Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp

Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 1 PHẦN MỞ ĐẦU ---X W--- 1. Lí do chọn đề tài: Trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể nói đây là giai đoạn nở rộ của những tài năng văn học và đã để lại cho văn đàn Việt Nam những cây bút sáng giá như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Bên cạnh những gương mặt tiêu biểu ấy, chắc

pdf68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ít ai quan tâm đến sự đóng góp của những nhà văn mà tên tuổi chưa sáng ngời trên trang viết. Trong đó có Nguyễn Đình Lạp - “một cây bút lặng lẽ và kiên nhẫn” (Hoài Anh,2001:845). Có mặt ở giai đoạn cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, cùng thời với nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao - người đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán nhưng so với Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp ít được chú ý hơn nhiều. Vị trí của Nguyễn Đình Lạp trên văn đàn chưa được khẳng định như Nam Cao.Với số lượng sáng tác ít ỏi, Nguyễn Đình Lạp được chú ý đến ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Với hai thể loại này, ông đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng. Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa đầy 39 tuổi, Nguyễn Đình Lạp “chưa kịp viết hết những điều ông ấp ủ” (Bạch Liên,2003:29). Phương châm mà ông theo đuổi suốt đời đó là “lặng lẽ và kiên nhẫn, kiên nhẫn viết rồi lặng lẽ ra đi” (Hoài Anh,2001;854) thế nhưng “cái công phu kiên nhẫn của ông chỉ được đền đáp bằng sự lặng lẽ của văn đàn” (Hoài Anh,2002:845). Biết bao công trình nghiên cứu, phê bình về trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 chỉ tập trung vào những cây bút tên tuổi chứ không mấy người quan tâm đến một gương mặt âm thầm nơi góc khuất của làng văn như ông. Đặc biệt là đối với hai tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất trong đời văn của Nguyễn Đình Lạp: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Nếu có chăng chỉ là những bài phê bình rời rạc trên các tạp chí nhận xét về một vài khía cạnh trong tác phẩm. Sự lặng lẽ của văn đàn đã khiến cho vợ của nhà văn đã tự cất công sưu tầm và tập hợp lại những sáng tác của chồng đem công bố với hi vọng những sáng tác ấy “được phổ biến rộng rãi trong công chúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21), người đọc sẽ nhìn nhận, đánh giá đúng mực những đóng góp của người chồng quá cố. Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp trước cách mạng tháng tám. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định lại những đóng góp của một nhà văn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật và cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Chúng tôi hi vọng, đây là một cách đáp lại tấm lòng của bà Bạch Liên - một người đã hi sinh cả cuộc đời để “làm vợ một nhà văn” (Bạch Liên, 2003:879). Cuối cùng khi thực hiện đề tài này, khoá luận sẽ giúp chúng tôi mở rộng thêm kiến thức giúp ích cho công tác giảng dạy sau này. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Lớn lên “giữa cái xã hội đầy rẫy những “cạm bẫy người, những ổ lưu manh, “thanh niên truỵ lạc” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:20), cha mẹ lại mất sớm, ấy thế mà Nguyễn Đình Lạp lại xác định cho mình một con đường đi mà những thanh niên thời ấy chưa dễ gì xác định được: đi theo con đường văn chương và sau này là con đường cách mạng. Có thể vững bước đi trên con đường ấy trước hết là nhờ năng lực của bản thân Nguyễn Đình Lạp - một người có tư chất thông minh, ham học hỏi, thích đọc sách báo nên ông đã tích luỹ cho mình một vốn sống phong phú và vốn kiến thức văn chương sâu rộng. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Lạp được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng, lớn lên dưới sự dạy bảo kèm cặp của chú ruột là Nguyễn Phong Sắc - một cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Điều đó khiến chúng ta dễ hiểu quá trình “lột xác” nhanh chóng của Nguyễn Đình Lạp ngay khi biết đến văn hóa cứu quốc qua bạn bè những năm tiền khởi nghĩa tháng tám. Sống trên mảnh đất thị thành đầy những ung nhọt, Nguyễn Đình Lạp cũng nối gót Vũ Trọng Phụng để ghi lại một cách chân thực cái xã hội ấy qua những thiên phóng sự điều tra đăng báo. Và Nguyễn Đình Lạp đã được nhiều người chú ý đến ở một số phóng sự dài như: Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên truỵ lạc (1937), Cường hào (1938). Tên tuổi của ông càng được chú ý hơn khi hai tiểu thuyết đầu tay được xuất bản: “Ngoại ô” - 1941 và “Ngõ hẻm” - 1943. “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết tiểu thuyết” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) nên tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp cũng “ngồn ngộn chất phóng sự”, chất phóng sự thể hiện trước hết ở “tính đương thời và không gian xác định trong thiên tự sự”(Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34). Chính “cái không gian xác định” trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã làm cho Vũ Quần Phương cảm thấy “đọc Ngoại ô đã như đọc khảo cổ nếu chỉ nhìn vào địa hình địa vật” (Vũ Quần Phương,2003:860). Và nói về “tính đương thời” của tác phẩm, ông cho rằng “nhiều chuyện đời trong không gian khảo cổ lại đang là thời sự” (Vũ Quần Phương,2003:860-861). Có lẽ chính vì thế mà tác giả đã tự gọi hai tiểu thuyết của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Trong Tổng tập Văn Học Việt Nam - tập 33 – Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội – 2003 khi tóm lược và trích một phần của hai tiểu thuyết này, tác giả cũng đã ghi ngay dưới nhan đề “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là “tiểu thuyết phóng sự - trích”. Thế nhưng, khi đưa Nguyễn Đình Lạp vào hàng “nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã “không ngần ngại xếp Nguyễn Đình Lạp vào hàng những nhà tiểu thuyết tả chân” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34) và ông không đồng ý khi tác giả gọi tác phẩm của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Ông cho rằng “Ngoại ô chỉ là một tập tiểu thuyết tả thực, một tập tiểu thuyết tả chân vì nó có rất nhiều tưởng tượng” (Vũ Ngọc Phan,1989:404). Căn cứ vào đó, Vũ Ngọc Phan đã xếp “Ngoại ô” vào loại “tiểu thuyết tả chân có một ít khuynh hướng xã hội” (Vũ Ngọc Phan,1989:403). Cùng với ý kiến của Vũ Ngọc phan, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho cách xếp loại của Vũ Ngọc Phan như vậy là thoả đáng và Nguyễn Ngọc Thiện cũng chỉ ra “đặc sắc của bút pháp tự sự của tác giả là phương diện tả chân, tả thực“có một ít về khuynh hướng xã hội” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34). Đồng quan điểm với hai ý kiến trên, tác giả Nguyễn Hoành Khung khi viết về “Ngoại ô” trong Từ điển văn học (bộ mới) đã nhận định “Ngoại ô không có tính chất phóng sự mà là tiểu thuyết với nhiều hư cấu” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1063) Điểm qua một vài ý kiến về việc xác định thể loại đối với tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Đình Lạp như trên để thấy được rằng sự ra đời của hai tiểu thuyết ấy cũng thu hút Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 3 được sự chú ý của người đọc cũng như giới phê bình nghiên cứu nhưng không nhiều và tập trung là giai đoạn gần đây. Còn trước kia, như PGSTS Lê Thị Đức Hạnh đã nói: “So với một số nhà văn hiện thực khác, Nguyễn Đình Lạp còn chưa được chú ý đúng mức…đó không chỉ là một thiệt thòi cho nhà văn mà phần nào làm cho bức tranh văn học sử nước nhà bị những nét mờ không đáng có” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25). Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi cũng tập hợp được một số ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình cụ thể ở các phương diện sau: 2.1. Những nhận xét về giá trị nội dung của tiểu thuyết: “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” ra mắt người đọc vào những năm cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán - giai đoạn 1940 - 1945 - “khi mà không khí văn đàn không còn được sôi nổi, nhộn nhịp như thời kì trước (1936 - 1939) nên ít được phê bình, giới thiệu… làm cho tác phẩm bị giảm tiếng vang” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:26). Nguyễn Đình Lạp xuất hiện khi trên văn đàn đã có những cây đa, cây đề của lĩnh vực tiểu thuyết như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Trong tâm thế của một người đến muộn, Nguyễn Đình Lạp đã xác định cho mình một lối đi riêng: đi vào khai thác một đề tài tương đối mới mẻ - cuộc sống dân nghèo thành thị trước cách mạng.Với đề tài này, Nguyễn Ngọc Thiện đã công nhận, ông đã có “những trang viết thành công…xứng đáng được chọn vào hàng nhà văn số một viết về hạng người này ở ngoại ô Hà Nội trước năm 1945” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995;35). PGSTS Lê Thị Đức Hạnh trong bài viết Sáng tác của Nguyễn Đình Lạp đăng trên tạp chí văn học số 3-2002:23 cũng đã nhận định “khi nói về tiểu thuyết viết về cuộc sống của người nông dân thì có thể kể ra hàng loạt những cuốn tiêu biểu: Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan… Về tiểu tư sản có: Sống mòn của Nam Cao, Cuộc sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng,… nhưng về dân nghèo thành thị thì chỉ có “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của nguyễn Đình Lạp là sáng giá”. Với bút pháp tả chân sắc sảo, Nguyễn Đình Lạp đã khai thác đề tài ấy một cách có hiệu quả. Chính vì vậy mà PTS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả chân của Nguyễn Đình Lạp, tạp chí văn học số 12 – 1995:35 đã khẳng định: “Cái mà tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp có sức hấp dẫn người đọc đương thời cũng như người đọc hôm nay có lẽ nằm ở nội dung hiện thực độc đáo với bút pháp tả chân sắc sảo cùng là tư tưởng nhân bản toát ra từ toàn bộ tác phẩm”. Trong cái “nội dung hiện thực độc đáo ấy hàm chứa một thái độ phê phán của tác giả đối với những mặt trái của xã hội” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35) nên Nguyễn Ngọc Thiện còn coi “đó là một bức tranh chân thực, sắc sảo… được miêu tả sinh động và giàu ý nghĩa phê phán, tố cáo” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35). “Miêu tả cuộc sống bi thương của dân nghèo thành thị” (Nhiều Tác giả,1978:151), cùng với những nhà văn hiện thực đương thời, Nguyễn Đình Lạp đã góp phần ghi lại một cách phong phú đời sống xã hội ta trước cách mạng, giúp người đọc hôm nay thấy được “những lạc hậu, nghèo đói, khổ ải, những tráo trở, biến động, những thét gào” (Dương Nghiễm Mậu,2000:115-116) của những kiếp người dưới đáy xã hội như nhận định của Dương Nghiễm Mậu trong bài Viết về Vũ Trọng Phụng. Còn Phan Cư Đệ trong Tiểu thuyết hiện đại đã xếp tiểu thuyết của nguyễn Đình Lạp vào hàng những tiểu thuyết hiện thực phê phán – “cái đáng nói nhất”(Phan Cư Đệ,1978:56) của văn học công khai 1930 -1945. Bởi vì nó tha thiết quan tâm đến cuộc đời những người dân nghèo sống chui rúc trong các “Ngõ hẻm” của vùng “Ngoại ô”. Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại cũng đồng ý đây là Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 4 “một truyện cảm động, nhiều cảnh khổ của dân nghèo miền ngoại ô được tác giả tả rất kĩ” (Vũ Ngọc Phan,1989:404). Trên bức tranh sẫm màu của “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, Nguyễn Đình Lạp còn “phát hiện và khẳng định những nét đẹp đẽ trong tâm hồn những con người sống nghèo khổ, tăm tối ấy”(Nguyễn Hoành Khung,2004:1064) bằng “tâm hồn trong sáng tin yêu trong vũng bùn đen” (Phạm Khánh Cao,2003:873). Điều này được Phạm Khánh Cao nói đến trong bài viết của mình và kết luận Nguyễn Đình Lạp là “một trong những nhà văn đem lại niềm tin yêu con người trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phức tạp kể cả tình huống ngặt nghèo” (Phạm Khánh Cao,Báo văn nghệ TPHCM số 6 - 12 tháng 1 – 1994:878). Đối với nhà văn Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp – “Nhà văn của những thân phận hèn mọn”, ông nhận định rằng: “Viết về những thân phận hèn mọn cũng có những thái độ và bút pháp khác nhau”. Trong đó, ông phê phán lối viết lệch lạc “điểm chút thương hại, chút lòng cứu vớt”, hay rơi vào “Chủ nghĩa khốn khổ”- “cố tình phơi bày dồn dập những cái khốn khổ khốn nạn đè lên một kiếp người đến ngột thở và không thể nào cưỡng nổi, dường như là định mệnh vậy” (Bùi Hiển,2003:847). Còn đối với tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp thì ông nhận thấy “ấn tượng nổi bật vẫn là mối cảm thông, tấm lòng ưu ái của tác giả… Niềm ưu ái chân thành, chia sẻ, hoàn toàn xa lạ với phong cách xót thương cứu vớt hoặc với thứ “Chủ nghĩa khốn khổ” lạnh lùng hời hợt vừa nói trên kia” (Bùi Hiển,2003:850). Tiếp cận và phơi bày hiện thực bằng “nhân sinh quan mới mẻ tiến bộ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24), Nguyễn Đình Lạp đã tiến xa hơn các cây bút đương thời về mặt tư tưởng. Chính vì thế mà Hoài Anh khi phác hoạ “chân dung” Nguyễn Đình Lạp trong “Chân dung văn học” đã nhận xét đôi dòng về tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp : “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đã mang tính hiện thực nghiêm nhặt và đã hé ra khuynh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa chứ không phải là hiện thực phê phán thông thường” (Hoài Anh,2001:850). Dù có những nhận xét, đánh giá khác nhau về nhiều khía cạnh nội dung của tác phẩm nhưng tựu trung lại, các ý kiến đều thống nhất công nhận giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là một bức tranh chân thực cảm động của cuộc sống dân nghèo thành thị, được vẽ lên bằng tất cả tấm lòng ưu ái chân thành của tác giả. 2.2. Những nhận xét về giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết: Là một tài năng nở muộn trong làng tiểu thuyết, Nguyễn Đình Lạp đã khẳng định sự có mặt của mình không chỉ ở việc chọn cho mình mảnh đất hiện thực ít dấu chân người bước tới mà còn ở bút pháp thể hiện đặc sắc như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét trong bài Tường thuật về cuộc hội thảo khoa học bàn về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Lạp : Nguyễn Đình Lạp “có những tìm tòi mới mẻ độc đáo trong cách thể hiện nên đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc” (Lê Thị Đức Hạnh,2003:845). Để tái hiện một cách chân thực quang cảnh “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” trước cách mạng, Nguyễn Đình Lạp thành công trước hết ở “bút pháp tả chân sắc sảo” như Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận xét: “Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, người đọc sửng sốt và thú vị trước những trang miêu tả tài hoa của tác giả” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35-36). Hoài Anh trong quyển Chân dung văn học cũng công nhận Nguyễn Đình Lạp “đã có những trang miêu tả đặc sắc” về khung cảnh lao động nhộn nhịp của một góc ngoại thành Hà Nội “xen lẫn với những trang tả cảnh thiên nhiên tươi mát, đậm đà, chứng tỏ anh có biệt tài về Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 5 miêu tả cảnh sắc của vùng ngoại ô ở phía nam Hà Nội” (Hoài Anh,2001:849). Còn đối với Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp Nhà văn của những thân phận hèn mọn, ông đã nhận xét: “Ngần ấy cảnh ngộ được tác giả miêu tả bằng một bút pháp khá linh hoạt, nhuần nhuyễn” (Bùi Hiển,2003:850). Bên cạnh “biệt tài” trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống bên ngoài, Nguyễn Đình Lạp cũng tỏ ra hết sức tinh tế khi thể hiện tâm lý bên trong của nhân vật bởi “ông là người rất tinh tế”, năng truy tìm những cảm giác “thấp thoáng” (Nguyễn Lương Ngọc,2003:857) Hoài Anh cũng cho rằng “Nguyễn Đình Lạp có những thành công đáng kể” trong việc “thể hiện tính cách, tâm lý của nhân vật” (Hoài Anh,2001:849-850). Còn đối với Lê Thị Đức Hạnh, nếu như trong phần trình bày về phóng sự của Nguyễn Đình Lạp, cô có nhận định “Nguyễn Đình Lạp chưa thật sắc sảo trong phân tích tâm lý miêu tả nhân vật” thì đến phần nói về tiểu thuyết, cô đã có sự so sánh “không như ở phóng sự, đến tiểu thuyết nhiều lúc Nguyễn Đình Lạp tỏ ra khéo léo, thậm chí tài tình khi miêu tả tâm lí nhân vật” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22-25) Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bên cạnh hạn chế không thể phủ nhận là “chưa có được những nhân vật điển hình có bề sâu” như Nguyễn Hoành khung nhận xét (Từ điển văn học), Nguyễn Đình Lạp cũng đã xây dựng được thế giới nhân vật đông đảo để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc như nhận định của Lê Thị Đức Hạnh: “số lượng nhân vật nhiều, phát triển ở đa tuyến, mà vẫn có không ít nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.. Có những nhân vật, tuy không phải là chính song cũng thu hút được sự chú ý của người đọc bởi một vẻ đẹp riêng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25). Góp phần tạo nên sự đặc sắc cho tiểu thuyết không thể không nhắc đến nghệ thuật trần thuật. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã có “cách diễn đạt… nhuần nhuyễn, tinh tế” như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét. Đó còn là “cách diễn đạt thoát” như Thế Phong – “một nhà nghiên cứu ở miền nam về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) đã nhận định. Nguyễn Ngọc Thiện thì cho rằng, tác giả đã lôi cuốn người đọc “theo diễn biến câu chuyện và số phận nhân vật cho đến khi ngã ngũ, kích thích người đọc tranh luận với sự phân tích, bình phẩm của người kể chuyện cố làm ra vẻ khách quan đứng ngoài cuộc” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). Đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công của nghệ thuật trần thuật là giọng điệu kể chuyện. Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, “người đọc nhận ra giọng tự sự chân phương nhanh và hoạt, ẩn chứa một cái nhìn khách quan, nhân đạo” như Nguyễn Ngọc Thiện (1995) nhận xét. Nguyễn Đình Lạp đi vào phê phán, tố cáo hiện thực xã hội bằng một giọng điệu có phần nhẹ nhàng hơn so với một số nhà văn khác. Và theo Bùi Hiển đó là một “giọng điệu ôn hoà… nhưng cũng có công phơi trần hiện thực chứa đầy bi kịch, khiến người đọc phải suy ngẫm về cuộc sống quanh mình và rút ra kết luận” (Bùi Hiển,2003:847). Có lẽ vì thế mà Phạm Khánh Cao cho rằng “văn của ông có khả năng thấm vào lòng người” (Phạm Khánh Cao,1994:876). Hầu hết những ý kiến phê bình đều công nhận những đặc sắc về nghệ thuật của tiểu thuyết. Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế như một số nhà phê bình đã nhận xét. Trước hết là nhận định của Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại cho rằng: “nhiều đoạn tác giả dàn việc thiếu nghệ thuật và có mấy đoạn tác giả xét nhận không được tinh tế”. Cuối bài viết, ông đã thẳng thắn kết luận: “Nguyễn Đình Lạp chưa được vững chãi trong lối tả thực… văn ông viết lại không được kĩ, không được gọn có nhiều đoạn thẳng tuồn tuột, lời nhiều ý ít”. Cũng đồng ý với ý kiến của Vũ Ngọc Phan, Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 6 Nguyễn Ngọc Thiện còn nói thêm “không phải lúc nào ngòi bút Nguyễn Đình Lạp cũng giữ được tinh tế, nhuần nhuyễn trọn vẹn. Có lúc ông rơi vào tẻ nhạt, tầm thường xoàng xĩnh” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết tiểu thuyết nên đôi khi Nguyễn Đình Lạp chú ý tả việc hơn tả người và bố cục chưa được chặt chẽ lắm” như nhận xét của Lê Thị Đức Hạnh (2002). Cũng nhận ra được nhược điểm đó, Bùi Hiển (2003) cho rằng “truyện đôi khi hơi xô lệch có lẽ do chất phóng sự ngồn ngộn chen vào”. Tác giả Nguyễn Hoành Khung cũng nhìn nhận “bên cạnh những trang chân thực cảm động, ngoại ô còn để lộ những khía cạnh non yếu, kết cấu thiếu chặt chẽ, tình tiết đôi khi còn dễ dãi” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1064). 2.3. Nhận xét chung: Như khoá luận đã trình bày tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp ít được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện nhưng phong cách riêng độc đáo của một nhà tiểu thuyết nhiều năm thử bút trên lĩnh vực phóng sự là không thể phủ nhận được. Qua quá trình tổng hợp ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù có những ý kiến khen chê khác nhau nhưng nhìn chung những ý kiến đều khẳng định tài năng cũng như đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng công nhận tiểu thuyết của ông còn có những hạn chế nhất định. Trên cơ sở kế thừa ý kiến của các nhà phê bình, chúng tôi cũng có sự tự phát hiện, khám phá để hiểu rõ hơn những nét riêng trong phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Đình Lạp ở lĩnh vực tiểu thuyết. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan hơn để đánh giá chính xác những đóng góp của một nhà văn đầy tâm huyết như Nguyễn Đình Lạp cho quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam tính đến năm 1945. 3. Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp”, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật qua việc khảo sát hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Trong luận văn, chúng tôi chủ yếu dựa trên văn bản tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình Lạp được trích trong “Tác phẩm Nguyễn Đình Lạp” (Bạch Liên sưu tầm, tập hợp, NXB văn hoá thông tin Hà Nội – 2003) để làm đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát, luận văn có so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng… nhằm nêu bật vấn đề của luận văn. Qua đó, luận văn góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Lạp không chỉ ở thể loại phóng sự mà còn ở thể loại tiểu thuyết. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. Với phương pháp này, chúng tôi đã dựa trên những nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng với sự tìm tòi, phát hiện trực tiếp của chúng tôi trên văn bản hai tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp để làm cơ sở cho việc tiếp cận và tìm hiểu các sáng tác của ông nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài. Cuối cùng, kết quả chúng tôi đạt được là làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 7 Phương pháp so sánh: Khi thực hiện đề tài, phương pháp so sánh sẽ giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh sự giống và khác nhau trong cách thể hiện nội dung và nghệ thuật giữa Nguyễn Đình Lạp và những nhà văn khác. Từ đó, chúng tôi có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam trước 1945. Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Để làm rõ đề tài này, chúng tôi thực hiện việc thống kê các yếu tố nội dung nghệ thuật có tính bao quát, phổ biến, nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Từ đó chúng ta thấy được phong cách riêng độc đáo, những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Đình Lạp ở lĩnh vực tiểu thuyết. Phương pháp hệ thống: Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về văn nghiệp của Nguyễn Đình Lạp. Đồng thời, qua quá trình hệ thống, chúng tôi sẽ nhận ra những nét cơ bản, đặc thù, sáng tạo độc đáo của nhà văn trong lĩnh vực tiểu thuyết - một thể loại đã đưa tên tuổi của nhà văn vào hàng ngũ các “nhà văn hiện đại”, “xứng đáng nổi tiếng ở tiền chiến” (Thế Phong,2002: 25) 5. Đóng góp mới của đề tài: Đề tài khoá luận là một đề tài khá mới mẻ. Mặc dù khi hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” xuất hiện trên văn đàn, nó cũng đã thu hút khá nhiều sự chú ý của giới độc giả cũng như giới phê bình nhưng có thể nói, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức cũng như được nghiên cứu một cách toàn diện. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng cũng như phong cách riêng của nhà văn và nhất là khẳng định lại những đóng góp của ông cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi hi vọng đề tài khoá luận sẽ giúp thêm tư liệu cho những bạn đọc thực sự quan tâm, yêu mến nhà văn. 6. Dàn ý của khoá luận: Khoá luận có 3 phần chính : Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó trọng tâm là phần nội dung Phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương I: “Vài nét về cuộc đời, con người và văn nghiệp của Nguyễn Đình Lạp”: khóa luận tìm hiểu cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Lạp. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm những đóng góp của ông cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Chương II: “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp - Bức tranh đời sống chân thực, cảm động và tấm lòng của nhà văn”. Trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu bức tranh hiện thực sinh động, đa dạng trong tiểu thuyết với đầy đủ những người, những cảnh tiêu biểu cho những lớp người lao động nghèo khổ ở ngoại ô Hà Nội trước cách mạng tháng tám - 1945. Qua đó, chúng ta thấy được tấm lòng đầy cảm thông của nhà văn đối với những thân phận hèn mọn. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 8 Chương III: “ Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp - Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật”: Chúng tôi tập trung tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết như nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, miêu tả, bút pháp thể hiên tâm lí, giọng điệu kể chuyện và ngôn ngữ…Từ đó, chúng tôi muốn khẳng định phong cách độc đáo của nhà văn. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 9 PHẦN NỘI DUNG ---X W--- CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP 1.Cuộc đời,con người và sự nghiệp sáng tác: 1.1.Cuộc đời và con người: Nguyễn Đình Lạp cũng là một trong số những nhà văn yểu mệnh như Vũ Trọng Phụng. Nhưng nếu Vũ Trọng Phụng với tuổi đời hai mươi bảy ngắn ngủi đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng một khối lượng sáng tác khá đồ sộ thì Nguyễn Đình Lạp với tuổi đời ba mươi chín đầy tâm huyết nhưng vẫn chưa có được một vị trí xứng đáng trên văn đàn. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng nhà văn trẻ này đã sớm chuyển mình đem tài năng phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Vì thế, cuộc đời và nhân cách của nhà văn Nguyễn Đình Lạp cũng có những nét đáng để cho người đời sau kính phục. Nhà văn Nguyễn Đình Lạp còn có các bút danh khác như Song Đình, Yến Dực. Ông sinh ngày 19 - 9 - 1913 tại làng Bạch Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay là phố Bạch Mai thuộc quận hai Bà Trưng - Hà Nội. Vì thế, tên tuổi của Nguyễn Đình Lạp trong dòng văn học hiện thực phê phán cũng gắn liền với những sáng tác về Hà Nội - mảnh đất mà ông sinh trưởng. Tuy mồ côi cha mẹ từ rất sớm nhưng bù lại, Nguyễn Đình Lạp được sự đùm bọc cưu mang của ông nội Nguyễn Đình Phúc - một chí sĩ đã từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và chú ruột Nguyễn Phong Sắc - một cán bộ cách mạng từng có thời là uỷ viên trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng như thế, Nguyễn Đình Lạp đã sớm chọn cho mình con đường đi đúng đắn: đi theo con đường cách mạng của Đảng. Trong khi đó, vấn đề “nhận đường” đặt ra một cách hết sức bức thiết đối với văn nghệ sĩ. Đâu phải nhà văn nào cũng có được sự ý thức đầy đủ và đúng đắn để có thể nhanh chóng “lột xác” và đến với cách mạng một cách dễ dàng. Lớn lên giữa chốn Hà thành đầy rẫy “những cạm bẫy người”, những ổ lưu manh, thanh niên phần lớn đi vào con đường truỵ lạc, ấy thế mà Nguyễn Đình Lạp không chỉ biết định hướng đúng đắn cho bản thân mà còn nuôi các em ăn học nên người. Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Lạp học tại trường ở phố Bạch Mai. Tốt nghiệp trung học, ông rời nhà trường với mảnh bằng tốt nghiệp và chuyển sang làm báo, viết văn. Thoạt đầu, Nguyễn Đình Lạp tập viết tin tức cho các báo và từ năm 1933 đã có nhiều bài đăng trên tờ Tân thiếu niên.Từ 1936 trở đi giữa “cái thời thanh niên thành thị bị mê hoặc bởi lối sống vui vẻ trẻ trung”, Nguyễn Đình Lạp đã biết lo cho tương lai của tuổi trẻ lạc đường, biết thương xót những người dân nô lệ và nghèo khổ” (Vũ Tú Nam,2003:853) thể hiện qua hàng loạt những phóng sự . Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 10 Đầu những năm 1940, Nguyễn Đình Lạp bắt đầu chuyển sang viết tiểu thuyết Bước vào những năm tiền khởi nghĩa tháng tám, một số bạn bè đồng nghiệp của Nguyễn Đình Lạp đã tham gia cách mạng. Qua người bạn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Lạp đã biết đến văn hoá cứu quốc. Từ đó, ông đã nhiệt tình tham gia hoạt động Cách mạng và có mặt trong đoàn văn nghệ sĩ Nam tiến vào mặt trận quân khu V. Sau cách mạng năm 1946, Nguyễn Đình Lạp là một trong số những nhà văn đầu tiên vào quân đội và tham gia Hội văn nghệ liên khu IV. Ông phụ trách văn nghệ phòng chính trị đại đoàn 304. Cũng trong thời kì này, ông làm giảng viên môn học phóng sự của nhiều khoá văn nghệ kháng chiến khu IV mở tại Thanh Hoá. 1950, Nguyễn Đình Lạp được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1951-1952, ông được biệt phái công tác về Mặt trận Hà Nội. Đối với bạn bè, đồng chí, Nguyễn Đình Lạp vừa là một người dễ gần dễ mến vừa là một tấm gương đáng kính đáng trọng. Là một người lặng lẽ, ít nói, thế mà có lần, Nguyễn Đình Lạp đã trao đổi một cách sôi nổi với Vũ Tú Nam “về văn học phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng, những gian khổ rèn luyện của người cầm bút, suốt đời phải lo việc “sống, học và viết” sao cho tốt” (Vũ Tú Nam,2003:853). Nguyễn Đình Lạp là một nhà văn đầy tâm huyết nên dẫu đã cống hiến hết sức mình cho nghệ thuật và cho cách mạng, ông vẫn chưa bao giờ cảm thấy thoả mãn. Điều ấy thể hiện trong câu nói đầy trăn trở và nuối tiếc với Vũ Tú Nam: “Nam có cả tương lai trước mắt. Mình thì đi đã quá nửa đường rồi, thật không dễ chút nào” (Vũ Tú Nam,2003:853). Đối với gia đình, Nguyễn Đình Lạp là niềm tự hào của vợ con. Ông cũng có một mái gia đình ấm cúng với một người vợ biết hi sinh và những đứa con ngoan. Tình yêu của ông và bà Bạch Liên - vợ nhà văn - là một tình yêu đáng trân trọng. Một người sống hết mình theo tiếng gọi nghề nghiệp như Nguyễn Đình Lạp không khỏi có những lúc xao lãng việc gia đình nhưng thật hạnh phúc khi ông có được một người vợ biết cảm thông, chia sẻ gánh nặng cùng chồng. Bà Bạch Liên không những là cánh tay phải đắc lực của ông lúc sinh thời mà còn là người đã giúp ông hoàn thành tâm nguyện còn dang dở khi đã quá cố bằng cách tập hợp và công bố những sáng tác của ông - một món di sản quý báu mà ông để lại cho đời. Cuộc đời của Nguyễn Đình Lạp tuy ngắn ngủi nhưng đã trải qua bao nổi éo le ly kì. Đó là do hoàn cảnh bắt buộc phải lăn lộn nhiều trong thực tế cuộc sống và trong cuộc chiến đấu ác liệt của dân tộc. Chất ly kì ấy cũng len lỏi vào những trang tiểu thuyết của ông làm cho nó có một phong vị riêng. Oái oăm thay, cuộc sống chiến đấu gian khổ không làm cho nhà văn chiến sĩ chùn bước nhưng một cơn sốt rét ác tính lại quật ngã ông. Nằm trên giường bệnh trong những ngày chiến đấu khốc liệt, nhà văn vẫn tràn đầy lạc quan viết lên những dòng nhật ký cuối cùng: “Đời có vui và tin tưởng” (Nhật ký Nguyễn Đình Lạp) rồi trút hơi thở cuối cùng tại quân y viện 32 ở Thanh Hoá ngày 24 - 4 -1952. 1.2.Sự._. nghiệp sáng tác: So với những cây bút khác trong cùng trào lưu, Nguyễn Đình Lạp không phải là một nhà văn có sức viết dồi dào nhưng những gì ông để lại cho văn đàn không phải là ít có Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 11 giá trị. Số lượng sáng tác trong toàn bô văn nghiệp của Nguyễn Đình Lạp không nhiều và chủ yếu tập trung ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết . Trước cách mạng tháng tám, Nguyễn Đình Lạp đến với phóng sự vì ông quan niệm “phóng sự là một lợi khí sắc bén” có thể “ghi chép đầy đủ, nóng hổi sự sống…” (Nguyễn Đình Lạp,2003:794) và cũng bắt đầu từ đó, ông đã thu hút được sự chú ý của người đọc. Trước hết là những phóng sự ngắn đăng trên báo Bắc Hà 1937 như Hà Nội, Giao thừa, Đi ở. Sau đó ông càng được nhiều người biết đến qua một loạt tác phẩm phóng sự dài đăng tải trên các báo Tiểu thuyết thứ năm, Ích hữu như Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên truỵ lạc (1937), Từ ái tình đến hôn nhân (1937), Cường hào (1938). Đầu những năm 1940, Nguyễn Đình Lạp chuyển sang viết tiểu thuyết bởi ông nhận ra “tiểu thuyết là một nghệ thuật rộng rãi và nhiệm mầu hơn phóng sự. Chỉ có tiểu thuyết mới ghi nổi u uẩn sâu kín nhất của con người và những quan hệ vô cùng phức tạp phiền phức của xã hội” (Nguyễn Đình Lạp,2003:793).Và khi hai tiểu thuyết đầu tay ra đời: “Ngoại ô” - xuất bản 1941 và “Ngõ hẻm” - xuất bản 1943 thì Nguyễn Đình Lạp lại càng thu hút sự chú ý của người đọc. * Tóm lược về hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ Hẻm”: Hai tiểu thuyết này được xem là bộ tiểu thuyết liên hoàn bởi nội dung của nó có sự liên quan và tiếp nối nhau. Nếu như “Ngoại ô” là câu chuyện xoay quanh gia đình của bác Vuông bán giò chả thì “Ngõ hẻm” lại là câu chuyện xoay quanh gia đình của chàng đồ tể Nhớn – con rể bác. “Ngoại ô” phản ánh cuộc sống của những người dân nghèo vùng Vạn Thái, Bạch Mai, thuộc Ô Cầu Dền, Hà Nội. Đó là những con người sống bằng đủ thứ nghề: buôn bán, phu xe, đồ tể, cô đầu, gái điếm và có cả những tay lưu manh, trộm cướp. Trong đó, gia đình bác Vuông bán giầy giò được khắc hoạ đậm nét nhất. Gia đình bác Vuông rất nghèo, cái nghèo truyền kiếp nhưng bác rất hào hiệp, hay giúp đỡ cô đầu Huệ lúc khó khăn. Nghe bác phở Mỗ ngỏ lời, bác Vuông quyết định gả cái Khuyên – con gái bác cho Pháo – con trai bác phở Mỗ và đã cho ăn hỏi. Trong khi đó, nhiều người hay gán ghép Khuyên với Nhớn, một anh chàng đồ tể lành nghề, tráng kiện làm cho Khuyên hay so sánh Pháo với Nhớn. Gia đình bác Vuông chỉ có ba đứa con gái nên vợ bác vẫn mong cưới vợ lẽ cho chồng để kiếm con trai nối dõi và đã nhờ người mai mối. Cưới vợ lẽ về chưa được bao lâu thì tai hoạ cũng dồn dập kéo đến: Lệnh cấm giò chả, cấm thịt ở ngoại ô vào thành phố bán. Gia đình bác Vuông khốn đốn vì không bán được hàng, tiền đút lót cũng mất, bác Vuông gái đi buôn thịt lậu cũng bị bắt. Rồi đùng một cái, bác gái chết vì bệnh dịch tả, đưa về quê chôn lại bị bọn lí dịch hoạnh hoẹ đủ điều. Đau khổ vì vợ mất, bác Vuông lại biết Nhớn và Khuyên yêu nhau liền cho Pháo cưới gấp. Nhớn liều đào mả trộm vàng để có tiền trốn đi cùng Khuyên. Bấy nhiêu nỗi khổ dồn dập khiến bác Vuông hoá điên và tác phẩm kết thúc trong buổi chiều tà ảm đạm khi bác Vuông bị bắt vào nhà thương điên bỏ lại sau lưng người vợ lẽ với cái bụng chửa và cái Còi - đứa con gái bị câm của bác. “Ngõ hẻm” là câu chuyện về Nhớn và Khuyên khi đã trốn đi khỏi Bạch Mai. Sau khi đưa Khuyên trốn đến Hải Phòng, Hà Tu, phần vì Khuyên ốm, phần vì nghe tin bác Vuông bị điên nên Nhớn đưa vợ trở về Bạch Mai. Một ngày, Khuyên gặp lại Pháo, Pháo vẫn uất ức chuyện ngày xưa nên đã đâm càng xe bò vào Khuyên khiến Khuyên