Lời nói đầu
Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế – xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Bảo hộ lao động không những giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội mà còn góp phần củng cố chính trị, xây dựng một đất nước XHCN vững mạnh. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm dến công tác BHLĐ.
Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học , kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hộ
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Dụng cụ số I (75tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất , tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện , để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp , hạn chế ốm đau giảm sút sức khoẻ và bảo vệ tính mạng cho người lao động , trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất , tăng năng suất lao động.
Để thực hiện tốt công tác BHLĐ nhằm ngăn chặn hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất, thiệt hại do cháy nổ gây nên cũng như hạn chế bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì đòi hỏi các cấp các ngành có chức năng cần đưa ra các giải pháp cụ thể và hiêu quả . Trách nhiệm của Liên đoàn phải làm cho các cơ quan , các bộ các ngành và chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ. Liên đoàn cần phối hợp chặt chẽ với Bộ lao động thương binh và xã hội , Bộ y tế, bộ nội vụ, Bộ khoa học công nghệ và môi trường để làm tốt công tác này. Các tổ chức công đoàn cần tăng cường công tác tuyên truyền , giáo dục một cách thường xuyên về AT-VSLĐ, PCCN cho người lao động, tổ chức huấn luyện về AT- VSLĐ , PCCC cho người lao động và người sử dụng lao động.
Nhận thức từ vấn đề trên , với những kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tập tại Công ty Dụng cụ số I để tìm hiểu công tác BHLĐ ở cơ sở này trong đợt thực tập. Báo cáo tình hình công tác AT-VSLĐ tại Công ty Dụng cụ đo lường số I là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động BHLĐ tại cơ sở này.
Nội dung chính của báo cáo bao gồm :
Phần 1: Tổng quan bảo hộ lao động.
Phần 2: Đặc điểm tình hình sản xuất của Công ty.
Phần 3: Thực trạng công tác BHLĐ của Công ty.
Phần 4: Nhận xét , đánh giá , kiến nghị về công tác BHLĐ và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động , chăm sóc sức khỏe người lao động trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Xuân Hương cùng các cán bộ công nhân viên của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2005.
Sinh viên: Phạm Văn Tiến.
Phần 1 : tổng quan bảo hộ lao động
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động
1.1.1. Bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích cải thiện điều kiện cải thiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.
Nội dung chủ yếu của Bảo hộ lao động là an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ “ an toàn và vệ sinh lao động” để chỉ công tác Bảo hộ lao động. Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động, vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi, vấn đề lao động nữ, vấn đề bồi dưỡng độc hại.
1.1.2. Điều kiện lao động
Trong quá trình lao động, để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi đó là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được hiểu thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Điều kiện lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đó là một vấn đề quan trọng. Muốn vậy chúng ta phải đi sâu phân tích các vấn đề đặc trưng của điều kiện lao động, xem xét, đánh giá các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động.
Đối tượng lao động là cái mà con người thông qua công cụ, máy móc tác động vào nó để tạo ra sản phẩm. Có thể hiểu đơn giản đối tượng lao động là nguyên vật liệu, nhiên liệu trong sản xuất. Đối tượng lao động rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại. Đối tượng lao động có thể là những loại đơn giản, an toàn không gây ảnh hưởng xấu nhưng cũng có thể là những loại phức tạp, độc hại gây nguy hiểm cho người như: dòng điện, hoá chất, vật liệu nổ…
Môi trường lao động là nơi con người trực tiếp làm việc. Môi trường lao động tập hợp các yếu tố tác động của tự nhiên và các yếu tố phát sinh trong quá trình lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động rất lớn đến sức khoẻ người lao động.
Với cách đánh giá trên, một điều kiện lao động được đánh giá là tốt, tiện nghi là một điều kiện lao động mà ở đó cả bốn yếu tố nói trên đều có những tác động cho con người theo chiều hướng có lợi cả về sức khoẻ cũng như sự an toàn về tính mạng. Do vậy, khi đánh giá một điều kiện lao động cụ thể, ta phải xem xét và phân tích đồng thời các tác động của bốn yếu tố trên đối với người lao động. Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành sản xuất nào là phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của cả 4 yếu tố biểu hiện nói trên. Không thể chỉ nhìn một mặt, một yếu tố nào đó mà đã vội kết luận điều kiện lao động đó là xấu hay tốt, tiện nghi hay khắc nghiệt. Đánh giá đúng thực trạng lao động và thường xuyên chăm lo cải thiện nó là một nội dung quan trọng nhất của công tác Bảo hộ lao động.
1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong quá trình lao động sản xuất, dù công nghệ có thô sơ hay hiện đại, quy trình công nghệ đơn giản hay phức tạp cũng đều có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến người lao động như: làm giảm sút sức khoẻ, gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Ta gọi các yếu tố đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động được chia thành 4 nhóm yếu tố sau:
+Các yếu tố vật lý: như nhiệt độ, độ ẩm…
+Các yếu tố hoá học: chất độc,bụi độc, chất phóng xạ…
+Các yếu tố sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn…
+Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi là do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, các yếu tố tâm lý không thuận lợi.
Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người và đề ra các biện pháp để làm giảm tiến tới loại trừ các yếu tố đó là nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện lao động.
1.1.4. Tại nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, chuẩn bị nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc).
Được coi là tai nạn lao động các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở tới nơi lam việc, từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Luật Lao Động và nôi quy lao động của cơ sở cho phép (như nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh…). Tất cả những trường hợp trên phải thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể 1 lượng lớn các chất độc thì gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó cuả cơ thể thì cũng được coi là tai nạn lao động.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động K (số tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động trong 1 năm):
Trong đó:
n: số người bị TNLĐ ( tính cho 1 cơ sở, địa phương, ngành hay cả nước)
N: số người lao đông tương ứng
1.1.5. Bệnh nghề nghiệp
Theo Thông tư liên bộ số 08 ban hành ngày19/5/1976 thì: “ Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của 1 nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên và từ từ vào cơ thể người lao động mà gây bệnh”.
Trong điều 106 – chương IX của Bộ Luật Lao động có ghi: “ Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.
Nói tóm lại, BNN là sự suy yếu dần sức khoẻ của người lao động gây nên bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, công tác do tác động của các yêu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể của người lao động.
Mỗi quốc gia đều có 1 danh mục BNN riêng với các quy định khác nhau về chế độ đền bù. Việt Nam cho đến nay đã có 21 bệnh nghề nghiệp được công nhận bảo hiểm đó là:
*8 bệnh đầu tiên được công nhận trong thông tư 08 ban hành ngày 19/5/1976:
1.Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
2.Bệnh nhiễm độc benzene và các đồng đẳng của benzene
3.Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
4.Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
5.Bệnh bụi phổi Silic
6.Bệnh bụi phổi amiăng
7.Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
8.Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
*Ngày 15/12/1991 trong Thông tư 29 do Nhà nước ban hành đã bổ xung thêm 8 BNN đó là:
9. Bệnh sạm da
10.Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
11.Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
12.Bệnh bụi phổi bông
13.Bệnh lao nghề nghiệp
14.Bệnh gan do virut nghề nghiệp
15.Bệnh leptospira nghề nghiệp
16.Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitro toluene)
*Quyết định 167/QĐ- 4/2/1997 của Bộ trưởng bộ y tế ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp mới nữa là:
17.Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp
18.Bệnh nhiễm độc Nicôtin nghề nghiệp
19.Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
20.Bệnh giảm áp nghề nghiệp
21.Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Mặc dù số lượng bệnh nghề nghiệp được công nhận còn ít so với hàng trăm BNN của các nước trên thế giới, nhưng cũng đánh dấu những cố gắng của chúng ta nhằm đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp - hoá hiện đại hoá đất nước.
1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác Bảo hộ lao động
1.2.1. Mục đích
Công tác BHLĐ đã có những mục tiêu nhất định đó là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau, giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.2.2. ý nghĩa
Mang trong mình những mục đích như vậy nên công tác Bảo hộ lao động có những ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt chính trị, xã hội mà còn cả về mặt kinh tế.
