Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 3 B. NỘI DUNG 5 I/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÚA 5 1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay 5 1.1.1.Thực trạng về các hình thức sản xuất lúa gạo 5 1.1.2.Sản lượng và năng suất vụ lúa hè thu 6 1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay 7 1.2.1.Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo 7 1.2.2.Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp 8 II/NHỮNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU GẠO 10 CỦA CHÍNH PHỦ 2.1.Nhóm chính sách vĩ mô

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 2.1.1 Chính sách ruộng đất 10 2.1.2. Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ 11 2.1.3. Chính sách thuế xuất khẩu gạo 12 2.2.Nhóm chính sách vi mô 14 2.2.1.Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu 14 2.2.1.1.Sự cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu 14 2.2.1.2.Phương hướng quy hoạch vùng sản gạo xuất khẩu 14 2.2.2.Chính sách tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo 15 2.2.2.1.Sự cần thiết phải thực hiện giải pháp tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản 15 xuất và xuất khẩu gạo 2.2.2.2.Nội dung của chính sách tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản 16 xuất và xuất khẩu gạo 2.2.3.Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo 17 2.2.4.Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ khoa học kỹ thuật cho sản 18 xuất ở vùng sản xuất gạo xuất khẩu 2.2.4.1.Giải pháp về giống lúa 18 2.2.4.2.Giải pháp về phân bón 19 2.2.4.3.Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh cho lúa 20 2.2.5.Chính sách Marketing trong xuất khẩu gạo 20 2.2.5.1.Các biện pháp để thích ứng 21 2.2.5.2.Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu 22 2.2.5.3.Chính sách mở rộng thị trường 22 III/ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 23 3.1.Đánh giá 23 3.1.1.Những tồn tại trong ngành hàng xuất khẩu gạo hiện nay 23. 3.1.2.Đánh giá chung và bài học của xuất khẩu gạo 24 3.1.2.1.Đánh giá chung 24 3.1.2.1.Bài học về xuất khẩu gạo 25 3.2.Kiến nghị giải pháp 25 3.2.1.Giải pháp trước mắt 25 3.2.2.Giải pháp trung hạn và dài hạn 27 C. KẾT LUẬN 28 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 A. LỜI MỞ ĐẦU 1.Bối cảnh: Có thể nói ra trong thời gian vừa rồi hoạt động xuất khẩu đã bị chững lại. Thậm chí chính phủ còn phải đưa ra lệnh hạn chế xuất khẩu gạo. Vì thị trường gạo trong nước đã bị tăng giá một cách đột biến do thông tin thất thiệt là chúng ta đã hết gạo và cảnh báo của tổ chức lương thực thế giới về an ninh lượng thực, khiến những kẻ đầu cơ đã lợi dụng tăng giá thị trường gạo trong nước. Lúc đó cả nước điên đảo vì giá gạo tăng lên gần gấp đôi so với thời điểm vài ngày trước đó. Người tiêu dùng đổ xô ồ ạt đi mua. Trước tình hình đó chính phủ và cơ quan thị trường đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn những tin đồn thất thiệt đó. Và tìm cách để ổn định giá gạo bằng việc tung gạo ra thị trường trong kho dự trữ gạo, hạn chế xuất khẩu gạo. Đây cũng là bài học cho việc quản lý thị trường trước những tin đồn thất thiệt đó. Cho đến khi vụ lúa hè thu được mùa thì tin đồn này đã hoàn toàn đổ vỡ. Và hiện nay chúng ta lại bắt đầu đưa ra những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thu mua lúa trở lại nhằm tăng giá trị xuất khẩu. 2.Lý do nghiên cứu đề tài. Mục đích: Để tìm hiểu những chính sách cơ bản trong việc khuyến khích xuất khẩu gạo của chính phủ. 3. Đối tượng nghiên cứu Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam vào tháng, trong đó hướng vào chính sách vĩ mô và chính sách vi mô. 4.Phạm vi Các chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. 5.Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các số liệu thông kê, dự báo, tính toán,…của các cơ quan tổ chức để phân tích đánh giá và tổng hợp 6. Kết cấu: Phần I: Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo hiện nay Phần II: Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của chính phủ Ph ần III: Đánh giá kiến nghị giải pháp Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót, em mong các Thầy Cô góp ý, sửa chữa giúp em nội dung của đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của TIẾN SĨ ĐÀM QUANG VINH đã giúp em hoàn thành đề án này. B. NỘI DUNG I/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÚA GẠO Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay. 1.1.1 Thực trạng về các hình thức sản xuất lúa Với mục tiêu là xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại tại nghị quyết trung ương 7 khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển theo hướng hiện đại là phải tăng cường xây dựng cở sở vất chật kỹ thuật cho nông nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, trước hết là công nghệ sinh học thực hiện thủy lợi hóa, có giới hóa, thông tin hóa, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nông nghiệp. Trên thực tế thì chúng ta đã làm được những điều này chưa? Quả thật đây là một câu hỏi mà chỉ có người nông dân mới có thể trả lời chính xác nó. Họ là người hiểu hơn ai hết những chính sách về sản xuất nông nghiệp mà nhà nước đã, đang và sẽ thực hiện có mang lại lợi ích cho họ hay không. Xong cũng không thể phủ nhận một điều là nền nông nghiệp của chúng ta đã từng bước được cơ giới hóa, năng suất và sản lượng tăng đều qua từng vụ sản xuất mặc dù còn nhiều hạn chế và bất cập trong sản xuất nông nghiệp. Một là, hình thức sản xuất lúa gạo của các hộ nông dân cá thể ở những vùng nông nghiệp lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long….Đồng thời đây cũng là hai vùng sản xuất chính và được coi là hai vững lúa của cả nước. Với hình thức này thì sản xuất rất manh mún và nhỏ lẻ lại không tận dụng được các yếu tố về chăm sóc, đất đai để sản xuất quy mô lớn vì người nông dân không có vốn hay các điều kiện về kỹ thuật. Nhưng đây vẫn là hình thức sản xuất truyền thống ở nước ta do vậy hiện nay để khắc phục tính nhỏ lẻ trong sản xuất thì nhà nước đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, cánh đồng một giống lúa… để người nông dân sản xuất tập trung hơn, lớn hơn…. Hai là, hình thức sản xuất ở các nông trường. Có thể nói hiện nay hình thức này còn lại là rất ít vì trên cả nước số nông trường sản xuất chỉ là một con số nhỏ. Tiểu biểu phải kể đến một nông trường Sông Hậu đã xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích 5000 ha, với các giống lúa chất lượng cao như: IR64, VND 5-20, OM1490. Đặc biệt nông trường chuyển sang sản xuất lúa đặc sản Jasmine 85. Thương hiệu gạo Soharfam của nông trường đã được khách hàng nhiều nước trên thế giới tín nhiệm. Bà Trần Ngọc Sương,giám đốc của nông trường, cho biết sự thành công của nông trường được xây dựng trên nền tảng vững chắc: “các thành viên nông trường sử dụng 100% giống lúa xác nhận để giep sạ, áp dụng chặt chẽ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp(IPM), sử dụng hệ thống sấy lúa để nâng cao khả năng bảo quản sau thu hoạch.”Bằng các biên pháp xây dựng hệ thống đồng ruộng, sử dụng giống xác nhận, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật liên hoàn trong sản xuất đã tạo ra một lượng sản xuất lúa nguyên liệu lớn với chất lượng đồng đều. Hình thức này có thể coi là hình thức sản xuất quy mô lớn song hiện nay số lượng các nông trường như vậy không còn nhiều. Vì vậy, cần thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thâm canh với quy mô ngày càng lớn hơn. Chính sách cần có là tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất lớn có thể trụ vững lâu dài. Muốn thế, cái cần thiết hiện nay là hiện đại hoá nông nghiệp trong