phải sinh non. Cảnh túng quẫn, vợ ốm, con lên sài đã khiến Nhớn phải đi cướp đường để có tiền mua Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 12 thuốc cho con. Nào ngờ, Nhớn cướp phải Bưởi, vợ Sẹo, một người bạn thân luôn giúp Nhớn lúc hoạn nạn. Khi biết chuyện, Nhớn rất ân hận chấp nhận sự đánh chửi của Sẹo. Nhưng rồi sự cảm thông và lòng vị tha của Sẹo đã gắn chặt tình bạn của họ như ngày nào. Trong cảnh khốn khó, Nhớn được nhiều người giúp đỡ, trong đó có Tin - một người bạn đồ tể thân của Nhớn và ông già Ất, một ông già chuyên chữa bệnh giúp người khác mà không hề mưu lợi cho bản thân. Sau đó được Cún Móm giới thiệu, Nhớn làm nghề gác sòng bạc cho ba Sự và quen biết Phả - tài xế lái xe cho ba Sự. Phả đã để ý đến Còi, em gái Khuyên và đã dụ dỗ Còi đến có mang ba tháng rồi bỏ rơi.Tin thầm yêu Còi từ lâu và dù từng bị Còi từ chối nhưng vẫn mở lòng ra cứu vớt cuộc đời lầm lỡ của Còi. Nhớn ngày càng được ba Sự tin cậy thì Cún Móm cũng bắt đầu ghen tức và tìm kế hãm hại. Biết ba Sự để ý Khuyên, hắn cùng ba Sự bày kế đưa Nhớn vào tù. Khuyên dần nhận ra bộ mặt thật của ba Sự nên không đến sòng bạc làm việc nữa. Một đêm, ba Sự mò đến nhà để tán tỉnh Khuyên. Trong lúc tức giận, Khuyên đã đâm chết ba Sự và được ông già Ất đứng ra nhận tội thay. Nhớn mãn hạn tù nhưng không muốn về nhà vì nghe Cún Móm bịa đặt không tốt về Khuyên. Trong lúc lang thang, Nhớn gặp Sẹo và biết được mọi chuyện ở nhà. Tối Nhớn về nhà nhìn thấy cảnh vợ con mình và mẹ con Còi vui vẻ ấm cúng nhưng lại mơ hồ dự cảm một tương lai mong manh đầy bất trắc. Trong thời gian hoạt động cách mạng, từ thực tế cuộc sống chiến đấu những năm tiền khởi nghĩa tháng tám, ông đã viết được hai phóng sự dài Cảnh Dương chiến đấu và Thôn Lệ Sơn. Song vì điều kiện in ấn lúc ấy khó khăn nên chỉ in tay phổ biến nội bộ. Sau cách mạng, năm 1951-1952, ông được biệt phái về công tác ở Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho ông có thể viết tiếp về con người Hà Nội trong kháng chiến - những con người đã từng in đậm trong nhiều sáng tác trước cách mạng của ông. Thời kỳ này, ông đã tham gia một số công tác và viết một số điển hình của ngành công an Hà Nội. Trong đó có cuốn truyện Chiếc vali trên tàu AmiôĐanhvin (1951) có thể xem là sáng tác cuối cùng của ông. Điểm qua vài nét về cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Đình Lạp, chúng ta hiểu rõ hơn về một nhân cách và một tài năng đáng trân trọng. Bằng quãng đời ngắn ngủi của mình, Nguyễn Đình Lạp đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp nghệ thuật cũng như cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tuy số lượng sáng tác không nhiều, chủ yếu tập trung ở thể loại phóng sự cùng với hai tiểu thuyết vỏn vẹn và một số truyện ngắn đăng rải rác trên các báo, nhưng Nguyễn Đình Lạp cũng có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng. 2. Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945: 2.1. Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại phóng sự: Nguyễn Đình Lạp sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, phóng sự, tiểu thuyết.. Trong đó, ông có nhiều đóng góp cho văn học giai đoạn này ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Xuất hiện muộn trên văn đàn, ông được chú ý trước hết ở thể loại phóng sự. Trong khi Nguyễn Đình Lạp chỉ mới tập tễnh viết những phóng sự đầu tay thì thể loại phóng sự đã được phát triển đến đỉnh cao với những cây bút tên tuổi như Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Bằng… và đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, hấp dẫn người đọc với những tuyệt tác Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 13 của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng. Nấp sau vầng hào quang đã quá rực rỡ của những người đi trước, Nguyễn Đình Lạp cũng đã dần thu hút sự chú ý của mọi người, khẳng định vị trí còn khá chông chênh của mình, góp vào làng phóng sự một tia sáng mới dù chỉ là một tia sáng nho nhỏ, le lói chứ chưa rực rỡ. Cũng như các nhà phóng sự đương thời, Nguyễn Đình Lạp đến với phóng sự với nhu cầu muốn ghi lại một cách chân thực những cái nhố nhăng của xã hội đương thời. Cùng viết về những vấn đề nhức nhối của xã hội tư sản thành thị, nếu như Vũ Trọng Phụng đã từng thành công với những phóng sự khai thác các tệ nạn xã hội như Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy tây, Lục xì thì Nguyễn Đình Lạp cũng có Thanh niên truy lạc, Chợ phiên đi tới đâu, Từ ái tình đến hôn nhân. Viết về những kiếp người đi ở, Vũ Trọng Phụng thành công với Cơm thầy cơm cô thì Nguyễn Đình Lạp cũng có một phóng sự ngắn mà ông khiêm tốn gọi là hoạt tượng Đi ở không kém phần cảm động. Không dừng lại ở đề tài cuộc sống thành thị, Nguyễn Đình Lạp còn mở rộng phạm vi phản ánh đến nông thôn.Về đề tài này, nếu như Ngô Tất Tố đã từng thành công với những trang phóng sự phê phán những hủ tục lạc hậu trong Việc làng, Tập án cái đình thì Nguyễn Đình Lạp cũng góp thêm tiếng nói phê phán tố cáo nạn cường hào, quan lại ức hiếp dân chúng ở thôn quê qua phóng sự Cường hào. Có thể nói, cũng xoay quanh những đề tài quen thuộc nhưng Nguyễn Đình Lạp đã phả vào những trang phóng sự của mình một hơi thở mới, đóng góp cho làng phóng sự một cách khám phá hiện thực mới, một cách nhìn mới. Đó là cách khám phá, cách nhìn của một “nhà điều tra xã hội học”.(Vũ Tuấn Anh,2003:866) Khi đọc phóng sự của Vũ Trọng Phụng, người ta có cảm giác như mình đang đọc tiểu thuyết bởi vì Vũ Trọng Phụng tiếp cận hiện thực với góc độ của nhà văn và ghi chép hiện thực qua bàn tay nghệ thuật của nhà văn. Cho nên, phóng sự của Vũ Trọng Phụng có sự hoà quyện giữa chất kí và chất tiểu thuyết. Trái lại, khi tiếp cận với những phóng sự của Nguyễn Đình Lạp, người đọc sẽ nhận ra ngay một kiểu phóng sự điều tra với những tư liệu sống động, những con số thống kê chi tiết và có khi là cả một bảng thống kê tỉ mỉ. Bởi vì Nguyễn Đình Lạp tiếp cận hiện thực với “vai trò một nhà điều tra xã hội học”. Cách tiếp cận hiện thực này “quả là một nét mới trong lối làm phóng sự thời ấy” (Vũ Tuấn Anh,2003:867). Ở khía cạnh này, phóng sự Nguyễn Đình Lạp “hơn rất nhiều phóng sự của các cây bút đàn anh khác” (Vũ Tuấn Anh,2003:866). Đọc những phóng sự của ông, người đọc cảm thấy mức độ chân thực cao và mức độ chính xác rõ rệt. Bởi “Nguyễn Đình Lạp luôn chịu khó lăn lộn trong thực tế” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21) nên những phóng sự của ông luôn đầy ắp những “chất liệu sống, …sinh động, tươi rói” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21). Nhờ đó mà những phóng sự của ông luôn có một tiếng nói tố cáo mạnh mẽ. Nó như một “hồi chuông báo động” và cảnh tỉnh đối với toàn xã hội. “Ý nghĩa của tiếng chuông này vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự”(Lê Thị Đức Hạnh,2002:21) đến ngày hôm nay. Nguyễn Đình Lạp viết phóng sự với quan niệm: “Phóng sự là nghiên cứu, tìm hiểu một sự kiện gì rồi ghi chép lại cho thật đúng”(Nguyễn Đình Lạp,2003:795). Đối với ông, chỉ có phóng sự mới giúp “ghi chép đầy đủ, nóng hổi sự sống”(Nguyễn Đình Lạp,2003:794). Vì vậy, ông đã sử dụng phóng sự như “một lợi khí sắc bén”(Nguyễn Đình Lạp,2003:794] và phát huy tối đa lợi thế của vũ khí ấy để ghi chép cho thật đầy đủ những sự kiện nóng hổi của đời sống. Với cách tiếp cận hiện thực mới ấy, Nguyễn Đình Lạp đã có Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 14 nhiều điều kiện “triển khai những đề tài có diện rộng…chuyên chở nhiều hơn những vấn đề có ý nghĩa xã hội” (Vũ Tuấn Anh,2003:867-868). Từ cách tiếp cận hiện thực của một nhà điều tra xã hội học, Nguyễn Đình Lạp cũng giải quyết các vấn đề xã hội một cách khoa học. Phải công nhận rằng, trong các phóng sự của mình, Nguyễn Đình Lạp chưa thật sắc sảo trong quan sát, miêu tả hiện thực sinh động cũng như phân tích thế giới nội tâm nhân vật nhưng ông lại “tỏ ra vững vàng trong khi mổ xẻ, bình luận những hiện trạng xã hội”(Lê Thị Đức Hạnh,2002:22). Vì thế, phóng sự Nguyễn Đình Lạp đã “làm giàu cho thể văn này ở khía cạnh phân tích xã hội. Lối phân tích này còn ít thấy trong các phóng sự đương thời” (Vũ Tuấn Anh,2003:870). Cũng giống như các nhà phóng sự khác, Nguyễn Đình Lạp cũng lăn lóc vào mọi ngõ ngách của đời sống để thu thập những tư liệu, khám phá hiện thực. Đặc biệt, Nguyễn Đình Lạp không dừng lại ở việc chỉ “nêu hiện tượng” mà ông còn “chú ý phân tích các hiện tượng” (Vũ Tuấn Anh, 2003:869). Trong phóng sự của ông, các thao tác thống kê, phân loại, phân tích, bình luận là không thể thiếu. Ông thường tìm cách lí giải nguyên nhân của sự việc. Chẳng hạn “nguyên nhân nạn ế chồng”, “vì sao ngoại tình”, “những lý do khiến nhiều thanh niên phải sống độc thân”. Và có nhiều trường hợp, ông còn “nêu ra cả những giải pháp cho nó” (Vũ Tuấn Anh,2003:869). Chính vì vậy mà “phóng sự của Nguyễn Đình Lạp giàu chất trí tuệ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22), bổ sung thêm một nguồn tài liệu phong phú để con người nhận thức về hiện thực. Tiếp cận với phóng sự Nguyễn Đình Lạp, người đọc dễ dàng nhận ra một văn phong mang “tính thuyết lý, bình luận trực tiếp” (Vũ Tuấn Anh,2003:870). Có thể cách dẫn dắt, xây dựng của Nguyễn Đình Lạp chưa thật đặc sắc như những cây bút đàn anh nhưng ông cũng đã khéo “lôi người đọc vào cuộc, buộc họ phải nhận chân hiện thực và suy nghĩ về nó” (Vũ Tuấn Anh,2003:870) bằng cách bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ của mình. Cho nên ẩn đằng sau thái độ lạnh lùng khách quan trong việc phơi bày hiện thực là một thái độ xót xa, mong muốn kêu gọi, thức tỉnh mọi người. Điều đó làm cho “câu văn Nguyễn Đình Lạp đối thoại với người đọc khi cật vấn, khi thống thiết” (Vũ Tuấn Anh,2003:871). Có thể thấy được, phóng sự của Nguyễn Đình Lạp tuy chưa miêu tả quá trình tâm lý của nhân vật cũng như chưa xây dựng được những tính cách sinh động nhưng ông cũng đã phác hoạ được những mảnh đời, đoạn đời của nhân vật một cách chân thực, cảm động. Hơn nữa, trong những phóng sự của mình, ông cũng đã sáng tạo được những hình ảnh “gây ấn tượng và tác động mạnh”, có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. “Chẳng hạn như khi nói về những thanh niên trụy lạc, ông đã ví cuộc đời họ như một chai rượu mạnh. “Đốp một cái, nút bật lên,rượu toé ra ngoài. Cái vỏ chai dù đẹp đẽ đến đâu nếu không bị vứt ở xó tường thì cũng dùng đựng mắm muối”. Hoặc “những cô gái dấn thân vào kiếp giang hồ có khác gì điếu thuốc kia, khi mới ra khỏi bao thì thơm tho, trong trắng, hút xong rồi chỉ là một đống tàn tro tơi tả” (Vũ Tuấn Anh,2003:870). Bên cạnh những trang phóng sự dài, Nguyễn Đình Lạp còn có những bài phóng sự ngắn “với cách viết ngắn gọn, linh hoạt, đậm chất trào phúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22) rất đặc sắc. Tiêu biểu là hoạt tượng Đi ở. Đây có thể xem là “một truyện ngắn hay” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22) mà Nguyễn Đình Lạp đã góp vào cho kho tàng truyện ngắn hiện thực trào phúng 1930 -1945. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 15 Những đặc sắc nghệ thuật nói trên đã cho thấy một phong cách riêng độc đáo của ngòi bút phóng sự Nguyễn Đình Lạp cũng như những đóng góp của ông cho nghệ thuật phóng sự Việt Nam 1930 -1945. Đánh giá về phóng sự Nguyễn Đình Lạp, chúng ta có thể tóm gọn trong nhận định của Lê Thị Đức Hạnh: “Thành công đánh kể của Nguyễn Đình Lạp trong phóng sự không chỉ do sự nhanh nhạy, sắc sảo của một nhà báo, sự nhuần nhuyễn của một nhà văn, sự vận dụng thành thạo phương pháp điều tra như một nhà xã hội học mà vượt lên trên đó còn do con mắt và tấm lòng của người cầm bút” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22). 