Bí mật đời tư – vấn đề lí luận & thực tiễn

Đề tài: Bí mật đời tư – vấn đề lí luận và thực tiễn KẾT CẤU BÀI VIẾT 1. PHẦN MỞ ĐẦU 2. NỘI DUNG A. PHẦN LÝ LUẬN I. Khái niệm “ Bí mật đời tư” II. Quyền đối với bí mật đời tư III. Một số quy định về “ Bí mật đời tư” của các quốc gia trên thế giới. B. THỰC TẾ I. Hiểu thế nào về “bí mật đời tư” liên quan đến tác nghiệp báo chí. II. Các vụ việc liên quan đến “ Bí mật đời tư”. 3. KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bí mật đời tư – vấn đề lí luận & thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. Đó là các quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, uy tín, nhân phẩm … Pháp luật đang ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ quyền nhân thân mà đặc biệt là trong lĩnh vực hình ảnh cá nhân, bí mật đời tư cá nhân … Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người, bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút danh …Khi nói đến quyền nhân thân người ta thường quan tâm đến những quyền cụ thể như quyền đối với họ, tên ; quyền đối với hình ảnh của mình ; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ; quyền được bảo vệ bí mật đời tư … Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, quyền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với các biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả. Ví dụ: ở nước ta, trước đây các quyền nhân thân được pháp luật quy định chưa nhiều, trong cuộc sống thường ngày, tên họ, hình ảnh, đời tư của cá nhân công dân dễ bị bêu riếu trên mặt báo với nhiều động cơ khác nhau ; người bị xúc phạm dù chịu rất nhiều khó khăn, khổ sở, nhục nhã mà không biết làm cách nào để tự vệ, buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xúc phạm đến bản thân mình, gia đình mình. Thường thì người xâm phạm chỉ bị đền bù tượng trưng bằng cách xin lỗi chứ không có biện pháp nào đền bù thoả đáng về vật chất và tinh thần cho người đó. Gần 10 năm nay, cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra đời của bộ luật dân sự (có hiệu lực từ ngày 01. 07. 1996), nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước long trọng công nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ. Cụ thể như vấn đề họ tên, hình ảnh, bí mật đời tư, uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã được pháp luật quy định ở nhiều văn bản, nhiều ngành luật khác nhau. Nhiều vụ án đã được Toà án thụ lí xét xử, buộc người vi phạm dù là cá nhân hay tổ choc, dù là tư nhân hay Nhà nước đều phải có nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường bằng tiền cho người bị xâm phạm. Từ các cơ quan Nhà nước tiến hành tố tụng gây oan sai, từ báo chí thông tin sai sự thật, xuyên toạc, vu khống ; từ việc cá nhân tổ choc đạo văn, ăn cắp nhạc, xâm phạm bản quyền ; từ việc tự ý sử dụng họ tên hay hình ảnh của công dân trên các mẫu quảng cáo, in lịch mà không hỏi ý kiến hoặc không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của họ (nếu họ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự). Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của công dân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó mà kể cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí là có lợi cho họ, nhưng về nguyên tắc hễ không có sự đồng ý của người đó thì bị coi là vi phạm. Hiện nay pháp luật đã quy định các biện pháp để bảo vệ và khôi phục các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm nhân thân của người khác thì dù cố ý hay vô ý thì đều phải có nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai; nếu xâ phạm danh dự nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường bằng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bi xâm phạm. Nếu chỉ xâm phạm đanh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại tinh thần tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu (do Chính phủ quy định trong tong thời kỳ, hiện nay là 290. 