Lời nói đầu
Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả tiền thân là nhà máy cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả là một trong những doanh nghiệp cơ khí có quy mô và năng lực sản xuất lớn của bộ công nghiệp cũng như của cả nước. Trải qua 35 xây dựng và phát triển đến nay Công ty đã khẳng định được ưu thế của mình trong việc sản xuất phục vụ ngành than và các ngành kinh tế của đất nước góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nuớc.
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế lao động của trường đai học
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng sản xuất, những vấn đề đổi mới & phương hướng phát triển của Công ty cơ khí trung tâm cẩm phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế quốc dân thực tập tại Công ty em có điều kiện tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức cũng như tình hình sản xuất của Công ty để bổ sung vốn kiến thức lý thuyết đã được học ở trường và giúp cho quá trình thực tập thuận lợi và hiệu quả.
Bản báo cáo thực tập này chỉ thể hiện được những nét khái quát và chung nhất về Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả nhưng qua đó em hi vọng sẽ giúp thầy cô và các bạn hiểu một phần nào đó về quá trình xây dựng và phát triển của Công ty trên vùng đất Cẩm Phả, vùng đất vàng đen của tổ quốc.
Do thời gian có hạn nên bản báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Em mong thầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp sửa chữa để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện.
Trương Thu Hà A.
Phần I
Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả - Quảng Ninh.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả.
1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả
Vào những năm cuối của thập kỉ 50 và những năm đầu của thập kỉ 60 đất nước ta đang bước vaò thời kì cách mạng mới, với hai nhiệm vụ chiến lược mà đại hội lần thứ III của Đảng đề ra là:” Giải phóng miền nam xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, nhằm thực hiện một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”. ở miền bắc cùng với công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cũng được súc tiến mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành. Trong cơ cấu công nghiệp dã có những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như: Điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng…Đảng và nhà nước đã có tầm nhìn chiến lược đầu tư lớn cho cơ khí mỏ phục vụ cho sự nghiệp sản xuất than. Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả (nay là công ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả ) ra đời từ chủ trương ấy với mục đích sửa chữa các loại máy mỏ và chế tạo sản phẩm cơ khí để phục vụ cho sản xuất 20 triệu tấn than/năm . Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là “ chế tạo phụ tùng , chế tạo các thiết bị bổ sung và sửa chữa hệ thống thiết bị-xe máy của vùng mỏ với công suất thiết kế là 16,963 tấn/năm trong đó khối lượng sửa chữa là 13,573 tấn/năm, chế tạo 3,390/năm”
Công ty tiến hành chế tạo các sản phẩm phục vụ cho ngành điện như: chế tạo các loại dây nhôm trần dẫn điện, chế tạo các loại ống thép chịu áp lực cho các công trình xây dung nhà máy thuỷ điện.
NgoàI ra công ty cũng đã tieeps cận nhu cầu phục vụ của các nhà máy xi măng trung ương băng việc cung cấp các phụ tùng, thiết bị, chế tạo sửa chữa cho việc duy tu, sửa chữa thường xuyên của các nhà máy này. Đồng thời công ty cũngchế tạo các loại thiết bị cho các nhà máy đường và một số nhà máy khác.
Nhà máy do Liên Xô cũ đầu tư và thiết kế đặt tại trung tâm vùng than lớn Cẩm Phả.
Công ty được thành lập ngày 23/7/1968.
2. Các giai đoạn hình thành và phát triển công ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả.
2.1. Giai đoạn tiền đề cho sự ra đời của công ty (1960-1968).
Xuất phát từ yêu cầu của nước Việt Nam dân chủ công hoà và tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Liên Xô, ngày 23/10/1960 hiệp nghị về việc xây dựng một nhà máy cơ khí đặt tại vùng than Cẩm Phả được kí kết.
Ngày 11/7/1961 bộ truởng bộ công nghiệp nặng Nguyễn Văn Trân đã chính thức kí duyệt bản thiết kế xây dựng nhà máy để phục vụ cho mục tiêu khai thác 8 triệu tấn than sạch của ngành than.
Ngày 15/9/1963 thứ tưởng bộ công nghiệp nặng Nguyễn Văn Lâm đã có cuộc họp với tổng công trình sư thiết kế NOOCTER YM. Sau khi thảo luận hai bên quyết định xây dựng nhà máy.
Ngày 23/7/1968 bộ trưởng bộ công nghiệp nặng Nguyễn Hữu Mai đã kí quyết định số 739- QĐ/KB2 về việc thành lập Nhà máy cơ khí Trung Tâm .
