Mục Lục
Lời nói đầu 2
Phần I : LÝ LUẬN CHUNG 3
I. Khái niệm và phân loại Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 3
II. Vai trò của Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông 6
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông 7
IV. Phương pháp sử dụng trong qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông 11
Phần II: HIỆN TRẠNG VỀ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở HUYỆN QUỐC OAI 14
A. HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH HUYỆN QUỐC OAI 14
I. Điều kiện tự nhiê
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 14
II. Đặc điểm dân số, dân cư và các nguồn nhân lực 16
III. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội 17
B. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI .23
I.Một vài nét lý thuyết khái quát liên quan 23
II. Hiện trạng giao thông vận tải ở huyện Quốc Oai. 24
Phần 3: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI, MẬT ĐỘ VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI 33
I. Cơ sở tính toán.. 33
II.Phương pháp dự báo khối lượng vận tải của hàng hoá, khối lượng vận chuyển hành khách 33
III. Kết quả dự báo khối lượng hành khách, hàng hoá vận tải giai đoạn 2006-2020 35
Phần 4: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 3
A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TỈNH HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2020: 37
I.Quan điểm quy hoạch: 37
II.Mục tiêu quy hoạch: 38
III- Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch hệ thống giao thông 39
B. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI 39
I . Định hướng 39
II. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai 41
III. Dự kiến quỹ đất 48
IV Môi trường và cảnh quan 48
Phần 5: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 50
I. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vận tải 50
II. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. 51
Lời nói đầu
Đất nước đang trên trong thời kì đổi mới và phát triển hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy mà công tác quy hoạch ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong đó quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng cũng đóng góp một phần không nhỏ. Kết cấu hạ tầng bao giờ cũng phát triển và đi trước một bước so với các họat động khác, sự phát triển của cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và là yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội. Được sự hướng dẫn của tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng cùng với sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm. Nhóm 3 đưa ra đề tài về quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây nhằm làm rõ thêm về vấn đề này và góp phần đóng góp vào sự phát triển cho tỉnh Hà Tây cũng như sự phát triển của đất nước.
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG
I. Khái niệm và phân loại Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
1. Khái niệm:
Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông nằm trong Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng.
Trước tiên chúng ta cần làm rõ về kết cấu hạ tầng (KCHT). Về kết cấu hạ tầng có quan điểm cho rằng: kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành,các lĩnh vực kinh tế của một quốc gia, nó không chỉ có các điều kiện vật chất kĩ thuật mà cà yếu tố về nhân lực, tài chính, quản lý và bảo đảm cho, các ngành các lĩnh vực đó phát triển. Với quan điểm như vậy thì nội dung của kết cấu hạ tầng được xác định là khá rộng. Ngoài các ngành kinh tế dịch vụ như giao thông vận tải, buu điện, cung cấp năng lượng, y tế, giáo dục người ta còn xếp kết cấu hạ tầng bao gồm những cả những ngành sản xuất vật chất cơ bản như xây dựng cơ bản, xây dựng nhà ở, khai thác chế biến, cung cấp nguyên liệu, năng lượng, ngành hàng không, vận tải biển, thương nghiệp, hoặc các ngành kinh tế có chức năng tổng hợp như tài chính, tín dụng, ngân hàng cà một số lĩnh vực dịch vụ khác. Như vậy, các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục cũng được xem là kết cấu hạ tầng.
Phần lớn các nhà nghiên cứu có quan niệm rằng kết câu hạ tầng là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền với sản xuất xã hội làm thành môi trường thuận lợi để nền kinh tế vận động và tăng trưởng binh thường. Theo quan điểm này thì kết cấu hạ tầng của một quốc gia có thể bao gồm cả hệ thống hành chính và quản lý Nhà nước, hệ thống qui tắc thể chế và pháp chế , hệ thống tài chính tiền tệ và dự trữ quốc gia, tổ chức bộ máy và cơ chế kinh tế-xã hội, trình độ quản lý, trình độ dân trí của người dân…
Quan điểm thứ 2 cho rằng : Kết cấu hạ tầng gồm 2 nhóm kết cấu hạ tầng cứng và kết cấu hạ tầng mềm.
Kết cấu hạ tầng mềm : Là những sản phẩm phi vật chất như kinh nghiệm quản lý, chính sách, cơ chế kinh tế, trình độ quản lý,trình độ học vấn dân cư.
Kết cấu hạ tầng cứng: Là tổ hợp của các công trình vật chất kỹ thuật mà kết quả hoạt động của nó là dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và đời sống dân cư được bố trí trên lãnh thổ nhất định
Qua đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về Kết cấu hạ tầng. Bây giờ ta cần hiểu thế nào là Kết cấu hạ tầng Giao thông. Mạng lưới các công trình KCHT giao thông trên lãnh thổ là mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy… và các công trình kĩ thuật trên tuyến đường như nhà ga, bến cảng, cầu cống có chức năng phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư trên lãnh thổ.
2. Phân loại:
Nền kinh tế được vận động thông qua những hoạt động khác nhau. Nếu căn cứ vào hình thức của kết quả các hoạt động, người ta có thế chia các hoạt động thành 2 loại :
- Các loại hoạt động mà có kết quả được biểu diễn dưới hình thức vật chất cụ thể (gọi chung là các sản phẩm vật chất). Đó là các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…
- Các hoạt động mà có kết quả được biểu hiện dưới dạng phi vật chất tức là dưới hình thức dịch vụ (gọi chung là dịch vụ hay sản phẩm phi vật chất). Đó là những hoạt động trong lĩnh vực giao thông, liên lạc, dịch vụ nước , nhà ở, văn hóa, giáo dục, y tế…
Kết cấu hạ tầng có liên quan đến các hoạt động nhóm thứ 2 là những lĩnh vực dịch vụ công cộng .
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại kết cấu hạ tầng.
Nếu phân loại theo quan điểm của UNRID (Trung tâm phát triển vùng của Liên hợp quốc năm 1996) thì kết câu hạ tầng có thể chia làm 3 loại kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng hành chính như khuôn khổ và bộ máy pháp luật, kiểm tra và thực hiện quyền lực hành chính.
Theo quan điểm khác, kết cấu hạ tầng được phân thành 3 loại kết cấu hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng quốc phòng.
Lại có quan điểm cho rằng kết cấu hạ tầng có: Kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng môi trường.
Để hiểu rõ ràng thì chúng ta phân thành 2 loại: kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế là hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:
Hệ thống các công trình giao thông vận tải như đường bộ, đường sắt, cầu cống, sân bay, bến cảng…
Hệ thống các công trình cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất như cung cấp phân bón, xăng, dầu khí đốt.
Mạng lưới chuyển tải và phân phối năng lượng điện (bao gồm trạm biến áp, trung chuyển hạ thế, các thiết bị vận hành đảm bảo an toàn trong sử dụng), hệ thống thiết bị, các công trình và phương tiện thông tin liên lạc của bưu chính viễn thông, lưu trữ thông tin…
Hệ thống thủy lợi, thủy nông phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước, phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hóa, xã hội, bảo đảm cho việc thõa mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hóa tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động xã hội. Hệ thống này bao gồm :
- Các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và triển khai công nghệ.
Các cơ sở y tế bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội nghỉ ngơi tham quan, du lịch và các công trình phục vụ cho hoạt động văn hóa, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao…
Điểm cần chú ý là sự phân loại trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì thực tế, một công trình có thể phục vụ nhiều chức năng khác nhau. Mặt khác, giữa các nhóm công trình cũng có quan hệ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nằm trong Qui hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế. Các công trình giao thông trên lãnh thổ được chia làm 2 bộ phận :
Các công trình giao thông công cộng.
Các công trình giao thông chuyên dùng.
II. Vai trò của Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông:
Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông có vai trò hết sức quan trọng .
- Bao giờ cũng đi trước một bước tạo cơ sở và tiền đề cho sản xuất. Nếu hệ thống giao thông thuận lợi sẽ đảm bảo cho đời sống và sản xuất phát triển ngược lại nếu hệ thống giao thông thiếu thốn, lạc hậu sẽ là yếu tố ảnh hưởng và kìm hãm đời sống và sản xuất. Ví dụ như xây dựng giao thông với chất lượng tốt, đồng bộ để mở đường cho phát triển một vùng kinh tế mới hay khu công nghiệp mới…
- Đây là dịch vụ công cộng xã hội mang tính phân phối lại để đảm bảo công bằng và không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội
- Hệ thống kết cấu hạ tầng Giao thông với chức năng chính là : vận chuyển và lưu thông, bảo đảm sự đi lại hàng ngày và mối quan hệ qua lại giữa bên trong và bên ngoài vùng lãnh thổ thuận lợi.
