Đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Sinh viên Trần Thị Trung Anh Xin trân trọng gửi lời tri ân đến cô giáo ThS. Trần Thị Mỹ Hồng, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trì

pdf78 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh học tập. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất! Sinh viên Trần Thị Trung Anh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................i 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5 5. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................... 5 6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 6 NỘI DUNG ...................................................................................................................... 7 Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH .... 7 1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh ........................................................................................ 7 1.1.1. Vài nét về cuộc đời và quan điểm sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh . 7 1.1.2. Hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Nhật Ánh ..................................... 12 1.2. Tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ......................................................... 16 Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH” .......................................................................................................... 19 2.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ................................................................ 19 2.1.1. Khái niệm nhân vật .............................................................................................. 19 2.1.2. Thế giới nhân vật ................................................................................................. 20 2.1.3. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học ............................................... 21 2.2. Các kiểu nhân vật trong tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" .................... 23 2.2.1. Nhân vật trẻ em .................................................................................................... 23 2.2.2. Nhân vật người lớn .............................................................................................. 34 2.2.3. Nhân vật là loài vật ............................................................................................. 42 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH” .......................................................................... 48 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ................................................................................ 48 3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động ................................................................................ 50 3.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm .................................................................................... 53 3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ................................................................................. 54 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 62 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 65 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất cứ một nền văn học nào trên thế giới cũng chứa đựng trong lòng nó một bộ phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi. Assen Bossev – nhà văn Bungari đã từng nói : “những cuốn sách hay đều là người bạn đời vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đôi cánh để bay lên mà chinh phục cuộc sống”. Văn học thiếu nhi chính là "món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn bây giờ” (Xuân Quỳnh). Đây là những sáng tác mà tác giả, dù là trẻ em hay nhà văn lớn tuổi, đều phải biết nhìn con người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của con trẻ, phải biết hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh tuý nhất của đời mình, của tâm hồn mình cho trẻ. Đó là những tác phẩm văn học hàm chứa tất cả những xúc cảm và tình cảm tinh tế, hồn nhiên của trẻ thơ, được các em thích thú, say mê và có giá trị giáo dục, hình thành tâm hồn và nhân cách trẻ thơ. Nó có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở nhỏ, là hành trang cho mỗi người trên suốt đường đời. Văn học không chỉ góp phần làm giàu có tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho lứa tuổi thiếu nhi phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Với những lí do đó mà văn học về đề tài trẻ thơ là mảng đề tài cực kì quan trọng. Văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt từ 1986 có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân tộc. Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đã thực sự đem lại một không khí mới cho văn học nước nhà, trong đó có bộ phận văn học thiếu nhi. Sáng tác cho các em, từ những năm đầu thời kì đổi mới đến nay, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nổi lên trong mảng đề tài viết cho thiếu nhi là các tác giả Duy Khán, Nguyễn Quang Sáng, Phùng Quán, Vũ Đức Nguyên, Vi Hồng, Vũ Bảo, giai đoạn tiếp theo có Thu Trân, Nguyễn Nhật Ánh, Kim Hài, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thiên Hương, Nguyễn Thị Mai Có thể nói, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ đầu thời kì đổi mới đã phát triển hùng hậu thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tác cho các em. Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt Nam lại phát triển phong phú như ở thời kì này. 2 Truyện của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là “không gian” cho tuổi thơ mà dành cho tất cả những ai đã từng trải qua tuổi thơ. Trong buổi tọa đàm mới đây nhất về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, PGS.TS Văn Giá nhận định: “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi e chừng cái danh xứng ấy trở nên chật chội với nhà văn này. Anh là người viết nhiều, và viết hay. Anh viết cho thiếu nhi, và không chỉ thiếu nhi. Thực ra, anh viết cho tất thảy người lớn – những người đã từng có một thuở thiếu nhi, và đang còn giữ được con người trẻ thơ trong tâm hồn. Anh viết cho tất cả. Và anh thuộc về tất cả”.[7] Trong mỗi tác phẩm văn học không thể thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là phương diện quan trọng bậc nhất của tác phẩm văn học, là phương tiện cơ bản giúp người nghệ sỹ miêu tả đời sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật. Do đó, nghiên cứu văn chương từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo Như vậy, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện, nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật - một thành quả nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn. Với khối lượng sáng tác khổng lồ và hầu hết là truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn, nhân vật chủ yếu trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh là nhân vật trẻ em. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn. Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng bản thân tôi xuất phát từ lòng yêu mến trẻ thơ, khâm phục tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác của nhà văn, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh” làm vấn đề cho lí luận của mình. Khóa luận có mong muốn mang lại cái nhìn mới về thế giới nhân vật, đồng thời muốn chiếm lĩnh giá trị nhân văn - thẩm mỹ của ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh, cũng như lí giải sức sống mãnh liệt của tác phẩm trong lòng bạn đọc. 2. Lịch sử vấn đề Từ thập niên 90 của của thế kỉ XX, tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, các trang thông tin điện tử, trong các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học. 3 Trước hết là ở các ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi, đáng chú ý nhất là công trình Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn. Hai tác giả đã sưu tầm và giới thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhiều bài của các tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang, Thu Việt, Văn Hồng, có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông. Trong bài viết của Lã Thị Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông như một minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng tác giả đã có nhiều đoạn mang tính chất giới thiệu, phân tích khái quát giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh. Thêm vào đó, tác giả Hương Giang đã dành một bài viết để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của nhà văn như: Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối. Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” [17]. Các sáng tác như Tôi là Bêtô, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chính là những tác phẩm được không chỉ trẻ em mà cả người lớn yêu thích. Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến thành công của Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Trong bài viết “Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn lôi cuốn trẻ thơ”, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu và giới thiệu khái quát về tập truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Nguyễn Nhật Ánh đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh. “Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất vọng. Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ. Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải thưởng ASEAN, 2010. Cùng với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và Lá nằm trong lá, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức viết bền bỉ của mình” [18]. 4 Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai được hạnh phúc như anh” [15]. Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo của mình. Đó chính là lý do người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh. “Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ đầu, với những ký ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của “hư cấu văn học”. Cũng vì thế mà khó có thể xác định nhà văn viết cho về thế hệ nào, thời đại nào. Có cảm tưởng, người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với ký ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [1]. Tác giả Nguyễn Thụy Anh cảm thấy tuổi thơ của chính mình và bạn bè cũng như thế hệ sau sẽ luôn đồng hành cùng ký ức trong mỗi cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo như báo Lao động, Thanh niên, các tạp chí và nhiều trang thông tin điện tử như Evan.net, Phongdiep.net,... Bộ truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã được dựng thành phim cho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được dựng thành phim như Cô gái đến từ hôm qua, Kính vạn hoa và một số truyện của Nguyễn Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh. Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy đã chỉ ra đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô. Từ những khái quát đó, chúng ta có thể đánh giá được đóng góp và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Từ những đánh giá, nhận xét cùng với những công trình nghiên cứu công phu của các tác giả vừa nêu đã cho thấy sự quan tâm của độc giả, giới nghiên cứu đến “hiện tượng” Nguyễn Nhật Ánh là không hề nhỏ. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về “Thế giới nhân vật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyến Nhật Ánh”. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một hướng tiếp cận mới về phương diện này. Tất cả những ý kiến đánh giá, nhận xét, những công trình khoa học nêu trên là những tư liệu quý báu giúp chúng tôi triển khai đề tài. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thế giới nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Nhà xuất bản trẻ, 2015 và một số tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp phân tích giúp người viết chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hệ thống nhân vật và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh phải đặt các phương diện của nhân vật trong một hệ thống, chúng không tách rời, không độc lập mà nằm trong một chỉnh thể. Phương pháp hệ thống giúp người viết hệ thống hóa các đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật những đặc điểm về nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, đồng thời góp phần khẳng định những thành công của nhà văn, về phương diện này người viết sử dụng phương pháp so sánh. Đối tượng được so sánh là các tác phẩm khác của các nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ... Bên cạnh đó còn có các tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần,... Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên ngành Thi pháp học. 5. Đóng góp của đề tài Về mặt lí luận: Với đề tài này, người nghiên cứu sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh. Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu thế thế giới nhân vật, qua đó là tài liệu quý cho giáo viên, sinh viên, quý bậc phụ huynh quan tâm và tham khảo. 6 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” 7 NỘI DUNG Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh 1.1.1. Vài nét về cuộc đời và quan điểm sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07/05/1955 tại xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có vùng cát mênh mông trắng xóa, vùng đất chịu nhiều thiệt thòi, gian khó bởi thời tiết khắc nghiệt, nhưng bù lại cũng được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp hấp dẫn, phong cảnh kì thú, đặc sản tươi ngon: Quảng Nam có lụa Phú Bông Có khoai Trà Đõa, có sông Thu Bồn Trăng rằm đã tỏ lại tròn Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi. Và Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm Rượu hồng đào chưa uống đã say. Có thể nói, mảnh đất Quảng Nam với các đặc trưng văn hóa riêng đã in sâu vào tâm hồn nhà văn, để rồi đi vào các sáng tác của ông một cách tự nhiên và sâu lắng. Một tuổi thơ với miền kí ức xa xăm nhưng không thể phai mờ dần trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Nếu như không có quê hương với xóm làng và tuổi thơ nhiều trải nghiệm, chắc thật khó để Nguyễn Nhật Ánh có thể viết được những trang sách hay đến thế về tuổi thơ nơi miền quê nghèo dân dã. Theo những chia sẻ của ông, ông chỉ sống ở ngôi làng Đo Đo, Bình Quế khoảng 8 năm nhưng nó đã trở thành một miền kí ức rực rỡ và tươi đẹp nhất: “Tôi xa quê hương, gia đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng vẹn nguyên và rực rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi thơ mới lớn là biết bao kỉ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết”. Một lần khác Nguyễn Nhật Ánh viết: “Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của người hành nghề con chữ. Những kỉ niệm những vùng đất những gương mặt bạn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: 8 có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn chuyên viết cho tuổi thơ – một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không nguôi nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong những trang viết của mình” [25, tr 10]. Dường như quê hương và tuổi thơ chính là chất xúc tác đầu tiên, là cơ duyên đưa Nguyễn Nhật Ánh trở thành một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Khi viết, nhà văn như đang trở về với chính mình, chìm trong những cảm xúc của bản thân. Ở đâu đó, những câu chuyện của tuổi học trò như chính một phần kí ức của nhà văn, là phần hòa quyện của trí tưởng tượng sáng tạo và những chi tiết có thực của đời sống, là sự “nhập nhằng” của quá khứ và hiện tại. Trên trang facebook cá nhân của mình, ông đã có nhiều bài viết chia sẻ về cảm xúc khi quay lại miền quê xưa, gặp lại những con người xưa. Trong những chia sẻ đó, ta bắt gặp hình ảnh của một cậu bé tinh nghịch, hồn nhiên, giàu cảm xúc và tinh ý. Một trong những phẩm chất của cậu bé tinh nghịch ngày nào đó là sự say mê với những trang sách: “Thuở bé tôi rất mê đọc sách. Tôi bị quyến rũ bởi các tác phẩm của Thạch Lam, Khái Hưng, Tô Hoài, Thế Lữ, đắm chìm trong những trang sách của Edmonnd de Amicis, Victo Huygo, Hector Ma lot, và tôi mơ ước sau này mình sẽ trở thành một nhà văn” [25, tr. 14]. Dường như những phẩm chất ấy cũng góp phần làm nên một nhà văn sau này. Được trải nghiệm với những vốn sống và cảm xúc phong phú chính là đôi cánh cho tâm hồn mỗi con người được thăng hoa và sáng tạo. Thuở nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh theo học trường Tiểu La, sau đó tiếp tục học tại trường Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh tại Quảng Nam – Đà Nẵng. Ở đây ông theo học khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Sau khi đất nước thống nhất ông tiếp tục cuộc sống tự lập, kiếm sống bằng nhiều nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đó có lẽ cũng là một trải nghiệm đáng quý đối với nhà văn. Những biến động của lịch sử đất nước, những năm tháng bươn chải mưu sinh đã giúp nhà văn có thêm sự trưởng thành và vững vàng. Năm 1976, sau khi tốt nghiệp Đại học, Nguyễn Nhật Ánh tình nguyện tham gia phong trào thanh niên xung phong do không thể xin việc vì lí do gia đình. Đây là một biến cố có thể để lại những bất mãn, những tổn thương nhưng với ông nó lại trở thành một cơ hội để bản lĩnh của ông được tôi rèn. Nhà văn chia sẻ: “Môi trường thanh niên xung phong đã rèn luyện cho tôi thành một con người biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời. Nó giúp cho con người sáng tác của tôi có một niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống. Nếu không có thời gian đi Thanh niên xung phong 9 thì không hẳn tôi đã có những trang viết tươi tắn như bây giờ” [25, tr. 18]. Có lẽ với Nguyễn Nhật Ánh, những thử thách chính là cơ hội để nhà văn vươn lên. Ông luôn tìm thấy niềm tin và hướng đi đúng đắn cho bản thân, luôn hướng tới những điều tốt đẹp, luôn tự đấu tranh để thanh lọc tâm hồn mình. Những năm 80, Nguyễn Nhật Ánh về làm công việc dạy học. Quãng thời gian đứng trên bục giảng của ông không nhiều nhưng là khoảng thời gian nhà văn được tiếp xúc với các em thiếu nhi, được gắn bó với tuổi học trò. Nếu chỉ có kỉ niệm tuổi thơ của bản thân thôi có lẽ chưa đủ để ông hiểu biết sâu sắc, am hiểu tường tận tâm lý lứa tuổi, để rồi viết lên những trang văn về học trò một cách trong trẻo và chân thực đến thế. Chính những năm tháng dạy học rồi chuyển qua làm công tác Đoàn, ông đã quan sát, lắng nghe và thấu hiểu hơn lứa tuổi tươi đẹp nhất mà cũng ẩm ương nhất đấy. Những trang viết của nhà văn trong thời gian này vừa có tính giáo dục cao lại vừa nhẹ nhàng, hồn nhiên, mang tính hướng thiện. Từ năm 1986 đến nay, Nguyễn Nhật Ánh làm phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng ngoài ra ông còn là một bình luận viên thể thao xuất sắc. Trong cương vị một nhà báo, ông nhanh chóng khẳng định được khả năng của mình. Bên cạnh đó ông vẫn tiếp tục viết văn thậm chí viết nhiều và số lượng ấn bản đạt tới kỉ lục. Công việc của một nhà báo tuy bận rộn và có cường độ lao động cao nhưng lại giúp cho ông có thể đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều con người với nhiều góc nhìn trải nghiệm mới. Vì vậy nó đã hỗ trợ cho việc viết văn của ông tốt hơn, đưa nhà văn tới gần đời sống hằng ngày hơn. Nguyễn Nhật Ánh luôn khẳng định mình có cái tạng phù hợp với văn học thiếu nhi. Dường như trong ông luôn có sẵn “đứa trẻ con” nào đó, bất kể tuổi tác thật sự của ông. Ông là một người vui tươi, dí dỏm, thích đùa, luôn có nét tinh nghịch, dễ thương. Ngoài cái “tạng” trời cho để phù hợp với tuổi học trò thì cũng phải kể đến chính tính cách và sự nuôi dưỡng tâm hồn của tác giả đã giúp ông luôn giữ được giọng văn hồn nhiên, trong trẻo, gần gũi với tuổi học trò. Nguyễn Nhật Ánh đã làm nhiều công việc, ở những vị trí khác nhau. Chính những công việc ấy cũng đã giúp ông hình thành nên vốn sống, tạo ra chất liệu để sáng tạo. Song một phần khác là ở thái độ lao động nghiêm túc và trách nhiệm của ông. Khi dạy học, làm công tác đoàn hay có thể ngay từ những ngày còn học sư phạm, nhà văn đã được tiếp xúc với các bạn trẻ, có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để gần gũi tuổi “thần tiên”. Không những vậy, chính ông đã đăng kí học một lớp tiếng Anh buổi 10 tối để có thêm dịp tiếp xúc với các bạn ở lứa tuổi học trò. Ông dành khá nhiều thời gian để quan sát, tâm tình trò chuyện với các bạn trẻ quanh ông, với chính con gái và các bạn của con. Ông còn sưu tầm toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1 tới lớp 12 để đọc, để hiểu, để chia sẻ nhiều hơn với các bạn. Có lẽ chính thái độ chủ động, nghiêm túc và chuyên nghiệp đó của nhà văn đã khiến cho các tác phẩm của ông dù viết chung về một đề tài cũng không bao giờ cũ, vẫn luôn được đông đảo bạn đọc chú ý và đón nhận. Ông viết về tuổi học trò bằng tâm tình của một người trong cuộc chứ không phải bằng cảm nhận của một người lớn đứng bên ngoài thế giới đó rồi quan sát mà viết. Như vậy, thành công của ông là thành công của một nghệ sĩ chân chính, lao động nghệ thuật nghiêm túc, luôn tâm huyết và trách nhiệm với nghề chứ không chỉ là cơ duyên của nhà văn với mảng văn học thiếu nhi. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh: “Trong con người tôi luôn có một đứa trẻ con. Khi tôi lớn lên, khi tôi già đi, đứa trẻ con trong tôi không chịu lớn và làm sao để nuôi dưỡng đứa trẻ con đó trong con người là một điều không dễ lý giải và tôi nghĩ đó là quà tặng của số phận. Đứa trẻ con đó đã nuôi tôi và biết đâu một ngày nào đó đứa trẻ con đó già đi thì không biết tôi làm sao sống được” Đó là chia sẻ của nhà văn khi trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ ra ngày 24/11/2013 với nhan đề “Nguyễn Nhật Ánh: Trong tôi luôn có một đứa trẻ”. Lời chia sẻ cho thấy sự chân thành và tâm huyết. Nguyễn Nhật Ánh thừa nhận mình may mắn có được cơ duyên với lứa tuổi học trò, với văn học thiếu nhi. Và với Nguyễn Nhật Ánh, ông luôn biết ơn vì điều đó. Đó chính là thái độ trân trọng với nghề, là tấm lòng của một nghệ sĩ thực thụ dành cho nghề của mình. Ông không che giấu tình yêu dành cho nghề viết văn, niềm hạnh phúc được viết của mình: “Nếu bây giờ tôi kiếm được rất nhiều tiền mà không bằng nghề mình yêu thích, có lẽ tôi không cảm thấy hạnh phúc thực sự” [25, tr. 14]. Cũng bởi với Nguyễn Nhật Ánh, nghề là đam mê chứ không chỉ là phương tiện mưu sinh, thế nên sống bằng nghề là một hạnh phúc, được sống bằng nghề đó là một niềm vui mà không dễ gì đánh đổi được. Sự đam mê và tình yêu dành cho nghề đã biến nhà văn thành người “không có Chủ nhật”, “người mê công việc” như bạn bè ông thường gọi. Nguyễn Nhật Ánh suy nghĩ về nghề rất nghiêm túc. Ông luôn khẳng định yêu nghề là tiêu chí đầu tiên của một người làm nghề, nhưng đặc biệt hơn với văn chương người ta không nên mưu cầu danh lợi mà trước hết phải viết như một sự thôi thúc từ bên trong nội tâm mình. Có thế tác phẩm mới có giá trị: “tiền bạc đối với một nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau. Nếu để kiếm tiền, không ai chọn nghề viết văn. Khi 11 ngồi vào bàn viết, nhà văn chỉ tìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng. Tôi rất thích một câu không biết của ai: lợi và danh đi trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở còn đến sau sáng tác là hợp quy luật” [25, tr. 17]. Nghĩa là nhà văn hãy cứ cống hiến đi, cứ như con tằm rút ruột nhả tơ đi, anh sẽ được trả công xứng đáng. Còn nếu cầm bút đã vì những toan tính thì thường lại ít khi đạt được thành công. Chính quan điểm nghiêm túc và đúng đắn này đã giúp ông ghi được tên tuổi của mình trong lòng bạn đọc, gặt hái được những thành công nhất định. Nguyễn Nhật Ánh khi cầm bút rất chú trọng tới độc giả. Ông cho rằng đó là đối tượng quan trọng nhất trong quá trình sáng tác của mình. Ông luôn tâm niệm văn học thiếu nhi là không chỉ viết về thiếu nhi mà phải là thực sự viết cho thiếu nhi, phải làm sao để “trẻ em khen hay, phụ huynh khen tốt” nghĩa là có cả tính giáo dục và cả tính thẩm mĩ phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ em. Ông hiểu được trọng trách trên mỗi trang văn của mình sao cho phải trở thành một “trụ đỡ tinh thần” cho các em mà vẫn phải tránh được mọi sự “gượng gạo và áp đặt”. Ông hiểu rằng nghề viết văn cũng giống như nhiều nghề khác trong xã hội nhưng nó khác ở chỗ nó còn mang một “sứ mệnh” đó là: “là một nhà văn chuyên tâm viết cho thiếu nhi, tôi nghĩ công việc của tôi là giúp cho các bạn đọc trẻ giàu có cảm xúc hơn, qua đó sống tốt hơn” [25, tr. 9]. Nguyễn Nhật Ánh ý thức được những khó khăn của văn học thiếu nhi trong một thời đại mới. Nhưng càng khó khăn, nhà văn càng cần phải nỗ lực: “Trong tình hình các em chơi nhiều hơn đọc, đọc truyện tranh nhiều hơn truyện chữ, đọc truyện dịch nhiều hơn truyện trong nước, tôi nghĩ nhà văn viết cho thiếu nhi phải cố viết làm sao để thu hút các em đến với sách, đến với truyện chữ, đến với văn học Việt Nam. Tôi tin rằng đó là một cuộc chiến đấu mang ý nghĩa xã hội, một cuộc chiến không cân sức nhằm thử thách tinh thần trách nhiệm của nhà văn” [25, tr. 9]. Thực hiện chức năng giáo dục của văn chương nhưng không được đánh mất đi tính thẩm mĩ. Từ chỗ xác định được đối tượng của mình, Nguyễn Nhật Ánh xác định phương thức tiếp cận và lựa chọn kĩ thuật viết sao cho phù hợp. Viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi nhà văn phải cố giữ cho được cái trong trẻo và giản dị của mình, vì thế: “những thủ pháp nghệ thuật được vận dụng trong các tác phẩm viết cho người lớn không phải bao giờ cũng tìm thấy chỗ đứng thích hợp trong các tác phẩm viết cho trẻ em” [25, tr. 21]. Nguyễn Nhật Ánh đã tìm ra chiếc chìa khóa để bước vào thế giới trẻ thơ đó chính là “sự nhạy cảm đặc biệt của chính mình”. 12 Bí quyết thành công của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ chính là dồn toàn bộ tâm trí cho mỗi trang sách. Mỗi khi viết, nhà văn như bỏ lại phía sau lưng mình những bụi bặm của cuộc sống để có thể giữ được sự trong trẻo thong dong: “Tôi có thể viết trong không khí ồn ào, náo nhiệt lẫn yên tĩnh. Thậm chí tôi có thể gác việc viết lách sang một bên để trả nợ một bài báo hoặc giải quyết một công việc gấp rút nào đó. Tuy vậy khi ngồi vào bàn sáng tác tôi hoàn toàn sống trong thế giới của riêng mình” [25, tr. 9]. Như vậy, có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh có một quan niệm sáng tác đúng đắn. Và suốt hành trình sáng tác của mình, ông đã nỗ lực giữ vững quan điểm sáng tác ấy. Có lẽ chính sự nghiêm túc, bền bỉ đó đã đưa nhà văn đến được thành công của ngày hôm nay. 1.1.2. Hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu sáng tác từ khá sớm, khoảng những năm nhà văn 13 tuổi ông đã có những tác phẩm đầu tay. Được biết đến với các bút danh như Anh Bồ Câu với chuyên mục gỡ rối tơ lòng cho tuổi mới lớn, Chu Đình Ngạn khi bình luận ...y tư riêng như Mận trong tác phẩm được miêu tả là một cô bé nhỏ nhắn phải chịu cảnh éo le đến đáng thương. Từ khi ba Mận bị bệnh thì cuộc sống của gia đình trở nên khó khăn vô cùng. Vì vậy mà Mận liên tục phải chịu những trận đòn roi: - “Mày đang phơi hai bàn tay kiểu mới à? Lần khác tôi hỏi, khi thấy nó hai tay chống cằm, cùi tay tựa lên bậu cửa sổ, thừ mặt trông ra. - Không. Mình có phơi bàn tay đâu. - Nó đáp, giọng rầu rầu - Mình đang phơi khuôn mặt. - Mặt mày làm sao mà phơi? Mày vừa tắm xong à? - Không. Mẹ mình vừa đánh đòn mình. Tôi không hỏi nữa. Vì tôi hiểu rồi. Con Mận đang hong khô những giọt nước mắt. Tội nó ghê!” [2, tr.20]. Trong thế giới của trẻ thơ cũng có cái đói, cái nghèo, cũng có những thiệt thòi thiếu thốn về tình cảm. Mận không chỉ phơi những ngón tay như Thiều, nó còn phải phơi cả gương mặt thấm đẫm nước mắt vì mẹ nó hay đánh nó dẫu chẳng có lí do gì. Mận lớn lên cùng hai anh em Thiều và Tường, hàng ngày cùng vui chơi, cùng cắp sách đến trường. Theo lời của Thiều thì con bé học dốt lắm bởi vì nó không có thời gian học. Ba nó từ khi mắc bệnh đã bị mẹ nó khóa trái trong căn phòng. Hàng ngày, nó phải phụ giúp mẹ nó bán hàng. Tuổi thơ ai cũng có nỗi buồn và kỉ niệm, riêng với bé Mận bên cạnh nỗi buồn về gia đình thì nó vẫn có những người bạn tốt để tâm sự, để sẻ chia đó là 26 cậu bé Thiều. Trước những khó khăn mà Mận gặp phải, Thiều đã biết chia sẻ, giúp đỡ để Mận vượt qua. Một thứ tình cảm trong sáng trước hết là tình cảm bạn bè quý mến đã giúp cô bé Mận vượt qua sự buồn rầu, cái nghèo của cuộc sống. Xét trên phương diện tình bạn, từ đây cũng bắt đầu có những thay đổi, những chi tiết thú vị cho thấy tình yêu lứa tuổi hồng hết sức trong sáng và ngây thơ “Con Mận là con gái, nửa đêm tự nhiên chạy ra ngủ chung với tôi, chắc nó ngượng lắm. Mặc tôi huyên thuyên, nó không nói gì. Tôi tính ba hoa thêm vài câu nữa nhưng thấy nó ngó lơ chỗ khác, liền nín thinh. Bữa đó, trước khi dỗ giấc tôi vẫn kịp nhìn thấy con Mận chèn cái gối ở giữa tôi và nó. Con gái ý tứ ghê” [2, tr.188]. Sự mộng mơ, lãng mạn của những đứa trẻ còn được thể hiện qua “mảnh quế cay cay, thơm thơm mà Thiều để dành cho cô bạn mình thích” [2, tr.272]. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không hề đơn độc và lẻ loi. Bên cạnh chúng ta, xung quanh chúng ta, ngoài người thân còn có bạn bè, những người tốt bụng luôn quan tâm, giúp đỡ chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, giúp chúng ta có thêm nghị lực để vươn lên. Rồi câu chuyện cậu bé Thiều lớn tướng mà vẫn sợ ma, sợ phải đi qua bãi tha ma một mình mỗi khi mẹ nhờ đi mua hàng; chuyện hai anh em cho chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi; chuyện Thiều khôn lỏi để em chịu đòn thay mình rồi lần nào cũng tự nhủ lần sau sẽ bảo vệ em, tự nhận lỗi hết về mình, rồi lần sau bố chưa kịp đánh vẫn là đứa chạy trước; chuyện nhờ nhau chuyển thư mỗi lần thích thích một bạn gái nào đó; chuyện trêu chọc ghép đôi nhau, là khi thích một chàng trai nào đó thì chẳng dám chơi với chàng trai đó nữa, Đó đều là những chi tiết nho nhỏ nhưng đọc nó người ta đều có thể nhận ra hình bóng của chính mình. Nó gợi đến những năm tháng tuổi thơ vô tư hồn nhiên nhất của mỗi người. Nó gợi đến những trò nghịch dại trong quá khứ, những niềm tin vu vơ, những cảm xúc bất chợt. Nếu không hồn nhiên như vậy, Tường và Nhi sao vượt qua được bệnh tật của mình. Sự hồn nhiên khiến chúng có niềm tin hơn vào những điều tốt đẹp. Chính sự hồn nhiên, trong trẻo đó là những gì nguyên chất nhất, trong lành nhất của thế giới trẻ thơ. Những khoảnh khắc hết sức hồn nhiên của hai anh em Thiều và Tường được Nguyễn Nhật Ánh miêu tả hết sức tự nhiên. Những đứa trẻ lớn lên ở vùng làng quê nghèo Việt Nam. Hàng ngày, nơi vui chơi của chúng đó là những đường làng, lũy tre, bờ sông hay cả bãi tham ma nơi mà anh em Thiều, Tường thường chơi các trò: chuồn 27 chuồn cắn rốn biết bơi, bắt sâu róm, thổi xoáy cát để tìm con cúc, chơi ném đá, bắt ve sầu, chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng.“Nhụy hoa phượng có cọng dài và mảnh, đầu hình hạt gạo, màu nâu. Trẻ con bọn tôi hay chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng. Hai con gà là hai cái nhụy móc đầu vào nhau, giựt mạnh, đầu gà nào đứt trước là gà ấy thua. Mỗi độ hè về, tôi cũng hay chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng, nhưng lúc này tôi đang thích trò ném đá” [2, tr.44]. - “Tường nè. - Giọng tôi chùng xuống. - Gì hở anh? - Sắp đến mùa hè rồi đó. - Dạ. - Khi nào mùa hè tới, lũ ve sầu trở lại, tao sẽ dẫn mày đi rình bắt ve ve. - Ôi, thích quá! Bắt bằng mủ mít hở anh? - Ờ, bằng mủ mít. Tao sẽ vót hai cái que thật dài. Mày một cái, tao một cái. Rồi mình bôi mủ mít lên đầu que. - Em biết rồi như năm ngoái chứ gì? Năm ngoái hai anh em tôi trưa nào cũng dọ dẫm ven bờ rào rình bắt ve ve dưới cái nắng chói chang. Nắng mùa hè rơi xuống từng bựng, hong vàng lá gòn nhà ông Ba Huấn, lá nhãn lồng nhà thầy Nhãn, lá vú sữa trong vườn nhà bà tôi và hong vàng tóc hai anh em tôi. Chiều nào đi bắt ve về, mặt mày tôi và Tường cũng đỏ lơ đỏ lưỡng, đầu tóc xác xơ và đỏ quạch như hai cây chổi rơm. Mẹ tôi la một trận, dọa méc ba khiến tôi và Tường sợ xanh mặt nhưng qua hôm sau hai anh em trốn ngủ trưa lẻn ra sau hè cầm que đi rảo dọc các bờ rào để ngoáng tìm lũ ve đang đồng ca râm ran trên các tàng cây” [2, tr.99]. Nguyễn Nhật Ánh cũng phải rất am hiểu và dày công tìm kiếm để đem đến cho những đứa trẻ làng quê đủ loại trò chơi dân gian như thế. Những trò chơi tưởng đã bị lãng quên bỗng có sức hút chưa từng thấy, đưa bạn đọc trở lại làm đứa trẻ thuở lên mười, hiếu động với muôn vàn tưởng tượng thơ ngây. Đọc “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” theo bước chân hai anh em Thiều và Tường, nhà văn đã làm sống dậy trong lòng mỗi bạn đọc kí ức tìm về tuổi thơ, với những trò chơi mà tuổi thơ ai cũng đã từng trải qua. 28 Những đứa trẻ ấy cùng lớn lên, cùng