MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục 1
A.Lời nói đầu 3
B. Nội dung 5
Chương I: Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư tại
BQLDA Quận Long Biên 5
I.Giới thiệu chung về Ban quản lý dự án quận Long Biên 5
1.Quá trình hình thành Ban quản lý dự án quận Long Biên 5
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Ban quản lý dự án quận Long Biên 6
3.Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án quận Long Biên 8
II.Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại
Ban quản lý dự án quận Long Biên 14
1.Quy trình th
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện một dự án đầu tư tại
Ban quản lý dự án quận Long Biên 14
2.Thực trạng công tác lập dự án 20
3.Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu 25
4.Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng 32
5.Thực trạng công tác quản lý dự án 37
6.Thực trạng các công tác khác 40
III.Những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động
đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên và nguyên nhân 41
1.Tồn tại trong công tác lập dự án 41
2.Tồn tại trong công tác đấu thầu 45
3.Tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng 48
4.Tồn tại trong công tác quản lý dự án 52
Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên 55
I.Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên 55
II.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động đầu tư tại BQLDAQLB 56
1.Một số giải pháp chung 56
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án 61
3.Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu 64
4.Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GPMB 65
5.Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLDA 70
C.Kết luận 77
D.Tài liệu tham khảo 78
A-LỜI NÓI ĐẦU
Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều công trình được dựng lên, nhiều con đường được mở rộng. Đất nước ta ngày càng to đẹp. Có được những thành tựu trên, trước hết là nhờ có tư tưởng sáng suốt, nhìn xa trông rộng của Đảng, Nhà nước, sau đến là có sự nỗ lực của các Ban quản lý dự án-một hình thức quản lý mới xuất hiện trong những năm qua.
Tuy vậy, hoạt động của những ban quản lý dự án này cũng còn nhiều điều cần bàn. Mặc dù, hình thức quản lý dự án này có nhiều ưu điểm như đảm bảo được chất lượng, chi phí, tiến độ thực hiện.v.v. song nó cũng còn nhiều tồn tại đòi hỏi phải được giải quyết để các ban quản lý dự án hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.
Ban quản lý dự án Quận Long Biên, nơi em thực tập cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Có những khó khăn chung của tất cả các ban quản lý dự án, có những khó khăn đặc thù do tính chất là một ban quản lý dự án mới được thành lập trên một địa bàn Quận cũng vừa mới được thành lập.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên: thực trạng và giải pháp”. Nội dung của đề tài là đánh giá những mặt được, mặt chưa được của Ban trong quá trình hoạt động. Đồng thời, với tư cách là một sinh viên thực tập, em muốn vận dụng những lý thuyết mà mình đã học được, kết hợp với thực tế hoạt động tại Ban, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để nhận thấy những điểm khác biệt, những điểm giống nhau giữa lý thuyết và thực tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong Ban quản lý dự án quận Long Biên, và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn: TS. Từ Quang Phương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Là một sinh viên, do vậy, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các bạn để đề tài có chất lượng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B-NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN.
1.Quá trình hình thành ban quản lý dự án quận Long Biên.
Xuất phát từ tình hình chia tách, thành lập các quận mới ( Long Biên và Hoàng Mai) đòi hỏi phải hình thành các ban quản lý dự án mới nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ, tham mưu cho cấp lãnh đạo của các Quận mới được thành lập khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển.
Để đáp ứng yêu cầu đó, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 02/2004/QĐ-UB ngày 06/01/2004 thành lập các ban quản lý dự án mới là Ban quản lý dự án quận Long Biên và Ban quản lý dự án Quận Hoàng Mai. Ban quản lý dự án quận Long Biên được thành lập trên cơ sở tách một bộ phận nhân sự từ ban quản lý dự án huyện Gia Lâm cũ, đồng thời bổ sung thêm nhân sự để Ban có thể vận hành bình thường và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ban quản lý dự án quận Long Biên được coi là một đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận Long Biên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
Tại thời điểm thành lập, Ban quản lý dự án quận Long Biên có 12 cán bộ bao gồm một đồng chí Giám đốc, một đồng chí Phó giám đốc, kế toán và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ.
Qua hai năm thành lập, ban quản lý dự án quận Long Biên đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Ban quản lý dự án quận Long Biên đã hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ được Thành phố và Quận giao cho. Hàng trăm dự án đã được triển khai, xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng, đóng góp vào sự phát triển của Quận trong hai năm vừa qua.
2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý dự án quận Long Biên.
2.1.Chức năng.
Theo điều lệ về tổ chức và hoạt động ban quản lý dự án quận Long Biên đã ghi rõ quyền hạn của ban như sau:
Ban quản lý dự án quận Long Biên hoạt động theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, để thực hiện các dự án và các nhiệm vụ xây dựng cơ bản của quận Long Biên theo quyết định của cơ quan chủ quản đầu tư.
Ban quản lý có các chức năng sau:
Thứ nhất, ban quản lý được phép lập và trình duyệt các dự án theo kế hoạch được giao.
Thứ hai, ban quản lý tiến hành thực hiện việc tư vấn, kiểm tra, thẩm định và quyết toán các dự án theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, ban quản lý tổ chức thực hiện các dự án theo mô hình ban quản lý dự án cấp huyện.
2.2.Nhiệm vụ.
Cũng theo điều lệ, nhiệm vụ của ban quản lý dự án quận Long Biên được quy định như sau:
Nhiệm vụ thứ nhất là chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng theo quy trình và các quy định hiện hành.
Nhiệm vụ thứ hai là chuẩn bị tư liệu, tổ chức chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị theo quy định hiện hành của Nhà nước và yêu cầu của chủ quản đầu tư.
Nhiệm vụ thứ ba là giám sát và quản lý toàn bộ quá trình thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng, cho đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Nhiệm vụ thứ tư là quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý, thiết kế dự toán, quyết toán và các văn bản có liên quan của dự án theo quy định.
2.3.Quyền hạn.
Ban quản lý dự án quận Long Biên có các quyền hạn sau:
Thứ nhất, về chuyên môn: Ban quản lý dự quận Long Biên được quan hệ với các đối tác trong việc thương thảo các hợp đồng tư vấn hoặc xây lắp phục vụ các dự án theo quy định, tổ chức các cuộc họp chuyên môn, hoặc làm việc với các tổ chức chính quyền khi cần thiết.
Thứ hai, về tổ chức bộ máy nhân sự: Ban quản lý dự án quận Long Biên được quyền đề nghị bổ sung hoặc tinh giảm biên chế bộ máy nhân sự của Ban sao cho hiệu quả nhất, cũng như việc đề nghị điều chỉnh chức năng công tác cho từng nhân sự trình cấp trên phê duyệt.
Thứ ba, về trang thiết bị phục vụ hoạt động của Ban: Ban quản lý dự án quận Long Biên có quyền đề nghị trang bị máy móc thiết bị và phương tiện đi lại phục vụ công tác của Ban.
3.Cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án quận Long Biên cùng chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận.
3.1.Về cơ cấu tổ chức,
Ban quản lý dự án quận Long Biên được tổ chức thành ba bộ phận gồm:
Tổ dự án.
Tổ giải phóng mặt bằng và hạ tầng.
Tổ kế toán, hành chính và bảo vệ.
Sơ đồ tổ chức của ban được trình bày ở trang sau.
3.2.Về chức năng.
Nhiệm vụ của các bộ phận được xác định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của tổ dự án:
Một là, tổ có nhiệm vụ xin giới thiệu địa điểm xây dựng, cấp chứng chỉ qui hoạch,xác định chỉ giới đường đỏ, cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật, thoả thuận quy hoạch và xinh thoả thuận kiến trúc với cơ quan quản lý quy hoạch- kiến trúc địa phương.
Hai là, tổ dự án tiến hành lập kế hoạch xin điểm đấu nối, cấp điện, cấp nước và thoát nước.
Ba là, liên hệ với cơ quan tài nguyên, môi trường và chính quyền địa phương để lập bản đồ rải thửa, điều tra khảo sát, lập phương án đền bù và dự án đầu tư xây dựng công trình.
Bốn là, liên hệ với các cấp chính quyền để lập phương án đền bù đất đai, hoa mầu, nhà cửa, công trình trên cơ sở đó trình UBND thành phố hoặc Quận ra quyết định phê duyệt phương án đền bù và thành lập Hội đồng đền bù, tổ chức di dời các công trình trong mặt bằng công trình để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Năm là, tổ chức khoan thăm dò địa chất, khảo sát mặt bằng hiện trạng, thu thập phân tích , tổng hợp thông tin, tài liệu , số liệu của vùng và địa điểm xây dựng.Tổ chức dẫn mốc về công trình theo mốc quốc gia hay khu vực...