- Có nhiều loại hình giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu vận tải chuyển hàng hóa. Vai trò của chúng được thể hiện qua các số liệu sau :
+ Giao thông đường bộ vận chuyển 65% tổng sản lượng hàng hóa.
+ Giao thông đường sắt vận chuyển 5% tổng lượng hàng hóa.
+ Giao thông đường sông vận chuyển 6% tổng lượng hàng hóa.
Mạng lưới giao thông tính toán trong qui hoạch phát triển:
+ Các trục giao thông chính mang tính liên vùng, liên tỉnh, đầu mối giao thông đường bộ nối với các cửa khẩu đất liền .
+ Các trục quốc lộ .
+ Các tuyến tỉnh lộ
+ Các tuyến huyện lộ.
+ Giao thông nông thôn.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông:
1. Nhân tố nguồn lực:
Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông cần sử dụng tối đa, có hiệu quả phát triển bền vững trên phương diện qui hoạch gồm 4 bộ phận: Tài nguyên thiên nhiên, con người, điều kiện môi trường, tài sản và vốn.
Tài nguyên thiên nhiên: Gồm tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài nguyên năng lượng… Tài nguyên thiên nhiên được phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong công tác qui hoạch điều quan trọng là đánh giá đúng ý nghĩa của các dạng tài nguyên, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các loại tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên giữ gìn và cả tạo tài nguyên. Khi qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông chú ý bố trí những tuyến đường gần khu vực tài nguyên có thể khai thác vận chuyển để không mất thêm chi phí cải tạo lại.
- Con người: Con người là chủ thể đồng thời là đối tượng của sản xuất và đời sống, vì vậy con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các dạng nguồn lực. Trên phương diện qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông con người được tính đến như một lực lượng sản xuất đòng thời là mục tiêu hàng đầu mà qui hoạch phải phục vụ.
Con người được tính đến trước hết là về số lượng. Số lượng dân cư của vùng được qui hoạch, mật độ dân cư phân bố trên từng đơn vị, diện tích, tính chất đều đặn trong phân bố dân cư, nhất là giữa đô thị và nông thôn là những yếu tố cần được phân tích kĩ vì có thể là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển nhưng cũng là yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển. Khu vực đô thị với số lượng dân cư đông bố trí giao thông như thế nào để đi lại thuận lợi không gây ách tắc. Khu vực nông thôn tuy dân số không đông nhưng cũng phải chú ý đến những khu vực trọng yếu như: đuờng dẫn đến khu vực trồng lúa, trồng hoa màu, sản xuất khác. Giao thông hiện nay chưa được quan tâm đầu tư đúng mức,và được xây dựng với chất lượng kém.
Con người là yếu tố gây ra những tác động sâu sắc lên môi trường cũng như chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố môi trường.
- Điều kiện môi trường: là dạng tài nguyên thiên nhiên đã được con ngừoi sử dụng và cải tạo từng bước trong quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài. Môi trường bao gồm môi trường vật chất là môi trường tinh thần. Còn có thể phân chia ra môi trường sản xuất, môi trường đời sống và môi trường phát triển.
Điều kiện môi trường có ý nghĩa to lớn trong qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông . Bởi vì trong những môi trường thuận lợi, các yếu tố nguồn lực, các hoạt động sản xuất và đời sống mới phát huy được ở những mức cao hiệu quả của mình. Trong các hoạt động sản xuất và đời sống, không chỉ các yếu tố môi trường vật chất như kết cấu hạ tầng, điều kiện cung cấp các nguyên liệu… có ý nghĩa, mà các yếu tố môi trường tinh thần như tâm lý sản xuất, tình đoàn kết hữu ái, tính cộng đồng… cũng có ý nghĩa lớn và trong nhiều trường hợp mang tính chất quyết định.
Vị trí địa lý thuận lợi hoặc không thuận lợi có một ý nghĩa rât quan trọng. Phải chú ý đến điều này trong qui hoạch, nhất là những vùng là nơi trọng điểm về kinh tế, đầu mối giao thông. Mạng lưới giao thông trong những vùng này thuờng dày hơn, có tầm quan trọng, lưu lượng phương tiện qua lại nhiều hơn, vì vậy ta cần bố trí làm sao để các phương tiện có thể đi lại dễ dàng hơn.
Tài sản vốn: Là một trong những nguồn lực của qui hoạch. Trong công tác qui hoạch có tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tinh thần và tài sản vật chất. Các chính sách chủ trương phát triển KTXH đúng đắn của Đảng cũng là nguồn tài sản lớn để chúng ta xây dựng qui hoạch phát triển. Các chủ trương, chính sách phù hợp, vừa là môi trường thuận lợi cho phát triển, vừa là yếu tố để phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư, vừa là động lực thúc đẩy sản xuất và đời sống phát triển.
2. Nhân tố kĩ thuật:
Qui hoạch giao thông tạo ra kết cấu hạ tầng giao thông là điều kiện quan trọng phát triển kinh tế, kĩ thuật. Trong công tác qui hoạch kết cấu hạ tầng, vật chất kĩ thuật không những được phân tích tính toán đầy đủ cho nhu cầu về khối lượng mà còn tính toán đến sự phân bổ hợp lý kể cả không gian và thời gian, sự vận hành thông suốt, sự sử dụng với hiệu suất cao và tiết kiệm. Kết cấu hạ tầng giao thông còn chịu ảnh hưởng của các kết cấu hạ tầng vật chất kĩ thuật khác như: kho tàng bến bãi, các hệ thống thủy lợi và cồng trình đầu mối thủy lợi, các công trình cung cấp nước, hệ thống nhà máy điện, mạng lưới trạm phân phối điện, hệ thống nhà xưởng máy móc…
Chính vì vậy tính đồng bộ của các kết cấu hạ tầng có ý nghĩa rất lớn. Nếu kết cấu hạ tầng giao thông qui hoạch mà không tính đến mối quan hệ chung với toàn bộ hệ thống thì sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
Cho đến nay các kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật của Việt Nam được hình thành nên qua nhiều thời kỳ, chủ yếu là phục vụ một nền kinh tế trong đó nông nghiệp là lĩnh vục sản xuất chủ yếu, mà trong nông nghiệp sản xuất lúa là chính. Hiện nay chúng ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng bước phát triển công nghiệp và dịch vụ, đưa 2 lĩnh vực này phát triển ngang với nông nghiệp, tiến tới làm cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Vì vậy yêu cầu hiện nay là phải xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng sao cho phù họp với cơ cấu kinh tế mới, phục vụ đắc lực hơn cho sản xuất công nghiệp và tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ. Đánh giá phân tích sâu sắc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã có, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và bước đi thích hợp để phát triển thành hệ thống giao thông khả quan làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội.
3. Nhân tố hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong hệ thống sản xuất kinh doanh gồm 3 nhóm hoạt động chủ yếu: Hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh doanh dịch vụ. Mỗi hoạt động chiếm một vị trí nhất định trong qui hoạch. Mỗi hệ thống cần có qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông thích hợp riêng để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
- Các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp được sắp xếp thành :
+ Các khu công nghiệp mùa xuân.
+ Các cụm công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp xen lẫn trong các khu dân cư.
+ Các xí nghiệp nhỏ phân tán trong nông thôn
+ Các hoạt động mang tính chất công nghiệp trong các hộ gia đình nông dân.
Qui hoạch công nghiệp có vai trò quan trọng vì đây là ngành chủ đạo trong nền kinh tế. Mà hệ thống giao thông là cầu nối quan trọng vận chuyển nguyên liệu đến khu công nghiệp hoặc vận chuyển hàng hóa đến thị trường.
Các hoạt động mang tính công nghiệp trong các hộ gia đình nông dân hầu như không được nhắc đến trong qui hoạch. Trong chủ trương CNH và HĐH nông nghiệp và nông thôn, các hoạt động có tính chất công nghiệp trong các hộ nông dân có vai trò rất quan trọng. Các hoạt động này gắn bó chặt chẽ với sản xuất nguyên liệu trong nông nghiệp. Mặt khác nó chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trừơng tiêu thụ sản phẩm của các hoạt động công nghiệp trong các hộ nông dân, chủ yếu là các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, lại chịu ảnh hưởng rất lớn của sức mua nông dân.
- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Bản thân các hoạt động sản xuất nông nghiệp là một hệ thống trong hệ thống kinh tế xã hội và bao gồm nhiều bộ phận hợp thành : sản xuất trồng trọt, sản xuất chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất thủy sản.
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ
Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động dịch vụ giữu vị trí đặc biệt quan trọng. Các hoạt động này trong việc hình thành và phát triển thị trường tạo nên tính năng động, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường. Nó như là cầu nối quan trộng xây dựng các tuyến đường giao thông liên vùng, kích thích mối quan hệ kinh tế liên vùng.
4. Nhân tố các hệ thống mục tiêu:
Trong qui hoạch giao thông, hệ thống các mục tiêu là những đích đặt ra để vươn tới, đồng thời là điểm xuất phát của các bước phát triển tiếp theo. Vì vậy hệ thống các mục tiêu không những phải đồng bộ mà còn hài hòa hỗ trợ lẫn nhau tạo thành những bàn đạp vũng chắc cho các bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Hệ thống các mục tiêu gồm:
+Phát triển một hệ thống thì trường
+Các mục tiêu kinh tế ( khoa học, thông tin, vốn, lao động…)
+Các mục tiêu xã hội
+Các mục tiêu môi trường
- Phát triển một hệ thống thị trường:
Qui hoạch giao thông theo hệ thống thị trường đã được đặt ra theo mục tiêu nhất định. Thị trường phát triển đến đâu thì giao thông đi đến đấy. Không những thế, phải được định hướng xây dụng trước khi hình thành thị trường. Giống như 1 cái thảm được trải ra trước theo tầm nhìn, mục tiêu mà các nhà quản lý lựa chọn.
- Sự liên quan của qui hoạch giao thông đến mục tiêu xã hội là ở chỗ: nó không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng nó góp phần vào việc nâng cao đời sống của họ. Một con đường được xây dựng nên phải được tính toán như thế nào cho nơi sinh sống làm việc của người dân không bị phá vỡ, kích thích sự đi lại giao lưu sinh hoạt, buôn bán … Đồng thời cũng không được phá vỡ môi trường sinh thái cảnh quan tự nhiên.
IV. Phương pháp sử dụng trong qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông:
1. Phương pháp qui hoạch có sự tham gia của cộng đồng:
Tham gia của cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong quá trinh lập quy hoạch và là cũng là yếu tố quan trọng trong các văn bản liên quan đến quy hoạch .Đặc biệt đối với công tác quy hoạch ở cấp cơ sở chính quyền địa phương và những nơi người dân là chủ thể chính .
Phương pháp có sự tham gia của cộng đồng là phương pháp tổ chức các nhóm công tác địa phương bao gồm đại diện chính quyền và đại diện của người dân với sự hỗ trợ của các công cụ quan sát, phân tích nhằm tiếp cận những vấn đề nghiên cứu trong quy hoạch để góp công sức, trí tuệ kinh nghiệm thực tiễn, góp phần xây dựng quy hoạch bám sát thực tế đáp ứng nguyện vọng của người dân, đảm bảo đúng chiến lược của Nhà Nước phù hợp kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các bước thực hiện
- Tổ chức các nhóm công tác ở địa phương bao gồm đại diện của chính quyền và đại diện của người dân có khả năng tham gia tọa đàm cung cấp thông tin, có khả năng thể hiện mong muốn và những dự định phát triển cộng đồng trong tương lai.
- Xác định chủ thể cũng như cách thức tham gia. Trong bước này nhà tư vấn quy hoạch lựa chọn những chủ đề bám sát trọng tâm nghiên cứu và phát huy tốt nhất những khả năng hiểu biết và kinh nghiệm của người dân để họ tham gia có hiệu quả hơn.
- Tổ chức lấy ý kiến của người dân thông qua các hình thức trả lời phỏng vấn điều tra, hội thảo, triển lãm...lấy ý kiến góp ý về những vấn đề trên.
Đây là phương pháp đã đem lại thành công ở khá nhiều loại qui hoạch trong đó qui hoạch kết cấu giao thông là một ứng dụng điển hình.
2. Phương pháp thống kê:
Được sử dụng trong phần đánh giá nguồn lực phát triển và phân tích hiện trạng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến nơi mà chúng ta đang dự định qui hoạch giao thông.Dựa vào số liệu thống kê để phân tích rút ra những quy luật phát triển bởi vì mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của các chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chẳng hạn như khi muốn xây dựng kết cấu giao thông ở một vị trí nào đó ta cần nắm được số lượng dân cư để có thể ước chừng được lưu lượng phương tiện lưu thông từ đó ta có thể đáp ứng được cơ sở hạ tầng giao thông mà nơi đó cần.
3. Phương pháp minh họa trên bản đồ:
Phương pháp này phục vụ rất nhiều trong công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Mọi thông tin được biểu đạt trên bản đồ với tỉ lệ thích hợp, tạo nên thành tập bản đồ khảo sát về vị trí cũng như địa hình … phục vụ cho việc tính toán trong quá trình làm quy hoạch.
4. Phương pháp cân bằng tương đối:
Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông là quá trình diễn thể của hệ thống sử dụng giao thông dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông qua sự điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng giao thông ở một thời điểm nào đó. Theo đà phát triển của kinh tế - xã hội, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng hệ thống giao thông. Do đó quy hoạch giao thông luôn được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương pháp phân tích động.
5. Phương pháp mô hình tính toán:
Đây là phương pháp đang có ứng dụng rộng rãi và Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông cũng cần thiết sử dụng. Phương pháp tối ưu được xây dựng trên cơ sở xây dựng các mô hình toán kinh tế dưới dạng các bài toán tương quan hồi quy, bài toán về hàm xu thế, quy hoạch tuyến tính…
Phương pháp đòi hỏi phải định lượng được các yếu tố cần biểu thị và điều kiện hạn chế phải trình bày được bằng ngôn ngữ toán học .Trong giai đoạn hiện nay việc áp dụng phương pháp nay trong bản quy hoạch đang trở thành tất yếu trong đó giao thông cũng không ngoại trừ.
Phần II: HIỆN TRẠNG VỀ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở HUYỆN QUỐC OAI
A. HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUỐC OAI:
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường :
1. Mục đích:
Mục đích của việc phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông: để thấy rõ những ưu điểm và nhược điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường, từ đó lập nên một bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp, hạn chế đi vào những điểm yếu và phát huy điểm mạnh của vùng.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
a. Vị trí địa lý kinh tế - xã hội:
- Phân tích đánh giá vị trí nhằm thấy được vai trò của vùng quy hoạch về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
- Đánh giá trong mối quan hệ với các vùng khác và với quan hệ quốc tế. Phân tích đánh giá rõ khả năng mở cửa các vùng và với quốc tế thông qua ảnh hưởng của vị trí địa lý.
VD: Quốc Oai là huyện phía tây của tỉnh Hà Tây, nằm trong vùng phát triển của tỉnh Hà Tây với việc xây dựng dụm điểm công nghiệp, phát triển đô thị Hoà Lạc, Xuân Mai.
Vị trí này tạo thuận lợi cho Quốc Oai:
+ Có thành phố Hà Nội là thị trường lớn, tiêu dùng trực tiếp nhiều loại sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, nguồn nhân lực dồi dào và có kiến thức kỹ thuật.
+ Quốc Oai là địa bàn mở rộng của thủ đô Hà Nội tương lai về phía tây và Tây Nam. Đây cũng là địa bàn xây dựng mới, di chuyển các xí nghiệp của tỉnh và thủ đô Hà Nội.
b. Các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Phân tích đánh giá các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp.
- Các nguồn tài nguyên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch và dịch vụ.
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vùng và khả năng phối hợp với các vùng khác và quốc tế, lợi thế và hạn chế trong bối cảnh hợp tác và hội nhập theo xu thế toàn cầu hoá.
- Tài nguyên khoáng sản: xác định số lượng và trữ lượng các loại khoáng sản có trong vùng. Khảo sát và đánh giá việc khai thác các loại khoáng sản hiện nay và ý nghĩa của nó.
