Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa - Tình Lào Cai

Tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa - Tình Lào Cai: ... Ebook Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa - Tình Lào Cai

pdf87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa - Tình Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được trong sản xuất nông lâm nghiệp, là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất, cho xã hội tồn tại và phát triển. Lịch sử phát triển nông lâm nghiệp của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng có hiệu quả. Bước sang thời kỳ đổi mới từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp lại càng có vị thế quan trọng. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của đất đai cho nên việc sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả đất đai nói chung và đất nông lâm nghiệp nói riêng là một nhiệm vụ mang tính chất chiến lược của bất kỳ một quốc gia nào, nhằm thực hiện đúng phương châm “tấc đất, tấc vàng”. Nước ta có diện tích đất tự nhiên là 32,92 triệu ha trong đó chiếm 3/4 là diện tích đất đồi núi. Vùng đồi núi Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của nền sản xuất nông lâm nghiệp mà còn có vị trí xung yếu trong an ninh quốc phòng của đất nước. [31] Vùng đồi núi là địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người, là địa bàn được Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển, một trong những chính sách lớn của Nhà nước nhằm phát triển miền núi trong những năm qua là chính sách giao đất giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Mục tiêu quan trọng của chính sách này là gắn lao động với đất đai tạo thành động lực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và phát 1 triển tình hình kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng [29]. Ngược lại, nhờ vào sự quản lý hiệu quả của người dân mà rừng được bảo vệ, duy trì và phát triển. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà ở nhiều nơi sau khi được giao đất giao rừng, người dân vẫn chưa thực sự gắn bó với rừng và đất, hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp chưa cao, phương thức quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp vẫn chưa thay đổi rõ rệt. Sa Pa là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, trong những năm qua, huyện Sa Pa đã tích cực thực hiện giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng đến phát triển kinh tế, xã hội ở Sa Pa còn rất hạn chế, một số mục tiêu của chính sách giao đất giao rừng không đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó việc giao đất giao rừng chưa đi kèm với biện pháp khuyến nông, quy hoạch sử dụng đất… để nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất và rừng. Việc khai thác và sử dụng đất nông lâm nghiệp trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể song chưa xứng với tiềm năng đất đai của huyện. Nhìn chung năng suất cây trồng thấp, cơ cấu cây trồng còn đơn điệu, hiệu quả đem lại trên đơn vị diện tích chưa cao, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Với mục đích đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa làm cơ sở để đưa ra một số định hướng sử dụng đất phù hợp với địa phương trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai”. 2 1.2. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa làm cơ sở để đề xuất hướng sử dụng đất theo quan điểm bền vững phù hợp với địa phương. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sử dụng đất nông lâm nghiệp. - Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp qua các tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường. - Đề xuất hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp phù hợp với địa phương. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN 2.1.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông lâm nghiệp [6] - Đất nông lâm nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. - Đất nông lâm nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. - Đất nông lâm nghiệp phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. 2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất nông lâm nghiệp [6] - Không ngừng nâng cao hiệu quả sinh lời của đất. - Kết hợp một cách hợp lý yếu tố đất đai với sức lao động trong tất cả các vùng trên phạm vi cả nước. - Kết hợp sử dụng có hiệu quả đất với cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao độ phì đất, bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.3. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp 2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế [10] Có nhiều quan điểm được phát biểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh tế nhưng những quan điểm đó đều toát lên nét chung nhất là vấn đề tiết kiệm các nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tương quan giữa đầu tư đầu vào và sản phẩm đầu ra. Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hóa, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu cụ thể. 4 2.1.3.2. Hiệu quả xã hội [1] [10] Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội là hết sức khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, lành mạnh xã hội… 2.1.3.3. Hiệu quả môi trường [10] Hiệu quả môi trường là loại hiệu quả rất được quan tâm hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó không có những ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. 2.1.3.4. Những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp [8][31] + Hiệu quả kinh tế: - Năng suất cây trồng cao. - Sản phẩm tiêu thụ có chất lượng tốt. - Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích cao. - Giảm rủi ro về sản xuất và thị trường. + Hiệu quả xã hội: - Đáp ứng nhu cầu nông hộ về lương thực, thực phẩm và nhu cầu khác. - Phù hợp năng lực nông hộ (về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ thuật...). - Tăng cường khả năng người dân trong việc tham gia mọi khâu kế hoạch và hưởng quyền quyết định, công bằng xã hội. - Cải thiện cân bằng giới trong cộng đồng. - Phù hợp với luật pháp hiện hành. 5 - Được cộng đồng chấp nhận. + Hiệu quả môi trường: - Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất... - Tăng độ che phủ đất. - Bảo vệ nguồn nước. - Nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên. 2.1.4. Vấn đề sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững Theo Ngô Xuân Hoàng (2003) [10] hiện nay trên thế giới có khoảng 1.500 triệu ha diện tích đất trồng trọt trong đó có gần 1.200 triệu ha đang bị thoái hoá ở mức trung bình hay nghiêm trọng. Hàng năm lượng đất xói mòn khoảng 6 - 7 triệu ha canh tác cùng 25 triệu tấn mùn bị cuốn trôi ra biển. Theo nghiên cứu của FAO cứ 1% dân số tăng lên sẽ cần tăng 2,9% sản lượng lương thực, do vậy để đáp ứng được nhu cầu nông lâm sản, Chính phủ và các nhà khoa học trên thế giới buộc phải tập trung vào các hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các hướng nghiên cứu chủ yếu có thể khái quát như sau: - Tạo môi trường thuận lợi cho khai thác và sử dụng đất (chính sách, chương trình dự án, môi trường đầu tư…). - Nghiên cứu chọn tạo giống mới và sử dụng phân bón có hiệu quả. - Xây dựng công thức luân canh, xen canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với mô hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững. Mật độ dân số càng tăng thì cường độ sử dụng đất càng cao vì vậy sức ép đến đất đai càng lớn đòi hỏi việc sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông lâm nghiệp nói riêng phải hiệu quả và theo hướng phát triển bền vững. Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp vừa thoả mãn được nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai vừa bảo vệ được môi trường sống, đảm bảo sự bền vững về kinh tế và sinh thái. [20] 6 Ở Việt Nam có rất nhiều thành tựu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững trong đó phải kể đến các hướng sau: 2.1.4.1. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật sử dụng bền vững đất dốc a. Các biện pháp công trình [25] [32] [33] Biện pháp công trình là biện pháp tạo nên các cấu trúc vật lý như xây dựng ruộng bậc thang, đóng cọc, phên, rào ngăn, xếp đá làm băng chắn, đào rãnh thoát nước… nhằm kiểm soát dòng chảy trên bề mặt đất dốc. Biện pháp này bao gồm một số công trình chủ yếu như thềm bậc thang, thềm cây ăn quả, thềm tự nhiên, hố vảy cá, rãnh có tác dụng cắt dòng chảy... b. Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp Biện pháp này bao gồm việc chọn loại cây trồng, bố trí cây trồng hợp lý trên đất dốc và áp dụng kỹ thuật đúng đắn trong quá trình canh tác trên đất dốc nhằm kiểm soát cấu trúc đất và dòng chảy trên mặt đất. Đây là biện pháp quan trọng, có tính bền vững và kinh tế, bao gồm một số biện pháp sau: - Không làm đất hoặc làm đất tối thiểu. - Xen canh, luân canh. Luân canh là thay đổi cây trồng theo thời gian (theo mùa vụ) và theo không gian (theo đất đai) có tác dụng bồi dưỡng, cải tạo, bảo vệ đất, phòng trừ sâu bệnh cỏ dại, tăng năng suất cây trồng và làm cho sản xuất phát triển toàn diện, cân đối. Xen canh là biện pháp trồng xen kẽ cây trồng này với cây trồng khác trong cùng một thời gian nhằm tận dụng và cải tạo độ phì, độ ẩm của đất. Một số công thức xen canh thường dùng là: Trồng xen giữa cây hoa màu lương thực và cây họ đậu hoặc cây hoa màu lương thực với các cây có tác dụng cải tạo đất khác như cỏ Stylosanthesm guianensis, cỏ Hương Bài, cỏ Flemangia, cỏ Ghine… 7 Tác giả Vũ Ngọc Tuyên, Nguyễn Văn Tặng (1976) đã đưa ra công thức luân canh giữa cây đậu đỗ và cây lương thực; cây đậu đỗ, cây phân xanh với cây ăn củ; cây đậu đỗ, cây phân xanh với cây công nghiệp ngắn ngày theo chu kỳ dài (5 năm) và chu kỳ ngắn hàng năm đồng thời đưa ra các công thức trồng xen, trồng gối vừa bảo vệ đất chống xói mòn vừa tăng hiệu quả sử dụng đất. Trong luân canh chọn cây trồng trước và cây trồng sau phù hợp với mục đích lợi dụng các điều kiện tốt của tất cả cây trồng trong hệ thống luân canh, cây trồng trước ảnh hưởng và chi phối đến năng suất cây trồng sau nên những loại cây trồng trước thường là cây phân xanh, cây họ đậu, một số loại cây trồng cạn… cây trồng sau là những cây có khả năng khắc phục những nhược điểm và lợi dụng được mặt tốt của cây trồng trước. [19] [41] - Tận dụng các chất hữu cơ sẵn có (rơm rạ, thân, vỏ cây, vỏ quả, hạt... ) - Chăn thả có kiểm soát. - Tạo băng xanh bằng các cây họ đậu như Cốt khí, Keo dậu, Muồng hoa vàng, Đậu thiều… hoặc cỏ Hương Bài. - Canh tác nông lâm kết hợp: Các thành phần trong hệ thống canh tác nông lâm kết hợp bao gồm cây nông nghiệp ngắn ngày, cây nông nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Thực ra hệ thống nông lâm kết hợp đã được áp dụng từ lâu đời ở các vùng đồi núi Việt Nam: người Gia rai, Ê đê ở Tây Nguyên làm rẫy trên đất Bazan màu mỡ, dốc thoải, tầng đất dày; người Mường ở Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Hoà Bình trồng luồng xen với lúa nương, ngô; người dân tộc ít người ở vùng núi Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng có tập quán trồng quế kết hợp với lúa nương, sắn. [22] Trong những năm gần đây ở vùng đồi núi Việt Nam có nhiều mô hình nông lâm kết hợp được nghiên cứu và xây dựng đã tạo ra sự chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. Những mô hình đó là: [22] [39] [42] 8 - Hồi - Trám - Rừng tái sinh; Chè trồng xen hồi ở Lạng Sơn - Trúc sào - Cây lương thực ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang - Chè Shan - Cây lương thực ở Hà Giang - Cây lấy gỗ xen cây nông nghiệp ở Yên Bái - Vườn rừng vầu xen cây lấy gỗ ở Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang - Quế - Dứa - Mỡ; Quế - Cốt khí ở Phú Thọ, Yên Bái Mô hình canh tác nông lâm kết hợp không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, lấy ngắn nuôi dài, tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích, giảm rủi ro cho người sản xuất mà còn bảo vệ, chống xói mòn đất. c. Biện pháp che phủ đất [23] [40] Có 2 dạng che phủ đất: che phủ đất bằng các chất hữu cơ như rơm rạ, thân cành, lá cây… có tác dụng giữ độ ẩm cho đất, tăng dinh dưỡng cho đất, ngăn xói mòn, giảm sự phát triển của cỏ dại và làm thức ăn cho gia súc hoặc che phủ đất bằng các vật liệu vô cơ như nilon, nhựa, lưới… nhằm bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn sự phát triển của cỏ dại tuy nhiên phương pháp che phủ này không có tác dụng làm tăng dinh dưỡng cho đất. 2.1.4.2. Áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội [10] Con người là chủ thể của các hành động trong sản xuất nông lâm nghiệp chính vì vậy các biện pháp kỹ thuật dù hay đến đâu cũng không thể hiệu quả nếu không có các biện pháp kinh tế - xã hội đồng hành. Các biện pháp kinh tế - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất chủ yếu là: - Tăng cường phát triển kinh tế miền núi với các chiến dịch xóa đói giảm nghèo, phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, dịch vụ thương mại, y tế, phát triển ngành, nghề phụ. 9 - Phát triển mở mang trường học, tăng cường giáo dục, thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu biết về vai trò quan trọng của rừng và các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý đất dốc. - Hướng dẫn người dân áp dụng giống mới, gieo cấy đúng thời vụ, đúng kỹ thuật, có biện pháp bón phân hợp lý. 2.1.4.3. Nghiên cứu, ứng dụng các giống cây trồng mới [10] [43] Một biện pháp khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất là ứng dụng các giống cây trồng mới với những ưu điểm về năng suất, thời gian thu hoạch, tính chống chịu… Ngay từ năm 1960, các nhà khoa học đã đưa giống lúa xuân ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất ở đồng bằng sông Hồng. Hiện nay ở nước ta có 25 đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới, các đơn vị này đã cùng các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng vùng sinh thái Việt Nam. Chỉ tính riêng giai đoạn 1986 - 2004 các đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống mới đã tuyển chọn được 345 giống cây trồng nông nghiệp mới được công nhận giống quốc gia. Trong đó có 149 giống lúa, 44 giống ngô, 9 giống khoai lang, 8 giống khoai tây, 19 giống đậu tương, 14 giống lạc... Phần lớn các giống cây trồng này áp dụng vào sản xuất đã đáp ứng được mục tiêu của công tác chọn tạo giống trong thời gian qua là: “Chọn, tạo giống cây trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng di truyền, khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, né tránh điều kiện bất lợi của tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu”. Nhờ việc nghiên cứu, ứng dụng giống cây trồng mới mà nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành công lớn và có nhiều nông lâm sản xuất khẩu, từ đó ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển. 10 2.2. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1. Trung Quốc [3] [5] [28] Ở Trung Quốc chính sách đất đai thể hiện trong Luật đất đai ban hành năm 1987 và Luật Quản lý nhà đất thành thị ban hành năm 1999. Văn kiện số 1 (1984) quy định “Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nông dân tăng đầu tư, bồi bổ sức đất, thực hiện thâm canh”. Ngày 14/10/1998 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan điểm, chính sách của Đảng đối với đất nông nghiệp là: “Ổn định lâu dài thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp giữa tập trung và phân tán, coi kinh doanh khoán gia đình là cơ sở”. Nội dung cơ bản của chính sách này là ổn định và hoàn thiện quan hệ khoán đất nông nghiệp nhằm đảm bảo điều kiện cơ bản nhất cho sản xuất và đời sống của nông dân. Luật đất đai Trung Quốc quy định 4 chủ sở hữu đất nông nghiệp ở nông thôn là tập thể nông dân xã, tập thể nông dân thôn tự trị, tập thể nhóm nông dân và tổ tự trị. Trong những năm qua ở Trung Quốc việc thực hiện một loạt chính sách và pháp luật đã giúp cho lâm nghiệp phát triển. Chính phủ sử dụng chính sách kết hợp chương trình lâm nghiệp quốc gia với phát triển kinh tế vùng và lợi ích của nhân dân để hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp. Chính phủ Trung Quốc xác định nguyên tắc xây dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở. Phát triển mạnh mẽ việc trồng cây, mở rộng phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khai thác với bảo vệ rừng. 2.2.2. Indonesia [1] [10] [28] *Chính sách khuyến khích nông dân sản xuất nông lâm kết hợp ở Indonesia Một gia đình nông dân ở gần rừng được nhận khoán trồng cây trên diện tích 2.500 m2, trong hai năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa mầu trên diện tích đó, được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen, không phải nộp thuế. 11 Công ty lâm nghiệp cho nông dân vay vốn dưới hình thức cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Sau khi thu hoạch người nông dân trả lại đầy đủ số giống đã vay, còn phân hoá học và thuốc trừ sâu chỉ phải trả 70%, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay đó. Ngoài ra Nhà nước còn hỗ trợ một phần để phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hướng dẫn người dân kỹ thuật nông lâm nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông khuyến lâm, tổ chức làm điểm, học tập rút kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng. 2.2.3. Nhật Bản [5] [10] Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành Luật Cải cách ruộng đất xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển nhượng đất, phải thanh toán địa tô bằng tiền mặt. Cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội dung thực hiện chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Mức hạn điền mới không vượt quá 1 ha (đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với vùng nhiều ruộng), nếu phú nông có 3 ha mà sử dụng không hợp lý sẽ bị trưng thu. Các luật về bảo đảm quyền sở hữu đất của nông dân, luật cải tạo đất nông nghiệp... được ban hành. 2.2.4. Thái Lan [1] [21] [24] *Chương trình giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi Chương trình này bắt đầu từ năm 1979, mỗi mảnh đất được chia làm hai miền: Miền ở phía trên nguồn nước và miền đất có thể dành để canh tác nông nghiệp; miền ở phía trên nguồn nước thì bị hạn chế để giữ rừng, còn miền đất phù hợp cho canh tác nông nghiệp thì cấp cho người dân với một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi. Mục đích của công tác này là khuyến khích đầu tư vào đất đai, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa và ngăn chặn sự xâm 12 lấn vào đất rừng. Đến năm 1986 đã có 600.126 hộ nông dân không có đất được cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi. *Chương trình làng lâm nghiệp Thái Lan Năm 1975 Cục Lâm nghiệp Hoàng gia thực hiện sơ đồ làng lâm nghiệp để giải quyết cho một số người ở lại trên đất rừng. Chương trình này đã đem lại trật tự cho những người dân Thái Lan sống ở rừng và khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng Quốc gia, phục hồi những vùng đất bị thoái hoá do du canh. Ở Thái Lan có 98 làng lâm nghiệp rải rác trên toàn vùng rừng của Vương quốc. Chương trình này được chỉ đạo theo những nguyên tắc sau: - Những người sống ở rừng được tập trung lại thành từng nhóm gọi là làng. Mỗi làng bầu ra người lãnh đạo và một hội đồng để tự quản lý. - Chính phủ chia cho mỗi gia đình nông dân 2 - 4 ha đất. Diện tích đất này được cấp giấy phép cho quyền sử dụng và có thể được thừa kế nhưng không được bán, nhượng. (Điều này nhằm ngăn chặn những địa chủ mua toàn bộ đất của nông dân) - Trong làng Cục Lâm nghiệp Hoàng gia và chính quyền sẽ cung cấp đất làm nhà ở cho người dân với diện tích là 1 rai (1 rai = 1.600 m2), nguồn nước, đường bộ, trường học, trung tâm y tế, ngân hàng nông nghiệp, dịch vụ tiếp thị và đào tạo nghề nghiệp. Những thành viên của làng sẽ được ưu tiên làm việc trong các chương trình trồng lại rừng của Nhà nước ở gần làng. Sau khi làng được lập, một hợp tác xã nông nghiệp sẽ được tổ chức dưới sự bảo trợ của ban khuyến khích hợp tác và có những quyền lợi như đối với các hợp tác xã khác. Cục Lâm nghiệp Hoàng gia sẽ ký hợp đồng giao đất dài hạn cho những hợp tác xã đó theo yêu cầu. Hiện nay Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng. Tổng diện tích đã giao khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư. Nhà nước trợ cấp cho 13 mỗi hộ tối đa 50 rai và tối thiểu 5 rai. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 Thái Lan dự kiến áp dụng một chính sách lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở. Kế hoạch này gồm các phần: Cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ, tổ chức cộng đồng, xây dựng chính sách và quy chế, xây dựng hệ thống dịch vụ, hỗ trợ. 2.2.5. Philippin [1] [16] Chương trình lâm nghiệp xã hội hợp nhất (ISFP) năm 1980 của Chính phủ nhằm dân chủ hoá việc sử dụng đất rừng công cộng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích của rừng. Chương trình đã đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có chứng chỉ hợp đồng quản lý (CSC) và bản thoả thuận quản lý lâm nghiệp xã hội (CFSA): Bộ phận lâm nghiệp xã hội chịu trách nhiệm xử lý và phát hành chứng chỉ hợp đồng quản lý CSC và bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội. Giấy chứng chỉ CSC do Chính phủ cấp cho người dân sống trong rừng đã có đủ tư cách pháp nhân, được quyền sở hữu và sử dụng mảnh đất trong khu rừng mà họ đang ở và được hưởng các thành quả trên mảnh đất đó. Chứng chỉ CSC cho phép sử dụng diện tích thực đang ở hay canh tác nhưng không được vượt quá 7 ha. Các nhà lâm nghiệp của văn phòng ở cấp huyện được uỷ quyền cấp các CSC với diện tích dưới 5 ha, còn diện tích từ 5 - 7 ha do giám đốc văn phòng phát triển lâm nghiệp vùng duyệt. Diện tích lớn hơn 7 ha do tổng giám đốc văn phòng phát triển lâm nghiệp phê duyệt. Khác với giấy chứng chỉ CSC, bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội (CFSA) là một hợp đồng giữa Chính phủ và một cộng đồng hay một hiệp hội lâm nghiệp kể cả các nhóm bộ lạc. Sự khác nhau cơ bản giữa CSC và CSFA là với CSFA đất không được nhượng cho cá nhân mà chỉ giao cho một cộng đồng hay hiệp hội. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, 14 nếu được giao dưới 300 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 70% và sau 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích được giao. CSC và CSFA có giá trị 25 năm và có thể gia hạn thêm 25 năm nữa. Những người giữ CSC hay CSFA đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tài nguyên rừng trong khu vực thực hiện dự án ISFP. Trên đây là một số chính sách về giao đất giao rừng của một số nước châu Á. Tuỳ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và dân tộc mà mỗi nước có chính sách riêng phù hợp với nước mình nhằm mục đích sử dụng, bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên rừng và đất một cách tốt nhất. 2.3. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở VIỆT NAM 2.3.1. Chính sách giao đất giao rừng ở Việt Nam qua các giai đoạn Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị… về giao đất giao rừng nhằm gắn lao động với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, từng bước ổn định kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đặc biệt từ năm 1988 đến nay với sự ra đời của Nghị quyết 10, Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001, Luật đất đai 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Nghị định 02/CP, Nghị định 64/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP... đã thực sự trao quyền quản lý và sử dụng lâu dài về đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Người sử dụng đất có các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được xác định trong Luật đất đai.[4] Những quyền này tạo cơ sở pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về việc sử dụng và kinh doanh trên đất được giao, từng bước khắc phục 15 tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất phù hợp, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh đất đai, đổi mới cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường theo hướng một nền nông lâm nghiệp bền vững. 2.3.1.1. Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn 1945 - 1968 Trong giai đoạn này chính quyền cách mạng mới giành thắng lợi, Đảng ta chủ trương từng bước giảm bớt sự bóc lột của giai cấp địa chủ, phú nông đối với nông dân nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và động viên nhân dân phát triển sản xuất, phục vụ kháng chiến. Chính sách đất đai của Nhà nước trong giai đoạn này hướng tới mục đích cải cách ruộng đất để phân phối lại ruộng đất cho nông dân. Ngày 19 tháng 12 năm 1953 Luật cải cách ruộng đất được ban hành; những quy định của luật này nhằm thiết lập chế độ sở hữu ruộng đất, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, cải thiện đời sống nông dân; tịch thu, trưng thu đất của địa chủ, phú nông, phân chia ruộng đất cho nông dân lao động; thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Nhà nước thừa nhận 2 hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu Nhà nước và sở hữu ruộng đất của người nông dân. Chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất vĩnh viễn bị xoá bỏ và đã chia 818.132 ha đất cho 8.449.243 khẩu, chiếm 72% tổng số khẩu ở nông thôn. [7] [15] [44] Trong 3 năm (1955 - 1957) quyền sử dụng và sở hữu ruộng đất được bảo đảm bằng pháp luật, hàng loạt các chính sách mới khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển. Từ đó, 85% diện tích đất bỏ hoang vì chiến tranh ở miền Bắc đã được khôi phục, sản lượng cây trồng vật nuôi tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. [16] 16 Về hệ thống quản lý rừng: Trước cải cách ruộng đất (năm 1954 ở miền Bắc) Việt Nam chưa có hình thức sở hữu Nhà nước về rừng. Rừng và đất rừng lúc đó thuộc sở hữu tư nhân và cộng đồng thôn bản. Hình thức quản lý tư nhân và cộng đồng cùng với nguồn tài nguyên rừng lúc đó còn dồi dào, nhu cầu của con người chưa vượt quá sự tái tạo của rừng nên độ che phủ rừng của Việt Nam chiếm tới 43%. Trong thời kỳ này hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến ở hầu khắp các thôn bản miền núi. Sau cải cách ruộng đất thì quản lý rừng nhà nước là phổ biến, rừng được giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý thông qua các hợp tác xã (HTX). [13] 2.3.1.2. Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn 1968 - 1986 [16] [21] [26] Văn bản đầu tiên quy định giao đất giao rừng cho từng đối tượng cụ thể là Quyết định 179/CP ngày 12/11/1968 của Chính phủ. Văn bản này đề ra hai hình thức giao đất giao rừng: - Giao cho hợp tác xã quản lý kinh doanh toàn diện. - Giao cho hợp tác xã làm khoán từng khâu công việc. Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến vấn đề giao đất giao rừng trong đó nổi bật nhất là Chỉ thị 100- CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về cải tiến công tác khoán, mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Chỉ thị này đã khuyến khích mạnh mẽ nông dân đầu tư công sức vào ruộng đất để có thu nhập vượt khoán tạo nên luồng gió mới thổi vào cơ chế sản xuất trì trệ của các hợp tác xã. Ngày 06/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT “Về việc đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng cây gây 17 rừng, trước hết tập trung giao đất đồi núi trọc, rừng nghèo và rừng chưa giao gcho lâm trường”. Nét mới của Quyết định này là mở rộng đối tượng giao đất bao gồm HTX, tập đoàn, hộ nông dân, cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội. Qúa trình thực hiện Quyết định này đã chú ý đến việc tạo động lực kinh tế cho tập thể và cá nhân sản xuất kinh doanh rừng phát triển. Diện tích đất và rừng giao cho tập thể kinh doanh không hạn chế, đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân ở miền núi được cấp từ 2.000 - 2.500 m2 để làm vườn rừng, ngoài ra có thể nhận khoán đất trống đồi núi trọc để trồng rừng theo quy hoạch. Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn này được các hợp tác xã hưởng ứng, nhiều hợp tác xã đã nhận rừng để kinh doanh khai thác lâm sản, phần lớn là dưới hình thức nhận giao khoán từng khâu công việc cho các lâm trường quốc doanh. Tổng hợp kết quả giao đất, giao rừng trong thời kỳ 1968 - 1986 là đã giao 4.443.830 ha rừng và đất rừng cho 5.722 HTX, 2.271 cơ quan, đơn vị trường học và 770.750 hộ gia đình. 2.3.1.3. Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn từ 1986 đến nay Thời kỳ đổi mới ở Việt Nam được đánh dấu bởi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với tư tưởng chỉ đạo là triệt để xóa bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới được Nhà nước thể chế hóa bằng Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998, 2001, Luật đất đai 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật bảo vệ môi trường 1994 và các văn bản pháp quy khác. Tháng 4/1988 Bộ Chính trị TW Đảng khoá VI ra Nghị quyết 10 NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” và sau đó là Nghị quyết 18 hội nghị TW lần thứ VI (khoá VI) - tháng 3/1989, nội dung cơ bản của các Nghị quyết này là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản lượng nông sản hàng hoá, lấy hộ xã viên làm đơn vị kinh tế tự chủ, thực hiện chính sách một giá, thương mại hoá vật tư, nông dân chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế. Nghị quyết 10 là bước phát triển tất yếu ở mức độ cao hơn theo định hướng của Chỉ thị 100: Giao cho nông dân quyền quản lý nhiều hơn đối với các tư liệu sản xuất chính và sản phẩm làm ra, quyền chủ động lớn hơn trong việc thực hiện các khâu trong quy trình sản xuất. Nghị quyết 10 đã đổi mới quản lý ở nông thôn, xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nền kinh tế theo hướng thị trường, hộ gia đình nông dân được xem là đơn vị kinh tế tự chủ và là đối tư._.ợng cho việc giao đất ổn định lâu dài. Nghị quyết 10 cho phép khoán ruộng đất ổn định cho nông dân tới 15 năm, người nông dân yên tâm về quyền lợi được hưởng nên đầu tư công sức, của cải, trí tuệ nhiều hơn vào đồng ruộng làm tăng sản lượng nông sản. Những thay đổi này kèm theo những yêu cầu mới về chính sách như chính sách đất đai, xã hội, các quy định về tín dụng nông thôn, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Với những nội dung đúng đắn đó Nghị quyết 10 đã tạo nên những chuyển biến tích cực, quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Từ năm 1988, hộ nông dân trong cả nước đã huy động mọi khả năng sẵn có về lao động, vật tư, tiền vốn để đầu tư vào sản xuất trên 90% diện tích đất canh tác, đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, đời sống nông thôn nhìn chung đã đạt được những kết quả cao hơn hẳn so với thời kỳ trước, Nghị quyết 10 đã đặt nền móng cho chính sách đổi mới trong nông nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.[11] [26] Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 10, ngày 19/08/1991 Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành. Điều 1 của Luật này đã xác định: “… Nhà 19 nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức và cá nhân; dưới đây gọi là chủ rừng; để phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước.” [14]. Cũng trong năm này Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã chỉ rõ: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, ruộng đất được giao cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước quy định bằng pháp luật các vấn đề thừa kế, chuyển quyền sử dụng ruộng đất” [30] Đặc biệt trong giai đoạn này Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 327/CT ngày 15/09/1992 “Về việc ban hành một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước”. Nội dung chương trình này tập trung tạo mới rừng phòng hộ và rừng đặc dụng gồm: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, giải quyết việc làm… Chương trình 327 đã tạo điều kiện để phát triển tài nguyên rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc khu vực miền núi và ven biển, phát triển hệ thống nông lâm nghiệp, khôi phục môi trường sinh thái, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo an ninh chính trị khu vực miền núi. Mặt khác Chương trình đã có tác dụng điều chỉnh lao động, dân cư giữa các vùng, nâng lên một bước nhận thức về bảo vệ, chăm sóc rừng, lâm nông kết hợp, tiếp thu kỹ thuật thâm canh, ý thức sản xuất hàng hóa của đồng bào các dân tộc vùng đồi núi. [21] 2.3.2. Những nội dung chính của Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ [17] [18] 2.3.2.1. Nghị định 64/CP Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm những nội dung sau: 20 - Đối tượng được giao đất: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó. - Nguyên tắc giao đất: + Giao đất trên cơ sở hiện trạng, bảo đảm đoàn kết, ổn định nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển, thực hiện chính sách bảo đảm cho các đối tượng được giao đất có đất để sản xuất. + Người được giao đất phải sử dụng đất đúng mục đích trong thời hạn được giao; phải bảo vệ cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý để tăng khả năng sinh lợi của đất, phải chấp hành đúng pháp luật đất đai. + Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân là giao chính thức và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ổn định lâu dài. + Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã. - Thời hạn giao đất: Đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản thời hạn giao là 20 năm; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm thời hạn giao là 50 năm Hộ gia đình cá nhân được giao từ 15/10/1993 trở về trước được thống nhất tính từ ngày 15/10/1993, hộ gia đình cá nhân được giao sau 15/10/1993 thì tính từ ngày giao. - Hạn mức đất được giao: + Đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: Các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long hạn mức giao đất không quá 3 ha, các tỉnh và