LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X, hiện nay các ngành Công nghiệp đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về sắt cho nền kinh tế quốc dân hiện tại và những năm tới là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu về sắt, thép cho nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi ngành Công nghiệp khai khoáng phải đầu tư mới và cải tạo các mỏ sắt hiện có. Ngoài ra ngành Công nghiệp luyện kim cũng đang được Nhà nước khuyến khích các tỉnh, Tập
154 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tình huống : mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoàn, Tổng Công ty và các Công ty đầu tư phát triển.
Khu mỏ sắt Tùng Bá là một trong những khu có trữ lượng quặng lớn, trong khu vực có 2 thân quặng. Theo đánh giá tài liệu địa chất tổng trữ lượng quặng cấp 121+122 là 7,15 triệu tấn. Với nguồn tài nguyên trên sẽ đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp luyện gang thép trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp sản xuất gang, thép đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tỉnh Hà Giang đã có chủ trương cho phép các doanh nghiệp xây dựng Nhà máy gang, thép nhằm mục tiêu chế biến sâu các loại khoáng sản. Do đó trong những năm sắp tới đòi hỏi mỏ sắt Tùng Bá phải đầu tư khai thác lộ thiên. Vì vậy, việc lập Dự án đầu tư khai thác-chế biến mỏ sắt Tùng Bá đạt sản lượng 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm là cần thiết và cấp bách.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp tôi nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Đồng thời nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS.Nguyễn Hồng Minh, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tình huống : mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) “.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG SẮT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHOÁNG SẢN AN THÔNG.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
( Nghiên cứu tình huống : Mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang )
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHOÁNG SẢN AN THÔNG.
1.1. Khái quát về công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông.
Giới thiệu về công ty.
- Tên công ty viết bằng Tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHOÁNG SẢN AN THÔNG.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : AN THONG MINERAL INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty : Phạm Quốc Vinh.
Chức danh : Giám đốc công ty.
- Địa chỉ trụ sở chính : Số 415, đường Trần Phú, phường Trần Phú, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
- Điện thoại : 0219.3864898 Fax : 0219.3864899
- Ngành nghề kinh doanh
Số thứ tự
Tên ngành
1
Thăm dò, khai thác, tuyển luyện chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu khoáng sản.
2
Xây dựng công trình kỹ thuật, dân dụng
3
Xây dựng công trình và hạ tầng giao thông đường sắt và đường bộ
4
Vận tải hàng hóa đường sắt và đường bộ
5
Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường sắt và đường bộ
6
Mua, bán nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng công trình đường bộ và đường sắt
7
Mua, bán, cho thuê máy móc và thiết bị khai trường
8
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
9
Khai thác đất, đá, cát, sỏi
10
Dịch vụ tuyển chọn và cung cấp nhân sự
- Vốn điều lệ : 70.000.000.000 đồng
+ Mệnh giá cổ phần : 100.000 đồng
+ Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã đóng góp : 350.000 cổ phần
+ Số cổ phần được quyền chào bán : 350.000 cổ phần
- Danh sách cổ đông sáng lập
Số TT
Tên cổ đông
Loại cổ phần
Số cổ phần
Giá trị cổ phần
( triệu đồng )
Tỷ lệ góp vốn
1
Trần Huyền Linh
Phổ thông
172.800
17.280
24,7 %
2
Nguyễn Mạnh Hùng
Phổ thông
149.200
14.920
21,3 %
3
Bùi Bích Ngọc
Phổ thông
28.000
2.800
4 %
Sơ đồ tổ chức
Giám đốc
Phó giám
nội chính
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng
Vật
tư
Thiết bị
Phòng
Tổ
chức
Phòng
Hành
chính
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kế
toán
Phòng Kỹ thuật công nghệ
Phòng Địa
chất
1.1.3. Công tác lập dự án trong tổng thể kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông.
Công ty đã và đang xây dựng 2 dự án lớn : khai thác mỏ sắt Tùng Bá và khai thác mỏ sắt Sàng Thần. Để thực hiện và hoàn thành tốt 2 dự án quan trọng này, công ty cổ phần khoáng sản An Thông đã có những phương thức quản lý và sử dụng nhân lực hợp lý. Về cơ bản 2 dự án được công ty triển khai cùng một lúc, và tháng 5 năm 2009 sẽ khởi công xây dựng nhà máy. Dự án được lập và triển khai với phương thức tiếp thu tất cả ý kiến đóng góp sáng tạo của mọi người, ban giám đốc sẽ trực tiếp đánh giá các ý kiến đó. Tất cả các công việc liên quan đến dự án, đều được bóc tách, và giao cho những người có năng lực chuyên môn cao đảm nhận làm trưởng phòng. Sau 1 tuần làm việc các trưởng phòng phải lập báo cáo công việc đã thực hiện trong tuần qua và đề ra những công việc cần làm tiếp trong tuần tới. Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế trong công tác lập dự án :
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu : tốc độ tăng trưởng, lạm phát,…
- Thiếu nhân lực dự phòng
- Thiết bị, vật tư chưa đủ
- Công nghệ tuyển mới ở Việt Nam, chất lượng quặng,…
- Công tác giải phóng mặt bằng,…
Các khó khăn hạn chế đã và đang được giải quyết với sự quản lý sáng tạo và hiệu quả theo mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án. Hai dự án của công ty đang đi đúng hướng và ngày càng hoàn thiện.
1.1.4. Các hoạt động kinh doanh.
Do công ty An Thông là công ty cổ phần khoáng sản và mới thành lập 2 năm, nên công ty hiện tại đang trong quá trình đầu tư, lập dự án khai thác và chế biến 2 mỏ sắt chính là Tùng Bá và Sàng Thần. Do đó công ty chưa có lợi nhuận. Sau đây là tình hình kinh doanh của công ty năm 2007 và năm 2008.
Tình hình kinh doanh công ty năm 2007
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Kỳ này
Kỳ trước
Lũy kế
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
2. Các khoản giảm trừ
3
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.27
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
132650617
132650617
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
947880789
947880789
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30=20+(21-22)-(24+25))
30
-815230172
-815230172
11. Thu nhập khác
31
42940
42940
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
42940
42940
14. Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuế (50=30-40)
50
-815187232
-815187232
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại
52
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52)
60
-815187232
-815187232
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
Tình hình kinh doanh công ty năm 2008
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.27
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
132,489,839
132,650,617
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2,668,659,528
947,880,789
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
30
-2,536,169,689
-815,230,172
11. Thu nhập khác
31
302,688
42,940
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
302,688
42,940
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
-2,535,867,001
-815,187,232
15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
51
VI.30
16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
52
VI.30
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - (51 + 52))
60
-2,535,867,001
-815,187,232
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
1.2. Phân tích thực trạng lập dự án khai thác và chế biến mỏ sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông
1.2.1. Công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông
Giám đốc
a. Bộ máy lập dự án
Phòng Hành Chính
Phòng Thiết Kế
Phòng Khác
Phòng
Tổ Chức
Phòng Địa Chất
b. Đặc điểm các dự án khai thác và chế biến mỏ sắt
Hầu như các dự án khai thác và chế biến mỏ sắt đều sử dụng công nghệ tuyển quặng sau
Nghiền mịn
Tuyển từ
Tinh quặng
Quặng đuôi
Xử lí làm vật liệu xây dựng
Khử nước
Thành phẩm
Quặng thô
Đập, nghiền, sàng
Quặng loại 1
Lò quay từ hoa
Quặng loại 2
Tuyển rửa
Quặng sau tuyển rửa
Phương án lựa chọn công nghệ
- Công nghệ tuyển khoáng
Với điều kiện không dựa về tính năng của nguyên liệu quặng nguyên, sẽ xem xét đến công nghệ tuyển từ mạnh.
Căn cứ vào tính chất của quặng từ, công nghệ tuyển khoáng thường là lưu trình công nghệ tuyển trọng lượng, tuyển nổi, tuyển từ mạnh hoặc liên hợp.
Tiếp thu kinh nghiệm của các mỏ khai thác quặng, thiết kế chọn lưu trình áp dụng, nghiền sàng một đường kính 3 giai đoạn. Mài từ áp dụng mài quặng đường kính liên tục 2 giai đoạn, lưu trình công nghệ tuyển từ mạnh 1 thô, 1hút sạch.
Quặng mài vào để mài có độ hạt –15mm, khống chế việc phân loại độ hạt, thông thường độ hạt mài giai đoạn 1 là -200 Mô (tương đương 0,073mm) chiếm 50%, độ hạt quặng mài giai đoạn 2 sơ bộ xác định là -200 Mô chiếm 85%.
- Chế độ làm việc và năng lực sản xuất
Chế độ làm việc
Chế độ làm việc áp dụng theo quy định đối với hoạt động khai thác mỏ
Thời gian nghiền: Ngày làm việc trong năm 310, mỗi ngày 3 ca, mỗi ca 8 giờ, hiệu suất làm việc của thiết bị là 80,41%.
Năng lực mở rộng
Năng lực sản xuất 1 giờ của dàn máy nghiền: 50 (T/h)
Năng lực sản xuất 1 giờ của của xưởng chính: 100 (T/h)
- Lựa chọn thiết bị chủ yếu
Căn cứ vào độ hạt lớn nhất của quặng cung cấp là 400mm
Xác định độ hạt cuối cùng của sản phẩm là 1 ~ 30mm
Căn cứ vào thiết kế định lưu trình công nghệ nghiền đập đường kín 3 giai đoạn mài quặng đường kính hai giai đoạn, tuyển từ mạch tuyển sắt thô và sạch.
Thiết bị tuyển chủ yếu
Tên tác nghiệp
Tên và quy cách thiết bị
Số máy
Ký hiệu
Máy nghiền thô
Máy nghiền hàm 750x1060
1
C100
Máy nghiền trung
Máy nghiền côn tròn tiêu chuẩn F1200
1
GP100SC
Máy nghiền mịn
Máy nghiền côn tròn đầu ngắn F1750
1
GP11FM
Sàng đường kín
Sàng rung YA1848
1
Mài quặng một giai đoạn
Máy mài cầu kiểu ướt MQG2700x4500
1
Phân cấp lần 1
Máy phân cấp 2 thanh răng kiểu 2FG-2400
1
Máy mài 2 giai đoạn
Máy mài cầu kiểu dâng tràn kiểu ướt MQY 2700x4500
1
Phân cấp lần 2
Mays dòng xoáy F 500
8
Tuyển từ yếu
Máy tuyển từ MDB 1050 x 2400
1
Tuyển thô tuyển từ mạnh
Máy tuyển từ kiểu Slon – 2000
1
Tuyển tinh tuyển từ mạnh
Máy tuyển từ kiểu Slon – 1750
1
Máy vắt nước quặng tinh
Máy vắt nước hiệu quả cao 30m2
1
Máy lọc quặng tinh
Máy lọc chân không kiểu tròn 30m2
2
- Hệ thống phụ trợ sản xuất và công nghệ
Thiết bị cầu trục chủ yếu của phân xưởng sản xuất để đảm bảo tác nghiệp bình thường sản xuất và vận hành thiết bị . Trong thiết kế có bố trí thiết bị cầu trục để sửa chữa ở gian sản xuất chính
Giải pháp khử sắt và lượng kế
Để loại bỏ các vật bằng sắt bị lẫn trong quặng, để đảm bảo cho máy nghiền vận hành an toàn tránh cho máy móc bị sự cố. Trong thiết kế có lắp đặt một thiết bị tự động loại trừ sắt trên máy vận chuyển bằng tải trước khi đưa vào máy nghiền, có thể tự động loại các vật bằng sắt ra.
Trong thiết kế trên băng tải chuyển liệu. Sau khi nghiền thô và trên băng tải chuyển liệu cấp liệu cho máy mài quặng có lắp cân điện tử băng tải để thuận tiện cho quản lý sản xuất.
- Bố trí bản vẽ mặt bằng
Gia công và xử lý tất cả các loại nguyên liệu mua ngoài đưa vào và tháo dỡ trên bãi liệu, hệ thống tuyển khoáng được bố trí phía bắc bãi liệu, quặng nguyên được đưa đến bãi đánh đống, tiến hành nghiền sàng và tuyển từ. Bột quặng tinh thông qua máng nhận liệu ngầm, dùng băng tải vận chuyển đến bãi liệu, được máy đánh đống đánh đống quặng đuôi được chọn ra sẽ xử lý.
- Phụ tùng
TT
Tên thiết bị
Số liệu thiết bị
Số lượng (chiếc)
Trọng lượng
Đơn trọng
Tổng trọng
1
Máy cấp liệu
trấn động
GZG1103
10
~800
~8000
2
Máy từ khử sắt
kiểu treo
1
~3200
~3200
3
Máy nhiều hàm
PEF-0609
1
~30000
~30000
4
Máy nghiền ôm tròn
PYS-B1324
1
~45000
~45000
5
Sàng rang tròn
2YAH1842
1
~10000
~10000
6
Máy đánh đống, lấy liệu kiểu gầu độ cao đống liệu đường kính chuyển hồi
DQ1000/800-28
3
~300000
~900000
7
Máy đánh đống, lấy liệu kiểu gầu độ cao đống liệu bán kính chuyển hồi
DQ400/200- 30
1
~360000
~360000
8
Gầu liệu trấn động
12
~3000
~360000
9
Máy cấp liệu
Mâm tròn
7
~15000
~15000
10
Máy cấp liệu trấn động điện
5
~800
~4000
11
Cân điện tử băng tải
7
~3000
~3000
Máy dỡ liệu loại vừa
2
~12000
~24000
12
Máy đánh đống
trộn đều
DH800.26
1
~180000
~180000
13
Chiều cao máy
trộn đều
QG600.35
1
~270000
~270000
14
Độ cao lấy liệu
3YF100B60
5
~3000
15000
15
Máy xếp tải
50B
2
16
Cầu trục gầu ngoạm
2
~35000
~70000
17
Máy cấp liệu
Mâm tròn
6
~12000
~72000
18
Máy từ khử sắt
kiểu treo
1
~3000
~3000
c. Nội dung dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá
c.1. Nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm
- Nhu cầu thị trường
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước điều đó đòi hỏi mọi ngành nghề phát triển toàn diện, tương xứng. Ngành cơ khí chế tạo là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân cũng đang được chú trọng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, góp phần phát triển kinh tế Nước nhà. Vì thế, nguyên liệu cho ngành cơ khí chế tạo là gang đúc ngày càng lớn. Hiện tại, nhu cầu về gang đúc trên thị trường nội địa về Gang ngày càng tăng. Một số nước xung quanh như Lào, Campuchia, Thái Lan không có lò cao nhưng nhu cầu gang đúc của họ hàng năm cũng khá lớn trên 10 vạn tấn/năm. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, lượng Gang đúc cần cho các ngành cơ khí chế tạo không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước nói trên đều tăng mạnh. Dự báo tới năm 2010 Việt Nam sẽ tăng lên khá lớn, để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ngành luyện Gang không những tăng năng suất của nhà máy hiện tại mà còn phải mở rộng sản xuất, tăng cường phát triển các liên doanh với các nhà máy luyện gang địa phương.