khuôn khổ phát triển nông thôn để nông dân đủ điều kiện sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 1.1.2.Sản lượng và năng suất vụ lúa hè thu Với những hình thức sản xuất như trên thì có thể thấy vụ lúa hè thu năm nay được coi là trúng lớn. Vì theo dự báo ban đầu sản luợng gạo cả nước năm 2008 sẽ đạt khoảng 37,6 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2007, trong đó: vụ đông xuân cho 18 triệu tấn, vụ hè thù cho 10,8 triệu tấn, vụ mùa cho 8,85 triệu tấn. Và nếu không có đọt biến về thiên tai và phòng trừ được dịch rấy nâu thì sản luợng lúa cả năm của các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 20,28 triệu tấn. Nhưng theo báo cáo của Bộ NN & PTNT cho thấy mặc dù năng suất lúa của nuớc ta tăng bình quân 2.06%( giai đoạn 1997 – 2006) tương đương 770000 ngàn tấn/năm nhưng trong giai đoạn 2003 – 2007 thì sản luợng lúa của chúng ta chỉ ở mức xấp xỉ 36 triệu tấn tấn do giảm diện tích. Vậy việc dự tính trên liệu có khả thi không? Để có được mức sản lượng lớn thì phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lúa. Mức năng suất nhìn chung trên cả nước là rất cao. Ví dụ như ở Hà Tĩnh: năng suất lúa hè thu năm nay đạt 47,64 tạ/ha, tăng hơn vụ hè thu năm ngoái 17 tạ, sản lượng ước đạt 188.926 tấn. Các địa phương có năng suất lúa cao là thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên năng suất 50 tạ/ha, Can Lộc, Thạch Hà và Lộc Hà năng suất 48 tạ/ha. Với những kết quả lớn trên liệu có thể thấy được năng suất và sản lượng vụ hè thu đã vượt xa so với dự kiến là 10 triệu tấn. Đáng lẽ được mùa như vậy thì người nông dân phải lấy làm vui mừng và phấn khởi xong tâm lý của họ: “trúng mùa thất giá”- cái suy nghĩ từ lâu đã ăn sâu vào nhận thức của người dân vùng đất châu thổ ĐBSCL- nơi vốn được mang danh là “ vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây” của cả nước. Thậm chí hiện nay rất nhiều người nông dân không thiết tha với sản xuất nông nghiệp do lợi nhuận thấp và bị thu nhập cao ở thành thị lôi kéo họ hay có một số nông dân ở Thái Bình còn trả lại ruộng ngày càng phổ biến. Vấn đề này đang đặt câu hỏi cho ngành sản xuất lúa gạo là phải làm gì để gìn giữ được tình bền vững trong sản xuất của ngành lúa gạo hiện nay như thế nào? Như vậy rõ ràng là mặc dù sản lượng và năng suất tăng lên qua từng năm, từng vụ vậy mà người nông dân vẫn chưa mấy thiết tha với sản xuất nông nghiệp. Liệu vấn đề đặt ra có phải chỉ là ở chỗ năng suất hay không, bởi vì trước đây mặc dù năng suất thấp nhưng bà con nông dân vẫn hăng say sản xuất lúa. Có thể thấy được vần đề có lẽ không đơn giản chỉ là năng suất, sản lượng mà còn là việc tiêu thụ lúa gạo họ làm ra để thu được giá trị nhằm bù đắp chi phí sản xuất ban đầu và có thu nhập trang trải cho cuộc sống của họ từ đó mới tạo động lực để họ tái sản xuất.Có thể thấy bài toán tiêu thụ lúa gạo cho người nông dân là một bài toán khó nó đòi hỏi sự kết hợp giữ người nông dân với các doanh nghiệp thu mua và các chính sách từ chính phủ. 1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay 1.2.1.Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo Trước khi nghiên cứu vấn đề này chúng ta hãy nghĩ và nhận xét về một số suy nghĩ của một vị giáo sư. Trong một cuộc phỏng vấn của VNEXPRESS với giáo sư Đào Thế Tuấn, chủ tịch hội khoa học phát triển nông thôn, nguyên viện trưởng viện khoa học nông nghiệp Việt Nam , ông đã nói : “ người ta cứ nghĩ đổi mới làm cho nông nghiệp phát triển tốt thì đời sống của nông dân cũng tốt theo. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Chúng tôi đã nghiên cứu vấn chuyển đổi kinh tế các vùng thì thấy vùng phát triển mạnh nhất về nông nghiệp, mang lại nhiều đôla nhất cho nhà nước nhiều nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên thì lại lạc hậu nhất về giáo dục, y tế. Tỷ lệ học sinh đi học ở ĐBSCL còn thua cả miền núi phía Bắc. Ở các nước phát triển, một người nông dân nuôi được 5 người. Còn ở ta, thu nhập của người nông dân rất thấp, theo tính toán, khoảng cách giữa thu nhập của người thành thị và nông thôn của Việt Nam là trên 3 lần ”. Lý giải cho toàn bộ ý kiến đó của mình, ông cho rằng : thị trường nông sản của ta chủ yếu dựa vào quan hệ nông dân – doanh nghiệp. Doanh nghiệp giữ vai trò độc quyền về chế biến và lưu thông. Nông dân không có quyền mặc cả và vì thế hay bị ép giá. Trong khi đó, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng. Cuối cùng thu lời của nông dân còn lại rất ít, thậm chí lỗ nặng vì sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Như vậy là việc thu nhập của người nông dân nước ta phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp thu mua. Họ dường như không có quyền mặc cả và cuối cùng khi có biến động gì xảy ra thì họ chính là người cuối cùng phải chịu chứ không phải các doanh nghiệp. Điều này có thể được lý giải như sau: thứ nhất, hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp Quốc doanh đó là các công ty thu mua lúa gạo dưới sự kiểm soát của Nhà nước cũng như sự điều hành trong hoạt động thu mua của mình như Tổng công ty Lương Thực Miền Nam, Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc… Các doanh nghiệp này thường thu mua với khối lượng lớn xong họ lại không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gạo sau khi thu mua. Do vậy đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu hệ thống kho chứa lúa. Đặc biệt là khó khắn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là thiếu hệ thống kho chứa lúa, thiếu điện để sản xuất dẫn đến ảnh hưởng chất lượng trong việc chế biến hạt thóc. Vì vậy khi các doanh nghiệp này mua lúa gạo chững lại thì bà con nông dân lại lo lắng không bán được lúa. Thứ hai là các thương lái tham gia thu mua lúa gạo hoặc các công ty thu mua lúa gạo ngoài Quốc doanh thì gặp khó khăn trong việc vay vốn để thu mua. Do điều kiện các ngân hàng đưa ra để họ được vay là phải có hợp đồng xuất khẩu gạo lớn trong khi đó họ là những người buôn bán nhỏ và bị hạn chế về hạn ngạch thu mua. Đó có thể coi là những bất lợi với họ. Các thương lái tuy chỉ thu mua với khối lượng không lớn bằng các công ty lương thực xong cũng là một cách cho bài toán tiêu thụ lúa gạo hiện nay. Thiết nghĩ chúng ta nên có cách nhìn thông thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thu mua lúa gạo không phải là quốc doanh để từ đó tạo ra được lợi ích cho cả người nông dân và các doanh nghiệp. Muốn bảo đảm lợi ích cho cả đôi bên trước mắt chính phủ nên thiết lập một hệ thống giá sàn thống nhất. Về lâu dài, hoạt động của mô hình này phải theo quan hệ cung cầu. Nếu nguồn cung quá nhiều, chắc chắn giá sẽ giảm và ngược lại. Vì thế, chính phủ cần có kế hoạch chủ động nguồn cung nhưng nên ở mức độ vừa phải để giữ giá cho nông dân. Hơn nữa, hệ thống phân phối và cơ chế thu mua lúa gạo hiện nay còn nhiều bất hợp lý. Trong tương lai, chúng ta nên có kế hoạch tổ chức lại nông dân, thành lập một tập đoàn trồng lúa, các hợp tác xã, đơn vị sản xuất gắn với các công ty xuất khẩu lương thực. Đồng thời, bảo đảm cho cả lợi ích của người trồng lúa và doanh nghiệp. Mặc khác bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không nên mua lúa, gạo trôi nổi trên thị trường, tránh việc mua đại trà, trộn lẫn quá nhiều loại gạo, dẫn đến không thể nào xây dựng được thương hiệu. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tự thiết lập những vùng nguyên liệu, dựa trên việc tổ chức các tập đoàn sản xuất lúa nói trên. Trồng cùng một giống lúa, theo quy trình hiện đại, tạo ra những vùng nguyên liệu lớn, chất lượng cao. Đây là cách duy nhất để tạo ra thương hiệu cho gạo xuất khẩu. 1.2.2.Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp Trên thực tế tình hình kinh doanh lúa gạo ở trong nước hiện nay có rất nhiều biến động, giá lúa gạo lên rồi lại xuống… đã làm cho hoạt động kinh doanh lúa gạo luôn sôi động và làm cho người nông dân lúc vui lúc buồn. Vậy hiện trạng chung hiện nay ra sao? Theo hiệp hội lương thực Việt Nam giá lúa gạo ở các tỉnh ở khu vực ĐBSCL giảm, giao động từ khoảng 4200 – 4500 đ/ kg tùy địa phương. Giá bán gạo nguyên liệu gạo lứt để làm gạo 5% tấm khoảng 6300 đ/kg, gạo thành phẩm không bao bì tại mạn tầu khoảng 7700 – 8000 kg/tấn. Việc tiêu thụ lúa gạo của người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp thu mua vì vậy đã bị họ ép giá, nếu không bán thì có lẽ người nông dân cũng không biết làm gì để tiêu thụ, mà tiền thì cần. Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hầu như còn rất non yếu, không chủ động tìm kiếm các cách thức tiêu thụ mà thụ động phục vụ theo nhu cầu là chính. Hệ thống đó đã kéo dài một thời gian khá dài làm cho người nông dân đã nản lòng khi mà giá lúa gạo ngày một giảm. Hiện thị trường kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL đang rất trầm lắng, có ý kiến cho rằng có ba nguyên nhân chính tác động đến điều này : do giá gạo trên thị trường thế giới đã giảm; tình hình tài chính khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến doanh nghiệp không giám mua gạo, doanh nghiệp không vay được ngoại tệ mà chỉ vay tiền đồng; do nhà nước áp đặt thuế cao. Với ba nguyên nhân đó đã tác động đến tiến độ và giá thu mua lúa gạo của doanh nghiệp.Theo dự báo của giới kinh doanh lương thực, giá lúa gạo sẽ tiếp tục giảm do thương lái lợi dụng cơ hội để ép giá nông dân. Người nông dân đã khổ lại càng khổ. Nhìn chung hiện nay tình hình kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nếu chỉ biết đến thì trường trong nước mà chưa có hướng cho xuất khẩu. Sẽ là thiệt hại nếu chúng ta không xuất khẩu gạo. Đây là một câu nói của một vị giáo sư, lí giải cho điều này ông cho rằng đất ta là đất lúa, dân ta là dân làm lúa, thời tiết những năm gần đây dù có khắc nghiệt nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến việc trồng lúa. Nếu vậy thì tại sao chúng ta không xuất khẩu để lấy USD càng nhiều càng tốt về xây dựng những công trình khác đang rất cần vồn? Tại sao Thái Lan tăng cường xuất khẩu gạo mà chúng ta lại dừng? Có phải người Thái Lan thiếu kinh nghiệm hơn ta?Chúng ta cần phải sáng suốt và chớp lấy thời cơ đã và đang đến. Việt Nam quốc gia có thể thay thể vị trí thứ hai trên thế giới của Ấn Độ về xuất khẩu gạo hiện không cùng nguồn cung để kí hợp đồng mới và phải đến mấy năm gần đây mới cải thiện được? Đó là một câu hỏi trên một bài báo của Vietnamnet. Câu hỏi đó có thể trả lời rằng chúng ta đã đang và sẽ nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Cụ thể như mới đây chúng ta đã trúng thầu 17050 tấn gạo xuất khẩu sang Nhật Bản với mức giá trung bình khoảng 459,16 USD/tấn. Trong năm 2007 chúng ta đã liên tiếp 3 lần trúng thầu với tổng số lượng lên đến 45050 tấn. Đặc biệt là phải kể đến thương vụ mà chúng ta đã trúng thầu trong cuộc đầu thầu cung cấp 210000 tấn gạo cho INDONESIA, trong đó có 3 công ty Việt Nam và 1 công ty Thái Lan.Theo Bộ NN &PTNT thì sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2007 là 4500 000 tấn với giá trị thu về là 1480 triệu USD, và là một trong mươi nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Có thể thấy gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên nhiều thị trường thế giới và nhanh chóng khẳng định vị thế của xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới khiến cho các đối thủ lớn như Thái Lan cũng gặp không ít trở ngại trong cạnh tranh. Gạo Thái Lan đối mặt với cạnh trang gay gắt từ gạo Việt Nam vì theo báo cáo tháng 7/2008 của Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết gạo 