thành phố trực thuộc TW khác không quá 2 ha. + Đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm: Các xã đồng bằng không quá 20 ha, các xã trung du miền núi không quá 30 ha. 21 + Đối với đất trống đồi núi trọc, đất khai hoang lấn biển thì hạn mức đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quỹ đất của từng địa phương và khả năng sản xuất của nông dân. 2.3.2.2. Nghị định 163/1999/N§-CP Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất l©m nghiÖp cho tæ chøc, hé gia ®×nh, c¸ nh©n sö dông æn ®Þnh, l©u dµi vµo môc ®Ých lâm nghiệp bao gồm những nội dung chính sau: - Hình thức giao đất: Giao đất cho các tổ chøc, hé gia ®×nh, c¸ nh©n sö dông æn ®Þnh, l©u dài dưới h×nh thøc giao ®Êt kh«ng thu tiÒn sö dông ®Êt vµ cho thuª ®Êt l©m nghiÖp. - Đối tượng được giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: + Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó. + Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. + Tổ chức trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Căn cứ để giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: + Quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương. + Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. + Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân - Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: + H¹n møc ®Êt l©m nghiÖp giao cho hé gia ®×nh do ñy ban nh©n d©n cÊp tØnh quyÕt ®Þnh nhưng kh«ng qu¸ 30 ha. 22 + H¹n møc ®Êt l©m nghiÖp giao cho tæ chøc theo dù ¸n ®ưîc c¬ quan Nhµ nưíc cã thÈm quyÒn phª duyÖt. + H¹n møc ®Êt l©m nghiÖp cho tæ chøc thuª theo dù ¸n ®ưîc c¬ quan Nhµ nưíc cã thÈm quyÒn phª duyÖt; h¹n møc ®Êt l©m nghiÖp cho hé gia ®×nh, c¸ nh©n thuª theo ®¬n xin thuª ®Êt cña hé gia ®×nh, c¸ nh©n. + §èi víi ®Êt trèng, ®åi nói träc, ®Êt c¸t ven biÓn, ®Êt lÊn biÓn th× møc ®Êt giao c¨n cø vµo quü ®Êt cña ®Þa phư¬ng vµ kh¶ n¨ng s¶n xuÊt cña hộ gia đình. . - Thời hạn giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: + Thời hạn giao đất cho tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Thêi h¹n giao ®Êt cho hé gia ®×nh, c¸ nh©n sö dông æn ®Þnh l©u dµi lµ 50 n¨m. NÕu trång c©y l©m nghiÖp cã chu kú trªn 50 n¨m, khi hÕt thêi h¹n nµy vÉn ®ưîc Nhµ nưíc giao tiÕp ®Ó sö dông. + Thêi h¹n cho tæ chøc, hé gia ®×nh, c¸ nh©n thuª ®Êt l©m nghiÖp ®ưîc x¸c ®Þnh theo dù ¸n do c¬ quan nhµ nưíc cã thÈm quyÒn phª duyÖt, ®¬n xin thuª ®Êt cña hé gia ®×nh, c¸ nh©n nhưng kh«ng qu¸ 50 n¨m. Trưêng hîp dù ¸n cã nhu cÇu thuª ®Êt l©m nghiÖp trªn 50 n¨m, ph¶i ®ưîc Thñ tưíng ChÝnh phñ quyÕt ®Þnh nhưng kh«ng qu¸ 70 n¨m. 2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách giao đất giao rừng năm 2004 [2] [27] 2.3.3.1. Giao đất nông nghiệp Tính đến ngày 31/12/2004 kết quả giao đất nông nghiệp là 9.406,80 nghìn ha chiếm 100% diện tích đất nông nghiệp cả nước. Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương, các địa phương lựa chọn phương án thích hợp để tiến hành giao đất đảm bảo yêu cầu vừa ổn định, vừa phát triển sản xuất. 23 - Phần lớn các tỉnh, thành phố phía Bắc đều kế thừa những kết quả giao khoán đất cho hộ nông dân theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, cách giao khoán này phù hợp với tinh thần giao đất theo Nghị định 64/CP. - Các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ trong quá trình giải quyết các tranh chấp nội bộ như “đòi lại đất cũ”, “đất ông cha” đã tổ chức cho các hộ nông dân thương lượng dưới sự chỉ đạo của Chính quyền địa phương nên khi thực hiện Nghị định 64/CP chủ yếu là căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất để công nhận và cấp GCNQSDĐ đến từng hộ gia đình.. Bảng 1: Kết quả giao đất nông nghiệp cả nước năm 2004 TT Loại đất Tổng diện tích (Nghìn ha) DT đất đã giao, cho thuê (Nghìn ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất trồng cây hàng năm 5.977,60 5.977,60 100 1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu 4.061,70 4.061,70 100 1.2. Đất nương rẫy 642,70 642,70 100 1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 1.273,20 1.273,20 100 2 Đất vườn tạp 623,20 623,20 100 3 Đất trồng cây lâu năm 2.213,10 2.213,10 100 4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 39,50 39,50 100 5 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 553,40 553,40 100 Tổng 9.406,80 9.406,80 100 (* Nguồn: Tổng cục Thống kê) 24 2.3.3.2. Giao đất lâm nghiệp Thực hiện Nghị định 02/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP “Về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” tính đến ngày 31/12/12004 kết quả giao đất lâm nghiệp là 10.639,40 nghìn ha chiếm 88,29% diện tích đất lâm nghiệp cả nước. Nhìn chung, tiến độ giao đất lâm nghiệp còn chậm, nhiều địa phương chưa chú trọng đúng mức công tác giao đất lâm nghiệp. Bảng 2: Kết quả giao đất lâm nghiệp cả nước năm 2004 TT Loại đất Tổng diện tích (Nghìn ha) DT đất đã giao, cho thuê (Nghìn ha) Tỷ lệ (%) 1 Rừng tự nhiên 9.989,60 8.600,60 86,09 1.1. Rừng sản xuất 3.597,80 3.163,60 87,93 1.2. Rừng phòng hộ 4.883,40 4.007,60 82,06 1.3. Rừng đặc dụng 1.508,40 1.429,40 94,76 2 Rừng trồng 2.036,80 2.014,20 98,89 2.1. Rừng sản xuất 1.360,90 1.350,10 99,21 2.2. Rừng phòng hộ 610,20 598,40 98,07 2.3. Rừng đặc dụng 65,70 65,0 100 3 Đất ươm cây giống 24,60 24,60 100 Tổng DT đất LN có rừng 12.051,00 10.639,40 88,29 (* Nguồn: Tổng cục Thống kê) 25 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất tại địa phương. 2. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã. 3. Đề xuất hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp phù hợp với địa phương. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài. Việc chọn điểm nghiên cứu trong đề tài bao gồm chọn xã và chọn hộ. Chọn điểm nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau: * Chọn xã nghiên cứu: Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu yêu cầu đại diện cho hiện trạng sử dụng đất của huyện sau giao đất giao rừng. Mặt khác toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Sa Pa nằm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong đó có 4 xã vùng lõi; 13 xã, 1 thị trấn vùng đệm và địa hình huyện chia thành 2 tiểu vùng sinh thái khác biệt: vùng cao gồm 8 xã phía Nam, nằm trên bậc thềm thứ nhất của đỉnh Phan Xi Păng và vùng thấp gồm 10 xã, thị trấn nằm ở 26 phía Bắc. Vì vậy công tác chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện được căn cứ vào các yêu cầu sau: - Chọn địa bàn đã thực hiện công tác giao đất giao rừng. - Chọn địa bàn thuộc vùng lõi và vùng đệm Vườn Quốc gia Hoàng Liên. - Chọn địa bàn nghiên cứu thuộc vùng cao và vùng thấp của huyện. - Chọn địa bàn có các loại hình sử dụng đất phong phú như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây công nghiệp, đất lâm nghiệp... - Chọn địa bàn có dân tộc chủ yếu là dân tộc Mông và dân tộc Dao, 2 thành phần dân tộc chủ yếu của huyện. - Chọn địa bàn điều tra có điều kiện kinh tế khác nhau (giàu, trung bình, nghèo) để giúp cho việc phân tích số liệu tìm nguyên nhân của hiệu quả sử dụng đất khác nhau. Căn cứ vào các yêu cầu đó, việc tiến hành chọn 2 xã: xã Tả Van và Trung Chải làm địa bàn nghiên cứu là đáp ứng được yêu cầu trên để đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp của nông hộ trên địa bàn huyện Sa Pa sau giao đất, giao rừng. * Chọn hộ điều tra: Đối tượng được chọn để điều tra là các nông hộ đã được giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 2 xã. Trên cơ sở đó chúng tôi chọn hộ điều tra căn cứ vào dân tộc, điều kiện kinh tế, điều kiện nguồn lực và quy mô sản xuất của nông hộ. Số hộ được chọn một cách ngẫu nhiên theo tỷ lệ các nhóm hộ giàu, trung bình, nghèo của từng dân tộc. Tỷ lệ số hộ được chọn đủ để đại diện cho khu vực nghiên cứu, cho phép đánh giá một cách khách quan hiện trạng sử dụng đất của nông hộ sau khi được giao đất giao rừng trên địa bàn huyện. 27 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu liên quan đến chính sách giao đất giao rừng ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. - Các tài liệu, báo cáo, bản đồ liên quan đến vấn đề giao đất giao rừng và tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp ở địa phương (tài liệu đã được công bố chính thức ở các cấp, ngành). 3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là số liệu mới chưa được công bố, tính toán chính thức trong từng nông hộ cũng như cộng đồng thôn bản, số liệu này phản ánh một cách toàn diện đời sống văn hoá kinh tế xã hội, đặc biệt là vấn đề sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan. Để thu thập được các thông tin, số liệu này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Phương pháp này thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính chức các cán bộ và nông dân nhằm thu thập những thông tin, số liệu liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông lâm nghiệp đặc biệt là sử dụng đất. - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp phỏng vấn nông dân, tạo cơ hội cho họ trao đổi bàn bạc đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, những kinh nghiệm sản xuất, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng thôn bản. Thông tin thu thập được chủ yếu dùng cho việc phân tích hiện trạng và đưa ra những định hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp thích hợp. - Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Phương pháp này sử dụng bộ câu hỏi để điều tra nông hộ. Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thông tin về tình hình cơ bản của hộ; thông tin về quy mô, cơ cấu đất đai; tình hình sử dụng các loại đất trước và sau giao đất giao rừng; hoạt động sản xuất trên 28 đất nông lâm nghiệp và ý kiến của nông hộ về chính sách giao đất giao rừng, những khó khăn, kiến nghị... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ chung của nông dân ở điểm nghiên cứu. (Phụ lục 1) 3.3.4. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu * Đối với số liệu thứ cấp: Sau khi được thu thập, toàn bộ thông tin được kiểm tra ở ba khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy sau đó được xử lý, tính toán và phản ánh thông qua bảng, biểu hoặc đồ thị. * Đối với số liệu sơ cấp (số liệu mới): Toàn bộ thông tin, số liệu được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán Excel. 3.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 3.3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất Đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất cho nông hộ có quy mô nhỏ nên chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất: + Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). + Chi phí sản xuất (CPSX): Là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp được sử dụng trong quá trình sản xuất. + Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Thu nhập hỗn hợp = GTSX - Chi phí sản xuất + Hiệu quả đầu tư (lần): Hiệu quả đầu tư = GTSX/Chi phí sản xuất. + Hiệu quả tính trên ngày công lao động: GTSX trên ngày công lao động = GTSX/Công lao động Thu nhập trên ngày công lao động = TNHH/Công lao động 29 3.3.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội - Mức độ sử dụng lao động, giải quyết việc làm - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Tỷ lệ tăng dân số... 3.3.