Với chủ trương phát triển nhanh công nghiệp gang thép và cơ khí trong những năm sắp tới. Hiện nay nhiều mỏ sắt và khu liên hợp sản xuất gang Thép của các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty đã ra đời và đang đi vào khai thác, chế biến như: Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); mỏ sắt Nà Lũng, Nà Rụa (Cao Bằng); mỏ sắt Tiến Bộ (Thái Nguyên); mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai); mỏ sắt Thanh Kỳ, Thanh Tân (Thanh Hoá), mỏ sắt Làng Mỵ (Yên Bái) đã và đang đi vào hoạt động khai thác v.v...Bên cạnh các mỏ khai thác quặng sắt, hiện nay cũng đã xây dựng các khu liên hợp gang thép như: Nhà máy luyện gang thép công suất 2,0 triệu tấn/năm (Vũng Áng-Hà Tĩnh), khu liên hợp Gang Thép Cao Bằng công suất 220.000 tấn gang/năm, khu luyện gang ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) v.v...
Được sự đồng ý của các Bộ, Ban ngành ở Trung ương và UBND tỉnh Hà Giang, hiện nay Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông đang lập kế hoạch xây dựng Nhà máy luyện gang được xây dựng trong khu vực mỏ sắt Tùng Bá và Sàng Thần. Với mục tiêu của Công ty là đầu tư khai thác chế biến sâu quặng sắt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, tạo nguồn thu cho Ngân sách của tỉnh Hà Giang cũng như thu hút nguồn lao động của địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quặng sắt cho Nhà máy luyện gang của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, yêu cầu cần thiết là phải đầu tư khai thác nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn tỉnh, trong đó có mỏ sắt Tùng Bá thuộc huyện Vị Xuyên. Trong đó giai đoạn đầu mỏ sẽ cung cấp được 175.921 tấn quặng tinh/năm.
Mặt khác nhu cầu tiêu thụ sản phẩm quặng sắt của thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc cũng rất lớn. Hiện nay, sản phẩm quặng sắt của các mỏ trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai v.v... phần lớn đều xuất khẩu sang thị trường nước bạn.
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm ( trong và ngoài nước )
Thị trường trong nước
Nhu cầu tiêu thụ hàng năm của Nhà máy luyện thép do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông xây dựng tại tỉnh Hà Giang khoảng 700.000 tấn tinh quặng/năm.
Ngoài ra, hiện nay và những năm tới nhu cầu tiêu thụ quặng sắt của các Nhà máy luyện Gang thép trên địa bàn các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Công ty Gang thép Thái Nguyên v.v.... mỗi năm tới hàng triệu tấn quặng tinh.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc với quặng có hàm lượng Fe >45%.
Với chất lượng quặng sắt của mỏ Tùng Bá khi đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến sẽ cho ra sản phẩm có hàm lượng sắt Fe >60%, kích thước sản phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu của Nhà máy luyện gang thép cũng như thị trường xuất khẩu.
Hiện nay trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, giá bán quặng sắt sau chế biến của một số mỏ có chất lượng tương tự như mỏ Tùng Bá từ 940.000 – 960.000 đồng/tấn.
Thị trường nước ngoài
Hiện nay việc xuất khẩu quặng sắt cũng như các loại khoáng sản khác trên địa bàn các tỉnh phía Bắc chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Chất lượng quặng tiêu thụ xuất khẩu đòi hỏi hàm lượng Fe > 45%
Giá xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc hiện nay trung bình > 950.000 đồng/tấn.
Thực hiện việc xuất khẩu thông qua các hợp đồng thương mại.
- Kết luận
Qua phân tích thị trường trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang thấy rằng đối với sản phẩm quặng sắt nhu cầu tiêu thụ hiện tại và những năm tới là rất lớn.
Nhu cầu thị trường trong nước: Khoảng hơn 5 triệu tấn/năm.
Nhu cầu thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc: không hạn mức.
Với nhu cầu của thị trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang như trên cho phép rút ra kết luận: Khi mỏ Tùng Bá đầu tư khai thác với công suất 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm sẽ được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ hết.
d. Quy trình lập dự án.
d.1. Cơ sở để lập dự án
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005
Căn cứ Nghị định số : 108/2006/NĐ – CP ngày 22 háng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một só điều của Luật Đầu tư
Căn cứ nghị định số : 160/2005/NĐ – CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
Căn cứ Nghị định số : 24/2007/NĐ – CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ nghị định số : 142/2005/NĐ – CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thuê đất, thuê mặt nước
Căn cứ Nghị định số : 149/2005/ NĐ – CP ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ quyết định số : 37/2007/QĐ – BCN ngày 7 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành lĩnh vực đầu tư có điều kiện và những điều kiện đầu tư trong ngành công nghiệp
Xét hồ sơ và bản đăng ký đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 17/12/2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang tại Báo cáo số : 54/BC – KTN & KTĐN ngày 21 tháng 1 năm 2009
d.2. Các tài liệu để sử dụng dự án
- Báo cáo thăm dò mỏ sắt Tùng Bá - xã Tùng Bá - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang do Liên đoàn Intergeo lập năm 2008.
- Báo cáo Công nghệ tuyển mẫu quặng sắt Tùng Bá- Vị Xuyên – Hà Giang do Trung Tâm nghiên cứu khoa học Công nghệ chế biến và sử dụng khoáng sản – Hội Tuyển khoáng Việt Nam thực hiện 8/2008.
- Hiện trạng khai thác mỏ, hệ thống giao thông và các mạng kỹ thuật của mỏ Tùng Bá tính đến tháng 31/8/2008.
- Kế hoạch khai thác của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông.
- Các văn bản pháp qui của Việt Nam về thiết kế khai thác mỏ:
Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên: TCVN 5326-1991.
Quy phạm an toàn về bảo quản vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ
( TCVN 4586-88 )
Quy phạm thiết kế đường ôtô.
Các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành của Bộ xây dựng.
Đơn giá XDCB của UBND tỉnh Hà Giang
d.3. Xác định mục tiêu
Mục tiêu phát triển : Sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia
Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư : Mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
d.4. Xác định các yêu cầu của dự án
Nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội.
Chiến lược của công ty.
Con người.
Cộng đồng.
Môi trường.
d.5. Xác định nội dung cơ bản ( Trả lời 4 câu hỏi “Wh…” )
What ( cái gì ) : Nội dung của dự án là gì? Để thực hiện, cần theo những bước chính nào? Trong đó xác định rõ, đầu vào của dự án và đầu ra của nó là gì?
Who ( ai ) : Ai thực hiện dự án? Dự án thực hiện cho ai? Có ảnh hưởng đến ai? ( Ai bao gồm cả cá nhân và tổ chức ).
When ( khi nào ) : Khi nào dự án tổ chức thực hiện xong?
Where ( Ở đâu ) : Dự án thực hiện tại những điểm nào?
d.6. Xác định nguồn lực thực hiện.
Tài chính
Nhân sự
Máy móc
Hỗ trợ từ các bộ phận, cơ quan khác
Công nghệ
Thông tin
d.7. Xác định cơ cấu tổ chức, tiến độ và phân công thực hiện.
Xác định cơ cấu tổ chức của dự án.
Cơ chế quản lý dự án
Cơ cấu lương, thưởng và các bịên pháp kỹ thuật
Tiến độ thực hiện theo mẫu kế hoạch
d.8. Xác định chi phí thực hiện
Lập bảng chi phí thực hiện bao gồm: loại chi phí, thời gian cần, giá trị, ghi chú.
Thuyết minh các phương án chi phí, số vốn lưu động và thời gian chi trả.
d.9. Xác định tính hiệu quả của dự án.
Xác định tính hiệu quả theo mục tiêu
Theo định lượng
Theo mục tiêu kinh tế chính trị xã hội…
Ngoài ra ta có thể tham khảo
QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ
STT
Nội dung công việc
Đơn vị thực hiện
Đơn vị có thẩm quyền
Tiến độ công việc
I
Xin làm chủ đầu tư dự án
Chủ đầu tư
Cấp có thẩm quyền
II
Lập Quy Hoạch tỷ lệ 1/500
1
Thu nhập văn bản pháp lý liên quan:
Chủ đầu tư
2
Lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị
- Lập nhiệm vụ quy hoạch
Đơn vị tư vấn
-Xác định ranh giới nghiên cứu quy hoạch
Chủ đầu tư
- Lấy ý kiến của nhân dân và cơ quan trên địa bàn về nhiệm vụ quy hoạch(Điều tra xã hội học)
Chính quyền địa phương
3
Xin ý kiến cơ quan chức năng (Phường ,quận và các nhà khoa học)
Chủ đầu tư
4
Đo đạc khảo sát hiện trạng
Đơn vị tư vấn
5
Xin chỉ giới đường đỏ và các số liệu kỹ thuật
Viện quy hoạch xây dựng
6
Xin các thoã thuận nguồn cho Dự án
Chủ đầu tư
7
Lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/1000 – 1/2000
Đơn vị tư vấn
8
Thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 – 1/1000
Sở quy hoạch - kinh tế
9
Phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 – 1/1000
UBND thành phố
10
Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng
Đơn vị chuyên nghành
11
Xin chỉ giới đường đỏ và các số liệu kỹ thuật
Chính quyền địa phương
Sở quy hoạch – kinh tế
12
Lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
Viện quy hoạch xây dựng
13
Thẩm định Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
Đơn vị tư vấn
14
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
15
Làm mô hình Quy hoạch
16
Công bố Quy hoạch
Đơn vị tư vấn
III
Lập báo cáo đầu tư
1
Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình
Đơn vị tư vấn
2
Tờ trình chủ đầu tư xin phê duyệt Báo cáo đầu tư
3
Nộp báo cáo đầu tư xin ý kiến các Bộ chuyên ngành
Bộ Xây dựng
4
Chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư và giao cho UBND thành phố phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình
Thủ tướng chính phủ
IV
Xin thoả thuận phương án kiến trúc
1
Giấy giới thiệu người đến liên hệ với sở quy hoạch-kinh tế
Đơn vị chủ quản đầu tư
2
Công văn về việc xin thoả thuận kiến trúc xây dựng dự án
Viện quy hoạch xây dựng
3
Sơ đồ giới thiệu địa điểm xây dựng
Sở quy hoạch-kinh tế
4
Bản đồ hiện trạng khu đất
Sở Địa chính
5
Chỉ giới đường đỏ
Sở quy hoạch-kinh tế
6
Công văn cấp số liệu kỹ thuật
Viện quy hoạch xây dựng
7
Hồ sơ thiết kế sơ bộ + mặt bằng tổng thể 1/500
Đơn vị tư vấn thiết kế
Sở quy hoạch-kinh tế
V
Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình
1
Xin thoả thuận cấp điện, nước, thoát nước, môi trường, PCCC…
Chủ đầu tư
2
Khảo sát địa chất công trình
Đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế
3
Đề cương thiết kế cơ sở (có các văn bản, bản vẽ kèm theo)
Đơn vị tư vấn thiết kế
4
Xin phê duyệt thiết kế cơ sở
Chủ đầu tư
Sở xây dựng
5
Quyết Định phê duyệt thiết kế cơ sở
Đơn vị chủ quản đầu tư
6
Lập thuyết minh dự án
Đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế
7
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Cơ quan có thẩm quyền
8
Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
Cấp có thẩm quyền
VI
Làm thủ tục về đất
1
Lập hồ sơ xin giao, thuê đất
Công văn giới thiệu địa điểm
Đơn xin giao đất
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
2
Nộp hồ sơ xin giao thuê đất cho sở tài nguyên
Môi trường - Nhà đất
3
Thẩm tra hồ sơ xin giao, thuê đất
Sở Tài nguyên Môi trường
4
Cắm mốc giới lô đất
Công ty đo đạc địa chính
Sở Tài nguyên Môi trường
5
Lập hồ sơ trích lục bản đồ
Sở Tài nguyên Môi trường
6
Quyết định giao thuê đất
UBND Thành Phố
VII
Giai đoạn Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công
Đơn vị Tư Vấn Thiết Kế
Đơn vị chủ quản đầu tư
Tổ chức đấu thầu chọn Thiết kế kỹ thuật
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Tổng dự toán
Thẩm định Thiết kế kỹ thuật
Tờ trình xin phê duyệt Thiết kế kỹ thuật gửi đơn vị chủ quản đầu tư
Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật
Hồ sơ bản vẽ thi công
Dự toán chi tiết và tổng dự toán
VIII
Xin phép xây dựng
Đơn vị chủ quản đầu tư
Sở Xây Dựng
Đơn cấp phép xây dựng
Giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất
Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình
(Vị trí lô đất, loại cấp CT, cốt xây dựng công trình, chỉ giới xây dựng, các tuyến điện, cấp – thoát nước ngoài nhà,…)
Các văn bản thoả thuận (PCCC, điện, nước, môi trường)
IX
Lập hồ sơ mời thầu và Tổ chức đấu thầu thi công
e. Phương pháp lập dự án.
