Báo cáo Thực tập tại Công ty May 19/5 - Bộ Công an

Lời nói đầu Nước ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nên công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước ở nước ta cũng phải trải qua những giai đoạn khó khăn. Trước những năm 1986, có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi đáng kể, nước ta xóa bỏ nền kinh tế quan liêu bao cấp chuyển sang nền KTTT mở có sự quản lý của Đảng và Nhà nước. Việt nam đã từng bước thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước th

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty May 19/5 - Bộ Công an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo đúng định hướng XHCN và đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, giúp cho Việt nam có thể hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới. Trong nền KTTT không có chế độ bao cấp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ trước những hoạt động của mình, các doanh nghiệp phải tự lấy thu bù chi tức là phải tự lấy thu nhập của mình bù đắp cho những chi phí bỏ ra và mang lại lợi nhuận. Để có thể đứng vững trong nền KTTT có sự cạnh tranh gay gắt và không ngừng lớn mạnh, các doanh nghiệp phải trú trọng đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kể từ khi bỏ vốn ra đến khi thu vốn về nhằm không ngừng phấn đấu tiết kiệm hạ chi phí tăng LN cho doanh nghiệp. Để có thể đạt được mục đích đó, các doanh nghiệp cần phải năng động, sáng tạo để phù hợp với nền KTTT, đồng thời phải có những phương hướng, biện pháp quản lý phù hợp. HTKT là một trong những công cụ quản lý không thể thiếu trong quản lý KTTC đối với các doanh nghiệp sản xuất. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế ở Công ty 19/5 Bộ Công an. Bằng kiến thức đã học và sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, các phòng ban, đặc biệt là phòng Tài chính - Kế toán Công ty đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn nên những vấn đề tôi đưa ra trong báo cáo này chỉ thuộc phạm vi hoạt động của Công ty. Do vậy, có thể có những vấn đề chưa phản ánh hết mọi hoạt động của Công ty, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo trong bộ môn, cùng với các cô, các chú trong phòng kế toán để báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi được tốt hơn, phong phú về lý luận và thiết thực với thực tế. Nội dung của báo cáo thực tập gồm 4 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty May 19/5 - Bộ Công an. Phần II: Tình hình tổ chức công tác tài chính của Công ty May 19/5 - Bộ Công an. Phần III: Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty May 19/5 - Bộ Công an. Phần IV: Tình hình phân tích kinh doanh của Công ty May 19/5 - Bộ Công an. Kết Luận Phần I Tổng quan về công ty may 19/5 - bộ công an I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty may 19/5 - Bộ Công an. Tên doanh nghiệp: Công ty May 19/5 - Bộ Công an Tên giao dịch: Garment Company N0 - 19/5 Trụ sở chính: Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90, khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân vốn được Nhà nước bao cấp hoàn toàn bằng hiện vật cũng được cơ cấu lại theo hướng giảm dần về mặt hiện vật, tăng tỷ lệ hóa để các đơn vị mua sắm, trang bị. Mặt khác, do yêu cầu về sắp xếp lại tổ chức, công tác giảm biên chế tạo sức ép giải quyết việc làm cho số cán bộ chiến sỹ dư dôi trong toàn lực lượng con em cán bộ chiến sỹ không có việc làm, đồng thời đòi hỏi trang bị ngày càng chính quy hiện đại, Bộ Công an đã nghiên cứu, đề xuất và được Chính phủ chấp thuận cho ra đời một số đơn vị, một số loại hình sản xuất trong nội bộ ngành và nếu năng lực dư thừa thì được tham gia sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù, trước hết là để đảm bảo các nhu cầu công tác trong nội bộ ngành và nếu năng lực dư thừa thì được tham gia sản xuất kinh doanh phục vụ nền kinh tế đất nước và tự trang trải một phần kinh phí. Công ty May 19/5 đã ra đời trong hoàn cảnh đó và