Đề tài Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam

PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây công tác quản lý đầu tư xây dựng đã trở thành quen thuộc đối với các nhà quản lý các cấp, có rất nhiều hoạt động trong tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được thực hiện theo hình thức dự án. Phương pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng trở nên quan trọng và nhận được sự chú ý ngày càng tăng trong xã hội. Điều này một phần do tầm quan trọng của công tác quản lý đầu tư trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh và đời s

pdf89 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống xã hội. Để phát triển được nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý nhà nước ta đòi hỏi một sự đổi mới mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một yêu cầu rất quan trọng. Công tác nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng, cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế, xã hội, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao gồm tất cả các giai đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Vậy công tác quản lý dự án, đầu tư xây dựng và nội dung phương pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư là vô cùng quan trọng. Một trong những giải pháp đổi mới công tác quản lý dự án giúp các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là phải có giải pháp nhằm hạn chế tối đa các trình trạng yếu kém, tồn tại trong từng giai đoạn trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng. Các giải pháp nhằm hạn chế các yếu kém tồn tại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Để thực hiện có hiệu quả, trước hết phải xây dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện quản lý đầu tư xây dựng. 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, vốn đầu tư của Nhà nước liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ khoảng 30% GDP, qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Tuy nhiên, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án trong những năm quan còn nhiều hạn chế và yếu kém, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế.... Kết quả, thực trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư XDCB đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông và tại nhiều diễn đàn, gây nhức nhối trong toàn xã hội và đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo ngăn ngừa, trong đó Kiểm toán Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ này. Mặc dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chính xác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB là bao nhiêu (10, 20 hay 30% như nhiều chuyên gia nhận định) nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xẩy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Thất thoát, lãng phí không chỉ do nguyên nhân khách quan như bởi cơ chế chính sách về quản lý đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng hay do đặc điểm, tính 1 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL chất của sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thuỷ văn, khí hậu nên việc thi công phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chất lượng và giá cả sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên... mà còn có nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất thoát, lãng phí là từ con người và bắt đầu từ người giữ vai trò giám sát trong bộ máy nhà nước. Theo Giáo sư Nguyễn Trường Tiến (Hội Khoa học - Kỹ thuật xây dựng) thì lỗi sai phạm của Chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án chiếm khoảng gần 60%, trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị trên 30% và do các nhà quản lý tư vấn là hơn 10%. Bởi vậy, việc làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và thực hiện các giai đoạn của dự án đầu tư đặc biệt là trách nhiệm của cá nhân những người đứng đầu: Chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư, các nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, giám sát, các nhà thầu cung cấp trang thiết bị, các cơ quan tổ chức thực hiện chi đền bù giải phóng mặt bằng,... là hết sức cần thiết để có thể đưa ra kiến nghị xử lý phù hợp và triệt để nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thất thoát và lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB. Vì vậy, để hạn chế yếu kém, giảm thiểu và triệt tiêu việc thất thoát, lãng phí, tiêu cực, rủi ro và phát huy tối đa việc quản lý sử dụng nguồn vốn, công tác đầu tư xây dựng các công trình có hiệu quả cao, góp phần trong việc xây dựng và phát triển đất nước thì công tác quản lý dự án không thể thiếu được. Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện (tổ chức và quản lý việc thực hiện) mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ, chất lượng, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Sự thành công của mỗi một dự án cần được xem xét trên 3 mặt: Chất lượng, hiệu quả và đảm bảo tiến độ. QLDA là một công tác chuyên môn đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về nhiều mặt: Kỹ thuật, hoạch định, tổ chức, quản lý, kinh tế, tài chính, luật pháp ... Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu về đâu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính Trị, thì việc đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật càng mang tính chất cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, việc đầu tư và xây dựng các công trình, dự án điện của ngành điện nói chung và của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam nói riêng có ý nghĩa to lớn và cần thiết. Đây là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế, có tác động không những đến các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá, công tác sản xuất kinh doanh trong ngành điện mà còn tác động trực tiếp và mãnh mẽ đến sự phát triển các mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời gian qua, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đã có những thành công nhất định, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn một số tồn tại, bất cập nên việc nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án là cấp thiết. 2 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL Vì vậy, Tôi chọn đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam” cho luận văn tốt nghiệp khóa học của mình. b. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư, phân tích đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty. c. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam theo các tiêu chí đánh giá về tiến độ, chất lượng, chi phí và mô hình quản lý dự án. - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. d. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: các dự án, công trình đầu tư xây dựng không phân biệt nguồn vốn, phân loại công trình do Tổng Công ty Điện lực Miền Nam làm chủ đầu tư. - Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam được triển khai trên địa bàn 21 tỉnh phía Nam do Tổng Công ty Điện lực Miền Nam quản lý. e. Phương pháp nghiên cứu: - Cơ sở lý luận về dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án, mô hình quản lý dự án và các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng theo tiến độ, chất lượng, chi phí. - Thu thập dữ liệu về công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam theo các tiêu chí đánh giá như tiến độ, chất lượng, chi phí và mô hình quản lý dự án; - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam dự trên cơ sở thực trạng đã được phân tích, đánh giá nêu trên nhằm mục đích hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam từ nay đến năm 2020. 3 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư 1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời gian tương đối dài nhằm đạt được những lợi ích về kinh tế - tài chính - xã hội. Ở một góc độ khác, đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt được một hoặc một số mục đích cụ thể nào đó của người sở hữu vốn (hoặc người được cấp trên có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu cầu nhất định. Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới. Vì vậy, dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. 1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư 1.1.2.1. Dự án có mục đích, kết quả xác định Tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ ràng. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một dây chuyền sản xuất hiện đại hay là chiến thắng của một chiến dịch vận động tranh cử vào một vị trí chính trị. Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao. 1.1.2.2. Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn Dự án là một sự sáng tạo. Giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc Dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án giải tán. 1.1.2.3. Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ) Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lập lại như Kim tự tháp ở Ai Cập hay đê chắn lũ sông Thames ở London. Tuy nhiên, ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và bị che đậy bởi tính tương tự giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí khác, khách hàng khác, Điều ấy cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo, mới lạ của dự án. 1.1.2.4. Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước. Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành viên trên cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên 4 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL có quan hệ với nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác. 1.1.2.5. Môi trường hoạt động va chạm Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có “hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau Do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động. 1.1.2.6. Tính bất định và độ rủi ro cao Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao. 1.1.3. Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Dự án xã hội : Cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ an ninh trật tự cho tất cả các tầng lớp dân chúng, khắc phục những hậu quả thiên tai - Dự án kinh tế: Cổ phần hóa doanh nghiệp, tổ chức hệ thống đấu thầu, bán đấu giá tài sản, xây dựng hệ thống thuê mới - Dự án tổ chức: Cải tổ bộ máy quản lý, thực hiện cơ cấu sản xuất kinh doanh mới, tổ chức các hội nghị quốc tế, đổi mới hay thành lập các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp khác. - Các dự án nghiên cứu và phát triển: Chế tạo các sản phẩm mới, nghiên cứu chế tạo các kết cấu xây dựng mới, xây dựng các chương trình. phần mềm tự động hóa - Dự án đầu tư xây dựng: Các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng và hạ tầng kỹ thuật. 1.1.4. Khái niệm đầu tư xây dựng Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Như vậy, đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn vào hoạt động xây dựng như lập kế hoạch (có thể toàn bộ hoặc một phần chi phí do sử dụng quy hoạch tổng thể đã có sẳn), khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát xây dựng, quản lý dự án, để xây dựng mới, mở rộng hoặc sửa chữa, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. 1.1.5. Vị trí, vai trò của đầu tư xây dựng Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị, đều đánh giá cao tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, trang thiết bị 5 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL trong toàn nền kinh tế quốc dân. Để tạo lập được cơ sở hạ tầng phục vụ tốt mục tiêu chiến lược đặt ra của mỗi quốc gia thì hoạt động đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện qua các đặc trưng sau: ĐTXD là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, tài sản cố định phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội. ĐTXD đáp ứng ngày càng cao nhu cầu con người, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, tôn tạo các công trình kiến trúc của dân tộc và có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái. ĐTXD đóng góp đáng kể vào công tác an ninh quốc phòng, xây dựng các công trình bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Đối với nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hoạt động ĐTXD có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: là cơ sở, nền tảng, động lực thúc đẩy thực hiện nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước mà Đảng, Nhà nước đã chủ trương đề ra. Cụ thể: - Tiến hành hoạt động ĐTXD nhằm tạo ra sản phẩm xây dựng dưới dạng các công trình xây dựng, đó chính là các tài sản tạo nên tiền đề về cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, từ đó các ngành kinh tế khác khai thác để sinh lợi, tạo nguồn thu khá lớn vào nghân sách Nhà nước (từ việc thu thuế, phí, lệ phí, ) - Hoạt động ĐTXD chiếm một khối lượng rất lớn nguồn lực của quốc gia, trong đó chủ yếu là: vốn, lao động, tài nguyên. Do đó, nếu quản lý sử dụng kém hiệu quả, đầu tư không đúng mục đích sẽ gây ra những thất thoát và lãng phí vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. - Thông qua các hoạt động ĐTXD góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sống và sinh hoạt cho người dân; góp phần bảo vệ và cải thiện điều kiện môi trường. Tóm lại, hoạt động ĐTXD mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng, là một hoạt động mang tính tổng hợp đầy đủ tất cả các ý nghĩa (bao gồm ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội, Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, môi trường, an ninh, quốc phòng, ) 1.1.6. Dự án đầu tư xây dựng Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 1.1.7. Các đặc điểm dự án đầu tư xây dựng trong ngành điện Dự án đầu tư xây dựng trong ngành điện có đầy đủ các đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, những dự án này còn có những đặc điểm riêng như sau: 6 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL - Dự án có nguồn vốn lớn: Ngành điện thuộc ngành cơ sở hạ tầng, nhu cầu vốn là rất lớn (bình quân khoảng 5-10 tỷ USD/năm). Vốn đầu tư các công trình thuộc ngành điện là rất lớn, đặc biệt là những nhà máy thủy điện có quy mô lớn. - Tính đồng bộ cao: Ngành điện là một trong những ngành đặc thù. Để đảm bảo thông suốt, thì trong quá trình xây dựng phát triển nguồn và lưới cần phải đồng bộ với nhau. - Thời gian chuẩn bị đầu tư và xây dựng dài: Đầu tư ngành điệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên - môi trường. Trước khi triển khai một dự án ngành điện cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn: báo cáo tiền khả thi, báo cáo địa chất - địa hình, báo cáo đánh giá tác động môi trường, Vì vậy, thời gian chuẩn bị đầu tư một dự án cần phải mất nhiều thời gian, xem xét kỹ lưỡng. - Dự án của ngành điện thường là dự án lớn (ví dụ như dự án xây dựng nguồn điện - nhà máy thủy điện) bao gồm nhiều hạng mục. Do đó, thời gian thi công dài. Nhu cầu đầu tư xây dựng trong ngành điện là rất lớn: Do ngành điện là một ngành quan trọng cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện năng cho sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, sản lượng điện thương phẩm hiện vẫn đang tăng với tốc độ cao, chỉ tính riêng Tổng công ty Điện lực Miền Nam, nhu cầu điện thương phẩm như sau: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 5 năm Điện thương phẩm (tr. kWh) 15,920 18,927 21,812 24,909 28,868 110,436 Tăng so với năm trước 18.2% 18.9% 15.2% 14.2% 15.9% 16.5% Năm 2011 2012 2013 2014 KH 2015 5 năm Điện thương phẩm (tr. kWh) 32.307 36.290 39.980 44.596 49.700 202.873 Tăng so với năm trước 11,9% 12,3% 10,2% 11,5% 11,4% 11,5% (Nguồn: Báo cáo tổng kết Tổng Công ty Điện lực Miền Nam năm 2014) Ngoài ra, việc đầu tư ngành điện sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác nên đầu tư trong ngành điện là cần thiết và quan trọng. 1.1.8. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng Theo điều 50 của Luật xây dựng số 50/2014/QH ngày 18/6/2014, trình tự đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào cũng gồm 3 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng (kết thúc dự án đầu tư). Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định trong nội dung quyết định đầu tư. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Theo điều 4 của Luật xây dựng số 50/2013/QH13, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là: 7 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL - Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hoá của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng. - Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng. - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường. - Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. - Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật xây dựng số 50/2013/QH13. - Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng. - Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng. 1.1.8.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng Đối với các dự án quan trọng quốc gia theo nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thì Chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp thẩm quyền phê duyệt thì Chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp nhận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; 1.1.8.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; 8 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL Trong giai đoạn này, Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu tư vấn để khảo sát thiết kế. Hình thức để lựa chọn tư vấn phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư là đấu thầu tư vấn hoặc thi tuyển tư vấn thiết kế. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện một bước hay nhiều bước. Theo điều 78 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 về quy định chung về thiết kế xây dựng : - Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế. - Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc quy mô, tính chất, loại và cấp công trình xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. - Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau: + Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công; + Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; + Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; + Thiết kế theo các bước khác (nếu có). - Hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có). - Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng. Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế 1 bước, 2 bước và các thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở và trình Người quyết định đầu tư phê duyệt. Sau đó, Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế này tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế. Kết thúc thẩm tra thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm tra gửi chủ đầu tư. Sau khi đã được phê duyệt TKKT-TDT, Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu xây dựng (mua sắm vật tư thiết bị, xây dựng, tư vấn giám sát, cung cấp dịch vụ,) nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và mục tiêu của dự án. Việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ. Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, Chủ đầu tư tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng và tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng công trình, quản lý tiến độ, quản lý khối lượng, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng và quản lý môi trường xây dựng. 9 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL Trong giai đoạn này, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng kể từ khi dự án đầu tư được phê duyệt, thực hiện công tác đo vẽ giải thửa, phối hợp với chính quyền địa phương để thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư, tổ chức kiểm kê vật kiến trúc để thực hiện áp giá bồi thường, và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu để triển khai xây dựng. Trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, giám sát thi công, chất lượng, tiến độ, an toàn, môi trường, chi phí, đến khi công trình được thi công xong. 1.1.8.