Phương pháp lập dự án nói chung đều phải dựa trên những khía cạnh sau :
- Khía cạnh thị trường : Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể, phân đoạn thị trường, xác định mực tiêu của dự án, xác định sản phẩm của dự án, dự báo khả năng thâm nhập thị trường về sản phẩm của dự án, kết hợp các biện pháp tiếp thụ và khuyến mại,…
Để nghiên cứu thị trường cho kết quả chính xác phục vụ cho việc xác định thị phần và quy mô của dự án thì chúng ta cần phải có phương pháp thu thập thông tin thật hiệu quả : thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thông tin phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy, sử dụng phưng pháp phân tích phù hợp ( nếu thiếu thông tin, hoặc thông tin không đầy đủ độ tin cậy thì tùy vào mức độ thiếu thông tin có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để dự đoán như ngoại suy từ các trường hợp tương tự, từ tình hình quá khứ, sử dụng các thông tin gián tiếp có liên quan, tổ chức điều tra phỏng vấn, hoặc khảo sát lấy mẫu phân tích để bổ sung ). Ngoài ra cần có phương pháp phân tích cung – cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại và quá khứ. Để dự báo cầu sản phẩm của dự án trong tương lai, các nhà kinh tế thường sử dụng rất nhiều phương pháp dự báo khác nhau, tùy thuộc vào nguồn, khối lượng thông tin thu thập được như :
Dự báo cầu bằng phương pháp ngoại suy thống kê dựa trên mối quan hệ kế thừa giữa ba trạng thái phát triển của đối tượng dự báo : quá khứ, hiện tại, tương lai. Ba trạng thái đó chuyển tiếp liên tục nhau và hình thành quy luật phát triển của đối tượng. Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành các bước : thu thập mức tiêu thụ loại sản phẩm mà dự án dự định sản xuất qua các năm quá khứ và hiện tại, từ đó xây dựng dãy số thời gian; xác định xu hướng và quy luật phát triển của đối tượng dự báo; xây dựng hàm xu thế, sử dụng hàm xu thế để ngoại suy dự báo cho những năm trong tương lai; xác định độ tin cậy của dự báo.
Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tương quan dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó, thu nhập của người tiêu dùng,… Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành các bước : xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến cầu thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án; lựa chọn mô hình hồi quy tương quan tùy theo đặc điểm tính chất của mối liên hệ đó ( hồi quy đơn và hồi quy bội ); kiểm tra mô hình; tiến hành dự báo.
Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu
Nếu quan hệ giữa lượng cầu Q và nhân tố ảnh hưởng X được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy Q = f(x) thì công thức tính hệ số co giãn cầu theo X được xác định như sau
ED : Hệ số co giãn cầu theo nhân tố X
Q : Lượng cầu
X : Nhân tố làm thay đổi lượng cầu
: Mức tăng lượng cầu
: Mức gia tăng nhân tố X
Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành các bước : thu thập số liệu về cầu ( Q ) và nhân tố ảnh hưởng ( X ) theo thời gian; tính hệ số co giãn qua các năm trên cơ sở số liệu đã thu thập được; xác định xu hướng biến đổi của hệ số co giãn trong thời kỳ dự báo và sau đó xác định giá trị hệ số co giãn ở năm dự báo; dự báo cầu trên cơ sở hệ số co giãn và mức thay đổi nhân tố ( X ) đã biết.
Dự báo cầu phương pháp định mức
Dự báo cầu bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Khía cạnh kỹ thuật : Phương pháp này là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế tài chính các dự án đầu tư. Bao gồm các vấn đề sau :
Mô tả sản phẩm của dự án
Mô tả đặc tính kỹ thuật và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, có liên quan mật thiết đến việc lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất đó, đến việc lựa chọn nguyên, vật liệu cho phù hợp.
Lựa chọn hình thức đầu tư
Dự án có thể áp dụng một trong các hình thức đầu tư sau : đầu tư mới, đầu tư cải tạo mở rộng.
Xác định công suất của máy móc, thiết bị của dự án
Cần phân biệt các loại công suất : công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất thực tế. Thông thường công suất thực tế cho dự án nên lấy tối đa bằng 90 % công suất thiết kế
Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án
Khi lựa chọn công nghệ cần căn cứ vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn để lựa chọn công nghệ. Nội dung phải đề câph khi lựa chọn công nghệ cho dự án : định hướng trinhg độ hiện đại của công nghệ, xác định dây chuyền công nghệ, xác định phương án tổ chức sản xuất, xác định phương pháp cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, đánh giá các phương án công nghệ để lựa chọn phương án tối ưu.
Nguyên vật liệu đầu vào
Khi lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án phải tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu lựa chọn nguyên, vật liệu. Nội ._.dung phải đề cập khi lựa chọn nguyên liệu dự án : xác định loại nguyên liệu sẽ sử dụng cho dự án dựa vào chất lượng sản phẩm yêu cầu, xác định nhu cầu về từng loại nguyên liệu, xác định nguồn và khả năng cung cấp của từng nguồn, ước tính chi phí nguyên, vật liệu cho dự án.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm năng lượng, nước, và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho việc thực hiện dự án. Quá trình nghiên cứu phải làm rõ chi phí đầu tư và chi phí vận hành của từng hệ thống.
Địa điểm thực hiện dự án
Khi xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phải lựa chọn khu vực địa điểm và sau đó mới chọn địa điểm cụ thể.
Phương pháp xây dựng công trình của dự án
Những nội dung cơ bản của phương pháp xây dựng : phương pháp về kiến trúc, kết cấu xây dựng, công nghệ và tổ chức xây dựng, thống kê các kết quả tính toán thành bảng biểu
Đánh giá tác động môi trường của dự án
Nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong giai đoạn thực hiện dự án. Đề xuất giải pháp khắc phục.
Lịch trình thực hiện dự án
Sử dụng phương pháp sơ đồ GANTT, phương pháp PERT và CPM
- Khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự : tổ chức các phòng, ban, số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp, chi phí đào tạo tuyển dụng, chi phí hàng năm
Vai trò của tổ chức quản lý xuất hiện ngay từ khi dự án bắt đầu hình thành trong ý tưởng của nhà đầu tư và tiếp tục xuyên suốt trong quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Để xác lập và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý vận hành dự án cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khía cạnh này bao gồm cả nhân tố pháp lý, các nhân tố về tổ chức, các nhân tố kinh tế và cần quán triệt nguyên tắc : tập trung hóa, chuyên môn hóa, cân đối, đồng bộ, linh hoạt, nhịp nhàng, liên tục và kế thừa. Cơ cấu tổ chức vận hành dự án có thể được bố trí theo nhiệm vụ, theo địa điểm hoặc theo sản phẩm. Sau khi xây dựng được sơ đồ tổ chức vận hành dự án, cần dự kiến số lượng lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, và cán bộ quản trị điều hành làm việc cho dự án.
- Khía cạnh tài chính
Phương pháp này bao gồm những nội dung như :
Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
Xác định các nguồn vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồng về mặt số lượng và tiến độ
Lập báo cáo tài chính dự kiện cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án và xác định dòng tiền của dự án.
Tính các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án đầu tư : các chỉ tiêu phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp; các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án; các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( RR ); chỉ tiêu tỷ số lợi ích / chi phí ( B/C ); chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư
( T ); chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ ( IRR ); chỉ tiêu điểm hòa vốn.
Tính khả thi về mặt tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án mà còn được thực hiện thông qua việc xem xét độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư. Độ an toàn về mặt tài chính của dự án được xem xét trên các mặt : an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ, độ nhạy của dự án
- Khía cạnh kinh tế - xã hội
Phương pháp phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội. Phân tích kinh tế - xã hội có thể sử dụng biện pháp định giá theo giá tham khảo ( shadow price ) dựa trên mô hình cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị trường phản anh đúng giá trị xã hội của hàng hóa, dịch vụ. Phương pháp đánh giá khía cạnh kinh tế - xã hội có thể được thực hiện thông qua các chỉ tiêu : chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư như các chỉ tiêu NVA, NPVE, B/CE,… mức tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế và các chỉ tiêu phản ánh tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án như tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tác động tạo công ăn việc làm cho xã hội, tác động đến môi trường sinh thái,…
1.2.2. Lập dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá.
a. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư
a.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước Công nghiệp phát triển. Vì vậy mà hiện nay cũng như những năm tới nhu cầu Thép cho các ngành kinh tế quốc dân như: Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi, Điện, Xi măng, Khoáng sản v.v... là rất lớn. Hiện nay và vài năm tới nước ta vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu phôi thép và thép từ nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu về thép cho nền kinh tế quốc dân, hiện nay nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty đã có chủ trương đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo nâng công suất các mỏ quặng sắt. Đi đôi với khai thác công nghệ chế biến quặng sắt cũng đang được các cấp các ngành quan tâm thích đáng. Vì vậy, nhiều Nhà máy luyện thép cũng được đầu tư xây dựng trong đó có Khu liên hợp luyện Thép Hà Giang.
Theo chủ trương của tỉnh Hà Giang sẽ cấp giấy phép cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông đầu tư xây dựng Nhà máy luyện gang thép công suất 700.000 tấn/năm. Nguồn nguyên liệu chính trong khu vực Hà Giang để cung cấp cho Nhà máy là mỏ sắt Tùng Bá, mỏ sắt Sàng Thần và một vài mỏ khác.
- Thực trạng mỏ
Hiện nay trong khu vực mỏ quặng sắt Tùng Bá địa hình còn nguyên thuỷ, chưa bị đào phá bởi các công trình khai thác. Địa hình khu mỏ có dạng đồi núi thuận lợi cho quá trình thoát nước mỏ.
- Thực trạng và cơ sở hạ tầng khu mỏ
Khu mỏ đã có hệ thống đường giao thông chạy gần khai trường khu Hạ Vinh. Tuy nhiên, khi đi vào sản xuất quy mô lớn cần cải tạo một số tuyến đường dẫn vào khai trường. Hệ thống điện, thông tin liên lạc trong khu vực cần được đầu tư xây dựng khi mỏ đi vào hoạt động.
- Chất lượng quặng mỏ
Căn cứ vào thành phần khoáng vật và sự phân bố của chúng có thể chia quặng sắt Tùng Bá thành 2 loại magnetit và hematit.
Thân quặng I: Hàm lượng g sắt thay đổi từ 14,7÷54,4%, trung bình 41,38%. Hàm lượng các chất có hại Pb = 0,002÷0,004%, Zn = 0,003÷0,01%, P = 0,02÷0,0112, As <0,01, S < 0,035.
Thân quặng II:
* Khu Trung Vinh: Thành phần khoáng vật quặng gồm magnetit, hematit. Hàm lượng T.Fe từ 14% - 54,4%, trung bình 38,07%. Hàm lượng các chất S = 0,002, P = 0,002 – 0,003, Pb = 0,001 – 0,002, Zn = 0,007 – 0,035,
As < 0,002.
* Khu Hạ Vinh: Thành phần quặng gồm magnetit, hematit. Hàm lượng Fe thay đổi từ 15% - 59%, trung bình 40,60%. Các chất có hại S < 0,035,
P = 0,02 – 0,03, Zn = 0,003 – 0,01
a.2. Mục tiêu đầu tư của dự án
Mục tiêu đầu tư khai thác lộ thiên mỏ sắt Tùng Bá đạt công suất 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu quặng cho Nhà máy luyện gang thép và nhu cầu tiêu thụ của các hộ khác trên địa bàn tỉnh.
Dự án đánh giá khả năng khai thác mỏ Tùng Bá tối đa bằng công nghệ lộ thiên, cải tạo các thông số kỹ thuật của mỏ, lựa chọn công nghệ thiết bị khai thác hợp lý nhằm đạt công suất mỏ 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm.
Xác định tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế khi khai thác mỏ Tùng Bá.
Định hướng cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông có chiến lược đầu tư khai thác hợp lý mỏ sắt Tùng Bá.
a.3. Chương trình sản xuất và các yêu cầu phải đáp ứng
Sản phẩm của Dự án được sản xuất theo yêu cầu của các hộ tiêu thụ như: Nhà máy luyện gang thép do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, và các hộ tiêu thụ khác.
- Khối lượng và chất lượng sản phẩm
Quặng sắt sau khi qua chế biến tại mỏ Tùng Bá sẽ được bán cho nhà máy luyện gang thép và các hộ tiêu thụ khác. Để đảm bảo chất lượng quặng sắt cho Nhà máy luyện thép cần phải đầu tư mới dây chuyền chế biến tại mỏ Tùng Bá nhằm tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỏ. Dây chuyền tuyển chế biến phải đáp ứng công suất 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm.
Quặng nguyên khai được vận chuyển từ khai trường về sân công nghiệp và được đưa vào hệ thống nghiền, chế biến và tuyển để nâng hàm lượng Fe lên hơn ≥60% cung cấp cho các hộ tiêu thụ.
Khối lượng và chất lượng sản xuất của Dự án phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Sản lượng khai thác hàng năm của mỏ sắt Tùng Bá được sàng tuyển chế biến để đáp ứng được yêu cầu của các hộ tiêu thụ.