000 đồng /tháng). Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại tính mạng, người bị xúc phạm lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tự tử … thì riêng mức bồi thường thiệt hại tinh thần có thể đến tối đa 60 tháng lương tối thiểu. Đó là trách nhiệm pháp lí giữa người với người – giữa người vi phạm với người bị xâm phạm ; còn đối với xã hội nói chung thì Nhà nước đại diện cho xã hội sẽ xử phạt họ. Việc xâm phạm nhân thân của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu ở mức độ thấp, tính nguy hiểm chưa đáng kể thì có thể bị Nhà nước xử lý hành chính ; nếu nguy hiểm ở mức độ đáng kể thì người thực hiện hành vi ấy có thể bị xử lý hình sự. Nói tóm lại, quyền nhân thân của con người đã được pháp luật quan tâm ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ở một vài lĩnh vực thì vẫn chưa được quy định một cách thích đáng, còn nhiều bất cập. Do tầm hiểu biết và phạm vi tài liệu còn hạn chế nên bài viết này chỉ tìm hiểu tới một khía cạnh nhỏ của quyền nhân thân - đề tài: “ Bí mật đời tư - vấn đề lí luận và thực tiễn. ” NỘI DUNG A. PHẦN LÝ LUẬN I. Khái niệm “bí mật đời tư” Hiện nay Bộ luật dân sự nước ta đã có những quy định về quyền bảo vệ đối với bí mật đời tư. Theo đó, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý, trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Quy định là vậy nhưng xem ra để xác định thế nào là “đời tư” và “bí mật đời tư” thì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định rõ ràng về phạm vi khái niệm “Bí mật đời tư”, đồng thời cũng chưa có văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm “bí mật đời tư” rõ ràng. Khái niệm “ Bí mật đời tư” là cụm từ Hán – Việt, có nguồn gốc chữ Hán và được Việt hoá. Do đó, có thể hiểu “bí mật” là những chuyện kín đáo, chuyện muốn che giấu, không cho ai biết. “Tư” có nghĩa là riêng, việc riêng, của riêng. Như vậy “bí mật đời tư”là chuyện thầm kín của một cá nhân nào đó. Theo Tiến sĩ Lê Thu Hà (Học Viện Tư Pháp), hiện nay Việt Nam chưa có định nghĩa về bí mật đời tư: “Theo chúng tôi, có thể hiểu “bí mật” là những gì chưa được tiết lộ, chỉ một hoặc một số người nào đó biết, còn “đời tư’ là những gì liên quan đến sinh hoạt riêng tư của cá nhân nào đó mà người đó không muốn nhiều người biết (tặng bồ tiền, ngoại tình, tình trạng hôn nhân, sự dịch chuyển tài sản, di chúc thừa kế hoặc đơn giản là ai hay lui tới nhà …). Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ trước tới nay, chúng tôi cũng nhận thấy, chưa có bất kỳ một quy định nào “giải thích” thế nào là bí mật đời tư và danh mục bí mật đời tư. Theo chúng tôi, “bí mật đời tư” là những thông tin mà chỉ cá nhân người đó hoặc một số người thân thích biết được về cuộc sống riêng của mình mà họ không muốn tiết lộ cho nhiều người. ” Tiến sĩ Lê Thu Hà cho rằng tất cả những điều về cá nhân người đó như nhân thân, tài sản, kể cả tài sản riêng tư mà người đó có được do hoạt động hợp pháp, pháp luật không bắt buộc họ phải công khai thì đó được xác định là bí mật đời tư của họ. Theo quan điểm của một số người làm công tác pháp luật, bí mật đời tư có thể hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, những người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài với bất kì ai. “Bí mật đời tư” có thể được hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. VD: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín. v. v. . II. Quyền