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Sau khi công trình được xây dựng xong theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình để đưa vào khai thác sử dụng, thực hiện công tác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý vận hành hoặc tự tổ chức quản lý vận hành. Như vậy, các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng. Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. 1.2. Quản lý dự án Trong những năm gần đây, khái niệm “quản lý dự án” đã không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với các nhà quản lý các cấp. Có rất nhiều công việc trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức dự án và điều đó đồng nghĩa với yêu cầu đặt ra là phải có được một hệ thống quản lý với các phương pháp quản lý hiệu quả nhất. Để hiểu rõ được về quản lý dự án, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu các nội dung sau: 1.2.1. Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ... Quyết định số 97/QĐ-EVN ngày 14/2/2014 của Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Quyết định số 712/QĐ-EVN ngày 22/10/2014 của Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại Quy định quản lý chất lượng xây dựng công trình trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Quyết định 2379/QĐ-EVN SPC ngày 03/10/2014 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc ban hành quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. Quyết định 1078/QĐ-EVN SPC ngày 21/4/2015 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc ban hành quy chế Phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. (xem phụ lục 1. Luật, nghị định, thông tư và quyết định của EVN, EVN SPC còn hiệu lực trong quản lý dự án đầu tư xây dựng) 21 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Luận văn nghiên cứu lý thuyết về dự án đầu tư, về dự án đầu tư xây dựng, về quản lý dự án đầu tư và cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm ba giai đoạn gồm chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng Đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong ngành điện có đặc thù riêng: dự án đầu tư có nguồn vốn lớn, tính đồng bộ cao, thời gian chuẩn bị đầu tư và xây dựng dài. Luận văn đưa ra các mô hình quản lý dự án đầu tư và nội dung, tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng như quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí dự án. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đầu tư xây dựng. Từ cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đã nêu đó để làm cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam sẽ được trình bày ở chương 2. 22 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM 2.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Điện lực miền Nam Tổng Công ty Điện lực Miền Nam được thành lập theo tinh thần văn bản số 60/TTg-ĐMDN ngày 12/01/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ và Quyết định số 799/QĐ- BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công Thương trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 2 và chuyển quyền sở hữu vốn Nhà nước tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đồng Nai từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam về Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. Tổng Công ty quản lý 21 Công ty Điện lực các tỉnh thành phía Nam, và 05 đơn vị phụ trợ gồm Công ty Lưới Điện cao thế Miền Nam, Công ty Thí nghiệm điện miền Nam, Công ty Tư vấn thiết kế điện miền Nam, Ban Quản lý dự án lưới điện Miền Nam và Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam. Chức năng chính của Tổng công ty Điện lực Miền Nam là quản lý vận hành và kinh doanh phân phối điện năng từ cấp 110kV trở xuống trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam (trừ Thành phố Hồ Chí Minh). 2.1.1. Quy mô tài sản, lực lượng lao đông, trình độ lao động 2.1.1.1 Quy mô của Tổng công ty đến 31/12/2014 như sau: * Lưới điện 110kV: - Đường dây: 4.687,025 km - Trạm biến áp: 167 trạm/257 máy biến áp/10.721 MVA * Lưới điện phân phối: - Đường dây trung áp: 61.073,608 km - Đường dây hạ áp: 80.727,487 km - Trạm biếp áp phân phối: 142.177 trạm/190.206 máy/23.504,3 MVA. 2.1.1.2. Lực lượng và trình độ lao động của Tổng công ty: Lao Lao Lao Lao Lao động Số động động động động Chỉ tiêu KH TT năm năm năm năm năm 2011 2012 2013 2014 2015 I Tổng số lao động 19.130 19.874 21.089 20.816 21.438 Trong đó: 1 Lao động quản lý (1) 2.282 2.371 2.516 2.483 2.557 2 Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 5.570 5.786 6.140 6.061 6.242 3 LĐ trực tiếp sản xuất, kinh doanh 9.873 10.257 10.884 10.743 11.064 4 Lao động thừa hành, phục vụ 1.405 1.460 1.549 1.529 1.575 23 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL II Trình độ lao động (2) 19.130 19.874 21.089 20.816 21.438 1 Đại học trở lên 4.233 4.499 4.868 4.908 5.379 Cao đẳng - Trung học chuyên 2 4.717 4.992 5.198 5.129 4.977 nghiệp 3 Công nhân kỹ thuật 9.161 9.206 9.769 9.642 9.803 4 Trình độ khác 1.019 1.177 1.255 1.237 1.279 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Tổng Công ty Điện lực Miền Nam năm 2014) 2.1.1.3. Kết quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn từ năm 2011 - 2015 là giai đoạn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Tổng công ty Điện lực miền Nam như ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng GDP và tín dụng tăng trưởng thấp hoạt động đầu tư chững lại, nhiều doanh nghiệp phá sản, Chính Phủ điều chỉnh giá điện theo xu hướng giảm từ 01/06/2014, Tập đoàn triển khai thực hiện Quyết định 212 và thực hiện Tối ưu hóa chi phí trong sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng .v.v. Tuy nhiên Tổng công ty luôn thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, lưới điện ngày càng mở rộng, quy mô hoạt động và tầm ảnh hưởng của Tổng công ty ngày càng lớn, cụ thể: - Tổng công ty luôn thực hiện tốt chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc cung cấp điện liên tục, ổn định cho khách hàng, các năm qua tốc độ tăng sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty luôn ở mức cao, bình quân là 11,37%, sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty đã tăng 1,53 lần, từ 32 tỷ 307 triệu kWh năm 2011 lên ước khoảng 49 tỷ 700 triệu kWh năm 2015. - Nhiều biện pháp đã được thực hiện để nâng cao số khách hàng sử dụng điện như nhanh chóng cung cấp điện cho khách hàng khi có nhu cầu, đầu tư phát triển lưới điện để đưa điện về nông thôn, cấp điện cho đô thị mới, tiếp nhận lưới điện nông thôn, xóa điện kế tổng, điện kế cụm để bán trực tiếp cho từng hộ dân do đó số khách hàng của Tổng công ty không ngừng nâng cao. Ước cuối năm 2015 toàn Tổng công ty có 6,73 khách hàng, tăng 1,08 triệu khách hàng so với năm 2011 (5,55 triệu khách hàng). - Cùng với những nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm, giá bán bình quân, phát triển khách hàng, doanh thu của Tổng công ty có sự phát triển vượt bậc. Doanh thu năm 2015 ước là 72.413 tỷ đồng, tăng 34.237 tỷ đồng so với năm 2011 (38.176 tỷ đồng). Với tốc độ tăng doanh thu vượt bậc trên, Tổng công ty luôn hoạt động có lãi, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao và nộp ngân sách đầy đủ, đây là truyền thống của Tổng công ty trong những năm qua. - Với nỗ lực thực hiện đầu tư trong 5 năm qua quy mô lưới điện của Tổng công ty đã lan phủ khắp 21 tỉnh thành, chất lượng điện áp được cải thiện, đáp ứng kịp thời nhu cầu phụ tải của khách hàng, trên địa bàn mỗi tỉnh đều có nhiều trạm 110kV, lưới điện được kết nối mạch vòng. Hiện Tổng công ty đang quản lý 4.687 km đường dây 110kV, 167 trạm biến áp 110kV với tổng dung lượng 10.721 MVA; 80.727 km đường dây hạ thế; 61.073 km đường dây trung thế; 142.177 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 23.504 MVA. 24 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL - Nỗ lực đưa điện về nông thôn trong 5 năm qua đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng nông thôn, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở các tỉnh thành phía Nam. Đến cuối năm 2014, số xã phường thị trấn trên đất liền có điện là 2.510/2.510 xã phường thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100%; số hộ dân có điện là 7,312 triệu hộ - đạt tỷ lệ 98,68% trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 4,944 triệu hộ - đạt tỷ lệ 98,10%. Tổng công ty đã đảm bảo cung cấp điêṇ phục vụ nhu cầu sản xuất - dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác cấp điện cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, vụ mùa, chế biến thủy hải sản, xay xát lúa gạo... Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Pmax (MW) 5.087 5.760 6.210 6.942 7.765 So với năm trước 13,2 7,8 11,7 11,8 (%) Từ năm 2011 đến năm 2015, Tổng công ty luôn là đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng chung trong Tập đoàn, bình quân hàng năm tăng 11,37%. Dự kiến đến cuối năm 2015, sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty đạt 49 tỷ 700 triệu kWh, tăng 11,44% so với năm 2014. Năm 2011 2012 2013 2014 KH 2015 5 năm Điện thương phẩm (tr. kWh) 32.307 36.290 39.980 44.596 49.700 202.873 Tăng so với năm trước 11,9% 12,3% 10,2% 11,5% 11,4% 11,5% 2.1.2. Mô hình tổ chức ở Tổng công ty điện lực Miền Nam Biểu đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Điện lực Miền Nam 25 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL 2.1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và các ban chức năng của Tổng Công ty trong công tác quản lý đầu tư xây dựng 2.1.2.1.1 Lãnh đạo Tổng công ty - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. - 01 Kiểm soát viên chuyên trách và 02 Kiểm soát viên kiêm nhiệm; - Ban Kiểm soát nội bộ EVN SPC; - Các phó Tổng Giám đốc: + Phó Tổng giám phụ trách Kỹ thuật sản xuất. + Phó Tổng giám phụ trách Đầu tư xây dựng. + Phó Tổng giám phụ trách Kinh doanh. + Phó Tổng giám phụ trách Công nghệ thông tin. - Kế toán trưởng - Văn phòng và 15 Ban chức năng của cơ quan EVN SPC (Ban Kế hoạch, Ban Tổ chức Nhân sự, Ban Kỹ thuật sản xuất, Ban An toàn, Ban Kinh doanh, Ban Tài chính kế toán, Ban Lao động tiền lương, Ban Quản lý đầu tư, Ban Quan hệ quốc tế, Ban Quan hệ cộng đồng, Ban Pháp chế, Ban Thanh tra bảo vệ, Ban Công nghệ thông tin, Ban Vật tư Xuất nhập khẩu và Ban Kiểm tra Giám sát mua bán điện). Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc quản lý điều hành chung toàn bộ Tổng Công ty, là người quyết định đầu tư và công tác đầu tư xây dựng của Tổng Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty điện lực Miền Nam theo quyết định số 347/QĐ- EVN ngày 02/6/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Phó Tổng giám đốc phụ trách Đầu tư xây dựng là người quản lý chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác đầu tư xây dựng của Tổng công ty. Các Ban chức năng của Tổng công ty Điện lực Miền Nam giúp lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác quản lý và điều hành các dự án. Chức năng và nhiệm vụ của các Ban tham mưu cho lãnh đạo Tổng Công ty được trình bày như sau: Biểu đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức tham mưu quản lý dự án EVN SPC Lãnh đạo EVN SPC Ban HTQT Ban KH Ban QLĐT Ban TCKT Ban VT&XNK Các Công ty Ban QLDA Điện Công ty lưới Điện lực lực Miền Nam điện cao thế MN 26 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL 2.1.2.1.2. Ban Kế hoạch Tham mưu cho lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Miền Nam trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh chính (sản xuất kinh doanh điện) và kế hoạch sản xuất kinh doanh khác. Trong công tác sản xuất kinh doanh chính: - Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trình cấp có thẩm quyền thông qua: + Kế hoạch sản xuất điện. + Kế hoạch điện thương phẩm. + Kế hoạch đầu tư xây dựng, kể cả việc đầu tư sử dụng quỹ công ích (nếu có). + Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định. + Điều động các tài sản cố định như: phương tiện vận tải, nguồn điện, - Giao và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tại các Đơn vị thành viên trong EVN SPC. Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh khác: - Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư. - Xây dựng, lập chương trình, kế hoạch, phương án cho sản xuất kinh doanh khác. - Tham gia, theo dõi quy hoạch phát triển lưới điện địa phương. - Xem xét trình phê duyệt phát triển phụ tải khách hàng (các xí nghiệp công nghiệp, dịch vụ, ). Theo dõi, giám sát tổng hợp tình hình gia tăng phụ tải của các khu vực, báo cáo và kiến nghị EVN các giải pháp về đầu tư xây dựng mới lưới điện 110kV. - Biên soạn các quy định, hướng dẫn về công tác kế hoạch. Tham gia biên soạn các quy định trong công tác sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh khác. - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các tổng sơ đồ phát triển điện do Chính phủ phê duyệt, quy hoạch phát triển điện của các địa phương do Bộ Công Thương phê duyệt ứng vốn của địa phương và đầu tư khác (như trạm bơm nông nghiệp ) - Thực hiện báo cáo cho lãnh đạo EVN SPC và cơ quan cấp trên việc thực hiện các mặt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn. 2.1.2.1.3. Ban Hợp tác quốc tế Ban Quan hệ quốc tế có chức năng tham mưu cho lãnh đạo EVN SPC tổ chức thực hiện công tác quan hệ quốc tế và điều hành hoạt động Quan hệ quốc tế của EVN SPC đúng theo chính sách đối ngoại của Nhà nước và phân cấp công tác Quan hệ quốc tế của EVN; thực hiện công tác quản lý đấu thầu của EVN SPC đúng theo Pháp luật hiện hành của Nhà nước và các quy định về đấu thầu của EVN. Công tác quan hệ quốc tế - Tìm hiểu đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nắm vững phân cấp công tác Quan hệ quốc tế của EVN để thực hiện tốt công tác Quan hệ quốc tế của EVN SPC; - Đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác Quan hệ quốc tế của EVN SPC. - Làm đầu mối theo dõi tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài. - Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên ngành do các đối tác nước ngoài yêu cầu và chịu chi phí. 27 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL - Làm đầu mối tiếp các đoàn khách nước ngoài đến làm việc với EVN SPC sau khi được Lãnh đạo EVN SPC chấp thuận. - Thực hiện các quy định của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an trong công tác Quan hệ quốc tế. - Biên dịch các văn bản đến và đi do Lãnh đạo EVN SPC ký và phiên dịch cho các buổi tiếp, làm việc với các đoàn khách nước ngoài do Lãnh đạo chủ trì. - Báo cáo định kỳ công tác Quan hệ quốc tế và tình hình thực hiện các dự án của EVN SPC. Công tác đấu thầu - Ban Quan hệ quốc tế chịu trách nhiệm chính trong công tác đấu thầu: - Tổ chức đấu thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp, tuyển chọn tư vấn của EVN SPC. - Tổ chức đấu thầu, thương tảo, ký kết hợp đồng nhập ủy thác theo đề nghị của các Công ty cổ phần liên kết. - Hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức đấu thầu cho các Đơn vị thành viên: - Theo dõi tình hình thực hiện công tác đấu thầu ở các Đơn vị thành viên, đề xuất phương hướng tổ chức, sắp xếp bộ máy để thực hiện tốt công tác này. - Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm trong công tác đấu thầu giữa EVN SPC với các Đơn vị thành viên. - Hướng dẫn các Đơn vị thành viên tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đúng Pháp luật hiện hành của Nhà nước và theo phân cấp, uỷ quyền của EVN và EVN SPC. - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đấu thầu và tổ chức thực hiện đấu thầu. 2.1.2.1.4. Ban Quản lý đầu tư Tham mưu cho Lãnh đạo EVN SPC chỉ đạo công tác thẩm định, quản lý dự án, công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng và tiến độ công trình. Công tác Thẩm định - Thẩm định các dự án đầu tư - Tổng mức đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật - Tổng mức đầu tư, tổng dự toán; thẩm định thiết kế kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán theo phân cấp về nguồn, lưới điện, viễn thông, kiến trúc, mua sắm và công tác sửa chữa lớn. - Thẩm tra thực địa hiện trường các dự án đầu tư khi cần thiết. - Thẩm định đề cương dự toán khảo sát các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp. - Thẩm định các dự toán phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng. - Thẩm định các dự toán chi phí khác liên quan đến dự án theo phân cấp. Công tác đấu thầu - Thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả chọn lựa nhà thầu các gói thầu liên quan đến dự án: mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp, thí nghiệm hiệu chỉnh, relay chỉnh định của EVN SPC và các Đơn vị thành viên theo phân cấp. Công tác quản lý chất lượng công trình và tiến độ công trình - Kiểm tra thực hiện và biên soạn các quy định về công tác quản lý dự án, công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. - Phân tích bộ máy tổ chức, lực lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng. 28 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL - Theo dõi, kiểm tra công tác thực hiện tiến độ, công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. - Báo cáo về công tác quản lý dự án, tiến độ, chất lượng thi công xây dựng công trình. - Theo dõi, giải quyết các trở ngại trong công tác đấu thầu, thiết kế, xây lắp, đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công xây dựng. Công tác quyết toán - Thẩm tra khối lượng hoàn thành thực tế của các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn theo phân cấp phục vụ cho công tác quyết toán. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ - Xây dựng và ban hành quy trình thẩm định các dự án đầu tư, sửa chữa lớn, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện. - Cập nhật và phổ biến các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành để các Đơn vị thành viên áp dụng trong công tác đầu tư xây dựng. - Hướng dẫn các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác đầu tư xây dựng. Kiểm tra công tác chuyên môn các Đơn vị thành viên - Kiểm tra thực hiện công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn định kỳ hằng năm tại các Đơn vị thành viên. - Kiểm tra các báo cáo kết quả phê duyệt dự án, đấu thầu của các Đơn vị thành viên - Kiểm tra công trường đang thi công của các Đơn vị thành viên. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đầu tư xây dựng - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các công trình đầu tư xây dựng dựa trên mạng vi tính: các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn trong công tác đầu tư xây dựng, thông báo các đơn giá vật tư thiết bị để các Đơn vị thành viên trong EVN SPC tra cứu và tham khảo. 2.1.2.1.5. Ban Tài chính kế toán Tham mưu cho lãnh đạo EVN SPC trong việc quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán của EVN SPC đúng với các chế độ, chính sách, thể lệ về quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Nhà nước, EVN và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN SPC. - Tham mưu cho Tổng Giám đốc EVN SPC trong việc nhận vốn, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước và EVN giao (Ban tham gia: KH, KTSX, VTXNK). - Tổ chức bộ máy tài chính kế toán trong EVN SPC cho phù hợp với quy định của Nhà nước, EVN và đặc điểm sản xuất kinh doanh của EVN SPC. - Tham mưu cho Lãnh đạo EVN SPC lập kế hoạch tài chính hàng năm để trình EVN. Trên cơ sở kế hoạch của EVN SPC được duyệt, tham mưu cho Lãnh đạo EVN SPC giao kế hoạch tài chính cho các Đơn vị thành viên (Ban tham gia: KH, KTSX, KD, LĐTL). - Ban hành các hướng dẫn thực hiện những quy định, quy trình về quản lý tài chính và hạch toán kế toán trong EVN SPC phù hợp với chế độ chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Nhà nước, EVN. - Thực hiện việc lập và gửi báo cáo tài chính quý, năm theo quy định của Nhà nước, EVN. 29 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL - Thực hiện việc phân tích hoạt động kinh tế của EVN SPC theo định kỳ (Ban tham gia: KH, KTSX, VTXNK, QLĐT, KD, LĐTL). - Đôn đốc và kiểm tra các Đơn vị thành viên thực hiện nộp thuế đầy đủ và kịp thời cho Ngân sách Nhà nước theo quy định, thanh toán các khoản công nợ nội bộ với EVN theo đúng quy định. - Đôn đốc và kiểm tra thường xuyên, định kỳ các Đơn vị thành viên về việc chấp hành các quy định, quy trình của EVN SPC ban hành trong công tác tài chính kế toán, phát hiện sai phạm để chấn chỉnh kịp thời. - Đầu mối đôn đốc công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn theo phân cấp của EVN SPC (Ban tham gia: KH, QLĐT, KTSX, QHQT). - Tổ chức làm việc với các cơ quan kiểm toán, cục thuế hàng năm. - Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tình hình góp vốn và tình hình hoạt động tại các công ty liên kết của EVN SPC. 2.1.2.1.6. Ban Vật tư & xuất nhập khẩu Tham mưu cho lãnh đạo EVN SPC trong công tác: mua sắm, tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và theo dõi quản lý vật tư thiết bị trong EVN SPC và các Đơn vị thành viên theo phân cấp của EVN và EVN SPC. Tổ chức công tác kế hoạch, lập đơn hàng và mua sắm vật tư thiết bị - Ban VTXNK chủ trì xem xét và trình Tổng Giám đốc EVN SPC phê duyệt kế hoạch vật tư thiết bị hàng năm của EVN SPC và Đơn vị thành viên đối với những vật tư do EVN SPC tổ chức mua sắm theo quy định và phân cấp hiện hành; - Ban VTXNK chủ trì lập đơn hàng mua sắm vật tư thiết bị đối với những vật tư thiết bị do EVN SPC tổ chức mua sắm theo quy chế phân cấp và kế hoạch của EVN SPC, trình Tổng Giám đốc phê duyệt và chuyển Ban QHQT tổ chức mua sắm theo quy định hoặc tổ chức mua sắm vật tư thiết bị theo sự phân công của Lãnh đạo EVN SPC; - Giám sát, kiểm tra thực hiện việc phân cấp trong công tác mua sắm vật tư thiết bị của các Đơn vị thành viên đúng theo quy định của Nhà nước, EVN và EVN SPC đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Đề xuất biện pháp xử lý đối với Đơn vị thành viên và cá nhân vi phạm trong công tác mua sắm vật tư thiết bị. Tổ chức công tác tiếp nhận, nghiệm thu vật tư thiết bị - Lập thủ tục và hướng dẫn việc tiếp nhận vận chuyển bảo quản sử dụng vật tư thiết bị trong và ngoài EVN SPC. - Quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế mua sắm vật tư thiết bị: + Chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi và triển khai thực hiện hợp đồng, làm đầu mối giải quyết các vướng mắc phát sinh trong suốt quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng; + Tiếp nhận các thư từ, tài liệu ...của các nhà cung cấp vật tư thiết bị. Xem xét sơ bộ hồ sơ, đánh giá, đề xuất và trình Tổng Giám đốc EVN SPC xin ý kiến để giải quyết. Trong trường hợp cần thiết Lãnh đạo EVN SPC sẽ chỉ đạo các ban và các đơn vị liên quan có ý kiến góp ý. Ban VTXNK theo dõi đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc, tổng hợp và đề xuất với Lãnh đạo EVN SPC quyết định và phúc đáp kịp thời cho các nhà cung cấp vật tư thiết bị; 30 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL + Theo dõi, đôn đốc các nhà thầu gởi hàng theo đúng tiến độ, lập các thủ tục tiếp nhận, giải quyết nhanh các thủ tục liên quan đến thuế GTGT, thuế nhập khẩu tránh bị phạt; + Đối chiếu vật tư thiết bị được giao với yêu cầu trong hợp đồng đã ký (Tuýp mác, mã số cơ phận, quy cách kích thước, thông số kỹ thuật, chất lượng, trị giá vật tư...); + Thông báo và lập hội đồng nghiệm thu, mời tổ chức giám định để kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá. Tổ chức nhập kho nhanh chóng và thông báo kịp thời cho các đơn vị liên quan để có kế hoạch phân bổ đưa vật tư thiết bị vào sử dụng. Ban VTXNK có thể tham khảo ý kiến các ban liên quan trong quá trình nghiệm thu; + Lập hồ sơ đầy đủ và kịp thời các thủ tục khiếu nại đòi bồi thường với bên bán do vật tư thiết bị giao không đảm bảo số lượng, quy cách, xuất xứ, chất lượng, tiến độ được nêu trong hợp đồng; + Hoàn chỉnh các thủ tục và đề xuất thanh toán hàng, phạt giao hàng trễ và hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo đảm bảo hành cho bên bán theo các điều kiện và điều khoản được quy định trong hợp đồng; + Theo dõi và xử lý các tồn tại đối với bên bán về chất lượng vật tư thiết bị trong thời gian bảo hành; + Trình Tổng Giám đốc ký thanh lý hợp đồng với bên bán. Tổ chức công tác cấp phát vật tư thiết bị - Hàng quý, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao, dự toán được duyệt và khả năng thực hiện, các Công ty Điện lực lập kế hoạch sử dụng vật tư thiết bị và quyết toán lượng vật tư thiết bị đã cấp trong quí trước. Ban VTXNK sẽ xem xét làm thủ tục cấp phát cho các Đơn vị thành viên; - Ban VTXNK xem xét việc cấp phát vật tư thiết bị, điều động vật tư thiết bị và tài sản cố định giữa các Đơn vị thành viên. Tổ chức công tác theo dõi quản lý vật tư thiết bị - Tổ chức quản lý vật tư thiết bị từ EVN SPC đến các Đơn vị thành viên. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vật tư thiết bị của các Đơn vị thành viên trong EVN SPC; - Làm thủ tục nhập - xuất kho theo quy định hiện hành; - Là đầu mối giải quyết việc mua bán và quản lý vật tư thiết bị của EVN SPC. Trực tiếp xử lý và trình lãnh đạo ra quyết định thanh xử lý vật tư thiết bị, hướng dẫn các Đơn vị thành viên thanh xử lý các vật tư thiết bị tồn đọng, kém và mất phẩm chất; - Hướng dẫn và thống nhất quản lý việc dự trữ vật tư thiết bị trong EVN SPC, đảm bảo dự trữ vật tư thiết bị chuyên dùng và nhập ngoại cho sản xuất theo kế hoạch; - Đối chiếu hàng tồn kho, thực hiện việc điều động vật tư thiết bị trong kho cho sản xuất và xây dựng mới; - Xây dựng, giao và theo dõi thực hiện định mức tồn kho. Kiểm tra các Đơn vị thành viên về công tác vật tư thiết bị; công tác giao ban vật tư; công tác đào đạo nghiệp vụ về quản lý vật tư. - Tổ chức đoàn kiểm tra việc: Mua sắm, theo dõi thực hiện hợp đồng mua sắm, việc sử dụng vật tư thiết bị đã cung ứng cho từng công trình theo kế hoạch; thu hồi vật tư thiết bị và thanh xử lý vật tư thiết bị tại các Đơn vị thành viên; - Công tác báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo tình hình công tác xuất nhập khẩu và báo cáo tình hình quản lý, mua bán vật tư thiết bị theo quy định. Báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư thiết bị theo yêu cầu của EVN SPC. 31 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL Tổ chức công tác bảo quản vật tư thiết bị của Tổng kho - Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, cấp phát và bảo quản vật tư thiết bị, có biện pháp chống thất thoát, đảo bảo việc cấp phát vật tư thiết bị đúng tiến độ quy định. - Được ủy nhiệm của EVN SPC, Tổng kho trực tiếp quan hệ giao dịch với cơ quan ngoại thương để tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu, kể cả thiết bị hợp bộ. - Quan hệ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng lập phương án bảo vệ kho tàng, phòng chống bão, lũ lụt và cháy nổ, thất thoát vật tư; tổ chức xây dựng quản lý hệ thống kho bãi đúng quy chế quản lý vật tư, kho bãi an toàn. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất. 2.1.2.1.7. Ban Quản lý dự án Điện lực Miền Nam Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty được phân công thay mặt Tổng Công ty quản lý các dự án do Tổng Công ty làm chủ đầu tư; Thực hiện tư vấn quản lý dự án; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình; tư vấn đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá thầu; tư vấn đền bù GPMB. Ban QLDA Điện lực Miền Nam hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam để hoạt động theo đúng định hướng phát triển của ngành điện và chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Tên gọi: + Tên tiếng Việt: Ban Quản lý dự án Điện lực Miền Nam. + Tên giao dịch quốc tế: Southern Power Project Management Board. + Tên viết tắt: SPPM. Ban QLDA Điện lực Miền Nam có trụ sở đặt tại số 16 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Ban QLDA Điện lực Miền Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật để hoạt động theo phân giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam Ban QLDA Điện lực Miền Nam được tiếp nhận vốn ngân sách Nhà nước, vốn Tập Đoàn Điện lực Việt Nam, vốn Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, vốn các chủ đầu tư khác để thực hiện đầu tư các công trình. Ban QLDA Điện lực Miền Nam thực hiện nhiệm vụ do Tổng Công ty Điện lực Miền Nam giao đối với các dự án đầu tư nhóm A, B, C thuộc các loại: công trình công nghiệp, công trình xây dựng dân dụng, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông và các công trình khác theo nhiệm vụ được giao. Ban QLDA Điện lực Miền Nam có trách nhiệm thực hiện các công việc được giao theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình cũng như tuân thủ các luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Dân sự, Luật Thương Mại và các luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Điện lực Miền Nam gồm: - Ban lãnh đạo: Giám đốc và 03 Phó Phó giám đốc. - Các Phòng chức năng: gồm 09 phòng + Phòng Tổng Hợp. + Phòng Tài chính Kế toán. 32 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL + Phòng Kế hoạch. + P...LNL HCM Luận văn cao học QLNL Hình 3.