Đề tài Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số Trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa - Tỉnh Thanh Hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC UPSALA – THỤY ĐIỂN CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ------------------------------------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG ĐỀ TÀI Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số Trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa --------------------- Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới GS.TS Lennart Wikander - Trường ĐH Uppsala Thụy Điển Nhóm học viên: Trươ

doc38 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số Trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa - Tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Công Điệp Lý Trường Yên Hoàng Tùng Lớp: MPPM – Intake 4A Hà Nội, tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1.Giới thiệu vấn đề ( bối cảnh chung, tầm quan trọng của vấn đề ) 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3. Cấu trúc luận văn 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và khung khổ lý thuyết 3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên DTTS 3.1. Các chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung 3.2. Các chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng nguồn lao động là thanh niên DTTS 4. Tổng quan tình hình lao động là thanh niên DTTS tỉnh Thanh Hóa 4.1.Tình hình dân số, lao động và việc làm tỉnh Thanh Hóa 4.2. Thực trạng học nghề của thanh niên DTTS 4.3. Thực trạng tay nghề qua đào tạo của Thanh niên dân tộc ít người tỉnh Thanh Hóa 4.4. Một số chính sách của tỉnh về nâng cao chất lượng nguồn lao động là thanh niên DTTS 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hàm số Mincerian căn bản 5.2. Phương pháp hàm số Mincerian mở rộng 6. Nghiên cứu trường hợp huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa 6.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa 6.2. Phân tích số liệu thống kê về thực trạng chất lượng lao động là thanh niên DTTS huyện Quan Hóa 6.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động là người DTTS huyện Quan Hóa 7. Kết Luận và giải pháp 8. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 9. Tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: Tiến sỹ: TS. Giáo sư, tiến sỹ: GS.TS. Dân tộc thiểu số DTTS Thanh niên TN Ủy ban nhân dân: UBND Quyết định QĐ Chính Phủ CP Thủ tướng Chính Phủ TTg Trung Ương TW Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh ĐTN CS HCM Nhà Xuất bản NXB Hợp đồng lao động HĐ LĐ Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề TT GDTX & DN TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề (Tên đề tài luận văn): Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa 2. Trình độ: Bài luận văn chương trình Thạc sĩ Quản lý công 3. Nhóm tác giả: - Trương Công Điệp - Hoàng Tùng - Lý Trường Yên 4. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới GS.TS Lennart Wikander - Trường ĐH Uppsala Thụy Điển 5. Ngày tháng hoàn thành: Tháng 3 năm 2012 6. Mục đích: Xác định đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động cho Thanh Niên vùng DTTS là cần thiết để họ có việc làm hoặc tìm được việc làm cho thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Lý do: - Thanh niên DTTS có nhu cầu đào tạo nghề, song chất lượng, số lượng còn hạn chế; - Cơ hội tìm việc làm thấp, thu nhập không cao; - Chất lượng lao động thấp do ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán và điều kiện địa lý khó khăn, dân trí thấp. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp hàm số căn bản và mở rộng - Phương pháp kế thừa các dữ liệu sẵn có; - Phương pháp thống kê trên cơ sở các báo cáo số liệu tổng hợp thực hiện dạy nghề đã được huyện Quan Hóa phê duyệt năm 2011; - Phương pháp quan sát thực tiễn tại trường dạy nghề của huyện Quan Hóa và tình hình việc làm của đối tượng nghiên cứu (TN - DTTS). Nhóm cũng dựa trên một số đề án đã được Ủy ban Nhân dân huyện, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Quyết định của Chính phủ đã phê duyệt. 