Chính vì vậy mà công tác Bảo hộ lao động hiện nay đang được xác định là một chính sách kinh tế – xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó là một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời nó mang một ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc.
1.2.3.Tính chất của công tác Bảo hộ lao động
Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội như đã nêu, nhất thiết công tác Bảo hộ lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất: Khoa học kĩ thuật, pháp lý và quần chúng. Ba tính chất này có một mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong một mục tiêu chung.
1.2.3.1.Tính khoa học kỹ thuật
Chúng ta biết rằng, mục tiêu của công tác BHLĐ là loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất để cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa TNLĐ và BNN…. Mà mọi hoạt động để thực hiện mục tiêu đó, từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các yếu tố nguy hiểm độc hại và ảnh hưởng của chúng cho đến việc để xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục đều được thực hiện trên cơ sở khoa học và giải pháp khoa học kĩ thuật.
Thật vậy, để cải thiện được điều kiện lao động ở một ngành nghề nào đó thì ta phải giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan trên các lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, tiếng ồn, rung động, tâm sinh lý lao động…. Để giải quyết vấn đề này, ngay từ khâu khảo sát, đánh giá rồi đến phân tích và tìm giải pháp khắc phục đều phải áp dụng khoa học kỹ thuật. Do vậy khoa hoc kỹ thuật là một mặt không thể tách rời của công tác Bảo hộ lao động, là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định cho sự thắng lợi của công tác Bảo hộ lao động.
1.2.3.2.Tính pháp lý
Tính pháp lý của công tác BHLĐ thể hiện ở chỗ: muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, cũng như các biện pháp về tổ chức và xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo cho công tác Bảo hộ lao động hoạt động có hiệu quả thì phải thể chế hoá chúng thành các luật lệ, các quy định, quy phạm hướng dẫn… để lấy đó làm cơ sở bắt buộc các cấp, các ngành, các tổ chức cũng như mỗi cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên, có khen thưởng và kỷ luật kịp thời nghiêm minh nhằm phát huy những mặt được, ngăn ngừa những mặt chưa được để cho công tác Bảo hộ lao động ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn.
Như vậy, tính pháp lý trong công tác Bảo hộ lao động là một mặt, một yếu tố quan trọng. Nó luôn tồn tại song hành với tính khoa học kỹ thuật tạo nên hiệu quả của công tác Bảo hộ lao động.
1.2.3.3.Tính quần chúng
Một tính chất nữa không thể thiếu trong công tác Bảo hộ lao động là tính quần chúng rộng rãi. BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người từ người lao động cho đến người sử dụng lao động.
Bởi vì người lao động là những người trực tiếp vân hành sử dụng máy móc, nguyên vật liệu, trực tiếp tiếp xúc với điều kiện lao động. Do vậy họ có thể phát hiện thấy những thiếu sót trong công tác BHLĐ một cách chính xác nhất. Đóng góp ý kiến để xây dựng các giải pháp, các qui trình, qui phạm về an toàn vệ sinh lao động, làm cho hệ thống các qui trình, qui phạm ngày càng trở nên hoàn thiện. Tuy nhiên, các chế độ chính sách cũng như các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm hay các giải pháp khoa học cho dù có được xây dựng hoàn thiện đến thế nào đi chăng nữa mà các cấp, các ngành, người sử dụng lao động… chưa thấy được lợi ích thiết thực của nó, chưa tự giác chấp hành và thực hiện thì công tác Bảo hộ lao động sẽ không thể thực hiện được.
Rõ ràng, công tác Bảo hộ lao động là của đông đảo công nhân lao động, người sử dụng lao động, các cấp, các ngành. Vì thế, việc tuyên truyền sâu rộng công tác BHLĐ cho đông đảo quần chúng là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Đó sẽ là động lực thúc đẩy cho công tác BHLĐ ngày càng thu được kết quả cao.
1.3.Những nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động
Để đạt được mục tiêu và thực hiện được tính chất như trên, công tác Bảo hộ lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+Những nội dung về khoa học kỹ thuật
+Những nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ chính sách, thể lệ về Bảo hộ lao động.
+Những nội dung về giáo dục, tổ chức, vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động.
1.3.1.Nội dung về khoa học kỹ thuật
1.3.1.1.Nội dung về kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp về mặt tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi những tai nạn của những yếu tố nguy hiểm gây ra trong sản xuất. Để đạt được điều đó, khoa học về kỹ thuật an toàn cần đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị, quá trình sản xuất, đề ra những yêu cầu an toàn khi vận hành, sử dụng các thiết bị để bảo vệ con người khi làm việc tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm của máy móc, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn, nội quy an toàn để buộc người lao động phải tuân theo trong khi làm việc. áp dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật như tự động hoá, điều khiển học để dần thay thế các thao tác khó, cách ly người lao động khỏi những nơi có các yếu tố nguy hiểm độc hại. Khi thiết kế, thi công các công trình, thiết bị, máy móc phải tính toán loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại.
1.3.1.1.1.Kỹ thuật an toàn điện
Điện ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong sản xuất hiện nay điện là yếu tố không thể thiếu. Nhưng điện cũng gây cho con người những tác hại khôn lường. Thực tế cho thấy, việc thiếu hiểu biết về điện, không tuân thủ các quy tắc, kỹ thuật an toàn điện đã gây nên nhiều tai nạn điện với hậu quả rất nghiêm trọng. Tính nguy hiểm của điện ở chỗ, nó không có dấu hiệu gì xuất hiện để báo trước cho con người mà chỉ đến khi có tai nạn xảy ra mới phát hiện được, do vậy khó có thể ngăn ngừa tai nạn do điện.
Khoa học BHLĐ đi sâu nghiên cứu, phân tích các yếu tố của điện và những tác động, hậu quả của điện đến con người, tìm ra nguyên nhân thường gây ra tai nạn điện trong sản xuất từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
1.3.1.1.2.Kỹ thuật an toàn cơ khí
Các máy móc sử dụng trong ngành cơ khí thường mang tính nguy hiểm cao như: máy tiện, máy phay, máy rèn, đột dập…. Do vậy, kỹ thuật an toàn cơ khí là một mặt quan trọng trong khoa học kỹ thuật an toàn.
Kỹ thuật an toàn cơ khí đi vào nghiên cứu, đánh giá thiết bị máy móc, phân tích các bộ phận, máy móc thường và có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, các tác động của nó đến người lao động để từ đó có giải pháp khắc phục, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong khi vận hành, sử dụng máy móc.
1.3.1.1.3.Kỹ thuật an toàn nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực
Nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực là những thiết bị mang tính nguy hiểm cao, có những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc sử dụng và bảo quản. Sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu về sử dụng nồi hơi hay thiết bị chịu áp lực càng nhiều và ngày càng đa dạng. Chỉ cần nồi hơi hay thiết bị chịu áp lực nổ cũng làm phá huỷ nhà cửa, công trình, máy móc, thiết bị và gây chấn thương, tai nạn lao động và có khả năng dẫn đến chết người.
Công tác Bảo hộ lao động nói chung va kỹ thuật an toàn về nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực nói riêng đi sâu vào nghiên cứu phân tích các yếu tố gây nên sự nổ vỡ thiết bị, từ đó đề ra các biện pháp quản lý, sử dụng nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực nhằm bảo đảm tính an toàn cao trong sản xuất nói chung và cho người lao động nói riêng.
1.3.1.1.4.Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng
Thiết bị nâng ngày càng được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong các ngành nghề. Chính vì thế dẫn đến trường hợp sử dụng lạm dụng thiết bị nâng, sự thiếu hiểu biết về thiết bị và an toàn thiết bị đã gây nên không ít tai nạn. Trong thực tế, trường hợp thường gặp nhất là đứt cáp làm rơi tải, gây nguy hiểm cho người đang thi công, làm việc, gây thiệt hại về của cải vật chất và làm gián đoạn sản xuất.
