Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không: MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không Tên giao dịch quốc tế: Air services supply joint stock company Tên viết tắt: AIRSERCO Trụ sở chính: Số 1 Ngõ 196, Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 8 271352 / 8 271565 / 8731675 Fax: 04 8272426 Website: www. airserco.vn E-mail: info@airserco.vn Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: Số 7- Đườn... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Hậu Giang - Phường 4 – Tân Bình Điện thoại: (08)8118687 – (08)8118688 Fax: (08)8118683 Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không ra đời trên cơ sở tiền thân là Cục phục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 19/9/2004 BộGiao thông vận tải ra Quyết định số 1507/QĐ/TCCB – LĐ thành lập Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không Việt Nam không trực thuộc cục. Ngày 30/6/1997 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ra Quyết định số 1023/HĐQT về việc đổi tên Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không Dân Dụng Việt Nam thành Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không không thuộc trực thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngàng nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngày 1/1/2007, Công ty chính thức cổ phần hoá lấy tên là: Công ty cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không: Giá trị thực tế của doanh nghiệp: 177.582.769.839 Đồng Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 16.604.649.406 Đồng Vốn điều lệ : 28.000.000.000 Đồng ( Hai mươi tám tỷ đồng) Cơ cấu vốn điều lệ khi cổ phần hoá được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 1.1: Cơ cấu vốn điều lệ khi cổ phần hoá của công ty STT Cổ đông Số Cổ phiếu Tổng giá trị cổ phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tổng công ty Hàng Không Việt Nam 1.483.825 14.838.250.000 53,0 2 Người lao động trong công ty 341.600 3.416.000.000 12,2 3 Khác 974.575 9.745.750.000 34,8 2.800.000 28.000.000.000 100 1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Cơ cấu bộ máy quản lý HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG ĐƠN VỊ KINH DOANH 1.Phòng Tổ chức cán bộ-TĐTL 2.Phòng Hành chính tổng hợp 3.Phòng Kế toán – Tài chính 4.Phòng Kế hoạch- Đầu tư Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu CÁC VPĐD, CHI NHÁNH CÁC TRUNG TÂM CÁC ĐƠN VỊ SXKD 1.VPĐD tại LB Nga 2.VPĐD tại UAE 3.VPĐD tại Malaysia 4. CN tại TP. HCM 5.CH tại Hưng Yên 1. T.tâm XKLĐ&TM 2. T.tâm TM&DVHK 3.T.tâm TM 77 Nguyễn Sơn 1. Xưởng dệt 2. Xưởng giặt là 3. Đại lý ôtô 4. XN GC p.loại hàng may mặc 5. Trường dạy nghề 6. NM SX nước giải khát 7. NM C.biến rau quả TP 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông - Quyết định chiến lược phát triển của Công ty, cơ cấu tổ chức, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cách chức các chức vụ: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty - Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông, kiến nghị mức cổ tức phải trả, quyết định thời hạn trả cổ tức và xử lý các khoản lỗ lãi phát sinh trong quá trình kinh doanh. Giám đốc công ty Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, có chức năng: - Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật. - Xây dựng đệ trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phương án đầu tư, các quy chế điều hành quản lý công ty... - Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty: báo cáo hàng tháng, quý, năm. Ban Kiểm soát Ban kiểm soát có chức năng: giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của công ty, giám sát các đơn vị thành viên và bộ máy giúp việc cho Giám đốc theo Nghị quyết, Nghị định của Hội đồng quản trị Phòng tổ chức cán bộ - LĐTL: - Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán bộ, lao động, tiền lương và các chính sách xã hội trong công ty. - Thực hiện Công tác Bảo vệ nội bộ. - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác Pháp lý, Công tác đoàn thể, thi đua khen thưởng, kỷ luật trong công ty. - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về tổ chức thực hiện Công tác đối nội, đối ngoại, Lễ tân, tiếp khách, phiên dịch. - Quản lý và làm các thủ tục cho CBCNV của Công ty đi Công tác nướ ngoài. - Soạn thảo mọi công văn giấy tờ phục vụ cho mọi hoạt động của Công ty. - Thực hiện Công tác Bảo hộ lao động trong công ty. Phòng hành chính tổng hợp: - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác hành chính quản trị, văn thư bảo mật. - Thực hiện công tác mua sắm thiết bị văn phòng và công cụ lao động nhỏ. - Thực hiện và quản lý công tác hành chính lễ tân: Tổ chức đưa, đón, tiếp và hướng dẫn khách đến vào làm việc tại phòng Ban của Công ty theo đúng quy định. - Thực hiện và quản lý công tác hành chính lễ tân. - Đảm bảo Công tác hậu cần, đời sống, chế độ chính sách chung và phương tiện đi lại của cơ quan. - Quản lý dụng cụ, kho tàng, nhà làm việc... và vệ sinh cơ quan - Theo dõi quy trình sử dụng điện, nước trong cơ quan - Theo dõi các công trình xây dựng, sửa chữa trong cơ quan - Phục vụ bữa ăn trưa cho CBCNV Phòng Kế toán tài chính: - Là cơ quan tham mưa giúp việc cho Giám đốc về công tác hành chính, kế toán thống kê, thực hiện hạch toán kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Công ty. - Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng. - Thực hiện quản lý các nguồn thu, chịu trách nhiệm bảo đảm chi phí cho các hoạt động của Công ty. Quản lý và giám sát các khoản chi phí trong tất cả các hoạt động của Công ty phù hợp với quy chế quản lý tài chính của Nhà nước cũng như của Tổng Công ty Hàng không - Quản lý vốn, tài sản của Nhà nước theo đúng chế độ quy định. - Lo nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng nguồn vốn kinh doanh cho toàn Công ty. Phòng Kế hoạch và đầu tư: - Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD của toàn Công ty. - Đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong công ty. - Nghiên cứu thị trường để kịp thời điều chỉnh, kế hoạch cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh đúng thời điểm phù hợp với các điều kiện thị trường. - Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật, xây dựng, các loại định mức cho các đơn vị trong nội bộ công ty. - Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động liên doanh liên kết trong và ngoài nước, các dự án đầu tư trong Công ty. Quản lý và giám sát mọi hoạt động về xuất khẩu lao động của các Bộ phận làm Công tác Xuất khẩu lao động. Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc Giám đốc Công ty có các chức năng và nhiệm vụ sau: - Lập phương án kinh doanh cho từng mặt hàng cụ thể trình Giám đốc phê duyệt. Chủ động tìm kiếm đối tác khai thác các hợp đồng Nội và Ngoại để trình Giám đốc Công ty ký kết. - Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác, xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh vật liệu xây dựng, thuốc lá, nhập khẩu sắt thép các loại.... - Thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gỗ các loại, tạm nhập tái xuất và các hợp đồng nhập khẩu hàng gia dụng. - Thực hiện việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ xuất nhập khẩu đối với các thị trường Mông Cổ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc...như xuất khẩu lạc bao đường, dưa chuột ngâm dấm, dứa miếng đóng hộp, gỗ thành phẩm...và nhập hạt nhựa phục vụ cho xưởng nhựa liên doanh. - Điều hành hoạt động các Xưởng chế biến Thực phẩm, Xưởng chế biến gỗ. - Chủ động trong việc mua nguyên vật liệu thiết kế mẫu mã bao bì hàng xuất khẩu theo đúng phương án kinh doanh đã được Giám đốc Công ty phê duyệt. 1.3. Các hoạt động chủ yếu của công ty - Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, dệt, hàng thủ công mỹ nghệ; - Sản xuất kinh doanh hàng giải khát, đồ hộp, ăn uống công cộng; - Kinh doanh xuất nhập máy, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ du lịch, hàng không. - Kinh doanh và chế biến hàng nông sản, lâm sản; - Sản xuất cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay; - Sản xuất, gia công, kinh doanh xuất nhậo khẩu các mặt hàng dân dụng như: hàng gia dụng và các mặt hàng tiêu dùng; - Kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hoá chất phục vụ ngành dệt may; - Du lịch trong nước và lữ hành Quốc tế; - Dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách liên vận quốc tế; - Đại lý vận chuyển, giao nhận hàng hoá bằng đường không và đường biển; - Đại lý bán vé máy bay và các loại hình dịch vụ khác; - Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học nước ngoài; - Trực tiếp tổ chức, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng người lao động trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; - Kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu; - Kinh doanh buôn bán sản phẩm thuốc lá điếu; - Kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản; - Kinh doanh khí đốt hoá lỏng. 1.4. Nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không hiện có tổng số 334 cán bộ công nhân viên, với 205 là nữ (chiếm 61,38%) và 129 nam (chiếm 38,62%). Trong đó có: 1 tiến sỹ; 133 đại học; 31 cao đẳng và trung cấp, 51 sơ cấp và 128 lao động tốt nghiệp phổ thông. Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không Đội ngũ cán bộ của công ty có trình độ chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn sáng tạo và trau dồi kiến thức nghiệp vụ. Đội ngũ công nhân viên của công ty có một bề dày kinh nghiệp, đã trưởng thành trong quá trình công tác và thực sự vững vàng trong nghề nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không 2.1. Những kết quả đạt được 2.1.1. Về doanh thu Kể từ khi ra đời, công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua những khó khăn và thách thức để từng bước ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh. Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của công ty đạt được nhưng kết quả rất khả quan, hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Sự phát triển đó được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.1: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 228.674,3 302.125,9 352.608,8 378.985,6 Trong đó: -Thương mại &XNK - Sản xuất các loại - Dịch vụ và doanh thu khác 213.905,02 278.579,3 311.597,6 322.915,4 8.750,73 15.306,08 20.944,44 27.168,7 6.018,55 8.240,52 20.066,76 28.901,5 Biểu đồ 2.1: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 Đơn vi: Tỷ đồng Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy: mức tăng trưởng doanh thu hàng năm bình quân là 22% trong đó cơ cấu mặt hàng và loại hình kinh doanh thực tế như sau: Doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bình quân chiếm 88,4% tổng doanh thu Doanh thu về sản xuất chiếm 6% tổng doanh thu Doanh thu về các loại dịch vụ khác chiếm 5,6% tổng doanh thu hàng năm. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2003 – 2007 Bên cạnh đó, lợi nhuận của công ty cũng ngày càng tăng lên.Nếu vào năm 2003, lợi nhuận sau thuế của công ty chưa đạt tới 1 tỷ đồng thì tới năm 2004, lợi nhuận đã tăng lên 1,25 tỷ đồng (tăng 25,7% so với năm 2003), năm 2005 đạt 1,38 tỷ đồng. Năm 2006, do chí phí nguyên liệu tăng cao nên lợi nhuận chỉ đạt 1,68 tỷ đồng. Bảng 2.2: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2003 - 2007 Năm Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Tỷ lệ tăng (%) 2003 995,36 16,2 2004 1.251,15 25,7 2005 1.382,26 10,5 2006 1.168,59 -15,45 2007 Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: Triệu đồng Đặc biệt là năm 2007, khi công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần, với nguồn vốn được huy động thêm cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận của công ty đã đạt....... tăng (%) ................ với chỉ số ROE, ROA 2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ Công ty trong chiến lược kinh doanh của mình luôn hướng tới mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và các loại dịch vụ nhằm chủ động trong kinh doanh, lường trước mọi tình huống có thể xảy ra trong cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước để ổn định doanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. - Sản phẩm Công ty sản xuất bao gồm: + Khăn các loại phục vụ các chuyến bay trong và ngoài nước cho VIETNAM AIRLINES. + Dưa chuột, dứa hộp, các đồ hộp khác cho xuất khẩu + Các sản phẩm về gỗ. - Hoạt động Dịch vụ bao gồm: + Hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Tổ chức Đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Tư vấn du học. + Đại lý bán vé máy bay cho VIETNAM AIRLINES +Du lịch nội địa và Quốc tế, dịch vụ thu gom và giao nhận hàng hoá Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty luôn hướng tới mục tiêu phát triển đa dạng các mặt hàng. Trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu, Công ty đã bước đầu hình thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Các sản phẩm chế biến rau quả bao gồm: : Dưa chuột bao tử, dứa khoang, ngô bao tử, dưa trung tử, đậu Hà Lan, cà chua đóng hộp, nấm.... - Các sản phẩm gia công dệt may bao gồm: quần áo nam nữ, quần áo trẻ em, áo jacket, dệt thoi. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến tăng trung bình 14,61%. Mặc dù năm 2006, do đặc điểm các thị trường xuất khẩu ở Liên Bang Nga và Đông Âu có nhiều biến động về chính trị nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống. Tới năm 2007, tình hình kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi, đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO với những ưu đãi của việc mở cửa thị trường đồng thời công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường mới nên kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng trở lạo đạt 938,07 nghìn USD, tăng 10,85% so với năm 2006. Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2003 - 2007 Năm Kim ngạch xuất khẩu (USD) Tỷ lệ tăng (%) 2003 565.488 12,8 2004 625.541 10,61 2005 916.018 46,43 2006 846.234 - 7,62 2007 938.073 10,85 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: Nghìn USD Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng đều qua các năm, trung bình 29,4%/ năm. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt 457 ngàn USD thì năm 2007 giá trị kim ngạch xuất khẩu đã gấp 2,25 lần đạt trên 1triệu USD. Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2004-2007 Đơn vị: USD Năm Kim ngạch Tỷ lệ (%) 2004 457.000 24,23 2005 603.000 31,94 2006 814.000 34,9 2007 1.030.000 26,5 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2004 - 2007 2.1.3. Về thị trường Với đặc điểm sản xuất kinh doanh, thị trường kinh doanh của công ty có cả ở trong và ngoài nước - Thị trường kinh doanh trong nước: là các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH và tư nhân có nhu cầu mua các mặt hàng Công ty nhập khẩu về chủ yếu là: thép cá loại, hạt nhựa, bột mỳ, gỗ, thiết bị, lưỡi lam, chà là.... - Kinh doanh thương nghiệp nội địa tại hầu hết các địa phương trong nước một số mặt hàng thị trường có nhu cầu ở những thời điểm khác nhau Công ty có khả năng khai thác được và kinh doanh có hiệu quả như: théo các loại, xe máy, hạt nhựa... - Thị trường ngoài nước: chủ yếu là các nước Liên bang Nga, Mông Cổ, Đài Loan, UAE, Malaysia, Đức, Mỹ; - Thị trường cung ứng sản phẩm nội bộ cho ngành Hàng không Việt Nam. Đối với thị trường ngoài nước, trong những năm qua, Công ty đã bước đầu định hướng được một số thị trường truyền thống có xu hướng ổn định lâu dài trong đó: sản phẩm dệt may chủ yếu xuất khẩu sang EU, Nam Mỹ, Nhật Bản; các sản phẩm rau quả chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nga, Mông Cổ, UAE, Jordani; nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc; xuất khẩu lao động sang thị trường Malaysia. Từ năm 2003 –2007, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng, giá trị kim ngạch ngày càng tăng. Trong đó, nhóm các sản phẩm dệt may chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 72,35% giá trị kim ngạch năm 2007, trị trường Nam Mỹ (Mêhicô, Braxin, Achentina...) chiếm 15,37% và thị trường Nhật Bản chiếm 12,28%. Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may năm 2007 Đối với nhóm hàng chế biến rau: giai đoạn 2003 –2006 thị trường xuất khẩu rau quả chế biến của công ty là Nga và Mông Cổ thì tới năm 2007 công ty đã mạnh dạn tìm kiếm thêm các đối tác mới sang một số thị trường : Mỹ, Đức, Estonia, Romania... Trong đó, thị trường Nga vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 25,4% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, tiếp đó là thị trường Romania chiếm 19,03%, Mỹ (14,3%), Mông Cổ (8,93%), Đức (7,91%) và một số thị trường khác chiếm 24,43%. Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả chế biến năm 2007 Trong thời gian tới, công ty đang đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới đặc biệt là các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, EU....Vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, Công ty đã tiếp đón một đối tác của Nhật sang tham quan nhà máy sản xuất rau quả chế biến và đang tiến hành hợp tác kinh doanh với công ty. Đây là một tín hiệu vui để công ty có điều kiện mở rộng hơn nữa thị trường kinh doanh của mình. 2.2. Những mặt hạn chế - Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty mặc dù tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Sản phẩm dệt may của công ty hầu hết là gia công cho nước ngoài với nguyên phụ liệu và mẫu mã do bên bạn hàng thiết kế. Thị trường xuất nhập khẩu của công ty còn hạn chế chủ yếu vẫn là ở một số các thị trường truyền thống như Liên Bang Nga, Mông Cổ, Đài Loan, Malaysia. Ở một số thị trường lớn( Mỹ, Đức) mặc dù công ty đã thâm nhập được nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ trong khi nhu cầu tại các thị trường này là rất lớn. Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua còn chưa ổn định cả về mặt hàng kinh doanh và địa bàn hoạt động. - Mặt hàng kinh doanh chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao. - Trong hoạt động xuất khẩu, công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mà phần lớn họ tự tìm đến công ty để ký kết hợp đồng. 2.3. Nguyên nhân - Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty (chiếm tới 85% doanh thu), luôn bị xáo trộn và hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu thay đổi của thị trường (nơi cung ứng cũng như nơi khai thác nguồn hàng ở nước ngoài). Đặc biệt những mặt hàng này giá cả thường xuyên thay đổi theo xu hướng tăng dần từng năm, cho nên việc hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài để có sự điều chỉnh phù hợp, hạn chế những rủi ro, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. + Các sản phẩm may mặc đa phần là gia công cho nước ngoài, các mặt hàng rau quả chủ yếu tập trung vào một, hai mặt hàng trọng yếu (như: dưa chuột ngâm dấm). Những mặt hàng này mang tính chất mùa vụ nên hoạt động kinh doanh gặp nhiều vấn đề khó khăn đặc biệt là trong khâu nguyên liệu. + Các sản phẩm công ty cung ứng cho bên Hàng không thường sản xuất theo chỉ tiêu, đơn đặt hàng mà thiếu sự chủ động trong việc sản xuất kinh doanh ra bên ngoài thị trường trong nước nhằm khẳng định sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. - Việc khai thác các thị trường hiện có của công ty đạt hiệu quả chưa cao bởi trong những năm gần đây những thị trường thuộc khối Liên Xô, Đông Âu gặp nhiều khủng hoảng về chính trị. Bên cạnh đó, nhu cầu tại càng thị trường này đối với các sản phẩm của công ty gần như bão hoà. - Đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu là những công ty ở những nước có mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong khối xã hội chủ nghĩa như Liên bang Nga. Đồng thời các đối tác lựa chọn công ty là bạn hàng bởi phía công ty thường chấp nhận các phương thức thanh toán (chủ yếu là trả chậm) phù hợp với điều kiện do bên đối tác đặt ra. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao, ít đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng như HACCP, SA8000, ISO 14000....tại một số các thị trường lớn do vậy khả năng xâm nhập vào các thị trường này còn hạn chế. - Chất lượng đội ngũ lao động của công ty còn chưa cao. Số lượng lao động tốt nghiệp phổ thông chiếm một tỷ lệ cao (38,32% tổng số lao động). Vì vậy công ty thường phải tốn một chi phí tương đối để đào tạo lại lao động có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 3.1. Định hướng Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho ngành Hàng không, thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. Với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh cho những mặt hàng, mở rộng thị trường, Công ty đã xác định phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau: - Củng cố và xây dựng những đơn vị trực thuộc Công ty như các Chi nhánh trong nước, Văn phòng đại diện tại nước ngoài, thành lập Chi nhánh tại Nga và một số nước khách như Đài Loan, Malaysia. - Về hoạt động đầu tư: + Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của Xưởng may, thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị, xây dựng nhà xưởng theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế (ISO). + Duy trì, mở rộng xưởng dệt; phát triển một số mặt hàng mới cung cấp cho thị trường ngoài Ngành Hàng không kể cả ngoài nước. + Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư đã được phê duyệt như dự án đầu tư Xưởng may giặt là, Nhà máy chế biến rau - quả thực phẩm, dự án Gia công phân loại hàng may mặc. + Triển khai và đưa vào hoạt động dự án Trường dạy nghề + Dựa vào kết quả khảo sát thị trường, xây dựng dự án đầu tư sản xuất có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế, chiến lược phát triển của Công ty và Ngành Hàng không. Trước mắt xây dựng dự án: Nhà máy sản xuất nước giải khát tại tỉnh Hưng Yên. Tất cả các dự án đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO) và hướng tới tiêu chuẩn Quốc tế (HACCP). - Về hoạt động kinh doanh: + Lấy các mặt hàng hiện đang kinh doanh có hiệu quả làm nền tảng đồng thời khảo sát nhu cầu các thị trường, mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh. + Củng cố, mở rộng thị trường truyền thống trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường Mông Cổ, Nga. Tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước (Hàn Quốc, Nhật, Đức, Mỹ....). - Hoạt động kinh doanh dịch vụ: + Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia; Tìm kiếm khai thác các thị trường mới giầu