Định hướng & giải pháp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Lời mở đầu Trong công cuộc đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước tới nay. Trong 10 năm GDP tăng bình quân là 7,5%, cơ cấu kinh tế đã có một bước chuyển dịch đáng kể, chính sách mở cửa và hội nhập thành công phù hợp với xu thế thời đại. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp: giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân là 12,9%, cơ cấu công nghiệp đã có bước chuyển đổi th

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Định hướng & giải pháp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước phù hợp với xu thế của thế giới. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp mạnh mẽ theo hướng hội nhập kinh tế là một yêu cầu khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: "Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế " Mục tiêu của đề tài: Trước hết nhằm nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Từ đó đưa ra những tồn tại trong thời kỳ đổi mới cần giải quyết. Với mục tiêu đó, kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính: Phần I: Sự cần thiết khách quan phải giải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới. Phần II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2004. Phần III: Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập đến năm 2010. chương I sự cần thiết khách quan phải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới I. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể định nghĩa cơ cấu kinh tế như sau: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành các yếu tố kinh tế của nên kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối quan hệ hữa cơ, những tương tác qua lại cả về mặt số lượng và chất lượng, trong những không gian, thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Chúng vận động, phát triển trong những mối quan hệ giữa yếu tố hợp thành đó và tuân thủ các quy luật nhất định: chịu sự phát triển đi lên của nền kinh tế và các xu thế của môi trường kinh tế trên phạm vi quốc tế, vai trò vị trí cũng như mối quan hệ của các yếu tố cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi. Sau đây chúng ta xem xét 3 loại cơ cấu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế ngành, là một hệ thống các ngành của nên kinh tế có quan hệ hữu cơ vơi nhau. Mỗi một ngành có vai trò, vị trí khác nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội biểu hiện trước hết ở tỷ trọng của chúng trong tổng thể cơ cấu ngành và mối liên hệ qua lại trực tiếp, gián tiếp các ngành khác trong phạm vị quốc gia và cả trên phạm vi quốc tế. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân theo 3 nhóm ngành chính: - Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp - Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. - Nhóm ngành dịch vụ. Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế củ một quốc gia là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, nghĩa là tỷ trọng và vai trò của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn, còn tỷ trọng và vai trò của ngành nông nghệp có xu hướng giảm. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ. Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ. Xuất phát rừ sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, điều kiện xã hội… Mà mỗi vùng lãnh thổ có điều kiện, ưu thế khác nhau. Chính có sự khác nhau, nhằm phát huy thế mạnh của mỗi vùng. Cơ cấu lãnh thổ hình thành cơ cấu liền với cơ cấu ngành. Việc phát triển kinh tế lãnh thổ và hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả kinh tế lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế theo một có cấu hợp lý trên phạm vi cả nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay càng sâu rộng, thì điều quan trọng là phải giải quyết tốt việc phân bổ sản xuất theo lãnh thổ kết hợp với phân công lao động trong các ngành kinh tế nhằm phát huy lợi thế đất nước và tạo thế mạnh của các mặt hàng tham gia thương mại quốc tế. Có nghĩa là sự phát triển vùng trên phạm vi cả nước; phát triển của mỗi vùng không được làm ảnh hưởng tới phát triển của vùng khác và của cả nước. Cơ cấu thành phần kinh tế. Nếu như sự phát triển đi lên của kinh tế - xã hội cùng với quá trình phân công lao động xã hội và bố trí lực lượng sản xuất theo lãnh thổ là cơ sở hình thành cơ cấu lãnh thổ, thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một cơ cấu thành phần hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển nhanh lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh các nguồn lực của đất nước. Sản xuất cái gì? Sản xuất ở đâu? Sản xuất như thế nào? Sẽ phụ thuộc vào cơ cấu ngành và cơ cấu vùng. Nhưng một vấn đề lớn la ai quyết định sản xuất thì đây lại thuộc về cơ cấu thành phần kinh tế. Đối với những nước đang phát triển thì điều này là một vấn đề đnag nóng bỏng và đang đựơc tiếp tục làm rõ. 1.2 -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu mang tính khách quan thông qua những nhận thức chủ quan của con người. Khi có sự tác động của con người, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đã hình thành một số khái niệm: Điều chỉnh cơ cấu: Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số nặt, một số yếu tố của cơ cấu, làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng thời kỳ, không tạo ra sự thay đổi đột biến tức thời. Cải tổ cơ cấu: Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu đem tính thay đổi về mặt bản chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự đột biến. 1.3 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hai mặt của sự phát triển kinh tế. giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau như mối quan hệ giữa lượng và chất. Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đến lượt nó tăng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện cần thiết để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu kinh tế trong tương lai. Vì thế xét trên góc độ tác động đến quá tình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những vai trò cụ thể sau: Thứ nhất:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội đã được vạch ra trong chiến lược của đất nước cũng như của từng ngành, từng địa phương. Thứ hai: Nhằm khai thác đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển, nhằm phát huy lợi thế so sánh, cho phép tạo ra các cực tăng trưởng nhanh. Thứ ba: Tạo điều kiện mở đường, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy sự phân công lao động giữa các ngành, vùng lãnh thổ và cá thành phần kinh tế. Thứ tư: Đảm bảo tăng cường sức mạnh về bảo vệ quốc phòng an ninh góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị kinh tế đất nước. Thứ năm:Tạo điều kiện cho nền kinh tế nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 1.4 - Các nhân tố cơ bản tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự hình thành cơ cấu kinh tế của một quốc gia chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan hết sức phức tạp. Các nhân tố này có thể chia thành hai nhóm sau: Nhóm các nhân tố khách quan bao gồm: Các nhân tố về điều kiện tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lý, các nguồn năng lượng ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế mang tính trực tiếp. Các nhân tố kinh tế - xã hội bên trong của đất nước, nhu cầu thị trường, dân số và nguồn lao sđộng, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý, hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Tiến bộ khoa học - công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, còn có các nhân tố bên ngoài như quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác phân công lao động quốc tế. Do sự khác nhau về điều kiện sản xuất ở các nước, đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Nhóm