- Chương trình sản xuất và các giải pháp đảm bảo
+ Yêu cầu chất lượng sản phẩm
Các nhu cầu đầu vào đối với lò cao luyện gang là nguyên nhiên liệu - chất lượng và số lượng. Chất lượng nguyên nhiên liệu là yếu tố vô cùng quan trọng. ở các lò cao trên thế giới, người ta đặc biệt quan tâm đến công tác chuẩn bị nguyên nhiên liệu cho lò. Nguyên, nhiên liệu chất lượng tốt là tiền đề đảm bảo lò cao vận hành ổn định, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giảm các chỉ tiêu tiêu hao, kéo dài tuổi thọ của lò và là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp cường hoá lò.
Với đặc thù của quá trình luyện gang lò cao là sản xuất liên tục từ khi châm lửa khai lò đến khi ngừng lò để trùng tu, đại tu, nên việc luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng nguyên nhiên vật liệu là vô cùng cần thiết. Chính vì thế việc khai thác mỏ sắt Tùng Bá cần có kế hoạch và đầu tư công nghệ thiết bị phù hợp cho công tác khai thác của mỏ đảm bảo. Sản lượng hàng năm của mỏ theo yêu cầu xem bảng 1
+ Kế hoạch sản xuất
Tính đến 31/8/2008 quặng sắt của mỏ Tùng Bá chủ yếu là thân quặng gốc: Các thân quặng được khai thác từ lộ vỉa đến biên giới kết thúc. Sản lượng mỏ hàng năm xem bảng 1.1.
Năm khai thác
Bắc Hạ Vinh
Nam Hạ Vinh
Trung Vinh
Toàn mỏ
Đất bóc m3
Quặng NK
(Tấn)
Ksx
m3/Tấn
Đất bóc
m3
Quặng NK
(Tấn)
Ksx
m3/Tấn
Đất bóc m3
Quặng NK
(Tấn)
Ksx m3/Tấn
Đất bóc
m3
Quặng NK
(Tấn)
Ksx
m3/Tấn
Năm 1
1.700.000
150.000
11,33
1.700.000
150.000
11,33
Năm 2
2.300.000
300.000
7,67
2.300.000
300.000
7,67
Năm 3
78.030
23.413
3,33
2.400.000
276.587
8,68
2.478.030
300.000
8,26
Năm 4
2.400.000
300.000
8
2.400.000
300.000
8
Năm 5
2.300.000
300.000
7,67
2.300.000
300.000
7,67
Năm 6
2.300.000
300.000
7,67
2.300.000
300.000
7,67
Năm 7
2.300.000
300.000
7,67
2.300.000
300.000
7,67
Năm 8
2.200.000
300.000
7,33
2.200.000
300.000
7,33
Năm 9
2.100.000
300.000
7
2.100.000
300.000
7
Năm 10
1.553.970
225.630
6,89
850.000
74.370
11,43
2.403.970
300.000
8,01
Năm 11
2.400.000
300.000
8
2.400.000
300.000
8
Năm 12
1.515.040
103.205
14,68
1.515.040
103.205
14,68
Tổng
4.078.030
473.413
8,61
17.553.970
2.302.217
7,79
4.765.040
477.575
9,98
26.397.040
3.253.205
8,11
Bảng 1.1. Lịch khai thác mỏ
b. Dự án đầu tư khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá
b.1. Hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư và nhu cầu sử dụng đất
- Hình thức đầu tư và quản lý dự án
+ Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư mới đồng bộ thiết bị, công nghệ và xây lắp các hạng mục công trình phục vụ cho khai thác, sàng tuyển, vận tải đổ thải, đời sống văn hoá xã hội của cán bộ công nhân mỏ. Nguồn vốn đầu tư gồm : Vốn vay trung hạn của các Ngân hàng thương mại.
+ Hình thức quản lý dự án
Dự án đầu tư nâng công suất khai thác lộ thiên mỏ sắt Tùng Bá đạt công suất 300.000 Tấn quặng nguyên khai/năm tương ứng 175.921 tấn quặng tinh/năm, do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
+ Phương thức thực hiện dự án
Theo luật đấu thầu số: 61/2005/QH11 được Quốc Hội ban hành trong kỳ họp Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10 đến ngày 29/11/2005). Quy định các gói thầu dưới 500 triệu đồng thì nhà thầu được phép chỉ định thầu, nếu trên 500 triệu đồng cần phải tiến hành đấu thầu.
+ Tiến độ thực hiện dự án
Dự án đầu tư khai thác lộ thiên, chế biến mỏ sắt Tùng Bá đạt công suất 300.000 Tấn/năm là rất cần thiết và cấp bách. Hiện nay và những năm tới nhu cầu của thị trường về nguyên liệu quặng sắt là rất lớn, đặc biệt khi Khu liên hợp luyện Nhà máy gang thép được xây dựng và đi vào hoạt động. Vì vậy khi mỏ Tùng Bá được đầu tư nâng công suất sẽ góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho Nhà máy, tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của khu vực. Do đó để đáp ứng các yêu cầu trên dự án cần được đầu tư thực hiện sớm.
Tiến độ thực hiện dự án như sau:
Thời gian lập dự án: Quý 4/2008.
Thời gian gian thẩm định, phê duyệt dự án: Quý 01/2009
Thiết kế bản vẽ thi công: Quý 1-2/2009
Thời gian duyệt Thiết kế bản vẽ thi công: Quý 3/2009.
Mua sắm thiết bị: Quý 2-3/2009
Thi công xây dựng các hạng mục công trình: Từ quý 2/2009- quý 4/2009.
Lắp đặt chạy thử các thiết bị không tải: Quý 4/2009.
Căn chỉnh thiết bị: Quý 4/2009.
Hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị: Quý 4/2009.
Giải phóng mặt bằng: Từ quý 2/2009- quý 1/2010.
Lịch biểu thực hiện dự án xem bảng 1.2
Bảng 1.2. Tiến độ thi công
TT
Nội dung
thực hiện
Thời gian thực hiện
Quý 4/2008
Quý 1/2009
Quý 2/2009
Quý 3/2009
Quý 4/2009
Quý 1/2010
1
Lập dự án
đầu tư
2
Duyệt Dự án đầu tư
3
Thiết kế bản vẽ thi công
4
Duyệt thiết kế bản vẽ thi công
5
Mua sắm
thiết bị
6
Làm đường, bóc đất mở mỏ
7
Xây dựng các hạng mục
công trình
8
Lắp đặt, chạy thử không tải
9
Căn chỉnh
thiết bị
10
Hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị
11
Giải phóng
mặt bằng
- Địa điểm xây dựng dự án
Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ sắt Tùng Bá được xây dựng tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Nhu cầu sử dụng đất
Để đảm bảo mục tiêu đầu tư khai thác mỏ lộ thiên đạt 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm, nhu cầu sử dụng đất của các hạng mục công trình xem bảng 1.3
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng đất của các khu vực
TT
Khu vực giải phóng mặt bằng
Đơn vị
Số lượng
Loại đất
I
Khai trường
1
Khai trường Nam Hạ Vinh
ha
23,48
Rừng thưa
2
Khai trường Bắc Hạ Vinh
ha
12,47
Rừng thưa
3
Khai trường Trung Vinh
ha
13,53
Rừng thưa
II
Bãi thải
Bãi thải ngoài
ha
54,28
Rừng thưa
III
Khu vực VP xí nghiệp + xưởng bảo dưỡng thiết bị
ha
1,42
Rừng thưa
IV
Xưởng tuyển quặng
ha
0,8
Đất rừng
Tổng
ha
105,98
b.2. Cung cấp nguyên liệu - nhiên liệu và các yếu tố đầu vào
- Nhu cầu sản xuất hàng năm
Theo kế hoạch sản xuất của mỏ để đạt được sản lượng 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm cần phải bóc đất đá từ 2.100.000÷2.478.030 m3/năm
- Các yếu tố lựa chọn đảm bảo nhu cầu sản xuất
Để đáp ứng kế hoạch sản lượng hàng năm của mỏ như bảng 1.1, Dự án lựa chọn các khâu công nghệ chủ yếu là cơ giới hoá: Thiết bị khai thác được đầu tư mới, loại đồng bộ thiết bị tiên tiến, cơ động, có năng suất cao, chi phí sản xuất hợp lý. Thiết bị khai thác chủ yếu bao gồm
Máy khoan thuỷ lực có đường kính d = 127mm (khoan đất đá)
Máy khoan có đường kính d = 90mm
Máy xúc thuỷ lực gàu ngược dung tích gầu E = 2,1 m3 xúc đất đá và quặng
Ô tô chở đất đá và quặng có tải trọng 15-16 tấn
Máy gạt D65E - 12 hoặc loại tương đương.
Đáp ứng nhu cầu khai thác quặng sắt của mỏ cần xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình khai thác bao gồm
Xây Văn phòng mỏ ở phía Nam khai trường Hạ Vinh
Xây dựng nhà xưởng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và cơ điện ở khu vực Văn phòng mỏ;
Xây dựng mặt bằng xưởng tuyển quặng ở mỏ; phòng phía Bắc Văn
Xây dựng các công trình phụ trợ khác.
Các hạng mục công trình xây dựng phù hợp đảm bảo cho quá trình khai thác mỏ an toàn và hiệu quả.
- Cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu
Các loại nguyên vật liệu chính như sắt thép, xi măng lấy tại thị xã Hà Giang được vận chuyển đến công trình bằng ô tô và được bảo quản tại các kho vật tư trên công trường. Các loại vật liệu khác như cát, sỏi, đá v.v .. được vận chuyển đến chân công trình bằng ô tô.
Bi phục vụ máy nghiền được cung cấp bởi các Công ty đại diện của các hãng nước ngoài ( Công nghệ nước Đức, sản xuất tại Trung Quốc )
Băng tải được cung cấp bởi các hãng sản xuất của Trung Quốc hoặc các Công ty trong nước sản xuất.
+ Nguồn cung cấp điện nước
Điện dùng cho thi công, sản xuất được lấy từ đường điện do mỏ đầu tư có điện áp 220V do Công ty điện lực Hà Giang cung cấp.
Nước phục vụ cho thi công, sản xuất chủ yếu được lấy từ sông Ma
+ Nguồn cung cấp thiết bị chính
Các thiết bị khai thác: Ô tô, máy xúc, máy khoan, máy gạt, máy xúc tải được các hãng nước ngoài cung cấp.
Các máy nghiền, tuyển từ do các hãng nước ngoài cung cấp.
Các thiết bị băng tải do các hãng trong nước cung cấp vận chuyển đến chân công trình.
Các thiết bị bun ke, máy sàng do các Công ty trong nước chế tạo và vận chuyển đến chân công trình.
Các thiết bị bơm, điện động lực, cáp điện mua chào hàng cạnh tranh trên thị trường theo qui định.
+ Cung cấp nhiên liệu
Nhu cầu tiêu thụ xăng ở mỏ được cung cấp bởi công ty xăng dầu tỉnh Hà Giang
+ Cung cấp thuốc nổ
Nguồn cung cấp thuốc nổ phục vụ sản xuất của mỏ là Chi nhánh Vật liệu nổ Công nghiệp Hà Giang
b.3. Tài nguyên và trữ lượng
- Vị trí địa lý vùng mỏ
Khu vực mỏ sắt Tùng Bá, thuộc địa bàn các xã Thuận Hoà, Tùng Bá, huyện Vị Xuyên và xã Thái An, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang khoảng 18 km về phía Đông Bắc. Khu vực mỏ gồm 02 khu nhỏ khu Trung Vinh và khu Hạ Vinh có diện tích 1,21 km2, được giới hạn bởi các điểm khép góc khu Trung Vinh (1, 2, 3, 4, 5) và khu Hạ Vinh (6, 7, 8, 9, 10, 11, 12). Vị trí toạ độ xem bảng 1.4
Bảng 1.4. Tọa độ các điểm mốc khu mỏ
Tên khu
Điểm khép góc
Hệ toạ độ VN 2000 (kinh tuyến 105, múi chiếu 60)
Diện tích (km2)
X (m)
Y (m)
Trung Vinh
1
2535719
507714
0,42
2
2535386
508118
3
2535145
508118
4
2534845
507767
5
2535327
507258
Hạ Vinh
6
2534932
508480
0,79
7
2534910
508550
8
2534963
508630
9
2534448
509257
10
2534051
509257
11
2533781
508893
12
2534570
508058
- Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn
+ Đặc điểm địa hình
Khu mỏ thuộc vùng núi cao, hiểm trở, bề mặt địa hình bị chia cắt rất phức tạp với nhiều vách đá cao dựng đứng. Căn cứ vào độ cao, có thể chia địa hình khu thăm dò thành 2 loại:
Địa hình có độ cao từ 250 - 500m: Loại địa hình này chiếm diện tích không lớn, chủ yếu là các thung lũng nhỏ hẹp nằm lân cận bên mỏ.
Địa hình có độ cao từ 500 - 1200m: Đó là những dãy núi kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, thường có độ dốc 300– 450, có nơi 600–700. Quặng sắt thường phân bố ở các hệ thống vách núi cao của loại địa hình này.
+ Đặc điểm mạng lưới thủy văn.
Vùng mỏ có hai hệ thống sông, suối chính với hướng chảy chung từ bắc xuống nam hoặc gần Bắc -Nam.
Hệ thống sông suối phía Tây Bắc vùng mỏ đổ ra sông Miện rồi từ sông Miện đổ ra sông Lô ở thị xã Hà Giang:
Hệ thống sông suối cắt qua vùng mỏ và ở phía Nam, Tây Nam bao gồm: Phần thượng nguồn sông Ma và các suối nhỏ chảy vào sông Ma, rồi chảy ra sông Gân.
Các sông suối ở đây không lớn, về mùa khô các suối hầu như khô cạn hoặc rất ít nước, các sông có thể lội qua được. Về mùa mưa lượng nước ở các sông suối rất lớn, thường gây lũ lụt tràn ngập cả thung lũng Tùng Bá.
