Lời nói đầu
Thế giới đã trải qua những thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng trong vòng hai thập kỷ qua. Đã đạt được những tiến bộ trọng đại trong nhiều lĩnh vực quan trọng đối với phúc lợi con người thông qua những nỗ lực của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với những vấn đề cấp bách như sự bùng nổ dân số, sự suy giảm chất lượng môi trường, những khó khăn kinh tế nghiêm trọng, sự nghèo đói tràn lan và dai dẳng cùng vớ
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và vấn đề bảo vệ môi trường - Khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những bất công về kinh tế xã hội gia tăng. Giữa những vấn đề này lại có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong đó một vấn đề được quan tâm bởi rất nhiều các quốc gia là mối quan hệ giữa dân số và vấn đề môi trường.Tuyên bố Amxectdam năm 1989 đã khẳng định “ dân số, môi trường và tài nguyên là một thể liên kết khăng khít” và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo “Mối liên hệ bền vững giữa số lượng người, nguồn tài nguyên và sự phát triển”. Số dân tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi không có sự bảo tồn và tái tạo sẽ dẫn đến hậu quả không thể tránh được là môi trường tự nhiên bị suy thoái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, hiện nay mối quan hệ dân số môi trường đang được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Và đối với nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, việc hiểu đầy đủ mọi tác động của sự gia tăng dân số đến môi trường là điều hết sức cần thiết.
Tỉnh Hà Nam là một tỉnh thuần nông, năng suất lao động chưa cao, 93,9 % dân số sinh sống ở nông thôn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn , các vấn đề xã hội có nhiều bức xúc và với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay đang đặt ra những thách thức đối với môi trường và tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
Với tầm quan trọng của vấn đề như vậy và việc nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và môi trường để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm làm hài hoà mối quan hệ đó, rất phù hợp với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường và những kiến thức thực tế đã thu lượm được trong quá trình thực tập nên em đã chọn đề tài
“Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và vấn đề bảo vệ môi trường (khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Hà Nam)”
làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề có đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa dân số và môi trường.
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Hà Nam
Nội dung của luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận , phụ lục và tài liệu tham khảo gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam
Chương III:Mối quan hệ giữa dân số và các vấn đề môi trường
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Nguyễn Duy Hồng- GVC khoa Kinh tế môi trường &Quản lý đô thị.
Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hy- Giám đốc Viện Nghiên cứu sinh thái & Môi trường
Tiến sĩ Lê Hà Thanh- giảng viên khoa Kinh tế Môi trường & Quản lý đô thị
Thạc sĩ Lương Chi Lan- cán bộ Viện Nghiên cứu sinh thái &Môi trường
Đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Lời cam đoan
“ Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.”
Hà nội, ngày 29 tháng 4 năm 2003
Ký tên
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Thanh
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Khái niệm cơ bản về môi trường và kinh tế môi trường
1. Môi trường
1.1.Khái niệm môi trường
Môi trường là khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là sau hội nghị Stockhom về môi trường năm 1972
+Định nghĩa của S.V Kalenski( 1959,1970): Môi trường chỉ là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Định nghĩa này về môi trường là muốn nói đến môi trường địa lý.
+Định nghĩa của I.P gheraximou (1972): Môi trường là khung cảnh của lao động cuộc sống riêng tư của con người, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cho sự cần thiết cho sự tồn tại của nhân loại.
+Trong báo cáo toàn cầu công bố năm 1982 đã nêu ra định nghĩa sau đây: Môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh con người...mối quan hệ giữa loài người và môi trường của nó chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người với môi trường bị xoá nhoà đi.
+Trong tuyên ngôn UNESCO năm 1981 môi trường là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động cuả mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm làm thoả mãn các nhu cầu của con người
+R.G Sharma1988 đã đưa ra định nghĩa về môi trường như sau: Môi trường là tất cả những gì xung quanh con người.
+Trong luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (thông qua ngày 27/12/1993) môi trường được định nghĩa như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đờí sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Từ những khái niệm đó có thể phân môi trường thành các loại sau:
+Môi trường là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển chung của các loài sinh vật.
+Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh vật, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.
+Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong môi trường nhất định, có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
Các định nghĩa trên có khác nhau về quy mô, giới hạn và thành phần môi trường, nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của môi trường và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Các bản chất đó là: Tính cấu trúc phức tạp, tính động , tính mở và khả năng tự tổ chức, điều chỉnh.
Như vậy môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và phát triển cùng với trình độ phát triển của khoa học công nghệ nay riêng, của nền kinh tế- xã hội và nhận thức của loài người nay chung.
1.2.Thành phần môi trường.
Thành phần môi trường là các yếu tố hợp thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
1.3 Tính chất môi trường.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, môi trường ngày càng mang đậm tính chất của một dạng hàng hoá công cộng đa dụng, với các đặc trưng cơ bản là không cạnh tranh và không loại trừ. Nghĩa là với hàng hoá môi trường thì, một mặt sự tiêu dùng của người này không loại trừ sự tiêu dùng của người khác ( trừ khi họ phải trả giá rất đắt), và mặt khác, môi trường, với tất cả những tiện ích của mình, ngày càng trở thành sản phẩm và tài sản chung của cộng đồng, vì cộng đồng và do cộng đồng cả ở cấp vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
1.4. Một số khái niệm liên quan đến sự biến đổi môi trường.
+Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi tính chất của môi trường bởi các chất gây ô nhiễm.
Chất thải là chất được ra trong sinh hoạt, trong sản xuất hay trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
+Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho sản đời sống của con người và thiên nhiên.
+Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
2. Kinh tế môi trường.
Ra đời và phát triển trong những năm 80-90, là khoa học nghiên cứu tác động qua lại giữa kinh tế và hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất, kinh tế môi trường chủ yếu tập trung nghiên cứu thực tại triển vọng mối tương quan giữa các thành tố của môi trường và giữa tự nhiên với con người với tư cách một chỉnh thể về sinh thái tương tác lẫn nhau trong cân bằng và hoà hợp.
Mục tiêu chiến lược của quản lý kinh tế là phải tăng trưởng kinh tế bền vững, chất lượng môi trường tự nhiên là một yếu tố hạn chế quá trình tăng trưởng kinh tế, chỉ có thể tăng trưởng kinh tế lâu dài, nếu thực hiện đồng bộ và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc chính của môn kinh tế học môi trường là đặt ngang nhau cả hai mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng EQ(chất lượng môi trường) và tăng trưởng GNP (Tổng sản phẩm quốc dân). Nói cách khác, trong quyết định lựa chọn có tính chiến lược ở tất cả các cấp độ của xã hội, một bước không thế thiếu, và bỏ qua được là xem xét ảnh hưởng của môi trường trong quá trình ra quyết định.
Kinh tế môi trường chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích của kinh tế vĩ mô và vi mô, trước hết là công cụ phân tích chi phí- hiệu quả, và công cụ phân tích lợi ích- chi phí là quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất.
3. Vai trò của môi trường đối với con người
Vai trò của môi trường đối với con người là hết sức quan trọng. Môi trường là không gian sống, là nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, đồng thời môi trường cũng là nơi chứa đựng các dạng phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và trong hoạt động sản xuất. Môi trường còn là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
CÔNG TY
Hộ gia đình
sản phẩm
Nhân công & các nhân tố đầu vào khác
Môi trường tự nhiên
( Không khí
đất, nước, và các tài nguyên thiên nhiên khác)
đàu vào của môi trường
chất thải
đầu vào của môi trường
Hệ thống kinh tế giản đơn trong đó coi môi trường tự nhiên như là một nhân tố không thể tách rời
Qua mô hình ta có thể thấy vai trò và sự hỗ trợ rất lớn của môi trường đối với con người. Cả hộ gia đình và công ty đều phụ thuộc vào môi trường tự nhiên về không khí, nước và các nguồn lực cần thiểt khác như khoáng chất và năng lượng. Và trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, con người hầu như không bao giờ có thể đạt được hiệu suất 100%. Nói cách khác là con người luôn luôn tạo ra các phế phẩm sinh hoạt, phế thải sản xuất. Môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó. Hơn nữa, con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. Môi trường còn là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất….Với tầm quan trọng như vậy, trách nhiệm bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Mọi tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, ngăn chặn, khắc phụ các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
4.Tài nguyên
+Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên ở một trình độ phát triển lực lượng sản xuất và nghiên cứu nhất định được sử dụng dưới hình thức tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất.
