Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nguồn nhân lực

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.Phân bổ nguồn nhân lực. 1.1.1.Khái niệm nguồn nhân lực. “Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó”. Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nguồn nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra lao động thông tin và lao đọng phi thông tin. Lao động thông tin lại được chia ra 2 loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên...) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. Lao động phi thông tin được chia ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu ở nước ta, tỷ lệ lao động phi thông tin còn rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động, do đó hàng hoá có tỷ lệ trí tuệ thấp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần tăng nhanh tỷ lệ trí tuệ trong hàng hoá trong thời gian tới. 1.1.2.Phân bổ nguồn nhân lực Phân bố nguồn nhân lực là sự hình thành và phân phối các nguồn nhân lực vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế theo những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực. 1.1.3.Bản chất của quá trình phân bổ nhân lực Thực chất của quá trình phân bổ nguồn nhân lực là sự đổi mới tình trạng phân công lao động xã hội lạc hậu sang tình trạng phân công lao động xã hội tiến bộ hơn. 1.2.NGÀNH KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.2.1.Nông nghiệp Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lâu đời,gắn liền với nền văn minh lúa nước. Chính vì thế,khu vưc này thu hút một số lương lớn lao đọng của cả nước(khoảng 90%). Trước đây, với kỹ thuật thô sơ lạc hậu cộng với phương pháp canh tác nặng về truyền thống nên sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam còn hết sức hạn chế. Ngày nay,chủ trương công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nông nghiệp nước nhà. Những máy móc hiện đại,những loại giống mới đã được sử dụng trong nông nghiệp. Điều đó làm cho nông sản tăng cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu một số loại nông sản như:lúa,cao su,cà phê,hạt điều… Tuy nhiên,nông nghiệp nước ta còn một số mặt hạn chế: năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm… 1.2.2.Công nghiêp và xây dựng: Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO ngành công nghiệp Việt Nam đã có bộ mặt mới. Nhiều công nghệ hiên đại được áp dụng, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin có sự phát triển mạnh mẽ. 1.2.3 Dịch vụ Với nhiều danh lam thắng cảnh Việt Nam trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách trên thế giới. Có nhiều danh lam thắng cảnh được xếp vào kỳ quan thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phổ cổ Hội An,… Song bên cạnh đó ngành dịch vụ Việt Nam còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: chất lượng dịch vụ kém, sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty du lịch, văn hóa của địa phương du lịch chưa cao. Điều đó làm cho lượng du khách trở lại Việt Nam rất ít. 1.3. Các vùng kinh tế của Việt Nam 1.3.1. Đồng bằng sông Hồng, còn gọi là Đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng châu thổ của sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Vùng Tây Bắc). Đây là vùng đất màu mỡ, được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, là các sông nhánh cận Bắc và cận Nam của sông Hồng và một hệ thống sông ngòi phức tạp chảy ra vịnh Bắc Bộ qua trên 10 cửa sông . Vùng đất có điều kiện thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nó được nhiều nhà sử học coi là nơi hình thành và phát triển của dân tộc Việt, một nôi văn hóa quan trọng của người Việt. Dân cư Mật độ dân cư ở đồng bằng châu thổ sông Hồng cao nhất Việt Nam (1.179 người/km²). Tổng dân số của vùng là 17.649.700 người (2003) Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Không gian địa lý: Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m. 1.3.2. Vùng Tây Bắc Có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc. Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Còn Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản là các cao nguyên ở đây. Các sắc tộc và Văn hóa Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác 1.3.3.Vùng Đông Bắc Là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Đặc điểm địa lý Ranh giới địa lý phía tây của vùng Đông Bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt-Trung. Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phía đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti, cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Tây Nam thấp có dãy núi Tam Đảo sát vùng đồng bằng. Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v... Vùng biển Đông Bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần đảo Hòang Sa và Trường Sa). 1.3.4. Bắc Trung Bộ Là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn được giao thực hiện trong 2 năm 1994-1995 với sự tham gia của gần 30 cơ quan, Viện Nghiên cứu ở Trung ương và 6 tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ cùng nhiều chuyên gia. Các tỉnh thành khu vực Bắc Trung Bộ: Diện tích, dân số các tỉnh miền Bắc Trung Bộ STT Tỉnh Diện tích (km²) Dân số (triệu người) {2004} Mật độ (người/km²) 1 Thanh Hóa 11.106 3,52 317 2 Nghệ An 16.487 3,003.200 180 3 Hà Tĩnh 6.055,6 1,286.700 312 4 Quảng Bình 8.051,8 0,831.600 103 5 Quảng Trị 4.745,7 0,616.600 130 6 Thừa Thiên- Huế 5.053,99 1,134.480 224,50 1.3.5. Nam Trung Bộ Vùng này là vùng duyên hải có bờ biển dài đây chính là lợi thế giúp vùng phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đó ngành du lịch sinh thái và du lịch biển cũng có cơ hội phát triển đóng góp vào GDP của toàn vùng. Vùng kinh tế Nam Trung Bộ đã tận dụng được những lợi thế của mình và xu hướng phát triển toàn diện tạo nên sức sống mới của vùng kinh tế. 1.3.6. Vùng Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên ở Việt Nam là vùng cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Trước đó, thời Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ. Dân cư Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số) [2]. Riêng tỉnh Đắc Lắc, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485% [3]. Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Hiện nay, ước lượng dân số Tây Nguyên vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người. 1.3.7. Đông Nam Bộ Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ Đa số các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trừ Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận ). Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ STT Tỉnh Diện tích (km²) Dân số (2004) Mật độ (người/km²) 1 Thành phố Hồ Chí Minh 2.095 6.239.938 2.978 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.982,2 897.600 452,8 3 Bình Dương 2.695,5 883.200 327,7 4 Bình Phước 6.857,3 783,600 114,3 5 Lâm Đồng 9.764,8 1.138.700 116,61 6 Tây Ninh 4.029,6 1.029. 800 255,56 1.3.8. Đồng Bằng sông Cửu Long Vùng này có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước, đặc điểm địa hình phù hợp với việc phát triển trồng cây ăn trái, mặt khác lại có hệ thông kênh rạch dày đặc, chính điều này tạo cho vùng tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp và thủy hải sản. Dân số vùng này trong vài năm gần đây có sự di dân cơ học vì vậy có sự chuyển dịch cơ cấu lao động thay đổi, chủ yếu lao động của vùng tập trung đông vào các vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại của vùng có những hướng phát triển mới phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay của đất nước. 1.4. Cơ cấu nguồn nhân lực Cơ cấu nguồn nhân lực phản ánh tỷ trọng nguồn nhân lực theo từng tiêu thức nghiên cứu trong nguồn nhân lực xã hội. Kết quả của phân bố nguồn nhân lực giữa các ngành và nội ngành kinh tế: công nghiệp – xây dựng với nông – cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế và nội ngành; kết quả của phân bố nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế hình thành cơ cấu nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế; kết quả của phân bố nguồn nhân lực giữa các vùng kinh tế của đất nước hình thành cơ cấu nguồn nhân lực theo vùng; còn kết quả của phân bố nguồn nhân lực giữa thành thị nông thôn hình thành cơ cấu nguồn nhân lực thành thị và nông thôn. Đo lường cơ cấu nguồn nhân lực thường dùng hai đơn vị tính người lao động và thời gian lao động (ngày – người, giờ - người) Cơ cấu lao động là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tổng thể lực lượng lao động xã hội và được biểu hiện thông qua những tỷ lệ nhất định. Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành và các vùng khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ là thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành các vùng theo xu hướng tiến bộ nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định chuyển dịch cơ cấu lao động. Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: vốn đầu tư, vốn nhân lực, môi trường lập pháp,… nhưng chúng vận động theo các hướng, cường độ khác nhau, trong đó cơ cấu kinh tế thường chuyển dịch trước và nhanh hơn, định hướng cho thay đổi cơ cấu lao động. Cùng với tiến bộ khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế cần phát huy vai trò tích cực của các chủ thể, đặc biệt là của Nhà nước, trong đó phân bố nguồn nhân lực xã hội, định hướng việc làm để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn và tiến bộ hơn. Thực tiễn các công trình nghiên cứu đã chứng minh cơ cấu lao động phân bố theo ngành có quan hệ chặt chẽ với GDP bình quân. Nếu GDP bình quân đầu người tăng lên thì tỷ trọng lao động trong nông nghiệp càng giảm và tỷ trọng lao động trong công nghiệp càng tăng. GDP/ người (USD) và cơ cấu lao động (%) GDP/ người (USD) 320 960 1.600 2.560 3.200 Cơ cấu lao động (%) Tổng số: 100 100 100 100 100 +Nông nghiệp 66 49 39 30 25 +Công nghiệp 9 21 26 30 33 +Dịch vụ 25 30 35 40 42 (Quan hệ giữa GDP/ người và cơ cấu lao động theo ngành ở nước đang phát triển) 1.5. Xu hướng phân bố nguồn nhân lực 1.5.1. Xu hướng phân bố nguồn lực giữa các ngành như sau: Nguồn nhân lực lúc đầu tập trung đông trong nông nghiệp, xã hội càng phát triển thì nguồn nhân lực càng chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. 1.5.2 Nguyên nhân của xu hướng trên: Một là, nguồn nhân lực thường tập trung đông ở nông nghiệp trong giai đoạn đầu do nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người, khi năng suất lao động đang còn thấp, trình độ phân công lao động còn hạn chế, nguồn nhân lực cần tập trung đông để đáp ứng nhu cầu đó của con người. Hai là, khi kinh tế xã hội phát triển, năng suất trong lao động càng ngày càng cao cho phép đáp ứng lương thực thực phẩm với số lượng người ngày càng ít, hơn nữa nhu cầu sản phẩm công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng cao gẵn liền với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, vì thế nguồn nhân lự có xu hướng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ để phát triển các ngành này. Thực trạng phát triển kinh tế và nâng cao đời sống do kết quả của công nghiệp hoá, đô thị hoá chịu ảnh hưởng tích cực của tiến bộ khoa học và công nghệ đã được phản ánh khá rõ nét xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm theo ngành ở các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển và chậm phát triển, xu hướng chuyển dịch lao động cũng đang theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế , xã hội và điểm xuất phát nên số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khác nhau, tiến bộ khoa học và công nghệ được áp dụng vào các ngành ở trình độ rất khác nhau, nên tỷ trọng nguồn nhân lực được phân bố vào các ngành kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cũng rất khác nhau, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các ngành kinh tế cũng theo quy luật giảm dần tỷ trọng nông nghiệp đồng thời tăng tỷ trọng công nghiệp dịch cụ trong GDP. Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất (công nghiệp – xây dựng) sẽ phát triển nhanh nhất tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của các ngành khác, do vậy tỷ trọng lao động trong ngành này cũng tăng nhanh. Sau đó là ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác phải thực hiện quá trình phân bổ hợp lý các nguồn nhân lực, sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian lao động của lao động nông nghiệp, khai thác tiềm năng và ứng dụng của khoa học công nghệ theo hướng : công nghệ tầng cao, mũi nhọn cần nhiều vốn đầu tư nhưng thu hút lao động có chất lượng cao với số lượng ít. Đồng thời phát triển công nghệ tầng thấp để phát triển công nghiệp truyền thống, dịch vụ cần ít vốn nhưng có hệ số việc làm cao, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành phù hợp. 1.6. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và vùng lãnh thổ ở Việt Nam. 1.6.