chơi đùa hằng ngày nhưng ở sâu thẳm mỗi đứa trẻ vẫn có sự đố kị rất hồn nhiên, ngây thơ. Ở độ tuổi của Thiều, cậu bé 15 tuổi với những rung động đầu đời của tuổi học trò nên ở con người cậu bộc lộ những nét ghen tị của trẻ con. Thiều thích Mận, khi Thiều thấy Tường chơi với Mận một cách vô tư, thân thiết, Thiều đã sinh lòng đố kị. Người anh hai trả thù Tường bằng cách để ông Năm Ve bắt Cu Cậu- con thú cưng của thằng Tường mà nó yêu quý nhất. Sự trả thù này của Thiều đã thành công, nhưng đã vô tình hay cố ý đem lại cho cậu em Tường một nỗi đau không thể xoa dịu. Chứng kiến sự buồn rầu, đau khổ của em trước cái chết của Cu Cậu, Thiều vô cùng hối hận. Hối hận dù đến đâu nhưng cũng chỉ biến mất trong phút chốc, cho tới khi sự việc Thiều đánh em đến liệt giường chỉ vì miếng thịt gà: “Nỗi ân hận lúc này đã rất giống một chiếc cọc nhọn xuyên từ đỉnh đầu xuống gót chân tôi, đóng chặt tôi vào sự hoang mang đờ đẫn. Người như mê đi, tôi không nhận ra thằng Tường vẫn còn nằm ngửa dưới nền nhà, lóp ngóp cả buổi vẫn không ngồi dậy được” [2, tr.273]. Suy cho cùng thì tất cả cũng do sự nghèo đói dẫn đến. Cho đến thời điểm này thì sự hối hận vô cùng đã khiến Thiều phải suy nghĩ, phải ăn năn về tất cả những gì mình đã làm và gây ra cho cậu em Tường. Trong thế giới hồn nhiên của những đứa trẻ ở lứa tuổi học trò, cái vô tư của trẻ con là cái vô tư trong trẻo của những đứa trẻ chưa phải lo toan, sống hồn nhiên trong tình bạn, tình yêu thương của gia đình, sống gần gũi với thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ không chỉ đến thông qua những hành động của chúng mà còn ở giọng văn có phần “tưng tửng” nghộ nghĩnh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông kể lại những câu chuyện nhưng bằng giọng điệu thật hồn nhiên của chính những người trong cuộc, khiến cho bạn đọc như không còn nhận ra khoảng cách giữa mình và tác phẩm mà cũng như thấy đâu đây chính tuổi thơ của mình, chính suy nghĩ hành động của mình tự khi nào. Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh là một thế giới như vậy. Nó có vượt ngoài những ranh giới mà người lớn vẫn hay đặt ra nhưng nó ấm áp tình người, trong trẻo và thơ ngây. Nó có nhọc nhằn gian khó thì cũng có niềm tin và hi vọng. Nó chính là một miền kí ức để mỗi người lớn tìm về. 2.2.1.2. Những đứa trẻ hướng thiện Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, sắc màu trẻ thơ thể hiện ngay ở nhan đề, ở cách mà nhà văn đặt tên các chương mục. Trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, 29 tên 81 chương truyện đủ để làm thành thế giới tuổi thơ. Nhưng đây mới chỉ là bề mặt văn bản, cái hồn của truyện Nguyễn Nhật Ánh nằm ở cái nhìn trẻ thơ của tác giả. Nói cách khác, Nguyễn Nhật Ánh nhìn mọi chuyện bằng nụ cười của trẻ thơ. Đây là một trường nhìn thuận lợi để nhà văn khơi sâu vào tâm lí tuổi thơ nhất là lứa tuổi mới lớn. Hầu hết các nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều là những con người hướng thiện, những con người biết phân biệt tốt, xấu, biết bênh vực cái tốt, cái đẹp và căm ghét cái xấu, cái ác. Trẻ em luôn là những người giàu lòng yêu thương trắc ẩn nhất trong thế giới loài người. Chúng yêu thương động vật, coi những con vật nhỏ như bạn của mình. Đến những con vật nhỏ bé xung quanh chúng còn yêu đến vậy thì con người với nhau tại sao lại không thể yêu thương. Dẫu có thể cuộc sống còn nhiều thiếu thốn về vật chất, song thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn đong đầy tình cảm gia đình và tình bạn tươi đẹp, ấm áp. Những đứa trẻ ở đây biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Khi nhà Mận bị cháy, bố Mận mất tích, mẹ bị bắt giam, Thiều đã là người bạn thân an ủi, giúp Mận vượt qua cú sốc tinh thần: - “Mẹ tao kêu đem cơm cho mày. Mày chưa ăn tối phải không? - Mình không muốn ăn. - Giọng con Mận dàu dàu. - Mày phải ăn mới có sức khỏe được. - Tôi nói hệt những lời mẹ tôi vẫn nói với tôi khi tôi biếng ăn. Con Mận bướng bỉnh: - Nhưng mình không thấy đói. Tôi đảo mắt, cố tìm một lí do chính đáng: - Mày không ăn, mẹ mày biết mẹ mày buồn lắm đó. Tôi đem mẹ nó ra để nó biết thương mẹ mà chịu ăn cơm, nào ngờ nó òa ra khóc: - Không biết chừng nào mẹ mình mới được thả về? - Chắc là sớm thôi” [2, tr.184]. Khi Mận yếu đuối nhất chính Thiều đã là một người bạn ở bên cạnh lắng nghe và chăm sóc. Trong cái đêm nhà cháy, mẹ đi tù kia, điểm bấu víu duy nhất của Mận chính là Thiều. Nếu không có cái ấm áp của tình bạn đó thì thật khó để Mận có thể vượt qua được những biến cố lớn đến như vậy. Dù Thiều là đứa trẻ sợ ma nhưng tình bạn đã giúp Thiều vượt lên trên nỗi sợ để làm chỗ dựa lúc bạn gặp khó khăn: 30 “Dĩ nhiên tôi rất sung sướng khi được mẹ tôi sai tôi qua ngủ nhà con Mận. Tôi không biết làm gì để chia sẻ hay giúp đỡ nó trong lúc này. Qua nhà nó ngủ để giúp nó đỡ sợ trộm, sợ ma là điều duy nhất tôi có thể làm được. Tôi là chúa sợ ma. Nhưng đang xúc động trước hoàn cảnh không may của con Mận, tôi quên bẵng nỗi sợ của mình” [2, tr.186]. Tình bạn giữa những đứa trẻ dường như không vụ lợi chỉ chan chứa yêu thương và lòng tin tưởng lẫn nhau. Có chọc ghẹo, có cãi cọ thậm chí có đấm đá nhưng chúng luôn dành cho nhau sự tin tưởng và sẻ chia khi cần. Những câu chuyện len lỏi trong suốt tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khiến bạn đọc quan tâm, cũng chính là chuyện của hai anh em Thiều và Tường. Thiều tuy là anh nhưng cậu đối với em mình vẫn còn chút hẹp hòi, ích kỉ. Ngược lại Tường lại dành cho anh trai mình một tình yêu bao dung và âu yếm, nhẫn nhịn và đầy hy sinh. Cậu lúc nào cũng thế, luôn chịu đòn thay anh mà không bao giờ phàn nàn vì điều đó, luôn lặng lẽ và nhẹ nhàng chấp nhận tất cả. Chỉ có sự bao la trong trái tim, Tường yêu anh trai mình nhiều đến mức có thể từ một cậu bé hiền lành như cục đất trở nên mạnh mẽ và liều lĩnh. Đó là câu chuyện Tường trợ giúp Thiều chống lại thằng Sơn: “Sơn nhíu mày, chưa kịp hỏi dứt câu thằng Tường đã thình lình nhảy xổ tới và ôm cứng lấy nó. - Đập nó đi, anh Hai! - Tường vừa siết chặt cổ thằng Sơn vừa la lớn. Tôi bay vào, vung tay nện thình thịch lên tấm lưng to bè của thằng Sơn, cảm thấy như đang đấm vào một tấm phản bọc da trâu” [2, tr.161]. Tường là em nhưng cậu nhận về mình mọi phần thiệt, cậu làm nhiều hơn anh để anh có thể học. Tường chẳng quản nguy hiểm chịu đòn để anh được giải thoát khỏi lời đe dọa của thằng Sơn. Cậu còn nghĩ kế trả thù thằng Sơn giúp anh, chạy đến siết chặt cổ thằng Sơn, đấm vào lưng thằng Sơn khiến thằng Sơn phải chịu trận thay cho Thiều. Thiều cũng yêu em, rất yêu nhưng dường như cậu chưa nhận ra điều đó, chưa nhận ra Tường quan trọng đối với mình đến nhường nào. Và vì còn trẻ con lắm, Thiều cũng không biết làm thế nào để thể hiện tình yêu của mình. Thiều có quá nhiều chuyện khác để quan tâm, còn Tường lúc nào cũng ở đó khi nó cần, như một điều hiển nhiên. Có lẽ vì thế mà Thiều không biết coi trọng nên luôn khiến em bị đau, bị đánh đòn. Tình yêu mà Thiều dành cho em vẫn còn một chút nhỏ nhen, một chút ích kỉ chứ không như cái 31 bao la của thằng Tường. Đó chính là việc Thiều hiểu lầm tình chị em, giữa con Mận và thằng Tường, cảnh Tường và Mận chơi “đồ hàng ăn thịt gà giả” và Thiều đánh em túi bụi: “Giận dữ, thèm thuồng, đau đớn, những cảm giác tồi tệ đan thành một tấm lưới thít chặt lấy tôi khiến tôi gần như không thở nổi. Người tôi run bần bật đến mức tôi phải nhích ra khỏi bức vách để tránh gây nên tiếng động. - Thịt gà nè! Giấu tao nè! Cho bỏ cái tật ăn lén nè! Thằng Tường không kịp trở tay, bị tôi quất túi bụi, chỉ kịp kêu lên hai tiếng “anh Hai” rồi ngã lăn ra đất” [2, tr.274]. Tường vì Thiều mà bị đánh đòn, rất nhiều lần và cả chuyện Thiều đánh Tường nằm liệt giường đã khiến cho tất cả vô cùng đau lòng. Anh đánh em, không chỉ một nhát mà nhiều, nhiều lắm cả vào trái tim. Đau lắm, chỉ vì sự ích kỉ, tính đa nghi, chỉ vì miếng thịt gà. Và gần như ngay lập tức, Thiều hối hận, nhưng đã quá muộn. Buồn làm sao khi không thể làm cho thời gian chảy ngược. Chỉ biết đứng nhìn em đau quằn quại. Những giọt nước mắt của Thiều giờ đây không hiện hữu nhưng đã chảy thẳng vào trong tim. Khi ấy, tình cảm tự nhiên dâng trào, khiến nó thốt lên tiếng gọi “em” rất đỗi dịu dàng, gần gũi. Còn cậu bé Tường, vẫn luôn yêu anh, không hề thay đổi. Tường lo anh buồn vì mình, lo anh bị đánh vì mình. Trái tim em bao la đến vậy mà cứ đập nhịp nhàng trong cơ thể nhỏ bé, thân thương. Giọng em yếu ớt rằng, đừng bảo cha mẹ là anh Thiều đánh, bảo là vì em không cẩn thận mà bị ngã từ trên cây. “Cái cách mà Tường bảo vệ tôi ngay cả trong lúc nó là nạn nhân xấu số của Thiều, khiến Thiều cảm thấy xấu hổ và day dứt ghê gớm. Tình yêu của em tôi dành cho tôi thật mênh mông trong khi tôi hết lần này đến lần khác đối xử với nó chẳng ra gì”. Tường không bao giờ oán trách mỗi lần vì anh khôn lỏi mà nó bị bố đánh đau, thậm chí bị đánh nhiều hơn anh. Và khi Tường bị Thiều phang tới mức phải nằm liệt một chỗ cũng thế, vẫn không hề oán trách anh mình. Tường luôn tìm cách bảo vệ anh mình, một cách tự nguyện nhất, chân thành nhất, hết mình nhất không vì điều gì, không cần báo đáp. Đối với Thiều “nỗi ân hận lúc này đã rất giống một chiếc cọc nhọn xuyên từ đỉnh đầu xuống gót chân tôi, đóng chặt tôi vào sự hoang mang đờ đẫn”. Từ những điều Thiều gây ra cho Tường, giờ đây Thiều ngập tràn sự hối hận, dằn vặt về lỗi lầm của mình, thậm chí Thiều đã từng nghĩ bỏ học để thay mẹ chăm em, có thể làm mọi thứ hy sinh mọi thứ vì em mình: “Trong thời gian đó, tôi bỗng 32 nhiên hết sợ sâu bọ. Tôi ra ngoài vườn bắt những con cuốn chiếu và sâu róm rồi kiếm mấy cái que cho Tường đùa nghịch. Tôi lang thang một mình trong trưa nắng để rình bắt ve sầu và hái những cánh hoa phượng để hai anh em ngắt nhụy chơi đá gà. Vì em tôi, tôi có thể làm tất cả. Điều duy nhất tôi không thể làm là trả con Cu Cậu về cho nó” [2, tr.303]. Tình cảm anh em, gia đình đó thật đầm ấm và đáng trân trọng biết bao. Phải nói rằng, bằng lối văn phong tinh tế, Nguyễn Nhật Ánh đã cho bạn đọc hiểu được tình yêu thương luôn ấm áp những xúc cảm mơ hồ tinh tế nhất, những bao dung rộng lượng nhất mà người ta đều gặp ở đây, trong cách trẻ con đối xử với nhau và đối xử với người lớn. Những ấm áp trong tác phẩm đã cho chúng ta nhiều hơn những hi vọng, sự lạc quan, tin tưởng vào con người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 2.2.1.3. “Thằng Sơn” - Nhân vật trẻ em hư Những nhân vật được nói đến trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đều là những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ nhưng bên cạnh đó, phải kể đến nhân vật Sơn - một đứa trẻ hư cùng học chung lớp, ngồi chung bàn với Thiều và Mận. Ở nhân vật này tác giả đã miêu tả và gắn cho nhân vật những tính cách khác xa, trái ngược với các nhân vật kia. Một đứa trẻ phải nói rằng hỗn láo, mất dạy như không được giáo dục và dạy bảo: “Sơn chơi bời lêu lổng nổi tiếng, lại giỏi chọc làng phá xóm, ăn nói thì hỗn láo xấc xược nên ai cũng ghét” [2, tr.142]. Nhân vật Sơn trong tác phẩm được tác giả miêu tả làm toát lên nét tính cách của một đứa trẻ ranh mãnh, lắm mưu mẹo để lừa dối bạn và có những hành động xấu với bạn gái. Đã nhiều lần Sơn rủ Bé Ba chui vô bụi cây tâm sự để “làm trò người lớn”. Sơn tỏ ra là bậc đàn anh của Thiều về chuyện tình yêu, tán gái: “Thấy tôi đực mặt nghĩ ngợi, nó hấp háy mắt: - Mày hẹn nhau với con Xin bao giờ chưa? Tôi khịt mũi: - Tao chỉ ra nhà nó chơi u, chơi rồng rắn lên mây. - Ngu! – Sơn phun nước bọt – Thích tụi con gái là phải hẹn nhau với nó. Phải rủ nó chui vô bụi cây rậm rạp, vắng vẻ [2, tr 144]. 