2.2. Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại tiểu thuyết: Sau khi đã gặt hái được một số thành quả trong lĩnh vực phóng sự, Nguyễn Đình Lạp đột phá vào lĩnh vực tiểu thuyết. Bởi vì đối với ông, “chỉ có tiểu thuyết mới có thể ghi nổi u uẩn sâu kín nhất của con người và những quan hệ vô cùng phức tạp phiền phức của xã hội” (Nguyễn Đình Lạp,2003:793). Năm 1941, Nguyễn Đình Lạp lần lượt trình làng hai tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất của ông trước cách mạng tháng tám: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Tuy ông không có được những thành công vang dội như nhà văn cùng thời Nam Cao nhưng những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho làng tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 không phải là ít ý nghĩa. Chọn đề tài về cuộc sống dân nghèo thành thị ở vùng ven đô Hà Nội, Nguyễn Đình Lạp đã có được “những trang viết thành công” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35) dựa trên sự am hiểu của ông về con người và mảnh đất mà ông sinh trưởng. Có lẽ, do chọn không gian xác thực là chính quê hương mình và mong muốn phản ánh chân thực những cảnh và người ở đó nên nhà văn đã xem tiểu thuyết đầu tay của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Điều đó đã gây ra nhiều sự bàn cãi về thể loại tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” thực chất thuộc thể loại tiểu thuyết vì nó có nhiều hư cấu. Và chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi ông xếp “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” vào loại “tiểu thuyết tả chân có một ít khuynh hướng xã hội”. Với “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, Nguyễn Đình Lạp “xứng đáng được chọn vào hàng nhà văn số một viết về hạng người này ở ngoại ô Hà Nội trước năm 1945” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35). Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp, người đọc không khỏi sửng sốt trước “một nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24) chưa từng thấy ở các nhà văn trước đó. Cách giải quyết vấn đề của tác giả, cách hành xử của các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã hé mở ra một khuynh hướng mới: “Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa chứ không chỉ là hiện thực phê phán thông thường” (Hoài Anh,2001:850). Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp tuy chưa xây dựng được “những nhân vật điển hình có bề sâu” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1131) nhưng tiểu thuyết của ông cũng đã có được một số lượng nhân vật đông đảo, “phát triển ở đa tuyến và không ít nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25). Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp còn đóng góp một nghệ thuật dẫn chuyện linh hoạt và nghệ thuật miêu tả đặc sắc.Với cách diễn đạt nhuần nhuyễn, tinh tế, tác giả đã khéo lôi người đọc nhập cuộc cùng nhân vật, dõi theo cuộc đời nhân vật với những tình tiết sinh động, hấp dẫn. Tiếp tục phát huy sở trường của một ngòi bút thạo viết phóng sự, Nguyễn Đình Lạp đã khéo thâm nhập, nắm bắt mọi đối tượng, “không ngần ngại viết về Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 16 những con người bình thường, nhỏ bé… những câu chuyện tưởng như là vặt vãnh tầm thường… đào sâu vào những khía cạnh tiềm ẩn… làm bật ra những cái nổi trội, khác lạ, hấp dẫn của cảnh, người và việc ở một vùng ven đô Hà Nội..” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). Nhờ đó, tiểu thuyết Nguyễn đình Lạp đã có được những trang miêu tả tài hoa, đặc sắc không kém những cây bút bậc thầy. Đồng thời với việc phát huy thế mạnh trong việc mổ xẻ hiện thực, Nguyễn Đình Lạp cũng không quên khắc phục nhược điểm của mình khi đi vào mổ xẻ thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật. Nhờ thế, những trang tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã tiến xa hơn những phóng sự trước đó của ông về nghệ thuật miêu tả tâm lý. Có thể ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Đình Lạp chưa thành thục như Nam Cao nhưng cần phải công nhận rằng, ông cũng đã “tỏ ra khéo léo, thậm chí tài tình” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) khi thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật. Bằng những sáng tạo rất riêng trong hai tiểu thuyết của mình, “Nguyễn Đình Lạp đã góp thêm một tiếng nói nghệ thuật có giá trị” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36) cho tiểu thuyết hiện thực phê phán ở nước ta trước 1945. Qua những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại phóng sự và tiểu thuyết, chúng ta có thể thấy rằng, sáng tác của Nguyễn Đình lạp xét về mặt số lượng tuy không nhiều nhưng những gì ông đóng góp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 xét về mặt chất lượng thì không hề nhỏ. Với tài năng ấy, nếu chưa vội đi xa, chắc chắn ông sẽ còn có những đóng góp lớn lao hơn nữa để góp phần tô điểm cho bộ mặt văn học dân tộc ngày càng thêm rạng rỡ. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 17 CHƯƠNG II: TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH LẠP - BỨC TRANH ĐỜI SỐNG CHÂN THỰC, CẢM ĐỘNG VÀ TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN 1. Nhà văn của những thân phận hèn mọn: 1.1. Bức tranh hiện thực sinh động đa dạng với những cảnh đời cơ cực, lầm than, bế tắc: Mảng hiện thực về cuộc sống thành thị giai đoạn 1930 - 1945 đã có nhiều nhà văn khai thác. Nói về người trí thức tiểu tư sản thành thị thì có Sống mòn của Nam Cao, Cuộc sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng, Sống nhờ, Một thiếu niên của Mạnh Phú Tư. Hay đi vào cái xô bồ của xã hội tư sản thành thị thì có Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. “Nhưng viết về dân nghèo thành thị thì chỉ có “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình Lạp là sáng giá” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:23). Chú ý đến những kiếp người cùng khổ ở ven đô, bằng tất cả tấm lòng và vốn hiểu biết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã tỏ ra là người canh tác có hiệu quả trên mảnh đất hiện thực còn ít người khai phá ấy. Cũng như các nhà văn tên tuổi trước thường quay về với chính quê hương của mình để viết, chẳng hạn như Nam Cao viết về làng Vũ Đại, Tô Hoài viết về cuộc sống ven đô Hà Nội, Nguyên Hồng viết về Nam Định - Hải Phòng… thì Nguyễn Đình Lạp cũng thế. Khi viết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, ông đã quay về với chính cái làng Bạch Mai – nơi ông sinh ra và lớn lên để viết. Có lẽ, hơn nơi nào hết, quê hương chính là góc hiện thực nhà văn am hiểu nhất và cũng là nơi vun xới, nuôi dưỡng nguồn mạch cảm xúc nên những nhà văn thường dễ thành công khi viết về quê hương mình. Nguyễn Đình Lạp cũng đã gặt hái được những thành công bước đầu trong lĩnh vực tiểu thuyết khi viết về chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn ấy. Dưới con mắt am tường và bằng tấm lòng nhiệt huyết với quê hương, xứ sở, cuộc sống lam lũ, cơ cực của những con người nơi đây được nhà văn tái hiện trong tác phẩm như một “bức tranh nhiều màu sắc” (Lê Thị Đức Hạnh,2003:15). “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” đã tái hiện một cách chân thực và cảm động những mảnh đời cơ cực, lầm than, bế tắc của những người dân nghèo ở miền Vạn Thái, vùng Bạch Mai, thuộc Ô Cầu Dền (một khu vực ngoại ô của Hà Nội trước kia, nay là nội thành). Đó là thế giới của những con người sống tất bật, bon chen bằng nhiều nghề khác nhau: từ buôn thúng bán mẹt như bán bánh giầy, bánh giò, bán phở, bán hàng rong, hàng cà phê, hàng thịt cho đến những phu xe, đồ tể, lại có cả gái điếm, cô đầu lưu manh… “Ngoại ô” là câu chuyện chủ yếu xoay quanh gia đình bác Vuông bán giầy giò còn “Ngõ hẻm” là câu chuyện về gia đình bác Nhớn đồ tể (con rể bác Vuông). Mở đầu tác phẩm “Ngoại ô”, người đọc đã được dẫn đến khu “thị trường” to lớn nhất ở Ngõ Vạn Thái, Ô Cầu Dền để chứng kiến cảnh mưu sinh nhọc nhằn của những của người mua gánh bán bưng. Nói là thị trường to lớn vì trong cái ngõ ấy, “người ta đếm được vừa đúng bốn mươi ba nhà ả đầu… Nếu tất cả bốn mươi ba nhà hát ấy đều có khách cả thì ta sẽ thấy cái số người đi tìm mua khoái lạc về nhục thể có tới ngót hai trăm”. Ngoài ra còn bọn người “phụng sự cuộc vui đàng điếm ấy” cũng khoảng hơn hai trăm nữa “gồm ả đầu, kép đàn, thằng nhỏ, phu xe…”(Nguyễn Đình Lạp,2003:37-38). Vì thế, những người buôn bán hàng rong dù có đi đến hang cùng ngõ hẻm nào thì đến cái phiên họp chợ hai giờ sáng Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 18 này, họ cũng về đây để chầu chực hơn bốn trăm khách hàng đã “mệt rã rời sau một phút rú rít về xác thịt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:38) và đây là giờ họ cần phải nhét đầy cái bao tử lép kẹp của mình. “Quả là môt thị trường to lớn, và đông đảo, và cần mẫn trong lúc đêm khuya, giờ mà xã hội cần yên giấc để lấy lại sức mà vật lộn với cuộc sống ngày hôm sau” (Nguyễn Đình Lạp,2003:38). Ấy vậy mà trong cái giờ khắc ấy, có những con người không cần nghỉ ngơi để mua vui xác thịt, lại có những người không được nghỉ ngơi để mưu sinh, kiếm lấy vài đồng duy trì sự sống. Những cảnh đời dường như đối lập nhau, nhưng có quan hệ gắn kết với nhau đến lạ lùng. Trong bức tranh hiện thực xô bồ của buổi chợ đêm ấy, những con người tụ họp về đây để mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau đều được phác hoạ một vài nét nhưng cũng đủ để người đọc thấy thương cảm. Đó là hình ảnh của một “người phu xe ế khách, nghệch càng lên vỉa hè… bận rộn tính nhẩm xem số tiền thu được là bao nhiêu và sau khi trừ tiền thuế có còn lãi lời hay lỗ vốn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:33). Còn bác hàng cà phê cẩn thận đổ những bã cà phê hãy còn hung nâu vào cái hộp sắt tây lót giấy nhật trình “đưa lên mũi ngửi rồi mỉm một nụ cười láu lỉnh: “Hãy còn ngát chán! chỉ phơi qua một nắng là lại có thể pha được một nước nữa chứ chả bỡn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:34). Bác phở Mỗ thì “nhìn ngọn lửa dưới đáy thùng nước dùng đã héo hắt tàn… vội nhặt lấy cái ống nứa tép rồi ghé mồm vào thổi vo vo” (Nguyễn Đình Lạp,2003:34). Mụ hàng rong “hạ xuống thềm nhà cái mẹt đựng lèo tèo mấy tấm mía, mấy nắm hạt dẻ ngô rang” (Nguyễn Đình Lạp,2003:34). Bác Vuông hàng giò thì hiện ra với cái nhãn hiệu đặc biệt là ngọn đèn chai “bị muội bám kín mít” (Nguyễn Đình Lạp,2003:36). Tất cả lần lượt hiện lên với vẻ tàn tạ, nghèo nàn, với cái gian hàng thật giản đơn mà vốn liếng chẳng bao nhiêu nhưng cũng chính cái vốn liếng ít ỏi ấy là cả gia tài của họ, nuôi sống cả gia đình của họ. Vì vậy, họ phải tần tảo, vất vả dù khuya sớm để kiếm miếng ăn, có khi lại phải bon chen giành giật. Họ tụ họp về đây để chầu chực, chờ đợi bán được hàng. Vì vậy, chỉ cần một tiếng gọi thì tất cả các hàng quà, phu xe đều tranh nhau chạy lại như để vớt lấy cái phao cứu sống mình: “Các hàng quà vội vã xỏ đòn gánh vào đôi quang, mụ hàng mía nhẹ nhàng đặt mẹt lên đầu. Mấy anh xe đang buồn ũ rũ cũng nhấc chiếc xe chạy tế lại, hấp tấp đến nỗi mui xe này va chan chát vào cái chắn bùn của xe kia. Nhưng khi biết người ta chỉ gọi hàng quà thôi thì họ lại thong thả cắp càng xe vào nách mà lủi thủi bước một… Trong cái phút ồn ào hỗn tạp ấy, bác hàng giò cũng chạy vội ra đứng giữa đường, từ từ quay gót nhìn bốn phía. Bác lắng tai nghe xem có ai gọi mình không. Bác chăm chú đợi chờ…” (Nguyễn Đình Lạp,2003:40). Dần đi vào tác phẩm, người đọc càng cảm thấy thương tâm khi chứng kiến không gian sống, nơi trú