8. Kết quả và kết luận: Qua phân tích thực trạng TN DTTS tỉnh Thanh Hóa nói chung và của Huyện Quan Hóa nói riêng về chất lượng lao động và tìm kiếm việc làm cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng lao động, bao gồm cả yếu tố nội tại bản thân TN là người DTTS là trình độ văn hóa thấp, còn nặng phương thức lao động tự cấp tự túc, thiếu kỹ năng và kỷ luật lao động, tự ty dân tộc, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và quá trình học nghề chưa thành công. Mặt khác các yếu tố về môi trường đào tạo, kinh phí dành cho đào tạo nghề vùng DTTS còn hạn chế; công tác vận động tuyên truyền chưa sâu rộng tới người lao động, làm cho họ chưa nhận thức được việc lao động có kỹ năng, được đào tạo cho thu nhập cao hơn lao động tự do, không có kỹ năng nghề; Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nhiều hơn để khuyến khích TN tham gia học nghề và tham gia tổ chức Đoàn hội góp phần củng cố và giữ vững, ổn định hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số. 9. Đề xuất cho nghiên cứu tương lai: Nếu có điều kiện nhóm sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn, trực tiếp hơn để kiến nghị đề xuất với Nhà nước tăng cường hỗ trợ cho TN DTTS học nghề, nâng cao chất lượng lao động nói chung, kỹ năng nghề cho TN DTTS nói riêng, để họ vươn lên xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững ở vùng dân tộc miền núi. 10. Đóng góp của luận văn: Nhóm hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ là TN DTTS quan tâm đến vấn đề nhóm đã nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân hạn chế về chất lượng lao động là TN DTTS. Từ đó họ nỗ lực và cố gắng hơn học tập, rèn luyện kỹ năng cho bản thân và tích cực tuyên truyền về học nghề, thực hiện tốt kỷ luật lao động, xóa bỏ tập tục lạc hậu, tiếp cận học nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường, tìm được việc làm cho thu nhập ổn định và thoát nghèo nhanh chóng, bền vững. 11. Ý chính: Nâng cao chất lượng lao động cho Thanh niên dân tộc thiểu số là vấn đề mà đề tài hướng vào làm đối tượng nghiên cứu chính. 1. Mở đầu 1.1. Giới thiệu vấn đề Trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiếu số (DTTS) và miền núi những năm qua cơ bản đã từng bước được cải thiện. Đối với vùng đồng bào miền núi tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 70% năm 2005 - xuống còn 42,73% năm 2011 (7 huyện nghèo vẫn ở mức cao 50,67%). Tuy nhiên, trước thách thức có nguy cơ tái nghèo ở 7 huyện thuộc Nghị quyết 30a về đầu tư cho 62 huyện nghèo nhất nước; Thanh Hóa có 7 huyện đều thuộc vùng dân tộc miền núi, trong đó huyện Quan Hóa là một trong huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao 51,01% năm 2011. Nguyên nhân là người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, dân trí thấp, lao động không có tay nghề và thiếu việc làm vào những tháng nhàn rỗi mùa vụ hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp... Đặc biệt là Thanh Niên, tuy có sức lao động nhưng lại không có công việc thường xuyên để tạo ra thu nhập cho gia đình và bản thân, trình độ học vấn đa số hết tiểu học, họ có nhu cầu học nghề nhưng chưa biết về trường lớp đào tạo nghề hoặc chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền. Xác định đào tạo nghề cho Thanh Niên vùng DTTS là cần thiết để họ có việc làm hoặc tìm được việc làm cho thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Chúng tôi thấy rằng cần thiết phải chọn đề tài nghiên cứu "Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số là gì? Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này là để khám phá những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số từ các nghiên cứu trường hợp của Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, nó là để kiểm tra vai trò của đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số. 1.3. Cấu trúc luận văn Được chia làm 5 phần chính và 7 tiểu mục, phần mở đầu gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu; Phần thứ hai là khung khổ lý thuyết, tổng quan tài liệu nghiên cứu, tổng quan về lao động, việc làm tỉnh Thanh Hóa, những chính sách của Đảng và Nhà nước nâng cao chất lượng lao động nói chung và chất lượng lao động là Thanh Niên dân tộc thiểu số nói riêng; Phần thứ ba là trường hợp nghiên cứu chất lượng lao động là Thanh niên DTTS tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa: thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động và chính sách của Nhà nước dành cho Thanh niên DTTS; Phần thứ tư là phương pháp nghiên cứu; Cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và khung khổ lý thuyết Lý thuyết về chất lượng lao động Vốn con người Adam Smith có thể là nhà kinh tế học đầu tiên phát triển khái niệm về vốn con người là đạt được những khả năng hữu ích của người dân hoặc thành viên trong xã hội. Việc đạt được những tài năng thông qua giáo dục, học tập hoặc học nghề, thường mất một khoản chi phí thực thế, là vốn cố định và được thực hiện trong cá nhân đó. Tay nghề của công nhân được nâng cao có thể được xem như một máy móc hoặc công cụ trong nghề tạo điều kiện dễ dàng và giảm bớt sức lao động. Và thông qua đó nó có giá là một khoản chi phí nhất đinh, hoàn lại khoản chi phí đó bằng lợi nhuận. Nói một cách ngắn gọn, Adam Smith đã khẳng định vốn con người là kỹ năng, sự khéo léo trong tay nghề (thể chất, trí tuệ, tâm lý, ), và phán đoán. Trong một công bố tài chính vào năm 1928, Arthur Cecil Pigou đã tìm cách định nghĩa rõ hơn thuật ngữ “vốn con người” bằng sự so sánh giữa vốn con người và sự đầu tư vật chất. Tuy nhiên, khái niệm được biết đến nhiều nhất về “vốn con người” đã thuộc về Jacob Mincer and Gary Becker của Trường Kinh tế Chicago. Đặc biệt là, trong cuốn sách của Becker có tựa đề Vốn Con Người, xuất bản vào năm 1964, đã trở thành một tham chiếu tiêu chuẩn trong nhiều năm. Theo quan niệm của cuốn sách này, vốn con người tương tự như "phương tiện vật chất để sản xuất”, ví dụ nhà máy và máy móc: một người có thể đầu tư vào vốn người (thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ) và kết quả của sự đầu tư đó phụ thuộc một phần vào tỉ lệ mang lại cho người đó về vốn con người. Vốn con người có thể thay thế được, những không thể chuyển nhượng lại được giống như đất đai, lao động, hoặc vốn cố định (Becker, 1964). Khái niệm vốn con người cũng có thể tìm thấy trong nhiều công trình nghiên cứu hiện đại. Ví dụ, Hersch (1991) nói rõ rằng vốn con người là đề cập đến kinh nghiệm làm việc và giáo dục, trong đó vốn làm việc được xác định bằng số năm kinh nghiệm làm việc chính thức và giáo dục chính thức được tính bằng năm. Hỗ trợ cho quan điểm này, Jacobsen (1998) nhấn mạnh rằng bất kỳ thứ gì tạo ra năng suất lao động cao hơn, bao gồm giáo dục và đào tạo, sức khoẻ thể chất, được xem là vốn con người. Trong các bài viết và nghiên cứu của Ngân hàng Thế Giới, vốn con người được định nghĩa là các kỹ năng và năng lực được hợp nhất vào con người (World Bank 1995). Hầu hết các công trình nghiên cứu đều mô tả vốn con người là: khả năng, trình độ, kinh nghiệm và kiến thức đạt được thông qua giáo dục chính thức và những kỹ năng và kiến thức chuyên môn đạt được trong quá trình đào tạo. Năng suất lao động Samuel- son và Nordhaus định nghĩa năng suất lao động là toàn bộ đầu ra được phân chia bởi các đầu vào lao động (Koch and McGrath 1996). Theo Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD), năng suất lao động được định nghĩa là "Tỉ lệ của một số đo số lượng đầu ra với số đo số lượng đầu vào” (2001) tổng giá trị gia tăng (GVA). Horowitz và Sherman (1980) lại đề cập đến năng suất lao động được xác định bởi