đối với “Bí mật đời tư” Theo điều 24 Bộ luật dân sự thì, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vẫn theo Bộ luật dân sự thì, quyền về nhân thân bao gồm: quyền đối với họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền khai sinh, khai tử, quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm … Trong đó, quyền về bí mật đời tư cũng là một quyền về nhân thân. Xin đơn cử một ví dụ: quyền về hình ảnh rõ ràng là quyền của nhân thân, tuy nhiên chỉ những hình ảnh “nóng” ghi lại sinh hoạt riêng tư của cá nhân bị người khác “trưng” ra cho công chúng thì mới bị coi là xâm phạm bí mật đời tư… Cũng có trường hợp Bộ luật dân sự quy định một cách rõ ràng, chẳng hạn như bí mật thư tín, điện tín. Chẳng hạn như nếu vợ (hoặc chồng) vì ghen tuông mà nghe lén, ghi âm điện thoại, điện báo, đọc tin nhắn của người bạn đời mình cũng được coi là hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu như vì vợ (hoặc chồng) nói quá to mà người bên cạnh nghe được thì khó có thể coi là xâm phạm … Theo thông tư số 09/2005/TT - BCA ngày 05. 09. 2005: “Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ - CP ngày 18. 03. 2005 của chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”, nơi công cộng là các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hoá, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ choc chính trị - xã hội hoặc tại những nơi được trưng dụng để phục vụ cho nhiều người: trong một thời gian nhất định ( nơi tổ chức hội chợ, triển lãm …) hoặc khu thể thao (sân bóng, sân quần vợt, chợ nổi …) Như vậy những gì cá nhân phô diễn ra nơi công cộng thì không còn gọi là bí mật đời tư nữa và những gì cá nhân khác có quyền về nơi công cộng ấy bình đẳng như nhau. Ví dụ: hình ảnh một cá nhân nào đó ( chop tại nhà hay studio) muốn đăng báo, phát hành phải xin phép cá nhân đó. Nhưng nếu ai đó đang tham gia phiên toà, chop hình chung nhiều người (bị cáo, nguyên đơn, bị đơn, hội đồng xét xử, người dự khán … ) thì những hình ảnh đấy không còn bí mật đời tư nữa mà là hình ảnh về sinh hoạt cộng đồng, tác giả bức ảnh đấy có quyền sử dụng mà không cần phải xin phép những người có mặt trong ảnh. Tương tự, hôn nhân và gia đình là chuyện riêng tư của cá nhân với nhau, nhưng đã đem những chuyện riêng tư ấy trình bày trước phiên toà công khai thì những lời ấy không còn là bí mật đời tư nữa, và nó đã được chính những người trong cuộc tự nguyện công khai hoá cho nên, không có cái bí mật đời tư “chung chung” mà bí mật đời tư phải được cụ thể trong từng trường hợp rõ ràng. Công dân muốn pháp luật bảo vệ quyền về bí mật đời tư thì công dân đó phải có nghĩa vụ chứng minh bí mật đó thuộc về cá nhân người đó mag chưa từng công bố, công khai ở nơi công cộng. Pháp luật Việt Nam đã quy định một số quyền đối với bí mật đời tư: - Hiến pháp năm 1946, Điều 11: Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ, giam cầm công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật. - Hiến pháp năm 1959, điều 28: Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm, thư tín được gĩư bí mật. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do cư trú và đi lại. - Hiến pháp năm 1980, Điều 70, 71: Điều 70: Công dân có quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Điều 71: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật. Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm. Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật. - Hiến pháp năm 1992, Điều 73: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành hoặc do pháp luật quy định. - Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 34: 1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc nhân thân người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phai được thực hiện theo quy định của pháp luậ. - Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 38 “ Quyền về bí mật đời tư”: 1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc nhân thân người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. III. Quy định về “Quyền đối với bí mật đời tư” của một số quốc gia trên thế giới 1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: “Quyền lợi của các công dân được đảm bảo về bản thân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và tịch thu vô lý, sẽ không bị xâm phạm và sẽ không bị trát khám nhà nào được cấp nếu không phải là có lí do chắc chắn, căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận, cần nhất trát đó phỉa tả rõ nơI và chốn phải khám xét và chỉ rõ người hay vật phải bắt giữ. ” (Điều 4 - Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). 2. Nhật Bản: “Nhà ở, thư từ và các đồ vật đều được đảm bảo chống lại sự khám xét, tìm tòi và tịch thu, trừ có trát của toà án trình bày lý do, ghi chỗ khám xét, đồ vật có thể bị tịch thu theo điều kiện trong khoản 33. Mọi sự khám xét và tịch thu phải do lệnh của thẩm phán lí trát riêng biệt. ” (Điều 35 - Hiến pháp Nhật Bản). 3. Trung Quốc: “Công dân có quyền được tự do về ngôn luận, thư tín, báo chí, hội họp, tuần hành, biểu tình, tự do bãi công, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng và tuyên truyền chủ nghĩa vô thần. Tự do cá nhân của công dân và nhà ở của họ là bất khả xâm phạm. Không một công dân nào có thể bị bắt nếu không có quyết định của toà án, chứng nhận hoặc phê chuẩn của một cơ quan an ninh”. (Điều 28 - Hiến pháp CHND Trung Hoa). 4. Thuỵ Điển: “Mọi công dân được bảo vệ chống lại mọi biện pháp do một nhà chức trách thực hiện đối với họ thuộc loại khám xét người hoặc một sự xâm phạm cưỡng bức đối với thân thể thuộc loại khám xét, mọi việc xen vào những quan hệ tôn giáo hoặc thư tín, điện tín hoặc nghe điện bí mật”. (Điều 3 - Hiến pháp Thuỵ Điển). 5. Pháp: “Mỗi người có quyền được tôn trọng đời tư của mình. Thẩm phán có thể ngoài việc quyết định bồi thường thiệt hại, quyết định mọi biện pháp, như quyền trừ, kê biện và các biện pháp khác nằm ngăn chặn hoặc chấm dứt việc vi phạm đến sự sâu kín của đời tư, các biện pháp này trong trường hợp cấp bách có thể được quy định theo thủ tục cấp thẩm”. (Điều 9 - Luật Dân sự Pháp). Nhìn chung, quy định của các quốc gia khác về cơ bản cũng giống như Việt Nam đều khẳng định quyền đối với bí mật đời tư cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Bí mật đời tư của một người có mối quan hệ hữu cơ với danh dự, uy tín, nhân phẩm của người đó. Người có hành vi làm lộ bí mật đời tư của người khác bị coi là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân. Người có hành vi làm lộ bí mật đời tư của người khác phải chịu trách nhiệm dân sự, khi có đủ 4 điều kiện sau: Có hành vi làm lộ bí mật đời tư trái với ý chí của người có bí mật đời tư. Có hậu quả là sự giảm sút về uy tín, danh dự, nhân phẩm (có thể xác định được)của người có đời tư và làm cho những người khác hình dung sai về nhân phẩm, danh dự của người đó. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cố ý làm lộ bí mật đời tư của một người với những tổn hại về uy tín, nhân phẩm của người có đời tư. Người làm lộ bí mật đời tư của người khác có lỗi cố ý với hành vi làm lộ. B. THỰC TẾ XUNG QUANH VẤN ĐỀ VIỆC VI PHẠM “BÍ MẬT ĐỜI TƯ” Ở NƯỚC TA I. Hiểu thế nào về quyền đối với “ Bí mật đời tư” liên quan đến tác nghiệp báo chí Theo các chuyên gia pháp lý, hiện nay chưa có một danh mục nào liệt kê các bí mật đời tư cần được bảo vệ. Đây cũng là một khó khăn khiến Toà án lúng túng trong việc xác định phạm vi của luật bí mật đời tư. Chẳng hạn như: Luật báo chí cho phép theo dõi, đưa tin các phiên toà xét cử công khai, phóng viên N tác nghiệp tại một phiên toà xét xử ly hôn với nhiều tình tiết éo le. Phóng viên này đã thu thập những tư liệu đó viết bài đăng báo nhưng sau đó đã bị khởi kiện ra toà vì tội tiết lộ bí mật đời tư. Mặc dù phóng viên chỉ tường thuật lại những lời khai của đương sự tại phiên toà. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng những tình tiết liên quan đến đời sống vợ chồng hoàn toàn riêng tư, chỉ được công khai khi người đó đồng ý. Một số quan điểm khác lại cho rằng những gì cá nhân phô diễn ra ở nơi công cộng thì không còn là bí mật đời tư nữa và những cá nhân ấy có quyền về nơi công cộng bình đẳng như nhau. Ví dụ: hình ảnh một cá nhân nào đó (chụp tại nhà hay studio) muốn đăng báo, phát hình phải xin phép cá nhân đó. Nhưng nếu cá nhân đó đang tham gia phiên toà, hình chụp chung nhiều người (bị cáo, nguyên đơn, bị đơn, hội đồng xét xử, người dự khán …) thì hình ảnh ấy không còn là bí mật đời tư nữa mà là hình ảnh về sinh hoạt cộng đồng, tác giả bức ảnh ấy có quyền sử dụng mà không cần xin phép những người có mặt trong ảnh. Một trường hợp khác, luật quy định cá nhân có quyền về hình ảnh của mình. Tuy nhiên, luật cũng không quy định rõ là cá nhân sẽ thực hiện quyền này trong trường hợp nào ? Theo thông lệ, quyền về các hình ảnh cá nhân đó được hiểu là hình chụp chân dung, nhờ người khác chụp ảnh chân dung của mình, những hình ảnh sinh hoạt riêng tư như tắm, sinh hoạt vợ chồng … Nếu những hình ảnh đó diễn ra ở nơi công cộng thì việc chụp ảnh của các phóng viên là không xâm phạm quyền năng này. Một vấn đề nảy sinh trong trường hợp này, giả sử một cá nhân đang tham gia giao thông, phóng viên chụp riêng khuôn mặt người này, sau đó đưa lên báo chí thì có xâm phạm quyền về hình ảnh của cá nhân hay không? Hay như vừa qua, một số “cảnh nóng” của một đôi nam nữ đang tình tự trong công viên Thủ Lệ đã được ai đó lén chụp rồi tung lên mạng. Việc làm này có được coi là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hay không ? Xét một cách tổng thể thì do những quy định về quyền đối với bí mật đời tư còn chưa được quy định một cách cụ thể và rõ ràng nên vẫn đang còn rất nhiều điều băn khoăn xung quanh vấn đề này. II. Các vụ việc có liên quan đến việc xâm phạm quyền đối với bí mật đời tư Vụ việc thứ nhất: Báo điện tử VietNamNet có đưa tin: Chiều 20. 09. 2006, TAND Quận 3 đã tuyên báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc đã xâm phạm đời tư ông Trần Tiến Đức khi xất bản, phát hành cuốn ký sự pháp đình của nhà báo Thuỷ Cúc có bài viết “Tổ ấm” - đây là ký sự viết về phiên toà xét xử trong đó có tên của ông Đức đã được viết tắt là T. T. Đ. Vụ việc diễn ra như sau: Năm 1996, NXB Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc (tên thật là Trịnh Thị Hồng Thọ – phóng viên báo Tuổi Trẻ ) liên kết xuất bản cuốn “Ký sự pháp đình” trong đó có tác phẩm “Tổ ấm” viết về vụ ly hôn giữa vợ chồng ông Trần Tiến Đức ( ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận). Vụ ly hôn này được TAND quận Phú Nhuận xét xử ngày 15. 12. 