+ Đặc điểm khí hậu
Khí hậu vùng mỏ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng như giữa các mùa chênh lệch nhau khá lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Nhiệt độ trong một mùa chênh lệch nhau trên 100C, hàng năm chỉ phân biệt được hai mùa.
Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 150C, thấp nhất có thể tới 7,50C.
Mùa hè từ tháng 4 năm trước đến tháng 10 năm sau, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể đến 370C.
Vùng mỏ là nơi có chế độ mưa lớn nhất tỉnh Hà Giang, mưa nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 8, đặc biệt có tháng mưa tới 25 - 26 ngày. Lượng mưa lớn nhất có ngày tới 179mm, lượng mưa trung bình hàng năm là 2867mm.
Độ ẩm trung bình hàng năm > 80%, độ ẩm trung bình thấp nhất 58 -70%, cao nhất trên 90%, ở các đỉnh núi cao quanh năm hầu như đều có mây mù bao phủ.
- Điều kiện kinh tế xã hội vùng mỏ
+ Dân cư trong vùng
Khu mỏ nằm trong vùng núi cao hẻo lánh, các dân tộc Tày, Mán và đồng bào khai hoang thường sống tập trung ở thung lũng Tùng Bá nằm ngay cạnh vùng mỏ. Nhân dân sống bằng nghề làm ruộng là nương rẫy. Tuy đã có hợp tác xã nhưng nền kinh tế vẫn còn mang tính tự cung tự cấp. Đời sống nhân dân trong vùng còn nghèo, lạc hậu và còn mang nhiều tập tục mê tín dị đoan. Nền kinh tế vẫn còn mang tính chất tự cấp và hầu như không có một cơ sở công nghiệp nào. Ngoài một số doanh nghiệp nhỏ khai thác quặng chì - kẽm ở lân cận mỏ Tùng Bá.
+ Đặc điểm kinh tế khu mỏ
Nguồn sống chính của nhân dân địa phương là sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là hai mùa lúa trồng dọc các thung lũng, sông suối và nương rẫy. Lương thực phụ khá dồi dào như sắn, ngô, khoai và một số cây công nghiệp như chè, mía…
Các cơ sở Công nghiệp địa phương cũng đã và đang được phát triển, gồm các xí nghiệp nhỏ sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và sinh hoạt như: Nông cụ, giấy, dược phẩm, gốm, thuỷ tinh và một số mặt hàng khác.
Ngoài một số cơ sở công nghiệp nhỏ như trên thì trong vùng không có khả năng xây dựng một cơ sở công nghiệp nào đáng kể cho nên nguồn cung cấp nhân lực, năng lượng và nguyên liệu ở đây không đáp ứng được.
+ Đời sống chính trị văn hóa
Tình hình chính trị của nhân dân nhìn chung có trình độ giác ngộ, trình độ văn hoá khá cao so với những dân tộc ít người. Trình độ văn hoá có nhiều tiến bộ, phong trào học tập bổ túc văn hoá sôi nổi. Trong vùng có đầy đủ các trường cấp 1, cấp 2 học sinh khá đông vui.
+ Hệ thống giao thông vận tải
Mỏ sắt Tùng Bá là một khu biệt lập thuộc miền rừng núi cao và hiểm trở điều kiện giao thông đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, có thể đi đến Tùng Bá từ thị xã Hà Giang theo đường ô tô dài khoảng 18 km đã được rải nhựa, sau đó theo con đường được rải đá cấp phối dài khoảng 7 km vào trung tâm khu mỏ.
Việc đi lại trong khu mỏ là rất khó khăn và điều này ảnh hưởng đến công tác khai thác
- Đặc điểm địa chất khu mỏ
+ Địa tầng
Trong khu mỏ có 03 hệ lớp:
Hệ lớp 1 (D1bc21): Phân bố ở Tây Nam mỏ Tùng Bá tạo thành kéo dài từ tuyến 17 đến tuyến 23 và chiếm khoảng 3% diện tích. Các đá của hệ lớp cắm về Đông Nam với góc cắm 25- 50o. Thành phần thạch học gồm: octofia, pocfia thạch anh, xen kẹp các lớp đá phiến thạch anh mica. Chiều dày của hệ lớp trên 300m.
Hệ lớp 2 (D1bc22): Phân bố dạng dải kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chiếm khoảng 80% diện tích thăm dò. Thành phần thạch học gồm: đá phiến thạch anh mica, đá phiến thạch anh-muscovit-calcit, đá phiến fenpat- thạch anh-mica xen kẽ các lớp quarzit, chứa các thân quặng sắt. Đây là hệ lớp chứa các thân quặng TQI, TQII, là các thân quặng có quy mô lớn nhất của khu mỏ và là đối tượng thăm dò. Chiều dày của hệ lớp 370 – 450m.
Hệ lớp 3 (D1bc23): Phân bố thành dải hẹp ở góc tây bắc diện tích thăm dò từ tuyến 1 đến tuyến 2. Diện tích khoảng 0,026km2. Các đá của hệ lớp 3 cũng cắm về đông bắc với góc dốc 20-50o. Thành phần thạch học gồm: đá octofia, octofia dạng trachit màu hồng nhạt. Chiều dày lớp 150-350m.
+ Hệ Macma
Trong khu mỏ chỉ có một phần khối Tùng Bá ở rìa Đông Bắc với diện tích khoảng 0,2km2 kéo dài theo phương Tây Bắc đông nằm trùng với phương của hệ thống đứt gãy.
Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm felspat kali 45-50% đến 60%, plagioclas 5-7%, thạch anh 15-20%, biotit 10-15%, zircon 1%, còn lại là calcit thứ sinh. Kiến trúc dạng porphyr biến dư, cấu tạo bị ép, đôi khi có dạng gneis.
+ Kiến tạo
Ở rìa Đông Bắc khu mỏ sắt Tùng Bá có mặt một hệ đứt gãy sâu phương Tây Bắc - Đông Nam. Trong phạm vi khu mỏ hệ đứt gãy này kéo dài khoảng 2,4 km từ rìa Đông Bắc đến rìa Đông Nam khu thăm dò. Đây là hệ đứt gãy lớn và có lịch sử hoạt động dài nhất trong khu thăm dò.
- Đặc điểm địa chất các thân quặng
+ Đặc điểm các thân quặng
Thân quặng I
Thân quặng I chỉ có ở khu Hạ Vinh. Thân quặng I phân bố ở phần thấp mặt cắt của tập chứa quặng. Thân quặng có dạng thấu kính kéo dài 720m theo phương Tây Bắc – Đông Nam, hướng cắm về Đông Bắc với góc dốc từ 200 - 500. Chiều dày thân quặng theo phương không ổn định thay đổi từ 1,55m đến 9,16m. Theo chiều sâu chiều dày thay đổi từ 1,12m đến 5,06m. Chiều dày thân quặng trung bình 3,04m.
Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu: magnetit, hematit, các khoáng vật sulphur rất ít. Quặng magnetit – hematit có màu xám đen, nâu đen, ánh kim, cấu tạo phân lớp mỏng, dạng dải, kiến trúc tấm, hạt kích thước thay đổi từ 0,1mm – 2mm. Hàm lượng tổng sắt thay đổi từ 14,7% đến 54,4%. Hàm lượng trung bình 41,38%. Hàm lượng các chất có hại Pb = 0,002÷0,004%, Zn = 0,003÷0,01%, P = 0,02÷0,0112, As <0,01, S < 0,035.
Các lớp kẹp trong thân quặng có chiều dày từ 2,35m đến 6m chiếm tỷ lệ trong thân khoáng từ 0,2-0,49%. Các lớp kẹp được tính vào thân quặng nhỏ nhất > 1m.
Thân quặng II
Thân quặng II nằm trên thân quặng I từ 60 - 90m. Trong phạm vi khu mỏ thân quặng II có ở 2 khu gồm khu Trung Vinh và khu Hạ Vinh:
Khu Trung Vinh
Thân quặng có dạng thấu kính kéo dài 560m theo phương Tây Bắc – Đông Nam từ tuyến 1 đến tuyến 7. Thân quặng cắm về Đông Bắc. Góc dốc thay đổi theo chiều sâu hướng cắm và thay đổi từ 12-450.
Chiều dày thân quặng theo phương thay đổi từ 1,03-6,57m. Theo chiều sâu chiều dày thân quặng thay đổi từ 1,13-4,96m. Chiều dày trung bình thân quặng 2,4m.
Thành phần khoáng vật quặng gồm magnetit, hematit màu xám đen, nâu đen, ánh kim kích thước hạt, tấm từ 0,1mm đến 2mm. Hàm lượng T.Fe từ 14% - 54,4%, hàm lượng trung bình 38,07%. Hàm lượng các chất S = 0,002, P = 0,002 – 0,003, Pb = 0,001 – 0,002, Zn = 0,007 – 0,035, As < 0,002.
Khu Hạ Vinh
Thân quặng II phần trên mặt thành 2 đoạn phân bố trên chiều dài 1,1km theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Thân quặng II nằm trên thân quặng I từ 60 – 90m. Theo đường phương góc dốc thân quặng từ 300 – 400, dốc nhất 500. Chiều dày thân quặng II thay đổi từ 0,65-7,86m, trung bình 4,5m
Thành phần quặng gồm magnetit, hematit, các khoáng vật sulphur rất ít. Kiến trúc dạng tấm, hạt có kích thước từ 0,1 – 2mm. Hàm lượng Fe thay đổi từ 15% - 59%, hàm lượng trung bình 40,60%. Các chất có hại S < 0,035, P = 0,02 – 0,03, Zn = 0,003 – 0,01.
+ Chất lượng quặng
Thành phần khoáng vật
Khoáng vật tạo quặng chủ yếu là hematit và magnetit. Các khoáng vật khác như martit, pyrit, calcopyrit, galenit chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Magnetit: Chủ yếu ở dạng các hạt lớn nằm giữa đám hạt hematit. Các ban biến tinh magnetit bị nứt nẻ nhiều, dọc theo các khe nứt có martit phát triển và thường thấy dấu vết của sự thay thế hematit bởi magnetit dưới dạng các hạt hematit tàn dư nhỏ trong magnetit.
Hematit: Dạng tấm kéo dài, bề mặt phẳng, nhẵn, đa số có kích thước từ
(0,1 - 0,3)mm x (0,3 - 3)mm
Martit: Tồn tại hạt nửa tự hình và tha hình với kích thước từ 0,5mm đến lớn hơn 2mm phân bố xâm tán trong nền đá.
Pyrit: Tồn tại dạng hạt tha hình kích thước từ 0,1mm – 0,2mm, phân bố xâm tán rải rác trong nền đá.
Galenit: Tồn tại dạng hạt tha hình với kích thước hạt 0,04mm - đến 0,6mm. Galenit phân bố xâm tán thành ổ hoặc thành mạch, đôi khi thành đám hạt trong nền đá. Quan sát rõ galenit thay thế ở một nơi trong mẫu.
Calcopyrit: Tồn tại dạng hạt tha hình với kích thước 0,1mm – 0,5mm, chúng phân bố xâm tán rải rác trong nền đá, đôi chỗ có quan hệ tiếp xúc phẳng với galenit.
Đặc điểm chất lượng quặng
Quặng sắt mỏ Tùng Bá có thể trọng và hàm lượng sắt của các thân quặng gốc
* Thân quặng I: Thể trọng : 3,583,92 T/m3
Hàm lượng sắt trung bình: 41,38%.
* Thân quặng II:
Khu Trung Vinh: Thể trọng: 3,613,7 T/m3
Hàm lượng sắt trung bình: 38%
Khu Hạ Vinh: Thể trọng: 3,763,9 T/m3
Hàm lượng sắt trung bình: 40,6%
Kết quả phân tích của các tài liệu thăm dò cho thấy: nguyên tố tạo quặng chính là sắt nằm trong các khoáng vật magnetit, hematit, ít hơn là martit, limonit. Các mức hàm lượng Fe được thống kê trong bảng 1.5.
Bảng 1.5. Thống kê kết quả phân tích Fe theo các mức hàm lượng
STT
Mức hàm lượng Fe (%)
Tần số
Tần xuất
(%)
Khu Trung Vinh
Khu Hạ Vinh
TQ II
TQI
TQII
Tần số
Tần xuất (%)
Tần số
Tần xuất (%)
Tần số
Tần xuất (%)
1
< 5
13
1,9
4
0,58
2
0,29
7
1,03
2
5 – 9
77
11,22
22
3,2
28
4,1
27
3,9
3
10 – 14
92
13,41
23
3,35
43
6,27
26
3,79
4
15 – 19
110
16,03
36
5,25
36
5,25
38
5,54
5
20 - 24
62
9,04
22
3,2
19
5,77
21
3,06
6
25 – 29
33
4,81
16
2,33
8
1,17
9
1,31
7
30 – 39
140
20,4
32
4,66
69
10,06
39
5,68
8
40 – 49
109
15,9
18
2,62
56
8,16
35
5,1
9
50 - 59
50
7,29
3
0,44
31
4,51
16
2,33
Tổng
686
176
292
218
- Đặc điểm địa chất thủy văn – địa chất công trình
+ Khu Trung Vinh
Đặc điểm địa chất thủy văn
Đặc điểm nước mặt
Trong khu chỉ có những con suối nhỏ. Suối chảy qua phần Tây Nam của khu, theo phương Bắc – Nam. Lưu lượng đạt cực đại 8,85 – 14,99l/s, cực tiểu 5,14 – 6,76l/s và trung bình 6,15 – 12,32l/s. Ở phía đông có một con suối nhỏ chảy theo phương Bắc – Nam. Lưu lượng lớn nhất (1,51 – 13,24)l/s, nhỏ nhất (0,74 – 1,82)l/s, trung bình (1,09 – 6,18)l/s.
