Đánh giá hiệu quả bước đầu công tác dồn, đổi ruộng đất ở huyện Vụ Bản- Tỉnh Nam Định (102tr) (ĐH NNghiệp)

Phần I Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số, gần 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn[1]. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.924.061 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 9.345.346 ha (chiếm 28,68%)[2] nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ đạt 0,12 ha (thuộc vào một trong những nước có diện tích đất bình quân nông nghiệp thấp nhất trên thế giới). Chính vì vậy, việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, h

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả bước đầu công tác dồn, đổi ruộng đất ở huyện Vụ Bản- Tỉnh Nam Định (102tr) (ĐH NNghiệp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Thể hiện điều đó thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.Thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ thể hiện trong Nghị quyết 10 (5/4/1988); thực hiện luật đất đai năm 1993, Nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và cấp GCNQSDĐ ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, cùng với các chính sách về nông nghiệp, nông thôn đã tạo không khí phấn khởi cho nông dân trong lao động sản xuất tận dụng được đất đai, kinh nghiệm, các nguồn lực,... Đó là những yếu tố cơ bản, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, tình trạng đất đai manh mún, phân tán từ sự kế thừa việc phân giao ruộng đất của các hợp tác xã nông nghiệp theo khoán 10 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng đã không còn thích hợp với quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay. Theo điều tra của Tổng cục Địa Chính, trong cả nước với trên 7,0 triệu ha ruộng đất, có đến 75 triệu thửa ruộng, diện tích bình quân trên thửa ruộng trồng lúa là 200 - 400 m2, còn trên thửa đất mầu là 100 - 300 m2 và có 5- 10% số thửa nhỏ hơn 100 m2. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng bình quân mồi hộ có 9-10 thửa ruộng (có tốt,có xấu, có xa,có gần), cá biệt ở một số huyện ngoại thành Hà Nội có hộ có số thửa ruộng nhiều nhất lên tới 23 và thấp nhất là 7 thửa. Trước tình hình đó, cần thiết phải tiến hành chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân để tạo ra những ô thửa ruộng rộng lớn góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, từng bước đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Từ chỗ dồn đổi ruộng đất mang tính tự phát giữa các hộ nông dân ở một số địa phương, gần đây dồn đổi ruộng đất đã trở thành cuộc vận động có chủ trương của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước: Hà Tây, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam,.... Vụ Bản là huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Nam Định, tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp (Bình quân mỗi hộ trước kia có từ 10 - 20 thửa ruộng, thửa từ 200-900 m2). Trước tình trạng đó, cùng với các địa phương khác trong cả nước, dưới sự chỉ đạo của ubnd tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản đã tiến hành thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất cho các hộ nông dân trong huyện. Sau hơn một năm thực hiện tuy còn nhiều thiếu sót cần khắc phục song huyện cũng đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả bước đầu công tác dồn, đổi ruộng đất ở huyện Vụ Bản- tỉnh Nam Định”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Xuất phát từ việc tìm hiểu, đánh giá hiệu quả công tác dồn, đổi ruộng đất để đưa ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác làm tăng thu nhập cho hộ nông dân trong huyện và là bài học cho các địa phương khác trong cả nước. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dồn, đổi ruộng đất. - Phân tích, đánh giá thực trạng dồn đổi ruộng đất ở huyện Vụ Bản - Đánh giá hiệu quả bước đầu của công tác dồn đổi ruộng đất ở huyện Vụ Bản. - Từ kết quả điều tra, nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác dồn đổi ruộng đất của huyện Vụ Bản trong những năm tới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình dồn đổi ruộng đất của các hộ nông dân trong huyện để có những tác động phù hợp. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Vấn đề nghiên cứu rất rộng, song tôi chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác dồn, đổi ruộng đất - Phạm vi không gian: Huyện Vụ Bản- tỉnh Nam Định - Phạm vi thời gian: Thực hiện từ tháng 1/2004 - 5/2004. Cụ thể: Nghiên cứu thực trạng, kết quả- hiệu quả sản xuất trước, trong và sau khi dồn đổi ruộng đất ở toàn huyện Vụ Bản và của các nhóm hộ điều tra; đề ra các giải pháp trong những năm tới. Phần II Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1 .Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả 2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là tiêu chuẩn hàng đầu để lựa chọn các dự án đầu tư, các phương án phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay đã, đang và sẽ thúc đấy sản xuất phát triển[3], vì vậy nên hiểu hiệu quả như thế nào cho đúng? Về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Fanrell (1957) [4], Schultz (1964) [5] và Ellis (1933)[6]. Theo từ điển Tiếng Việt thì: Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại [7]. Như vậy hiệu quả là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của quá trình sản xuất và được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Đồng thời nó liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Do đó, khi nói đến hiệu quả là nói đến hai bộ phận chủ yếu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trong kinh tế thì kết quả sản xuất được biểu hiện ở giá trị sản xuất (GTSX), giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập hỗn hợp (TNHH), lãi gộp, lãi ròng.... Còn chi phí sản xuất (CPSX) được tính dưới dạng : Tổng chi phí (TCP); chi phí trung gian (CPTG), chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí từng yếu tố sản xuất. 2.1.1.2. Phân loại hiệu quả * Theo nội dung và bản chất của hiệu quả có thể phân thành: - Hiệu quả kinh tế : Thể hiện quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế với lượng chi phí bỏ ra, mối quan hệ đầu vào - đầu ra. - Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về mặt xã hội (như tạo việc làm, tạo thu nhập, phân phối công bằng trong cộng đồng, cải thiện đời sống và nâng cao mức sống dân cư) và chi phí bỏ ra. - Hiệu quả môi trường: là mối tương quan so sánh giữa kết quả về mặt môi trường và chi phí bỏ ra. Nó là hiệu quả mang tính lâu dài, bền vững vừa đảm bảo lợi ích trước mắt, vừa đảm bảo lợi ích mai sau. Nó gắn liền với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường. Trong ba loại hiệu quả trên thì hiệu quả kinh tế là trọng tâm và quyết định nhất. Hiệu quả kinh tế được nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. * Theo yếu tố sản xuất và hướng tác động vào sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả thành các loại như : - Hiệu quả sử dụng đất đai - Hiệu quả sử dụng lao động - Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng tài nguyên - Hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật Sự phân chia hiệu quả này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan hiếm để đáp ứng tốt những nhu cầu của xã hội. * Theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu có thể phân chia thành: - Hiệu quả kinh tế quốc dân - Hiệu quả kinh tế ngành - Hiệu quả kinh tế vùng - Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất Sự phân chia này nhằm quy hoạch sản xuất, quy hoạch vùng kinh tế * Theo hiệu quả sử dụng các nguồn lực có: - Hiệu quả kỹ thuật - Hiệu quả phân bổ - Hiệu quả kinh tế 2.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế . Phương pháp này xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT. Đó là mối quan hệ giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Có thể biểu diễn chỉ tiêu hiệu quả bằng sự mô phỏng theo 4 công thức sau. H= Q - C a,Công thức 1: Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất thu được - Chi phí sản xuất bỏ ra Đây là hiệu quả tuyệt đối, việc dùng số tuyệt đối để so sánh là việc cần thiết, song nó chỉ cho biết quy mô hiệu quả chứ không chỉ rõ mức độ hiệu quả. Do đó phải kết hợp với chỉ tiêu tiếp sau. b, Công thức 2 : H = Q Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất thu được C Chi phí sản xuất bỏ ra Khi so sánh hiệu quả, việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi vì nó nói lên mặt chất của hiện tượng. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hiệu quả song lại không cho thấy được quy mô của hiệu quả. Trong sản xuất thì công thức này phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Từ đó mà có thể tính được các chỉ tiêu như: tỷ suất GTSX tính theo TCP, tính CPTG một yếu tố đầu vào nào đó. Trong thực tế, khi đánh giá HQKT người ta thường kết hợp giữa công thức 1 và công thức 2 để bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá được HQKT một cách chính xác và toàn diện. c,Công thức 3: H=DQ - DC Hiệu quả = Chênh lệch kết quả sản xuất thu được - Chênh lệch chi phí sản xuất bỏ ra Công thức này thể hiện rõ mức độ hiệu quả của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với công thức 4 để phản ánh toàn diện HQKT hơn. d, Công thức 4: H = DQ Hiệu quả = Chênh lệch kết quả sản xuất thu được DC Chênh lệch chi phí sản xuất bỏ ra ơ Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tư thêm hay tăng thêm chi phí. Nó thường được sử dụng để xác định HQKT của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật. 2.1.2. Đất đai đối với sản xuất nông nghiệp[8] 2.1.2 .1. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bổ dân cư, xây dựng các cơ sở văn hoá xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Trên phương diện này, đất góp phần tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn có tác dụng quyết định đến sự thành công của các chính sách kinh tế khác. Từ đó, người sử dụng đất đai cần phải bảo vệ đất đai và quản lý đất đai theo đúng luật. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế của đất đai trong nông nghiệp Về phương diện kinh tế, đất đai trong nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây: a, Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này là ở chỗ nó khác các loại tư liệu sản xuất khác ở quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng đi, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý sẽ tốt hơn lên. Đặc điểm này là do đất đai có độ phì nhiêu. Tuỳ theo mục đích khác nhau,người ta chia độ phì nhiêu của đất đai ra thành các loại : độ phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu nhân tạo, độ phì nhiêu tiềm tàng và độ phì nhiêu kinh tế. Ngoài ra, người ta còn chia độ phì nhiêu tuyệt đối và độ phì nhiêu tương đối. Độ phì nhiêu của đất là một tiêu thức quan trọng để đánh giá kinh tế đất và phân hạng đất và bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi để vừa khai thác tốt đất đai vừa giữ gìn bảo vệ đất. Từ đặc điểm này trong nông nghiệp cần phảỉ: a, Quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo luật định; b, Phân loại đất đai một cách chính xác; c, Bố trí sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý; d, Thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất. b, Diện tích đất có hạn Diện tích đất có hạn do giới hạn trong từng nông trại, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia. Sự có hạn về diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp. Nhưng đất đai dùng vào sản xuất nông nghiệp có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của việc đô thị hoá, CNH – HĐH và xây dựng nhà ở để đáp ứng với số dân số ngày càng tăng. Cũng như phải thấy rằng diện tích đất đai có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên thị trường là cố định (đường cung song song với trục tung) như một số người đã lầm tưởng. Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung về đất đai theo thị trường vẫn là đường xiên tỷ lệ thuận theo giá đất. Nó phản ánh mối quan hệ diện tích một loại đất nào đó có thể bán ra theo thị trường ứng với một giá đất đai nhất định ở những thời điểm xác định. c,Vị trí của đất đai là cố định Trong khi các tư liệu sản xuất khi được sử dụng, chúng có thể được di chuyển từ vị trí không thuận lợi sang vị trí thuận lợi hơn, thì với đất đai lại trái ngược lại. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên đất đai ở những nơi có đất mà thôi. Vị trí cố định đã quy định tính chất vật lý, hoá học, sinh thái của đất đai và cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đất đai phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng, thực hiện phân bổ quy hoạch đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất đai tốt hơn. d, Đất đai là sản phẩm của tự nhiên Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban cho con người. Tuy nhiên thông qua lao động, con người làm tăng giá trị của đất đai và độ phì nhiêu của đất đai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người và thuộc sở hữu chung của xã hội. Điều này được khẳng định trong luật đất đai ban hành từ năm 1992: “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất. 2.1.2.3. Nguyên tắc sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp a, Đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý Trước hết, khi sử dụng đất đai phải đảm bảo tính đầy đủ, có nghĩa là khai thác sử dụng đất đai theo chiều rộng, tất cả mọi loại đất Nông, Lâm, Ngư nghiệp đều được sử dụng hết, thường xuyên coi trọng “ tấc đất, tấc vàng”, không được hoang hoá. Còn sử dụng hợp lý là khai thác sử dụng đất theo chiều sâu, mọi diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - kĩ thuật của từng loại đất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và vừa giữ gìn, bảo vệ độ phì của đất. Nguyên tắc này rất quan trọng bởi khi bố trí một cây trồng, vật nuôi thì trước hết phải căn cứ vào “đất nào, cây nấy”, hay nói khác là căn cứ vào chất đất của từng nơi để bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp. Ngoài ra, phải căn cứ vào một loạt các tiêu thức như về cung cầu nông sản, điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng, trình độ áp dụng KHKT, cơ cấu kinh tế.... Tóm lại, nguyên tắc sử dụng đầy đủ và hợp lý là rất quan trọng bởi trong điều kiện hiện nay khi mà diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm cộng với sự tác động của cơ chế thị trường. b, Đất đai cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao Như trên chúng ta đã phân tích vai trò quan trọng của nguyên tắc sử dụng đất đai đầy đủ và hợp lý, còn nguyên tắc sử dụng có hiệu quả kinh tế cao là kết quả của hai nguyên tắc trên. Muốn biết được hiệu quả về sử dụng đất đai cần phải tính đến năng suất đất đai và giá cả của đất đai (thường là giá thuê đất). Để nâng cao năng suất đất đai cần phải áp dụng một cách đồng bộ, hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, vấn đề đặt ra là trong điều kiện có thị trường đất đai, diện tích cây trồng, vật nuôi được mở rộng đến mức nào? Nguyên tắc chung là mở rộng diện tích sản xuất khi mức thu thêm về sản phẩm trên một đơn vị diện tích bằng với mức chi thêm (bao gồm: chi phí đi thuê, phục hồi và cải tạo đất....) trên một đơn vị diện tích đó. Ta có công thức: MCLa = MRLa Trong đó : MCLa: Là chi phí biên trên đơn vị diện tích MRLa: Là doanh thu biên trên một đơn vị diện tích Quy tắc đó được biểu diễn trên đồ thị sau: MC,MR MCLa MRLa c, Đất đai cần được sử dụng đảm bảo tính bền vững Sự bền vững trong sử dụng đất đai có nghĩa là cả về số lượng và chất lượng đất đai phải được bảo tồn để không những đáp ứng được mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì thế cần đảm bảo hài hoà phương thức sử dụng đất vì lợi ích trước mắt kết hợp với lợi ích lâu dài. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.2.1. Tình hình quy mô đất đai của hộ nông dân ở một số nước trên thế giới. * ở nước Pháp: Vào thế kỷ XIX, sau cách mạng tư sản 1879 ở nước Pháp đã bắt xuất hiện những chủ trang trại trong nông nghiệp. Họ thực sự là những nhà sản xuất kinh doanh tiên tiến trong nông nghiệp theo lối kinh tế nông trại chứ không kinh doanh theo kiểu khép kín, phá canh thu tô như địa chủ trước đây. Nhà nước Pháp hồi đó được các nhà kinh tế kiến nghị có những chính sách ủng hộ, bảo vệ tài sản của họ và khuyến khích họ phát triển. Do chính sách của chính phủ nên đến thế kỷ XX ở nước Pháp đã xuất hiện những trạng trại với quy mô ngày càng rộng lớn do sự sát nhập của nhiều trang trại nhỏ lại. Cụ thể: Năm 1882 ở nước Pháp có 5,672 trang trại gia đình với quy mô bình quân chỉ là 5,9 ha, đến năm 1892 số trang trại tăng lên 5,703 triệu trang trại với quy mô 5,8 ha. Sau thế kỷ XX số trang trại của Pháp giảm đi 6 lần và quy mô trang trại tăng lên 4-5 lần. Ngoài ra, ở một số nước Tây Âu tình quy mô trang trại cũng biến động tương tự như ở Pháp với sự giảm đi về số lượng trang trại và sự tăng lên về quy mô trang trại. Điều đó được thể hiện qua bảng 1: Bảng 1:Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông nghiệp gia đình ở một số nước Tây Âu. [9] Nước Chỉ tiêu 1950 1960 1970 1987 Anh Số trang trại (Nghìn thị trường) 543 467 327 254 DT bình quân (ha/TT) 36 41 51 71 Pháp Số trang trại (Nghìn thị trường) 2285 11588 1263 982 DT bình quân (ha/TT) 14 19 23 29 Đức Số trang trại (Nghìn thị trường) 2051 1709 1075 983 DT bình quân (ha/TT) 11 10 14 15 Hà Lan Số trang trại (Nghìn thị trường) 349 308 181 128 DT bình quân (ha/TT) 7 9 12 16 * ở Nhật Bản [11]: Xuất phát điểm từ chính sách trước những năm 1960 mỗi hộ nông dân Nhật có nhiều thửa ruộng phân tán, xa nhau, quy mô mỗi thửa chỉ từ 500 đến 1000 m2 vào thời kỳ này, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng lao động thủ công và sức kéo gia súc. Đã xuất hiện số chênh lệch lớn về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động của các ngành khác. Để chấn hưng nông nghiệp năm 1961 Chính phủ ban hành luật cơ bản về nông nghiệp. Một trong ba mục tiêu chính của luật cơ bản nông nghiệp, là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu này Bộ nông nghiệp đề ra “Sự nghiệp xây dựng ruộng đất nông nghiệp với 3 mục tiêu rộng, chắc chắn, sâu”. - Rộng: Nâng kích thước thửa ruộng lên 20*100 = 0,2 ha - Chắc chắn: Cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế xây dựng thoát nước cho từng thửa và toàn khu vực để có thể sử dụng máy móc thuận lợi . - Sâu: Cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dày khoảng 1 mét (theo các chuyên gia Nhật Bản thì họ học tập kinh nghiệm chuyển đổi, xử lý đất của Cộng hoà Liên Bang Đức). Để đáp ứng nhu cầu trên phải làm hai việc: + Về mặt hành chính: Đó là xử lý chuyển đổi từ các thửa nhỏ, ở xa nhau thành những thửa có kích thước lớn hơn. + Về mặt kỹ thuật: Gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc xây dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng. Kết quả là hơn 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước đã được xử lý, chuyển đổi. Số còn lại chủ yếu là đất trồng có ở Hôkaiđô. Trước chuyển đổi bình quân mỗi hộ có 3,4 thửa ruộng nay còn 1,8 thửa. Việc chuyển đổi xử lý đất nông nghiệp đã làm tăng năng suất của máy nông nghiệp, tăng sức sản xuất của đất đai, làm tăng năng suất lao động của nông dân, tạo điều kiện phát triển hàng hoá để nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp. Vì vậy, cùng với những yêu cầu khác, việc chuyển đổi xử lý đất nông nghiệp đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ ha năm 1960 lên 6.000kg gạo/ha năm 1992. Hiện nay việc chuyển đổi xử lý ruộng đất được tiếp tục khuyếch trương lên 100*100 m = 10.000m2, hoặc 100*200 m = 20.000 m2, có thể lên tới 30.000m2 hoặc 60.000 m2, tiến gần đến quy mô thửa ruộng ở nước Mỹ. 2.2.2. Tình hình quy mô đất đai trong các nông hộ ở Việt Nam Thực hiện Nghị quyết 10/NQ - TW năm 1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý - kinh tế nông nghiệp và nghị định 64/CP năm 1993 về việc giao đất và cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài. Theo phương châm có gần, có xa, có xa, có tốt, có xấu đã làm cho số thửa tăng lên. Số thửa sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP ở một số địa phương tăng gấp hai lần so với khi thực hiện Nghị quyết 10/NQ - TW và tăng gấp ba lần so với thực hiện khoán theo chỉ thị 100/CT- TƯ của ban Bí thư (năm 1993). Đến cuối năm 1998 cả nước có khoảng 75 triệu thửa đất, bình quân số thửa trên mỗi hộ ở các vùng cũng khác nhau[12],[13]. Điều đó được thể hiện qua bảng 2: Bảng 2: Quy mô đất đai trong các hộ theo các vùng kinh tế [12], [13] Khu vực Bình quân một hộ nông dân Số thửa nhiều nhất/ hộ Đất nông nghiệp (m2) Đất hàng năm (m2) Số thửa ruộng (m2) Chung cả nước 4.984,4 4.356,2 - - Vùng núi và trung du Bắc Bộ 4.305,5 4.065,1 10 -12 25 ĐB sông Hồng 2.281,4 2.232,4 7 25 Khu Bốn cũ 3.002,2 2.876,6 7 - 10 30 Duyên Hải Miền rung 4.130,8 3.876,6 5 - 10 25 Tây Nguyên 7.412,0 5.109,3 5 25 Đông Nam Bộ 9.169,2 5.595,6 4 15 ĐB sông Cửu Long 10.148,9 8.766,6 3 10 ở một số nơi tình trạng ruộng đất còn manh mún hơn nhiều như ở Bắc Ninh, bình quân 15 đến 20 thửa/hộ, cá biệt có hộ tới 35 thửa. ở huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc, bình quân 12 - 14 thửa/ hộ với diện tích từ 12 - 250 m2 / thửa, nhiều hộ có từ 25 - 30 thửa. Xã Quang Hoà - huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hoá, bình quân mỗi hộ 13 thửa, mỗi thửa với diện tích 234 m2. ở xã Thiệu Hưng - huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá mỗi hộ bình quân có 11 thửa, mỗi thửa diện tích 184 m2 . Tình trạng đất đai manh mún làm giảm hiệu quả của sản xuất nông nghiệp gây khó khăn cho công tác quản lý sử dụng đất trên một số mặt: bố trí cơ cấu cây trồng theo quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hoá; chất lượng các khâu canh tác thấp, thậm trí ngăn cản việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như các tiến bộ về giống, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, tăng chi phí cho việc cấy cày, chăm sóc, tưới tiêu, bảo vệ, phòng trừ dịch bệnh, giảm hiệu quả sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý. Ngoài ra, nó còn làm tăng diện tích không có ích như đất bờ, đất làm mương tăng lên, tạo tâm lý manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, giảm cơ hội đầu tư thâm canh,... * Vấn đề dồn, đổi ruộng đất[14] Với những khó khăn nêu trên, việc chuyển đất để tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho sản xuất thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, phong trào dồn đổi ruộng đất đã và đang diễn ra trong cả nước. Từ chỗ làm tự phát đến nay việc làm này đã trở thành cuộc vận động có chủ trương ở nhiều địa phương đã khắc phục được tình trạng đất đai manh mún và phân tán, bình quân thửa trên hộ chiếm 2-5 thửa, đã giảm 60-79% thửa so với trước. Diện tích bình quân trên thửa được tăng lên và đạt từ 600-1000 m2. * Tại tỉnh Hà Tây: Đến cuối năm 1997 có 254/310 xã phường đã đang triển khai chuyển đổi ruộng đất cho 114.715 hộ nông dân, trong đó: - Hộ nhận từ 1-5 thửa có 84.889 hộ chiếm 74% tổng số hộ. - Hộ nhận từ 6- 8 thửa có 28.678 hộ chiếm 25% tổng số hộ. - Hộ nhận từ 8 thửa chỉ có 8.030 hộ chiếm 0,7% tổng số hộ Trước chuyển đổi số thửa của 254 xã là 1.884.842 thửa. Sau chuyển đổi số thửa của xã chỉ còn 686.829 thửa giảm được 75,4 % số thửa. * Tại tỉnh Tuyên Quang: Từ 1999 đến tháng 6/2003. Tổng số xã, thị trấn đã triển khai thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất là 92/103 xã, thị trấn. Về diện tích được dồn, đổi ruộng đất, theo số liệu tổng hợp của 29 xã, thì tổng diện tích được dồn đổi là 5.992,48 ha. Trong đó, tổng số trước thửa dồn đổi là 152.665 thửa, tổng số thửa sau dồn đổi là 66.053 thửa. Như vậy, nhờ thực hiện công tác “ dồn điền, đổi thửa” đã giảm đáng kể tình trạng đất đai manh mún, phân tán, tỷ lệ giảm đến 57%. Bình quân số thửa/ hộ trước dồn, đổi ruộng đất là 5,53 / hộ, sau dồn, đổi bình quân chỉ còn 2,39 thửa / hộ . * Tại tỉnh Nam Định: Đến nay, Nam Định đã có 110/110 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành dồn đổi ruộng đất, kết quả số thửa sau khi chuyển đổi giảm 52,16% so với trước chuyển đổi. Bình quân số thửa/hộ sau chuyển đổi là 3,89 thửa, so với trước chuyển đổi giảm 4,41 thửa. Số hộ từ 5 thửa trở xuống chiếm 90,82 %. Cụ thể, số hộ 1 thửa có 14.010 hộ chiếm 7,5% so với tổng số hộ chuyển đổi; số hộ 2 thửa có 24.710 hộ chiếm 13,22%; số hộ 3 thửa có 32.143 hộ chiếm 17,2%; số hộ 4 thửa có 44.266 hộ chiếm 23,68%; số hộ 5 thửa có 54.631 hộ chiếm 29,22%; số hộ trên 5 thửa có 17.160 hộ chiếm 9,18%. Gần đây, các tỉnh như: Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng, Hà Nam....cũng tiến hành thực hiện chủ trương dồn đổi ruộng đất, kết quả đã giảm được số thửa từ 40%-50% so với trước khi dồn đổi ruộng đất. Phần III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Vụ Bản là một huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4 km. Trên địa bàn huyện có những trục giao thông quan trọng đi qua như quốc lộ 10 A dài 13 km, có hai tỉnh lộ là 12 và 56 cắt vuông góc chạy qua. Vụ Bản nằm kẹp giữa sông Đào và sông Sắt với diện tích đất tự nhiên là 14.766,23 ha, có địa giới như sau: Phía Đông giáp thành phố Nam Định, Phía Tây và Tây Nam giáp ý Yên, Phía Nam giáp sông Đào (Ranh giới giữa Vụ Bản và Nam Trực), Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc, Phía Tây giáp huyện Bình Lục(Hà Nam) và một phần của huyện ý Yên ở vị trí này chúng tôi thấy có một số thuận lợi và hạn chế cho công tác dồn, đổi ruộng đất như sau: + Về mặt thuận lợi: Nằm ở vị trí này Vụ Bản rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, có điều kiện tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là khi công tác dồn, đổi ruộng đất được hoàn thiện và người nông dân đã yên tâm đầu tư trên mảnh ruộng của mình, đây cũng là tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phục vụ cho CNH- HĐH. + Về mặt khó khăn: Do huyện có một đường quốc lộ và có hai đường tỉnh lộ, hai con sông lớn đi qua hầu hết các xã, thị trấn, do tâm lý người nông dân nào cũng muốn mảnh ruộng của mình gần nơi giao thông, tưới tiêu thuận lợi cho nên dễ nẩy sinh việc tranh giành vị trí ruộng của các hộ. 3.1.1.2. Địa hình Về địa hình thì do huyện nằm trọn trong vùng đồng chiêm trũng của tỉnh Nam Định nên địa hình tương đối bằng phẳng, phía Bắc vùng thượng huyện đất hơi thấp và được cao dần lên ở phía Nam (phần giáp quốc lộ 10). Là một vùng chiêm trũng nên hàng năm mưa lớn dễ gây ngập úng lụt cho diện tích cây trồng của huyện nếu như huyện không có hệ thống tưới tiêu đầy đủ và kịp thời. Từ đất đai, địa hình và các tiêu chí khác người ta chia Vụ Bản thành hai tiểu vùng sinh thái - kinh tế khác nhau đó là: - Vùng thượng huyện có 8 xã (tiểu vùng 1) gồm: Minh Thuận, Tân Khánh, Hiển Khánh, Hợp Hưng, Minh Tân, Cộng Hoà, Trung Thành, Đại An. - Vùng hạ huyện (tiểu vùng 2) có 9 xã và 1 thị trấn: Thị Trấn Gôi, Tam Thanh, Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái, Quang Trung, Vĩnh Hào, Đại Thắng, Thành Lợi và Tân Thành. Với địa hình, đất đai như trên cũng tạo những thuận lợi và không ít những khó khăn cho công tác dồn, đổi ruộng đất của huyện. + Về mặt thuận lợi: Do địa hình của huyện là tương đối bằng phẳng, lại được phân định thành hai tiểu vùng rõ rệt là điều kiện thuận lợi để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong dồn, đổi ruộng đất, đảm bảo địa hình mảnh ruộng của các hộ là tương đối đồng đều. Ngoài ra với địa hình trên tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch đường nội đồng, hệ thống kênh mương khi tiến hành dồn, đổi ruộng đất. + Về mặt khó khăn: Do địa hình của huyện là trũng nên dễ gây lụt úng, do vậy đòi hỏi huyện phải xây dựng một hệ thống bờ vùng, bờ thửa, hệ thống tưới tiêu đầy đủ và hợp lý, nhất là khi tiến hành dồn, đổi ruộng đất. Mặt khác, việc phân thành 2 tiểu vùng với một số điều kiện tự nhiên tương đối khác nhau nên đòi hỏi công tác dồn, đổi ruộng đất phải có những chính sách, phương pháp cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. 3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu, thuỷ văn Vụ Bản mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều của vùng đồng bằng sông Hồng. * Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ không khí trung bình nhỏ hơn 210 C, tháng giiêng là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,70C). Với nền nhiệt độ trên Vụ Bản có thể trồng 3 vụ/1năm với hai cây trồng nhiệt đới và một cây trồng ôn đới trong vụ Đông. * Độ ẩm: ẩm độ không khí trung bình năm khá cao (trên 80%), sự chênh lệch giữa các tháng không lớn (3-8%), ẩm độ tương đối có cực trị vào tháng 3,4 và cực tiểu vào tháng 11,12. * Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình của năm là 1.757 mm, mặc dù có lượng mưa khá cao nhưng lại phân bố không đều, cường độ mưa giao động lớn; mùa mưa lượng mưa tới 1465 mm (chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm), tháng 9 là tháng có mưa lớn nhất (397 mm), trong khi đó tháng 1 lại thường có mưa ít nhất (27,7 mm). * Gió: Mùa Đông có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, mùa hè có hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam (tần xuất của hai hướng gió này trong hai mùa là hơn 70%). Từ đặc điểm khí hậu, thời tiết, thuỷ văn của huyện đã tạo ra những thuận lợi và gây ra những khó khăn cho hiệu quả công tác dồn, đổi ruộng đất. + Về mặt thuận lợi: Do nằm trọn trong vùng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thể cho phép đa dạng hoá thời vụ, có điều kiện lựa chọn cơ cấu cây trồng, CTLC, xen canh, gối vụ để có hiệu quả kinh tế cao, nhất là khi có những ô thửa ruộng rộng lớn thuận tiện cho công việc canh tác của hộ nông dân. + Về mặt khó khăn: Do lượng mưa, số giờ nắng lớn và phân bổ không đều cộng với bão gió hay xảy ra nên thường gây úng nhập, hạn hán... Do đó đòi hỏi khi dồn, đổi ruộng đất phải làm tốt công tác quy hoạch, thiết kế đồng ruộng như giao thông, thuỷ lợi để đảm bảo cho sản xuất thuận lợi, bà con nông dân có thể yên tâm đầu tư, áp dụng những tiến bộ KHKT. Tóm lại, trước những đi._.ều kiện tự nhiên của huyện Vụ Bản đã tạo ra những thuận lợi và gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Do đó khi tiến hành công tác dồn đổi ruộng đất đòi hỏi có sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng của các cấp, các ngành địa phương trong huyện để công tác này thực sự đem lại hiệu quả cao, đúng với mong đợi của bà con nông dân trong huyện. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất Đất đai với tư cách vừa là đối tượng của sản xuất nông nghiệp, nhưng vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Tình hình sử dụng đất đai của huyện trong những năm qua được thể hiện qua bảng 3: Nhìn vào bảng 3 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 14.766,23 ha và không đổi qua 3 năm. Trong đó đất nông nghiệp là 10.500,42 ha (năm 2001); đến năm 2003 là 10.472,32 ha, tốc độ tăng bình quân 0,14 %. Nguyên nhân là do chủ trương của huyện chuyển một phần đất nông nghiệp sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt và đường giao thông. Mặt khác do các hộ đã tự ý chuyển đổi sang đất ở. Trong đất nông nghiệp thì diện tích đất canh tác có xu hướng giảm, năm 2001 diện tích đất canh tác là 9672,01 ha, đến năm 2003 là 9.660,24 ha, tốc độ giảm bình quân là 0,07%. Trong đó đất một vụ, đất 3 vụ, đất chuyên mạ, chuyên mầu, chuyên rau đều giảm, còn đất 2 vụ lại tăng qua các năm. Nguyên nhân là do hệ thống tưới tiêu của huyện ngày càng được nâng cấp nên tăng diện tích tưới tiêu, do đó đã chuyển một phần diện tích trồng một vụ, đất chuyên mạ sang đất có thể tiến hành cấy 2 vụ lúa. Ngoài ra, do 1 phần đất cao (có thể trồng 3 vụ, chuyên mầu, chuyên rau) bị chuyển sang diện tích đất chuyên dùng, đất ở nên diện tích ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp có xu hướng giảm. Còn đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Diện tích trồng cây lâu năm, năm 2001 là 11,9 ha, đến năm 2003 còn 11,73 ha (tốc độ giảm bình quân là 0,72 %); đất vườn tạp năm 2001 là 296,65 ha, đến năm 2003 là 296,59 ha (tốc độ giảm bình quân là 0,01%); còn đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2001 là 527,01 ha, năm 2003 là 534,65 ha, (tốc độ tăng bình quân là 0,72%). Nguyên nhân do một phần của cả 3 loại đất này bị chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở. Ngoài ra, trong năm 2003 khi tiến hành dồn, đổi ruộng đất huyện đã tiến hành xây dựng hàng loạt bờ vùng, bờ thửa, kênh, mương tưới tiêu, cho nên diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên. Ngoài đất nông nghiệp thì cũng có sự giảm đi của diện tích đất chưa sử dụng và tăng lên của đất chuyên dùng và đất ở. Cụ thể: Đất chưa sử dụng năm 2001 diện tích là 1.169,03 ha, đến năm 2003 là 1.152,89 ha (tốc độ tăng bình quân là 0,71%), đất chuyên dùng năm 2001 là 2.354,04 ha, đến năm 2003 là 2.346,32 ha (tốc độ tăng bình quân là 0,21% ), đất ở năm 2001 là 730,74ha, đến năm 2003 là 764,78 ha (tốc độ tăng bình quân là 2,3% ). Nguyên nhân làm cho diện tích đất chuyên dùng, đất ở tăng là do dân số của huyện ngày càng tăng, do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhu cầu về nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao đòi hỏi phải chuyển một phần các diện tích khác sang. Còn diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm là do hệ thống thuỷ lợi, giao thông của huyện ngày càng được hoàn thiện làm tăng diện tích được tưới tiêu nên có thể tận dụng được một phần diện tích đất bỏ hoang sang có thể tiến hành sản xuất. Về cơ cấu đất đai