Khoa học kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng khảo sát, phân tích làm rõ từng yếu tố nguy hiểm của thiết bị và các yếu tố có liên quan, vạch rõ nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu, đề xuất các giải pháp khả thi để ngăn chặn, loại trừ tối đa các tai nạn xảy ra.
1.3.1.2.Nội dung về vệ sinh lao động
Khoa học về vệ sinh lao động là những lĩnh vực khoa học đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động, làm cho môi trường lao động trong khu vực sản xuất được trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi.
1.3.1.2.1.Thông gió công nghiệp
Trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các yếu tố có hại cho người lao động như: bụi, khí độc, nhiệt độ cao… Không chỉ có hại cho người lao động mà nó còn có những ảnh hưởng nhất định trong sản xuất. Thêm vào đó là điều kiện khí hậu của nước ta không thuận lợi cho sản xuất. Do vậy, kỹ thuật thông gió trong công nghiệp là một nội dung của công tác BHLĐ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, tạo ra những điều kiện tối ưu cho con người, đảm bảo sức khỏe cho họ và ngăn chặn BNN.
Tuỳ theo tính chất và yêu cầu cụ thể ở mỗi nơi mà có thể áp dụng biện pháp thông gió tự nhiên hay thông gió cơ khí .
1.3.1.2.2.Kỹ thuật ánh sáng
Chiếu sáng hợp lý là một trong các giải pháp cần thiết để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra. Việc chiếu sáng không đầy đủ sẽ làm cho người lao động căng thẳng thường xuyên. Điều này làm cho các dây thần kinh bị căng thẳng, phản xạ chậm, nếu kéo dài sẽ làm giảm thị lực của mắt. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây nên sự mất an toàn trong sản xuất, đồng thời làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Để chiếu sáng hợp lý không những phải đảm bảo đủ độ rọi bề mặt làm việc mà còn phải đảm bảo ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc, không có hiện tượng chói lóa, không có bóng đen và sự tương phản lớn.Tuỳ theo yêu cầu và tính chất của mỗi công việc cụ thể mà có những biện pháp chiếu sáng tối ưu như: Chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo hoặc chiếu sáng hỗn hợp nhằm tạo ra một môi trường ánh sáng phù hợp với người lao động.
1.3.1.2.3.Tiếng ồn trong sản xuất
Trong sản xuất công nghiệp, phần lớn các thiết bị, máy móc là nguồn gây ra tiếng ồn khá lớn. Tiếng ồn không chỉ làm ảnh hưởng đến cơ quan thính giác dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp, mà còn tác dụng lên hệ thần kinh và các chức năng khác trong cơ thể con người. Đây là nguyên nhân gián tiếp làm giảm năng suất lao động.
Khoa học kỹ thuật nghiên cứu tiếng ồn về : Tác hại của tiếng ồn và nguồn gốc phát sinh ra tiếng ồn trong sản xuất. Từ đó có các biện pháp khắc phục, làm giảm tiếng ồn đến dưới tiêu chuẩn cho phép.
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà người ta có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để giảm tác động của tiếng ồn đối với cơ thể người lao động: Sử dụng các biện pháp công nghệ, các biện pháp tổ chức hay các biện pháp phòng hộ cá nhân chống ồn.
1.3.1.2.4.Rung động trong sản xuất
Các nghiên cứu khẳng định, sự rung động ở cường độ nhỏ ngắn sẽ có tác động tốt cho cơ thể con người như: Tăng lực cơ bắp, làm giảm mệt mỏi… Ngược lại, khi cường độ lớn, tác động lâu dài sẽ dẫn đến sự thay đổi hoạt động của tim –bộ phận nhạy cảm nhất cuả cơ thể, rối loạn dinh dưỡng, thay đổi chức năng của tuyến giáp trạng thái và cơ thể đau khớp xương .
Vì vậy, khoa học kỹ thuật BHLĐ đi sâu vào nghiên cứu khả năng chịu tác động trực tiếp của cơ thể con người đối với rung động, đề ra các chuẩn cho phép, khảo sát và tìm ra nguồn gốc chủ yếu gây rung động và các biện pháp khắc phục nó. Tuỳ theo đặc điểm và những điều kiện cụ thể mà có những biện pháp hữu hiệu để giảm tác động của rung động lên cơ thể người lao động.
1.3.1.2.5.An toàn bức xạ
Hiện nay, bức xạ đang được sử dụng rộng rãi trong các nghành kinh tế quốc dân và mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển. Trong sản xuất, bức xạ đang được sử dụng rất nhiều như: thăm dò khuyết tật của kim loại, kiểm tra mối hàn, xử lý hạt giống, đóng chai… Song ở nước ta, bức xạ vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ, chưa phổ biến nên nhiều người chưa am hiểu về nó. Trong khi đó, nguồn bức xạ luôn mang tính nguy hiểm , độc hại cao đối với cơ thể người lao động.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khoa học kỹ thuật BHLĐ đã nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp an toàn bức xạ, giảm thiểu tác động có hại của chúng lên cơ thể người lao động, ngăn chặn BNN.
1.3.1.3. Khoa học y học lao động
Khoa học y học lao động là lĩnh vực đi sâu khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất và ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể người lao động. Từ đó đề ra các biện pháp y học và phương hướng cho các giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa BNN, đồng thời đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó với sức khoẻ người lao động.
Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý và theo dõi sức khoẻ người lao động để phát hiện sớm BNN và có giải pháp điều trị nó.
1.3.1.4. Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân
Là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các phương tiện để bảo vệ cho người lao động khỏi ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, khi mà các giải pháp về an toàn lao động không thể loại trừ được.
Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân đã áp dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác như: Vật lý, hoá học, mỹ thuật… để tạo ra những loại phương tiện bảo vệ có hiệu quả, chất lượng sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.
1.3.1.5. Khoa học về écgônômi
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi cả về chất lượng và môi trường sống, làm việc của con người. Chủ yếu làm biến đổi điều kiện làm việc của họ. Môn khoa học liên ngành có khả năng thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo vệ con người và phát triển nhân cách người lao động trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là écgônômi.
Ngày nay, quan niệm của BHLĐ cho rằng: Máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng thì không những không được để tồn tại những nguy cơ gây nên tai nạn, mà còn không được để dẫn đến những cố gắng quá mức về mặt thể lực và thần kinh, tâm lý cho người điều khiển. Nhằm hoàn thiện hệ thống BHLĐ, khoa học écgônômi ra đời với mục đích là tối ưu hoá các quá trình lao động sản xuất, nhằm thu được năng suất và hiệu quả lao động cao nhất với tổn hao sinh học nhỏ nhất. Đồng thời, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động.
1.3.2.Nội dung về chế độ chính sách
Để hệ thống công tác Bảo hộ lao động ngày càng trở lên hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, song song với công tác phát triển và ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Đảng và Nhà nước ta cũng không ngừng hoàn thiện các văn bản có tính pháp luật, quy định các chế độ chính sách bảo vệ con người trong lao động sản xuất.
Trải qua một thời gian dài phát triển cùng đất nước, đến nay chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về Bảo hộ lao động được thể hiện như sau:
Hiến pháp
Bộ Luật LĐ
Nghị định
Hệ thống tiêu chuẩn
quy phạm, quy định về an toàn vệ sinh lao động
Thông tư
Chỉ thị
* Trong điều 54 Hiến pháp nước CHXHCNVN có câu: “…Nhà nước ban hành chế độ chính sách về Bảo hộ lao động …”.
* Luật lao động là văn bản pháp luật chủ yếu về Bảo hộ lao động ở nước ta, gồm có 17 chương, 198 điều, trong đó:
+ Chương VII: Nói về thời gian làm việc, nghỉ ngơi
+ Chương IX: Hướng dẫn những nội dung cơ bản về công tác an toàn vệ sinh lao động
+ Chương X: Những qui định riêng về lao động nữ
+ Chương XI: Những qui định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số qui định khác
+ Chương XVI: Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm luật lao động
* Nghị định của Chính phủ bao gồm:
+ Nghị định 06/CP ban hành ngày 20/10/1995: Qui định chi tiết một số vấn đề về an toàn vệ sinh lao động
+ Nghị định 195/CP ban hành ngày 31/12/1994: Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
+Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996: Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
+ Nghị định 46/CP ngày 6/8/1996: Quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế.