2.2. Giai đoạn xây dựng và phát triển (1968-1989).
Trong những năm tiếp theo từ 1968-1972 là quãng thời gian cán bộ công nhân viên nhà máy tiếp tục trải qua nhũng ngày tháng lao động và sinh hoạt trong cơ chế thời chiến. Từ vài ba chục cán bộ công nhân viên ban đầu khi mới thành lập, đến năm 1972 nhà máy đã có hàng nghìn cán bộ công nhân viên từ khắp mọi miền đất nước, được đào tạo trong nước và các nước xã hội chủ nghĩa anh em về làm việc. Những sản phẩm như: Xe goong Beclin, gầu Don-xô, sườn máy khoan bY, KZ , các loại thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất ngành than. . . với sản lượng hàng nghìn tấn.
Những năm vừa xây dựng vừa sản xuất tiếp theo từ 1974 _ 1977 năm nào nhà máy cũng vượt mức kế hoạch sản xuất được giao, khối lượng sản phẩm năm sau cao hơn năm trước 200%. Đặc biệt là ngày 22/4/1977 nhà máy đã được khánh thành và thực sự bước vào giai đoạn thực hiện nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch đã định.
Ngày 8/8/1979 phó thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 274 –TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, cải tạo và mở rộng nhà máy, với năng lực sản xuất 32000 tấn thiết bị phụ tùng/năm. Đến cuối năm 1989 đã triển khai được trên 60% công việc theo thiết kế.
2.3 Giai đoạn đổi mới công ty (1990-2000 ).
Từ năm 1990, do chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nên nhà máy cơ khí Trung Tâm ( lúc này là công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả trực thuộc tổng công ty cơ khí Năng lượng và mỏ ) gặp phải những khó khăn gay gắt, nhưng với tinh thần đoàn kết, tự chủ, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới cách nghĩ cách làm nên chỉ trong một thời gian ngắn, nhà máy dã cơ bản thiết lập được phương án sản xuất mới, giải quyết được công ăn việc làm, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên. Nhà máy đã tiến hành đầu tư mở rộng một số công đoạn sản xuất mới như: Cán thép, chế tạo cáp điện cao thế, chế tạo cột điện cao thế mạ kẽm …với phương châm đa phương hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, một mặt tiếp tục duy trì thị trường truyền thống ngành than, một mặt tiếp cận thị trường mới với các ngành điện, xi măng, xây dựng và các ngành kinh tế khác trong cả nước
Từ 1991-1996 giá trị tổng doanh thu mỗi năm một tăng, mức tăng trưởng hàng năm đạt 25%.
Năm 1997-2000 nhà máy lại bước vào một giai đoạn mới với bao thử thách cam go theo quy luật thăng trầm của cơ chế thị trường và những khó khăn thường trực mang tính đặc thù của ngành cơ khí. Song với bản lĩnh vững vàng của đội ngũ giai cấp công nhân, với trình độ nhận thức sâu sắc về quá trình vận động tất yếu của cuộc sống cán bộ công nhân viên nhà máy đã chủ động sáng tạo vượt mọi khó khăn để tồn tại. Vì vậy sản xuất của nhà máy vẫn được duy trì bền vững, đời sống của cán bộ công nhân viên vẫn được ổn định.
2.4.Giai đoạn 2001 đến nay.
Ngày 27/4/2001 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 67/2001/QĐ-TTg về việc sát nhập Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ vào tổng công ty than Việt Nam. Từ đó đến nay công ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả đã thưc sự khởi sắc, vươn lên. Giá trị doanh thu qua các tháng, quý, năm đều tăng trưởng đáng kể. Năm 2001 tăng 20,3% so với 2000, năm 2002 tăng 81,6% so với năm 2001, năm 2003 tăng 51,1% so với năm 2002 . Theo định hướng các năm tiếp theo công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng ổn định hàng năm 14-17%.
3. Quy trình công nghệ của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả.
Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả được trang bị các thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ đồng bộ đeer đáp ứng cho việc sửa chữa và chế tạo 32000 tấn sản phẩm/năm nhămg phục vụ cho ngành khai thác Than và các ngành kinh tế khác. Các đơn vị thành viên trong công ty tạo thành công nghệ khép kín từ đúc, rèn dập, gia công cơ khí, nhiệt luyện, lắp ráp dến sửa chữa thiết bị.
Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả có các loại thiết bị sau:
Thiết bị gia công cơ khí:
Nhóm máy tiện: bao gồm cả máy tiện đứng và máy tiện ngang.
Nhóm máy khoan, khoét, doa.
Nhóm máy mài.
Nhóm máy gia công răng.
Nhóm máy bào – phay –phay đứng – phay ngang.
Nhóm máy xọc.
Các thiết bị hàn.
Thiết bị nhiệt luyện:
Thiết bị phục vụ sửa chữa.
Thiết bị uốn kim loại.
Thiết bị gia công áp lực
Thiết bị đúc.
Thiết bi kiểm tra chất lượng.
Thiết bị sản xuất ôxy, nitơ.
Thiết bị sản xuất cấu kiện, bê tông.
Thiết bị phục vụ cho thi công lắp đặt.
Dây chuyền cán thép.
II. Hệ thống tổ chức của công ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả.
1.Sơ đồ tổ chức của công ty(sơ đồ 1).
Theo luật, giám đốc là người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất đIều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc trực tiếp cho giám đốc có bốn phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực : sản xuất, thị trường, kĩ thuật, chi nhánh đại diện, và một kế toán trưởng.
Phó giám đốc sản xuất phụ trách các vấn đề về sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận sản xuất bao gồm 13 phân xưởng như theo sơ đồ tổ chức nêu trên và một phòng sản xuất kinh doanh. Có thể nói đây là bộ phận giữ vị trí quan trọng, là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, quyết định chất lượng của sản phẩm.
Phó giám đốc thị trường phụ trách các vấn đề có liên quan đến thị trường, bao gồm việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, marketting, các quan hệ đối ngoại, đồng thời đảm nhận những vấn đề về vật tư cho sản xuất. Ngành đời sống và trường mẫu giáo mầm non thuộc lĩnh vực này hiện tại chỉ là sự phân công trách nhiệm quản lý chứ không có ý nghĩa về sự hợp lý trong hoạt động sản xuất chính của công ty. Bộ phận này bao gồm có phòng thị trường, phòng y tế, phòng vật tư, ngành đời sống và trường mẫu giáo mầm non nơi chăm sóc dạy dỗ con em của cán bộ công nhân viên của công ty.
Phó giám đốc kĩ thuật phụ trách chỉ đạo các vấn đề về kĩ thuật, thiết kế, kiểm tra sản phẩm , đầu tư xây dựng, cơ đIện vả năng lượng. Đây là nơi mà kết quả hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản phẩm. Bộ phận bao gồm 6 phòng là phòng kĩ thuật, phòng luyện kim, phòng cơ năng, phòng KCS, phòng an toàn và phòng đầu tư xây dựng.
Công ty còn có một chi nhánh đại diện ở Hà Nội . Chi nhánh đại diện có nhiệm vụ quan hệ giao dịch, làm cầu nối cho các hoạt động : thị trường, maketing, vật tư và một số hoạt động khác.
Phòng kế toán tài chính của công ty thực hiện việc hạch toán, kế toán, phụ trách các vấn đề về tài chính của công ty. Đây là một trong những bộ phận quan trọng, chủ chốt của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả.
Ngoài ra công ty còn có những bộ phận không thể thiếu đó là phòng tổ chức lao động, phòng bảo vệ, phòng thanh tra, kiểm tra, phòng an toàn…
Tất cả các phòng ban trên mặc dù đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nhưng lại có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Mọi hoạt động của phòng ban, bộ phận này đều ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của bộ phận khác. Chính vì vậy cần có sự điều hành và phối hợp chặt chẽ, hợp lí giữa các bộ phận để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Do yêu cầu của đề cương thực tập, và chuyên ngành đào tạo, sau đây người viết báo cáo trình bày sâu hơn về công tác tổ chức lao động, công tác đào tạo và công tác quản trị tiền lương của công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm phả:
2.Phòng tổ chức lao động của công ty.
2.1 Sơ đồ tổ chức của phòng.
Trưởng phòng
Phó phòng
Phó phòng
Định mức
Nhân lực
Đào tạo
Chế độ, chính sách
Tiền lương
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động.
ãChức năng:
Tham mưu cho giám đốc các vấn đề sau:
Tuyển dụng, đào tạo sắp xếp quản lý nguồn nhân lực tong toàn công ty.
Xây dựng định mức lao động, quản trị quỹ lương trong toàn công ty.
Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động đang làm việc, giải quyết các thủ tục cho người lao động đã đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
ãNhiệm vụ chung
Về công tác cán bộ
Tổ chức việc lập và quản lý chặt chẽ hồ sơ lý lịch của cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ hành chính sự nghiệp. Thường xuyên tiến hành bổ sung và bảo đảm tính chính xác của các hồ sơ lý lịch đó.
Theo dõi và nắm vững chất lượng của cán bộ về tất cả các mặt chính trị tư tưởng, năng lực, đạo đức để đề xuất với lãnh đạo công ty sử dụng hợp lý lực lượng cán bộ này.
Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của sản xuất.
Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về nhu cầu cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Xây dựng cán bộ kế cận ngắn hạn và dài hạn cho công ty.
Nghiên cứu và đề xuất với giám đốc những biện pháp giải quyết các yêu cầu về thuyên chuyển, cho thôi việc, cho nghỉ hưu, về mất sức đối với cán bộ cho hợp tình hợp lí và đúng chính sách, chế độ.
Phân tích các nguyên nhân làm biến đổi đội ngũ cán bộ, đề xuất với giám đốc những biện pháp cụ thể để khắc phục sự biến động này.
Thống kê theo dõi việc nâng lương của cán bộ công nhân viên. Tổ chức việc xét duyệt nâng lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách chế độ và hợp tình hợp lý.
Về công tác tổ chức cán bộ
Bố trí, điều phối lực lượng lao động giữa các đơn vị trong công ty đảm bảo cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất với sức lao động, xử lý hợp lý nhất nghề nghiệp, sức khoẻ, tuổi đời, giới tính của người công nhân.
Cùng các đơn vị tổ chức ca làm việc, nơi làm việc sao cho có sự thống nhất, đồng bộ giữa các khâu trong dây chuyền sản xuất.
Tham gia tổ chức các loại tổ sản xuất đảm bảo gọn và phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý tổ sản xuất trong từng thời kỳ.
Quản lý và nắm vững đội ngũ công nhân, cán bộ kĩ thuật, xác định tỉ lệ hợp lý giữa lao động chính, lao động phục vụ, phụ trợ.
Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp tổ chức sản xuất mới, thường xuyên và định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tổ chức, lao động phổ biến những điển hình tốt và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp.
Chuẩn bị cho giám đốc công ty ban hành các quyết định thành lập tổ chức mới, giải thể những tổ chức cũ xét thấy không còn phù hợp hoặc cải tiến những tổ chức cũ cho phù hợp vời yêu cầu nhiệm vụ mới.
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức bộ máy, chế độ chức trách công tác đã được quy định, xúc tiến việc điều chỉnh, sắp xếp, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Về công tác kế hoạch
Hàng năm vào cuối quý III căn cứ vào tình hình thực tế đã thực hiện nhu cầu nhân lực cho năm kế hoạch SXKD tới phòng tổ chức lao động phải xây dựng các kề hoạch sau:
-Kế hoạch lao động và tiền lương.
-Kế hoạch quản trị quỹ lương.
-Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc, cập nhật kiến thức cho cán bộ công nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ.
-Kế hoạch về chính sách, chế độ đối với nghười lao động.
Hàng quý chủ động xây dựng các kế hoạch cụ thể từng thời gian theo quy định, theo chức năng nhiệm vụ, kế hoạch năng suất lao động, kế hoạch lao động tiền lương, kề hoạch sử dụng thời gian lao động hiệu quả phải được quan tâm.
Tất cả các kế hoạch dài hạn từ 3 đến 5 năm cho đến kế hoạch quý sau khi được duyệt phải nhanh chóng đăng kí với các cơ quan kiểm soát và với các bộ phận có liên quan để tổ chức thực hiện.
Về công tác định mức
Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất, căn cứ vào tài liệu định mức sản phẩm và điều kiện cụ thể của từng nội dung công việc để xây dựng định mức.
Cùng với các đơn vị sản xuất và các bộ phận điều hành sản xuất tổ chức áp dụng các mức vào sản xuất.
Thống kê theo dõi tình hình thực hiện định mức lao động, phân tích những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc đạt, vượt, và không thực hiện được định mức để đề ra các biện pháp đIều chỉnh và sửa đổi. Nghiên cứu các phương pháp định mức tiên tiến, khoa học phổ biến và áp dụng trong công ty.
Về công tác tiền lương, tiền thưởng
Căn cứ vào loại sản phẩm, căn cứ vào tình hình tổ chức sản xuất cụ thể của các đơn vị trong công ty để áp dụng các hình thức trả lương, trả thưởng đảm bảo việc tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương.