Sáu là, tổ chức và trình duyệt thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập khái toán và tổng dự toán công trình thi công, xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên môi trường( nếu có). Tổ chức thẩm tra và thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công công trình. Trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền duyệt phương án về an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, an toàn lao động, an toàn đê điều và các yêu cầu khác có liên quan.
Bảy là, lập kế hoạch tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu xây lắp và mua sắm vật tư, thiết bị và tổ chức chọn thầu theo các quy định hiện hành.
Chức năng và nhiệm vụ của tổ giải phóng mặt bằng và hạ tầng:
Thứ nhất, tổ có nhiệm vụ kết hợp với tổ dự án và tổ kế toán, hành chính, bảo vệ, để bảo vệ, tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu thực hiện các dự án, tham gia thương thảo hợp đồng và trình lãnh đạo Ban ký hợp đồng thực hiện các dự án.
Thứ hai, tổ có nhiệm vụ tổ chức giám sát thi công xây lắp để quản lý khối lượng, chất lượng và tiến độ các công trình. Hỗ trợ kiểm tra dự toán chi tiết, lập phiếu giá công trình theo hợp đồng đã ký kết. Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công tác xây lắp theo quy trình quản lý chất lượng của nhà nước. Theo dõi, kiểm tra thanh quyết toán các hợp đồng xây lắp đã ký kết.
Thứ ba, tổ có nhiệm vụ tổ chức kiểm định chất lượng thi công xây lắp, kiểm định chất lượng và số lượng thiết bị công nghệ lắp đặt.
Thứ tư, tổ có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc nhà thầu lập các bản vẽ hoàn công trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng, hỗ trợ tổ kế toán, hành chính, bảo vệ, quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
Chức năng, nhiệm vụ của tổ kế toán, hành chính, bảo vệ:
Thứ nhất, tổ tiến hành lập và thực hiện kế hoạch huy động, sử dụng vốn đầu tư và kế hoạch tài chính của dự án. Báo cáo kế hoạch dự trù vốn, giải ngân và quyết toán định kỳ vốn đầu tư
Thứ hai, tổ phải kiểm soát tất cả các chế độ về quản lý tài chính của ban quản lý dự án quận Long Biên.
Thứ ba, tổ tiến hành quản lý hồ sơ, tài liệu, bản vẽ thiết kế của ban quản lý dự án theo quy định hiện hành của nhà nước.
Thứ tư, tổ nhận và lưu tất cả các công văn đến, công văn đi, hợp đồng kinh tế, lấy dấu ... thực hiện mọi nhiệm vụ về hành chính và quản trị của ban quản lý dự án quận Long Biên.
Thứ năm, tổ kế toán, hành chính, bảo vệ có chức năng tham mưu cho lãnh đạo ban về phương án bảo vệ cơ quan và hệ thống công trình do ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện.
3.3.Về biên chế và tổ chức bộ máy của ban quản lý dự án quận Long Biên:
Ban quản lý dự án quận Long Biên được tổ chức và làm việc theo chế độ một thủ trưởng.
Giám đốc ban quản lý dự án quận Long Biên chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân Quận.
Phó giám đốc ban quản lý dự án quận Long Biên có trách nhiệm trước Giám đốc ban trong việc lãnh đạo từng công tác cụ thể của ban quản lý dự án quận Long Biên, được quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
Giám đốc của ban quản lý dự án quận Long Biên có trách nhiệm và quyền hạn sau:
Thứ nhất, Giám đốc phải chịu trách nhiệm về công việc được giao trước Uỷ ban nhân dân Quận về hoạt động của ban quản lý dự án quận Long Biên.
Thứ hai, Giám đốc có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ, hợp đồng ... trước khi ký duyệt các hồ sơ, hợp đồng và tài liệu.
Phó giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm sau :
Thứ nhất, phó giám đốc chịu trách nhiệm về công việc được giao trước Giám đốc Ban và lãnh đạo các cấp.
Thứ hai, phó giám đốc được quyền ký các văn bản theo phân cấp để đôn đốc, triển khai thực hiện tuân theo hợp đồng với các đối tác như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu ...
Thứ ba, phó giám đốc thay mặt giám đốc quan hệ với các cơ quan chức năng, địa phương, đối tác( khi được uỷ quyền).
3.4.Về cơ cấu của ban quản lý dự án quận Long Biên
Bộ máy lãnh đạo gồm:
Một giám đốc : phụ trách chung và tổ kế toán, hành chính, bảo vệ.
Một phó giám đốc : phụ trách tổ dự án.
Một phó giám đốc : phụ trách tổ giải phóng mặt bằng và hạ tầng.
Nhân sự của các tổ chuyên môn :
Tổ dự án : có 12-15 người. Yêu cầu về nhân sự : kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế xây dựng và các nghiệp vụ quản lý dự án khác.
Tổ giải phóng mặt bằng và hạ tầng: có 10-13 người. Yêu cầu về nhân sự : như tổ dự án.
Tổ kế toán, hành chính, bảo vệ : có 7-9 người. Yêu cầu về nhân sự : Kế toán, kỹ sư kinh tế xây dựng, cử nhân luật, hành chính, văn thư, .v.v.
Trong hoạt động của ban quản lý dự án quận Long Biên, đồng chí Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức mọi hoạt động của ban.
Trong quan hệ với các đơn vị chức năng trong Quận, ban có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo quyền hạn và chức năng để hoàn thành các công việc được giao. Trong quan hệ giữa ban và các đơn vị chức năng trong Quận, ban được coi như một đơn vị hành chính độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong điều lệ và hoạt động của ban. Ban quản lý dự án quận Long Biên chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN HIỆN NAY
GIÁM ĐỐC
TỔ DỰ ÁN
TỔ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TỔ KẾ TOÁN,HÀNH CHÍNH,BẢO VỆ
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Chú thích: : Quan hệ lãnh đạo trực tiếp.
: Quan hệ phối hợp.
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN.
1.Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Quận Long Biên.
Ban quản lý dự án Quận Long Biên được thành lập và hoạt động theo nghị định 16/2005/NĐ-CP. Nghị định này có một số điểm khác biệt so với nghị định 52/1999/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo điều 4 nghị định 16/2005/NĐ-CP, thay thuật ngữ “báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” bằng thuật ngữ “báo cáo đầu tư”.
Thứ hai, theo điều 5 của nghị định này, thay thuật ngữ “Báo cáo nghiên cứu khả thi” bằng “Dự án đầu tư”.
Thứ ba, theo điều 12 của nghị định 16, thay thuật ngữ “báo cáo đầu tư” bằng thuật ngữ “Báo cáo kinh tế kỹ thuật”.
So với quy định của Nghị định 52/1999/NĐ-CP, việc phân cấp lập dự án của nghị định 16/2005/NĐ-CP, chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Nghị định 16 đã quy định chi tiết mức vốn đầu tư nào thì được lập dư án đầu tư, mức nào thì được lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện dự án theo quy trình được sơ đồ hoá như sau:
Với giai đoạn chuẩn bị:
UBND Quận ra chủ trương đầu tư.
BQL kí hợp đồng với công ty tư vấn để khảo sát hiện trạng, nội dung lập dự án.
Xin thoả thuận với CQ địa phương về địa điểm đầu tư.
Văn bản cam kết của CQ địa phương về mb.
1
2
Lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Lập quy hoạch chi tiết và xin thoả thuận quy hoạch.
Cắm mốc giới tạm
Lập và trình duyệt thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công
2
1
Xin thoả thuận với các cơ quan chức năng: điện, nước.v.v.
Phê duyệt thiết kế cơ sở
Trình xin phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Phê duyệt dự án đầu tư hoặc bcktkt
Chú thích: : Chủ đầu tư làm
: Cơ quan quản lý nhà nước làm.
Với giai đoạn thực hiện đầu tư:
Phê duyệt chỉ định thầu
Lập tờ trình xin chỉ định thầu.
Trình thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu
Tổ chức đấu thầu
Lập kế hoạch đấu thầu
Trình, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Lập hồ sơ mời thầu
Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch
Lập ban giám sát
Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công
Ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
3
GPMB
Trình, thẩm định, phê duyệt TKKT-TDT
Cắm mốc giới chính thức
Lập thiết kế kỹ thuật tổng dự toán
QĐ giao đất
Vốn xây lắp<1tỷ
3
Khởi công công trình.
Giải quyết sự cố công trình.
Hoàn thành bàn giao
Nghiệm thu công trình.
Thanh toán vốn đầu tư
Giai đoạn kết thúc:
Vận hành công trình.
Trình, thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán vốn đầu tư.
Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư.
Lập hồ sơ hoàn công.
Nghiệm thu, bàn giao công trình.
Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên nhìn chung là tương tự với quy trình thực hiện một dự án đầu tư đã được học trong môn Kinh tế Đầu tư.
Tuy nhiên có một số điểm khác nhau:
Thứ nhất, Ban quản lý dự án quận Long Biên không phải tiến hành thủ tục xin chủ trương đầu tư đối với tất cả các dự án mà nó thực hiện. Do chức năng của Ban là thực hiện dự án từ vốn ngân sách của Quận và Thành phố. Do vậy, chỉ các dự án đầu tư mới là cần xin giới thiệu địa điểm với sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội. Các dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng do đã có địa điểm từ trước nên không phải xin giới thiệu địa điểm, chủ trương đầu tư. Ban chỉ có chức năng đứng ra đại diện cho Quận làm chủ đầu tư dự án và quản lý việc thực hiện dự án.
Thứ hai, cũng vì lý do trên, Ban quản lý dự án quận Long Biên cũng không phải tiến hành thủ tục xin giới thiệu địa điểm. Ban quản lý dự án quận Long Biên chỉ cần tiến hành liên hệ với chính quyền địa phương để cùng phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư và đảm bảo cho công trình được thực hiện.
Thứ ba, thay vì khảo sát hiện trạng và nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư trước rồi mới làm thủ tục đầu tư. Trong quy trình thực hiện dự án của Ban, sau khi có chủ trương đầu tư của Quận, Ban mới tiến hành khảo sát hiện trạng và thống nhất nội dung lập dự án với một công ty tư vấn được ký hợp đồng.
Thứ tư, Ban quản lý dự án quận Long Biên không phải tiến hành thủ tục đăng ký tài sản sau khi hoàn thành công trình. Lý do là, sau khi hoàn thành công trình, Ban sẽ bàn giao lại cho phòng kinh tế-kế hoạch của Quận. Phòng này sẽ thực hiện nhiệm vụ trên.
2.Công tác lập dự án.
Sau hai năm được thành lập, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã thực hiện được tổng cộng 131 dự án. Trong đó có 113 dự án nhóm C, 18 dự án nhóm B. Tất cả các dự án này đều được lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư.
Thuật ngữ báo cáo kinh tế kỹ thuật có thể được hiểu tương đương với báo cáo đầu tư dành cho các công trình đầu tư có số vốn nhỏ, các dự án nhóm C. Những dự án nhóm B sẽ lập dự án đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình hoạt động của mình, Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện chủ yếu là các dự án nhóm C. Sau hai năm, số dự án nhóm C chiếm 86% tổng số dự án do Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện. Số dự án nhóm C gấp hơn 6 lần số dự án nhóm B do Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện. Do vậy, công tác lập dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên chủ yếu là lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự án đầu tư của các dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên được ký hợp đồng lập dự án với một công ty tư vấn trong lĩnh vực mà dự án được thực hiện. Đối tác lâu năm của Ban quản lý dự án quận Long Biên trong việc lập dự án là công ty TNHH Giao thông vận tải.
Đối với các dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập đều có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, chúng đều được lập với nội dung mang nặng tính kỹ thuật. Tức là, các dự án được lập này chủ yếu phân tích tính khả thi của dự án trên góc độ kỹ thuật. Có thể lấy một số thí dụ sau:
Dự án đầu tư công trình đường và kè xung quanh hồ Tai Trâu. Hồ sơ dự án mang số: 2004-DA1-KHTT, được lập tháng 05 năm 2005. Đơn vị thực hiện lập dự án là công ty TNHH Giao thông vận tải có các nội dung sau:
Chương I: Giới thiệu chung. Trong chương này có 6 phần nhỏ. Nội dung của chương là đặt vấn đề lập dự án, những văn bản pháp luật( căn cứ) để lập dự án, xác định tên chủ đầu tư, tổ chức tư vấn.
Chương II: Hiện trạng kinh tế xã hội và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị khu vực. Chương này có 3 phần nhỏ. Nội dung chương là chỉ ra các điều kiện về tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, hiện trạng về giao thông, thoát nước của địa điểm đầu tư.
Chương III: Kế hoạch phát triển kinh tế và những quy hoạch có liên quan đến dự án.Gồm 2 phần nhỏ. Mục đích của chương này là chỉ ra kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và của Quận Long Biên từ nay đến năm 2020.
Chương IV: Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư. Tên của chương đã nói lên nội dung của chương, khẳng định tính cấp bách của dự án và đề ra những mục tiêu mà dự án phải đạt được.
Chương V: Quy mô-Tiêu chuẩn kỹ thuật. Nó gồm có 7 phần nhỏ, tương đương với bảy tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chương VI: Giải pháp thiết kế nền, mặt đường, hè vỉa, thoát nước. Gồm có 10 mục nhỏ. Trình bày giải pháp thiết kế, kỹ thuật xây dựng công trình.
Chương VII: Giải pháp thiết kế cấp nước, điện chiếu sáng. Gồm 2 phần nhỏ, xác định các nội dung kỹ thuật về cấp nước và cấp điện chiếu sáng.
Chương VIII: Đánh giá tác động môi trường. Nội dung chương xác định mức độ tác động của công trình và việc thi công công trình tới môi trường xung quanh. Đề ra các giải pháp để giảm thiểu tác động có hại đến môi trường.
Chương IX: Khối lượng công trình và tổng mức đầu tư xây dựng. Chương này đưa ra hai phương án kỹ thuật với giá trị xây lắp và tổng mức đầu tư khác nhau để so sánh, lựa chọn.
Chương X: Kết luận-Kiến nghị. Lựa chọn cuối cùng về giải pháp kỹ thuật. Xác định tổng mức đầu tư.
Qua các nội dung của dự án này chúng ta thấy ngay được rằng, phần phân tích kỹ thuật trong hồ sơ dự án là 31 trang trong tổng số 46 trang, chiếm 67% dung lượng của hồ sơ dự án. Điều này chứng minh rằng dự án được lập có nội dung chủ yếu là phân tích kỹ thuật.
Ta xem thêm một ví dụ nữa về một báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường tổ 1 cụm 1 Thống Nhất, phường Cự Khối. Hồ sơ mang số 2004-TKKT-20 do công ty TNHH Giao thông vận tải lập. Nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật gồm có:
Phần I: Căn cứ thiết kế.
Phần II: Tình hình hiện trạng.
Phần III: Giải pháp thiết kế.
Phần IV: Khối lượng chủ yếu và kinh phí xây dựng.
Phần V: Phụ lục( bảng dự toán, bản vẽ.v.v.)
Qua đây, một lần nữa khẳng định nhận định, các dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập có nội dung chủ yếu là phân tích kỹ thuật.
Thứ hai, đối với hoạt động lập dự án, Ban quản lý dự án quận Long Biên chỉ thực hiện một số nội dung sau:
Xây dựng đề cương để tư vấn có cơ sở lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư.
Phối hợp với tự vấn tiến hành khảo sát hiện trạng địa điểm thực hiện đầu tư.
Cung cấp cho tư vấn những tài liệu, hồ sơ cần thiết phục vụ cho việc thiết kế, lập dự án như bản vẽ hiện trạng khu vực, quy hoạch của Thành phố đối với địa điểm đầu tư, các văn bản pháp luật, chủ trương chính sách phát triển kinh tế có liên quan đến khu vực thực hiện đầu tư.v.v.
Thứ ba, về trình tự và thủ tục để lập dự án. Đối với dự án đầu tư, các giấy tờ đòi hỏi nhiều hơn. Quy trình thực hiện cũng phức tạp hơn so với báo cáo kinh tế kỹ thuật. Quay trở lại hai ví dụ trên:
Với dự án đầu tư xây dựng đường và kè hồ Tai Trâu, gồm có các giấy tờ sau:
Quyết định của UBND thành phố về việc phuyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án số 608/QĐ-UB ngày 16/9/2004.
Quyết định của Ban quản lý dự án quận Long Biên về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát bước lập dự án khả thi số 155/QDD-BQLDA ngày 29/9/2004.
Kết quả thẩm định dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư của sở giao thông công chính Hà Nội số 959/TĐ-GTCC ngày 19/10/2004.
Công văn của điện lực Long Biên đồng ý cấp điện cho việc thi công công trình, ngày 30/11/2004.
Công văn của công ty kinh doanh nước sạch số 2, thoả thuận việc cung cấp nước sạch, hỗ trợ công trình, ngày 20/12/2004.
Biên bản làm việc với UBND phường Ngọc Lâm để chuẩn bị đầu tư dự án, ngày 05/05/2004.
Báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ số 2004-DA1-KHTT.
Với báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình tổ 1, Thống Nhất, gồm có
Công văn cam kết về mặt bằng của UBND phường Cự Khối.
Quyết định phê duyệt dự án.
Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế
Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế.
Văn bản thoả thuận với các cơ quan điện, nước.
Hồ sơ thiết kế số 2004-TKKT-20.
Khi lập dự án, tư vấn đã đưa ra hai phương án kỹ thuật. Phương án một, rải đường bằng bê tông apha hạt mịn, vỉa hè lát gạch Terrazo. Phương án hai, rải đường bằng bêtông ximăng, vỉa hè lát gạch block. Kết quả, tổng mức đầu tư của phương án 1 là 52.945 tỷ đồng, phương án 2 là 51.350 tỷ đồng. Phương án 1 là phương án được lựa chọn vì tuy có chi phí lớn hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, thẩm mỹ hơn.
Trong 2 năm qua, Ban đã tổ chức lập dự án được hàng trăm dự án. Tất cả các dự án này đều được UBND Quận chấp nhận và thông qua. Nhìn chung, các dự án được lập ở đây đáp ứng được yêu cầu được quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Nó đảm bảo về mặt pháp lý, kỹ thuật. Công trình khi đươc thực hiện sẽ đảm bảo tối ưu về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, trong dự án được lập còn thiếu một số nội dung sau:
Thứ nhất, phương án giải phóng mặt bằng.
Thứ hai, phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
Thứ ba, chưa có các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
So với các nội dung được học trong môn lập dự án đầu tư, dự án được lập cũng về cơ bản mang những nội dung đã được học.
Phần nghiên cứu kinh tế tự nhiên, trong dự án này bao gồm các chương: chương I, II, III,IV.
Phần nghiên cứu thị trường: không có. Do đây là công trình công cộng.
Phần nghiên cứu kỹ thuật: là các chương V, VI, VII.
Phần nghiên cứu tài chính: không có.
Phần nghiên cứu kinh tế xã hội: là chương VIII
Các chương IX, X là các chương kết luận, kiến nghị.
3.Công tác đấu thầu.
Với tư cách là một ban quản lý dự án, công tác đấu thấu là một trong những hoạt động chính của Ban quản lý dự án quận Long Biên. Bởi vì:
Thứ nhất, Ban quản lý dự án quận Long Biên có chức năng thay mặt UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư các dự án trong địa bàn Quận. Với quy mô, trình độ con người có hạn, Ban không thể tự thực hiện tất cả các hoạt động đầu tư. Do đó, Ban cần có sự tham gia của các tổ chức bên ngoài.
Thứ hai, với bản chất của đấu thầu là cạnh tranh giữa các nhà thầu. Điều này giúp cho nâng cao chất lượng và hiệu quả của công cuộc đầu tư. Đây là một trong những nhiệm vụ và là mục tiêu mà Ban hướng tới. Xây dựng những công trình có chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phảt triển của Quận.
Thứ ba, việc tổ chức đấu thầu xuất phát từ yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Theo quy định của Nhà nước, các hoạt động đầu tư sử dụng vốn Nhà nước thì phải tổ chức đấu thầu.
Công tác tổ chức đấu thầu được Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện theo quy trình được sơ đồ hoá sau:
1
Phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Lập hồ sơ mời thầu, xin phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
Lập kế hoạch đấu thầu, trình xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư
Thực hiện hợp đồng.
1
Ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Phê duyệt kết quả đấu thầu
Tổ chức đấu thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu
Thông báo mời thầu.
Theo quy định của Bộ xây dựng, hoạt động đấu thầu sẽ được tổ chức theo hai giai đoạn, giai đoạn sơ tuyển và giai đoạn đấu thầu.Tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu mà bên mời thầu có thể tổ chức thành hai giai đoạn như trên, hoặc thực hiện kết hợp cả hai giai đoạn trên, hoặc chỉ thực hiện giai đoạn đấu thầu. Trường hợp chỉ có 5 nhà thầu tham dự sơ tuyển thì có thể mời các nhà thầu tham dự đấu thầu ngay.
Mặc dù mới đi vào hoạt động được 2 năm song, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã tiến hành được nhiều cuộc đấu thầu. Cụ thể được ghi trong bảng sau:
Các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2004:( Đơn vị: gói thầu).
Hình thức lựa chọn nhà thầu.
Dự án nhóm B
Dự án nhóm C
2004
2005
2004
2005
Rộng rãi
0
8
12
14
Hạn chế
0
0
0
0
Chỉ định thầu
0
0
82
88
Tổng
0
8
94
102
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy, trong năm 2004, Ban không tổ chức một cuộc đấu thầu với dự án nhóm B. Lý do là, trong năm 2004, Ban mới được tách ra từ Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm, chưa có đủ năng lực và con người để tổ chức đấu thầu, cũng như thực hiện các dự án nhóm B. Đến năm 2005, Ban đã được giao 8 dự án nhóm B. Cả 8 dự án này đều được tổ chức đấu thầu theo hình thức cạnh tranh rộng rãi.
Cũng theo bảng trên, các dự án nhóm C thường được tổ chức đấu thầu theo 2 hình thức chính là cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu. Ta nhận thấy, số dự án được chỉ định thầu luôn cao hơn số dự án đấu thầu theo hình thức cạnh tranh. Cụ thể, năm 2004, số dự án chỉ định thầu gấp 6.8 lần số dự án đấu thầu cạnh tranh rộng rãi. Năm 2005, con số này là 6.28.Ta thấy rằng tỷ lệ chênh lệch đã giảm. Điều này phần nào nói lên quy mô của các gói thầu đã tăng .
Về giá gói thầu, được trình bày trong bảng sau:( Đơn vị: tỷ đồng)
Hình thức lựa chọn nhà thầu.
Dự án nhóm B
Dự án nhóm C
2004
2005
2004
2005
Rộng rãi
0
158.244
34.0222
50.184
Hạn chế
0
0
0
0
Chỉ định thầu
0
0
12.78
25.108
Tổng
0
158.244
46.8022
75.292
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên).
Qua bảng trên ta thấy, giá gói thầu các dự án nhóm C, năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ tổng vốn đầu tư các dự án tăng. Giá gói thầu các dự án đấu thầu rộng rãi năm 2004 gấp 2.66 lần giá của các gói thầu chỉ định thầu. Điều này phản ánh đúng thực tế. Theo quy định các gói thầu tiến hành chỉ định thầu là các gói thầu có giá trị nhỏ, kỹ thuật đơn giản, các công trình bí mật quốc gia, khắc phục sự cố.v.v. Do vậy, quy mô các gói thầu này nhỏ là điều tất nhiên. Năm 2005, giá gói thầu cạnh tranh rộng rãi gấp giá gói thầu chỉ đinh thầu là 2.789 lần.
Theo loại hình đấu thầu ta có bảng số liệu sau:( Đơn vị: tỷ đồng).
Năm 2004
Lĩnh vực và hình thức.
Dự án nhóm B
Dự án nhóm C
Tổng giá gói thầu
Tổng giá trúng thầu
Chênh lệch
Tổng giá gói thầu
Tổng giá trúng thầu
Chênh lệch
Lĩnh vực đấu thầu.
Tư vấn
-
-
-
1.6112
1.6112
0
Mua sắm hàng hoá
-
-
-
-
-
-
Xây lắp
-
-
-
45.191
45.1202
0.0708
Tổng
-
-
-
46.8022
46.7314
0.0708
Loại hình đấu thầu
Rộng rãi
-
-
-
34.0222
33.9514
0.0708
Hạ._.n chế
-
-
-
-
-
-
Chỉ định thầu
-
-
-
12.78
12.78
0
Tổng
-
-
-
46.8022
46.7314
0.0708
Năm 2005
Lĩnh vực và loại hình
Dự án nhóm B
Dự án nhóm C
Tổng giá gói thầu
Tổng giá trúng thầu
Chênh lệch
Tổng giá gói thầu
Tổng giá trúng thầu
Chênh lệch
Theo lĩnh vực đấu thầu
Tư vấn
38.721
38.721
0
1.7408
1.7408
0
Mua sắm hàng hoá
0
0
0
0
0
0
Xây lắp
119.523
116.963
2.56
47.8840
47.7786
0.1054
Tổng
158.244
155.684
2.56
49.6248
49.5194
0.1054
Theo loại hình đấu thầu
Rộng rãi
158.244
155.684
2.560
36.5168
36.4114
0.1054
Hạn chế
0
0
0
0
0
0
Chỉ định thầu
0
0
0
13.108
13.108
0
Tổng
158.244
155.684
2.56
49.6248
49.5194
0.1054
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy, các gói thầu tư vấn giá gói thầu và giá trúng thầu không có sự chênh lệch. Các gói thầu xây lắp có chênh lệch giá. Như vậy, nhờ đấu thầu đã giúp giảm giá gói thầu, tiết kiệm cho chủ đầu tư một khoản tiền. Điều nữa là, nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch này là do các gói thầu xây lắp đều được tổ chức đấu thầu theo loại hình cạnh tranh rộng rãi. Chứng tỏ cạnh tranh rộng rãi là loại hình đấu thầu đem lại hiệu quả kinh tế cho bên mời thầu.
