Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới

Tài liệu Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới: ... Ebook Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4301 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Cây tiêu được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX. Tuy vậy, cho đến giữa những năm 1980, cây tiêu mới được phát triển, trồng trên diện rộng và hồ tiêu Việt Nam từ những năm 1990 mới thực sự tham gia vào thị trường hàng hóa xuất khẩu. Nhờ sự cần cù, thông minh và sáng tạo, đến năm 2000, người nông dân Việt Nam đã làm nên sự đột phá thần kỳ, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu trên thế giới, làm cho bạn bè khắp nơi trên thế giới ngạc nhiên và khâm phục. Ngành hồ tiêu Việt Nam đã thể hiện ưu thế của mình trong nhiều năm do chi phí nhân công thấp hơn so với các nước trồng tiêu khác. Điều quan trọng hơn là nông dân Việt Nam siêng năng và có nhiều ý tưởng mới. Mặc dù ngành hồ tiêu đang đối mặt với tình hình sâu bệnh hại nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng vì diện tích trồng mới đã đi vào khai thác. Tuy nhiên, khi cây tiêu ngày càng già đi, đặc biệt những cây trồng ở vùng đất không thích hợp lắm thì sản lượng tiêu chắc chắn đối mặt với sự suy giảm, trừ khi có các biện pháp đề ra để đưa ngành hồ tiêu phát triển trên một nền tảng bền vững hơn. Như vậy, thách thức chính mà ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối mặt là phải đảm bảo phát triển bền vững, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để giúp cho nông dân trồng tiêu đạt được lợi nhuận hợp lý khi mà chi phí đầu vào đang tăng và giá cả luôn biến động. Bên cạnh đó, ngành tiêu Việt Nam đang đối mặt với một thách thức khác là phải đảm bảo việc sản xuất tiêu có chất lượng tốt và an toàn để đảm bảo cho các nhà nhập khẩu rằng tiêu Việt Nam hơn hẳn tiêu của các nước khác. Ngoài ra, ngành tiêu Việt Nam cần phát triển kỹ thuật để cung cấp thông tin đáng tin cậy cho người mua và người tiêu dùng. Sự tin cậy của sản phẩm nên gắn liền với sự tin cậy của nhà xuất khẩu hay kinh doanh ở Việt Nam và các nhà chức trách, ngoài ra phải đảm bảo uy tín của người bán mà nhà nhập khẩu tìm đến. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới" là thực sự cần thiết bởi nó không chỉ đề cập đến vấn đề “đầu ra” cho mặt hàng hồ tiêu Việt Nam trong bối cảnh hiện tại mà nó còn đặt ra những vấn đề hết sức thiết thực đối với “đầu vào” của ngành hàng xuất khẩu này để Việt Nam có thể tiếp tục duy trì và phát huy vị thế “quán quân” trong “làng” xuất khẩu hồ tiêu của thế giới. Đó cũng chính là những lý do người viết chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. Tình hình nghiên cứu: Nông lâm sản từ lâu đã là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong đó phải kể đến sự “góp mặt” của các mặt hàng gạo, cà phê và hồ tiêu, trong đó, gạo và cà phê mấy năm gần đây luôn được xếp trong “câu lạc bộ 1 tỷ USD” về kim ngạch xuất khẩu và đã được rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Đối với mặt hàng hồ tiêu, mặc dù kim ngạch xuất khẩu chưa đạt đến con số 1 tỷ USD để được xếp vào câu lạc bộ của số ít những “đại gia” này, nhưng liên tục từ những năm 2000 trở lại đây, Việt Nam luôn khẳng định vị thế là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, xét trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chưa có một đề tài nào nghiên cứu và đưa ra chiến lược xuất khẩu cho ngành hàng này nên “Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới” là đề tài đáng được quan tâm và thực sự cần thiết phải nghiên cứu để Việt Nam tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trong ngành hàng này trên trường quốc tế: Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược nói chung và chiến lược xuất khẩu nói riêng; Phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam những năm qua; Đề xuất các giải pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới trong những năm tới Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới Phạm vi nghiên cứu: Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam (thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ) Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin; - Phân tích, tổng hợp tài liệu; - Xin ý kiến chuyên gia Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết kuận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1: Tổng quan về chiến lược xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam CHƯƠNG 2: Thực trạng chiến lược xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trên thị trường thế giới CHƯƠNG 3: Giải pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HẠT TIÊU CỦA VIỆT NAM Những vấn đề lý luận chung về chiến lược và chiến lược xuất khẩu Chiến lược Thuật ngữ “chiến lược” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “stratos” (quân đội, bầy, đàn) và “Agos” (lãnh đạo, điều khiển). Chiến lược được sử dụng đầu tiên trong quân sự để chỉ các kế hoạnh lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc được cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương có thể không làm. Thông thường người ta hiểu chiến lược là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những chiến dịch có quy mô lớn. Từ thập kỷ 60 (thế kỷ XX), chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời. Tuy nhiên, quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và người ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau. Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược và việc xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, quốc gia và thực hiện chương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu ấy Cũng có thể hiểu chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì sự thành công. Cụ thể hơn, có quan niện cho rằng chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, dài hạn, hướng hoạt động của toàn doanh nghiệp tới việc đạt được các mục tiêu đã xác định Khác với các quan niệm trên, Mintberg tiếp cận chiến lược theo cách mới. Ông cho rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hành động. Vì vậy, theo ông chiến lược có thể có nguồn gốc từ bất kỳ vị trí nào, nơi nào mà người ta có khả năng học hỏi và có nguồn trợ giúp cho nó. Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược vẫn là phác thảo hình ảnh trong khu vực hoạt động và khả năng khai thác, chiến lược kinh doanh xác định mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng như giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định. Trong mọi hoạt động của con người, định hướng là việc xác định trước hướng đi trong tương lai. Xác định đúng hướng và cách thức đi sẽ đến được đúng đích với hao phí nhỏ nhất về thời gian và các nguồn lực. Xác định đúng hướng đi nhưng sai về cách đi có thể vẫn đến đích nhưng sẽ hao phí nhưng sai về cách đi có thể vẫn đến đích nhưng sẽ hao phí thời gian và nguồn lực lớn. Xác định không đúng hướng sẽ dẫn người ta đi lệch hướng, lãng phí thời gian, công sức và các nguồn lực khác mà không đạt được mục đính mong muốn. Chiến lược là mục tiêu mà chủ thể phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó, cũng có thể cho rằng chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động Chiến lược xuất khẩu Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển xuất khẩu trước mắt cũng như trong dài hạn của doanh nghiệp. Nâng lên tầm cao hơn, chiến lược xuất khẩu quốc gia là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch ở tầm vĩ mô của nhà nước nhằm đảm bảo sự phát triển xuất khẩu trước mắt và bền vững trong dài hạn của quốc gia đối với các mặt hàng ở những thị trường cụ thể. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế đã và đang diễn ra phổ biến và mạnh mẽ trên toàn cầu, xuất khẩu chính là một trong những hoạt động chính của kinh doanh quốc tế và cũng là một trong những hoạt động mở đường cho quá trình thâm nhập và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước. Vì vậy, chiến lược xuất khẩu nói chung và chiến lược đối với mỗi mặt hàng nói riêng luôn được các nước chú trọng xây dựng, nhất là chiến lược xuất khẩu với các mặt hàng trọng điểm quốc gia. Xây dựng chiến lược xuất khẩu cho một mặt hàng nào đó tức là Nhà nước đưa ra mục tiêu để cho các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện trong một môi trường kinh doanh quốc tế rộng lớn, đầy biến động. Xác định các mục tiêu chính là việc định hướng của doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động theo một lộ trình đúng đắn đã được nghiên cứu một cách khoa học. Hơn nữa, có rất nhiều cách khác nhau để có thể đạt được các mục tiêu đã xác định đó; chẳng hạn các nhân tố của môi trường kinh doanh tác động đến và quy định việc quốc gia lựa chọn cách thức tốt nhất để đạt được các mục tiêu đã xác định. Chiến lược xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản của Việt Nam Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm là một nước nông nghiệp. Vì vậy, cho đến nay, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế đất nước. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống nhân dân cũng như đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã từng bước hội nhập vào thị trường thế giới với sự có mặt có các loại mặt hàng trên các thị trường Âu Á gần xa. Trong 6 nhóm hàng được xếp vào “câu lạc bộ 1 tỷ US$” những năm gần đây (chỉ những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ US$) thì nông lâm sản Việt Nam là một trong 6 nhóm mặt hàng ít ỏi đó. Trên thị trường thế giới, các mặt hàng nông lâm sản Việt Nam dần khẳng định tiếng nói và vị thế của mình. Chúng ta tự hào là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan) mà ít biết đến cà phê và hồ tiêu Việt Nam đã vươn lên chiếm vị trí số một thế giới. Những thành tích đó nói lên phần nào tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để biết rõ hơn tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng đó, chúng ta cùng xem xét tiềm năng xuất khẩu một số mặt hàng điển hình sau: Gạo Gạo bắt đầu được xuất khẩu với khối lượng lớn vào năm 1989 (1,42 triệu tấn) nhưng chỉ tới thời kỳ 1991-1995 vị trí gạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu mới được khẳng định với lượng xuất khẩu đạt bình quân trên 1,5 triệu tấn/năm. Năm 1998 ta đã xuất 3,75 triệu tấn gạo, đạt trị giá hơn 1 tỷ USD, mức cao nhất. Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2001 đạt 3,6 triệu tấn, giá bình quân 138.25 USD/tấn. Xuất khẩu gạo năm 2002 đạt 3,3 triệu tấn giá bình quân 225USD/tấn Gạo Việt Nam, theo thống kê hải quan, đã được bán cho hơn 30 nước bạn hàng khác nhau, trong đó mua với lượng lớn và ổn định có khoảng 7 – 8 bạn hàng. Trong số này có bốn bạn hàng Châu Á (Singapore, Phillippines, Malaysia, Hồng Kông), hai bạn hàng Châu Âu ( Thụy Sỹ, Hà Lan) và một bạn hàng Trung Đông là IRAC. Thực tế có thể nhận thấy Châu Phi tiêu thụ gạo rất nhiều nhưng nhập khẩu từ Việt Nam lại rất ít. Khách hàng của Việt Nam hiện nay chủ yếu là Nam Phi với số lượng mua năm 2007 là gần 32 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo. Trong khi đó, chỉ riêng 3 nước Châu Phi là Nigeria Nam Phi và Tôg đã tiêu thụ tới 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2007 (Nigieria mua 518 ngàn tấn, Nam Phi mua 293 ngàn tấn và Togo mua 213 ngàn tấn) Sự thiếu vắng của thị trường Châu Phi không nhất thiết thể hiện sức cạnh tranh kém của gạo Việt Nam bởi chi phí sản xuất (trong đó chi phí nhân công) không cao, khả năng thâm canh tăng vụ tốt, năng suất bình quân khá đạt 936,8 tạ/ha so với 24,2 