Xây dựng các phương án, quy chế giao khoán quỹ lương cho các đơn vị sản xuất, quản lý điều hành trên cơ sở chính sách của Nhà nước, các quy định, hướng dẫn của tổng công ty và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Lập các báo cáo thường kỳ và đột xuất theo quy định về công tác tổ hức cán bộ, lao động tiền lương gửi lên cấp trên đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
ãNhiệm vụ của các nhân viên trong phòng
Lao động tiền lương:
Hàng tháng phải lập báo cáo lao động trong danh sách của toán Công ty và của các phân xưởng.
Hàng ngày kiểm tra, lập báo cáo sủ dụng thời gian lao động của Công ty.
Căn cứ vào báo cáo thực hiện kế hoạch hàng tháng của Công ty có kế hoạch tiền lương từng kì trong tháng, căn cứ theo mưc độ hoàn thành kế hoạch của các phân xưởng tiến hành giao, duyệt lương cho các phân xưởng.
Tính toán các khoản tiền thưởng theo quỹ lương, thưởng từ lợi nhuận, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu để phân chia cho các bộ phận giúp Giám đốc quản lý sử dụng tiền thưởng bảo đảm đúng chế độ.
Định mức viên:
Xây dựng các định mức lao động phù hợp với công nghệ và các điều kiện thực tế sản xuất.
Tiến hành chỉnh lí và ban hành các định mức đã được Bộ, Tổng Công ty và các phòng hữu quan của Công ty biên soạn.
Theo dõi việc thực hiện các định mức lao động ở các phân xưởng kịp thời chỉnh lý các định mức chưa hợp lý.
Lập các báo cáo về định mức lao động gửi cho Giám đốc và cấp trên.
Cán bộ nhân viên theo dõi về chế độ:
Nghiên cứu các chế độ chính sách của nhà nước, các quy định ,quy chế của các cơ quan quản lý cấp trên, của công ty. . .
Theo dõi thông kê việc: nghỉ tự túc,nghỉ phép, bỏ việc, chuyên đổi…
Xét duyệt các chế độ bồi dưỡng hiện vật cho các nghề độc hại, các công việc nặng nhọc theo quy định của Nhà nước. Hàng năm lập kế hoạch về bồi dưỡng hiện vật .
Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động của Công ty.
Làm các thủ tục về trợ cấp khó khăn, nghỉ hưu, nghỉ mất sức cho cán bộ công nhân viên.
Duyệt các bảng công của bộ phận gián tiếp toàn Công ty.
Cán bộ theo dõi về nhân lực, quản lý hồ sơ, khen thưởng kỉ luật:
Hàng quý làm báo cáo chi tiết về số lượng và chất lượng của công nhân kĩ thuật theo ngành nghề.
Quản lý hồ sơ lí lịch của công nhân, cập nhật các quyết định điều động nội, ngoại Công ty.
Theo dõi tình hình sử dụng lao động tại các đơn vị và đề xuất với lãnh đạo các đơn vị về dự kiến điều động hoặc đào tạo, bổ sung lực lượng lao động cho các đơn vị.
Lập các kế hoạch về nhu cầu lao động cân đối với nhiệm vụ sản xuất đã được duyệt cho các phân xưởng và toàn Công ty.
Thống kê theo dõi việc nâng lương của cán bộ công nhân viên. Tổ chức việc xét duyệt nâng lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách, chế độ và hợp tình, hợp lý.
Tập hợp hồ sơ các vụ vi phạm kỉ luật lao động để kịp thời trình duyệt và tổ chức họp hội đồng sử lý.
Công tác đào tạo:
Trên cơ sở của công tác quy hoạch cán bộ, các dự án ngắn, trung và dài hạn của Công ty để xây dựng đề án, kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, cập nhật kiến thức, bổ túc nâng cao trình độ lý thuyết và tay nghề cho các đối tượng lao động nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao cho sản xuất.
Phần II. Thực trạng sản xuất của công ty cơ khí Trung tâm Cẩm Phả trong giai đoạn hiện nay.
I.Tình hình sử dụng và và phát huy năng lực hiện có của công ty.
1.Kết quả của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công ty.