VD: Hiện trạng điều kiện tự nhiên và tài nguyên ở Quốc Oai:
- Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa hè: nóng, ẩm và mưa nhiều.
Mùa đông: khô, lạnh và ít mưa.
- Nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có 3 vùng chính:
Vùng đồi thấp: điạ hình không đồng đều, đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hoá xen lấn lớp sỏi ong. Tầng đất canh tác thấp.
Vùng đồi gò: có nhiều khe rãnh, suối nhỏ nên đất bị bạc màu nghiêm trọng, chỉ thích hợp phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Vùng nội đồng: có nhiều xã ven sông với độ cao giảm dần, trên bề mặt vùng có 1 số núi sót như quần thể đá vôi Sài Sơn. Vùng này cho phép phát triển đa dạng các cây trồng vật nuôi nhưng công tác thuỷ lợi rất khó khăn.
- Tài nguyên khoáng sản: chỉ có một số loại khoáng sản với trữ lượng không lớn như đá xây dựng, sét, vàng gốc, vàng sa khoáng, Đônomit.
- Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử, du lịch: Quốc Oai là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta. Huyện có 18 di tích lịch sử được xếp hạng, chủ yếu là công trình đình, chùa có giá trị cao về nghệ thuật, kiến trúc gắn với lịch sử phát triển của dân tộc. Đặc biệt là khu danh lam thắng cảnh chùa Thầy, động Hoàng Xá cùng hệ thống núi đá vôi ở các xã vùng Đông Bắc huyện là địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
3. Phân tích đánh giá về thực trạng môi trường và những vấn đề đặt ra trong quy hoạch:
Đối với môi trường, cần phân tích đánh giá các vấn đề tồn tại như: tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, lượng bụi do các hoạt động giao thông gây ra … Từ đó xây dựng một bản quy hoạch nhằm khác phục những vấn đề còn tồn tại, cải thiện môi trường sống cho dân cư.
II. Đặc điểm dân số, dân cư và các nguồn nhân lực:
Mục đích:
Đặc điểm dân số, dân cư và các nguồn nhân lực sẽ cung cấp cho ta về lượng cầu của giao thong, địa điểm cho quy hoạch giao thông. Từ đó thiết lập nên một bản quy hoạch kết cấu giao thông hợp lý, phục vụ một cách hiệu quả nhất cho nhân dân.
Nội dung phân tích:
- Phân tích đánh giá quá trình biến đổi về số lượng và chất lượng dân số trong 10 năm qua và những yếu tố tác động đến biến đổi số lượng và chất lượng dân số đến năm 2010, 2015, 2020.
- Phân tích đánh giá đặc điểm dân cư và tình hình phân bố dân cư, ảnh hưởng của đặc điểm phân bố dân cư và phân bố dân cư, các yếu tố văn hoá, nhân văn… đến phát triển kinh tế của vùng trong thời gian qua.
- Phân tích đánh giá về quá trình biến đổi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Phân tích dự báo về vấn đề xã hội có liên quan chặt chẽ tới vấn đề dân số như văn hoá, lối sống, thuần phong mĩ tục…
VD: Các số liệu về dân số và nguồn nhân lực của Quốc Oai:
+ Trong 5 năm 2000-2004, tốc độ tăng tự nhiên dân số bình quân là 1.15%, mật độ dân số ngày càng tăng.
+ Lao động:
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2004 khoảng 77 ngàn người trong đó lao động công nghiệp chiếm 61%, lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,6, số lao động trong ngành dịch vụ: 10,2 %.
Hạn chế của người lao động ở Quốc Oai là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, tỷ lệ lao động qua các trường đại học thấp, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm.
Lao động ở nông thôn đang thiếu việc làm, thời gian làm việc chiếm khoảng 70%, phổ biến thuần nông. Dân cư phân bổ không đồng đều.
Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội:
1. Mục đích:
Phân tích đánh giá thực trạng kinh tế để có một cái nhìn tổng thế về tình hình kinh tế cũng như đời sống của người dân trong vùng cần quy hoạch. Kết câu hạ tầng giao thông là một trong những bộ phận tạo nên một nền kinh tế bền vững và ổn định.
2. Nội dung phân tích:
a. Phân tích đánh giá tăng trưởng kinh tế:
Phân tích đánh giá tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ tiêu GDP chung và GDP của từng nhành và chỉ tiêu giá trị sản xuất. Tính toán và xử lý các tài liệu để phân tích:
- Những thành tựu đạt được về tăng trưởng kinh tế, so với mục tiêu quy hoạch, các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm, 10 năm.
- Những yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
VD: Huyện Quốc Oai có tốc độ tăng GDP thời kỳ 2000-2005 là 11,3%, đóng góp 5,4 % GDP của tỉnh. Song so với 1 số huyện có điều kiện phát triển tương đồng thì nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội của Quốc Oai còn thấp. Vị trí kinh tế của Quốc Oai còn khá là khiêm tốn.
b. Phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Phân tích tập trung vào những vấn đề chính:
- Cơ cấu các nhóm ngành: nông –lâm- ngư nghiệp, công nghiệp – xã hội và dịch vụ - thương mại.
- Cơ cấu trong nội bộ ngành.
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế.
- Cơ cấu theo lãnh thổ
Nội dung phân tích cần tập trung vào những vấn đề:
- Phân tích mặt được, mặt chưa được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với cơ cấu đầu tư và cơ cấu sử dụng lao động.
- Phân tích về chất của cơ cấu kinh tế.
- Nguyên nhân tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
VD: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ở Quốc Oai:
Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm, từ 54,4% năm 2000 xuống 40% năm 2004. Tỉ lệ các khối ngành công nghiệp tăng lên từ 25,6% năm 2000 lên 36,6% năm 2004. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ tăng từ 20% năm 2000 lên 24% năm 2004. Sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp đã tạo điều kiện để chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế của huyện, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng tiến bộ.
c. Nội dung phân tích đánh giá thực trạng phát tr._.iển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực:
* Công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực:
- Phân tích, đánh giá về sự phát triển, cơ cấu tiểu ngành công nghiệp, sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng một số ngành và sản phẩm công nghiệp chủ yếu.
- Phân tích, đánh giá về phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp làng nghề.
- Phân tích, đánh giá về việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá về phân bố công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá về các giải pháp chính sách đã thực hiện để phát triển công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, nguyên nhân và bài học trong giai đoạn tới.
* Nông, lâm, ngư nghiệp và sản phẩm chủ lực:
- Phân tích, đánh giá về sự phát triển, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp về kinh tế nông thôn, các sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của địa phương và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cần đánh giá trong thời gian 10, 20 năm để thấy được sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển.
- Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá về bố trí sản xuất nông, lâm nghiệp theo lãnh thổ.
Nông nghiệp: Tình hình phát triển các sản phẩm hàng hoá từ các loại cây trồng, vật nuôi chủ yêu. Đánh giá về quy mô và cơ cấu sản phẩm theo từng loại cây trồng về những thành công và tồn tại.
Lâm nghiệp: Tình hình phát triển các sản phẩm hang hóa từ rừng, những thành công cà tồn tại trong quá trình phát triển lâm nghiệp theo hướng hang hoá. Đánh giá sự kết hợp chặt chẽ và hợp lí giữa trồng rừng và đưa lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trương.
Ngư nghiệp: Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thị trường mặt hang thuỷ sản, những thành công và yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển ngư nghiệp cho giai đoạn tới.
- Phân tích, đánh giá về phát triển kinh tế nông thông theo các mục tiêu.
- Phân tích, đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện thời gian qua, thành công và thất bại của nó. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới.
* Khu vực dịch vụ thương mại và sản phẩm:
- Phân tích, đánh giá về sự phát triển, phân bố sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng một số lĩnh vực và sản phẩm du lịch chủ yếu.
- Phân tích, đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.
Tập trung vào các lĩnh vực :
- Thương mại nội địa, tiếp thị và sức cạnh tranh.
- Lĩnh vực xuất nhập khẩu, các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu.
- Các hoạt động dịch vụ ngân hang, tài chính, bảo hiểm.
- Phát triển kinh tế cửa khẩu.
- Các hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu dung.
* Hiện trạng phát triển và phân bố các ngành văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, thể thao, phát thanh truyền hình:
- Sự phát triển, phân bổ cơ sở vật chất của từng lĩnh vực. Những thành tựu và tồn tại.