tiềm năng như Hàn Quốc, Pháp, Mỹ... + Phát triển hoạt động du lịch lữ hành Quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các thị trường như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc. Đồng thời tận dụng lợi thế của Chi nhánh Công ty tại Nga, UAE xây dựng phương án hỗ trợ cho hoạt động du lịch lữ hành tại các thị trường này. + Xây dựng kế hoạch kết hợp chức năng vận tải hành khách liên vận Quốc tế với chức năng du lịch lữ hàng quốc tế để triển khai tối đa lợi thế của ngành nghề đêm lại, trước mắt là tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Thái Lan và ngược lại. - Về hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ cho ngành Hàng không: + Duy trì và phát triển mở rộng hoạt động của đại lý bán vé máy bay cho Vietnam Airlines. + Nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng và tiến độ giao hàng đối với các loại khăn cung ứng cho VIETNAM AIRLINES. + Xây dựng chiến lược chiếm lĩnh thị phần cung ứng sản phẩm dịch vụ cho Ngành Hàng không đến năm 2010 đạt 10% - 15% tổng doanh thu (khoảng 25 tỷ đến 30 tỷ đồng/năm). Biện pháp thực hiện: Dần chiếm lĩnh sản phẩm dịch vụ hiện do một số đơn vị ngoài Ngành cung ứng. Nghiên cứu đề xuất sản phẩm dịch vụ mới, phù hợp với chủ trương của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 3.2. Đề xuất giải pháp 3.2.1. Củng cố và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu Công ty trong những thời gian tới cần tăng cường maketing, đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là việc nghiên cứu và mở rộng phát triển thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản... Đó là những thị trường tiềm năng, có sức mua lớn và những nước có công nghệ nguồn. Bên cạnh đó, đây là những thị trường có những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đạt chuẩn quốc tế. Nếu thâm nhập vào các thị trường này thì đó là điều kiện để hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động xuât khẩu của công ty có thể mở rộng ra hầu hết các thị trường khác trên thế giới. Để củng cố và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, Công ty cần tập trng vào những vấn đề sau: - Tăng cường thêm chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường, đầu tư trang thiết bị văn phòng.... để cán bộ trong công ty đặc biệt là cán bộ hoạt đông kinh doanh xuất nhập khẩu có thêm những thông tin về nhu cầu, thị hiếu, phân mảng thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật... để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu. - Chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh thông qua các Cục xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, văn phòng đại diện của công ty tại nước ngoài, hiệp hội rau quả, dệt may ở trong và ngoài nước.... - Chủ động tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng đồng thời mở rộng các kênh phân phối trên thị trường trong nước như các siêu thị, trung tâm thương mại, mở đại lý bán hàng.... - Hoàn thành và nâng cấp Website của công ty trở thành một kênh thông tin hữu hiệu để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tên tuổi công ty đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh - Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, nhà xưởng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thông qua kênh huy động vốn từ vốn vay ngân hàng, cổ phần hoá doanh nghiệp, tăng phần trích từ lợi nhuận để lại hàng năm... - Tích cực tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liệu để cung cấp thêm cho quá trình sản xuất đồng thời chủ động, mạnh dạn đưa vào nghiên cứu, sản xuất thử các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm về rau quả mà thị trường có nhu cầu. - Sớm đưa ra kế hoạch đăng ký tổ chức chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000, HACCP... để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin đối với người tiêu dùng và đặc biệt tạo điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại các thị trường trên thế giới từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động - Rà soát và đánh giá lại tình hình đội ngũ lao động của công ty đối chiếu với việc thực hiện mực tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển của công ty để xác định rõ nhu cầu và có chiến lược phát triển hợp lý. - Nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân viên về ngoại ngữ, nghiệp vụ, tay nghề, kỹ năng đàm phán.... để có thêm kỹ năng, kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11079.doc
Tài liệu liên quan