1.1Về sản xuất
Khi Đảng và nhà nước chủ trương chuyển toàn bộ nền kinh tế từ cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cũng là lúc ngành than và ngành cơ khí mỏ ( lúc này công ty cơ khí Trung tâm Cẩm Phả trực thuộc tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ ) gặp khó khăn chưa thể giải quyết ngay được. Để củng cố và ổn định được sản xuất, công ty đã chủ động tổ chức lại sản xuất như thiết lập dây chuyền sản xuất mới, điều chỉnh lại cơ cấu mặt hàng, mở rộng mặt hàng và thị trường tiêu thụ…nhằm nhanh chóng ổn định được sản xuất trước sự hẫng hụt đáng kể của mặt hàng truyền thống. Mặt khác khai thác có hiệu quả năng lực cơ sở vật chất hiện có. Với hướng đó trong những năm đó công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên nhiều lĩnh vực sản xuất trong cơ chế thị trường mới lạ. Những công trình công ty đã tham gia thực hiện trong những năm qua là một đóng góp không nhỏ phục vụ kịp thời những yêu cầu bức bách của nền kinh tế đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Cụ thể:
ãSản lượng sản phẩm phục vụ ngành than hàng năm đã dần được cải thiện và tăng lên với con số bình quân chiếm 50-55% tổng doanh thu hàng năm của công ty. Bao gồm các công việc:
Sửa chữa lớn thiết bị các loại: xe gạt, máy xúc, máy khoan, thiết bị sàng tuyển và các thiết bị khác.
Chế tạo mới, phục hồi thiết bị, phụ tùng các loại phục vụ các mỏ.
Tuy nhiên để bình ổn công ăn việc làm của công ty, sản lượng sản phẩm phục vụ ngành than cần phải được thu hút vào công ty với số lượng tăng gấp đôi so với số bình quân hiện tại.
ãSản lượng các sản phẩm phục vụ cho ngành điện:
Công ty có dây chuyền chế tạo các loại dây nhôm trần dẫn điện ( từA, AC16 tới AC300 ) với công suất 1000 tấn/năm, tuy nhiên những năm thực hiện cao nhất mới chỉ đạt khoảng 400 tấn/năm.
Để đáp ứngcho việc cung cấp các loại cột điện thép mạ nhũng kẽm nóng cho việc xây dựng mới và cải tạo lưới điện quốc gia, công ty đã đầu tư thiết kế và xây dựng dây chuyền chế tạo hoàn chỉnh cột đIện thép mạ kẽm với công suất 5000 tấn cột điện/năm. Trong các năm từ 1990 đến 1996 dây chuyền này đã sản xuất được gần 10000 tấn cột điện các loại 110kv, 220kv, 500kv, trong đó có 2000 tấn cột điện 500kv phục vụ kịp thời cho công trình đường dây 500kv Bắc-Nam được chính phủ cấp bằng khen. Ngoài ra công ty cũng tham gia chế tạo những cột điện vượt biển lớn nhất có chiều cao tới 140 mét và trọng lượng 150 tấn/cột cho đường dây Cát Bà-Cát Hải
Công ty đã tham gia chế tạo các loại ống thép chịu áp lực cho các công trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ, Vĩnh Sơn, Yali với tổng khối lượng sản phẩm là 3000 tấn ống.
Dây chuyền chế tạo vỏ máy biến thế các loại với công suất 1000 vỏ/năm trong các năm từ 1990-1996 đã hoạt động có hiệu quả cung cấp kịp thời các bán thành phẩm cho công ty Chế Tạo Thiết Bị Điện Mỏ ( hiện nay do nhu cầu sản phẩm này bị thu hẹp nên dây chuyền đã được chuyển sang sản xuất các thiết bị kết cấu thép khác).
Ngoài các sản phẩm chế tạo hàng loạt phục vụ ngành điện kể trên, công ty còn đảm nhận việc chế tạo phụ tùng thay thế, sửa chữa và phục hồi các loại phụ tùng thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa duy tu các nhà máy điện : Thuỷ điện Sông Đà, nhiệt điện Ninh Bình, Phả Lại, Uông Bí. Việc mở rộng các sản phẩm ngành điện dã góp phần đáng kể tháo gỡ khó khăn và việc làm cho công ty, năm cao nhất sản lượng các sản phẩm phục vụ ngành điện chiếm tới trên 70% giá trị doanh thu của công ty.