các nhân tố chủ quan: Bao gồm đường lối chính sách của đảng và nhà nước, cơ chế quản lý, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tóm lại, các nhân tố qui định cơ cấu kinh tế của một nước hợp thành một hệ thống phức tạop tác động nhiều chiều và ở những mức độ khác nhau. Do đó cần có quan điểm hệ thống, toàn diện và cụ thể khi phân tích và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Cơ cấu ngành công nghiệp 2.1. Khái niệm công nghiệp Ngành công nghiệp, theo định nghĩa của danh từ kinh tế, nhà xuất bản sự thật, Hà nội 1987 là "một ngành sản xuất vật chất độc lập có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và các sản phẩm nông nghiệp thành những tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng". Khái niệm này thuộc về những khái niệm cơ bản của kinh tế chính trị học. Theo khái niệm như vậy ngành công nghiệp đã có từ rất lâu phát triển từ trình độ thủ công lên trình độ cơ khí, tự động, từ chỗ gắn liền với nông nghiệp trong khuôn khổ của một nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp rồi tách khỏi nông nghiệp bởi cuộc phân công lao động lớn lần thứ hai để trở thành một ngành sản xuất độc lập và phát triển cao hơn qua các giai đoạn hiệp tác giản đơn, công trường thủ công, công xưởng... Tuy nhiên đề tài này không tập trung vào việc nghiên cứu sau về khía cạnh kinh tế chính trị học của khái niệm ngành công nghiệp. * Khái niệm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Do các điều kiện phát triển công nghiệp luôn luôn vận động và biến đổi, yêu cầu của đất nước với công nghiệp ở các giai đoạn phát triển cũng khác nhau, nên vị trí đất nước với công nghiệp ở các giai đoạn phát triển cũng khác nhau, nên vị trí của các bộ phận hợp thành công nghiệp cũng không cố định. Cơ cấu công nghiệp do vậy là một cơ cấu động. Sự biến đổi của cơ cấu công nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và yêu cầu phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Sự thay đổi này được biểu hiện trên hai mặt cơ bản: thay đổi số lượng các phân ngành, thay đổi tỷ trọng của từng phân ngành; thay đổi mối quan hệ tương tác giữa các phân ngành và vai trò vị trí của từng phân ngành trong toàn ngành công nghiệp nói chung và trong toàn nền kinh tế nói riêng. Xác định và thực hiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là một vấn đề mang tính chiến lược của quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp của đất nước. Cơ cấu công nghiệp phải khai thác một cách đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của đất nước, bảo đảm công nghiệp có thể phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, tham gia tích cực vào sự phân công và hợp tác lao động quốc tế. Đó là tác dụng của việc nghiên cứu cơ cấu công nghiệp đồng thời cũng là yêu cầu mà việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phải đạt được. Trong mỗi giai đoạn của quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, yêu cầu chung đó sẽ được cụ thể hoá cho phù hợp với khả năng và điều kiện của giai đoạn đó. 2.2. Phân loại trong ngành công nghiệp. Một trong những cách phân loại phục vụ cho các nghiên cứu liên quan tới góc độ kinh tế chính trị học, ngành công nghiệp được phân ra các ngành sản xuất tư liệu sản xuất và những ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và nhiều khi được hiểu như là công nghiệp nặng (công nghiệp nhóm A) và ngành công nghiệp nhẹ (công nghiệp B). Theo giác độ liên quan đến cơ chế quản lý, người ta có công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp trung ương do nhà nước trung ương quản lý và công nghiệp địa phương do nhà nước địa phương quản lý. Theo cách phân loại có tính chất truyền thiong theo đặc trưng kỹ thuật công nghệ của ngành và sản phẩm... ngành công nghiệp được chia ra thành 19 ngành kỹ thuật từ sản xuất năng lượng đến máy móc thiết bi, chế biến nông sản và các sản phẩm khác... Các phân loại này đã sử dụng từ lâu và được chuyển đổi cho phù hợp với hệ thông phân ngành quốc tế (ISIC) trong quá trình đổi mới và sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia phục vụ cho nghiên cứu kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Một cách phân loại khác cũng thường được sử dụng trong các nghien cứu gần đây là chia ngành công nghiệp ra các ngành thượng nguồn và hạ nguồn. Trong đó các ngành công nghiệp thượng nguồn bao gồm các ngành khai thác và cung cấp nguyên vật liệu cho các hoạt động chế tác, sản xuất các sản phẩm cho tiêu dùng của nền kinh tế (các ngành công nghiệp hạ nguồn). Gần với cách phân loại này chúng ta có các ngành khai thác khoáng, chế tác, sản xuất và cung cấp điện, nước ... Để nghiên cứu các nguồn lực phát triển công nghiệp, người ta còn chia các ngành công nghiệp theo mức độ sử dụng các yêú tố nguồn lực cơ bản. Theo cách phân loại này chúng ta có: công nghiệp dựa trên cơ sở tài nguyên, công nghiệp sử dụng nhều lao động, công nghiệp sử dụng nhiều vốn, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao... Khi nghiên cứu mức độ khả năng chiếm lĩnh thị trường- thị phần công nghiệp, các ngành công nghiệp được chia ra công nghiệp hướng về xuất khẩu và công nghịêp khai thác thị trường trong nước. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu phát triển công nghiệp, các vấn đề về thương mại (bao gồm cả ngoại thương và nội thương) cũng cần được xem xét. 2.3. Vai trò, vị trí của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và ý nghĩa đối với nước ta. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp là một nội dung quan trọng và lâu dài trong chiến lược phát triển công nghiệp nói riêng và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Điều này xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của côgn nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và tác dụng của việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của ngành công nghiệp. Việc chuyển dịch từ cơ cấu cụ, không hợp lý sang cơ cấu hợp lý sẽ tận dụng và phát huy được các nguồn lực của đất nước để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường xã hội và thúc đẩy nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiẹn có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp để tạo nên một cơ cấu hợp lý sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ) theo hướng công nghiệp hoá; thúc đẩy cơ cấu vùng lãnh thổ phát triển theo hướng hiệu quả trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy mọi tiềm năng của các thành phần, không phân biệt đối xử khác nhau giữa các thành phần. Những ý nghĩa này đặc biệt quan trọng với đặc điểm Việt Nam hiện nay. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng mở, năng động không chỉ cho phép sử dụng hiệu quả các lợi thế của đất nước mà còn tranh thủ tối đa điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế; tạo điều kiện tham gia sâu rộng, tham gia chủ động vào phân công hợp tác quốc tế. Đối với Việt Nam hiện nay, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hợp lý còn thúc đẩy giải quyết những cản trở, tháo gỡ bế tắc cho các yếu tố phát triển như là: hình thành cơ cấu lao động hợp lý đi đối với đào tạo công nhân, cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn phát triển đất nước; hướng dẫn đầu tư của nhà nước và của khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài theo hướng hiệu quả trên cơ sở phát huy tốt các lợi thế đất nước, góp phần thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế thích hợp... a) Công nghiệp trực tiếp đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Ngành công nghiệp, khi phát triển bản thân nó là một khu vực đóng một phần lớn trong tổng sản phẩm xã hội. ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới ngành công nghiệp đều chiếm tỷ trọng cao và ngày càng có xu hướng tăng lên. Ngoại trừ các quốc gia phát triển, ở đó tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ rất lớn trong tổng sản phẩm quốc nội. Quốc gia trên thế ở Vịêt Nam điều này được thể hiện rất rõ, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đang ngày càng tăng từ 19,8% năm 1991 lên tới 22,8% năm 1995 và năm 2005 ước đạt 42% Bằng chỉ tiêu giá trị gia tăng công nghiệp và tỷ trọng của nó trong GDP chúng ta có thể thấy được vai trò của công nghiệp trong đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế. Và trong nhưng năm gần đây công nghiệp Việt nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao ở phần lớn các phân ngành công nghiệp và hầu như ở tất cả các vùng lãnh thổ. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt tới trên 10% đến 15% bình quân năm ( thậm chí có lúc trên 15%). Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp góp phần tăng nhanh tích luỹ để đầu tư phát triển đất nước.Một cách khác nữa để thấy rõ được vai trò của công nghiệp trong tăng trưởng là bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng GDP ta cũng có thể thấy được mức đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng GDP. Nói một cách khác qua hạch toán tăng trưởng chúng ta thấy được vai trò của mỗi một ngành trong phát triển kinh tế và đặc biệt cho thấy vai trò của công nghiệp ngày càng tăng trong tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển. b) Công nghiệp góp phần quan trọng trong việc tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động kinh tế- xã hội. Điều này là hiển nhiên và phù hợp với những nguyên lý chung về phát triển kinh tế. Các sản phẩm công nghiệp ngoài việc phục vụu cho những mục tiêu tiêu dùng cả của chính phủ cũng như tiêu dùng cá nhân thì một phần lớn các sản phẩm kỹ thuật cơ bản máy móc thiết bị kỹ thuật được dùng để trang bị cho hoạt động kinh tế - xã hội khác. Cũng theo kết quả điều tra và phân tích cùng với các dữ liệu từ các bảng I-O do Tổng Cục Thống Kê cung cấp, các công nghiệp cơ bản cung cấp đầu vào vật tư kỹ thuật cho hầu hết tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật ( có ngành sử dụng tới 40% đầu vào từ các ngành công nghiệp cơ bản). Xét trên tổng thể, ngành công nghiệp cung cấp 50,77% giá trị đầu ra cho nhu cầu sử dụng trong các ngành kinh tế quốc dân. Giá trị đầu ra công nghiệp cung cấp cho các ngành kinh tế chiếm tới xấp xỉ 60% tổng nhu cầu đầu vào từ các ngành kinh tế. Rõ ràng công nghiệp có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Ngoài những tác động có tính trực tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội nói trên, những tác động gián tiếp của sự phát triển công nghiệp nhìn chung khó có thể lượng hoá được. Với sự hỗ trợ của công nghiệp nhiều ngành kinh tế phát triển đã tạo ra việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân trên mọi miền đất nước. c) Công nghiệp phát triển tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế- xã hội khác phát triển. Ngược với việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp vật tư kỹ thuạt cho các hoạt động kinh tế- xã hội, sự phát triển của công nghiệp còn có tác dụng lôi kéo các hoạt đông kinh tế - xã hội phát triển. Trước hết, công nghiệp là nơi tiêu thụ các sản phẩm từ một số ngành kinh tế kỹ thuật khác. Thứ hai, công nghiệp phát triển tạo nhiều cơ hội việc làm cho đông đảo nhân dân. Thứ ba, sự phát triển của công nghiệp làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt xã hội của một quốc gia. Thứ tư, với một chiến lược phát triển công nghiệp hợp lý chú trọng nhiều tới sự phát triển bền vững của một quốc gia, sự phát triển công nghiệp góp phần làm giảm bớt sự khác biệt giữa các khu vực dân cư. Theo các số liệu thống kê có được cho năm 1995, 28,46% giá tị đầu ra nông nghiệp; 34,39% giá trị ngành lâm sản cũng như 37,15% giá trị ngành thuỷ sản cung cấp cho các hoạt động công nghiệp trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến các sản phẩm của các ngành đó. Xét trên khía cạnh tạo việc làm, chỉ riêng số chỗ làm việc trong các hoạt động công nghiệp do nhà nước quản lý đã có tới trên 600 nghìn, còn lực lượng lao động công nghiệp trong khu vực công nghiệp vừa và nhỏ, thủ công nghiệp, công nghiệp ở nông thôn là rất lớn. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 3.1 Yêu cầu và điều kiện hội nhập khu vực và thế giới. Hội nhập khu vực và thế giới là một nhu cầu tất yếu của bất cứ một quốc gia nào nếu muốn đất nước mình được phát triển. Do đó, nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp nói riêng của đất nước phải tham gia vào quá trình phân công và hiệp tác trên phạm vi quốc tế. ngành công nghiệp của mỗi quốc gia phải tham gia vào các chế định chung. các chế định chung đó đề cập đến hầu hết các vấn đề của kinh tế như: việc dịch chuyển các dòng tư bản, các luồng chuyển giao công nghệ, mở cửa cho đầu tư, sự phân công về các lĩnh vực, tự do hoá thương mại. Khái niệm thị trường theo quan niệm hành chính lãnh thổ đang dần nhường bước cho khái niệm thị trường kinh tế. Như vậy, cơ cấu công nghiệp phải tính đến các yếu tố của thị trường mang tính kinh tế của khu vực và toàn cầu. Sự nỗ lực điều chỉnh cơ cấu trong nội bộ một quốc gia sẽ gặp phải những thách thức từ bên ngoài đem tới, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt nam. 3.2. Sự phát triển của khoa học - công nghệ. Phát triển khoa học- công nghệ là điều kện để ra đời những ngành công nghiệp mới. ngày nay, nền kinh tế tri thức đang và sẽ là động lực mạnh mẽ của tất cả các quốc gia. Trong đó, các ngànhcó công nghệ cao (như công nghệ tự động, công nghệ chính xác, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và nguyên liệu tái sinh, công nghệ cao bản vệ môi trường, công nghệ quản lý...), sẽ là những ngành đóng vai trò quyết định trong nỗ lực tăng sức cạnh tranh quốc tế của mỗi bước. Những ngành công nghiệp mới này sẽ được phát triển mạnh mẽ bởi nso làm giảm và dần biến mất áp lực cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động hiện nay. Cùng với phát triển khoa học công nghệ tạo ra những ngành mới trên xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế mà phương tiện tiêu biểu nhất cho phép thực hiện điều đó là xã hội thông tin mang tính toàn cầu. Cũng chính do điều kiện xã hội thông tin toàn cầu mà song hành với thương mại và đầu tư quốc tế là quá trình chuyển giao công nghệ, làm cho tất cả các quốc gia được tiếp thu thành quả của tiến bộ khoa học- công nghệ một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước kém phát triển trong cố gắng nâng cao năng lực công nghệ đất nước, tạo thế chủ động trong tham gia cạnh tranh trên trường quốc tế. Do đó cùng với xu thế toàn cầu hoá, phát triển khoa học- công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi quốc gia, kể cả những quốc gia kém phát triển nhất trên con đường nâng cao năng lực công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. II. Hội nhập kinh tế và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp việt nam 1. Sự cần thiết phải hội nhập đối với Việt nam. Việt nam tuy đã thành công sau 15 năm đổi mới kinh tế, nhưng hiện nay nền kinh tế vẫn trong tình trạng chuyển đổi, phương thức kinh doanh theo thị trường vẫn đang ít nhiều bị chi phối bởi các yếu tố lỗi thời của cơ chế cũ. Ngoài những đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển như: thiếu vốn, sự kém hoàn hảo về thông tin, cạnh tranh không lành mạnh, tiết kiệm thấp... thì nguy cơ tụt hậu kinh tế của nước ta so với hầu hết các nước trên thế giới là một vấn đề nóng bỏng cho bất kỳ một quan điểm nào về phát triển kinh tế. Mặt khác, nứơc ta được xem là ở giai đoạn cuối cùng của làn sóng công nghiệp hoá của thế giới mà quá trình này được bắt đầu cách đây hơn 200 