Đặc điểm nước dưới đất.
Khu Trung Vinh thuộc phức hệ chứa nước kém. Nước chủ yếu chứa trong khe nứt. Khe nứt có nguồn gốc phong hoá. Do vậy mức độ phát triển khe nứt càng xuống sâu càng giảm dần. Mực nước ngầm nằm khá sâu.
Hệ số thấm của đất đá chưa bão hoà nước k = 0,006m/ng, hệ số dẫn nước của đất đá bão hoà nước kHtb = 1,24m²/ng và ktb = 0,04m/ng, hệ số truyền mực nước a = 1252m²/ng.
Đặc điểm địa chất công trình
Khu Trung Vinh cũng như Hạ Vinh có ba hiện tượng địa chất động lực công trình cần quan tâm nghiên cứu là phong hoá và mương xói sạt lở đất.
Hiện tượng phong hoá: Hiện tượng này xẩy ra hầu như trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Bề dày của lớp vỏ phong hoá (0,5 – 7,5)m, trung bình 2,5m.
Hiện tượng mương xói: Do nằm ở địa hình tương đối cao (500 – 1200)m nên bề mặt địa hình thường bị phân cắt bởi hệ thống mương xói.
Hiện tượng sạt lở đất vào mùa mưa. Hiện tượng này khá phổ biến nhưng trong phạm vi hẹp, mang tính cục bộ.
+ Khu Hạ Vinh
Đặc điểm địa chất thủy văn
Đặc điểm nước mặt
Trong khu Hạ Vinh có sông Ma và nhiều con suối nhỏ. Trên các con suối nhỏ ở bờ phải sông Ma.
Sông Ma: Đây là con sông lớn nhất trong khu thăm dò Hạ Vinh. Sông chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam qua phần trung tâm của khu mỏ. Lưu lượng sông lớn nhất dao động t._.c, bu lông và phục hồi toàn bộ các chi tiết cơ khí phục vụ cho toàn mỏ.
- Công tác sửa chữa điện
Thực hiện bảo dưỡng các thiết bị điện, máy khai thác, các loại động cơ điện và sửa chữa các thiết bị điện.
b.3. Trang thiết bị của xưởng
Để đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ, xưởng được trang bị các thiết bị xem bảng 2.22
Bảng 2.22. Thiết bị xưởng bảo dưỡng
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
2
3
4
1
Máy tiện vạn năng công suất 4,6kW
cái
01
2
Máy khoan cần công suất P=2,245kWW
cái
01
3
Máy nén khí di động Q = 0,5m3/ph, áp lực 4p=10at
cái
01
4
Máy khoan bàn công suát 0,6kW
cái
5
Bàn để máy khoan
cái
01
6
Máy hàn điện xoay chiều công suất 32kW
cái
03
7
Kích thuỷ lực loại 100 tấn
cái
02
8
Kích thuỷ lực loại 10 tấn
cái
02
9
Máy ép thuỷ lực 40 tấn công suất 1,7kW
cái
01
10
Máy mài 2 đá công suất 2,8kW
cái
01
11
Tủ xấy điện T=3500 công suất 2,4kW
cái
01
12
Bộ dụng cụ kiểm tra thiết bị ô tô
cái
01
13
Thùng rửa chi tiết
cái
01
14
Bàn hàn
cái
01
15
Bàn sửa chữa ắc qui
cái
01
16
Thùng chứa chất điện phân
cái
01
17
Giá bảo quản ắc qui
cái
01
18
Máy chỉnh lưu công suất 1kW
cái
02
19
Thùng kiểm tra xăm
cái
01
20
Thiết bị lưu hoá xăm công suất 0,6kW
cái
01
21
Bàn sửa chữa xăm lốp
cái
01
22
Giá để phụ tùng
cái
02
1
2
3
4
23
Bàn nguội 2 chỗ làm việc
cái
01
24
Tủ dụng cụ
cái
03
25
Bình bọt chống cháy
cái
06
26
Xe đẩy tay 1 tấn
cái
01
27
Cầu trục treo 1 tấn, nhịp 9m, chiều cao nâng 12m, công suất P=2x0,18+1,7kW
cái
01
28
Bộ bàn ghế làm việc
cái
01
29
Bơm rửa xe lưu lượng 1m3/h, áp lực 40m, công suất 1,1kW
cái
01
30
Cầu rửa xe
cái
01
31
Bể chứa nước 5 m3
cái
01
b.4. Vị trí và quy mô của xưởng
Xưởng bảo dưỡng ô tô được xây dựng tại mặt bằng sân công nghiệp. Diện tích 397,5m2, một nhà dài 30m, rộng 13,25m, cao 7,2m. Trong xưởng được bố trí 1 hố bảo dưỡng, bên cạnh nhà xưởng phía đầu hồi bố trí 1 cầu rửa xe và bể chứa nước 5m3. Phía trước xưởng có 1 bãi rộng khoảng 1300m2 để tập kết, tháo lắp sửa chữa nhỏ và quay xe. . .
c. Mạng hạ tầng cơ sở
c.1. Cung cấp điện
Mỏ quặng sắt Làng Mỵ nằm trong khu vực có hệ thống điện sẵn có của địa phương, hiện nay nguồn điện 6kV và 0,4 đã có và đảm bảo cung cấp cho hoạt động khai thác của mỏ .
- Nguồn Cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho khu mặt bằng, nhà làm việc, nhà bảo dưỡng ô tô, nhà ăn, nhà bảo vệ được lấy từ trạm biến áp 160-6/0,4 đặt ở mặt bằng sân công nghiệp của mỏ cạnh nhà bảo dưỡng ôtô.
- Nguồn 6 kV
+ Xây dựng tuyến ĐDK-6 kV, AC-50 từ khu mặt bằng văn phòng lên xưởng sàng tuyển và tới các trạm bơm thoát nước, với cột BTLT, xà thép hình, sứ đứng 24 kV.
+ Cấp điện cho các trạm bơm thoát nước được lấy từ ĐDK-6 kV, đóng cắt và bảo vệ các máy bơm bằng tủ máy cắt PP 6 V.
+ Cấp điện cho máy nghiền bi được lấy trước máy biến áp 400 kVA, đóng cắt và bảo vệ 02 máy nghiền bi bằng 02 tủ máy cắt PP 6 kV.
Sử dụng cáp có tiết diện từ 3x253x35 mm2 cấp nguồn động lực cho các máy bơm nước và các máy nghiền bi.
- Nguồn 0,4/0,23 kV
Sử dụng cáp có tiết diện từ 3x4+1x4¸3x70+1x35 mm2 cấp nguồn động lực cho các thiết bị khu mặt bằng, nhà làm việc, nhà bảo dưỡng ôtô, nhà ăn, nhà bảo vệ và khu vực xưởng sàng tuyển.
Sử dụng dây dẫn tiết diện từ 1,5¸6 mm2 cấp nguồn chiếu sáng trong các nhà, ngoài mặt bằng, khu vực khai trường và khu vực bãi thải..
c.2. Cung cấp nước
- Cấp nước sinh hoạt:
Nước dùng cho công nghiệp và sinh hoạt được lấy từ suối Ma, nước được bơm lên téc nước tạo cột áp, sau đó cung cấp tới các hộ tiêu thụ.
Giải pháp cấp nước: Để tạo áp cấp cho các hộ tiêu thụ, nước từ suối được xử lý sạch, sau đó bơm lên téc nước có dung tích 15m3, cuối cùng được đưa tới các hộ tiêu thụ bằng các hệ thống đường ống cấp nước nội bộ.
Căn cứ vào độ cao cột nước và lượng nước yêu cầu trên. Thiết bị cấp nước sinh hoạt cho khu được chọn như sau:
Máy bơm: LT 25-30 ( có đặc tính: Q=16m3/h, Hđ=30m, P = 4,5kW)
Đường ống cấp nước chính bằng nhựa PE có f =50mm với chiều dài 230m.
Các van, cút nối đường ống
- Cấp nước công nghiệp
+ Nước cấp cho xưởng bảo dưỡng sửa chữa thiết bị
Nước cấp xưởng, rửa xe lấy từ téc chứa có dung tích 25m3.
Nước dùng cho tưới đường được lấy trực tiếp từ téc nước chứa có dung tích 2x30m3. Đường ống lấy nước từ đường ống chính bằng nhựa PE có f =80mm với chiều dài 150m.
Bảng 2.23. Vật tư thiết bị của hệ thống cấp nước
TT
Tên gọi- đặc tính
Ký hiệu
Đơn vị
Số lượng
1
2
3
4
5
I
Cấp nước khu văn phòng, phân xưởng
I.1
Hệ thống máy bơm và đường ống
1
Máy bơm cấp nước khu văn phòng, xưởng sửa chữa ô tô
LT25-30
Máy
1
2
Téc đựng nước
m3
15
3
Khoá chắn Dy 60
Cái
2
4
Ống hút thép Dy 60
m
3,5
5
Van 1 chiều
Cái
1
6
Ống nhựa
PE Dy50
m
100
-
Ống cong Dy 50
cái
10
-
Gioăng Dy50
cái
20
I.2
Hệ thống cấp điện động cơ
2
1
Dây dẫn điện bọc
A25
m
100
2
Cầu dao hộp
16A
Cái
1
3
Cáp cấp điện cho động cơ
3G1,5
3
30
4
Cột điện bằng sắt
f=114m
m
6
II
Cấp nước rửa xe
1
Téc đựng nước
1
m3
15
2
Đường ống dẫn
PE Dy80
m
150
3
Khoá chắn Dy 80
Cái
2
4
Giá đỡ téc nước
Bé
1
+ Nước cấp cho khu xưởng tuyển
Được lấy chủ yếu là nước tuần hoàn, phần thiếu được lấy từ các suối trong khu vực, được bơm vào téc nước sau đó cấp cho sản xuất của xưởng tuyển.
c.3. Thông tin liên lạc và tự động hoá
Là đơn vị sản xuất mới thành lập nên khu văn phòng, phân xưởng sửa chữa thiết bị và các đơn vị sản xuất khác của mỏ sắt Tùng Bá chưa có hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, với bên ngoài và các cơ quan hữu quan theo quản lý của hệ thống liên lạc điện thoại tự động quốc gia.
Theo sơ đồ khai thông, tổ chức sản xuất của mỏ, cần trang bị hệ thống thông tin liên lạc từ mặt bằng nhà văn phòng, sửa chữa thiết bị đến các khu vực sản xuất của mỏ với các cơ quan hữu quan bên ngoài.
- Giải pháp tổ chức thông tin liên lạc
Tổ chức các dạng liên lạc sau:
Liên lạc điện thoại (LLĐT) hành chính sản xuất.
Liên lạc điện thoại (LLĐT) điều độ sản xuất
- Liên lạc điện thoại hành chính sản xuất
Xây dựng mới hệ thống thông tin liên lạc điện thoại giữa các phòng ban, đơn vị ở khu văn phòng, phân xưởng sửa chữa thiết bị, bằng hệ thống điện thoại tự động quốc gia trực thuộc bưu điện khu vực. Tổng số 5 thuê bao.
Khai trường mỏ sắt Tùng Bá trang bị 02 máy điện thoại di động
- Liên lạc điện thoại điều độ sản xuất
Tại nhà văn phòng làm việc ở khu văn phòng đặt một tổng đài điện thoại kĩ thuật số với dung lượng 15 số (Tổng đài trung tâm) và trang bị các máy điện thoại trực thuộc đặt ở các phân xưởng và các khu sản xuất khác. Tổng số 9 thuê bao.
Máy điện thoại đặt tại trên mặt bằng sử dụng loại để bàn kiểu công nghiệp chung mã hiệu Panasonic, Siemens hoặc liên doanh sản xuất .
Dây dẫn thuê bao sử dụng dây dẫn điện thoại chuyên dùng công nghiệp chung có dung lượng 1x2x0,5 được cố định theo các kết cấu xây dựng của nhà, công trình.
Bảng 2.24. Các thiết bị thông tin liên lạc
TT
Tên vị trí
Dạng liên lạc điện thoại và số lượng
Điện thoại hành chính sản xuất
Điện thoại điều độ sản xuất
I
Khu sân công nghiệp (Văn phòng làm việc, xưởng sửa chữa thiết bị)
1
Nhà văn phòng làm việc
1
1
2
Nhà ăn văn phòng
1
3
Nhà bảo vệ khu văn phòng làm việc
1
1
3
Nhà điều hành PX sửa chữa thiết bị
1
4
4
Nhà bảo dưỡng ôtô
1
5
Nhà bảo vệ PX sửa chữa thiết bị
1
1
II
Khu xưởng sàng tuyển
1
Nhà điều khiển tập trung
1
1
Tổng Cộng
5
10
III
Khai trường mỏ sắt Tùng Bá: 02 điện thoại di động
2.2.3. Giải pháp về tổng mặt bằng xây dựng, bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất.
a. Tổng mặt bằng và vận tải ngoài
a.1. Tổng mặt bằng
- Nguyên tắc lựa chọn
Để phục vụ công tác khai thác quặng sắt tại mỏ Tùng Bá, cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bố trí tổng đồ mặt bằng dựa trên nguyên tắc sau:
Phù hợp điều kiện thực tế mỏ
Phù hợp với trình tự, công nghệ khai thác.
Phù hợp với tiến độ khai thác, phương án vận tải.
Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, dự án đưa ra phương án bố trí tổng mặt bằng như sau:
Mặt bằng sân công nghiệp xây dựng gần đường liên lạc vào khu vực khai thác và ở phía Nam khai trường Nam Hạ Vinh. Trên đó bố trí tất cả các hạng mục phụ trợ như: Nhà điều hành, nhà ăn, xưởng bảo dưỡng sửa chữa v.v... Quy mô các hạng mục xây dựng đủ phục vụ cho công tác quản lý, điều hành sản xuất, duy tu sửa chữa thiết bị cho cả dự án khai thác mỏ sắt Tùng Bá.