đã trải qua các giai đoạn phát triển sau đây: Giai đoạn I: Năm 1988, xí nghiệp may 19/5 và Xí nghiệp sản xuất trang phục (tiền thân XN2), tiền thân của Công ty May 19/5, được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), do Tổng cục Hậu cần Công an Nhân dân quản lý. Thời gian đầu, do quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, hai xí nghiệp cung chỉ đáp ứng được một phần cầu của ngành. Sau đó, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện khuyến khích từ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần, 2 xí nghiệp đã từng bước phát triển, quy mô được mở rộng, vốn được bổ sung, máy móc thiết bị từng bước được hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân được củng cố và nâng cao về trình độ chuyên môn, tay nghề; chất lượng sản phẩm dần dần được nâng cao. Tỷ trọng sản phẩm may mặc trang phục cho ngành đã tăng lên không ngừng và chiếm được uy tín trên thị trường. Giai đoạn II: Do yêu cầu của công tác sắp xếp lại tổ chức, hợp lý hóa trong các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và trong bộ ngành công an nói riêng thực hiện Nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), xí nghiệp may 19/5 và Xí nghiệp sản xuất trang phục đã được thành lập lại theo các quyết định số 302/QĐ - BNV (H11), 310QĐ. Giai đoạn III: Ngày 26/10/1996, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ký Quyết định số 727/QĐ-BNV (H11) thành lập Công ty May 19/5 trên cơ sở hợp nhất 2 xí nghiệp (xí nghiệp may 19/5 và xí nghiệp sản xuất trang phục). Theo và việc đảm bảo quân trang cho lực lượng Công an Nhân dân đã có một doanh nghiệp thống nhất, quy mô đảm nhận cơ bản nhu cầu của ngành và có một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất còn hạn chế nên Công ty chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu trang phục cho toàn ngành. Giai đoạn IV: Để khắc phục tình trạng trên và đảm bảo cho sự thống nhất quân phục trong toàn ngành, Bộ Công an thấy cần thiết phải nâng cấp Công ty May 19/5 lên quy mô lớn hơn về mọi mặt, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 23/11/1999, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 736/1999 - QĐ - BCA(X13) về việc chuyển đổi DNNN Công ty May 19/5 và tổ chức. Công ty May 19/5 chuyển sang DNNN hoạt động công ích làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp trang phục và nhu yếu phẩm trực tiếp phục vụ ngành Công an. Quy mô sản xuất của Công ty May 19/5 càng được mở rộng hơn vào năm 2000 khi sáp nhập thêm xí nghiệp Phương Nam (XN3) tại phía Nam với quy mô sản xuất tương đương 2 xí nghiệp tại phía Bắc vào năm 2003 sáp nhập thêm một phân xưởng của xí nghiệp Bông hồng cũng tại phía Nam. II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty May 19/5 - Bộ Công an. Công ty May 19/5 - Bộ Công an là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trực thuộc Tổng cục Hậu cần Bộ Công an có nhiệm vụ: - Sản xuất, gia công hàng quân trang trong ngành như: quần áo quân phục, giày, mũ, cấp hiệu, sao cúc hàm, ba lô, màn tuyn, màn chùm võng, quần áo mưa... - Sản xuất, gia công quần áo phạm nhân. - Sản xuất, gia công hàng may mặc tham gia thị trường phục vụ dân sinh và tham gia xuất khẩu được Bộ giao hạn ngạch. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính chính trị, không mang tính cạnh tranh như các doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt. Ban đầu Công ty chỉ sản xuất được một phần sản phẩm của Ngành, đến nay Công ty đã gần như đáp ứng được toàn bộ nhu cầu sản phẩm của Ngành. Dự kiến năm 2004, Công ty sẽ đáp ứng được 100% sản phẩm của Ngành. Cho đến nay, doanh thu sản xuất hàng thị trường chỉ chiếm một số nho trong tổng doanh thu của Công ty. Ví dụ năm 2003 doanh thu hàng thị trường là 25 tỷ đồng chiếm 30% trên tổng doanh thu. Công ty May 19/5 là doanh nghiệp Nhà nước với chức năng sản xuất các sản phẩm quân trang của ngành Công an theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu nguyên vật liệu đến khi sản xuất ra sản phẩm. Sản phẩm gồm nhiều loại: - Sản phẩm gia công: giá thành sản phẩm không bao gồm giá vật tư chính (vải khuy kim loại... do Cục chủ quản cấp). - Sản phẩm toàn bộ: giá thành sản phẩm bao gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhân công, Chi phí sản xuất chung. Sản phẩm gia công: quần áo thu đông, quần áo xuân hè, quần áo phạm nhân..., và một số sản phẩm may mặc toàn bộ: mũ kêpi, mũ cứng, cấp hiệu, màn tuyn, ba lô kalavat, vỏ chăn... với hệ thống chuyên dụng và lượng sản phẩm tương đối lớn về số lượng và phong phú về mẫu mã, chủng loại do đó được thống nhất quy đổi thống nhất thành 1 sản phẩm tiêu chuẩn trên cơ sở hàng may đo (sỹ quan) và hàng cỡ số (hạ sỹ quan): Ví dụ: + Bộ áo xuân hè Hạ sỹ quan nam cỡ số: hệ số 1,00 + Mũ kê pi : hệ số 0,4 + Mũ cứng : hệ số 0,25 .... Riêng đối với sản phẩm giày da, dây lưng, bao súng... không quy đổi theo hệ số tiêu chuẩn mà được tính theo số thực tế phát sinh. III. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty may - Bộ Công an. Từ một Công ty chỉ hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch, đến nay Công ty May 19/5 đã có thể vững vàng ứng phó với những biến động của cơ chế mới, sản phẩm của công ty đã được chấp nhận và có chỗ đứng trên thị trường, sản xuất đi vào ổn định, kinh doanh có lợi nhuận, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động có việc làm... Có được như ngày hôm nay là cả một cố gáng, nỗ lực cao của tập thể CBCNV trong Công ty. Nhưng không dừng ở đó, Công ty May 19/5 vẫn tiếp tục phấn đấu nhằm đạt được những bước phát triền mới hơn để sản phẩm của Công ty không chỉ dừng ở lại trong nước mà còn có thể vươn ra thị trường khu vực. Trong qúa trình đó, Công ty không phải không có những khó khăn, thuận lợi nhất định. Do đó, Công ty cần phải tận dụng những cơ hội khắc phục tồn tại để đạt được hiệu quả cao nhất. + Thuận lợi: - Công ty có một vị trí khá thuận lợi cho HĐSXKD. Nằm ở trung tâm, một nơi khá năng động của thành phố. Công ty có điều kiện tương đối tốt để giao dịch kinh doanh, vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa cho Công ty dễ dàng đẩy mạnh công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Công tác nhập nguyên vật liệu của Công ty được thực hiện tương đối dễ dàng. Đối với một số loại vật liệu khác phải ngoại nhập thì do cơ chế mở cửa của Nhà nước ta nên công tác nhập khẩu cũng diễn ra tương đối dễ dàng. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, đội ngũ lãnh đạo có trình độ và tâm huyết với Công ty đã được tôi luyện, thử thách qua nhiều năm, là những con người của Đảng, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với Công ty cùng tìm ra hướng giải quyết, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt các mục tiêu của Công ty. + Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi sẵn có, Công ty còn một số khó khăn chủ yếu như sau: - Khó khăn đầu tiên thuộc về vấn đề thị trường. Mặc dù, trong một số năm gần đây, sản phẩm của Công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường Việt nam song khả năng tiêu thụ chưa cao. Sản phẩm may sẵn của Việt nam vốn không phải là sản phẩm có tiếng như những sản phẩm may sẵn của nước ngoài. Ngày nay, người Việt nam ngày một có xu hướng ưa dùng đồ hàng ngoại nhập. Cho dù, hàng ngoại nhập cũng có chất lượng như hàng Việt nam, chỉ khác có nhãn mác. Chính điều đó làm cho sản phẩm của Công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. - Khó khăn nữa của Công ty là thiếu vốn đầu tư. Là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung. Việc huy động vốn từ bên ngoài là rất khó và phức tạp. Thiếu vốn đầu tư Công ty từ khó khăn này đến khó khăn khác, từ việc mua sắm đầu vào cho tới việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Thiếu vốn còn làm cho Công ty chậm đổi mới được công nghệ máy móc thiết bị. Tuy TSCĐ của Công ty vẫn ở trong tình trạng phát huy hiệu quả tốt như