Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng XK

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2005–2007 35 Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty (Từ năm 2005 – 2007) 37 Bảng 3: Kết quả kinh doanh theo mặt hàng xuất khẩu của công năm 2005-2007 38 Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu theo thị trường năm 2005-2007 41 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 42 Bảng 6: Tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu năm 2006

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng XK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo mặt hàng 44 Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ theo thị trường. 45 Bảng 8: Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu 48 Bảng 9: Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của công ty 48 Bảng 10: Cơ cấu thị trường của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu 48 Bảng 11: Tình hình xuất khẩu theo hai phương thức xuất khẩu của công ty 48 Bảng 12: Chỉ tiêu lao động - thu nhập của cán bộ công nhân viên chức của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu 48 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mặt hàng của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu năm 2005-2007 40 Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 43 Biểu đồ 3: Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ 46 Biểu đồ 4: Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản năm 2005-2007 47 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức và khu vực được hình thành. Bên cạnh đó, việc Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi song cũng không ít những khó khăn. Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Khi khâu xuất khẩu phát triển nó tạo điều kiện cho việc tăng doanh thu ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là nước đang phát triển, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, khả năng quản lý hạn chế, chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lao động dồi dào. Vì vậy ngay từ đầu Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, nhằm thu hút vốn, công nghệ của nước ngoài kết hợp với tiềm năng sẵn có trong nước tạo sự tăng trưởng mạnh trong kim ngạch xuất khẩu, ổn định kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Vì thế xuất khẩu là hoạt động cần thiết cho Việt Nam. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu Đảng và nhà nước ta đã xác định sản phẩm gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có khả năng tăng trưởng cao. Nhưng ngành đang đứng trước nhiều khó khăn như nguồn nguyên liệu gỗ chưa ổn định, sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu còn nhỏ lẻ, các sản phẩm chưa có thương hiệu, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam chưa thực sự liên kết để cùng phát triển, thiếu lao động có tay nghề… bên cạnh đó cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và với các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy làm thế nào để hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ phát huy được thế mạnh, đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và thị trường các nước xuất khẩu là câu hỏi đặt ra từ thực trạng hoạt động và kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Liên Hương em đã chọn đề tài: “Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gỗ và các biện pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm gỗ tại công ty. Chuyên đề tốt nghiệp được trình bày thành 3 chương sau: Chương I: Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Do kiến thức có hạn, thời gian thực tế ở công ty ngắn nên đề tài chưa thế phản ánh hết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cùng toàn thê cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Thắm CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA DOANH NGHIỆP 1. Xuất khẩu sản phẩm gỗ và các hình thức xuất khẩu sản phẩm gỗ 1.1. Sản phẩm gỗ và đặc điểm của sản phẩm gỗ. Từ xa xưa con người đã sử dụng gỗ vào cuộc sống hàng ngày như dùng để làm sàn gỗ, khung cửa, bàn ghế…có thể nói sản phẩm gỗ luôn gắn liền với đời sống của con người. Có nhiều loại sản phẩm khi mà công nghệ hiện đại sản phẩm đó bị lãng quên nhưng với sản phẩm gỗ thì nhu cầu về sản phẩm này không bao giờ mất đi, thấp đi mà chỉ ngày càng tăng. Sản phẩm gỗ rất phong phú và đa dạng đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau, sản phẩm gỗ giá thấp, giá cao, cho các nền văn hóa khác nhau…Đặc biệt với các nước phát triển thì nhu cầu về sản phẩm này càng lớn bởi sản phẩm gỗ mang lại sự sang trọng, luôn luôn tiện dụng gắn liền với đời sống của con người. Do đó xuất khẩu sản phẩm gỗ rất có tiềm năng phát triển. Nhu cầu về sản phẩm gỗ không bao giờ cạn kiệt. Điều quan trọng là để xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận thì các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường vì với mỗi thị trường khác nhau thì nhu cầu về sản phẩm gỗ lại khác nhau về kiểu dáng, về nguyên liệu, về màu sắc… Những mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ bao gồm những sản phẩm đã hoàn thiện như hàng gỗ mỹ nghệ, ván trang trí gỗ pơmu, ván ốp tường, ván sàn, ván ốp trần, cửa gỗ Pơmu,… và các bán thành phẩm khác như gỗ Pơmu và gỗ xẻ được đánh giá là mặt hàng có nhiểu lợi thế của Việt Nam. Khi công nghệ và nguyên liệu phát triển thì sản phẩm gỗ ngày càng phong phú và đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng như gỗ kết hợp với inox với các loại nhựa cao cấp, với sắt… Sản phẩm gỗ là những sản phẩm không phải qua kiểm dịch và kiểm tra chất lượng vệ sinh, các chỉ tiêu về môi trường cũng không quá khắt khe. Đồ gỗ là những sản phẩm dễ cháy và chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, chúng có thể bị giãn nở, dạn nứt cong vênh, có thể bị ẩm mốc hoặc mối mọt làm hỏng dẫn đến sản phẩm bị biến dạng và giảm giá trị.Do đó các sản phẩm này đòi hỏi phải được sấy khô và có quy trình xử lý thích hợp để chống mối mọt, chất xử lý không gây độc hại cho con người và môi trường. Sản phẩm gỗ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào và trình độ tay nghề của nhân công.Với xu thế bảo vệ môi trường toàn cầu, việc khai thác, xuất khẩu gỗ tự nhiên trên toàn thế giới đang ngày càng hạn chế. Gần đây nhất, trong tháng 10-2004, hai nước cung cấp nguyên liệu dồi dào là Indonesia và Malaysia cho các doanh nghiệp Việt Nam đã quyết định cấm xuất khẩu gỗ tròn. 1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ 1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu sản phẩm gỗ đối với Việt Nam có vai trò quan trọng và trong chiến lược phát triển, Đảng và nhà nước ta đã xác định các sản phẩm gỗ xuất khẩu là một trong các mặt hàng chủ lực. Vai trò của sản phẩm gỗ xuất khẩu gỗ đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện tại các điểm dưới đây Thứ nhất là sản phẩm gỗ xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ tương đối lớn cho Việt Nam Như ta đã biết, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá với những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tuy nhiên công nghiệp hoá lại đòi hỏi lượng vốn lớn cho nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, để từ đó tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu. Mà nguồn vốn để nhâp khẩu có thể được lấy từ các hình thức như đầu tư nước ngoài, vay nợ… tuy nhiên phần lớn các nguồn vốn này sớm muộn cũng phải trả, vậy nên các nguồn vốn nhập khẩu phải dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là nước đang phát triển, công nghệ và nguồn vốn còn rất ít. Trong khi đó xuất khẩu sản phẩm gỗ không đòi hỏi công nghệ và nguồn vốn quá lớn như các ngành công nghiệp khác. Hiện nay xuất khẩu gỗ chế biến và lâm sản đã chiếm vị trí hàng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và nay nằm trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Như vậy xuẩt khẩu các sản phẩm gỗ là điều kiện để tăng thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho đầu tư và phát triển ngành gỗ nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng. Thứ hai: Xuất khẩu sản phẩm gỗ phát triển tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ và ổn định sản xuất. Để phát triển sản phẩm gỗ xuất khẩu phát triển, các doanh nghiệp cần có nguồn nguyên liệu gỗ ổn định. Việt Nam là nước có 2/3 diện tích là rừng và là nước nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc trồng rừng. Nhưng hiện nay diện tích rừng đã thu hẹp rất nhiều do tình trạnh khai phá rừng tràn lan. Nhà nước đang có nhiều chính sách để tái tạo rừng. Phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ tạo điều kiện cho nghề trồng rừng phát triển. Thứ ba: Sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu thu hút rất nhiều lao động do đó khi xuất khẩu sản phẩm gỗ phát triển tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, góp phần ổn định xã hội. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng trưởng mạnh đã thu hút một lượng lớn công nhân viên. Năm 2008 Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch 3 tỷ USD sẽ giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Thứ tư là: Thông qua hoạt động xuất khẩu gỗ giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ tức là các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia vào một thị trường rộng lớn là thị trường toàn cầu. Mặc dù có những thách thức và có cả những thuận lợi nhưng nó khiến cho Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên thị trường quốc tế và các doanh nghiệp có cơ hội cọ xát với môi trường kinh doanh đầy thay đổi và thách thức. Mặt khác các hoạt động ngoại giao cũng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế, nhà nước Việt Nam không ngừng mở rộng mối quan hệ với các nước, các tổ chức trên thế giới tạo điều kiện cho ngành gỗ xuất khẩu nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung. Hàng loạt các thị trường được mở rộng như thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ ngày càng tiếp cận gần hơn với thị trường tiêu thụ, các chính sách liên quan đến xuất khẩu ngày càng thông thoáng hơn đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Tóm lại hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ có vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần ổn định văn hoá – xã hội của nước ta. Vì vậy nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển và luôn xác định sản phẩm gỗ là mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển của Việt Nam 1.