năm. Hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt giúp cho nước ta giải quyết được một phần những cản trở, những bế tắ tạo nên vòng luẩn quẩn mà chúng hiện hữu như có tính quy luật ở các nước đang chuyeenr đổi. Mặt khác, tạo điều kiện cho ta tận dụn lợi thế của các nước đi sau để phát triển nhanh, " đi tắt", " đón đầu" ở một số lĩnh vực quan trọng, nhằm tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, lạc hậu về công nghệ. 2. Tiến trình hội nhập của Việt Nam. Chính sách hội nhập quốc tế từng bước hình thành trong quá trình triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương và đa dạng hoá của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII ngày 29/6/1992 về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại nêu rõ nhiệm vụ cố gắng khai thông quan hệ quốc tế với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB... mở rộng quan hệ với tổ chức các hợp tác khu vực, trước hết là Châu á - Thái Bình Dương. Tiếp đó Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã quyết định:" Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ". Tháng 7 năm 1995 Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và đang thực hiện chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để đi tới khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Tháng 11 năm 1998 Việt nam gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC). Ngoài việc thực hiện gia nhập các tổ chức trên, chúng ta đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác với tất cả các nước có thể chế chính trị khác nhau chúng ta đã phá được thế bao vây cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, phát triển quan hệ thương mại với 130 nước và lãnh thổ. Đồng thời, chúng ta đã khai thông được quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB. Và các tổ chức phát triển trong hệ thống Liên Hiệp Quốc. 3. Những cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thách thức: * Nền kinh tế Việt nam còn chậm phát triển. Trong công nghiệp, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu so với thế giới từ 20-50 năm. * Công nghiệp Việt Nam chưa có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mạnh về cả số lượng và chất lượng. Xuất khẩu hàng Công nghiệp Việt Nam hiện nay đa phần là các sản phẩm thô hoặc sơ chế từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ khu nông- lâm- ngư nghiệp, và gia công cho các công ty nước ngoài. Các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh yếu cả về chất lượng và giá cả. * Nguồn lực cho sản xuất công nghiệp của Việt nam như vốn, lao động... không những ít mà còn không sử dụng hiệu quả. Hiện nay đo số các ngành hàng Công nghiệp Việt Nam do khu vực doanh nghiệp nhà nước nắm giữ hoặc độc quyền sản xuất. Do nhiều nguyên nhân, mà hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hiện nay kinh doanh không có lãi, tồn tại được là nhờ bao che của nhà nước, và khu vực này luôn giành ưu thế trong việc thu hút lao động, vốn, trong việc xuất khẩu, liên doanh, mặt bằng... Do đó đã hạn chế khu vực tư nhân là khu vực đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế thị trường, trong cạnh tranh quốc tế về việc tiếp nhận các ưu thế và các nguồn lực trên. * Thời gian nuôi dưỡng công nghiệp Việt Nam ngắn. Nền Công nghiệp Việt Nam thực sự " trở mình " cách đây khoảng 10 năm, nay thời gain tham gia mậu dịch tự do đã đến gần (2006 trong AFTA). Do đó dù nỗ lực của chính phủ bảo hộ những ngành "công nghiệp non trẻ" bao nhiêu thì vẫn gặp khó khăn nếu không muốn thị trường hàng công nghiệp trong nước bị các nước thao túng. Sự thái quá trong che chở các cơ sở quốc doanh cùng với sự nỗ lực và chính sách yếu kém, không phù hợp đi liền vơí đội ngũ quản lý doanh nghiệp nhà nước có nhiều hạn chế, càng làm cho Công nghiệp Việt Nam chậm nâng cao năng lực cạnh tranh, và đặc biệt làm lãng phí nguồn lực, đầu tư sai lệch, cơ cấu công nghiệp mất cân đối. * Cơ cấu Công nghiệp Việt Nam chưa tạo ra mối liên kết cao: thiếu những ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ bản chưa vững chắc, phải phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu vào nhập khẩu, đặc biệt là những đầu vào sản xuất để xuất khẩu * Nguồn lao động cho sản xuất sản phẩm công nghiệp có công nghệ kỹ thuật cao còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng nghiên cứu và triển khai trong các lĩnh vực còn nhỏ bé, thiếu kinh phí hoạt động, các chuyên gia tiếp nhận luồng công nghệ chuyển giao từ nước ngoài còn yếu kém. * Nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như hàng may mặc, giày - da, các loại động cơ cũng trùng với cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc và một số nước ASEAN, cho nên phải cạnh tranh rất gay gắt. * Hình ảnh sản phẩm Công nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới còn mờ nhạt, không những thế mà các khâu như xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu, tiếp thị sản phẩm còn yếu. Xuất khẩu hàng công nghiệp đang bị chi phối nhiều bởi các tổ chức, công ty trung gian nước ngoài. Cơ hội: * Có điều kiện thu hút vốn và công nghệ cao từ các nước phát triển hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam . * Khi gia nhập vào khu vực tự do thương mại chúng ta có điều kiện tham gia sâu hơn vào phân công lao động và chuyên môn hoá, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo điều kiện phát huy lợi thế theo quy mô. Do đó, phát huy tốt các lợi thế so sánh của Việt Nam. * Khi tự do thương mại thì một phần lớn nguồn lực như vốn, lao động, đất đai.... mà bấy lâu nay khu vực doanh nghiệp nhà nước có ưu thế chiếm giữ thì nay chuyển sang khu vực ngoài nhà nước. Lý do là phàn nhiều doanh nghiệp nhà nước và quốc tế rất thấp, tồn tại được là nhờ vào che chở của nhà nước. Khi không còn bao che nữa do các chế định tự do thương mại quy định thì những doanh nghiệp nhà nước yếu kém sẽ thu hẹp và phá sản. Khi những hỗ trợ, và những nguồn lực trên chuyển sang khu vực tư nhân thì sẽ phát huy tốt hơn các lợi thế cho phát triển công nghiệp trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ thâm dụng tốt các nguồn lao động trẻ hiện nay của Việt Nam cho phát triển các ngành hướng về xuất khẩu. III. các mô hình công nghiệp hoá và mô hình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chủ yếu trên thế giới. 1. Các mô hình công nghiệp hoá. 1.1. Mô hình công nghiệp hoá hiện đại, điển hình là các nước NIC. Do tận dụng lợi thế của các nước đi sau, mà các nước công nghiệp mới (NIC) ngày nay đã trải qua một thời gian tương đối ngắn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Sau đại chiến thế giới thứ hai cũng như tất cả các dân tộc mứo giành được độc lập, các nước NIC tiến hành phát triển kinh tế theo hướng nội, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các nước NIC, đặc biệt là NIC châu á phát triển theo hướng ngoại vào đầu những năm 60. Đặc trưng nổi bật vừa là yếu tố chính giúp họ thành công là các nước này lợi dụng phát huy tốt lợi thế so sánh của từng thời kỳ để tạo ra sản phẩm xuất khẩu thích hợp đồng thời Nhà nước có những chính sách bảo hộ thị trường trong nước hiệu quả. Các nước NIC Châu á cũng bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá bằng sản xuất các loại sản phẩm có hàm lượng lao động nhiều và đòi hỏi vốn ít, nhưng họ luôn lợi dụng thương mại quốc tế để sản xuất những sản._. phẩm phù hợp với thị trường thế giới và nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước không có năng lực để sản xuất . Trong quá trình tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế đó, các nước này đã từng bước nâng cao năng lực công nghệ, tích luỹ vốn để thay đổi cơ cấu ngành cho phù hợp với thời kỳ mới bằng cách bắt đầu nhập khẩu máy móc, chuyển giao công nghệ, bí quyết... từ nước ngoài, được tài trợ bằng ngoại