+Phân loại tài nguyên theo thành phần môi trường.
Môi trường tự nhiên
tài nguyên không tái sinh
tài nguyên có thể tái sinh
có hạn nhưng phục vụ tái sinh
có hạn nhưng có thể tái sinh
có hạn & có thể bi khai thác hết
II. Những khái niệm cơ bản liên quan đến dân số
1.Khái niệm về dân số
Dân số là những tập hợp người được đặc trưng bởi: Cơ cấu, quy mô, phân bổ, chất lượng sự biến động và một số vấn đề kinh tế, văn hoá trên một lãnh thổ nhất định.
2. Khái niệm liên quan
+Dân cư: là tập hợp những người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của lãnh thổ đó.
+Qui mô dân số: Là tổng số dân của một vùng, một khu vực, một quốc gia hay trên toàn thế giới.
+Biến động dân số: Theo nghĩa hẹp biến động dân số là sự tăng hoặc giảm số dân theo thời gian. Biến động số dân được chia làm hai loại: biến động tự nhiên và biến động cơ học.
Biến động tự nhiên do ảnh hưởng của sinh và chết
Biến động cơ học do ảnh hưởng của di dân
+Chất lượng dân số: Chất lượng dân số là một khái niệm rất rộng. Nó bao gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức khoẻ con người về mặt thể trí lực và xã hội.
+Phân bố dân cư: Là sắp xếp dân cư trên một lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống của họ và các nhu cầu xã hội.
+Mật độ dân số: là số lượng dân sống trên mỗi đơn vị diện tích nhất định.
D= P/Q
D: Mật độ dân số
P: số dân sống trên lãnh thổ
Q: Diện tích lãnh thổ
Dân số luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường. Với tư cách là một phần tử trong hệ thống môi trường dân số luôn luôn có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Ngược lại khi môi trường bị ô nhiễm do bàn tay con người thì lại chính con người phải gánh chịu những hậu quả đó.
Một số phân tích sau đây sẽ làm rõ hơn mối quan hệ giữa dân số và vấn đề môi trường.
III. Lý thuyết nghiên cứu quan hệ dân số và môi trường
1. Lý thuyết nghiên cứu quan hệ dân số và môi trường
1.1.Tư tưởng của Malthus
Malthus trong tác phẩm khái luận về nguyên tắc dân số 1798 đã phản ánh về mối quan hệ dân số và môi trường. Ông cho rằng dân số tăng theo cấp số nhân còn của cải vật chất chỉ tăng theo cấp số cộng. Vì vậy tăng dân số chính là nguyên nhân của sự nghèo đói chết cao và huỷ hoại môi trường. Học thuyết của Malthus đã gây ra cuộc tranh luận rất lớn. Rất nhiều người ủng hộ ông và cũng không ít người phản bác. Dưới đây là một số tư tưởng đồng tình và phản đối học thuyết cuả Malthus liên quan đến dân số và môi trường
1.2. Luồng tư tưởng Malthus mới.
Hiện nay có hai dòng tư tưởng Malthus mới về mối quan hệ dân số và môi trường, cả hai dòng tư tưởng này đều cho rằng gia tăng dân số là nguyên nhân chủ yếu làm huỷ hoại môi trường. Một dòng tư tưởng thì cho rằng mọi sự suy thoái của môi trường đều do dân số gây nên. Còn dòng tư tưởng thứ hai thì cho rằng trái đất chỉ có khả năng chịu đựng hạn chế và nếu vượt qua giới hạn cho phép thì môi trường sẽ quay lại huỷ hoại cuộc sống của mọi loài trên trái đất. Đối với cả hai dòng tư tưởng này thì biện pháp tốt nhất để giảm sự huỷ hoại môi trườnglà hạn chế sự gia tăng dân số.