33 Qua cuộc đối thoại giữa Thiều và Sơn chúng ta đều thấy, sự đối lập hoàn toàn giữa Thiều và Sơn. Ở Thiều chân chất sự hồn nhiên, trong sáng trái ngược với Sơn - một đứa trẻ hư, thiếu sự giáo dục. Chưa dừng lại ở chuyện với Bé Ba, thằng Sơn còn đề nghị với Thiều dùng đồ chơi, dùng tiền để thỏa thuận việc đổi bạn. Thằng Sơn muốn làm hại cả Mận. Nó là đứa con trai hư hỏng luôn muốn lợi dụng bạn gái. Cả Bé Ba và Mận đối với nó đều là những người con gái “trông ngon mắt”. Khi cuộc thỏa thuận không xong, thằng Sơn liền ra tay đánh bạn: “Tôi chưa kịp ngồi dậy, thằng Sơn đã cưỡi lên người tôi, hai tay đấm liên hồi như giã gạo”. Một đứa trẻ hư, vẫn tiếp tục ngông cuồng không tự hối hận về những việc làm của mình, Sơn càng cư xử tệ hơn nữa. Nó nói với Thiều giọng hăm dọa người khác: “Số phận của gia đình nó đang nằm trong tay tao. Bây giờ tao bảo gì mà nó chẳng nghe” [2, tr.168]. Giờ đây tâm hồn Thiều, lòng Thiều đã không còn được thanh thản nữa. Cái bộ tịch đểu cáng của thằng Sơn đã liên tục cắm sâu vào tâm trí Thiều như một thứ nấm độc. Thiều cắn môi muốn rướm máu, nhìn theo thằng Sơn bằng ánh mắt đau khổ, chán ghét và bất lực. *** Như vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng cho mỗi nhân vật trẻ em những đặc điểm tính cách riêng, được thể hiện một cách tự nhiên và bản năng nhất. Với việc am hiểu, nắm bắt được sở thích, tâm lí trẻ, nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm mang đậm chất trẻ thơ để dành tặng các bạn nhỏ. Có thể nói, khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, chúng ta sẽ thấy được rằng nhà văn không chỉ yêu quý trẻ thơ bằng một tình cảm yêu mến thông thường mà trong đó còn có cả sự trân trọng. Nguyễn Nhật Ánh phát hiện ra bên trong mỗi nhân vật trẻ em đều chứa đựng những nét tính cách vô cùng đáng quý. Đó đều là những đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu, tài năng, thông minh, tò mò, hiếu động. Tuy nhiên, với những độc giả trung thành với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ dễ dàng nhận ra “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một tác phẩm có nét độc đáo riêng so với những tác phẩm trước. Đây là lần đầu tiên ông đưa vào chuyện của mình nhân vật phản diện, sự đố kỵ, hung hăng của Sơn khi cố dành bé Mận từ Thiều, sự ghẻ lạnh xa lánh của làng xóm với ba Mận, với bé Nhi. Đây chính là yếu tố giúp cho câu chuyện liền mạch hơn, tình cảm của các cô bé, cậu bé gắn bó hơn bao giờ hết. Nhà văn cũng đã từng hé lộ về cuốn sách ngay khi 34 vừa được NXB trẻ cho ra mắt như sau : “Các hoàn cảnh trong cuốn sách sẽ khắc nghiệt hơn, cuộc sống của nhân vật sẽ không êm đềm như những nhân vật trong các cuốn sách trước của tôi. Đặc biệt, lần đầu tiên trong tác phẩm thiếu nhi của tôi xuất hiện nhưng cảnh huống, những nhân vật phản diện. Tôi muốn phê phán cái ác của sự vô tâm nơi con người. Ngay cả nơi những con người lương thiện nhưng có những biểu hiện vô tâm thì đó cũng chính là sự thật đáng cảnh báo trong bối cảnh sống hôm nay” [32]. Một điều đặc biệt nữa đó là khi đến với tác phẩm, ta còn cảm nhận được một cách tinh tế những rung động đầu đời của lứa tuổi mới lớn. Đối với lứa tuổi thiếu nhi, đặt ra vấn đề tình yêu có vẻ như không phù hợp. Nhưng phải thừa nhận rằng, về tâm sinh lí thế hệ trẻ ngày nay đã khác rất nhiều so với các thế hệ cha anh. Các em hiểu biết hơn vì thế cũng mạnh dạn hơn, đã không còn cái thời con trai con gái không dám cầm tay nhau, không dám ngồi cạnh nhau. Trên thực tế những câu chuyện tình yêu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh chỉ là những tình yêu học trò, thứ tình cảm còn trong sáng, còn thơ mộng, còn rụt rè và cũng còn rất trẻ con. Câu chuyện không hẳn hoàn toàn viết cho thiếu nhi, đó còn là những cảm xúc đầu đời của tuổi ô mai đầy mộng mơ, và có nhiều biến chuyển trong suy nghĩ lẫn hành động. Cuộc sống vẫn thế, nhưng khi bước vào ngưỡng tuổi mới, cuộc sống lại mở rộng ra trước mắt những điều đáng để suy ngẫm hơn. Đọc tác phẩm, ta cảm giác như tuổi thơ đang đua nhau về trong ký ức của mình. Câu chuyện được viết với ngôn từ đơn giản, ngộ nghĩnh và mộc mạc trong lời nói ở những đứa trẻ đã làm thấm đượm tình cảm của bao người đọc, lấy đi những nụ cười xen lẫn với giọt nước mắt cảm thương. 2.2.2. Nhân vật người lớn Những người lớn xuất hiện trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” trước tiên là những người lớn gần gũi nhất, có quan hệ gia đình với các nhân vật trung tâm. Trong mối quan hệ với trẻ em, hình ảnh người lớn dần hiện lên. Đó không phải là từ những câu chuyện đời sống của người lớn như trong các cuốn truyện thông thường mà đó là hình ảnh cuộc sống được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ. Những vấn đề, những mối quan hệ được tiếp cận từ một góc độ khác, mang tới những suy nghĩ, cảm nhận khác. Nếu thế giới người lớn trong “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được đặt trong thế so sánh với thế giới của trẻ em để làm nổi bật sự khác biệt, sự thay đổi của con người khi 35 tuổi tác thay đổi, thế giới người lớn trong “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng” được miêu tả gián tiếp và sơ lược thông qua câu chuyện của những chú chó thì trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là thế giới đời thường, là cuộc sống hằng ngày, là những mối quan hệ làng xóm, và qua đó ấm áp lên những tình cảm thật cao đẹp. Là nhóm nhân vật có ảnh hưởng lớn đến các em, trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật người lớn được nhìn dưới con mắt trẻ thơ với cái nhìn thuần khiết. Đó là bố mẹ giàu tình yêu thương, luôn quan tâm đến các em, hay đó còn là người thầy, là những người hàng xóm ở xung quanh các em, những người láng giềng thân thiện, luôn giúp đỡ lẫn nhau. 2.2.2.1. Những con người bất hạnh Cảnh làng quê Việt Nam được miêu tả với nạn đói, lụt lội, cháy nhà, dẫn đến sự đói kém, nghèo nàn, dịch bệnh. Một thực trạng diễn ra trong những thập niên 80 được tác giả miêu tả một cách chân thực. Những ngày lũ kéo về, một không khí u uất, quẩn quanh trong ngôi làng: “Mưa cứ như giận dai, gầm gừ, xối xả và miên man, có cảm giác mây đen đã kéo cả đại dương lên trời để bây giờ hả hê chút xuống. Nửa khuya, lũ từ từ trên nguồn tràn về, mực nước từ từ dâng lên mấp mé mặt giường trong ánh mắt lo lắng của mẹ tôi. Cả nhà tôi leo hết lên giường, xách theo mấy chiếc đòn kê để ngồi cho khỏi ướt mông, co ro chờ trời sáng” [2, tr.238]. Sau thiên tai, lũ lụt cảnh vật khi lũ đi qua trông hoang tàn như một phim trường vừa quay xong cảnh chiến tranh: “nước bắt đầu rút dần để lại mặt đường nhớp nháp và sạt lở, và một số rác rến, gỗ mục, xác xúc vật vướng vào các gốc cây, vách nhà và hàng rào" [2, tr 328]. Các tàn dư của bão lụt để lại sau khi chúng đi qua là những môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh. Những thiệt hại về môi trường thường kéo theo những thiệt hại gián tiếp ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động kinh tế của những người dân nghèo khổ này: “Đến trưa thì cuộc tổng kết thiệt hại đã có kết quả: ông Tư Cang trôi mất một con trâu, ông Năm Ve chết một con heo ngay trong chuồng, nhà cô Thoan chái bếp bị lũ cuốn, còn vườn rau tốt tươi nhà ông Bé thì bây giờ đã rất thích hợp để làm sân vận động cho con nít đá banh. Nhưng tai họa lớn nhất là chiếc cầu bắc ngang qua suối LỒ Ô đã bị lũ giật sập: nửa chiếc cầu còn lại một đầu dính trên mố đầu kia chúi xuống nước như người té suối bị kẹt chân, nửa chiếc kia chẳng rõ trôi đi đâu” [2, 36 tr.238]. Chỉ sau một trận mưa lũ đã làm cho cả một vùng quê sống trong cảnh nghèo khó, cuộc sống mưu sinh vất vả. Sau lũ, dân làng lâm vào đói kém, sự đói kém còn hiện hữu trong từng bữa ăn, trong mâm cơm hàng ngày: “Nồi cơm lưng hơn. Thức ăn ít đi. Cá thịt thưa thớt dần, có hôm mất tích hẳn. Thỉnh thoảng có bữa tôm rang thì con nào con nấy mặn chát, muối bám quanh con tôm trắng xóa như tuyết. Chỉ với một “con tôm tuyết” đó, tôi có thể ăn ba chén cơm” [2, tr.260]. Những con người nơi đây không những phải chịu thiên tai, cuộc sống mưu sinh vất vả mà họ còn gặp phải những éo le, trắc trở của cuộc đời. Dường như số phận đã an bài cho họ. Thằng Dưa con của ông Năm Ve, bị bệnh còi, có lẽ cũng vì cuộc sống đói kém mà nó trở nên như vậy. Bằng tuổi với Tường nhưng nó trông đẹt như đứa bé tám, chín tuổi luôn bị bạn bè cốc đầu, đá dít. Hay như ba của Mận. Một người cha, người chồng, bị bệnh tình nguyện bị nhốt trong căn phòng để tránh những tai tiếng của người làng. Điều này cũng nói lên thực trạng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Trước cái đói nghèo, dịch bệnh, người dân có cái nhìn miệt thị với những người bị mắc bệnh được cho là truyền nhiễm: “Chuyện ba con Mận lâu nay vẫn lén lút sống trên căn gác thoáng chốc loang ra khắp làng. Chiều hôm đó đi đâu tôi cũng nghe người ta bàn tán về mỗi đề tài này, bằng đủ thứ giọng: tiếc thương, trách móc, chê bai, tôi nghiệpNgười lớn tha hồ đàm tiếu, đám con nít bu đen bu đỏ chung quanh vểnh tai hóng chuyện” [2, tr.179]. Có lẽ để giải thoát cho số phận, để tránh những ánh mắt, sự đàm tiếu của người làng vì thế mà trở thành nguyên nhân của căn nhà bị cháy: “Chỉ trong một ngày, nhà nó cháy, ba nó chết, mẹ nó bị bắt, cứ như địa ngục trút xuống đầu”. Điều đó đã làm cho Mận trở thành chú chim non bơ vơ. Có thể nói rằng, truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đem đến cho bạn đọc những cảm xúc sâu lắng, những nốt lặng trong tâm tưởng bởi ông đã viết nên những mảnh đời con người còn lam lũ với cuộc sống mưu sinh lắm vất vả, đói kém. 2.2.2.2. Những con người khao khát cuộc sống tốt đẹp Sống là một hành trình dài và rộng mà ở đó luôn có hạnh phúc, niềm vui và có cả những bất hạnh, éo le, những khổ đau mà cuộc sống mang lại. Và những éo le, khổ đau ấy vô tình, phũ phàng dày vò, chà xát lên cuộc đời của bao người, đeo đẳng lấy cuộc đời họ như sự an bài định mệnh của số phận. Phải chăng họ sẽ đầu hàng trước số phận, chấp nhận cuộc đời mình ngụp lặn trong bế tắc và tuyệt vọng? Không, họ đã đứng lên bằng ý chí, nghị lực, cố gắng để thay đổi số phận của chính mình. Họ đã viết sự kì diệu lên trang đời của chính mình. 37 Họ luôn khao khát có một cuộc sống tự do và hạnh phúc. Đọc tác phẩm, chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc, đó là sự nuối tiếc và những