Báo cáo Thực tập tại Viện Chiến Lược Phát Triển

LỜI MỞ ĐẦU Bộ Kế Hoạch và đầu tư là cơ quan của chính phủ, thực hiện các chức năng quản lý Nhà Nước và kế hoạch và đầu tư, bao gồm: Tham gia tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, và đầu tư trong nước, nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước, quản lý Nhà Nước các

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện Chiến Lược Phát Triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư với các chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham gia về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ. Trong thời gian thực tập tại Ban nghiên cứu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội thuộc Viện chiến lược Phát Triển, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cán bộ trong Viện, em đã tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu và đã nắm bắt được một số vấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động trong những năm tới của Viện cũng như của Ban. Em xin được trình bày trong bản báo cáo thực tập tổng hợp, bản báo cáo được chia làm 4 phần: Phần I : Tổng quan chung về Viện Chiến Lược Phát Triển. Phần II: Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Phần III: Quy trình đưa một đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Do trong thời gian thực tập ban đầu nên em không tránh khỏi những sai sót, vi vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của quý cơ quan cùng thầy Phạm Xuân Hoà để em hoàn thành việc thực tập và báo cáo chuyên đề sau này. Em xin chân thành cảm ơn quý cơ quan và thầy giáo Phạm Xuân Hoà đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Sinh viên : Trần Trung Dũng I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 1. Lịch sử hình thành. Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được hình thành trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) là Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và vụ kế hoạch phân vùng kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến Viện Chiến lược phát triển hiện nay như sau: Theo quyết định số 47 – CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của hội đồng Chính Phủ, Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế được thành lập. Hoạt động liên tục từ hai hướng lớn đó là về việc xây dựng kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất. Trong thời gian từ năm 1964 đến 1983 Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn đã làm tốt chức năng tham mưu tổng hợp, chuẩn bị kế hoạch dài hạn. Tạ quyết định số 69 – HĐBT ngày 09 tháng 07 năm 1983 của hội đồng bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung tổ chức trực thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, giải thể Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn để thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn theo văn bản số 2982 – V15 ngày 12 tháng 6 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định co vị trí, chức năng, Bộ lãnh đạo Viện tương đương cấp cục, và cán bộ lãnh đạo các Ban, Văn phòng trực thuộc Viện tương Dương cấp Vụ. Trong thời gian từ năm 1964 đến năm1974, Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là chuẩn bị các luận cứ cho việc công tác phân vùng kinh tế và phân bố lực lượng sản xuất. Tại nghị định số 49-CP ngày 25 tháng 3 năm 1974 của hội đồng Chính Phủ, thành lập Viện phân vùng và quy hoạch. Đếan năm 1977 Hội đồng Chính phủ có quyết định số 269_CP ngày 30 tháng 9 năm1977 thành lập Ủy ban phân vùng kinh tế Trung ương do Phó Thủ tươngd Lê Thanh Nghị làm chủ nhiệm Uỷ ban. Tại quyết định số 236 – TTG ngày 25 tháng 4 năm 1978 của Thủ tướng Chính Phủ, quyết định trong một số thời gian cần thiết Viện phân vùng và quy hoạch thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước được đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp cảu thường trực Uỷ Ban phân vùng kinh tế Trung ương. Tại Nghị Định số 151 – HĐBT ngày 27 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ phân vùng kinh tế, giải thể Uỷ Ban phân vùng kế hoạch Nhà Nước thành Viện phân bố lực lượng sản xuất. Thực hiện Quyết định số 66 – HĐBT ngày 18 tháng 4 năm 1988 cảu Hội đồng Bộ Trưởng về việc sắp xếp lại bộ máy cảu Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 198 – UB/TCCB ngày 19 tháng 8 năm 1988, giải thể Viện nghiên cứu Kế hoạch dài hạn và giải thể Viện phân bố lực lượng sản xuất để thành lập Viện kế hoạch dài hạn và phân bổ lực lượng sản xuất. Thực hiện Nghị Định số 86/CP ngày 12 tháng 8 năm 1994 của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nướcđã có quyết định số 116 UB/TCCB ngày 01 thang 10 năm1994 đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thành lập Viện Chiến lược phát triển, vị trí tương đương tổng cục loại 1, và quyết định 169UB/TCCB ngày 03 tháng 12 năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùng với tổ chức bộ máy của Viện Chiến lược phát triển. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Chiến lược phát triển. Viện Chiến lược phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và ở mỗi giai đoạn một tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm xuyên suốt phát triển của Viện đó là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ nói riêng, của cả nước nói chung, cũng như của các ngành, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm. a.Vị trí và chức năng Viện Chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật. Viện Chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. b. Nhiệm vụ và quyền hạn Viện Chiến lược phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đã được phê duyệt; theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ; - Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật; - Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;  - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; - Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 3. Cơ cấu tổ bộ máy máy của Viện Chiến lược phát triển . Cơ cấu của Viện Chiến lược phát triển được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển Hội đồng khoa học Các phó Viện trưởng Các Ban nghiên cứu Các trung tâm Ban Dự Báo Ban nghiên cứu và phát triển NNLvàcác vấn đề XH Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam Trung tâm thông tin tư liệu đào tạo và tư ván phát triển Ban nghiên cứu và phát triển vùng lãnh thổ Ban Tổng Hợp Viện trưởng Văn phòng Viện 3.1. Lãnh đạo Viện. Viện Chiến lược phát triển có Viện Trưởng và các phó Viện trưởng. Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Thủ Tướng Chính Phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện Chiến lược phát triển. Hiện nay TS. Ngô Doãn Vịnh đang đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về cương lĩnh công tác được phân công. Hiện nay ở Viện Chiến lược phát triển có TS. Lê Anh Sơn,TS. Nguyễn Bá Ân, TS. Hoàng Ngọc Phong đang đảm nhiệm chức Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển. 3.2. Hội Đồng khoa học. Giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học của Viện, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học và dự án. 3.3. Các phòng ban. a. Ban tổng hợp. Có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, xây dựng các báo cáo về chiến lược, quy hoạch – phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghiên cứu báo cáo kinh tế vĩ mô, phối hợp các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch về công tác quy hoạch, đầu mối tổng hợp, tham mưu về các vấn đề chung liên quan đến quản lý Nhà nước hàng năm. Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, phương pháp phát triển tổng hợp chiến lược, quy hoạch. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. b. Ban dự báo. Có chức năng và nhiệm vụ là phân tích, tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ, môi trường,liên kết quốc tế với Thế Giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. Phân tích tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và Thế Giới của nền kinh tế Việt Nam. Tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về các vấn đề có liên quan nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp dự báo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. c. Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất. Có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, nông nghiệp cùng các ngành công nghiệp chế biến trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện dự án cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch phát triển công, nông lâm ngư nghiệp cùng các ngành dịch vụ khác. d. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ. Có chức năng nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. e. Ban nghiên cứu và phát triển vùng. Có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ, đầu mối giao thong, tỉnh, đầu mối xây dựng kế hoạch 5, hàng năm về phát triển vùng lãnh thổ, tỉnh, đầu nối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng lãnh thổ, tỉnh. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Xây dựng hệ thống các bản đồ quy hoạch phục vụ công tác lập quy hoạch đồng thời thực hiện nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. f. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. Có chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ, làm đầu mối tham mưu các vấn đề quản lý Nhà nước lien quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành có lien quan. Tham gia nghiên cứu kế hoạch 5 năm, hàng năm. Nghiên cứu xây dựng chiến lược quy hoạch hạ tầng và bảo vệ môi trường. g. Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam và trung tâm thong tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Có nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của các vùng, lãnh thổ trong Miền Nam, và đào tạo, tư vấn về các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các ngành các địa phương. Hai trung tâm này được hình thành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dưới sự đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ. h. Văn phòng Viện. Có chức năng, nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình kế hoạch công tác và quản lý khoa học của Viện, lập báo cáo với cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện. Thực hiện công tác hành chính, quản trị, thư viện – tư liệu, lưu trữ, lễ tân. Quản lý cơ sở vật chất cảu Viện. Đầu mối tổ chức thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện. Thực hiện công tác tổ chức và nhân sự. i. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. * Chức năng, nhiệm vụ. - Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ. - Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu để xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. - Tham gia các nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm về các vấn đề có liên quan. - Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề lien quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. - Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. * Cơ cấu tổ chức. (1) Lãnh đạo ban - Trưởng ban: lãnh đạo toàn bộ công việc của Ban, trực tiếp chỉ đạo và nghiên cứu tổng hợp các vấn đề phát triển nguồn nhân lực. - Phó trưởng ban: Phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp về phát triển con người, nòi giống. - Phó trưởng ban: Phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp các vấn đề xã hội. (2) Nhóm nghiên cứu chiến lược phát triển con người và nòi giống. - Nghiên cứu phương hướng phát triển phát triển và những giải pháp nâng cao chất lượng nòi giống của con người Việt Nam. - Nghiên cứu phương hướng phát triển dân số và chất lượng dân số của cả nước và vùng lãnh thổ. (3) Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. - Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của cả nước. - Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của các vùng lãnh thổ và phương hướng điều chỉnh giữa các vùng. (4) Nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến lược và quy hoạch. - Nghiên cứu chiến lược và xây dựng cộng đồng. - Nghiên cứu chiến lược phát triển dân tộc và tôn giáo. - Nghiên cứu cơ cấu và các giai tầng xã hội. Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều phải bao trùm phạm vi cả nước, cụ thể hoá trên từng vùng, kinh nghiệm quốc tế và so sánh Việt Nam với các nước. 4. Một số thành tựu chính mà Viện đã đạt được trong những năm qua. - Chủ trì các chương trình khoa học cấp Nhà nước 70-01, 70A và nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ. - Chủ trì xây dựng Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986-1990 phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm 1986-1990 và Đại hội lần thứ VI của Đảng. - Tham gia xây dựng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2010 và tham gia chuẩn bị các báo cáo, đề án phục vụ một số Hội nghị Trung ương các khóa. - Làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác qui hoạch trên phạm vi cả nước. - Chủ trì soạn thảo Nghị định của Chính phủ về công tác qui hoạch, Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự thành lập, thẩm định và quản lý qui hoạch phát triển ngành và qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương triển khai lập dự án qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng trọng điểm. Chủ trì xây dựng qui hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010. Các kết quả nghiên cứu này đã đóng góp thiết thực cho việc chỉ đạo kinh tế theo lãnh thổ của Chính phủ và định hướng phát triển kinh tế - hội của các địa phương. - Chủ trì các đề án phát triển kinh tế-xã hội các vùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, huyện đảo Phú Quốc, Côn Đảo, khu vực vịnh Cam Ranh, khu vực vịnh Văn Phong. - Triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, trong đó bao gồm các đề tài thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KC-08, KC-09 và KX-02 và hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và phương pháp luận phân vùng kinh tế và qui hoạch phát triển ở Việt Nam II. BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Nhân sự của ban. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội gồm có 10 thành viên trong đó : 2 người là Tiến sĩ 2 người là Thạc sĩ 6 người là cử nhân ( các nghiên cứu viên ) Các thành viên trong ban được phân chia ra thành các nhóm nghiên cứu khác nhau: Nhóm nghiên cứu chiến lược phát triển con người và nòi giống gồm 3 người. Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gồm 3 người. Nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến lược và quy hoạch gồm 3 người. 2. Tình hoạt động của Ban trong những năm qua Ban tham gia và đóng góp vào khá nhiều các dự án và các đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia và cấp bộ. Dưới đây là tình hình hoạt động của ban qua 3 năm gần đây (2005, 2006, 2007). 2.1.Năm 2005. a. Tư vấn về quy hoạch và chiến lược. - Đóng góp vào việc nghiên cứu, cung cấp tài liệu và góp ý kiến cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. - Làm đầu mối giúp lãnh đạo Viện và trực tiếp triển khai các hoạt động nghiên cứu điều tra nguồn nhân lực cốt yếu. Đã hoàn thành những công việc về bổ sung, cập nhật và xử lý thông tin, số liệu. Đã sơ bộ soạn thảo Báo cáo tổng hợp cuối cùng. - Tham gia thực hiện một số chuyên đề thuộc đề án nghiên cứu phân tích các lợi thế so sánh của Việt Nam… phục vụ xây dựng chiến lược quy hoạch. - Tham gia vào việc chuẩn bị tài liệu, số liệu để nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Miền núi – trung du Bắc Bộ, vùng Miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long. - Tham gia triển khai nghiên cứu đề án phát triển kinh tế - xã hội vành đai Côn Minh – Hà Nội - Hải phòng và vùng đô thi Hà Nội. - Làm đầu mối, thực hiện các công tác chuẩn bị và bước đầu triển khai việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. - Làm đầu mối tổ chức nghiên cứu soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế đảo Phú Quý. - Làm thương trực giúp lãnh đạo Viện xây dựng đề án thành lập trường Đại Học trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng của Ban được lãnh đạo Viện Và Bộ giao: Góp ý quy hoạch ngành y tế, Chiến lược phát triển y tế dự phòng, Dự thảo Nghị định của Chính Phủ về phối hợp trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch … - Tham gia các hoạt động của Dự án hợp tác “ Chia sẻ tri thức ” với Hàn Quốc về phần nội dung Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. b. Công tác nghiên cứu khoa học - Thực hiện Đề tài khoa học cấp Bộ “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng con người Việt Nam ”. - Làm đầu mối, giúp lãnh đạo Viện thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “ Cơ sở khoa học và thực hiện xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020”( đề tài 2 năm 2005 – 2006 ). - Tham gia nghiên cứu chuyên đề của đề tài độc lập cấp Nhà nước “Phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Tây Bắc sau khi có thuỷ điện Sơn La”. - Tham gia nghiên cứu chuyên đề nhánh về chính sách phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, do Ban Khoa Giáo Trung ương chủ trì. - Tham gia một số hoạt động nghiên cứu và viết bài dự hội thảo với các cơ quan khác như Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Viện nghiên cứu con người, Viện chiến lược và chính sách y tế, Viện nghiên cứu khoa học lao động TB và XH, Ban Khoa Giáo Trung ương… - Chuẩn bị tài liệu tập huấn và tham gia giảng bài về phương pháp dự báo nhu cầu lao động cho cán bộ quy hoạch tỉnh, huyện ( tỉnh Bắc Giang ). - Phân phối, tham gia với Vụ LĐ – VX chuẩn bị tài liệu và tham gia cá hoạt động tập huấn về long ghép dân số trong KHH phát triển bền vững cảu Dự án VIE/P14 “Tăng cường năng lực cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lồng ghép dân số trong kế hoạch hóa phát triển”. 