1.3. Luồng tư tưởng chống Malthus.
Các luồng tư tưởng chống Malthus có thể kể đến tên các tác giả nổi tiếng sau: J Simon, E Boserup và tiệm cận cho chế độ hoá do A Sen đưa ra. Hai tư tưởng đầu cho rằng con người có thể thích nghi với điều kiện bên ngoài do họ có khả năng thích hợp với thiên nhiên và khả năng sáng tạo. Đối lập với học thuyết Malthus các nhà khuyến khích phát triển dân số rất tin tưởng vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể giải quyết được mâu thuẫn do Malthus đưa ra. Về mặt dài hạn mà nói thì dân số là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển. Còn dòng tư tưởng thứ hai mặc dù vẫn cho rằng gia tăng dân số là một nhân tố làm tổn hại đến môi trường, nhưng lại đối lập với chủ nghĩa Malthus về quan điểm về mối quan hệ gia tăng dân số và cạn kiệt tài nguyên. Đối với Sen, do cơ cấu kinh tế xã hội làm cho dân số gia tăng và nghèo đói xảy ra làm cho môi trường bị tàn phá.
Tư tưởng J Simon
Theo ông thì dân số là một nhân tố nếu tính theo thời kỳ dài hạn là yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Để chứng minh luận điểm này ông đã vận dụng thuyết tân cổ điển về tăng trưởng và sử dụng việc thay thế hai nhân tố lao động và vốn đầu tư. Gia tăng dân số cho phép tăng cung về lao động như vậy thì nó có ảnh hưởng tích cực trên thị trường, vì vậy không thể nói theo những người theo chủ nghĩa Malthus là gia tăng dân số làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Tuy nhiên hạn chế của quan điểm mà Simon đưa ra là ông không tính đến sự cạn kiệt dần của các nguồn tài nguyên không thể tái tạo và thay thế được.
Tư tưởng của Boserup cho rằng khả năng cải tiến công nghệ của con người không ngừng tăng lên và chính áp lực dân số đã thúc đẩy qúa trình đó. Sự gia tăng dân số làm thúc đẩy năng suất, làm tăng khối lượng sản phẩm.
Sen và tư tưởng thể chế hoá
Nếu như các thuyết của chủ nghĩa Malthus mới cho rằng gia tăng dân số làm ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ người nghèo đói và làm chậm sự phát triển. Những người theo chủ nghĩa ưu sinh lại cho rằng dân số có khả năng tự điều chỉnh thích hợp với quy luật của thị trường và ở thời kì dài hạn dân số là yếu tố tích cực của sự phát triển không làm tổn thương đến nguồn tài nguyên bời vì nhờ có dân số mà khoa học kĩ thuật phát triển. Hai quan điểm này chỉ dựa trên quan điểm thuần tuý về mặt kỹ thuật để giải thích mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong đó có mối quan hệ giữa dân số và môi trường. Hai quan điểm trên không đề cập đến ảnh hưởng của chính sách, pháp chế của nhà nước. Quan điểm của Sen lại nghĩ đến ảnh hưởng của thể chế đến mối quan hệ dân số và môi trường. Đó là ảnh hưởng của chế độ phân phối sản phẩm, chế độ quyền sở hữu, các quy định về quản lý . Nguyên nhân chính làm huỷ hoại môi trường chính là do thể chế chính trị không đảm bảo cuộc sống cho đại đa số dân chúng (thiếu việc làm, thu nhập thấp kém, không có an ninh xã hội).
Các Marx cũng phản bác học thuyết của Malthus. Người cho rằng sự nghèo đói là do vấn đề quyền sở hữu tư liệu sản xuất và vốn chứ không phải do gia tăng dân số.
1.4. Các học thuyết hiện đại.
Học thuyết Malthus đánh dấu bước khởi đầu từ hai thế kỷ trước về quan hệ dân số và môi trường. Nửa đầu thế kỷ 20 do việc mức sinh đã làm dân số ở một số nước chững lại hoặc có xu hưởng giảm. Tuy nhiên, sự giảm sinh không đều, những người nghèo khổ vẫn có mức sinh cao.