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu Lập hồ sơ mời thầu Thẩm định, phê duyệt KHĐT và HSMT Thông báo mời thầu Nếu nhà thầu không rõ Phát hành hồ sơ mời thầu Làm rõ hồ sơ mời thầu Mở thầu Loại Không đạt các điều kiện tiên quyết trong HSMT Đánh giá sơ bộ Đánh giá hồ sơ dự thầu HSDT Làm rõ hồ sơ dự thầu, hiệu Báo cáo kết quả đánh giá Đạt chỉnh sai lệch (nếu có) Thẩm định kết quả đấu Đánh giá chi tiết thầu HSDT Không đáp ứng Phê duyệt kết quả đấu thầu Loại Đáp ứng kỹ thuật Thông báo kết quả đấu thầu Đánh giá tài Thương thảo chính thương sơ bộ hợp mại và xếp đồng (nếu cần Thương thảo, hoàn thiện hạng thiết) và ký kết hợp đồng 3.2.3. Các giải pháp trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, biện pháp tổ chức thi công, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào vận hành và công tác thanh quyết toán 3.2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Qua phân tích thực trạng công tác quản lý tại Tổng Công Ty Điện Lực Miền Nam ở chương 2, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện và kết thúc đầu tư còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết như: 79 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là nguyên nhân nổi cộm nhất hiện nay, làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng. Đây là công việc hết sức phức tạp, nhạy cảm và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện làm cho dự án bị chậm tiến độ, thay đổi thiết kế, kéo dài thời gian thi công và làm phát sinh chi phí. Để triển khai tốt công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp hỗ trợ chặt chẽ của tất cả các đơn vị với các sở ban ngành địa phương với thủ tục hết sức chặt chẽ và đầy đủ theo quy định nhà nước. Đơn vị tư vấn thiết kế chưa chú trọng nhiều trong công tác khảo sát thiết kế, nhất là công trình theo tuyến, nhiều vị trí trụ điện trung gian được phân bố không phù hợp với thực tế, từ đó dẫn đến thiết kế không đảm bảo kỹ thuật, phải xử lý hiệu chỉnh thiết kế, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Hầu hết các cán bộ quản lý còn non trẻ, cán bộ thực hiện công tác đền bù đều học ở các trường đại học, cao đẳng điện, chưa nắm bắt nhiều về các quy định của pháp luật. Đây cũng là khó khăn chủ quan của Ban QLDA Điện lực Miền Nam. Ngoài ra, công tác giám sát thi công, tổ chức thi công, nghiệm thu phải được thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, đúng quy trình, quy phạm và các tiêu chuẫn kỹ thuật, phù hợp với thực tế tại công trường. Các sai khác trong quá trình giám sát, thi công phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định để đẩy nhanh công tác nghiệm thu, thanh quyết toán. 3.2.3.2 Nội dung giải pháp 3.2.3.2.1 Giải pháp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Đối với nhà thầu khảo sát, thiết kế: Nhà thầu khảo sát, thiết kế cần tuân thủ theo quy định về công tác quy hoạch của từng địa phương, thực hiện công tác khảo sát lập dự án đầu tư theo quy định tại điều 11, 14, 17 của nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/52014 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, rút ngắn thời gian từ khi triển khai lập dự án đầu tư đến khi có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của công trình. Trong quá trình khảo sát, thiết kế, Nhà thầu phải phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực địa phương và chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan để khảo sát, lựa chọn phương án tuyến, vị trí đặt trạm biến áp, phương án cung cấp điện để hạn chế tối đa việc bồi thường GPMB, tránh việc chồng lần với các công trình, dự án khác, đưa ra các phương án tốt nhất để giúp Chủ đầu tư chọn lựa. Ngoài ra, Nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế phải việc thỏa thuận hướng tuyến chi tiết, các vị trí trụ trong KCN và các vị trí góc của tuyến đường dây không có tọa độ VN- 2000 để có thiết kế xây dựng phù hợp với thực tế. Đối với các Ban QLDA Điện lực Miền Nam Ban QLDA cần phối hợp với địa phương thực hiện công tác tuyên truyền về việc triển khai thực hiện đầu tư công trình ở địa phương, thông báo UBND các huyện, UBND các xã biết diện tích thu hồi đất sử dụng cho công trình và đăng ký quy hoạch sử dụng đất theo nghị định 43/2014/NĐ-CP, làm cơ sở thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Hiện tại, có rất nhiều công trình đang gắp vướng mắc này và EVN SPC đang làm việc với UBND tỉnh, HĐND tỉnh để tháo gở vướng mắc này, đề nghị đồng ý cho EVN 80 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL SPC triển khai thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng song song với việc trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất. Ban QLDA Điện lực Miền Nam cần phối hợp chặt chẽ và đề nghị UBND các xã nơi xây dựng công trình thông báo cho các hộ dân bị ảnh hưởng biết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Sau khi UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho thực hiện công tác bồi thường GPMB, Ban QLDA bàn giao cột mốc để cho đơn vị đo vẽ thực hiện đo vẽ, trích lục giải thửa, trình Sở Tài nguyên - Môi Trường và Sở Xây dựng tỉnh phê duyệt hồ sơ đo vẽ giải thửa. Sau đó, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư tiến hành thực hiện công tác kiểm đếm vật, kiến trúc, đất đai và thuê đơn vị chức năng khảo sát giá, trình phương án giá để Sở tài chính thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt phương án giá. Sau đó, Hội đồng BTHT-TĐC áp giá, trình Sở Tài nguyên phê duyệt phương án bồi thường GPMB, UBND huyện ra quyết định bồi thường chi tiếc cho các hộ dân bị ảnh hưởng, Hội đồng BTHT-TĐC tiến hành chi trả tiền bồi thường GPMB cho người dân. Trong suốt quá trình thực hiện trên, Ban QLDA luôn có người tham gia thực hiện cùng với Hội đồng BTHT-TĐC để kiểm đếm, vận động, giải thích với người dân khi có thắc mắc và đôn đốc, làm cầu nối với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường GPMB. Sau khi đã trả tiền cho dân, Ban QLDA cần đôn đốc, phối hợp với Hội đồng BTHT- TĐC yêu cầu dân tháo dỡ công trình xây dựng và thuê đơn vị chặt cây cối, thu dọn hoa màu để bàn giao mặt bằng triển khai thi công xây dựng. Mặt bằng này cần được Ban QLDA và đơn vị thi công quản lý chặt chẽ không để người dân tái chiếm trồng cây hay xây dựng công trình mới. Đối với một số hộ dân, sau khi nhận tiền bồi thường có nguyện vọng chờ một thời gian để thu hoạch hoa màu, cây trái hoặc đề nghị cho cắt ngọn, tỉa cành đảm bảo khoảng cách an toàn hành lang lưới điện và có cam kết sẽ đồng ý cho Đơn vị quản lý vận hành chặt tỉa cây bị vi phạm hành lang trong quá trình vận hành công trình sau này mà không yêu cầu bồi thường. Do vậy, Ban QLDA phải phối hợp với UBND xã lập biên bản với người dân theo nội dung trên, tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khai thác, thu hoạch cây cối, hoa màu trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện. Việc thẩm định phương án bồi thường GPMB cần được nâng cao, việc áp dụng các chế độ chính sách phải chính xác để tránh sự bất bình đẳng giữa các hộ dân bị ảnh hưởng. Một dự án hoàn hảo đến mức độ nào đi nữa cũng không thể không có các khiếu nại nhất định, đây được hiểu là quyền của mỗi công dân theo luật định, các khiếu nại có thể đúng hay không đúng nhưng nhìn từ một khía cạnh khác đây là sự quan tâm hợp tác của nhân dân với dự án, các thông tin được phản hồi đến cơ quan chủ quan để xem xét giải quyết. Tổng Công ty Điện lực Miền Nam Tổng Công ty Điện lực Miền Nam là chủ đầu tư cần làm việc với UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan để lựa chọn phương án tuyến, vị trí xây dựng trạm biến áp hợp lý để hạn chế tối đa việc bồi thường giải phóng mặt bằng; đề nghị hỗ trợ Ban QLDA và Nhà thầu thi công trong việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và giải quyết các vướng mắc về cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngoài ra, cần phải mở các lớp tập huấn về công tác bồi thường GPMB để xây dựng công trình cho cán bộ trực tiếp thực hiện. 81 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL Thực hiện tốt các công tác này sẽ giải quyết được khâu vướng mắc nhất trong quá trình thực hiện, đảm bảo công trình được thi công hoàn thành, đóng điện đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, đảm bảo an toàn cung cấp điện cho các sự kiện văn hóa chính trị quan trọng. 