tệ thu đựơc qua xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế. Sau đó họ tiếp thu, cải tiến cho phù hợp với điều kiện trong nước, tiếp theo là phát triển được các công nghệ riêng của họ. Nếu như mô hình công nghiệp hoá cổ điển đi từ khoa học cơ bản đến khoa học ứng dụng rồi mới phát triển sản phẩm thì các nước này lợi dụng thế đi sâu nên tiến hành ngược lại với lộ trình ngắn hơn: nhập khẩu sản phẩm rồi đến phát triển khoa học ứng dụng lúc này đã chủ động mở rộng sản xuất , dẫn đến tăng tích luỹ, tạo điều kiện phát triển khoa học cơ bản. cho nên các nước NIC châu á tiến hành công nghiệp hoá thành công chỉ trên dưới 30 năm. 1.2. Mô hình công nghiệp hoá Nhật Bản a. Mô hình phát triển công nghiệp trước khủng hoảng dầu mỏ Mô hình này có những đặc điểm cơ bản sau: thứ nhất, sử dụng triệt để các yếu tố phát triển theo chiều rộng trên cơ sở tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất; thứ hai, tham gia một chiều vào phân công lao động quốc tế, biến Nhật Bản thành một xí nghiệp khổng lồ chuyên biến nguyên liệu nhập khẩu; thứ ba, tiếp thu, khai thác kinh nghiệm khoa học tiên tiến của phương tây; thứ tư, Nhà nước giữ vai trò chi phối hoạt động kinh tế xã hội. b. Mô hình công nghiệp sau khủng hoảng dầu mỏ Chính phủ Nhật Bản đã tìm mọi biện pháp chuyển hướng phát triển kinh tế đất nước sang mô hình tăng trưởng nhanh theo các xu hướng cơ bản sau: - Cấu trúc lại và dịch vụ hoá nền kinh tế. - Phát triển các hình thức tham gia phân công lao động quốc tế theo chiều ngang. - Thay đổi cách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước, trọng tâm là cải cách tài chính - hành chính, nhằm đảm bảo ảnh hưởng tích cực và có hiệu quả hơn của điều chỉnh kinh tế nhà nước đối với quá trình cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng trên. Trong điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, Nhật Bản ưu tiên những ngành có hàm lượng trí tuệ cao, sử dụngít nguyên, nhiên liệu và lao động sống như : sản xuất máy tính điện tử,máy bay, robot công nghiệp, mạch tổ hợp, vật liệu compozit, thiết bị thuỷ điện v..v thiết bị liên lạc, thiết bị học tập, thiêt bị tự động hoá, thiết bị công nghiệp đồng bộv.v.. dịch vụ thu nhập, xử lý và chuyển giao thông tin. Thời gian từ năm 1975 đến 1987, sản xuất công nghiệp đã tăng 73,1%, nhưng tổng lượng tiêu dùng nguyên, vật liệu lại giảm 16,9%, hàm lượng vật tư của sản xuất công nghiệp giảm 51,5%. Số người làm việc trong công nghiệp chế biến từ năm 1973 đến năm 1987 giảm 5,4%. Năng suất lao động tăng gấp đôi, đạt tốc độ tăng trung bình hàng năm 6,5% . Trong thời gian từ năm 1974 đến 1987, mức tăng lương rât thấp, bình quân1,5% hàng năm, so với tốc độ trên 9% của những năm từ nửa cuối những năm 60 đến đầu những năm 70 đã tạo khả năng cạnh tranh cao cho hàng hoá Nhật Bản ngay trong tình hình bất lợi do đồng yên tăng giá sau này. Đồng thời trong những năm70, Nhật Bản đã thực hiện một chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật trên cơ sở những ưu tiên: chuyển từ văy mượn thành tựu nước ngoài sang tự đảm bảo những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật. Để giảm sức ép về nguyên, nhiên liệu giảm tối đa hàm lượng của chúng trong công nghiệp, Nhật Bản tìm cách trí tuệ hoá cơ cấu công nghiệp theo các giải pháp sau: a. Cắt giảm trên quy mô lớn công suất của những ngành sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu, theo các hướng: thứ nhất, chuyển từ nhập khẩu nguyên liệu thô sang nhập khẩu bán thành phẩm hoặc nguyên liệu đã chế biến ở trình độ cao. Thứ hai, thay thế nguyên liệu khan hiếm bằng các loại nguyên liệu ít khan hiếm hơn, tích cực chế tạo và sử dụng vật liệu mới, các nguồn năng lượng mới coi đây là một trong những hướng ưu tiên phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Thứ ba, thay đổi một cách căn bản cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu công nghiệp theo hướng trí tuệ hoá. b. Đẩy mạnh việc tìm kiếm và sử dụng các quy trình công nghệ không có phế liệu, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, cho phép sử dụng cùng một lượng tài nguyên, nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Các phế liệu được chuyển sang chu trình sử dụng khép kín được đảm bảo bằng sự phối hợp giữa các xí nghiệp cùng ngành hoặc liên ngành, thành lập các sở giao dịch phế liệu, nguyên liệu tái sinh. c. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ đầu những năm 80 đến nay. Từ năm 1996, công suất trong nước được cắt giảm mạnh có hệ thống ở nhiều ngành công nghiệp không còn sức cạnh tranh quốc tế, như công nghiệp than, hoá dầu, phân bón, dệt, giấy, luyện nhôm, kim loại không chất sắt, đóng tàu và một vài ngành khác. Chính phủ Nhật Bản đã hướng các công ty mở rộng sang những lĩnh vực kinh doanh mới như: vật liệu mới, thông tin, máy tính kỹ thuật điện tử, bán dẫn, sinh học hoá chất cao cấp, gốm cao cấp, trở thành những ngành công nghiệp chủ đạo, tiên tiến trong nền kinh tế. Chính phủ đã có nhiều biện pháp can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp để thúc đẩy quá trình cải tổ cơ cấu này. - Luật về những biện pháp tạm thời nhằm ổn định các ngành công nghiệp suy thoái đã được sửa đổi lại thành Luật về những biện pháp tạm thời nhằm điều chỉnh cơ cấu những ngành công nghiệp cụ thể. - Trên cơ sở xác định những ngành công nghiệp bị suy thoái, chính phủ, cụ thể là Bộ Công Thương (MITI) kết hợp với Hội đồng cơ cấu công nghiệp, vạch ra một kế hoạch chi tiết buộc các công ty ngành đó phải tuân theo. Nếu cần thiết, MITI có thể yêu cầu ngành công nghiệp này lập một các ten để tiến hành việc cắt giảm và chuyển hướng sản xuất. - Các công ty thuộc các ngành này có thể được miễn giảm thuế hoặc vay có tính chất trợ cấp từ Ngân hàng và phát triển Nhật Bản để làm dịu bớt những khó khăn nảy sinh từ việc loại bỏ thiết bị và máy móc, để áp dụng kỹ thuật vào sản phẩm mới nhằm tăng sản xuất và hiệu quả tiếp tục, để đào tạo lại công nhân và giúp họ tìm việc làm mới. Tóm lại, bằng những biện pháp điều chỉnh trên, từ nửa sau những năm 80, nền kinh tế Nhật Bản đã hoà nhập và trở thành cường quốc kinh tế trong nền kinh tế thế giới. 1.3. Mô hình công nghiệp hoá Trung Quốc Sau 3 thập kỷ xây dựng CNXH theo kiểu cũ, bên cạnh những thành tựu thu được, đã xuất hiện nhiều nguyên nhân làm cho sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân ngày càng xuống cấp, xã hội rối ren, bế tắc đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc được theo phương pháp từng bước thận trọng "qua sông dò đá". Nhưng công cuộc cải cách đó có cơ sở lý luận vững vàng. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, các quan điểm kinh tế học phát triển của thế giới; khôi phục và phát triển những luận điểm kinh tế của Trung Quốc đã được áp dụng thành công qua các thời kỳ. Công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc được đẩy mạnh vào mùa xuân năm 1985 tập trung vào các vùng đồng bằng sông Dương Tử, sông Châu Giang và tam giác Hạ Môn- Trường Châu- Quan châu ở phía nam tỉnh Phúc Kiến. Năm 1986, Trung Quốc lại tiếp tục mở cửa bán đảo Sơn Đông, bán đảo Liêu Đông, tỉnh Hà Bắc và tỉnh Quảng Tây; năm 1987, Trung Quốc quyết định xây dựng " chiến lược vùng ven biển với chiều dài 18 nghìn km và diện tích 32 vạn km2"; năm 1988 xây dựng đặc khu kinh tế thứ 5 ở Hải Nam với diện tích 34 nghìn km2, trở thành đặc khu kinh tế lớn nhất ở Trung Quốc. Qua 10 năm mở cửa, Trung Quốc đã hình thành 5 đặc khu kinh tế; 14 thành phố mở cửa vùng ven biển; 284 huyện thị của 12 thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, khu tự trị ; 3 đồng bằng ; 2 bán đảo; 1 đảo với gần 160 triệu dân, chiếm gần 60% sản lượng công nghiệp và 2/3 lượng hàng xuất khẩu trong cả nước. Công nghiệp đã phát triển nhanh chóng, có phần ồ ạt, làm nảy