1994. Sau gần 10 năm cuốn sách được phát hành, ông Đức đã khởi kiện NXB Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc ra toà, đòi bồi thường và xin lỗi ông do xâm phạm bí mật đời tư. Về phía nguyên đơn và bị đơn: Ông Đức cho rằng cuốn sách kể lại và bình luận về diễn biến phiên toà xét xử vụ ly hôn của vợ chồng ông lầcn thiệp phi pháp vào chuyện hôn nhân gia đình ông, xúc phạm bí mật đời tư. Từ đó, ông yêu cầu: NXB Trẻ và báo Tuổi Trẻ không được lưu hành và không được tái bản cuốn sách này, NXB Trẻ và báo Tuổi Tre liên đơibồi thường cho ông 10 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần (nhà báo Thuỷ Cúc bồi thường 3 triệu đồng, NXB Trẻ và báo Tuổi Trẻ mỗi đơn vị 3, 5 triệu đồng). Đại diện nhà báo Thuỷ Cúc tại phiên toà cho rằng: yêu cầu của nguyê đơn là vo lý không thể chấp nhận. Bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm “Ký sự pháp đình”, không nhằm bôi nhọ danh dự xâm phạm đời tư của ai. Mà đó là nhiệm vụ của người cầm bút với cái tâm trong sáng thể hiện những thông tin công khai tại phiên toà chứ không phải là bí mật đời tư. Thông qua một hiện tượng khách quan của cuộc sống, người viết báo gửi đến người đọc một thông điệp. bài viết không vi phạm thuần phong mỹ tục, điều cấm của luật. Người viết cũng đã cẩn trọng viết tắt tên nhhững người có liên quan. Đại diện báo Tuổi Trẻ trình bày: Báo Tuổi Trẻ không đăng bài báo này trên báo Tuổi Trẻ, cũng không liên quan đến NXB Trẻ phát hành ấn phẩm trên nên không liên quan gì đến việc xúc phạm ông Đức và yêu cầu được đưa ra khỏi vụ kiện. NXB Trẻ cũng không đồng ý đăng cải chính trên báo. Theo NXB Trẻ bí mật là những gì không đượ công khai. Những thông tin đã được công bố công khai tại phiên toà thì không còn được xem là bí mật đời tư nữa. Hơn nữa đây là bài ký sự nên tác giả có thể lồng ý kiến, quan điểm của cá nhân mình vào. Trong phần tranh luận, ông Đức cho rằng cuốn “Ký sự pháp đình” có bài viết “Tổ ấm” chính là ấn phẩm của báo Tuổi Trẻ vì trên trang bìa của cuốn sách có in logo của báo Tuổi Trẻ. Trong quyển sách cũng có ghi “NXB Trẻ và báo Tuổi Trẻ phối hợp”. Theo ông Đức đó là sự liên kết giữa 2 đơn vị này, nên cả 2 đơn vị phải liên đới bồi thường. Ông Đức cũng cho rằng, bài viết tắt tên nhưng lại đề cập đến công việc, còn về ông không phải là sự đề cao như phía bị đơn trình bày mà là để mọi người nhận ra ông. Thậm chí, bìa viết còn vẽ hình biếm hoạ 3 đưa con của ông - đó là sự xúc phạm. Hơn nữa nếu bài viết này còn tiếp tục được phát hành sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các con ông về sau. Về phía Toà án: Ngày 14. 09. 2006, TAND Quận 3 đã mở phiên toà sơ thẩm vụ kiện và ngày 20. 09. 2006 Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên buộc nhà báo Thuỷ Cúc, báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ, buộc 3 bị đơn này phải bồi thường cho ông Đưc 1, 75 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần (nhà báo Thuỷ Cúc 1 triệu đồng, NXB Trẻ 500 nghìn đồng và báo Tuổi Trẻ 250 nghìn đồng ). Toà án cũng tuyên NXB Trẻ không được lưu hành và không được tái bản cuốn “Ký sự pháp đình”của nhà báo Thuỷ Cúc có bài viết “Tổ ấm”. Sau khi bản án sơ thẩm đã tuyên, cả 3 đồng bị đơn đồng loạt kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm với lí do: Bản án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật. Hội đồng xét xử đã lạm quyền, tự sáng tác luật, pháp luật chưa có định nghĩa thế nào là bí mật đời tư, mặt khác những thông tin công khai tại toà không thể được xem là “bí mật”. Hơn nữa, tác phẩm “Tổ ấm” không đề cập đến tên tuổi cụ thể của ông Trần Tiến Đức … Tuy nhiên, theo Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, tác giả cuốn “Ký sự pháp đình”(Thuỷ Cúc) là người theo dõi toàn bộ diễn biến cuộc ly hôn giưa hai vợ chồng ông Đức và diễn biến phiên toà xét xử vụ ly hôn này nên hiểu rõ về cuộc sống riêng tư của gia đình này. Do vậy, việc miêu tả chi tiết diễn biến phiên toà và có những nhận xét, đánh giá về cuộc hôn nhân ấy là xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo hộ. Việc Toà án đưa ra xét xử công khai 1 vụ án là thẩm quyền của Toà đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, tiến trình tố tụng này không đồng nghĩa với việc công bố bí mật đời tư của những người liên quan. Do vậy, việc công khai chuyện riêng tư gia đình họ trên các phương tiện truyền thông khi chưa được sự chấp nhận của họ là vi phạm luật. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm: mặc dù pháp luật chưa có khái niệm về bí mật đời tư nhưng lại cho rằng việc hôn nhân bất thành phải đưa nhau ra toà là nỗi đau của các đương sự, là bí mật mà họ muốn giấu kín. Lẽ ra, muốn đưa vấn đề này ra công luận, người viết phải hư cấu để người đọc không biết đó là trường hợp của ông Đức. Đối với trường hợp của báo Tuổi Trẻ, mặc dù không có hợp đồng liên kết xuất bản với NXB trẻ nhưng báo Tuổi Trẻ đã đồng ý cho NXB Trẻ in logo của mình lên cuốn “Ký sự pháp đình” có tác phẩm “Tổ ấm”, đồng thời báo Tuổi Trẻ đã có bài viết giới thiệu về cuốn sách nên báo Tuổi Trẻ phải liên đới với NXB Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc bồi thường thiệt hại và xin lỗi ông Trần Tiến Đức. Với nhận định như vậy, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã tuyên buộc báo Tuổi Trẻ, Nxb trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc phải đăng lời cải chính ; xin lỗi ông Trần Tiến Đức trên trang 4 báo Tuổi Trẻ 1 kỳ. Đồng thời, báo Tuổi Trẻ phải bồi thường 250 ngàn đồng cho ông Đức. Tuyên cấm lưu hành cuốn “Ký sự pháp đình” có tác phẩm “Tổ ấm” khi tái bản. Vụ việc 2 Một Toà án ở thành phố Hồ Chí Minh vừa giả quyết một vụ ky hôn khá lạ. Anh chồng có trong tay nhièu tin nhắn mùi mẫn từ điện thoại di động của vợ gửi cho “người hàng xóm” ở nước ngoài. Anh in ra hết, nộp cho Toà án kèm theo đơn đòi ly dị vợ với lý do vợ anh đã “chán cơm thèm phở”. Vụ việc có thể được mô tả lại như sau: Người chồng nghi ngờ vợ ngoại tình nên bí mật theo dõi. Theo dõi trực tiếp thì không đươc nên anh đã dùng cách khác để làm sáng tỏ vụ việc. Đầu tiên, anh ta lén ghi âm các cuộc nói chuyện qua điện thoại của vợ, sau đó anh ta tìm cách lậy được mật khẩu hộp thư điện tử của bà xã. Lúc vợ vằng nhà anh tat ha hồ mở ra “nghiền ngẫm”. Từ những thông tin thu thập được anh ta mang ra làm bằng chứng trong phiên toà xét xử ly hôn ( mặc dù người vợ không có biểu hiện gì là dấu hiệu của sự ngoại tình). Đánh giá: Có ý kiến cho rằng người chồng đọc lén thư tín, ghi âm điện thoại của vợ là không xâm phạm bí mật đời tư cá nhân của vợ vì 2 vợ chồng “tuy 2 mà 1” nên có quyền được biết những gì xảy ra đối với người kia. Nhưng theo ý kiến của cá nhân em thì đó chỉ là khía cạnh đạo đức trong hôn nhân và gia đình. Còn việc làm của người chồng là can thiệp thô bạo vào đời tư của người khác. Theo khoản 2, 3 Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005: “2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phảI được người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Việc kiểm soát thư tín, điện tín, điện thoại, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân phải được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. ” Xét một khía cạnh nhỏ nữa, người vợ không có dấu hiệu ngoại tình, người chồng chỉ nghi ngờ vợ ngoại tình qua tin nhắn trong hộp thư thoại, có thể ở đây, những tin nhắn đó không phải của người vợ mà là người hàng xóm mượn điện thoại và viết tin nhắn gửi cho chồng mình ( điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra). Nên việc xâm phạm bí mật đời tư ở đây là tin nhắn trong điện thoại đã gây ra nhiều hạu quả ảnh hưởng đên hạnh phúc gia đình cụ thể là việc đòi ly hôn, sự nghi ngờ làm rạn nứt gia đình. Vụ việc 3 Hiện nay ở Việt Nam có nhiều người trở thành triệu phú đô la nhờ nắm giữ một lượng cổ phiếu lớn trong tay. Viẹc báo Đại Đoàn Kết đưa thông tin về những người sở hữu cổ phiếu trị giá hàng ngàn tỷ đồng đã khiến dư luận “nóng” lên suốt thời gian qua. Riêng những người “được xếp hạng” lại tỏ ý phản đối. Báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 03. 