5% tấm, loại gạo chất lượng hàng đầu của Việt Nam đang được chào bán dưới mức 575 USD/ tấn, trong khi đó gạo 100% B của Thái Lan, loại gạo cạnh tranh với gạo 5% của ta hiện có giá 738 USD/ tấn, cơ quan này nhận định rằng gạo Thái Lan sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại có lẽ đã có đủ những căn cứ để dỡ bở lệnh tạm dừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo mới đã ban hành từ đầu năm nay vì hai lí do sau: thứ nhất, là nhờ kích thích mạnh bởi cơn sốt giá gạo thời gian qua và những nỗ lực vượt bậc của nông dân, cũng như của bộ máy quản lý, chúng ta hoàn toàn cơ thể tin vào triển vọng trúng lớn một năm sản xuất lúa gạo. Cụ thể là diện tích trồng lúa tại ĐBSCL có giảm chút ít nhưng năng suất cao, khối lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh và lượng tồn kho còn cao. Trong điều kiện như vậy, việc tiếp tục các hợp đồng xuất khẩu gạo mới là cần thiết vì không chỉ bởi có đủ nguồn hàng cung cấp xuất khẩu như dự kiến mà còn có thể tăng khá. Thứ hai là việc tiếp tục kí các hợp đồng đồng nghĩa với việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo còn bắt nguồn từ chỗ bảo đảm lợi ích quốc gia. Theo dự báo của mới nhất của Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc, sản lượng gạo thế giới năm nay sẽ đạt kỷ lục cao sẽ làm giảm tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu, khiến giá lúa gạo gần đây liên tục giảm, giảm nhiều so với mức kỷ lục cao đạt được hồi thàng trước. Đây là cơ hội để Việt Nam khôi phục lại thị trường xuất khẩu gạo. Tại vùng ĐBSCL đã đề nghị chính phủ nâng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2008 lên 4,5 triệu tấn so với 4 triệu tấn dự kiến trước đây. Điều này cho thấy người nông dân rất tin tưởng vào vụ thu hoạch lúa năm nay. Việt Nam lại bắt đầu thực hiện những hợp đồng xuất khẩu gạo mới sau một thời gian khủng hoảng về giá cả trong nước. Vấn đề đặt ra là làm gì để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu gạo phát triển vượt bậc và tạo ra giá trị lớn hơn cho người nông dân và doanh nghiệp nói riêng, nhà nước nói chung. II/CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CHÍNH PHỦ. 2.1 Nhóm các chính sách vĩ mô. 2.1.1.Chính sách ruộng đất: Về đất đai chính phủ có đưa ra những chính sách sau: “ ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu nông sản, chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, chỉ đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hóa thì được ưu tiên thuê đất. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trương ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư” ( nguồn từ số 80/2002/ QD – TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002) Trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, có thể thấy điểm tạo thuận lợi của chính sách ruộng đất thời gian qua là đã trực tiếp tạo ra động lực mới trong nông thôn. Chính sách nay đã đi theo hướng chuyển dần ruộng đất từ chỗ được làm chủ bởi các tập thể đến chỗ được làm chủ bởi hộ nông dân từ chỗ người nông dân chỉ được chú trọng một số khâu công việc trong quá trình trồng lúa đến chỗ họ được làm chủ toàn bộ quá trình đó – là chủ việc sử dụng ruộng đất. Đỉnh cao của quá trình đổi mới chính sách ruộng đất là sự triển khai trên thực tế, theo đó người nông dân sẽ được thực hiện năm quyền ( quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp, quyền cho thuê). Tuy nhiên, điểm bất cập là trong quá trình triển khai luật đất đai năm 1993 vẫn còn nhiều vương mắc, nhiều sự thay đổi trong sử dụng đất đai vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Do vậy, chính sách về ruộng đất đã tập trung vào hoàn thiện một số vấn đề sau đây: trước hết, là hoàn thành cơ bản thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các đối tượng, trong đó có đất ruộng trồng. Vướng mắc là công việc