Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp

Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 1 A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt nói chung và Làm văn nói riêng nhằm mục đích cuối cùng là rèn cho học sinh sử dụng đúng, hay tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp trong đời sống. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ như các lớp từ vựng, các qui tắc sử dụng ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp. Chính nhờ những tri thức này mà học sinh mới biết

pdf48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2946 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung cần trình bày. Có thể nói dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh cách sử dụng phương tiện cần thiết để thực hiện quá trình giao tiếp. Mặt khác, môn học này còn giúp cho học sinh tiếp nhận và diễn đạt những kiến thức khoa học trong nhà trường. Dạy làm văn ở trường phổ thông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Có một thời gian dài người giáo viên dạy làm văn cho học sinh quá thiên về tri thức lý thuyết một cách máy móc mà quên rằng tất cả những tri thức ấy cần được vận dụng trong đời sống thực tế. Mặt khác, chương trình cũng không chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của học sinh cho nên đa số nội dung của các bài làm văn mà giáo viên đưa ra không gắn với thực tế đời sống mà chỉ nghiêng về những tác phẩm văn chương. Người dạy chưa tìm hiểu xem học sinh có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình không? Chính điều này đã làm cho học sinh trở nên thụ động, hạn chế khả năng giao tiếp, đồng thời tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán, không thích học làm văn. Từ trước đến nay người ta bàn rất nhiều về phương pháp dạy tiếng Việt, làm văn ở phổ thông: phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động, phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh … Trong đó người ta đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp giao tiếp. Trong dạy học nói chung và dạy làm văn nói riêng, phương pháp giao tiếp ngày càng được thể hiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Kết quả của một giờ làm văn không phải chỉ cho học sinh nắm được nội dung bài học theo lý thuyết suông mà còn phải biết ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp trong thực tế đời sống. Vì vậy, kể từ khi quan điểm giao tiếp được đưa vào trong phương pháp dạy học thì kết quả dạy làm văn đã đạt được những bước tiến đáng kể so với trước đó. Chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học làm văn. Phương pháp giao tiếp sẽ phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học làm văn. Chúng tôi suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học làm văn đang là vấn đề cần thiết. Hiện nay, chúng ta đã khẳng định tính ưu việt của phương pháp giao tiếp trong việc dạy làm văn nhưng việc dạy và học làm văn ở phổ thông vẫn còn hạn chế. Phần lớn giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhưng lại không nắm được lý thuyết về giao tiếp, chưa tổ chức được những hình Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 2 thức giao tiếp, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, hiệu quả của phương pháp này, đặc biệt là trong dạy làm văn. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả dạy và học làm văn. Trước thực trạng đó, với tư cách là một giáo viên Ngữ văn tương lai tôi quyết định chọn đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp”. Ở đề tài này, chúng tôi đề ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhằm mục đích giúp cho việc dạy và học làm văn ở phổ thông đạt được chất lượng tốt hơn. II. Lịch sử vấn đề Những năm gần đây nhất là từ sau cải cách giáo dục, phương pháp dạy học chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong những phương pháp đó thì phương pháp giao tiếp được các nhà giáo dục hết sức chú ý. Có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về phương pháp này. Trong số các tác giả nghiên cứu về dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp thì có tác giả quan tâm cụ thể về mặt phương tiện (phương pháp dạy của giáo viên) cũng có tác giả quan tâm về mặt mục đích của việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Nguyễn Quang Ninh trong sách “Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” khi nói về việc dạy làm văn, tác giả đã nêu lên những nhược điểm của dạy làm văn nói theo định hướng giao tiếp. Ông cho rằng mục đích của các bài làm văn thường bị giáo viên coi nhẹ, giáo viên chỉ thiên về đánh giá thành phần nội dung của sự việc. Người giáo viên đã quên rằng một bài làm văn không phải chỉ để tả, kể mà qua việc tả, kể đó nhằm hướng đến một mục đích khác. Bên cạnh đó khi ra đề làm văn cho học sinh thì dường như các nhân tố giao tiếp bị gạt ra ngoài sự chú ý của giáo viên. Chính điều đó đã dẫn đến bài làm văn của học sinh trở nên đơn điệu, nhàm chán. Tác giả đặc biệt chú ý đến phương tiện của hoạt động giao tiếp là ngôn bản nói và ngôn bản viết. Đây chính là phương tiện chủ yếu để thực hiện quá trình giao tiếp. Ở bài viết này Nguyễn Quang Ninh cũng đã đưa ra những đặc điểm của ngôn bản nói và ngôn bản viết. Ngôn bản ở đây là một chuỗi ngôn ngữ được sắp xếp theo các qui tắc ngữ pháp, kèm theo ngữ điệu (ngôn bản nói) nhằm thể hiện nội dung giao tiếp. Từ những đặc điểm trên giúp cho người dạy tìm ra những phương pháp dạy làm văn phù hợp với quan điểm giao tiếp. Chúng ta cần ý thức cho học sinh biết rằng mục đích cuối cùng của một bài làm văn là phải giúp cho học sinh tổ chức được những ngôn bản theo mục đích giao tiếp đã đề ra. Trong sách “ Những thủ thuật trong dạy học – các chiến lược nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và Cao đẳng ” Wilbrt J.Mckeachie đã dựa trên quan điểm thực tiễn của phương pháp dạy học hiện nay mà cho rằng “Theo chương trình dạy tiếng Pháp phải dựa trên việc thực hành ngôn ngữ trong và ngoài lớp học tiếng Pháp học sinh phải luôn luôn được đặt vào tình huống giao tiếp” [Wilbrt, J.Mckeachie. 2003.14]. Ở một đoạn khác, tác giả đặc biệt nhấn mạnh “cơ Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 3 bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản sinh hoặc thông hiểu lời nói” [Wilbrt, J.Mckeachie. 2003.14]. Điều đó có nghĩa là việc dạy học theo quan điểm giao tiếp được áp dụng rộng rãi ở tất cả các môn học. Để có thể hướng quá trình dạy học vào hoạt động giao tiếp thì người giáo viên cần thiết phải tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp. Tình huống là một điều kiện quan trọng để sản sinh ra hoạt động giao tiếp, không có tình huống thì học sinh không thể giao tiếp. Đây là nhận định có ý nghĩa quan trọng để người giáo viên có thể tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt, làm văn đạt hiệu quả cao. Trần Đình Chung khi bàn về quan điểm dạy học làm văn trong sách “Mấy vấn đề về giảng dạy môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong chương trình Cao đẳng Sư phạm mới” có nói “Với phân môn Tập làm văn, quan điểm dạy học tích hợp càng thể hiện tính tích cực của nó khi hiện thực hóa quan điểm thực hành và giao tiếp của phân môn này [Trần Đình Chung. 2007.15]. Phương pháp dạy học tích hợp là lấy các dữ liệu từ các nội dung bài học thuộc các phân môn liên quan. Chính các dữ liệu này sẽ góp phần khơi gợi hứng thú, củng cố các kiến thức đã học. Từ đây cho thấy quan điểm giao tiếp trong dạy học nói chung, dạy làm văn nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng đó là thực hành những văn bản góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Lê A khi bàn về phương pháp giao tiếp đã nói “ Phương pháp giao tiếp là phương pháp quan trọng trong dạy học Tiếng việt. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp” [Lê A. 2006. 69-70]. Đặc biệt các tác giả còn nhấn mạnh “ Phương pháp này có thể được áp dụng khi dạy học từ ngữ, câu, phong cách và đặc biệt là trong các bài học thuộc phân môn Tiếng việt “ [Lê A. 2006. 70]. Từ những ý kiến trên, ta thấy rằng tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp giao tiếp. Phương pháp này có thể giúp cho học sinh vận dụng được những lý thuyết đã học để thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp có vai trò rất lớn và đang được sử dụng rộng rãi trong việc dạy tiếng Việt nói chung và phân môn Làm văn nói riêng. Khi vận dụng phương pháp này trong dạy làm văn thì người giáo viên cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp học sinh vận dụng được các lý thuyết giao tiếp và ý thức được các nhân tố giao tiếp. Nguyễn Trí trong sách “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học” khi bàn về việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học, tác giả đã đưa ra những cách lập đúng chương trình lời nói. Ở bài viết này, tác giả cũng chú ý đến mục đích của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó khi nói về mục đích của môn Làm văn tác giả cũng nhấn mạnh “Tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết. Không học tốt Tập làm văn khả năng nói và viết ngôn bản của học sinh sẽ bị hạn chế” [Nguyễn Trí. 1998. 8]. Điều đó có nghĩa là mục đích Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 4 cuối cùng của môn Làm văn là giúp cho học sinh có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp, học làm văn tốt sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng nói và viết thành thạo hơn Trong sách “Phương pháp dạy học Tiếng việt” khi bàn về lý thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ, Lê A đã nói “Làm văn chính là làm các loại văn bản để giao tiếp. Không có nhu cầu giao tiếp thì không ai lại nói và viết thành văn bản” [Lê A. 2006.193]. Mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau. Chính nhu cầu là động lực giúp cho con người hành động. Cho nên để tạo ra được những văn bản thì người ta cần phải có nhu cầu giao tiếp. Ở một đoạn khác tác giả càng nhấn mạnh vai trò của hoạt động giao tiếp “Việc làm văn có quan hệ với một lý thuyết khác bên cạnh lý thuyết về văn bản. Đó là lý thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ hay nói gọn hơn là lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ” [Lê A. 2006.193]. Điều đó có nghĩa là lý thuyết giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học làm văn. Chính nhu cầu giao tiếp là nguyên nhân sản sinh ra văn bản. Từ đó cho thấy để sản sinh ra những văn bản có giá trị giao tiếp thì người dạy và học phải tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng các lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ. Năm 2006 trên Tạp chí giáo dục số 138, Phan Thị Thủy trong bài viết “Dạy làm văn ở Trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp” có nói “Dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp cho học sinh Trung học cơ sở là phát huy vai trò độc lập, sáng tạo, chủ động suy nghĩ của học sinh trong việc học làm văn. Tính chủ động, sáng tạo này được thể hiện rõ thông qua dấu ấn chủ quan của các em trong việc tạo lập văn bản” [Phan Thị Thủy. 2006. 