Sự gia tăng dân số không phải là nguyên nhân duy nhất huỷ hoại môi trường. Và một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là sự phát triển khoa học kỹ thuật ở các nước phương tây. Các nhà tự nhiên và sinh thái học cho rằng việc khai thác ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên đã làm huỷ hoại môi trường. Do vậy đến thế kỷ thứ 20 xuất hiện nhiều tư tưởng về mối quan hệ giữa dân số và môi trường, các quan điểm hiện đại đều cho rằng ở các nước đang phát triển sự gia tăng dân số là nhân tố chủ yếu làm huỷ hoại môi trường, còn ở các nước công nghiệp phát triển thì lại là sự tiêu dùng quá thái của người dân gây nên sự huỷ hoại đó. Ngoài yếu tố về dân số thì yếu tố về kĩ thuật và tổ chức đóng vai trò vô cùng quan trọng.
2. Mô hình quan hệ lý thuyết.
Tất cả các mô hình lý thuyết đều cho rằng dân số và môi trường tác động đến nhau thông qua yếu tố về tổ chức và kỹ thuật (dân số, tổ chức, môi trường và công nghệ viết tắt là POET). Mối quan hệ giữa dân số và môi trường là mối quan hệ mang tính động. Dân số và môi trường không tồn tại một mối quan hệ tác động qua lại một cách trực tiếp. Tất cả các ảnh hưởng của dân số đến môi trường và của môi trường đến dân số đều là kết quả của một kiểu tổ chức xã hội và của quy trình công nghệ mà xã hội đó sử dụng.
Dưới đây là một số mô hình lý thuyết giải thích mối quan hệ dân số và môi trường.
2.1.Mô hình của Bongarts 1992
T=P.G.E.C+D
Trong đó: P quy mô dân số
G: GPD/người, hoặc là toàn bộ yếu tố kinh tế đầu ra
E: lượng năng sử dụng (Toàn bộ năng lượng sử dụng TEC)
C: Lượng cacbon (lượng cacbon thải ra do tiêu dùng các nhiên liệu hoá thạch FFCE)
D: ảnh hưởng của việc phá rừng
T: Tổng lượng Các bon thải ra
Mô hình này chỉ thể hiện một khía cạnh hạn chế của môi trường đó là lượng các bon thải ra và lượng năng lượng tiêu thụ.
Bảng 1:Tỷ lệ tham gia của gia tăng dân số đến tăng lượng các bon thải ra
Thời kì
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Tổng số
1985-2025
53%
42%
50%
2025-2100
39%
3%
22%
1985-2100
48%
16%
35%
Trong bảng trên ta thấy sự gia tăng dân số góp phần 50% vào lượng tăng khí CO2 trên trái đất trong những năm gần đây. ảnh hưởng này chỉ còn 22% trongthế kỷ sau. Điều quan trọng hơn là ảnh hưởng của việc gia tăng dân số của các nước đang phát triển đến môi trường ở thế kỷ sau còn rất mạnh.
Bongart đã tính toán lượng thải các bon đến năm 2100 dựa vào giả thiết dân số ở các nước đang phát triển không thay đổi mà chỉ còn tác động của việc gia tăng dân số ở các nước đang phát triển. Dự báo này không phải là hoàn toàn đúng, nhưng nó là một căn cứ tốt để thiết lập các chính sách về quan hệ môi trường và dân số. Rõ ràng sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển có một vai trò to lớn trong việc làm tăng sự nóng lên của trái đất trong tương lai.
2.2.Mô hình của Clark 1992
X/A=P/A*SP*X/S
Trong đó:
X/A: ô nhiễm trên một Km2
P/A: Dân số trên một Km2
S/P: GDP/người
X/S: Lượng ô nhiễm cho một đơn vị GDP
Dựa vào phương trình trên ông đưa ra một phương trình thể hiện mối quan hệ giữa lượng C thải ra khi tiêu thụ nhiên liệu rắn với gia tăng dân số (P) và sản lượng sản xuất (S) và lượng điôxit cácbon trên một đơn vị sản phẩm.
C/A=P/A*S/P*C/S
Clark đã tiến hành phân tích biến động theo thời gian và không gian ảnh hưởng của việc gia tăng dân số, phát triển kinh tế và lượng năng lượng tiêu thụ. Ông đã thấy rằng gia tăng dân số là yếu tố chủ yếu làm tăng lượng CO2 thải ra ở các nước chậm phát triển; tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu ở các nước như Nhật Bản và Trung Quốc, còn tiêu thụ là nhân tố chủ yếu ở các nước như Canada và Mỹ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng để bảo vệ môi trường phải can thiệp vào tất cả ba yếu tố sản xuất, tiêu thụ và gia tăng dân số.