này mới chỉ được thực hiện ở một số nơi như Hà Nội, Hải Phòng, … còn lại ở rất nhiều tỉnh hoạt động này diễn ra chậm chạp thậm chí cán bộ không có thái độ tốt trong việc thực hiện những yêu cầu này. Tiếp đó là giới hạn khinh phí cho việc làm các thủ tục giao đất. Thứ đến, là thể chế hóa ngày càng sâu rộng 5 quyền của người được giao đất. Trong đó nên hướng dẫn người được giao đất cần làm những thủ tục gì? ở đâu? Thứ ba, là Nhà Nước cần phân cấp rõ ràng trong việc theo dõi sự vận động đa dạng và phức tạp các quan hệ đất đai, đưa việc quản lý đất đai vào nền nếp. 2.1.2.Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục..nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá cả đến người sản xuất. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. ( nguồn từ số 80/2002/ QD – TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002). Có thể thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung vào bốn khâu : Giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm. Với các loại giống lúa mới thường xuyên thay giống sản xuất đại trà cho nông dân. Khi thay giống mới, những khó khăn thường nảy sinh là: kỹ thuật canh tác như thế nào? Làm thế nào để nông dân nắm bắt kịp thời các yêu cầu kỹ thuật canh tác của giống mới? Vấn đề giá cả của giống mới thường khá cao, nếu không có sự hỗ trợ về giá thì nông dân thường sẽ đắn đo khi sử dụng giống mới. Đây có thể coi là điểm còn hạn chế của chính sách này. Chính sách mới hiện nay là cho nhập khẩu phân bón đã gây một số khó khăn như với các loại phân bón thông dụng, kỹ thuật sử dụng thường ít, có khó khăn và vấn đề là số loại phân bón mới thường có khó khăn về giá bán: giá bán cao hơn khả năng tài chính của nông dân. Khâu bảo vệ thực vật cũng thường vướng ở các kỹ thuật mới, phương tiện mới, giải pháp mới. Ở đây ngoài vấn đề giá cả, cần làm sao cho nông dân nắm vững kỹ thuật sử dụng và giảm bớt chi phí về thời gian sức lực, tài chính. Trong khâu bảo vệ thóc gạo còn vướng về công nghệ và thiết bị. Xong cũng không thể phủ nhận những thuận lợi mà chính sách này đã tạo ra đó là về điều kiện chuyển giao công tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân sản xuất lúa gạo: phần lớn các vùng lúa gạo tập trung và xuất khẩu đều ở đồng bằng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được hình thành cơ bản, trình độ dân trí của nông dân các vùng trồng lúa nói chung khá cao. Khó khăn cơ bản cho quá trình chuyển giao là khả năng kinh tế của hộ nông dân rất eo hẹp, địa bàn sản xuất lúa gạo lại trải rộng. Với đặc điểm của tiến bộ khoa học kỹ thuật ở từng khâu như trên, với điều kiện thuận lợi và khó khăn cơ bản như vậy, để có thể chuyển nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân trước hết cần có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà Nước. Mức độ hỗ trợ cho chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân có thể khá lớn, song lợi ích thu được qua sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ còn to lớn gấp bội. Ngoài ra hệ thống khuyến nông là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là đa dạng hóa các kênh thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân. 2.1.3.Chính sách thuế xuất khẩu gạo Để trả lời cho câu hỏi liệu có nên đánh thuế xuất khẩu gạo hay không và đánh với mức nào, cần phải xem xét các mục tiêu thuế xuất khẩu, trong đó đánh thuế xuất khẩu gạo của ta có những mực tiêu nào? Thứ nhât, đánh thuế xuất khẩu là để lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế, tăng thu cho ngân sách bằng cách đẩy chi phí về thuế cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu. Với lượng gạo xuất khẩu của ta hàng năm đạt hơn 10% thị phần thế giới thì chưa thể là độc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới. Vậy mục tiêu này là không thể được trong việc đánh thuế xuất khẩu gạo của ta. Thứ hai, đánh thuế xuất khẩu là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu. Mặt hàng gạo của ta không nằm trong danh mục hàng hóa hạn chế xuất khẩu thời gian qua. Vậy đây cũng không phải là mục tiêu của đánh thuế xuất khẩu gạo. Thứ ba, đánh thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa. Thông qua việc đánh thuế xuất khẩu để giảm bớt lợi nhuận của người xuất khẩu, từ đó giảm bớt lượng xuất khẩu. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo của ta đạt được Vì vậy mà mới đây Thủ tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc đề nghị của Bộ Tài Chính về việc áp dụng thuế tuyệt đối các mặt hàng gạo xuất khẩu trong tháng 6/2008. Đề nghị này đã được đưa ra từ lâu. Theo TS Đào Thế Anh, giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp: áp dụng thuế xuất khẩu gạo trong thời điểm hiện nay là hợp lí. Việc áp dụng thuế xuất khẩu gạo vừa mang lại nguồn thu cho nhà nước, vừa có kinh phí để hỗ trợ nông dân sản xuất. Về lâu dài, thu thuế xuất khẩu sẽ tạo được sự “công bằng” giữa gạo trong nước và gạo xuất khẩu, bởi lâu nay doanh nghiệp tiêu thụ gạo trong nước vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng 5%. Hơn nữa, hạn ngạch chỉ có thể quản lý hữu hiệu khối lượng lượng gạo xuất khẩu, nhưng ít có tác dụng điều tiết giá trong nước, trong khi thuế xuất khẩu lại có tác dụng điều tiết thị trường trong nước. Khi giá nội địa đang cao, một mức thuế xuất khẩu cao sẽ khuyến khích nông dân và thương nhân bán lương thực vào nội địa để khỏi phải chịu thuế xuất khẩu, nhờ đó làm giảm giá lương thực trong nước. Khi giá đã xuất ở mức chấp nhận được thì thuế cũng được giảm để tận dụng cơ hội xuất khẩu ra bên ngoài. Rõ ràng có thể thấy được những lợi ích to lớn mà chính sách này mang lại. Ví dụ mới đây chính phủ đã quy định gạo có giá xuất khẩu dưới 800USD/ tấn sẽ không phải chịu thuế tuyệt đối xuất khẩu. Gạo xuất khẩu trên mức này sẽ bị đánh thuế từ 800 000 đồng/ tấn trở lên cụ thể nếu xuất khẩu gạo giá từ 800USD/tấn đến dưới 900 USD/tấn sẽ áp mức thuế tuyệt đối 800.000 đồng/tấn; từ 900 USD đến dưới 1000 USD?tấn sẽ là 1,2 triệu đồng/tấn; từ 1000 USD/ tấn đến dưới 1100 USD/tấn là 1,5 triệu đồng/tấn và nhiều mức khác nữa… Xong trên thực tế chính sách này cũng còn nhiều bất cập. Đó là các doanh nghiệp nhà nước đang được nhiều ưu đãi về thuế xuất khẩu, về sử dụng vốn nhà nước, nhưng chưa tham gia thực sự vào điều tiết thị trường và đã bỏ lửng thị trường trong nước. Nếu đánh thuế xuất khẩu mà doanh nghiệp không đàm phán được giá với nhà nhập khẩu- khả năng này cao- dĩ nhiên sẽ quay sang hạ giá thu mua, ép nông dân để bảo đảm lợi nhuận cho mình. Như vậy, về lâu dài chỉ nên nhân rộng việc cho tư nhân đầu thầu xuất khẩu gạo, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh để góp phần củng cố lại hệ thống thu mua, phân phối, gián tiếp giúp nông dân bán lúa với giá cao hơn. Như vậy nên sử dụng chính sách áp dụng thuế xuất khẩu là chính sách về lâu về dài là tốt hơn cả so với hạn ngạch. Có lẽ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng sẽ ủng hộ chính sách này hơn là hạn ngạch. Xong từ cái mất và cái được của chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo mà chúng ta cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. 2.2.Nhóm chính sách vi mô. 2.2.1.Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu 2.2.1.1.Sự cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế chủ yếu được điều tiết bởi cơ chế thị trường. Sản xuất và xuất khẩu gạo cần thiết phải thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu vì những lý do sau: Thứ nhất, đó là do yêu cầu phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường thế giới về số lượng, chủng loại gạo, tránh được tìn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24944.doc
Tài liệu liên quan