- Tình hình thực hiện các chương trình quốc gia trên lãnh thổ của từng địa phương.
- Phân tích đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển trong giai đoạn .
Tập trung phân tích 1 số lĩnh vực: công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, việc làm và giải quyết việc làm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá thông tin phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động xoá đói giảm nghèo…
VD: Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ở Quốc Oai:
- Công nghiệp xây dựng:
Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp xây dựng thời kì 2000-2004 tăng bình quân 19,4%/năm. Giá trị sản xuất năm 200 thực hiện 177,6 tỉ đồng.
Sản lượng và các sản phẩm của ngành Công nghiệp- TTCN chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, chế biến và sản xuất đồ gỗ. Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, số lượng năm sau cao hơn năm trước.
- Công nghiệp: tập trung vào 1 số ngành chủ yếu như sản xuất chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng. Đến nay Quốc Oai có 2 doanh nghiệp của tỉnh, TW đóng trên địa bàn( xi măng Sài Sơn và chè Long Phú), 1 dự án đầu tư nước ngoài.
Trong thời kỳ vừa qua bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Tính đến 10/2004, có 63 doanh nghiệp đăng kí với tổng vốn là 143 tỷ đồng. Đồng thời huyện cũng tiến hành quy hoạch cụm công nghiệp Yên Sơn và 10 điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp làng nghề khác.
- Tiểu thủ công nghiệp: nhịp tăng trưởng của lĩnh vực này thời kì 2000-2004 đạt 19,3%. Huyện đã coi trọng công tác nhân cấy và hình thành nhiều nghề mới, đến nay đã có 9 làng nghề được tỉnh công nhận và có 40 làng có nghê.
- Xây dựng cơ bản: tổng đầu tư trong 5 năm đạt 159 tỉ đồng, cho giao thông là 26 tỉ, tập trung ở các công trình: đường Quốc Oai- Hoà Trạch, Yên Sơn – Sài Sơn…Đầu tư cho công tác thuỷ lợi đạt 19 tỉ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào công tác cứng hoá kênh mương, nâng cấp trạm bơm tiêu Thông Đạt.
- Nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kì 2000-2005 tăng bình quân 3,1%/năm. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ trọng chăn nuôi tăng từ 36% năm 2000 lên 45,4% năm 2005.
Sản lượng lương thực năm 2000 đạt 66,241 tấn, năm 2001 đạt 58,890 tấn, năm 2002 đạt 58,739 tấn, năm 2003 đạt 54,734 tấn, năm 2004 đạt 61,424 tấn. Diện tích lúa cả năm, năm 2000 thực hiện 10.618 ha, năng suất đạt 52,66tạ/ha. Năm 2004, diện tích lúa đạt 10,142 ha, năng suất đạt 55,94 tạ/ha.
Cây công nghiệp: gồm cây lạc có diện tích 183 ha, sản lượng 336 tấn và cây đậu tương có diện tích 194ha, sản lượng 266 tấn. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn như lúa, ngô, khoai, sắn chiếm 85% diện tích và 75,5% sản lượng.
Chăn nuôi: ngành chăn nuôi đã có nhịp độ tăng trưởng khá, các sản phẩm chăn nuôi đều có sự gia tăng. Xu hướng phát triển nông nghiệp là tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng và là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.
~ Về cơ cấu ngành: tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 45,4% năm 2005.
~ Về cơ cấu đàn: đàn trâu có xu hướng giảm, năm 2000 có 2770 con nhưng đến 2004 còn 2342 con; Đàn bò có xư hướng tăng, năm 2000 có 6768 con nhưng đến 2004 có 7066 con; Đàn lợn tăng còn gia cầm bắt đầu phát triển theo hình thức chăn nuôi tập trung có quy mô.
Lâm nghiệp: sau nhiều năm khai thác, đến nay diện tích đất lâm nghiệp Quốc Oai còn 650ha, trong đó còn khoảng hơn 50ha trên khu vực núi Vua Bà còn rừng tự nhiên. Hàng năm việc trồng cây gây rừng (phân tán và tập trung) chăm sóc và tu bổ rừng được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ. Các diện tích cây trồng, sau khi khai thác được tiếp tục trồng mới, do đó tạo cho Quốc Oai một môi trường cảnh quan xanh sạch… Giai đoạn 2000-2004 huyện đã trồng gần 260 nghìn cây phân tán .
Thuỷ sản: Diện tích mặt nước của Quốc Oai khá lớn, sông Tích, sông Đáy, sông Bùi chảy qua huyện, vừa kết hợp cung cấp đất cho nông nghiệp, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch. Ngoài ra còn có hơn 200ha ao hồ có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Có gần 600ha ruộng trũng có thể chuyển đổi sang mô hình lúa + cá kết hợp. Sản lượng cá và thuỷ sản năm 2000 đạt 330 tấn, năm 2004 đạt 697 tấn giá trị thuỷ sản năm 2004 đạt 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung nuôi trồng thuỷ sản của Quốc Oai trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp, sản lượng sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng.
Du lịch: Quốc Oai là huyện có khả năng khai thác về du lịch, song ngành du lịch vẫn ở dưới dạng tiềm năng, chưa được phát huy khai tác, doanh thu chưa lớn. Hiện tại, về du lịch huyện mới chỉ tập trung khai thác quần thể danh thắng chùa Thầy, hàng năm khu du lịch này đón 250-280 ngàn lượt khách tham quan.
Thương mại: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đã liên tục tăng từ 78,1 tỷ năm 2000 lên 161 tỷ năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2000-2004 đạt 15%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá thị trường xã hội năm 2001 đạt 96,5 tỉ đồng, năm 2003 là 99,5 tỉ đồng. Nhìn chung thị trường hàng hoá phong phú đa dạng thuận tiện cho người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thương mại, đầu tư cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống chợ nông thôn còn hạn chế.
- Tài chính: về chi ngân sách huyện đã đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do ngân sách huyện còn rất khó khăn nên các khoản thu trợ cấp cân đối ngân sách chiếm khoảng 65-70% tổng thu ngân sách huyện, xã. Cho nên có thể kết luận Quốc Oai là 1 huyện thu chưa đủ chi, hàng năm Nhà nước trợ cấp ngân sách.
- Ngân hàng: các tổ chức ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong thanh toán, huy động vốn và tín dụng. Do lượng tiền huy động tăng nên số lượng lượt người cho vay và số đơn vị vay tăng. Diện cho vay được mở rộng tới nhiều loại ngành nghề khác nhau, quy mô từng bước lớn hơn, thời gian vay kéo dài đến trung hạn, năm 2001 cho vay 86,4 tỉ đồng, năm 2003 cho vay 241,4 tỉ đồng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2000.
- Bưu điện: Bưu chính viễn thông luôn được đảm bảo và giữ vừng thông tin liên lác. Trong những năm gần đây tốc độ tăng về tỷ lệ số điện thoại/100 dân đạt khá, song so với bình quân chung của tỉnh thì Quốc Oai là huyện có tỉ lệ thấp nhất về mật độ sử dụng điện thoại.
Ngành bưu điện đã xây dựng 5 bưu cục, trong đó 1 bưu cục loại 2 ở thị trấn, 4 bưu cục loại 3, 2 tổng đài kĩ thuật số. Hiện nay toàn huyện có 268km cap các loại. Số điểm bưu điện văn hoá xã là 20/20. Bình quân mật độ sử dụng điện thoại cố định là 3,2máy/100 dân.
Mạng lưới thông tin phát hành báo chí được tổ chức tốt tại các xã phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, phục vụ đời sống và sản xuất trong huyện.
` d. Phân tích thực trạng đầu tư phát triển:
- Phân tích, đánh giá thực trạng đấu tư xã hộ thời gian quam tổng đầu tư xã hội qua các thời kỳ, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và lãnh thổ.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội, tình hình huy động và các giải pháp đã thực hiện nhắm huy động vốn đầu tư với từng loại vốn,
- Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư với từng vùng, từng lĩnh vực, từng ngành.
e. Hiện trạng phát triển theo lãnh thổ:
Phân tích tình trạng phân hoá, tính hài hoà cần thiết ở từng lãnh thổ, chênh lệch lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư.
- Mức độ phân dị thành các tiểu vùng và những khác biệt cơ bản.
- Mức độ tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị, khu, cụm công nghiệp và các hành lang kinh tế.
- Tình hình phát triển các tiểu vùng và mức độ chênh lệch giữa các tiều vùng.
f. Phân tích đánh giá tác động của các cơ chế, chính sách đang thực hiện đến phát triển kinh tế xã hội:
Mục tiêu của nội dung này là thông qua việc phân tích, đánh giá các cơ chế, chính sách đang thực thi trên địa bàn quy hoạch có tác động và đem lại hiệu quả như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng kết để có luận cứ cho nghiên cứu các nhiệm vụ quy hoạch giai đoạn tới.
g. Phân tích, đánh giá tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
Thông qua việc phân tích đánh giá sự tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch thời gian qua như thế nào, từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng kết để có luận cứ đề xuất các nhiệm vụ quy hoạch thời gian tới.
B. HIỆN TRẠNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HUYỆN QUỐC OAI:
I.Một vài nét lý thuyết khái quát liên quan :
1. Đường thuỷ: bao gồm các khu vực bến cảng, nhà kho, sân bãi, khu đường thuỷ, khu vực quản lý kỹ thuật điều hành bảo dưỡng. Phần dưới nước bao gồm bến cảng, lòng lạch và âu tàu. Đường thuỷ có đường sông và đường biển. Xây dựng cảng sông và cảng biển phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, đặc biệt là độ sâu của nước, chiều dài cập bến và lòng lạch.
2. Đường bộ: bao gồm các đường xe cơ giới dành cho ôtô xe máy các loại, đường xe điện bánh hơi, đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ. Đường bộ còn phân ra thành đường cao tốc, đường quốc lộ, đường nhập thành, đường phố chính, đường khu vực, đường nội bộ trong các khu ở. Các bến xe, bãi đỗ xe, quảng trường, các trạm kỹ thuật giao thông.
3. Một số nguyên tắc mà 1 hệ thống giao thông cần có:
- Mạng lưới giao thông phải thống nhất đảm vận chuyển nhanh chóng an toàn. Nó phải liên hệ tốt với tất cả các khu chức năng, các công trình, các đầu mối giao thông và mạng lưới giao thông quốc gia, quốc tế.
- Quy mô, tính chất của hệ thống đường giao thông phải dựa vào yêu cầu vận tải hàng hoá, hành khách và khả năng thông xe của mỗi tuyến đường đối với các phương tiện giao thông.
4. Đường nội bộ : gồm đường trong khu nhà ở, đường phố trong đơn vị ở, đường trong khu công nghiệp, đường đi cho xe đạp, xe thô sơ khác... Hệ thống đường nội bộ tuỳ theo điều kiện địa lý tự nhiên và cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai các đơn vị chức năng để bố trí cho phù hợp với ý đồ tổ chức quy hoạch xây dựng chi tiết kiến trúc. Hệ thống đường này phải phục vụ tốt các phương tiện và không được chồng chéo cản trở lẫn nhau.
II. Hiện trạng giao thông vận tải ở huyện Quốc Oai.
- Quốc Oai với diện tích trung bình, đặc điểm vị trí địa lý bán sơn địa, có một phần nhỏ sông Đáy và sông Tích chạy qua bộ phận huyện nên về giao thông vận tải huyện chủ yếu phát triển giao thông đường bộ và đường thuỷ.
- Về đường bộ huyện có tổng cộng 166,81 km đường các loại bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường liên xã, đường giao thông nông thôn.
- Về đường sông huyện có tổng cộng 23,14km cụ thể: sông Đáy 12,54km, sông Tích 10,6km.
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đã chuyển dịch theo hướng tích cực, bắt nhịp được với quá trình phát triển mạnh mẽ của tỉnh Hà Tây và cả nước. Góp phần không nhỏ vào đó là ngành giao thông vận tải với mạng lưới hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên bên cạnh đó việc quản lý mạng lưới giao thông còn mang tính sự vụ thiếu tính đồng bộ. Để phát triển ngành giao thông của huyện nói riêng và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung huyện phải quy hoạch giao thông tổng thể một cách hợp lý.
1.Hiện trạng vận tải :
a. Vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ:
* Vận tải hành khách: trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện việc vận tải hành khách tập trung toàn bộ vào ngành đường bộ và do thành phần cá thể đảm nhận. Tốc độ tăng bình quân là 6,3%. Từ năm 2000 đến năm 2005 khối lượng vận tải hành khách tăng từ 193 lên 262 nghìn lượt người, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng từ 4083 lên 10350 nhìn người chủ yếu là đi từ Quốc Oai đến Hà Nội, cự ly khoảng 25 km còn đi nơi khác không đáng kể.
* Vận tải hàng hoá: Với loại hình này có thêm sự tham gia của khối tập thể mặc dù tỷ lệ rất thấp. Từ năm 2000 đến 2005 khối lượng vận chuyển tăng từ 378 nghìn tấn lên 1350 nghìn tấn trong đó tập thể chiếm 16,6% còn tư nhân chiêms 83,4% (2005). Sự nhỏ lẻ thiếu tập trung của các doanh nghiệp cá thể trong vận tải hàng hoá của huyện dần bị lấn át bởi các DN vận tải lớn trong và ngoài tỉnh dẫn đến 2004-2005 khối luợng hàng hoá vận tải của huyện giảm 10%.
Lượng hàng hoá ra vào huyện bao gồm: sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ, vât liệu xây dựng... trong đó đa phần là vật liệu xây dựng, phân bón, hàng thiết yếu.
Nhìn chung sự phát triển của ngành vận tải huyện trong thòi gian qua chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Phần lớn nhu cầu vận tải do cá thể đảm nhiệm, thành phần tập thể chỉ đáp ứng nhu cầu của các cơ quan hành chính huyện. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến ép giá, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện mà biểu hiện cụ thể là sự thiệt hại của khách hàng. Do vậy phải quy hoạch ngành vận tải nhanh chóng và hợp lý để ổn định thị trường và tăng năng lực cạnh tranh của ngành.
b.Vận tải đường sông :
Do đặc điểm mạng lưới sông ngắn ,ít với sông Đáy chạy qua phía Đông Bắc,sông Tích chạy từ Bắc xuống Nam giữa địa phận huyện,còn lại là kênh đào nhỏ ngắn lại còn chứa nhiều công trình thuỷ lợi .Bán kính sông hẹp,các công trình cầu cống bắc qua sông thấp ,mùa cạn chiều rộng sông chỉ co 10-30m do đó viẹc khai thác vận tải trên các sông này chưa thể khai thác.
c. Công tác quản lý điều hành bến bãi,phương tiện:
Hệ thống bến bãi hạn chế, chưa có bến xe khách, do gần thủ đô lượng khách đi lại thường xuyên ít nên việc vận tải hành khách đối ngoại với Hà Nội là chưa phù hợp. Trên địa bàn huyện các cụm, điểm công nghiệp chủ yếu ở hai bên đương láng hoà lạc các DN bố trí bãi hàng tại xưởng, còn các xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì phân bố hàng rải rác ở thôn xã, vì thế cho đến này địa bàn huyện chưa có bãi hàng nào được xây dựng.
* Phương tiện vận tải hành khách : có 3 loại chính là phương tiện 4 ghế trở xuống, phương tiện 5-15 ghế, phương tiện 15 ghế trở lên.
Nhìn chung số phương tiện vận tải hành khách trong giai đoạn 2000-2005 tăng chậm, chỉ riêng có xe du lịch loại 4 chỗ tăng mạnh từ 1 lên 31 xe. Điều này cũng không quá khó hiểu vì: nhu cầu đi lại của người dân không cao, thêm vào đó do ở gần Hà Nội nếu muốn đi xa người dân có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc đến các bến xe gần đấy như bên xe Hà Đông, Sơn Tây, Mỹ Đình. Bên cạnh đó với việc phát triển các loại phương tiện công cộng tăng mạnh và mở rộng ra ngoại thành, ngoại thị nên xe chở khách của huyện càng khó cạnh trạnh. Nếu có tăng thì đó là phương tiện xe chở khách 2 bánh để phục vụ khách đi đến các bến xe, điểm đỗ xe bus...
* Phương tiện vận tải hàng hoá: phương tiện này có xu hướng tăng chậm, trong đó loại xe trên 10 tấn tăng mạnh nhất từ 2 lên 43 xe trong vòng 5 năm (01-05), còn các loại xe 5 tấn và 5-10 tấn tăng ít hơn. Nguyên nhân của việc này là do giá cước vận tải tăng ít nhưng giá xăng dầu tăng quá nhanh gây khó khăn nhiều cho các chủ xe. Mặt khác các chủ xe thường không chủ động đầu tư xe mới dù phương tiện đã quá hạn lưu hành.