Đặc biệt, với các dự án nhóm B, năm 2005 mặc dù chỉ thực hiện có 8 gói thầu( 4 gói thầu tư vấn, 4 gói thầu xây lắp), nhưng đều được tổ chức đấu thầu rộng rãi. Điều này giúp tiết kiệm được cho bên mời thầu một khoản tiền là 2.56 tỷ đồng. Qua đó chứng minh tính hiệu quả của loại hình cạnh tranh rộng rãi.
4. Công tác giải phóng mặt bằng.
Nhiều công trình mà Ban quản lý dự án quận Long Biên làm chủ đầu tư, phải tiến hành công tác giải phóng mặt bằng. Việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của:
Luật đất đai năm 2003
Luật xây dựng năm 2003
Nghị định 182/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi hà nước thu hồi đất.
Và một số nghị định, thông tư khác.v.v.
Theo đó, công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành theo quy trình sau:
UBND quận thành lập HĐ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Quyết định thu hồi, giao nhiệm vụ GPMB, xác lập chỉ giới quy hoạch tổng mặt bằng.
Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất.
1
1
Làm thủ tục kê khai tài sản.
Hoàn tất thủ tục giao đất.
Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Giải quyết khiếu nại, thắc mắc.
Tổ chức thực hiện( cắm mốc giới, giải phóng mặt bằng.v.v.)
Thẩm định phương án bồi thường
Điều tra xác nhận hồ sơ.
Lập phương án bồi thường, công bố công khai phương án.
Sau đây là một bộ hồ sơ tiến hành giải phóng mặt bằng dự án trường tiểu học Giang Biên. Hồ sơ gồm:
1.Quy hoạch tổng mặt bằng do Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt ngày 21/6/2005.
2.Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 do sở địa chính nhà đất phê duyệt 06/2003.
3.Quyết định 664/QĐ-UB thu hồi đất giao cho Ban quản lý dự án quận Long Biên ngày 07/02/2006.
4.Thông báo về việc sử dụng đất của sở tài nguyên môi trường ngày 21/02/06
5.Quyết định của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư ngày 26/09/05.
6. Tờ trình xin bổ sung thành viên tổ công tác giải phóng mặt bằng ngày 07/03/2006.
7.Quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung thành viên tổ công tác giải phóng mặt bằng 03/2006.
8.Quyết định phê duyệt chính sách bồi thường ngày 09/03/06 của UBND quận Long Biên.
9.Quyết định thành lập tổ công tác GPMB ngày 09/03/06 của UBND quận Long Biên.
10.Quyết định bổ sung thành viên hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư số 321/QĐ-UBND.
11.Quyết định phê duyệt kế hoạch GPMB ngày 16/02/2006.
12.Công văn xin xác định hạng đất nông nghiệp ngày 23/03/2006.
13.Tờ trình thành lập tổ công tác GPMB ngày 07/03/2006.
14.Tờ trình phê duyệt kế hoạch GPMB ngày 07/03/2006.
15.Tờ trình xin bổ sung thành viên hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư ngày 07/03/2006.
16.Công văn đề nghị UBND phường cử cán bộ tham gia tổ công tác GPMB ngày 02/03/2006.
17.Công văn đề nghị UBND phường cử cán bộ tham gia tổ công tác giúp việc hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư phục vụ công tác GPMB ngày 27/02/06.
18.Biên bản làm việc tại UBND phường Giang Biên ngày 20/03/06.
19.Biên bản làm việc thông báo quyết định của UBND quận về phê duyệt kế hoạch GPMB ngày 23/03/06.
20.Danh sách đại biểu dự hội nghị nhận bản kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất.
21.Biên bản định vị thửa đất do Sở tài nguyên môi trường và nhà đất phê duyệt.
22.Bản kê khai mồ mả.
23.Biên bản kiểm tra, kiểm kê khối lượng diện tích nhà, đất có sự chứng nhận của hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
24.Bản kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất trong phạm vi GPMB.
25.Hướng dẫn kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất.
Đối với các công trình nhỏ, công trình cải tạo,nâng cấp, công tác GPMB có thể được giao cho chính quyền địa phương thực hiện.
Được sự chỉ đạo sát sao cũng như quyết tâm và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án quận Long Biên, công tác GPMB trong hai năm qua đã được thực hiện với kết quả khả quan.
Ta xem bảng số liệu sau:
Năm
Số dự án thực hiện trong năm
Số dự án phải GPMB
Số dự án còn vướng mắc về GPMB
2004
87
27
9
2005
96
45
14
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên).
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, số dự án thực hiện tăng qua các năm. Số dự án phải GPMB cũng tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2004 là 27 dự án, chiếm 31.04%. Năm 2005 là 45 dự án, chiếm 46.87%. Tuy rằng số dự án vướng về GPMB có tăng song xét trên tỷ lệ so với số dự án phải GPMB thì lại giảm. Năm 2004 có 9 dự án bị vướng mắc, chiếm 33.33%. Năm 2005 có 14 dự án vướng mắc, chiếm 31.11%. Nguyên nhân là do, năm 2005 Ban phải thực hiện nhiều dự án hơn, số dự án có GPMB cũng tăng. Do vậy, không thể tránh khỏi tăng số dự án có vướng lmắc về GPMB, nhất là trong điều kiện chính sách, chế độ chưa ổn định như hiện nay. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ thì giảm chứng tỏ, Ban đã thực hiện nghiêm túc, triệt để, đúng luật, nên các dự án được thực hiện suôn sẻ.
Về giải ngân vốn: Ta xem bảng số liệu về tình hình giải ngân vốn cho công tác giải phóng mặt bằng dưới đây.
Năm
Tổng số vốn giải ngân
(tỷ đồng)
Số tiền chi cho công tác GPMB
(tỷ đồng)
Số hộ dân được đền bù, GPMB
( hộ)
2004
97
62
1087
2005
120
79
1339
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên).
Qua bảng này, ta thấy, số tiền chi cho công tác GPMB tăng qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2004 là 62 tỷ đồng, chiếm 64% tổng số vốn được giải ngân. Năm 2005 là 79 tỷ đồng, chiếm 65.8% tổng số vốn được giải ngân. Điều này cho thấy sự quan tâm cũng như vai trò và tầm quan trọng của công tác GPMB. Tính trung bình một hộ dân năm 2004 nhận được 57.04 triệu đồng thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên là 59 triệu đồng. Điều này cho thấy, người dân ngày càng được đền bù cao hơn, xứng đáng hơn với những gì họ phải mất đi khi có dự án GPMB.
Qua các bảng số liệu nêu trên chúng ta thấy rằng, công tác GPMB ở Ban quản lý dự án quận Long Biên, tuy rằng còn một số vướng mắc, song nhìn chung, đã được thực hiện tốt, đúng luật, đúng chính sách. Những vướng mắc đó chỉ là thiểu số, không phải là vấn đề lớn và sẽ được giải quyết trong thời gian tới.
Theo đánh giá của Thành phố và của Quận, công tác GPMB đã được Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện đúng luật, hợp lý, hợp lòng dân. Trong hai năm qua, Ban đã không để xảy ra khiếu kiện vượt cấp.
5.Công tác quản lý dự án.
Công tác quản lý dự án là một trong những công tác chính tại Ban quản lý dự án quận Long Biên. Xuất phát từ đặc thù các dự án tại Ban là các dự án xây dựng. Do vậy, quản lý việc thực hiện các dự án này là yêu cầu quan trọng.
Nội dung của công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên gồm có:
Thay mặt UBND Quận Long Biên đứng ra quản lý, giám sát việc thi công công trình.
Giám sát công trình về mặt tiến độ, chi phí và chất lượng.
Tham mưu cho Quận về các vấn đề thực hiện dự án.