2.3.Mô hình của Harrison1992
ô nhiễm= dân số* Goods/dân số * ô nhiễm/Goods
trong đó:
Goods/dân số: Thể hiện mứctiêu thụ
ô nhiễm/Goods: Thể hiện công nghệ
Harrison và Commoner đã thể hiện ảnh hưởng của biến động dân số, lượng tiêu thụ và công nghệ sản xuất tới môi trường. Ông đã nghiên cứu ở các nước chậm phát triển, các nước phát triển, các nước kinh tế tập trung và các nước đang phát triển trong vòng ba thập kỷ qua ảnh hưởng của dân số, tiêu thụ và công nghệ đến các thành phần của môi trường.
Bảng 2: ảnh hưởng của dân số, tiêu thụ và công nghệ đến môi trường.
Thay đổi môi trường/vùng/năm
dân số
Tiêu thụ
Công nghệ
ả Rập 1961-1985
Chậm phát triển
Phát triển
+72%
+46%
+28%
+54%
-100%
-100%
Số lượng gia súc
Chậm phát triển
Phát triển
+69%
+59%
+31%
+41%
-100%
-100%
Độ màu mỡ 1961-1985
Chậm phát triển
Phát triển
+22%
+21%
+8%
+18%
+70%
+60%
Thay đỏi ô nhiễm không khí 1961-1985 OECD
+25%
+75%
-100%
CO2 thải ra 1960-1988
Chậm phát triển
Phát triển
+46%
35%
Công nghệ sản xuất thay đổi làm thay đổi ảnh hưởng của môi trường lên đất đai và gia súc thể hiện ở việc tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích. Đối với các nước đang phát triển công nghệ tiên tiến giúp làm giảm lượng khí thải. Công nghệ làm tăng độ màu mỡ của đất. Gia tăng dân số là áp lực phá huỷ môi trường cả ở các nước đang phát triển.
Mô hình này khi xét tăng trưởng dân số mới chú trọng đến tăng tự nhiên mà chưa chú trọng đến tăng cơ học dân số.
2.4. Mô hình IIASA (internationail institut of system analyis) 1992.
Mô hình IIASA đưa ra ba phần tử tác động đến hệ thống của môi trường: xã hội, hệ sinh thái và kinh tế. Trong mô hình bao gồm 40 biến khác nhau như quy mô, cơ cấu dân số, chất lượng cuộc sống, khối lượng vốn, ô nhiễm và chất lượng của môi trường tự nhiên, trong đó chia ra các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp.
IIASA đã nghiên cứu và xây dựng mô hình về mối quan hệ dân số và môi trường ở Maruitius. Trong mô hình này các yếu tố chính để cập đến là dân số, kinh tế, nước, đất sử dụng và chính sách, trong yếu tố dân số người ta sử dụng tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, lực lượng lao động và di dân. Yếu tố về môi trường được thể hiện qua đất sử dụng và nước.
Kết quả nghiên cứu của mô hình cho thấy quan hệ dân số và môi trường phụ thuộc trực tiếp vào cách thức tổ chức và công nghệ “ mối quan hệ nhân quả” về sự thay đổi về quy mô dân số như lượng CO thải ra không khí. Còn đại bộ phận đều phụ thuộc vào trình độ công nghệ tác động lên đất, nước và không khí cũng như nền văn hoá và khối lượng tiêu dùng của họ.