* Thông tư quan trọng nhất là thông tư liên tịnh số 14/1998/TTLT – BLĐTBXH – BYT – TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, các thông tư, chỉ thị, quy phạm an toàn cũng như các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các ngành liên quan về Bảo hộ lao động có rất nhiều, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
+ Tăng cường công tác BHLĐ, cải thiện điều kiện làm việc
+ Hướng dẫn việc tổ chức, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động
+ Huấn luyện kĩ thuật an toàn và Bảo hộ lao động
+ Quy định về chế độ giờ làm việc, ngày nghỉ, phụ cấp, chế độ lao động nữ và lao động vị thành niên, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo dưỡng độc hại.
+ Chế độ thanh kiểm tra Bảo hộ lao động, màng lưới an toàn vệ sinh viên.
+ Khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động
+ Hướng dẫn các biện pháp an toàn lao động chung cho cơ sở và biện pháp an toàn lao động cho một số công việc đặc thù.
1.3.3.Nội dung về công tác tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng
Công tác BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người, từ người lao động cho đến người sử dụng lao động. Mọi cố gắng trở lên vô nghĩa nếu không được mọi người ủng hộ. Công tác Bảo hộ lao động sẽ chỉ đạt hiệu quả khi mà quần chúng hiểu và nhận thức đầy đủ các luật lệ, chế độ và quy định về BHLĐ. Do vậy, một trong những nội dung cơ bản về công tác Bảo hộ lao động là tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng. Công tác giáo dục, vận động quần chúng lao động gồm những mặt chủ yếu sau:
+ Tuyên truyền, giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải biết tự bảo vệ mình.
+ Huấn luyện cho người laođộng phải thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu kỹ thuật an toàn, vệ sinh trong sản xuất.
+ Giáo dục ý thức lao động có kỉ luật, đảm bảo nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu.
+ Vận động, khuyến khích quần chúng phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, biết bảo quản và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
+Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại đơn vị, cơ sở sản xuất. Duy trì màng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động trong các tổ, phân xưởng.
Là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động, tổ chức Công Đoàn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động.
1.4.Nội dung về phòng chống cháy nổ
Thực tế cho thấy, mỗi một đám cháy xảy ra đều gây nên những thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Kinh tế càng phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng nhiều vào sản xuất thì nguy cơ gây cháy, nổ càng cao và thiệt hại càng lớn. Do vậy, phòng chống cháy nổ nhằm bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ gìn và bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ngày càng trở lên bức thiết hơn. Bảo hộ lao động với mục đích duy nhất là bảo đảm an toàn trong sản xuất bao hàm cả nội dung phòng chống cháy nổ.
Kỹ thuật phòng chống cháy nổ trong công tác Bảo hộ lao động đi vào nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân phát sinh cháy nổ và thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ một cách có hiệu quả nhất
II. Nội dung của báo cáo.
Để phù hợp với đặc trưng ngành học, đặc điểm của chương trình đào tạo, hơn nữa là phù hợp với kiến thức, k._.hả năng và công việc của một cán bộ chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động nên trong báo cáo này em không đi quá sâu vào tính toán mà chủ yếu là khảo sát, đánh giá tình hình công nghệ và các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đánh giá tình hình thực hiện công tác Bảo hộ lao động tại đơn vị Công ty cổ phần dụng cụ số 1. Đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo và tăng cường hiện quả của công tác Bảo hộ lao động.
Với mục tiêu cụ thể như đã nêu ở trên nội dung cảu báo cáo sẽ gồm 3 phần chính sau:
Phần thứ nhất : Mục đích yêu cầu, phương pháp nghiên cứu, nội dung.
Phần thứ hai : Công tác Bảo hộ lao động tại đơn vị Công ty cổ phần dụng Số I.
Phần thứ ba : Đánh giá, kiến nghị, giải pháp khắc phục về thực trạng công Tác Bảo hộ lao động của Công ty.
Phần thứ hai : tình hình công tác Bảo hộ lao động tại công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Chương 1 khái quát chung về công ty dụng cụ cắt
đo lường cơ khí.
I. Lịch sử phát triển của Công ty.
1.1. Lịch sử công ty.
* Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí được thành lập ngày 25/3/1968. Khi đó công ty mang tên là:" Nhà máy Dụng Cụ Cắt Gọt" thuộc Bộ cơ khí luyện kim.
* Ngày 17/08/1970 Nhà máy được đổi tên thành:"Nhà máy Dụng Cụ Số I"
* Ngày 22/05/1993 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng quyết định thành lập lại Nhà máy Dụng Cụ Số I theo quyết định số 292 QĐ/TCNSĐT.
* Ngày 12/07/1975 Nhà máy được đổi tên thành: "Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí "thuộc tổng công ty Máy và Thiết Bị Công Nghiệp thuộc Bộ công nghiệp. Tên viết tắt của công ty là DUFUDOCO, tên giao dịch tiếng Anh là" Cutting and Measuring tools Company".
*Năm 2003 Công ty được đổi tên thành "Công ty cổ phần dụng cụ số I" tại QĐ số 194/2003/QĐ - BCN ngày 17/11/2003 của Bộ công nghiệp.
1.2. Sản phẩm chính của công ty.
* Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dụng cụ cắt kim loại và dụng cụ cắt vật liệu phi kim loại, dụng cụ đo, dụng cụ phụ, dụng cụ gia công áp lực và phụ tùng thiết bị công nghiệp.
* Sản xuất các thiết bị phụ tùng cho ngành dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến thực phẩm và lâm sản .
*Ngoài ra công ty còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường như : Tấm sàn chống trượt, neo cầu, dao cắt, tấm lợp, thanh trượt, gian máy, dụng cụ gia công bánh răng với sản lượng hơn 200 tấn / năm.
*Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại dụng cụ, thiết bị phụ tùng, thép chế tạo, thép dụng cụ và hợp kim.
*Các hình thức kinh doanh, dịch vụ khác được pháp luật cho phép mà Hội đồng quản trị xét thấy có lợi nhất cho Công ty.
*Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 là doanh nghiệp thuộc hình thức Công ty cổ phần. Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*Trải qua quá trình hoạt động trên 30 năm với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, hoạt động của Công Ty vẫn duy trì ổn định, sản phẩm của công ty vẫn được tín nhiệm trên thị trường trong và ngoài nước. Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày một tốt hơn, thu nhập bình quân của người tăng lên.
(Sơ đồ mặt bằng công ty. Hình 1).
Sơ đồ mặt bằng chung của Công ty:
Bể
WC
Nhà
Tắm
Phân
xưởng
cơ khí 4
Kho
Máy
Phân
xưởng
cơ khí 3
Bãi than
PX
Khởi
phẩm
Kho dầu
Trạm
Biến áp
Phân xưởng
Khởi phẩm
Kho
PX
Nhiệt
luyện
Phân xưởng
Cơ khí I và II
Kho
Phế liệu
PX
Bao gói
Nhà trẻ
Tẩy dửa
Nhuộm
Đen
Y tế
Nhà để xe
Nhà 5
Tầng
Khu nhà hành chính
Đường Thanh xuân - hà đông
Hình1:
II. tình hình tổ chức sản xuất của công ty.
1. Tổ chức sản xuất.
1.1. Tổng số các bộ công nhân viên trong Công ty:
- Hiên nay là: 242 người. Trong đó có 76 người nữ.
- Số người trực tiếp sản xuất là : 158 người (65%)
- Số người làm hành chính l : 74 người (30%)
- Số công nhân viên kình doanh dịch vụ : 10 người (5%).
Trình độ chuyên môn kỹ sư 27 người, cử nhân 36 người, bậc 7/7 35 người, bậc 6/7 30 người. Tuổi đời trung bình của cán bộ công nhân viên trong Công ty là: 38, tuổi nghề trung bình là: 18 tuổi.