thu nhập đồng thời và số đo vật chất (ví dụ tình trạng thiết bị). Năng suất lao động xác định sẽ thay đổi như một chức năng của tổng hệ số năng suất. Sản lượng của mỗi công nhân tương ứng với “sản phẩm lao động trung bình” và có thể đối lập với sản phẩm lao động biên tế. Sản phẩm lao động biên tế liên quan đến việc tăng sản lượng do việc tăng đầu vào lao động biên tế. Năng suất lao động có thể được xác định theo các phương diện vật chất hoặc phương diện giá cả. Trong khi sản lượng tạo ra thông thường có thể xác định trong khu vực tư nhân, rất khó xác định nó trong khu vực nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Có thể khó xác định đầu vào hơn theo một cách không thiên lệch ngay khi chúng ta đi chệnh khỏi ý tưởng về lao động đồng nhất ("trên mỗi công nhân” hoặc "trên mỗi giờ lao động"): Cường độ nỗ lực lao động, và chất lượng của nỗ lực lao động nói chung. Hoạt động sáng tạo liên quan đến việc tạo ra cải tiến kỹ thuật. Các lợi ích về hiệu suất liên quan do các hệ thống quản lý, tổ chức, điều phối và kỹ thuật khác nhau. Các tác động đến năng suất của một số hình thức lao động lên một số hình thức lao động khác. Những phương diện về năng suất này liên quan đến định tính, chứ không phải định lượng, các quy mô đầu vào lao động. Nếu bạn cho rằng một công ty/một nước đang sử dụng lao động cường độ cao hơn nhiều, bạn có thể không muốn nói rằng điều này là do năng suất lao động của công ty đó/nước đó cao hơn. Quan điểm này trở nên đặc biệt quan trọng khi một phần lớn những gì được tạo ra trong một nền kinh tế chỉ bao gồm dịch vụ. Ban quản lý có thể rất quan tâm đến năng suất lao động của công nhân, song chính bản thân ban quản lý lại rất khó chứng minh được những hiệu quả về nâng suất. Kiến thức chuyên ngành về quản lý hiện đại nhấn mạnh tác dụng quan trọng của văn hoá công việc tổng thể hoặc văn hoá tổ chức của doanh nghiệp. Nhưng một lần nữa có thể không chứng minh được các ảnh hưởng cụ thể của bất kỳ một văn hoá cụ thể nào về năng suất. Xét về các phương diện kinh tế vĩ mô, việc kiểm soát giờ làm việc (tức là thể hiện năng suất lao động của mỗi giờ làm việc) phải đưa ra một thống kê về năng suất có thể sẵn sàng so sánh được, nhưng điều này thường không được thực hiện do tính tin cậy của số liệu về số giờ làm việc. Ví dụ, Mỹ và Anh không có số giờ làm việc dài hơn Châu Âu - nếu không được tính đến thì điều này sẽ làm cho các con số về năng suất trong những nước này tăng lên. Khi so sánh về thống kê năng suất lao động của các nước, cần phải xem xét vấn đề về tỉ giá hối đoái bởi vì những khác biệt trong việc tính toán sản lượng như thế nào trong các nước khác nhau, rõ ràng và hiển nhiên là các vấn đề này liên quan đến việc quy đổi các đơn vị tiền tệ khác nhau ra một cơ sở tiêu chuẩn. Các hệ số tác động đến năng suất lao động hoặc hiệu quả của các vai trò công việc cá nhân là cùng một loại chung với những hệ số tác động đến hiệu quả của các công ty sản xuất như một tổng thể. Chúng bao gồm: (1) điều kiện vật chất, địa điểm, vật lý -hữu cơ của thiết bị và các yếu tố công nghệ; (2) các yếu tố giá trị niềm tin văn hoá, thái độ cá nhân, động cơ và hành vi; (3) những ảnh hưởng quốc tế tức là các mức độ cải tiến và hiệu suất về phía các chủ lao động và người quản lý của các công ty nước ngoài đầu tư vào trong nước; (4) môi trường quản lý - tổ chức và môi trường kinh tế rộng lớn hơn và môi trường chính trị- pháp luật; (5) các mức độ linh hoạt của thị trường lao động nội địa và các tổ chức hoạt động lao động – ví dụ sự có mặt của các rào cản và đường phân ranh giới nghề truyền thống đối với việc tham gia nghề; (6) các hệ thống tiền công và tiền thưởng cá nhân, và hiệu quả của các nhân viên quản lý nhân sự và những người khác trong tuyển dụng, đào tạo, thông báo, và người lao động thúc đầy hiệu quả trên cơ sở tiền công và những khích lệ khác. Chất lượng lao động Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa chất lượng lao động. Đã từ lâu, theo lý thuyết về Vốn Con Người, kiến thức giáo dục và những kỹ năng kỹ thuật đã là hai đại diện về chất lượng của sức lao động. Tuy nhiên, khái niệm chất lượng lao động đã được liên tục phát triển để phản ánh những thay đổi trong nền kinh tế và xã hội. Năm 1966, trong cuốn sách “chất lượng lao động và phát triển kinh tế tại một số nước: Một công trình nghiên cứu sơ bộ”, Galenson và Pyatt đã đề xuất rằng chất lượng lao động được xác định bởi trình độ giáo dục, sức khoẻ, chỗ ở và an sinh xã hội. Trình độ giáo dục được xác định thông qua việc tuyển sinh vào trường học, bao gồm tỉ lệ phần trăm của nhóm có độ tuổi tương ứng trong trường tiểu học, cơ sở, dạy nghề và đại học; sức khoẻ được xác định về các phương diện như: tỷ lệ tử vong ở trẻ em, số dân trên một bác sỹ và trên một giường bệnh, tỉ lệ nạp calorice trên đầu người; nhà ở được xác định theo chỗ ở trên đầu người và tỉ lệ đầu tư vào nhà ở trên tổng sản phẩm quốc dân và an sinh xã hội được xác định bằng tỉ số trợ cấp trên thu nhập quốc dân và chi phí an sinh xã hội trung bình trên đầu người. Để hỗ trợ cho những yếu tố trên, theo VIT-CORP (2008), Có một số tiêu chí mà Ngân Hàng Thế Giới khuyến cáo trong nhiều vấn đề khác nhau của các Chỉ Số Phát Triển Thế Giới để đánh giá chất lượng lao động, như hệ thống giáo dục và công tác đào tạo nguồn nhân lực; tính sẵn có của nguồn lao động cũng như các nhà quản lý hành chính có chất lượng và trình độ giáo dục cao; và sự thành thục tiếng Anh, kỹ thuật, và công nghệ tiên tiến trong khi Ward (1997) lập luận rằng trong các mô hình tổ chức sản xuất mới, chất lượng lao động vượt xa kiến thức giáo dục và các kỹ năng kỹ thuật. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, một số phương diện xã hội của lao động đã trở nên phổ biến hơn trong việc đánh giá sức lao động trong công ty. San và các cộng sự (2006) đã hợp nhất 7 yếu tố chính, là (i) giáo dục, (ii) đào tạo, (iii) năng suất lao động, (iv) những thay đổi trong cơ cấu sức lao động, (v) an toàn và sức khoẻ, (vi) đạo đức công việc và các mối quan hệ công nghiệp, (vii) các mô hình quản lý lao động và chất lượng nghề nghiệp của người lao động để tạo ra chất lượng chỉ số lao động trong các công nhân ngành sản xuất của Đài Loan. 3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên DTTS 3.1. Những chính sách cải thiện chất lượng nguồn nhân lực nói chung Trong những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như là: Chính sách cử tuyển con em là đồng bào dân tộc vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước; Chính sách hỗ trợ con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học các trường nội trú từ THCS đến THPT và trường dự bị đại học dân tộc Trung ương ở 3 khu vực miền Bắc - Trung - Nam. Từ năm 2009 có đề án 65/CP về đào tạo cán bộ công chức nguồn lãnh đạo quản lý cho giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020; Chính sách đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý các cấp vùng DTTS thuộc chương trình thực hiện Quyết định: 135/1998/QĐ - TTg; Đề án 1956/CP về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo theo Nghị Quyết 30/CP. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ Đảng khóa X về" tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh Niên thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và chương trình hành động thực hiện NQ của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số: 103/2008/QĐ - TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án hỗ trợ TN học nghề tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015; Quyết định số; 1956/2009/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Quyết định số: 1216/2011/QĐ - TTg Ngày 22/7/2011 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giao đoạn 2011 - 2020 và qui hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2020. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nói: Ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh công tác giáo dục- đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển đổi lao động sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đào tạo, nâng cao trình độ cho nông dân thông qua khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng trường lớp học, đồng thời, tăng chất lượng đội ngũ giáo viên và các trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục chăm lo, đào tạo và đổi mới công tác cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, xem đây là một khâu quyết định để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đảng bộ đề ra trong thời gian tới. Đại bộ phận dân đang sống ở nông thôn và là nông dân. Diện tích có hạn và nguồn lực nằm ở đấy nếu chỉ tập trung vào nông nghiệp thôi thì thu nhập không thể cao được. Cho nên chúng ta phải chuyển một bộ phận lớn lao động. Từ nông thôn sang làm các ngành công nghiệp, chuyển một bộ phận lớn hơn từ nông thôn sang làm các ngành dịch vụ. Đấy là ngành phát triển với một cơ cấu kỹ thuật có chất lượng, có năng suất và có thu nhập cao hơn. Muốn chuyển được như vậy thì dứt khoát phải đào tạo. 3 người lao động ở nông thôn phải đào tạo cả 3: 1 người làm nông nghiệp, 1 người làm dịch vụ và 1 người làm công nghiệp. Có như vậy thì mới chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành công được. Và mới tạo ra được một lực lượng lao động mới trong 2 năm tới, 5 năm tới, 10 năm tới có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn, thu nhập cao hơn Báo Vĩnh Long online ngày 05/2/2012 trích bài phát biểu của Phó thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng . 3.2. Các chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng nguồn lao động là thanh niên DTTS Khái niệm dân tộc thiểu số được hiểu là: dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Căn cứ vào tình hình thực tiễn về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho TN là đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề còn nhiều hạn chế và bất cập, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, nên chưa nhận được sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội tham gia mà chủ yếu là Nhà nước đầu tư; chi Ngân sách cho dạy nghề dài hạn mới đạt 50% nhu cầu, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, Thanh niên DTTS mới đáp ứng khoảng 25% số lượng hàng năm, chủ yếu là các nghề đơn giản, phổ thông; Nhà nước Việt Nam xác định giải quyết việc làm cho thanh niên và TN DTTS là vấn đề bức xúc của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, năm 2009, Chính Phủ ra Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; trong đó dân tộc thiểu số được coi là đối tượng số 1, được ưu tiên học nghề và có hỗ trợ kinh phí học nghề cũng như giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp; Trong Quyết định 135 giai đoạn II (2006 - 2010) của Chính Phủ dành riêng một hợp phần cho đào tạo nghề ngắn hạn hàng năm dành đối tượng Thanh niên là người dân tộc thiểu số. Quyết định số: 103/2008/QĐ - TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án hỗ trợ TN học nghề tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015. Nghị Quyết số: 24/NQ/TW ngày 12/3/2003 nhấn mạnh "...ở nhiều vùng dân tộc miền núi tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung cả nước , khoảng cách chênh lệc về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp, việc đào tạo nghề chưa được quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xã còn nhiều khó khăn...."; 4. Tổng quan tình hình lao động là thanh niên DTTS tỉnh Thanh Hóa 4.1.Tình hình dân số, lao động và việc làm tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa có 11 huyện miền núi có 7 dân tộc cùng sinh sống gồm: Người Mường, Thái, Thổ, Dao, mông, Khơ mú và Kinh Dân tộc Mường ở Thanh Hóa sống chủ yếu tập trung ở