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm gỗ Thứ nhất: Trong hoạt động kinh doanh nguồn vốn kinh doanh quyết định cơ cấu và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh để mở rộng hoạt động sản xuất trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Sản phẩm gỗ được tiêu thụ tại thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Thế nhưng lợi nhuận thu được từ thị trường nội địa thấp nên thị trường xuất khẩu thường là thị trường vô cùng tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ. Đây là nguồn thu chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ. Thứ hai: Thông qua hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ, các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu đặt các doanh nghiệp trước thực tế là cần phải liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm để sản phẩm có tình cạnh tranh hơn. Hơn thế nữa thị trường sản phẩm gỗ thường không đồng nhất, ví dụ như thị trường Mỹ đòi hỏi những sản phẩm có mẫu mã đẹp và thường không quá chú trọng về nguyên liệu còn thị trường Nhật đòi hỏi sự hoàn hảo về chất lượng nguyên liệu và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường… Do đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh và buộc phải luôn đổi mới và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO các rào cản bảo hộ sẽ sớm bị dỡ bỏ do vậy môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp càng lớn đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực Thứ ba: Xuất khẩu thúc đẩy đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ Như ta đã biết gỗ là những mặt hàng dễ bị cong, vênh, nấm mốc…do đó các doanh nghiệp sản xuất gỗ cần đầu tư vào đổi mới công nghệ. Hơn thế nữa công nghệ ngày càng phát triển để có thế sản xuất năng suất và sản phẩm có chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế thì doanh nghiệp cần phải đầu tư đổi mới công nghệ. Xuất khẩu hàng hoá tạo nguồn vốn chính cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc tái đầu tư vào sản xuất, không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường, đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng của hàng hoá, giảm giá thành, mở rộng được thi trường và chiếm lĩnh thị trường Thứ tư: Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong nền kinh tế nhiều thành phần sẽ giúp hình thành các liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước một cách tự động, mở rộng mối quan hệ, kinh doanh của doanh nghiệp. Như ta đã biết nguồn sản phẩm gỗ xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu gỗ mà trong khi đó nguồn nguyên liệu gỗ hiện nay rất khan hiếm. Để tạo có thể xuất khẩu sản phẩm gỗ ổn định các doanh nghiệp đã liên kết với nhau để tạo ra nguồn nguyên liệu, hỗ trợ cải tiến công nghệ…từ đó mở ra mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm gỗ. 1.3.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp. - Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó bên bán và bên mua trực tiếp giao dịch với nhau, việc mua và việc bán không ràng buộc với nhau. Bên bán có thể mua mà không bán, bên bán có thể chỉ bán mà không mua - Các bước tiến hành xuất khẩu trực tiếp: Người mua hỏi giá Người bán chào hàng Chấp nhận chào hàng Hai bên hoàn giá Xác nhận mua bán Thực hiện hợp đồng Người mua đặt hàng Người bán chấp nhận Thực hiện hợp đồng xuất khẩu - Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu thường có hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các hình thức xuất khẩu khác vì doanh nghiệp có điều kiện gặp gỡ khách hàng trực tiếp và có thể bán với giá cao hơn. Nhưng phương thức này cũng có nhiều rủi ro vì sản phẩm có thể không đúng yêu cầu của khách hàng và hàng hoá có thể bị trả lại. Đây là hình thức xuất khẩu được các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam áp dụng nhiều nhất. 1.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu đối lưu - Xuất nhập khẩu đối lưu là phương thức mua bán ở đó xuất khẩu được kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Mục đích của xuất khẩu là đổi lấy hàng nhập khẩu khác có giá trị cao hơn - Các hình thức xuất nhập khẩu đối lưu Hàng đổi hàng là phương thức mà hàng hoá sẽ được hai bên trao đổi ngay với nhau Trao đổi bù trừ là phương thức xuất khẩu mà thời gian giao hàng không nhất thiết phải đồng thời do đó nó ưu việt hơn phương thức trao đổi hàng lấy hàng Mua đối lưu là phương thức là một bên xuất khẩu và bên kia thanh toán tiền tuy nhiên tiền này không được chuyển về. Khi bên này có nhu cầu thì mua lại hàng. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn so với hai hình thức xuất khẩu đối lưu ở trên Chuyển giao nghĩa vụ: là phương thức mà một bên nhập khẩu hàng hoá của bên kia nhưng chuyển nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho một bên thứ ba Giao dịch bồi hoàn: Là phương thức xuất khẩu mà một bên cung cấp hàng chủ yếu là thiết bị và một bên kia thanh toán bằng ưu đãi trong hợp tác và giúp đỡ bán sản phẩm Hình thức mua bán lại: Là phương thức xuất khẩu mà một bên chuyển giao công nghệ cho bên kia và được thanh toán bằng cách nhận lại một phần sản phẩm hoặc hưởng lại một phần sản phẩm do chính công nghệ tạo ra Bán quyền sử dụng: Là phương thức mà người bán cấp cho người mua hợp đồng lixang. Tuỳ theo hợp đồng lixang khác nhau mà tiền bán hàng khác nhau Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang cung cấp sản phẩm cho các đối tác nước ngoài và các đối tác nước ngoài cung cấp cho chúng ta máy móc hoặc là nguyên liệu gỗ. Ví dụ như đối với Canada, Nga là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ tương đối lớn và đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, máy móc nên có nhiều doanh nghiệp đang co xu hướng kết hợp với các doanh nghiệp của các nước này 1.3.3. Xuất nhập khẩu qua trung gian. - Xuất nhập khẩu qua trung gian là phương thức mà người mua và người bán phải thông qua người thứ ba để thiết lập mối quan hệ cũng như thoả thuận mua bán. Người thứ ba được gọi là trung gian thương mại. - Các hình thức xuất nhập khẩu qua trung gian Đại lý: là thương nhân tiến hành hoạt động mua bán theo sự uỷ thác của người uỷ thác Người môi giới: là trung gian mua bán do sự uỷ thác nhưng trong quá trình hoạt động họ không đứng tên giao dịch, không sở hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm về việc tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán Hiện nay hình thức bán hàng qua trung gian đang được các doanh nghiệp, hiệp hội đồ gỗ Việt Nam đang chú trọng. Các doanh nghiệp không ngừng tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm tại thị trường các nước như thị trường Mỹ, Nhật… để tìm kiếm các đại lý. 1.3.4. Hình thức gia công xuất khẩu. - Theo phương thức này, công ty nhập hàng hoá bán thành phẩm về cho xi nghiệp gia công sau đó thu hồi thành phẩm bán cho bên nước ngoài. Công ty được hưởng phí uỷ thác và gia công trong nước. - Các bước tiến hành + Ký hợp đồng uỷ thác gia công với đơn vị trong nước + Ký hợp đồng uỷ thác gia công với nước ngoài + Giao lại nguyên liệu gia công (định mức đã được thoả thuận gián tiếp giữa đơn vị sản xuất trong nước và nước ngoài) + Xuất lại thành phẩm cho bên nước ngoài + Thanh toán phí gia công cho đơn vị sản xuất (bên nước ngoài trả) và đơn vị hưởng phí gia công uỷ thác - Theo phương thức này có ưu điểm là không cần bỏ vồn vào kinh doanh nhưng đạt hiệu quả cao và ít rủi do, thanh toán khá đảm bảo vì đầu vào, đầu ra chắc chắn. Nhưng phải đòi hỏi làm nhiều thủ tục xuất nhập, cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ này, kể cả quá trình gia công Nhiều năm trước đây các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ dưới hình thức này là chủ yếu do các doanh nghiệp của nước ta lúc đó chưa có kinh nghiệm và công nghệ máy móc. Những năm gần đây hình thức này ngày càng giảm đi do các doanh nghiệp đã có lượng vốn đầu tư đáng kể, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ đã bắt đầu xây dựng được thương hiệu trên một số thị trường như thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Canada… 1.3.5. Các hình thức xuất khẩu khác. - Phương thức mua bán tại sở giao dịch hàng hoá: Đây là phương thức đặc biệt, mua bán phải thông qua sở giao dịch, phải gắn với thời gian địa điểm cụ thể, và không phải mặt hàng cũng đưa vào giao dịch Sở giao dịch hàng hoá là thị trường đặc biệt được tổ chức ở một nơi nhất định và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Tại đó thông qua người môi giới do sở giao dịch chỉ định. Người ta mua bán hàng hoá có khối lượng lớn, phẩm chất tương đồng và được tiêu chuẩn hoá rất cao - Xuất khẩu theo nghị định thư: Trong kinh tế đối ngoại, các chính phủ đàm phán, ký kết với nhau những văn bản, nghị định về việc trao đổi hàng hoá dịch vụ, việc đàm phán ký kết này vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở các nghị định đã ký kết, nhà nước xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho một số doanh nghiệp cấp vốn, vật tư và một số điều kiện khác để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện hợp đồng. Số ngoại tệ thu được doanh nghiệp phải nộp vào quỹ tập trung của nhà nước thông qua các tài khoản của bộ thương mại và sau đó được bộ thương mại thanh toán bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá khoán do nhà nước quy định. Theo hình thức này doanh nghiệp không thu được nhiều lợi nhuận mà lại phụ thuộc vào chính phủ, do đó hình thức này không khuyến khích được các doanh nghiệp xuất khẩu - Tạm nhập tái xuất: Theo hình thức này nứơc có hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp xuất sang nước kia được mà phải qua nước thứ ba (xuất khẩu sang nước thứ ba). Có thể do hai nước này không có mối quan hệ thương mại với nhau hoặc do bị cấm vận, do hai bên đối tác không gặp được nhau mà phải thông qua nước thứ ba. Đặc điểm của phương pháp này là khi nhập về không qua khâu chế biến - Hình thức chuyển khẩu Theo hình thức này thì có một nước mua hàng của nước này để bán cho một nước khác dựa trên hợp đồng ngoại thương nhưng không làm thủ tục hải quan vào Việt Nam và xuất ra khỏi Việt Nam - Quá cảng hàng hoá Theo hình thức này thì hàng hoá được gửi đến một nứơc thứ ba thông qua lãnh thổ Việt Nam. Các doanh nghiệp được phép thực hiện những hoạt động như vậy để tăng thu nhập Những hình thức trên đây các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam thường ít sử dụng vì các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém hiệu quả và thường không chú trọng. 1.4. Cơ chế chính sách của nhà nước với xuất khẩu sản phẩm gỗ. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như phát triển vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng, khai thác, lưu thông, tín dụng, xuất nhập khẩu…. - Về xuất nhập khẩu, chính phủ đã ban hành nghị định số 57/1998/NĐ- cp ngày 31/7/1998, quyết định 65/1998/QĐ-TT ngày 24/3/1998 của thủ tướng chính phủ và thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Đặc biệt là - Biểu thuế xuất nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ có xuất xứ khác nhau. Sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0% theo quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ NN & PTNT về việc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác. Với sản phẩm gỗ xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu thì mức thuế suất là 0% theo công văn 3338/TCHQ-GSQL ngày 26/7/2006 của Tổng cục Hải quan V/v xuất khẩu gỗ có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu và công văn 5226/BTC-TCHQ ngày 18/4/2007 của Bộ Tài Chính về Thuế xuất khẩu sản phẩm gỗ có nguồn gốc nhập khẩu. - Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của bộ thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thúê suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%)Gỗ nguyên liệu bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu từ Campuchia hoặc có hợp đồng mua lại của nước thứ ba hoặc hợp đồng tạm nhập tái xuất ký với thương nhân Campuchia, phải có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Thương mại qui định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM. - Ngoài ra các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. 