27]. Một bài làm văn trở nên sinh động khi nó bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của học sinh. Muốn đạt được điều này cần phải phát huy tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh. Cho nên chúng ta cần hướng học sinh vào hoạt động giao tiếp. Chính hoạt động giao tiếp là điều kiện cần thiết để học sinh bộc lộ tư duy sáng tạo của mình. Ở quan điểm này, tác giả đã đưa ra những đặc điểm cụ thể của một bài làm văn theo quan điểm giao tiếp. Mục đích này cũng là mục đích cần phải có khi tiến hành các phương pháp dạy học mới. Vì các lẽ trên mà có nhiều ý kiến đã đánh giá rất cao về vai trò của phương pháp giao tiếp trong quá trình dạy học. Ở đây, thêm một lần nữa chúng tôi khẳng định vai trò của dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Có thể nói việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp hiện nay là một phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong dạy và học ở các trường phổ thông. Nhìn chung, các bài viết trên chỉ dừng lại ở những ý tưởng có tính chất định hướng, các tác giả thiên về mặt lí luận, thiếu khâu tổ chức thực nghiệm việc dạy và học làm văn ở trường phổ thông. Dường như chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể, chi tiết có hệ thống từ khâu lí luận đến thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về hoạt động giao tiếp và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, kế thừa những vấn đề nghiên cứu của người đi trước, người viết sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này hơn. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 5 III. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi hướng đến những đối tượng sau: 1. Những yếu tố còn tồn đọng gây khó khăn cho việc dạy và học làm văn. Từ đó đề ra hướng khắc phục và những giải pháp để dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp đạt hiệu quả. Ở đây người viết sẽ đi sâu vào những giải pháp gắn liền với hoạt động giao tiếp. 2.Những yêu cầu mà người giáo viên cần phải có để có thể dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp đạt hiệu quả như: tri thức về các kiểu bài, phong cách ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, nắm vững phương pháp dạy tiếng Việt, làm văn. 3.Những phương pháp thực hiện dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Người viết sẽ đưa ra những phương pháp dạy làm văn từ lý thuyết đến thực hành đến cách ra đề và chấm bài. 4.Chương trình chuẩn thực hiện năm 2006, tập trung vào phần Tiếng Việt, Làm văn ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 hệ đại trà, nghiên cứu những nội dung mới trong sách gắn với hoạt động giao tiếp. IV. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau 1. Phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp, người viết chỉ tập trung vào những phương pháp nhằm tạo ra hoạt động giao tiếp trong quá trình dạy học. 2. Phương pháp dạy làm văn lớp 10, người viết chỉ tập trung vào học sinh ở lớp 10 trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm. V. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này thể hiện các nhiệm vụ sau 1.Nghiên cứu lý thuyết giao tiếp: tập trung các nhân tố chi phối quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, mục đích giao tiếp. Từ đó giúp giáo viên có cách ra đề làm văn theo quan điểm giao tiếp, hình thức viết một bài làm văn. 2.Nghiên cứu nội dung, kiểu loại văn bản, mục tiêu, phương pháp dạy làm văn lớp 10. 3.Nghiên cứu thực tế dạy và học làm văn ở phổ thông. 4.Đề xuất những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 6 VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích là tìm hiểu các khía cạnh của vấn đề. Phân tích giúp ta hiểu rõ về nội dung, đặc điểm của vấn đề. Khi sử dụng phương pháp này chúng tôi đã tiến hành tập trung phân tích những tài liệu viết về hoạt động giao tiếp. Từ đó xác lập cơ sở lí luận của hoạt động giao tiếp. 2.Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn là phương pháp hỏi ý kiến của người khác bằng nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp này giúp ta nắm bắt một cách nhanh nhất tình hình dạy và học làm văn của giáo viên và học sinh. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc lập phiếu điều tra để giáo viên và học sinh trả lời những câu trắc nghiệm, những câu hỏi ngắn. Tiếp đó là thống kê các số liệu để có thể xác định được tình hình thực tiễn của việc dạy và học làm văn theo quan điểm giao tiếp ở trường phổ thông hiện nay. 3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai hay nhiều sự vật, sự việc. Phương pháp này giúp ta có thể rút ra được ưu, khuyết điểm của phương pháp dạy làm văn theo quan điểm truyền thống. Khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành đối chiếu, so sánh phương pháp dạy học làm văn theo cách truyền thống với phương pháp dạy học làm văn theo quan điểm giao tiếp. Từ đó rút ra được những tác dụng to lớn của phương pháp giao tiếp và đề ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. VII. Hướng đóng góp của đề tài 1. Giúp cho người giáo viên ra trường, đặc biệt là bản thân có phương pháp dạy tiếng Việt nói chung và làm văn nói riêng đạt hiệu quả. 2. Từng bước đẩy lùi cách dạy học xa rời thực tế, không gắn với giao tiếp, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập. Khắc phục những hạn chế của việc dạy làm văn ở trường THPT 3. Đề xuất với trường Đại học An Giang bổ sung những nội dung cần thiết cho sinh viên Ngữ văn để khi ra trường sinh viên có một kiến thức vững chắc đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. 4. Đề tài này có thể là một tài liệu tham khảo cho giáo viên muốn tìm hiểu, vận dụng phương pháp này trong dạy học làm văn. VIII. Cấu trúc của luận văn A. Mở đầu: 6 trang gồm các phần I. Lí do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 7 III. Đối tượng nghiên cứu IV. Phạm vi nghiên cứu V. Nhiệm vụ nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu VII. Hướng đóng góp của luận văn B. Nội dung: 32 trang gồm Chương I: Những vấn đề lý thuyết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (15 trang) Chương II: Thực tế dạy và học làm văn ở trường THPT Châu Văn Liêm và những giải pháp đề xuất khi dạy làm văn (17 trang) C. Kết luận: 2 trang Tư liệu tham khảo: 2 trang Phụ lục: 5 trang Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 8 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ I. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội 1.Giao tiếp, nhu cầu thiết yếu của con người Giao tiếp có nghĩa là tiếp xúc, trao đổi thông tin , bộc lộ tư tưởng tình cảm với nhau. Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người. Trẻ mới sinh ra bắt đầu được giao tiếp tuy nhiên còn mang tính chất thụ động. Bà mẹ hiểu nhu cầu ấy là của mình và cả con. Việc giao tiếp biểu hiện qua lời ru, những lời mắng yêu con. Điều đó chứng tỏ bà mẹ đã có ý thức giao tiếp với con mình dù lúc này trẻ chỉ tiếp nhận hoạt động giao tiếp của người mẹ một cách thụ động. Quá trình tuổi thơ, việc giao tiếp của trẻ không ngừng phát triển từ thụ động chuyển sang chủ động. Nếu mới sinh ra trẻ chỉ có thể im lặng trước những hành động, lời nói của người mẹ thì giờ đây trẻ đã muốn nghe hát, nghe kể chuyện, muốn hiểu biết về thế giới: ông bà, con gà, cái bánh… Trẻ có nhu cầu được nghe, được tìm hiểu về những vật đã gọi tên dù lúc này trẻ chưa ý thức được một cách đầy đủ về sự vật đang gọi tên. Chẳng hạn trẻ gọi tên cái bánh thì trẻ chỉ biết đó là thứ có thể ăn được chứ không ý thức được hết là nó làm từ nguyên liệu gì, cách thức làm ra sao. Mặc dù vậy ta cũng phải công nhận một điều rằng lúc này hoạt động giao tiếp ở thể chủ động của trẻ đang dần dần được hình thành. Dù chưa được hình thành một cách hoàn chỉnh nhất nhưng đây là tiền đề, là cơ sở quan trọng để tiến hành những hoạt động giao tiếp sau này. Tiếp đó là tư duy của trẻ được tích lũy, từ tuổi thơ ngôn ngữ của trẻ cũng được hình thành mà ngôn ngữ và tư duy là hai nhân tố giao tiếp giúp con người ứng xử được với hoàn cảnh, tồn tại với hoàn cảnh sống. Ngôn ngữ là phương tiện dùng để diễn tả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người. Chẳng hạn câu “Tôi rất muốn cùng bạn đi du lịch khắp nơi”. Qua câu nói này thì người nói muốn truyền đạt đến người nghe hai vấn đề. Thứ nhất nói về ước muốn của bản thân là được đi du lịch, thứ hai là tác động tình cảm đến người nghe muốn người nghe chấp nhận là cùng đi du lịch với mình. Qua đây còn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người nói. Như vậy để diễn đạt được nội dung của câu nói trên thì ta cần phải biết ngôn ngữ tương ứng đồng thời phải có tư duy để có thể sử dụng vốn ngôn ngữ phù hợp với nội dung diễn đạt để không những truyền đạt được ước muốn của bản thân mà còn phải tạo được tác dụng Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 9 thuyết phục người nghe. Có thể nói ngôn ngữ và tư duy là hai nhân tố quan trọng để thực hiện quá trình giao tiếp và hai nhân tố này có quan hệ mật thiết với nhau cùng hỗ trợ cho nhau để thực hiện giao tiếp. Đây cũng là yếu tố quan trọng để phân biệt con người và loài vật bởi vì giao tiếp của loài vật là do bản năng chứ không phải là hoạt động có ý thức như con người. Giao tiếp là phương thức tồn tại phát triển của xã hội. Xã hội là một tập thể có quan hệ với nhau về nhiều mặt: quan hệ họ hàng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ thầy trò… Các mối quan hệ này là lí do để con người có quan hệ giao tiếp với nhau. Giao tiếp trái lại để giữ vững các mối quan hệ đó. Con người không được giao tiếp với nhau thì không thể có xã hội. Xã hội là môi trường để con người có thể thực hiện quá trình giao tiếp. Cơ sở đánh giá một xã hội phát triển là dựa trên cơ sở vật chất, tinh thần ngày càng thêm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Sản phẩm vật chất, tinh thần chính là thành quả sáng tạo của con người. Sự sáng tạo ấy có được từ tư duy, trình độ sáng tạo. Con người có điều đó là nhờ giao tiếp, học tập. Những người trong cùng một xã hội muốn trao đổi thông tin hay bộc lộ cảm xúc cho nhau thì cần phải có giao tiếp. Ngược lại hoàn cảnh xã hội chính là nguyên nhân, động lực để tạo nên hoạt động giao tiếp. Thông qua hoạt động giao tiếp thì xã hội được tồn tại và ngày càng phát triển. Người đời trước có thể truyền kinh nghiệm, kiến thức cho người đời sau thông qua giao tiếp. Mỗi một người là một thành viên của xã hội, xã hội muốn tồn tại thì mỗi con người cần phải phát triển và sự phát triển này được thực hiện thông qua quá trình giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp con người vừa có thể tiếp nhận thông tin từ người khác đồng thời có thể phản hồi những ý kiến của bản thân. Chính sự phản hồi này là điều kiện để người giao tiếp điều chỉnh nội dung giao tiếp cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng. Giao tiếp với tự nhiên và giao tiếp trong xã hội. Giao tiếp với các hiện tượng tự nhiên con người nhận ra quy luật của nó giúp con người có ứng xử phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn khi thấy trời kéo mây đen thì con người biết là trời sắp mưa. Từ đó họ sẽ có cách xử lí là lấy quần áo vào để khỏi bị ướt. Ta thấy rằng dù ngày nay khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, ngày