tạ/ha của Thái Lan) Gạo của ta có thể cạnh tranh tốt trên mọi thị trường, đặc biệt là trên thị trường gạo cấp thấp. Điểm yếu của ta là khả năng cung cấp tín dụng cho bạn hàng. Do điểm yếu này mà gạo Việt Nam vẫn thông qua khách hàng của một nước thứ 3 để thâm nhập vào thị trường Châu Phi và đây cũng là lý do giải thích vì sao trong số 10 bạn hàng mua gạo lớn nhất của lại xuất hiện Thuỵ Sỹ và Hà Lan là những nước không có truyền thống tiêu thụ gạo với số lượng lớn. Ngoài vấn đề thị trường, xuất khẩu gạo của ta còn một vấn đề nữa là hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu. Mặc dù nhiều năm liền xuất khẩu trên 3 triệu tấn/năm với tốc độ tăng bình quân gần 12% nhưng gạo vẫn là mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch và đầu mối, chủ yếu là lý do an ninh lương thực. Tham gia xuất khẩu gạo, cho tới nay đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia không chỉ các doanh nghiệp quốc doanh mà còn cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc này đã làm tăng tính năng động trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường ngoài. 1.2.1.2 Cà phê Nếu vào năm 1975, diện tích cà phê cả nước chỉ mới có 20.000 ha thỡ đến năm 2006, con số đó đó lờn đến trên 500.000 ha. VN trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil; niên vụ 2005-2006 đó xuất khẩu trờn 900.000 tấn cà phờ, thu về hơn 1,2 tỉ USD. Tuy nhiên, kết quả đó có thể cũn cao hơn nữa nếu tiềm năng của cây cà phê VN được khai thác tương xứng. Theo thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong mùa mưa 2007, người dân đó tự phỏt trồng mới gần 1.000 ha cà phờ. Nhiều vựng chuyờn canh cà phê của các tỉnh khác cũng tăng diện tích. Điệp khúc giá lên, “người người, nhà nhà” ào ạt trồng cà phê được lặp lại. Điều này dấy lên nỗi lo khi nguồn cung tăng sẽ kéo theo khủng hoảng thừa và giá cà phê tuột dốc như đó từng xảy ra cỏch đây không lâu. Trong gần 15 năm qua, ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều biến động thăng trầm bởi ảnh hưởng của thị trường thế giới. Người trồng cà phê trong nước đó chứng kiến giỏ cà phờ nhõn từng lờn đỉnh điểm 42.000 đồng/kg, và thời điểm thảm hại nhất chỉ cũn 4.500 đồng/kg. Thời kỳ 1990-1994, diện tích trồng cà phê tăng không đáng kể (có năm còn giảm) nhưng sản lượng tăng rất nhanh do đa số các vườn cà phê đến độ trưởng thành và cho năng suất cao. Thời kỳ 1998-2001, giá cà phê thế giới tăng đột biến nên diện tích trồng cà phê cũng tăng mạnh ở khắp các tỉnh tây Nguyên. Đến năm 2001, theo ước tính của Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam đã đạt xấp xỉ 370,000 ha, trong đó riêng 3 tỉnh Tây Nguyên đã chiếm khoảng 60%. Tuyệt đại đa số diện tích được sử dụng để trồng Robusta, chỉ có khoảng 20,000 ha là trồng Arabica. Đầu những năm 90, cà phê Việt Nam được đưa vào thị trường thế giới thông qua mạng lưới tiêu thụ của các doanh nhân Singapore (chiếm tỷ trọng gần 45%). Từ năm 1995, khi Mỹ bỏ cấm vận, vai trò của trung gian Singapore giảm dần. Khách hàng Mỹ đã nhanh chóng tìm đến Việt Nam và chỉ sau 1 năm họ đã trở thành bạn hàng số 1 , hàng năm mua khoảng 24% lượng cà phê của Việt Nam (năm 2007 tăng tới gần 35%). Khách hàng Đức luôn chiếm vị trí số 2. Những bạn hàng quan trọng khác gồm: Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Angieri, Balan và Nhật Bản. Singapore, kể từ năm 1996, không còn nằm trong danh sách 10 bạn hàng lớn nhất nữa. Một yếu tố đáng chú ý là ngoài các nhà buôn, các nhà rang xay cà phê nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp. Tỷ trọng bán cho rang xay còn nhỏ nhưng đây là dấu hiệu khởi đầu tốt đẹp bởi rang xay chỉ mua trực tiếp khi càphê có độ đồng đều nhất định về cỡ hạt và chất lượng hạt. Chè Theo số liệu thống kê của Bộ NN& PTNT, đến cuối năm 2005 diện tích chè cả nước đạt gần 80000 ha. Sản lượng chè búp khô