3. Gia tăng dân số tác động đến các thành phần của môi trường.
Trong các nhân tố tác động đến môi trường thì con người là nhân tố quan trọng nhất. Con người là một yếu tố của sinh quyển, nhưng nó không chỉ đơn giản là một mắt xích của chuỗi thức ăn, con người có thể thích ứng với nhiều hệ sinh thái khác nhau, vì vậy toàn bộ hệ sinh quyển là hệ sinh thái của con người. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển con người đã phải trải qua hàng triệu năm chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên. Nhưng trong vài trăm năm trở lại đây, đặc biệt là thời kì từ những năm 1950 đến nay con người dần dần cải tiến các công cụ sản xuất của mình. Khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển, con người có khả năng như một “lực lượng địa chất” làm thay đổi bộ mặt của trái đất. Con người đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt của hành tinh nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội và quá trình này đã để lại dấu vết sâu sắc trong các hệ sinh thái. Tác động của con người đến hệ sinh thái là rất lớn, có thể phân thành các loại như sau:
+ Tác động vào cơ chế ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/R+_1; P/B+_0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R> 1 và P/R> 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (Đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng trọt lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Để duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.
+ Tác động vào chu trình sinh địa hoá tự nhiên:
Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v,v…..Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất ,dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Đồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn….. Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. v.v……
+ Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái:
Con người tác động vào các điều kiện của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:
Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v..v…..
Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.
+ Tác động vào cân bằng sinh thái:
Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
Săn bắt các loài động vật quý hiếm như: hổ, tê giác, voi…có thẻ dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại hợp chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v..v……..
Như vậy, hoạt động của con người có thể làm giàu thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó phục vụ cho các nhu cầu của con người, đặc biệt là những tiến bộ khoa học công nghệ. Hoạt động của con người cũng có thể vô ý làm nghèo đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tiêu diệt một số loài sinh vật, thậm chí làm đảo lộn các cảnh quan thiên nhiên từ đó gây tác hại dây chuyền đến khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển............dẫn tới nguy cơ gây nên cuộc khủng hoảng sinh thái.
Trước những tác động của con người thì phản ứng của các hệ sinh thái không phải nơi nào cũng giống nhau.
Tại các vùng có khí hậu ôn đới, tác động huỷ hoại của lớp phủ thực vật không gây hậu quả nhiều như vùng nhiệt đới. Vì rừng ôn đới có thể tái lập lại nhanh chóng với điều kiện đất được bỏ hoá.
Tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, có thể là nhiệt đới ẩm hay nhiệt đới khô, sự phá huỷ lớp phủ thực vật, rừng bị khai thác quá mức sẽ kéo theo tình trạng sói mòn, quá trình Laterit hoá (quá trình đá hoá), hệ sinh thái trở nên nghèo nàn, đất không còn khả năng canh tác, đe doạ sự đảm bảo lương thực thực phẩm do dân số ngày càng tăng lên.
Riêng ở Việt Nam, nếu đêm so sánh với tất cả các hệ sinh thái đã có trên hành tinh thì Việt Nam có đầy đủ các hệ sinh thái hết sức đa dạng, nhưng các hệ sinh thái đã bị phá huỷ ở các mức độ khác nhau. Mặc dù tác động xây dựng, kiến thiết của con ngưòi là rất lớn, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng này là do áp lực của việc gia tăng dân số và các nhu cầu do áp lực đó tạo ra. Do đó dân số và các vấn đề môi trường có quan hệ mật thiết với nhau.
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường có thể biểu diễn cụ thể theo sơ đồ sau:
Dân số
Tiêu dùng
Sản xuất
+Vốn
+Công nghệ
+Đất
+Tổ chức sản xuất
Chất thải
Tài nguyên, Môi trường ( Đất, nước, không khí)
Trong các vấn đề về môi trường thì dân số chỉ là một nhân tố tác động. Tuy nhiên, dân số là nhân tố quan trọng nhất. Dân số vừa tác động trực tiếp đến môi trường vừa tác động gián tiếp thông qua các nhân tố khác như : trình độ kĩ thuật, pháp luật và chính sách.
Dân số và môi trường là hai phạm trù có quan hệ mật thiết, tác động tương hỗ lẫn nhau và là vấn đề xuyên suốt mọi lĩnh vực, mọi thời đại, mọi trình độ phát triển. Sự gia tăng dân số làm tăng thêm sự căng thẳng về tài nguyên môi trường, một trong những nhân tố và điều kiện cơ bản cho sự phát triển. Ba biến số cơ bản của dân số là sinh , chết và di dân đã quyết định đến các thành phần của dân số là quy mô, cấu tr._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29679.doc