Tuy vậy, hoạt động quản lý dự án ở đây có những điểm giống và khác so với nội dung được học như sau:
Về điểm giống nhau:
Thứ nhất, hoạt động quản lý ở đây cũng nhắm tới ba mục tiêu chính. Đó là thời gian, chi phí và chất lượng. Tức là phải đảm bảo công trình đạt được các tiêu chuẩn đã xác định trong thiết kế cơ sở, theo quy chuẩn xây dựng mà nhà nước đặt ra.v.v. Trong khi đó, phải đảm bảo rằng, chi phí thực hiện dự án nằm trong kế hoạch vốn đầu tư đã được phê duyệt. Thời gian để dự án được hoàn thành phải đúng theo kế hoạch đã đăng ký với UBND quận.
Thứ hai, trong quá trình quản lý Ban có sử dụng một số kỹ thuật của quản lý dự án như biểu đồ GANTT
Về điểm khác nhau:
Thứ nhất, Ban quản lý dự án quận Long Biên không trực tiếp quản lý mọi hoạt động thực hiện dự án. Khi dự án được khởi công, việc giám sát, quản lý dự án được giao cho một đơn vị tư vấn giám sát thực hiện. Đơn vị này sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát về mặt chất lượng cũng như tiến độ. Ban lúc này chỉ thực hiện giám sát về chi phí. Đảm bảo rằng, các chi phí của dự án là hợp lý và không bị thất thoát, lãng phí.
Thứ hai, do đặc thù các công trình được thực hiện đa phần là các công trình nhỏ, tương tự nhau. Do vậy, việc giám sát, kiểm tra, ,đôn đốc các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện dự án được giao cho một hoặc vài cán bộ đảm nhiệm. Họ sẽ có trách nhiệm xuống công trường định kỳ để kiểm tra việc thực hiện các hạng mục, đánh giá việc thực hiện có đảm bảo tiến độ, chất lượng, nghe báo cáo của đơn vị giám sát, báo cáo lại với lãnh đạo Ban.
Thứ ba, trong quá trình quản lý dự án, do tính chất các dự án nhỏ, tương tự nhau nên việc quản lý chi phí và thời gian khá đơn giản. Thời gian để thực hiện các dự án này hầu hết đã được tối ưu hoá. Chi phí cũng như vậy. Do vậy, các kỹ thuật về rút ngắn tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh chi phí thực hiện dự án hầu như không được áp dụng.
Mối quan hệ giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án được mô hình hoá như sau:
Đơn vị thi công
Tư vấn giám sát
Ban quản lý dự án
UBND Quận
(1) (2)
(3) (4) (5) (6)
(7)
(8)
Giải thích:
(1): UBND quận chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban.
(2): Ban có nhiệm vụ báo cáo công việc cho Quận.
(3): Tư vấn có nhiệm vụ báo cáo tiến độ, tham mưu cho Ban về kỹ thuật.
(4): Ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dự án theo tiến độ, chất lượng.
(5): Ban kiểm tra trực tiếp việc thi công của đơn vị thi công.
(6): Đơn vị thi công thông báo trực tiếp với Ban về những vướng mắc,khó khăn trong quá trình thi công.
(7): Tư vấn thực hiện nhiệm vụ giám sát về mặt kỹ thuật.
(8): Đơn vị thi công có nhiệm vụ báo cáo với đơn vị giám sát việc thực hiện theo tiến độ, kỹ thuật thi công.
Về tình hình quản lý dự án trong thời gian qua, chúng ta xem bảng sau:
Năm
Số dự án thực hiện
Số dự hoàn thành sớm
Số dự án chậm tiến độ
Số dự án phải điều chỉnh tăng quyết toán
2004
87
12
7
6
2005
96
23
5
8
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên).
Qua bảng trên chúng ta thấy, số dự án hoàn thành sớm năm sau cao hơn năm trước cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 2004 là 12 dự án chiếm 14%. Năm 2005 là 23 dự án chiếm 24%. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của các cán bộ trong Ban. Đồng thời, nhờ cơ cấu tổ chức được hoàn thiện và ổn định nên tạo điều kiện cho công tác quản lý dự án được thực hiện tốt. Số dự án chậm tiến độ giảm ( từ 7 dự án năm 2004 xuống còn 5 dự án năm 2005) trong điều kiện số dự án phải thực hiện tăng. Đây là một bằng chứng chứng minh sự tiến bộ trong công tác quản lý dư án của Ban. Năng lực quản lý của Ban rõ ràng đã được tăng lên. Tuy nhiên, có một số dự án phải điều chỉnh quyết toán. Năm 2004 có 6 dự án, chiếm 7%. Năm 2005 có 8 dự án chiếm 8%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn giữa năm 2004 và 2005, có một số biến động về giá cả vật liệu xây dựng. Điều này dẫn đến sự thay đổi về chi phí. Tuy nhiên, tỷ lệ này nhỏ, không dáng ngại lắm.
6.Các công tác khác.
Trong các năm qua, công tác thanh quyết toán vốn đầu tư được Ban thực hiện theo đúng quy định. Ban thanh toán đúng, đủ cho các nhà thầu theo đúng kế hoạch đã thoả thuận. Ngay khi có vốn giải ngân từ ngân sách của Quận và Thành phố, Ban sẽ xây dựng kế hoạch để thanh toán vốn.
Công tác bồi thường thanh toán tiền cho người dân trong diện GPMB cũng được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Người dân được thanh toán nhanh chóng, đúng luật, không có sách nhiễu phiền hà.
Công tác thanh, kiểm tra, giám sát dự án được Ban thực hiện đầy đủ, định kỳ. Đối với mỗi dự án, sau khi hoàn thành những hạng mục nhất định sẽ tiến hành họp để đơn vị thực hiện cũng như cán bộ quản lý của Ban báo cáo về tình hình thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, lãnh đạo Ban cũng thường xuyên xuống tận công trường để kiểm tra. Các mẫu, chủng loại bêtông, cốt thép, đều được đem đi thí nghiệm, kiểm định để xác định được chất lượng của công trình. Do vậy, trong 2 năm qua, không có công trình nào xảy ra sự cố về chất lượng. Công tác thanh tra đảm bảo tính minh bạch, công khai và công bằng, không cản trở đến hoạt động của đơn vị thi công.
Về bộ máy tổ chức và nhân sự của Ban, sau 2 năm hoạt động về cơ bản đã ổn định và đáp ứng được yêu cầu công việc. Chế độ chính sách, lương thưởng được thực hiện đầy đủ, giúp cho đội ngũ cán bộ yên tâm công tác, có trách nhiệm với công việc. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ trong Ban cũng được quan tâm đầy đủ.
III.NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN VÀ NGUYÊN NHÂN.
1.Tồn tại trong công tác lập dự án và chuẩn bị đầu tư.
Công tác lập dự án là một trong những khâu bắt buộc đối với mọi dự án. Các dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên cũng phải thực hiện công tác này. Trong quá trình thực hiện công tác này, đã xuất hiện một số tồn tại sau:
Thứ nhất, công tác lập dự án( lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư) tại Ban quản lý dự án quận Long Biên được ký hợp đồng giao cho một đơn vị tư vấn thực hiện. Sau 2 năm thành lập, Ban vẫn chưa có đủ khả năng để tự đứng ra lập dự án đầu tư.
Một số đơn vị thường xuyên hợp tác với Ban quản lý dự án quận Long Biên trong công tác lập dự án đó là công ty tránh nhiệm hữu hạn Giao thông Vận tải, công ty tư vấn thiết kế và xây dựng Hà Nội.
Nguyên nhân của tình trạng này đó là :
Nguyên nhân thứ nhất, Ban quản lý dự án quận Long Biên mới thành lập được 2 năm. Trong điều kiện Quận Long Biên cũng mới được thành lập, có nhiều dự án phải thực hiện để xây dựng, chỉnh trang bộ mặt của Quận cho xứng đáng là một Quận nội thành của Thủ đô. Do vậy, có rất nhiều dự án cần thực hiện trong điều kiện số cán bố có hạn.
Ta xem bảng sau: Bảng đối chiếu số dự án và số cán bộ hiện có tại Ban.
Năm
Số dự án trong năm
Số cán bộ có
Số dự án trên một cán bộ
2004
107
17
6
2005
117
22
5
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên).
Qua bảng trên cho thấy, mặc dù số dự án trung bình một cán bộ phải đảm nhiêm năm 2005 đã giảm so với năm 2004 nhưng vẫn còn ở tỷ lệ rất cao. Điều này lý giải tại sao Ban quản lý dự án quận Long Biên không thể bố trí cán bộ để tự thực hiện công tác lập dự án.
Nguyên nhân thứ hai, đội ngũ cán bộ của Ban đa phần là những cán bộ kỹ thuật, chưa được đào tạo bài bản về kiến thức lập dự án. Ta có thể thấy thông qua bảng danh sách cán bộ Ban quản lý dự án quận Long Biên. Những kiến thức mà họ có được chỉ là thông qua kinh nghiệm công tác. Do vậy, ban vẫn chưa có đủ khả năng để tự lập dự án.