Nói chung về phương tiện giao thông của huyện còn ít, chất lượng không cao, nhiều xe cộ không đảm bảo vẫn hoạt động, từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường do tiếng ồn và khí thải, mất an toàn giao thông...
d. Tình hình an toàn giao thông:
Tình hình an toàn giao thông trên địa bàn huyện trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông tăng lên và chiếm tỷ lệ cao.
Ta có thể tổng hợp số vụ tai nạn từ năm 2000-2005 như sau:
Năm
Số vụ tai nạn
Số ngươi chết
Số người bị thương
2000
10
6
17
2001
23
25
16
2002
27
26
17
2003
13
14
10
2004
20
23
20
2005
15
15
6
Trong các vụ tai nạn xảy ra, phần lớn do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao: vi phạm tốc độ chiếm 52%, lấn đường chiếm 28%, tránh vượt ẩu chiếm 15%, các lỗi khác chiếm 5%. Các đợt ra quân kiềm chế của huyện chỉ được một thời gian sau đó lại tăng trở lại.
Nguyên nhân thứ hai của việc tai nạn giao thông là do mặt đường hẹp, chất lượng mặt đường thấp, hiện tượng ổ gà ,ổ voi nhiều, các phương tiện lại cũ nát không đảm bảo, nhiều người tham gia giao thông mà không biết luật, không có bằng lái, không đội mũ bảo hiểm ...
Nguyên nhân nữa là theo xu hướng chung của xã hội số phương tiện vận tải tăng nhanh đặc biệt là là xe máy chất lương kém ở khu vực nông thôn, trong khi đó hệ thống giao thông, bến bãi, công tác quản lý, kiểm tra giám sát giao thông chưa phát triển tương xứng.
e. Hiện trạng mạng lưới đường hiện có:
* Đưòng sông:
Sông Đáy: chạy qua phía đông của huyện, phần lớn sông chạy dọc ranh giới giữa huyện Quốc Oai và huyện Hoài Đức, sông chạy qua xã đầu tiên của huyện là xã Sài Sơn và kết thúc ở xã Đại Thành.
Chiều rộng sông hẹp, chiều sâu của sông chỉ đạt từ 0,8-1,0m về mùa cạn nên trong thời gian qua hầu như mạng lưới giao thông đường sông chưa được cải tạo và chưa đưa vào khai thác.
Sông Tích: chảy qua địa phận huyện bắt đầu ở xã Tuyết Nghĩa, chảy dọc từ Bắc xuống Nam và kết thúc ở xã Đồng Yên, chiều dài sông chảy qua địa bàn huyện là 10,6 km.
Cũng như sông Đáy, sông Tích về mùa cạn chiều rộng sông hẹp, chiều sâu chỉ đạt từ 0,7-1,5m, các đoạn cong bán kính nhỏ, hiện tại việc vận tải trên sông hầu như không diễn ra.
Vậy để hai tuyến sông này được đưa vào khai thác được trong lĩnh vực vận tải, thì chiến lược phát triển giao thông của huyện phải thống nhất với tỉnh cũng như kết hợp với các tỉnh lân cận có 2 con sông này chảy qua.
* Đường bộ:
Quốc lộ: trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ chạy qua:
- Quốc lộ 21 là một đoạn của tuyến đường xuyên việt - đường Hồ Chí Minh. Đoạn chạy qua huyện Quốc Oai dài 8,3 km, chạy qua 4 xã: Phú Cát, Phú Mãn, Hoà Thạch, Đồng Yên, điểm đầu là cầu 19/5 và điểm cuối là Nhà vòm xã Đồng Yên. Mặt đường dải bê tông nhựa rộng 7m, trên tuyến có 3 cầu bê tông cốt thép, tình trạng cầu còn tốt.
- Đường Láng Hoà Lạc: là tuyến đường quan trọng nối thủ đô Hà Nội với khu đô thị mới Hoà Lạc, đoạn chạy qua huyện dài 9,4 km, qua 4 xã: Yên Sơn, Thị trấn, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp. Điểm đầu là cầu bắc qua sông Đáy thuộc Yên Sơn, điểm cuối là trạm trộn bê tông nhựa thuộc thôn Liệp Mai-Ngọc Liệp .Mặt đường bê tông nhựa rộng 11m, mới được xây dựng hiện đang mở rộng tiếp tiêu chuẩn cao tốc 6-8 làn xe, tình trạng mặt đường tốt. Trên tuyến có 2 cầu, cầu sông Đáy và cầu sông Tích, cầu kết bê tông, tình trạng tốt.
* Đưòng tỉnh:
Tỉnh lộ 419
Tuyến đường từ Gia Hoà đến Hương Sơn dài 74,9 km mặt đường bê tông, mặt đường rộng khoảng 4,5m, nền đưòng rộng khoảng 7m. Đoạn chạy qua huyện dài 10,75 km qua 4 xã bắt đầu từ thôn Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai, điểm cuối thôn Thổ Ngoã, xã Tân Hoà. Tình trạng mặt đường tốt, trên đoạn tuyến không có cầu .
Tỉnh lộ 421B
Tuyến đường từ thị trấn Quốc Oai đến Xuân Mai dài 17 km, mặt đường rộng 5m, nền đường rộng 7m. Đoạn chạy qua huyện dài 16km điểm đầu từ Sài Sơn qua 8 xã. Tình trạng mặt đường 2,4km là tốt, 1,5 km trung bình, 1,1m xấu. Trên đoạn có 8 cầu trong đó có 3 cầu thoát lũ sông Tích, trong 8 cầu chỉ có 4 cầu mới xây dựng ở tình trạng tốt còn 4 cầu còn lại thì yếu.
Tỉnh lộ 421
Con đường bắt đầu ở Hiệp Thanh, kết thúc ở Quốc Oai dài 14 km, nền đường rộng 5-6,5m, mặt đường rộng 3,5-4,5m. Đoạn chạy qua huyện dài 7km từ xã Sài Sơn, mặt đưòng chưa hoàn chỉnh, phần lớn là mặt cấp phối chất lượng kém, phần đầu khoảng 2km là bê tông nhựa và đá dăm nhựa, chất lượng mặt đường trung bình.
Tỉnh lộ 422
Bắt đầu từ Đan Phượng đến Sài Sơn dài 16,5km, nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 4,5m. Đoạn chạy qua huyện dài 2km, tình trạng mặt đường có 6,4km tốt, 6km trung bình, 4,1km xấu.
Tỉnh lộ 423
Phần đường dài 8km từ Biển Sắt (Hà Nội) đến Đồng Lư ( Quốc Oai) nền đường rộng khoảng 6,5m, mặt đường rộng khoảng 4,5m. Tình trạng mặt đường có 2,4km trung bình, 5,6km xấu, đoạn chạy qua huyện dài 0,7km và không có cầu.
* Huyện lộ: trên địa bàn huyện có 8 tuyến với tổng chiều dài là 43.7 km
Đường Quốc Oai-Hoà Thạch
+ Phần đường: dài 10,8km, 7,3km đầu có mặt đường rộng 4,5m và nền rộng 6,0m, mặt đường là đá dăm nhựa, tình trạng mặt đường trung bình, độ bằng phẳng thấp, thậm chí một số đoạn đã xuất hiện vết cao su,ổ gà. Đoạn còn lại dài 3,5km, chiều rộng mặt đường 4,5m, nền đường rộng 6,5m, mặt đường bê tông nhựa và tình trạng mặt đường còn tốt .
+ Phần cầu: có hai cầu, cầu Hoà Thạch với chiều dài 70m, kết cấu bằng thép, dầm 1500, tải trọng H10, hiện tại cầu đã xuống cấp nhiều, xe tải không đi qua được, hiện đang triển khai dự án làm mới. Cầu Đồng Hoi bắc chéo qua kênh xả lũ, tải trọng H8, kết cấu dầm bằng thép, mặt bê tông cốt thép, với dầm thép I500 tại hai vệt bánh xe còn các dầm biên khác là I300, chiều rộng cầu 5m, tình trạng cầu đã xuống cấp nhiều.