ãSản phẩm phục vụ các ngành khác:
Công ty đã đầu tư xây dựng từ rất sớm dây chuyền sản xuất cán kéo thép xây dựng các loại ( thép tròn, thép vằn, thép góc, thép định hình) với công suất 7000 tấn sản phẩm/năm nhưng do thiếu vốn nhập phôi nên hàng năm chỉ đạt 1000 tấn chủ yếu bằng phôi do công ty tự đúc. Gần đây công ty đã thực hiện liên kết với một đơn vị bạn sản xuất các loại thép xây dựng bằng nguồn phôi do phía đối tác cấp với sản lượng 400 tấn/tháng vì thế dây chuyền được khai thác hiệu quả hơn.
Ngoài việc tiếp cận các nhu cầu phục vụ của các nhà máy xi măng Trung ương cũng như các địa phương trong việc cung cấp các phụ tùng, thiết bị, chế tạo sửa chữa cho việc duy tu sửa chữa thường xuyên, định kì của các nhà máynày (Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên I, Hà Tiên II, La Hiên, Vạn Chánh, Quảng Ninh…). Công ty đã tham gia vào chương trình chế tạo các loại thiết bị xi măng lò đứng thay vì nhập khẩu tràn lan của Trung Quốc ( từ năm 1994 đến năm 1998 công ty đã chế tạo 8 hệ thống thiết bị xi măng lò đứng với các loại máy nghiền xi măng công suất 5,5 tấn/h, 9 tấn/h, 15 tấn/h được khách hàng đánh giá cao).
Chế tạo lắp đặt hoàn chỉnh toàn bộ thiết bị nhà sàng than Uông thượng (trên 1000 tấn phụ tùng thiết bị) với công suất 1 triệu tấn/năm do Inđônêxia đầu tư.
Chế tạo các loại thiết bị cho các nhà máy đường Tây Ninh, Biên Hoà, Kiên Giang, Đà Nẵng bao gồm các loại: máy sấy, máy kết tinh, máy gồm đường, bình bay hơi, bình chân không.
Để tăng việc làm cho người lao động, sử dụng tốt hơn diện tích nhà xưởng và thiết bị hiện có qua nghiên cứu thị truờng và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn Quảng Ninh, công ty dã mạnh dạn đầu tư xây dựng một xưởng sản xuất bê tông đúc sẵn các loại (trong đó đặc biệt là các loại ống bê tông li tâm chịu áp lực cao). Tới nay dây chuyền này đang hoạt động rất có hiệu quả, ngoài việc cung cấp gần như toàn bộ các cấu kiện bê tông đúc sẵn cho việc cải tạo và nâng cấp quốc lộ 18, công ty đã cung cấp cho nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm này trong việc cải tạo nâng cấp hạ tầng ở các mỏ và các địa phương khác trong tỉnh.
Từ năm 2001, công ty Cơ khí trung tâm trực thuộc nghành Than quản lý, đã có điều kiện thuận lợi hơn về khả năng tài chính, về thị trường trong nghành than . . .cùng với sự ra đời một số cơ chế mới của nhà nước. Công ty đã mạnh dạn đổi mới cách tổ chức sản xuất, đổi mới việc sử dụng nguồn lực lao động hiện có. Đồng thời tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến tổ chức công tác thị trường . . . vì vậy sản xuất kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Bảng 1: Giá trị doanh thu trong 3 năm qua
Năm
Doanh thu(tỷ đồng)
2001
36.455
2002
66.2
2003
100
Bảng 2: Mức tăng doanh thu qua các năm
Năm
Tỉ lệ tăng (%)
2001
20,3
2002
81,6
2003
51,1
Bảng 3:Mức tăng doanh thu so với chỉ tiêu, kế hoạch
Năm
Tỉ lệ tăng doanh thu (%)
2001
21,2
2002
32.4
2003
24
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm
Năm
Thu nhập bình quân (đ/người)
2001
600000
2002
900000
2003
950000
4 bảng trên cho thấy trong 3 năm qua công ty có tốc độ tăng trưởng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả này đó là do công ty sát nhập vào ngành than, được công ty than tạo mọi điều kiện ưu đãI như cho vay vốn, ưu tiên các đơn hàng cho công ty sản xuất…Năm 2002 là năm công ty có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Đến năm 2003 công ty đã thoát khỏi khó khăn và ddi váo sản xuất ổn định.
Tóm lại với khả năng hiện có về con người, về cơ sở vật chất và các kiến thức, kinh nghiệm đã được tích luỹ trong nhiều năm, đặc biệt từ khi Đảng và nhà nước chủ trương công cuộc đổi mới chuyển toàn bộ nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, công ty đã khẳng định được mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2 Về lao động.