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ rừng - Diện tích đất chưa sử dụng được trồng rừng - Diện tích rừng trồng mới trong năm - Diện tích đất chưa sử dụng được cải tạo để sản xuất nông nghiệp - Bảo vệ, cải tạo đất... - Bảo vệ môi trường sinh thái vùng (đất, nước, không khí...) 30 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN SA PA ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP [34] [35] [36] 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 67.864 ha, gồm 17 xã và 1 thị trấn, Sa Pa nằm trong tọa độ địa lý từ 22007'04" đến 22028'46" vĩ độ Bắc và 103043'28" đến 104004'15" kinh độ Đông. 4.1.1.2. Địa hình Sa Pa có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, độ cao trung bình từ 1.200 - 1.800 m, độ dốc lớn, trung bình từ 350 - 400. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển. Diện tích đất của huyện chủ yếu là đất có độ dốc 150 đến 250 (chiếm 34,20% diện tích tự nhiên) và đất có độ dốc 250 đến 350 (chiếm 29,10%) diện tích đất này chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng. (Phụ lục 2) 4.1.1.3. Khí hậu Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành, nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, tổng số giờ nắng trung bình biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ, lượng mưa bình quân hàng năm là 2.762 mm, phân bố không đều qua các tháng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Sương mù xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông có năm có hiện tượng tuyết rơi. 4.1.1.4. Thổ nhưỡng Sa Pa có 6 nhóm đất chính trong đó các nhóm đất chủ yếu của huyện là đất mùn Alit trên núi cao (chiÕm 34,20% diÖn tÝch tù nhiªn), đất Feralit mùn 31 vàng đỏ trên núi cao (chiÕm 27,60%) và đất Feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình (chiÕm 23,00%). Các nhóm đất này có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, đất có đặc tính chua, hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình và nghèo, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây lương thực, rau màu. (Phô lôc 3) 4.1.1.5. Thuỷ văn Sa Pa có hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và suối Bo. Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, mùa mưa thường có lũ lớn, dòng chảy khá mạnh dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, mùa khô các suối thường cạn, khó khăn trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Những năm qua, thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, tình hình kinh tế xã hội huyện Sa Pa từng bước phát triển và ổn định. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển biến tích cực, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch. Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Sa Pa qua một số năm Đơn vị tính : % Chia ra Tổng số Nông lâm nghiệp Công nghiệp và xây dựng Du lịch - Dịch vụ Năm 2000 100 39,30 11,70 49,00 Năm 2001 100 38,79 10,53 50,68 Năm 2002 100 34,23 10,77 55,00 Năm 2003 100 33,48 11,73 54,79 Năm 2004 100 32,00 10,72 57,28 (*Nguồn : UBND huyện Sa Pa) 32 4.1.2.2. Dân số, dân tộc, lao động và đời sống dân cư a. Dân số, dân tộc Năm 2004 dân số huyện Sa Pa là 43.105 người với 6 dân tộc trong đó dân tộc Mông chiếm 52,37%; dân tộc Dao 25,50%; dân tộc Kinh 13,63%; Dáy 1,60%; Tày 5,20% và Xa Phó 1,80%. Dân số phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã. Dân số ở khu vực nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông lâm nghiệp, khu vực thị trấn có 70% dân số sống bằng nghề dịch vụ - thương mại. Mật độ dân số ở trung tâm thị trấn là 218 người/km2, ở các xã là 54 người/km2. Mật độ dân số toàn huyện là 64 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004 là 2,06%. b. Lao động và đời sống dân cư Năm 2004 huyện có 19.075 người ở độ tuổi lao động, chiếm 44,25% dân số; 83,2% làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên nguồn lao động của huyện phần lớn chưa được đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinh nghiệm, chất lượng kỹ thuật của nguồn lao động còn hạn chế. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức quốc tế, các dự án phát triển trên địa bàn huyện đã và đang được triển khai có kết quả. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể, năm 2004 đạt 3,45 triệu đồng/người/năm. Hiện còn 10,99% hộ đói nghèo cần được sự hỗ trợ của Nhà nước để sớm ổn định sản xuất và đời sống. 4.1.3. Tình hình giao đất giao rừng huyện Sa Pa năm 2004 Sau khi có Nghị định 64/CP, Nghị định 02/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP “Về giao đất nông lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông lâm nghiệp ”, từ năm 1995 phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện đã tiến hành 33 giao đất giao rừng (GĐGR) cho các hộ gia đình, cá nhân song tiến độ chậm do thiếu nhân lực. Từ giữa năm 1998 với sự phối hợp cùng Trung tâm Quy hoạch đất đai Lào Cai việc giao đất đã được thực hiện tập trung hơn, nhanh hơn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Tính đến năm 2004, diện tích đất huyện đã giao và cho thuê là 58.519,52 ha, chiếm 86,23% diện tích tự nhiên. (Chi tiết phụ lục 4) 4.1.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sa Pa đến sử dụng đất nông lâm nghiệp ở địa phương 4.1.4.1. Thuận lợi - Sa Pa có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi đồng thời là thị trường rộng lớn để tiêu thụ các mặt hàng nông lâm sản. - Điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi để phát triển tập đoàn cây trồng vật nuôi đa dạng đặc biệt là cây dược liệu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau và hoa cao cấp… - Sa Pa có Vườn Quốc gia Hoàng Liên, một trong bốn Vườn Quốc gia Việt Nam được công nhận là Vườn di sản ASEAN với hệ sinh thái đặc trưng á nhiệt đới gồm nhiều loài động thực vật hoang dã quý hiếm và đặc hữu, góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái, ổn định và phát triển kinh tế xã hội. [12] - Sa Pa có tiềm năng lớn về đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp, đây là điều kiện tốt cho huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát triển kinh tế trang trại đồi rừng, vườn rừng và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. - Sa Pa có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân đoàn kết và cần cù trong lao động cùng những kinh nghiệm sản xuất quý báu. 34 4.1.4.2. Khó khăn, hạn chế - Địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp nên người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và ít có điều kiện hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cũng như áp dụng các máy móc cơ giới vào sản xuất. - Lượng mưa và số giờ nắng trung bình hàng năm thấp nên cây trồng không được đáp ứng đủ lượng nước tưới cần thiết. - Nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh cùng những hiện tượng gió lớn, sương muối, mưa đá... khiến cây trồng chậm phát triển. - Diện tích đất của huyện chủ yếu là đất Feralit nghèo dinh dưỡng đòi hỏi phải bồi dưỡng, cải tạo và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. - Tỷ lệ tăng dân số cao, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, tư tưởng tự cung tự cấp vẫn tồn tại ở một bộ phận người dân... - Người dân Sa Pa thiếu vốn và khoa học kỹ thuật để tự chủ trong sản xuất. - Thị trường tiêu thụ ở Sa Pa hẹp, chủ yếu hoạt động ở khu vực thị trấn, hệ thống dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ sở chế biến nông lâm sản ở các xã còn mỏng và hoạt động chưa tốt. - Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế còn mang tính thuần nông, tự cấp tự túc; cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng nông thôn còn thấp kém, thiếu đồng bộ; hoạt động của các tổ chức xã hội trong nông thôn còn yếu và chưa có tác dụng rõ rệt đối với phát triển sản xuất, huyện còn 17/18 xã, thị trấn nằm trong diện đặc biệt khó khăn. Để hòa nhập cùng các huyện trong tỉnh và cả nước, tránh tụt hậu là thách thức lớn đối với huyện trong giai đoạn tới. 35 4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN SA PA SAU GIAO ĐẤT GIAO RỪNG 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sa Pa năm 2004 [34] [35] [36] 4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sa Pa năm 2004 Hiện trạng sử dụng đất huyện Sa Pa năm 2004 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sa Pa năm 2004 TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 4.800,81 7,07 2 Đất lâm nghiệp 34.872,17 51,38 3 Đất chuyên dùng 926,56 1,37 4 Đất ở 239,59 0,35 5 Đất chưa sử dụng 27.025,27 39,82 Tổng 67.864 100 (* Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sa Pa) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ đất nông nghiệp của huyện thấp, chiếm 7,07% diện tích tự nhiên toàn huyện, đặt ra cho toàn huyện thách thức đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Đất lâm nghiệp chiếm 51,38%; đây là một thế mạnh của huyện góp phần tăng trưởng kinh tế và bền vững về môi trường sinh thái. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn đòi hỏi huyện có biện pháp cải tạo đất này để đưa vào sử dụng có hiệu quả. 4.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp (NLN) huyện Sa Pa năm 2004 được thể hiện ở bảng sau: 36 Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất NLN huyện Sa Pa năm 2004 Loại đất Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) 1. Đất nông nghiệp 4.800,41 100 1.1. Đất trồng cây hàng năm 3.915,72 81,57 1.2. Đất vườn tạp 219,27 4,57 1.3. Đất trồng cây lâu năm 635,92 13,24 1.4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 22,50 0,47 1.5. Đất có mặt nước NTTS 7,00 0,15 2. Đất lâm nghiệp có rừng 34.872,17 100 2.1. Rừng tự nhiên 29.835,07 85,55 2.2. Rừng trồng 5.034,07 14,44 2.3. Đất ươm cây giống 3,03 0,01 (* Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sa Pa) a. Đất nông nghiệp - Đất trồng cây hàng năm có 3.915,72 ha chiếm 81,57% diện tích đất nông nghiệp trong đó chủ yếu là đất ruộng và nương rẫy trồng lúa (chiếm 59,72% diện tích cây hàng năm) còn lại là các cây lương thực và cây chuyên màu khác như ngô, khoai, sắn... Đất trồng cây hàng năm phân bố ở tất cả các xã trong huyện. - Đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ lớn thứ hai sau cây hàng năm (chiếm 13,24% diện tích đất nông nghiệp), trên đất này người dân chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày (trẩu, trám, mỡ, chè... ) và cây ăn quả (đào, lê, mận... ). - Đất vườn tạp là diện tích đất xung quanh nhà ở của hộ gia đình, trên đất này người dân thường trồng các loại rau, một số trồng cây ăn quả, cây dược liệu... 37 chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Năm 2004 diện tÍch đất vườn tạp LÀ 219,27 ha chiếm 4,57% diện tích đất nông nghiệp. - Diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi của huyện năm 2004 là 22,50 ha, chiếm 0,47% diện tích đất nông nghiệp, đây là diện tích đất cỏ tự nhiên cải tạo, toàn huyện không có diện tích đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, vào mùa đông gia súc thường ăn rơm khô thay cỏ. - Do địa hình cao, dốc và chia cắt nên toàn huyện diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7,00 ha chiếm 0,15% diện tích đất nông nghiệp trong đó có 5,30 ha chuyên nuôi cá và 1,70 ha nuôi trồng thuỷ sản khác. Trong nh÷ng n¨m qua, n«ng nghiÖp lµ ngµnh ®ãng vai trß chñ ®¹o trong cơ cấu kinh tÕ của huyện, sö dông trªn 83% lao ®éng x· héi. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña ngµnh cã sù t¨ng tr−ëng liªn tôc, n¨m 1995 ®¹t 14.481 triÖu ®ång, n¨m 2000 ®¹t 30.327 triÖu ®ång, n¨m 2004 ®¹t 59.343 triÖu ®ång. Tèc ®é t¨ng tr−ëng b×nh qu©n trong giai ®o¹n 1996 - 2000 ®¹t 10,55%/n¨m; tèc ®é t¨ng tr−ëng b×nh qu©n trong giai ®o¹n 2000 - 2004 ®¹t 11,82%/n¨m; thu nhập bình quân trên lao động nông lâm nghiệp tăng từ 2,37 triệu đồng năm 2000 lên 4,43 triệu đồng năm 2004. - Trång trät: ngành trồng trọt đ· øng dông c¸c tiÕn bé khoa häc kü thuËt, sö dông gièng míi, thùc hiÖn th©m canh t¨ng vô, më réng diÖn tÝch ®Êt canh t¸c. DiÖn tÝch ®Êt trång c©y hµng n¨m toàn huyện n¨m 2004 ®¹t 3.915,72 ha, t¨ng 1.100,62 ha so víi n¨m 1995. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 7.449 tấn năm 2000 lên 11.661 tấn năm 2004; sản lượng lương thực có hạt bình quân trên người tăng từ 190,90 kg năm 2000 lên 273,70 kg năm 2004. C¸c lo¹i c©y l−¬ng thùc, c©y c«ng nghiÖp, c©y ¨n qu¶, c©y rau mµu ®−îc chó träng ph¸t triÓn ®¸p øng nhu cÇu tiªu dïng cña nh©n d©n, b−íc ®Çu ®· t¹o ra s¶n phÈm hµng ho¸ cung cÊp cho thÞ tr−êng trong vµ ngoµi huyÖn. 38 Bảng 6: Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2004 Cây trồng Diện tích (Ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) 1. Cây lúa - Lúa đông xuân 112 45 504 - Lúa mùa 1.971,41 40,70 8.023 2. Ngô 1.270 19 2.413 3. Khoai lang 70 59,29 415 4. Sắn 160 98 1.568 5. Rau các loại 326 89,63 2.922 6. Cây ăn quả các loại 371,70 (*Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT) - Thuû s¶n: diÖn tÝch ®Êt mÆt n−íc nu«i trång thuû s¶n cña Sa Pa kh«ng nhiÒu, gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngành thuỷ sản n¨m 1995 ®¹t 35 triÖu ®ång, n¨m 2004 ®¹t 46 triÖu ®ång (gi¸ so s¸nh n¨m 1994). Ngành thuỷ sản của huyện chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp do địa hình cao, dốc, chia cắt và diÖn tÝch mÆt n−íc nu«i trång thuû s¶n bÞ thu hÑp chuyÓn sang môc ®Ých sö dông kh¸c. b. Đất lâm nghiệp Năm 2004 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 34.872,17 ha chiếm 51,38% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 29.835,07 ha chiếm 85,55%, diện tích rừng trồng là 5.034,07 ha chiếm 14,44% và diện tích đất ươm cây giống là 3,03 ha chiếm 0,01%. Xét theo mục đích sử dụng thì rừng sản xuất có diện tích 1.944,10 ha chiếm 5,72% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ có diện tích 16.911,35 ha chiếm 48,50%, rừng đặc dụng có diện tích 15.963,69 ha chiếm 45,78%. Tr÷ l−îng rõng hiÖn cã −íc tÝnh kho¶ng trªn 2,0 triÖu m3 gç vµ gÇn 8,0 triÖu c©y 39 tre, nøa c¸c lo¹i, diÖn tÝch rõng cã tr÷ l−îng tõ giµu ®Õn trung b×nh chiÕm kho¶ng 25% diÖn tÝch ®Êt l©m nghiÖp. Rõng s¶n xuÊt vµ rõng phßng hé ®−îc ph©n bè ë tÊ._.vệ rừng với 2.450 hộ gia đình, tổ chức 24 lễ hội ăn thề bảo vệ rừng tại 24 thôn bản trong huyện, tổ chức trồng dặm 2.648 cây cảnh quan ven đường Quốc lộ 4D và xây dựng quy ước bảo vệ rừng tại 30 thôn bản. Bên cạnh đó Hạt Kiểm lâm huyện còn thành lập các đội xung kích chữa cháy rừng, các tổ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở tất cả các xã trên địa bàn huyện đồng thời tăng cường công tác trồng và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng… thông qua các đợt diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm. [9] Như vậy, thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, các mô hình sản xuất, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật… đã làm tăng mức độ tiếp cận của người dân với phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, tăng hiểu biết về tầm quan trọng của rừng, tăng hiểu biết về cơ chế thị trường… trong phát triển kinh tế xã hội. Người dân cũng hiểu biết hơn về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, có những nhận thức nhất định về môi trường sinh thái, nhờ vậy môi trường được bảo vệ, cải tạo ngày một tốt hơn. d. Khả năng tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân Sau khi GĐGR, rừng có chủ cụ thể, đây là điều kiện thuận lợi và vững chắc cho sự đầu tư của các chương trình, dự án nhằm thu hút lực lượng lao động 69 và khai thác tiềm năng đất đai. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng lồng ghép với các chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho xã đặc biệt khó khăn mỗi năm đã tạo thêm việc làm cho hơn 600 lao động.[35]. Từ năm 1995 đến 2004 diện tích canh tác toàn huyện tăng 1.837,44 ha. (Phụ lục 2, 4) Mỗi ha canh tác trung bình cần 140 công lao động một vụ (Tổng hợp từ phiếu điều tra và phỏng vấn các cán bộ có liên quan). Trên diện tích đất nương rẫy và vườn tạp người dân luân canh, xen canh nhiều loại cây trồng nên ngày công lao động của người dân đã tăng đáng kể. Ngoài ra hàng năm các hộ còn có thu nhập từ việc khai thác một số loại lâm sản phụ khác như mật ong, măng, nấm, thuốc… Tuy nguồn thu này không lớn nhưng rất thiết thực trong việc giải quyết nhu cầu tiền mặt phục vụ sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Như vậy, các chương trình và dự án cùng chính sách giao đất nông lâm nghiệp đã cuốn hút người dân tham gia vào hoạt động lâm nghiệp như trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, hoạt động nông nghiệp như trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm… những hoạt động đó đã tạo cho người dân nhiều việc làm và nâng cao thu nhập. e. Sử dụng lao động trong gia đình Sau khi giao đất giao rừng, diện tích đất nông lâm nghiệp tăng lên nên đầu tư lao động của gia đình cho sản xuất cũng tăng lên. Theo kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy có 95% số hộ gia đình đã tận dụng hết khả năng lao động chính trong nhà. Trong các gia đình có lao động phụ thì 100% số hộ đã tận dụng hết nguồn lao động này, trẻ em thì chăn trâu, bò, người già thì tẽ ngô, trông coi vườn… , vào lúc chính vụ một số hộ vẫn phải thuê thêm lao động hoặc dùng hình thức đổi công để đảm bảo thu hoạch đúng thời vụ. 70 100% số hộ được hỏi cho rằng với cơ chế quản lý và mức đất giao như hiện nay họ đã tổ chức và sử dụng nguồn lao động của gia đình tốt hơn so với thời kỳ trước. g. Mối quan hệ đoàn kết cộng đồng Qua kết quả phỏng vấn các cán bộ xã cho thấy nhờ có giao đất giao rừng mà người dân hiểu rõ hơn về quyền sử dụng và mục đích sử dụng đất của mình nên số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất và sử dụng đất sai mục đích đã giảm đi rất nhiều. Bảng 21 dưới đây là kết quả phỏng vấn ở 2 xã điều tra: Bảng 21: Tình hình tranh chấp và sử dụng đất sai mục đích sau GĐGR Tổng số Tả Van Trung ChảiChỉ tiêu 1995 2004 1995 2004 1995 2004 1. Số vụ tranh chấp đất (vụ) 7 1 4 0 0 1 2. SD đất sai mục đích (hộ) 11 0 7 0 4 0 (*Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Việc giao đất cho các hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài đã làm giảm bớt tình hình phức tạp về quyền sử dụng đất. Các hộ được phỏng vấn cho rằng: nhờ có GĐGR mà họ an tâm sử dụng trên diện tích đất được giao, không phải tranh chấp quyền sử dụng với các chủ khác và ngược lại các chủ khác cũng không tranh chấp quyền sử dụng với gia đình họ. Điều này chứng tỏ chính sách giao đất giao rừng đã góp phần củng cố tình đoàn kết cộng đồng dân cư. 4.3.1.3. Hiệu quả về môi trường sinh thái Hiệu quả về môi trường sinh thái được xem xét đồng thời với hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Sa Pa là nơi có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển tập đoàn cây trồng vật nuôi đa dạng và cũng là nơi đa dạng về hệ 71 thống sinh thái, đa dạng sinh học với Vườn Quốc gia Hoàng Liên lưu trữ nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm. Bảng 22: Một số chỉ tiêu về hiệu quả môi trường huyện Sa Pa sau GĐGR TT Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2004 1 Tỷ lệ che phủ rừng % 33,27 48,45 51,38 2 DT đất trống được trồng rừng Ha 2.030,17 4.864,90 5.034,07 3 DT đất CSD đưa vào sản xuất NLN Ha 216,27 314,28 102,63 4 Diện tích đất chưa sử dụng Ha 41.752,51 29.954,52 27.025,27 5 Diện tích rừng trồng mới trong năm Ha 180 320 210 6 Số lượng cây trồng phân tán Nghìn cây 210 252 280 (*Nguồn: UBND huyện Sa Pa) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ rừng được che phủ nâng cao dần theo từng năm và tỷ lệ thuận với diện tích đất trống được trồng rừng. Nhờ có chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài mà rừng được bảo vệ, quản lý chặt chẽ, đúng mục đích. Diện tích rừng với thảm thực vật tăng có tác dụng điều hoà không khí, nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học đặc biệt là ý nghĩa khoa học và du lịch sinh thái vì toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện nằm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên. 4.3.1.4. §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông ®Êt Qua nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại địa phương cho thấy sau giao đất giao rừng hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tăng lên rõ rệt ở 3 tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường: tèc ®é t¨ng tr−ëng b×nh qu©n ngành nông lâm nghiệp giai ®o¹n 2000 - 2004 ®¹t 11,82%/n¨m, thu nhập bình quân trên lao động nông lâm nghiệp tăng từ 2,37 triệu đồng năm 2000 lên 4,43 triệu đồng 72 năm 2004; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 35,98% năm 2000 xuống 10,99% năm 2004; tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 33,27% năm 1995 lên 51,38% năm 2004. Sử dụng đất sau GĐGR của huyện tuy đã đạt những hiệu quả nhất định song chưa xứng với tiềm năng đất đai của huyện, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng đất còn thấp, cơ cấu cây trồng đơn điệu, hiệu quả đem lại trên một đơn vị diện tích chưa cao. Điều này đặt ra thách thức cho toàn huyện trong thời gian tới cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và xã hội vào quản lý, sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích đất. 4.3.2. Về sử dụng quỹ đất Về hiện trạng sử dụng quỹ đất địa phương cho thấy: xã Tả Van bình quân diện tích đất nông nghiệp trên người là 0,10 ha, bình quân diện tích đất trên lao động nông nghiệp là 0,22 ha; xã Trung Chải bình quân diện tích đất nông nghiệp trên người là 0,07 ha, bình quân diện tích đất trên lao động nông nghiệp là 0,21 ha; tính trung bình cả 2 xã điều tra diện tích đất nông nghiệp trên người là 0,09 ha; diện tích đất nông lâm nghiệp trên lao động nông lâm nghiệp là 3,25 ha. Diện tích đất chưa sử dụng ở 2 xã điều tra còn lớn, đặc biệt là xã Trung Chải (chiếm 49,12% diện tích tự nhiên), tỷ lệ diện tích đất phù hợp cho khai hoang cải tạo để sản xuất nông nghiệp hoặc trồng rừng đã không được đưa vào khai thác sử dụng. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên người của 2 xã điều tra là 0,09 ha hơn 0,02 ha so với diện tích đất nông nghiệp bình quân trên người của cả nước năm 2004 (theo số liệu của Tổng cục Thống kê diện tích đất nông nghiệp bình quân trên người của cả nước hiện nay là 0,07 ha - [27]) tuy nhiên sản xuất nông nghiệp ở miền núi chủ yếu là canh tác một vụ đồng thời phụ thuộc nhiều vào sự ưu đãi của tự nhiên nên diện tích này không đủ để bà con đảm bảo lương thực cho cả gia đình. [40] [41]. 