1.2. Bộ máy lãnh đạo của Công ty bao gồm:
1.2.1. Ban giám đốc: 4 người.
* Giám đốc: Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty.
* Phó giám đốc SX-KT: phụ trách kkhối sản xuất xuất, phòng ban nghiệp vụ kỹ thuật và công tác BHLĐ.
* Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách khối văn phòng và cửa hàng dịch vụ, trung tâm kinh doanh, chi nhánh.
* Kế toán trưởng: giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thức hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty.
1.2.2. Khối sản xuất:
* Phân xưởng cơ khí 1: Chủ yếu gia công các mặt hàng truyền thống: Bàn ren, tarô, mũi khoan xoáy, doa (các mặt hàng có ren).
* Phân xưởng cơ khí 2: Sản xuất chủ yếu dao phay các loại: đĩa, trụ, lăn, dao cắt định hình, xẻ, băm. Làm một số chi tiết khác như: chi tiết máy kéo.
* Phân xưởng cơ khí 3: Sản phẩm chủ yếu: dao tiện, dao cắt, phụ tùng phục vụ công ty. Một số chi tiết cho máy làm kẹo.
* Phân xưởng cơ khí 4: Công việc chính tạo phôi liệu ban đầu phục vụ cho các phân xưởng khác trong công ty. Hàn nối, dập, rèn,ủ (800 - 10000C ) làm ổn định tổ chức kim loại. Gia công một số chi tiết tạo điều kiện lao động cho phân xưởng khác gia công lại.
* Phân xưởng dụng cụ: Trước đây chế tạo dụng cụ cắt cho công ty. Sản phẩm chủ yếu: Dao tiện, dao cắt, phụ tùng, đồ gá. trang bị phụ tùng phục vụ công ty. Ngoài ra còn làm một số chi tiết phục vụ máy làm kẹo.
* Phân xưởng nhịêt luyện: Chức năng nhiệm vụ làm thay đổi cơ lý tính của từng sản phẩm theo yêu cầu mà phân xưởng làm. Tôi luyện sản phẩm chi tiết máy.
* Phân xưởng bao gói: Đây là khâu cuối cùng của sản phẩm. Tuỳ thuộc theo yêu cầu của từng dơn hàng. Phân xưởng tạo bao bì cho sản phẩm xuất xưởng.
1.2.3. Khối phòng ban nghiệp vụ kỹ thuật: Phó giám đốc sản xuất kỹ thuật phụ trách.
* Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoach từng tháng, quý, năm (cho sản xuất). Kế hoạch có thể biến động. Đặt gía sản xuất phẩm: Thời gian bàn giao sản phẩm. Tổ chức công việc kịp tiến độ.
* Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ chính: Thiết kế quy trình công nghệ, theo dõi sản xuất.
- Nhóm kỹ thuật: Thiết kế kỹ thuật sản xuất phẩm chi tiết.
- Nhóm công nghệ: Lập lại quy trình cho từng sản phẩm, ngoài ra thiết kế bộ gá
* Phòng cơ điện: Quản lý phần cơ và phần điện. Sửa chữa dột xuất, bảo hành sản phẩm của nhà máy đối với khách hàng.
* Phòng KCS: Kiểm tra đánh giá chất lượng từng sản phẩm. Chọn lựa sản phẩm tốt. Trang thiết bị gồm: Máy đo quang học, máy thử độ cứng, máy khuếch đại quang học.
1.2.4. Khối văn phòng: Phó giám đốc kinh doanh phụ trách.
* Văn phòng Công ty: Chủ yếu mua sắm trang thiết bị phục vụ văn phòng, bao gồm cả ban kiến thiết cơ bản.
* Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức thức hiện công tác kế toán, thống ke, thanh quyết toán lương cho CBCNVC trong Công ty, tổng hợp sổ sách kế toán, báo cáo thuế, lập kế hoạch thanh quyết toán.
* Phòng thương mại: :ập kế hoạch kinh doanh, tổ chức bán hàng, maketting giới thiệu sản phẩm của Cộng ty.
* Phòng tổ chức lao động: Có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc chấp hành kỷ luật lao đổng trong toàn công ty và quản llý nhà trẻ, y tế, nhà ăn.
* Phòng bảo vệ: Phân công tuẩn tra bảo vệ tài sản xuất nhà máy, tài sản xuất CBCNVC. Nhắc nhở kiểm tra CBCNVC vi phạm thời gian làm việc. Thông báo cho phòng tổ chức các CBCNV vi phạm.
* Cửa hàng dịch vụ cơ điện:
* Trung tâm kinh doanh:
* Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu khai thác mặt hàng. Kinh doanh sản phẩm truyền thống đại diện Công ty tại các tỉnh phía Nam.
(Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Hình 2)
Hinh 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty.
đại hội đồng
cổ đông
hội đồng ban
quản trị kiểm soát
giám đốc
điều hành
P.Giám đốc P.Giám đốc Kế toán
Kỹ thuật sản xuất trưởng
P.kế hoạch
Phòng điều độ Phòng
Kỹ thuật TC-KT Phòng
Thương mai
Phân xưởng
Phòng cơ khí I
Cơ điện Phòng
Phân xưởng Kế toán TC-LĐ
Cơ khí II chi nhánh
Phòng KCS Phòng
Phân xưởng bảo vệ
Cơ khí III Kế toán
Trung tâm
Văn phòng KDC
Phân xưởng Chi nhánh
Cơ khí IV
Công tác Phân xưởng Kế toán
ATLĐ&ĐT Dụng cụ dịch vụ Trung tâm
KDV
Đời sống Phân xưởng Hoạch toán Cửa hàng
quốc phòng bao gói nội bộ dịch vụTmại
2. Tình hình sản xuất kinh doanh.
Trước những năm 1980, do nền kinh tế bao cấp, do trình độ công nghệ và tay nghề của công nhân hạn chế, máy móc thiết bị cũ lạc hậu cho nên chất lượng sản xuất phẩm thấp gía thành lại cao và tiêu thụ chậm. Sau khi chuyển đổi cơ chế quản llý kinh tế, Công ty đã tổ chức lại bộ máy, sắp đặt tổ chức lại sản xuất kinh doanh và thay thế một số thiết bị đã cũ bằng thiết bị mới hiện đại hơn, nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm, tăng nhanh lượng tiêu thụ cho nen hoạt động của Công ty nhanh chóng trở lại ổn định, thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện.
STT
Tên
Đơn vị (VNĐ)
2001
2002
2003
2004
1.
Doanh thu
Triệu
2050
2180
2250
2280
2.
Nộp ngân sách
Triệu
578
590
610
620
3.
Lãi
Triệu
289
305
315
330
4.
Thu nhập bình quân
Triệu
742
765
781
810
Trong những năm gần đây, tổng sản xuất phẩm do Công ty sản xuất tăng gấp hai so với 5 năm trước đó, đặc biệt là các sản phẩm, thiết bị công tác, dụng cụ phụ tùng cơ khí cao cấp thay cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài chiếm 70% giá trị tổng sản lượng do Công ty sản xuất. Tiêu biểu như: giàn máy sản xuất kẹo cứng và giàn máy sản xuất kẹp mềm, phụ tùng, dụng cụ khai thác dầu khí, dây chuyền lắp ráp điện tử, tấm sàn chống trượt mẫu mã và chất lượng đảm bảo nên chiếm được lòng tin của khách hàng.
III. công nghệ sản xuất - và các yếu tố nguy hiểm độc hại.
1. Sơ đồ công nghệ sản xuất.
Với đặc diểm là nhà máy sản xuất dụng cụ cắt gọt, với nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ có các sơ đồ công nghệ sản xuất khác nhau, đây là các sơ đồ công nghệ chủ yếu:
+ Quy trình công nghệ sản xuất chung
+ Quy trình công nghệ sản xuất bàn ren.
+ Quy trình công nghệ sản xuất mũi khoan.
+ Quy trình công nghệ sản xuất Taro.
+ Quy trình công nghệ nhuộm đen.
+ Quy trình công nghệ sản xuất dao phay cắt.
