Đề tài Chất lượng tinh dịch của một số giống lợn nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGÔ THỊ NGUYỆT NGA . CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CHĂN NUÔI THÁI BÌNH Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60. 62. 01. 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thái Hải NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào k

pdf66 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Chất lượng tinh dịch của một số giống lợn nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Ngô Thị Nguyệt Nga i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân, đơn vị và tập thể khác. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Thái Hải - Trưởng Bộ môn Hóa sinh động vật – Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Học viện nông nghiệp Việt Nam nói chung, Khoa Chăn nuôi nói riêng những người đã giúp đỡ, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty CP giống chăn nuôi Thái Bình và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, đặc biệt các anh, các chị cán bộ trong trại đực giống của Trung tâm giống lợn Đông Mỹ, đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp luôn ở bên tôi, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Ngô Thị Nguyệt Nga ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình và đồ thị ................................................................................................. vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis Abstract ................................................................................................................ ix Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài................................................................. 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Vai trò của đực giống và thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn ở nước ta ........ 3 2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực giống ..................................................... 4 2.2.1. Cấu tạo và chức năng của bộ máy sinh dục lợn đực giống ................................ 4 2.2.2. Cấu tạo và chức năng các tuyến sinh dục ........................................................... 7 2.2.3. Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn ............................................ 7 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch lợn ............................. 12 2.3.1. Thể tích tinh dịch .............................................................................................. 12 2.3.2. Hoạt lực tinh trùng ............................................................................................ 12 2.3.3. Nồng độ tinh trùng ............................................................................................ 13 2.3.4. Chỉ tiêu tổng hợp VAC ..................................................................................... 13 2.3.5. Sức kháng của tinh trùng .................................................................................. 13 2.3.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình .................................................................................... 14 2.3.7. pH của tinh dịch ................................................................................................ 14 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch ........................... 14 2.4.1. Giống ................................................................................................................ 14 2.4.2. Tuổi của lợn đực ............................................................................................... 15 2.4.3. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng ....................................................................... 15 2.4.4. Các yếu tố thời tiết, khí hậu .............................................................................. 17 2.4.5. Trạng thái sức khỏe của lợn đực giống ............................................................. 19 2.4.6. Chế độ sử dụng ................................................................................................. 19 2.4.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch lợn .......................................... 19 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 19 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 19 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 21 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 23 iii 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 23 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23 3.2.1. Đánh giá chất lượng tinh dịch lợn thông qua các chỉ tiêu ................................ 23 3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ trong năm đến chất lượng tinh dịch lợn ..................... 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23 3.3.1. Phương pháp lấy tinh ........................................................................................ 23 3.3.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng tinh dịch lợn ............................................... 24 3.3.3. Phương pháp kiểm tra ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch .............. 28 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29 4.1. Một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch ................................................. 29 4.1.1. Thể tích tinh dịch lợn ........................................................................................ 29 4.1.2. Hoạt lực tinh trùng ............................................................................................ 31 4.1.3. Nồng độ tinh trùng ............................................................................................ 33 4.1.4. Chỉ tiêu tổng hợp VAC ..................................................................................... 34 4.1.5. Sức kháng của tinh trùng .................................................................................. 36 4.1.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình .................................................................................... 38 4.1.7. pH của tinh dịch ................................................................................................ 39 4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ...................................... 40 Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 52 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 52 5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 52 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 53 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Vệt A : Hoạt lực tinh trùng C : Nồng độ tinh trùng cs. : cộng sự CP : cổ phần ĐVTA : Đơn vị thức ăn KHKT : Khoa học kỹ thuật K% : Tỷ lệ kỳ hình tinh trùng NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn R : Sức kháng tinh trùng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TTNT : Thụ tinh nhân tạo TT : Tinh trùng V : Thể tích tinh dịch VAC : Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần hóa học của tinh dịch lợn (Theo Nguyễn Tấn Anh, 1985) ........... 