- Mặt bằng Văn phòng xí nghiệp
Khu Văn phòng Xí nghiệp mỏ được xây dựng ngay cạnh đường vào khai trường thân quặng 1, diện tích toàn khu là 0,75 ha, cốt cao mặt bằng xây dựng +270m.
Các hạng mục xây dựng khu Văn phòng Xí nghiệp mỏ bao gồm:
Nhà văn phòng làm việc nhà cấp 4 có tổng diện tích là 189 m2.
Nhà ăn S = 146 m2
Ga ra xe máy – xe đạp S = 86,4 m2
Sân thể thao S = 1800 m2.
Téc nước S = 15 m3
Nhà bảo vệ S = 12,96 m2
Ngoài ra còn có khu vực sân trước văn phòng, bồn hoa cây cảnh, tường rào, đường nội bộ …
- Mặt bằng khu phân xưởng sửa chữa thiết bị và cơ điện
Nhà xưởng được xây dựng trên cạnh khu Văn phòng xí nghiệp với tổng diện tích 0,75 ha.
Các hạng mục xây dựng bao gồm:
Nhà điều hành phân xưởng: S = 108 m2
Khu nhà vệ sinh S = 16,5 m2
Téc nước S = 25 m3
Nhà xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị 477 m2
Cầu rửa xe 2 cầu
Sân đỗ xe S = 1000 m2.
Nhà bảo vệ S = 12,96 m2.
- Mặt bằng xưởng tuyển
Mặt bằng xưởng tuyển được xây dựngở phía Đông Văn phòng mỏ, được tạo bằng cách san gạt thành 2 cấp, cấp 1 ở cốt cao +300, cấp 2 ở cốt cao +308,8 với tổng diện tích 1,1 ha.
Xung quanh mặt bằng chứa quặng nguyên khai có trồng cây che chắn gió, bụi.
Các hạng mục xây dựng bao gồm:
Hệ thống tuyển quặng sắt
Sân bãi chứa quặng nguyên khai
Kho chứa quặng tinh
Nhà bảo vệ S = 12,96 m2.
Nhà điều hành S = 108m2.
Nhà điều hành NH1 S = 38,72 m2
Nhà điều hành NH2 S = 270 m2
Nhà điều hành NH2 S = 432 m2
Cổng và tường rào.
Bãi thải bùn
- Hệ thống xử lý môi trường
Đập ngăn xử lý môi trường được xây dựng để ngăn đất đá thải trôi trượt ra suối. Đập ngăn xử lý môi trường làm mục đích là lắng đọng các hạt cặn lơ lửng, xử lý nước có hàm lượng kim loại nặng trước khi thải ra môi trường xung quanh.
- Xây dựng hệ thống cung cấp điện động lực chiếu sáng
Xây dựng hệ thống cung cấp điện động lực, chiếu sáng nhằm phục vụ công tác khai thác, phục vụ khu mặt bằng sân công nghiệp mỏ, hệ thống xưởng tuyển.
- Xây dựng tuyến đường vận tải mỏ
Các tuyến đường phục vụ công tác khai thác gồm có:
Đoạn A-B: Đường vận tải đất đá và quặng khai trường Bắc Hạ Vinh.
Đoạn C-D: Đường vận tải đất đá và quặng khai trường Nam Hạ Vinh.
Đoạn E-F: Đường liên lạc khai trường Bắc Hạ Vinh và khai trường Trung Vinh.
Đoạn I-K: Đường vào mặt bằng xưởng tuyển
a.2. Vận tải mỏ
Mỏ sắt Tùng Bá nằm trong khu vực có hệ thống giao thông đảm bảo cho công tác khai thác mỏ. Hệ thống đường liên lạc từ đường liên huyện vào khu mỏ đã được hình thành và đảm bảo công tác vận tải tinh quặng từ xưởng tuyển về nhà máy luyện gang và vận chuyển các loại vật liệu, thiết bị phục vụ cho công tác khai thác mỏ. Dự án sử dụng phương án vận tải ngoài mỏ bằng ô tô.
a.3. Tổ chức xây dựng
- Đơn vị thi công xây dựng lắp đặt
Đơn vị thi công xây dựng và lắp đặt là Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông.
- Các giải pháp kỹ thuật tổ chức xây dựng
+ Nguồn cung cấp vật liệu
Các loại nguyên vật liệu chính như sắt thép, xi măng lấy tại thị xã Hà Giang được vận chuyển đến công trình bằng ô tô và được bảo quản tại các kho vật tư trên công trường. Các loại vật liệu khác như cát, sỏi, đá v.v .. được vận chuyển đến chân công trình bằng ô tô.
+ Nguồn cung cấp điện nước
Điện dùng cho thi công được lấy từ đường điện sẵn có chạy qua khu vực mỏ. Nước cho thi công được lấy từ các suối trong khu vực mỏ.
+ Nguồn cung cấp thiết bị chính
Các thiết bị khai thác: Ô tô, máy xúc, máy khoan, máy gạt, máy xúc tải được các hãng nước ngoài cung cấp.
Các máy nghiền, tuyển từ do các hãng nước ngoài cung cấp.
Các thiết bị băng tải do các hãng trong nước cung cấp vận chuyển đến chân công trình.
Các thiết bị bun ke, máy sàng do các Công ty trong nước chế tạo và vận chuyển đến chân công trình.
Các thiết bị bơm, điện động lực, cáp điện mua chào hàng cạnh tranh trên thị trường theo qui định.
+ Tổ chức xây dựng các hạng mục mặt bằng
Công tác san gạt mặt bằng, đào móng
San gạt mặt bằng Văn phòng Xí nghiệp mỏ được thực hiện bởi MXTLGN có dung tích gầu 2,1 m3, máy gạt và ô tô có tải trọng từ 16,7 tấn của mỏ, đất đá đổ mặt bằng là đá thải tại chỗ. Đầm nén mặt bằng được thực hiện bằng chính ôtô chở đá thải, xe lu lèn và máy gạt.
San gạt mặt bằng xưởng bảo dưỡng thiết bị được thực hiện bằng ô tô của mỏ có tải trọng 16,7 tấn, thiết bị lu lèn là máy gạt và ô tô đổ thải.
San gạt mặt bằng khu xưởng tuyển được thực hiện bằng máy gạt và ô tô của mỏ.
Xây dựng các đập và đê chắn dùng máy xúc kết hợp máy gạt.
Công tác đào hố móng được thực hiện bằng MXTLGN có dung tích gầu 2,1 m3.
Công tác xây gạch đá bê tông
Vật liệu được tập kết tại chân công trình theo tiến độ xây dựng, bê tông liền khối trộn tại chỗ bằng máy trộn bê tông di động kết hợp với thủ công
Công tác xây gạch đá chủ yếu bằng thủ công, các cấu kiện bê tông đúc sẵn được gia công tại sân bãi của đơn vị xây lắp và vận chuyển bằng ô tô đến chân công trình.
Công tác làm sắt thép
Sắt thép thi công được vận chuyển tới chân công trình bằng ô tô, xe cẩu tự hành kết hợp với các máy hàn đi động.
Lắp đặt thiết bị
Các thiết bị được vận chuyển đến chân công trình bằng các ô tô đặc chủng kết hợp với các ô tô cẩu để lắp đặt.
b. Bảo vệ môi trường và khôi phục môi sinh
Để giảm tối đa ảnh hưởng của quá trình khai thác quặng sắt mỏ Tùng Bá đến môi trường sinh thái dự kiến sử dụng các biện pháp sau:
b.1. Chống ô nhiễm bụi
- Khu vực khoan nổ mìn
Đối với các gương tầng đất đá, biện pháp khắc phục có tính khả thi và rẻ tiền là dùng xe téc tưới nước nơi thiết bị làm việc và lắp đặt các thiết bị hút bụi từ lỗ khoan. Nổ mìn vào thời điểm vắng người để hạn chế ảnh hưởng của bụi và khí độc.
- Các tuyến đường vận tải
Áp dụng biện pháp tốt nhất mà hiện nay các mỏ đang thực hiện là: dùng xe phun tưới đường thường xuyên, đều đặn trên tất cả các tuyến đường trên khai trường, bãi thải, và đường vận chuyển trong mỏ. Một giải pháp quan trọng khác là trồng cây xanh tại các vị trí cho phép hai bên đường vào khai trường để giảm phát tán bụi. Đối với tuyến đường vận chuyển quặng từ khai trường về sân công nghiệp khi qua những khu dân cư đông đúc cũng cần phải phun nước tưới đường.
Xe chở quặng từ xưởng tuyển đến Nhà máy luyện thép cần thiết phải có bạt che để hạn chế bụi.
- Khu vực bãi thải
Bãi thải cũng là nơi gây ra bụi. Bụi được sinh ra khi xe đổ thải và khi đất đá bị gió cuốn trong mùa hanh khô. Vì vậy đối với khu vực bãi thải giải pháp tốt nhất là trồng cây xanh ngay từ ban đầu tại các vị trí cho phép theo quy hoạch để giảm độ khuếch tán của bụi.
- Khu xưởng tuyển
Giải pháp xử lý bụi và chống bụi như sau:
Gian nhà sàng phải được xây dựng che chắn ngăn ngừa bụi phát tán.
Xung quanh xưởng tuyển được trồng cây xanh ngăn bụi giảm ô nhiễm môi trường.
Công nhân vận hành phải dược trang bị thiết bị chống bụi và chống ồn
Các phương tiện ô tô khi vận tải chuyên chở quặng đều được phủ bạt che chắn để giảm thiểu bụi phát sinh ra môi trường.
Đường ô tô phục vụ cho vận tải phải thường xuyên được tưới nước chống bụi
b.2. Giảm thiểu tác động của khí độc
Việc phát sinh khí độc khi vận hành các thiết bị mỏ là không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu tác động của khí thải, mỏ cần áp dụng các biện pháp sau:
Định kỳ sửa chữa các loại thiết bị cơ giới để nâng cao chất lượng nhằm giảm lượng khí sinh ra.
Tại phân xưởng sửa chữa các thiết bị mỏ cần có hệ thống thông gió, tăng khả năng pha loãng khí độc vẫn còn tồn tại trong phân xưởng trước khi khuếch tán ra môi trường.
b.3. Hạn chế tiếng ồn và bảo vệ người lao động khỏi ảnh hưởng của tiếng ồn trong sản xuất
Để hạn chế các nguồn phát ra tiếng ồn và bảo vệ người lao động trong quá trình làm việc cần thực hiện các giải pháp sau:
Sửa chữa các thiết bị đúng định kỳ để hạn chế khả năng gây tiếng ồn, có thể lắp bộ phận giảm âm.
Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn với vị trí người lao động khi điều kện cho phép.
Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm ở nơi có tiếng ồn trong trường hợp cường độ tiếng ồn ở đó bắt đầu vượt quá mức quy định.
Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên phù hợp các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có tiếng ồn mạnh.
Bố trí nổ mìn xen kẽ các hoạt động cơ giới để tránh bớt độ ồn cực đại tập trung.
Tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người làm ở nơi có tiếng ồn, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý do tiếng ồn gây nên.
b.4. Biện pháp xử lý nước thải
Khối lượng nước thải của các khai trường khai thác không lớn, theo tính toán lưu lượng lớn nhất (vào mùa mưa) là 169÷259 m3/h. Toàn bộ lượng nước thải được bơm thoát cưỡng bức từ đáy mỏ lên hệ thống mương dẫn thoát ra ngoài.
Để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu nhất do nước thải gây ra đối với môi trường sinh thái cần áp dụng các biện pháp sau:
Giảm lượng hữu cơ.
Giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng.
Giảm độ axit trong nước thải.
- Giảm thiểu hàm lượng chất hữu cơ ở nước thải
Sự ô nhiễm nước thải trong khu mỏ là do các chất thải sinh hoạt của người. Biện pháp xử lý tốt nhất đối với khâu này và không tốn kém nhưng đòi hỏi kết hợp các tác động xã hội:
Xây các công trình vệ sinh phục vụ cho người lao động ngay trên công trường.
Bố trí khu vực đổ rác thải hợp lý ngay trên công trường và có nhân lực dọn dẹp, xử lý kịp thời thường kỳ, đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch.
Xây dựng các chương trình quảng cáo, vận động, tuyên truyền cho tất cả mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường chung cho cộng đồng.
- Giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng
Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các vật liệu mịn như: bùn, mùn quặng, vật liệu hữu cơ phân giải...vv. Vì khối lượng nước thải của khai trường nhỏ, mặt khác hệ thống mương thoát nước nằm trên sườn núi, để giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng có thể áp dụng giải pháp sau:
Định kỳ nạo vét lượng bùn lắng ở trong mương thoát nước phục vụ cho công tác trồng cây. Giải pháp này đơn giản dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.
- Xử lý nước thải
Do vậy, nước thải các khai trường khai thác sẽ được xử lý bằng công nghệ tự lắng trọng lực qua các hố chứa trung gian. Nước sau khi xử lý cần đạt các tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống và công nghiệp theo TCVN – 16184, 6224 – 1966 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau trước khi thải vào môi trường.
Độ đục NTU < 2
Độ đục PH 6,5
Độ cứng < 300mg/l
b.5. Chống trôi lấp bãi thải
Để hạn chế khả năng trôi lấp của bãi thải áp dụng một số giải pháp sau:
Quá trình đổ thải phải tuân thủ theo đúng thiết kế. Mặt bãi thải phải tạo hướng dốc vào phía trong để hướng lượng nước chảy vào dòng chảy tập trung theo thiết kế, không để hiện tượng dòng chảy qua sườn tầng thải, gây nên sự sói mòn và rửa trôi đất đá ở sườn bãi thải.