Thứ hai, trong các dự án được lập, nội dung các dự án còn thiếu một số nội dung.
Đó là chưa nghiên cứu khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đối với dự án công ích, việc phân tích khía cạnh tài chính là không cần thiết song vì là dự án mang tính xã hội, sử dung vốn ngân sách nhà nước nên cần phải chứng minh được tính hiệu quả đối với xã hội mà nó đem lại.Đó là cơ sở xác định xem đồng vốn Nhà nước bỏ ra có được sử dụng hiệu quả hay không.
Một nội dung khác cũng thiếu trong các dự án đã được lập là chưa xác định được kế hoạch quản lý dự án, chưa lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do:
Nguyên nhân thứ nhất, bản thân cơ quan có chức năng thẩm định hồ sơ dự án cũng chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của các nội dung trên. Họ đều cho rằng, với các dự án công ích không cần phải xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội.Họ cho rằng với loại dự án này chỉ cần chú trọng vào yếu tố kỹ thuật và chất lượng, tiến độ của dự án. Do vậy, khi dự án được trình lên, không cần có các chỉ tiêu này dự án vẫn có thể được thông qua.
Nguyên nhân thứ hai, bản thân đơn vị tư vấn lập dự án là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật lâu năm. Đồng thời, các cán bộ của Ban quản lý dự án quận Long Biên đều là những cán bộ kỹ thuật, không được đào tạo về kỹ năng lập, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội. Do vậy, khi lập dự án họ đã “lờ” đi nội dung này. Tất nhiên, cũng phải kể đến việc các văn bản pháp quy hiện nay chưa đưa những nội dung này trở thành nội dung bắt buộc khi lập dự án. Tất cả những điều đó đã khiến cho những dự án được lập ở đây hiện nay, có nội dung khá đơn giản, mang tính kỹ thuật là chủ yếu.
Thứ ba, công tác xin phê duyệt dự án cũng gặp phải một số vướng mắc dẫn đến làm chậm tiến độ lập dự án. Những vướng mắc này nằm ở khẩu thẩm định và phê duyệt của các cơ quan có chức năng. Chúng là:
Một số thuật ngữ trong quy trình hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư do UBND Quận Long Biên ban hành còn chưa rõ ràng, khiến người đọc hiểu nhầm.
Khi tiến hành xin giới thiệu địa điểm thì sở Quy hoạch Kiến trúc lại yêu cầu quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong khi sở Kế hoạch Đầu tư chỉ giao quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư khi có địa điểm cấp đất. Đây thực là một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng tới công tác chuẩn bị dự án đầu tư.
Việc giải ngân cho quá trình lập dự án cũng gặp khó khăn. Việc này chỉ được thực hiện khi mà cấp có thẩm quyền phê duyệt và thẩm định. Song vì nếu không thanh toán thì một số cơ quan như công ty địa chính, viện Quy hoạch xây dựng.v.v. lại không trả kết quả lập dự án. Do vậy, không thể tiến hành thủ tục để xin thẩm định dự án. Điều này khiến cho Ban gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ của công tác lập dự án cũng như tiến độ của cả dự án.
2. Tồn tại trong công tác tổ chức đấu thầu.
Công tác đấu thầu trong 2 năm qua tuy đạt được nhiều kết quả tốt, song cũng còn một số tồn tại cần phải giải quyết trong thời gian tới. Cụ thể như:
Thứ nhất, cũng giống như công tác lập dự án, công tác lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu hiện nay vẫn phải đi thuê các công ty tư vấn thực hiện. Ban quản lý dự án quận Long Biên hiện chỉ đảm đương được công tác tổ chức phiên đấu thầu, và tiến hành các thủ tục pháp lý của quá trình đấu thầu: lập biên bản đấu thầu, lập và xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Những tồn tại này sẽ ảnh hưởng tới chi phí, tính chính xác của công tác đấu thầu. Nếu Ban tự thực hiện được các nội dung trên, sẽ giúp giảm được chi phí thuê ngoài, chi phí kiểm tra chất lượng các nội dung công việc. Đồng thời tiết kiệm về mặt thời gian, công sức đi lại. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên đó là do:
Nguyên nhân thứ nhất, cũng giống với công tác lập dự án, tình trạng thiếu cán bộ cả về số lượng và chất lượng đã khiến cho Ban quản lý dự án quận Long Biên “lực bất tòng tâm”. Như đã nói ở trên, trung bình một cán bộ của Ban phải quản lý 5-6 dự án. Do vậy, thật khó có thể giao thêm việc cho họ. Kể cả có giao thêm việc, chất lượng của các công việc có thể bị đe doạ. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ trong bán chủ yếu là những cán bộ công tác trong lĩnh vực kỹ thuật. Do vậy, họ chưa được đào tạo kiến thức về đấu thầu. Trong tình hình như thế, giải pháp thuê tư vấn là một giải pháp ưu việt hơn cả.
Nguyên nhân thứ hai, Ban quản lý dự án quận Long Biên hiện chưa nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên đặc biệt là UBND quận Long Biên trong việc giúp đỡ Ban tự đứng ra đảm nhiệm toàn bộ công tác đấu thầu. Sự giúp đỡ này cần phải bằng cả vật chất và tinh thần. Nó bao gồm có kinh phí để tổ chức đào tạo, kế hoạch từng bước, cụ thể để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, chủ trương bổ sung thêm nguồn nhân lực, các văn bản hướng dẫn.v.v.
Thứ hai, trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, vẫn xảy ra một số nhầm lẫn đáng tiếc về mặt kiến thức của cán bộ thực hiện đấu thầu. Đơn cử một ví dự: trong hồ sơ mời thầu dự án “ Xây dựng trạm bơm, hệ thông tưới khu sản xuất rau an toàn-hoa phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội” bên mời thầu đã nhầm lẫn giữa thuật ngữ “ liên danh” và “liên doanh”. Xin trích nguyên văn một đoạn trong hồ sơ mời thầu để làm dẫn chứng:
“ Trong trường hợp một nhà thầu liên doanh với một nhà thầu khác tham gia đấu thầu thì các nhà thầu trong liên doanh cũng phải trình bày đủ tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và các tiêu chuẩn kỹ thuật như nhà thầu chính trong liên doanh ( đối với công việc được phân công thực hiện trong liên doanh). Hồ sơ phải kèm theo đầy đủ dữ liệu liên quan đến việc liên doanh giữa các nhà thầu. Những dữ liệu liên doanh bao gồm nhưng không chỉ hạn chế trong tài liệu sau:....”
Trong công tác đấu thầu, thuật ngữ “liên danh” và “liên doanh” là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Liên danh là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các nhà thầu cũng đứng ra đăng ký đấu thầu một gói thầu. Liên doanh lại là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp được thành lập so sư góp vốn của bên nước ngoài và của bên Việt Nam. Nói đến liên doanh là nói đến một loại hình sở hữu. Nói đến liên danh là nói đến một hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo thành công trong một cuộc đấu thầu. Do vậy, không thể lẫn lộn hai thuật ngữ này được
Thứ ba, trong 2 năm qua chúng ta thấy, các dự án nhóm C sử dụng 2 hình thức đấu thầu chính là đấu thầu cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu. Vì đặc tính của các dự án nhóm C là các dự án nhỏ. Do vậy, hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi là không cần thiết. Có thể thay thế bằng hình thức đấu thầu cạnh tranh hạn chế. Bởi theo quy chế đấu thầu, áp dụng cạnh tranh hạn chế trong điều kiện gói thầu có quy mô nhỏ. Do vậy, áp dụng cạnh tranh hạn chế là phù hợp, đúng luật. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và phù hợp với quy định hơn. Trên thực tế, ngay cả khi tiến hành đấu thầu cạnh tranh rộng rãi như dự án “Xây dựng trạm bơm, hệ thông tưới khu sản xuất rau an toàn-hoa phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội” cũng chỉ có 5 nhà thầu tham dự. Do vậy, hình thức đấu thầu cạnh tranh hạn chế tỏ ra phù hợp hơn trong trường hợp này.
Thứ tư, qua bảng số liệu đã trình bày ở phần thực trạng công tác đấu thầu đã cho thấy: trong khi công tác đấu thầu xây lắp giảm được chi phí nhờ thực hiện đấu thầu thì công tác đấu thầu tư vấn không làm giảm chi phí. Nguyên nhân của tình trạng này là do, hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn chủ yếu dùng hình thức chỉ định thầu. Do vậy, chi phí thực hiện dự án không hề được giảm đi.