qua các năm ta thấy tuy diện tích đất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đất đai, điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển kinh tế của huyện chủ yếu là dựa vào ngành nông nghiệp. Cụ thể : năm 2001 đất nông nghiệp là 10.500,42 ha (chiếm 71,11%), năm 2003 là 10.472,32 ha (chiếm 70,92%). Trong đất nông nghiệp thì chủ yếu là đất canh tác (chiếm hơn 90%), đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ nhỏ (hơn 5%) chứng tỏ ngành nuôi trồng thuỷ sản không phải là thế mạnh của huyện. Sau đất nông nghiệp là đất chuyên dùng (chiếm 15,94% và tăng lên qua các năm), tiếp đến là đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng, đất ở. Tuy diện tích đất chưa sử dụng đang giảm dần song vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (gần 8% tổng diện tích đất tự nhiên) điều này đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt của huyện là không ngừng nâng cao diện tích đất phục vụ cho sản xuất và đời sống bằng cách giảm diện tích đất hoang hoá của huyện. Nhìn vào một số chỉ tiêu bình quân của bảng ta thấy bình quân đất đai trên hộ và trên lao động nông nghiệp là khá cao (cao hơn bình quân cả nước), tuy nhiên các chỉ tiêu bình quân này có xu hướng giảm do diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm trong khi đó dân số không ngừng tăng. Từ sự phân tích tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm ta thấy nó có những tác động thuận lợi và những khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới, đặc biệt là cho công tác dồn, đổi ruộng đất. + Về mặt thuận lợi: nhìn vào cơ cấu đất đai qua các năm ta thấy có sự giảm đi của đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, bên cạnh đó là sự tăng lên của đất chuyên dùng và đất ở. Điều này chứng tỏ ở huyện đang có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy tốc độ còn chậm, nhưng nó đã và đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn Vụ Bản. Do đó đây có thể là điều kiện để cho các ngành sản xuất bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Đặc biệt là ngành nông nghiệp khi mà người nông dân đã có những tiền đề thuận lợi về quy mô ruộng đất của họ. Ngoài ra diện tích BQ ĐNN/Hộ và LĐNN là tương đối cao, đây là tiềm năng rất lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp đồng thời khi dồn, đổi ruộng đất thì mỗi hộ có thể nhận được những mảnh ruộng với quy mô tương đối lớn. + Về mặt khó khăn: Do đời sống của người dân Vụ Bản vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong khi đó các ngành nghề khác (đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ vẫn còn thấp) làm cho đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thực sự khởi sắc hay nói khác ít có điều kiện tạo tiền đề cho quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, áp dụng tiến bộ KHKT cho sản xuất, ngoài ra diện tích đất hoang hoá vẫn chiếm diện tích lớn chứng tỏ huyện vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sản xuất của mình . 3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động Trong sản xuất nông nghiệp bên cạnh nguồn lực đất đai thì nguồn lực con người cũng vô cùng quan trọng. Trong những năm qua thì nguồn lao động của huyện có những biến động lớn, điều đó được thể hiện qua bảng 4: Nhìn vào bảng ta thấy tổng số nhân khẩu toàn huyện 2001 là 128.579 người và đến năm 2003 là 131.391 người, tốc độ tăng dân số bình quân của huyện qua các năm là tương đối thấp (tăng 1,08) so với bình quân chung cả nước, điều này là đáng mừng bởi chứng tỏ trình độ nhận thức về dân số, kế hoạch hoá gia đình của nhân dân trong huyện là khá tốt. Trong cơ cấu hộ gia đình thì hộ nông nghiệp chiếm đa số. Cụ thể; năm 2001 hộ nông nghiệp là 30.452 hộ (chiếm 95,09%), năm 2003 là 30.530 hộ (chiếm 94,46 %), tốc độ tăng bình quân là 0,04%, tuy nhiên tỷ lệ hộ nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu hộ và thay vào đó là sự tăng lên của hộ phi nông nghiệp song tốc độ còn rất chập chạp; năm 2001 bình quân có 4,01 khẩu/ hộ và tăng lên đến 4,07 khẩu/ hộ vào năm 2003. Về lao động, tổng số lao động toàn huyện 2001 là 58.702 lao động (chiếm khoảng 45% dân số ), năm 2003 là 59.530 lao động (chiếm khoảng 44% dân số) tốc độ tăng trung bình là 0,69 %. Trong cơ cấu lao động theo ngành nghề thì năm 2001 lao động nông nghiệp là 51.092 lao động (chiếm 87,04%), năm 2003 lao động nông nghiệp là 51.391 lao động (chiếm 86,33%), tốc độ tăng bình quân 0,29% nhưng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp cộng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy người nông dân đi tìm tòi những ngành nghề mới phi nông nghiệp như: Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, buôn bán,... Về bình quân lao động trên hộ là 1,83 lao động năm 2001 và đến năm 2003 là 1,84 lao động, tốc độ tăng bình quân là 0,28 %. Qua việc phân tích tình hình dân số và lao động của huyện ta thấy nó có những mặt thuận lợi và khó khăn cho công tác dồn, đổi ruộng đất. + Về mặt thuận lợi: Do tốc độ tăng dân số và bình quân nhân khẩu hộ của hộ của huyện ở mức tương đối thấp là điều kiện để tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hoá cho nhân dân trong huyện, là điều kiện để đưa những chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước vào cuộc sống, đặc biệt là nhận thức về lợi ích công tác dồn, đổi ruộng đất mang lại. Đặc biệt trong nông nghiệp có một nguồn lao động khá dồi dào cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, đây chính là tiềm năng của huyện cần được khai thác. + Về mặt khó khăn: Với lực lượng lao động khá dồi dào trong khi đó việc làm ở nông thôn là rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của người lao động gây nên tình trạng thất nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn nếu không có những ngành nghề mới thu hút lao động, nhất là khi áp dụng cơ giới hoá, KHKT trong sản xuất nông nghiệp. 3.1.2.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật Trong đời sống sản xuất thì ta thấy cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai yếu tố không thể thiếu. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì cơ sở vật chất, kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện.... Trong những năm qua thì huyện Vụ Bản đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết quả đạt được thể hiện qua bảng 5: Nhìn vào tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện ta thấy huyện có hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh. Còn hệ thống tưới tiêu do đặc điểm là một huyện vùng trũng, có đất thấp, lại nằm trong 6 trạm bơm lớn của tỉnh Hà Nam trước đây. Do vậy hệ thống thuỷ nông của huyện đã được quy hoạch và xây dựng đã lâu để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất. Gồm: - Hệ thống tiêu: Tiêu qua trạm bơm cốc thành và trạm bơm sông Chanh là chủ yếu, kết hợp từng thời điểm điều tiết qua cống cánh gà, tiêu qua hệ thống tiêu Vĩnh Trụ (ý Yên), sông tiêu chính là sông Tiên Hương, Sông Sắt, Sông Hùng Vương và các sông tiêu như : T3,T4,T5,T6,T10.... Hệ thống tiêu của trạm bơm Cốc Thành là 4,1 lít/ giây - Hệ thống tưới: + Kênh cấp I (3 kênh) có chiều dài là 29,285 km hiện tại đã được kiên cố hoá 13km + Kênh cấp II (25 kênh) có chiều dài là 70,503 km hiện tại đã được kiên cố hoá 11 km + Kênh cấp III (560 kênh) có chiều dài là 470,260 km hiện tại đã được kiên cố hoá 31 km. Hệ thống tưới theo năng lực thiết kế của công trình là 0,81 l/s/ha. - Hệ thống trạm bơm : Có một trạm bơm lớn là trạm bơm Cốc Thành 7 km * 32.000 m3/h phục vụ tưới tiêu cho Vụ Bản và một phần cho thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc. Ngoài ra, có một trạm bơm vừa với 34 máy*4.000 m3/h, có một trạm bơm trung bình có 7 máy * 2.500 m3/ h; có một trạm bơm nhỏ với 21 máy * 1.000 m3/ h. Qua phân tích tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện ta thấy có một số ảnh hưởng của nó đến hiệu quả công tác dồn, đổi ruộng đất của huyện. + Mặt thuận lợi : Do hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi không ngừng được hoàn thiện cho nên đã không ngừng nâng cao diện tích được tưới tiêu góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất nông nghiệp, giảm tỷ lệ đất hoang.... + Mặt khó khăn : Tuy hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn thiện song hệ thống nội đồng, bờ vùng, bờ thửa vẫn chưa được tập trung nâng cấp xây dựng, điều này gây nhiều khó khăn cho sản xuất, mặt khác hiện tượng khô hạn, ngập úng cục bộ ở một số nơi vẫn xảy ra. 3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm Trong sản xuất kinh doanh thì kết quả phản ánh thành quả tạo được sau một thời gian nhất định, đây là chỉ tiêu quan trọng để tính hàng loạt các chỉ tiêu về hiệu quả, cơ cấu kinh tế, các chỉ tiêu bình quân, tốc độ tăng trưởng .... Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm được thể hiện rõ trong bảng 6. Nhìn vào bảng ta thấy tổng GTSX năm 2001 của huyện là 478.664 triệu đồng, năm 2003 là 525.181 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,75 %, thấp hơn so với tốc độ bình quân toàn tỉnh và cả nước. Trong đó : + Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản năm 2001 đạt giá trị 318.988 triệu, năm 2003 đạt 337.986 triệu, tốc độ tăng bình quân 2,93 % (thấp hơn so với mức tăng chung toàn huyện), trong ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản thì ngành thuỷ sản có tốc độ tăng rất cao; tốc độ tăng trưởng bình quân 33,15%. Nguyên nhân là do trong những năm qua huyện đã chủ động đưa con tôm càng xanh vào nuôi cho năng suất khá cao, đặc biệt khi tiến hành dồn đổi ruộng đất đã xuất hiện một số mô hình sản xuất kết hợp như: Lúa - Cá - Vịt, Lúa - Cá - Vịt - Lợn mang lại hiệu quả khá cao. + Ngành Công nghiệp - TTCN năm 2001 mang lại giá trị là 49.330 triệu đồng, năm 2003 là 52.859 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 3,51 %. + Ngành Thương nghiệp - Dịch vụ là một thế mạnh của Vụ Bản với lễ hội quần thể Phủ Giầy diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm đang thu hút nhiều khách thập phương và đem lại nhiều thu nhập cho nhân dân trong huyện. Cụ thể : năm 2001 giá trị ngành Thương nghiệp - Dịch vụ mang lại là 110.346 triệu đồng, năm 2003 là 134.336 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 10,34% (năm 2003 có tốc độ tăng cao là 15,04 %). Về cơ cấu kinh tế ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản vẫn chiếm ưu thế , sau đó là Thương nghiệp - Dịch vụ và cuối cùng là Công nghiệp - TTCN cụ thể: + Ngành Nông - Lâm - TS năm 2001 chiếm 66,64 % và đang có xu hướng giảm dần; đến năm 2003 còn 64,37%. Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm phần lớn giá trị sản xuất (98,72% năm 2001 và 97,25% năm 2003), cơ cấu ngành nông nghiệp cũng rất mất cân đối với ngành trồng trọt năm 2001 chiếm 80,18% ; năm 2003 là 80,72 %, điều này chứng tỏ chăn nuôi chưa được tập trung phát triển trong huyện. + Ngành Thương nghiệp - Dịch vụ năm 2001 chiếm 23,05%, đến năm 2003 chiếm 25,57% và có xu hướng tăng cao trong những năm tới. Nguyên nhân là do nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân khắp nơi đang tăng cao, nắm bắt được điều này trong những năm qua huyện đã chủ động nâng cấp, tôn tạo di tích Phủ Giầy nhờ đó ngày càng thu hút được nhiều du khách về dự lễ hội. + Ngành Công nghiệp - Dịch vụ năm 2001 chiếm 10,31%, năm 2003 còn 10,06%, điều này chứng tỏ ngành Công nghiệp - Dịch vụ chưa được phát triển trong huyện. Điều này là do huyện không có tiềm năng để phát triển Công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng), trong những năm gần đây một số ngành thủ công đã được đưa vào như: sản xuất cán búa, mây tre đan xuất khẩu, .... tuy nhiên giá trị còn rất nhỏ bé. Nhìn vào một số chỉ tiêu bình quân ta thấy các chỉ tiêu GTSX/Hộ GTSX/Hộ, GTSX/Khẩu đang tăng lên qua các năm. Cụ thể: GTSX/Hộ năm 2001 là 14,95 triệu đồng, năm 2003 là 16,27 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 4,32%, còn GTSX/Khẩu năm 2001 là 3,72 triệu đồng, năm 2003 là 4 triệu đồng, tốc độ tăng là 3,7 %. Điều này chứng tỏ người dân Vụ Bản đang có những bước tiến đáng kể trong đời sống sinh hoạt. Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua các năm chúng tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn cho công tác dồn, đổi ruộng đất. + Về mặt thuận lợi: Nhìn chung kinh tế của huyện đang có những bước tiến đáng kể tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, đặc biệt là ngành nông nghiệp, khi các ngành có điều kiện hỗ trợ nhau, đầu tư cho nhau để có thể thực hiện được CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn trong huyện. + Về mặt khó khăn: Tốc độ tăng trưởng của huyện là tương đối thấp do kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp - lĩnh vực nhiều rủi ro, hiệu quả thấp nên mức độ CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra rất chậm chạp, đời sống người dân còn thấp. Trong nông nghiệp thì sự cân đối giữa trồng trọt- chăn nuôi dẫn đến tiềm năng sản xuất không được khai thác triệt để. 3.1.2.5. Các vấn đề về chính trị, xã hội Tình hình chính trị - xã hội của huyện từ trước tới nay là tương đối ổn định, các hộ nông dân luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng làm ăn, trộm cắp và các hiện tượng vi phạm pháp luật ít xảy ra, nhiều thôn được nhận danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh, bộ máy chính quyền làm việc có hiệu quả và được nhân dân đồng lòng ủng hộ. Đây là những thuận lợi rất lớn để có thể triển khai các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước, đặc biệt là công tác dồn, đổi ruộng đất. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy tình hình kinh tế - xã hội đã đang tạo ra những thuận lợi và cũng gây không ít những khó khăn cho công tác dồn, đổi ruộng đất của huyện. Do đó, đòi hỏi huyện trong những năm tới phải có những điều chỉnh cho phù hợp để phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả công tác dồn, đổi ruộng đất để nó thực sự là một cuộc cách mạng về ruộng đất. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.2.2.1.1. Số liệu thứ cấp Việc thu thập và xử lý số liệu sơ cấp được thực hiện qua 5 bước: Bước 1: Chọn điểm nghiên cứu Việc chọn điểm nghiên cứu xuất phát từ việc phân chia Vụ Bản thành hai tiểu vùng có đặc điểm tự nhiên, điều kiện sinh thái - kinh tế khác nhau. Tiểu vùng 1: (Vùng thượng huyện ) gồm 8 xã: Minh Thuận, Tân Khánh, Hiển Khánh, Hợp Hưng, Minh Tân, Cộng Hoà, Trung Thành, Đại An. Đặc trưng của vùng là đất trũng hơn so với cùng hai huyện, đây là nơi hay xảy ra lụt úng cục bộ, đất chuyên mầu rất ít, không gần đường quốc lộ 10, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp - TTCN, dịch vụ rất hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn. Trong đó, Tân Khánh và Minh Tân là 2 xã mang đầy đủ đặc trưng của tiểu vùng nên được chúng tôi lựa chọn làm điểm nghiên cứu. Tiểu vùng 2: (Vùng hạ huyện) Gồm 9 xã và một thị trấn: Thị trấn Gôi, Tam Thanh, Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái, Quang Trung, Vĩnh Hào, Đại Thắng, Thành Lợi, Tân Thành. Đặc trưng chung của vùng là đất cao hơn, có nhiều đất chuyên mầu như Lạc, Rau. Vùng này có đường quốc lộ chạy qua, là nơi tập trung của một số ngành nghề TTCN như mây tre đan xuất khẩu.... Đặc biệt có quần thể Phủ Giầy nằm ở Kim Thái có trung tâm huyện thị trấn Gôi nên rất thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, đời sống của người dân ở đây có mặt bằng trung là khá hơn so với tiểu vùng 1. Trong đó, Tam Thanh và Liên Minh là 2 xã mang đầy đủ đặc trưng của tiểu vùng nên được chúng tôi lựa chọn làm điểm nghiên cứu. Mọi thông tin về các hộ đều tra, địa bàn điều tra đều thông qua UBND các xã giúp đỡ. Bước 2: Chọn mẫu điều tra: Tài liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra chọn mẫu. Vận dụng phương pháp chọn mẫu 1 lần nhưng áp dụng công thức chọn nhiều lần để chọn số đơn vị mẫu cần thiết. Trong đề tài sử dụng công thức sau: n ³ (t2. ả2)/DX2 Qua điều tra ngẫu nhiên 10 hộ với biến phụ thuộc Y (TNHH/sào/vụ) và biến độc lập X (TCP/sào/vụ) kết quả tính toán như sau: + Phương sai mẫu: S2 =1/9.S(Y- Y) + DX= 0,3935 Với độ tin cậy P=99,73% ta có hệ số tin cậy t=3. Thay số liệu vào công thức ta có n ³59. Để mẫu vừa đại diện cho tổng thể, vừa phục vụ tốt cho mục đích nghiên cứu thì cơ cấu mẫu điều tra là 20 hộ khá, 42 hộ trung bình và 8 hộ kém. Bảng 7: Cơ cấu mẫu điều tra. Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng mẫu (hộ) Tổng số hộ nông nghiệp 30.530 100,00 70 - Hộ khá 8.862 29,03 20 - Hộ trung bình 18.318 60,00 42 - Hộ kém 3.350 10,971 8 Bước 3: Tiến hành điều tra. Trước hết chúng tôi tiến hành lập phiếu điều tra để phát cho từng đối tượng được điều tra với các nội dung như: + Các thông tin chung về hộ : Tên chủ hộ, giới tính, tuổi, trình độ văn hoá, nhân khẩu,... + Tình hình ruộng đất của hộ: Tổng diện tích canh tác, số thửa trước và sau khi dồn đổi, diện tích từng thửa. + Tình hình đầu tư chi phí, giá trị sản xuất các ngành trước và sau khi dồn đổi đất. + Các ý kiến của hộ xung quanh vấn đề dồn, đổi ruộng đất. Bước 4: Tập hợp phiếu điều tra. Bước 5: Xử lý số liệu: Xử lý số liệu trên máy vi tính và máy tính cá nhân. 3.2.2. Các phương pháp khác - áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề một cách khoa học, khách quan. - Phương pháp phân tổ thống kê: + Phân theo thu nhập của hộ. + Phân theo các công thức luân canh. - Phương pháp phân tích kinh tế. + Phân tích quy mô, sự biến động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác dồn, đổi ruộng đất. + So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau khi dồn, đổi ruộng đất. - Phương pháp chuyên khảo: Phân tích một số điển hình để thấy được cái có hiệu quả cao và hiệu quả thấp hay cái tiến tiến và lạc hậu. Đó chính là việc nghiên cứu những đơn vị cụ thể để thấy được những nhân tố mới cần nhân rộng cũng như những hạn chế cần khắc phục. Đó là những mô hình có thể tham khảo. - Phương pháp dự tính, dự báo: Dựa trên những kết quả đạt được và xu hướng phát triển của hiện tượng để đưa ra những chỉ tiêu kế hoạch trong những năm tới, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp để đạt các mục tiêu đó. 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác dồn, đổi ruộng đất. - Số hộ tham gia dồn đổi ruộng đất. - Diện tích tham gia dồn đổi. - Số thửa trước và sau khi dồn đổi. - Số diện tích bình quân trên thửa trước và sau khi dồn đổi. 3.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của công tác dồn, đổi ruộng đất - GTSX của các hộ trước và sau khi dồn đổi ruộng đất (GO). GO = S Pi *Qi GO: Giá trị sản xuất. Pi: Giá cả sản phẩm i Qi: Sản lượng sản phẩm i - CPSX của các hộ trước và sau khi dồn đổi (IC). - GTGT (thu nhập) của các hộ trước và sau khi dồn đổi ruộng đất (VA). VA = GO - IC - Một số chỉ tiêu phản ánh HQKT trước và sau khi dồn đổi ruộng đất: VA/GO , VA/IC. Phần iv kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng công tác dồn, đổi ruộng đất ở huyện vụ bản 4.1.1. Những căn cứ, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc và phương pháp thực hiện công tác dồn, đổi ruộng đất của huyện. 4.1.1.1. Những căn cứ của công tác dồn, đổi ruộng đất Dồn, đổi ruộng đất nông nghiệp được triển khai ở tất cả các hộ nông nghiệp trong toàn huyện, chịu sự chỉ đạo của các cấp, các ngành bằng các Văn bản, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị,...có tính pháp lý cao. - Căn cứ Luật đất đai năm 1993 (14/7/1993) đã nêu rõ: đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hoá, xã hội - an ninh, quốc phòng. - Nghị định 64/CP của Chính phủ (27/9/1993): ban hành văn bản quy định về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII về CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ - TU ngày 06 tháng 8 năm 2002 của tỉnh uỷ Nam Định. - Căn cứ kế hoạch số 123/VP3 của UBND tỉnh ngày 21/ 8/ 2002 về thực hiện dồn điền, đổi thửa. - Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HU của huyện uỷ Vụ Bản. - Căn cứ Nghị quyết kỳ họp thứ 7 HĐND huyện nhiệm kỳ 1999- 2004 và kết quả triển khai thực hiện dồn, đổi ruộng đất của 3 xã làm điểm là: Minh Tân, Tam Thanh, Trung Thành. - Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của người sử dụng đất và kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới ruộng đất của UBND các huyện trong và ngoài tỉnh để áp dụng vào việc dồn, đổi ruộng đất của huyện. Các văn bản, Nghị định, Chỉ thị, kế hoạch, Nghị quyết đã thực sự được đồng tình nhất trí cao của cán bộ và toàn thể nhân dân huyện về việc dồn, đổi ruộng đất. 4.1.1.2. Mục đích của công tác dồn đổi ruộng đất - Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo thành các ô thửa có diện tích lớn để giao cho hộ và tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, thâm canh, luân canh hàng vụ, tăng hệ số canh tác đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất, từng bước đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất theo Luật đất đai, đảm bảo quản lý, sử dụng đất đạt hai yêu cầu: khai thác tiềm năng thế mạnh của đất gắn với cải tạo, bồi dưỡng đất, giữ cân bằng sinh thái và đảm bảo môi trường, môi sinh. 4.1.1.3. Yêu cầu của công tác dồn đổi ruộng đất[15] - Việc dồn, đổi ruộng đất phải đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cấp uỷ Đảng - HĐND - UBND các cấp từ huyện xuống cơ sở, cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức kinh tế, tổ chức toàn thể, đặc biệt vai trò lãnh đạo của thường vụ, cấp uỷ xã, thị trấn, cấp uỷ chi bộ có ý nghĩa quyết định của kế hoạch. - Thông qua dồn, đổi ruộng đất lồng ghép với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến 2010 để đảm bảo quy hoạch được quỹ đất công của xã, thị trấn (bao gồm quỹ đất công ích, quỹ đất quy hoạch cho đất chuyên dùng, quỹ đất chưa sử dụng nếu có), quỹ đất này do UBND xã trực tiếp quản lý và sử dụng. Nghiêm cấm việc giao ruộng cho thôn, đội sản xuất quản lý, sử dụng riêng dưới mọi hình thức. Đất công ích xã, thị trấn phải gọn vùng, đất chuyên dùng trong quy hoạch đến 2010 phải được xác định rõ vị trí, diện tích. Đất sản xuất giống cây (lúa, màu) nếu nằm trong quỹ đất công ích của xã, thị trấn phải được xác định rõ, gọn vùng ở loại đất tốt. Đất nông nghiệp chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên mầu, đất có khả năng mở rộng sản xuất vụ đông, đất quy hoạch để phát triển hình thức kinh tế trang trại phải được xác lập trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất 2010. - Số mảnh, thửa của một hộ là 3 mảnh (1 mạ, 2 ruộng), đối với những xã có đất mầu cũng không quá 4 mảnh (1 mạ, 1 mầu, 2 ruộng). Diện tích 1 mảnh tối thiểu bằng diện tích giao chia cho khẩu. Khuyến khích các hộ tự nhận một mảnh ở các vùng có điều kiện đặc thù như thùng đào, ruộng trũng để chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc hình thành kinh tế trang trại. 4.1.1.4. Nguyên tắc thực hiện[15] - Việc thực hiện dồn, đổi ruộng đất phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc của cấp uỷ, chính quyền, BCĐ các cấp từ huyện đến cơ sở. Kế hoạch, đề án của xã, thị trấn phải được BCĐ huyện duyệt. Phương án của thôn, xóm phải được BCĐ của xã, thị trấn phê duyệt mới được thực hiện. - Phải thống kê đầy đủ các loại đất hiện có của địa phương. Các loại đất phải được thống kê về diện tích, xác định rõ vị trí trước khi tổng hợp, phân loại quỹ đất giao chia dài hạn cho hộ dân. Đất dài hạn cho hộ nông dân được thống kê đầy đủ, chính xác, tổng hợp và phân theo nhóm đất (chỉ nên phân thành 2-3 nhóm đất). - ổn định số hộ, số khẩu đã giao chia theo quyết định 115 và 990 của UBND tỉnh. Các khẩu mới phát sinh sau quyết định 115 và 990 không được tính vào đối tượng nhận ruộng để giao chia lại đợt này. Tuỳ điều kiện thực tế, các xã, thị trấn có thể tạm quản lý lại các diện tích của các hộ đã chuyển đi nơi khác mà không giao lại cho ai sử dụng hoặc có hộ sử dụng nhưng không hoàn thành các nghĩa vụ giao nộp cho nhà nước và HTXNN. - Lấy địa bàn thôn, xóm ( có một chi bộ Đảng lãnh đạo) là 1 đơn vị để tổng hợp và cân đối quỹ đất, xây dựng phương án giao chia dài hạn cho hộ nông dân. Tuỳ điều kiện thực tế ở địa phương có thể xác định hệ số K (hệ số quy đổi) để khuyến khích các hộ nhận gọn mảnh. - Đảm bảo tính tập trung, dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi, đoàn kết trong nông thôn. 4.1.1.5. Phương pháp thực hiện công tác dồn, đổi ruộng đất[15] Phương pháp được dùng để thực hiện công tác dồn đổi phương pháp rút bù diện tích. Đây là phương án dựa vào diện tích của nông hộ được tính ở mốc ngày 31/10/1993 ổn định mức thuế đã thu, ổn định quỹ đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích dồn, đổi mới cho hộ được xác định bằng hệ số dồn, đổi ruộng đất. Cụ thể, nếu hộ nhận ruộng có năng suất trung bình thì diện tích của hộ được nhân với hệ số 1; nếu hộ nhận ruộng đất tốt được nhân với hệ số 0,7 - 0,9; nếu hộ nhận ruộng xấu thì nhân với hệ số 1,1- 1,3. Hệ số này được xác định dựa trên việc bình bầu năng suất trong 5 năm liên tiếp. 4.1.2. Thực trạng công tác dồn đổi ruộng đất Cùng với các địa phương khác, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện Vụ Bản đã liên tục phát triển, đời sống của người dân địa phương không ngừng được cải thiện. Song thực tế đã nẩy sinh nhiều mâu thuẫn trong tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; điển hình là vấn đề ruộng đất và mối quan hệ ruộng đất với người sử dụng. Trước thực tế đó căn cứ vào các Văn bản, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị,... từ TW đến địa phương, sau khi tiến hành chỉ đạo 3 xã là Minh Tân, Tam Thanh, Trung Thành làm điểm về dồn đổi ruộng đất UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc dồn, đổi ruộng đất với các xã, thị trấn còn lại trong toàn huyện trước vụ Xuân 2003, nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất khi giao cho các hộ sử dụng theo Nghị định 115 và 990 của UBND tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định). Tạo điều kiện cho các hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập và đảm bảo có HQKT cao, từng bước thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn trên toàn huyện; đồng thời giúp UBND các xã, thị trấn quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của luật đất đai, quản lý quỹ đất công có hiệu quả thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Tính đến thời điểm ngày 30/11/2002 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc giao ruộng đất canh tác cho hộ nông dân theo quy mô mảnh, thửa lớn để chuẩn bị cho sản xuất vụ Xuân năm 2003 và các vụ tiếp theo. Tình hình thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất trong huyện được thể hiện qua bảng 8: Qua bảng ta thấy tất cả có 18 xã, thị trấn trong huyện đã tham gia dồn, đổi ruộng đất với 30.107 hộ nông nghiệp (đạt 98,61%). Trong đó ở tiểu vùng 1 là 17.096 hộ (đạt 100%), Tiểu vùng 2 là 13.025 hộ (đạt 96,92%), ở tiểu vùng này còn 3 thôn chưa dồn đổi ruộng đất là Hướng Nghĩa (Liên Minh), Xóm 2 (Thành Lợi) và Xóm 8 (Kim Thái). Nguyên nhân là do đất canh tác ở đây ít (chủ yếu là đất mầu), lại gần trung tâm quần thể Phủ Giầy. Trong quá trình thực hiện dồn, đổi ruộng đất thì UBND huyện luôn chú ý đến các hộ thuộc diện chính sách như gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, gia đình ngheo đơn, khó khăn,... bằng cách ưu tiên họ nhận được những mảnh ruộng tốt, thuận lợi cho việc canh tác như về giao thông đi lại, thuỷ lợi,...Quan điểm này được mọi người dân ủng hộ. Về diện tích đất canh tác toàn huyện là 9.669,22 ha, diện._.ện nên có chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ mua sắm máy móc mới như máy làm đất loại nhỏ thích hợp với cánh đồng hiện nay, máy gặt liên hoàn, máy xấy,... - Hình thành các tổ hợp, các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất hạt giống, con giống (cả chăn nuôi và thuỷ sản). Đặc biệt, hướng mạnh vào các cơ sở chế biến nông sản như Lạc, Đậu Tương, Dưa Chuột, rau quả, thức ăn gia súc là thế mạnh vốn có của vùng đất màu trong huyện. 4.3.3.5. Nâng cao chất lượng lao động Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả canh tác đất. Những lao động có chuyên môn, có kỹ thuật, kỷ luật thì năng suất và hiệu quả cao hơn rõ ràng. Đa số chủ hộ có trình độ văn hoá cao sẽ canh tác đất có hiệu quả hơn. Do vậy huyện cần: - Từ quy hoạch dài hạn, có kế hoạch cho đào tạo và đào tạo lại, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo điều hành và thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trên cơ sở cả về phẩm chất chính trị lẫn năng lực công tác chuyên môn. - Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ các cấp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và các quy định chung của Nhà nước nhằm động viên đội ngũ cán bộ các cấp tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. - Đối với nông dân: để nâng cao nhận thức của người dân thì huyện nên có những chính sách để nâng cao trình độ dân trí của họ, tăng cường các lớp tập huấn kỹ thuật để cung cấp cho họ những kiến thức làm ăn tiên tiến. Xây dựng các khu thí điểm theo hình thức và nhân dân cùng làm. 4.3.3.6. Làm tốt công tác tiêu thụ nông sản phẩm cho nông dân Thị trường tiêu thụ chủ yếu là tại chỗ và xuất khẩu. Đây là khâu quan trọng, vì thế cần từng bước mở rộng và ổn định thị trường để nâng cao hiệu quả canh tác đất đai. Để làm được điều này cần: - Để người nông dân khỏi bị ép cấp, ép giá thì các HTX dịch vụ, công ty xuất nhập khẩu nên tích cực tham gia vào quá trình tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy mạnh các liên doanh, liên kết, hợp tác để tiêu thụ nông sản cộng với không ngừng nâng cao chất lượng nông sản phẩm. - Định hướng và cung cấp thông tin cần thiết về thị trường cho các cơ sở và hộ nông dân về nhu cầu tiêu thụ nông sản. - Có chính sách ưu đãi cho các cơ sở thu mua và chế biến nông sản trên cơ sở hợp đồng ký kết để ổn định thị trường và phát triển mạnh ra ngoài tỉnh. - Bảo hộ thị trường tiêu thụ qua các hợp đồng ký kết tiêu thụ nông sản theo quy định của pháp luật. - Đầu tư phát triển hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân như thông qua đài truyền thanh huyện, lớp tập huấn,... để họ có những thích ứng nhanh, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, nắm bắt các thông tin giá cả, nhu cầu thị trường,... Như vậy, để nâng cao hiện quả công tác dồn, đổi ruộng đất trong huyện cần thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp trên đây, trong đó giải pháp về tín dụng là giải pháp mang tính đột phá, mở đường cho các giải pháp khác. Bên cạnh đó các giải pháp khác cũng cần được quan tâm đúng mức, có như vậy mới từng bước nâng cao khả năng khai thác hết tiềm năng đất đai. Phần V kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận Qua tất cả những nghiên cứu trên đây, về tất cả các phương diện chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng, đặc biệt và không thể thay thế, do đó phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả kinh tế cao. Do tình trạng đất đai của các hộ nông dân ở nước ta rất manh mún, phân tán gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải dồn, đổi ruộng đất thành những thửa lớn để tiện cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, những năm qua công tác dồn đổi ruộng đất ở nước ta đã và đang phát triển rất dầm rộ và nó đã mang những lại hiệu quả bước đầu. 2. Được sự lãnh đạo trực tiếp của BCĐ Đảng bộ huyện, BCĐ dồn, đổi ruộng đất từ huyện đến cơ sở đã dồn sức trong lãnh đạo, tổ chức, triển khai công tác dồn đổi ruộng đất, và đến cuối năm 2002 về cơ bản đã hoàn thành công tác này. Sau khi hoàn thành công tác dồn, đổi ruộng đất tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất của huyện Vụ Bản đã cơ bản được khắc phục. Điều này đã và đang tạo ra những thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho sản xuất nông nghiệp. 3. Vụ Bản cần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá với quy mô lớn, đảm bảo cân đối và hợp lý về cơ cấu ngành, có HQKT cao gắn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. 4. Để huyện Vụ Bản phát triển nông nghiệp theo định hướng trên và cũng là để giải quyết những khó khăn nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu như: Giải pháp về tạo vốn cho hộ nông dân, giải pháp về chuyển giao và áp dụng tiến bộ KHKT, giải pháp về CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, giải pháp về nâng cao chất lượng lao đông, làm tốt công tác tiêu thụ nông sản phẩm thị. Trong các giải pháp này, giải pháp về vốn là giải pháp chủ yếu và mang tính đột phá mở đường cho giải pháp khác. Tuy nhiên cần phải thực hiện đồng thời và thống nhất các giải pháp này. Khi các giải pháp này được thực hiện tốt thì hiệu quả của công tác dồn đổi ruộng đất sẽ được nâng cao, thu nhập của nông dân sẽ tăng lên và ổn định từ đó góp phần nâng cao mức sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ. 5.2. Kiến nghị 5.2.1.Với cấp Nhà nước Nhà nước cần hoàn thiện và triển khai các chính sách nhằm đưa công tác dồn, đổi ruộng đất thực sự đem lại hiệu quả cao. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cần có những chính sách ưu đãi về tín dụng tạo điều kiện cho hộ có vốn để sản xuất, cần có những chính sách hỗ trợ bảo hiểm cây trồng vật nuôi khi có rủi ro. Giải quyết tốt vấn đề đầu vào, đầu ra, lưu thông, chế biến. Cần có tổ chức khuyến nông từ TW đến địa phương gồm các cấp các ngành được đào tạo. Mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho bà con về mặt kỹ thuật thâm canh và quản lý sản xuất. 5.2.2. Với tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản và các xã. Tỉnh phải quyết tâm khuyến khích và có kế hoạch chỉ đạo cụ thể về các địa phương nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Huyện cần có đội ngũ cán bộ khuyến nông chuyên về các lĩnh vực trong nông nghiệp để tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng tới bà con nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ yên tâm sản xuất. Cần thành lập tổ công tác gồm cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ chuyên trách xã để theo dõi, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho hộ nông dân. Các HTX cần giảm lãi suất và cho vay không thế chấp đối với các hộ đầu tư sản xuất lớn. 5.2.2. Đối với hộ nông dân - Cần lập kế hoạch sản xuất cụ thể. Trồng cây gì và nuôi con gì, số lượng bao nhiêu, đầu tư xây dựng chuồng trại, chi phí về phân bón, giống, công lao động, các loại chi phí khác, tổng vốn đầu tư là bao nhiêu, vốn tự có bằng nào và cần vay bao nhiêu, vay ở đâu. - Thực hiện tốt các khâu sản xuất, đặc biệt là khâu chăm sóc cây trồng , vật nuôi. - Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ sách báo, từ các phương tiện truyền thông từ các hộ khác để có thêm kiến thức, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất . - Cần thường xuyên theo dõi biến động của thị trường để có các phương án phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. -------------------------------- Tài liệu tham khảo [1] Lâm Quang Huyên - Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam - Nhà xuất bản khoa học xã hội - năm 2002. [2]Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2002 tại quyết định số 24/2001/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ - ngày 01/03/2001 [3] Kinh tế chính trị học Mác - Lênin [4] Ferrellmj ... 1957 The Measurement of Prochuction Efficiency in Journal of the Roayls Statiscal Society, Series A,20. [5] Schultz ..TW..1964 Transforming Trachitional Agriculture Yale University. [6] Ellis. F.... 1993 The Profit Maximessing Pesant, In Peasant Economics Cambridge Uniersity Press, Cambidge. [7] Từ điển Tiếng Việt năm 2001. [8] Kinh tế nông nghiệp - PGS . TS Phạm Vân Đình - TS Đỗ Kim Chung, NXB NN - 1997. [9] Nguyễn Điền - Nông nghiệp Châu á những kinh nghiệm phát triển. NXB Khoa học xã hội Hà Nội - năm 1996. [10] V.I .Lênin toàn tập 3 trang 388. [11] Tạp chí Địa Chính số 10 tháng 10/1999 - trang 15-16. [12] Kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn Việt Nam - Tổng cục thống kê - năm 1995. [13] Báo Nhân Dân 20/10/1998. [14] Các tạp chí Địa chính năm 2002 - 2003 . [15] Kết quả triển khai công tác dồn đổi ruộng đất - Phòng địa chính huyện Vụ Bản. [16] GS - TS Tô Dũng Tiến - Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Trường ĐHNNI - Hà Nội. [17] Quyền Đình Hà - Bài giảng phát triển nông thôn. Biểu 8 : Tình hình dồn đổi ruộng đất ở huyện Vụ Bản Chỉ tiêu ĐVT Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Toàn huyện SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1. Tổng số xã trong huyện tham gia DĐ Xã 8 100,0 10 100,0 18 100,0 2. Tổng số hộ NN trong huyện Hộ 17.096 100,0 13.438 100,0 30.530 100,0 Số hộ tham gia DĐRĐ Hộ 17.096 100,0 13.438 96,9 30.107 98,6 3. Tổng diện tích đất canh tác Ha 5.074,8 100,0 4.594,9 100,0 9.669,2 100,0 - DT tham gia DĐRĐ Ha 5.074,8 100,0 3.930,2 94,2 9.005,1 93,1 Trong đó: + Đất mầu Ha 40,7 0,8 54,5 8,8 95,2 1,1 + Đất mạ Ha 609,6 12,0 291,4 6,7 901,1 10,0 + Đất lúa Ha 4.424,5 87,2 3.654,3 84,4 8.008,8 88,9 - DT đất các loại tham gia DĐ Ha 5.074,8 100,0 3.930,2 94,2 9.005,1 93,3 Trong đó: + Đất loại 1 Ha 1.866,7 36,5 1.285 32,6 3.140,7 35,1 + Đất loại 2 Ha 2.418,5 46,7 1.732,8 43,1 4.151,3 46,1 + Đất loại 3 Ha 789,5 16,7 912,4 24,2 1.701,9 18,9 4. Số km kênh mương được đào đắp, cải tạo Km 10,3 - 8,2 - 18,5 - 5. Số km đường giao thông nội đồng được đào đắp, cải tạo Km 23,5 - 17,2 - 40,7 - (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện) Bảng 9 : Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện trước và sau khi dồn, đổi ruộng đất Chỉ tiêu ĐVT Trước dồn đổi Sau đồn đổi So sánh (±) 1.Tổng DT đất canh tác Ha 9.669,20 9.695,74 + 26,52 - Đất 1 vụ Ha 998,05 954,30 - 43,75 - Đất 2 vụ Ha 7.250,16 7.483,04 +232,88 - Đất 3 vụ Ha 409,74 415,83 + 6,09 - Đất chuyên mạ Ha 901,06 734,18 - 166,88 - Đất chuyên mầu Ha 95,21 94,05 - 1,16 - Đất chuyên rau Ha 15,00 14,34 - 0,66 2. Đất có mặt nước nuôi trồng TS Ha 526,77 534,65 +7,88 3. Số Km đường giao thông nội đồng Km 96,54 135,82 +39,28 4. Số Km bờ vùng, bờ thửa Km 156,30 105,80 - 50,50 5. Số Km kênh mương được kiên cố Km 55,00 73,50 +18,5 6. DT canh tác tưới tiêu chủ động Ha 8.038,68 9.053,76 +1.015,08 7. DT bị úng hạn Ha 1.630,54 641,98 - 988,56 8. DT đất bỏ hoang Ha 1.153,13 1.107, 54 - 45,59 (Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện) BCĐ CNH – HĐH CTLC CPTG ĐNN GTGT GTSX KHKT GCHQSDĐ TTCN HĐND HTX LX LM LĐNN HQKT TCP THHH UBND Ban chỉ đạo Công nghiệp hoá- hiện đại hoá Công thức luân canh Chi phí trung gian Đất nông nghiệp Giá trị gia tăng Giá trị sản xuất Khoa học kỹ thuật Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tiểu thủ công nghiệp Hội đồng nhân dân Hợp tác xã Lúa xuân Lúa mùa Lao động nông nghiệp Hiệu quả kinh tế Tổng chi phí Thu nhập hỗn hợp Uỷ ban nhân dân Lời cảm ơn Trên trang nhất của báo cáo này, S.V Phạm Tuấn Sơn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới toàn thể Ban giám hiệu Khoa Kinh tế & PTNT- Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội cùng toàn thể quý thầy, cô giáo trong khoa đã hướng dẫn, giảng dậy em trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường đại học. Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo TS. Phạm Thị Minh Nguyệt. Qua đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vụ Bản; UBND và nhân dân các xã điều tra cùng thể các cô, các chú, các bạn, gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004 SV.Phạm Tuấn Sơn Bảng 1:Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông nghiệp gia đình ở một số nước Tây Âu. Bảng 2: Quy mô đất đai trong các hộ theo các vùng kinh tế Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện qua 3 năm Bảng 5: Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật 2003 Bảng 6 : Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm Bảng 7: Cơ cấu mẫu điều tra. Biểu 8 : Tình hình dồn đổi ruộng đất ở huyện Vụ Bản Bảng 9: Thực trạng ruộng đất của huyện trước và sau khi dồn, đổi Bảng 10 : Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện trước và sau khi dồn, đổi ruộng đất Bảng 11: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của huyện trước và sau khi dồn đổi ruộng đất Bảng 12: Những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra Bảng13: Chi phí sản xuất của các nhóm hộ điều tra trên các công thức luân canh trước và sau khi dồn đổi ruộng đất Bảng 14: Giá trị sản xuất của các nhóm hộ điều tra trên các công thức luân canh trước và sau khi dồn đổi ruộng đất Bảng 15: Thu nhập của các nhóm hộ điều tra trên các công thức luân canh trước và sau khi dồn đổi ruộng đất Bảng 16: Mối quan hệ giữa GTGT và CPSX của các nhóm hộ điều tra trước và sau khi dồn đổi ruộng đất (VA/TC) Bảng 5: Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật 2003 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Giao thông Đường quốc lộ Km 13 Đường tỉnh lộ Km 26 Đường liên thôn, liên xã Km 44 Xã có đường ô tô đến trung tâm xã % 100 2. Thuỷ lợi - Trạm bơm tưới tiêu Cái 4 - Trạm bơm tiêu Cái 1 - Trạm bơm di động Cái 42 - Trạm bơm cố định HTX Cái 116 - Diện tích được tưới tiêu do hợp tác thuỷ lợi ha 8.038,68 - Số km kênh được kiên cố Km 55 3. Hệ thống điện - Số trạm biến áp Cái 54 - Số hộ dùng điện % 100 4. Công trình phúc lợi - Xã có bưu điện văn hoá xã Xã 11 - Xã có chợ nông thôn Xã 15 + Trường học + Cấp I Cái 26 +Cấp II Cái 19 + Cấp III Cái 2 + Mẫu giáo, mầm non Cái 19 - Bệnh viên Cái 1 - Trạm xá Cái 18 (Nguồn : Phòng thống kê huyện Vụ Bản) Bảng 11: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của huyện trước và sau khi dồn đổi ruộng đất Chỉ tiêu ĐVT Trước dồn đổi Sau dồn đổi So sánh (±) 1. Diện tích một số cây trồng chính - Lúa xuân Ha 8.400 7.800 - 600 - Lúa mùa Ha 8.600 8.100 - 500 - Lạc Ha 600 1.000 + 400 - Đậu Tương Ha 200 500 + 300 - Khoai Tây Ha 450 850 + 400 2. Năng suất một số cây trồng chính - Lúa xuân Tạ/ha 53,0 54,5 + 1,5 - Lúa mùa Tạ/ha 52,0 54,0 + 2,0 - Lạc Tạ/ha 51,0 31,4 + 0,4 - Đậu Tương Tạ/ha 24,0 24,5 + 0,5 - Khoai Tây Tạ/ha 14,5 15 + 0,5 3. Sản lượng một số cây trồng chính - Lúa xuân Tấn 44.520 42.510 - 2.010 - Lúa mùa Tấn 44.720 43.740 - 980 - Lạc Tấn 1.860 3.140 + 1.280 - Đậu Tương Tấn 480 1.225 + 745 - Khoai Tây Tấn 652,5 1.275 + 622,5 4. GTSX một số cây trồng chính Tr.đ 197.345,5 233.445 + 36.099,5 - Lúa xuân Tr.đ 89.040 97.773 + 8.733 - Lúa mùa Tr.đ 89.440 100.602 + 11.162 - Lạc Tr.đ 14.508 25.120 + 10.612 - Đậu Tương Tr.đ 2.400 6.125 + 3.725 - Khoai Tây Tr.đ 1.957,5 3.825 + 1.867,5 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT) Tập phiếu điều tra hộ nông dân Hộ số:…… I. Những thông tin chung của hộ 1. Họ và tên chủ hộ:……………….. Tuổi:…. Giới tính: Nam (Nữ) Địa chỉ: Xóm............ Thôn………… Xã………….. 2. Ngành sản xuất chính của hộ: - Thuần nông [ ] - Ngành nghề – Dịch vụ [ ] - Kiêm [ ] 3. Trình độ văn hoá của chủ hộ - Cấp I [ ] - Cấp II [ ] - Cấp III [ ] 4. Hộ thuộc nhóm - Hộ khá [ ] - Hộ Trung bình [ ] - Hộ nghèo [ ] 5. Tổng số nhân khẩu của hộ:….. 6.Tổng số lao động của hộ:…… II. Diện tích và năng xuất một số cây trồng trước và sau khi dồn đổi ruộng đất Cây trồng Trước dồn đổi Sau dồn đổi Diện tích (sào) Năng suất (Tạ/sào) Diện tích (sào) Năng suất (Tạ/sào) 1. Cây lúa 2. Ngô 3. Khoai Lang 4. Khoai Tây 5. Đậu Tương 6. Dưa Chuột 7. Lạc 8. Bắp Cải 9. Cà Chua 10. Đậu Cô Ve 11. Rau các loại Tổng IV. ý kiến của hộ về công tác dồn, đổi ruộng đất - Theo gia đình thì công tác dồn đổi ruộng đất có làm tăng thu nhập cho gia đình không? + Có [ ] + Không [ ] + ….. - Theo gia đình cách thức dồn đổi có hợp lý không? + Có [ ] + Không [ ] + ….. - ý kiến đề xuất: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Vụ Bản, ngày…. tháng…. năm 2004 T/M gia đình Công thức luân canh Trước dồn đổi ruộng đất Sau dồn đổi ruộng đất So sánh (±) (7+9+11) – (1+3+5) Hộ khá Hộ TB Hộ kém Hộ khá Hộ TB Hộ kém DT (ha) (1) CC (%) (2) DT (ha) (3) CC (%) (4) DT (ha) (5) CC (%) (6) DT (ha) (7) CC (%) (8) DT (ha) (9) CC (%) (10) DT (ha) (11) CC (%) (12) chuyên lúa 6,34 86,21 12,78 87,10 2,18 89,03 5,11 69,52 13,54 92,11 2,23 91,02 -0,42 Kết hợp 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,30 17,69 0,00 0,00 0,00 0,00 +1,3 +Lúa- cá- Vịt 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,05 80,87 0,00 0,00 0,00 0,00 +1,05 +Lúa- cá- Vịt- lợn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,25 19,.23 0,00 0,00 0,00 0,00 +0,25 Hai lúa- một màu 0,95 12,38 1,09 8,52 0,17 7,91 0,90 12,24 0,94 6,39 0,15 6,12 -0,22 +LX- LM- Ngô 0,00 0,00 0,27 25,06 0,05 29,41 0,00 0,00 0,23 24,47 0,04 26,67 -0,05 +LX- LM- Khoai lang 0,00 0,00 0,37 34,01 0,09 52,94 0,00 0,00 0,31 32,98 0,08 53,33 -0,07 +LX- LM- Khoai Tây 0,00 0,00 0,17 15,23 0,03 17,65 0,00 0,00 0,17 18,08 0,03 20,00 0,00 +LX- LM- Đậu Tương 0,30 32,05 0,15 13,78 0,00 0,00 0,10 11,11 0,10 10,64 0,00 