Theo thiết kế đất đá thải từ các khai trường khai thác các thân quặng khoáng sàng sắt Tùng Bá đều được đổ ra bãi thải ngoà. Để phòng chống quá trình trôi lấp đất đá thải gây bồi lắng và lũ đất đá tại các bãi thải và các suối cần áp dụng các giải pháp chủ yếu sau:
Quá trình đổ thải phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự và các thông số đã được thiết kế.
Tại chân các tầng thải phải xây dựng các mương thoát nước, không để nước mặt tồn đọng trên bề mặt và chảy tràn qua sườn tầng thải.
Tại chân bãi thải phải xây dựng các đê chắn đất đá, cống lọc, đập ngăn.
Các bãi thải sau khi kết thúc đổ thải cần được che phủ bằng cây trồng có sẵn trong khu vực.
Như vậy sẽ làm cho bãi thải ổn định và ít bị sụt lún cũng như xói mòn, tránh sự bồi lấp xuống phía dưới.
Đối với các bãi thải sau khi kết thúc đổ sẽ tiến hành phủ xanh thảm thực vật trên bề mặt và sườn bãi thải bằng những loại cây hiện có ở khu vực mỏ.
b.6. Công tác hoàn nguyên và phục hồi thảm thực vật
- Công tác hoàn nguyên
Công tác tạo mặt bằng và phục hồi thảm thực vật đối với khai trường và bãi thải được tiến hành ngay sau khi kết thúc khai thác và đổ thải ở từng khu vực. Việc tạo mặt bằng được thực hiện bằng cách san gạt, tạo địa hình có độ dốc phù hợp địa hình khu vực.
- Tăng độ mầu của đất bề mặt
Trong quá trình khai thác thì những lớp đất phủ có độ dinh dưỡng cao được cất dữ ở một nơi, khi công tác hoàn thổ ở khai trường và bãi thải xong tiến hành trải đều lớp đất phủ lên bề mặt để tăng độ mầu mỡ. Nếu khối lượng đất mầu ít thì có thể bỏ vào từng hố để trồng cây.
- Phục hồi thảm thực vật
Đặc điểm đất đá của khu vực mỏ thường là bạc mầu, trơ sỏi đá và có độ chua. Do vậy cần phải trồng các loại cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khô cằn. Những loại cây có khả năng thích nghi trong môi trường đất đá mỏ ở Hà Giang bao gồm: keo lá tràm, keo tai tượng, muồng đen, bạch đàn. Thực tế, cây bạch đàn đã được trồng tại khu mỏ và phát triển tương đối tốt. Dự án đề xuất trồng keo lá tràm và keo tai tượng với khoảng cách 4m một cây.
b.7. Các giải pháp về mặt tổ chức và tuyên truyền
Tham khảo các cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường của thế giới, kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường chung của Việt Nam, chúng ta cần thực hiện những vấn đề sau:
Tổ chức cho mọi cán bộ công nhân viên học tập về luật môi trường.
Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về môi trường chung và môi trường khai thác mỏ nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân trong khu mỏ là điều quan trọng, nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân. Trên cơ sở đó nhằm giảm đến mức tối thiểu các rủi ro về môi trường gây ra bởi những tác động vô thức của con người.
c. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động
c.1. Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp sắt Tùng Bá
Dự án đầu tư khai thác lộ thiên mỏ sắt Tùng Bá – Công ty Cổ phần Khoáng sản An Thông đạt công suất 300.000 Tấn/năm được triển khai thực hiện tại công trường của Xí nghiệp sắt Tùng Bá- huyện Vị Xuyên và huyện Quảng Bạ- Hà Giang. Nhân lực phục vụ ở các công trường này là các cán bộ công nhân viên được tuyển dụng mới của Công ty Cổ phần khoáng sản An Thông và nguồn lao động tại địa phương.
Đối với dự án này sẽ không làm thay đổi cơ cấu tổ chức, vận hành của Công ty Cổ phần khoáng sản An Thông. Tuy nhiên, Dự án này sẽ đề cập đến việc bổ sung nhân lực cho Xí nghiệp khai thác mỏ Tùng Bá.
Tổ chức của Xí nghiệp khai thác mỏ Tùng Bá xem hình 3
Phân xưởng khai thác
Phòng điều khiển SX và Kiểm tra SP
Phó giám đốc KT - SX
Phòng kỹ thuật khai thác
Phòng bảo vệ quân sự
Phòng tổ chức lao động tiền lương
GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán + Kế hoạch vật tư
Văn phòng
Phòng cơ điện, vận tải
Phân xưởng tuyển
Phó giám đốc cơ điện – vận tải
Phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị
Phòng vận tải an toàn
Hình 3. Sơ đồ tổ chức mỏ sắt Tùng Bá
c.2. Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của mỏ:
Số ngày làm việc trong năm 300 ngày.
Số ca sản xuất trong ngày: Bóc đất đá 3 ca; khai thác quặng 2 ca
Bộ phận văn phòng làm việc theo giờ hành chính.
Số giờ làm việc trong ca: 8h
Hệ số sử dụng thời gian: 0,75
c.3. Phương án sử dụng lao động
Biên chế lao động của mỏ được tính theo Định mức lao động hiện hành của Nhà nước và có tham khảo Quyết định số 2034/QĐ-HĐQT ngày 09/11/2004 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Kết quả tính nhu cầu lao động xem bảng 2.25.
Bảng 2.25. Nhu cầu lao động
TT
Chức danh lao động
Số lượng ( người )
Có mặt
Danh sách
1
2
3
4
Tổng số:
161
175
I
Khối văn phòng Xí nghiệp
36
36
1
Ban Giám đốc
3
3
2
Phòng kỹ thuật khai thác
4
4
3
Phòng an toàn mỏ
3
3
4
Phòng cơ điện vận tải
5
5
5
Phòng điều khiển sản xuất và kiểm tra chất lượng SP
5
5
6
Phòng Kế toán + Kế hoạch vật tư
5
5
7
Phòng Tổ chức lao động tiền lương
3
3
8
Văn phòng Xí nghiệp
4
4
9
Nhân viên nhà ăn văn phòng
3
3
10
Nhân viên y tế cơ quan
1
1
II
Lao động trực tiếp
98
107
1
Công nhân máy khoan lớn
3
3
2
Công nhân máy khoan con
3
3
3
Công nhân máy ép khí
2
3
4
Công nhân máy xúc khai thác
10
10
5
Công nhân lái xe
10
13
6
Công nhân lái máy gạt + bãi thải
2
3
7
Lái xe phục vụ
2
3
8
Công nhân nổ mìn
10
12
9
Công nhân xưởng sửa chữa bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị
41
43
10
Công nhân cơ điện
5
7
11
Lao động phụ trợ phục vụ trên công trường
10
10
III
Lao động gián tiếp
8
8
1
Quản đốc + Phó quản đốc Công trường khai thác
4
4
2
Đốc công Công trường khai thác
2
2
3
Quản đốc + phó quản đốc phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng xe máy
2
2
IV
Khối phục vụ
19
24
1
Nhân viên kinh tế thống kê công trường, phân xưởng
4
4
2
Nhân viên bảo vệ
15
20
c.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động của mỏ được xác định như sau
Bảng 2.26. Năng suất lao động
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
1
Sản lượng quặng nguyên khai
Tấn
300.000
2
Sản lượng quặng tinh
Tấn
175.920
3
Tổng số lao động
Người
175
4
Năng suất lao động tính theo quặng nguyên khai
tấn/năm
1.714,3
5
Năng suất lao động tính theo quặng tinh
tấn/năm
1.005,3
d. Giải phóng mặt bằng và tái đầu tư
d.1. Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng
Khi đầu tư khai thác mỏ sắt Tùng Bá, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng các khu vực khai trường và bãi thải như sau:
- Khu vực khai trường
Diện tích khai trường Nam Hạ Vinh: 23,48ha
Diện tích khai trường Bắc Hạ Vinh: 12,47ha
Diện tích khai trường Trung Vinh: 13,53ha
Tổng diện tích các khai trường là: 49,48ha.
- Khu vực bãi thải
Diện tích các bãi thải phải đền bù, giải phóng mặt bằng là: 54,28 ha
- Khu vực Văn phòng, xưởng bảo dưỡng thiết bị và xưởng tuyển
Khu vực Văn phòng xí nghiệp khai thác mỏ sắt Tùng Bá và xưởng bảo dưỡng thiết bị diện tích cần giải phóng mặt bằng là: 1,42 ha.
Khu vực mặt bằng xưởng tuyển: 0,8 ha.
Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng xem bảng 2.27.
Bảng 2.27. Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng
TT
Khu vực giải phóng mặt bằng
Đơn vị
Số lượng
Loại đất
I
Khai trường
1
Khai trường Nam Hạ Vinh
ha
23,48
Rừng thưa
2
Khai trường Bắc Hạ Vinh
ha
12,47
Rừng thưa
3
Khai trường Trung Vinh
ha
13,53
Rừng thưa
II
Bãi thải
1
Bãi thải ngoài
ha
54,28
Rừng thưa
III
Khu vực VP xí nghiệp + xưởng bảo dưỡng thiết bị
ha
1,42
Rừng thưa
IV
Xưởng tuyển quặng
ha
0,8
Đất rừng
Tổng
ha
105,98
d.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư
- Phương án đền bù
Để giải phóng mặt bằng các khu vực phục vụ khai thác và đổ thải của mỏ cần thiết phải đền bù và tái định cư cho các hộ trong diện phải di dời.
Phương án đền bù giải phóng mặt bằng như sau:
Căn cứ vào từng loại đất đai trong khu vực.
Căn cứ vào từng loại nhà cửa, trong diện đền bù.
Tiến hành thống kê đo đặc xác định từng loại đất, cây rừng, nhà cửa v.v. để bền bù cho các hộ dân và đơn vị liên quan.
- Phương án tái định cư
Các hộ trong diện di chuyển sẽ được tái định cư ở khu vực các xã Tân Thịnh, Trấn Thịnh và Bình Thuận- huyện Văn Chấn.
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, công tác lập dự án khai thác và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông với việc nghiên cứu tình huống mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cho ta thấy được sự cần thiết và cấp bách của ngành khai khoáng đặc biệt là việc khai thác và chế biến mỏ sắt.
Về tài nguyên
Quặng sắt của mỏ Tùng Bá được lập dự án đầu tư và bắt đầu đưa và khai thác bằng phương pháp lộ thiên: Trữ lượng quặng theo tính toán đảm bảo độ tin cậy, quặng ở đây có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Trữ lượng quặng: Cấp 121 + 122 là: 7.156.566 tấn
Cấp tài nguyên 333 là: 835.154 tấn
Quặng có hàm lượng sắt Fe = 4142%.
Về giải pháp công nghệ:
Biên giới trữ lượng khai trường:
- Kết quả tính toán ổn định bờ mỏ với những tài liệu hiện có cho thấy, khi chiều cao bờ mỏ các khu vực khai thác nhỏ hơn 110m góc dốc ổn định giới hạn bằng 500, khi chiều cao bờ mỏ từ 110200m góc dốc ổn định giới hạn của bờ: giới hạn = 450. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả tính toán ban đầu. Do đó, trong quá trình khai thác cần phải thường xuyên cập nhật xác định chính xác hơn về tính chất cơ lý của đất đá trong khu mỏ, nhằm chính xác thêm kết quả tính toán.
- Trữ lượng quặng trong biên giới là 2,853 triệu tấn, đất bóc 26,397 triệu m3, KTB = 9,25 m3/tấn. Điều kiện khai thác thuận lợi, cung độ vận tải đất đá từ 1,97 km, cung độ vận tải quặng trung bình từ 2,07 km.
Đồng bộ thiết bị khai thác
+ Thiết bị khoan: Máy khoan thuỷ lực có đường kính dLK = 102-127mm hoặc loại tương đương.
+ Thiết bị xúc bốc: Dự án lựa chọn loại MXTLGN có dung tích gầu E = 2,0÷2,5 m3. Với yêu cầu như trên có thể lựa chọn loại MXTLGN PC450-7 của hãng Komatsu có dung tích gầu từ E = 2,1 ÷ 2,5m3 hoặc loại tương đương.
+ Thiết bị vận tải: Thiết bị vận tải đất đá lựa chọn loại ô tô có tải trọng q0 = 15÷16,7 tấn.
+ Thiết bị phụ trợ máy gạt loại T165Y hoặc loại tương đương.
Công suất thiết kế:
Công suất mỏ được lựa chọn phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của Nhà máy luyện gang tỉnh Hà Giang và các hộ tiêu thụ khác trong khu vực. Công suất thiết kế tính theo quặng khai thác là 300.000 tấn/năm.
Công nghệ và trình tự khai thác:
Áp dụng triệt để công tác khai thác chọn lọc, khai thác đồng thời hai đến ba thân quặng để đảm bảo chất lượng quặng cung cấp cho Nhà máy luyện gang Hà Giang.
Hiệu quả kinh tế của dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá
Các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện qua các bảng chỉ tiêu trong bảng tính toán excel. Ta thấy NPV = 72,420,822 > 0, do đó dự án khả thi. IRR = 21,81% > tỷ lệ chiết khấu r = 14,4%, vì vậy nhà đầu tư có thể đầu tư dự án này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu lập dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá.
2. Giáo trình Lập dự án, trường đại học Kinh tế quốc dân
3. Giáo trình Quản lý dự án, trường đại học Kinh tế quốc dân
4. Giáo trình Kinh tế đầu tư, trường đại học Kinh tế quốc dân
4. Các văn bản pháp qui của Việt Nam về thiết kế khai thác mỏ
5. Tài liệu nghiên cứu trung tâm thực nghiệm Mỏ - Địa Chất
MỤC LỤC
Sinh viên : Nguyễn Thanh Hoàng
Lớp : Kinh tế đầu tư 47D
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2233.doc