3.2.3.2.2 Giải pháp trong công tác lập và phệ duyệt biện pháp tổ chức thi công Trong các công trình điện, phần xây dựng chiếm phần lớn giá trị của gói thầu xây lắp. EVN SPC tổ chức mua sắm, cung cấp các vật tư thiết bị chính như toàn bộ thiết bị trong trạm biến áp 110kV, trụ tháp sắt, dây sứ phụ kiện. Nhà thầu xây lắp thực hiện công tác lắp đặt và thi công phần xây dựng. Ngay sau khi có kết quả lựa chọn Nhà thầu xây lắp, Ban QLDA tiến hành bàn giao mặt bằng và yêu cầu Nhà thầu xây lắp rút lại danh sách đăng ký vật tư sử dụng cho công trình, tiến độ thi công chi tiết và sơ đồ bố trí nhân lực phù hợp với tiến độ này, rút lại danh sách chỉ huy trưởng, giám sát B và danh sách lực lượng thi công; lập biện pháp thi công chi tiết và biện pháp an toàn, phương án bảo vệ môi trường,Nhà thầu xây lắp tiến hành kiểm tra cột mốc đã được bàn giao và các bản vẽ thi công, nếu có khác biệt so với thực tế thì báo cáo Ban QLDA để chuẩn xác lại trước khi triển khai thi công. Ban QLDA kiểm tra, phê duyệt bảng tiến độ và biện pháp thi công để làm cơ sở cho Nhà thầu xây lắp và giám sát A thực hiện. Khi lập biên pháp tổ chức thi công, Nhà thầu xây lắp phải cử cán bộ có kinh nghiệm khảo sát kỹ điều kiện thực tế để lập biện pháp tổ chức thi công, cụ thể phải xác định được các điều kiện vận chuyển bằng ô tô, cơ giới, thủ công, mở đường vận chuyển, có phương án so sánh để đưa ra biện pháp thi công tối ưu nhất và sát thực tế, đảm bảo đủ điều kiện thi công và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành công trình. Đối với EVN SPC, công tác san lắp mặt bằng, đào lắp đất hố móng và các công tác phục vụ biện pháp thi công như nhà tạm, bờ bao, coffa, đều tính trọn gói theo lô cho một cấu kiện và xem đây là biện pháp thi công của nhà thầu. Trong hồ sơ mời thầu, EVN SPC yêu cầu Nhà thầu xây lắp khảo sát thực tế tại công trường để chào thầu trọn gói cho các hạng mục trên trước khi tham gia dự thầu. Điều này hạn chế được việc phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện. Vì vậy, EVN SPC cần duy trì tốt công tác lập và phệ duyệt biện pháp tổ chức thi công này. 3.2.3.2.3 Giải pháp trong công tác giám sát thi công xây dựng Công tác giám sát phải được thực hiện thường xuyên liên tục ngay từ khi bắt đầu dự án đến khi dự án kết thúc và được bàn giao, đưa vào vận hành. Khi có lệnh khởi công, Nhà thầu xây lắp tiến hành triển khai thực hiện và cán bộ giám sát A của Ban QLDA thực hiện công tác giám sát thi công, cán bộ của Công ty Điện cao thế Miền Nam phối hợp kiểm tra, giám sát của đơn vị quản lý vận hành để phục vụ tốt cho công tác quản lý vận hành sau này và kiểm tra chéo công tác giám sát của Ban QLDA, báo cáo EVN SPC kịp thời các sai sót tại công trường nếu có. Lãnh đạo EVN SPC rất chú trọng đến công tác chất lượng và tiến độ của công trình, thường xuyên tổ chức kiểm tra thực tế tại công trường và làm việc với chính quyền địa phương để tháo gở các vướng mắc, xử lý, nhắc nhở các tồn tại nếu có. Trong quá trình giám sát thi công, cán bộ giám sát A phối hợp chặt chẽ với nhà thầu trong việc thống nhất các nguyên tắc làm việc, phối kết hợp hai bên để kiểm tra, nghiệm 82 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL thu vật tư tập kết tại công trường, nghiệm thu công việc, nghiệm thu chuyển bước thi công, kiểm tra công tác an toàn trong quá trình thi công, việc ảnh hưởng đến các công trình lân cận, công tác bảo vệ môi trường, . để bảo đảm khối lượng thi công đúng theo bản vẽ thiết kế được duyệt, đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, tiến độ. Trong quá trình giám sát, cán bộ giám sát A kiểm tra, phát hiện các sai sót trong bản vẽ nếu có để hiệu chỉnh khối lượng nghiệm thu trong giai đoạn nghiệm thu thanh quyết toán. Ngoài ra, nếu phát hiện những sai khác giữa thực tế với bản vẽ thiết kế có thế ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình thì lập biên bản và phối hợp với Nhà thầu thiết kế xử lý thiết kế, thường gặp như tại vị trí móng trụ có mạch nước ngầm, đất yếu hơn sơ với khảo sát, hoặc vướng đá, Việc Ban QLDA vừa thực hiện công tác giám sát thi công, vừa quản lý dự án có nhiều thuận lợi trong việc giải quyết các vướng mắc, phát sinh và công tác nghiệm thu thanh quyết toán. Tuy nhiên, nếu Ban QLDA không có giải pháp kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn giám sát thi công thì dễ dẫn đến tham nhũng, móc nối giữa cán bộ Ban QLDA với nhà thầu xây lắp. Hiện tại, Ban QLDA bố trí tổ giám sát thường là 3-4 người để giám sát chéo nhau, những công đoạn phức tạp thì lãnh đạo phòng Quản lý công trình kiểm tra thực tế và Ban QLDA tăng cường công tác kiểm tra sát sát để ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực. Hiện tại, EVN SPC đã ban hành đầy đủ quy trình giám sát, Cán bộ giám sát A cần áp dụng, thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình. Trong công tác giám sát thi công, đòi hỏi người cán bộ giám sát A phải công tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Nhà thầu xây lắp thực hiện nhưng phải đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án. Trong quá trình thi công, Nhà thầu xây lắp thường cắt giảm các quy trình thực hiện để rút ngắn thời gian, nhất là quy trình an toàn và có xu hướng cắt giảm khối lượng, chất lượng vât tư không cao, chủng loại vật tư khác với hồ sơ đăng ký. Giám sát A thì luôn kiểm tra, giám sát và nghiệm thu đúng theo quy trình, tiêu chuẫn, quy chuẫn và theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế thi công, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và yêu cầu Nhà thầu xây lăp phải thực hiện. Đây là mâu thuẫn tự nhiên giữa nhà thầu xây lắp và giám sát A. Vì vậy, Ban QLDA cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp và áp dụng tiêu chuẫn TCVN ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng. Thường xuyên phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giám sát, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Phải tuyển dụng các cán bộ giám sát có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ luật tốt, bố trí cán bộ giám sát đúng chuyên môn được đào tạo và đúng lĩnh vực cần giám sát: kỹ sư xây dựng giám sát các hạng mục về xây dựng, kỹ sư điên giám sát các hạng mục về điện.... Cần phải gắn trách nhiệm, cụ thể trong công việc được giao cho các cán bộ giám sát, ban hành các chế tài thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ giám sát. Cần phải thường xuyên tổ chức họp giao ban, kiểm điểm tiến độ giữa các đơn vị như: EVN SPC, Ban QLDA, nhà thầu thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu xây lắp, Đơn vị quản lý vận hành, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị và các đơn vị liên quan khác như Đơn vị thí nghiệm, Trung tâm điều độ HTĐ Miền Nam (nếu cần thiết). Trong cuộc họp này sẽ đánh giá tổng quát về tiến độ, chất lượng, các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện dự án và các kiến nghị để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. 83 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL Ban QLDA cần phải xử lý nghiêm túc các trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng bao gồm cả tư vấn, xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị và dịch vụ. Các chế tài xử phạt phải được nêu rõ vào trong các điều khoản của hợp đồng. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài do nguyên nhân khách quan thì Ban QLDA báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tiến độ của dự án và gian hạn tiến độ thực hiện hợp đồng. Công tác giám sát thi công xây dựng là khâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ, chi phí của dự án. Thực hiện tốt công tác này sẽ rút ngắn được tiến độ, đảm bảo công trình chất lượng, không làm phát sinh chi phí. Ứng dụng một số công cụ, phần mềm vào quản lý thời gian thực hiện dự án, quản lý chất lượng như sơ đồ Gantt, biểu đồ Pareto, phần mềm Microsoft Project và phần mềm quản lý đầu tư riêng của EVN SPC. Giải pháp trong công tác nghiệm thu, bàn giao Để công tác nghiệm thu kỹ thuật không tốn nhiều thời gian và không có nhiều tồn tại hoặc giảm nghiệm thu nhiều lần, nhà thầu xây lắp cần phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các thủ tục nghiệm thu công việc, nghiệm thu chuyển bước thi công, lập bản vẽ hoàn công, nhật ký thi công, các kết quả thử nghiệm, bóc tách khối lượng đúng theo bản vẽ thi công, Nhà thầu xây lắp cần phải thi công hoàn thiện từng hạng mục, tránh để tồn tại vì phải mất nhiều thời gian để khắc phục sửa chữa. Cán bộ giám sát thực hiện đầy đủ chức năng, quyền và nghĩa vụ trong công tác giám sát, yêu cầu Nhà thầu khắc phục ngay các tồn tại trước khi chuyển bước thi công. Cần phải thực hiện nghiêm túc để công trình khi xây dựng xong là không còn tồn tại. Việc nghiệm thu, bàn giao và bảo hành công trình được thực hiện theo nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy trình của EVN SPC. 3.2.3.3 Kết quả kỳ vọng của giải pháp Đẩy nhanh được tiến độ thực hiện công tác bồi thường GPMB, từ đó tạo điều kiện để công trình được triển khai thực hiện đúng theo tiến độ. Công tác nghiệm thu, giám sát phải được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ nội dung, đúng quy định. Công trình được xây dựng đảm bảo chất lượng, tiến độ và chi phí. 3.2.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác QLDA tại Ban QLDA Điện lực Miền Nam trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam 3.2.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Trong hoạt động đầu tư xây dựng, con người giữ vai trò chủ chốt, quyết định trong mọi hoạt động từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và nghiệm thu, bàn giao, kết thúc dự án. Ngoài các nguyên nhân khách quan còn có các nguyên nhân chủ quan, đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực phải được phân công thực hiện nhiệm vụ trong các bước thực hiện dự án chưa đem lại hiệu quả do việc bố trí công việc chồng chéo, phân công không phù hợp với chuyên môn, thiếu kinh nghiệm giải quyết các phát sinh ngoài ý muốn và các kỹ năng cần thiết để giải quyết các công việc liên quan đến dự án. Để nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất cho các dự án thì việc quan tâm đến phát triển, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực tiến tới tính chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao là một nhiệm vụ tất yếu. 84 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL 3.2.4.2 Nội dung giải pháp Hiện nay, Ban QLDA đang chi trả lương theo hình thức lấy thu bù chi, mức lương của người lao động thấp hơn so với mặt bằng chung của EVN SPC. Nguồn thu của Ban QLDA là từ công tác quản lý A và giám sát thi công. Việc chi trả lương thấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên. Với mức lương hợp lý sẽ kích thích được tinh thần làm việc, sự sáng tạo và động lực lớn của cán bộ quản lý dự án, do được hưởng thành quả tương xứng với công sức mà mình đã bỏ ra. Từ đó sẽ hạn chế tình trạng nghỉ việc làm gián đoạn công việc khi thay đổi nhân sự. Chế độ tiền lương rất quan trọng, góp phần thu hút nhân tài, hạn chế cán bộ nghỉ việc, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án. Do đó, EVN SPC cần phải xem