Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin

I. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: 1.Lý do chọn đề tài và tầm quan trọng của đề tài Trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế của nước ta đã áp dụng những mô hình kinh tế của Liên Xô về cả mặt lý thuyết và quá trình thực hiện đều cho thấy cả ưu điểm và một số hạn chế nhất định. Công cuộc cảI cách kinh tế đất nước diễn ra trong những năm qua bắt đầu từ sau đại hội VI của Đảng năm 1986 đến nay, là sự tận dụng có sáng tạo “chính sách kinh tế mới” (NEP) của Lê Nin. Đây là một chính sách có ý nghĩa cực

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ quan trọng. ở nước Nga, trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói” thành một đất nước có nguồn lực dồi dào. Từ đó, nó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà V.I.Lênin vạch ra. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, trong đó có nước ta. 2.Vai trò của tiểu luận với việc nghiên cứu quá trìng CNH – HĐH Nghiên cứu về (NEP) để góp phần hiểu rõ thêm chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin và ý nghĩa của nó, đồng thời để thể hiện về sự vận dụng chính sách đó vào Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Thị Kim Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. IV. Kết luận A. Chính sách kinh tế mới của Lênin: 1.Điều kiện ra đời của NEP: Từ sau sự thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, việc thực hiện kế hoặch xây dựng CNXH bị gián đoạn do cuộc nội chiến 1918 – 1920. Trong thời kỳ này, Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. Nội Dung cơ bản của chính sách này là chưng thu lương thực thừa của nông dân sau đó dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ, việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chếe độ cung cấp hiện vật cho quân đội và nhà nước. Chính sách này đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Liên Xô. Tuy nhiên khi hoà bình lập lại thì chính sách này không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong hoàn cảnh đó, chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin ra đời. 2.Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới Trước hết,NEP nhằm vào mục tiêu cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp,khuyến khích sản xuất nông nghiệp, với việc thay thế chính sách trưng thu lưong thực bằng chính sách thuế lưong thực, nông dân chỉ phảI nộp một phần lương thực cố định theo quy định trên tổng số lương thực mà họ sản xuất ra và được toàn quyền sử dụng phần còn lại. Chính sách này sẽ khuyến khích người nông dân có trách nhiệm và tích cực hơn trong sản xuất. Cùng với chính sách thuế lương thực, nhà nứoc Xô Viết cũng cho phép tự do trao đổi hàng hoá,đẩy mạnh lưu thông,thiết lập hệ thống ngân hàng –tàI chính-tín dụng,phát triển thương nghiệp,xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thực hiện hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh,cho phép tư nhân thuê mua một số xí nghiệp nhỏ. Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ nông dân, thợ thủ công... 3.ý nghĩa và thành tựu của NEP a. ý nghĩa của chính sách kinh tế mới NEP: + Khôi phục được nền kinh tế Xô Viết sau chiến tranh. Chỉ trong thời gian ngắn đã tạo được bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói” thành một nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó,khắc phục được khủng hoảng kinh tế, chíng trị: củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của CNXH theo nguên lý mà Lênin đã vạch ra. + Đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận kinh tế XHCN. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là người nông dân, là nhưng vấ đề có tính chất ngyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế XHCN. + Trong một nước kinh tế lạc hậu, việc phát triển cách mạng XHCN không thể bằng con đường trực tiếp mà phải trải qua nhiều bước đi trung gian, những biện pháp quá độ đặc biệt V.I.Lê nin chỉ ra rằng: “Không nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng XHCN bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở nước tư bản phát triển”. Tư tưởng đúng đẵn đó trở thành cơ sở lý luận xuất phát và phương pháp luận của đường lối cách mạng XHCN ở những nước lạc hậu, trong đó có Việt Nam. b.Thành tựu của chính sách kinh tế mới NEP: Sau một thời gian áp dụng chính sách kinh tế mới, nền kinh tế của nước Nga Xô Viết đã đạt được một số thành tựu nổi bật, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển, nền kinh tế được khôI phục, liên minh công - nông được củng cố vững chắc. Về nông nghiệp, đến cuối năm 1922 về cơ bản đã xoá được nạn đói. Từ năm 1922 đến năm 1925, sản lượng ngũ cốc tăng từ 56,4 - 74,7 