+ Quy trình công nghệ sản xuất thanh trượt.
Hình 3:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chung:
Kho kim khí Phân xưởng khởi phẩm
Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng
Cơ khí I cơ khí II cơ khí III cơ khí IV
Phân xưởng Phân xưởng Kho thành
nhiệt luyện bao gói phẩm
Hình 4:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mũi khoan:
Thép cây được cắt đoạn trên bàn máy tiện tự động, sau đó được cán thành phôi (Đối với loại phôi nhỏ) phay rãnh và tiện hớt lưng trên máy phay chuyên dùng tự động, tiếp đến chi tiết được lăn số, nhiệt luyện, sau đó được tẩy rửa, nhuộm đen sau khi được nhuộm chi tiết được mày trên máy mài không tâm và triin máy mài vạn năng tiếp đến chi tiết được mày sắc trên máy mài chuyên dùng hoặc máy mài hai đá sau đó được đưa đi chống rỉ và nhập kho.
Thép cây Máy tiện Máy Máy phay Lăn số
tự động cán rãnh ở đuôi
Nhập Chống Máy mài Máy mài Nhiệt
kho gỉ sắc tự động luyện
* Quy trình công nghệ sản xuất dao tiện cắt nhanh.
Thép tấm được dập thưo đúng chiều dài và chiều rộng trên máy dập 130 tấn. Sau đó được mài phẳng sơ bộ hai mặt bên trên máy mài phẳng, tiếp đến được phay hai góc nghiêng và phay lươi trên máy phay rồi đưa vào nhiệt luyện trong lò muối, sau khi nhiệt luyện chi tiết được đưa ra tẩy rửa rồi lần lượt được mài phẳng, mài hai góc nghiêng và mài lưỡi trên máy mài sắc sau đó chi tiết được đem đi viết hoặc in số rồi đưa vào nhập kho.
Hình 5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bản ren.
Thép cả cây đưa vào máy chuyên dùng, sau đó lần lượt được mài mặt (trên đá mài phẳng), khoan lỗ thoát phoi và lỗ bên (trên máy khoan), phay rãnh định vị (trên máy phay vạn năng). Tiếp đến chi tiết được cắt ren (trên máy cắt chuyên dùng) tiện hớt lưng và lưỡi cắt (trên máy tiện chuyên dùng). Sau đó chi tiết được đưa đi đóng số, nhiệt luyện, tẩy rửa và nhuộm đen. Tiếp đến lại được mài phẳng hai mặt, mài lưỡi cắt, đánh bóng ren, chống rỉ và nhập kho.
Hình 5:
Thép
Máy mài Máy khoan Máy phay Máy cắt ren
Mài hai mặt Nhuộm đen Tẩy rửa Nhiệt luyện Máy tiện
Mài lưỡi cắt Đánh bóng Chống gỉ Nhập kho
* Quy trình công nghệ nhuộm đen.
Hoà tan trong 1 lít nước 0.6 kg KOH và 0.2 kg NaNO2 sau đó đun nóng ở 130y 1400C. Rửa sản phẩm bằng nước nóng có 1% Na2CO3. Sau đó tẩy lớp oxít bằng cách ngâm vào HCL loãng hoặc phun cát. Tiếp đó sản phẩm rửa kỹ bằng nước rồi được chuyển vào thùng nhuộm (30y 40 phút). Sau khi nhuộm xong sản xuất phẩm được chống gỉ bằng dầu hoặc dung dịch Na2CO3 + Na2CO2
2. Trang thiết bị sản xuất .
Các thiết bị máy móc của công ty được thống kê theo bảng sau:
z
Tên thiết bị máy móc
Số lượng(cái)
Đặc điểm
Nguồn gốc
1
Máy tiện các loại
16
34
06
04
01
50%
60%
55%
55%
55%
Việt Nam
Liên Xô
Tiệp khắc
Đức
Hungari
2
Máy khoan các loại
05
07
03
03
45%
55%
60%
80%
Việt Nam
Liên Xô
Rumani
Đức
3
Máy mài các loại
07
85
01
11
40%
60%
55%
55%
Việt Nam
Liên Xô
Trung quốc
Đức
4
Máy phay
46
05
01
02
50%
50%
50%
50%
Liên Xô
Đức
Hungari
Rumani
5
Máy ép, máy xọc, máy cán cắt ren
04
14
01
02
40%
45%
55%
50%
Việt Nam
Liên Xô
Tiệp khắc
Đức
6
Máy cưa
04
02
30%
50%
Việt Nam
Liên Xô
7
Máy đập loại 2,5 tấn
3 tấn
130 tấn
260 tấn
400 tấn
03
03
01
01
01
30%
30%
50%
60%
80%
Việt Nam
Việt Nam
Liên Xô
Liên Xô
Liên Xô
8
Máy cắt tôn
01
01
50%
65%
Việt Nam
Liên Xô
9
Máy búa 400 KG
01
01
50%
50%
Trung quốc
Liên Xô
10
Máy nén khí loại Zu¯51
Loại nhỏ
01
01
50%
50%
Liên Xô
Liên Xô
11
Lò tôi điện trở
Lò tôi muối
Lò tôi tần số
Lò ram
Lò ủ điện trở
01
03
01
03
04
50%
40%
55%
60%
40%
Đức
Liên Xô
Liên Xô
Liên Xô
Liên Xô
12
Nồi luộc
Nồi tẩy xít
Nồi nhuộm đen
01
01
01
Việt Nam
13
Cần trục
136
50%
Việt nam
3. Các yếu tố nguy hiểm độc hại ảnh hưởng tới môi trường lao động. Môi trường xung quanh.
3.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí và các yếu tố vật li.
Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí không có sản xuất hoá chất, dây chuyền sản xuất chủ yếu là rèn dập, gia công cơ khí, tẩy rửa nhuộm đen và nhiệt luyện. Do đó ô nhiễm không khí tại Công ty bao gồm:
* Bụi: Gồm bụi than phân xưởng rèn dập tạo phôi, bụi mài phân xưởng cơ khí.
* Khí thải: Khí thải phân xưởng rèn dập do sử dụng lò than có CO, CO2 , SO2. phân xưởng tẩy rửa nhuộm den có HCL, phân xưởng nhiệt luyện có CL2 , NaCL. Sơ đồ mô tả nguồn gây ô nhiễm không khí như sau:
Nguyên vật liệu
Rèn dập tạo phôi Khí thải: CO, CO2 , SO2
Bụi than
Gia công cơ khí Bụi mài, SiO2
Tẩy rửa nhuộm đen HCL
Nhiệt luyện CL2 , NaCL
Hình 6: Sơ đồ nguồn gây ô nhiễm không khí.
3.2. Nguồn gây ô nhiễm nước.
Nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt tại Công ty được lấy từ nguồn nước thành phố. Nước theo ống dẫn tráng kẽm ỉ 150 và một nhánh ỉ 100. Sau đó nước dược dẫn vào 5 bể chứa nhỏ ( từ 5 ữ10 m3 ) trước khi đến nơi sử dụng.
Lượng nước sử dụng trung bình ở Công ty là 80 m3 / ngày đêm và được phân bổ như sau:
Khu vực tẩy rửa, nhuộm đen 30 m3 / ngày
Khu vực tắm rửa vệ sinh của công nhân 25 m3 / ngày
Khu vực sinh hoạt của các phòng ban 25 m3 / ngày
Hệ thống thoát nước của Công ty đã được quy hoạch và mới được cải tạo để đảm bảo thoát nước tôt. Nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đều qua cống ngầm chảy sang đường mương của Công ty cơ khí Hà nội rồi chảy ra sông Tô lich. Nước sinh hoạt ở các phòng ban chảy qua bể phốt rồi theo cống ngầm chảy đi. Nước sinh hoạt của công nhân khu vức sản xuất cũng được chảy qua bể phốt rồi theo cống ngầm chảy đi.
