CS, Trung tâm phần mềm bưu điện và Nhóm M – Commerce. Sau thời gian thực tập tại Trung tâm VASC E-CS, bản thân em đã tìm hiểu được nhiều vấn đề thực tế ở Trung tâm. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM VASC E-CS. Hiện tại, Trung tâm VASC E-CS có những chức năng nhiệm vụ sau: Nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC CA (Dịch vụ Chứng chỉ số). Xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ Chứng chỉ số, cung cấp giải pháp an toàn và bảo mật thông tin trên cơ sở giải pháp VASC CA. Nghiên cứu và phát triển giải pháp VASC Payment (Dịch vụ thanh toán trực tuyến). Xây dựng mô hình và tổ chức kinh doanh Dịch vụ thanh toán trực tuyến trên cơ sở sản phẩm và giải pháp VASC Payment. Nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC E-CS (Dịch vụ khách hàng trực tuyến). Xây dựng mô hình và tổ chức kinh doanh Dịch vụ khách hàng trực tuyến cho Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), cung cấp giải pháp và dịch vụ khách hàng trực tuyến trên cơ sở giải pháp và sản phẩm VASC E-CS. Nghiên cứu, phát triển hệ thống và tổ chức kinh doanh dịch vụ Truongthi.com ( Luyện thi trực tuyến) trên cơ sở hợp tác với công ty TMC. Xây dựng, quản lý hệ thống VASC CRM (Hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng) cho công ty. Kinh doanh (cung cấp giải pháp và sản phẩm) VASC CRM cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Phát triển các giải pháp, sản phẩm phần mềm theo yêu cầu của công ty và theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hỗ trợ kỹ thuật và quản lý mạng lưới tại khối văn phòng công ty. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRUNG TÂM VASC E-CS Bộ máy tổ chức trung tâm VASC E-CS được xây dựng gồm bộ máy lãnh đạo và các tổ phân công cơ bản theo các sản phẩm/dự án cụ thể sau: Bộ máy lãnh đạo gồm giám đốc và các phó giám đốc trung tâm thực hiện quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trung tâm. Tổ Hành chính - Quản lý có chức năng giúp lãnh đạo trung tâm trong các công tác hành chính, nhân sự, quản lý hoạt động của trung tâm: Tiếp nhận, xử lý và quản lý công tác văn thư, công văn của Trung tâm. Tổ chức thực hiện và quản lý công tác thông tin báo cáo phục vụ lãnh đạo Trung tâm. Quản lý công tác tài chính kế toán, quản lý các quỹ thuộc phạm vi trung tâm. Hỗ trợ và phục vụ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quan hệ với đối tác và khách hàng. Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quản lý sản phẩm /dự án, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn của các tổ sản xuất. Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quản lý và phân bổ sử dụng tài nguyên thiết bị kỹ thuật của Trung tâm. Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quản lý phân công sử dụng nhân lực của Trung tâm. Tổ CA là tổ sản xuất, đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC CA và các nhiệm vụ chức năng khác có liên quan: Nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC CA. Xây dựng mô hình hoạt động và kinh doanh dịch vụ Chứng chỉ số phù hợp với công ty trong các giai đoạn cụ thể. Phối hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ Chứng chỉ số theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty với vai trò quản trị hệ thống, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. Thực hiện kinh doanh, cung cấp giải pháp và dịch vụ, đào tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Tổ Payment có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC Payment, tổ chức kinh doanh Dịch vụ thanh toán trực tuyến: Nghiên cứu, phát triển Dịch vụ thanh toán trực tuyến. Xây dựng mô hình hoạt động và phương án kinh doanh Dịch vụ thanh toán trực tuyến. Cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị tổ chức có nhu cầu. Tổ E-CS là tổ sản xuất có chức năng nghiên cứu phát triển và tổ chức kinh doanh Dịch vụ khách hàng trực tuyến cho Tổng công ty: Nghiên cứu, phát triển Dịch vụ khách hàng trực tuyến. Xây dựng mô hình hoạt động và phương án kinh doanh Dịch vụ khách hàng trực tuyến cho Tổng công ty. Cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị tổ chức có nhu cầu. Tổ Truongthi là tổ sản xuất, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển và điều hành kinh doanh dịch vụ Luyện thi trực tuyến (Truongthi.com). Nghiên cứu, phát triển dịch vụ Luyện thi trực tuyến. Phối hợp xây dựng, tổ chức phương án kinh doanh dịch vụ Luyện thi trực tuyến với công ty TMC. Tổ chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ triển khai và phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu, phát triển hệ thống VASC CRM (Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng). Tư vấn, hỗ trợ khách hàng các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực tin học. Tổ kinh doanh thực hiện nhiệm vụ tiếp thị, kinh doanh các sản phẩm của Trung tâm, tìm kiếm đơn đặt hàng của các doanh nghiệp có nhu cầu. Phối hợp với các tổ sản xuất kinh doanh có liên quan lập dự án tham gia các dự án đấu thầu. Sơ đồ tổ chức Trung tâm VASC E-CS. Ban lãnh đạo Trung tâm Giám đốc Trung tâm Phó Giám đốc Trung tâm Tổ Hành chính - Quản lý Tổ CA Tổ Payment Tổ Trường thi Tổ E - CS Tổ Kinh doanh Tổ Chăm sóc khách hàng TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC. Hiện nay với yêu cầu của thực tiễn trong các doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nói chung, quản lý nhân sự nói chung là rất cần thiết. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất của doanh nghiệp, vì vậy quản trị nhân lực là một hoạt động quản trị phức tạp nhất trong các hoạt động quản trị kinh doanh và nó ngày càng trở lên phức tạp hơn với sự thay đổi của xã hội hiện đại, các quy định của pháp luật lao động. Mục tiêu của quản trị nhân lực là: cung cấp cho tổ chức nguồn nhân lực làm việc có hiệu suất cao, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động, khuyến khích lòng trung thành của họ đối với tổ chức. Để đạt được các mục tiêu trên, bộ phận quản trị nhân lực của doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động cơ bản sau: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: Có nghĩa là xác định nhu cầu về nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh, từ đó xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhu cầu đó. Phân tích và thiết kế công việc: Phân tích công việc nhằm xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và yêu cầu đối với người lao động cần có để thực hiện được công việc. Thiết kế công việc là chỉ ra công việc của tổ chức do một người hay nhóm thực hiện cùng với quy trình thực hiện công việc đó. Biên chế nhân lực: Đây là hoạt động tổ chức, bố trí nhân sự vào các vị trí thích hợp, bao gồm các công việc như: Thu hút, tạo nguồn nhân lực; Biên chế và định hướng lao động mới; Bố trí lại lao động như thăng tiến( về lương thưởng, quyền hạn, vị trí...), thuyên chuyển vị trí, giáng chức; Giải quyết các quan hệ lao động như về hưu, tự thôi việc, sa thải... Đánh giá sự thực hiện công việc: Là việc đánh giá có tính hệ thống và chính thức về tình hình thực hiện công việc theo định kỳ của một cá nhân hay nhóm người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn mẫu và thảo luận về kết quả đánh giá đó với từng người lao động hoặc nhóm người lao động. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng của người lao động giúp họ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ hiện tại tốt hơn. Phát triển nguồn nhân lực là định hướng và chuẩn bị cho con người theo kịp tổ chức khi nó thay đổi và phát triển trong tương lai cũng như phát triển khả năng làm việc của người lao động trong tương lai. Thù lao lao động: Là các khoản người lao động nhận được thông qua quan hệ thuê mướn lao động với doanh nghiệp gồm các khoản thù lao trực tiếp như tiền lương/ tiền công, thưởng; các khoản thù lao gián tiếp như các dịch vụ, phúc lợi: bảo hiểm, trợ cấp... Quan hệ lao động và bảo vệ lao động: Đây là hoạt động liên quan đến các mối quan hệ trước, trong và sau quá trình lao động. Để thực hiện các hoạt động trên, bộ phận quản trị nhân lực của doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của hệ thống thông tin tự động hóa. Các hệ thống thông tin này không những trợ giúp bộ phận quản trị nhân lực lưu giữ các thông tin về nhân sự và các báo cáo định kỳ mà còn giúp bộ phận này trong việc lập kế hoạch sách lược, chiến lược bằng cách cung cấp các công cụ để mô phỏng, dự báo, phân tích thống kê và các chức năng xử lý thông tin khác. Hệ thống thông tin quản trị nhân sự cũng phải gắn liền với các hệ thống thông tin phân hệ khác của doanh nghiệp như hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin sản xuất, hệ thống thông tin Marketing... tạo thành một hệ thống thông tin hợp nhất phục vụ quản trị doanh nghiệp nói chung. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực được chia thành ba mức sau: hệ thống thông tin mức tác nghiệp, hệ thống thông tin mức chiến thuật và hệ thống thông tin mức chiến lược. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức tác nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các thông tin các quản trị viên nhân lực nhằm hỗ trợ cho các quyết định nhân sự có tính thủ tục, lặp lại, như các hệ thống thông tin: hệ thống thông tin quản lý tiền lương, hệ thống thông tin quản lý vị trí làm việc, hệ thống thông tin đánh giá tình hình thực hiện công việc và con người, hệ thống thông tin báo cáo lên cấp trên...Các hệ thống này chứa các thông tin về các công việc và nhân lực của tổ chức và các quy định của chính phủ. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức chiến thuật cung cấp các thông tin cho các cán bộ quản lý các thông tin tổng hợp thống kê có tính thường kỳ, các thông tin có liên quan đến phân chia nguồn nhân lực. Các thông tin trên thường được sử dụng trong các quyết định tuyển người lao động, quyết định phân tích và thiết kế công việc, quyết định phát triển và đào tạo nhân lực. Các hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức chiến thuật gồm có hệ thống thông tin phân tích và thiết kế công việc, hệ thống thông tin đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức chiến lược cung cấp các thông tin có tính tổng quát hỗ trợ cán bộ quản lý cấp cao trong việc lập các kế hoạch chiến lược lâu dài như kế hoạch hóa nguồn nhân lực, dự báo cung cầu nguồn nhân lực. Nói chung các hệ thống thông tin này sẽ xác định các nguồn nhân lực, dự báo đặc điểm, chi phí, số lượng cho nguồn nhân lực đó cần để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp được vạch ra trong kế hoạch chiến lược. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Sau khi khảo sát tình hình thực tế ở Trung tâm VASC E-CS, cùng với yêu cầu của cán bộ phụ trách Trung tâm và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu : Xây dựng Website Quản lý công việc tại Trung tâm VASC E-CS. Mục đích của đề tài là xây dựng tại Trung tâm một hệ thống thông tin quản lý công việc hỗ trợ cấp lãnh đạo và bộ phận quản trị nhân lực trong hoạt động đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên trong Trung tâm, giúp mỗi nhân viên lập kế hoạch công tác, ghi nhật ký công việc hàng ngày. Như đã trình bày, hoạt động đánh giá sự thực hiện công việc là một trong những hoạt động cơ bản của quản trị nhân lực. Đánh giá sự thực hiện công việc được hiểu là quá trình so sánh tình hình thực hiện công việc với các yêu cầu đề ra. Việc đánh giá này có tính hệ thống và tính chính thức vì nó bao gồm có nhiều mặt, nhiều chỉ tiêu, được phê chuẩn bằng các văn bản chính thức và có sự thảo luận, trao đổi với người lao động trước khi ra quyết định đánh giá. Mục đích của đánh giá sự thực hiện công việc: Đối với tổ chức: đánh giá sự thực hiện công việc là cơ sở để đưa ra các quyết định nhân sự hợp lý. Đối với người lao động: đánh giá sự thực hiện công việc là cơ sở cung cấp các thông tin phản hồi về mức độ hoàn thành công việc, điểm mạnh, điểm yếu của người lao động để tự điều chỉnh hành vi, lập kế hoạch cho bản thân. Tầm quan trọng của đánh giá công việc: Giúp bộ phận quản trị nhân lực biết được mức độ hoàn thành chức năng. Cung cấp thông tin phản hồi , phát triển đạo đức, thay đổi hành vi người lao động trong công việc. Xây dựng nguồn thông tin nhân lực làm cơ sở cho các hoạt động khác của quản trị nhân lực: kế hoạch hóa nguồn nhân lực , phân tích thiết kế công việc, biên chế nguồn nhân lực, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động... Hệ thống đánh giá bao gồm: Các tiêu chuẩn về thực hiện công việc, cơ sở so sánh, đo lường sự thực hiện công việc và các thông tin phản hồi cho người lao động và người quản lý. Với các mục tiêu của đánh giá tình hình thực hiện công việc và tầm quan trọng của nó, hệ thống đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu như đảm bảo tính phù hợp, tính tin cậy nhất quán, các công cụ đánh giá phải được chuẩn hóa, được chấp nhận bởi cả người lao động và người quản lý, đảm bảo tính thực tiễn phản ánh đúng thực tế hoàn thành công việc. Như vậy, hệ thống thông tin quản lý công việc không chỉ cung cấp các thông tin cho các hệ thống thông tin khác mà nó cũng cần các thông tin của các hệ thống thông tin quản trị nhân lực khác. Hệ thống thông tin quản lý công việc là hệ thống thông tin mức tác nghiệp cung cấp cho quản trị viên nhân lực dữ liệu hỗ trợ cho các quyết định nhân sự có tính thủ tục, lặp lại. Đối với thực tế ở Trung tâm VASC E-CS đề tài có ý nghĩa sau: Hỗ trợ nhân viên Trung tâm trong việc lập kế hoạch công tác, ghi nhật ký và lập báo cáo công tác hàng tuần, tạo tác phong công nghiệp trong thực hiện công việc. Hỗ trợ các phụ trách tổ lập báo cáo tổng hợp hàng tuần cho các dự án nhanh và dễ dàng hơn. Giúp cán bộ quản lý đánh giá tình hình thực hiện công việc của các nhân viên thông qua các kế hoạch làm việc và báo cáo công tác của nhân viên. Hệ thống thông tin quản lý công việc cung cấp các thông tin tác nghiệp hỗ trợ cấp lãnh đạo, bộ phận quản trị nhân sự trong việc ra các quyết định nhân sự. Hệ thống cũng cung cấp cho bộ phận quản trị nhân sự các thông tin cần thiết cho việc tính tiền công, thưởng.... Giúp các nhân viên nâng cao trách nhiệm trong công việc, tự đánh giá bản thân để có phương hướng nâng cao trình độ nghề nghiệp. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Đề tài cần phải đạt các mục tiêu sau đây: Đáp ứng các yêu cầu của người quản lý là: Trợ giúp nhân viên trung tâm trong việc lập kế hoạch và báo cáo công tác hàng tuần. Trợ giúp người quản lý nắm được tình hình thực hiện công việc của nhân viên theo các dự án. Trang Web có giao diện hợp lý, dễ sử dụng, phù hợp và thân thiện với người dùng. Tính bảo mật: mỗi nhân viên đăng nhập vào hệ thống với tên đăng nhập và mật khẩu của mình. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu đề tài: Phương pháp thu thập thông tin trong giai đoạn phân tích chi tiết hệ thống: Phỏng vấn: Đây là phương pháp hiệu quả trong thu thập thông tin về hệ thống thông qua việc gặp trực tiếp những người có trách nhiệm trong thực tế. Phỏng vấn cho phép thu được các cách thức xử lý, các thông tin không được mô tả trong tài liệu; thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung có thể khó nắm bắt khi tài liệu quá nhiều. Nghiên cứu tài liệu: Cho phép nghiên cứu các vấn đề cụ thể và tỉ mỉ hơn như các vấn đề lịch sử hình thành và phát triển tổ chức, nhiệm vụ của các thành viên; trình tự thủ tục các xử lý; nội dung, hình dạng của các thông tin vào/ ra của hệ thống. Quan sát: Quan sát cho phép phân tích viên thấy được những gì không thể hiện trên tài liệu hoặc trong phỏng vấn, giúp phân tích viên thấy được các vấn đề của hệ thống một cách trực tiếp. Sử dụng các công cụ mô hình hóa: Có các công cụ mô hình hóa là sơ đồ luồng thông tin(IFD), sơ đồ luồng dữ liệu(DFD) và từ điển hệ thống. Phương pháp mô hình hóa trong thiết kế cơ sở dữ liệu: Đây là phương pháp sử dụng mô hình để biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể trong cơ sở dữ liệu lô gíc. Sau đây là các khái niệm cơ bản: Thực thể trong mô hình được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Liên kết dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. Số mức độ của liên kết giữa hai thực thể là cặp số cho biết số lần xuất của thực thể này tương tác với mỗi lần xuất của thực thể kia và ngược lại. Có các cặp số lượng liên kết: Một – Một, Một – Nhiều, Nhiều – Nhiều. Chiều của một liên kết chỉ ra số lượng các thực thể tham gia vào một liên kết.Có các loại chiều liên kết là: quan hệ một chiều là quan hệ có một thực thể trong liên kết; quan hệ hai chiều là quan hệ có hai thực thể tham gia liên kết; quan hệ nhiều chiều là quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia liên kết. Quan hệ nhiều chiều có nhiều hơn hai thực thể tham gia quan hệ, vì vậy quan hệ này thường phức tạp và mập mờ, ngườ ta thường chuyển quan hệ nhiều chiều thành dãy các quan hệ hai chiều. Các thuộc tính dùng để mô tả các đặc trưng của thực thể, có các loại thuộc tính: thuộc tính định danh, thuộc tính quan hệ, thuộc tính mô tả. Thuộc tính định danh dùng để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất của thực thể. Thuộc tính quan hệ dùng để chỉ đến một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ. Thuộc tính mô tả dùng để mô tả về quan hệ. Chuyển đổi mô hình quan hệ thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu: Quan hệ một chiều loại Một - Một: Trong trường hợp này ta chỉ cần tạo ra một bảng chung duy nhất để biểu diễn thực thể đó, khóa của bảng là định danh của thực thể, các quan hệ tồn tại giữa các lần xuất của thực thể được thể hiện bởi việc dùng lại thuộc tính định danh. Quan hệ một chiều loại Một - Nhiều: Từ loại quan hệ này ta tạo ra một bảng từ thực thể, khóa của bảng là thuộc tính định danh của thực thể, quan hệ sẽ được thể hiện bằng dùng lại thuộc tính định danh như một thuộc tính không khóa. Quan hệ một chiều loại Nhiều - Nhiều: Đối với quan hệ này ta dùng hai bảng: một bảng thể hiện thực thể, một bảng thể hiện mối quan hệ. Khóa của bảng thể hiện mối quan hệ được cấu thành từ hai định danh của hai thực thể. Quan hệ hai chiều loại Một - Một: Đối với quan hệ này ta dùng hai bảng ứng với hai thực thể. Mối quan hệ được thể hiện bằng sự trùng khóa của hai bảng. Quan hệ hai chiều loại Một - Nhiều: Trong trường hợp này ta cũng dùng hai bảng tương ứng với hai thực thể. Khóa của bảng ứng với thực thể có số mức quan hệ một được dùng như khóa quan hệ (khóa ngoại lai) trong bảng ứng với thực thể có số mức quan hệ nhiều. Quan hệ hai chiều loại Nhiều - Nhiều: Với quan hệ này ta dùng ba bảng: hai bảng ứng với hai thực thể và một bảng thể hiện mối quan hệ. Khóa của bảng mô tả quan hệ được tạo thành bởi việc ghép hai khóa định danh của hai thực thể trong quan hệ. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. Đề tài của em được thực hiện bằng kĩ thuật triển khai Web động ASP.NET, sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual C#.NET của công nghệ Microsoft.NET và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000. Sau đây em xin trình bày những vấn đề cơ bản về dịch vụ Web trên Internet và Intranet, công nghệ Microsoft .NET và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB. Internet tồn tại và ngày càng phát triển chính là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các dịch vụ trên nó như WWW, Email, Gopher, FTP... Hầu hết các dịch vụ này đều hoạt động trên mô hình client/server. DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB. Dịch vụ World Wide Web(WWW hay Web) là một dịch vụ mới và là dịch vụ có hiệu quả nhất trên Internet hiện nay. Chính WWW với các đặc trưng của nó như dễ hiểu, trực quan, sinh động đã tạo ra sự bùng nổ phát triển của Internet. Tài liệu Web được viết bằng ngôn ngữ HTML (Hyper Text Markup Language) hay là ngôn ngữ siêu văn bản, là loại ngôn ngữ giống như các văn bản bình thường nhưng có thêm các lệnh định dạng đặc biệt. Các tài liệu WWW được các máy Web Server (Máy phục vụ Web) truyền tới các máy của người dùng thông qua giao thức HTTP(Hyper Text Transfer Protocol - Giao thức truyền siêu văn bản), theo mô hình client/server. Người dùng chỉ cần có kết nối mạng Internet hoặc Intranet, dùng các trình duyệt Web(như Internet Explorer, Netscape Navigator...) là có thể truy cập các trang Web trên các Web Server. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA WORLD WIDE WEB. Mô hình hoạt động của WWW là mô hình client/server, vì vậy trước hết ta tìm hiểu về mô hình client/server. Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình dịch vụ trên mạng, chương trình này chấp nhận những yêu cầu hợp lệ từ các máy tính khác trên mạng, sau đó thi hành dịch vụ và trả lại kết quả về nơi yêu cầu. Máy tính chứa chương trình server được gọi là máy phục vụ hay là máy chủ. Chương trình gửi các yêu cầu tới máy dịch vụ và nhận kết quả của máy dịch vụ gọi là client, máy tính có chứa chương trình client gọi là máy khách. Chương trình client và server giao tiếp với nhau thông qua cổng truyền thông liên tác IPC (InterProcess Communication) theo một chuẩn giao tiếp gọi là giao thức(protocol).Như vậy sự phân biệt giữa client và server chỉ là tương đối vì một client khi gửi yêu cầu tới một server thì server này có thể yêu cầu một dịch vụ khác ở một server khác và nó lại gữ vai trò là một client. Với mô hình client/server, dữ liệu và tài nguyên được chia sẻ giữa các máy trong mạng, làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống. Mô hình client/ server ứng dụng trong dịch vụ World Wide Web được gọi là mô hình Web client/server, giao thức chuẩn được sử dụng để giao tiếp trong mô hình này là giao thức HTTP(HyperText Transfer Protocol). Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu các thành phần của mô hình này. Web client: Web client trong mô hình Web client/ server là trình duyệt web (Web browser), đây là phần mềm giao diện trực tiếp với người sử dụng. Trình duyệt Web có khả năng gửi yêu cầu thông tin đến Web server, đợi thông tin trả lời từ Web browser và hiển thị thông tin cho người sử dụng khi nhận được thông tin của Web browser. Web browser về cơ bản gồm có trình xử lý tài liệu HTML và HTTP Client dùng để lấy tài liệu HTML về máy khách. Hiện nay có nhiều trình duyệt Web khác nhau trên thị trường như: Netscape Navigator của Netscape, Internet Explorer của Microsoft, MacWeb, Viola... Các trình duyệt này ngoài các chức năng cơ bản của một trình duyệt Web, chúng còn hỗ trợ các dịch vụ Internet khác như FTP, Gopher... Web server: Web server đóng vai trò phục vụ trong dịch vụ web, đáp ứng các yêu cầu do Web browser gửi tới. Các thông tin do web server gửi tới web client các trang kết quả HTML, có thể là trang web tĩnh có sẵn trên máy chủ hoặc là các trang web động do web server tạo ra tùy theo yêu cầu của máy khách. Hiện nay có nhiều phần mềm web server của nhiều hãng như Internet Information Services(IIS) của Microsoft, Apache của Apache... Giao thức HTTP: HTTP (HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền siêu văn bản) là giao thức chuẩn dùng trong mô hình Web client/ server. Giao thức này hỗ trợ và truyền các thông tin dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh , âm thanh... theo chuẩn MIME (Multipurpose Internet Mail Extension). Cách thức hoạt động: Trình duyệt web xác định vị trí của web server thông qua một địa chỉ URL(Universal Resource Locator) và yêu cầu một trang web. Web server xác định các thông tin trình duyệt web yêu cầu, xử lý các thông tin cần thiết và trả về cho trình duyệt web trang kết quả HTML. Trình duyệt web nhận tài liệu HTML này, hiển thị cho người dùng và kết nối được kết thúc ngay sau đó. CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG WEB ĐỘNG ASP. Như đã trình bày ở trên, các thông tin trả lời của web server tới trình duyệt web là các tài liệu HTML, có thể là trang web động do web server tạo ra. Trong những ngày đầu sơ khai của web, mọi thông tin gửi tới trình duyệt của máy khách đều trong trạng thái tĩnh, có nghĩa là nội dung của trang web hiển thị trên máy khách A giống hệt trên máy khách B. Bởi vì máy chủ đơn giản chỉ lấy ra trang web đã soạn sẵn và gửi đi theo yêu cầu của người truy cập, không có bất cứ sự tương tác nào xảy ra. Dịch vụ web trở lên phổ biến hơn chính là nhờ sự góp mặt của Common Gateway Internet(CGI). CGI cung cấp một cơ cấu mà qua đó trình duyệt web có thể yêu cầu sự thi hành ứng dụng trên máy chủ, sau khi ứng dụng đã thực thi, kết quả sẽ chuyển về định dạng mà trình duyệt web có thể đọc được (dưới dạng HTML) và máy chủ gửi kết quả này tới trình duyệt người dùng. CGI đã khiến cho các trang web trở lên hữu dụng hơn, góp phần thay đổi bộ mặt của WWW từ chỗ chia sẻ thông tin một cách giản đơn đến việc có thể xử lý những thông tin đó. Để hỗ trợ cho những yếu tố kỹ thuật cho CGI, hãng Microsoft đã giới thiệu một giao diện lập trình các ứng dụng trên Internet dành cho máy chủ(còn gọi là ISAPI – Internet Server Application Programming Interface) của họ. ISAPI đã giải quyết được một trong những tính năng hạn chế nhất của CGI. Vấn đề đó là: mỗi lần nhận được yêu cầu xử lý một ứng dụng CGI của máy khách, máy chủ lại thực thi yêu cầu của ứng dụng một cách riêng lẻ, nhận thông tin xử lý rồi gửi kết quả tới máy khách truy cập. Điều này sẽ vắt kiệt tài nguyên hệ thống của máy chủ nếu có nhiều yêu cầu từ ứng dụng CGI một lúc. ISAPI đã giải quyết vấn đề này bằng cách dựa vào những thư viện liên kết động(DLL – Dynamic Link Library). Mỗi ứng dụng ISAPI đều là dạng thư viện liên kết động đơn được nhập vào cùng một vùng trong bộ nhớ ngay khi mà máy chủ nhận được yêu cầu đầu tiên cho ứng dụng này, các thư viện liên kết này sẽ được lưu tại đó, thực hiện yêu cầu của người dùng cho đến khi chúng được hoàn toàn giải phóng khỏi bộ nhớ. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng bộ nhớ, làm cho các ứng dụng ISAPI chạy nhanh hơn so với các ứng dụng CGI tương đương, bởi vì máy chủ không phải nạp và kiểm tra các ứng dụng mới mỗi khi có yêu cầu từ máy khách. ASP(Active Server Pages) là một công nghệ của Microsoft cho phép tạo ra những trang web động có khả năng giao tiếp với người dùng bằng cách lập trình bằng các ngôn ngữ kịch bản(script) ở máy chủ IIS(Internet Information Services). Mã nguồn của những chương trình này có thể viết bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình thông dụng nào như VBScript, Jscript... Sau đó chúng được được nhúng vào những thẻ(tag) đặc biệt trong HTML. Những trang web này sẽ được dịch và hiển thị từ máy chủ khi có yêu cầu từ phía người dùng. Công nghệ ASP được gói gọn trong một thư viện liên kết động là ASP.DLL. Nó nằm trong bộ nhớ và bất kỳ khi nào người sử dụng yêu cầu dùng tới một tệp có phần mở rộng là asp(*.asp) thì ASP sẽ nạp tất cả những trình biên dịch DLL cần thiết vào bộ nhớ, thực thi tất cả các mã lệnh phía máy chủ có liên quan tới Active Server Pages và trả lại kết quả dưới dạng HTML. Kết quả này sẽ được máy chủ gửi tới trình duyệt của máy khách. Việc phát triển ứng dụng trên nền ASP khá dễ dàng và thuận lợi do Microsoft đã đưa ra nhiều môi trường phát triển mở, hỗ trợ Microsoft Visual Basic, Scripting Edition... CÔNG NGHỆ MICROSOFT .NET. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MICROSOFT .NET. Đầu năm 1998, sau khi hoàn tất phiên bản thứ 4 của Internet Information Server (IIS), một đội lập trình ở Microsoft nhận thấy họ còn rất nhiều sáng kiến để kiện toàn IIS. Họ bắt đầu thiết kế một kiến trúc kĩ thuật mới dựa trên những ý đó và dự án đuợc đặt tên là Next Generation Windows Services(NGWS). Sau khi Visual Basic 6 giới thiệu vào cuối năm 1998, dự án kế tiếp mang tên Visual Studio 7 đuợc xáp nhập vào NGWS. Đến tháng 11/2000 thì Microsoft cho phát hành Beta 1 của .NET và chính thức giới thiệu Visual Studio .Net tại San Francisco, Mỹ vào ngày 13/2/2002. Định nghĩa .NET: Để bắt đầu công việc khảo sát .NET, chúng ta phải xác định rõ ranh giới công việc cần thực hiện. Vì .NET có nghĩa một nền tảng hơn là một sản phẩm đơn lẻ, cho nên có nhiều cách định nghĩa về .NET. Một cách đơn giản .NET được định nghĩa dưới dạng một khung ứng dụng (application framework). .NET cung cấp một khung cho những ứng dụng nào được xây dựng; nó xác định những ứng dụng truy nhập các hàm như thế nào qua các hệ thống và các mạng. .Net cung cấp một nền tảng mà trên đó các giải pháp và các dịch vụ Web có thể được xây dựng, một nền tảng giải phóng những sự ràng buộc và tự bản thân nó giải phóng khỏi Microsoft Windows (về mặt kĩ thuật). Nói cách khác, .NET là một cách để xây dựng các ứng dụng và các dịch vụ mà nó hoạt động không phụ thuộc vào một nền tảng (platform) nào. Đây là một cách để tạo ra các trao đổi thông tin (truyền thông) giữa những hệ thống đa dạng và các ứng dụng cũng như ._.tích hợp nhiều thiết bị vào trong việc trao đổi thông tin này. .NET gồm có hai phần: Framework và Integrated Development Environment (IDE). Framework cung cấp tất cả những gì cần thiết căn bản. Thuật ngữ Framework có nghĩa là cái Khung hay khung cảnh trong đó ta dùng những hạ tầng cơ sở theo một qui ước nhất định để công việc trôi chảy. Framework được thiết kế hoàn toàn từ con số không để dùng cho Internet. Ý định của Microsoft là xây dựng một globally distributed system(Hệ thống phân bổ toàn diện), dùng XML (chứa những databases tí hon) làm chất keo để kết hợp chức năng của những máy tính khác nhau trong cùng một tổ chức hay trên khắp thế giới. Những những máy tính này có thể là Servers, Desktop, Notebook hay Pocket Computers, đều có thể chạy cùng một phần mềm dựa trên một nền duy nhất, độc lập với phần cứng và ngôn ngữ lập trình. Còn Integrated Development Environment (IDE- Môi trường tích hợp) cung cấp một môi trường giúp ta triển khai dễ dàng, nhanh chóng hơn. Framework là phần quan trọng nhất, còn IDE là một công cụ gắn lên phía trên Framework. Trong .NET, C# và VB.NET đều dùng cùng một IDE. Mô hình cấu trúc của Microsoft .NET Framework. Web Services Web Forms ASP.NET Application Services ASP.NET Windows Application Services Drawing Controls Windows Forms .NET Framework Base Classes(Các lớp cơ bản của .NET Framework) v.v... I/O Diagnostics Threading Sercurity XML NET ADO.NET Common Language Runtime(Thi hành ngôn ngữ chung) Lifecycle Monitering Common Type System Memory Management Trong hình trên, ở tầng dưới cùng là Tầng thi hành ngôn ngữ chung ( Common Language Runtime - CLR) . Ðây là trung tâm của .NET Framework, là hầm máy để chạy các tính năng của .NET. Nó gồm có một hệ thống chung cho các loại dữ kiện(Common Type System) để giúp việc thừa kế từ các ngôn ngữ lập trình khác nhau có thể thực hiện đuợc. Ngoài việc phân bổ và quản lý bộ nhớ(Memory Management), CLR còn giữ các tham chiếu đến các đối tượng và thu hồi các phần bộ nhớ không cần dùng nữa(Lifecycle Monitering). .NET cho phép các ngôn ngữ lập trình khác nhau có thể được dịch ra một ngôn ngữ trung gian, gọi là Microsoft Intermediate Language (MSIL) hay gọi tắt là Intermediate Language (IL), giống như p-code hay Java Byte-Code. Nếu trong Java ta cần Java Vitual Machine thì ở đây ta cần CLR để chạy chương trình. Ðộc lập với CPU, mã lệnh của IL chạy trong CLR đuợc gọi là managed code vì nó còn có nhiệm vụ quản lý bộ nhớ không cho phép các mã lệnh sử dụng các vùng nhớ của các chương trình khác. Khi mã lệnh của IL chạy, nó đuợc chuyển ra ngôn ngữ máy bằng một trình dịch Just-in-Time(JIT- Just In time Compiler). Trong .NET, Microsoft hỗ trợ các ngôn ngữ C++, JScript, VB.NET và C#. Trên lý thuyết, khi muốn thêm một ngôn ngữ lập trình mới vào .NET người ta chỉ cần làm sao ngôn ngữ theo đúng qui ước ngôn ngữ của IL gọi là Common Language Specification (CLS), rồi viết một trình dịch để dịch từ ngôn ngữ ấy ra IL. Nói tóm lại, .NET chỉ hỗ trợ một ngôn ngữ duy nhất là IL. Tầng giữa của Framework gồm những dịch vụ tổng quát thiết yếu như ADO.NET, XML, bảo mật(Sercurity), quản lý luồng(Threading)... Các dịch vụ này có thể phục vụ tất cả các ngôn ngữ lập trình. ADO.NET là ADO đuợc kiện toàn hơn để tiện cho Internet. Một đặc điểm của lập trình trên Web mỗi lần browser(trình duyệt) nói chuyện với server, nó chỉ kết nối với server lâu đủ để trao đổi một dữ liệu nào đó. Lập trình kiểu này gọi là stateless, nghĩa là không được có trạng thái bền vững như trường hợp ta lập trình trên desktop. Do đó thay vì chỉ lấy từng dòng dữ liệu từ các bảng trong cơ sở dữ liệu như ADO, ADO.NET chứa một hay nhiều bảng cùng một lúc để làm việc cho tiện. Tập hợp các bảng trong ADO.NET này đuợc gọi là DataSet. ADO.NET không dùng Recordset như ADO. Tầng trên cùng nhất liên quan đến giao diện người dùng và giao diện chương trình. Windows Forms (còn gọi tắt là WinForms) là một cách mới và hay hơn để thiết kế giao diện Win 32 bit.Web Forms là cách mới nhất để tạo các giao diện người dùng trên Web. Nó đuợc chứa trong các tệp với đuôi ASPX, thay vì ASP như trong ASP. Nó tiện và gọn hơn ASP, yểm trợ thừa kế và nhất là cho phép ta viết mã lệnh (VB,C#..) riêng với HTML. Web Forms dùng những Web Controls, giống như controls của Visual Basic, giúp ta lập trình tiện lợi và nhanh chóng. Ðiều này khiến việc triển khai cho desktop không khác với cho Internet. Các dịch vụ web(Web Service) cho phép ta dùng các thủ tục của các đối tượng nằm khắp nơi trên Internet một cách đơn giản như gọi một thủ tục của đối tượng trên desktop. Trong Web Service, các dữ kiện được gửi đi lại dưới dạng XML. Khi ta hỏi thăm một Web Service về cách dùng nó, Web Service sẽ đáp lại bằng một gói tin XML. Khi ta dùng một Web Service, ta gửi nó một gói tin XML , trong đó có chứa các dữ liệu cần thiết cho dịch vụ, khi Web Service trả lời, nó cũng gửi cho ta một gói tin XML. Microsoft gửi các gói tin XML đi lại với một giao thức truyền tin tên là SOAP (Simple Object Access Protocol). Trước đây, giao thức SOAP được đề nghị làm chuẩn bởi DevelopMentor, Microsoft và Userland Software. Ngày nay nhiều công ty, kể cả IBM và Oracle cũng dùng SOAP. Như vậy, .NET được thiết kế để hỗ trợ chúng ta tiến tới một Web thân thiện hơn, tích hợp tốt hơn, một nơi mà ở đó các ứng dụng và các quá trình giao dịch có thể tương tác với nhau một cách tự do không phụ thuộc vào chương trình và nền tảng, .NET làm cho thông tin trên Web có thể được tiếp cận một cách dễ dàng: bạn có thể sử dụng bất kì thiết bị nào, trên bất kì nền tảng nào. .NET còn có thể hỗ trợ các hệ thống máy phục vụ và ứng dụng liên lạc với nhau một cách thông suốt và xây dựng hệ thống tính toán phân tán trên Web, làm cho Web trở thành một nơi tương tác nǎng động hơn giữa các dịch vụ Web, các ứng dụng và khách hàng. .Net cung cấp một môi trường lập trình hướng đối tượng nhất quán, giảm thiểu việc xung đột các phiên bản giúp kĩ sư lập trình có kinh nghiệm phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau trong các môi trường khác nhau. ASP.NET. ASP.NET (hay còn được gọi là ASP+) là công nghệ phát triển ứng dụng web động phía máy chủ hoàn toàn mới so với ASP, ASP.NET được thiết kế lại hoàn toàn từ đầu và phát triển cho phù hợp với nhu cầu hiện nay và sự phát triển trong tương lai. Mặc dù ASP có nhiều ưu điểm nhưng với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay như xuất hiện các thiết bị cầm tay có thể kết nối Internet như điện thoại di động, Pocket, Palm...làm cho công việc xử lý trên máy chủ tăng lên rất nhiều, khi đó nếu sử dụng ASP thì cần phải xây dựng thêm các thư viện liên kết động phức tạp và công phu. Ngoài ra, ASP còn có một số nhược điểm như: ASP sử dụng ngôn ngữ lập trình là các ngôn ngữ kịch bản phi định kiểu(VBScript, Jscript...) nên nó không tận dụng được sức mạnh của các ngôn ngữ ràng buộc kiểu mạnh như Visual C++, Visual Basic. Việc xây dựng các trang web bằng ASP chưa được thuận tiện vì có sự trộn lẫn giữa mã lệnh và các thẻ HTML. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng cũng như bảo trì các Website lớn. Trong ASP, người lập trình phải tự viết mã để quản lý các công việc như trạng thái các trường nhập liệu của Form đến kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu nhập vào. ASP.NET nằm trong cấu trúc nền của .NET Framework, sử dụng ngôn ngữ lập trình .NET như Visual C#.NET, Visual Basic.NET, Visual C++.NET, Visual J#.NET nên ASP.NET khai thác được mọi tài nguyên mà .NET  Framework cung ứng gồm cả hàng trăm lớp(built-in classes) cũng như hàng nghìn đối tượng (object) xây dựng sẵn, giúp ta nâng cao và mở rộng các chức năng các trang web một cách dễ dàng hơn. ASP.NET có những khác biệt cơ bản so với ASP cổ điển ở những điểm sau: Tập tin của ASP.NET có phần mở rộng là .ASPX, còn tập tin của ASP là .ASP. Mỗi trang ASP.NET gồm có hai phần: phần giao diện thì giống như trang  HTML, còn phần mã lệnh thì nằm riêng và giống hệt như mã lệnh để dùng cho các ứng dụng Windows. Tập tin của ASP.NET được phân tích ngữ pháp bởi XSPISAPI.DLL, còn tập tin của ASP được phân tích bởi ASP.DLL. ASP.NET là kiểu mẫu lập trình phát động bằng sự kiện (event driven), còn các trang ASP được thi hành theo thứ tự tuần tự từ trên xuống dưới. ASP.NET sử dụng trình biên dịch nên rất nhanh, còn ASP dùng trình thông dịch do đó hiệu suất thấp và tốc độ chậm. ASP.NET hỗ trợ gần 25 ngôn ngữ lập trình mới với .NET và chạy trong môi trường biên dịch, còn ASP chỉ chấp nhận VBScript và