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Việt Nam bao gồm 3 ngành kinh tế chủ yếu: Ngành nông - lâm - thuỷ sản(NLTS). Ngành công nghiệp - xây dựng(CNXD). Ngành thương mại - dịch vụ(TMDV). Trong thời gian qua từ những năm 1991 trở lại đây, và gần nhất là giai đoạn 2000 đến nay cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ơ nước ta diễn ra theo hướng tích cực. Theo số liệu thống kê và kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới thì : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành(%) Điều này được thể hiện rõ nét đó là tỷ trọng GDP trong ngành NLTS giảm từ 40.49% năm 1991 xuống còn 20.25% năm 2007,tỷ trọng GDP trong ngành CNXD tăng lên đáng kể từ 23.79%(1991) lên 41.61%(2007), tỷ trọng GDP trong ngành TMDV tăng từ 35.72%(1991) lên 38.41%(2007). Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch theo đúng quy luật của xu hướng phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kinh tế Các vùng kinh tế ở nước ta hiện nay: Đồng bằng sông Hồng. Đông Bắc Bắc bộ. Tây Bắc Bắc Bộ. Bắc Trung Bộ. Nam Trung Bộ. Tây Nguyên. Đông Nam Bộ. Đồng Bằng Sông Cửu Long Từ các vùng kinh tế này hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm. ở những vùng kinh tế có những khu công nghiệp, khu chế xuất và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thì cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch tăng dần tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành CNXD, DVTM, giảm dần tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành NLTS. 1.6.2. Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành, vùng kinh tế Cùng với sự phát triển của KHCN và áp dụng thành công các thành tựu đó vào sản xuất thì tỷ trọng nguồn nhân lực(NNL) hoạt động trong các ngành CN-XD, TM-DV có xu hướng ngày càng tăng lên, trong khi đó tỷ trọng NNL hoạt động trong NLTS có xu hướng giảm xuống. Qúa trình đô thị hoá và công nghiệp hóa đất nước đã dẫn đến sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam, một bộ phận người lao động trong ngành NLTS chuyển sang là lực lượng lao động của các ngành CNXD và TMDV Các vùng kinh tế trọng điểm như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ sẽ là nơi hút một lượng lao động lớn từ các vùng kinh tế kém phát triển hơn như: Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung bộ, thậm chí là cả những lao động ở các vùng kinh tế lớn. Chuyển dịch cơ cấu NNL theo ngành kinh tế (%) Theo biểu đồ trên thì có thể thấy được tỷ trọng lao động trong các ngành CNXD, TMDV có xu hướng tăng lên(cụ thể trong ngành CNXD tỷ trọng lao động tham gia sản xuất tăng từ 10.55% lên 19.6%, trong ngành TMDV tỷ trọng lao động tăng từ 19.65% lên 25.8%) và tỷ trọng lao động trong ngành NLTS có xu hướng giảm từ 69.8% xuống 54.6%. Ở nước ta quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tính chất quyết định tới chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực: Trong thời kỳ đầu của nền kinh tế khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế, nguồn nhân lực thường tập trung đông trong nông nghiệp vì lúc này phải đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, điều này được thể hiện rõ ở tỷ trọng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 80% vào những năm 80, và tỷ trọng nguồn nhân lực làm trong nông nghiệp phân bố ở các vùng kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, so với hai ngành kinh tế còn lại. Khi nền kinh tế bắt đầu phát triển và sự tiến bộ của KHCN, năng suất lao động được nâng cao, nhu cầu về lương thực thực phẩm ít đi, thì nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng. Qúa trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp vào GDP của hai ngành CNXD, TMDV đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực từ ngành NLTS sang hai ngành trên để phát triển hai ngành này. Cùng với tiến bộ khoa học và công nghệ, sự di chuyển nguồn nhân lực giữa các vùng kinh tế ở việt nam đang diễn ra theo hướng giảm dần tỷ trọng dân số và lao động vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và tăng tỷ trọng dân số và lao động vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ. Qúa trình tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân GDP, gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên người, thay đổi tỷ trọng TNQD theo ngành,…chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển kinh tế càng mạnh mẽ sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tiến bộ, từ đó có tính chất quyết định đến chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) qua các năm trong giai đoạn 1997 - 2007 (%) CHƯƠNG 2 : NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 2.1. Hạn chế. Số lao động thất nghiệp vẫn còn nhiều. Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn nhiều. Nếu quy từ số thiếu việc làm ra thất nghiệp, thì tỷ lệ thất nghiệp của cả nước còn khá cao, cộng với số đến tuổi lao động hàng năm, số tốt nghiệp các cơ sở đào tạo, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về … thì số cần giải quyết việc làm hiện lên đên gần chục triệu người. Trong tổng số lao động thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp ở lứa tuổi trẻ cao hơn. Thất nghiệp không chỉ ở lực lượng chưa đào tạo, mà gồm cả những người tốt nghiệp cơ sở đào tạo những người vừa có tuổi trẻ sức khỏe và học vấn. Chính thất nghiệp là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tệ nạn xã hội gây hại trực tiếp cho xã hội và xã hội phải tốn nhiều công sức, tiền của để ngăn chặn, khắc phục. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông lâm thủy sản còn cao, giảm chậm; cứ tiến độ giảm như vậy thì có khả năng đến năm 2010 vẫn còn ở mức 50% không đạt được mục tiêu đề ra. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng chậm và còn thấp, trong khi năng suất lao động trong nhóm ngành này cao nhất. Tỷ trọng lao động trong nhóm ngành dịch vụ tăng nhanh, nhưng mang tính kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp còn thấp, nên năng suất lao động chưa tương xứng. Hạn chế về chất lượng lao động là hạn chế lớn nhất. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tuy đã tăng lên qua các năm (từ 21% năm 2003 lên 22,5% năm 2004, lên 25% năm 2005 và hiện mới đạt gần 30%), nhưng còn thấp so với mục tiêu đề ra so với năm 2010 là 40%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo như trên còn bao gồm cả những người mới được đào tạo ngắn ngày (không bằng cấp), nếu chỉ tính số đã có bằng cấp thì còn thấp hơn nữa nhưng ngay cả số có bằng cấp vẫn còn nhiều vấn đề. Cơ cấu đào tạo vừa thiếu thầy vừa thiếu thợ, thiếu thợ còn hơn thiếu thầy. Việc sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật chưa hợp lý hoặc là chéo ngành chéo nghề hoặc là ở cơ quan quản lý thì nhiều còn ở cơ sở thực hành thì ít. Đó là chưa kể tình trạng sao chép mua bán bằng cấp. 2.2. Giải pháp Để thu hút lao động đang làm việc từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nhà nước cần có chính sách phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách (bao gồm cả ODA) cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước mang vốn về nông thôn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Phát triển công nghiệp dịch vụ ở nông thôn vừa đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tê, nâng cao mức sống đưa cơ chế thị trường phổ cập vào nông thôn, vừa thực hiên đô thị hóa nhanh, vừa đô thị hóa theo hướng ly nông bất ly hương, hạn chế được dòng người từ nông thôn ra thành thị tạo thành các chợ lao động bán hàng rong. - Nhất thiết phải coi chiến lược tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược cơ cấu ngành. Từ trước đến nay, mối liên hệ quan trọng hàng đầu này thường bị bỏ qua. Do vậy, kết quả của chuyển dịch cơ cấu lao động thường bị tụt hậu so với chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng.     - Cần có định hướng ưu tiên phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động bằng cách đưa tiêu chuẩn “sử dụng nhiều lao động” thành một tiêu chuẩn ưu tiên khuyến khích số một, thậm chí mang tính bắt buộc của việc phê duyệt các dự án đầu tư.     - Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với yêu cầu việc làm của người lao động và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động. Trong đó, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xây dựng các mô hình đào tạo liên thông, cần đặc biệt đào tạo nghề trình độ cao để đáp ứng cho các khu chế xuất, khu công nghệ cao và một phần cho xuất khẩu lao động, đồng thời phổ cập nghề cho số lao động đại trà ở trình độ thấp.     - Thúc đẩy quá trình đa dạng hoá ngành nghề, nhất là phát triển các ngành nghề truyền thống sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.     - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia trên cơ sở mở rộng thị trường, cần chú trọng vào việc tăng tỷ trọng lao động có nghề đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt chú ý đến các ngành công nghệ cao, kể cả công nghệ phần mềm mà Việt Nam có ưu thế phát triển. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24940.doc
Tài liệu liên quan