Nước thải tại khu vực tẩy rửa, nhuộm đen đầu tiên được đưa vảo bể trung hoà sau đó theo cống ngầm chảy đi. Công ty có một bể mạ Niken và Crôm. Nhưng trong vòng 5 năm lại đây không có nhu cầu mạ sản phẩm cho nên bể mạ không hoạt động.
3.3. Nguồn chất thải rắn.
Tại Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, nguồn chất thải rắn chủ yếu là phoi kim loại, xỉ than, bột đá mài và chất thải sinh hoạt. Ngoài ra còn có các loại xỉ là muối, cặn bể điều hoà, giẻ lau có dính dẩu mỡ.
Khối lượng các chất thải rắn như sau:
Phoi kim loại : 50 tấn / năm.
Xỉ than : 3 tấn / năm.
Bột đá mài : 2 tấn / năm.
Cặn bể trung hoà : 2 tấn / năm.
Gạch xây lò chịu lửa : 1 tấn / năm.
Giẻ lau máy : 0.5 tấn / năm.
Chất thải sinh hoạt : 60 tấn / năm.
Xỉ than thải ra từ phân xương rèn dập, phoi từ phân xưởng gia công cơ khí, giẻ dầu mỡ từ phân xưởng tẩy rửa nhuộm đen, xỉ muối, gạch chịu lửa từ phân xưởng nhiệt luyện. Ngoài ra còn có phoi gỗ, giấy vụn thải ra từ phân xưởng bao gói. Sơ đồ nguồn chất thải rắn được trình bày ở hình số 7.
Hình số 7: Sơ đồ nguồn chất thải rắn.
Xỉ muối
Xỉ than Phoi Gạch chịu lửa
Thép Gia công
Rèn dập cơ khí Nhiệt luyện
Sản phẩm Bao gói Tẩy dửa
Nhuộm đen
Phoi gỗ giấy vụn Giẻ dầu mỡ
Chương 2 : Tình hình công tác Bảo hộ lao động
tại công ty.
I . Tổ chức và hoạt động của bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động tại công ty.
1. Tổ chức và hoạt động công tác Bảo hộ lao động của công ty:
1.1. Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động tại công ty:
Quán triệt theo nghị định 06/CP /ngày 20/01/1995 của Chính Phủ và thông tư 14/1998 TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998, Giám đốc Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã ra quyết định số 36/DC- BHLĐ giao trách nhiệm cho phó Giám đốc kỹ thuật phụ trách công tác Bảo hộ lao động.
Ngày 23/07/1999, Giám đốc Công ty ra quyết định số 37/DC- BHLĐ thành lập hội đồng Bảo hộ lao động.
Quyết định số 38/DC- BHLĐ giao trách nhiệm cho quản đốc phân xưởng thực hiện công tác Bảo hộ lao động.
Quyết định số 40/DC- BHLĐ giao trách nhịêm cho cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động.
Hội đồng Bảo hộ lao động của Công ty gồm có: Đồng chí Phó Giám đốc công ty làm chủ hội đồng, phó chủ tịch hội đồng là chủ tịch Công đoàn và các uỷ viên là các phó hoặc trưởng các phòng ban. Hiên nay, Công ty có một cán bộ chuyên trách làm công tác Bảo hộ lao động thuộc biên chế phòng tổ chức lao động.
Thống kê danh sách cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động năm 2005:
Bảng thống kê danh sách cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động năm 2005.
TT
Chức danh
Trách nhiệm
Chức năng
Ghi chú
Kiêm nhiệm
Chuyên trách
I
Hội đồng BHLĐ
1
Trưởng Vũ Dung
Chủ tịch
+
Phó giàm đốc
2
Hà Minh Thoa
P. chủ tịch
+
Chủ tịch CĐ
3
Nguyễn Thị Hảo
Uỷ viên thường trực
+
Chuyên trách BHLĐ
4
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Uỷ viên
+
Trưởng trạm Ytế
5
Mai Văn Minh
Uỷ viên
+
Trưởng phòng bảo vệ
6
Nguyễn Hoà Bình
Uỷ viên
+
Trưởng phòng cơ điện
II
Ban BHLĐ CĐCS
1
Trần Đức Hiền
T. tiểu ban
2
Bùi Hồng Kế
Uỷ viên
III
Mạng lưới ATVSV
Gồm 27 người
1.2. Quy định trách nhiệm về công tác Bảo hộ lao động.
+ Ông giám đốc sản xuất- kỹ thuật phụ trách công tác Bảo hộ lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động trong công ty và quyết định toàn bộ thủ tục hành chính, kinh tế về Bảo hộ lao động theo chế độ hiện hành.
+ Quản đốc phân xưởng thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý, thực hiện tiêu chuẩn, quy trình quy phạm, biện pháp làm việc an toàn và các quy định về Bảo hộ lao động. Huấn luyện định kỳ về An toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo kế hoạch của công ty.
+ Tổ trưởng sản xuất nơi làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh, kết hợp với an toàn viên của tổ thực hiện tốt việc kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trinh lao động sản xuất.
+ Cán bộ Bảo hộ lao động phối hợp với phòng kế hoạch dự thảo về kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận y tế theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động và phối hợp với phòng tổ chức lao động, các phòng kỹ thuật, quản đốc phân xưởng tổ chức huấn luyện về Bảo hộ lao động cho người lao động.
+ Cán bộ công nhân viên phải chấp hành các quy định, nội quy, chỉ dẫn về An toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc được giao. Cán bộ công nhân viên có quyền yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện làm việc, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của nhà nước.
+ Trạm y tế có trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm bảo quản trang thiết bị, thuốc men và tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời các trường hợp bị tai nạn lao động.
+ Phòng cơ điện phối hợp với bộ phận Bảo hộ lao động theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định và xin cấp giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Phòng tài vụ tham gia vào việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động, tổng hợp và cấp kinh phí thực hiện kế hoạch Bảo hộ lao động đầy đủ, đúng thời hạn
+ Phòng thương mại mua sắm, bảo quản và cấp phát đầy đủ, kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang bị phương tiện Bảo hộ lao động , phương tiện kỹ thuật khắc phục sự cố sản xuất có chất lượng theo kế hoạch.
+ Phòng bảo vệ kết hợp với cán bộ Bảo hộ lao động xây dựng phương án và nội quy phòng chốngcháy nổ, thường xuyên kiểm tra phát hiện những chỗ có nguy cơ cháy nổ để có biện pháp phòng ngừa.
+ Phòng kỹ thuật phải sửa đổi các quy trình công nghệ không pohù hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động sinh cho người lao động.
1.3. Hoạt động của hội đồng Bảo hộ lao động:
Hoạt động chủ yếu của hội đồng Bảo hộ lao động mà đặc biệt là cán bộ bán chuyên trách về Bảo hộ lao động Nguyễn Thị Hảo.
+ Phối hợp với phòng tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác Bảo hộ lao động của Công ty.
+ Phổ biến chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động, tổ chức hoạt động tuyên truyền và theo dõi đôn đốc chấp hành.
+ Soạn thảo kế hoạch Bảo hộ lao động năm, phối hợp với phòng kế hoạch, đôn đốc các phân xưởng, bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch Bảo hộ lao động.
+ Phối hợp với phòng kỹ thuật, công đoàn, quản đốc phân xưởng tổ chức huấn luyện An toàn - vệ sinh lao động cho người lao động.
+ Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh nghề nghiệp , tai nạn lao động đề xuất với Giám đốc các bịên pháp quản lý sức khỏe cho người lao động.
+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về Bảo hộ lao động, thực hiên An toàn - vệ sinh lao động để đề ra các bịên pháp khắc phục.
+ Thực hiện điều tra, thông kê tai nan lao động.
+ Tổng hợp và đề xuất các giải pháp kịp thời, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra cho Giám đốc.
+ Dự thảo trình Giám đốc Công ty các báo cáo về Bảo hộ lao động theo quy định.
1.4. Nhiệm vụ chính của chuyên trách Bảo hộ lao động.
+ Phối hợp với phòng Tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác Bảo hộ lao động của Công ty.