đạt khoảng 52,5 ngàn tất, xuất khẩu 32 ngàn tấn, đạt trị giá 48 triệu USD. Xuất khẩu chè năm 2004 đạt hơn 33 ngàn tấn, trị giá hơn 50 triệu USD, tăng gần 3% về lượng và 5,4% về giá trị so với năm 2005. Xuất khẩu chè cả năm 2007 đạt 76 ngàn tấn, kim ngạch 86 triệu USD tăng khoảng 8 ngàn tấn và gần 8 triệu so với năm 2006 giá xuất khẩu bình quân 1.150 USD/Tấn. Chè của ta hiện được tiêu thụ rải rác ở một số nước như Irac, Libi, Srilanka, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Hồng Kong, Đài Loan, Mỹ... mỗi nơi một ít. Năng suất sản xuất chè bình quân đạt 630kg/ha. Về chế biến, gần đây, ngành chè đã có nhiều dự án liên doanh và hợp tác chế biến chè với nước ngoài tạo cơ hội cho chất lượng chè của chúng ta tốt hơn và có thể nhập sâu hơn, rộng hơn vào thị trường thế giới. Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu chè 5 năm 2003-2007 Năm Sản lượng xuất khẩu (1000ngàn tấn) Giá trị xuât khẩu (triệu USD) Giá xuất khẩu bình quân (USD/Tấn) 2003 20,2 47.9 1480 2004 32,0 53.2 1520 2005 33,0 45.2 1240 2006 55,5 69.6 1250 2007 76 78 1130 Nguồn: Tổng cục hải quan Căn cứ theo số liệu bảng 1.1 ta thấy tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam là quốc gia nằm trog khu vực Đông Nam á, với khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh ở miền Băc, địa hình với nhiều độ cao khác nhau, nơi đây là môi trường vô cùng thuận lợi cho việc phát triển diện tích trồng chè, được phân bố ở khắp các tỉnh trung du bắc bộ. Đây là điều kiện rất tốt để Việt Nam phát triển ngành chè ổn định. Hạt tiêu Trong những năm trước đây, hạt tiêu là mặt hàng nông sản chiếm vị trí thứ yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 2003, do nhận thức được giá trị kinh tế của cây hồ tiêu, diện tích trồng cây hồ tiêu tăng khá mạnh. Hạt tiêu của Việt Nam chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Sau đây là tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008 Bảng 1.2 : Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 Năm Sản lượng xuất khẩu Tốc độ tăng, giảm (%) 2003 74.035 2004 98490 33% 2005 109565 11.24% 2006 111667 1.9% 2007 82904 -25% 2008 83000 0.1% Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu việt Nam Chúng ta đã xuất khẩu được tiêu sang khoảng 80 nước trên thế giới. Điều đáng mừng là đã có rất nhiều doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu mặt hàng này, có các công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, theo số liệu đến năm 2007 được thể hiện ở bảng sau. Qua bảng 1.3, có thể thấy đa số là các công ty của việt nam xuất khẩu tiêu dưới dạng nguyên liệu sơ chế là chính. Bảng.1.3: Số lượng xuất khẩu Việt Nam từ năm 2005 – 2007 Stt Doanh nghiệp 2005 2006 2007 VPA 82,269 100,615 68,757 1 Phỳc Sinh 6,059 9,946 10,708 2 Olam 9,586 10,105 5,338 3 Pitco 5,613 9,247 5,252 4 Intimex HCM 8,026 8,153 5,184 5 Nedspice 5,479 6,569 4,884 6 Ngụ Gia 5,910 6,812 4,362 7 Hapro 4,831 6,208 3,747 8 Haprosimex HCM 3,964 8,394 3,727 9 Generalexim 753 2,471 3,154 10 Petec 4,744 7,525 3,051 11 XNK Intimex 5,586 3,769 3,048 12 Thạnh Lộc 480 2,640 2,315 13 Simexco Daklak 3,417 4,073 1,923 14 Kraal 3,330 3,128 1,912 15 Maseco 2,625 1,762 1,449 16 KSS Việt Nam  1,311 17 Trường Lộc 871 686 973 18 Trõn Chõu 747 956 19 Thanh Hà 4,212 2,961 875 20 Generalimex 827 21 Vilexim 1,401 675 822 22 Vinaharris 751 2,669 731 23 Nụng sản Long Gia 659 Khỏc 4,631 2,075 1,549 Non - VPA 13,910 15,956 14,147 24 Harris Free Man 3,933 5,694 2,541 25 Gia vị Sơn Hà 201 2,686 1,902 26 Trà cà Cà phê ĐD 1,608 27 Phỳc Thành 1,598 28 Tụ Ngọc Thành 869 29 TM Hà Nội  787 30 Sài Gũn Xanh 648 31 Sa Phi 535 Khỏc 9,776 7,675 3,659 Tổng 96,179 116,670 82,904 Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam Tóm lại, các mặt hàng nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu đã và đang từng bước được khơi dậy và phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung, việc sản xuất còn manh mún, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ phát triển thị trường ở các khu vực nông thôn thấp. Khó khăn về đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng đã góp phần hạn chế sự phát triển công nghiệp chế biến nói chung. Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn thích ứng với cơ chế, từ sự chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, cũng như năng lực kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ; thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, do đó cần thiết phải có một chiến lược xuất khẩu mang tính chất dài hạn. Chiến lược xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việc xuất khẩu nông sản theo quy mô nhỏ lẻ nhìn chung không đem lại hiệu quả cao. Các công ty xuất nhập khẩu hàng nông sản còn nhỏ, hộ sản xuất nông sản nước ta còn quá nhỏ bé (0.8ha/hộ 5 người). Nước ta có 13.2 triệu hộ nông dân cá thể và hơn 100 doanh nghiệp lớn xuất nhập khẩu. các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ không tạo điều kiện phát huy hiệu quả nhờ quy mô, các công ty xuất khẩu cũng đã liên kết thành các hiệp hội – hiệp hội tiêu, hiệp hội chè, hiệp hội hồ tiêu- tuy nhiên chưa tạo được sự đồng thuận trong các thành viên.. Hơn nữa, sản xuất nhỏ lẻ sẽ rất khó áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại, đồng thời kéo dài hơn nữa tình trạng sản xuất manh mún vốn có của nông nghiệp Việt Nam. Nừu không có biện pháp liên kết giữa các nhà sản xuất quy mô hộ gia đình, nước ta sẽ lãng phí nguồn lực đầu tư cho kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các doanh nghiệp ở nông thôn nói chung, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn nông thôn nói riêng hiện nay nhìn chung còn yếu kém. Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ở thòi điểm cuối năm 2002, số doanh nghiệp ở nông thôn chiếm khoảng 14% tổng số doanh nghiệp cả nước, đến năm 2003 giảm còn trên 11% và ở thời điểm 2007 chỉ còn khoảng 10% với khoảng 16 ngàn doanh nghiệp trong đó phần lớn có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính tình hình hoạt động nhỏ lẻ này đã đẫn đến tình trạng các doanh nghiệp hoạt động manh mún, cạnh tranh nhau chỉ vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt. Các doanh nghiệp hầu như không có những chiến lược kinh doanh dài hạn. Có thể lấy ví dụ từ hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp việt nam. Những lô hàng đầu thì tốt nhưng càng về sau, tỷ lệ đạt yêu cầu chỉ còn 20-30%. xuất khẩu là hoạt động đòi hỏi nhiều công đoạn, cần sự quan tâm lớn về chất lượng hàng hóa; nhưng các doanh nghiệp của nước ta đã không có thái độ đúng đắn Chiến lược xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam Chiến lược phát triển ngành Hồ tiêu đến năm 2015 của Chính phủ là phát triển một ngành Hồ tiêu hướng ra xuất khẩu, ổn định và bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chủ trương nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng Hạt Tiêu chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu bởi xuất khẩu các loại Hạt tiêu sản xuất có lợi hơn cho quốc gia với các hạt tiêu dưới dạng thô, vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam đang chuyển hướng phát triển từ số lượng sang chất lượng: ổn định diện tích ở mức 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường trong sạch, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được điều đó cần phẩn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng (hiện nay đã có 13 nhà máy chế biến hạt tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn của Mỹ ASTA) Vai trò của chiến lược xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đối với trong và ngoài nước 1.3.1 Đối với trong nước Do chiến lược đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, ngành Hồ tiêu của Việt Nam từ năm 2003 đến nay đã phát triển vượt bậc, chiếm vị trí số một thế giới về giá thành sản xuất thấp, về năng suất, sản lượng và số lượng xuất khẩu cao (chiếm trên 30% sản lương và 46% thị phần của thế giới) nhờ có cả 3 yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Nhất là yếu tố “nhân hòa”- Nông dân Việt Nam rất cần cù sáng tạo trong sản xuất, ngay cả khi giá tiêu xuống đến mức rất thấp, họ vẫn kiên định không quay lưng với cây tiêu. Nhìn lại quá trình phát triển của Hồ tiêu Việt Nam trải qua 3 thập niên: Năm 1975, diện tích cây tiêu ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 100 ha, chủ yếu trồng ở Quảng trị, Bà rịa- Vũng tàu và Đảo Phú Quốc. Sản lượng chỉ gần 100 tấn/năm. Năm 1985 diện tích chưa vượt quá 2.200 ha và sản lượng cũng chỉ đạt 1.300 tấn/năm. Năm 1995 diện tích vẫn chỉ ở mức 7000 ha, sản lượng chưa đầy 20.000 tấn/năm Đặc biệt trong vòng mười năm 1996-2006 Hồ tiêu Việt Nam đã phát triển vượt bặc cả về diện tích, sản lượng và số lượng xuất khẩu, vươn lên đứng đầu thế giới, bỏ xa các nước trong cộng đồng hồ tiêu thế giới. Năm 1996 diện tích ước khoảng 15000 ha, sản lượng 30000 tấn, xuất khẩu 25.300 tấn. Năm 2006 diện tích đạt 50000 ha, sản lượng 100.000 tấn, xuất khẩu 116.670 tấn. So với năm 1996 diện tích tăng 233%, sản lượng tăng 233% xuất khẩu tăng 361%. Thế giới đánh giá sự phát triển kỳ diệu của ngành Hồ tiêu Việt Nam là câu chuyện đáng ngạc nhiên. Các nước trong cộng đồng hồ tiêu phải nể phục. 1.3.2 Đối với ngoài nước Suốt 8 năm liên tiếp, hồ tiêu Việt nam dẫn đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu, bình quân 70.600 tấn/năm (Chiếm 31,2% thị phần của thế giới), đã có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổ chức hồ tiêu thế giới (IPC) nhận định, năm 2009 Việt Nam tiếp tục dẫn dắt thị trường hồ tiêu thế giới. Hồ tiêu có mặt ở nước ta được hơn 150 năm nhưng đã khẳng định vị trí là một trong những mặt hàng nông sản thu nhiều ngoại tệ nhất. Giai đoạn2001-2006 diện tích, sản lượng hồ tiêu tăng đột biến. Sở dĩ hạt tiêu của nước ta có ảnh hưởng đối với giá hạt tiêu toàn cầu vì nguồn cung ở nhiều nước sản xuất lớn như Ân Độ, Brazil, Indonexia... đang giảm dần. Trong tình hình như vậy, giá hạt tiêu tiếp tục tăng cao.. Trước kia hồ tiêu của việt nam chỉ bán qua trung gian là chủ yếu, vì thế chỉ đạt mức giá thấp. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu hồ tiêu việt nam , sau một vài công đoạn, chế biến, dán nhãn mới đã nâng giá trị sản phẩn lên gấp nhiều lần. Trong một thời gian dài hồ tiêu việt nam đến với thế giới bằng một cái tên khác. Nhưng hiện nay tình hình được cải thiện, cụ thể là trong năm 2007, giá bán tiêu của việt nam ngang bằng với các nước khác, thậm trí có thời điểm còn cao hơn nước khác.. Có đến 50% lượng tiêu xuất khẩu được bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến gia vị tại nhiều nước. Nhà xuất khẩu việt nam đã trở thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, khả năng chi phối giá cả thị trường cũng được mở rộng. Một dấu hiệu cũng rất tích cực nữa là những nước xuất khẩu hồ tiêu lớn trong khu vực như Indonexia, Malaysia... đã đặt vấn đề hợp tác, phát triển, đảm bảo giá có lợi cho người trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu. Chương 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HẠT TIÊU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 2.1 Các thị trường xuất khẩu của hạt tiêu Việt Nam Thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam liên tục được mở rộng. Nừu năm 2002, hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến 30 nước thì từ năm 2005 trở lại đây, hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên gần 80 quốc gia trên khắp thế giới. Trong đó Châu Âu (Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,...) là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam với thị phần trên 40% năm 2005 – 2006. Xuất khẩu vào thị trường Châu Á năm 2006 chiếm 33%. Thị phần nhập khẩu vào thị trường Mỹ trên 17% nhưng mới đáp ứng được trên 30% nhu cầu của thị trường này. Triển vọng thâm nhập thị trường này là rất lớn. Năm 2007, cơ cấu xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào các thị trường có phần biến động nhưng không đáng kể, xem biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2007 Nguồn: - Hiệp hội Hồ tiờu Việt Nam 2007               -Tổng cục hải quan Việt Nam 2007 Qua biểu đồ trên ta thấy: mặc dù Châu Âu là thị trường khó tính và đòi hỏi cao nhưng Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị trường này với tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu là 41%. Tiếp sau đó là Châu Á với 39%, Châu Phi 11% và Châu Mỹ là 9%. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn một số thị trường cụ thể: 2.1.1 Thị trường Châu Âu Như đã nói ở trên, đây là thị trường khú tớnh với cỏc yờu cầu cao về chất lượng và tiờu chuẩn vệ sinh an toàn dịch tễ. Tuy nhiờn, việc buụn bỏn xuất khẩu sang thị trường này thu được hiệu quả cao và góp phần vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đó là lý do tại sao nước ta cần đẩy mạnh xuất khẩu cỏc mặt hàng sang thị trường này đặc biệt là mặt hàng hồ tiêu. Bảng: 2.1: Số lượng hạt tiêu Châu Âu nhập từ Việt Nam qua các năm 2005-2006-2007 STT Thị trường 2005 2006 2007 Chõu Âu  41.980 47.761 34.233 1 Germany  6.499 10.957 8.509 2 Nerthland  7.00 8.982 4.643 3 Rusaia  6.221 4.772 3.966 4 Ukraina  3.014 2.267 2.567 5 Poland 3.272 3.872 2.268 6 Spain 2.802 3.422 2.032 7 England 1.533 2.007 1.650 8 Tukey 2.486 2.450 1.452 9 France 2.251 2.159 1.303 10 Italy  1.702 1.681 1.176 11 Khỏc  5.188 5.192 4.667 Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam 2008 Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các nước Châu Âu, trong đó đứng đầu là thị trường Đức. Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và áo ở phía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và TâyÂu, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải; diện tớch 356.975 km2, dõn số: 82,037 triệu người. Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản về GDP và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đức chủ yếu là: Hàng may mặc, giầy dộp cỏc loại, hạt tiờu, cà phờ, chố, than, thuốc lỏ, quặng, gạo, hoa quả, mật ong, hải sản, cao su, các sản phẩm sành sứ, thuỷ tinh, các loại thiết bị nhỏ như máy bơm, máy công cụ, thiết bị dệt, đồ chơi, xe đạp, xà phũng... với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1000 tỉ USD /năm. Đối với mặt hàng hồ tiêu, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Đức với số lượng hàng năm chiếm khoảng 30% thị phần. Brazil nước chiếm thị phần thứ 2 và đang có xu hướng giành thị phần do giá canh tranh (Năm 2006 Brazil chiếm 16,57%thị phần, nhưng 2007 chiếm 28,62%, trong khi đó Việt Nam năm 2006 đang chiếm 39,06% thì sang năm 2007 giảm cũn 27,94% thị phần). Bảng 2.2: Số lượng tiêu nhập khẩu vào thị trường Đức  Đơn vị tính: tấn  Nước xuất khẩu 2005 % 2006 % 2007 % Tổng số 20.041 100 24.025 100 28.723 100 Brazil 5.016 25,0 3.981 16,6 8.221 28,6 Việt Nam 6.941 34,6 9.384 39,1 8.025 27,9 Netherlands 3.308 16,5 4.808 20,0 5.085 17,7 Indonesia 2.600 12,9 3.462 14,4 3.627 12,6 India 763 3,8 1.067 4,4 1.223 4,3 China 97 0,5 150 0,6 848 2,9 Malaysia 688 3,4 557 2,3 405 1,4 Nguồn:Theo số liệu thống kê của tập đoàn: GTIS Theo như số liệu thống kê của tập đoàn GTIS, mỗi năm thị trường Đức nhập khẩu khoảng 20.000 - 30.000 tấn tiêu đen và 2.500 – 3.000 tấn tiêu trắng. Trong số các nước xuất khẩu Hồ tiêu vào Đức chủ yếu là các nước thuộc hiệp h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTS021.doc
Tài liệu liên quan