so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường thì tài sản của Công ty trong tình trạng lạc hậu, cần đổi mới liên tục để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã có đa dạng, giá cả hợp lý... nhằm mục tiêu chiến thắng trong cạnh tranh. Từ những khó khăn và thuận lợi đã phân tích ở trên, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay cho Công ty là tìm ra phương pháp giải quyết và đề ra những giải pháp cụ thể, tính khả thi nhằm tận dụng những tiềm năng, cơ hội, vượt qua thử thách, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh công tác tiêu thụ, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Để tiến hành HĐSXKD cần thiết phải có các yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu thế mẫu mốt luôn thay đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng. So với các doanh nghiệp khác tuy khối lượng hàng xuất khẩu của Công ty chưa cao đã khẳng định mặt hàng, thị trường, uy tín của Công ty ngày càng được củng cố và nâng cao. Phương thức bán hàng chủ yếu trong thời gian trước là theo hình thức đơn đặt hàng. Trong tương lai tận dụng các quan hệ thương mại sẵn có ở nước ngoài Công ty sẽ thành lập các văn phòng đại diện để chủ động trong việc khai thác thị trường tiêu thụ. Lý do chung để khách hàng chọn Công ty đặt hàng là giá thành sản phẩm do Công ty sản xuất tương đối hạ so với mặt bằng chung của thị trường quốc tế, đáp ứng được mọi yêu cầu chủng loại nguyên vật liệu, về mẫu mã, về chất lượng sản phẩm. Công ty rất chú trọng tới các đặc điểm của người tiêu thụ cuối cùng sản phẩm của Công ty trong từng khu vực thị trường. Công ty May 19/5 là đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban giám đốc Công ty gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc và kế toán trưởng trong đó 1 Phó giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Xí nghiệp 3 quản lý tại phía Nam. Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Ngoài một số việc được ủy quyền cho các Phó giám đốc, giám đốc Công ty còn trực tiếp chỉ đạo Phòng tài chính kế toán Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ Công an về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trực tiếp giúp việc cho Giám đốc gồm: - Phó giám đốc Công ty tại phía Bắc: phụ trách hoạt động sản xuất, trực tiếp quản lý Phòng kế hoạch vật tư Công ty. - Phó giám đốc Công ty tại phía Nam: phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý các xí nghiệp tại phía Nam. - Kế toán trưởng Công ty: Phụ trách hoạt động tài chính toàn Công ty. Tổng số CBCNV làm công tác quản lý tại Công ty: 26 người. Ngoài ban giám đốc Công ty, số còn lại được chia làm 4 phòng chức năng: - Văn phòng Công ty: 6 người, có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH - BHYT, ... và công tác hành chính quản trị. - Phòng tài chính kế toán Công ty: 5 người, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính của Công ty theo quy định của Nhà nước, cùng phòng kế hoạch lập kế hoạch, dự toán giá thành sản phẩm, giám sát kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm, thanh toán và báo cáo quyết toán tổ chức tổng hợp toàn Công ty theo quy định. - Phòng kế hoạch vật tư: 6 người, có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh tại các xí nghiệp. Cùng phòng tài chính kế toán lập dự toán giá thành sản phẩm. - Phòng kỹ thuật: 5 người, có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế mẫu, xây dựng và thường xuyên kiểm tra định mức thời gian sản xuất sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. - Hiện nay Công ty có 3 xí nghiệp thành viên đang hoạt động và 1 xí nghiệp đang ở giai đoạn hình thành: Các xí nghiệp tổ chức hạch toán phụ thuộc, hàng quý báo sổ về Công ty để phòng trưởng kế toán Công ty làm báo cáo tổng hợp. - Đứng đầu các xí nghiệp là Ban điều hành gồm Giám đốc, 2 phòng giám đốc, bộ phận kế toán vật tư sau đến các phân xưởng sản xuất. Xí nghiệp 1: Xí nghiệp chiến thắng. - Địa chỉ: tại Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội. - Tổng số CBCNV: 559 người. - Gồm 3 phân xưởng: Phân xưởng may 1, phân xưởng may 2 và phân xưởng may 3. - Sản phẩm chủ yếu: quần áo các loại, ba lô, bao súng, màn cá nhân, tăng, võng, màn chùm võng, vỏ chăn, áo sơ mi, quần đùi, kalavat. Xí nghiệp 2: xí nghiệp Hoàng Cầu - Địa chỉ: 282 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội. - Tổng số CBCNV: 175 người, trong đó: CB quản lý XN: 11 người. - Gồm 3 phân xưởng: + Phân xưởng 1: may mũ, cấp hiệu, quần áo cỡ số gồm 85 người. + Phân xưởng 2: sản xuất giày da gồm 79 người. + Phân xưởng 3: vừa được thành lập đầu năm 2004 trên cơ sở chuyển một số công nhân may của Phân xưởng 1 sang còn lại hầu hết là số công nhân vừa được đào tạo tại lớp học của Công ty. Hiện nay, xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 sản xuất, cung cấp sản phẩm, phục vụ hàng quân trang cho toàn phía Bắc và các tỉnh miền Trung. Xí nghiệp 3: Xí nghiệp Phương Nam - ở Thủ Đức, tác phẩm Hồ Chí Minh. - Tổng số CBCNV: 505 người. - Gồm 4 phân xưởng: phân xưởng may, phân xưởng giày, phân xưởng mộc, phân xưởng cơ khí: - Sản phẩm chính: Phân xưởng may: may quần áo các loại, mũ kê pi, mũ cứng, cấp hiệu. Phân xưởng giày: sản xuất giày da. Phân xưởng mộc: sản xuất bàn ghế, đồ mộc các loại. Phân xưởng cơ khí: sản xuất các loại khuy cúc, sao hàm, mũ sao... để cung cấp sản phẩm, phục vụ hàng quân trang cho các đơn vị ở phía Nam. Xí nghiệp 4: Tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn xây dựng. Xí nghiệp 4: Hiện nay đang ở giai đoạn đầu tư, xây dựng theo dự kiến, quy mô sản xuất tương tự như xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 để cung cấp sản phẩm, phục vụ hàng quân trang cho các đơn vị ở khu vực miền trung. Các phân xưởng may, phân xưởng giày, phân xưởng cơ khí tại Công ty May 19/5 được tổ chức theo kiểu dây chuyền công nghệ khép kín. Mỗi phân xưởng gồm từ 2 đến 4 dây chuyền. Sơ đồ 1: Ban giám đốc Công ty Văn phòng Phòng Tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng Kế hoạch vật tư Xí nghiệp 4 Xí nghiệp 3 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 1 Bộ phận kế toán Bộ phận kế hoạch vật tư Các phân xưởng IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm: 2003 - 2004. Biểu số 2: kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm: 2003 - 2004. Đơn vị tính: Đồng chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền Tl(%) 1. Doanh thu 76.371.021.024 76.681.230.000 310.208.976 100,4 - Trong đó: DT thuần 76.369.593.751 76.681.230.000 2. Tổng chi phí SXKD 6.705.846.815 5.948.603.000 -757.243.815 88,702 - Chi phí SXKD 6.559.566.853 5.816.342.682 -743.224.171 88,66 - Chi phí khác 146.279.962 132.260.318 -14.019.644 90,41 3. Lợi nhuận - Tổng lợi nhuận trước thuế 2.021.262.572 3.203.640.214 1.182.377.642 158,50 + Lợi nhuận HĐ SXKD 358.572.513 3.133.167.487 2.774.594.974 873,79 + Lợi nhuận HĐTC 1.668.072.148 3.004.908.094 1.336.835.946 180,14 + Lợi nhuận khác -5.382.089 70.472.727 65.090.638 1309,39 - Tổng lợi nhuận sau thuế 1.461.475.463 2.526.510.294 1.065.034.831 172,87 4. Nộp ngân sách NN 411.028.100 -856.637.707 -445.609.607 208,41 - Thuế VAT 143.973.992 -1.594.071.091 -1.450.097.099 1107,19 - Thuế thu nhập DN 258.743.236 729.122.512 470.379.276 281,79 - Thuế khác 8.310.872 8.310.872 0 0 Qua số liệu trên ta thấy kết quả HĐKD của Công ty trong 2 năm 2003 - 2004. Có thể đánh giá chung: doanh thu tăng 100,4% tương ứng tăng 310.208.976 đồng; Tổng CPSXKD 5.948.603.000 tương ứng giảm 757.243.815 đồng, so với năm 2003 cho thấy Công ty đã có nhiều biện pháp trong quản lý định mức và chi dùng nên đã giảm chi phí sản xuất kinh doanh tới 88,70%. Đây là điều không phải đơn vị nào cũng làm được, còn so với doanh thu thì chi phí càng được coi là tiết kiệm rất nhiều bởi vì tỷ xuất chi phí sản xuất kinh doanh giảm 2.04%; Đây là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế tăng lên, mức thu nhập bình quân người