Những năm trước 2000 sản xuất của Công ty gặp nhiều khó khăn, đời sống của người lao động không được đảm bảo,số lao động có chất lượng cao giảm đi, số lao động phục vụ và phụ trợ đông, xử lý đối tượng này còn gặp nhiều vướng mắc.
Số lao động hiện có của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả tại thời điểm 22/9/2003:
Tổng số: 1398 người (nữ là 496 người, chiếm 35.4%)
Trong đó:
Số công nhân kĩ thuật: 1180 người (thiếu 188 người).
Số cán bộ kĩ thuật: 145 người.
Nhân viênphục vụ, phụ trợ, quản lí: 78
ãVề đội ngũ cán bộ kĩ thuật:
Trình độ chuyên môn được đào tạo hệ chính quy: nếu năm 1989 là 80% trên tổng số cán bộ kĩ thuật đến năm 2001 chỉ là 40%.
Số cán bộ kĩ thuật đào tạo tại chức đã chiếm tới 60%, chất lượng đào tạo tại chức còn hạn chế vì vậy năng lực giải quyết công việc kĩ thuật trong sản xuất kém hiệu quả .
ãVề đội ngũ công nhân kĩ thuật:
Những năm trước do thiếu việc làm, đời sông của công nhân khó khăn, số công nhân có tay nghề thấp thường bị nghỉ việc, số công nhân có tay nghề khá được thu hút đến nơi có thu nhập cao và ổn định. Bình quân bậc thợ của công ty thấp (4,3/7 năm 2001). Trong những năm qua thiết bị khai thác và vận tải gồm các loại máy khoan, xúc, gạt, ôtô được chế tạo tại các nước Nhật, Hàn Quốc nhập vào thị trường Mỏ chiếm tỉ trọng khá cao. Lực lượng lao động kĩ thuật của Công ty do kiến thức đào tạo ban đầu ít phù hợp với các loại thiết bị này, do vậy bị hạn chế nhiều trong việc kĩ thuật và tổ chức chế tạo phụ tùng, sửa chữa và hiệu chỉnh. Mặt khác những tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm cho công cụ sản xuất được cải tiến không ngừng, các thiết bị được hiện đại hoá băng lắp đặt các hệ thống tự động, điều khiển, lập trình…Lực lượng lao động kĩ thuật cần phải được nâng cao thường xuyên dưới nhiều hình thức: Hội thảo, đào tạo lại, nâng cao thì mới đáp ứng được cho sản xuất.
Sự biến động lao động:
Với tốc độ sản xuất như hiện nay, thì công ty có chủ trương tăng lượng công nhân kĩ thuật và cán bộ kĩ thuật đồng thời giảm lượng lao động phục vụ và phu trợ. Để thực hiện được đIũu này công ty đã tổ choc đào tạo số công nhân kĩ thuật bằng cách cho con em của cán bộ công nhân viên trong nhà máy di học tại các trường dạy nghề sau đó nhận vào nhà máy làm việc.
Mặc dù công ty muốn giảm bộ phận gián tiếp, lao động phục vụ, phụ trợ nhưng số lao động gián tiếp thực tế vẫn tăng lên hàng năm do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thực hiện nghị định 63/2001/CT-TTg ngày 14/9/2001 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả đã tiến hành sắp xếp lại lao động trong tiến trình chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty đã xác định số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh tại thời điểm sắp xếp lại là 1343 người trong đó nữ 460 người (chiếm 34.2%).
Số lao động không có nhu cầu sử dụng là 55 người, trong đó nữ 36 người (chiếm 65.4%).
Nghị định 41/2002/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ra đời đã được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh.
Công ty đã xác định số lao động thực hiện theo nghị định 41/2002/NĐ-CP là 53 người trong đó:
Hưu trí: 9 người.
Thôi việc: 11 người.
Chấm dứt hợp đồng lao động, hưởng bảo lưu thời gian và chờ hưu: 33 người.
Số lao động thực hiện theo Bộ luật lao động là 2 người.
2.Những mặt hạn chế của công ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả vẫn còn rất nhiều hạn chế đòi hỏi cần có sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
Trong giai đoạn khó khăn, nhiều công nhân có trình độ tay nghề cao đã chuyển sang các cơ sở khác để có thu nhập cao hơn. Do vậy khi sát nhập vào ngành than, có nhiều việc làm, do đó lực lượng lao động chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Hạn chế thứ hai đó là do thiếu vốn để nhập nguyên liệu nên thực sự chưa phát huy tối đa công suất thực có của công ty. Đây là một sự lãng phí ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC497.doc