11 Bảng 2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sự tiết tinh dịch lợn ......................................... 18 Bảng 2.3. Phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn ngoại nuôi ở nước ta ................. 20 Bảng 2.4. Phẩm chất tinh dịch của lợn Yorshire và Landrace ..................................... 21 Bảng 3.1. Một số tiêu chuẩn về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống ..................... 24 Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng theo Milovanov (1932) ............... 25 Bảng 3.3. Độ hấp thu của nồng độ tinh trùng ............................................................... 25 Bảng 4.1. Thể tích tinh dịch của lợn ngoại (ml/lần) ..................................................... 30 Bảng 4.2. Thể tích tinh dịch của lợn nội (ml/lần) ........................................................ 30 Bảng 4.3. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực ngoại ......................................................... 31 Bảng 4.4. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực nội ............................................................. 32 Bảng 4.5. Nồng độ tinh trùng của lợn đực ngoại (triệu/ml) ......................................... 33 Bảng 4.6. Nồng độ tinh trùng của lợn đực nội (triệu/ml) ............................................. 33 Bảng 4.7. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn đực ngoại (tỷ/lần) ...................................... 34 Bảng 4.8. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của các lợn đực nội (tỷ/lần) ................................... 34 Bảng 4.9. Sức kháng tinh trùng của lợn đực ngoại ...................................................... 37 Bảng 4.10. Sức kháng tinh trùng của các lợn đực giống nội .......................................... 37 Bảng 4.11. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các lợn đực giống ngoại (%) .......................... 38 Bảng 4.12. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các lợn đực giống nội (%) .............................. 38 Bảng 4.13. pH tinh dịch của lợn đực giống ngoại .......................................................... 40 Bảng 4.14. pH tinh dịch của các lợn đực nội .................................................................. 40 Bảng 4.15. Chất lượng tinh dịch lợn Landrace theo mùa ............................................... 41 Bảng 4.16. Chất lượng tinh dịch lợn Yorkshire theo mùa.............................................. 42 Bảng 4.17. Chất lượng tinh dịch lợn Pidu theo mùa ...................................................... 43 Bảng 4.18. Chất lượng tinh dịch lợn Móng Cái theo mùa ............................................. 44 Bảng 4.19. Chất lượng tinh dịch của lợn Rừng theo mùa .............................................. 45 vi DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Cấu tạo tinh trùng lợn .................................................................................. 9 Biểu đồ 4. 1. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn ngoại ....................................................... 35 Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến thể tích tinh dịch lợn ..................................... 46 Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến hoạt lực tinh trùng lợn .................................. 47 Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến nồng độ tinh trùng lợn .................................. 48 Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tổng số tinh trùng tiến thẳng ......................... 49 Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức kháng của tinh trùng .............................. 49 Biểu đồ 4.7. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ................................. 50 Biểu đồ 4.8. Ảnh hưởng của mùa vụ đến giá trị pH của tinh dịch ................................. 51 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Ngô Thị Nguyệt Nga Tên luận văn: Chất lượng tinh dịch của một số giống lợn nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá phẩm chất tinh dịch và ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn đực giống. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 10 đực giống Landrace, 10 đực Yorkshire, 5 đực Pidu, 5 đực Móng Cái và 3 đực Rừng, từ 2 – 4 năm tuổi, đã được kiểm tra năng suất cá thể. Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, trong thời gian từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Đề tài đã đánh giá chất lượng tinh dịch lợn giống và đánh giá ảnh hưởng của mùa vụ trong năm đến chất lượng tinh dịch lợn. Tinh dịch lợn được khai thác bằng tay, vào sáng sớm. Chất lượng tinh dịch được kiểm tra theo tiêu chuẩn quy trình thụ tinh nhân tạo ở Việt Nam (Tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố). Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SAS 9.1 (2002). Kết quả chính và kết luận Kết quả cho thấy phẩm chất tinh dịch lợn đực giống nuôi tại Công ty đều khá tốt và đạt tiêu chuẩn của Bộ NN & PTNT dùng trong thụ tinh nhân tạo. Chỉ tiêu VAC chung ở các giống lợn đều đạt tương đối cao; ở Landrace, Yorkshire và Pidu lần lượt là 59,46; 55,9; 51,55 tỷ/lần; ở lợn Móng Cái và lợn Rừng lần lượt là 23,95 và 26,05 tỷ/lần. Mùa vụ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh dịch của lợn đực giống. Chất lượng tinh dịch ở các mùa khác nhau có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Trong đó, mùa xuân là tốt nhất đến mùa thu tiếp đến là mùa đông và thấp nhấp là mùa hè. Như vậy, lợn Landrace, Yorkshire, Pidu, Móng Cái và lợn Rừng đều có khả năng thích nghi cao, số lượng và chất lượng tinh dịch tương đối ổn định, đáp ứng được yêu cầu cho thụ tinh nhân tạo. viii THESIS ABSTRACT Master candidate: Ngo Thi Nguyet Nga Thesis title: Semen quality of some pig varieties in Thai Binh livestock breeding Joint stock Company. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The research was conducted to assess the semen quality and the effect of season on the semen quality of breed boars. Materials and Methods The research was conducted on 10 boars of Landrace, 10 boars of Yorkshire, 5 boars of Pidu, 5 boars of Mong Cai and 3 boars of Rung which were at the age of 2 to 4 year olds and had been under individual productivity check- up. The research was carried out at Dong My Pig Breed Center - Thai Binh Livestock Breed Joint Stock Company within the time from June, 2015 to May, 2016. The thesis has assessed the semen quality and the effect of season on the semen quality of breed boars. The semen of the pigs was exploited by hand in the early morning. The semen quality was checked following the standards of Vietnam’s artificial insemination. The experiment data was processed by Excel 2007 software and SAS 9.1 (2002). Main findings and conclusions: The result showed that the semen quality of the breed boars raised in the company were good and met the standards set by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The VAC criterion for each variety was met at a comparatively high level; for Landrace, Yorkshire and Pidu boars, it was 59.46, 55.91 and 51.55 billion per time, respectively; for Mong Cai and Rung, it was 23.95 and 26.05 billion per time, respectively. Season had direct effects on the quality of boar semen. Semen quality in different seasons had distinctively differences (P<0.05). In which, semen quality was the best in the spring, then in the fall, the winter and the worst in the summer. Therefore, Landrace, Yorkshire, Pidu, Mong Cai and Rung all had high adaptability; the quantity and the quality of semen were relatively stable and met the requirements of artificial insemination. ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam có diện tích 326.600 km2, trong đó 2/3 là đồi núi và cao nguyên, 75% dân số hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn nói riêng đã dần trở thành ngành trọng yếu trong nền sản xuất của nước ta. Hàng năm, chăn nuôi lợn cung cấp 75 – 76% tổng sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước. Bình quân mỗi người sử dụng 17 – 18 kg thịt lợn/năm. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008, với mục tiêu đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, với đàn lợn tăng bình quân 2%/năm, đạt 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp đạt 37%. Để đạt được điều đó, ngoài những tiến bộ về giống, khoa học kỹ thuật, dinh dưỡng... chúng ta cần phải áp dụng sâu, rộng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) để nâng cao khả năng sinh sản cũng như cải tạo chất lượng và nhân nhanh đàn lợn trong nước. Vì vậy, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong TTNT lợn là một nhân tố quan trọng, góp phần vào việc nhân nhanh đàn lợn, khai thác có hiệu quả các lợn đực giống có tiềm năng và giảm chi phí trong sản xuất trong chăn nuôi lợn đực giống, giảm chi phí phối giống cho lợn nái, tăng năng suất giá trị đàn lợn thương phẩm, hạn chế lây lan dịch bệnh.... Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, từ trước đến nay đã nổi tiếng với việc thâm canh cây lúa nước và chăn nuôi lợn. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị tăng trưởng bình quân 5 năm (2010-2014) đạt 6,36%, tốc độ tăng trưởng năm 2014 đạt 3,2%. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 50%. Chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Bình đến năm 2020 là tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm chăn nuôi với đối tượng vật nuôi chính, chủ lực có giá trị kinh tế cao như lợn nái lai, nái ngoại, lợn thịt 3/4, 7/8 máu ngoại là một điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi của tỉnh. 1 Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Bình đã chú trọng áp dụng và phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào sản xuất chăn nuôi. Do đó, số lượng đầu lợn của tỉnh tăng qua các năm, chất lượng thịt tốt hơn, tăng trọng nhanh hơn, sức chịu đựng bệnh tật cũng tăng Xuất phát từ những nhận thức nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chất lượng tinh dịch của một số giống lợn nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá được chất lượng tinh dịch lợn và ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Pidu, Móng Cái và đực Rừng nuôi tại Công ty. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực TTNT trong chăn nuôi lợn. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng đàn lợn đực giống nuôi tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, từ đó có định hướng đúng đắn và đề ra một số biện pháp để duy trì, phát triển đàn giống đạt hiệu quả cao. Cung cấp thêm thông tin để cơ sở biết được khuynh hướng thực trạng của đàn lợn giống, có chiến lược và kế hoạch cho chăn nuôi. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. VAI TRÒ CỦA ĐỰC GIỐNG VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO TRONG CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA Lợn đực giống có vai trò rất lớn trong việc đưa nhanh tiến bộ di truyền vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng con giống góp phần quan trọng đưa chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo Võ Trọng Hốt và Nguyễn Văn Minh (2007), một lợn đực nhảy trực tiếp tác động tới khoảng 30 – 50 nái/năm, còn nhờ thụ tinh nhân tạo thì tác động tới khoảng 300- 500 nái/năm. Vì vậy, người ta thường nói: “Nái tốt thì tốt một ổ, đực tốt thì tốt cả đàn”. Nhiều tính trạng, thường mang tính trội ở con đực như màu sắc lông, thể chất khỏe, tính cao sản, tỷ lệ nạc, sức đề kháng với bệnh tật,... Một số tác giả khác đã chứng minh sức sống của đời sau cũng phụ thuộc vào sức sống của tinh trùng, điều này tác động tới khả năng sinh sản của đàn lợn nái như tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra/ổ. Tinh trùng có phẩm chất tốt thì khả năng sinh trưởng, phát dục, sức đề kháng của đời sau mới cao, do đó chăn nuôi lợn đực giống đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, với sự kế thừa thành tựu của các lĩnh vực sinh lý học, di truyền học, dinh dưỡng gia súc,... kết hợp với kinh nghiệm thực tế và kỹ thuật, chăn nuôi lợn nói chung, chăn nuôi lợn đực nói riêng đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Đực giống là yếu tố có ý nghĩa quyết định rất lớn đối với năng suất, chất lượng đời sau, nhưng phương pháp và kỹ thuật khai thác thích hợp sẽ góp phần tăng thêm giá trị và hiệu quả sử dụng của lợn đực giống, cùng với đó chất lượng đời sau được đảm bảo hơn. Thực tế sản xuất trong và ngoài nước chứng minh rằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho lợn đã đem lại những lợi ích kinh tế và kỹ thuật mà phương pháp thụ tinh trực tiếp không thể nào so sánh được, đó là: - Khai thác triệt để, phổ biến nhanh chóng và rộng rãi tiềm năng di truyền của những lợn đực giống tốt. - Cần sử dụng ít đực giống, vì vậy có điều kiện chọn lọc tốt hơn, sử dụng những đực giống xuất sắc nhất. - Tiết kiệm thời gian và giảm chi phí chăn nuôi. - Chủ động xây dựng kế hoạch phối giống để tránh hiện tượng đồng huyết. 3 - Hạn chế các rủi ro về những bệnh truyền nhiễm qua đường giao phối. - Tránh gây stress cho con vật khi giao phối sử dụng các con đực có khối lượng khác nhau. Bên cạnh những lợi ích trên, thụ tinh nhân tạo cũng có những khó khăn nhất định. Ví dụ, khi tinh dịch kém phẩm chất, kỹ thuật và thời điểm phối giống không thích hợp, dụng cụ dẫn tinh không vô trùng, tỷ lệ đậu thai rất thấp làm cho số con sơ sinh/ổ sẽ không cao. Để đạt hiệu quả cao trong công tác thụ tinh nhân tạo cần giải quyết tốt hai yêu cầu sau: 1) Phải có đực giống tốt. Muốn có được đực giống tốt thì phải xác định nguồn nhập giống, thăm dò hướng và khả năng sử dụng, đồng thời phải có quy trình chọn lọc, nhân giống và chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp. 2) Phải có phương pháp khai thác, sử dụng hiệu quả những đực giống trên. Hiện nay ở các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh Trung du, miền núi Phía Bắc đều có các trung tâm, trạm trại sản xuất tinh dịch lợn để thụ tinh nhân tạo. Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, ... là những tỉnh có phong trào thụ tinh nhân tạo cho lợn mạnh ở phía Bắc. Có tỉnh đã có 2-3 trạm; hầu hết các tỉnh đều có ít nhất một trạm thụ tinh nhân tạo lợn. Theo thống kê của cục thú y, số lượng đực giống ở các cơ sở thụ tinh nhân tạo lợn là 1.580 con vào năm 1987, trong đó lợn Yorkshire và Landrace chiếm tỷ lệ khoảng 95%. Theo báo cáo tháng 7 năm 2006 của Cục chăn nuôi- Bộ NN & PTNT, cả nước có khoảng 300 cơ sở nuôi lợn đực khai thác tinh với số lượng đực giống khoảng 2.000 con và sản suất được khoảng 2,6 - 3 triệu liều tinh mỗi năm, đáp ứng thụ tinh nhân tạo cho khoảng 20% lợn nái cả nước. Như vậy, số lượng lợn đực giống tại các cơ sở thụ tinh nhân tạo ngày càng tăng. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG 2.2.1. Cấu tạo và chức năng của bộ máy sinh dục lợn đực giống Cơ quan sinh dục đực có chức năng sản sinh ra các tế bào sinh dục đực là tinh trùng và các phần phân tiết (chất vận chuyển tinh trùng, chất hoạt hóa tinh trùng, hormone sinh dục). Hệ sinh dục của lợn đực gồm các bộ phận chủ yếu: bao dịch hoàn, dịch hoàn, phụ dịch hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, thừng dịch hoàn, dương vật. 4 Bao dịch hoàn Bên ngoài bao dịch hoàn là lớp giác mạc, là một lớp sợi vững chắc do phúc mạc kéo dài thành. Phía trong là lớp giác mạc riêng, đó là một tổ chức liên kết hình màng mỏng gọi là màng trắng, lớp màng trắng đi sâu vào trong chia dịch hoàn thành nhiều múi, mỗi múi có chứa ống sinh tinh uốn khúc, bên trong có tinh trùng được hình thành. Bao dịch hoàn có tác dụng bảo vệ như: chống tổn thương cơ học, hóa học và các tổn thương khác. Ngoài ra, bao dịch hoàn có tác dụng điều hòa nhiệt độ của dịch hoàn, khi trời nóng thì giãn ra, khi trời lạnh co lại. Sự thay đổi diện tích bề mặt của bao dịch hoàn có ảnh hưởng tới sự tỏa nhiệt. Nhiệt độ của dịch hoàn thường xuyên được duy trì ở mức thấp hơn 2- 4oC so với nhiệt độ của trực tràng đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho tinh trùng. Hầu hết ở gia súc, quá trình sinh tinh cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Do đó, ở các giai đoạn cuối của thời kỳ bào thai, dịch hoàn nhô ra ở phần thành bụng phía sau phình ra thành bao dịch hoàn. Bao dịch hoàn có nhiều lớp đề thực hiện chức năng điều hòa nhiệt độ cho dịch hoàn. Dịch hoàn Dịch hoàn hay còn gọi là tinh hoàn gồm một đôi hình bầu dục nằm trong bao dịch hoàn, là tuyến sinh dục chính của lợn đực. Dịch hoàn là cơ quan thực hiện hai chức năng: sản sinh giao tử đực và nội tiết tố. - Chức năng sản sinh giao tử đực (tinh trùng) thực tế là một hoạt động ngoại tiết do các ống sinh tinh đảm nhiệm (từ khi bắt đầu thành thục tính) và chúng liên tục sản sinh ra tinh trùng. Sau khi được sinh ra, tinh trùng chuyển dần đến phụ dịch hoàn và tiếp tục thành thục ở đó. Khi giao phối, do các phản xạ hoạt động, sực co rút cơ, tinh trùng được đẩy ra ngoài cùng với các chất tiết của các tuyến sinh dục phụ và bắt đầu hoạt động mạnh, nhờ đó có tác dụng làm cho tinh trùng có thể di chuyển trong đường sinh dục của con cái. - Dịch hoàn còn có chức năng năng sản sinh các hormone Steroit và các hormone có liên quan đến quá trình sinh lý bình thường của cơ thế lợn đực. 5 Phụ dịch hoàn hay mào tinh Là phần ôm lấy dịch hoàn gồm đầu trên, thân, đầu dưới hay đuôi. Mào tinh ở lợn đực rất phát triển, có thể đạt tới 150 - 200 gram ở lợn trưởng thành. Đầu trên mào tinh có chứa một số ống sinh tinh. Mỗi ống sinh tinh đều nằm trong một ngăn của mào tinh. Các ống sinh tinh này có lòng ống rộng hơn lòng ống sinh tinh của dịch hoàn. Đến phần thân mào tinh các ống sinh tinh thẳng tập trung thành ống mào tinh gấp khúc nhiều lần rồi đi xuống đuôi mào tinh thành ống dẫn tinh đi ra ngoài. Tinh trùng không ngừng được sinh ra ở ống sinh tinh sau đó đi vào phụ dịch hoàn. Đó là nơi lưu giữ và hoàn thiện chức năng của tinh trùng. Trước khi vào dịch phụ hoàn, tinh trùng không có khả năng vận động và thụ tinh. Trong quá trình di chuyển ở phụ dịch hoàn, tinh trùng trưởng thành và thành thục về chức năng. Ở đầu phụ dịch hoàn đuôi tinh trùng có sự rung động nhẹ. Tại thân phụ dịch hoàn, tinh trùng có tiềm năng chuyển động tiến thẳng, nhưng bị ức chế (môi trường trong phụ dịch hoàn có áp suất thẩm thấu cao, pH toan). Trong đuôi phụ dịch hoàn, sự trao đổi chất của tinh trùng tăng lên, tinh trùng hoàn thiện khả năng hoạt động. Ống dẫn tinh Hai ống dẫn tinh to bằng cọng rạ bắt đầu từ đuôi mào tinh đi lên qua ống bẹn vào xoang bụng, quay về phía sau đi lên cổ bóng đái luồn dưới tiền liệt tuyến rồi phình to ra thành ống phóng tinh xuyên qua thành niệu đạo cùng lỗ đổ của nang tuyến. Ống dẫn tinh dẫn tinh trùng vào đường niệu sinh dục khi phóng tinh. Thừng dịch hoàn Thừng dịch hoàn gồm các động mạch và thần kinh đi vào dịch hoàn, chúng cấu tạo bởi các mô liên kết, các hệ cơ vòng và cơ dọc liên kết với nhau. Dương vật Dương vật nằm ở dười vách bụng, được bắt đầu bằng một trụ, hai đầu bám vào hai mẩu xương ngồi, hướng ra phía trước. Dương vật lợn đực có một đoạn cong hình chữ S, nằm kín trong da, khi giao phối mới thò ra ngoài. Đầu dương vật có hình xoắn như mũi khoan, cách đầu mút 0,5 - 0,7 cm có lỗ để phóng tinh ra ngoài. Khi giao phối hay lấy tinh, dương vật thò ra ngoài 20 - 40 cm. 6 2.2.2. Cấu tạo và chức năng các tuyến sinh dục Các tuyến sinh dục phụ gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo (tuyến cowper), tuyến tinh nang. Các tuyến này tiết ra các chất tiết (có thành phần chủ yếu trong tinh nang) tham gia vào quá trình thụ tinh. Tuyến tinh nang Đây là hai túi tuyến gồm nhiều thùy mà biểu mô của cơ thể gắn nếp hằn vào bên trong. Tuyến này ở lợn có kích thước lớn nhưng kém đặc chắc, có nang mỏng hơn là phần cuối của ống dẫn tinh. Ở lợn tuyến tinh nang dài tới 15 - 20 cm, nặng xấp xỉ 850 gram. Tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt nằm sau bóng đái, thân không lớn, nặng khoảng 80 gram, các phần phân tán của nó nặng hơn (khoảng 150 gram). Tuyến này có nhiều ốngđổ vào đường niệu sinh dục. Tuyến cầu niệu đạo (cowper) Còn có tên gọi là tuyến củ hành, là một tuyến lớn, thon dài 18 cm, nặng 400 gram, nằm dọc theo đường niệu sinh dục phần xoang chậu. Mặt trên của tuyến cowper được bao bọc bởi phần cơ dày, chất bài tiết ...