Đường Trại Cá -Phú Cát
+ Phần đường: chạy qua 4 xã: Ngọc Mỹ, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Phú Cát. Chiều dài của tuyến 12km trong đó 2km đầu được dải bê tông xi măng, mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 5,0m. Đoạn qua xã Phú Cát dài 3km, hiện nay đang được nâng cấp mặt rộng 5m, nền rộng 8m, mặt đường rải bê tông nhựa. Các đoạn còn lại mặt đường là sỏi ong, mặt đường không đồng đều, hẹp, lồi lõm, mặt đường rộng trung bình 3m.
+ Phần cầu: có 1 cầu Phú Cát được đầu tư bằng vốn WB2 kết cấu bê tông cốt thép, tải trọng xe H10 hiện được khai thác tốt
Đường Tân Hoà -Đại Thành
+ Phần đường : chiều dài 5,2km, tình trạng mặt đường tốt, chiều rộng mặt đường 3,5m, nền đường 5,0m, mặt đường bằng bê tông xi măng dày 22cm.
+ Phần cầu: có 1 cầu Đại Thành dài 45m, chiều rộng 2,5m, kết cấu dầm thép I300, hiện cầu đã xuống cấp chỉ cho phép xe có trọng tải 0,5 tấn đi qua.
Đường Yên Sơn-Đồng Quang
+Phần đường: chiều dài 3,2km, tình trạng đường còn tôt với chiều rộng mặt đường 3,5m, nền 5,0m, mặt đường bê tông xi măng dày 20cm, đường mới được nâng cấp năm 2004.
+Phần cầu: trên tuyến không có cầu.
Đường Nghĩa Hương-Dương Cốc
+ Phần đường: dài 3km, mặt đường cấp phối sỏi ong, chiều rộng mặt 3m, nền 3,5-4m, đường lồi lõm, tình trạng mặt đường xấu .
+ Phần cầu : trên tuyến không có cầu .
Đường đê 46-Thổ Cải (xã Phượng Cách)
+ Phần đường: dài 1,5km, chiều rộng mặt đường 3,5m, nền đường 5,0m, mặt đường rải bê tông xi măng dày 20cm, cho phép xe chạy với trọng tải 6 tấn. Tình trạng mặt đường còn tốt tuy nhiên có 1 số hạn chế như: bán kính đường cong nhỏ, các đoạn tuyến ngắn.
+ Phần cầu: trên tuyến không có cầu.
Đường Ngọc Liệp-Sài Sơn
+ Phần đường: dài 2km, 1km đầu đường rộng, nền 9,0m, mặt rộng 6,0m, đoạn còn lại nền rộng 3,5m, mặt rộng 3,0m, mặt đường toàn tuyến bằng cấp phối sỏi ong lồi lõm nhiều tình trạng xấu.
+ Phần cầu : trên tuyến không có cầu
Đường Yên Sơn-Sài Sơn
+ Phần đường: dài 6km, nền 5m, mặt 3,5m bằng cấp phối đá hỗn hợp.
+ Phần cầu: có 1 cầu Ngòi Rút mới làm.
Đường đô thị, đường trong khu công nghiệp.
Trên địa bàn huyện, các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới được hình thành, do đó hệ thống đường đô thị, đường trong khu công nghiệp đang được hình thành.
Đường xã.
Tổng hợp đường xã của huyện Quốc Oai dài 69,46km, trong đó kết cấu sỏi ong là 26,37km, bê tông xi măng là 40,19km, gạch là 2,9km. Qua số liệu trên cho thấy phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã được phát huy, số km đường xã được bê tông hoá chiếm 57,9% cao hơn tỷ lệ của huyện (51,9% mặt đường là nhựa và bê tông xi măng). Trong những năm tiếp theo cần tiếp tục phát huy để hoàn thành mục tiêu cứng hoá hệ thống đường giao thông nông thôn.
2. Đánh giá chung hiện trạng:
Hệ thống đường giao thông của huyện Quốc Oai nhìn chung là thấp so với cả tỉnh. Với đặc điểm vùng bán sơn địa, dân cư phân bố rải rác, nhiều xã còn cách xa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống đường huyện còn hạn chế về số tuyến, chiều dài cũng như quy mô đường còn thấp.
Hệ thống tỉnh lộ: huyện có 5 tuyến, tổng chiều dài 37,5km, đường nhựa chiếm 86,6% tương ứng với 32,5km, còn lại là đường sỏi ong chiếm 13.4% ứng với 5km, nhìn chung với 13,4% là mặt đường cấp thấp so với tỉnh là ở mức trung bình. Nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện thì phải khắc phục những tuyến đường cấp thấp hay chất lượng mặt đường chưa cao.
Hệ thống đường huyện: Tính đến năm 2006 huyện có 8 tuyến, tổng số 43,7km, trong đó nhựa bê tông là 51,9% tương ứng với 22,7km (1,5km là bê tông), mặt đường sỏi ong chiếm 48,1% ứng với 21km, tỷ lệ mặt đường cấp thấp còn lớn so với tổng chiều dài đường của tỉnh chứng tỏ mạng lưới đường của huyện còn chậm phát triển so với mức chung của tỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các xã vùng sâu xa, hệ thống đường huyện cần tập trung nguồn lực để từng bước cứng hoá mặt đường, mở rộng nền, mặt đừơng, nâng cao chất lượng các tuyến đường đáp ứng vai trò của mạng lưới giao thông trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Mạng lưới đường xã: trên địa bàn huyện có 19 xã, 1 thị trấn với tổng số đường xã quản lý là 69,46km trong đó bê tông 40,19km chiếm 57.9%, đường gạch 2,9km chiếm 4,1%, đường sông 26,37km chiếm 38%. Trong năm tiếp theo huyện cần có chính sách tạo điều kiện cho các xã nâng cấp các tuyến còn lại, xây dựng các tuyến mới để phục vụ tốt cho đời sống nhân dân.
Mạng lưới đường sông: Cả huyện có hai con sông là sông Tích và sông Đáy, hiện tại hai sông này đều không thể khai thác vận tải được, trong tương lai chỉ có sông Đáy khi cải tạo nạo vét lại mới có thể đưa vào khai thác được.
Phần 3:
DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI, MẬT ĐỘ VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI
I, Cơ sở tính toán.
Hiện trạng về giao thông vận tải của tỉnh Hà Tây.
Hiện trạng kinh tế xã hội của tỉnh hà tây.
Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải của tỉnh Hà Tây.
Hiện trạng kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai.
Niên giám thống kê của huyện Quốc Oai.
Số liệu liên quan đến giao thông vận tải do phòng hạ tầng kinh tế huyện Quốc Oai cung cấp.
II, Phương pháp dự báo khối lượng vận tải của hàng hoá, khối lượng vận chuyển hành khách.
Phương pháp dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách được lựa chọn phù hợp với điều kiện của huyện Quốc Oai là dựa trên phương pháp hàm hồi quy. Phương pháp hàm hồi qui dự báo như sau:
1. Phương pháp hàm hồi qui dùng cho dự báo khối lượng vận tải hàng hoá:
Phương pháp ngoại suy có nhiều dạng mô hình, nhưng hiện nay các nước trên thế giới thường dùng theo phương pháp ngoại suy với mô hình đàn hồi hay còn gọi mô hình đàn hồi.
Mô hình đàn hồi lập trên mối tương quan giữa khối lượng vận tải và tổng sản phẩm nội địa (GDP), mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa và tốc độ tăng trưởng của GDP ở tại thời điểm (ti ) nào đó như sau.
Trong đó : yt , y t-1 , là khối lượng vận tải ở năm t và t-1.
Xt, x t-1 , là giá trị của DGP ở năm t và t-1.
E (t) là hệ số đàn hồi.
Sau khi xây dựng được hàm tương quan: E(t) = F(yt,xt), có thể xác định được giá trị đàn hồi E(t) tại thời điểm bất kì nào trong tương lai (E(2012), E(2020)…).
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020 của huyện Quốc Oai, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDPcủa huyện từ đó xác định được (VGDP) tại từng thời điểm VGDP(2010), VGDP(2020).
Căn cứ vào hệ số đàn hồi E(t) và tốc độ tăng trưởng GDP, xác định được tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận tải ở trong thời điểm tương lai (V2010,V2020).
2. Phương pháp hàm hồi quy dùng cho dự báo nhu cầu vận tải hành khách:
Xây dựng hàm hồi quy xá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30532.doc