mong muốn điều kỳ diệu cho mối tình chú Đàn, chị Vinh. Tình cảm đôi lứa trong sáng, xuất phát từ hai phía và nỗi muộn phiền duy nhất của chú có lẽ nằm ở chuyện tình nhiều trắc trở, do cánh tay cụt gây ra. Chính sự cấm đoán của thầy Nhãn đã thôi thúc đôi lứa tìm ra một lối thoát. Khi mùa lũ về kế hoạch bỏ trốn của chú Đàn, chị Vinh đã được thực hiện. Điều đó sẽ mở ra một tương lai giữa chú Đàn và chị Vinh: “Chú ngồi trên thềm giếng, ngẩng nhìn bóng trăng mờ nấp sau sương mù và lôi cây acmônica ra thổi. Tiếng kèn của chú bữa nay hoàn toàn không giống tiếng kèn nỉ non ngày nào. Tôi ngạc nhiên khi nghe chú thổi một bản hành khúc có âm điệu vui tươi: - Sao chú thổi bài này? Chú Đàn nhét cây kèn vô túi áo, vui vẻ nói: - Chú sắp đi tìm chi Vinh. Tường níu tay chú, mừng rỡ: - Chị Vinh còn sống hả chú? - Chú đoán vậy. - Chú Đàn ôm vai Tường - chị Vinh có phúc tướng, thế nào cũng có người cứu. Con Mận vọt miệng: - Hồi chiều bạn Thiều cũng nói y như chú. Chú Đàn cúi sát đầu vào ba đứa tôi, hạ giọng: - Đây là chuyện bí mật, tụi con không được nói cho ai biết nghe chưa! Ba đứa chúng tôi cùng “dạ” và không nghĩ chú Đàn lại bỏ nhà ra đi ngay khuya hôm đó” [2, tr.246]. Bên cạnh những khát khao tự do của tình yêu đôi lứa, thì những khát khao về cuộc sống no ấm, vui vẻ cũng không là ngoại lệ trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh. Với mong muốn cho các con có được cuộc sống ấm no, mong trong bữa cơm gia đình có thêm miếng thịt, ba Thiều đã phải bỏ đi làm ăn xa, mẹ Thiều thì chạy theo những chuyến xe đi buôn, những người dân làng: “Những người có vốn liếng kha khá thì dựng lều hai bên đầu cầu bán nước ngọt, trứng gà, bánh mì, bánh ít bánh ú, kẹo mè, kẹo đậu phộng cho khách sang xe. Người ít vốn hơn thì trải tấm ni - lông bên vệ đường hoặc cắp thúng vô nách đi bán rao dọc các dãy xe đậu nối đuôi nhau” [2, tr.260]. 38 Trước những tình cảm gia đình thiêng liêng, thì tất cả mọi thành viên đều sống vì nhau và nghĩ cho nhau. Đây là một điều mà Nguyễn Nhật Ánh muốn nói với chúng ta, muốn thông qua truyện mang đến cho chúng ta cái nhìn, cái suy nghĩ sâu sắc hơn. So với thời đại hiện nay khi con người với bộn bề cuộc sống, những vấn đề cơm, áo, gạo, tiền cùng những vòng xoáy của xã hội đang bỏ bê tất cả để lao mình theo cuộc sống thì những ước mơ về hạnh phúc gia đình luôn luôn đươc đề cao, đặt lên hàng đầu. Mối tình chú Đà...n phải ở một mình trong căn nhà đó như một đứa trẻ bơ vơ sợ hãi với mọi điều xung quanh. Với nhân vật Mận, Nguyễn Nhật Ánh không đi sâu vào miêu tả ngoại hình nhưng Mận lại có đời sống nội tâm phong phú và sâu sắc. Việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phương thức hữu hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Khi nhà văn để nhân vật độc thoại sẽ bộc lộ được suy nghĩ của mình về những vấn đề thầm kín thuộc về bản thân và những người xung quanh: “Những giọt nước mắt của con Mận làm mềm trái tim tôi. Tôi tò mò ngắm khuôn mặt nó, cảm thấy tâm hồn nó dường như xa vắng lắm. Tự nhiên tôi ước giá như tôi chưa 54 từng thốt ra những lời lẽ lỗ mãng vừa rồi” [2, tr.130]. Tâm trạng xen lẫn những suy tư, những tình cảm của tuổi mới lớn nhưng có lẽ đáng chú ý hơn cả là Thiều đang có những lo lắng cho tương lai của Mận hơn. Nhân vật trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là những nhân vật với câu chuyện xoay quanh đời sống sinh hoạt hàng ngày, các nhân vật hiện lên với đặc điểm tâm lý vừa mang tính trẻ con, vừa mang tính người lớn nhưng lại rất năng động, tự chủ trong mối quan hệ đa chiều với thế giới xung quanh. Đặc biệt, mỗi nhân vật là một tính cách, một cá tính riêng khó nhầm lẫn. Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh còn được tiếp cận từ nhiều hoạt động và bộc lộ nhiều trạng thái tâm lý. Với những trang văn thể hiện dòng ý thức độc thoại nội tâm của nhân vật, nhà văn đã cho thấy trong những tâm hồn trẻ thơ cũng chứa đầy những suy nghĩ day dứt, khôn nguôi. 3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà bạn đọc tiếp cận khi chạm tới một tác phẩm. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, chính vì vậy không thể có một tác phẩm hay nếu không có một lớp ngôn ngữ đẹp. Cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn vừa thể hiện khả năng cảm thụ đời sống, vừa cho thấy thái độ lao động của nhà văn với công việc của mình. Một nhà văn chân chính thường không dễ dãi với từ ngữ mình sử dụng. Ngôn ngữ giống như một mỏ quặng mà người cầm bút phải miệt mài khai thác để mang đến những sản phẩm giá trị. Khi tìm hiểu về tác phẩm, phong cách một tác giả vì thế cũng không thể bỏ qua yếu tố ngôn ngữ. Giống như rất nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi khác, Nguyễn Nhật Ánh khi viết truyện cho tuổi học trò cũng phải chú ý đến lớp từ vựng mà mình sử dụng. Đó trước tiên phải là lớp từ vựng gần gũi với đời sống. Bởi với trẻ em những lớp từ ngữ cầu kỳ, trau chuốt, hàn lâm lại thường không thể hấp dẫn bằng chính ngôn ngữ mang tính trực quan sinh động của đời sống. Mặt khác, do tâm lý lứa tuổi nên cách các em dùng từ ngữ cũng hết sức hồn nhiên. Dẫu có triết lý già dặn thì vẫn là cái già dặn của một đứa trẻ, không phải là sự trải đời của một người lớn. Vì vậy, một tác phẩm văn học thiếu nhi được coi là thành công về mặt ngôn ngữ là phải giữ được sự trong trẻo và hồn nhiên trong cách sử dụng từ vựng. 55 Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật [23]. Ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp giữa cá thể và tính khái quát. Trong nhiều tác phẩm, ngôn ngữ truyện kể là thứ ngôn ngữ của trẻ con, mà đối với người lớn thì ngôn ngữ trẻ con cũng giống như một thứ ngoại ngữ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại và đối thoại để miêu tả tính cách nhât vật. Bên cạnh đó, Nguyễn Nhật Ánh còn rất sáng tạo khi đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày vào trong tác phẩm, điều đó làm cho hệ thống ngôn ngữ càng thêm phong phú, đa dạng, vừa giàu sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật, lại vừa có sự dung dị của ngôn ngữ đời thường. Ngôn ngữ là chất liệu, phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Mỗi nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh đều là một thế giới riêng với một đời sống tâm hồn riêng, với tình cảm, tâm lý lứa tuổi khác nhau. Từ cách suy nghĩ, đến tình cảm, niềm vui, nỗi buồn và cách nói chuyện. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng những câu văn giàu hình ảnh như cách trẻ em quan sát và cảm nhận cuộc sống: “Hai bàn tay của ta giống như những người bạn thân, luôn chia sẻ với ta mọi vui buồn trong cuộc sống. Bạn cứ ngẫm mà xem, có phải khi bạn mừng rỡ hay phấn khích, hai bàn tay hăng hái vỗ vào nhau để nhân đôi niềm vui trong lòng bạn. Khi bạn khóc, hai bàn tay lại thay phiên nhau kiên trì lau khô những giọt lệ lăn tròn trên gò má bạn. Hai bàn tay lúc đó giống như những chú chim vàng anh trong cổ tích, cần mẫn tha từng hạt cườm long lanh trên mặt bạn đem gửi bào nắng, vào gió, vào mưa đẻ một phút chốc sau sự tươi tỉnh lại nhuộm hồng gương mặt mới đây còn tái xanh của bạn”.[2,tr 119] Những hình ảnh được miêu tả không phải là những hình ảnh mĩ lệ hay xa lạ mà nó là những hình ảnh gần gũi với thế giới trẻ thơ như nắng, gió, mưa, hạt cườm,Tất cả đều là những thứ hằng ngày gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Cái hay là khi miêu tả những hình ảnh đó, Nguyễn Nhật Ánh vẫn giữ được những nét trong trẻo như chính cách nhìn của trẻ nhỏ vậy. Vì ngôn ngữ của trẻ em và của người lớn là khác nhau. Trẻ em dường như hiểu nghĩa trong sáng và đơn thuần nhất của ngôn từ nên chúng dùng ngôn từ một cách chân thực như nghĩa vốn có của từ ngữ. Vì thế, thằng Thiều khi viết thơ tình cho con Xin cũng bắt chước người lớn bị thầy Nhãn bắt phạt: 56 “Nắng mưa là chuyện của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” Ngôn ngữ trẻ thơ thật tươi vui sống động, nó làm chúng ta bật cười trước những tình huống hiểu lầm và dường như càng làm chúng ta trân trọng hơn sự trong trẻo ngây thơ của tuổi thần tiên. Đôi khi, có những đoạn đối thoại hết sức tươi vui, ngộ nghĩnh: “Có lần con Mận qua nhà tôi chơi, thấy tôi đang thò tay ra bên ngoài cửa sổ, liền trố mắt: - Bạn đang làm gì vậy? - Tao đang phơi những ngón tay. Mày có bao giờ phơi những ngón tay không? - Không. - Thế khi tay mày bị ướt mày làm gì? - Mình lau vào quần - Tôi kêu lên: - Eo ơi, ai lại lau tay vào quần! ” [2, tr 19-20] Chính những mẩu đối thoại chẳng giống ai như vậy lại thể hiện một thế giới rất trẻ thơ bởi trẻ em có những logic riêng của mình. Trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vì kể chuyện ở ngôi thứ nhất nên ngôn ngữ độc thoại cũng khá nhiều, nhưng không vì thế mà đối thoại mất đi những đặc sắc của nó. Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh rất chú ý tới việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại sao cho toát lên được tính cách của nhân vật và đặc biệt là thể hiện được sự dí dỏm của nhà văn. Qua những lời đối thoại chúng ta có thể hiểu, nắm bắt được tâm lý của mỗi nhân vật. Nhân vật Tường thật thà, còn người anh khi thì tốt bụng, khi thì xấu tính những cũng rất thương em: “ Chết rồi! Chảy máu, mày ơi! Tường lo lắng: - Nhiều không anh? - Hơi hơi thôi. - Mày đứng lên đi. Tao dìu mày vô nhà lấy thuốc sức. Tường đi bên cạnh tôi, mếu máo: - Sao anh lại ném em? Anh bảo là anh đầu hàng rồi kia mà! 57 Thằng Tường nghe tôi ba hoa, phục lăn. Nó quên mất cơn đau âm ỉ chỗ màng tang, miệng xuýt xoa: - Mưu mẹo của anh hay thật. Em chả nghi ngờ gì cả. Lớn lên nếu đi đánh giặc thế nào anh cũng làm tới đại tướng. - Chắc chắn rồi! Tôi đáp, bụng ngập tràn hối hận. Tôi đã lừa em tôi, đã làm nó bị thương, thế nhưng nó vẫn luôn hồn nhiên tin tưởng tôi, kể cả những lời bốc phét khó tin nhất” [2, tr.45]. Đoạn đối thoại trên đã lại cho thấy sự khác biệt giữa một cậu em hiền lành, thật thà, cả tin và sùng bái ông anh với một ông anh láu cá, khôn lỏi, biết sợ, biết thương em nhưng có phần hơi ích kỉ, luôn nghĩ cho mình trước. Như vậy, đối thoại trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã rất hiệu quả trong việc phản ánh tâm lý nhân vật. Phải nói rằng, ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh vừa có màu sắc vùng miền mang chất của vùng Nam – Trung bộ, vừa thể hiện rất rõ đặc tính của văn học thiếu nhi với các lớp từ giàu hình ảnh, cách đối thoại hóm hỉnh thể hiện trực tiếp bản tính nhân vật, cách dùng ngôn ngữ sinh động, trực quan gần gũi với đời sống hằng ngày. Sức hút của truyện Nguyễn Nhật Ánh còn nằm ở giọng điệu trẻ thơ. Trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” có rất nhiều đoạn đối thoại vì các em thích nói chuyện, trao đổi những câu chuyện của mình với gia đình, bạn bè. Qua những lượt đối thoại đó, chúng ta cũng có thể hiểu được một phần suy nghĩ, tình cảm của các em. Dí dỏm và hài hước nhưng truyện Nguyễn Nhật Ánh không hề suy giảm tính giáo dục. Chính