2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ. 2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ. - Thị trường là nơi tập trung các sự thoả thuận thông qua đó mà người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ hoặc có thể hiểu thị trường là tổng thể các mối quan hệ hàng hoá và tiền tệ.Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền giữa sản xuất và trao đổi hàng hoá - Để giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng và lựa chọn đối tác giao dịch xuất nhập khẩu tốt đảm bảo khả năng thành công của hợp đồng xuất khẩu bất kỳ hợp đồng nào thì việc nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng. Ở những thị trường khác nhau thì nhu cầu sử dụng gỗ là khác nhau thường là do yếu tố văn hoá và giá cả quyết định. Đối với các thị trường châu Âu, thị trường Mỹ thì các sản phẩm gỗ ngoài trời thường được ưu chuộm hơn thị trường các nước châu Á. Nhu cầu về sự thay đổi mẫu mã của các nước Châu Âu, Mỹ cũng thường là cao hơn các thị trường châu Á. Khi nắm bắt được nhu cầu của từng thị trường thì các doanh nghiệp có chiến lược về giá cả, sản phẩm, Marketting thích hợp. Đặc biệt là đối với chiến lược về giá bởi như ta đã biết ở trên nhu cầu về sản phẩm gỗ không bao giờ bị mất đi nhưng để thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp cần biết thị trường đó ưu chuộng sản phẩm gỗ nào - Để nghiên cứu thị trường doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng hai phương pháp nghiên cứu sau: + Nghiên cứu tại bàn: Là phương pháp nghiên cứu dựa vào các tài liệu sách báo, ấn phẩm … của cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế… Ưu điểm của phương pháp này là chi phí giá rẻ song thông tin đưa ra không cập nhật, không phản ánh chính xác thị trường + Nghiên cứu tại hiện trường: Là phương pháp nghiên cứu thị trường dựa trên cơ sở các số liệu thực tế được xử lý bằng công cụ thống kê hoặc trực tiếp đến hiện trường để nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là thông tin đưa ra có độ chính xác cao, phản ánh được bản chất thị trường nhưng đòi hỏi thời gian và chi phí lớn - Với công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ thì chúng ta cần nghiên cứu thị trường để trả lời các câu hỏi sau: + Các thị trường có đặc điểm như thế nào + Thị trường nào là thị trường có tiềm năng phát triển + Dung lượng của các thị trường như thế nào + Tình hình cạnh tranh của sản phẩm gỗ tại các thị trường + Sản phẩm nào của công ty phù hợp với thị trường nào và các phương pháp có thể bán được sản phẩm gỗ tại thị trường đó… 2.2. Lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác, lựa chọn phương thức kinh doanh. - Lựa chọn thị trường Sau khi nghiên cứu thị trường tổng thể doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn thị trường nào để xuất khẩu sản phẩm gỗ, mức độ cạnh tranh của sản phẩm gỗ, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó, các rủi ro có thể gặp….. - Lựa chọn đối tác kinh doanh Thông thường khi lựa chọn đối tác kinh doanh tốt nhất nên lựa chọn những người nhập khẩu trực tiếp và hạn chế các hoạt động trung gian và thường quan tâm đến các mối quan hệ bạn hàng có từ trước của doanh nghiệp - Các căn cứ lựa chọn được đối tác xuất khẩu: Quan điêm kinh doanh của đối tác Khả năng tài chính của họ Lĩnh vực kinh doanh cuả họ Uy tín và mối quan hệ của họ trong kinh doanh - Lựa chọn phương thức giao dịch Hiện nay có rất nhiều phương thức giao dich như: giao dich trực tiếp, gián tiếp qua trung gian, hội chợ …Tuỳ theo điều kiện của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp. Trước đây khi công nghệ thông tin chưa phát triển việc lựa chọn thị trường lựa chọn đối tác kinh doanh tương đối khó khăn cho doanh nghiệp vì để gửi mẫu hàng sang cho đối tác thường tốn nhiều chi phí và thời gian do đặc tính của sản phẩm gỗ là tương đối cồng kềnh. Đôi khi sản phẩm đến nơi thì doanh nghiệp đã mất đi cơ hội kinh doanh. Hiện nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã sử dụng các tranh website để gửi các mẫu hàng và giao dịch kinh doanh với khách hàng. 2.3. Lập phương án kinh doanh. - Phương án kinh doanh thực chất là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp trong kinh doanh.Sau khi nghiên cứu thị trường, dựa trên những thông tin thu được doanh nghiệp lâp phương án kinh doanh cụ thể, có tính khả thi nhằm đạt được những mục tiêu doanh nghiệp để ra. - Để xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau + Phương án kinh doanh phải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp + Phương án kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp + Phương án kinh doanh phải có tính khả thi và an toàn + Đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội - Quá trình xây dựng phương án kinh doanh qua các bước + Phân tích để lựa chọn thị trường, đối tác, tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải gặp phải + Lựa chọn mặt hàng, địa điểm, điểu kiện và phương thức kinh doanh + Xây dựng các mục tiêu cụ thể: Doanh số, lợi nhuận, giá cả, uy tín … Bước đầu doanh nghiệp có thể bán với giá thấp để tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường + Xây dựng các biện pháp, cách thức để đạt được các mục tiêu đó + Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoà vốn, điểm hoà vốn … Giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sau thương vụ kinh doanh, tìm ra những mặt được, những mặt tổn tại nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình xuất khẩu tốt hơn 2.4. Tạo nguồn hàng xuất khấu. Doanh nghiệp lập được phương án hiệu quả nhất và trong đó cần tính đến vấn đề tạo nguồn hàng. Đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ, nguồn hàng quyết định đến mọi hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ để xuất khẩu thì công tác tạo nguồn hàng bao gồm công việc sau. Các doanh nghiệp cần thu mua gỗ tại thị trường trong nước như tại Sơn La, Yên Bái, Nghệ An… và thị trường nước ngoài như tại Lào, Campuchia, Canada… các loại gỗ như gỗ lim, gỗ pơmu, gỗ dâu…Trước đây việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ tại Lào, Campuchia có thuận lợi do các doanh nghiệp có thể nhập các loại gỗ tròn nhưng bây giờ các nước này đã có chính sách cấm xuất khẩu loại gỗ tròn do đó các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ phải nhập gỗ xẻ vói chi phí đắt hơn. Đối với các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu sản phẩm gỗ xuất khẩu thì công tác tạo nguồn hàng chủ yếu bao gồm các hoạt động sau: Tìm trong nước và nước ngoài mua hàng phục vụ xuất khẩu, ký kết hợp đồng mua hàng, thực hiện hợp đồng vận chuyển, bảo quản sơ chể hàng hóa xuất khẩu 2.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ. - Đàm phán trong thương mại là một quá trình mà các bên tiến hành thương lượng thoả thuận nhằm thống nh._.ất các mối quan tâm chung và những quan điểm bất đồng dựa trên những yếu tố thiết yếu của hợp động thương mại -Trước khi bước vào đàm phán các doanh nghiệp thường phải gửi những đơn chào hàng cho các khách hàng Ví dụ đơn chào hàng ngày 30/4/2008 gửi tới người mua nước ngoài có nội dung: + Tên hàng: Gỗ ván sàn + Xuất xứ: Việt Nam + Số lượng: 120×0.8m × 0.02m + Thời hạn giao hàng: Trong tháng 5 năm 2005 tại cảng Hải Phòng của Việt Nam. + Thanh toán bằng L/C - Khi nhận được chào hàng có những bổ xung thắc mắc của khách hàng doanh nghiệp sẽ thoả thuận với họ và đưa ra lời chào mới. Khi người nhận chào hàng chấp nhận chào hàng mà doanh nghiệp đưa ra thì doanh nghiệp sẽ xác nhận trở lại chào hàng thì chào hàng đó xem như hơp đồng đã ký kết. - Khi đối tác chấp nhận chào hàng doanh nghiệp tiến hàng đàm phán với họ về những điều khoản của hợp đồng ngoại thương như điều khoản về chất lượng, số lượng, phưong thức thanh toán, thời gian giao hàng… Đối với các sản phẩm gỗ thì việc quy định về chất lượng cần làm rõ vì chất lượng của các sản phẩm gỗ thường khó xác định. - Cuối cùng là khâu ký kết hợp đồng 2.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ. Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm: - Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có) Đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu được làm từ nguyên liệu nhập khẩu thì hầu như không phải xin phép còn với gỗ nguyên liệu và các sản phẩm làm từ gỗ khai trong nước thì có những quy định cụ thể hơn.Với các sản phẩm gỗ xuất khẩu làm từ gỗ rừng tự nhiên thì chịu mức thuế suất bình quân là từ 5 – 10% còn với sản phẩm xuất khẩu làm từ rừng trồng thuế suất là 0%. Các loại sản phẩm này xin phép xuất khẩu. - Bước đầu thực hiện các yêu cầu của khâu thanh toán Doanh nghiệp cần chú ý xem hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương thức thanh toán nào. Trong thương mại quốc tế thường có các phương thức thanh toán sau + Hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán bằng thư tín dụng (LC) + Hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương pháp CAD (đổi chứng từ trả tiền ngay) + Hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trả trước + Ngoài ra với hợp đồng xuất nhập khẩu còn có nhiều phương thức thanh toán khác như thanh toán nhờ thu, chuyển tiền trả sau… - Thuê phương tiện vận tải + Việc phân chia nghĩa vụ phụ thuộc vào điều kiện Incoterm trong hợp đồng hay người nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam thường xuất khẩu gỗ theo điều kiện FOB nên các doanh nghiệp chỉ cần vận chuyển sản phẩm gỗ lên tàu là hoàn thành trách nhiệm + Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam là việc vận chuyển hàng hoá ra đến cảng vì phương tiện vận chuyển, hệ thống đường xá, cầu cống thường không đảm bảo chất lượng do đó các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thương xuyên phải tách nhỏ các container làm tăng chi phí vận chuyển. - Mua bảo hiểm cho hàng hoá + Khái niệm: Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát hư hỏng đối với hàng hoá được bảo hiểm do những rủi ro đã đựơc thoả thuận gây ra, với điểu kiện người được bảo hiểm dã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Trong các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam thường thì các doanh nghiệp tại các nước nhập khẩu có trách nhiệm mua bảo hiểm. - Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá Sau khi kiểm tra hàng hoá đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu. Bước tiếp theo là cơ quan hải quan kiểm tra và nếu hàng của doanh nghiệp được phép xuất khẩu thì doanh nghiệp tiến hành đóng thuế và lệ phí hải quan. Đối với sản phẩm đồ gỗ chế biến từ gỗ nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu, còn nếu được chế biến từ gỗ khai thác trong nước thì phải nộp thuế xuất khẩu. Mức thuế xuất khẩu đó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đó là gỗ trồng rừng hay là gỗ tự nhiên. Nếu là gỗ tự nhiên thì phải chịu mức thuế cao hơn từ 50-60% so với gỗ trồng rừng - Giao hàng xuất khẩu: Thường thì các sản phẩm gỗ xuất khẩu chiếm diện tích tương đối lớn do vậy sán phẩm gỗ xuất khẩu thường được giao bằng container. Nếu hàng xuất khẩu không đủ container thì các doanh nghiệp trở hàng đến bãi container và giao hàng cho người vận tải chỉ định. - Làm thủ tục thanh toán: Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam thường lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ L/C và phương thức điện chuyển tiền (TTR). - Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Trong kinh doanh quốc tế, khách hàng là người nước ngoài, phương thức thanh toán phức tạp, do đó tranh chấp là điều không tránh khỏi. Khiếu nại các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ gặp là khi có sự tranh chấp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, giữa nhà xuất khẩu và người vận tải. 2.7. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty. - Sau khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, khâu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Để đánh giá được hiệu quả của hợp đồng đã thực hiện, doanh nghiệp tiến hành so sánh kết quả đạt được với mục đích ban đầu đưa ra như doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu… - Kiểm điểm lại quá trình thực hiện các điều khoản trong hợp đồng nhất là điều khoản chủ yếu để từ đó rút kinh nghiệm cho các lần thực hiện hợp đồng tiếp theo. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gỗ. 3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp. 3.1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp chính vì con người tiến hành vạch ra mọi kế hoạch và thực hiện mọi kế hoạch đó - Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: sức lao động của công nhân và trình độ lãnh đạo của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu tay nghề của công nhân ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm vì sản phẩm gỗ xuất khẩu là những mặt hàng mang tính thẩm mỹ cao. Công nhân không những phải có tay nghề khéo léo để có thể đục đẽo hoa văn mà còn cần có kiến thức để vận hành công nghệ hiện đại. - Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chất lượng đội ngũ cán bộ được xét trên góc độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương, mối quan hệ, kinh nghiệm tích luỹ được. 3.1.2. Chủng loại và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm gỗ là mặt hàng tiêu dùng do đó chủng loại luôn luôn phải đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng. Khác với thị trường trong nước, nơi giá cả thường ổn định và quyết định rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm thị trường xuất khẩu đòi hỏi chất lượng sản phẩm đảm bảo tuyệt đối và mẫu mã sản phẩm đẹp, đa dạng. Để đáp ứng được nhu cầu và chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ cần phải tìm hiều rõ từng nhu cầu của từng thị trường. 3.1.3. Công tác tạo nguồn hàng. Xuất khẩu hàng hoá là việc vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác, có thể đi tự châu lục này sang châu lục khác. Do đó việc vận chuyển sẽ tốn rất nhiều chi phí và nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tham gia vào xuất khẩu hàng hoá các doanh nghiệp cần giao hàng đúng số lượng và chất lượng, đúng thời gian. Đặc biệt là đối với sản phẩm gỗ, chi phí vận chuyển tương đối lớn do hàng hoá loại này thường cồng kềnh và nặng. 3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá thì điểu kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu. Cỏ sở vật chất tốt mới đảm bảo cho doanh nghiệp tạo nguồn hàng tốt, giao hàng đúng hạn, và có chất lượng… 3.1.5. Nguồn lực tài chính. Vốn là yếu tố cơ bản nhất cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thuộc quyền sở hữu của mình thì doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao và chủ động trong hoạt động xuất khẩu của mình, có thể đảm nhận được những hợp đồng lớn, có thể đầu tư cải tiến trang thiết bị có thể tăng các khoản chi phí cho hoạt động mở rộng thị trường… ngược lại doanh nghiệp có vốn nhỏ, phải đi vay thường khó chủ động trong các hoạt động của mình, phải mất chi phí cho lãi vay phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khách quan. 3.1.6. Cơ chế quản lý của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có môi trường làm việc thoải mái, cơ chế quản lý thông thoán, chính sách đãi ngộ lương thưởng cho ngưòi lao động phù hợp sẽ tạo niềm tin cho người lao động. Khi đó những quyết định của nhà quản trị đưa ra sẽ được cấp dưới và người lao động nhiệt tình hửng ứng, họ sẽ đem toàn bộ công sức, khả năng của minh phục vụ. Vì chỉ khi nào người lao động thực sự có tâm huyết với doanh nghiệp họ làm việc chăm chỉ hơnm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được bảo đảm 3.1.7. Mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu với mục tiêu gì, đó là mục tiêu lợi nhuận, tạo uy tín của doanh nghiệp trên thương trường hay là mục tiêu xã hội, đảm bảo việc làm cho người lao động hoặc mục tiêu xuất khẩu theo sự chỉ đạo của nhà nứơc… Với những mục tiêu khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có những biện pháp thực hiện khác nhau 3.1.8. Các nhân tố khác. Mối quan hệ của doanh nghiệp với bạn hàng, cơ quan quản lý, hải quan… nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 3.2.1. Môi trường kinh tế. - Thuế quan Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗt đơn vị hàng hoá xuất khẩu. Đây là phương thức tăng thu ngân sách cho nhà nước. Với một chính sách thuế hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nếu chính sách thuế không hợp lý sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu và ảnh hưởng đến công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp. Dưới tác động tiêu cực của thuế quan làm giá cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam lại cao hơn so với hàng hoá tương đương trên thị trường, khiến cho các doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh Đối với đa số mặt hàng gỗ xuất khẩu hiện nay nhà nước đang có khuyến khích và thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này là 0% - Tác động của tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Tỷ giá hối đoái là đơn vị tiền tệ của quốc gia này so với quốc gia khác, phản ánh tương quan giá trị của các đồng tiền khác nhau, nó có vai trò nhất định với quá trình trao đổi ngang giá, cùng với các nhân tố khác nó tác động tới giá cả hàng hoá xuất khẩu Khi tỷ giá đồng tiền giảm xuống, có nghĩa là đồng tiền bản tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, nếu như các yếu tố khác không ảnh hưởng lớn thì nó sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn hàng hoá trong nước. Các hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đều thu ngoại tệ thường là đồng USD nên khi đồng tiền này có rủi ro thì hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ lại thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu và mày móc, thiết bị… nên doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lại càng phụ thuộc vào ngoại tệ. 3.2.2. Những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của các thị trường nhập khẩu. Những quy định này bao gồm: quy định về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường…Để các sản phẩm gỗ xuất khẩu có tính cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Đối với từng loại thị trường đều có những quy định riêng, như đối với thị trường EU, sản phẩm gỗ xuất khẩu phải đáp ứng một số quy định như sau: Về bộ Quy định sản phẩm, gồm có trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC, nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho người sử dụng. Kế đến, quy định kiểm soát các chất nguy hiểm có thể có trong sản phẩm, như: cadmium, PCP bị hạn chế dư lượng, các chất amiăng, PCB, PCT bị cấm, hóa chất gây thủng tầng ozôn (bị cấm từ 2015) và cho kiểm soát theo chế độ đặc biệt khắt khe làm từ gỗ gụ, thông Chilê, gỗ hồng sắc của Braxin. Song song đó là các yêu cầu khá chặt chẽ về bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đây là quy định chung cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu vào EU. 3.2.3. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quy trình xuất khẩu của doanh nghiệp. Một quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển và hoàn thiện như giao thông vận tải thuận lợi, hệ thống thông tin liên lạc nhanh, kịp thời, khoa học công nghệ phát triển… sẽ thúc đẩy xuất khẩu và làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu vì giao thông vận tải thuận lợi, phương tiện vận tải nhiều… giảm chi phí trong quá trình vận chuyển, giảm thời gian lưu kho hàng hoá, hệ thống thông tin giúp nhà xuất khẩu nắm bắt kịp thời chính xác các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh … làm giảm chi phí và thời gian trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, giúp doanh nghiệp nhận biết được hoạt động kinh tế đang diễn ra như thế nào để có những quyết định chính xác 3.2.4. Môi trường chính trị văn hoá. Mức độ ổn định chính trị của một quốc gia rất được các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu quan tâm vì chúng có tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu của mình thì phải nắm được chính trị, luật pháp, phong tục tập quán, ngôn ngữ, thói quen tiêu dùng, những điều ưu chuộng, những điều cấm kỵ … của từng quốc gia, từng khu vực thị trường mà doanh nghiệp sẽ xuất khẩu đến. Như chúng ta đã biết điểm thuận lợi làm đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng và các ngành xuất khẩu nói chung lầ tình hình chính trị, văn hoá của Việt Nam ổn định. 3.2.6. Các quan hệ kinh tế. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.Việt Nam hiện nay đang mở rộng môi quan hệ vơi các nứơc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với thị trường xuất khẩu. Việt Nam là thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và diễn đàn hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC) và thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính những quan hệ trên tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới mà hoạt động xuất khẩu là điểu đáng nói hơn cả Bên cạnh những mặt tích cực thị xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá cũng đưa ra những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp nỗ lực khắc phục. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU 1. Khái quát về công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU Tên tiếng Anh: PRODUCTION FOR PACKING AND EXPORTING GOODS JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PROMEXCO E –mai: promexco@hn.vnn.vn Trụ sở: Km9 - đường Ngọc Hồi- phường Hoàng Liệt - quận Hoàng Mai – Hà Nội Điện thoại: 84- 4 8618958/8614488 Fax: 84-4 8611279/8616851 1.1. Quá trình ra đời và phát triển. - Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ thương mại.Tiền thân là xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 Hà Nội được thành lập vào ngày 23\121973 theo quyết định số: 242/BNgT –TCCB của bộ ngoại thương (nay là bộ thương mại) với nhiệm vụ: Chế biến gỗ từ nguyên liệu thô ra các sản phẩm bao bì phục vụ cho các đơn vị đựng hàng xuất khẩu - Sau gần 20 năm hoạt động đến cuối năm 1989 khi nền kinh tế thị trường được mở rộng, mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức cũ không còn phù hợp,hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.Trước tình hình đó tháng 3/1990 Bộ kinh tế đối ngoại ra quyết định số 195/KTĐN –TCCB đổi tên xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 thành Xí nghiệp liên hợp sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu -với chức năng sản xuất,kinh doanh các mặt hàng gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa - Tới tháng 9/1996 xí nghiệp được nhà nước cho phép thành lập lại theo quyết định số 766/TM –TCCB của bộ thương mại với tên giao dịch: Tên công ty: Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Tên giao dịch: PRODUCTION FOR PACKING AND EXPORTING GOOD COMPANY. Tên viết tắt: PROMEXCO Trụ sở tại: Km 9 -Quốc lộ 1A-Hoàng Liệt –Thanh Trì –Hà Nội Nay là: Km 9 -Quốc lộ 1A –Hoàng Liệt –Hoàng Mai –Hà Nội Tài khoản tại: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Số: 001.1.00.0016.35.7 Tiền VNĐ Số: 001.1.37.0082.50.5 Tiền ngoại tệ Vốn kinh doanh: 8.151 triệu đồng. Giấy đăng ký kinh doanh số: 0106000191 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 14/9/1996. Tel: 04.861.8775-8614486-861.5987 Fax: 84.4.861.6851-861.6667 Email: promexco@hn.vnn.vn Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân thưc hiện hạch toán độc lập có tài khoản (tiền VNĐ và ngoại tệ) tại ngân hàng, có con dấu theo quy định của nhà nước.Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh theo các chính sách pháp luật của nhà nước và theo quy định của bản điều lệ được bộ thương mại duyệt tại quyết định số 767/TM-TCCB ngày 04/9/1996 - Căn cứ vào + Quyết định số 3147/QĐ-BTM ngày 23 tháng 12 năm 1005 về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu thành công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, + Quyết định số 3192/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm2006 về việc điều chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ-BTM ngày 23/12/2005 của bộ thương mại + Quyết định số 1009/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ_BTM ngày 23/12/2005 của bộ thương mại Công ty đã tiến hành từng bước cổ phần hoá như: Kiểm kê đánh giá, kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện phương án cổ phần hoá, bán hầu hết vốn nhà nước có tạI công ty, phát hành thêm cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, bán cổ phần cho công nhân viên của công ty… - Đến ngày 14/7/2006 công ty triệu tập đạI hộI cổ đông lần thứ nhất thông qua điều lệ tổ chức của công ty cổ phần, bầu các chức danh hộI đồng quản trị, chủ tịch hộI đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc. 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. Hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, phù hợp với luật doanh nghiệp. 1.2.1. Nhiệm vụ. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của công ty theo quy chế hiện hành. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài thực hiện có hiệu quả các biện pháp để nâng cao chất lượng các sản phẩm bao bì, thay đổi mẫu mã đáp ứng thị hiếu của ngưòi tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. - Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham gia ký kết. - Quản lý, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty theo quy chế hiện hành vủa nhà nước và bộ thương mại. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ về tài chính. 1.2.2. Quyền hạn. - Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh liên kết đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt đông của công ty. - Được vay vốn kể cả ngoại tệ ở trong và ngoài nước, đựơc liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước. - Tham gia hội chợ triển lãm quảng cáo hàng hoá và sản phẩm bao bì, tham gia họăc tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề nghiệp vụ - kỹ thuật bao bì có li - Được lập đại diện chi nhánh, các cơ sở sản xuất bao bì ở trong nước và có thể có đại diện thường trú ở nước ngoài khi được bộ cho phép. - Được cử cán bộ của công ty đi công tác dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài hoặc mời khách nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước và bộ thương mại. 1.3. Tổ chức bộ máy của công ty. Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu Xí nghiệp sản xuất kinh doanh Lâm sản Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu II Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu I CN Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh Ban quản lý dự án Phòng Kế hoạch đầu tư TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán CN Công ty tại thị xã Móng Cái - Quảng Ninh Ghi chú Điều hành trực tuyến Kiểm soát hoạt động - Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất một lần một năm và được tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính - Hội đồng quản trị: Hồi đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có toàn quyên nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên. Các thành viên của hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễm nhiệm, bãi nhiệm với đa số phiếu biểu quyết chấp thuận theo thể thức bỏ phiếu kín - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. - Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của Công ty và là người đại diện theo pháp luật của Công ty - Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ và công việc do Tổng giám đốc giao. Có 2 phó tổng giám đốc thực hiện các công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao. - Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức quản lý lao động của công ty theo nhiệm vụ của công ty, yêu cầu điều động, sắp xếp bố trí lao động của giám đốc trên cơ sở nắm vững các quy định về tổ chức, lao động tiền lương quy định của bộ luật lao động.Có trách nhiêm đề xuất mua sắm phương tiện làm việc và các nhu cầu sinh hoạt của công ty, sửa chữa nhà cửa nhằm phục vụ họat động kinh doanh, quản lý văn thư lưu trữ, tài liệu, hồ sơ chung. Cất giữ, bảo quản và giữ gìn những tài liệu hiện có không để hư hỏng mất mát, xuống cấp hoặc để ra cháy nổ. Tổ chức tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Phòng kế hoạch đầu tư: Phòng tổng hợp có chức năng xây dựng, tổng hợp cân đối các chỉ tiêu kế hoạch XNK, tài vụ, lao động, tiền lương, vật tư bao bì vận tải ...bao gồm cả về số lượng ,chất lượng. Đồng thời tổng hợp các vấn đề đối nội, đối ngoại của công ty , tiến hành thu thập nắm bắt thông tin mới nhất trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng Tài chính- kế toán: có trách nhiệm tổng hợp và hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh và lập báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty. - Phòng kinh doanh và các chi nhánh: Giao dịch với các khách hàng trong và ngoài nước trong giới hạn ngành nghề kinh doanh Công ty được cấp phép với mục đích tiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho Công ty. Được Tổng Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ…Thực hiện các phương án và hợp đồng đã được phê duyệt theo đúng nội dung đã được phê duyệt và luật phát Việt Nam, thông lệ quốc tế. 1.4 Thực trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty 1.4.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. Trong lĩnh vực sản xuất, công ty đã tổ chức thành 5 xí nghiệp thành viên với chức năng chủ yếu là sản xuất, chế biến tiến hành nhận gia công. Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm bao bì và hàng lâm sản, đồ thủ công mỹ nghệ và các loại sản phẩm đồ gỗ cao cấp khác. Hiện nay hoạt động sản xuất của công ty được mở rộng cả về quy mô và trình độ sản xuất cũng được phát triển hơn. Các mặt hàng do công ty sản xuất có mẫu mã đẹp và phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra khá sôi nổi và chiếm tỷ trọng khá lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty không chỉ kinh doanh thương mại mà còn kinh doanh cả dịch vụ nhưng hoạt động kinh doanh thương mại của công ty là chủ yếu. Trong hoạt động xuất khẩu của mình công ty không chỉ tiến hành xuất khẩu trực tiếp mà còn tiến hành các dịch vụ uỷ thác. Tuy nhiên hoạt động này chiếm tỷ lệ không cao vì hoa hồng của dịch vụ này không cao và các doanh nghiệp trong nước có khả năng xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra, công ty còn tiến hành kinh doanh một số dịch vụ như: kinh doanh phương tiện vận tải, kinh doanh khách, xây dựng các công trình dân dụng, trông xe qua đêm trong phạm vi kho bãi của công ty, lữ hành nội địa. Những hoạt động này hàng năm đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên. Bảng 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2005–2007 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 Vốn điều lệ TrĐ Chưa cổ phần hoá 7.000 7.000 Vốn cổ đông nhà nước TrĐ 700 886,9 Vốn của các cổ đông của cán bộ công nhân viên trong công ty TrĐ 4.900 4.900 Vốn của các cổ đông khác TrĐ 1.400 1213,1 2 Tổng doanh thu TrĐ 180.000 230.838 223.250 - Sản xuất TrĐ 9.876 12.341,7 10.000 -Kinh doanh dịch vụ TrĐ 168.549,7 215.554 194.000 -Xuất khẩu TrĐ 1.574,3 2.942,3 19.250 3 Kim ngạch XNK USD 111.132 233.156,4 1.550.344 -Xuất khẩu USD 98.997 183.156,4 1.200.000 -Nhập khẩu USD 12.135 50.000 350.344 4 Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước TrĐ 1.500 4.372 12.406,23 5 Lợi nhuận trước thuế TrĐ -190 110 1.000 6 Trích quỹ TrĐ 0 22 86,6 Quỹ dự phòng tài chính 5% TrĐ 0 5,5 21,65 Quỹ khuyến khích phát triển sản TrĐ 0 11 43,3 Quỹ khen thưởng phúc lợi TrĐ 0 5,5 21,65 7 Lao động ng 229 181 172 8 Thu nhập bình quân Đ 750.000 1.100.000 2.280.000 Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phấn sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Từ bảng báo cáo trên đây chúng ta thấy: - Tổng doanh thu của công ty năm 2006, năm 2007 tăng nhanh so với năm 2005. Tuy nhiên, tổng doanh thu của công ty năm 2007 lại thấp hơn so với năm 2006 là 7.588 triệu Đồng. Nguyên nhân là do năm 2007 công ty đầu tư vào hoạt động xuất khẩu hơn như ta thấy trên bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2006 chiếm 1,27% trong khi đó năm 2007 kim ngạch kinh doanh xuất nhập khẩu là 8,62%. Con số này hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển của công ty đó là chú trọng hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó để có thể đầu tư hơn vào các hoạt động xuất khẩu công ty đã giảm bớt các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy kinh doanh dịch vụ vẫn là hoạt động cơ bản của công ty và mang lại cho công ty nguồn thu lớn nhất. Năm 2007 tỷ trọng của lĩnh vực kinh doanh là 86,98% trong tổng doanh thu. - Sau khi cổ phần hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể.Năm 2007 là năm công ty có nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu 1.550.344 USD gấp gần 7 lần so với năm 2006. Cùng với hoạt động xuất khẩu tăng cao thì công ty cũng đã đầu tư công nghệ, máy móc… để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn. - Về các khoản phải nộp ngân sách sau khi cổ phần hoá số lượng các khoản này ngày càng cao.Sau khi cổ phần hoá