ình nghiên cứu ngoài nước * Về thụ tinh nhân tạo Khoa học thụ tinh nhân tạo đã phát triển từ thế kỷ XIV nhưng mãi đến thế kỷ XIX mới giải thích được quá trình thụ tinh. Vào thế kỷ XX thì khoa học về thụ tinh nhân tạo phát triển mạnh mẽ. Năm 1907, Ivanov (người Nga) đã thụ tinh nhân tạo thành công trên nhiều gia súc và ông là người đưa ra một số lý luận cơ bản đặt nền móng cho thụ tinh nhân tạo sau này. Ông cho rằng: - Quá trình thụ tinh nhân tạo là sự kết hợp giữa hai tế bào sinh dục đực và cái. - Không cần chất tiết của tuyến sinh dục phụ, tinh trùng vẫn có khả năng thụ thai. - Tinh trùng có thể vận chuyển đi xa. Năm 1914 Joseppe Amantea phát minh âm đạo giả (trích theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 1999). Từ năm 1970 trở lại đây việc nghiên cứu ứng dụng thụ tinh nhân tạo được đẩy mạnh. Nhiều tác giả như Milovanov (Nga), Paun Huges and Mikevalley (Hà Lan), Gome, Jonn and Billy (1995) đã nghiên cứu sinh lý, sinh hóa, chất lượng tinh dịch và quá trình bảo tồn. Ở châu Á, các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam cũng đã đi sâu nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo trong những năm gần đây. 21 * Về phẩm chất tinh dịch lợn Theo Milovanov (1962), tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch. Tinh thanh của tinh dịch là môi trường có tác dụng kích thích tinh trùng hoạt động. Sự hoạt động của tinh trùng làm tiêu hao năng lượng dự trữ, làm trương phồng màng bọc màng tinh trùng, đồng thời làm mất điện tích bề mặt gây ra các đám kết dính làm tinh trùng lợn nhanh chết khi ra ngoài cơ thể con đực. Còn tác giả Mazzari (1968) (trích theo Võ Trọng Hốt và cs., 2007), cho rằng lợn đực ở nhiệt độ 15oC thời gian chiếu sáng 10 giờ trong ngày, thể tích tinh dịch đạt 290 ml, VAC là 67 tỷ/lần, còn khi chiếu sáng 16 giờ trong ngày thì các chỉ tiêu trên tương ứng là 339 ml và 47,8 tỷ/lần, nhưng khi chiếu sáng 16 giờ trong 350C thì phẩm chất tinh dịch kém hơn. Kunc et al. (2001) cho biết phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain như sau: V=224,7 ml; A=0,68; C=512,08 triệu/ml; VAC=80 tỷ/lần. Các kết quả nghiên cứu của Gregor and Hardge (1995) cho thấy ở lợn có kiểu gen hallothane CC cho phẩm chất tinh dịch là tốt nhất sau đó tới CT và cuối cùng là TT. 22 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Chúng tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng tinh dịch của 33 lợn đực giống “bố mẹ”, trong đó có 10 Landrace, 10 Yorkshire, 5 PiDu, 5 Móng Cái và 3 đực Rừng. - Các lợn đực giống từ 2 – 4 năm tuổi, đã qua kiểm tra năng suất cá thể. - Các lợn đực giống có cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại. 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình trong thời gian từ tháng 7/2015 đến tháng 5/2016. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đánh giá chất lượng tinh dịch lợn thông qua các chỉ tiêu - Thể tích tinh dịch - Hoạt lực tinh trùng - Nồng độ tinh trùng - pH tinh dịch - Chỉ tiêu tổng hợp VAC - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình - Sức kháng của tinh trùng. 3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ trong năm đến chất lượng tinh dịch lợn Đánh giá chất lượng tinh dịch lợn theo các mùa xuân, hè, thu, đông. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp lấy tinh - Lợn đực giống được khai thác tinh vào sáng sớm, chế độ khai thác theo từng giống. - Phương pháp khai thác bằng nhảy giá, kỹ thuật khai thác tinh bằng tay bởi các kỹ thuật viên lành nghề. - Tần suất lấy tinh: + Đối với lợn đực giống Landrace, Yorkshire và Móng cái là 3 ngày /lần. 23 + Đối với lợn đực PiDu và Rừng là 4 hoặc 5 ngày/lần tùy theo nhu cầu thực tế sản xuất tại Công ty. - Dụng cụ lấy tinh được vô trùng trước khi sử dụng. 3.3.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng tinh dịch lợn - Chất lượng tinh dịch được kiểm tra theo tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ khoa học và Công nghệ công bố. Bảng 3.1. Một số tiêu chuẩn về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống Đực ngoại Đực nội Chỉ tiêu Đơn vị (TCVN9111:2011) (TCVN 9713:2013) Thể tích tinh dịch, V ml/lần > 220 > 150 Hoạt lực tinh trùng, A % 80 > 70 Nồng độ tinh trùng, C triệu/ml > 250 > 200 Chỉ tiêu VAC tỷ/lần > 44 > 21 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, K % 15 15 pH tinh dịch - 6,1 – 6,8 6,1 – 6,8 (TCVN 1859/76) Sức kháng của tinh trùng, R - ≥ 3000 ≥ 1500 (TCVN 1859/76) Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ - Xác định thể tích tinh dịch hay lượng xuất tinh V (ml/lần) Thể tích tinh dịch là lượng tinh dịch của lợn đực trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Thể tích tinh dịch được xác định bằng cốc đong, có phân định mức ml, trên miệng đặt 3 - 4 lớp vải gạc đã khử trùng để lọc chất keo nhầy khi tinh dịch chảy vào cốc trên mặt phẳng nằm ngang. Đọc kết quả ở mặt cong dưới. Sau đó đưa cốc tinh dịch vào tủ ấm bảo quản ở 38,5oC. - Xác định hoạt lực tinh trùng A (%) Kiểm tra ngay sau khi tinh dịch vừa lấy ra khỏi cơ thể lợn đực giống trong vòng 5-10 phút, ở nhiệt độ 38,50C trên kính hiển vi kết nối với máy tính OPTIKA của Italy có độ phóng đại 1.000 lần. Dùng đũa thuỷ tinh sạch, lấy một giọt tinh nguyên đặt trên phiến kính sạch và ấm (38,50C). Dùng 1 la-men kính khô sạch, đậy lên giọt tinh dịch sao cho giọt tinh dịch được giàn đều ra 4 cạnh của lá kính, đặt tiêu bản lên kính hiển vi để 24 đếm với độ phóng đại 1.000 lần. Tiến hành ước lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng có trong vi trường. Hoạt lực tinh trùng được xác định theo thang điểm của Milovanov (1932) Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng theo Milovanov (1932) Hoạt lực 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,30 0,2 0,1 (A) % TT 95- tiến 85-95 75-85 65-75 55-65 45-55 35-45 25-35 15-25 5-15 100 thẳng - Nồng độ tinh trùng, C (triệu/ml): là số tinh trùng có trong 1ml tinh nguyên. Cách xác định: bằng máy so màu quang phổ CO7500 của Anh. + Đo độ hấp thu của tinh dịch lợn bằng bước sóng: 550 nm (490 – 590nm). + Trước hết đưa về 0 (lấy 10 ml môi trường vào ống cuvet đặt vào máy ấn nút R để trở về trạng thái ban đầu). + Pha loãng tinh dịch: Sử dụng 1 pipet tự động được chia vạch lấy 1 ml tinh nguyên: 9 ml môi trường (1:10), đưa tinh dịch đã được pha loãng vào ống cuvet sau đó đặt lên máy so màu và đọc kết quả độ hấp thu. Nồng độ tinh trùng được xác định theo độ hấp thu ở bảng sau: Bảng 3.3. Độ hấp thu của nồng độ tinh trùng Độ hấp thu Nồng độ (triệu /ml) 0,6 62 0,7 115 0,8 167 0,9 219 1,0 272 1,1 324 1,2 376 1,3 429 1,4 481 1,5 533 1,6 586 25 - Nồng độ tinh trùng của mỗi đực giống được đo 2 lần và lấy giá trị trung bình. - Xác định chỉ tiêu tổng hợp VAC hay tổng số tinh trùng tiến thẳng (tỷ/lần khai thác): VAC được tính bằng tích của 3 chỉ tiêu: thể tích (V), sức hoạt động của tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C). - Xác định pH tinh dịch: bằng giấy đo pH của Đức. Nhúng ngập giấy vào tinh dịch và đọc kết quả sau 5 giây. Làm 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. - Xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình K (%): Nhỏ một giọt tinh nguyên lên phiến kính khô sạch đã tẩy mỡ. Nếu tinh dịch đặc, có thể pha loãng bằng vài ba giọt dung dịch nước sinh lý 0,85%, dùng đầu đũa thuỷ tinh sạch trộn đều hỗn hợp này. Dùng cạnh của phiến kính khác (hoặc lam kính) phiết nhẹ giọt tinh dịch để dàn mỏng ra trên phiến kính (đẩy nhẹ 1 lần đều tay, không chà xát đẩy tới kéo lui nhiều lượt). Để cho lớp tinh dịch tự khô trong không khí, sau khi tinh dịch đã khô, hơ qua ngọn lửa đèn cồn. Sau đó dùng thuốc nhuộm bằng xanh metylen để nhỏ đều lên mặt lớp tinh dịch đã khô, đợi cho thuốc nhuộm ngấm (mùa hè 5-7 phút, mùa đông từ 10-15 phút). Dùng nước cất rửa sạch tiêu bản, để tiêu bản tự khô hoặc hơ lên ngọn lửa đèn cồn, rồi đưa lên kính hiển vi quan sát với độ phóng đại 1.000 lần. Lần lượt quan sát đều khắp tiêu bản, đếm số tinh trùng kỳ hình và số tinh trùng không kỳ hình rồi xác định số tinh trùng kỳ hình và tính theo công thức: n K (%) = ––– x 100 N Trong đó: K (%) là = tỷ lệ tinh trùng kỳ hình; n là = số tinh trùng kỳ hình đếm được và N là = tổng số tinh trùng (kỳ hình và không kỳ hình) đếm được. - Sức kháng của tinh trùng (R): Hiện nay chúng ta thường sử dụng phương pháp của Milovanov (1952). + Phương pháp kiểm tra sức kháng của tinh trùng lợn ngoại, lợn lai Dùng ba ống nghiệm (hoặc ba lọ) có dung tích 10 ml và đánh số thứ tự 1, 2, 3. Dùng pipet hút dung dịch NaCl 1% (đã được thanh trùng từ trước) cho vào ống 1: 5 ml, ống 2: 1 ml, ống 3: 0,5 ml. Dùng micropipet hút 0,01 ml tinh nguyên cho 26 vào ống 1, lắc nhẹ cho đều. Như vậy ở ống 1 tinh dịch được pha loãng 500 lần (500x0,01). Hút 1 ml hỗn dịch ở ống 1 sang ống 2, lắc nhẹ để hỗn dịch đều. Như vậy hỗn dịch ở ống 2 được pha loãng là 1000 lần (500 x 2). Dùng ống hút khác hút 0,5 ml hỗn dịch ở ống 2 sang ống 3. Như vậy ở ống 3 được pha loãng là 2.000 lần (1.000x2). Dùng đũa thủy tinh khô sạch lấy 1 giọt hỗn hợp ở ống 3 cho lên phiến kính đã rửa sạch sấy khô, dàn mỏng và nâng nhiệt độ 400- 410C và đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 160 lần trở lên để kiểm tra (A). Nếu thấy tinh trùng còn tiến thẳng thì thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% vào ống thứ 3, mức pha loãng sẽ là 2.200 lần (1,1 ml x 2.000). Sau đó lại kiểm tra A. Nếu thấy tinh trùng còn tiến thẳng lại thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1%. Công việc được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi nào không còn tinh trùng tiến thẳng nữa thì dừng lại. Sức kháng của tinh trùng được tính theo công thức: R = V/v (1) Trong đó: R là sức kháng của tinh trùng; V là lượng dung dịch NaCl 1% đã sử dụng và v là lượng tinh dịch đã dùng để kiểm tra. Trong quá trình tiến hành, vì phải pha chuyển 3 ống, để khỏi nhầm lẫn, người ta đã biến đổi công thức trên trở thành công thức tổng quát sau: R = r0+ r.n Trong đó: R là = sức kháng của tinh trùng; r0 là = mức pha loãng tinh dịch ở ống thứ 3 (ở đây là 2000 lần); r là = mức pha loãng của mỗi lần cho thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% (r = 200); n là = số lần thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1%. Công thức tổng quát trên có thể sử dụng để tính sức kháng của hầu hết các loại gia súc gia cầm. + Phương pháp kiểm tra sức kháng tinh trùng của lợn nội Do sức kháng tinh trùng của lợn nội thấp nên chúng ta chỉ dùng phương pháp hai lọ. Dùng hai ống nghiệm (hoặc hai lọ) có dung tích 10 ml rửa sạch, sấy khô ghi thứ tự lọ 1, 2. Dùng pipet lấy 5 ml dung dịch NaCl 1% cho vào lọ 1 và 0,5 ml cho vào lọ 2. Nhỏ 0,01 ml tinh nguyên vào lọ 1. Lắc nhẹ cho đều, tinh dịch được pha loãng 500 lần (5: 0,01). Hút 0,5 ml hỗn hợp đó từ lọ 1 sang lọ 2, 27 lắc nhẹ trộn đều. Tinh dịch được pha loãng 1.000 lần (500x2). Dùng một phiến kính rửa sạch, sấy khô. Lấy 1 giọt hỗn hợp ở lọ 2 nhỏ lên phiến kính. Dùng đũa thủy tinh dàn mỏng (nhẹ nhàng, càng mỏng càng tốt). Nâng nhiệt độ lên 400C – 410C và đưa lên kính hiển vi có độ phóng đại 160 lần trở lên kiểm tra hoạt lực. Nếu còn tinh trùng tiến thẳng thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% vào, tiếp tục kiểm tra A và cứ làm như vậy cho đến khi không còn tinh trùng tiến thẳng ta dùng lại và sử dụng công thức tổng quát (2) trên để tính, ở đây ro = 1.000 và r = 100. Trong thụ tinh nhân tạo người ta yêu cầu sức kháng của tinh trùng lợn ngoại phải lớn hơn hoặc bằng 3000 lần, lợn nội phải lớn hơn hoặc bằng 1.500 lần. 3.3.3. Phương pháp kiểm tra ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch Số liệu khai thác tinh dịch lợn tại Trung tâm theo các mùa (xuân, hè, thu, đông) trong năm để phân được sử dụng để phân tích đánh giá chất lượng tinh dịch lợn. + Mùa xuân: tháng 2, 3, 4; + Mùa hè: tháng 5, 6, 7; + Mùa thu: tháng 8, 9, 10; + Mùa đông: tháng 11, 12, 1. 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được thu thập tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015. - Số liệu trực tiếp thực nghiệm từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. - Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SAS 9.1 (2002). 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH Khả năng sinh sản của con đực nói chung, của lợn đực giống nói riêng được phản ánh chủ yếu qua chất lượng tinh dịch. Tinh dịch có chất lượng tốt thì sản xuất được tinh để TTNT có chất lượng tốt, khả năng thụ thai cao và ngược lại. Để đánh giá chất lượng tinh dịch của lợn đực giống, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau: thể tích tinh dịch (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), chỉ tiêu tổng hợp VAC hay tổng số tinh trùng tiến thẳng, sức kháng tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) và pH của tinh dịch. Việc kiểm tra đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch được tiến hành tại phòng pha chế tinh dịch lợn của Trung tâm giống lợn Đông Mỹ. 4.1.1. Thể tích tinh dịch lợn Thể tích tinh dịch là chỉ tiêu đầu tiên đánh giá tinh dịch lợn đực giống. Thể tích tinh dịch chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: giống, lứa tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, chế độ khai thác, và liên quan chặt chẽ với các chỉ tiêu khác của tinh dịch. Đây là căn cứ để xác định lượng môi trường và số liều tinh dự kiến sản xuất trong một lần khai thác và có thể xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng xuất tinh của lợn đực giống nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Kết quả theo dõi thể tích tinh dịch lợn được thể hiện ở bảng 4.1 và 4.2. Bảng 4.1 cho thấy, thể tích tinh dịch trung bình của các giống lợn nghiên cứu nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình đều cao hơn so với tiêu chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong đó, thể tích tinh dịch của lợn đực Landrace là cao nhất (255,86 ml/lần), tiếp đến là lợn Yorkshire (246,28 ml/lần) và thấp nhất là lợn Pidu (chỉ đạt 226,48 ml/lần) với P<0,05. Theo Nguyễn Tấn Anh, 1984, ở lợn Yorkshire, thể tích tinh dịch trung bình đạt 246,8 ± 8,71ml/lần, còn ở lợn Landrace là 183,8 ± 6,59 ml/lần. Trương Lăng (1994), cho biết thể tích tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire nuôi ở nước ta lần lượt là 200-300 ml và 180-200 ml/lần. Đào Đức Thà và cs., 2003, cho biết chỉ tiêu này trên lợn Landrace và Yorkshire là 232,39 và 202,67 ml. Thân Văn Hiển (2008), đã công bố, ở lợn Landrace chỉ tiêu này đạt 207,37 – 224,48 ml/lần. Còn theo Phan Xuân Hảo (2006), chỉ tiêu này ở lợn Landrace và Yorkshire là 199,05 và 196,78 ml. 29 Bảng 4.1. Thể tích tinh dịch của lợn ngoại (ml/lần) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Landrace 3118 255,86a 0,71 15,59 100 400 Yorkshire 2970 246,28b 0,90 19,87 150 410 PiDu 1022 226,48c 1,07 15,14 150 320 Tiêu chuẩn đực ngoại (1) > 220 Ghi chú: - (1): Theo TCVN 9111: 2011 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Bảng 4.2. Thể tích tinh dịch của lợn nội (ml/lần) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Móng Cái 1384 177,96a 0,88 18,48 100 300 Rừng 679 169,50b 1,03 15,90 100 250 Tiêu chuẩn đực nội (2) > 150 Ghi chú: - (2): Theo TCVN 9713: 2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Thể tích tinh dịch của lợn Landrace nuôi tại Nhật Bản là 212 ml/lần (Nguyễn Thị Hậu, 2009). Theo Castro et al. (1997), thể tích tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire nuôi tại Brazil là 236,90 - 300,40 và 238,10 - 284,10 ml/lần. Còn theo Kunc et al. (2001), chỉ tiêu này ở lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Thụy Điển là 239,80 và 256,40 ml (Trịnh Hồng Sơn, 2014). Như vậy, kết quả của chúng tôi về thể tích tinh dịch lợn Landrace và Yorkshire cũng biến động rất nhiều như các nghiên cứu khác. Thể tích tinh dịch 30 chịu nhiều yếu tố nội, ngoại cảnh chi phối, nên theo nhiều tác giả, phạm vi biến động rất lớn, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới (Nguyễn Tấn Anh, 1985). Theo Đỗ Đức Lực và cs. (2013), lợn đực Pidu25, Pidu50, Pidu75 có thể tích tinh dịch lần lượt là 217,20; 241,66; và 154,11 ml/lần. Ciereszko et al. (2000), đã công bố: thể tích tinh dịch của con lai (Pietrain x Duroc) nuôi ở Mỹ đạt 201,3 ml. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Có thể là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý lợn đực giống tại Trung tâm của chúng tôi đã được cải thiện tốt hơn; con giống đã được chọn lọc cho chất lượng cao. Thể tích tinh dịch của đực Móng Cái và đực Rừng được thể hiện trong bảng 4.2. Chỉ tiêu này của lợn Móng Cái và lợn Rừng tương ứng là 177,96 và 169,50 ml với P<0,05. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993), thể tích tinh dịch của lợn nội trưởng thành thường từ 100 ml trở lên. 4.1.2. Hoạt lực tinh trùng Hoạt lực của tinh trùng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của tinh dịch. Hoạt lực của tinh trùng là số lượng tinh trùng vận động tiến thẳng. Tinh trùng có hoạt lực tốt thì đạt tỷ lệ thụ tinh cao. Kết quả nghiên cứu về hoạt lực tinh trùng của các giống lợn được thể hiện ở bảng 4.3 và 4.4. Bảng 4.3. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực ngoại Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Landrace 3118 0,81 0,04 4,61 0,7 0,9 Yorkshire 2970 0,80 0,04 4,42 0,7 0,9 PiDu 1022 0,80 0,04 4,45 0,7 0,9 Tiêu chuẩn đực ngoại (1) 0,80 Ghi chú: - (1): Theo TCVN 9111: 2011 do bộ Khoa học và Công nghệ công bố - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa (P>0,05) 31 Bảng 4.4. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực nội Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Móng Cái 1384 0,71b 0,03 4,82 0,7 0,8 Rừng 679 0,80a 0,02 2,67 0,7 0,8 Tiêu chuẩn đực nội (2) 0,70 Ghi chú: - (2): Theo TCVN 9713: 2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy hoạt lực tinh trùng lợn đực Landrace, Yorkshire và Pidu là tương đương nhau (lần lượt 0,81; 0,80; 0,80) và đạt tiêu chuẩn Việt Nam 9713:2013. Nguyễn Tấn Anh (1985), ở lợn Yorkshire hoạt lực tinh trùng đạt 0,74 và ở Landrace là 0,72. Còn theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace nuôi tại Phú Lãm – Hà Tây là 0,75. Theo Phan Xuân Hảo (2006), chỉ tiêu này ở lợn Landrace và Yorkshire là 0,76 và 0,80. Theo Trịnh Văn Thân và cs. (2010), chỉ tiêu này ở lợn Pidu là 0,775 – 0,776. Theo Đỗ Đức Lực và cs. (2013), ở lợn đực Pidu25, Pidu50, Pidu75 hoạt lực tinh trùng lần lượt là 78,14; 76,53; 79,20. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên giống lợn Landrace, Yorkshire và Pidu có phần cao hơn kết quả của các tác giả trên. Hoạt lực tinh trùng của hai giống Móng Cái và lợn Rừng là 0,71 và 0,80 với P<0,05. Theo Võ Trọng Hốt và cs. (2002), lợn Móng Cái có hoạt lực tinh trùng đạt khoảng 0,7 – 0,8. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên giống lợn Móng Cái và Rừng phù hợp với kết quả của tác giả trên. 32 4.1.3. Nồng độ tinh trùng Nồng độ tinh trùng (C) thể hiện số lượng tinh trùng có trong một đơn vị thể tích tinh dịch (triệu/ml). Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng, khi kết hợp với các chỉ tiêu A và V, ta có thể ước lượng được số liều tinh sản xuất ra trong một lần khai thác. Nồng độ tinh trùng của các giống lợn ở Công ty CP giống chăn nuôi Thái Bình được trình bày ở bảng 4.5 và 4.6. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy nồng độ tinh trùng giữa các đực Landrace, Yorkshire và Pidu có sự sai khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). Trong đó, Landrace đạt cao nhất (290,37 triệu/ml), tiếp đến là Yorkshire (283,96 triệu/ml) và thấp nhất là lợn Pidu (283,44 triệu/ml). Tuy nhiên, nồng độ tinh trùng của cả ba giống trên đều đạt tiêu chuẩn của Bộ NN& PTNT. Bảng 4.5. Nồng độ tinh trùng của lợn đực ngoại (triệu/ml) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Landrace 3.118 290,37a 0,78 14,92 140 475 Yorkshire 2.970 283,96b 0,80 15,41 150 444 PiDu 1.022 283,44b 1,18 13,32 190 520 Tiêu chuẩn đực ngoại (1) > 250 Ghi chú: - (1): Theo TCVN 9111: 2011 - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Bảng 4.6. Nồng độ tinh trùng của lợn đực nội (triệu/ml) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Móng Cái 1.384 190,48 0,99 19,36 107 350 Rừng 679 193,28 1,32 17,83 113 295 Tiêu chuẩn đực nội (2) > 200 Ghi chú: - (2): Theo TCVN 9713: 2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa (P>0,05) 33 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng: nồng độ tinh trùng của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty cao hơn so với (259,15 ± 15,24 và 274,15 ± 16,28 triệu/ml) kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hậu (2009) và cũng cao hơn so với 267,61 và 261,55 triệu/ml, Phan Xuân Hảo (2006). Kết quả ở lợn Pidu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với 200,57 - 201,79 triệu/ml trong kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Thân (2010), thấp hơn nghiên cứu của Đỗ Đức Lực và cs. (2013): nồng độ tinh trùng của lợn Pidu25, Pidu50, Pidu75 lần lượt là 553,44; 502,59 và 400,33 triệu/ml; cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Ciereszko et al. (2000): 467,80 triệu/ml. Như vậy, nồng độ tinh trùng của lợn Landrace, Yorkshire và Pidu nuôi tại Công ty đều đạt theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT (2002) và cao hơn một số nghiên cứu của các tác giả trước đó. Có thể khẳng định việc áp dụng các quy trình quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện, khai thác tinh dịch cũng như việc kiểm tra, đánh giá chất lượng tinh hiện nay của Công ty đạt trình độ khá cao và tiến bộ hơn trước rất nhiều. Kết quả bảng 4.6 cho thấy nồng độ tinh trùng của lợn Móng Cái đạt 190,48 triệu/ml, lợn Rừng đạt 193,28 triệu/ml (P>0,05). Kết quả này của chúng tôi cao hơn của một số tác giả nghiên cứu trước đó. Dương Đình Long (1996), cho biết chỉ tiêu này trên lợn Móng Cái chỉ đạt 45,4 triệu/ml. Theo Trịnh Văn Thân (2010), lợn Móng Cái đạt 142,21 – 146,89 triệu/ml. 4.1.4. Chỉ tiêu tổng hợp VAC VAC của lợn đực giống nuôi tại Công ty được thể hiện trên bảng 4.7, 4.8 và biểu đồ 4.1. Bảng 4.7. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn đực ngoại (tỷ/lần) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Landrace 3.118 59,46a 0,20 18,84 25,80 87,81 Yorkshire 2.970 55,91b 0,23 22,69 30,82 88,20 PiDu 1.022 51,55c 0,31 19,48 27,83 87,60 Tiêu chuẩn đực ngoại (1) 30 Ghi chú: - (1): Theo TCVN 9111: 2011 - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) 34 Bảng 4.7 cho thấy chỉ tiêu VAC của lợn Landrace, Yorkshire, Pidu tương ứng là 59,46; 55,91; 51,55 tỷ/lần. Sự khác nhau về chỉ tiêu này giữa ba phẩm giống là có ý nghĩa (P<0,05). Nguyên nhân của sự sai khác này là do có sự sai khác rõ rệt giữa thể tích và hoạt lực tinh trùng giữa ba phẩm giống như đã nêu ở trên. Bảng 4.8. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của các lợn đực nội (tỷ/lần) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Móng Cái 1.384 23,95b 0,15 23,59 9,45 53,00 Rừng 679 26,05a 0,25 24,96 11,09 50,69 Tiêu chuẩn đực nội (2) 22 Ghi chú: - (2): Theo TCVN 9713: 2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) 70 59.46 60 55.91 51.55 50 40 Tỷ/lần 30 20 10 0 Landrace Yorkshire PiDu Biểu đồ 4.1. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn ngoại 35 Theo Nguyễn Tấn Anh (1984), VAC ở lợn Landrace là 36,05 ± 1,24 và Yorkshire là 45,1 ± 1,73 tỷ/lần. Còn Trương Lăng (1994), cho biết chỉ tiêu VAC của lợn Landrace đạt 38 - 40 tỷ/lần; Yorkshire đạt 40 – 50 tỷ/lần. Các tác giả Đào Đức Thà và cs. (2003), cho biết VAC của hai giống lợn Yorshire và Landrace lần lượt là 36,91 và 36 tỷ/lần. Nguyễn Thị Hậu (2009), cũng thông báo, VAC của các giống Landrace, Yorkshire và Duroc tương ứng là 47,35 ± 12,23; 64,78 ± 14,54; 51,21 ± 13,24 tỷ/lần. Còn theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Thân và cộng sự (2010), VAC ở lợn Landrace là 39,83 – 40,38 tỷ/lần; Yorkshire là 27,76 – 31, 77 tỷ/lần; Pidu đạt 29,36 - 29,89 tỷ/lần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, chứng tỏ việc áp dụng các quy trình, công nghệ chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác tinh trong công ty là tốt. Kết quả bảng 4.8 cho thấy chỉ tiêu VAC của lợn Móng Cái (là 23,95 tỷ/lần) thấp hơn có ý nghĩa so với lợn Rừng (đạt 26,05 tỷ/lần) với P<0,05. Nguyên nhân là do có sự khác nhau về chế độ khai thác sử dụng: lợn Móng Cái được khai thác đều đặn hơn lợn Rừng do yêu cầu thực tế sản xuất của Công ty. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ tiêu VAC của cả hai giống lợn Móng Cái và lợn Rừng nuôi tại Công ty đều đạt TCVN 9713:2013. 4.1.5. Sức kháng của tinh trùng Sức kháng của tinh trùng là khả năng chống chịu của tinh trùng với sự thay đổi về nồng độ NaCl. Yêu cầu cần đạt của chỉ tiêu này (theo Tiêu chuẩn Việt Nam) là trên 3.000 đối với tinh lợn ngoại và trên 1500 với tinh lợn nội. Tinh trùng có sức kháng càng cao thể hiện sức sống, khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi từ môi trường ngoại cảnh càng tốt. Dựa vào chỉ tiêu này người ta có thể pha chế môi trường thích hợp, định ra thời gian bảo tồn, sử dụng tinh dịch pha chế một cách tốt nhất. Sức kháng tinh trùng của các phẩm giống lợn nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.9 và 4.10. 36 Bảng 4.9. Sức kháng tinh trùng của lợn đực ngoại Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Landrace 335 3975,52a 12,8 5,89 3300 4500 Yorkshire 296 3956,08a 12,07 5,25 3600 4300 PiDu 133 3911,28b 15,71 4,63 3200 4300 Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Bảng 4.10. Sức kháng tinh trùng của các lợn đực giống nội Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Móng Cái 140 1524,29b 9,34 7,25 1300 1800 Rừng 81 2039,51a 17,45 7,7 1700 2400 Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Kết quả bảng 4.9 cho thấy: sức kháng tinh trùng của đực Landrace là 3.975,52; lợn Yorkshire là 3.956,08 và lợn Pidu đạt 3911,28. Tuy nhiên, sự sai khác giữa hai giống Landrace và Yorkshire không có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả của cả ba phẩm giống ngoại nuôi tại Công ty đều đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1859/76). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt thấp hơn so với công bố của Thân Văn Hiển (2008), lợn Landrace có R đạt 4.267,81 ± 8,26 và chỉ tiêu này trên lợn Landrace và Yorkshire cũng thấp hơn 4.953,70 và 4.639,72 (Phan Xuân Hảo, 2006). Kết quả bảng 4.10 cho thấy: sức kháng tinh trùng của lợn Móng Cái (1.524,29) thấp hơn lợn Rừng (2.039,51); sự sai khác có ý nghĩa với P<0,05. Nguyên nhân có thể do lợn Rừng là động vật hoang dã nên thể hiện sức sống, khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi từ môi trường ngoại cảnh cao so với lợn Móng Cái. Tuy nhiên, sức kháng tinh trùng của cả hai giống này đều đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1859/76) và thích hợp với công tác TTNT. 37 4.1.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là tỷ lệ tinh trùng bị dị dạng về hình thái học so với tổng số tinh trùng trong một lần khai thác. Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa chất lượng tinh dịch càng kém và ngược lại. Chỉ có những tinh trùng còn nguyên vẹn hình thái, cấu trúc mới có khả năng vận động tiến thẳng và thụ thai. Những tinh trùng có cấu tạo không hoàn chỉnh, bị dị tật đều không có khả năng trên. Đó là những tinh trùng như: đầu quả lê, acrosome khuyết, đầu quá nhỏ, quá to, đuôi cong, có giọt bào ở thân, tinh trùng dính vào nhau, mất đầu, mất đuôi,...Việc kiểm tra tỷ lệ kỳ hình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất tinh dịch. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, đối với lợn ngoại và lợn nội tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phải dưới 15%. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các giống lợn trong nghiên cứu này được thể hiện ở Bảng 4.11 và 4.12. Bảng 4.11. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các lợn đực giống ngoại (%) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Landrace 335 6,01c 0,08 24,85 4,03 9,03 Yorkshire 296 6,36b 0,06 17,52 3,99 8,99 PiDu 133 6,68a 0,11 18,54 4,98 9,98 Tiêu chuẩn đực ngoại (1) < 15 Ghi chú: - (1): Theo TCVN 9111: 2011 - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Bảng 4.12. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các lợn đực giống nội (%) Tham số thống kê Phẩm giống n Mean SE Cv (%) Min Max Móng Cái 140 7,24b 0,09 13,94 4,99 9,01 Rừng 81 7,57a 0,11 12,52 6,01 9,02 Tiêu chuẩn đực nội (2) < 15 Ghi chú: - (2): Theo TCVN 9713:2013 - Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) 38 Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của lợn Landrace, Yorkshire và Pidu tương ứng là 6,01%; 6,36% và 6,68%. Sự sai khác là có ý nghĩa với P<0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở lợn Landrace cao hơn so với 4,91% (nghiên cứu của Đào Đức Thà, Trịnh Văn Thân và cs., 2003) và cũng cao hơn 5,52% (nghiên cứu của Phan Xuân Hảo, 2006); thấp hơn so với 6,37% (Nguyễn Thị Hậu, 2009) và 9,8 % (Trương Lăng, 1994). Với lợn Yorkshire, kết quả của chúng tôi thấp hơn so với 6,40% (Nguyễn Thị Hậu, 2009), 6,93% (Phan Xuân Hảo, 2006) và 9,8% (Trương Lăng, 1994); cao hơn so với 5,81% (Đào Đức Thà, Trịnh Văn Thân và cs., 2003). Ở lợn Pidu kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với 17,12 – 17,62%, kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Thân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_chat_luong_tinh_dich_cua_mot_so_giong_lon_nuoi_tai_co.pdf
Tài liệu liên quan