điều này làm nên điểm hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh. Đi tìm hiểu ngôn ngữ trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi của các tác giả cùng thời với Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận ra ngôn ngữ tác phẩm của các tác giả đều được được gọt giũa tỉ mỉ, công phu. Khi đến với những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc có cảm giác tác giả viết với tốc độ nhanh nên việc lựa chọn câu chữ ít có sự gia công, gọt giũa. Song, chính trường từ vựng ấy đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm vì nó phù hợp với thị hiếu, với gu ăn nói của trẻ em hôm nay mà vẫn không làm mất đi tính thẩm mỹ của câu chữ tiếng Việt. Đó không phải là ngôn ngữ chém to kho mặn, có thế nào đưa hết vào trang sách thế ấy, nhưng ngôn ngữ qua trang văn của anh đã lột tả được khẩu khí của trẻ thơ một cách chân thực qua cách nói năng, cách dùng từ của các em. 58 Có thể nói, nếu như không có khả năng quan sát tinh tế thì nhà văn không thể viết được những trang văn sống động và thật đến như vậy. Dường như các từ ngữ đã được đặt sẵn ở miệng nhân vật và cứ thế bật ra như bản tính của các em, không toan tính, không cân nhắc và không gượng ép. Nguyễn Nhật Ánh đã khéo léo gài từ ngữ trẻ thơ vào trong thế giới của chính các em làm cho ngôn ngữ tác phẩm cũng là một yếu tố hấp dẫn bạn đọc. Ngôn ngữ trẻ thơ không chỉ được thể hiện ở trường từ ngữ trong đời sống sinh hoạt của bọn trẻ, trong những cuộc giao tiếp, đối thoại ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội mà còn được thể hiện ở cách các em sử dụng các biện pháp tu từ đặc biệt là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá trong lối ăn nói của mình. Có thể nói, giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh là một trong những yếu tố giúp cho Nguyễn Nhật Ánh lột tả khá chính xác tâm tính của bọn trẻ trong thế giới trẻ thơ. Cái chất hồn nhiên, ngộ nghĩnh ấy thấm vào trong từng câu nói, từng lời đối đáp và trong những chi tiết, hình ảnh và sự kiện. Dù nhà văn tiếp cận các em như là những cá nhân năng động, tự chủ, có cá tính nhưng vẫn không mất đi tính hồn hậu vốn rất trẻ con trong mỗi nhân vật. Tôi bắt gặp trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một thế giới đầy bất ngờ và thú vị với những suy ngẫm giản dị đến lạ, giúp ta soi mình trong đó một chút của bản thân khờ khạo, một chút ký ức về tuổi thơ tươi đẹp,Tôi thấy mình của ngày hôm qua trong từng trang sách. Tôi thấy cánh diều nhỏ bay giữa trời, thấy mình ngỗ nghịch, hơn thua, tôi thèm viết một bức thư tay ngày ấy, thèm một buổi chiều hóng gió sau bãi đất đầy hoa vàng, đỏ, xanh,...Tôi thấy sự nhọc nhằn của ba, thấy bao lo toan của mẹ, thấy con người trên đất nước này đã được bước qua khổ đau như thế nào Tại lễ trao thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước của sổ tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mệnh phải rung nó bằng văn chương. Và thế, tôi thấy mình ở trên cỏ xanh”. Đúng thế, Nguyễn Nhật Ánh đã rung lên chạm đến tuổi thơ đầy màu sắc của độc giả, để khi con tàu của nhà văn trở về với tuổi thơ thì người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé cùng ông lên chuyến tàu ấy. 59 *** Như vậy, khi nói về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, chúng tôi đã chú ý đến các phương diện: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm và ngôn ngữ. Trong đó, nhân vật được khắc họa đầy đủ trên cả hai phương diện ngoại hình và nội tâm, với những nét đáng yêu của trẻ thơ lại vừa có những tình cảm yêu thương gia đình, bạn bè và những người xung quanh qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của mình. Tính cách và suy nghĩ của mỗi đứa trẻ được biểu hiện qua lời nói hàng ngày của chúng và ở cả những suy nghĩ thầm kín không được nói ra bằng cách nhà văn sử dụng giọng điệu triết lý và hài hước cá tính. Nguyễn Nhật Ánh quả thật là người thấu hiểu tâm lý trẻ và là người bạn thân thiết của trẻ. Chính nhờ vậy các tác phẩm của anh mới nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc bởi một văn phong trong trẻo, nên thơ và gần gũi. 60 KẾT LUẬN 1. Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn văn học thiếu nhi Việt Nam như một hiện tượng, với số lượng tác phẩm và bản in kỉ lục. Bằng tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự hấp dẫn được thiếu nhi đến với sách, nuôi dưỡng tình yêu văn chương của nhiều thế hệ độc giả trong suốt hơn 30 năm cầm bút. Bằng khả năng tìm tòi, tiếp cận cái mới, tạo phong cách mới, Nguyễn Nhật Ánh đã thổi một cơn gió lạ cho văn học thiếu nhi trong nước. Truyện của ông như những thỏi nam châm thu hút và chinh phục độc giả ở nhiều thế hệ từ khắp vùng miền Tổ quốc, thậm chí vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Từ những câu chuyện dí dỏm, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc và ấm áp đến những cảm xúc của thời học sinh ngây thơ hồn nhiên, những rung động đầu đời của những cô câu học trò, Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện lên một thế giới tuổi thơ vô cùng rộng lớn và sinh động. Với lối viết gần gũi và dí dỏm, Nguyễn Nhật Ánh đã đưa phép màu của mình vào trong từng tác phẩm. Dưới bàn tay của ông, từng khu vườn bé nhỏ, đơn sơ đã trở thành một thế giới đầy sức sống; những con ngõ, ngọn đồi cũng trở thành một khung cảnh thần tiên với muôn vàn màu sắc,Chính tâm hồn bay bổng đó đã đưa hàng triệu trái tim cùng chung một nhịp đập, một tình yêu với quê nhà, thôi thúc trong mỗi người đọc mong muốn tìm về nơi chốn dấu yêu, ngọt ngào tưởng đâu vùi quên trong ký ức. 2. Đọc tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, thế giới nhân vật hiện lên phong phú và đa dạng, mỗi nhân vật mang một cá tính riêng. Đó là những nhân vật trẻ em đang ở lứa tuổi học trò. Chúng có những tình bạn tốt đẹp, tình thầy trò thắm thiết, với nhiều mơ mộng và có nhiều biểu hiện của tuổi mới lớn. Đó vừa là tình bạn, vừa là sự quý mến của một thứ tình cảm khác giới. Ở nhóm nhân vật này, ta còn bắt gặp một vài đứa trẻ ranh mãnh, là nhân vật phản diện của tác phẩm. Bên cạnh nhân vật trẻ em là nhân vật người lớn. Họ đóng vai trò hết sức quan trọng. Dù cuộc sống khó khăn vất vả, dù phải chịu những thiên tai, bão lụt nhưng vẫn luôn quan tâm, thấu hiểu tâm tư tình cảm và dành tình cảm tốt đẹp nhất cho các em. Họ luôn mong muốn đem lại cho các em một cuộc sống ấm no hạnh phúc, và hướng các em đến một tương lai tươi sáng. Dù cuộc đời bất hạnh, éo le nhưng họ luôn khao khát một cuộc sống tốt đẹp. Họ khao khát sự tự do trong tình yêu đôi lứa, khao khát niềm hạnh phúc gia đình. Chính vì những khao khát đó họ luôn biết quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ nhau, sống với nhau bằng tình nghĩa và sự chân thành. 61 3. Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng với sự nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật. Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc. Với giọng văn dí dỏm, nhẹ nhàng cùng nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm và ngôn ngữ, những trang văn của ông thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai “từng là trẻ em”. Thông qua những chi tiết, tình huống bất ngờ và thú vị, Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống dậy một “miền tuổi thơ” đáng yêu, đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người. 4. Có thể nói rằng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” như một đoàn tàu đưa ta về tuổi thơ, mỗi một mẩu chuyện nhỏ là một toa tàu, mỗi một toa tàu là những màu sắc thú vị khác nhau, có người sẽ bật cười, có người sẽ rưng lệ. Với người trẻ có thể đó là hình bóng của mình, nhưng với người lớn, câu chuyện cũng có thể là nỗi ăn năn về tuổi thơ, những hoài bão cao đẹp. Nếu không dùng sự chiêm nghiệm cả cuộc đời để sáng tác cho thiếu nhi, không dành cho thiếu nhi tình yêu thương, sự trân trọng thật lòng, thì Nguyễn Nhật Ánh sẽ khó có thể viết nên được một tác phẩm tuyệt vời đến như thế! 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thụy Anh (2011), “Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, với Lá nằm trong lá”, Báo Tuổi trẻ. 2. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Nhật Ánh (2016), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Nhật Ánh (2016), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2016), Kính Vạn Hoa (Tập 2 - Những con gấu bông), NXB Kim Đồng, HN. 6. Thái Phan Vàng Anh (2013), Nguyễn Nhật Ánh – Người kể chuyện cho thiếu nhi. 7. Báo văn học nghệ thuật (2015), Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục tuổi thơ, ( 8. Phạm Thị Bền (2005), Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam, mã số 5.04.33, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 9. Đặng Đức Bình (2015), Cảm nhận về tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", (https://www.facebook.com). 10. Thùy Dung ( 2015), Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: "Tôi viết sách để kéo tuổi thơ gần lại", ( 11. Lý Đợi (2007), “ Hiện tượng” Nguyễn Nhật Ánh, ( 12. Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Vũ Hiệp (2017), Nguyễn Nhật Ánh - Nhà văn của tuổi thơ, ( 15. Lê Minh Khuê, (2014), “Câu chuyện trong vườn”, Báo Tiền Phong. 16. Vũ Thị Hương (2009), Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 63 17. Lê Phương Liên (2012), Văn xuôi và trẻ em, Báo Văn Nghệ và Quân Đội. 18. Lã Thị Bắc Lý (2010), Cảm nhận về văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XXI, ( 19. Phương Lựu (2014), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Minh Nga (2015), "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" – Câu chuyện ngập tràn cảm xúc, (https://nld.com.vn). 21. Nhiều tác giả (2015), Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Võ Quảng (1973), Quê nội, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 23. Tiểu Quyên (2014), Nguyễn Nhật Ánh – Tôi thấy mình số đỏ, (https://nld.com.vn). 24. Lê Minh Quốc (2012), Nguyễn Nhật Ánh - Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 25. Nguyễn Hoàng Sơn (2002), Thử tìm bí quyết của “nhà ảo thuật”Nguyễn Nhật Ánh, Tạp chí Sách. 26. Nguyễn Đức Toàn (2015), Đặc điểm nghệ thuật của một số tác phẩm văn xuôi viết cho tuổi mới lớn. 27. Vân Thanh, Nguyên An (biên soạn) (2002), Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam, Tập 1, Tổng quan, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 28. Vân Thanh (2000), Nguyễn Nhật Ánh nhà văn lôi cuốn trẻ thơ, Văn học thiếu nhi như tôi được biết, Tr.133-146, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 29. Vân Thanh (1998), "Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của các em", Tạp chí Văn học số 6. 30. Nguyễn Quang Thân (1993), “Văn học hành trang đường đời của trẻ thơ”, Tạp chí Văn học số 5. Tr 40. 31. Nguyễn Thị Thanh Xuân (1996), “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 273, tr 12. 32. Nguyễn Vinh (2010), Nguyễn Nhật Ánh: Lần đầu có nhân vật phản diện, (https://www.nxbtre.com.vn). 