lợi nhuận của công ty đã không còn bị âm và trong hai năm 2006 và năm 2007 đã dần tăng - Đời sống của các bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể từ khi công ty tiến hành cổ phần hoá nhất là năm 2007 thu nhập bình quân của người lao động là 2.280.000 VNĐ. - Điều đáng chú ý là doanh thu của công ty trong các năm trở lại đây của công ty ngày một tăng trong khi đó lượng công nhân viên ngày càng ít đi. Năm 2007 giảm đi 9 lao động so với năm 2006, đây là dấu hiệu đáng mừng về công tác tổ chức quản lý của công ty. 1.4.2. Hoạt động xuất khẩu của công ty. Doanh thu xuất khẩu ngày một tăng trong tổng doanh thu của công ty, đặc biệt là từ khi công ty tiến hành cổ phần hoá.Kim ngạch xuất khẩu luôn lớn hơn kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty (Từ năm 2005 – 2007) Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 số lượng tỷ lệ số lượng tỷ lệ số lượng tỷ lệ KNXNK 111.132 100% 233.156,4 100% 1.550.344 100% Xuất khẩu 98.997 89,08% 183.156,4 78,55% 1.200.000 77,4% Nhập khẩu 12.135 10,91% 50.000 21,45% 350.344 22,6% Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sản cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng dần qua từng năm đặc biệt là năm 2007 với sự bứt phá vượt bậc. Có sự tăng trưởng nhanh như vậy là do theo đà tăng trưởng của cả nước khi Việt Nam bắt đầu là tổ chức thương mại thế giới WTO và do công ty đã có đường lối phát triển đúng đắn ngày càng chú trọng hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên nhìn vào bảng kết quả hoạt động xuất nhập khẩu ta thấy kim ngạch xuất khẩu ngày một giảm so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2006 giảm 10,53% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 1,15 so với năm 2006. Đây không phải là dấu hiệu đáng lo ngại vì kim ngạch xuất khẩu giảm đi do công ty nhập khẩu để đổi mới công nghệ, máy móc theo chiều sâu để nâng cao tính cạnh tranh của công ty, góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Song song với sự tăng lên về kim ngạch xuất khẩu là sự gia tăng lên về lượng mặt hàng xuất khẩu và sự mở rộng không ngừng về thị trường xuất khẩu cùng với việc triển khai những phương thức kinh doanh mới. Với phương châm đa dạng hoá kinh doanh nên số lượng các mặt hàng xuất khẩu của công ty rất lớn và phong phú về chủng loại (bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản). Các mặt hàng mà công ty thường xuyên kinh doanh và xuất khẩu với khối lượng lớn gồm gỗ dán, gỗ Pơmu, hàng thủ công mỹ nghệ, hoạ quả nông sản chè đen, thuỷ hải sản như mực, sứa…, dược liệu, bột hoàng liên 1.4.2.1. Mặt hàng xuất khẩu của công ty. Bảng 3: Kết quả kinh doanh theo mặt hàng xuất khẩu của công năm 2005-2007 Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu (USD) 2005 2006 2007 Hàng thủ công mỹ nghệ 9.000 25.484 100.623 Gỗ xẻ 12.000 18.000 50.040 Gỗ Pơmu 16.667 23.000 114.000 Bàn ghế 0 11.023 96.253 bột hoàng liên 0 0 11.400 Chè đen 6.015 7.000 45.000 Hoa quả nông sản 0 8.000 39.089 Thuỷ hải sản 0 0 150.557 Các mặt hàng khác 861 891,1 5.356 Gỗ dán 54.454 97.578,2 587.682 Tổng kim ngạch 98.997 183.156,4 1.200.000 Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng._.và hàng xuất khẩu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Thế nhưng công nghệ của công ty có từ thời bao cấp nên rất lạc hậu, không phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Mặc dù công ty có những đổi mới nhưng do hệ thống máy móc của công ty không đồng bộ dẫn đến sản phẩm của công ty không có tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy công ty cần đổi mới công nghệ theo chiều sâu, tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó do nguồn vốn của công ty còn eo hẹp nếu công ty mua những công nghệ hiện đại mới 100% từ các nước phát triển thì công ty phải đầu tư các khoản chi phí rất lớn và trình độ tay nghề của công nhân công ty khó có thể sử dụng những công nghệ hiện đại như vậy. Vì vậy công ty có thể tìm kiếm đàm phán với các doanh nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản …có nhu cầu chuyển nhượng công nghệ. Công ty có thể đổi mới công nghệ chế biến hàng gỗ xuất khẩu theo các hướng sau đây: - Đối với lĩnh vực chế biến: Công ty cần nghiên cứu để áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực như công nghệ đảm bảo cho các khâu sấy, tẩm, bảo quản… - Đối với hàng thủ công mỹ nghệ: Công ty cần mở rộng cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Đối với những sản phẩm này công ty không cần tập trung quá nhiều vào công nghệ mà cần tập trung vào khâu đào tạo thợ lành nghề. Chiến lược của công ty đối với mặt hàng này là cần nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này hơn nữa. Bên cạnh đó công ty có thể phát triển sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ bằng cách kết hợp sản xuất với các làng nghề thủ công mỹ nghệ. - Đối với các việc hoàn thiện các sản phẩm như bàn ghế, ván trang trí, gỗ Pơmu… là những sản phẩm cần có sự đầu tư về công nghệ như công nghệ đẽo, đục, tạo độ bong…công ty cần đầu tư, tăng cường đổi mới máy móc để hoàn thiện sản phẩm hơn nữa. 3.2. Chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ hoạt động chế biến xuất khẩu. Đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam thì hầu hết đều gặp phải vấn đề về nguồn nguyên liệu gỗ. Cần đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ liên tục thì việc sản xuất mới được liên tục. Trong khi đó nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam lại thất thường và thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Rừng tự nhiên Việt Nam có xu hướng tăng về diện tích, nhưng chất lượng rừng tăng rất chậm; năng suất rừng thấp, nhất là gỗ, thậm chí có vùng, có nơi bị suy giảm cạn kiệt. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương giảm dần lượng gỗ khai thác hằng năm. Về gỗ rừng trồng, hiện nay cả nước có khoảng hơn hai triệu ha, trồng phân tán ở khắp các địa phương trong cả nước. Có tình trạng một số nhà máy chế biến gỗ, mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy, nhưng khi bắt tay vào trồng rừng, lại thiếu diện tích đất có quy mô tập trung, dẫn đến trồng rừng phân tán khắp nơi, thậm chí phải trồng cả trên các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy, năng suất rừng trồng thấp đã gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh thấp... Để đảm bảo công tác tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trước mắt và lâu dài thì công ty có thể tiến hành gom nguyên liệu theo các nguồn sau đây: - Nguồn hàng thu mua thông qua các đại lý và thu gom trực tiếp của người trồng rừng. Ưu điểm của nguồn hàng này là tính cơ động và giá thành nguyên liệu tương đối rẻ. Nhưng nhược điểm của nguồn hàng này là chỉ có thể đáp ứng được các đơn hàng nhỏ, trung bình. Hơn nữa nguồn hàng này có tính thất thường, chất lượng hàng hoá thất thường - Tạo nguồn hàng bằng cách liên kết với người trồng rừng. Đây là xu hướng nói chung của các doanh nghiệp nói chung. Xu hướng này phát triển do các doanh nghiệp muốn có được các nguồn hàng ổn định nhưng để có diện tich trồng rừng là vấn đề nan giải với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người trồng rừng có đất có nhân công nhưng họ lại không có vốn. Trong liên kết này các doanh nghiệp cung cấp cây giống, quy trình công nghệ cho người dân…Hình thức này vừa mang lại lợi ích cho người dân trồng rừng vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nên đang được nhà nước ủng hộ - Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong nước để tạo ra nguồn hàng ổn định hơn Một cách để khắc phục việc chi phí nhập gỗ nguyên liệu cao là công ty có thể kết hợp với các doanh nghiệp khác để có thể mua hàng tận gốc với khối lượng lớn. Hình thức lập kho ngoại quan gỗ ở nước ngoài đang được đánh giá cao. Mới đây, kho ngoại quan gỗ đầu tiên của Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã được lập với vốn đầu tư 6 triệu USD. Kho ngoại quan này bao gồm cả nơi tập trung hàng hóa (chứa được khoảng 350.000 m3 gỗ), nơi sơ chế, chế biến hàng xuất khẩu. Nhờ kho ngoại quan này, doanh nghiệp có thể sơ chế gỗ nguyên liệu trước khi vận chuyển về nước, có điều kiện chọn lọc gỗ theo yêu cầu, tập trung đủ lượng gỗ cần thiết mới chuyển về nước. Song điều quan trọng nhất là do không còn phải qua trung gian, nên doanh nghiệp có thể mua "tận gốc" với giá hợp lý. - Bên cạnh đó, việc phát triển công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất đồ gỗ để giảm tỷ lệ gỗ trên 1 sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng được bàn tới như là một trong những giải pháp lâu dài. Hiện nay, tỷ lệ gỗ trên các sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn chiếm gần 100%, nguyên liệu gỗ vẫn chiếm đến 60-70% giá thành sản phẩm. - Ngoài ra công ty cần có biện pháp sử dụng tiết kiệm nguyên liệu gỗ và tận dụng phế phẩm để sản xuất ván nhân tạo có nhiều tính năng hơn gỗ tự nhiên: Ván có thể có kích thước rộng, cấu trúc đồng đều, không dễ bị nứt vỡ, cong vênh…Đây là biện pháp tăng thêm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, tăng khả năng cạnh tranh ... cho công ty 3.3. Mở rộng và phát triển thị trường. - Để có thế phát triển tốt thì công ty cần có chiến lược mở rộng và phát triển thị trường.Đối với các bạn hàng truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,Mỹ … công ty cần chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn hàng và cần đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao số lượng sản phẩm xuất vào các thị trường này. Đặc biệt với thị trường Mỹ, Nhật, EU là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủ ro, cạnh tranh khốc liệt công ty cần chú trọng nghiên cứu các thị trường này. Để có thể mở rộng và phát triển thị trường thì công ty có thể thực hiện theo các cách sau: - Công ty cần tổ chức tốt hơn nữa khâu nghiên cứu thị trường. Công ty có thể nghiên cứu thì trường thông qua cách tham gia hội chợ của các nước nhập khẩu, hội chợ do hiệp hội gỗ và lâm sản tổ chức tại các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty có thể mở các đại lý tiêu thụ giới thiệu sản phẩm tại các nước, liên kết với tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước… để nắm bắt thông tin chính xác, cập nhật hơn. - Đối với các khách hàng lâu năm thì công ty có những chiến lược thích hợp để giữ vững mối quan hệ với họ như ưu tiên họ trong việc vận chuyển, thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tại các buổi giao dịch đàm phán… 3.4. Hoàn thiện chiến lược về sản phẩm. Như đã phân tích ở trên nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty chưa có hiệu quả cao là do sản phẩm của công ty chất lượng chưa cao, chưa ổn định, mẫu mã chưa đa dạng. Vì vậy phát triển sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng vừa mang tính chất trước mắt vừa mang tính chất lâu dài Bản thân khâu thiết kế mẫu mã là một công đoạn rất quan trọng trong chu trình từ ý tưởng đến khi thương mại hoá ra thành sản phẩm. Đối với ngành hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ, việc tiêu hao nguyên liệu cho đầu vào tương đối như nhau nhưng nều mẫu mã khác nhau thì chắc chắn sản phẩm làm ra sẽ mang lại giá trị gia tăng rất khác nhau Tạo ra mẫu mã riêng, phù hợp với nhu cầu từng thị trường. Đây là cách tốt nhất để khẳng định mình và khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Đối với mặt hàng gỗ mà công ty xuất khẩu, để có chất lượng cao không chỉ đòi hỏi đảm bào các tiêu chuẩn: Cơ, lý, hoá học… mà còn cần chú ý đến các tiêu chuẩn thẩm mỹ bởi nó là một trong những yếu tố quyết định. Để có thể tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và ta có thể thực hiện như sau: - Lập riêng ra một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã và hoàn thiện sản phẩm, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ hiện có, tuyển chọn kỹ càng đội ngũ thiết kế - Mua lại các thiết kế độc đáo tại các làng nghề truyền thống. - Có thể thuê các chuyên gia thiết kế. - Để sản phẩm có thể thích hợp với thị hiếu trên các thị trường xuất khẩu thì công ty có thể liên kết với Kiều bào ta ở nước ngoài để có thể tạo ra những sẩn phẩm phù hợp 3.5. Hoàn thiện chiến lược về giá. Thị trường quốc tế là thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt là vấn đề về giá cả. Vì vậy công ty cần có một chiến lược về giá phù hợp,mềm dẻo. Tuỳ từng thị trường thì công ty có mức giá phù hợp khác nhau - Đối với từng thị trường thì công ty có những chiến lược về giá riêng biệt. Ví dụ với thị trường Mỹ bên cạnh yếu tố về giá công ty còn phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng - Đối với khách hàng truyền thống công ty có thể dành cho họ ưu đãi như áp dụng mức giá thấp hơn so với khách hàng trong cùng mặt hàng - Với những khách hàng quan trọng mang lại nguồn thu lớn cho công ty thì công ty nên có những biện pháp hữu hiệu để làm cho họ tin tưởng gắn bó lâu dài với công ty như áp dụng giá phí thấp - Với những khách hàng có nhiều triển vọng, trước hết công ty cần làm tốt công tác Marketting để họ hiểu khả năng của công ty, sau đó công ty đưa ra mức giá hợp lý 3.6. Giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Sau cổ phần hoá tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty tương đối ổn định. Mấy năm trở lại đây đặc biệt là năm 2007 vừa qua, tình hình kinh doanh của công ty tăng trưởng khá nhanh, có bứơc tăng trưởng vượt bậc. Do đó tình hình tài chính của công ty hiện nay tương đối ổn định. Như đã biết nguồn vốn ổn định có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động king doanh. Khi có cơ hội thì công ty có thể huy động ngay được vốn, nguồn vốn lớn giúp công ty có khả năng mở rộng quy mô sản xuất vì vậy lành mạnh hoá tài chính là vấn đề rất cần thiết với bất cứ một doanh nghiệp nào. - Công ty cần xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch và dân chủ, làm cho tài chính trở thành thước đo hiệu quả trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án đảm bảo nguyên tắc: ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, có yêu cầu mang tính bức bách, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Đối với chi thường xuyên thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng nguồn vốn đó. - Bên cạnh đó công ty cũng cần giải quyết hàng tồn kho, tiết kiệm các khoản chi tiêu không hợp lý, giảm bớt chi tiêu hành chính để tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra những giải pháp nhằm giảm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu như + Giảm chi phí lưu thông bằng cách lựa chọn phương thức vận tải phù hợp bởi chi phí vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển hàng gỗ xuất khẩu chiếm khoản tương đối lớn trong việc hinh thành giá thành của công ty. Bên cạnh đó công ty có thể bố trí mạng lưới kênh phân phối, tạo cho nguyên liệu, hàng hoá có đường vận chuyển ngắn nhất + Giảm chi phí bảo quản thông qua việc lưu trữ nguyên liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất. Tăng cường quản lý và sử dụng tốt, có hiệu quả tài sản của công ty - Trong thời gian tới ngoài việc huy động vốn bằng hình thức truyền thống như trong chiến lược phát triển của công ty đề ra, công ty có thể huy động vốn cổ phần hoá. Bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm đến việc đưa công ty lên sàn giao dịch chứng khoán. Đây là biện pháp huy động vốn tương đối hiệu quả và kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3.7. Tập trung xây dựng thương hiệu và dịch vụ sau bán hàng. Hiện nay, nhiều hợp đồng của công ty với đối tác đều đi kèm với các mẫu mã thiết kế riêng theo đơn đặt hàng để đáp ứng yêu cầu khắt khe của người mua, công ty thường buộc phải đầu tư thêm phân xưởng gia công. Đây là nhược điểm rất lớn của công ty nói riêng và của toàn ngành gỗ Việt Nam nói chung. Do vậy công ty cần đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ của công ty. Để xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ của công ty là công việc khó khăn và tốn rất nhiều chi phí. Trước mắt công ty cần tham gia vào các hội chợ quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ của Việt Nam tại các thị trường nước ngoài do cơ quan nhà nước và hiệp hội gỗ tổ chức, tham gia vào các hội chợ lớn của các nước nhập khẩu. Công ty cũng cần thiết lập một kênh thông tin cho hoạt động sau bán hàng, như giải đáp những yêu cầu thắc mắc của khách hàng, có thể tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng, bảo quản sản phẩm gỗ… Hiện nay công ty còn chưa có hoạt động này. 3.8. Hạn chế những rủi ro trong thanh toán. Hiện nay, công ty sản xuất bào bì và hàng xuất khẩu sử dụng hai phương thức thanh toán chính là điện chuyển tiền và thanh toán tín dụng chứng từ. Tuy nhiên không phải lúc nào hai hình thức này cũng đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty, chúng có những vấn đề có thể xảy ra trong mọi thời điểm gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ thanh toán công ty cần quan tâm một số vấn đề sau: Đánh giá đúng khả năng thanh toán của khách hàng thông qua sự hỗ trợ về thông tin của các cơ quan chức năng như ngân hàng trong nước và nước ngoài, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Đánh giá tình hình chính trị của nước nhập khẩu nhằm tránh những rủi ro về chính trị. Đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng người nhập khẩu. Khi thanh toán bằng L/C công ty cần kiểm tra cẩn thận L/C và bộ chứng từ thanh toán để đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh. Hàng ngày công ty cần theo dõi sự biến động của tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ mạnh so với đồng VNĐ để có phương án ngăn ngừa rủi ro kịp thời bằng cách công ty có thể tham gia thị trường ngoại hối bằng việc ký kết hợp đồng ký hạn. Mặt khác, công ty nên phân bổ lại nghiệp vụ thanh toán ở một số phòng ban cho hợp lý hơn như: Quy định việc ký kết và tổ chức việc thực hiện hợp đồng phải do phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu đảm nhận và không nên để khâu thanh toán, giao dịch với ngân hàng do nhân viên phòng kế toán thực hiện như hiện nay. 3.9. Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của cán bộ, có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần. Đội ngũ lao động là tiềm lực vô hình quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói tất cả các biện pháp nêu trên đều liên quan đến con người, nếu không có con người thực hiện một cách có khoa học và hợp lý thì những biện pháp nêu trên chỉ mãi là trên lý thuyết. Do đó công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Để làm được điều này, công ty phải có chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên của mình bằng cách thường xuyên gửi cán bộ có năng lực đi học tập nghiên cứu các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước. Đồng thời khuyến khích các cán bộ theo học các khoá học dài hạn như đại học tại chức, học văn bằng hai. Công ty cũng cần tạo điều kiện cho cán cán bộ công nhân viên đi học các lớp học ngắn hạn về thị trường chứng khoán, Marketting... Đối với người lao động là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, công ty cần có chương trình đào tạo về tay nghề, kỹ năng làm việc cho họ. Những thợ có tay nghề khá, là những thợ bậc cao công ty có thể đưa họ lên là những người hướng dẫn và dạy nghề cho lao động trẻ, với những công nghệ hiện đại như công nghệ bảo quản, ngâm tẩm, trang trí... hiện đại thì công ty cần phải nhờ chuyên gia hướng dẫn cho lao động của công ty Bên cạnh nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của cán bộ công ty cũng cần quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, động viên mọi người tích cực lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động. Công ty cần sử dụng đòn bẩy kinh tế: thưởng, khuyến khích vật chất đối với cá nhân, phòng ban có thành tích cao trong kinh doanh, đồng thời gắn trách nhiệm vật chất với những cá nhân vi phạm các nguyên tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cũng cần tạo môi trường làm việc thoải mái, hài hoà, thống nhất từ trên xuống dưới, tạo niềm tin quyết tâm cho người lao động khi đó họ sẽ mang hết khả năng của mình để phục vụ cho công ty 3.10. Tăng cường hợp tác và tận dụng sự hỗ trợ của hiệp hội gỗ. Trong quá trình hội nhập, cộng đồng doanh nghiệp vừa là đối tượng hưởng lợi từ khung pháp lý đang trở nên minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, từ những cam kết cắt giảm thuế, được quyền tiếp cận thị trường của các thành viên WTO nhưng một thách thức lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là các doanh nghiệp sẽ không được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước. Để duy trì và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ với hiệp hội gỗ. Hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, củng cố và mở rộng thị trường nội địa, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên; xác định được phương hướng liên kết, liên doanh và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các hội viên; bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống bán phá giá; phản ánh trung thực ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh lên các cơ quan liên quan; hợp tác giữa các hiệp hội ngành hàng Việt Nam với các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các ngành hàng trong cộng đồng quốc tế; tăng cường hơn sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với WTO. Từ những phân tích trên đây cho thấy doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với hiệp hội gỗ để có thêm thông tin về thị trường, mẫu mã kiểu dáng, và được sự giúp đỡ của hiệp hội khi tranh chấp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi công ty đang có chiến lược xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường các nước phát triển như Mỹ, các nước EU… 4. Một số kiến nghị với nhà nước và hiệp hội gỗ và lâm sản. 4.1. Kiến nghị với nhà nước. Hiện nay, Đảng và nhà nước đã chủ trương phát triển nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, đưa xuất khẩu trở thành một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà. Nhà nước cũng xác định xuất khẩu gỗ chế biến là một trong những ngành chủ lực. Song, cơ chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ. Mặt hàng gỗ xuất khẩu là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta do đó nhà nước cần có nhiều biện pháp giúp đỡ, khuyến khích phát triển. Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hội nhập, đặc biệt là sau khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì để cho ngành gỗ xuất khẩu ngày càng phát triển ngoài những chính sách đã phân tích ở trên thì nhà nước cần xem xét một số vấn đề sau. 4.1.1. Hoàn thiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu. Mở rộng quyển kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu cho các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài để hạ giá thành sản xuất, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu trên thị trường thế giới. Một nguyên nhân gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam là việc giao hàng cho phía đối tác. Các đối thủ cạnh tranh của chúng ta trong khối như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc… có thời gian làm thủ tục nhanh hơn chúng ta. Để nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu thì nhà nước phải xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu để phấn đấu đến năm 2010 giảm thời gian làm thủ tục hải quan xuống bằng mức trung bình so với các nước trong khu vực ASEAN Mặt khác, nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác trên thế giới để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng. Việc Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã góp phần tạo điều kiện cho ngành gỗ phát triển. Trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh các quan hệ thương mại đa phương (ASEAN, WTO…) và quan hệ song phương như Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Canada…Những ưu đãi cụ thể mà các quan hệ thương mại đó đem lại thường là mức thấp, bãi bỏ hạn ngạch … 4.1.2. Thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm gỗ. 4.1.2.1. Thực hiện kiểm nghiệm, giám định hàng hoá. So với trình độ chung của thế giới, trình độ kiểm nghiệm, giám định hàng hoá của Việt Nam còn kém do thiết bị kiểm định còn lạc hậu, chưa đồng bộ mang tính chất thủ công. Trình độ cán bộ kiểm định còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả công tác kiểm định, kiểm nghiệm làm cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị khiếu nại ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Có nhiều hợp đồng mà đối tác buộc chúng ta phải mang hàng đi đến nước khác để kiểm định làm các doanh nghiệp của chúng ta tốn một khoảng chi phí tương đối lớn. Để thực hiện tốt quy trình xuất khẩu và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ta cần nâng cao công tác kiểm nghiệm và giám định hàng hoá cho phù hợp với yêu cầu của đối tác hơn thế nữa còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lớn. 4.1.2.2. Dịch vụ vận tải, giao nhận. Ngày nay dịch vụ giao nhận hàng hoá của Việt Nam đi các nước chủ yếu do các công ty nước ngoài đảm nhận. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tàu thuyển của Việt Nam chưa đủ chất lượng, không đủ an toàn, giá cước đắt…Do đó nếu dịch vụ vận tải của chúng ta phát triển hơn thì sẽ góp phần cải thiện tình hình xuất nhập khẩu. Để giải quyết tình hình trên nhà nước có thể đưa ra các biện pháp sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty giao nhận xây dựng kho bãi, các kho ngoại quan để các doanh nghiệp có thể gửi nguyên vật liệu nhập khẩu về. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết tạo kho bãi trong nước và nước ngoài bằng cách giảm thời gian đăng ký, giảm lệ phí, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp muốn mở kho bãi ở nước ngoài… Bên cạnh đó nhà nước cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp logistics hoạt động và liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài… 4.1.2.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ công tác thị trường và xúc tiến thương mại. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh nhưng hoạt động xuất khẩu của các công ty còn mang tính chất tự phát. Các công ty thường tự tìm kiếm hợp đồng của mình theo các kênh riêng của mình rồi tự xúc tiến quảng cáo mà không theo một quy mô lớn. Tuy hình thức này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thường xuyên có hợp đồng nhưng lại dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, tự hạ thấp giá thành để có thể ký đựơc hợp đồng, cạnh tranh không lành mạnh Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp để có thể tìm kiếm được nhiều đơn hàng mà không nghĩ đến lâu dài, có nhiều doanh nghiệp chấp nhận làm gia công để xuất khẩu sang nước thứ ba. Với hình thức này doanh nghiệp sản xuất chỉ được hưởng phần giá trị gia tăng rất thấp từ xuất khẩu. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp không quan tâm làm như vậy trên danh nghĩa sẽ tăng lượng hàng, tăng nhanh thị phần danh nghĩa sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam sang thị trường các nước như châu Âu, Mỹ…. Đây là nguyên nhân khiến cho mật hàng gỗ dễ bị các nước nhập khẩu kiện bởi họ dễ dàng trong việc tập hợp và tìm kiếm bằng chứng để đưa ra kiện chống bán phá giá. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Để khắc phục tình trạng trên, cần có những biện pháp chấn chỉnh và quy hoạch lại hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm gỗ trong thời gian tới có thể bằng các hình thức sau - Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm ở các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật, EU… để tập hợp cũng như quy tụ các doanh nghiệp tham gia cũng như tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu một cách có quy hoạch và trật tự. - Triển khai các biện pháp nắm bắt và khai thác triệt để, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp cách thu thập thông tin của các tổ chức nước ngoài hiện có mặt ở Việt Nam Bến cạnh đó,doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện, các tham tán thương mại để nắm bắt thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội , kinh tế văn hoá, các chính sách của nứơc nhập khẩu … để các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp 4.1.3. Các giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ. Nguồn nguyên liệu và con người là hai vấn đề then chốt của ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ gặp nhiều khó khăn do sự thiếu hụt về lao động và khả năng quản lý doanh nghiệp dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh doanh không cao. Thêm vào đó, lượng công nhân được đào tạo còn hạn chế và sự phát triển ồ ạt của các cơ sở chế biến nên xảy ra tình trạng các doanh nghiệp chế biến gỗ thiếu lực lượng công nhân lớn. Để phát triển ngành gỗ thì nhà nước cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực phù hợp với cơ chế thị trường. Từ những yếu cầu trên bộ thương mại cần làm việc với tổng cục dạy nghề để xác định nhân lực cho ngành chế bíên gỗ trong thời gian tới là bao nhiêu, phương án đầu tư, đào tạo cho phù hợp, việc đào tạo phải có địa chỉ sử dụng rõ ràng không gây lãng phí cho nhà nước và xã hội 4.2. Một số kiến nghị với hiệp hội gỗ và lâm sản. Trong thời gian tới, hiệp hội gỗ và lâm sản cần tập trung vào công tác kiện toàn bộ máy tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho các hội viên trứơc các vụ kiện từ các nhà nhập khẩu Ngoài ra hiệp hội cần tập trung làm tốt công tác thông tin, cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin về thị trường các nước nhập khẩu như văn hoá, xu hướng tiêu dùng… và dự báo khả năng phát triển, khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ có thể gặp phải và các giải pháp để khắc phục những khó khăn đó…Hiện nay hiệp hội cũng đang thực hiện những nhiệm vụ này nhưng các hoạt động còn chưa có tính hiệu quả cao. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức ngành nghề trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ sự hỗn trợ về chuyên môn, công nghệ, kinh nghiệm hoạt động. KẾT LUẬN Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế đó mà phải chủ động hội nhập. Hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành nhân tố không thể thiếu trong thương mại quốc tế. Đặc biệt khi Việt Nam vừa là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì các hoạt động xuất khẩu càng sôi nổi hơn rất nhiều. Nhận thức được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động xuất khẩu của mình. Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã mở rộng hoạt động sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này diễn ra cực kì khó khăn và phức tạp, đòi hỏi công ty phải không ngừng nắm bắt kịp thời, nhanh nhậy những thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế. Sau khi phân tích thực tiễn hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ - một mặt hàng chiến lược của công ty – em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm củng cố và phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty trong thời gian tới. Nhưng do khả năng có hạn chắc chắn bài viết này có nhiều thiếu sót, vì vậy em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và của cán bộ công nhân viên của công ty. Em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo Thạc sỹ. Nguyễn Thị Liên Hương - người đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình giao dịch và thanh toán quốc tế -PGS- TS: Nguyễn Duy Bột. Giáo trình kinh doanh quốc tế- PTS: Đỗ Đức Bình- NXB: Giáo dục. Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế PGS.TS Nguyễn Bách Khoa. Giáo trình kinh tế thương mại: PGS- TS: Đặng Đình Đào- chủ biên. Kỹ thuật kinh doanh XNK PGS Võ Thanh Thu. NXB Thống kê tháng 11/ 2002 Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu- Trần Văn Chu- Hà Quốc Hội, NXB ĐHQQG Hà Nội Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu năm 2004- 2007. Tạp chí thương mại . Tạp chí ngoại thương. Thời báo kinh tế Việt Nam các kỳ. Trang Web của hiệp hội gỗ và lâm sản. CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---˜{™--- GIẤY NHẬN XÉT THỰC TẬP Kính gửi: Khoa Thương Mại - Đại học kinh tế Quốc Dân Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thắm Ngày sinh: 02/03/1985 Lớp: Thương mại quốc tế Khoá: 46 Thực tập tại: Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Từ ngày: 1/1/2008 đến ngày 27/4/2008 Theo sự giới thiệu của Khoa Thương Mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân với sinh viên Nguyễn Thị Thắm thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, Công ty có nhận xét như sau: Sinh viên Nguyễn Thị Thắm đã thực hiện tốt mọi nội qui của Công ty. Tích cực học hỏi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cán bộ tại Công ty. Cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của các phòng chức năng. Đề tài “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu” là một đề tài mang tính thực tiễn và có tính tham khảo đối với Công ty, giúp Công ty có thêm được những giải pháp hợp lý trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Sinh viên Nguyễn Thị Thắm đã hoàn thành tốt và nghiêm túc trong quá trình thực tập tại Công ty. ......................., ngày ...... tháng ...... năm 200... Xác nhận của cơ sở thực tập Cán bộ hướng dẫn thực tập ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27741.doc
Tài liệu liên quan