càng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người nhưng bên cạnh đó thì yếu tố tự nhiên cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tất cả các hiện tượng tự nhiên đều tồn tại trực tiếp, thường xuyên trong cuộc sống của con người cho nên để có thể tồn tại thì con người cần phải thực hiện hoạt động giao tiếp với tự nhiên, đồng thời hoạt động giao tiếp này sẽ giúp cho con người hình thành ý thức và năng lực nhằm để cải tạo tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Song song với giao tiếp tự nhiên thì con người luôn giao tiếp với xã hội. Giao tiếp trong xã hội mang tính chất đa dạng, phong phú, con người có thể giao tiếp trong mọi hoàn cảnh: trong một gia đình cha mẹ giao tiếp với con cái về những sinh hoạt hàng ngày, các đồng nghiệp giao tiếp Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 10 với nhau về công việc hoặc là độc giả có thể giao tiếp với các vấn đề xã hội qua báo chí, sách vở. Con người còn có khả năng giao tiếp với người xưa. Qua những tác phẩm của người xưa để lại ta biết được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ và hiện thực xã hội thời đó. Ví dụ như đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du ta biết được những bất công ngang trái đang đè nặng lên người phụ nữ đồng thời còn thấy được tấm lòng nhân đạo của tác giả. Không những chỉ giao tiếp với người xưa mà con người còn có thể giao tiếp với cả thế hệ mai sau như những tác phẩm trong hiện tại bấy giờ có thể truyền đến cho người đọc ở cả tương lai. Con người giao tiếp ở mọi nơi, học tập được nhiều điều nhưng quan trọng nhất là giao tiếp trong trường học, ở đó con người được mở rộng những hiểu biết mang tính lí luận, khoa học. Ta thấy rằng ngay từ những câu ca dao, tục ngữ mà ta được học trong nhà trường đã có tác dụng định hướng cho con người vào hoạt động giao tiếp. Ví dụ: Học ăn học nói, học gói học mở. Chỉ ra việc ta phải học hỏi mọi thứ trong cuộc sống, trong đó có việc học cách nói năng tức là học cách giao tiếp trong đời sống xã hội. Hay là Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, con người có quyền tự do lựa chon vốn ngôn ngữ riêng cho bản thân mình. Cho nên khi nói ta phải biết lựa những lời nói nào cho phù hợp nhất để không những truyền đạt được thông tin mà còn tác dụng thuyết phục ở người tiếp nhận thông tin. Ở đây đã chỉ ra cách thức giao tiếp là ta phải biết lựa chọn nội dung giao tiếp cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. Qua lời nói thì người ta có thể đánh giá về phẩm chất của một con người cho nên khi nói phải biết lựa chọn lời nói cho phù hợp. Như vậy vai trò của hoạt động giao tiếp không chỉ truyền đạt thông tin mà qua đó còn đánh giá được phẩm chất của một con người. Như vậy, từ lâu con người đã ý thức đúng về vai trò, tác dụng của hoạt động giao tiếp. Người xưa đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho con người như: nói cũng phải học, nói đúng còn thể hiện tư cách của một con người, nói sao cho người nghe thấy được cái hay, cái đẹp. Trong phẩm Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 11 chất đạo đức có ngôn ngữ, lời nói. Người xưa chưa đưa ra được những phương pháp để con người luyện tập, rèn giũa lời nói của mình nhưng rõ ràng giao tiếp từ lâu đã được ý thức là hết sức quan trọng trong đời sống. Trường học còn là nơi cung cấp những tri thức, hiểu biết cho con người thông qua hoạt động giao tiếp. Ở đây diễn ra hoạt động giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với giáo viên và giữa học sinh với nhau. Tất cả những hoạt động giao tiếp này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích là cung cấp, trao đổi thông tin. Cho nên có thể nói trường học là môi trường giao tiếp quan trọng nhất của con người vì ở đây con người không chỉ học được những kiến thức mà còn hoàn thiện được nhân cách của bản thân mình thông qua hoạt động giao tiếp. Tóm lại, con người có thể giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh vượt cả không gian và thời gian. 2. Hai phương tiện giao tiếp cơ bản của con người Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng, phương tiện giao tiếp cũng hết sức đa dạng. Theo các nhà kí hiệu học ngôn ngữ thì phương tiện giao tiếp chia thành hai nhóm đó là ngôn ngữ và các yếu tố không bằng ngôn ngữ gọi là các yếu tố phi ngôn ngữ. Yếu tố phi ngôn ngữ, một phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong giao tiếp: các yếu tố phi ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú gắn liền với cuộc sống của con người chúng ta. Có những ngữ cảnh thuộc giới tự nhiên mang tính khách quan như mây đen, cơn gió lạnh, sấm chớp… những yếu tố này không lệ thuộc nhiều vào con người. Có những yếu tố do con người tổ chức thực hiện: động tác vỗ về, ôm ấp con của bà mẹ, các cử chỉ liếc mắt, khoát tay, gật đầu. Những kí hiệu: đèn đường (đèn đỏ báo hiệu xe phải dừng, đèn xanh báo hiệu cho xe chạy…), kí hiệu toán học, các hình vẽ trong các thùng hàng hóa. Tất cả các phương tiện này đều gắn bó mật thiết, đều phục vụ cho lợi ích của con người. Những phương tiện phi ngôn ngữ giúp cho hoạt động giao tiếp trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Người giao tiếp không chỉ nắm được nội dung giao tiếp mà còn có thể gợi liên tưởng tăng tính biểu cảm cho nội dung truyền đạt. Mặc dù vị trí của nó là không nhỏ trong việc hỗ trợ ngôn ngữ để lột tả nội dung, sắc thái. Nhưng đôi lúc các phương tiện phi ngôn ngữ do con người tạo ra đã gây khó khăn cho người tiếp nhận bởi vì các yếu tố phi ngôn ngữ có những sắc thái biểu cảm khác nhau, mỗi yếu tố phi ngôn ngữ sẽ mang nhiều nội dung khác nhau chứ không phải chỉ có một nội dung duy nhất. Ví dụ như hành động gật đầu . Trong trường hợp có một người khác hỏi “Bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không?” thì hành động gật đầu chứng tỏ mang tính chất khẳng định, là đồng tình với ý kiến. Trong một trường hợp khác như câu: “Bạn không đồng ý với ý kiến của tôi, có phải không?” thì lúc này hành động gật đầu mang tính chất phủ định, không đồng tình với ý kiến đó. Từ ví dụ trên ta thấy rằng các yếu tố phi ngôn ngữ mang những nét nghĩa rất đa dạng, phong phú. Có thể nói tóm lại khi dùng các yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ để diễn đạt nội Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 12 dung lời nói thì ta cần đặt chúng vào trong những ngữ cảnh cụ thể thì mới có thể hiểu nội dung giao tiếp một cách đúng đắn nhất. Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Như đã nói ở trên thì chúng ta đều biết rằng trong thực tiễn đời sống con người muốn trao đổi thông tin hay bộc lộ tư tưởng, tình cảm cho nhau thì có thể dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt… gọi chung là các yếu tố phi ngôn ngữ. Tuy nhiên những yếu tố này thường đem lại hiệu quả giao tiếp không cao hoặc có khi bị hiểu ngược lại ý định của người phát. Chỉ có giao tiếp bằng ngôn ngữ mới giúp người ta hiểu được nội dung một cách chính xác và đầy đủ nhất. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã biết cất tiếng khóc chào đời, được nghe những vần điệu ca dao, dân ca, những lời ru nồng nàn yêu thương từ mẹ từ bà. Lớn hơn một chút thì trẻ đã tập nói những tiếng nói đầu tiên đó là những lời gọi ông, bà, cha, mẹ…Có thể nói ngay từ rất sớm con người đã có ý thức dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Ngôn ngữ và tư duy là hai nhân tố giao tiếp giúp con người ứng xử được với hoàn cảnh. Cho nên muốn thực hiện hoạt động giao tiếp còn cần ph._.ải có tư duy và ngôn ngữ. Có thể nói không có ngôn ngữ sẽ không có tư duy, ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ cũng không thể phát triển. Nhờ có ngôn ngữ mà hoạt động tư duy mới có thể chuyển hóa những thứ thuộc về tinh thần ra vật chất làm cho người khác dễ tiếp nhận, ngôn ngữ vừa thực hiện chức năng giao tiếp vừa thực hiện chức năng tư duy. Hai chức năng này lại có quan hệ mật thiết với nhau. Điều này giúp cho ngôn ngữ trở thành một phương tiện giao tiếp có nhiều điểm khác biệt so với các phương tiện giao tiếp khác trong đời sống xã hội. Nói về giao tiếp, người ta cho rằng con người còn có thể giao tiếp với người xưa và cả thế hệ mai sau. Để có thể thực hiện chức năng này thì hoạt động giao tiếp cần phải có chức năng lưu trữ và ngôn ngữ chính là phương tiện để thực hiện chức năng này. Con người giao tiếp với người xưa hay cả với thế hệ mai sau chủ yếu thông qua sách, báo… được ghi chép bằng ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì người đi sau không hiểu những gì mà người đi trước đã làm cũng như người đi trước không thể truyền lại những kinh nghiệm, những hiểu biết cho người đời sau. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Bất cứ cuộc giao tiếp nào, con người không những phải truyền đạt được nội dung giao tiếp mà còn phải đạt được cái hay, cái đẹp trong giao tiếp. Chính sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của ngôn ngữ là điều kiện để hoạt động giao tiếp đạt tính thẩm mĩ. Trong hoạt động giao tiếp con người phải lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp với hiệu quả thẩm mĩ. Quá trình tiếp xúc với môn Tiếng Việt và các môn học khác, con người được trang bị hoàn chỉnh một hệ thống ngôn ngữ hóa làm phương tiện giao tiếp để giao tiếp, học tập. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ, quy tắc sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp… Và khi tiếp xúc với các môn học khác sẽ làm cho hệ thống ngôn ngữ thêm phong phú, đa dạng và ngày càng hoàn thiện hơn. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 13 II. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1. Khái niệm về hoạt động giao tiếp – giao tiếp bằng ngôn ngữ Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin, bộc lộ tư tưởng, tình cảm giữa người và người. Khi có ít nhất hai người trò chuyện với nhau về một điều gì đó thì giữa hai người đó đã diễn ra hoạt động giao tiếp. Ta thấy rằng điều đầu tiên để cho hoạt động giao tiếp có thể diễn ra là phải có hai đối tượng. Trong đó, một đóng vai người nói, một đóng vai người nghe, hai vai này có thể luân phiên lẫn nhau để đảm nhận những vai giao tiếp khác nhau. Bất cứ một cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra trong điều kiện nhất định, dùng một thứ ngôn ngữ nhất định, hướng đến một đối tượng nhất định để nhằm đạt được một mục đích nhất định. Ta có thể hình dung quá trình giao tiếp diễn ra như sau: trước hết là người nói chuẩn bị một nội dung nào đó nhằm truyền đạt nội dung đó đến người nghe. Nội dung ở đây là sự phản ánh thế giới khách quan hoặc có thể là tư tưởng, tình cảm nào đó của con người. Cho nên nội dung giao tiếp ở đây vừa mang tính khách quan (phản ánh hiện thực) vừa mang tính chủ quan (nhận thức của con người). Hoạt động giao tiếp này được thực hiện thông qua văn bản. Văn bản ở đây là một chuỗi ngôn ngữ được sắp xếp một cách hoàn chỉnh theo các qui tắc ngữ pháp để truyền đạt một nội dung nào đó trong quá trình giao tiếp. Vì nội dung giao tiếp là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức của người nói cho nên nó thuộc lĩnh vực tinh thần. Để người nghe có thể nắm bắt được nội dung thuộc lĩnh vực tinh thần đó thì người nói phải chuyển nội dung ấy sang hệ thống vật chất, hệ thống vật chất ấy chính là ngôn ngữ. Quá trình giao tiếp lại được tiếp tục bằng việc lĩnh hội các yếu tố ngôn ngữ do người nói phát ra, để hiểu được nội dung mà người nói truyền đạt thì người nghe phải lí giải các yếu tố ngôn ngữ này. Kết thúc quá trình này cũng là kết thúc quá trình giao tiếp. Văn bản trong hoạt động giao tiếp được tồn tại ở hai dạng là nói và viết. Văn bản nói: là các yếu tố ngôn ngữ được sắp xếp thành một chuỗi tạo nên lời nói trong giao tiếp. Tiếp nhận văn bản nói là tiếp nhận âm thanh bằng thính giác. Văn bản nói thường được dùng trong sinh hoạt hằng ngày, văn bản nói thường có các đặc điểm sau: Kèm theo ngữ điệu (lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh…) Tùy theo từng nội dung muốn truyền đạt mà người nói sẽ có sự thay đổi ngữ điệu cho phù hợp. Sự thay đổi ngữ điệu này sẽ có tác động rất lớn đến nội dung mà người nói muốn truyền đạt đến người nghe. Ngữ điệu làm cho lời nói trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình ảnh. Sự biến đổi của ngữ điệu sẽ làm thay đổi cảm xúc, ý nghĩa của lời nói. Thậm chí có khi sự thay đổi ngữ điệu sẽ làm cho nội dung giao tiếp mang ý nghĩa trái ngược lại. Cho nên, khi sử dụng ngữ điệu phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, … hỗ trợ để truyền đạt nội dung. Trong một số trường hợp nhất định chính nhờ những Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 14 yếu tố này mà người nghe sẽ hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền đạt một cách chính xác và đầy đủ nhất. Từ ngữ được sử dụng đa dạng, phong phú, có cả khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa phương, thán từ…chêm xen. Về câu thường sử dụng những câu ngắn ngọn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược. Điều này làm cho văn bản nói được tạo ra một cách liền mạch sẽ giúp người nghe dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Nhìn chung văn bản nói là văn bản nảy sinh tức thời, không có điều kiện gọt giũa nên đôi khi có những yếu tố dư thừa cho nên người nói phải biết lựa chọn những nội dung thông tin cho phù hợp với quá trình giao tiếp. Văn bản viết: chữ viết được sắp xếp một chuỗi thành một bài viết. Đó là các văn bản hành chính, các bài văn chính luận, các bài báo…Tiếp nhận văn bản viết là tiếp nhận chữ viết bằng thị giác. Văn bản viết có những đặc điểm sau Do không có ngữ điệu nên văn bản viết đòi hỏi phải dùng chính xác các dấu câu, các quy tắc chữ viết, các quy tắc ngữ pháp, ít dùng những từ ngữ dung tục, khẩu ngữ. Câu phải có kết cấu chặt chẽ, được liên kết bằng các phép liên kết câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, phong cách nghệ thuật. Nhìn chung văn bản viết thường có thời gian xem xét, kiểm tra, gọt giũa cho nên ít có sai sót hơn văn bản nói. Ngoài ra còn có dạng đặc biệt là văn bản viết được thể hiện dưới dạng nói (đọc một bài phát biểu, một lời kêu gọi trong một hội nghị. Ở đây là văn bản được xây dựng theo các đặc điểm của văn bản viết nhưng được thể hiện bằng dạng nói nên sẽ kèm theo ngữ điệu) hoặc ngược lại văn bản nói được thể hiện bằng dạng viết (lời đối thoại của các nhân vật là văn bản nói nhưng khi được đưa vào trong tác phẩm in trên sách thì trở thành văn bản viết). Từ đó cho thấy văn bản trong giao tiếp được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức sẽ mang những đặc điểm khác nhau cho nên khi dùng văn bản ở hình thức nào thì phải nắm rõ đặc điểm của hình thức ấy để có sự lựa chọn phương tiện giao tiếp cho phù hợp. 2. Giao tiếp, một hiện tượng xã hội Giao tiếp là hoạt động có tính vĩnh viễn vì ở thời đại nào con người cũng cần phải có giao tiếp. Giao tiếp là phương thức giúp con người tồn tại và phát triển. Trong tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội thì con người cần phải giao tiếp với nhau. Còn phương tiện, nội dung thì mang tính lịch sử, đây là vấn đề có tính triết học. Xã hội càng phát triển thì phương tiện giao tiếp của con người càng hiện đại. Nếu trước đây người ta chỉ có thể giao tiếp bằng miệng, bằng sách báo thì ngày nay người ta đã có thể giao tiếp với nhau qua điện thoại, thư từ, chat… Nội dung giao tiếp vì thế cũng ngày càng đa dạng. Nếu trước đây người ta chỉ giao tiếp với nhau về những vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày thì ngày nay người ta đã biết giao tiếp những vấn đề về thiên nhiên, vũ trụ, những vấn đề mang tầm thế giới…Ta phải nhận thấy rằng xã hội càng ngày càng phát triển đã cung cấp cho con người những phương tiện, nội dung giao tiếp ngày càng đa dạng, phong phú Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 15 hơn bởi vì mỗi thời đại lịch sử khác nhau thì quan niệm về cái đẹp, cái hay của con người cũng khác nhau. Người hiện tại giao tiếp với quá khứ và có tham vọng giao tiếp với cả hậu thế. Lời nói thông thường có tính chất tức thời “lời nói gió thoảng” bởi vì lời nói ra không thể lưu giữ lại được, người nghe chỉ có thể tiếp nhận được ngay lúc đó còn việc có nhớ hay không thì không thể biết trước được. Nhưng lời văn, lời thơ thì sao? Lời văn, lời thơ có tham vọng là lời của muôn đời. Khi viết ra một tác phẩm thì người viết không những muốn cho người đương thời tiếp nhận mà còn muốn truyền đạt đến cả người hậu thế. Bất kì một sáng tác nào thì bao giờ cũng phản ánh hiện thực và bộc lộ tâm tư, tình cảm của tác giả. Cho nên mỗi sáng tác đều có tham vọng lưu truyền ở đời. Chẳng hạn dù cách ngày nay đã mấy trăm năm thì Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn thấm đẫm trong lòng người đọc. Nhắc đến văn học là người ta nhắc ngay đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và giá trị nhân đạo, hiện thực mà tác phẩm để lại cho chúng ta không thể phủ nhận được. Mỗi một tác phẩm khi được viết ra thì tác giả đều muốn truyền đạt đến người tiếp nhận một ý nghĩa nào đó. Và ý nghĩa này được người tiếp nhận thông qua ngôn ngữ. Giao tiếp được coi là một hiện tượng xã hội, giao tiếp là cách thức, hoạt động để tiếp nhận các thông tin của đời sống, để trao đổi mọi tư tưởng, tình cảm giữa người và người trong mọi mặt của đời sống. III. Các nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp Trong hoạt động giao tiếp có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo lập văn bản và các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi nhân tố có một vai trò khác nhau trong việc tạo lập văn bản. Khi dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp ta cần chú ý đến các nhân tố. Có rất nhiều nhân tố giao tiếp khác nhau nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào các nhân tố cơ bản sau 1.Nhân vật giao tiếp Là những người tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp có thể thực hiện bởi hai người hoặc nhiều người nhưng chúng ta có thể chia làm hai loại nhân vật giao tiếp đó là người phát và người nhận. Hiệu quả của quá trình giao tiếp được quyết định bởi cả người phát và người nhận. Khi người phát nói, viết những gì mà người nhận không hiểu hay không phù hợp với suy nghĩ, thói quen của người nhận thì cuộc giao tiếp sẽ không đạt được hiệu quả. Như vậy để quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn thì người phát phải có sự lựa chọn nội dung giao tiếp cho phù hợp với lứa tuổi, trình độ, đặc điểm tâm lí của người nhận, đồng thời người phát phải biết lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp để khơi gợi hứng thú giao tiếp. Ngược lại khi tiếp nhận nội dung truyền đạt thì người nhận phải có vốn hiểu biết nhất định về các lĩnh vực liên quan đến nội dung lĩnh hội, về đối tượng đã truyền đạt (người phát). Sự hiểu biết này cũng không kém phần quan trọng nó giúp cho người nhận có thể hiểu được nội Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 16 dung truyền đạt một cách đúng đắn và đầy đủ nhất để có sự hồi đáp phù hợp với cuộc giao tiếp. Những người tham gia trong cuộc giao tiếp phải có một trình độ nhất định, nếu trình độ ngang hàng nhau thì càng hiểu được nội dung giao tiếp của nhau. Từ đó cho chúng ta thấy rằng sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp càng đầy đủ, sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả giao tiếp càng cao bấy nhiêu. Vai vế, địa vị của nhân vật giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động giao tiếp. Những người có vai vế, địa vị xã hội càng cao thì lời nói càng có giá trị, càng có sức thuyết phục. Cùng một nội dung, nhưng người này nói lại không có sức thuyết phục hơn người khác. Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng, đó là nhân tố để lại dấu ấn đậm nét nhất trong việc lựa chọn nội dung và cách thức trình bày một văn bản. Là một người giáo viên phải nắm rõ đặc điểm học sinh lớp mình để tổ chức ngôn ngữ giảng dạy theo quan điểm giao tiếp cho phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời phải tạo được vị thế cho bản thân để tăng sức thuyết phục cho lời nói khi truyền đạt đến học sinh. 2. Nội dung giao tiếp Nội dung giao tiếp ở đây là hiện thực được nói đến trong cuộc giao tiếp. Nội dung là tình cảm, sự hiểu biết của con người được đưa vào nội dung lời nói của người tham gia giao tiếp. Người ta không thể nói những gì mà người ta không biết. Hiện thực được nói đến sẽ tạo nên chủ đề, đề tài của cuộc giao tiếp. Nội dung giao tiếp ở đây có thể thuộc về quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nội dung giao tiếp được tồn tại trong suốt quá trình giao tiếp, không ai lại nói những điều mà không chứa đựng được nội dung nào. Điều quan trọng để cuộc giao tiếp có thể diễn ra là cả người phát và người nhận phải cùng hướng về một nội dung giao tiếp. Không thể người này nói một nơi người khác lại hiểu một nẻo. Chẳng hạn khi A hỏi B “Sao hôm qua không đi học ?” B trả lời “Hôm nay trời đẹp quá”. Đó là vi phạm về nguyên tắc của hoạt động giao tiếp. Vì thế, cuộc giao tiếp xem như thất bại. Tóm lại, để có thể thực hiện hoạt động giao tiếp thì những người tham gia giao tiếp phải nắm rõ về nội dung giao tiếp, cùng hướng về một nội dung giao tiếp nhất định. 3. Mục đích giao tiếp B. Tômasepxki đã nói “ Mục đích của giao tiếp thông thường là biểu đạt. Chỉ cần thỏa mãn sự biểu đạt, con người có thể sử dụng bất cứ phương tiện, cách thức nào: từ ngữ, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, bàn tay, cái nhún vai… [Trần Đình Sử . 2005. 