33. Từ điển Wiki, Ngôn ngữ nhân vật, (https://tudienwiki.com/ngon-ngu-nhan-vat). 64 PHỤ LỤC Tại Hội sách TP Hồ Chí Minh 2016, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được bình chọn là “Sách được bạn đọc yêu thích nhất” 65 PHỤ LỤC 1 NGUYỄN NHẬT ÁNH: "NHÀ VĂN LÀ TRỤ ĐỠ TINH THẦN CỦA TRẺ EM" Bất chấp sách văn học thiếu nhi nước ngoài ăn khách đang tràn ngập thị trường nước ta, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn ung dung chiếm lĩnh thị phần và trái tim người đọc. Anh đã có buổi phỏng vấn với Thanh Niên nhân dịp đầu năm mới 2015. - Anh có lo ngại về sự cạnh tranh giữa các tác phẩm văn học thiếu nhi đang ăn khách của nước ngoài với tác phẩm nội? Làm sao để nhà văn nội đủ sức giữ độc giả trước những cám dỗ của thời đại thông tin và sách ngoại tràn lan? - Về lý thuyết thì đây là một cuộc cạnh tranh không cân sức. Các NXB trong nước không chỉ in sách nước ngoài mà thường chọn in những tác phẩm best seller của nước ngoài. Điều đó có nghĩa các nhà văn viết cho trẻ em ở VN lâm vào thế "một mình chống cả thế giới", chính xác là chống những gì "đỉnh" nhất của thế giới. Nghe giống như thằn lằn đấu với khủng long. Nhưng trên thực tế, cho đến nay ngoài hiện tượng Harry Potter, chưa tác phẩm thiếu nhi nước ngoài nào trở thành best seller ở VN. Nguyên nhân: do sự khác biệt văn hóa, "gu" đọc của trẻ em Việt vẫn có điểm khác biệt với "gu" đọc của trẻ em các nước khác. Theo tôi, chính điểm khác biệt này đã tạo ra một miền đất hứa cho các nhà văn VN thỏa sức khai thác. Các tác phẩm được sáng tác bởi các nhà văn trong nước dù sao vẫn gần gũi hơn, quen thuộc hơn, dễ cảm nhận hơn với các độc giả nhỏ tuổi. Chỉ cần tận dụng tốt ưu thế đó, các nhà văn trong nước sẽ không ngại gì sách ngoại. - Viết sách cho thiếu nhi thời nay, nhà văn có cần học thêm kiến thức gì không và cá nhân anh đã phải bổ sung kiến thức đó bằng cách nào (nếu có)? - Khác với các nhà khoa học, tôi nghĩ nhà văn viết sách cho trẻ em chỉ cần giữ gìn sự tươi trẻ của tâm hồn và nuôi dưỡng thật tốt cảm hứng sáng tạo. Còn kiến thức là thứ trí óc thu nạp mỗi ngày một cách tự nhiên, không cần phải cố, trừ khi anh cần tới những kiến thức đặc biệt cho một tác phẩm cụ thể. 66 -“Truyện của chú không chỉ dạy chúng con cách đọc, cách viết mà còn dạy chúng con cách yêu thương và chia sẻ" là nhận định của độc giả từng viết cảm nhận về anh. Đó có đúng là ý định mà anh thực sự muốn gửi gắm vào từng tác giả, hay chỉ là ý kiến cảm nhận chủ quan của độc giả? -Tôi vẫn luôn nghĩ nhà văn viết cho trẻ em là nhà giáo dục bẩm sinh. “Bẩm sinh” có nghĩa là anh không cố ý rao giảng đạo đức trong tác phẩm nhưng quá trình sáng tác, một cách tự nhiên anh biết điều gì sẽ giúp cho bạn đọc yêu mến cái Tốt, cái Thiện và ghê sợ cái Xấu, cái Ác. "Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của trẻ em", tôi tin điều đó, cũng như tôi tin "bồi đắp tâm hồn và nhân cách một cách âm thầm và bền bỉ, đó là chức năng gốc rễ của văn chương, đặc biệt là văn chương viết cho thanh thiếu niên". -“Mỗi lần đọc tác phẩm của bác Ánh, mình có cảm giác như mình là một nhân vật trong câu chuyện ấy, có thể là nhân vật phụ cũng đôi lúc là nhân vật chính. Có những lúc đọc rồi cũng hoàn toàn nhập tâm vào nhân vật cảm giác như chính câu chuyện của mình cùng khóc cùng cười". Phải chăng đây là bí kíp khiến sách nào của anh cũng bán chạy và làm sao để có được bí kíp này? -Cái này không phải là bí kíp. Đó chỉ là sự đồng cảm về mặt tâm hồn giữa người viết với người đọc. Theo tôi, trong sáng tác cho trẻ em yếu tố này còn quan trọng hơn cả kỹ thuật, mặc dù đây là hai yếu tố không thể tách rời nhau. -Trong tác phẩm đang viết Bảy bước tới mùa hè xoay quanh những câu chuyện diễn ra trong mùa hè ngọt ngào, những trò chơi nghịch ngợm và bâng khuâng tuổi mới lớn, có bao nhiêu phần trăm là kỷ niệm thật của anh, của người thân bạn bè và bao nhiêu phần trăm là hư cấu? Anh có kỳ vọng cuốn sách này cũng trở thành sách best seller trong năm 2015 không? -Tỷ lệ sự thật/hư cấu trong một tác phẩm văn học không bao giờ là con số chi li, rạch ròi. Tôi chỉ có thể tiết lộ chính nỗi nhớ bạn bè trong những năm tháng ấu thơ ở quê ngoại Cẩm Lũ của tôi là cảm hứng cho tác phẩm này ra đời. Còn cuốn này có thành best seller 2015 hay không thì tôi không biết, tất nhiên nhà văn nào viết sách cũng mong muốn tác phẩm của mình sẽ được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận. 67 -Bốn bài thơ sẽ được in trong cuốn sách trên do anh sáng tác vào thời gian nào? Và hẳn có liên quan mật thiết tới tình tiết nào trong tác phẩm đó. Anh có thể hé lộ chút ít không? -Đây là 4 bài thơ dành cho học trò, tôi viết cho Báo Mực Tím trước đây. Tất cả các bài thơ đều ra đời trước cuốn truyện rất lâu. Điều thú vị là nhiều câu trong 4 bài thơ đó lại tình cờ liên quan đến các chi tiết trong truyện. Tôi thấy phù hợp nên đưa vào làm phụ bản trên nền tranh của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường. Cũng là một cách làm mới cho vui. ( Theo Báo Thanh Niên 2015 ) 68 PHỤ LỤC 2 NHỮNG LẦN TRANG SÁCH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH LÊN MÀN ẢNH Áo trắng sân trường (1994) Lê Công Tuấn Anh đóng vai thầy giáo. Áo trắng sân trường do Lê Dân đạo diễn, ra mắt năm 1994, dựa trên truyện Nữ sinh của Nguyễn Nhật Ánh. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên Lê Công Tuấn Anh, Y Phụng, Ngô Mỹ Uyên, Hoàng Trinh, Thế Anh. Đây là tác phẩm đầu tiên của nhà văn gốc Quảng Nam được chuyển thể thành phim. Câu chuyện xoay quanh ba nữ sinh Xuyến, Thục và Cúc Hương. Họ tình cờ gặp một anh chàng đẹp trai, không ngờ đó là thầy mình. Tác phẩm được đánh giá cao nhờ tính giáo dục, nội dung trong sáng giữa dòng phim "mì ăn liền" uỷ mị thời đó. Sau khi phim ra mắt, đạo diễn Lê Dân nhận nhiều lời khen vì ý nghĩa và tính giải trí hài hòa của phim. Trong các diễn viên, Lê Công Tuấn Anh hớp hồn khán giả nhờ nét thư sinh và lối diễn hài hước, thông minh. Chú bé rắc rối (1998) Phùng Ngọc (trái) và Lê Thắng 69 Chuyện phim xoay quanh đôi bạn học An (Phùng Ngọc) và Nghi (Lê Thắng). An là cậu bé nhà giàu, học kém nhưng luôn tin sau này kiếm được nhiều tiền, khiến Nghi gặp nhiều rắc rối khi học cùng. Nghệ sĩ Đại Nghĩa thủ vai thầy giáo, cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phụ trách nhạc phim. Câu chuyện bám khá sát bản gốc. Diễn xuất tự nhiên của diễn viên Đất phương Nam Phùng Ngọc được nhiều khán giả yêu thích. Bong bóng lên trời (1997) "Bong bóng lên trời" chọn bối cảnh miền Bắc Phim xoay quanh chàng trai bán kẹo kéo tên Thường, phải phụ mẹ đỡ đần gia đình sau khi bố qua đời. Anh làm quen với Tài Khôn - cô bé bán bong bóng mơ mộng, luôn thích được chạy xe dưới chùm bóng rực rỡ. Dàn diễn viên gồm Hoàng Tùng, Phương Anh, Thanh Hiền và Lan Hương. Dù thay đổi bối cảnh sang miền Bắc, phim do Trọng Trinh đạo diễn vẫn được đánh giá cao vì các tình tiết cảm động. Kính vạn hoa (2004) "Kính vạn hoa" gắn liền với một thế hệ tuổi thơ. 70 Loạt phim truyền hình Kính vạn hoa là một trong những lần chuyển thể truyện Nguyễn Nhật Ánh thành công nhất. Ra mắt từ năm 2004, những tập phim trong trẻo và hài hước gắn liền với cả một thế hệ thiếu nhi. Sau khi phim kết thúc năm 2008, nhiều đài vẫn phát lại series này. Câu chuyện xoay quanh bộ ba Quý "ròm" (Ngọc Trai), Tiểu Long (Vũ Long) và Hạnh (Anh Đào, ở phần ba Kim Anh thế vai). Quý "ròm" là thần đồng các môn tự nhiên, Hạnh dịu dàng và học đều các môn còn Tiểu Long tốt bụng và giỏi võ. Mỗi tập phim là một mẩu chuyện phiêu lưu hoặc các tình huống đời thường, đề cao tình bạn, tình đoàn kết. Phim còn mang ý nghĩa giáo dục cao khi lồng ghép nhiều kiến thức về khoa học và kỹ năng sinh tồn. Thành công của Kính vạn hoakhiến tên tuổi Ngọc Trai, Vũ Long và Anh Đào được nhiều người yêu mến. Tuy nhiên, sau 13 năm, diễn viên nổi bật nhất là Angela Phương Trinh (vai em gái của Quý ). Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) Ba diễn viên nhí trong phim. 71 Phim gây ấn tượng mạnh nhờ hình ảnh trau chuốt cùng diễn xuất của dàn diễn viên nhí. Nhiều khán giả cũng cảm động với câu chuyện về tình anh em, những rung động đầu đời trong phim. Ở phòng vé, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh gây sốt với doanh thu 78 tỷ đồng, cao thứ hai trong năm 2015. Cô gái đến từ hôm qua (2017) "Cô gái đến từ hôm qua" gợi nhớ tuổi học trò. Cô gái đến từ hôm qua là phim chuyển thể từ truyện cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh, do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn. Tác phẩm quy tụ các diễn viên như Ngô Kiến Huy, Miu Lê, Jun Phạm, Hoàng Yến Chibi, Hạ Anh, Lan Phương. Phim xoay quanh chuyện tình của Thư (Ngô Kiến Huy) - cậu học trò vừa học kém vừa ham chơi - với cô bạn học Việt An (Miu Lê). Nhìn chung, phim mang đến sự dễ thương, hài hước. Tình yêu tuổi học trò của Thư và Việt An được khắc họa chân thật. Kịch bản cũng khéo léo thêm thắt các tình tiết kịch tính, bổ sung cho truyện gốc có phần nhẹ nhàng. (Theo https://giaitri.vnexpress.net) 72 PHỤ LỤC 3 “TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH" ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG NHẬT Sau Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm thứ hai của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được dịch sang tiếng Nhật. Cả hai cuốn đều do Giáo sư Kato Sakae chuyển ngữ. Lần này, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được nhà xuất bản Canaria Communications phát hành tại Nhật cuối tháng 11. Giáo sư Kato Sakae đánh giá truyện Nguyễn Nhật Ánh khai thác các khía cạnh đa dạng trong đời sống hàng ngày của trẻ em. Điểm nổi bật trong truyện của ông là tính cách nhân vật được kết hợp với các chi tiết độc đáo. Giáo sư người Nhật ấn tượng với nhiều chi tiết hấp dẫn trong truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh như đoạn chú Đàn kể chuyện ma khiến hai anh em Thiều, Tường hoảng sợ, Tường làm “chim xanh” cho chú Đàn, hay đoạn thằng Thiều ăn trộm táo của ông Xung, gánh xiếc mô tô bay về làng biểu diễn dẫn đến câu chuyện thương tâm của cha con ông Tám Tàng Đại diện Nhà xuất bản Trẻ - đơn vị nắm bản quyền sách cho hay trong khi cuốn sách được phát hành thì tại các rạp phim ở Nhật cũng chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Victor Vũ thực hiện. "Thông qua cuốn sách hy vọng khán giả Nhật sẽ hiểu thêm về văn hóa, con người Việt Nam", người này nói. 73 Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh xuất bản năm 2010. Đến năm 2015, cuốn sách đã tái bản 28 lần và đạt lượng phát hành ấn tượng - 113.000 bản. Trong đó ngay lần đầu tái bản đã đạt hơn 20.000 bản. Cuối năm 2015 sách được chuyển thể thành phim điện ảnh do đạo diễn Victor Vũ thực hiện. Bộ phim đã đạt doanh thu khủng với 80 tỷ đồng. (Theohttps://news.zing.vn) 74

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_the_gioi_nhan_vat_trong_tac_pham_toi_thay_hoa_vang_tr.pdf
Tài liệu liên quan