lao động tăng lên; Tổng lợi nhuận trước thuế từ HĐSXKD tăng 1.182.377.642 đồng, tỷ lệ tăng là 158,50%; Tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng với số tiền tăng là: 1.065.034.831 đồng. Trong đó, lợi nhuận khác năm 2003 là giảm 5.382.089 đồng còn năm 2004 đạt 70.472.727 đồng. Đây có thể là nội dung mà kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004 Công ty đã đặt ra. Vì vậy mà các khoản thuế phải nộp ngân sách Nhà nước giảm: 445.609.607 đồng tỷ lệ tăng: 208,41%. Cụ thể: Thuế GTGT giảm: 1.450.097.099 đồng tỷ lệ tăng là: 1107,19%; Thuế khác năm 2003 so với 2004 không thay đổi. Do Công ty một mặt giảm lớn chi phí sản xuất kinh doanh . Mặt khác, tạo nhiều kênh tiêu thu sản phẩm do đó đã tăng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng. Do đó tăng lợi nhuận trước và sau thuế. Đây chính là nguyên nhân nâng mức thu nhập bình quân người lao động tăng. Công ty có được kết quả kinh doanh như trên chính là mục tiêu mà ban giám đốc và toàn thể CBCNV mong muốn. Đó là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết toàn Công ty trong lao động sản xuất trong 01 năm. Đây cũng chính là sự phát triển đúng đắn trong chính sách của Đảng, cơ chế thị trường của Nhà nước, là một xu hướng tất yếu đối sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Phần II Tình hình tổ chức công tác tài chính của Công ty May 19/5 - Bộ Công an I. Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty. Biểu số 3: Bảng kết cấu tài sản và Nguồn vốn của Công ty May 19/5 trong 2 năm: 2003 - 2004. Đơn vị tính: Đồng chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% 1 2 3 4 5 6 7 1. Tổng tài sản 19.059.293.097 100 17.898.024.658 100 -1.161.268.439 -6.09 Trong đó: 1. TSLĐ - Đầu tư NH 5.751.760.540 30.18 5.278.949.053 29.49 -472.811.487 -8.22 - Vốn bằng tiền 596.132.820 3.13 420.868.137 2.35 -175.264.683 -29.40 - Các khoản phải thu 920.831.225 4.83 1.034.559.212 5.78 113.727.987 12.35 + Phải thu của khách hàng 788.732.005 4.14 930.108.564 5.20 141.676.559 17.97 + Trả trước cho người bán 59.668.775 0.31 56.368.755 0.31 -3.300.020 -5.53 + Phải thu khác 72.730.445 0.38 48.081.893 0.27 024.648.552 -33.89 - Hàng tồn kho 4.141.916.195 4.83 3.628.328.101 20.27 -513.588.094 -12.14 - Tài sản lưu động khác 92.880.300 0.49 109.551.803 0.61 16.671.503 17.95 - Chi sự nghiệp 0 85.641.800 0 85.641.800 0 2. TSCĐ - Đầu tư dài hạn 13.307.532.557 69.82 12.619.075.605 70.51 -688.456.952 -5.17 - TSCĐ 6.932.395.020 8.069.453.605 1.137.058.585 16.40 - Các khoản ĐTTCDH 4.549.622.000 4.549.622.000 0 00 - XDCB dở dang 1.825.515.537 9.58 0 0.00 -1.825.515.537 100 II/ Tổng nguồn vốn 19.059.293.097 100 17.898.024.658 100 -1.161.268.439 -6.09 Trong đó: 1. Công nợ phải trả 4.561.272.790 23.93 3.178.942.136 17.76 -1.392.330.654 -30.31 * Nợ ngắn hạn 2.348.168.590 12.51 1.910.992.529 10.68 -473.176.061 -19.85 - Vay ngắn hạn 597.526.582 3.14 297.828.571 1.66 -299.698.011 -50.16 - Phải trả cho người bán 1.234.815.273 6.48 886.946.475 4.96 -347.868.798 -28.2 - Người mua trả tiền trước 96.275.960 0.51 120.823.320 0.68 24.547.360 25.50 - Thuế và các KPN - NN 248.435.160 1.30 300.685.305 1.68 52.250.145 21.03 - Phải trả CNV 106.250.000 0.56 170.250.000 0.95 64.000.000 60.24 - Các KPT, phải nộp khác 100.865.615 0.53 134.458.858 0.75 33.593.243 33.30 * Nợ dài hạn 2.178.168.000 11.43 1.253.668.000 7.00 -924.500.000 -42.44 - Vay dài hạn 2.178.168.000 11.43 1.253.668.000 7.00 -924.500.000 -42.44 * Nợ khác -1.063.800 -0.01 14.281.607 0.08 15.345.407 14.4 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 14.498.020.307 76.07 14.719.082.522 82.24 221.062.215 1.52 * Nguồn vốn, quỹ 14.572.567.639 76.22 14.668.629.854 81.96 141.062.215 0.97 - Nguồn vốn kinh doanh 7.406.158.557 38.86 13.209.945.070 73.81 5.803.786.513 78.36 - Quỹ đầu tư phát triển 6.526.958 0.03 6.526.958 0.04 0 0.00 - Quỹ dự phòng tài chính 0 0.00 0 0.00 0 0.00 - Lợi nhuận chưa phân phối 46.402.355 0.24 