135]. Như vậy, có thể nói mục đích cơ bản của cuộc giao tiếp là nhằm truyền đạt thông tin, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình. Qua đó còn phải tác động đến người tiếp nhận một tình cảm nào đó. Mục đích giao tiếp là kết quả cuối cùng mà cuộc giao tiếp mong muốn đạt được. Có thể nói một cuộc giao tiếp được gọi là thành công khi cuộc giao tiếp đạt được mục đích đã đề ra. Mục đích giao tiếp là động lực giúp con người hướng đến và thực hiện hoạt động giao tiếp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 17 4. Phương tiện giao tiếp Phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ. Điều đầu tiên để cả người phát và người nhận có thể hiểu thông điệp của nhau là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phải có tính chất chung đối với cả hai và ngôn ngữ trong văn bản viết phải khác với ngôn ngữ trong văn bản nói. Để đạt được điều này thì người giao tiếp phải biết cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, sử dụng vốn ngôn ngữ mang tính chất cộng đồng … để người nhận có thể tiếp thu, có thể hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền đạt. Đối với người Việt trong những hoạt động giao tiếp thông thường thì ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thì trình độ ngôn ngữ cũng như vốn hiểu biết về tiếng Việt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp. Cũng như các loại hình ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng được thể hiện ở cả hai dạng nói và viết. Khi sử dụng tiếng Việt chúng ta còn cần phải chú ý đến các phong cách sử dụng vì mỗi phong cách sẽ quyết định việc lựa chọn những phương tiện giao tiếp cho phù hợp. 5. Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp là không gian, thời gian và những đặc điểm của nơi diễn ra cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp có thể chia làm hai loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng là những hiểu biết chung về chính trị , văn hóa, xã hội … tại thời điểm diễn ra cuộc giao tiếp. Tất cả những hiểu biết này tạo ra tiền giả định để các nhân vật giao tiếp huy động theo những cách khác nhau vào cuộc giao tiếp. Khi tiến hành cuộc giao tiếp thì các nhân vật giao tiếp phải có chung một tiền giả định. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là không gian, thời gian cụ thể đang diễn ra cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp đòi hỏi nhân vật tham gia giao tiếp phải có những ứng xử cho phù hợp. Hoàn cảnh giao tiếp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc giao tiếp, mỗi hoàn cảnh ta phải có sự lựa chọn những cách thức giao tiếp cho phù hợp. Trên đây là những nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong khi tiến hành hoạt động giao tiếp. Nhân vật giao tiếp có vai trò quyết định nội dung, phương tiện giao tiếp. Chẳng hạn như ngôn ngữ dùng để giao tiếp với người lớn tuổi hơn mình sẽ khác với ngôn ngữ dùng giao tiếp với người ngang hàng. Khi gọi em mình ăn cơm, ta có thể nói “vô ăn cơm” nhưng khi gọi ông nội thì ta không thể dùng ngôn ngữ đó mà phải nói là “cháu mời ông nội vào dùng cơm”. Nội dung giao tiếp lại quyết định việc lựa chọn phương tiện giao tiếp. Vì mỗi đối tượng mỗi nội dung giao tiếp khác nhau sẽ có những phương tiện giao tiếp phù hợp. Đồng thời khi có sự hiểu biết, sự nắm vững đầy đủ về nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp thì mới có thể đạt được mục đích giao tiếp như kết quả mong muốn. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 18 IV. Giao tiếp và việc dạy- học làm văn để giao tiếp 1.Dạy tiếng Việt và làm văn là dạy học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt làm phương tiện giao tiếp - sản sinh văn bản làm phương tiện giao tiếp. Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ, quy tắc sử dụng ngôn ngữ tạo ra các sản phẩm trong hoạt động giao tiếp. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp và tư duy. Dạy tiếng Việt là dạy về ngôn ngữ mà ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên văn bản trong hoạt động giao tiếp. Văn bản này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chung của tiếng Việt. Văn bản là một chuỗi lời nói được sắp xếp một cách mạch lạc nhằm truyền đạt nội dung giao tiếp nào đó. Văn bản bao gồm hai phần: hình thức và nội dung. Hai thành phần này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của tiếng Việt. Thành phần nội dung nhằm phản ánh hiện thực, thái độ, tình cảm của con người và để truyền tải được nội dung đó đến người tiếp nhận thì người nói cần phải sử dụng một hình thức cho phù hợp. Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ mật thiết với nhau: nội dung quyết định hình thức, hình thức phản ánh nội dung. Dạy tiếng Việt là dạy các kiến thức cơ bản để có thể tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa hình thức và nội dung trong cùng một văn bản. Làm văn là phương tiện để học sinh có thể thực hành những văn bản trong hoạt động giao tiếp. Bất cứ một vấn đề nào cũng vậy nếu ta chỉ dạy lý thuyết suông thì không thể đạt được hiệu quả mà ta cần phải gắn lý thuyết với thực hành. Cho nên có thể nói rằng dạy tiếng Việt và làm văn là dạy cho học sinh có cách sử dụng tiếng Việt để làm phương tiện giao tiếp. 2.Dạy làm văn không phải chỉ dạy hình thức bài văn đúng phong cách mà quan trọng là nội dung có ý hay, đẹp 2.1 Về hình thức: Hình thức bài văn bao gồm nhiều đoạn, nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau, các câu này phải cùng thể hiện được một chủ đề, cùng hướng đến một mục đích nhất định. Môn Làm văn có các thao tác lập luận cơ bản. Ta có thể lập luận theo cách diễn dịch hay quy nạp. Tùy theo nội dung và yêu cầu của bài văn mà ta sẽ có sự lựa chọn phương pháp lập luận cho phù hợp vì mỗi phương pháp lập luận đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Các thao tác lập luận này cần phải được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ để giúp cho đoạn văn có một hình thức thống nhất. Bố cục bài làm văn gồm có 3 phần lớn: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài là nêu một cách khái quát về vấn đề trọng tâm mà mình sẽ khai thác ở phần thân bài. Phần mở bài này sẽ giúp cho học sinh nhận diện được vấn đề mà mình sẽ tìm hiểu. Mở bài trong bài văn tự sự thuyết minh thường giới thiệu khái quát về đối tượng, sự vật, sự việc sẽ kể sẽ thuyết minh trong phần thân bài. Mở bài trong bài văn nghị luận thường nêu lên luận điểm trọng tâm sẽ được trình bày trong phần thân bài. Phần mở bài đóng một vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện là tiền đề để học sinh có thể làm phần tiếp theo. Vì có nhiều trường hợp học sinh mất quá nhiều thời Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 19 gian để có thể viết được phần mở bài. Có những học sinh khi không viết được phần mở bài thì sẽ không thể làm được những phần tiếp theo. Thân bài có nhiệm vụ là triển khai và làm sáng tỏ vấn đề nêu ở phần mở bài. Ở phần thân bài này sẽ gồm các luận điểm, luận cứ góp phần làm sáng tỏ luận đề ở phần mở bài. Các luận điểm, luận cứ này cần phải được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các thao tác lập luận. Các luận điểm phải nhỏ hơn và tập trung làm sáng rõ luận đề. Giữa các đoạn văn trong cùng một bài làm văn được liên kết với nhau bằng các câu chuyển đoạn. Kết bài là tổng kết, kết luận lại nội dung đã trình bày. Qua đó nêu lên nhận định của bản thân về vấn đề đó, khẳng định hoặc phủ dịnh vấn đề đó. Phần kết luận thường ngắn gọn, súc tích giúp học sinh nắm lại được nội dung chính của vấn đề. Làm văn lớp 10 có 3 kiểu bài cơ bản: Tự sự, thuyết minh, nghị luận. Gắn liền với các kiểu bài này là các thao tác chứng minh, giải thích, bác bỏ. Mỗi kiểu bài sẽ có hình thức riêng cho nên ta phải biết cách lựa chọn hình thức cho phù hợp với từng kiểu bài. Tự sự: cách làm bài văn tự sự là phải chuyển đổi cốt truyện thành một bài văn mang nội dung truyện. Những đặc điểm chủ yếu của bài văn tự sự bao gồm: cốt truyện, tình huống truyện phải hợp logic nhằm tác dụng bộc lộ đầy đủ được vấn đề. Ta phải biết sắp xếp sao để cho mỗi tình tiết đều có vai trò riêng không có chi tiết thừa. Bên cạnh đó còn phải chú ý đến cách kể. Có thể kể theo trình tự thời gian, đảo trình tự thời gian hoặc kết hợp cả hai. Cái hay của bài làm văn tự sự thường được bộc lộ qua lời kể cho nên lời văn trong bài văn tự sự cần phải có cảm xúc để gây hứng thú cho người đọc. Ta có thể kết hợp lời kể, lời dẫn hoặc lời “nửa trực tiếp” (Trong nền văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945, Nam Cao là nhà văn sử dụng lời nửa trực tiếp đạt hiệu quả nhất). Về ngôi kể thì có thể kể theo điểm nhìn của nhân vật, kể theo điểm nhìn của người kể. Dù khi ta lựa chọn cách kể nào thì cũng phải đảm bảo được rằng cách kể đó phải phù hợp với nội dung vấn đề và đạt được hiệu quả nghệ thuật. Thuyết minh là văn bản giới thiệu về những đặc điểm, tính chất cơ bản của một sự vật, sự việc nào đó. Tất cả các đặc điểm này phải mang tính khách quan phù hợp với thực tế. Đặc điểm của văn bản thuyết minh là phải phản ánh được bản chất của sự việc cho nên khi làm một bài văn thuyết minh tránh viết những ý dài dòng mà cần tập trung làm nổi bật đối tượng định thuyết minh, các chi tiết cần phải được sắp xếp theo trình tự, hợp logic. Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày cho nên ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày. Khi làm một bài văn thuyết minh đòi hỏi người viết phải tôn trọng sự việc, tránh những hư cấu thái hóa, phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi trong bài văn thuyết minh sẽ đem lại hiệu quả cao. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 20 Nghị luận là thể văn ra đời từ rất lâu. Văn nghị luận phản ánh tư tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của con người. Trong bài văn nghị luận thường phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ luận đề. Lời văn trong bài văn nghị luận phải sáng sủa, mạch lạc. Người viết cần phải dùng lí lẽ để làm rõ vấn đề. Trong bài văn nghị luận cần phải có các thao tác: chứng minh, dẫn chứng, giải thích, phân tích, tổng hợp. Các thao tác này có quan hệ mật thiết với nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ là làm sáng tỏ vấn đề. Muốn chứng minh một vấn đề thì cần phải có dẫn chứng (số liệu, một nhận định của ai đó….) thuyết phục người đọc. Và để người khác có thể hiểu được thì phải giải thích, phân tích. Cuối cùng là tổng hợp để khẳng định lại vấn đề, đưa ra một nhận định chung về sự vật, sự việc. Khi nói đến một bài làm văn thì một trong những vấn đề quan trọng là việc sử dụng từ ngữ vì làm văn chính là thực hành những kiến thức về tiếng Việt đã học. Từ ngữ trong một bài làm văn góp phần thể hiện được những kĩ năng của người viết, phải biết lựa chọn từ ngữ trong sáng, mạch lạc, súc tích phù hợp với từng kiểu bài và phù hợp với phong cách của một bài làm văn. Ngôn ngữ trong một bài làm văn thuộc về ngôn ngữ nghệ thuật cho nên từ ngữ đòi hỏi phải đạt được giá trị thẫm mĩ. Mỗi từ ngữ không phải chỉ hàm chứa nội dung mà còn phải đạt được cái hay cái đẹp. Tiếng Việt của ta về từ ngữ thì rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú đa dạng này đem lại kết quả 2 mặt: một là nếu ta sử dụng đúng thì sẽ giúp cho lời văn trở nên sinh động đạt được hiệu quả cao. Ngược lại thì nó sẽ làm sai ý nghĩa hoặc đôi khi làm đảo lộn cả nội dung muốn nói đến. Bên cạnh đó thì câu cũng đóng vai trò quan trọng trong một bài Làm văn. Nội dung giữa các câu cần phải được sắp xếp một cách hợp logic, đúng đặc điểm ngữ pháp để tạo nên được hiệu quả diễn đạt. Người ta thường nói “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, ta thấy rằng chỉ với một dấu câu cũng có thể làm thay đổi nội dung của cả câu. Ví dụ Ngày tôi về nhà, cô ấy rất vui Ngày tôi về, nhà cô ấy rất vui Ta thấy chỉ cần thay vị trí dấu phẩy thì ý nghĩa của hai câu đã khác xa nhau. Ở câu thứ nhất thì người có được niềm vui là “cô ấy”, còn ở câu thứ 2 thì cả nhà cô ấy có được niềm vui. Từ sự phân tích trên ta thấy rằng khi viết thành câu thì ta còn cần phải chú ý đến cả dấu câu. Các câu được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các phép liên kết, các phương thức ngữ pháp khác nhau cho phù hợp. Từ là phương tiện để tạo nên câu, câu là đơn vị để tạo nên một đoạn văn và mỗi đoạn văn lại là phương tiện để tạo nên một bài làm văn. Cho nên để có thể tạo nên một bài làm văn đạt được yêu cầu thì trước tiên cần phải sử dụng từ ngữ, câu đúng phong cách, đặc điểm ngữ pháp để cho bài làm văn chẳng những mang giá trị nội dung mà còn đạt được giá trị thẩm mĩ. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 21 Tóm lại, để có thể viết được một bài làm văn hay, đạt hiệu quả thì trước tiên bài làm văn đó phải đạt được yêu cầu về mặt hình thức. Hình thức đóng vai trò quan trọng trong một bài làm văn vì hình thức là điều đập vào mắt người đọc trước khi tiếp xúc với nội dung của một bài làm văn. Cho nên khi hình thức tạo được sức thuyết phục nơi người tiếp nhận thì người ta mới có thể tiếp nhận tiếp phần nội dung. Bên cạnh, bài làm văn cần chú ý đến phần nội dung 2.2 Về nội dung: Nội dung giao tiếp vô cùng phong phú, đa dạng về vấn đề tự nhiên rồi các vấn đề xã hội như đạo đức, văn học, tình cảm. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người cũng cần phải có giao tiếp. Trong nhà trường thường giao tiếp về các lĩnh vực khác nhau. Ở đó, không chỉ cung cấp thông tin mà còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Cho nên nội dung giao tiếp cần phải hướng đến nhiều đối tượng khác nhau để đạt được những hiệu quả giao tiếp. Lượng kiến thức mà nhà trường cung cấp cho học sinh với số lượng rất lớn. Người giáo viên cần truyền tải tất cả nội dung này gắn liền với giao tiếp để vừa giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng của mình vừa phát huy được tính tích cực, tự giác, sự hứng thú của học sinh trong các giờ học nói chung và giờ làm văn nói riêng. Giờ làm văn là những giờ giúp cho học sinh có thể diễn đạt được những kiến thức đã học. Cùng một vấn đề để làm sáng tỏ (nội dung) đâu phải lúc nào cũng chứng minh hay phân tích với 1 thao tác duy nhất. Có thể tùy người nghe (đọc), ý muốn chủ quan của người nói (viết) mà sử dụng những thao tác lập luận, kiểu bài phù hợp. Đây là vấn đề có liên quan đến việc ra đề làm văn sao cho phù hợp nhu cầu, lựa chọn cách thức thể hiện của người viết. Và chỉ khi phù hợp nhu cầu thì người viết mới có khả năng bộc lộ sự thích thú, sáng tạo được. Từ đó bài viết sẽ hay, hấp dẫn hơn. Ví dụ ta thử so sánh hai đề làm văn sau: Đề 1:Hãy chứng minh đôi vai là kì diệu nhất Đề 2:Lấy đôi vai làm đề tài, hãy viết bài luận về đề tài ấy. Ta thấy đề 2 sẽ tạo sự linh hoạt, hứng thú, sáng tạo nơi người viết. Ở đề 1 tạo sự thụ động cho người viết vì ở đây khẳng định tác dụng của đôi vai là “kì diệu nhất” và yêu cầu người viết chứng minh điều đó. Nghĩa là người viết phải chấp nhận nhận định đó là đúng và chỉ tìm những ý nào chứng tỏ đôi vai là kì diệu nhất làm cho phạm vi viết trở nên rất hạn hẹp. Còn ở đề 2 người viết có thể tự do suy nghĩ và chọn ra chủ đề mà mình yêu thích. Mỗi người sẽ có suy nghĩ, có sáng tạo khác nhau. Chẳng hạn như có thể viết “đôi vai là nơi sẻ chia những tình cảm” hoặc “đôi vai là nơi để ta cùng nhau chia sớt những gánh nặng trong đời”. Mỗi người sẽ có sự thể hiện những tình cảm riêng của mình, do không bị gò bó về mặt nội dung cho nên sẽ tạo được sự hứng thú cho người viết. Người viết sẽ thả những suy nghĩ của mình trong bài làm văn. Qua cách ra đề như vậy người giáo viên sẽ nắm được kiến thức của học sinh. Như vậy, nội dung làm văn phải Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 22 phong phú, gắn với cuộc sống xung quanh chứ không chỉ vấn đề sách vở, vấn đề lời người xưa. Vì học sinh thích những điều gì thực tế, nắm bắt được chứ không phải những gì mang tính chất lý thuyết khô khan. Học sinh có nhu cầu tìm hiểu về thế giới, về những g._.tra được kiến thức, kĩ năng làm văn của học sinh vừa phải có tác dụng tạo hứng thú cho học sinh. 2.2 Phân tích đề, lập dàn ý Tìm hiểu yêu cầu của đề văn : Để có kĩ năng tìm hiểu yêu cầu của đề trước hết ta phải đọc kĩ đề văn để xác định phần dẫn, phần yêu cầu của kiểu bài, phần giới hạn của vấn đề. Từ đó phân tích mối quan hệ giữa các thành phần trong đề bài để thấy được vấn đề nào là trọng tâm cần phải làm sáng tỏ, xác định các thao tác lập luận cho phù hợp với từng kiểu bài. Cách đơn giản để có thể phân tích vấn đề là ta có thể gạch dưới những từ trọng tâm của đề văn. Cần hướng dẫn học sinh tự đặt ra câu hỏi cho bản thân và tự trả lời về các vấn đề liên quan đến đề bài. Phân tích đề văn là công việc đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng trong quá trình làm bài. Khi phân tích đề văn đúng hướng thì bài làm văn sẽ không bị lạc đề. Và qua quá trình phân tích sẽ giúp ta xác định được nội dung cơ bản để lập dàn ý cho bài văn. Muốn tìm ý cho bài văn cần xác định vấn đề lớn của đề bài hay còn gọi là luận đề. Nội dung của luận đề có thể là vấn đề thuộc văn học, đời sống hoặc các lĩnh vực khác. Dù nội dung là vấn đề gì thì ta cũng phải chú ý là giữa văn học và đời sống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lập dàn bài ta phải xác định là trình bày theo cách diễn dịch hoặc qui nạp. Dù là trình bày vấn đề theo cách nào thì ta cũng phải biết sắp xếp các luận đề, luận điểm, luận chứng, luận cứ theo trình tự hợp lí. Luận đề là nòng cốt của đề bài, là ý lớn nhất mà bài làm văn cần làm sáng tỏ. Trong luận đề thì có nhiều luận điểm để làm rõ cho luận đề. Các luận điểm này cần phải xây dựng thành một hệ thống luận điểm chặt chẽ, phù hợp với nội dung của đề văn. Tuy nhiên cần phải xem xét các luận điểm này có phù hợp với sự thật, với lí lẽ Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 34 hay không? Có nhiều cách để tìm luận điểm. Trước hết ta cần phải dựa vào quy luật tất yếu của đời sống, thứ hai là phải dựa vào sự thật hiển nhiên đang diễn ra trong thực tế. Chẳng hạn như để bình luận câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Để tìm được luận điểm cho câu tục ngữ này thì trước tiên ta phải dựa vào quy luật thực tế là qua sự bào mòn thì cái lớn sẽ trở thành cái bé. Thứ hai là phải dựa vào những kinh nghiệm trong đời sống thực tế là khi ta cố gắng làm việc gì dù khó khăn đến mấy thì cũng sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Cuối cùng người giáo viên cần giúp cho học sinh phân tích luận điểm đó có giá trị nhất thời hay vĩnh viễn. Từ đó có thể đề xuất những luận điểm mới. Để có thể hình thành và triển khai luận điểm đòi hỏi học sinh phải có một vốn hiểu biết nhất định. Vốn hiểu biết này được tích lũy trong quá trình đọc sách, tham khảo ghi chép tài liệu, vốn sống thực tế… Sự hiểu biết này càng nhiều bao nhiêu thì học sinh càng tự tin bấy nhiêu trong việc đưa ra các luận điểm. Để có được một hệ thống luận điểm, học sinh phải sắp xếp các luận điểm sao cho mạch lạc, chặt chẽ, phù hợp với logic của nội dung bài học. Đây là thao tác dẫn dắt người đọc hiểu được vấn đề một cách đầy đủ hơn. Chẳng hạn thuyết minh truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ” Hoạt động 1: Định nghĩa thể loại truyện truyền kì Hoạt động 2 : Giới thiệu các yếu tố của truyện truyền kì như yếu tố kì ảo, sự kiện và nhân vật, nhân vật chính là Ngô Tử Văn, nhân vật phụ là thổ công, diêm vương. Miêu tả, bình giá, bày tỏ cảm xúc, nhận định của bản thân và các yếu tố bổ sung làm cho truyện sinh động, hấp dẫn Các luận điểm cần được sắp xếp theo trình tự tăng dần, từ những vấn đề bình thường đến những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từ cụ thể đến khái quát. Cách sắp xếp như vậy sẽ làm cho bài văn chặt chẽ, rõ ràng, giàu tính thuyết phục. Cũng có khi bài làm văn được thể hiện bằng hình thức phản đề, nghĩa là nêu lên vấn đề ngược lại. Trong quá trình triển khai người viết sẽ tìm ra những điều để chứng minh sự giả sử đó là sai. Từ đó định hướng vấn đề được trình bày là đúng. Cách làm này mang tính chất khách quan, gây được hứng thú, bất ngờ cho người đọc. Luận cứ là các sự vật, hiện tượng, lí lẽ để chứng minh cho luận điểm đó. Luận cứ là những ý nhỏ dùng để làm rõ cho luận điểm. Có thể nói luận cứ là một bộ phận của luận điểm. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này không có sự phân giới rõ ràng. Có khi luận điểm trong ngữ cảnh này sẽ trở thành luận cứ trong ngữ cảnh khác. Cho nên khi xây dựng dàn bài cho một bài làm văn, người giáo viên cần phải xác định được luận điểm đầu tiên, bao quát cả nội dung của bài làm. Luận chứng có thể xem là phần sinh động, hấp dẫn nhất vì luận chứng thường là những ví dụ gắn liền với đời sống thực tế hoặc cũng có thể là những nội dung thuộc về văn học. Luận chứng có tác dụng chứng minh, thuyết phục người đọc. Sự thuyết phục này không phải bằng lí lẽ khô khan, Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 35 trừu tượng mà bằng những kinh nghiệm của con người tích lũy từ thực tế đời sống. Điều đó không những tạo sức thuyết phục mà còn tạo sự hấp dẫn cho bài viết. Để có được những luận chứng đáng tin cậy thì những luận chứng đó phải thể hiện rõ bản chất của vấn đề và điều tất nhiên là người tiếp nhận phải hiểu rõ về những luận chứng ấy. Phần kết bài phải nói gọn lại vấn đề đã trình bày. Người viết phải đưa ra cách nhìn nhận của bản thân về vấn đề Kĩ năng tìm ý và xây dựng bố cục phải gắn với nội dung thực tế. Bài làm văn chủ yếu nhằm mục đích giao tiếp. Cho nên khi lập dàn ý, người giáo viên cần hướng đến đối tượng mà học sinh sẽ giao tiếp trong bài viết của mình. Như Bác Hồ đã nói về quan niệm khi sáng tác văn chương thì phải biết viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?. Muốn tìm ý là lập bố cục cho bài văn thì nguyên tắc giao tiếp vô cùng quan trọng, người viết phải xác định được đối tượng sẽ tác động, trao đổi. Lập dàn ý là khâu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu có một dàn ý hoàn chỉnh thì học sinh sẽ có định hướng rõ ràng khi làm văn. Điều quan trọng của phần lập dàn ý là giáo viên phải giúp học sinh xác định được đối tượng sẽ hướng đến trong bài viết của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để học sinh triển khai nội dung trong bài viết của mình. Xác định được người tiếp nhận sẽ hướng đến trong bài viết sẽ giúp học sinh có sự lựa chọn nội dụng, phương tiện ngôn ngữ sẽ dùng trong khi viết làm văn. Dàn ý bài làm văn nên có ý lớn, các ý nhỏ. Ở mỗi ý nên xác định được đối tượng nào là chủ yếu cần phải làm sáng tỏ, đối tượng nào là thứ yếu. 2.3 Đáp án chấm 2.3.1 Nội dung Nội dung của bài văn phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: kĩ năng diễn đạt, hành văn phải trong sáng hấp dẫn. Kĩ năng diễn đạt, hành văn là yếu tố phản ánh trình độ ngôn ngữ và khả năng của người viết. Khi đánh giá một bài làm văn, giáo viên cần phải dựa vào hai ý cơ bản. Thứ nhất là dựa vào những hiểu biết mà học sinh ứng dụng để làm rõ vấn đề trong bài viết của mình, thứ hai là bài làm văn phải có những ý tưởng, những nội dung mới mẻ theo suy nghĩ riêng của bản thân học sinh, miễn là những suy nghĩ ấy phù hợp, không nên áp đặt học sinh phải hiểu theo ý mình, theo những khuôn mẫu nhất định. Giáo viên phải tôn trọng những suy nghĩ sáng tạo của học sinh, không nên áp đặt bắt học sinh phải hiểu theo ý của mình. Bài làm văn của học sinh cần phải làm rõ được đối tượng sẽ hướng đến. Cần biểu dương những điểm đặc sắc mà học sinh hướng đến trong bài viết của mình. Bên cạnh đó thì cũng xem học sinh có xây dựng được các chủ đề của từng đoạn cũng như của cả bài viết hay không? Kiến thức có sai sót không? Mức độ như thế nào?. Nội dung làm văn có toát lên được mục đích không? Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 36 2.3.2 Hình thức Kết cấu bài văn phải mạch lạc, các ý phải liên kết chặt chẽ với nhau. Hình thức phải phù hợp với nội dung chính của bài làm văn, phù hợp với đối tượng hướng đến của bài viết. Ngôn ngữ phải phù hợp với nội dung, đối tượng tiếp nhận. Lời lẽ, cách thức diễn đạt phải phù hợp với các kiểu bài. Từ ngữ không bị lặp lại quá nhiều. Chú ý đến lỗi chính tả, sử dụng đa dạng các kiểu câu. Cách triển khai vấn đề phải phù hợp với phong cách của kiểu bài. Bài làm văn phải trình bày rõ ràng, sạch đẹp Chấm bài là một công việc phức tạp và phải tốn nhiều thời gian để có thể đọc rõ, đánh giá đúng bài viết. Nhưng đây cũng là một công việc vô cùng hứng thú vì giáo viên sẽ nhìn thấy được những thành quả của quá trình dạy học, được biết những tâm tư, tình cảm của học sinh của mình. Để quá trình chấm bài được diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả thì người giáo viên phải đưa ra những qui định cụ thể về nội dung, hình thức của một bài làm văn. Từ đó giáo viên sẽ có cách chấm bài cho học sinh phù hợp. Từ kết quả của các bài viết, giáo viên sẽ có cách thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp. 2.4 Trả bài Trả bài là phân đoạn có thể giúp học sinh thực hiện được quá trình giao tiếp của mình. Ở trường phổ thông thì thời gian trả bài được bố trí một tiết, đây là giờ học chính thức có mục đích hẳn hoi. Giờ trả bài là giờ mà giáo viên có thể giao tiếp với học sinh thông qua cả văn bản nói và văn bản viết. Đây là khâu giáo viên cần giúp học sinh thấy được bài làm có đáp ứng yêu cầu giao tiếp không? Giáo viên cùng học sinh thảo luận, phân tích đề sau đó ghi dàn ý bài làm, thang điểm lên bảng. Giáo viên trao đổi với học sinh, các học sinh trao đổi với nhau về bài viết của mình. Giáo viên nêu lên những ưu, khuyết điểm của học sinh khi viết làm văn, đọc những bài văn hay, tiêu biểu. Điều đó giúp cho học sinh tự đánh giá được mình, nhận ra những mặt mạnh yếu của mình, so sánh với các bài viết trước để hoàn thiện ở các bài viết sau. Trong quá trình trao đổi, giáo viên và học sinh đã thực hiện hoạt động giao tiếp. Học sinh được bộc lộ những suy nghĩ cũng như tự đánh giá về khả năng của mình. Ở tiết trả bài, học sinh có thể nêu lên những quan điểm của bản thân về vấn đề đã triển khai trong bài viết. Đây là tiết học mà giáo viên có thể nắm được nhu cầu của bản thân học sinh, từ đó có cách ra đề làm văn cho phù hợp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 37 III. Đề xuất với trường Đại học 1.Thực tế học tập ở trường Đại học Phương pháp giảng dạy của giảng viên ở Đại học phù hợp với mục tiêu và phù hợp với quan điểm giao tiếp. Hiện nay theo phương pháp dạy học mới là phải tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Ở chương trình phương pháp dạy học tiếng Việt ở Đại học có học phần phương pháp dạy làm văn ở THPT. Giảng viên đưa ra những nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy học tiếng Việt, trong đó có nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp, nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Những nguyên tắc này chỉ ra cách giảng dạy để học sinh tạo ra được những văn bản theo quan điểm giao tiếp. Trong các phương pháp dạy học tiếng Việt thường dùng, giảng viên đã chỉ ra những đặc điểm và những điểm cần lưu ý khi sử dụng các phương pháp này trong giảng dạy tiếng Việt ở phổ thông. Phương pháp làm văn giúp cho người giáo viên có cách dạy, cách ra đề phù hợp với quan điểm giao tiếp và cách tổ chức giao tiếp, tổ chức văn bản. Tất cả các phương pháp mà giảng viên hướng dẫn để sinh viên ra trường có thể giảng dạy học phần Tiếng Việt, Làm văn ở phổ thông đều gắn với quan điểm giao tiếp, đều lấy học sinh làm trung tâm. Đa số là giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hành bằng các giờ tập giảng các bài học trong sách giáo khoa cả phần Tiếng Việt lẫn Làm văn. Phần dạy lý thuyết thường được gắn với những tiết thực hành. Điều này giúp cho sinh viên nắm vững được kiến thức hơn đồng thời tạo ra được những văn bản thực hành theo quan điểm giao tiếp. Tóm lại, phương pháp giảng dạy tiếng Việt của giáo viên ở trường Đại học giúp cho sinh viên ra trường tiếp cận được với phương pháp dạy học mới ở phổ thông là tạo ra được những văn bản giao tiếp trong quá trình dạy học. Chính điều này sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Là một sinh viên chúng ta cần nắm vững những phương pháp tích cực để có thể ứng dụng vào giảng dạy sau này. 2. Đề xuất với sinh viên Là một sinh viên để có thể chuẩn bị tốt kiến thức về phương pháp dạy làm văn ta cần chú ý đến những điểm sau Dạy tiếng Việt là dạy về hệ thống tiếng Việt, các quy luật hành chức của tiếng Việt để có thể hình thành các kĩ năng trong học làm văn. Môn Tiếng Việt có thêm một số chức năng khác nữa là làm công cụ để giao tiếp cho học sinh. Nhờ những kiến thức về tiếng Việt mà học sinh mới có thể tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Để có thể thực hiện tốt được quá trình nhận thức thì học sinh cần có những hiểu biết cần thiết và phải rèn luyện năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt để có thể lĩnh hội các tri thức khoa học trong nhà trường. Ngược lại các môn học khác cũng có tác động trở lại môn Tiếng Việt. Ở mỗi môn học sẽ có các thuật ngữ riêng và phong cách ngôn ngữ riêng. Chính điều này sẽ giúp học Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 38 sinh hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với môn Làm văn thì tiếng Việt càng có quan hệ gần gũi hơn. Trước tiên thì môn Làm văn là thực hành những văn bản văn học, để phát hiện ra cái hay cái đẹp cả về giá trị nội dung và giá trị hình thức của một tác phẩm văn học thì điều đầu tiên là ta cần phải có những hiểu biết về ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Việt và văn học có quan hệ gần gũi nhưng không phải là một, hơn nữa môn Làm văn không phải là chỉ thực hành những văn bản văn học mà còn phải biết ứng dụng thêm những văn bản thông dụng trong đời sống. Bên cạnh đó thì văn học phản ánh cuộc sống chứ không phải là bản thân cuộc sống cho nên khi sử dụng tiếng Việt vào môn Làm văn thì người giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh có sự lựa chọn phù hợp để có thể phát huy hiệu quả của ngôn ngữ trong tiếng Việt vào làm văn. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và giao tiếp xã hội. Mục đích của môn Tiếng Việt là giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt vào trong giao tiếp và đời sống. Mục đích này sẽ có tác dụng trong việc tạo ra các văn bản theo định hướng giao tiếp trong giảng dạy làm văn. Tóm lại môn Tiếng Việt có quan hệ gần gũi với môn Làm văn trong việc cung cấp kiến thức về mặt ngôn ngữ để tạo ra các văn bản theo định hướng giao tiếp trong việc dạy và học làm văn. 3. Các đề xuất với trường Đại học Trường Đại học cần có sự liên thông với các trường phổ thông để nắm rõ tình hình dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì hiện nay có nhiều giáo viên cho rằng nội dung chương trình ở trường phổ thông với nội dung được học tập ở trường Đại học không tương xứng nhau. Đưa vào đào tạo sinh viên Ngữ văn học phần Làm văn. Vì hiện nay chương trình giảng dạy ở Đại học chỉ có phần làm văn ghép chung với phương pháp dạy học tiếng Việt chứ không phải là một học phần riêng biệt. Với số tiết quá ít ỏi sinh viên không có nhiều tiết để thực hành. Do đó khi ra trường người giáo viên không thể truyền tải được đầy đủ tất cả nội dung cần phải có, cũng như không thể vận dụng được một cách linh hoạt các phương pháp mới trong dạy làm văn ở phổ thông. Đối với học phần Ngữ pháp văn bản, giáo viên cần rèn cho sinh viên kĩ năng viết một đoạn văn, một văn bản sao cho khi ra trường về dạy ở phổ thông có thể vận dụng kĩ năng đó để rèn cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo viết một bài văn. Trong học phần phương pháp, giáo viên cần bố trí nhiều hơn nữa các tiết thực hành, cần đối tượng học là học sinh phổ thông. Cần bồi dưỡng thêm cho giáo viên cũ vì có nhiều giáo viên cũ cho rằng vì mình không được học về các kiến thức giao tiếp ở trường Đại học mà nội dung chương trình cải cách của sách giáo khoa mới lại gắn liền với khuynh hướng giảng dạy theo quan điểm giao tiếp. Bên cạnh đó thì những tài liệu về phương pháp giảng dạy làm văn cho giáo viên cũng còn quá ít. Cho nên người giáo viên nói chung đặc biệt là giáo viên cũ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 39 Tóm lại, nhà trường cần có sự liên hệ thực tế với trường phổ thông để có thể điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp để mỗi sinh viên ra trường có thể trở thành người giáo viên thực thụ, thực sự có năng lực đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Giảng viên phương pháp ở Đại học phải thường xuyên thực tế phổ thông. Trường Đại học cần tạo điều kiện để giảng viên phương pháp được tham gia các hội nghị, hội thảo về phương pháp mà sở giáo dục đào tạo tổ chức. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 40 C. KẾT LUẬN Hiện nay dạy môn Ngữ văn nói chung và dạy môn Làm văn nói riêng là vấn đề đang được quan tâm và cần phải bàn luận thêm nhiều. Trên các tạp chí hiện nay cũng có nhiều bài viết về phương pháp dạy làm văn. Các nhà phương pháp đều thừa nhận dạy tiếng Việt, làm văn là rèn cho học sinh biết cách tạo lập ra các sản phẩm lời nói để làm phương tiện giao tiếp. Dạy tiếng Việt và làm văn phải gắn với hoạt động giao tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp cơ bản. Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người, con người được giao tiếp trong một phạm vi rất rộng từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Hai phương tiện giao tiếp cơ bản, chủ yếu của con người là phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Dạy tiếng Việt và làm văn là dạy học sinh làm một công cụ để giao tiếp. Dạy làm văn không chỉ dạy hình thức một bài văn đúng phong cách mà quan trọng là nội dung có ý hay, đẹp. Những vấn đề lý thuyết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho người giáo viên có những cơ sở lí luận đầu tiên để có thể tiến hành giảng dạy làm văn. Dạy làm văn là dạy cách tạo lập văn bản đúng ngữ pháp, đúng hoàn cảnh giao tiếp. Việc xác lập được các ý nghĩa, đặc điểm của hoạt động giao tiếp trong việc dạy làm văn là tiền đề để giúp giáo viên giảng dạy môn Làm văn theo quan điểm giao tiếp như đúng mục tiêu đã đề ra. Dạy và học làm văn vẫn còn hạn chế bởi các lí do sau Về phía giáo viên: Do phải tiếp xúc với sách giáo khoa cải cách mà một số giáo viên đã không thích ứng kịp thời, giáo viên chưa nắm được về lí thuyết cũng như phương pháp giảng dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Đa số những giờ làm văn là những giờ giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh một cách máy móc, rập khuôn. Hơn nữa nội dung làm văn cũng xa rời thực tế, giáo viên chưa tạo được sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh khi học làm văn. Bên cạnh đó thì đây là môn học khô khan lại quá ít tài liệu hướng dẫn làm cho người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy. Về phía học sinh: Nguyên nhân làm cho các em học kém môn làm văn là do học sinh không hiểu được lợi ích của môn học đối với bản thân các em, kĩ năng diễn đạt của các em còn hạn chế. Mặt khác, nội dung làm văn mà giáo viên cung cấp cho học sinh quá khô khan không phù hợp với nhu cầu của học sinh, học sinh lại phụ thuộc quá nhiều vào các bài văn mẫu. Chính điều này đã không khơi gợi được sự hứng thú cũng như sự tư duy, sáng tạo của các em. Với thực trạng dạy và học như vậy, chúng tôi thấy rằng hiệu quả dạy và học làm văn ở phổ thông hiện nay còn rất thấp. Nguyên tắc “lấy học sinh làm trung tâm” vẫn chưa thể hiện một cách hiệu quả nhất cho nên người Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 41 viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy làm văn ở phổ thông. Một trong những giải pháp cơ bản là giáo viên phải tạo ra được những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp để chiếm lĩnh tri thức, đồng thời nội dung làm văn cần phải có những bước tiến mới, cần phải gắn với đời sống thực tế để tạo hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng đưa ra những đề xuất đối với trường Đại học để đào tạo sinh viên ra trường có thể đáp ứng được sự đổi mới của giáo dục. Nội dung của các đề xuất cơ bản là trường Đại học cần liên thông với trường phổ thông để có những phương pháp dạy học cho phù hợp, thêm học phần Làm văn, tăng cường các tiết thực hành, bồi dưỡng cho giáo viên cũ. Những đề xuất này nếu được chấp thuận thì sẽ giúp cho người giáo viên ra trường có một kiến thức vững vàng khi về giảng dạy ở trường phổ thông. Trên đây là một số kết luận khái quát nhưng ít nhiều đã phản ánh được những nội dung cơ bản của luận văn. Việc vận dụng lí thuyết giao tiếp để dạy làm văn là một vấn đề rất cần thiết và đúng đắn, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong những giờ làm văn. Chúng tôi hi vọng những vấn đề đã trình bày sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học làm văn ở phổ thông. Do năng lực có giới hạn và điều kiện khảo sát ở trường phổ thông còn hạn chế cho nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở một khối lớp, một trường. Nếu có dịp sẽ nghiên cứu cả khối Trung học phổ thông. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 42 TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (chủ biên). 2006. Phương pháp dạy Tiếng việt. NXB Giáo dục 2. Nguyễn Trọng Báu. Nguyễn Quang Ninh. Trần Ngọc Thêm. 1985. Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn. NXB Giáo dục 3. Diệp Quang Ban. 1999. Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. NXB Giáo dục. 4. Diệp Quang Ban. 2003. Giao tiếp – văn bản – liên kết – đoạn văn. Hà Nội: NXB Giáo dục. 5. Lê Khánh Bằng. 1993. Tổ chức quá trình dạy học Đại học. Viện nghiên cứu Đại học chuyên nghiệp. Hà Nội. 6. Nguyễn Tài Cẩn. 1975. Từ loại danh từ trong Tiếng việt hiện đại. Hà Nội : NXB Khoa học xã hội. 7. Đỗ Hữu Châu. Đinh Trọng Lạc. Đặng Đức Siêu. 1994. Tiếng việt lớp 10 Ban Khoa học xã hội. Hà Nội : NXB Giáo dục. 8. Trần Đình Chung. 2007. Mấy vấn đề về giảng dạy môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong chương trình Cao đẳng Sư phạm mới. NXB Đại học Sư phạm 9. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). 2005. Dẫn luận ngôn ngữ học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Thanh Hùng. 2007. Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở. NXB Đại học Sư phạm 11. Nguyễn Thị Hiên. 2007. “Thiết kế câu hỏi dạy học làm văn theo định hướng giao tiếp”. Tạp chí Giáo dục số 170. 12. Đinh Trọng Lạc (chủ biên). 2004. Phong cách học tiếng Việt. NXB Giáo dục 13. Hoàng Thảo Nguyên (chủ biên). 2007. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn theo chương trình Cao đẳng Sư phạm 2004. NXB Đại học Sư phạm 14. Nguyễn Quang Ninh. 1998. Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp. NXB Giáo dục 15. Lê Thị Phượng. 2007. “Đổi mới đào tạo giáo viên Ngữ văn phần Làm văn ở trường Cao đẳng, Đại học”. Khoa học giáo dục 16. Lê Thị Phượng. 2006. “Đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn ở trường THCS”. Tạp chí Giáo dục số 149 Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 43 17. Bảo Quyến. 2004. Rèn kĩ năng làm văn nghị luận. NXB Giáo dục 18. Trần Đình Sử. 2005. Thi pháp Truyện Kiều. NXB Giáo dục 19. Nguyễn Thị Việt Thanh. 1999. Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt. NXB Giáo dục. 20. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên). 2007. Làm văn. NXB Đại học Sư phạm 21. Phan Thị Thủy. 2006. “Dạy làm văn ở THCS theo quan điểm giao tiếp”. Tạp chí Giáo dục số 138. 22. Bùi Minh Toán. 1999. Từ trong hoạt động giao tiếp Tiếng việt. Hà Nội: NXB Giáo dục. 23. Nguyễn Trí. 1998. Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học. NXB Giáo dục. 24. Wilbrt J.Mckeachie. Những thủ thuật trong dạy học - các chiến lược, nghiên cứu và lí thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và Cao đẳng. Tài liệu dịch của dự án Việt-Bỉ, 2003 25. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Tập 1.2006. NXB Giáo dục 26. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Tập 2. 2006. NXB Giáo dục Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 44 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH Để giúp cô nắm được tình hình học làm văn của các em, xin các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau (Đánh “x” vào trước các ý mình chọn, có thể chọn nhiều ý trong một câu) 1. Mục đích của các em khi viết một bài làm văn là gì ? a. Hoàn thành yêu cầu của giáo viên b. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, bênh vực ý kiến cho bản thân c. Không hiểu được mục đích 2. Khi viết một bài làm văn, các em có biết là viết để ai đọc không ? a. Biết b. Chưa biết c. Chưa để ý 3. Khi viết một bài làm văn, các em thích nói về đề tài nào nhất a. Về bản thân b. Những vấn đề gắn liền với đời sống hàng ngày c. Về những tác phẩm văn học đã học 4. Em có thích viết làm văn không ? a. Thích b. Không thích c. Chỉ đôi lúc thích 5. Vì sao em không thích viết làm văn? a. Vì không biết viết b. Vì không hợp với nhu cầu bản thân c. Vì đây là môn học khô khan, dễ chán 6. Em có hiểu về các nhân tố giao tiếp trong khi viết làm văn không ? a. Hiểu b. Còn mơ hồ c. Chưa biết Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 45 7. Sau mỗi bài viết làm văn, các em có rút ra được ưu, khuyết điểm của bản thân không ? a. Có, rất tốt b. Chưa biết vì sao c. Biết rất ít 8. Trong các kiểu bài làm văn đã học ở lớp 10, các em thích kiểu bài nào nhất a. Tự sự b. Thuyết minh c. Nghị luận d. Cả 3 9. Đối với các em học môn Làm văn có ý nghĩa gì? a. Không biết b. Giúp em diễn đạt tốt một vấn đề c. Không có ý nghĩa 10. Em thích (hoặc không thích) học làm văm, vì sao? ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ……………………………… 11. Em có đề nghị đối với thầy (cô) dạy làm văn ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………... Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 46 PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN Để giúp em có thể nắm được tình hình học làm văn ở trường THPT, xin thầy (cô) vui lòng giúp em trả lời các câu hỏi sau (có thể chọn nhiều ý trong một câu) 1.Quí thầy (cô) được học lý thuyết giao tiếp ở đâu? a. Ở trường Đại học b. Tự tham khảo c. Chưa được tiếp xúc 2. Quí thầy (cô) có chú ý đến dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp không? a. Luôn luôn b. Không c. Thỉnh thoảng 3. Qua việc dạy làm văn ở trường THPT, thầy (cô) đánh giá năng lực học làm văn của học sinh theo quan điểm giao tiếp như thế nào? a. Tốt b. Trung bình c. Còn yếu 4. Ngày nay ở trường phổ thông đã áp dụng phương pháp mới là “lấy học sinh làm trung tâm”. Thầy (cô) đã vận dụng phương pháp này như thế nào? a. Cung cấp cho học sinh tất cả các nội dung b. Cho học sinh tự làm việc, giáo viên chỉ là người hướng dẫn 5. Khi dạy làm văn, thầy (cô) đã sử dụng phương pháp nào? a. Thuyết giảng b. Thảo luận nhóm c. Thực hành luyện tập d. Phương pháp giao tiếp 6. Thầy (cô) có nhận xét gì về kết quả của bài làm văn sau (so với bài trước) của học sinh a. Tiến bộ nhiều b. Trung bình c. Không ổn định Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 47 7. Theo phân bố tiết dạy làm văn trong sách giáo khoa, thầy (cô) thấy có hợp lí không? a. Chưa hợp lí, quá ít b. Chưa hợp lí, quá nhiều c. Hợp lí 8. Qua thực tế và hiệu quả giảng dạy của những giờ làm văn, thầy (cô) thấy phương pháp nào đem lại hiệu quả cao a. Thuyết giảng b. Thảo luận nhóm c. Thực hành luyện tập d. Phương pháp giao tiếp 9. Theo quí thầy (cô) vì sao học sinh không thích học môn Làm văn a. Môn học khó, khô b. Học sinh chưa hiểu lợi ích của môn học c. Nội dung làm văn còn xa rời thực tế, không gây hứng thú cho học sinh 10. Khi dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp ở trường phổ thông, thầy (cô) đã gặp những khó khăn gì? a. Học sinh chưa có kiến thức về các nhân tố giao tiếp b. Học sinh lệ thuộc nhiều vào các bài văn mẫu c. Học sinh không có kĩ năng diễn đạt d. Tất cả các ý kiến trên 11. Quí thầy (cô) có ý kiến gì đối với trường Đại học khi dạy “phương pháp dạy làm văn” cho sinh viên ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 12.Quí thầy (cô) có nhu cầu được bồi dưỡng thêm về kiến thức gì để dạy tốt làm văn cho học sinh ở trường mình ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 13. Điều khó khăn nhất của quí thầy (cô) khi dạy làm văn là gì? ……………………………………………………………………… ………….………………………………………………………….. ……………………………………………………………………… Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 48 ĐỀ LÀM VĂN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 1. Có nhiều thanh niên cho rằng “cuộc sống ngày nay rất buồn tẻ”. Anh (chị) có nhận xét gì với ý kiến trên. 2. Lấy đôi vai làm đề tài và hãy viết một bài luận về đề tài ấy. 3. Có một vĩ nhân đã từng nhận xét “cuộc sống không cho ta tất cả những gì ta mơ ước nhưng cho ta có quyền thực hiện những mơ ước ấy”. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? 4. Hãy nêu lên cảm nhận của bản thân về một sự việc mà anh (chị) đã bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. 5. Mẹ là người luôn bên ta trong tất cả những bước đường của cuộc đời. Hãy viết một bài luận nói về mẹ của mình. 6. Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo anh (chị) thì ta phải làm thế nào để cải tạo môi trường sống. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1243.pdf
Tài liệu liên quan