73 Trong những năm qua tuy được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, các ban ngành, tổ chức... song việc sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả trên địa bàn huyện vẫn chưa được chú trọng, điều này đặt ra thách thức cho toàn huyện trong thời gian tới phải sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cụ thể cho việc cải tạo, khai hoang phục hóa đất nông nghiệp hoặc trồng rừng nhằm đẩy nhanh việc đưa diện tích đất này vào sử dụng có hiệu quả. 4.3.3. Về sử dụng đất đúng pháp luật Qua điều tra 2 xã cho thấy hầu hết người dân đều nhận thức được giá trị quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp ổn định lâu dài mà mình được giao, những người dân dưới sự hướng dẫn của các cán bộ địa phương đã dồn đổi ruộng đất cho nhau để dễ dàng trong thiết kế, xây dựng đồng ruộng và canh tác đồng thời giảm hẳn hiện tượng tranh chấp quyền sử dụng đất và sử dụng đất sai mục đích (Bảng 21, 23); bảng 23 dưới đây cho thấy việc thực hiện các quyền sử dụng đất của 60 hộ điều tra: Bảng 23 : Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của người dân Tả Van Trung Chải TT Chỉ tiêu Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100 1 Chuyển đổi 7 23,33 5 16,65 2 Chuyển nhượng 2 6,67 1 3,33 3 Cho thuê 2 6,67 2 6,67 4 Thuê đất 1 3,33 1 3,33 5 Dùng GCNQSDĐ vay vốn 26 86,67 22 73,33 (* Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 74 Qua bảng trên ta thấy hầu hết các hộ đều sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng và dồn đổi ruộng đất nhằm mục đích canh tác thuận lợi hơn, điều đó cho thấy người dân đã ý thức được quyền sử dụng đất của mình và biết cách thực hiện quyền quản lý diện tích đất của mình một cách hiệu quả và đảm bảo đúng pháp luật. 4.3.4. Về sử dụng đất bền vững Víi ®Æc ®iÓm lµ huyÖn vïng cao nªn hÇu hÕt c¸c lo¹i h×nh sö dông ®Êt cña Sa Pa ®Òu ®−îc sö dông trªn ®Êt ®åi, nói cã ®é dèc kh¸ lín, v× vËy sö dông ®Êt kh«ng hîp lý sÏ lµm ¶nh h−ëng xÊu ®Õn ®Êt ®ai, m«i tr−êng, vµ chñ yÕu lµ hiÖn t−îng xãi mßn, lò lôt vµ h¹n h¸n, do ®é che phñ, gi÷ n−íc cña rõng h¹n chÕ. ¶nh h−ëng cña c¸c lo¹i h×nh sö dông ®Êt dèc ®Õn m«i tr−êng nh−: xãi mßn, röa tr«i do canh t¸c trªn s−ên ®åi kÕt hîp víi canh t¸c kh«ng bãn ph©n lµ nguyªn nh©n lµm cho ®Êt ®åi nói ngµy cµng nghÌo kÞªt vÒ dinh d−ìng, rõng bÞ tµn ph¸ do khai th¸c rõng bõa b·i lµm diÖn tÝch ®Êt trèng ®åi nói träc ngµy cµng më réng, hÖ sè che phñ thÊp lµ ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho qu¸ tr×nh xãi mßn, röa tr«i g©y nªn hiÖn t−îng suy tho¸i ®Êt. T×nh tr¹ng xãi mßn, röa tr«i gÆp ë hÇu hÕt c¸c x· trong huyÖn. NhiÒu n¬i kh«ng nh÷ng chØ cã xãi mßn bÒ mÆt cßn cã c¶ xãi mßn r·nh. Canh t¸c n−¬ng rÉy ë lµ ph−¬ng thøc canh t¸c cæ truyÒn khã thay ®æi cña ®ång bµo c¸c d©n téc miÒn nói. §©y lµ h×nh thøc cßn mang tÝnh bãc lét ®Êt ®ai, lµm cho ®Êt ®ai ngµy cµng suy kiÖt vÒ dinh d−ìng. S¾n, ng«, khoai lµ nh÷ng c©y l−¬ng thùc chÝnh ®−îc trång trªn ®Êt dèc, ng−êi n«ng d©n Ýt chó träng tíi c«ng t¸c b¶o vÖ, c¶i t¹o ®Êt. H¬n n÷a ®Êt ®ai ë c¸c x· trong huyÖn cã cã ®é dèc lín nªn hiÖn t−îng xãi mßn x¶y ra m¹nh, l−îng dinh d−ìng bÞ röa tr«i, ®Æc biÖt lµ tÇng ®Êt mÆt. Qua ®iÒu tra thùc tÕ t¹i ®Þa ph−¬ng cho thÊy, bµ con n¬i ®©y khi trång ng« s¾n trªn c¸c v¹t ®åi th× hoµn toµn kh«ng cã b¨ng 75 c©y ph©n xanh b¶o vÖ ®Êt. VÒ vÊn ®Ò nµy ng−êi d©n ®Þa ph−¬ng cho biÕt, trång b¨ng c©y ph©n xanh chiÕm nhiÒu diÖn tÝch cho nªn hä dµnh ®Êt ®ã ®Ó trång c¸c lo¹i rau ®Ó phôc vô trong gia ®×nh.,. HiÖn nay vÊn ®Ò m«i tr−êng ®ang ®−îc toµn thÕ giíi quan t©m, bëi v× trong qu¸ tr×nh sö dông ®Êt, ®Æc biÖt ®Êt ®ai vïng ®åi nói, con ng−êi ®· g©y nªn nh÷ng tæn thÊt nghiªm träng cho m«i tr−êng sinh th¸i. Víi tr×nh ®é nhËn thøc cßn h¹n chÕ, ®ång bµo c¸c d©n téc chØ thÊy c¸i lîi tr−íc m¾t mµ quªn ®i hËu qu¶ do sö dông ®Êt mét c¸ch tuú tiÖn g©y nªn. §Ó thùc hiÖn ®−îc c¸c môc tiªu ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp bÒn v÷ng th× §¶ng vµ Nhµ n−íc ta cÇn ®Ò ra nhiÒu chÝnh s¸ch vÒ c«ng t¸c qu¶n lý vµ sö dông ®Êt ë ®Þa ph−¬ng nh»m ng¨n chÆn kÞp thêi t×nh tr¹ng sö dông ®Êt bÊt hîp lý cña ®ång bµo hiÖn nay. Qua nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất 2 xã cho thấy người dân địa phương nơi đây có phương thức sử dụng đất phổ biến và lâu đời là canh tác lúa nước trên các thửa ruộng bậc thang. Ruéng bËc thang ®−îc x©y dùng t¹i nh÷ng n¬i cã ®ñ nguån n−íc cung cÊp vµ ®Êt kh«ng dèc l¾m. Người dân địa phương ®Òu cã kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ lµm ruéng bËc thang vµ c¸ch b¶o vÖ ruéng kh«ng bÞ xãi mßn vµ s¹t lë, chñ yÕu b»ng c¸ch l¾p ®Æt hÖ thèng tho¸t n−íc b»ng èng tre ®Ó duy tr× n−íc ë møc ®é an toµn. Ruéng bËc thang tËn dông nguån n−íc m¹ch tù nhiªn vµ n−íc trêi, n−íc tõ c¸c thöa ruéng trªn ch¶y xuèng c¸c thöa ruéng bªn d−íi theo c¸c èng dÉn n−íc ®Æt so le. Bê ruéng ®−îc lµm c«ng phu, vÝt kÝn c¸c lç thñng vµ lµ nh½n, ®¶m b¶o gi÷ n−íc suèt vô. Bªn c¹nh ruéng bËc thang dïng ®Ó canh t¸c lóa n−íc th× n−¬ng rÉy ®−îc canh t¸c theo h×nh thøc chäc tØa (ng−êi d©n chäc lç nhá trªn mÆt ®Êt ®Ó tra ng«, ®Ëu... nh»m tËn dông nh÷ng tµn d− thùc vËt vµ h¹n chÕ tèi ®a sù röa tr«i, xãi mßn) vµ lµm ®Êt tèi thiÓu. Ngoµi nh÷ng biÖn ph¸p trªn ng−êi d©n ®Þa ph−¬ng Sa Pa cßn cã nh÷ng kinh nghiÖm quý b¸u trong s¶n xuÊt n«ng l©m nghiÖp nh− xÕp b¨ng ch¾n b»ng ®¸, lµm rµo ch¾n b¶o vÖ ®Êt vµ lu©n canh, xen 76 canh c¸c c©y trång. Ng−êi d©n th−êng trång xen ng« víi c¸c c©y hä ®Ëu, ng« víi d−a, bÝ... nh»m tËn dông diÖn tÝch, ®é Èm, ®é ph× ®Êt vµ ®¸p øng nhu cÇu ®a d¹ng cña n«ng hé. M« h×nh canh t¸c n«ng lâm kết hợp hÇu nh− ch−a ®−îc ¸p dông ë Sa Pa. Tõ n¨m 2003 phßng N«ng nghiÖp vµ PTNT huyÖn ®ang mạnh dạn xây dựng những mô hình phù hợp với điều kiện địa phương như cây lâm nghiệp - cây ăn quả - cây hoa, cây ăn quả - cây hoa - cây dược liệu… nh»m khai th¸c, sö dông quü ®Êt cã hiÖu qu¶ vµ bÒn v÷ng cho n«ng hé. Qua nghiªn cøu hiÖn tr¹ng sö dông ®Êt cho thÊy ng−êi d©n Sa Pa ®· cã nh÷ng ph−¬ng thøc sö dông ®Êt mang tÝnh bÒn v÷ng vµ hiÖu qu¶ tuy nhiªn hä ch−a ®−îc phæ biÕn c¸c biÖn ph¸p kü thuËt míi nh»m sö dông bÒn v÷ng ®Êt dèc nh− canh t¸c n«ng l©m kÕt hîp, trång b¨ng ph©n xanh… ChÝnh v× vËy trong thêi gian tíi rÊt mong cã ®−îc sù hç trî, quan t©m cña c¸c ban ngµnh nh»m t¨ng c−êng c«ng t¸c khuyÕn n«ng khuyÕn l©m, x©y dùng nh÷ng m« h×nh tr×nh diÔn hiÖu qu¶ vµ n©ng cao tr×nh ®é nhËn thøc, n¨ng lùc s¶n xuÊt cho ng−êi d©n ®ång thêi ph¸t huy nh÷ng kinh nghiÖm canh t¸c hiÖu qu¶, bÒn v÷ng cña huyÖn. 4.3.5. Nh÷ng thuËn lîi, khã kh¨n cña hiÖn tr¹ng sö dông ®Êt Qua nghiªn cøu hiÖn tr¹ng sö dông ®Êt huyÖn Sa Pa chóng t«i nhËn thÊy viÖc sö dông ®Êt n«ng l©m nghiÖp cña huyÖn cã nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n sau : 4.3.5.1. ThuËn lîi - Sa Pa cã tiÒm n¨ng lín vÒ ®Êt n«ng l©m nghiÖp. + §Êt n«ng nghiÖp: tiÒm n¨ng ®Êt cho ph¸t triÓn n«ng nghiÖp cña huyÖn ®−îc thÓ hiÖn tr−íc hÕt ë viÖc khai th¸c sö dông hîp lý, cã hiÖu qu¶ 4.800,41 ha ®Êt ®ang sö dông. Trong ®ã 1.971,41 ha ®Êt ruéng 1 vô nÕu ®−îc ®Çu t− hoµn chØnh hÖ thèng thñy lîi, sö dông gièng lóa míi vµ th©m canh t¨ng vô... th× cã thÓ chuyÓn mét phÇn diÖn tÝch ®Êt nµy thµnh ruéng 2 vô (kho¶ng 500 - 700 ha). 77 TiÒm n¨ng s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cßn lín nhê øng dông tiÕn bé khoa häc kü thuËt th©m canh t¨ng n¨ng suÊt, chÊt l−îng s¶n phÈm vµ chuyÓn ®æi c¬ cÊu c©y trång trªn diÖn tÝch ®Êt n−¬ng rÉy, ®Êt v−ên t¹p, ®Êt trång c©y l©u n¨m... ®Ó mang l¹i hiÖu qu¶ kinh tÕ cao. Ngoµi diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp hiÖn cã, huyÖn cßn cã thÓ khai th¸c c¶i t¹o 2.000 - 2.200 ha ®Êt ®åi nói ch−a sö dông, ®Êt ch−a sö dông kh¸c, ®Êt l©m nghiÖp ®−a vµo s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, chñ yÕu ®Ó trång c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m vµ c©y ¨n qu¶. §ång thêi cßn cã thÓ ph¸t triÓn n«ng nghiÖp trªn c¬ së n«ng - l©m kÕt hîp trªn diÖn tÝch ®Êt cã ®é dèc thÊp. + §Êt l©m nghiÖp Víi 34.872,17 ha ®Êt rõng hiÖn cã trong nh÷ng n¨m tíi diÖn tÝch ®Êt nµy sÏ lµ nguån nguyªn liÖu quan träng cho ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp chÕ biÕn l©m s¶n vµ phôc vô ®êi sèng nh©n d©n. HuyÖn cßn 21.969,65 ha (32,37% diÖn tÝch tù nhiªn) ®Êt ®åi nói ch−a sö dông, ngoµi diÖn tÝch dµnh cho ph¸t triÓn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cã thÓ khai th¸c phÇn lín vµo môc ®Ých ph¸t triÓn l©m nghiÖp. TiÒm n¨ng më réng ®Êt l©m nghiÖp cña huyÖn rÊt lín, khai th¸c tiÒm n¨ng ®Êt l©m nghiÖp sÏ lµ thÕ m¹nh cña huyÖn trong nh÷ng n¨m tíi. - Sa Pa cã ®iÒu kiÖn khÝ hËu, ®Êt ®ai thuËn lîi cho viÖc ph¸t triÓn ®a d¹ng tËp ®oµn c©y trång vËt nu«i, ®a d¹ng ho¸ s¶n phÈm. - Sa Pa thuéc d·y nói Hoµng Liªn vµ cã hÖ thèng sinh th¸i ®a d¹ng, phong phó lµ lîi thÕ so s¸nh ®Æc biÖt cña huyÖn ®Ó ph¸t triÓn c¸c c©y trång ®Æc s¶n. - Sa Pa lµ thÞ tr−êng tiªu thô lín cho c¸c n«ng l©m s¶n. 78 4.3.5.2. Khã kh¨n - Địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp nên người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và ít có điều kiện hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cũng như áp dụng các máy móc cơ giới vào sản xuất. - Nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh, ít mưa cùng những hiện tượng gió lớn, sương muối, mưa đá... khiến cây trồng không được đáp ứng đủ lượng nước tưới cần thiết và chậm phát triển. - Diện tích đất của huyện chủ yếu là đất Feralit nghèo dinh dưỡng đòi hỏi phải bồi dưỡng, cải tạo và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. - Trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu. - Thị trường tiêu thụ ở Sa Pa hẹp, chủ yếu hoạt động ở khu vực thị trấn, hệ thống dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ sở chế biến nông lâm sản ở các xã còn mỏng và hoạt động chưa tốt. - Các biện pháp sử dụng đất bền vững chưa được áp dụng ở địa phương. 4.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NLN PHÙ HỢP T¹I ĐỊA PH¦¥NG 4.4.1. Quan điểm và căn cứ sử dụng đất nông lâm nghiệp 4.4.1.1. Quan điểm Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, là tài nguyên quan trọng không thể thiếu được đối với mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất không chỉ quyết định sự phát triển kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy sử dụng đất phải dựa trên quan điểm chung là sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định bền vững. Cụ thể là: 79 - Duy trì, bảo vệ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Kết hợp sử dụng đất theo chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng tính hiệu quả và bền vững. Trong giai ®o¹n tíi ph¸t triÓn n«ng nghiÖp vÉn lµ mÆt trËn hµng ®Çu cña huyÖn nh»m thùc hiÖn chiÕn l−îc an toµn l−¬ng thùc quèc gia vµ t¨ng nhanh khèi l−îng n«ng s¶n, thùc phÈm ®¸p øng nhu cÇu ngµy cµng cao cña nh©n d©n vµ cung cÊp cho thÞ tr−êng. DiÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp cña huyÖn hiÖn cã 4.800,41 ha, b×nh qu©n 1.113,65 m2/ng−êi, trong ®ã ®Êt trång lóa 542,49 m2/ng−êi. TiÒm n¨ng më réng ®Êt n«ng nghiÖp nhÊt lµ ®Êt trång lóa kh«ng cßn nhiÒu. Trong thêi gian tíi cÇn h¹n chÕ viÖc chuyÓn ®Êt n«ng nghiÖp ®Æc biÖt lµ ®Êt trång lóa sang c¸c môc ®Ých sö dông kh¸c ®ång thêi ®Çu t− khai hoang, phôc hãa, më réng ®Êt n«ng nghiÖp trªn ®Êt ch−a sö dông vµ thùc hiÖn c¸c gi¶i ph¸p kü thuËt ®Ó t¨ng n¨ng suÊt, t¨ng s¶n phÈm n«ng nghiÖp. - Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong thêi gian tíi ngoµi viÖc qu¶n lý n©ng cao chÊt l−îng gÇn 35 ngµn ha rõng hiÖn cã, cÇn ®Èy m¹nh viÖc khoanh nu«i t¸i sinh rõng vµ trång míi trªn phÇn lín diÖn tÝch ®Êt trèng ®åi nói ch−a sö dông nh»m ®¶m b¶o tèt chøc n¨ng phßng hé vµ cung cÊp l©m ®Æc s¶n cho nÒn kinh tÕ, c¶i t¹o, b¶o vÖ tµi nguyªn ®Êt, n−íc, b¶o vÖ m«i tr−êng vµ ®a d¹ng sinh häc. 4.4.1.2. Căn cứ sử dụng đất nông lâm nghiệp Hướng sử dụng đất phù hợp cho địa phương trong thời gian tới dựa vào những căn cứ sau : - Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnh. - Căn cứ vào hiện trạng và tiềm năng đất chưa sử dụng có khả năng bố trí đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp trên từng tiểu vùng sinh thái của huyện. 