+ Phổ biến chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về An toàn lao động động, vệ sinh lao động của Nhà nước và các nội quy, quy chế chỉ thị về Bảo hộ lao động của lãnh đạo công ty đến các cấp và người lao động trong công ty, đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về An toàn lao động, Vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành.
+ Dự thảo kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm, phối hợp với phòng kế hoạch đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch Bảo hộ lao động.
+ Phối hợp với phòng Kỹ thuật, Cơ điện và Quản đốc phân xưởng xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ, quản lý, theo dõi việc kiểm định cấp giấy sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động, Vệ sinh lao động.
+ Phối hợp với phòng Tổ chức lao động, các phong kỹ thuật, Cơ điện, Quản đốc phân xưởng tổ chức huấn luyện về Bảo hộ lao động cho người lao động.
+ Phối hợp với bộ phận Y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với Giám đốc các biện pháp quản lý chăm sóc sức khoẻ người lao động.
+ Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Công ty.
+ Tổng hợp và đề xuất vời giám đốc giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
+ Dự thảo trình Giám đốc công ty ký các báo cáo về Bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
+ Thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơi lam việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Sơ đồ quản lý công tác Bảo hộ lao động của Công ty.
Giám đốc
P. Giám đốc Hội đồng
Kỹ thuật BHLĐ
Phòng chức Chuyên trach Phân xưởng Công đoàn
Năng BHLĐ sản xuất
Tổ sản xuất CĐ bộ phận
Tổ trưởng sx Tổ trưởng CĐ
Người lđộng
ATVSV
2. Tổ chức và hoạt động công tác Bảo hộ lao động của Công đoàn Công ty:
Tổ chức Công đoàn của nhà máy được thành lập từ những ngày đầu nhà máy thành lập. Cùng với quá trình phát triển của nhà máy, hoạt động của Công đoàn cũng ngáy càng phát triển, thể hiện được vai trò và đáp ứng được những đòi hỏi qua các thời kỳ.
Hiện nay, ban chấp hành Công đoàn của Công ty gòm có 8 Đồng chí (2 nữ). Trong đó Chủ tịch và Phó chủ tịch là bán chuyên trách. Chủ tịch Công đoàn Cong ty là Phó chủ tịch Hội đồng Bảo hộ lao động, đông thời là uỷ viên trong ban điều tra tai nạn lao động. Ban thường vụ Công đoàn gồm 3 đồng chí, BCH Công đoàn phân công các thành viên phụ trách từng mặt đời sống chính trị, xã hội, ban nữ công và ban Bảo hộ lao động …
Hiên nay Công đoàn Công ty có 346 đoàn viên trên tổng số 463 công nhân viên được tổ chức thành 18 Công đoàn bộ phận và 96 tổ Công đoàn. Hàng năm Công đoàn tha gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh qua các chi tiêu doanh thu, mức thu nhập bình quân, điều kiện lao động lam việc an toàn vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm của Công ty, vấn đề tuyển dụng lao động, các chế độ khen thưởng, kỷ luật, tham quan, du lịch …
Công đoàn cũng tham gia vào việc xây dựng nội quy, kỷ luật lao động, quy chế hoạt động của các đơn vị, phòng ban trong Công ty.
Hoạt động thm gia quản lý sản xuất kinh doanh của Công đoàn được thể hiện trong các đề xuất từ khâu thu mua nguyên liệu, đầu tư vốn để tổ chức sản xuất xuất, sắp xếp, tổ chức, phân công lao động, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng sản xuất đa dạng hoá sản xuất phẩm với mục tiêu chuẩn cho phép giải quyết việc lam, tăng thu nhập cho người lao động động. Công tác tuyên truyền, giáo dục doàn viên cũng được Công đoàn Công ty đặc biệt coi trọng. Mặt khác, Công đoàn còn tham gia góp ý kiến, nhận xét tình hình Bảo hộ lao động trong các đợt kiểm tra sản xuất của tổ,tổng hợp ý kiến của Công nhân kiến nghị lên ban Giám đốc để kịp thời phản ánh những mặt được và chưa được.
Ngày 10/10/2000 ban chấp hành Công đoàn Công ty dã ra quyết định số 19/DC -CD về việc thành lập lại mạng lưới an toàn vệ sinh viên thay cho quyết định số 34/DC- BHLĐ ngày 10/10/1998. Theo quyết định này, công nhận mạng lưới an toàn vệ sinh lao động sinh viên trong Công ty gồm 38 Đồng chó ở các tổ sản xuất, quy định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi an toàn vệ sinh viên, các tổ sản xuất, quy định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi an toàn vệ sinh viên, cac an toàn vệ sinh viên được hưởng đầy đủ các quyền lợi và hàng tháng Công ty chi trả 15.000đ/người. Các an toàn vệ viên đều là những người trực tiếp sản xuất có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Công đoàn Công ty còn tham gia với bộ phận y tế trong việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, tham gia hưởng ứng các phong trào trong Công ty đắc biệt là Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động sinh lao động - Phòng chống chán nổ, phong trào xanh-sạch-đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động sinh lao động.
II. Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại Công ty
Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
1. Thực trạng công tác quản lý kỹ thuật an toàn.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, tại Công ty chưa có xảy ra một sự cố kỹ thuật nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến an toàn chung. Hiện nay các nội dung về kỹ thuật an toàn cần được chú ý xem xét ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí bao gồm: An toàn nhà xưởng, an toàn cơ khí, máy móc thiết bị, an toàn điện, thiết bị áp lực, an toàn hoá chất.
1.1. An toàn nhà xưởng.
Mặt bằng của Công ty với diện tích là 22.000 m2 trong đó:
- Dện tích nhà xưởng là 11.000 m2.
- Dện tích vỉa hè sân bãi là 6.000 m2.
- Dện tích đường nội bộ là 5.000 m2.
Nhà xưởng của công ty rộng rãi, rất thuận lợi cho việc sắp xếp dây truyền sản xuất, hệ thống máy móc thiết bị, đường vận chuyển vật liệu vào và sản phẩm tạo ra hợp lý. Đảm bảo được khoảng cách an toàn giữa các máy (1,5 ữ 2) m. Giữa các dãy máy (2ữ3)m. Giữa người và máy thuận tiện cho việc thao tác, không vướng và ảnh hưởng lẫn nhau. Đồng thời tránh va vấp vào máy, vào nguyên liệu, vào sản phẩm gây chấn thương cho người lao động.
Là một nhà máy cơ khí, công nhân thường phải tiếp xúc với dầu mỡ và rây bẩn ra nền xưởng. Nên hàng năm, công ty theo kế hoạch Bảo hộ lao động thực hiện việc cạo đất bẩn ngấm dầu trên nền nhà xưởng để trống trơn trượt, tăng cường tổng vệ sinh máy móc, thiết bị, mặt bằng nhà máy. Đặc biệt là việc dọn sạch những phoi sắt trên sàn xưởng để đảm bảo trống phoi đâm vào chân người lao động. Đồng thời hàng năm vào những ngày mưa bão công ty luôn có kế hoạch sửa chữa, thay thế những phần mái hỏng cũ, sửa chữa rãnh nước mưa để thoát nước. Đảm bảo nhà xưởng luôn khô giáo, sạch sẽ tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động.
1.2. An toàn cơ khí.
Các thiết bị máy móc trong công ty đa số được nhập từ Liên Xô, Ba Lan, Đức, Trung Quốc và một số của Việt Nam. Hầu hết các máy móc đã cũ, ban đầu nhà máy thiết kế cho khoảng gần 300 công nhân làm việc.
Thống kê các nhóm máy móc các yếu tố nguy hiểm như sau:
TT
Tên nhóm máy
Các yếu tố nguy hiểm, có hại
Biện pháp
1
Máy mài
Bụi đá mài, các vùng nguy hiểm, ồn
Các Xyclon hút bụi, che chắn các vùng nguy hiểm, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
2
Máy tiện
Các vùng nguy hiểm, ồn, phoi bắn
Che chắn các vùng nguy hiểm, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
3
Máy phay
Các vùng nguy hiểm, ồn
Che chắn, phương._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT361.doc