01. 2007 đã chia “Những người giàu nhất Việt Nam” thành 2 nhóm: nhóm giàu từ cổ phiếu và nhóm ẩn danh “. “Nhóm giàu từ cổ phiếu” gồm: Ông Trương Gia Bình – Chủ tich HĐQT kiêm giám đốc FPT với tài sản cỡ 2300 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Kiên – phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần á Châu, người đang nắm giữ 10 triệu cổ phiếu của ngân hàng này với trị giá cổ phiêu khoang 1500 tỷ đồng. Ông Trần Mạnh Hùng – chủ tịch Ngân hàng ABC, người cùng gia đình đang sở hữu 14 triệu cổ phiếu CP của ngân hàng này. Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Sài Gòn với 8000 tỷ đồng. Ông Lê Văn Quan – chủ tịch HĐQT Công ty Thuỷ sản Minh Phú có khoảng 1100 tỷ đồng, cô con gái của ông 20 tuổi có khaỏng 480 tỷ đồng. Gia tộc họ Trần đang nắm giữ công ty Kinh Đô với trị giá ược tính khoảng 200 triệu USD (trên 3200 tỷ đồng). “Nhóm ẩn danh” gồm: Ông Võ Quốc Thắng – Tổng giám đốc công ty gạch Đồng Tâm và ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng có thể “ngồi cùng chiếu” với những người có trên ngàn tỷ đồng. Ông Trầm Bê, cổ đông của Ngân hàng Phương Nam và bệnh viện Triều An với trên 1000 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Hường, chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Cầu với khoảng 2000 tỷ đồng, chủ yếu là bất động sản. ”(theo Tuổi Trẻ). Theo Tiến sĩ Lê Thu Hà - Học viện Tư Pháp: “Hiện nay, ở Việt Nam chưa có định nghĩa về bí mật đời tư, nhưng có thể hiểu tất cả những gì thuộc về cá nhân người đó như nhân thân, tài sản, kể cả tài sản riêng tư của người ta có được bởi hoạt động hợp pháp, pháp luật không bắt buộc họ phải công khai thì đó được xác định là đời tư của họ”. Cá nhân em cũng đông ý với ý kiến của tiến sĩ Lê Thu Hà, quyền tài sản cũng là một bí mật đời tư cá nhân. Dưới góc độ pháp luật, việc tiết lộ những thông tin trên có thể xay ra tranh chấp giũa người được nêu trên vơí cơ quan báo chí. Ngay cả trong trường hợp thông tin không có dụng ý xấu vì điều này có thể gây khó cho người ta một khi dư luận biết được sẽ có những bất lợi nhất định như: sự soi mói, mất an toàn về tính mạng. Điều này có thể dễ dàng nhận ra trong thực tế như những vụ bắt cóc tống tiền mà thường là những cậu ấm cô chiêu con của các đại gia … Ở nước ngoài, việc xếp hạng người già có do các tạp chí bình chọn là rất phổ biến, them chí nơI bình chọn cũng không hỏi ý kiến của chủ sở hữu. Bởi theo pháp luật của họ thì tài sản của những người đó được công khai. Chẳng hạn, trược khi vào tranh cử một vị trí nào đó, người ứng cử phải công khai tài sản. Còn ở Việt Nam, việc công khai tài sản chỉ áp dụng đối với một số người và trên thực tế cũng chưa làm được. Do vậy những thông tin về tài sản các nhân được coi là thông tin cá nhân được quy định cụ thể trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự, hình sự. Như vậy báo Đại Đoàn Kết công khai tài sản “Người giàu nhất Việt Nam “ khi chưa được sự cho phép của họ là vi phạm pháp luật. KẾT LUẬN Thời gian gần đây, gần như cả xã hội lên “cơn sốt” và “cơn sốc” thật sự về sự kiện clip sex Vàng Anh, nhân vật chính trong bộ phim truyền._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0126.doc
Tài liệu liên quan