xét và có cơ chế phù hợp để nâng cao mặt bằng lương cho Ban QLDA. Nâng cao trình độ chuyên môn về khảo sát địa hình, bản đồ đối với cán bộ giám sát khảo sát. Sau quá trình đào tạo, cán bộ giám sát khảo sát sẽ tiếp cận được phương pháp mới để có thể kiểm tra tính chính xác của số liệu khảo sát của nhà thầu khảo sát. Hiện nay, cán bộ giám sát công tác khảo sát chưa đúng chuyên ngành và còn non kinh nghiệm. Hiện tại, phòng Thẩm định chỉ có 2 kỹ sư xây dựng và công tác giám sát khảo sát chỉ dừng lại ở việc chứng kiến Nhà thầu khảo sát khoan lấy mẫu đất, các công đoạn còn lại giao cho Nhà thầu khảo sát tự thực hiện. Vì vậy, Ban QLDA Điện lực Miền Nam cần đào tạo thêm chuyên ngành về trắc địa, khảo sát công trình và phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ giám sát khảo sát theo quy định của nghị định 46/2015/NĐ-CP. Xây dựng các chế tài xử phạt, khen thưởng minh bạch nhằm nâng cao ý thức và đánh giá đúng năng lực chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân, nâng cao trách nhiệm cán bộ trong công tác giám sát khảo sát, thẩm định, phê duyệt, giám sát thi công, công tác đấu thầu, bồi thường GPMB. Cần gắn quyền và nghĩa vụ cho cá nhân trong quản lý dự án. Tiếp tục phát huy việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành, kỹ năng quản lý lãnh đạo, các buổi nói chuyện chuyên đề và phổ biến kiến thức pháp luật; việc trao đổi, giao lưu học hỏi giữa các đơn vị trong Tổng Công ty và trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động về công tác quản lý dự án để phát huy mặt tốt và ngăn ngừa các tiêu cực, các mặt tồn tại. Mô hình tổ chức Ban QLDA Điện lực Miền Nam cần sắp xếp lại theo hướng cần tinh gọn bộ máy, chẳng hạn như việc hợp nhất 04 phòng quản lý công trình để thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý dự án, từ đó tinh gọn được lực lượng lao động gián tiếp, tăng cường lực lượng lao động trực tiếp và sử dụng tối ưu lao động trong Ban. Xây dựng cơ chế làm việc, phân công rõ ràng nhiệm vụ của các phòng để hạn chế việc đùn đẩy công việc, trách nhiệm giữa các đơn vị. EVN SPC cần phân cấp hơn nữa cho Ban QLDA Điện lực Miền Nam để việc điều hành công tác quản lý dự án được thuận lợi hơn như việc phê duyệt xử lý thiết kế nhưng không được làm thay đổi quy mô công trình, ký kết hợp đồng với các nhà thầu, Do khối lượng đầu tư từ nay đến năm 2020 của EVN SPC rất lớn, EVN SPC đã có chủ trương giao tất cả các công trình trung hạ áp cho các Công ty Điện lực tỉnh làm quản lý A, giảm áp lực quá tải cho Ban QLDA và phù hợp với chủ trương của EVN là không được tuyển thêm nhân sự. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, do công tác quản lý dự án cần phải được chuyên môn hóa cao, có đầy đủ năng lực, giấy phép hành nghề theo quy 85 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL định của pháp luật thì EVN SPC nên thành lập thêm Ban QLDA để quản lý các công trình trung hạ thế. Hiện tại, EVN SPC đang cân nhắc, lựa chọn mô hình quản lý dự án cho các công trình trung hạ thế này. Tiếp tục hoàn thiện phần miềm quản lý đầu tư xây dựng để áp dụng rộng rãi cho toàn EVN SPC, phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, điều hành dự án. Trong thời gian qua, EVN SPC đã thực hiện khá tốt công tác thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, quản lý tiến độ và chất lượng, công tác nghiệm thu đóng điện và bàn giao, bảo hành công trình. Tuy nhiên, công tác quản lý tiến độ thường chậm so với kế hoạch vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan như vướng mắc về công tác bồi thường GPMB, việc đấu thầu các gói thầu không đồng bộ, việc nhà thầu xây lắp thi công chậm trễ do hạn chế về tài chính và năng lực kinh nghiệm như đã phân tích ở phần trên. 3.2.4.3 Kết quả kỳ vọng của giải pháp Chất lượng nguồn nhân lực quản lý dự án được nâng cao: Cán bộ thực hiện công tác bồi thường GPMB được trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến công tác; Cán bộ giám sát khảo sát được trang bị kiến thức chuyên ngành về trắc địa, khảo sát địa hình; Cán bộ Ban QLDA được trang bị đầy đủ các kiến thức về quản trị, kỹ năng quản lý lãnh đạo các cấp, về công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng, quản lý chi phí, Công tác giám sát khảo sát được thực hiện đúng, đủ theo quy định của nghị định 46/2015/NĐ-CP và giúp chủ đầu tư quản lý tốt công tác khảo sát của Nhà thầu khảo sát. Đẩy mạnh công tác bồi thường GPMB, hạn chế được những nguyên nhân chủ quan, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đơn vị liên quan khắc phục, tháo gở các nguyên nhân khách quan để đảm bảo kế hoạch hoàn thành công trình. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của EVN SPC trong thời gian qua về công tác quản lý dự án. 86 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Tóm lại, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án các công trình thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam có rất nhiều giải pháp. Trong chương 3 này, luận văn chỉ đề cập đến các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án lưới điện trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, đó là các giải pháp: Các giải pháp trong giai đoạn khảo sát, lập dự án, lập thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán Các giải pháp trong giai đoạn lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng Các giải pháp trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao, dưa dự án vào sử dụng, thanh toán giải ngân. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Điện lực Miền Nam. Trên cơ sở các phân tích trên đã phác họa bức tranh về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điên thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn Nếu các giải pháp trên được áp dụng một cách triệt để thì mọi hoạt động đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam sẽ đạt hiệu quả cao nhất, nó góp phần trong việc đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, tin cậy cho các tổ chức, doanh nghiệp tại các địa phương và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trước mắt và lâu dài, nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở những năm tiếp theo. 87 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL KẾT LUẬN Hàng năm, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các công trình lưới điện để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển của kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam, nhất là các vùng đảo chưa có lưới điện quốc gia. Để công tác quản lý dự án đầu tư xây dưng công trình hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát, đưa công trình vào vận hành đúng tiến độ, đảm bảo đúng chất lượng, việc phân tích đánh giá hiện trạng công tác đầu tư xây dựng trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam là thực sự cần thiết. Xem xét, phân tích các khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, đưa công trình vào vận hành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí đầu tư. Trên cơ sở đó, luận văn “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam” ra đời, luận văn đã thực hiện một số nội dung cụ thể như sau: - Nguyên cứu lý thuyết về dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án và áp dụng cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng để làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. Từ đó đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng về tiến độ, chất lượng, chi phí và mô hình quản lý dự án để tiến hành thu thập nhiều dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá thực trạng. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình điện ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam dựa trên cơ sở các dữ liệu thu thập được và các tiêu chí đánh giá nêu trên. - Trên cơ sở phân tích và đánh giá đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. Từ các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình ở Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã đề xuất trong luận văn, hy vọng luận văn góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác đầu tư xây dựng của Tổng Công ty, đáp ứng đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao và của Tổng Công ty Điện lực miền Nam; đảm bảo cung cấp năng lượng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh, tiến tới Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020. 88 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; 2. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; 3. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; 4. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 5. Luật điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực số 28/2004/QH11. 6. Luật môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lưc ngày 01/01/2015 7. Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. 8. Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 9. Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. 10. Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và bảo trì công trình xây dựng 11. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng 12. Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. 13. Giáo trình quản lý dự án - NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 14. Số liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. 15. Báo cáo chuyên đề của Hoàng Văn Lương, Tạp chí kiểm toán số 2/2011 16. Và một số nghị định, thông tư hướng dẫn, các quyết định, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khác có liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình điện. 89 Học viên: Từ Minh Việt - Lớp CH2-QLNL HCM Luận văn cao học QLNL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_phan_tich_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_hoan_thien_cong.pdf
Tài liệu liên quan