0,00 -0,25 +LX- LM- Dưa Chuột 0,39 40,56 0,00 0,00 0,00 0,00 0,42 46,67 0,00 0,00 0,00 0,00 +0,03 +LX- LM- Lạc 0,26 27,39 0,13 11,92 0,00 0,00 0,38 42,22 0,13 13,83 0,00 0,00 +0,12 Hai lúa- một rau 0,06 1,41 0,83 4,38 0,10 3,06 0,04 0,54 0,22 1,50 0,07 2,86 -0,66 +LX- LM- Bắp Cải 0,03 50,00 0,03 3,61 0,00 0,00 0,03 75,00 0,03 13,64 0,00 0,00 0,00 +LX- LM- Cà Chua 0,00 0,00 0,23 27,71 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 -27,94 +LX- LM- Đậu Cô Ve 0,01 16,67 0,31 37,35 0,07 70,00 0,00 0,00 0,13 59,10 0,05 71,43 -0,21 +LX- LM- Rau các loại 0,22 33,33 0,26 31,33 0,03 30,00 0,01 25,00 0,06 27,27 0,02 28,57 -0,22 Bảng 12: Những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra ( Nguồn: điều tra hộ nông dân) Bảng13: Chi phí sản xuất của các nhóm hộ điều tra trên các công thức luân canh trước và sau khi dồn đổi ruộng đất ĐVT: Nghìn/sào/ năm Công thức luân canh Trước dồn đổi ruộng đất Sau dồn đổi ruộng đất So sánh ((±) Hộ khá (1) Hộ TB (2) Hộ kém (3) Hộ khá (4) Hộ TB (5) Hộ kém (6) Hộ khá (4)-(1) Hộ TB (5)-(2) Hộ kém (6)-(3) +LX- LM 405,73 399,74 382,41 417,03 408,74 390,92 +11,30 +9,00 +8,51 +Lúa- cá- Vịt - - - 987,74 - - - - - +Lúa- cá- Vịt- lợn - - - 1327,901 - - - - - +LX- LM- Ngô - 632,34 654,73 - 647,02 670,84 - +14,68 +16,11 +LX- LM- Khoai lang - 653,54 634,75 - 663,64 652,78 - +9,96 +18,03 +LX- LM- Khoai Tây - 663,68 625,70 - 672,78 630,03 - +9,1 +4,33 +LX- LM- Đậu Tương 675,32 673,24 - 687,95 678,27 - +12,63 +5,03 - +LX- LM- Dưa Chuột 631,84 - - 649,06 - - +17,22 - - +LX- LM- Lạc 678,50 654,07 - 691,20 663,72 - +12,70 +9,65 - +LX- LM- Bắp Cải 605,73 597,67 - 617,54 606,59 - +11,81 +8,92 - +LX- LM- Cà Chua - 578,04 - - - - - - - +LX- LM- Đậu Cô Ve 597,63 568,07 534.57 - 570,67 547,15 - +2,6 + 12,58 +LX- LM- Rau các loại 586,03 540,75 503,74 590,42 549,75 515,74 +4,39 +9,00 +12,00 BQ CPSX/1 sào đất canh tác 597,24 594,11 554,32 745,99 604,57 567,91 +148,75 +10,46 +13,59 (Nguồn: Điều tra hộ nông dân) Bảng 14: Giá trị sản xuất của các nhóm hộ điều tra trên các công thức luân canh trước và sau khi dồn đổi ruộng đất ĐVT: Nghìn/sào/ năm Các công thức luân canh Trước dồn đổi ruộng đất Sau dồn đổi ruộng đất So sánh (±) Hộ khá (1) Hộ TB (2) Hộ kém (3) Hộ khá (4) Hộ TB (5) Hộ kém (6) Hộ khá (4)-(1) Hộ TB (5)-(2) Hộ kém (6)-(3) +LX- LM 814,24 805,12 754,31 954,73 863,65 803,22 +113,49 +58,53 +48,91 +Lúa- cá- Vịt - - - 2.686,94 - - - - - +Lúa- cá- Vịt- lợn - - - 3.069,35 - - - - - +LX- LM- Ngô - 1..253,21 1.074,56 - 1.374,83 1.173,25 - +121,62 +98,69 +LX- LM- Khoai lang - 1.039,73 953,74 - 1.163,78 1.027,63 - +124,05 +73,89 +LX- LM- Khoai Tây - 1.115,84 1.074,38 - 1..275,03 1.124,73 - +159,19 +50,35 +LX- LM- Đậu Tương 1.378,24 1..282.21 - 1424,73 1..307,5 - +46,49 +25,29 - +LX- LM- Dưa Chuột 1.384,97 - - 1.478,64 - - +93,67 - - +LX- LM- Lạc 1.279,63 1.167,03 - 1.307,73 1.263,71 - +28,10 +96,68 - +LX- LM- Bắp Cải 1.124,30 1.015,44 - 1.201,74 1.075,24 - +77,44 +58,80 - +LX- LM- Cà Chua - 954,23 - - - - - - - +LX- LM- Đậu Cô Ve 1.079,83 979,73 900,84 - 1.104,85 1.073,82 - +152,12 +172,98 +LX- LM- Rau các loại 1.063,95 924,03 878,07 1.157,62 1.074,25 913,74 +93,67 +150,22 +35,67 BQ GTSX/1 sào đất canh tác 1.164,59 1.053,66 939,32 1.663,18 1.166,98 1.019,39 +498,59 +113,32 +80,07 (Nguồn: Điều tra hộ nông dân) Bảng 15: Thu nhập của các nhóm hộ điều tra trên các công thức luân canh trước và sau khi dồn đổi ruộng đất ĐVT: Nghìn/sào/ năm Công thức luân canh Trước dồn đổi ruộng đất Sau dồn đổi ruộng đất So sánh (±) Hộ khá (1) Hộ TB (2) Hộ kém (3) Hộ khá (4) Hộ TB (5) Hộ kém (6) Hộ khá (4)-(1) Hộ TB (5)-(2) Hộ kém (6)-(3) +LX- LM 435,51 405,38 371,90 537,70 454,91 412,32 +102,19 +49,53 +40,40 +Lúa- cá- Vịt - - - 1.699,20 - - - - - +Lúa- cá- Vịt- lợn - - - 1.766,34 - - - - - +LX- LM- Ngô - 620,87 419,83 - 727,81 501,41 - +106,94 +82,58 +LX- LM- Khoai lang - 386,19 318,99 - 500,14 374,85 - +113,95 +55,86 +LX- LM- Khoai Tây - 452,16 448,68 - 602,25 494,70 - 150,09 +36,02 +LX- LM- Đậu Tương 702,92 608,97 - 736,78 629,23 - +33,86 +20,26 - +LX- LM- Dưa Chuột 753,13 - - 829,58 - - +76,43 - - +LX- LM- Lạc 601,13 512,96 - 616,533 599,99 - +15,40 +87,03 - +LX- LM- Bắp Cải 518,57 417,77 - 584,20 468,65 - +65,63 +50,88 - +LX- LM- Cà Chua - 376,19 - - - - - - - +LX- LM- Đậu Cô Ve 482,20 411,66 366,27 - 534,18 526,67 - +122,52 +160,40 +LX- LM- Rau các loại 477,92 403,28 374,33 567,20 544,50 398,00 +89,28 141,22 +23,67 BQ Thu nhập/1 sào đất canh tác 567,34 459,55 385,00 917,19 562,41 451,49 +349,85 +102,86 +66,49 (Nguồn: Điều tra hộ nông dân) Bảng 16: Mối quan hệ giữa GTGT và CPSX của các nhóm hộ điều tra trước và sau khi dồn đổi ruộng đất (VA/TC) ĐVT: Lần Công thức luân canh Trước dồn đổi ruộng đất Sau dồn đổi ruộng đất Hộ khá (1) Hộ TB (2) Hộ kém (3) Hộ khá (4) Hộ TB (5) Hộ kém (6) +LX- LM 1,07 1,01 0,97 1,28 1,11 1,05 +Lúa- cá- Vịt - - - 1,72 - - +Lúa- cá- Vịt- lợn - - - 1,33 - - +LX- LM- Ngô - 0,98 0,64 - 1,12 0,75 +LX- LM- Khoai lang - 0,59 0,50 - 0,75 0,57 +LX- LM- Khoai Tây - 0,69 0,68 - 0,89 0,78 +LX- LM- Đậu Tương 1,04 0,90 - 1,07 0,93 - +LX- LM- Dưa Chuột 1,19 - - 1,27 - - +LX- LM- Lạc 0,88 0,78 - 0,90 0,89 - +LX- LM- Bắp Cải 0,86 0,70 - 0,95 0,77 - +LX- LM- Cà Chua - 0,65 - - - - +LX- LM- Đậu Cô Ve 0,81 0,72 0,68 - 0,93 0,96 +LX- LM- Rau các loại 0,82 0,75 0,74 0,97 0,98 0,77 Bình quân chung 0,95 0,77 0,69 1,23 0,93 0,79 (Nguồn: Điều tra hộ nông dân) Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 02/01 03/02 BQ 1. Tổng số nhân khẩu 128.579 129.947 131.391 100,00 101,11 101,06 101,08 a, Chia theo giới tính Người 100,00 100,00 100,00 - Nam Người 60.589 47,12 61.386 47,24 62.112 47,28 101,36 101,18 101,27 - Nữ Người 67.990 52,88 68.561 52,76 69.269 52,72 100,81 101,3 100,92 b,Chia theo độ tuổi Người 100,00 100,00 - Trong tuổi lao động Người 58.702 45,66 59.327 45,66 59.430 45,62 101,06 100,36 100,69 - Ngoài tuổi lao động Người 69.877 54,34 70.620 54,34 71.461 54,38 101,06 101,19 101,12 2. Tổng số hộ Hộ 32.026 100,00 32.064 100,00 32.228 100,00 100,69 100,12 100,40 - Hộ nông nghiệp Hộ 30.452 95,09 30.446 `95,05 30.530 94,46 100,05 100,04 100,04 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 1.574 4,91 1.598 4,95 1.758 5,54 101,52 106,25 103,56 3. Tổng số lao động LĐ 58.702 100,00 59.327 100,00 59.530 100,00 104,06 100,36 100,69 - LĐ nông nghiệp LĐ 51.092 87,04 51.454 86,73 51.391 86,33 100,88 99,71 100,29 - LĐ phi nông nghiệp LĐ 7.610 12,96 7.873 13,27 8.139 13,67 103,46 103,37 103,42 Một số chỉ tiêu Số khẩu/ hộ Khẩu/hộ 4,01 - 4,05 - 4,07 - 100,99 100,49 100,69 Số lao động/ hộ LĐ/hộ 1,83 - 1,85 - 1,84 - 101,10 100,49 101,12 (Nguồn : Phòng thống kê huyện Vụ Bản ) Bảng 6 : Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 02/01 03/02 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 478.664 100,00 497.331 100,00 525.181 100,00 103,90 105,60 104,75 1.Ngành N - L - TS 318.988 66,64 324.987 65,35 337.986 64,37 101,88 103,99 102,93 a. Nông nghiệp 313.462 98,27 319.132 98,20 328.705 97,25 101,81 103,00 102,40 - Trồng trọt 251.320 80,18 256.370 80,33 265.343 80,72 102,01 103,50 102,75 - Chăn nuôi 62.142 19,82 62.762 19,67 63.362 19,28 101,00 100,96 100,98 b. Lâm nghiệp 652 0,20 649 0,2 640 0,19 99,54 98,61 99,06 c. Thuỷ sản 4.874 1,53 5.206 1,60 8.641 2,56 106,81 165,98 133,15 2. Công nghiệp - TTCN 49.330 10,31 50.342 10,12 52.859 10,06 102,05 104,99 103,51 3.Thương nghiệp - DVụ 110.346 23,05 116.796 24,53 134.336 25,57 105,85 115,02 110,34 II. Một số chỉ tiêu BQ - Giá trị sản xuất /hộ 14,95 - 15,51 - 16,27 - 103,75 104,90 104,32 - Giá trị sản xuất/ khẩu 3,72 - 2,83 - 4,00 - 102,96 104,44 103,70 ( Nguồn: Thống kê huyện Vụ Bản ) Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh (%) DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) 02/01 03/02 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 174.766,23 100,00 14.766,23 100,00 14.766,23 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 10500,12 71,11 10.494,54 71,07 10.472,32 70,92 99,94 99,78 99,86 1.Đất canh tác 9.672,01 92,11 9.669,22 92,13 9.660,24 92,24 99,97 99,91 99,93 - Đất 1 vụ 1.010,54 10,45 998,05 10,32 954,30 9,88 98,76 95,62 97,18 - Đất 2 vụ 7.229,03 74,75 7.250,16 74,98 746,47 77,25 100,30 102,93 101,61 - Đất 3 vụ 418,96 4,33 409,74 4,24 400,63 4,15 97,79 97,78 97,78 - Đất chuyên mạ 901,74 9,32 901,06 9,32 734,18 7,6 99,92 81,48 90,23 - Đất chuyên mầu 96,74 1,00 95,21 0,98 94,05 0,97 98,42 98,78 98,60 - Đất chuyên rau 15,00 0,15 15,00 0,15 14,34 0,15 100,00 95,06 97,77 2. Đất trồng cây lâu năm 11,90 0,11 11,74 0,11 11,73 0,11 98,66 99,91 99,28 3. Đất có mặt nước nuôi trồng TS 527,01 5,02 526,77 5,02 534,65 5,11 99,95 101,49 100,72 4. Đất vườn tạp 296,65 2,76 296,60 2,83 296,59 2,83 99,98 100,00 99,99 II. Đất lâm nghiệp 12,00 0,08 12,00 0,08 12,00 0,08 100,00 100,00 100,00 III. Đất chuyên dùng 2.354,04 15,94 2.360,73 15,98 2.364,32 16,01 100,28 100,15 100,21 IV. Đất ở 730,74 4,95 745,83 5,05 764,78 5,18 102,06 102,54 102,03 V. Đất chưa sử dụng 1.169,03 7,92 1.153,13 7,81 1.152,81 7,81 98,63 99,97 99,29 Một số chỉ tiêu BQ DT đất NN/ Hộ NN ( Ha/hộ NN) 0,35 - 0,34 - 0,33 - 97,14 97,05 97,09 DT đất NN/ LĐNN (Ha/ LĐ) 0,21 - 0,20 - 0,20 - 95,23 100,00 97,58 (Nguồn : Phòng thống kê huyện Vụ Bản ) Bảng 10: Thực trạng ruộng đất của huyện trước và sau khi dồn, đổi Xã Trước dồn đổi ruộng đất Sau dồn đổi ruộng đất Tổng số thửa Bình quân số thửa trên hộ DT thửa nhỏ nhất (m2) DT thửa lớn nhất (m2) DT bình quân 1 thửa(m2) Tổng số thửa Bình quân số thửa trên hộ DT thửa nhỏ nhất (m2) DT thửa lớn nhất (m2) DT bình quân 1 thửa (m2) Minh Thuận 21.195 9 12,7 2.920 1.966 9.605 3,9 48 5.800 2.924 Tân Khánh 23.160 15 8,5 1.354 681 7.279 4,3 78 5.000 3.039 Hiển Khánh 44.200 20 12,0 800 406 8.205 4,3 50 6.500 3.275 Hợp Hưng 33.920 23 2,5 1.335 668 6.853 4,5 30 8.100 4.065 Minh Tân 16.692 13 6,1 1.980 993 5.140 4,0 29 8.400 4.214 Cộng Hoà 19.620 15 3,3 2.012 1.007 5.498 4,1 18 6.800 3.409 Trung Thành 13.380 10 18,0 2.969 1.484 5.674 4,1 30 3.000 1.545 Đại An 19.836 12 6,3 3.370 1.685 7.068 4,2 90 5.400 2.745 Thị trấn Gôi 11.052 9 4,2 1.990 995 4.924 4,0 18 3.100 1.559 Tam Thanh 19.082 14 4,0 1.620 960 6.014 4,4 41 9.800 4.920 Liên Minh 16.728 18 2,1 837 418 10.929 4,4 15 3.800 1.907 Liên bảo 32.912 16 2,3 1.800 980 8.608 4,3 20 4.500 2.260 Kim Thái 25.421 11 36,0 1.080 530 9.764 4,2 120 3.200 1.600 Quang Trung 13.256 8 10,1 1.000 520 6.412 4,1 36 3.000 1.518 Vĩnh Hào 13.440 10 12,5 1.308 687 5.714 4,0 196 5.900 3.048 Đại Thắng 29.279 11,5 6,4 1.920 920 9.660 4,0 18 4.900 2.459 Thành Lợi 24.549 7 12,2 960 502 12.391 3,8 18 3.400 1.709 Tân Thành 5.766 6 13,1 1.911 876 3.097 3,4 24 2.600 1.312 Toàn huyện 413.469 12.64 9,3 1.731,4 904 132.865 4,1 48 4.855 2.641 (Nguồn: Phòng địa chính huyện) III. Chi phí đầu tư của hộ trên sào đất canh tác trước và sau khi dồn đổi Cây trồng Trước dồn đổi Sau dồn đổi Giống P/Bón L/đất BVTV Khác Giống P/Bón L/đất BVTV Khác 1. Cây lúa 2. Ngô 3. Khoai Lang 4. Khoai Tây 5. Đậu Tương 6. Dưa Chuột 7. Lạc 8. Bắp Cải 9. Cà Chua 10. Đậu Cô Ve 11. Rau các loại Tổng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT330.Doc
Tài liệu liên quan