80 - Căn cứ vào hiện trạng và phương hướng sản xuất của từng vùng theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất toàn huyện đến năm 2010 đã được phê duyệt. - Căn cứ vào điều kiện sản xuất của ng−êi dân thông qua các loại hình sử dụng đất hiện tại và các loại hình khai thác sử dụng đất đồi núi ở các vùng xung quanh có điều kiện tương tự, dựa trên cơ sở tổng kết các mô hình của các dự án đã được thực hiện để triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện. - Căn cứ vào sự hỗ trợ của Nhà nước qua các chương trình, dự án như Chương trình 135, 134, dự án trồng 5 triệu ha rừng… 4.4.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông l©m nghiệp 4.4.2.1. §ất nông nghiệp S¶n xuÊt n«ng nghiÖp trong thêi gian tíi vÉn lµ mÆt trËn hµng ®Çu trong chiÕn l−îc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña huyÖn. V× vËy viÖc sö dông ®Êt n«ng nghiÖp cÇn ®æi míi theo h−íng −u tiªn ®¶m b¶o an toµn l−¬ng thùc, thùc phÈm vµ t¹o ra nh÷ng s¶n phÈm hµng hãa cã gi¸ trÞ cao, ®−a ngµnh n«ng nghiÖp trë thµnh ngµnh s¶n xuÊt hµng hãa. Từ những căn cứ vµ tiÒm n¨ng quü ®Êt cña huyÖn, một số định hướng sử dụng đất cụ thể cho nông hộ được nêu ra như sau: - Đẩy mạnh việc thâm canh lúa nước, ®ưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyÓn mét phÇn ®Êt 1 vô lµm 2 vô. - Duy trì diện tích nhất định trồng lúa địa phương (5% diện tích đất nông nghiệp) để phát huy lợi thế so sánh, kinh nghiệm canh tác lúa lâu đời cũng như bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. - Phát triển các giống cây ăn quả đặc sản, đặc biệt là những giống cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới như đào, lê, mận. - Phát triển cây dược liệu. 81 4.4.2.2. Đất lâm nghiệp S¶n xuÊt l©m nghiÖp ph¶i trë thµnh ngµnh kinh tÕ quan träng cña huyÖn gãp phÇn gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò x· héi, xo¸ ®ãi, gi¶m nghÌo, n©ng cao ®êi sèng nh©n d©n, ®Æc biÖt lµ c¸c x· vïng cao, vïng s©u. Hướng chính là phát triển lâm nghiệp xã hội, khuyÕn khÝch mäi thµnh phÇn kinh tÕ tham gia lµm nghÒ rõng trong ®ã lÊy kinh tÕ hé gia ®×nh lµm ®éng lùc ph¸t triÓn, x©y dùng c¸c m« h×nh trang tr¹i hé gia ®×nh. Trong nh÷ng n¨m tíi tËp trung khoanh nu«i t¸i sinh kho¶ng 6.000 - 6.500 ha rõng trªn diÖn tÝch ®Êt c©y lïm bôi xen c©y th©n gç, ®ång thêi trång míi kho¶ng 4.500 - 5.000 ha rõng trªn ®Êt trèng ®åi nói träc với sự hỗ trợ giống, kỹ thuật của Ban Quản lý Dự án Bảo tồn và Phát triển tài nguyên rừng. PhÊn ®Êu ®Õn n¨m 2010 c¬ b¶n phñ xanh ®Êt trèng, ®åi nói träc víi c¬ cÊu rõng hîp lý phï hîp ®iÒu kiÖn tù nhiªn cña huyÖn (rõng ®Æc dông 45 - 50%, rõng phßng hé 40- 45%, rõng s¶n xuÊt 10%). KhuyÕn khÝch trång c©y ph©n t¸n trong khu d©n c−, trong c¸c c«ng së, tr−êng häc... T¨ng c−êng c«ng t¸c kiÓm l©m nh©n d©n, thùc hiÖn nghiªm chØnh LuËt b¶o vÖ vµ ph¸t triÓn rõng. Đặc biệt trong khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên định hướng sẽ đầu tư trồng mới và khoanh nuôi tái sinh gần 4.000 ha rừng đặc dụng bằng các giống cây bản địa tại các xã San Sả Hồ, Tả Van, Lao Chải và Bản Hồ phù hợp với mục đích phát triển kinh tế du lịch theo hướng du lịch sinh thái gắn với bảo vệ phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý. 4.4.3. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng đất 4.4.3.1. Giải pháp đối với đất nông nghiệp Từ những định hướng sử dụng đất trên, giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng đất phù hợp với địa phương là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với sö dông ®¸t ë miền núi bao gồm: 82 + Giải pháp về giống: Giống có vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm, giải pháp về giống được thực hiện theo 3 hướng: - Tuyển chọn và phục tráng các giống cây trồng đã có ở địa phương nhằm nâng cao năng suất và giữ nguyên chất lượng. - Tiếp tục sử dụng và phát huy các giống cây trồng cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và trình độ canh tác địa phương như Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, P11, Bioseed… vào sản xuất. - Thử nghiệm một số giống mới nhằm tìm ra loại giống tối ưu phù hợp với điều kiện địa phương. + Giải pháp về các biện pháp kỹ thuật: Sử dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào việc thâm canh cây lương thực để có năng suất cao. Cụ thể: - Phân bón: Đầu tư đủ phân bón (phân chuồng, phân vô cơ) và bón cân đối, đúng quy trình kỹ thuật, bón phân theo nhu cầu của từng thời kỳ sinh trưởng của các loại cây trồng. - Chăm sóc: Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như cải tạo đồng ruộng, xử lý hạt giống, làm đất kỹ để loại trừ và hạn chế mầm bệnh, áp dụng phương pháp IPM… - Từng bước c¶i t¹o, xóa bỏ diện tích đất nương rẫy, v−ên t¹p kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. - Thiết kế xây dựng đồng ruộng hîp lý. - Phát triển đồng cỏ chăn nuôi ở nơi phù hợp. - Áp dụng các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất: Đây là một vấn đề hết sức cần thiết để phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên đất dốc. Cần phát huy các kinh nghiệm quý báu của người dân trong bảo vệ, cải tạo đất như làm ruộng bậc thang, thiết lập các băng chắn bằng đá, rào chắn, làm 83 đất tối thiểu… đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất mới, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương như trồng cây phân xanh theo đường đồng mức, trồng các cây họ đậu, mô hình canh tác nông lâm kết hợp… Bên cạnh đó, không canh tác một vụ để hạn chế hiện tượng xói mòn, hiện tượng kết von, hình thành đá ong. Sắp xếp lịch thời vụ, lịch gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch hợp lý, áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, tránh làm cỏ trắng và đào xới đất trong mùa mưa. Cây trồng nên có khoảng cách ngắn, được trồng trong rãnh. Đây là biện pháp canh tác chống xói mòn hiệu quả mà đơn giản, dễ thực hiện. 4.4.3.2. Giải pháp về đất lâm nghiệp Do địa bàn huyện Sa Pa nằm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên nên rừng ở đây chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; do vậy các cấp chính quyền địa phương chủ yếu đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng tới từng hộ dân. Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ vai trò quan trọng của rừng, mối liên quan giữa rừng với sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của con người, khuyến khích các cộng đồng dân tộc hình thành, phát huy tập quán yêu rừng, xây dựng hương ước bảo vệ rừng của mỗi thôn bản. Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Trạm khuyến nông, Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa hướng dẫn người dân trồng các loại cây có giá trị kinh tế dưới tán rừng, thu hái, chế biến, tiêu thụ các lâm sản phụ, phát huy những nghề phụ, nghề thủ công từ các sản phẩm trong rừng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và khuyến khích người dân thấy được nguồn lợi to lớn từ rừng mang lại để từ đó yêu rừng và tăng cường quản lý, bảo vệ rừng. Khu Vườn Quốc gia Hoàng Liên với kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao, có tới 2.024 loài thực vật trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam và 84 66 loài thú, 347 loài chim, 41 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát và đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m [12] là nơi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và du khách, trong tương lai cần phát huy, bảo tồn đa dạng sinh học trong Vườn và phát triển du lịch huyện theo hướng du lịch sinh thái. Trong thời gian tới cần có những biện pháp cụ thể sau để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp: - Tích cực trồng rừng trên diện tích đất trống với sự hỗ trợ giống của Ban Quản lý Dự án Bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. - Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng. - Hỗ trợ kinh phí trồng và khoanh nuôi rừng. 85 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. MỘT SỐ KẾT LUẬN Qua điều tra, nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp sau giao đất giao rừng trên địa bàn xã Tả Van và xã Trung Chải huyện Sa Pa chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu đã có những thay đổi đáng kể so với trước giao đất giao rừng: Cơ cấu đất nông nghiệp tăng từ 3,88% (417,85 ha) lên 4,71% (506,25 ha); đất lâm nghiệp tăng từ 56,63% (6.093,25 ha) lên 65,41% (7.037,62 ha). 2. Hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp của huyện so với trước giao đất giao rừng tăng lên rõ rệt ở cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường: Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng từ 53.664 triệu đồng năm 2000 lên 92.587 triệu đồng năm 2004; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 35,98% năm 2000 xuống còn 10,99% năm 2004; tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 33,27% năm 1995 lên 51,38% năm 2004 tuy nhiªn hiệu quả sử dụng đất của huyện còn thấp, cơ cấu cây trồng đơn điệu. 3. Giao đất, giao rừng làm thay đổi phương thức sử dụng đất, người dân tăng mức độ đầu tư tư liệu sản xuất, khoa học kỹ thuật, lao động để thâm canh, đổi mới cơ cấu cây trồng vì vậy mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn so với trước khi giao đất giao rừng ổn định lâu dài. 4. Víi môc ®Ých n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông ®Êt n«ng l©m nghiÖp trªn ®Þa bµn huyÖn chóng t«i ®· ®Ò xuÊt mét sè gi¶i ph¸p n«ng nghiÖp vµ l©m nghiÖp 86 nh»m thóc ®Èy s¶n xuÊt n«ng nghiÖp tho¸t khái nÒn s¶n xuÊt tù cung tù cÊp, h−íng tíi s¶n xuÊt theo hµng ho¸ vµ ®Èy m¹nh c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o vÖ rõng. 5.2. ĐỀ NGHỊ 1. UBND huyện cần có các chính sách, biện pháp hợp lý để sử dụng có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng. 2. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cần phổ biến cho người dân các biện pháp kỹ thuật nhằm sử dụng đất bền vững như trồng băng cây xanh, thiết kế ruộng bậc thang, thềm cây ăn quả, rào chắn... và phát triển một số mô hình trang trại nông lâm kết hợp. 3. Hướng sử dụng đất phù hợp hiện nay ở miền núi là chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, để có thể sản xuất hàng hóa phải liên quan nhiều đến đầu tư vốn, cơ sở vật chất, khả năng sản xuất, thị trường... do đó trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ vấn đề này để quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp ngày càng tốt hơn 87 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2956.pdf
Tài liệu liên quan