JavaScript nên ASP chỉ là một ngôn ngữ kịch bản trong môi trường thông dịch. Không những vậy, ASP.NET còn kết hợp nhuần nhuyễn với XML (Extensible Markup Language) để chuyển vận các thông tin qua mạng. ASP.NET hỗ trợ tất cả các trình duyệt và quan trọng hơn nữa là hỗ trợ các thiết bị di động (như Notebook, Palm hay Pocket Computers). Chính các thiết bị di động, mà mỗi ngày càng phổ biến, đã khiến việc dùng ASP trong việc phát triển mạng nhằm vươn tới thị trường mới đó trở nên vô cùng khó khăn. Theo như giới thiệu của hãng Microsoft ASP.NET có những ưu điểm sau đây: Dễ dàng triển khai các ứng dụng về mạng vì nó cung cấp một kiểu mẫu lập trình dễ dàng và gọn gàng nhất. Ngoài ra, các trang ASP.NET làm việc được với mọi trình duyệt hiện nay như Internet Explorer, Netscape, Opera... mà không cần chuyển đổi mã nguồn. ASP.NET hỗ trợ trên 25 ngôn ngữ lập trình ngoài VB.NET, C#.NET và JSCript.NET còn có VC++.NET, SmallTalk.NET, COBOL.NET, Eiffel.NET, Perl.NET, Component Pascal.NET, Mercury.NET, Oberon.NET, Python.NET... Microsoft cung cấp bộ Visual Studio.NET, một công cụ mạnh hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng ASP.NET một cách dễ dàng bằng các hình ảnh web forms hat web services theo phương pháp “drag-drop-double click” quen thuộc của Windows. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng trong việc phát hiện và loại bỏ những lỗi sai một cách rất thuận lợi. ASP.NET có thể chạy song song cùng với các ứng dụng ASP cổ điển trên cùng Internet Information Server(ISS), cho phép dùng lại các thành phần thương mại kiểu COM cổ điển trong các ứng dụng của nó. VISUAL C#.NET. Visual C#.Net là một trong các ngôn ngữ lập trình nằm trong .Net Framework . Đây là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tựong mới, có kiểu chặt chẽ, kết hợp sức mạnh của C/C++ và Java với công cụ RAD (Rapid Application Development), một công cụ hiện đại dễ sử dụng để triển khai các ứng dụng. Visual C# hỗ trợ tất cả các phương pháp lập trình: cấu trúc, hướng đối tượng, và được coi là ngôn ngữ hiện đại xây dựng trên C++ và Java. Trung tâm của bất kỳ một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nào là: định nghĩa và làm việc với lớp(class), vì vậy Visual C# có những từ khóa mô tả những lớp mới với các phương thức (method) và thuộc tính (property) của chúng và cùng với 3 đặc tính của lập trình hướng đối tượng là: tính đóng gói, thừa kế và đa hình, giúp lập trình viên có thể sử dụng các lớp, hàm dựng sẵn để triển khai ứng dụng một cách dễ dàng. Trong C#, mọi đối tượng đều liên quan đến lớp(Class). Việc định nghĩa các lớp này không cần các tệp header riêng lẻ hoặc các tệp IDL(Interface Definition Language). Ngoài ra, C# hỗ trợ XML một cách rất mạnh mẽ. Tóm lại với những đặc tính của C# , những kĩ sư đã từng quen lập trình với Java, C/C++ có thể dễ dàng sử dụng C#. Đồng thời, công việc triển khai ứng dụng với C# , nhất là các ứng dụng trên mạng rất dễ dàng vì C# là một thành phần của .Net Framework. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT SQL SERVER 2000. TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT SQL SERVER 2000. SQL Server là tập hợp những sản phẩm phần mềm cùng hoạt động để đáp ứng nhu cầu lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu cho những hệ thống xử lý dữ liệu doanh nghiệp và những hệ thống Website thương mại lớn, đồng thời cũng phục vụ nhu cầu lưu trữ, xử lý, phân tích dữ liệu của doanh nghiệp nhỏ và của cá nhân. Microsoft SQL Server 2000 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ theo mô hình client/ server. Các thành phần của Microsoft SQL Server 2000 gồm: Bộ máy cơ sở dữ liệu quan hệ(Relational Database Engine), đây là bộ máy cơ sở dữ liệu hiện đại có thể tăng giảm quy mô một cách tự động và rất đáng tin cậy để lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu trong SQL Server được lưu trữ trong các bảng gồm các dòng, cột tương tự như trong Microsoft Access. SQL Server sử dụng một biến dạng của SQL 1992 là Transact SQL(T- SQL): Các trình ứng dụng sẽ phát ra các lệnh truy vấn T- SQL và yêu cầu Database Engine gửi lại kết quả dưới dạng bảng hoặc XML. Bộ phận cung cấp dịch vụ cung cấp(Analysis Services), bộ phận này cung cấp những công cụ cho việc phân tích, lưu trữ dữ liệu trong các kho dữ liệu (data warehouse) hay trung tâm dữ liệu(data mart). Bộ phận quản trị(Enterprise Manager), đây là công cụ quản trị chủ yếu của SQL Server 2000 thông qua một bảng điều khiển MMC(Microsoft Management Console). Nó thực hiện các chức năng: tạo lập và quản trị các cơ sở dữ liệu, quản trị người dùng, phân quyền, quản lý các ứng dụng trên mạng... Bộ phận xử lý câu truy vấn tiếng Anh(English Query Administrator and English Query Engine), bộ phận này cho phép thiết kế những ứng dụng đáp lại những câu hỏi mang tính nhất thời của người dùng. Bộ phận phân tích câu truy vấn(Query Analyzer), đây là công cụ đồ họa giúp người quản trị cơ sở dữ liệu, người phát triển ứng dụng viết và thực hiện đồng thời nhiều câu truy vấn phân tích dữ liệu. Bộ phận quản lý hiện trạng SQL Server(SQL Profiler) có chức năng nắm bắt những sự kiện của SQL Server 2000 diễn ra trên máy chủ. Bộ phận quản lý dịch vụ SQL Server(SQL Service Manager) có nhiệm vụ dừng, tạm dừng các thành phần của SQL Server. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MICROSOFT SQL SERVER 2000. Tích hợp với Internet: Microsoft SQL Server 2000 hỗ trợ sử dụng XML, có đủ tính năng cần thiết lưu trữ dữ liệu cho các Website lớn nhất như khả năng tăng giảm quy mô, tính sẵn sàng và bảo mật. Khả năng tăng giảm quy mô và tính sẵn sàng: Microsoft SQL Server 2000 sẵn sàng hoạt động trên hàng loạt dàn máy khác nhau từ máy tính xách tay đến các máy chủ đa xử lý. Dễ cài đặt, dễ triển khai và sử dụng: SQL Server tự xác định và thích nghi với môi trường phần cứng và phần mềm. Đồng thời tự huy động nguồn tài nguyên cần thiết để đáp ứng nhu cầu của máy khách. Những nét đặc trưng về cơ sở dữ liệu ở mức doanh nghiệp:bảo vệ tính vẹn toàn dữ liệu giảm thiểu chi phí cho việc quản lý dữ liệu, nhân bản và sao lưu dữ liệu, khả năng truy vấn cơ sở dữ liệu phân tán... Những nét đặc trưng liên quan đến nhà kho dữ liệu: có các công cụ trích rút dữ liệu ở dạng tóm tắt phục vụ phân tích, xử lý dữ liệu trực tuyến(OLAP); có các công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu theo trực giác(visually) và sử dụng câu hỏi bằng tiếng Anh để truy vấn dữ liệu(English Query). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. PHÂN TÍCH CHI TIẾT. Mục đích chính của giai đoạn phân tích chi tiết là đưa ra các chẩn đoán về hệ thống đang tồn tại, nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như các nguyên nhân chính của chúng, xác định các mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và đề ra được các yếu tố giải pháp cho phép đạt được mục tiêu đó. Kết quả của giai đoạn này là các tài liệu thông tin về hệ thống hiện tại, sơ đồ luồng thông tin (IFD), sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG HIỆN TẠI. Môi trường tổ chức: Trung tâm hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phần mềm, các ứng dụng trên Web và các sản phẩm phần mềm khác. Khách hàng của Trung tâm là các doanh nghiệp có nhu cầu tin học hóa hệ thống quản lý, xây dựng Website, hệ thống thương mại điện tử của doanh nghiệp. Trong đó đối tác chiến lược quan trọng của Trung tâm VASC E-CS là các ngân hàng. Cách thức quản lý: Cơ cấu tổ chức Trung tâm gồm ban lãnh đạo và các tổ phân công theo nhiệm vụ và các sản phẩm/ dự án. Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm.Giám đốc trung tâm là người chịu trách nhiệm trực tiếp và hoàn toàn trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Phó Giám đốc là người phối hợp giúp đỡ Giám đốc Trung tâm điều hành các hoạt động của Trung tâm, chịu sự điều hành và phân công nhiệm vụ của Giám đốc Trung tâm. Điều hành hoạt động các tổ là Phụ trách tổ. Các Phụ trách có nhiệm vụ phối hợp giúp ban lãnh đạo Trung tâm điều hành quản lý các tổ sản xuất kinh doanh, chịu sự điều hành, phân công của ban lãnh đạo trung tâm. Đặc trưng về nhân sự, kinh nghiệm tin học: Cán bộ và nhân viên của Trung tâm đều có trình độ Đại học trở lên. Cán bộ quản lý và các nhân viên thuộc bộ phận sản xuất đều có trình độ tin học cao. Các nhân viên thuộc bộ phận hành chính đều có trình độ tin học văn phòng. Môi trường kỹ thuật: Phần cứng Các máy tính trạm đều có cấu hình mạnh: Processor Intel Pentium III 600Mhz trở lên, RAM 128 MB, HDD 20GB, NIC Intel Pro/100B. Máy chủ: Processor Intel Pentium III 1000Mhz, RAM 512MB, HDD 2x 18 GB, NIC Intel Pro/1000XT Server. Các máy tính trong phòng làm việc được nối mạng nội bộ và nối mạng Internet. Phần mềm Hệ điều hành: Các máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows 98 SE hoặc Microsoft Windows 2000 Advanced Server, Linux. Các phần mềm ứng dụng:Bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office XP; Phần mềm quản lý dự án Microsoft Project 2000; Bộ công cụ lập trình Microsoft Visual Studio 6.0, Microsoft Visual Studio .Net; Trình duyệt Web Internet Explorer, Netscape; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000, Oracle 9i... NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG HIỆN TẠI. Hoạt động chung của hệ thống: Thứ Năm hàng tuần, mỗi nhân viên của Trung tâm lập báo cáo công tác cá nhân theo các dự án, dựa trên nhật ký công việc của mỗi nhân viên. Các báo cáo công tác cá nhân được chuyển tới tổ trưởng mỗi tổ, tổ trưởng sẽ lập báo cáo tổng hợp theo từng dự án để báo cáo cho phụ trách Trung tâm. Dữ liệu vào: Dữ liệu vào của hệ thống là các nhật ký công việc của mỗi nhân viên. Việc ghi nhật ký được thực hiện hàng ngày, có thể sử dụng sổ tay của nhân viên, bảng tính Excel. Mẫu của nhật ký công việc: CÔNG TY PHÁT TRIỂNPHẦN MỀM VASC. TRUNG TÂM VASC E-CS. NHẬT KÝ CÔNG TÁC Họ và tên: XXXXXX XXX Ngày Dự án Nội dung Giờ công Kết quả 99/99/9999 XXXXX XXXXXXXX. XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX 99/99/9999 XXXXX XXXXXXXX XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX 99/99/9999 XXXXX XXXXXXXX. XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX 99/99/9999 XXXXX XXXXXXXX. XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX Các thông tin ra: Báo cáo công tác cá nhân do mỗi nhân viên lập, sử dụng phần mềm bảng tính Excel. Báo cáo được chuyển tới Tổ trưởng để tổng hợp qua email. Báo cáo tổng hợp công tác tuần do Tổ trưởng các tổ thực hiện, sử dụng bảng tính Excel. Báo cáo được chuyển tới Phụ trách Trung tâm để báo cáo qua email. Mẫu báo cáo công tác cá nhân: CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM VASC. TRUNG TÂM VASC E-CS. BÁO CÁO CÔNG TÁC TUẦN. (Từ ngày 99/99/99 đến ngày 99/99/9999) Họ và tên: XXXXXX XXX. Dự án: XXXXXXXX. Ngày Nội dung Giờ công Kết quả 99/99/9999 XXXXXXXX. XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX 99/99/9999 XXXXXXXX XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX 99/99/9999 XXXXXXXX. XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX 99/99/9999 XXXXXXXX. XXXXXXXX... 99 XXXXXXXXX Mẫu báo cáo tổng hợp: CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM VASC. TRUNG TÂM VASC E-CS. BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TÁC TUẦN. (Từ ngày 99/99/99 đến ngày 99/99/9999) Phụ trách: XXXXXX XXX. Tổ: XXXXXXXX. Dự án: XXXXXXXX. Nội dung: XXXXXXXXXXXXXXXX. Kết quả: XXXXXXXXXXXXXXXX. STT Công việc Nội dung Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Giờ công Kết quả 1 XXXXX XXXXXX. XXXXXX... 99/99/9999 99/99/9999 99 XXXXXX. 2 XXXXX XXXXXX. XXXXXX... 99/99/9999 99/99/9999 99 XXXXXX. 3 XXXXX XXXXXX. XXXXXX... 99/99/9999 99/99/9999 99 XXXXXX. 4 XXXXX XXXXXX. XXXXXX... 99/99/9999 99/99/9999 99 XXXXXX. Xử lý: Lập báo cáo công tác tuần do mỗi nhân viên thực hiện vào Thứ Năm hàng tuần. Dữ liệu vào là nhật ký công việc hàng ngày của nhân viên đó. Lập báo cáo tổng hợp công tác tuần do Tổ trưởng các tổ công tác thực hiện vào Thứ năm hàng tuần. Dữ liệu vào là các báo cáo công tác tuần của các nhân viên trong tổ. Cơ sở dữ liệu: Các báo cáo đều được lưu thành các tệp Excel riêng biệt cho mỗi báo cáo ở các ổ cứng máy tính mỗi nhân viên. Các báo cáo này được xử lý, truy nhập bằng phần mềm bảng tính Excel. Vấn đề của hệ thống: Nhật ký công tác của mỗi nhân viên được lưu vào tệp Excel, khi lập báo công tác tuần lại tạo một tệp Excel khác nên gây khó khăn khi lập báo cáo. Các báo cáo công tác gửi về Tổ trưởng để tổng hợp là các tệp riêng biệt nên việc tổng hợp, tính giờ công chậm, mất nhiều thời gian, việc báo cáo tới phụ trách Trung tâm thường không đúng thời gian quy định. Sơ đồ luồng thông tin: Thời điểm Nhân viên Phụ trách tổ Phụ trách trung tâm Thứ Năm hàng tuần Lập báo cáo công tác tuần Nhật ký công việc Lập báo cáo tổng hợp công tác tuần Báo cáo Báo cáo công tác tuần Báo cáo tổng hợp công tác tuần Tên xử lý Chú thích: -Xử lý (Giao tác người- máy): Tên kho -Kho lưu trữ dữ liệu: (Tin học hóa) Tên tài liệu -Tài liệu - Luồng thông tin: Sơ đồ luồng dữ liệu: Nhật ký công việc Nhân viên 1.0 Lập báo cáo công tác tuần 2.0 Tổng hợp báo cáo tuần Báo cáo nhân viên Phụ trách Tổ công tác Phụ trách Trung tâm Báo cáo công tác Báo cáo công tác đã duyệt Báo cáo tổng hợp Phụ trách Tổ công tác Báo cáo tổng hợp Tên bộ phận phát/ nhận tin Chú thích: Nguồn/ đích: Tên dòng dữ liệu. Dòng dữ liệu: Tên tiến trình xử lý Tiến trình xử lý: Tên kho dữ liệu Kho dữ liệu: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Nguyên nhân của vấn đề: Nguyên nhân của việc báo cáo từ nhân viên tới phụ trách Tổ, từ phụ trách Tổ tới phụ trách Trung tâm thường chậm hơn so với thời gian quy định là do các dữ liệu về báo cáo để phân tán trên các máy tính cá nhân, các báo cáo là các dữ liệu riêng lẻ. Xác định mục tiêu của hệ thống mới: Giảm thời gian lập báo cáo cá nhân và báo cáo tổng hợp, giúp các nhân viên báo cáo đúng thời gian quy định. Giải pháp: Để khắc phục vấn đề các dữ liệu bị phân tán ta sẽ thiết kế hệ thống thông tin mới, ứng dụng công nghệ thiết kế Web động ASP.NET dựa trên mô hình web client/server. Cơ sở dữ liệu sẽ được lưu trên máy chủ, các máy tính cá nhân của các nhân viên sẽ dùng trình duyệt web để truy nhập vào hệ thống website Quản lý công việc. THIẾT KẾ LÔ GÍC. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU . Thiết kế cơ sở dữ liệu cho chức năng lập kế hoạch, ghi nhật ký và lập báo cáo công tác cá nhân. Mô tả: Các nhân viên trong Trung tâm được phân vào các tổ tùy theo công việc hoặc dự án. Mỗi nhân viên có thể tham gia nhiều dự án, nhưng chỉ phân về một tổ nhất định. Các thông tin về nhân viên cần ghi nhận: Họ tên, tổ công tác, email, số điện thoại di động và nhà riêng, chức vụ: phụ trách tổ, phụ trách trung tâm. Các thông tin về tổ công tác cần ghi nhận: Tên tổ, nhiệm vụ, ngày bắt đầu, ngày kết thúc. Hàng tuần, mỗi nhân viên phải lập kế hoạch các công việc chính được giao để phụ trách tổ nắm được kế hoạch làm việc chính của nhân viên đó, nhân viên có thể thêm các công việc phụ và không hiện các thông tin công việc phụ đó trong kế hoạch làm việc chính. Các thông tin cần ghi nhận trong kế hoạch là: ngày thực hiện công việc, địa điểm, nội dung công việc, thuộc dự án, giờ công dự kiến và ghi chú. Hàng ngày nhân viên ghi nhật ký công việc gồm các công việc trong kế hoạch và công việc ngoài kế hoạch, các thông tin cần ghi nhận trong nhật ký công việc là:ngày thực hiện, địa điểm, dự án, nội dung công việc, giờ công, kết quả, ghi chú. Thứ Năm hàng tuần, nhân viên lập báo cáo công tác cá nhân bao gồm các thông tin từ nhật ký công việc chuyển sang. Mô hình hóa: #Mã tổ. Tên tổ. Nhiệm vụ. Ngày bắt đầu. Ngày kết thúc. #Mã nhân viên. #Mã dự án. 1 Tổ công tác #Mã dự án. Tên dự án. Nội dung. Ngày bắt đầu. Ngày kết thúc. 1 #Mã công việc. Ngày. Địa điểm. Nội dung. Giờ công dự kiến. Giờ công thực tế. Kết quả. Ghi chú. Báo cáo(C/K). Kế hoạch chính(C/K). Ngoài kế hoạch(C/K). #Mã nhân viên. Họ tên. Email. Điện thoại di động. Điện thoại nhà riêng. Phụ trách tổ(C/K). Phụ trách TT(C/K). N M N N 1 Nhân viên Quản lý Tham gia Công việc Thực hiện Dự án Thuộc N Chuyển đổi các quan hệ: Ta thấy mối quan hệ giữa hai thực thể Nhân viên và Dự án là quan hệ hai chiều nhiều-nhiều nên ta thêm một bảng mô tả quan hệ là Phân công. Quan hệ giữa hai thực thể Tổ công tác và Nhân viên là quan hệ hai chiều một – nhiều nên ta thêm thuộc tính khóa Mã tổ của bảng Tổ công tác làm thuộc tính phi khóa của bảng Nhân viên. Tương tự quan hệ giữa thực thể Nhân viên và Công việc, Dự án và Công việc ta thêm hai thuộc tính Mã nhân viên, Mã dự án vào bảng Công việc. Sau khi chuyển đổi ta có các bảng: Tổ công tác(Mã tổ, Tên tổ, Nhiệm vụ, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc). Nhân viên(Mã nhân viên, Họ tên, Email, ĐT di động, ĐT nhà riêng, Phụ trách tổ, Phụ trách trung tâm, Mã tổ). Phân công(Mã nhân viên, Mã dự án, Nhiệm vụ, Ngày phân công). Dự án(Mã dự án, Tên dự án, Nội dung, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc). Công việc(Mã công việc, Ngày, Địa điểm, Nội dung, Giờ công dự kiến, Giờ công thực tế, Kết quả, Ghi chú, Kế hoạch chính, Ngoài kế hoạch, Báo cáo, Mã nhân viên, Mã dự án). Thiết kế cơ sở dữ liệu cho chức năng lập báo cáo tổng hợp tuần. Mô tả: Phụ trách tổ sau khi có các báo cáo công tác cá nhân của các nhân viên trong tổ thì lập báo cáo tổng hợp các công việc của tổ theo các dự án. Các dữ liệu về báo cáo tổng hợp có: Tên nhóm, dự án, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, nội dung chính, kết quả chung. Báo cáo tổng hợp bao gồm các công việc chi tiết thuộc cùng dự án. Nội dung các công việc chi tiết của báo cáo tổng hợp gồm: Tên công việc , ngày bắt đầu, ngày kết thúc, nội dung, kết quả, tổng giờ công. Mỗi công việc chi tiết của báo cáo tổng hợp bao gồm nhiều nội dung báo cáo và mỗi nội dung này là tương ứng với một công việc đã báo cáo của nhân viên trong tổ. Mô hình hóa: #Mã công việc. Ngày. Địa điểm. Nội dung. Giờ công dự kiến. Giờ công thực tế. Kết quả. Ghi chú. Báo cáo(C/K). Kế hoạch chính(C/K). Ngoài kế hoạch(C/K). #Mã công việc. Mã chi tiết BC. 1 1 #Mã chi tiết BC. Tên công việc. Ngày bắt đầu. Ngày kết thúc. Nội dung. Kết quả. Giờ công. Ghi chú. #Mã báo cáo TH. Ngày bắt đầu. Ngày kết thúc. Nội dung . Kết quả. #Mã tổ. Tên tổ. Nhiệm vụ. Ngày bắt đầu. Ngày kết thúc. #Mã dự án. Tên dự án. Nội dung. Ngày bắt đầu. Ngày kết thúc. 1 N 1 N 1 1 Tổ công tác Dự án Báo cáo tổng hợp có có có có N N Công việc Chi tiết nội dung có Chi tiết báo cáo ả Chuyển đổi các quan hệ : Các quan hệ hai chiều giữa thực thể Tổ công tác và Báo cáo tổng hợp, Dự án và Báo cáo tổng hợp là quan hệ một – nhiều nên ta thêm hai thuộc tính phi khóa Mã tổ công tác, Mã dự án vào bảng Báo cáo tổng hợp. Tương tự quan hệ giữa thực thể Báo cáo tổng hợp và Chi tiết báo cáo ta thêm thuộc tính Mã báo cáo tổng hợp và bảng Chi tiết báo cáo, quan hệ giữa thực thể Chi tiết báo cáo và Chi tiết nội dung ta thêm thuộc tính Mã chi tiết báo cáo vào Bảng Chi tiết nội dung. Quan hệ hai chiều giữa hai thực thể Công việc và Chi tiết nội dung là quan hệ một – một nên ta đặt thuộc tính khóa của bảng Chi tiết nội dung là Mã công việc. Ta có thêm các bảng sau: Báo cáo tổng hợp(Mã báo cáo TH, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc, Nội dung, Kết quả, Mã tổ, Mã dự án ). Chi tiết báo cáo(Mã chi tiết báo cáo, Tên công việc, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc, Nội dung, Kết quả, Giờ công, Mã báo cáo TH). Chi tiết nội dung(Mã công việc, Mã chi tiết báo cáo). Thiết kế cơ sở dữ liệu cho chức năng thông tin phản hồi. Mô tả: Chức năng này có nhiệm vụ chuyển các thông tin từ người phụ trách các nhân viên và phản hồi thông tin từ nhân viên tới phụ trách theo từng dự án. Một tin có thể gửi cho nhiều người, một người có thể gửi và nhận nhiều tin. Các dữ liệu cần ghi nhận: Người gửi, người nhận, ngày gửi, dự án, tiêu đề, nội dung, đã đọc chưa, tin liên quan(nếu là tin phản hồi). #Mã nhân viên nhận. #Mã tin. #Mã dự án. Tên dự án. Nội dung. Ngày bắt đầu. Ngày kết thúc. #Mã tin. Ngày gửi. Tiêu đề. Nội dung. N M N N 1 1 N #Mã nhân viên. Họ tên. Email. Điện thoại di động. Điện thoại nhà riêng. Phụ trách tổ(C/K). Phụ trách TT(C/K). Dự án Tin Nhân viên Thuộc về Gửi cho Gửi đi Liên quan 1 Mô hình hóa: Chuyển đổi các quan hệ: Ta thấy quan hệ hai chiều ”Gửi cho” giữa hai thực thể Tin và Nhân viên là quan hệ nhiều-nhiều nên ta thêm một bảng Gửi thông tin có thuộc tính khóa là kết hợp hai khóa của hai bảng Tin và bảng Nhân viên. Quan hệ hai chiều “Gửi đi” giữa thực thể Nhân viên và thực thể Tin là quan hệ một – nhiều nên ta thêm thuộc tính Mã nhân viên gửi vào bảng Tin. Tương tự ta có quan hệ hai chiều giữa thực thể Dự án vàthực thể Tin là quan hệ một - nhiều nên ta thêm thuộc tính Mã dự án vào bảng Tin. Quan hệ một chiều giữa thực thể Tin với chính nó là quan hệ một - nhiều nên ta thêm thuộc tính Mã tin liên quan vào bảng Tin. Ta có thêm các bảng sau: Tin(Mã tin, Ngày gửi, Tiêu đề, Nội dung, Mã tin liên quan, Mã nhân viên gửi). Gửi thông tin(Mã nhân viên nhận, Mã tin, Đã xem(c/k)). THIẾT KẾ LÔ GIC XỬ LÝ. Sơ đồ lô gic xử lý. Đầu tuần. Lập kế hoạch công tác. Thực hiện công việc. Hàng ngày Ghi nhật ký công tác. Cuối tuần Lập báo cáo công tác cá nhân. Cuối tuần Tổng hợp báo cáo tuần của tổ công tác, lập báo cáo tổng hợp. Chuyển báo cáo tổng hợp tới phụ trách trung tâm. Phân tích tra cứu: Phân tích tra cứu nhằm xác định cơ sở dữ liệu đã cung cấp đủ các thông tin đầu ra chưa, đồng thời xác định lô gíc xử lý tạo thông tin đầu ra. Phân tích tra cứu hiển thị báo cáo công tác cá nhân: Các bảng cung cấp dữ liệu cho đầu ra: Tổ công tác. Nhân Viên. Công việc. Dự án. Trình tự truy nhập: Vào bảng Nhân viên theo khóa chính Mã nhân viên, lấy Họ tên, Mã tổ của nhân viên. Vào bảng Tổ công tác theo khóa chính Mã tổ, lấy Tên tổ công tác. Vào bảng Dự án theo khóa chính Mã dự án, lấy Tên dự án. Vào bảng Công việc theo khóa ngoại lai Mã nhân viên, lấy các dữ liệu ngày, nội dung công việc, mã dự án, địa điểm, kết quả công việc, giờ công, ghi chú. Mô tả quy trình xử lý: Bắt đầu Mở các bảng Nhân viên, Tổ công tác, Công việc, Dự án. Vào bảng Nhân viên theo khóa chính Mã nhân viên, lấy Họ tên, Mã tổ. Vào bảng Tổ công tác theo khóa chính Mã tổ, lấy Tên tổ công tác. Vào bảng Dự án theo khóa chính M._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29740.doc