các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành và Ngọc Lặc, người Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường nên họ sống gần vùng đồng bằng đồi núi thấp, họ sản xuất bằng trồng lúa nước, ngành nghề chính là thủ công có nghề dệt vải thổ cẩm, đan lát. Có thể khái quát đời sống sinh hoạt của người Mường là "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày tiến, năm lui" có nghĩa là: cơm thì đồ bằng chõ để gạo chín bằng hơi nước, nhà thì làm nhà sàn, nước thường được đựng vào ống cây bương, cây luồng để dùng ăn uống, thịt lợn được nướng trên bếp lửa cho chín bằng than củi, cách tính ngày tháng được tính theo sao trên trời thường là chòm sao tua rua đi qua mặt trăng... Chỉ có dân tộc Mường mới có đẩy đủ các đặc điểm trên. Dân tộc Thái sống chủ yếu ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn và huyện Mường Lát, Người Thái cũng có nghề trồng lúa nước và lúa nương và được đúc kết như câu thành ngữ "Mương - Phai - Lái - Lin" tức là khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt máng trên các cánh đồng thung lũng. Họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, hiện nay chuyển sang 2 vụ lúa tẻ. Họ làm nương để trồng thêm lúa, ngô, hoa màu, cây thực phẩm và đặc biệt là cây bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải, làm gốm; dệt thổ cẩm là nghề và là một trong những mặt hàng truyền thống độc đáo. Người Mông ở Thanh Hóa có khoảng 14.000 người, chủ yếu sống ở vùng núi cao các Huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn, sản xuất chính là trồng lúa nương và ruộng bậc thang, trồng ngô, cây đay để dệt thành sản phẩm vải lanh, vải đũi, nghề rèn cũng là nghề truyền thống của người Mông. Song họ có tập tục sống du canh, du cư nên họ sống tạm bợ từ nhà cửa cho đến đồ dùng sinh hoạt, Nhà nước rất khó khăn trong đầu tư xây dựng để ổn định cuộc sống của họ. Các dân tộc Dao, Thổ và Khơ mú ở Thanh Hóa chiếm tỷ lệ khoảng < 10% / tổng số người DTTS (khoảng 650.000 người), về phong tục, tập tục có ảnh hưởng lớn của người Mường, Thái và người Kinh Công tác đoàn kết, tập hợp TN các DTTS tr 90, 105 và 106 của TW ĐTN CS HCM - NXB Thanh Niên. . Nói chung người DTTS đều chăm chỉ và khéo léo trong sinh hoạt và ứng xử trong cuộc sống, đời sống tinh thần phong phú và các lễ hội văn hóa đặc sắc đậm đà chất hoang dã của núi rừng, chính vì vậy mà họ thường thích sống tự do, ít kỷ luật, khuôn phép và thường thì họ bằng lòng với cuộc sống khó khăn về vật chất cộng với hiểu biết còn hạn chế. * Đặc điểm của Thanh niên DTTS: Thanh niên DTTS chiếm khoảng 13% tổng số TN toàn tỉnh. Trình độ văn hóa, đạo đức, nếp sống của TN ngày càng chuyển biến tích cực và có nhiều tiến bộ. TN DTTS ngày càng có nhiều cố gắng trong học tập nâng cao trình độ học vấn, kiến thức khoa học kỹ thuật, số cán bộ có bằng đại học, thạc sỹ ngày càng tăng . Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kỹ thuật của TN DTTS còn thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh. Về lao động, việc làm và nghề nghiệp, phần lớn là TN các DTTS chịu khó, cần cù, song tiếp xúc với kinh tế thị trường còn chậm, đa số họ có việc làm nhưng chất lượng, năng suất lao động không cao. Cùng với dân tộc của họ, họ sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới rừng núi, vùng sâu, vùng xa; giao thông đi lại khó khăn; ở rải rác. Đời sống tinh thần, vật chất của TN DTTS còn nhiều thiếu thốn, khó khăn; họ mong muốn đời sống ổn định, không còn đói nghèo. TN DTTS bị ràng buộc bởi nhiều phong tục lạc hậu nhất là tang ma, cưới hỏi, tín ngưỡng truyền thống, bản địa. Họ có nhu cầu giao lưu văn hóa, hoạt động tập thể, tiếp cận với phương tiện hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc họ. Tuy nhiên, họ nặng tâm lý tự ty, một số ỷ lại chính sách Nhà nước, không muốn tự học hỏi vươn lên hoặc tự thỏa mãn với cuốc sống hiện tại Sđd trang 120 – 121. . Dân số trung bình năm 2011 ước 3.411,2 nghìn người, tăng 4,4 nghìn người so với năm 2010, tốc độ tăng dân số 0,13%; tỷ lệ sinh 14,4%o, tỷ lệ chết 7,4%o, tỷ lệ tăng tự nhiên 7,0%o và mức giảm sinh 0,1%o. 9 tháng năm 2011 đã sắp xếp 44,6 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 78,2% kế hoạch (trong đó xuất khẩu lao động 6. 