triệu tấn, củ cảI đường tăng từ 1,9 - 9 triệu tấn, gia súc tăng từ 45,8 -,62,1 triệu con. Đến hết năm 1925, tổng sản lượng nông nghiệp tăng so với mức trước chiến tranh là 12%, sản phẩm chăn nuôI là 21%. Ngành công nghiệp phát triển mạnh, tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 bằng 75,5% so với trước chiến tranh, đến năm 1926 bằng 100% so với năm 1913. Nhiều ngành đạt và vượt so với mức trước chiến tranh như: điện, cơ khí chế tạo, công nghiệp nhẹ và thực phẩm. Công nghiệp quốc doanh linh hoạt và sáng tạo hơn, thành phần kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp lớn. Thương nghiệp được mở rộng, mức độ lưu thông hàng hoá năm 1926 bằng 2 lần năm 1924. Các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng buôn bán với 40 nước trên thế giới. Xuất khẩu tăng từ 2,5 triệu rúp lên 11,3 triệu rúp; ngân sách nhà nước được củng cố trong những năm 1925 – 1926, thu cho ngân sách tăng gấp 5 lần so với năm 1922 – 1923. Thị trường tàI chính tiền tệ và giá cả ổn định, năm 1921 ngân hàng nhà nước được lập lại và thực hiện đổi tiền làm cho giá trị của đồng tiền tăng. Chính sách này có tác dụng rõ rệt trong khôI phục kinh tế. Chính trị xã hội ổn định, bạo loạn giảm hẳn, kinh tế thay đổi bộ mặt, phục hồi nhanh, đưa Liên Xô lên đứng vị trí thứ 2 về kinh tế trên thế giới. Gây dựng được vị thế chính trị xã hội trên trường quốc tế, củng cố lòng tin của nhân dân, xứng đáng là một nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu. Bên cạnh đó, việc áp dụng NEP trong thực tế cũng đã vấp phảI một số khó khăn. Nguyên nhân là do xuất phát điểm của nền kinh tế là thấp mà NEP lại chủ trương phát triển công nghiệp nặng và gây ra một sự lạc hậu tương đối giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp. Thêm vào đó là sự chống phá của kẻ thù từ những nước tư bản chủ nghĩa và bọn phản động trong nước đã gây ra không ít những bất lợi cho nền kinh tế Liên Xô. Sau năm 1928, chính sách của nhà nước nhằm vào chuyển sang quản lý theo hướng khác, muốn nhanh chóng tập thể hoá, thực hiện nhiều chính sách không hợp lý như tịch thu lúa mỳ làm tráI với lý luận cách mạng không ngừng của Mác - Lê Nin. Sự nóng vội, chủ quan của các nhà lãnh đạo dẫn tới áp dụng không đầy đủ chính sách NEP đã gây ra khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn về sau. Tuy nhiên, chính sách kinh tế mới của Lê Nin được xuất phát từ quy luật khách quan trong quá trình quá độ là một chính sách mang tính quốc tế về mặt lý luận và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước xã hội chủ nghĩa đI sau, đặc biệt là những nước quá độ bỏ qua tư bản chủ nghĩa như Việt Nam. NEP chỉ ra rằng, trong quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phảI phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. GiảI quyết đúng đắn mối quan hệ công - nông và các giai cấp khác; phát triển đều kinh tế xã hội giữa các vùng. B. Sự vận dụng chính sách kinh tế mới NEP ở Việt Nam: 1. Quá trình vận dụng: Với mục tiêu đặt ra là xây dựng nèn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , “đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đai hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ,đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp ; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất ,đồng thời xây dựng quan hệ sản xúât phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa;phát huy cao đọ nội lực ,đồng thời trảnh thủ các nghuồn lực bên ngoàI và chủ dộng hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh , có hiệu quả vầ bền vững. Trong nông nghiệp, nhà nước thực hiện chính sách khoán hộ ,cho phép nông dân không tham gia vào hợp tác xã .Chuyển cho nông dân quyền sở hữu đất lâu dài , giúp ích cho việc điều tiết quan hệ giữa tập thể và người lao động ;giữa quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ,lợi ích. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với mục tiêu mang tính chiến lược lau dàinhằm khơi dậy tiềm năng kinh tế của các thành phần kinh tế nhà nước ,kih tế tập thể kinh tế cá thế và tiểu chủ,kinh tế tư bản tư nhân ,tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ,đa dạng hoá các loại hình sở hữu. Trong đó kinh tế với nhà nước và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa với mục tiêu thực hiện 3 chương trình kinh tế là lương thực thực phẩm-hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu.Phá vỡ tình trạng tự cung tự cấp ,khép kín; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế .Đặt nông nghiệp(nông-lâm-ngư nghiệp) lên hàng đầu, thúc đẩy công nghiẹp nhẹ và thủ công nghiệp; phát triển chọn lọc công nghiệp nặng phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp ;hội nhập kinh tế. Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,tự do hoá giá cả ;từng bước tạo lập các loại thị trường;nhà nước can thiệp gián tiếp vào các hoạt động kinh tế. Chính sách đối ngoại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài,chủ trương đa dạng hoá,đa phương hoá nền kinh tế.Đẩy mạnh xuất khẩu,đáp ứng nhập khẩu;phát triển và mở rộng hệ thống kinh tế,khoa học kĩ thuật,sử dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các quốc gia trong khu vực vf quốc tế. 2. Thành tựu và những vấn đề còn tồn tại: Dưới sự lãnh đạo sáng suốt kiên trì đường lối xã hội chủ nghĩa của Đảng,nền kinh tế đất nước tiến hành cải cách từng bước chắc chắn sau khi đã kiểm nghiệm thực tế đạt dược rất nhiều thành tựu vượt bậc.Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đều qua cac năm,trong các năm từ 1986-1990,GDP bình quân đầu người đạt 3,9%,1991-1995 là 8,2%,1995-2000 mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực vẫn đạt 6,7%, năm 2004 7,6%.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và hợp lí hơn,tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng,tỉ trọng nông nghiệp trong GDP giảm,trong khi tốc độ tăng trưởng của các nghành đều tăng. Nền kinh tế đã kiềm chế được lạm phát,dời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Cụ thể, trong nông nghiệp do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và máy móc vào sản xuất nên dù diện tích canh tác giảm nhưng sản lượng và chất lượng đều tăng,năm2004 xuất khẩu được 3,9 triệu tấn gạo thu về 900 USD, năm 2004 xuất khẩu cà phê tăng 21,6%so với 2003,cao su tăng 10,7%,hồ tiêu tăng 39,7%.Diện tích cây ăn quả tăng,hiệu quả kinh tế đạt 152 triệu USD cho xuất khẩu, trâu bò phục vụ nông nghiệp giảm,tỉ lệ lấy thịt tăng,năm 2004 cả nước có tới 4907 nghìn con bò trong đó có 98000 bò sữa;cả nước có 26,1 triệu con lợn. Lâm nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu trong bảo vệ, chăm sóc và trồng mới rừng; sản lượng khai thác năm 2004 là 2454,4%. Sản lượng thuỷ sản từ 1990-2000 tăng trưởng trung bình là 8,85%/năm;năm 2004 xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,35 tỉ USD. Công nghiệp trong nước tăng trưởng mạnh, tốc đọ tăng trưởng bình quân 1991-1995 là 13.7%,2003 bằng 39% GDP;doanh nghiệp nhà nước tăng trưởng 12% bằng 40% tổng sản lượng công nghiệp. Đầu tư nước ngoài diễn ra rấ sôi động,từ năm 1988 với 37 dụ án đạt 377,8 triệu USD đến năm 2000 có khoảnh 3000 dự án; có 36 nước và lãnh thổ đặt quan hệ hợp tác. Ngành dịch vụ cũng gặt hái nhiều khởi sắc,năm 2004 đón 2,9 triệu lượt khách đóng góp vào GDP một lượng khá lớn. ***Bên cạnh những thành tựu còn có những vấn đề tồn tại: Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định qua các năm, giảm phát qua các năm 1990-2000 Sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu, đầu ra của sản phẩm không ổn định. Tiềm năng du lịch chưa khai thác hết. Tình trạng lao động thừa và thiếu việc làm còn phổ biến, thời gian sử dụng lao động chỉ bằng 70 % với năng suất lao động thấp, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng di dân tự do còn phổ biến. Doanh nghiệp trông chờ vào sự hỗ trợ và bảo hộ của nhà nước, sức cạch tranh yếu.Tình trạng độc quyền còn diễn ra một số nghành như : điện, hàng không và bưu chính viễn thông… Quản lý nhà nước còn nhiều bất hợp lý đặc biệt là trong thủ tục hành chính. Nền kinh tế vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém. Kinh tế nông thôn phát triển chậm trong khi đô thị hoá nhanh kết hợp với nguy cơ từ nước ngoài do nhập siêu có thể dẫn tới thâm thủng cán cân thương mại. Quá trình hội nhập quốc tế đứng trước những thách thức của toàn cầu hoá cùng với tình trạng nợ nước ngoài cao, yếu thế trong cạnh tranh. IV. Kết luận: Với chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin cùng những nỗ lực của Đảng và nhân dân ta, sự nghiệp xây dựng một xã hội văn minh giàu đẹp ở nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt. Thành công trong quá trình đổi mới ở Việt Nam những năm qua đã chứng minh tính đúng đẵn của người bước đầu tiên và hứa hẹn nhiều tiềm năng cho phát triển. Tuy nhiên, vì là một nước có điểm xuất phát thấp, vẫn còn là một nước nghèo, môi trường sinh thái cũng ở ngưỡng suy thái, Việt Nam nhất thiết phải theo đuổi chiến lược: Tăng trưởng nhanh về kinh tế kết hợp với bền vững xã hội, bảo vệ môi sinh, đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc. Hi vọng trong tương lai cùng với việc tiếp tục kiên định chủ nghĩa xã hội lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng,nền kinh tế đất nước ta sẽ có những bước phát triển cao hơn về mọi mặt, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32427.doc
Tài liệu liên quan