sinh một số vấn đề lớn trong đời sống kinh tế và chính trị. Từ năm 1978 đến năm 1988, Trung Quốc đã phải 3 lần " điều chỉnh" nền kinh tế quá nóng. Đáng chú ý nhất là trong 3 năm từ 1986á1988, bình quân hàng năm tốc độ tăng trưởng đạt mức "siêu sao", tới 16,7%. Trong công nghiệp, ngành gia công được chú ý, nên phát triển quá nhanh. Công nghiệp cơ bản không theo kịp, tạo tình trạng căng thẳng giữa cung và cầu. Với nền công nghiệp chạy theo tốc độ này, các tỉnh, các thành phố ven biển ( với công nghiệp gia công là chủ yếu) được ưu tiên quá nhiều, lhơn hẳn các địa phương khác. Trong khi đó, các tỉnh miền bắc với công nghiệp nặng là chủ yếu, hầu hết được xây dựng từ những năm 50, hiệu suất sản xuất kém, lại không được ưu tiên, chú ý trong đầu tư, xây dựng, sửa chữa lại... Vì thế tạo ra khoảng cách Nam- Bắc, Đông - Tây ngày càng xa. Tốc độ tăng trưởng trogn công nghiệp phần lớn dựa vào đầu tư, xây dựng, từ đó dẫn đến tình trạng đua nhau xây dựng kéo theo sự "đói " vốn nghiêm trọng. Tài chính bị thâm hụt nặng nề, lạm phát luôn ở mức hai con số. Trong khi đó, chính phủ các cấp lại trao quyền quá nhiều cho các xí nghiệp, các địa phương. Vai trò quản lý của nhà nước bị buông lỏng, cộng với thu nhập tài chính trung ương bị giảm mạnh, không còn đủ sức điều hoà có hiệu quả vĩ mô nền kinh tế. Sau khi điều chỉnh, công nghiệp nặng được chú ý phát triển làm cho tỷ lệ giữa công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng cân đối hợp lý. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp nhẹ năm 1991 là 1380,1 tỷ NDT, của công nghiệp nặng là 1.444,7 tỷ NDT, lần lượt tăng 15% và 14,5% so với năm 1990. Cơ cấu nội bộ công nghiệp được điều chỉnh: công nghiệp quốc doanh, xí nghiệp lớn, xí nghiệp vừa năm 1991 đã thoát khỏi tình trạng trì trệ, sản xuất tăng 8,4% và 9,2% so với năm 1990. Bên cạnh những kết quả đó, nền kinh tế còn nhiều mâu thuẫn như: con số những xí nghiệp làm ăn thua lỗ vẫn ở mức báo động, với 2/3 là các xí nghiệp lớn và vừa. Trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 52 khu khai thác phát triển ngành nghề kỹ thuật mới. Như vậy, Trung Quốc đã hình thành một cục diện mở cửa đối ngoại đa phương vị, đa tầng thứ, kết hợp các hình thức ven biển, ven sông, ven biên giới, nội địa, với 5 đặc khu kinh tế, 14 thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên, 7 thành phố thủ phủ vùng biên giới, 13 khu đảm bảo thuế quan, 32 khu khai thác phát triển kỹ thuật cao quốc gia, 52 khu khai thác ngành nghề kỹ thuật mới, với mục tiêu thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, cơ cấu lại kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, tạo cơ sở cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chiến lược mở cửa của Trung Quốc nhằm hai hướng : hướng nội (thị trường trong nước) và hướng ngoại ( thị trường nước ngoài). Với những nội dung cơ bản như sau: - Ưu tiên xây dựng và phát triển mạnh mẽ các đặc khu kinh tế; - Tích cực mở cửa các thành phố ven biển, hình thành chiến lược mở cửa vùng ven biển; - Xây dựng và mở cửa các thành phố ven sông, hình thành các khu khai thác phát triển mới; - Mở cửa các thành phố ven biên giới, các tỉnh, khu tự trị trong nội địa. Trung Quốc chia cơ cấu hàng hoá xuất khẩu thành 4 loại với 3 giai đoạn khác nhau. 4 loại hàng hoá là: sản phẩm thô, sơ cấp; sản phẩm dệt, công nghiệp nhẹ, gia công, chế tạo lại, bán thành phẩm tốn nhiều sức lao động; sản phẩm thành phẩm, công nghiệp nặng, hoá chất tốn nhiều vốn; sản phẩm lỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến và 3 giai đoạn là : Lấy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ, đòi hỏi nhiều sức lao động làm trọng tâm; xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thành phẩm, công nghiệp nặng, hoá chất cần nhiều vốn; xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao, đòi hỏi nhều tri thức, công nghệ tiên tiến. 2. Các mô hình thực tiễn về công nghiệp hoá. 2.1 Mô hình công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu. (hướng nội). Mô hình này đã được các nước đi tiên phong trong công nghiệp hoá thực hiện từ cuối thế kỷ 18- đầu thế kỷ 19, nhiều nước đang phát triển thực hiện theo mô hình này vào những năm 50-60. Tư tưởng cơ bản của mô hình này là tập trung phát triển mạnh sản xuất các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng tiêu dùng, để thay thế các hàng hoá xưa nay vẫn nhập khẩu từ nước ngoài. Sự phát triển ấy nhằm khai thác các nguồn lực sẵn có để thoả mãn các nhu cầu cơ bản và cấp thiết trong nước, mở rộng thị trường cho phát triển sản xuất , tạo thêm việc làm, tiết kệm ngoại tệ. Mô hình này chủ yếu hướng sản xuất vào thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước là trọng. Mô hình này cho ta khả năng dễ xây dựng hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh được. Do hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước là chủ yếu nên ít chịu ảnh hưởng của những dao động trên thị trường thế giới. Tuy nhiên lại có hạn chế là không được quan hệ với các nước khác, không tiếp thu đước những công nghệ tiên tiến của thế giới, dẫn đến sự kìm hãm nền kinh tế. Nhưng cũng cần chú ý rằng việc thực hiện mô hình này không có nghĩa là hoàn toàn đóng cửa nền kinh tế đất nước, mà vẫn mở rộng quan hệ thương mại quốc tế với các nước khác, nhưng giành ưu tiên nhập khẩu các điều kiện để sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Mô hình phát triển công nghiệp theo hướng thay thế nhập khẩu, xuất phát từ mục tiêu tốt đẹp. Song kinh nghiệm thực tế nhiều nước cho thấy, việc theo đuổi chiến lược này rất hạn chế trong việc thực hiện những mục tiêu đã đặt ra, vì chính sáh bảo hộ chậm được sửa đổi gây nên sự ỷ lại của các nhà sản xuất. Dung lượng thị trường không lớn, tạo nên những cản trở cho sự phát triển sản xuất . Hơn nữa, khả năng vươn ra thị trường nước ngoài bị hạn chế vì khả năng kém cạnh tranh của sản phẩm. Thêm vào đó là tình trạng thiếu hụt ngoại tệ không được giải toả vì lượng nhập khẩu các điều kiện sản xuất hàng thay thế nhập khẩu tăng lên. Tóm lại đây là mô hình cần thiết cho các nước đang phát triển. Nên áp dụng cho các nước khi mới bắt đầu quá trình phát triển. Vì nó phù hợp với điều kiện ban đầu khi mới phát triển. 2.2. Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. ( hướng ngoại) Tư tưởng cơ bản của mô hình này là phát huy lợi thế so sánh của đất nước để phát triển mạnh một số ngành phục vụ cho xuất khẩu, xuất phát điểm của tư tưởng này là lý thuyết lợi thế so sánh của D.RICARDO và xu thé quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội mở rộng phân công lao động quốc tế. Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên phong phú, lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, trong thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển thường tập trung phát triển các ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô, để xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển với tư cách là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, sự phát triển những ngành này, xét về lâu dài, gặp một số trở ngại: cầu sản phẩm thô trên thị trường thế giới tăng chậm, điều kiện trao đổi bất lợi cho các nước nghèo, giá nguyên liệu tăng chậm, giá sản phẩm chế biến tăng nhanh. Sự phát triển các ngành này lại phụ thuộc vào sự đầu tư của các nước công nghiệp. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sống như dệt may, lắp ráp, cơ khí và điện tử. Cũng được chú trọng phát tiênr nhằm khai thác lợi thế về nhân công của đất nước. Sự phát triển mạnh mẽ những ngành trên đã góp phần tạo những tiền đề quan trọng cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp kỹ thuật cao. Lúc này các sản phẩm có hàm lượng lao động cao sẽ giảm, tỷ tọng các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao tăng. Đến giai đoạn nhất định, sản phẩm loại này của các nước mới công nghiệp hoá sẽ có khả năng cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cùng loại của các nước phát triển. Tóm lại, những bước đi của quá trình phát triển các ngành công nghiệp nêu trên có sự xen kẽ nhau. Ngay khi tập trung phát triển các ngành khai thác, người ta cũng xây dựng các cơ sở của các ngành công nghiệp chế biến. Sự thành công của mô hình này phụ thuộc nhiều vào các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và các thể của Nhà nước để thúc đẩy phát triển công nghiệp của đất nước. 2.3- Mô hình công nghiệp hoá hỗn hợp. Đây là mô hình kết hợp các yếu tố của hai mô hình trên để khắc phục nhược điểm của từng mô hình trên, đồng thời trong điều kiện kinh tế hiện nay thì kết hợp hai tư tưởng trên sẽ phát huy được sức mạnh của đất nước mình. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yếu tố của mô hình hướng nội và các yéu tố của mô hình hướng ngoại. Sự hình thành mô hình hỗn hợp chính là sự điều chỉnh trọng tâm thị trường phát triển sản xuất của mô hình hướng nội và mô hình hướng ngoại. Trong sự kết hợp ấy vẫn phải giành ưu tiên nhiều hơn cho mô hình hướng ngoại. Tóm lại, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ quan điểm xây dựng nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Vì thế mô hình hỗn hợp là mô hình phù hợp nhất đối với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Nhưng trong sự kết hợp ấy hiện nay Việt Nam đang chú trọng đến việc hướng ra các thị trường thế giới bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu. Kết luận: trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta đã xác định rõ quan điểm xây dựng nền kinh tế mở, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước có hiệu quả nhất. Mô hình kêt hợp cả hướng nội và hướng ngoại sẽ phù hợp đối với yêu cầu phát triển của Việt Nam. 3. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế các nước vận dụng vào xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, công nghiệp ở Việt Nam: 1. Xác định lợi thế so sánh của đất nước trước khi định ra chiến lược phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp về các mặt: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, sông ngòi, biển, cơ sở hạ tầng (đường sá, phương tiện đi lại), bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, lao động, trình độ kỹ thuật, tay nghềv..v.. 2. Xác định chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng kết hợp cả chiến lược thay thế nhập khẩu và chiến lược hướng ra xuất khẩu. 3. Lựa chọn cơ cấu phát triển các công nghiệp và những ngành công nghiệp mũi nhọn theo từng thời kỳ một cách hợp lý (theo kinh nghiệm của các nước Đông á, những ngành công nghiệp sau đây được chọn làm những ngành mũi nhọn: những ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu có khả năng giảm được chỉ tiêu ngoại tệ; những ngành công nghiệp xuất khẩu cần nhiều lao động có khả năng thu được ngoại tệ; các ngành công nghiệp máymóc nặng và hoá chất để cung cấp thiết bị; các ngành công nghiệp xuất khẩu cần nhiều vốn và kỹ thuật; các ngành công nghiệp xuất khẩu có kỹ thuật tiên tiến). 4. Chính sách của chính phủ: cần có những chính sách phù hợp như chính sách thuế quan và phí thếu quan, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin, thị trường marketing để tạo dkk thậun lợi nhất phát triển công nghiệp, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh các chính sách thường xuyên để một mặt hỗ trợ được sản xuất trong nước nhưng mặt khác cũng để sản xuất trong nước phải tự vươn lên thì mới có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. 5. Tổ chức các khu vực cônhg nghiệp theo cụm công nghiệp, các đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tổ chức sản xuất các hàng hoá hướng ra xuất khẩu. 6. Luôn đổi mới kịp thờiquan điểm, chiến lược, chíng sách phát triển cho phù hợp với diễn biến tình hình trong nước, ngoài nước; giải quyết những vấn đề nảy sinh trên con đường phát triển; đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá và nâng cấp không ngừng tới mức cao nhất có thể để không bị tụt hậu xa so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 7. Khuyến khích phát triển nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, tạo ra sự phân công hoá, hợp tác hoá trong sản xuất. 8. Quan tâm đúng mức và có những biện pháp khuyến khích nghiên cứu khoa học - công nghệ gắn liền với sản xuất. Coi khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp trong phát triển công nghiệp. Tập trung vốn cho nghiên cứu những đề tài trọng điểm phục vụ phát triển ngành tranh thủ tài trợ của nước ngoài và huy động vốn nghiên cứu khoa học từ các cơ sở sản xuất để có cơ sở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào sản xuất. Tăng cường động lực phát triển khoa học công nghệ bằng cách tìm mọi biện pháp có hiệu quả để thương mại hoá các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo được mối liên kết bền vững giữa nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp trong áp dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại bao gồm chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng đối với viẹc vay vốn để đổi mới thiết bị và công nghệ, đặc biệt ưu tiên cho các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, sản phẩm mới.. Khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước vào công nghệ và các bí quyết công nghệ hiện đại hơn so với mức trung bình thông qua miễn giảm thuế. Xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, áp dụng lãi suất thấp cho các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới công nghệ hoặc áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến. Thiết lập trung tâm cung cấp thông tin về công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các doanh nghiệp. Tạo môi trường thông thoáng để tăng cường quan hệ với nước ngoài, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới thiết bị công nghệ, rút ngắn khoảng cách về mặt bằngcông nghệ nước ta với thế giới. Đẩy mạnh thực hiện các công trình đầu tư công cộng nhằm cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng về kinh tế và xã hội. chƯƠng II Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2004 I. thực trạng phát triển kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2004 1. Giai đoạn 1991 - 1995 Giai đoạn này đánh dấu một mốc quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, là giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. GDP tăng bình quân năm là 8,2% từ 1991 - 1995. Đặc biệt nổi bật là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, trong giai đoạn này giá trị sản lượng công nghiệp tăng trưởng bình quân là 13,4%/năm, lạm phát được đẩy lùi từ 67,7% năm 1991 lên 18,2%/GDP năm 1995, tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 15,1% GDP năm 1991 lên 27,1% GDP năm 1995; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá: năm 1991 tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tương ứng là 23,5; 40,5%; 36% đến năm 1995 thay đổi cơ cấu trong 3 ngành đó là: 27,2%; 28,8%; 44,1%. Xuất khẩu tăng mạnh hơn 2 lần từ 1991 là 2,042 tỷ đô la đến 1995 là 5,2 tỷ đô la. Nguyên nhân của sự tăng trưởng giai đoạn 1991 - 1995 Nguyên nhân bao trùm của tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn này la những cải cách mạnh mẽ vào cuối những năm 80. Từ sự kiện đổi mới Đại hội VI năm 1986 đến năm 1990, Việt Nam đã liên tục thực hiện cải cách, mở cửa theo hướng cơ chế htị trường, những chủ trương đó đã phát huy mạnh mẽ tiềm lực trong nước, tạo điều kiện cho mọi ngời dân, mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường; thu hút nhanh vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 1993 có nguồn tài trợ ODA là những nguyên tố quan trọng tăng nguồn đầu tư trong khi tiết kiệm và đầu tư trong nước thấp. Ngoài ra từ năm 1988, Việt Nam xuất hiện một ngành mới là khai thác dầu thô, trong năm 1989, dầu thô đã đóng góp 7,2% tổng thu ngân sách 1,1% GDP trong các năm 1990 - 1991, dầu thô đã đóng góp tới 13,1% và 20,8% tổng thu ngân sách 2,0% và 2,8% GDP. Xuất khẩu dầu thô đã thu hút được nguồn thu gần đủ để bù đắp cắt giảm viện trợ của khối Liên Xô cũ. Cũng với đó là Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra thị trường mới để tăng giá trị xuất khẩu, hàng hóa, nên về nguyên tắc, sự sụp đổ của khối Liên Xô cũ không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta. 2. Giai đoạn 1996 - 1999 Nếu như giai đoạn 1991 - 1995 nền kinh tế Việt Nam tăng nhanh và ổn định, thì bắt đầu từ năm 1996, đã bộc lộ nhiều yếu kém nội tại của nền kinh tế. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ năm 1996, sau đó giảm rất nhanh xuống 4,8% năm 1999 từ 9,45 năm 1995. Từ năm 1996, thì những chính sách "cởi trói" của các năm cuối thập kỷ 80 không còn phát huy tác dụng như những năm 1991 - 1995. Sau một giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh có nghĩa tăng mạnh các lực lượng sản xuất, htì nó cũng đỏi hỏi các dịnh chế, các chính sách cần đổi mơi để phù hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta cao hơn. Hệ quả tất yếu la mức độ chậm chạp trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh vốn đã yếu kém của sản phẩm Việt Nam trên thị trường cả trong lẫn ngoài nước, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, xảy ra tình trạng không cân đối giữa cung và cầu. Hệ số ICOR tăng nhanh (từ khoảng 2,8 - 3,5 trong thời kỳ 1990 - 1996 lên 4,9 - 5,4 trong các năm 1998 và 1999) là một trong những bằng chứng rõ nhất của tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 1999 3. Giai đoạn 2000 - 2004 Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2001 - 2003 và những dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2004 như trên, có thể sơ bộ đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu va nhiệm vụ 4 năm 2001 - 2004 so với kế hoạch 5 năm như sau: Nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định; nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2001 - 2004 khoảng 7,2% (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,1% năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,6%); tuy thấp hơn 0,3% só với mức kế hoạch bình quân chung 5 năm 2001 - 2005; nhưng trong điều kiện khó khăn cả ở trong và ngoài nước thì mức tăng trưởng đạt được 4 năm qua là một cố gắng rất lớn; đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 4 năm (2001 - 2004) là 5,2% (kế hoạch là 4,8%). Tuy nhiên, giá trị tăng thêm (GDP nông nghiệp) dự kiến chỉ đạt khoảng 3,4%, thấp hơn mục tiêu đề ra (mục tiêu 5 năm là 4%/năm). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong 4 năm (2001 - 2004) tăng 15,3%, (kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là 13,1%). Tuy nhiên, do chi phí sản xuất còn cao nên giá trị tăng thêm của công nghiệp bình quân 4 năm chỉ đạt 10%, thấp hơn kế hoạch (kế hoạch 5 năm là 10,4%). Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 4 năm khoảng 7,2%, thấp hơn so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 đề ra là 7,5%. Giá trị tăng thêm bình quân 4 năm đạt 6,6% (mục tiêu kế hoạch 5 năm la 6,8%). Tính chung 4 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 4 năm là khoảng 14,6% (năm 2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng 11,2%; năm 2003 tăng 20,8%; năm 2004 tăng 24%) (kế hoạch 5 năm là 104 - 110 tỷ USD, tăng 14 - 16%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người, tuy còn ở mức thấp nhưng đã thuộc loại các nước có nền ngoại thương phát triển. Ước tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế 4 năm 2001 - 2004 (tính theo giá 2000) khoảng 731 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 88% kế hoạch 5 năm đề ra. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước chiếm 21,9%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 14,7%; vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,7%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 25,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,3%. Trong 4 năm 2001 - 2004 cam kết ODA dự kiến đạt khoảng 10,5 tỷ USD; giải ngân ODA ước đạt khỏng 6,2 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước 4 năm qua đạt khá, tỷ lệ huy động vào ngân sách trung bình là 22,7% GDP. Tình hình giá cả có biến dộngvà diễn biến phức tạp. Chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân 4 năm khoảng 4,5%/năm (kế hoạch là dưới 5%). Tạo việc làm mới trong 4 năm cho 5,9 triệu lao động (kế hoạch 5 năm là 7,5 triệu lao động); tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2004 giảm xuống còn 8,3% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến cuối năm 2004 là 26% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%). Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch ở nông thôn đến cuối năm 2004 là 58% (kế hoạch đến cuối 2005 là 62%) Mức tăng trưởng trong 4 năm qua tuy khá, nhưng với quy mô nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé thì tốc đọ tăng trưởng như vậy còn quá thấp để có thể rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực. Điều đó đòi hỏi cần có sự phấn đấu cao hơn, bứt phá mạnh hơn trong các năm tới, trước mắt là năm 2005 để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả. 4. Tổng quan về sự phát triển của công nghiệp Trong những năm qua công nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp một phần lớn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, do phát huy được lợi thế so sánh trong việc khai thác tài nguyên và phát huy lợ thế về sử dụng nguồn lao động. Những kết quả đó là sự cố gắng rất lớn của nền kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng. Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong tổng sản phẩm trong nước từ 21,85% năm 1995, đến năm 1998 đã tăng lên 26,84% (nếu kể cả xâydựng tỷ lệ này tương ứng là 28,72% và 32,59%). Đến năm 2004 tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng lên 39,3% năm 2005 ước đạt 42%. Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong tăng giá trị xuất khẩu của quốc gia, chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớn là: dầu thô, hàng dệt may, hàng da giầy, hàng nông sản chế biến. Gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử cũng đã đạt trên 500 triệu USD. Ngành công nghiệp khai thác: Trong những năm vừa qua công nghiệp khai thác đã phát triển mạnh, đặc biệt là ngành khai thác dầu khí, đây là ngành có cai trò quan trọng đóng góp cho sự khởi động của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Hiện nay ngành công nghiệp khai thác đã chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, riêng ngành dầu khí chiếm trên 18,5%. Sản lượng dầu thô năm 2004 đạt trên 20,05 triệu tấn, đóng góp 23% cho giá tị kim ngạhc xuất khẩu của cả nước.Trong những năm tới nguồn tài nguyên này đang gia tăng, đặc biệt là khá lợi thế này sẽ tạo điều kiện cho viẹc phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu chế biết phát triển theo, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt sẽ tạo ra chương trình phát triển đồng bộ từ khai thác, sự chuyển đén chế biến khí đang mở ra triển vọng phát triển cho nhiều ngành công nghiệp, trước hết là phát điện và một số ngành công nghiệp hoá và phân bón. Công nghiệp chế biến: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tác đã chiếm trên 80% trong giá trị sản xuất công nghiệp; đã từng bước đổi mới công nghiệp trong một số ngành nhằm nâng cao._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0040.doc
Tài liệu liên quan