ngụ của những con người lao động cơ cực, lầm than ấy. Căn nhà của họ chỉ là những mái nhà tranh lụp xụp lại phải chia ra nhiều gian bởi cái không gian chật hẹp ấy cũng không phải sở hữu riêng của một nhà nào mà là nhiều nhà, nhiều gia đình chui rúc, chia sớt nhau cái xó xỉnh tồi tàn nhỏ hẹp ấy: Nhà bác phở Mỗ là một “dãy nhà lá lụp xụp… dài tới ba mươi gian áp lưng vào tường gạch Văn Chỉ và nhìn thẳng ra một cái ao bèo. Mỗi gian là một chủ, có khi tới hai hay ba chủ chung nhau thuê. Thôi thì đủ các hạng người: thợ nhà máy, thợ nhà in, phu xe, những người bán bún chả, bún riêu…” (Nguyễn Đình Lạp, 2003: 57). Cũng không hơn gì bác phở Mỗ, nhà bác Vuông không những chật hẹp mà còn bị bao vây bởi nước đen, hôi thối bẩn thỉu. “Vợ chồng bác Vuông ngụ tại một căn nhà tranh lụp xụp bên trong xóm hàng Mã, lưng tựa bờ hồ bô, một cái hồ rộng nhưng nông choèn choèn, nước không có đường thông thành ra quanh năm đen sì, ngầu những ván và một mùi hôi thối xông lên gớm chết” (Nguyễn Đình Lạp,2003:70). Cái nhà lá của Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 19 bác thì “rất thấp, rất hẹp tựa hồ một cái nón úp xuống mặt đất, khí trời và ánh sáng bên ngoài khó lòng mà vào được tận nơi, cũng như những mùi ẩm mốc bên trong không bao giờ bay hết được ra ngoài” (Nguyễn Đình Lạp,2003:70).Thật khó lòng tưởng tượng được căn nhà ấy lại chia thành ba gian cho ba gia đình ở: Vợ chồng bác Vuông, bác bán thịt trâu và bác Mão cũng làm giò chả. Có được một khoảng sân rộng “vừa bằng hai cái nia” thì lại còn có thêm “hai cái nhà lá nhỏ có ba gia đình khác nữa ở cùng quay ra cái sân đất nhỏ hẹp ấy để chia bớt cái phần ánh sáng của nhà bác Vuông” (Nguyễn Đình Lạp,2003:71). Thật là một nơi ở tù túng và ngột ngạt làm sao! Hơn thế nữa, “người dân ở đây sống giữa bãi rác khổng lồ, nhơ nhớp của thành phố” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:23). Ngay cái ngõ hẻm trước nhà Nhớn những hôm trời mưa, dù “không nom rõ vũng lội nhưng Nhớn vẫn biết rằng nó sâu, nó nhầy nhụa, nó bẩn thỉu… nước ngập lên đầu gối và một thứ bùn khăn khẳn, nồng nặc đưa vào lỗ mũi” (Nguyễn Đình Lạp,2003:265). Trong thế giới của những người buôn thúng bán mẹt ấy, gia đình bác Vuông bán giầy giò được khắc hoạ đậm nét nhất. Bên cạnh cuộc sống cần lao của những người buôn thúng bán mẹt, “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” còn tái hiện cuộc sống đầy gian khổ của những người đồ tể, những người vì sự sống mà họ phải hàng ngày đối diện với cái chết của những con vật ngay dưới bàn tay vấy máu của mình trong những lò sát sinh. Những người đồ tể ấy như là Nhớn, Sẹo, Tin. Cuộc sống của những người lao động nơi cửa ô tối tăm, chật hẹp này đã cơ cực lầm than bao nhiêu thì lại càng trở nên cùng quẫn, khốn đốn bấy nhiêu khi cái lệnh cấm hàng giò chả, hàng thịt ở ngoại ô vào thành phố. Cuộc sống của những con người lao khổ ở đây đã tối tăm lại càng tối tăm hơn với cái lệnh cấm oái oăm ấy. Nó ảnh hưởng không nhỏ trước hết là đối với những hàng giò chả như gia đình bác Vuông. Có thể nói, “cái lệnh cấm các hàng giò chả ngoại ô không được vào thành phố bán là một tiếng sét dữ dội đánh manh trên mái nhà bác Vuông và những người đồng nghề với bác” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156). Đó là một tiếng sét có độ vang lớn, sức bao trùm của nó gần hết Ô Cầu Dền. Bởi nơi đây “có tới năm mươi nhà làm nghề giò chả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156). Ấy vậy mà tiếng sét ấy lại nổ ra quá bất ngờ, xé toang bầu trời bình yên của cửa ô khi chưa hề có dấu hiệu của cơn giông bão sắp đến. Vì thế, “các hàng giò chả vô tình không biết gì cả. Sáng sớm hôm ấy, họ vẫn đội thúng đi chợ, ung dung và vui vẻ như những con chuột dại khờ tối mắt vì miếng mồi thơm, chạy bổ nhào vào cái bẫy sắt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156). Và ngay khi buổi sáng thi hành lệnh cấm ấy, “cảnh sát và các nhà bán vé chợ đã bắt được ngót ba mươi hàng giò chả. Vợ lẽ bác Vuông cũng chịu chung một số phận ấy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156-157). ._. con người hoặc đối với bọn bất nhân, chuyên ức hiếp dân nghèo thì ông không ngần ngại phê phán bằng giọng mỉa mai, châm biếm đôi lúc pha chút bông đùa tuy nhẹ nhàng mà thấm sâu. Với việc xác lập được cho mình một giọng điệu riêng, Nguyễn Đình Lạp xứng đáng để có một vị trí vững chắc hơn trên văn đàn nghệ thuật nói chung và trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 nói riêng. 3. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị mang hơi thở cuộc sống: Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ở đó, nhà văn đóng vai trò như một vị tướng chỉ huy, điều khiển đội quân ngôn ngữ của mình để cho ra những sáng tạo bất ngờ và thú vị, sao cho trong từng cách nói, cách nghĩ của mình không chỉ diễn đạt chính xác mà còn phải hay, phải có tính thẩm mỹ. Mỗi nhà văn đều có một vốn ngôn ngữ riêng thể hiện sự am hiểu cũng như phong cách của nhà văn ấy. Nguyễn Đình Lạp cũng có vốn ngôn ngữ riêng và ông cũng đã thể hiện được bản lĩnh của một người chỉ huy tài ba qua một pho từ ngữ rất bình dị, dân dã mà cũng rất sáng tạo, mới mẻ. Là một ngườì con sinh ra và lớn lên ở ngoại thành Hà Nội, ngôn ngữ của Nguyễn Đình Lạp cũng mang đặc trưng của cách nói quen thuộc miền Bắc với những từ địa phương như: kháu [96], hoài của [91], ghệch càng [23], chõ vào mặt [270], dóm bếp[58], chả bỡn [34], tẽn [305], hượm [218], chỏng lỏn [131], củng vào đầu [96], choảng nhau [129],…Hay những cách nói rất mộc mạc, dân dã như: “ai cười thì hở mười cái răng” [140], “mười tám ăn cám với lợn” [150], “vờ vẫn con tườu” [364], “cô dâu chú rể đội rế lên đầu” [100]. (Nguyễn Đình Lạp,2003) Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Lạp cũng quay về với suối nguồn vô tận của văn học dân gian để vận dụng triệt để những ca dao, tục ngữ, thành ngữ…làm giàu thêm kho tàng ngôn ngữ của mình. Qua tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp, chúng ta thấy được ông là một người rất am tường văn học dân gian và sử dụng nó một cách thành thạo, linh hoạt. Điều đó được chứng thực trước hết qua việc sử dụng những thành ngữ quen thuộc và thông dụng chẳng hạn: đâm lao ta sẽ phải theo lao [186], chuột sa chĩnh gạo [192], chịu thương chịu khó hay lam hay làm [99], buôn may bán đắt [107], đỏ da thắm thịt [112], giật gấu vá vai [116], chung vai đấu cật [117], cha nào con nấy [285], lằng nhằng dây cà ra dây muống [282], ăn no ngủ kĩ [333], chân lấm tay bùn [351], chó mới ngáp phải ruồi [84], nước đổ đầu vịt [87], cơm chẳng lành canh chẳng ngọt [65]…(Nguyễn Đình Lạp,2003) Trong đó có không ít thành ngữ được sử dụng một cách đắc địa, tạo nên hiệu quả nghệ thuật một cách bất ngờ trong cách diễn đạt, miêu tả của tác giả. Chẳng hạn, khi nói về mụ Táo, tác giả đã diễn tả rất chính xác tính cách hung tợn, dữ dằn, đanh đá của bà trùm bọn nặc nô bằng thành ngữ “mồm loa mép giải” (Nguyễn Đình Lạp,2003:49). Hay khi nói về sự may mắn của một chàng trai đần độn, xấu xí như Pháo lại cưới được một cô gái xinh đẹp như Khuyên, tác giả đã dùng thành ngữ “chuột sa chĩnh gạo” (Nguyễn Đình Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 59 Lạp,2003:92). Và để nói về những cô đầu, gái điếm, những người làm nghề “bán trôn nuôi miệng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:146), tác giả đã cho đó là hạng đàn bà “voi giây ngựa xé” (Nguyễn Đình Lạp,2003:45), trơ trẽn đến không thể chịu nổi. Có khi những thành ngữ ấy lại xuất hiện với mật độ đậm đặc trong một đoạn văn ngắn ngủi, chẳng hạn như đoạn đối thoại giữa cô Huệ với bác Vuông: …Đó chẳng qua là sự thường xảy ra ở những khác làng chơi chỉ biết vùi hoa dập liễu. Nhưng đáng ghét nhất là giờ lão ta lại quay trở lại âu yếm tôi. Lại quay trở lại vì tôi đã đỏ da thắm thịt. Tuy ghét hắn, muốn nhổ ngay vào mặt hắn nhưng vì cái bổn phận của một người đầu rượu đã vay tiền của chủ, tôi phải cắn răng nuốt quả bồ hòn làm ngọt, gượng nói gượng cười để chiều lòng khách và để làm lợi cho bà chủ. (Nguyễn Đình Lạp,2003:112) Chỉ trong một đoạn văn ngắn ngủi có bốn câu đã có tới ba thành ngữ. Những thành ngữ ấy đã góp phần đắc lực vào việc phơi bày tình cảnh chua xót của cô đầu Huệ. Có khi tác giả lại sử dụng một cách biến hoá, linh hoạt những thành ngữ quen thuộc ấy để diễn tả một cách minh bạch, sáng tỏ hơn vấn đề. Chẳng hạn, chúng ta đã quen nghe thành ngữ “trai tài gái sắc” thì tác giả lại biến đổi thành “trai cầu tài, gái mới cầu sắc” (Nguyễn Đình Lạp,2003:96) để nói về việc Khuyên lấy một anh chồng xấu xí như Pháo là chuyện thường. Một số thành ngữ khác lại được thay đổi ở một hoặc một số từ của phương ngữ Bắc Bộ làm cho những thành ngữ ấy mang cách nói đặc trưng của người dân xứ Bắc. Để thấy rõ sự thay đổi đó, ta có thể đối chiếu một số thành ngữ được sử dụng trong tiểu thuyết với những thành ngữ quen thuộc ở miền Nam: Chuột sa chĩnh gạo [94] - Chuột sa hủ nếp Ăn dưng ngồi rồi [160] – Ăn không ngồi rồi Hỏng keo này ta bày keo khác [68] – Hư keo này ta bày keo khác Dát như cáy [182] – Nhát như cáy Trái nắng giở giời [2;332] – Trái nắng trở trời Lành như bụt [285] - Hiền như bụt (Nguyễn Đình Lạp,2003) Có khi nhà văn lại biến đổi thành ngữ theo cách chơi chữ độc đáo để châm biếm, chửi xéo kẻ xấu. Chẳng hạn như để châm chọc mẹ con mụ Ấm chua ngoa, lắm điều, nhà văn đã sửa thành ngữ “cha nào con nấy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:285) thành “Ấm nào Chén nấy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:285) bởi mụ tên Ấm và con mụ tên Chén. Bên cạnh những thành ngữ quen thuộc, nhà văn còn rất hay sử dụng những câu ngạn ngữ, châm ngôn, tục ngữ như: “lấy vợ thì lấy liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha” (294), “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (331), “một vía trai bằng hai vía gái” (43), “đồn vui nào thấy đâu vui, bưởi non tám tháng có cùi không tôm” (106)…(Nguyễn Đình Lạp,2003). Có khi tác giả lại xen vào những câu ca dao, những điệu hát đối đáp dân gian làm cho ngôn ngữ tác phẩm thêm mượt mà. Chẳng hạn, trong những dòng suy nghĩ cảm kích của Khuyên đối với Nhớn, tác giả lại xen vào một câu ca dao “bõ công tô điểm má hồng răng đen” (Nguyễn Đình Lạp,2003:183) để cho thấy nỗi ao ước, mãn nguyện của Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 60 Khuyên khi tưởng sẽ lấy được người chồng như Nhớn. Hay trong khung cảnh lao động đơn sơ của những cô gái ngoại ô, tác giả lại đưa vào những câu hát đối đáp làm cho không khí rộn rã hẳn lên. Những câu hát với nhiều giọng điệu, sắc thái khác nhau: Khi thì châm biếm chua ngoa: “Tiền chì mua được cá tươi Mua rau mới hái (ố a) mua người nở nang Tiền trinh mua vội mua vàng Mua phải rau héo (ứ ư) mua người ngẩn ngơ” Khi thì dí dỏm vui tươi: “Tốt duyên lấy được vợ già Vừa sạch cửa nhà vừa dẻo cơm canh Hoài hơi mà lấy trẻ ranh Ăn vụng xó bếp (ớ á ơ) ỉa quanh (là quanh) đầu nhà” Cũng có khi ngọt ngào tha thiết: “Ta nghe tiếng hát đâu đây Ta về (là ta…aa) rút thuyền mây đi tìm Ta nghe tiếng hát bên kia Ta về ta bảo (tình bằng ta bảo ớ a ơ) mẹ cha sang mời” (Nguyễn Đình Lạp,2003:407-408) Ngôn ngữ của Nguyễn Đình Lạp không chỉ bình dị, gần gũi do việc vận dụng kho tàng văn học dân gian mà còn do ông biết vận dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày vào văn học nhưng không hề làm giảm sút tính thẩm mỹ của lời văn mà trái lại, nó còn làm cho tác phẩm của ông có một nét đặc sắc riêng. Điều đó thể hiện khi đi vào từng trang của tác phẩm, ta bắt gặp mỗi nhân vật đều phát ngôn bằng một thứ ngôn ngữ dân dã, đời thường, phù hợp với từng tính cách, từng hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn như lời nói đay nghiến, xỉa xói, chua ngoa của một cô gái điếm: “Thà cứ mặc mẹ người ta sống cuộc đời khốn nạn như thế lại hơn, úi dào ồi! Thế mà cũng khoe với mọi người rằng “ra tay tế độ vớt người trầm luân”; cứu người ta mà hoá ra giam người ta vào nhà tù, bôi tro bôi trấu vào mặt người ta như thế này..Có khốn nạn đau đớn cho người ta không?” (Nguyễn Đình Lạp,2003:121) Còn đây là ngôn ngữ của bà trùm du côn trong một cuộc cãi vã: Chúng mày liệu thần hồn. Muốn yên ổn mà làm ăn ở cái đất này thì phải kiềng cái mặt bà này đi. Nghe ra chửa? Các con!...Láo chứ! Chúng nó láo chứ! Chúng nó không biết mẹ nó là ai mà lại còn dám mở mồm ra đòi. Đòi cái mả tổ nhà nó nữa ấy à! (Nguyễn Đình Lạp,2003:132-133). Và ngay cả đối với Ả Quay, một người Tàu lai, tác giả cũng sáng tạo cho hắn một thứ ngôn ngữ nửa Tàu nửa Ta thật ngộ nghĩnh: “Cái nị “kông” tốt lớ. Một người tả nhau với một người, ngộ “kông” sợ lớ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:181) Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 61 Nhà văn dường như rất am tường mọi thứ ngôn ngữ của đời sống. Đối với mỗi người, mỗi hạng người, ông đều dành cho họ một ngôn ngữ riêng. Hay nói khác hơn, ngôn ngữ của nhân vật đã được cá thể hoá cao độ, nhân vật nào ứng với ngôn ngữ đó. Đây là tiếng quát tháo hách dịch và tàn nhẫn của bọn hương chức ở nông thôn: Đi bán sống bán chết suốt năm không sao, động về đến nhà là y như làm bận đến người ta…Thiu thối thì mặc mẹ nó thiu thối! Chúng ông chỉ biết làm tròn phận sự của chúng ông thôi. Cút! Làm gì mà lằng nhằng như đỉa thế? (Nguyễn Đình Lạp,2003:213- 214]. Hay đó là lời nựng yêu của một bà mẹ đối với con nhỏ: “Úi chà! Con tôi ngoan “cá”… Ối giời ơi? Bố nó mắng…Bố nó mắng con tôi đây mà. Sôi mẹ đền, mẹ đền” (Nguyễn Đình Lạp,2003:336-338) Dù ở những trạng thái khác nhau: giận dữ, quát nạt, chửi mắng hay yêu thương, dù đối với những hạng người khác nhau, tác giả đều chọn được thứ ngôn ngữ riêng đối với từng trường hợp, từng cá nhân cụ thể. Điểm đặc sắc trong ngôn ngữ của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp còn thể hiện ở việc ông đã huy động được một hệ thống từ láy phong phú góp phần hiệu quả vào việc diễn tả những trạng thái tâm lí, hoạt động của con người hoặc trạng thái của sự vật. Chẳng hạn: nhai bỏm bẻm [110], nói niềm nở [110], ốm lừ khừ [112], nhăn nhở cười [113], lổm ngổm bò [129], nhai nhồm nhoàm [46], uống chồm chộp [250], nông choèn choèn [70], đỏ lòm lòm [60], xanh mai mái [188]… (Nguyễn Đình Lạp,2003). Và đặc biệt là sự xuất hiện đông đúc của những từ láy tư vừa góp phần đắc lực cho việc miêu tả vừa mang lại một âm điệu riêng cho tác phẩm. Đó là những từ như: tất ta tất tưởi [39], kĩu cà kĩu kịt [37], rắn gan rắn ruột [44], nhai ngấu nhai nghiến [46], ốm ho ốm hem [55], béo ụt béo ịt [59], nhắc đi nhắc lại [61], nhìn ngược nhìn xuôi [64], vơ quàng vơ xiên [87], xô đi xô lại [142], hớt hơ hớt hải [157], giật lấy giật để [130], rỗ nhằng rỗ nhịt [147], vung va vung vẩy [259]… (Nguyễn Đình Lạp,2003). Bên cạnh đó, điểm sáng tạo trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp còn thể hiện ở việc phát huy hiệu quả tối ưu của những biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, điệp từ…Có những lúc, phép nhân hoá và phép so sánh được kết hợp nhuần nhuyễn đã đem lại cho tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp những trang miêu tả tài tình, vừa sinh động vừa sắc nét. Chẳng hạn như trong giấc mơ đầy chuột gớm ghiếc của Nhớn, tác giả đã biến những chú chuột thành những tên ranh mãnh, dữ tợn: Đàn chuột nghểnh đầu, hớn mũi, , vểnh hai tai, nghếch hai chòm râu dài và cứng. Chúng nghe ngóng, chúng dò xét. Đoạn thoắt chân chúng chạy vào xóm cầu tre, rào rào và mau lẹ như hàng ngàn, hàng vạn củ thục địa từ một cái bị khổng lồ và bí mật nào ồ ạt rơi ra…Con đi đầu mạnh dạn hơn leo lên bạo cửa…Nó lanh lẹ cắn rách toan áo cánh…Con chuột hí hửng chạy chờn vờn quanh…Nó sung sướng nghếch đầu nhìn ngang nhìn dọc (Nguyễn Đình Lạp,2003:274-275). Hay trong cái đêm vui sướng đầu tiên Nhớn và Khuyên trốn đi trên tàu, cái phút tình tứ của họ làm những con đom đóm như cũng vui lây: “Mấy con đom đóm nhấp nháy như mỉm cười chế nhạo trong những rặng cây đen tối bên vệ đường” (Nguyễn Đình Lạp,2003:295). Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 62 Phát huy những đặc sắc ngôn ngữ ở phóng sự, đến những tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp tiếp tục sáng tạo ra những hình ảnh so sánh ví von, tạo sự liên tưởng thú vị nơi người đọc. Những hình ảnh so sánh độc đáo ấy trước hết góp phần đắc lực vào việc khắc hoạ bức tranh ngoại cảnh của tác phẩm. Chẳng hạn như một bức tranh trưng bày hàng hoá trong chợ được tác giả sử dụng chuỗi so sánh để vẽ nên thật cụ thể, sinh động và đủ màu sắc: Những con tôm tươi cong mình lại nhảy lên cao bộp bộp như những quả cao su bị ném mạnh…Những quả cà chua chín mọng, đỏ thắm như những quả son tí hon làm cho trẻ em chơi. Những khóm hành lá xanh tươi, rễ trắng dài y hệt những củ thuỷ tiên nhỏ trồng cát. (Nguyễn Đình Lạp,2003:357). Có khi chỉ là một sự vật hết sức bình thường nhưng nó lại hiện lên trong tác phẩm một cách hết sức sinh động, lạ lẫm bởi sự so sánh của một cặp mắt quan sát tinh tường và một trí tưởng tượng phong phú. Chẳng hạn như hình ảnh một cây nến được nhà văn so sánh có “lúc im lìm, thẳng tắp như một cây bút lông đứng dựng, lúc đổ xệp xuống tợ hồ một con rắn trắng ngóc cao cổ, thè lưỡi ra chực liếm một vật gì” (Nguyễn Đình Lạp,2003:267). Hay hình ảnh của “những tro trắng bay lên cao, tan tác như những cánh thiêu thân bị xé nát” (Nguyễn Đình Lạp,2003:34). Có khi tác giả lại tạo ra những hình ảnh so sánh bình dị, giản đơn nhưng lại chứa đựng những ngụ ý sâu xa. Đó là hình ảnh của những người dân tội nghiệp ở ngoại ô lâm vào cảnh khốn đốn được ví như những “con chuột dại khờ tối mắt vì miếng mồi thơm chạy bổ nhào vào cái bẫy sắt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156]. Hình ảnh ấy vừa ẩn chứa một nỗi xót thương vừa thể hiện một sự căm phẫn đối với chính sách bất nhân của bọn thống trị. Hay thân phận của những con người hèn mọn, bế tắc không có ngày mai như Nhớn thì được tác giả so sánh như một “ngọn cỏ”, “một tầu lá”: “Đời hắn không có giá trị bằng đời ngọn cỏ trên vườn hoa. Ngọn cỏ còn được người ta cắt xén, tưới bón chứ như thân hắn thì có ai để ý đến…”. Hay “thân hắn rồi đây cũng chỉ là một tầu lá trước cơn giông tố phũ phàng của cuộc đời” (Nguyễn Đình Lạp,2003:516-524). Biện pháp so sánh không chỉ giúp khắc hoạ bức tranh ngoại cảnh mà còn giúp khắc hoạ tâm trạng của nhân vật. Nó giúp tác giả diễn tả nội tâm nhân vật một cách thấu đáo và tinh tế hơn. Chẳng hạn như tâm hồn của một đứa con trai mới lớn háo hức muốn vợ được tác giả diễn tả “náo nhiệt như một ấm nước sôi già” (Nguyễn Đình Lạp,2003:68). Hay tâm trạng thất vọng của Nhớn đối với Khuyên, giấc mộng gia đình êm ấm của Nhớn được tác giả ví như “áng mây năm sắc loáng mắt tan tác trước trận gió phũ phàng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:514). Ngay cái tâm trạng ngổn ngang như mối tơ vò của Tin cũng được tác giả tìm những hình ảnh diễn tả một cách chính xác. Trong giây phút Tin tưởng tượng Còi sẽ tự tử, Còi sẽ chết, Tin “có cảm tưởng rằng một cái gì giá buốt như băng rơi vào giữa tâm hồn. Và một cái gì quý báu vừa rời bỏ hắn như con rắn lột da xong, vùn vụt bò đi” (Nguyễn Đình Lạp,2003:474). Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Lạp còn phát huy tác dụng của phép điệp trong việc miêu tả. Chẳng hạn để tô đậm ấn tượng trong lòng Nhớn về cuộc sống cấn lao nhưng đầm ấm mà hai vợ chồng đã trải qua. Tác giả đã sử dụng phép điệp: “Rồi hai vợ chồng hì hục cuốc, hì hục xúc, hì hục đội, hì hục khuân…” (Nguyễn Đình Lạp,2003:296). Từ “hì hục” được lặp lại vừa nhấn mạnh sự vất vả vừa gợi lên nhịp điệu, hơi thở dồn dập của sự lao Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 63 động mệt nhọc. Hay để tô đậm lời nói đùa của Nhớn, tác giả để nhân vật liên tiếp nhấn giọng bằng những điệp từ: “Để rồi tao kiếm một con mèo thật sộp, thật oách, thật sụ, thật cóc vàng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:278). Trên đây là những nét độc đáo trong ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Có thể nói, qua tiểu thuyết đầu tay của mình, Nguyễn Đình Lạp đã chứng tỏ ông là một vị tướng tài ba trong việc chỉ huy đội quân ngôn ngữ hùng hậu và đã tạo ra được những cách nói mới mẻ dựa trên việc phát huy sự phong phú của văn học dân gian và kho từ vựng của dân tộc. Bên cạnh đó, ông cũng vận dụng rất linh hoạt, tự nhiên lời ăn tiếng nói hằng ngày, dân dã mang đặc trưng của phương ngữ Bắc Bộ. Vì vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm của ông là một thứ ngôn ngữ mộc mạc, chân chất, bình dị mang hơi thở cuộc sống. Chính nhờ thế mà tác phẩm của ông luôn có một sức xuyên thấm mạnh mẽ, sức lan toả rộng rãi và một sức sống lâu bền trong lòng người đọc. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 64 PHẦN KẾT LUẬN ---X W--- Bước vào tìm hiểu giai đoạn văn học 1930 – 1945, người đọc như bị choáng ngợp trước một khu vườn đầy hương sắc. Quả thật, đây là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để góp phần tạo nên diện mạo văn học rực rỡ ấy, chúng ta cần ghi nhận sự đóng góp to lớn của những cây bút xuất sắc và tiêu biểu đã lưu danh lại trên văn đàn giai đoạn này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thiết phải nhìn nhận lại những đóng góp âm thầm, lặng lẽ mà không ít ý nghĩa của những cây bút chưa khẳng định được vị trí xứng đáng trên văn đàn. Xuất phát từ mục đích ấy, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp” để có thể khám phá phong cách tiểu thuyết độc đáo của Nguyễn Đình Lạp qua hai tiểu thuyết đầu tay và duy nhất của ông. Đồng thời, qua đó, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho việc cách tân thể loại tiểu thuyết nói riêng và cho quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam nói chung tính đến năm 1945. Trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm qua hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Đình Lạp đã có nhiều sáng tạo độc đáo ở lĩnh vực tiểu thuyết cũng như có nhiều đóng góp quan trọng cho văn học giai đoạn này, cụ thể là ở những phương diện sau: 1.Trước hết là những đóng góp về mặt nội dung. Đến với tiểu thuyết trong tâm thế của một người đến muộn, Nguyễn Đình Lạp đã chọn cho mình một góc hiện thực mới còn ít người khai phá đó là cuộc sống dân nghèo thành thị ở ngoại ô Bạch Mai Hà Nội trước Cách mạng tháng tám – 1945. Trên mảnh đất hiện thực màu mỡ ấy, ông đã chứng tỏ mình là một người canh tác có hiệu quả. Bằng cặp mắt quan sát tinh tường và tấm lòng thiết tha với quê hương xứ sở, Nguyễn Đình Lạp đã tái hiện một cách chân thực và cảm động cuộc sống cơ cực, lầm than, bế tắc của những kiếp người cần lao ở ven đô. Nếu như khi viết về cuộc sống thành thị, Vũ Trọng Phụng rất thành công khi đi vào phơi bày những cái nhố nhăng của xã hội tư sản đang trên đường Âu hoá thì Nguyễn Đình Lạp lại rất thành công khi xoáy sâu vào bi kịch của những thân phận hèn mọn sống chui rúc trong các ngõ hẻm của vùng ngoại ô. Không chỉ đi sâu vào những bi kịch của họ, tác giả còn nhìn thấy được những nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của họ đó là do chế độ xã hội tàn bạo, bất công với những chính sách cai trị vô lí và bọn thống trị bất nhân, bọn tay sai dã man đã tìm cách bóc lột người dân đến tận xương tuỷ. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra nỗi khổ của con người còn do chính con người tự tạo lấy bằng những sự mê tín viễn vông, những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi người. Tất cả đã nhấn chìm những con người ở chốn cửa ô tối tăm này trong màn đêm của sự lầm than, bế tắc không có ngày mai. Không chỉ phơi bày nỗi khổ đau của con người một cách dửng dưng, hời hợt mà sau khi nhìn thấy được nguyên nhân nỗi khổ ấy, tác giả còn lên tiếng phê phán, tố cáo xã hội và đấu tranh bênh vực những con người thấp cổ bé họng bằng tất cả tấm lòng và trái tim của người cầm bút. Bên cạnh đó, tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả còn thể hiện qua niềm tin yêu dành cho con người trong mọi hoàn cảnh. Niềm tin yêu ấy đã giúp tác giả soi rọi và phát hiện ra biết bao phẩm chất tốt đẹp của con người, dù đó là những con người thấp hèn hay đã bị hoàn cảnh tha hoá. Hơn nữa niềm tin yêu còn giúp cho nhà văn nâng niu, trân trọng và giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp của con người, không để cho nó bị nhơ nhớp bùn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 65 đen. Đồng thời, nó cũng giúp nhà văn nâng đỡ, dìu dắt những người lầm đường lỡ bước được trở về trong sự vị tha, bao dung của cộng đồng. Và có lẽ, đóng góp lớn nhất của nội dung tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đó là cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề của một nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ. Điều đó thể hiện qua cách hành xử giữa các nhân vật, qua mối quan hệ giữa những con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Cụ thể đó là thái độ ứng xử thật đẹp giữa các nhân vật: ứng xử trong tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm.Cách ứng xử ấy khiến cho những con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp vừa mang những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam vừa mang mầm mống đạo đức của giai cấp vô sản, của những con người mới thuộc thế hệ Cách mạng sau này. Bên cạnh đó, nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ của nhà văn còn thể hiện ở việc ông đã để cho những nhân vật của mình trong bước đường cùng đã vùng dậy đấu tranh có ý thức. Đó là điểm sáng của toàn bộ tác phẩm. Đồng thời, ở điểm này, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp cũng trở thành một điểm sáng hiếm thấy trên văn đàn hiện thực phê phán 1930 – 1945 khi hầu hết những tác phẩm giai đoạn này thường có chung một kết cục bế tắc, bế tắc trong hướng đi của nhân vật cũng như trong tư tưởng của nhà văn. Vì vậy, sự đấu tranh có ý thức của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp còn có vai trò dự báo cuộc Cách mạng long trời lở đất của dân tộc sắp nổ ra. Chính nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ ấy đã đưa ông bước vào một con đường mới rất có tiền đồ, con đường của chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa. 2. Để chuyển tải nội dung hiện thực bề bộn ấy một cách trọn vẹn và sâu sắc, Nguyễn Đình Lạp cũng đã có những sáng tạo riêng trong nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực. Vì vậy, bên cạnh những đóng góp có giá trị về nội dung là những cống hiến khiêm tốn mà ý nghĩa về mặt nghệ thuật. Trước hết, sở dĩ văn của Nguyễn Đình Lạp có sức thấm, lay động lòng người đó là nhờ giọng điệu kể chuyện ôn hoà, đằm thắm mà chan chứa tình yêu thương đối với con người. Vì thế trước sự dẫn dắt cố làm ra vẻ khách quan của người dẫn chuyện, người đọc vẫn thấy được một giọng điệu chua xót, đầy cảm thông hướng về những cảnh đời đầy bi kịch. Đôi khi nhu cầu được bộc lộ tình yêu thương đối với con người của nhà văn còn bộc lộ qua những lời trữ tình ngoại đề với giọng chất chứa cảm xúc pha lẫn chất triết lí, chiêm nghiệm. Còn khi đối diện với những thói hư tật xấu, những nếp nghĩ lạc hậu của con người hay đối diện với bọn người chuyên ức hiếp, chà đạp lên quyền sống con người thì tác giả không ngần ngại phê phán bằng giọng mỉa mai, châm biếm tuy nhẹ nhàng mà thấm sâu. Không bốp chát, không cay cú như giọng điệu phê phán của Vũ Trong Phụng, giọng điệu phê phán của Nguyễn Đình Lạp tuy nhẹ nhàng, ôn tồn hơn nhưng cũng giáng được những đòn khiến kẻ thù phải nhức óc, khiến người đọc phải day dứt, trăn trở. Đó không những là tiếng nói phê phán đả kích, bài bác mà còn là tiếng nói phê phán xây dựng, góp phần hoàn thiện con người và cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Lạp cũng thể hiện năng lực của một cây bút tiểu thuyết vững chãi qua những đặc sắc về mặt ngôn ngữ. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã chứng tỏ được bản lĩnh của một vị tướng chỉ huy đội quân ngôn ngữ tài ba qua một pho từ ngữ rất bình dị, dân dã mà cũng rất sáng tạo mới mẻ. Điều đó chứng tỏ trước hết qua một loạt những từ ngữ địa phương mang cách nói đặc trưng của phương ngữ Bắc Bộ xuất hiện trong tiểu thuyết cộng với việc sử dụng thành thạo và linh hoạt ca dao, tục ngữ, châm ngôn. Đặc biệt là sự xuất hiện với tần số cao những thành ngữ quen thuộc, thông dụng. Bên Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 66 cạnh đó, sự sáng tạo trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp còn thể hiện ở việc phát huy hiệu quả của những biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, phép điệp… Những biện pháp ấy không chỉ giúp miêu tả bức tranh ngoại cảnh sinh động có hồn mà còn giúp khắc hoạ tâm trạng của nhân vật một cách sâu sắc và thấu đáo hơn. Bản lĩnh ngôn ngữ của Nguyễn Đình Lạp còn thể hiện ở sự am tường mọi thứ ngôn ngữ của đời sống. Đối với mỗi loại người, trong từng hoàn cảnh cụ thể, ông đều lựa chọn cho họ một thứ ngôn ngữ riêng rất phù hợp, mang tính cá thể hoá cao. Đó là một thành công trong ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Cuối cùng, phần đáng chú ý không thể bỏ qua khi đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đây cũng là phần đóng quan trọng nhất của Nguyễn Đình Lạp cho tiểu thuyết giai đoạn này. Tuy còn nhiều hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật như: chưa xây dựng được nhân vật điển hình có bề sâu, chú ý tả việc hơn tả người…nhưng bù lại Nguyễn Đình Lạp đã có được sự khéo léo thậm chí tài tình khi đi vào khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Nguyễn Đình Lạp bước vào con đường viết tiểu thuyết khi trên văn đàn, thể loại tiểu thuyết nói chung và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết nói riêng đã phát phát triển đến đỉnh cao với tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của người đi trước, Nguyễn Đình Lạp cũng có những sáng tạo riêng của mình để nâng nghệ thuật miêu tả tâm lí lên một tầm cao mới, đưa tiểu thuyết Việt Nam ngày càng tự tin hoà vào vòng xoáy của quá trình hiện đại. Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho kho tàng văn học Việt Nam qua hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” là những đóng góp có giá trị và đáng trân trọng. Có thể, tiểu thuyết của ông còn nhiều hạn chế so với tiểu thuyết của những nhà văn bậc thầy trong cùng trào lưu nhưng không vì thế mà chúng ta có thể lãng quên những đóng góp đầy tâm huyết của cuộc đời cầm bút mà nhà văn đã dồn hết vào những tác phẩm của mình. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại, phải góp nhặt ở đâu đó nơi góc khuất của khu vườn văn học dân tộc những bông hoa kém hương sắc như Nguyễn Đình Lạp để bức tranh văn học nước nhà không còn “bị những nét mờ không đáng có” như PGSTS Lê Thị Đức Hạnh đã nhận định. Trên đây là đề tài của chúng tôi về đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp, một mảng đề tài còn ít người chú ý. Khoá luận chỉ là một công trình nhỏ bé của người viết với mong muốn khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho tiến trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam. Do điều kiện thời gian, do giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp đại học và phần nào do hạn chế về khả năng nghiên cứu, đề tài của chúng tôi có thể còn nhiều thiếu sót và chưa đạt được yêu cầu như mong muốn nhưng nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp, chúng tôi sẽ khai thác sâu hơn một số vấn đề nghệ thuật của tiểu thuyết chẳng hạn như lời văn nghệ thuật hay kết cấu của tiểu thuyết. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có gì sai sót kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để luận văn được sửa chữa hoàn thiện hơn. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 67 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bạch Liên (sưu tầm tập hợp).2003. Tác phẩm Nguyễn Đình Lạp. Hà Nội: NXB Văn hoá thông tin 2. Bạch Văn Hợp (sưu tầm, tuyển chọn). 2001. Nguyên Hồng - Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945. NXB Giáo dục 3. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên). 2004. Từ điển văn học (bộ mới). NXB Thế giới 4. Hoài Anh. 2001. Chân dung văn học. NXB Hội nhà văn 5. Lê Thị Đức Hạnh. 2002. Bài viết “Sáng tác của Nguyễn Đình Lạp”. Tạp chí VH số 3: 20-26. 6. Lữ Huy Nguyên (chủ biên) - Phan Cư Đệ giới thiệu. 1996. Ngô Tất Tố toàn tập. Hà Nội. NXB Văn học 7. Mã Giang Lân (Chủ biên) . 2000. Quá trình hiện đại hoá VHVN 1900 – 1945. Hà Nội. NXB Văn hóa thông tin. 8. Mai Hương (tuyển chọn). 2000. Vũ Trọng Phụng một tài năng độc đáo. Hà Nội. NXB Văn hoá thông tin. 9. Nam Cao.1999. Sống mòn. NXBVH 10.Ngô Tất Tố. Tắt đèn. NXB Đồng Nai 11.Ngô Thị Hy. 2003. Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh. Luận văn thạc sĩ KH ngữ văn. ĐHSP TPHCM 12.Nguyễn Ánh Ngân (tuyển chọn, biên soạn). 2002. Nguyên Hồng tấm lòng qua trang viết. Hà Nội. NXB Văn hoá thông tin. 13.Nguyễn Công Hoan. 2002. Ngựa người và người ngựa. NXB Văn học 14.Nguyễn Đăng Điệp. 2002. Giọng điệu trong thơ trữ tình. Hà Nội: NXBVH 15.Nguyễn Đăng Mạnh. 1999. Vũ Trọng Phụng toàn tập. Hà Nội: NXB Hội nhà văn 16.Nguyễn Đăng Mạnh - Bùi Duy Tân - Nguyễn Như Ý (đồng chủ biên). Từ điển tác giả, tác phẩm VHVN dùng cho nhà trường. NXB ĐH sư phạm 17.Nguyễn Ngọc Thiện. 1995. Bài viết “Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả chân của Nguyễn Đình Lạp”. Tạp chí văn học số 12: 34 – 36 18.Nguyễn Quang Trung. 2002.Tiếng cười Vũ Trọng Phụng. Hà Nội: NXB Văn hoá thông tin 19.Nguyễn Thị Dư Khánh. 2006.Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường. NXB Giáo dục 20.Nguyễn Thị Dư Khánh. 1995. Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp. NXBGD 21.Nhiều tác giả.1978. Lịch sử VHVN (tập 5). NXB Giáo dục Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 68 22.Nhiều tác giả. 2003. Tổng tập VHVN (tập 33). Hà Nội: NXB Khoa học xã hội 23.Nhiều tác giả. 2000. VHVN 1900 – 1945. NXB Giáo dục 24.Nhiều tác giả. 1992. Nghĩ tiếp về Nam Cao. Hà Nội: NXB Hội nhà văn. 25.Phan Cư Đệ. 1978. Tiểu thuyết hiện đại (tập 1). Hà Nội: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 26.Phương Ngân (tuyển chọn và biên soạn). 2000. Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc. Hà Nội: NXB Văn hoá thông tin 27.Thạch Lam. 2000. Tập truyện ngắn Gió đầu mùa. NXB Đồng Nai 28.Trần Mạnh Thường (biên soạn). Từ điển tác gia VHVN thế kỉ XX. NXB Hội nhà văn 29.Tuấn Thành, Vũ Anh tuyển chọn. 2002. Tắt đèn tác phẩm và dư luận. Hà Nội:NXBVH 30.Vũ Dương Quỹ (tuyển chọn, biên soạn).1998. Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. TPHCM. NXB Giáo dục 31.Vũ Ngọc Phan. 1989. Nhà văn hiện đại (tập 2). Hà Nội: NXB Khoa học xã hội tái bản 32.Vũ Trọng Phụng. Giông tố. NXBVH 33.Vũ Tuấn Anh – Bích Thu (chủ biên). Từ điển tác phẩm văn xuôi VN. NXBVH ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1238.pdf
Tài liệu liên quan