2.2. Năm 2006. a. Tư vấn về quy hoạch và chiến lược. - Làm đầu mối về tổ chức triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ, DHTB và KTTĐ Miền Trung. - Làm đầu mối, thực hiện các công việc về tổ chức phối hợp và nghiên cứu xây dựng Chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. - Tham gia thực hiện một số chuyên đề thuộc các đề án Quy hoạch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằn Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan. - Tham gia vào việc xây dựng đề cương nghiên cứu xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Miền Trung, Cơ sở khoa học xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020. - Làm đầu mối tổ chức nghiên cứu soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với đảo Phú Quý. - Làm thường trực và tham gia giúp lãnh đạo Viện xây dựng về đề án thành lập Học Viện Chính Sách và phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của Ban được lãnh đạo Viện và Bộ giao : Góp ý quy hoạch ngành y tế, Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao, Dự thảo Nghị định hướng dẫn luật đầu tư, soạn thảo Thông tư tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92 về công tác quy hoạch… b. Công tác nghiên cứu khoa học. - Thực hiện Đề tài khoa học cấp Bộ “Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường” - Làm đầu mối, giúp lãnh đạo Viện thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2002” (đề tài 2 năm 2005 – 2006 ). 2.3. Năm 2007. a. Những công việc theo chức năng, nhiệm vụ. - Làm đầu mối, thực hiện các công việc về xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính Phủ. - Tham gia nghiên cứu đề xuất ý tưởng và đề cương Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020. - Tham gia thực hiện một số chuyên dề thuộc các đề án quy hoạch vùng ven biển Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên, Vịnh Thái Lan và khu kinh tế cửa khẩu. - Tham gia vào việc xây dựng đề cương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/ NĐ-CP về việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Soạn thảo Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết 39/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Tham gia giúp lãnh đạo Viện xây dựng đề án thành lập Học Viện Chính sách và phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của Ban được lãnh đạo Viện và Bộ giao: Góp ý 12 văn bản về dự thảo Nghị định của Chính Phủ , Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, các Quy hoạch ngành… b. Công tác nghiên cứu khoa học. - Thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “giải pháp đảm bảo nguồn lao động chất lượng cao cho các khu kinh tế , khu công nghiệp và khu chế xuất”. - Tham gia nghiên cứu một số đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục ( Bộ GD-ĐT). c. Công tác tư vấn phát triển và hợp tác quốc tế. - Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển về nghiên cứu xây dựng quy hoạch và rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương (tỉnh Bình Thuận, một số huyện của tỉnh Quảng Ninh, Tp Huế, quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Phước, quy hoạch GD-ĐT tĩnh Vĩnh Phúc, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên, chuyên đề phát triển y tế trong quy hoach Hà Nội…). - Trong khuôn khổ hợp tác với KDI, soạn thảo báo cáo và tham gia Hội thảo về phát triển giáo dục trong điều kiện nền kinh tế thị trường tại Hà Nội. 2.4 . Đánh giá. Nhìn chung, công việc của Ban trong Những năm qua (2005,2006, 2007) trải ra trên phạm vi rộng. Với sự cố gắng của mỗi cán bộ, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm cao, nhiều công việc được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Các cán bộ trẻ đều được giao nhiệm vụ cụ thể và có nhiều cố gắng học hỏi để tiếp cận nhanh với công việc chuyên môn với sự hướng dẫn của các cán bộ có kinh nghiệm. Các cán bộ nghiên cứu của Ban đều cố gắng học tập để nắm vững, quán triệt và vận dụng các quan điểm, chủ chương và các chính sách của Đảng, Nhà nước vào công việc chuyên môn. Đông thời, xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn, trên tinh thần trách nhiệm, mỗi cán bộ theo khả năng của mình đều cố gắng phát hiện những điểm bất cập, qua đó có góp ý và kiến nghị với Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện các kế hoạch, chính sách về phát triển dân số, nguồn nhân lực và một số lĩnh vực xã hội. Sự phối hợp công tác giữa Ban với các đơn vị trong Viện, Bộ được duy trì và có kết quả trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Các hoạt động phối hợp với các cơ quan ngoài Bộ được mở rộng hơn, chặt chẽ và thường xuyên hơn, vừa đảm bảo được yêu cầu của công việc và giữ được tín nhiệm và uy tín của Viện. Bên cạnh đó ban có gặp một số khó khăn, hạn chế : khối lượng công việc chưa được nhiều, tham gia và các đề án nghiên cứu khoa học còn ít. Nguyên nhân là do số lượng cán bộ còn ít ( 10 người ), số lượng cán bộ có chất lượng còn mỏng (có 2 tiến sĩ ) => phương hướng của ban trong thời gian tới là thu hút và đào tạo đội ngũ cán bộ có chất lượng cho ban . 3. Phương hướng công tác của Ban trong năm 2008 Trong năm 2008 Ban có dự kiến phương hướng công tác: * Tiếp tục thực hiện và hoàn thành những công việc của năm 2007 chuyển sang, bao gồm: - Tham gia triển khai nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011-2020 theo sự phân công của Viện. - Tham gia nghiên cứu các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng đến năm 2020 theo sự phân công của Viện. - Hoàn thiện và bảo vệ các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của năm 2007. - Đăng ký và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học mới. - Thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng khi lãnh đạo Viện và Bộ giao - Tham gia thực hiện công tác tư vấn phát triển đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian. * Chủ động và tích cực trong việc nghiên cứu lý luận, tìm kiếm giải pháp đổi mới phương pháp nghiên cứu nhân tố con người, phát triển xã hội và xây dựng cộng đồng hài hoà trong chiến lược và quy hoạch phát triển. * Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và công tác tư vấn. * Mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu với các cơ quan nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn ở trung ương và các địa phương. * Học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiên cứu của Ban, trước hết là đối với những cán bộ nghiên cứu trẻ. * Tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, tìm hiểu văn bản pháp luật của Nhà nước, các lớp học,tập huấn… của cơ quan Bộ và của Viện tổ chức. * Tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng cơ quan đoàn kết và vững mạnh.Xây dựng chức năng, nhiệm vụ mới của Ban sau khi có Nghị định mới của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ kế hoạch và Đầu tư, của Viện Chiến lược phát triển . III. QUY TRÌNH ĐƯA MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN. Một đề tài nghiên cứu khoa học có thể do một người hoặc một nhóm nghiên cứu thực hiện. Thông thường do một nhóm nghiên cứu thực hiện ( trong đó có một chủ nhiệm đề tài) Do đặc trưng của Ban là nghiên cứu các vấn đề về nguồn lực và các vấn đề xã hội nên các đề tài của Ban phần lớn do các cán bộ trong Ban từ yêu cầu của thực tiễn đề xuất. Để đưa một đề tài nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn thì bao gồm các bước sau: 1. Bước 1: Xây dựng đề tài khoa học. - Từ ý tưởng nhóm nghiên cứu xây dựng đề cương về đề tài khoa chuẩn bị nghiên cứu. - Thông qua cấp có thẩm quyền để phê duyệt xem đề tài có phù hợp hay không. 2. Bước 2: Sau khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhóm nghiên cứu xây dựng các chuyên đề để phục vụ nội dung đề tài. 3. Bước 3: Trên cơ sở nội dung các chuyên đề tổng hợp chuyên đề. 4. Bước 4: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp từ các chuyên đề chủ nhiệm chuyên đề tổng hợp chung lại. 5. Bước 5: Tiến hành hội thảo cấp cơ sở, để các thành viên đóng góp ý kiến cho đề tài. 6. Bước 6: Chủ nhiệm đề tài trên cơ sở ý kiến đóng góp của các thành viên chỉnh sửa lại đề tài cho phù hợp. 7. Bước 7: Đưa đề tài ra bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu đề tài. 8. Bước 8: Tuỳ theo tình hình đưa đề tài vào trong thực tiễn. Sơ đồ các bước đưa đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn Xây dựng đề tài Xây dựng các chuyên đề nhỏ Tổng hợp chuyên đề Chủ nhiệm đề tài tổng hợp chung Tiến hành hội thảo cấp cơ sở Chỉnh sửa lại đề tài cho phù hợp Bảo vệ đề tài trước hội đồng nghiệm thu đề tài Đưa vào thực tiễn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30079.doc
Tài liệu liên quan