208.045.644 1.16 161.643.289 348.35 - Nguồn vốn ĐTXDCB 7.068.479.769 37.09 1.244.112.182 6.95 -5.824.367.587 -82.40 * Nguồn kinh phí quỹ khác -29.547.332 -0.16 50.452.668 0.28 80.000.000 270.75 - Quỹ dự phòng TC 0 0.00 0 0.00 0 0.00 - Quỹ khen thưởng phúc lợi -29.547.332 -0.16 -29.547.332 -0.17 0 0 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 0 0 80.000.000 0.447 80.000.000 0 Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn trên của Công ty ta phân tích từng chi tiêu cụ thể để biết được tình hình thực tế và thực trạng phát triển của Công ty. 1. Tình hình cơ cấu vốn của Công ty: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng 30.18% năm 2003 và 29.4% năm 2004 với số tiền giảm là 472.811.487 đồng, tỷ lệ giảm là 8.22%. TSCĐ và đầu tư dài hạn về tỷ trọng (69.82%) năm 2003 giảm hơn năm 2004 (70.51%) là 0.69%, tỷ lệ giảm là 5.17% với số tiền giảm là 688.456.952 đồng. Qua phân tích trên ta thấy về tình hình vốn của Công ty như phân tích ở trên thì là điểm mạnh vì tuy vốn giảm nhưng chủ yếu do hàng tồn kho giảm trong điều kiện tốt vì vậy kết luận về nguồn vốn trong Công ty là lành mạnh. 2. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty: Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tổng vốn SXKD của Công ty năm 2004 giảm hơn so với năm 2003 là 1.161.268.439 đồng với tỷ lệ giảm 6.09% là do 2 nguồn TS chính đó là TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng 30.18% năm 2003 và 29.49% năm 2004 với số tiền giảm là 472.811.487 đồng, tỷ lệ giảm 8.22%. Trong đó vốn bằng TM bao gồm TM và TGNH giảm, năm 2004 chiếm tỷ trọng 2.35% tổng cơ cấu vốn, giảm 175.264.683 đồng tỷ lệ giảm 29.40%. Về tỷ trọng giảm 0.78% (2.35% - 3.13%) so với năm 2003. Đây là một trong những nội dung giảm mạnh nhất trong các yếu tố giảm, làm cho tổng TSLĐ - Đầu tư ngắn hạn giảm, dẫn đến tổng TS giảm (6.09%), nhưng đây lại là yếu tố tích cực bởi vì tổng TS năm 2004 giảm so với năm 2003 ở nội dung TSCĐ - Đầu tư dài hạn, cụ thể là XDCB dở dang năm 2004 giảm 1.825.515.537 đồng. So sánh giảm trong XDCB dở dang và tổng tài sản năm 2004 thì thấy chênh lệch là: 664.247.098 (1.825.515.537 đồng - 1.161.268.439 đồng). Chứng tỏ năm 2004 Công ty đã quyết toán gọn về công tác XDCB. Việc vốn bằng tiền giảm 175.264.683 đồng tương đương 29.40% chứng tỏ Công ty sử dụng vốn có hiệu quả đã tăng vòng quay của vốn, vốn bằng tiền ít hơn năm 2003 nhưng vẫn bảo đảm tài chính lành mạnh cho các hoạt động SXKD của Công ty. Qua đó, thấy rằng Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và chi tiêu tiền mặt, tồn quỹ, đúng chế độ tài chính hiện hành. Các khoản phải thu: Qua thực tế tìm hiểu và qua số liệu của phòng kế toán cho thấy rằng Công ty đã thiết lập được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, Công ty đã tạo được các kênh bán hàng thuận lợi, khách hàng của Công ty là những bạn hàng quen thuộc, tiền mua sản phẩm đều thanh toán đầy đủ khi đến hạn thanh toán. Qua tìm hiểu thực tế thấy rằng, đến 31/12 hàng năm không có hiện tượng khách hàng nợ Công ty tiền mua hàng. Do đó, ta có thể kết luận nội dung phải thu của khách hàng năm 2004 cao hơn năm 2003 là 141.676.559 đồng, cụ thể: khỏan phải thu của khách hàng trong năm 2003 chiếm 4.14%, năm 2004 chiếm 5.2% trong tổng cơ cấu vốn với số tiền tăng 141.676.559 đồng tỷ lệ tăng 17.97% đây là ưu điểm của Công ty, như đã phân tích ở trên đối với Công ty khoản vốn này càng tăng cao thì càng có lợi cho Công ty. Khoản trả trước cho người bán: Năm 2004 so với năm 2003 giảm 3.300.020 đồng tương đương 5.53%. Đây là yếu tố tích cực, bởi lẽ Công ty đã có những bước đàm phán có lợi cho mình với các đơn vị cung ứng vật tư (Nguyên nhiên vật liệu...) đầu vào, nghĩa là nếu trước kia Công ty phải đáp ứng trước một số tiền nhất định thì mới tiếp nhận được vật tư theo thỏa thuận nay thì số tiền tạm ứng trước đã giảm xuống nhiều. Bên cạnh đó các khoản PTK về tỷ trọng năm 2004 so với năm 2003 giảm 0.11% với số tiền giảm 24.648.522 đồng, tỷ lệ giảm 33.89%. Số tiền và tỷ trọng giảm tương đối lớn, đây là yếu tố tích cực của Công ty cần phát huy trong thời gian tới. Bởi vì khoang PTK chủ yếu là khoản thu nội bộ và một số đối tượng khác do vậy khoản thu này càng giảm càng tốt. Hàng tồn kho: Về tỷ trọng năm 2004 so với năm 2003 giảm 15.44% tương ứng giảm 513.588.094 đồng tỷ lệ giảm 15.40%. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty được biết Công ty đã có nhiều cải tiến trong công tác bảo đảm vật tư nguyên nhiên vật liệu cho SXKD, xác định lại ngày cung cấp khác nhau, ngày hàng đi đường... Do đó mà số ngày hàng tồn kho ngắn lại đồng thời lượng hàng tồn kho cũng ít đi so với trước. Điểm này được coi là tốt của Công ty vì tỷ lệ hàng tồn kho thấp thì chu kỳ vòng quy của vốn tăng lên, sản xuất được nhiều sản phẩm làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty được tăng lên. Tài sản lưu động khác: về tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số tài sản. Cụ thể năm 2003 chiếm tỷ lệ 0.49% và năm 2004 chiếm tỷ lệ 0.61%. Nhưng tỷ lệ tăng là 17.95% tương đương số tiền: 16.671.503 đồng. Tài sản cố định: năm 2004 tăng so với năm 2003 là: 1.137.058.585 đồng tương đương 16.4% chứng tỏ Công ty rất quan tâm tới công tác xây dựng nhà xưởng SX và từng bước đổi mới trang thiết bị hiện có nhằm không ngừng nâng cao NSLĐ và chất lượng SP của mình, đây cũng là một trong những ưu điểm của Công ty trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên tổng tài sản của Công ty năm 2004 lại giảm 6.09%, như trên đã phân tích một trong những yếu tố dẫn đến giảm là do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng (1.825.515.537 đồng), làm cho tổng tài sản giảm 688.456.952 đồng. Như vậy, chứng tỏ Công ty đã hoàn thành công tác đầu tư công nghệ mới cho sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là ưu điểm có lợi tiếp theo cho SXKD của Công ty trong những năm sau. Tổng nguồn vốn năm 2004 so với năm 2003 giảm 1.161.268.439 đồng tương đương 6.09%. Trong đó: - Công nợ phải trả giảm 1.382.312.654 đồng, tỷ lệ giảm 30.31%. - Khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 10.68%, năm 2004 giảm hơn năm 2003 là 473.158.061 đồng với tỷ lệ giảm 19.85% là do: + Vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 1.66%, số tiền giảm là 299.698.011 đồng tương đương 50.16%. Đây là thành tích của Công ty trong thanh toán các khoản vay đến hạn, chứng tỏ công tác SXKD và tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất tốt nên đã có nguồn vốn để thanh toán chi trả các khỏan nợ nói chung và các khoản vay ngắn hạn nói riêng. + Phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng 4.96%, tỷ lệ giảm 28.2% số tiền giảm 347.850.798 đồng. Như phân tích trên thì đây cũng chính là điểm mạnh của Công ty, tạo uy tín ngày một lớn cho Công ty đối với khách hàng là người bán, là người cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho Công ty trong những năm tiếp theo. + Người mua trả tiền trước: năm 2004 chiếm tỷ trọng 0.68%, số tuyệt đối tăng 24.547.360 đồng, tương đương 25.50%. Đây chính là một thành tích trong công tác Marketing tạo các kênh bán hàng như đã trình bày ở trên. Như vậy Công ty ngày một tăng vốn bằng tiền, cơ sở vững chắc cho hoạt động SXKD. + Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tăng 52.250.145 đồng, tỷ lệ tăng 21.03%. Chứng tỏ Công ty ngày một ăn nên làm ra không chỉ tăng chỉ tiêu nộp ngân sách hàng năm cho Nhà nước mà còn có đủ khả năng nộp kịp thời theo yêu cầu về thời gian. + Phải trả CNV: Qua số liệu trên ta thấy khoản nợ phải trả CNV năm 2004 tăng so với năm 2003 là 64.000.000 đồng tương đương 60.24%. Về mặt nghệ thuật kinh doanh ở đây là mặt tốt. Tuy nhiên Công ty không nên tạo cơ hội chiếm dụng nguồn vốn này bởi sẽ ảnh hưởng nhất định đến đời sống CB, CNV của Công ty. + Các khoản phải trả phải nộp k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32487.doc
Tài liệu liên quan