Thứ năm, trong quy trình thực hiện dự án do UBND Quận đưa ra có quy định, áp dụng chỉ định thầu với công trình lập dự án đầu tư là công trình có vốn xây lắp dưới 1 tỷ đồng, với công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cũng là dưới 1 tỷ đồng. Ta biết rằng, những công trình lập dự án đầu tư là những công trình có quy mô, tính chất kỹ thuật lớn hơn những công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Do vậy, quy định đồng mức 1 tỷ đồng là không hợp lý. Nếu nó phù hợp với dự án đầu tư thì lại cao so với báo cáo kinh tế kỹ thuật. Ngược lại, nếu phù hợp với báo cáo kinh tế kỹ thuật thì là quá thấp với dự án đầu tư. Mà theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là dự án có vốn dưới 7 tỷ đồng với dự án hạ tầng xã hội, 5 tỷ đồng với dự án xây dựng khác, 3 tỷ đồng với xây dựng trụ sở cơ quan, công trình tôn giáo. Các công trình có mức trên các mức này phải lập dự án đầu tư. Như vậy, không thể đưa mức 1 tỷ đồng đối với công trình lập dự án đầu tư vì như vậy là không khả thi do không có công trình nào như vậy.
3. Tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng.
Công tác giải phóng mặt bằng từ lâu là một trong những công tác khó khăn, gặp nhiều vướng mắc nhất tại mọi dự án và mọi địa bàn ở nước ta hiện nay. Đối với Quận Long Biên nói chung và Ban quản lý dự án quận Long Biên nói riêng cũng vậy. Mặc dù, là một quận mới thành lập, quỹ đất còn khá dồi dào, trong các năm qua lại chú trọng đến công tác giải phóng mặt bằng, song vẫn không tránh khỏi những vướng mắc trong một số dự án có giải phóng mặt bằng.
Có thể xem thông qua bảng được trình bày ở phần thực trạng công tác giải phóng mặt bằng.
Bảng số liệu trên đã cho thấy, trong 2 năm qua vẫn có những dự án có vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, sau 2 năm số dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng còn tăng về số lượng. Tuy rằng, như đã phân tích ở phần II.4 rằng tỷ lệ vướng mắc này là không đáng ngại, song cần có sự xem xét thấu đáo, kỹ lượng để tìm ra nguyên nhân, giải quyết những vướng mắc, rút kinh nghiệm cho những dự án sau. Có thể chỉ ra nguyên nhân làm chậm tiến độ công tác giải phóng mặt bằng trong 2 năm qua như sau:
Tiến độ giải phóng mặt bằng không đúng với dự kiến do sự bất hợp tác của người dân trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến không chỉ với riêng các dự án của Ban quản lý dự án quận Long Biên mà còn với các địa phương và đơn vị khác. Có thể đơn cử một ví dụ sau:
Dự án xây giải phóng mặt bằng ở quận Hải An thành phố Hải Phòng, khi cán bộ đến để tiến hành kiểm đếm, người dân không cho kiểm đếm hoặc không ký vào biên bản kiểm đếm. Như đã biết, nếu không kiểm đếm được thì không thể lên phương án đền bù, xác định giá trị đền bù. Vậy là tiến độ giải phóng mặt bằng bị chậm lại, ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án.
Với các dự án của Ban quản lý dự án quận Long Biên cũng gặp phải tình trạng tương tự như vậy. Đơn cử một ví dụ như dự án “Cải tạo hệ thống thoát nước thị trấn Gia Lâm nay là địa bàn các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ và Bồ Đề”, khi tổ công tác giải phóng mặt bằng tới hiện trường để kiếm đếm ở bờ bắc hồ Cầu Tình, có tổng số 138 hộ dân nhưng có 98 hộ không nhận thông báo, 40 hộ nhận nhưng không ký. Khi tiến hành đo đạc, kiểm đếm thì tất cả các hộ dân không cho đo đạc, thậm chí còn đe doạ, cản trở các thành viên tổ công tác. Khi Ban quản lý dự án quận Long Biên yêu cầu các hộ dân nộp hồ sơ làm các thủ tục xác nhận diện tích đất, cam kết nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế để xem xét điều chỉnh bổ sung phương án bồi thường cũng không có hộ nào gửi các giấy tờ này lên.
Để xảy ra tình trạng này có thể kể ra một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất,một bộ phận người dân trong diện phải giải toả, di dời có ít hiểu biết về pháp luật nói chung và các quy định, chính sách, chế độ về giải phóng mặt bằng. Người dân không nắm rõ quy trình, luật định. Như trong dự án cải tạo hệ thống thoát nước trên, việc kiểm đếm không hề ảnh hưởng tới lợi ích của các hộ dân. Nếu họ chưa đồng tình với chế độ chính sách bồi thường của Nhà nước, chính quyền thực hiện có thể kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, theo trình tự và thủ tục đã được quy định.
Nguyên nhân thứ hai, công tác đền bù, bồi thường được tiến hành trôi chảy với hầu hết các hộ dân. Tuy nhiên, có một số đối tượng quá khích vì một lý do nào đó bất mãn với chính sách bồi thường, tìm cách phá đám. Chúng kích động, nói xấu gây hoang mang trong dân chúng, cản trở công việc của các thành viên tổ công tác giải phóng mặt bằng. Điều này có tác động xấu tới tâm lý của những người dân lương thiện, chấp hành đúng chính sách, pháp luật.
Nguyên nhân thứ ba, sự thay đổi của một số chính sách bồi thường theo hướng đền bù cao hơn, chẳng hạn như nghị định 197/2004/NĐ-CP thay thế cho nghị định 22/1998/NĐ-CP, quyết định số 26/2005/QĐ-UB thay cho quyết định số 5311/2004/QĐ-UB . Do đó, xuất hiện tình trạng người dân tìm cách dây dưa, kéo dài thời gian để được hưởng chính sách bồi thường cao hơn.
Nguyên nhân thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng còn chưa được các cơ quan hữu quan nhận thức đúng đắn. Từ đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan là chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Đơn cử một ví dự, tại dự án cải tạo hệ thống thoát nước thị trấn Gia Lâm, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã lập được phương án đền bù giải phóng mặt bằng bờ nam hồ Cầu Tình. Tuy nhiên, do Quận chưa giải ngân kinh phí để chi trả công ty khảo sát đo đạc Hà Nội. Do vậy, chưa có dấu xác nhận của công ty nên chưa đủ cơ sở để thẩm định phương án do Ban quản lý dự án quận Long Biên lập.
Nguyên nhân thứ năm, những bất cập trong công tác quản lý đất đai trước đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giải phóng mặt bằng hiện nay. Trước đây, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, thiếu nghiêm minh, có nhiều sai phạm đẫn đến người dân lấn chiếm, nhảy dù. Đến khi kiểm đếm cơ quan chức năng mới tường tận thì họ đã sống ở đó lâu dài, thậm chí trở thành một khu dân cư với nhiều hộ sinh sống. Đến lúc này, cưỡng chế dời đi không đền bù cũng dở mà đền bù thì Nhà nước thiệt đơn thiệt kép. Quỹ đất công bị chiếm dụng, lại phải chi tiền hỗ trợ các hộ dân di dời.
Nguyên nhân thứ sáu, chính sách bồi thường chưa ổn định, còn hay thay đổi, và chưa thoả đáng đôi khi còn có mâu thuẫn. Ví dụ như theo điều 22 quyết định số 26/2005/QĐ-UB quy định về trích tiền bồi thường cho người thuê đất, mượn đất, sử dụng đất đấu thầu: “Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì 100% tiền bồi thường nộp ngân sách xã, phường, thị trấn”. Nhưng theo khoản 4 điều 9 Nghị định 22/1998/NĐ-CP và khoản 5 điều 1 quyết định số 99/2002/QĐ-UB lại quy định “ việc trích tiền bồi thươg hỗ trợ đất,tiền thưởng tiến độ cho người thuê đất, mượn đất, sử dụng đất đấu thầu do Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định trên cơ sở thống nhất của chủ sử dụng đất”. Đôi khi có sự hiểu nhầm của chính các cán bộ thực hiện giải phóng mặt bằng. Chẳng hạn, quy định của Luật đất đai là chỉ tiến hành thoả thuận với người dân trong diện giải toả với các dự án nhỏ, các dự án lớn thì không áp dụng chính sách này. Tuy nhiên, một số cán bộ khi thực hiện lại không hiểu cho rằng các dự án lớn cũng tiến hành thoả thuận với từng hộ dân. Điều này là không thể với các dự án lớn.Dẫn đến làm chậm tiến độ của dự án.
Nguyên nhân thứ bảy, quy trình giải phó._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0062.doc