820 người) và cả năm giải quyết được 57 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 100% kế hoạch. Tổng kinh phí năm 2011 là 44.820 triệu đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh 9 tháng năm 2011 đạt 43,0%, tăng 6,0% so với năm 2010. Trong đó Thanh niên độ tuổi từ 16 - 30 khoảng 1.027.000 người chiếm 30% dân số; chiếm 46% số người trong độ tuổi lao động của tỉnh. Khu vực miền núi, nơi tập trung chủ yếu của đồng bào DTTS có dân số 1,1 triệu người, lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 65% Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số: 1956/QĐ - TTg năm 2011 của Sở Lao động TBXH tỉnh Thanh Hóa. . Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tìm được việc làm đúng nghề chỉ đạt 80, 2% trên tổng số lao động được đào tạo; Trong đó: Ngành nông nghiệp đạt 90%, Công nghiệp đạt 80% và dịch vụ đạt 75%. Đối với những người có việc làm mới sau khi hoàn thành khóa học tìm được việc làm trực tiếp tại doanh nghiệp đã cam kết tạo việc làm đạt 2.756/44.600 người; sản xuất tại gia đình, doanh nghiệp 4.932/44.600 người, chủ yếu là cung cấp nguyên vật liệu và thu mua, bao tiêu sản phẩm đối với các nghề mây giang xiên, thêu ren - đính cườm, dệt chiếu. Sau học nghề, người lao động được làm nghề và thu nhập bình quân từ 40 - 90 ngàn đồng/ngày, góp phần cải thiện đời sống. So với trước khi học nghề, người lao động ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi tạo ra nguồn thu nhập chính, thì có thể sử dụng thời gian nông nhàn làm nghề phụ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đối với những người tiếp tục sản xuất, kinh doanh như trước khi học nghề Người lao động sau học nghề đã áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động đối với nghề kỹ thuật trồng lúa cao sản. Với việc áp dụng kỹ thuật cấy lúa đã tiết kiệm công lao động, giống và hạn chế được sâu bệnh hại. Nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa. So với phương pháp trồng lúa truyền thống, phương pháp mới giảm chi phí giống từ 150.000 đồng/sào xuống còn 120.000 đồng/sào; giảm công cấy từ 200.000 đồng/sào xuống còn 150.000 đồng/sào; giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 350.000 đồng/sào xuống còn 150.000 đồng/sào; lượng phân bón không đổi; năng suất tăng từ 54 tạ/ha lên 59 tạ/ha (đối với vụ mùa). Về Khả năng nhân rộng của các mô hình dạy nghề ở địa phương Đối với nghề Kỹ thuật trồng lúa cao sản trước mắt có thể nhân rộng ở tất cả các xã thuộc huyện Thọ Xuân là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hóa. Đối với nghề dệt chiếu cói có thể nhân rộng để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Nga Sơn. Nghề mây giang xiên có thể nhân rộng ở huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... Nghề thêu ren-đính cườm có thể nhân rộng ở các huyện Thọ Xuân, Quảng Xương, Nông Cống, Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân... 4.2. Thực trạng học nghề của Thanh niên dân tộc thiểu số: Xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, những năm gần đây tỷ lệ TN DTTS tham gia vào các lớp học nghề tăng lên đáng kể khoảng trên 2000 người/năm, tập trung chủ yếu các ngành nghề ngắn hạn 3 - 6 tháng, các nghề khác có thời gian đào tạo 18 tháng trở lên có rất ít. Tuy nhiên, tình trạng học nghề xong nhưng không tự kiếm được việc làm chiếm đến 20%, số còn lại 80% chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp vốn cho sản phẩm với thu nhập thấp, chưa đủ để góp phần giảm nghèo cho hộ gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_chat_luong_lao_dong_thanh_nien_dan_toc_thieu_so_truon.doc
Tài liệu liên quan